Chuyên đề Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT

MỤC LỤC Lời mở đầu Chương I. Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 4 1.1 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 4 1.1.1. Khái niệm 4 1.1.2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 5 1.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.2.1. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 11 1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 16 1.3.1. Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp 16 1.3.2. Phân tích các tỷ số tài chính 20 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính 25 1.4.1. Công tác tổ chức hoạt động phân tích tài chính 25 1.4.2. Người thực hiện phân tích tài chính 25 1.4.3. Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính 25 1.4.4. Việc lựa chọn phương pháp phân tích tài chính 26 1.4.5. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành 26 Chương II. Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT 27 2.1. Giới thiệu chung 27 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 27 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính 30 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý 36 2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 43 2.2.1. Những chính sách kế toán chủ yếu 43 2.2.2. Tóm tắt các thông tin tài chính của Công ty 45 2.3. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT 48 2.3.1. Phân tích khái quát diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 48 2.3.2. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn 52 2.3.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 57 2.3.4. Phân tích khả năng luân chuyển vốn 65 2.3.5. Phân tích khả năng sinh lời 70 2.3.6. Phân tích dòng tiền 75 2.4. Đánh giá tình hình tài chính 77 Chương III. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT 82 3.1. Định hướng phát triển 82 3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty 82 3.2.1. Về tình hình huy động vốn 82 3.2.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 83 3.2.3. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất 84 3.2.4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty 84 3.2.5. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực 85 Kết luận 86

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4462 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tương đối đều đặn qua các năm. Điều đó cũng thể hiện qua tỷ lệ Phải thu/Tài sản ngắn hạn ổn định xấp xỉ 50%. Trong khi đó, các khoản phải trả của Công ty có sự gia tăng đột biến vào năm 2007 như đã phân tích ở trên, điều này dẫn đến tỷ lệ Phải thu/Phải trả giảm đột ngột và Phải trả/Tài sản ngắn hạn tăng mạnh vào năm này. Có một xu hướng tất yếu đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin là để làm ăn có lãi cần phải vận dụng linh hoạt đòn bẩy tài chính. Do đó, việc gia tăng nợ, đặc biệt là gia tăng việc chiếm dụng vốn sẽ giúp Công ty không những khuyếch đại lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) mà còn đảm bảo thăng bằng khả năng thanh toán. Tuy nhiên, muốn biết việc vận dụng này có hiệu quả ra sao cần phải đối chiếu với phần phân tích khả năng sinh lời của Công ty. 2.3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán trước mắt cũng như lâu dài. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. a. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn - Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Vốn lưu động ròng phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn luân chuyển càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. Phần tài sản được tài trợ bởi vốn lưu động ròng thường được gọi là Tài sản lưu động thường xuyên do đây là những tài sản tuy ngắn hạn nhưng luôn nằm trong nhu cầu thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp và do đó, cần được tài trợ bởi nguồn vốn ổn định. Bảng 13: Vốