Chuyên đề Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna

Đề tài: Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.1.Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.2.Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.3.1.Xu hướng phát triển của nền kinh tế 1.3.2.Hình thức sở hữu của doanh nghiệp 1.3.3.Quy mô hoạt động của doanh nghiệp 1.3.4.Đặc điểm cấu trúc tài sản của doanh nghiệp 1.3.5.Các nhân tố khác 2.Ý nghĩa phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 2.1.Đối với bản thân doanh nghiệp 2.2.Đối với chủ thể kinh tế khác 3.Phân tích cấu trúc tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 3.1.Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp 3.1.1.Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản 3.1.1.1.Tỷ trọng tài sản cố định 3.1.1.2.Tỷ trọng đầu tư tài chính 3.1.1.3.Tỷ trọng hàng tồn kho 3.1.1.4.Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng 3.1.2.Phân tích biến động tài sản của doanh nghiệp 3.2.Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp 3.2.1.Phân tích tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp 3.2.1.1.Tỷ suất nợ 3.2.1.2.Tỷ suất tự tài trợ 3.2.1.3.Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu 3.2.2.Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ 4.Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp 4.1.Vốn lưu động ròng 4.1.1.Khái niệm vốn lưu động ròng 4.1.2.Các trường hợp của vốn lưu động ròng và ảnh hưởng của nó đến tình hình tài chính của doanh nghiệp 4.2.Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích nhu cầu tài chính 4.3.Ngân quỹ ròng PHẦN 2: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH SẠN FORTUNA 1.Giới thiệu chung về khách sạn 1.1.Quá trình hình thành và phát triển 1.2.Chức năng, nhiệm vụ 1.3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.4.Đặc điểm bộ máy quản lý tài chính tại khách sạn 1.5.Tổ chức công tác kế toán tại khách sạn 1.5.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại khách sạn 1.5.2.Hình thức tổ chức sổ sách kế toán 2.Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna 2.1.Phân tích cấu trúc tài sản tại khách sạn 2.1.1.Các chỉ tiêu phản ánh tài sản tại khách sạn 2.1.1.1.Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tại khách sạn 2.1.1.2.Tỷ trọng phải thu khách hàng 2.1.1.3.Tỷ trọng hàng tồn kho 2.1.1.4.Tỷ trọng tài sản dài hạn 2.1.1.5.Tỷ trọng tài sản cố định 2.1.2.Biến động tài sản tại khách sạn 2.2.Phân tích cấu nguồn vốn tại khách sạn 2.2.1.Phân tích tính tự chủ về tài chính tại khách sạn 2.2.1.1.Tỷ suất nợ 2.2.1.2.Tỷ suất tự tài trợ 2.2.1.3.Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu 2.2.2.Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ tại khách sạn 2.2.2.1.Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên 2.2.2.2.Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời 2.2.2.3.Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên 2.3.Phân tích tính cân bằng tài chính tại khách sạn Fortuna 2.3.1.Vốn lưu động ròng tại khách sạn 2.3.2.Nhu cầu vốn lưu động ròng tại khách sạn 2.3.3.Ngân quỹ ròng tại khách sạn PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH SẠN FORTUNA 1.Nhận xét về cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna 1.1.Ưu điểm 1.2.Nhược điểm 2.Mục tiêu của khách sạn trong những năm tới 3.Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện cấu trúc tài chính tại khách sạn KẾT LUẬN

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phố Láng Hạ, thuộc quận Ba Đình, là quận có nhiều cơ quan ngoại giao cũng như nhiều trung tâm mua sắm của Hà Nội. Khách sạn chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài 30 phút, lại khá gần với các địa điểm thể thao văn hóa như sân vận động Hà Nội, khu liên hợp thể thao Quốc Gia, triển lãm Giảng Võ, trung tâm thành phố, nên vô cùng tiện lợi cho khách đến với mục đích du lịch, đầu tư, thương mại cũng như tham gia các hoạt động thể thao lớn. Chính vì thế, Khách sạn Fortuna Hà Nội đã nhiều lần được vinh dự đón tiếp các đoàn khách Quốc tế lớn, với chất lượng phục vụ tốt đã gây dựng được lòng tin của các cơ quan chủ quản Nhà nước và quý khách. Khách sạn Fortuna Hà Nội đi vào hoạt động từ cuối năm 1998, cho đến nay đã được 12 năm. Hiện nay, khách sạn đang hoạt động rất hiệu quả, chất lượng và uy tín cao, thu hút được lượng khách lớn đến từ các nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan … Với 17 tầng, 200 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi, 2 phòng tiệc lớn, 6 phòng họp với sức chứa khác nhau, khách sạn Fortuna Hà Nội là lựa chọn lý tưởng cho các đoàn khách Quốc tế, các doanh nhân, doanh nghiệp. Ngoài ra, khách sạn Fortuna Hà Nội còn có 3 nhà hàng phục vụ những món ăn Âu, Trung Quốc và Nhật Bản cùng quầy bar đáp ứng được mọi nhu cầu của thực khách. Thêm vào đó, khách sạn còn có những dịch vụ như Bể bơi, trung tâm thể dục thẩm mỹ & thể hình, trung tâm chăm sóc sắc đẹp, câu lạc bộ The Boss, câu lạc bộ Millionare … THÔNG TIN CƠ BẢN: Tên : Khách sạn Fortuna Hà Nội Địa chỉ : 6B Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại : 04 3 831 3333 Fax : 04 3 831 3300 Email : fortunahanoi@fortunahotel.com.vn Website : fortunahotel.com.vn Số phòng : 200 Số tầng : 17 tầng (với chiều cao 72 mét) Diện tích mặt bằng : 3.892m2 Tổng diện tích sàn xây dựng : 31.200 m2. 1.2.Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn Khách sạn Fortuna Hà Nội được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn 4 sao quốc tế. Kiến trúc độc đáo kết hợp với sự bài trí nội thất được chú ý tới từng chi tiết làm cho khách sạn Fortuna Hà Nội trở thành một trong những khách sạn hiện đại bậc nhất Hà Nội. Quần thể khách sạn Fortuna nổi bật giữa phố Láng Hạ, con phố chính của thủ đô với nhiều tòa nhà cao cấp và cửa hàng, nhà hàng, công viên. Khách sạn Fortuna Hà Nội cung cấp các dịch vụ lưu trú cao cấp với phong cách phục vụ ân cần và sự quan tâm đặc biệt đối với từng vị khách. Đem lại sự thoải mái thực sự cho mỗi vị khách chính là cam kết mà tập thể ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên khách sạn Fortuna Hà Nội đang tuân thủ. Khách sạn Fortuna Hà Nội nằm trong quận Ba Đình - quận thương mại - hành chính của thủ đô Hà Nội. Xung quanh khách sạn có vô số các chọn lựa cho các thương gia cũng như khách du lịch, khách lữ hành có nhu cầu về nghỉ ngơi, nhà hàng, giải trí và mua sắm. Đặc biệt, với những vị khách nghỉ tại tầng Capital, Fortuna Hà Nội có một sảnh riêng với nhiều ưu đãi, như một góc thư viện yên tĩnh, một phòng họp sang trọng, một không gian khoáng đạt nhìn thẳng ra bể bơi, những bữa cocktail chiều, dịch vụ nhận – trả phòng, v.v.. Hơn thế nữa, Fortuna Hà Nội còn đưa vào sử dụng 3 tầng không hút thuốc, nhằm tạo điều kiện thoải mái tối đa cho tất cả các vị khách quý. Với 3 nhà hàng phục vụ món ăn Âu, Trung Quốc và Nhật Bản, bể bơi ngoài trời, quầy Bar liền kề bể bơi, 2 trung tâm Spa dành cho quý ông và quý bà, trung tâm thể dục thẩm mỹ và thể hình, các câu lạc bộ giải trí, cung cấp cho khách rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về ẩm thực, vui chơi giải trí, thư giãn, rèn luyện nâng cao sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp. Tất cả để hướng tới phương trâm của Fortuna là đem lại sự hài lòng cao nhất cho mọi khách hàng sử dụng dịch vụ của khách sạn. 1.3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành nên đặc điểm hoạt động kinh doanh có nhiều đặc điểm khác biệt so với hoạt động kinh doanh của các ngành sản xuất vật chất. Hoạt động kinh doanh lữ hành không có hàng tồn kho, không có sản phẩm dự trữ cho tiêu thụ, không có sản phẩm dở dang; quá trình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ. Mặt khác hoạt động cung cấp dịch vụ của khách sạn phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của khách hàng, không qua trung gian mua bán, doanh thu cung cấp dịch vụ phần lớn được khách hàng thanh toán bằng tiền nên nợ phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản lưu động., Doanh thu bằng tiền thu được sẽ tiếp tục chi ra cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo và được luân chuyển liên tục. Hơn nữa Fortuna lại là một trong những khách sạn sang trọng và xa xỉ nhất Hà Nội nên những dịch vụ của khách sạn càng được chú trọng. NHỮNG DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN Đưa đón từ sân bay và cho thuê xe Limousine Dịch vụ phòng họp, dịch vụ thư ký, Internet tốc độ cao 2 Phòng đại tiệc, mỗi phòng có diện tích 704m2 và sức chứa lên đến 600 người /phòng 6 phòng họp sức chứa đa dạng, từ 30 đến 350 khách mỗi phòng 3 nhà hàng Âu, Trung Quốc và Nhật Bản Dịch vụ tiệc tại nhà riêng của khách hàng 1 quầy bar liền kề bể bơi và 1 quầy bar tại sảnh 2 câu lạc bộ giải trí (câu lạc bộ The Boss Niteclub và vui chơi điện tử có thưởng Millionaire club) Phục vụ bữa ăn trong phòng 24 giờ Cất giữ hành lý Cung cấp báo, tạp chí hằng ngày Dịch vụ bảo vệ 24 giờ Dịch vụ đổi ngoại tệ và dịch vụ thẻ ATM 24 giờ Dịch vụ cho thuê xe Dịch vụ giặt là nhanh Dịch vụ dọn phòng Hệ thống khóa tự động Phòng dành cho người không hút thuốc Khu bể bơi và tiệc ngoài trời phù hợp cho rèn luyện thể thao, các buổi trình diễn thời trang, quay video, tiệc Cocktail Phòng tập thể dục rộng, thoáng với trang thiết bị hiện đại, phòng tắm hơi, tắm sục jacuzzi Trung tâm thẩm mỹ Sen Spa & Beauty Salon với dịch vụ matxa toàn thân, matxa mặt, matxa chân, tắm hơi, tắm sục, chăm sóc tóc, móng, trang điểm phục vụ quý bà Trung tâm Spa de Palace với các dịch vụ matxa toàn thân, matxa mặt, matxa chân, tắm hơi, tắm sục, tập thể dục phục vụ quý ông. CÁC NHÀ HÀNG CỦA KHÁCH SẠN 1. Tiffin – tầng 1: Phục vụ cả ngày với các món ăn châu á và quốc tế theo hình thức tự chọn hoặc a la carte. Mở cửa từ 6 giờ sáng tới 3 giờ sáng hôm sau, sức chứa 80 khách. Ngoài giờ mở cửa, khách có thể sử dụng dịch vụ phục vụ món ăn tận phòng. 2. Đèn Lồng Đỏ - tầng 2: Phục vụ các món ăn Trung Quốc với các hương vị truyền thống như Dim Sum hay các món đặc sản như “Phật nhảy qua tường”. Mở cửa từ 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều và 6 giờ chiều tới 10 giờ tối, sức chứa 100 khách. 3. Emperor KTV – tầng 2: Phục vụ các món ăn Nhật Bản, mở cửa từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối. Nhà hàng có 5 phòng karaoke riêng biệt có sức chứa từ 4 đến 12 khách. 4. Quầy Bar Nautilus – tầng 5: Đây là địa điểm lý tưởng để Quý khách thưởng thức các món ăn bên cạnh bể bơi. Quầy bar phục vụ đồ uống và đồ ăn nhẹ. Giờ mở cửa từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều. 5. Capital Lounge – tầng 5: Chuyên phục vụ khách nghỉ tại Capital Floors (là tầng khách cao cấp) bao gồm bữa sáng, trà và cà phê chiều và cocktail buổi tối. Giờ mở cửa từ 6 giờ sáng tới 10 giờ tối. 1.4.Đặc điểm bộ máy quản lý tài chính tại khách sạn Đến thời điểm 30/9/2010, tổng số nhân viên của Khách sạn Hà Nội Fortuna là 825 người. Trong đó, Tổng giám đốc có quốc tịch Singapore, Phó Tổng giám đốc có quốc tịch Việt Nam, Trợ lý Tổng Giám đốc có quốc tịch Singapore, Kế toán trưởng có quốc tịch Việt Nam, Bếp trưởng có quốc tịch Singapore, Quản lý Buồng có quốc tịch Malaysia, Giám đốc lễ tân có quốc tịch Indonesia. Các vị trí chủ chốt khác như Kỹ sư trưởng , Phụ trách nhân sự, Giám đốc an ninh là do người Việt Nam đảm nhận và là người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở các khách sạn quốc tế. Tổng giám đốc Trợ lý tổng giám đốc Giám đốc nhõn sự Giám đốc tài chớnh Giám đốc kỹ thuật Giám đốc kinh doanh Giám đốc nhà hàng & Tiệc Giám đốc buồng phũng CLB trũ chơi điện tử CLB đêm TT chăm súc sức khoẻ Quảnlý nhõn sự Giám đốc đào tạo Giám đốc lễ tân Quản lý buồng Kế toán trưởng Phụ trỏch mỏy tớnh Phụ trỏch mua hàng Giám đốc an ninh Giám đốc quan hệ khách hàng Giám đốc ca đêm Phụ trỏch buồng Kỹ sư trưởng Giám đốc nhà hàng Bếp trưởng Kinh doanh ăn uống Quan hệ truyền thụng Kinh doanh phũng Phụ trách đặt phũng Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý - Tổng giám đốc: là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Trợ lý tổng giám đốc: là người giúp việc trực tiếp cho tổng giám đốc, cùng tổng giám đốc giám sát, quản lý hoạt động của các giám đốc bộ phận. - Giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của toàn bộ các hệ thống điều hành khách sạn cũng như hoạt động các khu vui chơi, giải trí. - Giám đốc buồng phòng: quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng giám đốc về mảng buồng phòng của khách sạn, thông qua sự quản lý các giám đốc lễ tân, giám đốc quan hệ khách hàng, quản lý buồng. - Giám đốc nhà hàng và tiệc: chịu trách nhiệm và phụ trách hoạt động kinh doanh của dịch vụ nhà hàng, tiệc. Quản lý trực tiếp giám đốc nhà hàng và bếp trưởng. - Giám đốc kinh doanh: phụ trách kinh doanh phòng và kinh doanh ăn uống, qua sự tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ này mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ. - Giám đốc nhân sự: Thực hiện các công tác tổ chức nhân sự, đào tạo và quản lý lao động. - Giám đốc tài chính: Chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của khách sạn, là bộ phận tham mưu quan trọng giúp tổng giám đốc nắm được tình hình tài chính của khách sạn thông qua hoạt động chủ yếu của phòng kế toán. 1.5.Tổ chức công tác kế toán tại khách sạn 1.5.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại khách sạn Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và xử lý các thông tin kế toán, công tác thống kê trong phạm vi toàn khách sạn. Bên cạnh đó còn thực hiện việc ghi chép, hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành, đồng thời giúp Giám đốc tài chính trong việc tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế. Cụ thể: - Cập nhật trung thực, chính xác, kịp thời đúng pháp luật tất cả các quan hệ kinh tế phát sinh tại khách sạn thông qua các nghiệp vụ kế toán . - Giám sát việc chi lương cho nhân viên và thực hiện công tác nghiệp vụ tài chính kế toán. - Phân tích, dự đoán các kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn. Kế toán trưởng Quản lý phũng mua Quản lý mỏy tớnh Trợ lý phũng mua Thư ký phũng mua Trưởng kho N/Viờn phũng mua N/Viờn Vận chuyển Kế toỏn Doanh thu Thủ quỹ Kế toỏn cụng nợ Kế toỏn Thanh toỏn Kế toỏn Ngõn hàng Kế toỏn giỏ N/Viờn Phũng mỏy tớnh Trợ lý quản lý mỏy tớnh Kế toán tổng hơp Trợ lý Kế toỏn giỏ Kế toỏn hệ thống Thu ngõn Trợ lý kế toỏn doanh thu Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán, có nhiệm vụ kiểm tra việc ghi chép và hạch toán của các kế toán viên. Giúp việc trực tiếp cho Kế toán trưởng là Kế toán tổng hợp và Quản lý phòng mua, Quản lý máy tính. - Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ cuối tháng kiểm tra số liệu trên nhật ký chung, vào sổ cái, lên bảng cân đối kế toán, lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Hàng quý và cuối năm lập báo cáo và giải trình, thuyết minh về kết quả hoạt động SXKD nộp lên ban giám đốc. - Kế toán doanh thu: có trách nhiệm theo dõi và cập nhật doanh thu hàng ngày của khách sạn cùng với sự trợ giúp của trợ lý kế toán doanh thu và kế toán hệ thống. - Kế toán công nợ: theo dõi và quản lý công nợ mảng công nợ của khách sạn. - Kế toán giá: do khách sạn cung cấp nhiều loại dịch vụ, mỗi loại dịch vụ lại có nhiều mức giá nên kế toán giá có nhiệm vụ theo dõi và quản lý chặt chẽ về giá của các loại dịch vụ này. - Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng các khoản tiền gửi, tiền vay và các khoản thanh toán qua ngân hàng. -Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ thanh toán về lương, BHXH, các khoản chi phí, thu - chi tiền mặt của khách sạn. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt của khách sạn. Hàng ngày thủ quỹ vào sổ quỹ tiền mặt dựa trên số liệu của thu ngân. Cuối tháng tổng hợp thu, chi, số dư cuối tháng để đối chiếu với kế toán vốn bằng tiền. - Quản lý máy tính: cùng trợ lý quản lý máy tính và các nhân viên máy tính phụ trách hệ thống máy tính toàn khách sạn, đảm bảo cho việc hoạt động và liên kết của khách sạn được thông suốt. - Quản lý phòng mua: cùng với trợ lý phòng mua và thư ký phòng mua có nhiệm vụ lên kế hoạch và đảm bảo lượng nguyên vật liệu, công cụ, hàng tồn kho phù hợp phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ thường xuyên của khách sạn. 1.5.2.Hình thức tổ chức sổ sách kế toán Hình thức sổ kế toán khách sạn áp dụng là hình thức Nhật ký chung TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ CÁI Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi vào cuối kỳ Quan hệ đối chiếu Ghi chú: 2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH SẠN FORTUNA 2.1. Phân tích cấu trúc tài sản tại khách sạn Fortuna Trích số liệu trên Bảng cân đối kế toán của khách sạn Fortuna qua các năm 2007, 2008, 2009. Đvt:USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng tài sản 26,313,942 28,181,945 32,600,987 Tài sản ngắn hạn 4,676,904 5,239,103 11,000,191 Tiền 3,762,352 4,372,522 10,116,576 Phải thu khách hàng 436,701 371,550 347,504 Hàng tồn kho 42,376 51,459 176,472 Tài sản dài hạn 21,637,038 22,942,842 21,600,796 Tài sản cố định 21,445,643 22,894,218 21,541,200 2.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tại khách sạn Qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán của khách sạn Fortuna những năm 2007, năm 2008 và năm 2009 ta tính được tỷ trọng các loại tài sản từng năm; mức tăng giảm tuyệt đối và tương đối liên hoàn giữa các năm. Từ bảng số liệu trên ta lập bảng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tại khách sạn như sau: Bảng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tại khách sạn Fortuna Đvt: USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng tài sản 26,313,942 28,181,945 32,600,987 Tài sản ngắn hạn 4,676,904 5,239,103 11,000,191 Phải thu khách hàng 436,701 371,550 347,504 Hàng tồn kho 42,376 51,459 176,472 Tài sản dài hạn 21,637,038 22,942,842 21,600,796 Tài sản cố định 21,445,643 22,894,218 21,541,200 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn 17.77% 18.59% 33.74% Tỷ trọng phải thu khách hàng 1.66% 1.32% 1.07% Tỷ trọng hàng tồn kho 0.16% 0.18% 0.54% Tỷ trọng tài sản dài hạn 82.23% 81.41% 66.26% Tỷ trọng tài sản cố định 81.50% 81.24% 66.08% Để thấy rõ hơn cấu trúc tài sản tại khách sạn Fortuna ta đi sâu vào phân tích từng khoản mục: 2.1.1.1. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tại khách sạn Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng nhưng mức tăng không đều qua các năm: cuối năm 2007 chiếm 17.77% tổng tài sản; cuối năm 2008 chiếm 18.59%, tăng 0.82%; đến cuối năm 2009 chiếm 33.74%, tăng 15.15% so với năm 2008. Nhìn lại bảng cân đối kế toán ta thấy mức tăng này chủ yếu là do tăng lượng tiền và hàng tồn kho, trong đó tiền tăng là chủ yếu. Tiền chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn là không tốt do lượng tiền nhàn rỗi nhiều không huy động vào kinh doanh -> hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. 2.1.1.2. Tỷ trọng phải thu khách hàng Tỷ trọng phải thu khách hàng giảm tương đối đều qua các năm: năm 2007 chiếm 1.66% tổng tài sản; năm 2008 chiếm 1.32%, giảm 0.34%; đến năm 2009 chiếm 1.07%, giảm 0.25% so với năm 2008. Kết quả này chưa thể khẳng định rằng công tác quản lý nợ của khách sạn là tốt. Tỷ trọng phải thu khách hàng giảm thể hiện số vốn của khách sạn bị chiếm dụng giảm, thực tế thì tỷ trọng phải thu khách hàng cao hay thấp không thể phản ánh chính xác được tình hình thực trạng tốt hay xấu trong việc cung cấp dịch vụ. Trên phương diện đánh giá tỷ trọng khoản phải thu khách hàng cần quan tâm tới phương thức cung cấp dịch vụ của khách sạn, và cũng cần so sánh giữa tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng với doanh thu của khách sạn. 2.1.1.3. Tỷ trọng hàng tồn kho Hàng tồn kho của khách sạn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản và có xu hướng tăng qua các năm: cuối năm 2007 tỷ trọng hàng tồn kho là 0.16%; cuối năm 2008 là 0.18%, tăng 0.02 %; đến cuối năm 2009 là 0.54%, tăng 0.36% so với năm 2008. Với ngành nghề cung cấp dịch vụ thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ là hợp lý. 2.1.1.4. Tỷ trọng tài sản dài hạn Tỷ trọng tài sản dài hạn tương đối cao và có xu hướng giảm qua các năm: cuối năm 2007 tỷ trọng tài sản dài hạn là 82.23%; năm 2008 là 81.41%, giảm 0.82%; đến năm 2009 là 66.26%, giảm 15.15% so với năm 2008. Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định chiếm phần lớn, tài sản dài hạn năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng mức độ tăng không mạnh bằng mức độ tăng của tổng tài sản nên tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2008 vẫn giảm so với năm 2007. 2.1.1.5. Tỷ trọng tài sản cố định Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản chứng tỏ quy mô của khách sạn lớn, với việc đầu tư vào cơ sở vật chất đối với một khách sạn đẳng cấp bốn sao như khách sạn Fortuna thì tỷ trọng tài sản cố định lớn là hoàn toàn hợp lý. Tỷ trọng tài sản cố định có xu hướng giảm qua các năm: năm 2007 tỷ trọng tài sản cố định chiếm 81.5%; năm 2008 chiếm 81.24%, giảm 0.26%; đến năm 2009 chiếm 66.08%, giảm 15.16%. Qua bảng cân đối kế toán ta thấy năm 2008 tài sản cố định tăng so với năm 2007 nhưng tỷ trọng tài sản cố định vẫn giảm là do mức tăng của tài sản cố định năm 2008 so với năm 2007 không mạnh bằng mức tăng tổng tài sản của năm 2008 so với năm 2007. Tỷ trọng tài sản cố định năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 là do: giá trị tài sản cố định năm 2009 giảm so với năm 2008, trong khi đó tổng tài sản năm 2009 lại tăng tương đối nhiều so với năm 2008. Sở dĩ năm 2008 so với năm 2009, giá trị trị tài sản cố định giảm nhưng tổng tài sản vẫn tăng là do mức tăng của tài sản ngắn hạn, mức tăng này mạnh hơn mức giảm của tài sản cố định nên dẫn đến tổng tài sản vẫn tăng. Giá trị tài sản cố định năm 2009 giảm so với năm 2008 có thể là do khách sạn ngừng đầu tư vào tài sản cố định do mức đầu tư đã tương đối hợp lý. 2.1.2. Biến động tài sản tại khách sạn Bảng phân tích biến động tài sản tại khách sạn Fortuna Đvt: USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Mức % Mức % Tổng tài sản 26,313,942 28,181,945 32,600,987 1,868,003 7.10 4,419,042 15.68 Tài sản ngắn hạn 4,676,904 5,239,103 11,000,191 562,199 12.02 5,761,088 109.96 Phải thu khách hàng 436,701 371,550 347,504 -65,151 -14.92 -24,046 -6.47 Hàng tồn kho 42,376 51,459 176,472 9,083 21.43 125,013 242.94 Tiền 4,377,634 5,239,103 11,000,191 861,469 19.68 5,761,088 109.96 Tài sản dài hạn 21,637,038 22,942,842 21,600,796 1,305,804 6.04 -1,342,046 -5.85 Tài sản cố định 21,445,643 22,894,218 21,541,200 1,448,575 6.75 -1,353,018 -5.91 Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tình hình tài sản của khách sạn Fortuna qua các năm tăng rõ rệt: tổng tài sản năm 2007 là 26 313 942USD, đến năm 2008 là 28 181 945USD, sau một năm đã tăng 1 868 003USD tương đương với 7.1%. Năm 2009 tổng tài sản lên tới 32 600 987USD, như vậy so với năm 2008 đã tăng 4 419 042USD tương đương mức tăng 15.68%. Năm 2008 so với năm 2007 tổng tài sản tăng chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản dài hạn: trong tổng số tăng 1 868 003USD của tổng tài sản thì tài sản dài hạn đã chiếm 1 305 804USD, còn lại là mức tăng của tài sản ngắn hạn 562 99USD. Nhưng năm 2009 so với năm 2008 tổng tài sản tăng lại là do sự gia tăng của tài sản ngắn hạn, mặc dù tài sản dài hạn giảm 1 342 046USD nhưng tài sản ngắn hạn lại tăng 5 761 088USD nên vẫn làm cho tổng tài sản tăng 4 419 042USD. Nhìn chung tài sản qua các năm tăng thường là tốt, nó thường phán ánh sự gia tăng quy mô của đơn vị phân tích nhưng cũng cần xem xét cụ thể để biết nguyên nhân chủ yếu làm tăng tổng tài sản, qua đó có những nhận định chính xác hơn về cơ cấu tài chính của đơn vị. Trước hết ta xem xét chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn của khách sạn có xu hướng tăng qua các năm nhưng mức tăng không ổn định: năm 2007 tài sản ngắn hạn là 4 676 904USD, tăng lên 5 239 103USD ở năm 2008, như vậy tài sản ngắn hạn đã tăng thêm 562 199USD tương ứng với mức tăng 12.02%. So với năm 2008 thì tài sản ngắn hạn năm 2009 là 11 000 191USD cũng tăng với mức tăng là 5 761 088 tương đương với tăng 109.96%. Sở dĩ có sự gia tăng này là do tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng so với năm 2007, năm 2009 tăng so với năm 2008 (tỷ trọng tài sản ngắn hạn các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 17.77%, 18.59%, 33.74%), đồng thời tổng tài sản năm 2008 cũng tăng so với năm 2007, năm 2009 tăng so với năm 2008 -> tất nhiên dẫn tới giá trị tài sản ngắn hạn tăng qua các năm. Tuy nhiên có sự gia tăng mạnh mẽ của tài sản ngắn hạn ở năm 2009 là do năm 2009 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn các năm trước, trong khi tổng tài sản năm 2009 cũng có sự gia tăng đột biến với mức tăng là 4 419 042USD tương đương 15.68% (so với mức tăng 1 868 003USD tương đương 7.1% năm 2008). Dựa trên số liệu bảng trên ta thấy rằng tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do lượng tăng của tiền. Năm 2007 lượng tiền là 4 377 634USD, năm 2008 là 5 239 103USD đã tăng 861 469USD tương đương với mức tăng 19.68%. Đến năm 2009 lượng tiền lên tới 11 000 191USD, như vậy đã tăng 5 761 088USD tương đương với mức tăng 109.96%. Mức tăng của tiền là nguyên nhân chính làm tài sản ngắn hạn tăng, qua đó làm tăng tổng tài sản của khách sạn. Nhìn lại bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy lượng tiền tăng là do tăng doanh thu và giảm các khoản phải thu qua các năm. Tuy nhiên để lượng tiền lớn như vậy mà không đem đi đầu tư thì thực sự lãng phí vì lượng tiền nhàn rỗi quá lớn này đã không được huy động vào sản xuất kinh doanh -> hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Các khoản phải thu khách hàng có xu hướng giảm qua các năm: nămm 2007 các khoản phải thu là 436 701USD, sang năm 2008 chỉ còn 371 550USD, như vậy đã giảm 65 151USD tương đương với giảm 14.92%. Đến năm 2009 các khoản phải thu còn 347 504USD, so với năm 2008 đã giảm 24 046USD tương đương với mức giảm 6.47%. Trong khi doanh thu vẫn tăng đều qua các năm từ 2007 đến 2009, mà các khoản phải thu lại giảm chứng tỏ khả năng quản lý nợ của khách sạn là tốt và có xu hướng ngày một tốt hơn. Tài sản ngắn hạn tăng còn do lượng hàng tồn kho tăng: năm 2007 giá trị hàng tồn kho là 42 376USD, sang năm 2008 là 51 459USD, đã tăng 9 083USD tương đương mức tăng 21.43%. Năm 2009 giá trị hàng tồn kho lên đến 176 472USD tăng 125 013USD so với năm 2008 tương đương với mức tăng 242.94%. Lượng hàng tồn kho tăng qua các năm là do khách sạn muốn dự trữ hàng tồn kho phục vụ cho việc tăng doanh thu cung cấp dịch vụ, và có sự gia tăng đột biến trong năm 2009 có thể là để đón đầu cho sự gia tăng lượng doanh thu lớn trong năm 2010 khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng tăng lên. Tài sản dài hạn của khách sạn tăng giảm không ổn định qua các năm: năm 2007 giá trị tài sản dài hạn là 21 637 038USD, sang năm 2008 là 22 894 218USD, đã tăng 1 305 804USD tương đương với tăng 6.04%. Giá trị tài sản dài hạn năm 2009 là 21 541 200USD so với năm 2008 đã giảm 1 342 046USD tương đương với mức giảm 5.85%. Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, ngoài ra còn có tài sản dài hạn khác nhưng tỷ trọng không đáng kể, vì vậy ta sẽ đánh giá chỉ tiêu tài sản dài hạn thông qua việc đánh giá chỉ tiêu tài sản cố định. Năm 2008 so với năm 2007 tài sản dài hạn tăng do sự gia tăng của tài sản cố định, cụ thể: giá trị tài sản cố định năm 2008 là 22 894 218USD so với năm 2007 là 21 445 643USD đã tăng 1.448 575USD tương đương mức tăng 6.75%. Đến năm 2009 giá trị tài sản cố định là 21 541 200USD so với năm 2008 đã giảm 1 353 018 USD tương đương mức giảm 5.91%. Việc tăng hay giảm tài sản cố định khi nào và bao nhiêu phụ thuộc vào nhu cầu và chiến lược kinh doanh của đơn vị. ở đây mức tăng giảm tài sản cố định của khách sạn Fortuna là tương đối ít do khách sạn đã đi vào kinh doanh ổn định nên nhu cầu biến động tài sản cố định là không nhiều. 2.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại khách sạn Fortuna 2.2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính tại khách sạn Bảng phân tích biến động nguồn vốn tại khách sạn Fortuna Đvt: USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Mức % Mức % 1.Nợ phải trả 1,679,344 1,773,346 2,008,139 94,002 5.60 234,793 13.24 a.Nợ ngắn hạn 1,475,357 1,575,891 1,824,934 100,534 6.81 249,043 15.80 b.Nợ dài hạn 203,987 197,455 183,205 (6,532) -3.20 (14,250) -7.22 2.Nguồn VCSH 24,634,598 26,408,599 30,592,848 1,774,001 7.20 4,184,249 15.84 3.Tổng NV 26,313,942 28,181,945 32,600,987 1,868,003 7.10 4,419,042 15.68 Dựa vào số liệu bảng phân tích biến động nguồn vốn trên ta thấy tổng nguồn vốn của khách sạn tăng đều qua các năm, sự gia tăng của tổng nguồn vốn là do sự gia tăng của cả nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, trong đó mức độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu là chính. Cụ thể: Năm 2008 so với năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 1 868 003USD, trong đó do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 1 774 001USD và do nợ phải trả tăng 94 002USD. Năm 2009 so với năm 2008 tổng nguồn vốn tăng 4 419 042USD, trong đó do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 4 184 249USD và do nợ phải trả tăng 234 793USD. Nhìn chung nguồn vốn của khách sạn được tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu, nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của khách sạn cao, tình hình tài chính lành mạnh, nhưng qua đó cũng thể hiện khả năng đi chiếm dụng vốn của khách sạn còn thấp hay việc sử dụng vốn chưa thật hiệu quả. Ta sẽ đi vào phân tích đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản. Qua bảng cân đối kế toán của khách sạn Fortuna ta có bảng phân tích tính tự chủ về tài chính của khách sạn như sau: Bảng phân tích tính tự chủ về tài chính của khách sạn Fortuna Đvt: USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1.Nợ phải trả 1,679,344 1,773,346 2,008,139 a.Nợ ngắn hạn 1,475,357 1,575,891 1,824,934 b.Nợ dài hạn 203,987 197,455 183,205 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 24,634,598 26,408,599 30,592,848 3.Tổng nguồn vốn 26,313,942 28,181,945 32,600,987 4.Tỷ suất nợ 6.38% 6.29% 6.16% a.Tỷ suất nợ ngắn hạn 5.61% 5.59% 5.60% b.Tỷ suất nợ dài hạn 0.78% 0.70% 0.56% 5.Tỷ suất tự tài trợ 93.62% 93.71% 93.84% 6.Tỷ suất nợ trên VCSH 6.82% 6.72% 6.56% 2.2.1.1. Tỷ suất nợ Qua bảng phân tích tính tự chủ về tài chính ta thấy tỷ suất nợ của khách sạn khá thấp: năm 2007 tỷ suất nợ là 6.38%, sang năm 2008 tỷ suất nợ còn 6.29%, đã giảm 0.09%, và đến sang năm 2009 tỷ suất nợ còn 6.16%, giảm 0.13% so với năm 2008. Tỷ suất nợ tuy thấp nhưng vẫn có xu hướng giảm qua các năm là do tỷ suất tự tài trợ có xu hướng tăng qua các năm, chứng tỏ nguồn tài chính của khách sạn ngày càng dồi dào, nó không chỉ thanh toán bớt cho cho các khoản nợ mà còn góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Nhìn trên bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng là do tăng lợi nhuận chưa phân phối -> tình hình kinh doanh của khách sạn ngày càng tốt hơn. Tỷ suất nợ thấp tuy đảm bảo an toàn trong cơ cấu tài chính và đem lại sự yên tâm cho các nhà chủ nợ, nhà đầu tư nhưng nó lại thể hiện việc sử dụng nợ không hiệu quả của khách sạn. Do tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn đều có xu hướng giảm nên dẫn tới tỷ suất nợ chung giảm. Trong tổng nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn do đó trong tỷ suất nợ thì tỷ suất nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn. Qua bảng cân đối kế toán ta thấy nợ ngắn hạn chủ yếu là do các khoản phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động và phải trả nội bộ cấu thành, mà các khoản này đều giảm qua các năm dẫn đến nợ ngắn hạn cũng giảm qua các năm. Như đã phân tích ở phần cấu trúc tài sản thì tài sản cố định có sự biến đổi không lớn từ năm 2007 đến năm 2009 và có xu hướng giảm, điều này hoàn toàn hợp lý với việc tỷ suất nợ dài hạn cũng biến đổi không lớn và có xu hướng giảm qua các năm: năm 2007 tỷ suất nợ dài hạn là 0.78%, năm 2008 là 0.70%, năm 2009 là 0.56%, như vậy đã giảm liên tiếp lần lượt là 0.08% và 0.14%. Với tỷ suất nợ dài hạn thấp, tỷ suất nợ ngắn hạn khá thấp và một nguồn vốn chủ sở hữu lớn, khách sạn hoàn toàn yên tâm về tình hình tài chính của mình. 2.2.1.2. Tỷ suất tự tài trợ Ngược với tỷ suất nợ, tỷ suất tự tài trợ của khách sạn rất cao và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 tỷ suất tự tài trợ là 93.62%, sang năm 2008 là 93.71%, như vậy đã tăng 0.09%, đến năm 2009 tỷ suất tự tài trợ là 93.84%, tăng 0,13% so với năm 2008. Tỷ suất tự tài trợ lớn và tăng đều qua các năm chứng tỏ tính tự chủ của khách sạn về tài chính là rất tốt và không phải chịu áp lực thanh toán các khoản nợ. Nhìn lại giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta sẽ thấy rõ hơn điều này: nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 là 24 634 598USD, sang năm 2008 là 26 408 599USD, đã tăng 1 774 001USD tương đương mức tăng 7.20%, năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu là 30 592 848USD so với năm 2008 tăng 4 184 249USD tương đương mức tăng 15.84%. Sự gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu phần lớn là do sự gia tăng của lợi nhuận chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chính trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất ít chứng tỏ khách sạn kinh doanh trên nguồn vốn tự có là chính, khách sạn dùng vốn tự có tài trợ cho hầu hết mọi tài sản của mình, điều này mang lại sự an toàn cao nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại thấp do khách sạn chưa tận dụng được khả năng đi chiếm dụng vốn. 2.2.1.3. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu gánh được bao nhiêu đồng nợ. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu từ năm 2007 đến năm 2009 lần lượt là: 6.82%, 6.72%, 6.56%, tương ứng với việc một đồng vốn chủ sở hữu của khách sạn gánh được 6.82 đồng nợ năm 2007, gánh được 6.72 đồng nợ năm 2008 và gánh được 6.56 đồng nợ năm 2009. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu giảm là do khách sạn ngày càng tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ phải trả, điều này thể hiện khách sạn có tính tự chủ về tài chính cao nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại thấp. 2.2.2.Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ tại khách sạn Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta lập bảng chỉ tiêu phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ tại khách sạn Fortuna như sau: Đvt: USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng nguồn vốn 26,313,942 28,181,945 32,600,987 Nợ ngắn hạn 1,475,357 1,575,891 1,824,934 Nợ dài hạn 203,987 197,455 183,205 Nguồn vốn CSH 24,634,598 26,408,599 30,592,848 Nguồn vốn thường xuyên 24,838,585 26,606,054 30,776,053 Nguồn vốn tạm thời 1,475,357 1,575,891 1,824,934 Tỷ trọng NVTX 94.39% 94.41% 94.40% Tỷ trọng NVTT 5.61% 5.59% 5.60% Tỷ trọng NVCSH/NVTX 99.18% 99.26% 99.40% 2.2.2.1.Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên tăng giảm qua các năm nhưng mức tăng giảm tương đối ổn định: năm 2007 tỷ trọng nguồn vốn thường xyên là 94.39%, đến năm 2008 là 94.41%, như vậy đã tăng 0.02%, sang năm 2009 tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên là 94.40%, lại giảm 0.01% so với năm 2008. Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn thường xuyên tăng qua các năm: năm 2007 NVTX là 24 838 585 USD, sang năm 2008 là 26 606 054USD, tăng 1 767 469USD tương đương mức tăng 7.12%; đến năm 2009 NVTX là 30 776 053USSD so với năm 2008 tăng 4 169 999USD tương đương mức tăng 15.67%. Sở dĩ NVTX tăng qua các năm mà tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên năm 2008/2007 tăng nhưng năm 2009/2008 lại giảm (mặc dù lượng tăng giảm không đáng kể) là vì năm 2009 so với năm 2008 NVTX tuy có tăng (15.67%) nhưng tốc độ tăng lại kém hơn mức độ tăng của tổng nguồn vốn (15.68%) nên tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên vẫn giảm. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên tại khách sạn Fortuna là cao (đều trên 94%) nên đảm bảo được sự ổn định trong thời gian dài đối với nguồn vốn đang sử dụng và khách sạn chưa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn. Để đánh giá chính xác hơn ta cần xem tỷ trọng nguồn VCSH trên NVTX. 2.2.2.2.Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời chiếm tỷ trọng nhỏ, cũng tăng giảm qua các năm với mức tăng giảm không đáng kể: năm 2007 tỷ trọng nguồn vốn tạm thời là 5.61%, sang năm 2008 tỷ trọng này là 5.59%, như vậy đã giảm 0.02%, và đến năm 2009 tỷ trọng này là 5.60%, tăng 0.01% so với năm 2008. Cũng với cách giải thích tương tự như cách giải thích về sự tăng giảm của tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên ở trên ta thấy nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà khách sạn vay mượn trong thời gian tương đối ngắn vì vậy nguồn này không có tính ổn định cao, nhưng ở đây tỷ trọng nguồn này thấp nên không gây áp lực thanh toán cho khách sạn. Để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán ta cần quan tâm tới tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên. 2.2.2.3.Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng NVTX có bao nhiêu đồng được tài trợ bởi NVCSH. Cụ thể: một đồng NVCSH của khách sạn tài trợ được 99.18 đồng NVTX năm 2007, tài trợ được 99.26 đồng NVTX năm 2008 và tài trợ được 99.40 đồng NVTX năm 2009. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên rất cao và tương đối ổn định qua các năm: năm 2007 tỷ trọng này là 99.18%, năm 2008 là 99.26%, tăng 0.08%, năm 2009 là 99.40%, so với năm 2008 tăng 0.14%. Như vậy áp lực thanh toán nợ dài hạn của khách sạn hầu như không có, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên rất cao thể hiện tính ổn định của nguồn tài trợ. Qua phân tích ở trên ta thấy khách sạn Fortuna là một đơn vị có tính độc lập về mặt tài chính và có tính ổn định về nguồn tài trợ, tỷ trọng nợ phải trả rất nhỏ và hầu như tất cả tài sản đều được tài trợ bằng nguồn vốn an toàn đó là nguồn vốn chủ sở hữu, khách sạn không phải chịu áp lực về khả năng thanh toán do có nguồn vốn chủ sỏ hữu lớn -> tình hình tài chính của khách sạn rất lành mạnh tuy nhiên điều đó đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. 2.3.Phân tích tính cân bằng tài chính tại khách sạn Fortuna Qua bảng cân đối kế toán ta lập bảng các chỉ tiêu về cân bằng tài chính tại khách sạn Fortuna như sau: Đvt: USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1.Tài sản ngắn hạn 4,676,904 5,239,103 11,000,191 2.Hàng tồn kho 42,376 51,459 176,472 3.Phải thu ngắn hạn 484,309 485,790 644,080 4.Nợ ngắn hạn 1,475,357 1,575,891 1,824,934 5.Vốn lưu động ròng(5=1-4) 3,201,547 3,663,212 9,175,257 6.Nhu cầu vốn lưu động ròng(6=2+3-4) (948,672) (1,038,642) (1,004,382) 7.Ngân quỹ ròng(=5-6) 4,150,219 4,701,854 10,179,639 2.3.1.Vốn lưu động ròng tại khách sạn VLĐR = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn VLĐR = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn Tình hình vốn lưu động ròng của khách sạn trong các năm phân tích đều dương và có xu hướng tăng, cụ thể: năm 2007 VLĐR là 3 201 547USD, năm 2008 là 3 663 212USD, tăng 461 665USD, năm 2009 là 9 175 257USD tăng 5 512 045USD so với năm 2008. Cân bằng tài chính trong trường hợp này được đánh giá là tốt, nguồn vốn thường xuyên không những đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Mặt khác như những phân tích ở trên ta đã biết nguồn vốn của khách sạn chủ yếu do nguồn vốn chủ sở hữu hình thành, điều này cho thấy sự ổn định về nguồn tài trợ của khách sạn. 2.3.2.Nhu cầu vốn lưu động ròng tại khách sạn NCVLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Nhu cầu vốn lưu động ròng của khách sạn âm và giảm qua các năm. Năm 2007 nhu cầu vốn lưu động ròng là (948 672)USD, năm 2008 là (1 038 642)USD, giảm 89 970USD so với năm 2007, đến năm 2009 là (1 004 382)USD, đã giảm 34 260USD so với năm 2008. Đây là xu hướng tốt do nhu cầu vốn lưu động ròng âm có nghĩa là hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, hay khoản nợ ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa và bù đắp đủ cho các sử dụng ngắn hạn, nó thể hiện khách sạn được các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kỳ kinh doanh. 2.3.3.Ngân quỹ ròng tại khách sạn Ngân quỹ ròng của khách sạn dương và tăng qua các năm: năm 2007 ngân quỹ ròng là 4 150 219USD, nă 2008 là 4 701 854USD, tăng 551 635USD tương đương mức tăng 13.29%, sang năm 2009 ngân quỹ ròng là 10 179 639USD, tăng 5 477 785USD so với năm 2008, tương đương với mức tăng 116.50%. Ngân quỹ ròng dương chứng tỏ cân bằng trong ngắn hạn được đánh giá là tốt, vốn lưu động ròng có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động ròng, hay tiền và đầu tư ngắn hạn có khả năng thanh toán được vay ngắn hạn. Khách sạn có một lượng vốn nhàn rỗi có thể đầu tư sang lĩnh vực khác nhằm nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn. PHẦN 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH SẠN FORTUNA 1.NHẬN XÉT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH SẠN FORTUNA 1.1.Ưu điểm *Về cấu trúc tài sản của khách sạn: Nhìn một cách tổng quát thì khách sạn Fortuna có một cấu trúc tài sản tương đối tốt. Cụ thể: - Tỷ trọng phải thu khách hàng có xu hướng giảm qua các năm phân tích: năm 2007 tỷ trọng phải thu khách hàng chiếm 1.66% tổng tài sản, năm 2008 còn 1.32%, đến năm 2009 còn 1.07%, chứng tỏ số vốn của khách sạn bị chiếm dụng giảm. Đây là một dấu hiệu khả quan phản ánh phần nào khả năng quản lý nợ của khách sạn ngày càng tốt hơn. - Tỷ trọng hàng tồn kho: chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng tài sản, điều này là hợp lý đối với một doanh nghiệp lữ hành. - Tỷ trọng tài sản cố định: chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của khách sạn, điều này là rất tốt vì kinh doanh trong dịch vụ khách sạn thì việc ưu tiên đầu tư cho tài sản cố định như xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, mua sắm phương tiện vận chuyển ...là hợp lý. - Tình hình biến động tài sản: qua phân tích ta nhận thấy tình hình tài sản của khách sạn Fortuna qua các năm tăng rõ rệt: tổng tài sản năm 2007 là 26 313 942USD, đến năm 2008 là 28 181 945USD, sau một năm đã tăng 1 868 003USD tương đương với 7.1%. Năm 2009 tổng tài sản lên tới 32 600 987USD, như vậy so với năm 2008 đã tăng 4 419 042USD tương đương mức tăng 15.68%. *Về cấu trúc nguồn vốn của khách sạn: Nhìn chung nguồn vốn của khách sạn được tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu, nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của khách sạn cao, tình hình tài chính lành mạnh. Cụ thể: - Tỷ suất nợ của khách sạn khá thấp và có xu hướng giảm qua các năm: năm 2007 tỷ suất nợ là 6.38%, sang năm 2008 tỷ suất nợ còn 6.29%, đã giảm 0.09%, và đến sang năm 2009 tỷ suất nợ còn 6.16%, giảm 0.13% so với năm 2008. Chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của khách sạn đã tốt và càng ngày càng tốt hơn. Tỷ suất nợ thấp đem lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư qua đó mang lại cho khách sạn nhiều cơ hội huy động vốn khi cần thiết. - Tỷ suất tự tài trợ của khách sạn rất cao (đều trên 93%) và tăng đều qua các năm. Tỷ suất tự tài trợ lớn và tăng đều qua các năm chứng tỏ tính tự chủ của khách sạn về tài chính là rất tốt và không phải chịu áp lực thanh toán các khoản nợ trong ngắn cũng như dài hạn. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chính trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất ít chứng tỏ khách sạn kinh doanh trên nguồn vốn tự có là chính, khách sạn dùng vốn tự có tài trợ cho hầu hết mọi tài sản của mình. - Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên tại khách sạn Fortuna là cao (đều trên 94%) nên đảm bảo được sự ổn định trong thời gian dài đối với nguồn vốn đang sử dụng. - Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời thấp nên không gây áp lực thanh toán cho khách sạn. - Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên: cao (đều trên 99%) thể hiện tính ổn định của nguồn tài trợ, áp lực thanh toán nợ dài hạn của khách sạn hầu như không có. *Về tính cân bằng tài chính của khách sạn: - Vốn lưu động ròng: đều dương và có xu hướng tăng qua các năm do đó cân bằng tài chính được đánh giá là tốt, nguồn vốn thường xuyên không những đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, khách sạn không chịu áp lực thanh toán. - Nhu cầu vốn lưu động ròng: âm và giảm qua các năm chứng tỏ các khoản nợ ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa và bù đắp đủ cho các sử dụng ngắn hạn, nó thể hiện khách sạn được các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kỳ kinh doanh. - Ngân quỹ ròng: dương và tăng qua các năm, thể hiện một cân bằng tài chính rất an toàn vì khách sạn không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động. 1.2.Nhược điểm *Về cấu trúc tài sản của khách sạn: - Tỷ trọng tài sản ngắn hạn: trong tỷ trọng tài sản ngắn hạn thì tiền chiếm một tỷ trọng lớn, điều này không tốt do lượng tiền nhàn rỗi nhiều không huy động vào kinh doanh -> hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. - Tỷ trọng tài sản cố định: tuy lớn nhưng lại có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2007 tỷ trọng tài sản cố định chiếm 81.5%, năm 2008 giảm xuống còn 81.24%, năm 2009 còn 66.08%. Đối với các doanh nghiệp nói chung và với doanh nghiệp lữ hành nói riêng thì tài sản cố định có xu hướng tăng mới đảm bảo tính hợp lý, nó thể hiện quy mô của doanh nghiệp tăng. - Tình hình biến động tài sản: tuy tăng nhưng nguyên nhân tăng không thống nhất, năm 2008 so với năm 2007 tổng tài sản tăng chủ yếu là do tài sản dài hạn tăng, nhưng năm 2009 so với năm 2008 tổng tài sản tăng lại chủ yếu là do tăng tài sản ngắn hạn. *Về cấu trúc nguồn vốn của khách sạn: - Tỷ suất nợ thấp tuy đảm bảo an toàn trong cơ cấu tài chính và đem lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư nhưng nó lại thể hiện việc sử dụng nợ không hiệu quả của khách sạn. Mặt khác nợ ngắn hạn chủ yếu là do các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động và phải trả nội bộ cấu thành. - Tỷ suất tự tài trợ cao mang lại sự an toàn nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại thấp, thể hiện khách sạn chưa tận dụng được khả năng đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác do đã sử dụng hầu hết vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của khách san. 2.MỤC TIÊU CỦA KHÁCH SẠN TRONG NHỮNG NĂM TỚI Không chỉ nỗ lực hết mình đáp ứng sự thoải mái, hài lòng của từng cá nhân đến với khách sạn, Fortuna Hà Nội cũng rất chú trọng đến công tác tổ chức các sự kiện lớn cho thủ đô Hà Nội và cho đất nước. Khách sạn đã hỗ trợ tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 và Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật Đông Nam Á lần 2. Với hai phòng đại tiệc với diện tích 704m2 và sức chứa lên đến 600 người, 6 phòng họp có kích thước đa dạng cùng nhiều trang thiết bị hiện đại, cao cấp như âm thanh ánh sáng, màn chiếu khổ lớn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phong cách phục vụ tận tình, Fortuna Hà Nội là địa điểm lý tưởng để tổ chức hội nghị, hội thảo. Bằng sự cố gắng, nỗ lực không ngừng trong suốt mười hai năm qua, khách sạn Fortuna Hà Nội tự hào đã tạo dựng được một chỗ đứng vững chắc giữa các khách sạn hàng đầu của thủ đô. Không dừng lại ở những gì đã đạt được, Fortuna Hà Nội vẫn liên tục hoàn thiện mình, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ. Để vươn lên trở thành khách sạn 5 sao, Ban lãnh đạo Khách sạn Fortuna Hà Nội luôn quan tâm tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ. Một trong những cam kết với khách hàng về thương hiệu Fortuna Hà Nội là vấn đề đảm bảo An toàn và An ninh trong khách sạn. Đồng thời khách sạn Fortuna Hà Nội luôn đặt vấn đề vệ sinh an toàn (VSAT) thực phẩm lên hàng đầu, đây được coi là công tác quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh về Nhà hàng và khách sạn. Nhân viên của Khách sạn đều được khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện ra những mầm bệnh lây nhiễm và có phương pháp phòng ngừa kịp thời. Tất cả các trưởng và phó bộ phận liên quan đến lĩnh vực ăn uống đều được tham gia các khóa đào tạo hàng năm về công tác VSAT thực phẩm như “HACCP” và được cấp chứng nhận có giá trị toàn cầu. Ngoài ra, 100% nhân viên bộ phận Bếp và Nhà hàng đều hoàn thành tốt khóa học về VSAT thực phẩm do cán bộ Trung tâm y tế dự phòng giảng dạy. Tại bộ phận Bếp và Nhà hàng, mọi trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản thức ăn luôn hoạt động tốt và được nhân viên kỹ thuật kiểm tra định kỳ. Khách sạn có từng nhà lạnh để bảo quản từng loại sản phẩm khác nhau. Khách sạn cũng lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng để có những sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng, khẳng định uy tín với khách trong lĩnh vực ẩm thực. Bên cạnh đó việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng là một nhiệm vụ chiến lược để đáp ứng mục tiêu trong tương lai. Tất cả nhân viên khi mới vào làm việc tại khách sạn đều phải tham dự các khoá huấn luyện đào tạo định hướng. Tất cả các giám sát viên và các bậc quản lý đều phải tham dự các khoá học đặc biệt dành cho giám sát để được trang vị và nâng cao kỹ năng giám sát và quản lý của mình. Đặc biệt đối với những giám sát viên mới được đề bạt hoặc mới vào làm việc tại khách sạn đều phải tham dự khoá đào tạo “Kỹ năng lãnh đạo”. Hàng năm Khách sạn có chương trình đào tạo cho từng bộ phận, đào tạo tại chỗ và cử đi học, hoặc tham dự hội thảo có liên quan đến chuyên ngành. Ví dụ như: các khoá đào tạo của Dự án EU, khoá huấn luyện trường Cao đẳng du lịch Hà Nội tổ chức…. 3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH SẠN FORTUNA Qua phân tích ở trên ta thấy khách sạn Fortuna là một đơn vị có tính độc lập về mặt tài chính và có tính ổn định về nguồn tài trợ, tỷ trọng nợ phải trả rất nhỏ và hầu như tất cả tài sản đều được tài trợ bằng nguồn vốn an toàn đó là nguồn vốn chủ sở hữu, khách sạn không phải chịu áp lực về khả năng thanh toán do có nguồn vốn chủ sỏ hữu lớn -> tình hình tài chính của khách sạn rất lành mạnh. Bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề mà khách sạn cần quan tâm như việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, xem xét lại tình hình biến động tài sản, cơ cấu các loại tài sản trong tổng tài sản... *Về cấu trúc tài sản của khách sạn: Cần xem xét lại nguyên nhân tại sao tài sản cố định lại có xu hướng giảm, cần chú ý tới phương pháp tính khấu hao có thay đổi không và có sự đánh giá lại tài sản cố định trong những năm phân tích hay không bởi tài sản cố định là tư liệu sản xuất chính và chiếm tỷ trọng lớn trong khách sạn. Việc tăng tổng tài sản năm 2009 so với năm 2008 do tăng đột biến một lượng lớn tài sản ngắn hạn, đây là điều đáng lưu tâm vì trong trường hợp tổng tài sản tăng do tăng tài sản dài hạn (tăng tài sản cố định là chủ yếu) thường là tốt nhưng tổng tài sản tăng do tăng tài sản ngắn hạn (tăng phải thu khách hàng, hàng tồn kho) thường là không tốt. * Về cấu trúc nguồn vốn của khách sạn Vốn là yếu tố quyết định tới việc thực hiện các kế hoạch kinh donah, do đó việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một yêu cầu rất khó trong hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào. Muốn phát huy được tác dụng của đồng vốn thì trước hết phải xây dựng kế hoạch kinh doanh sát thực và mang tính khả thi cao, trên cơ sở đó xây dựng phương án huy động vốn hợp lý. Tại khách sạn Fortuna, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất lớn và tài trợ cho hầu hết tài sản của khách sạn, như vậy là lãng phí. Khách sạn nên có những kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả hơn như: gia tăng chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, dùng vốn chủ sở hữu đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, hoặc các hình thức đầu tư tài chính khác để mang lại khoản doanh thu tài chính lớn cho khách sạn bên cạnh doanh thu cung cấp dịch vụ truyền thống. Lượng tiền nhàn rỗi trong khách sạn quá lớn gây lãng phí và rủi ro cao: năm 2007 lượng tiền là 4 377 634USD, năm 2008 là 5 239 103USD đã tăng 861 469USD tương đương với mức tăng 19.68%. Đến năm 2009 lượng tiền lên tới 11 000 191USD, như vậy đã tăng 5 761 088USD tương đương với mức tăng 109.96%. Khách sạn cần sử dụng lượng tiền nhàn rỗi này vào các kế hoạch tài chính phù hợp tránh gây thất thoát và lãng phí, có thể mang đi đầu tư hoặc dùng để mua sắm tài sản cố định. KẾT LUẬN Thời gian thực tập tại khách sạn Fortuna đã giúp em trải nghiệm những kiến thức đã học khi còn ngồi trên ghế nhà trường và cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna. Để có thể áp dụng lý luận vào thực tiễn là cả một quá trình nghiệm và học hỏi lâu dài. Do sự hiểu biết và thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng cán bộ phòng Tài chính - Kế toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn và có đủ căn cứ khoa học, giá trị thực tiễn giúp công việc của em sau này được thuận lợi. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn của thầy TS. Lê Văn Nam và các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2010 Sinh viên thực hiện Hoàng Quốc Huy DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TSCĐ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TSLĐ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG NVTX NGUỒN VỐN THƯỜNG XUYÊN NVTT NGUỒN VỐN TẠM THỜI NVCSH NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU TSDH TÀI SẢN DÀI HẠN VLĐR VỐN LƯU ĐỘNG RIÊNG NCVLĐR NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG RIÊNG NQR NGÂN QUỸ RÒNG NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ĐIỂM THỰC TẬP Bằng số:………. Bằng chữ:………. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ĐIỂM THỰC TẬP Bằng số:………. Bằng chữ:………. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc42654 .doc
Tài liệu liên quan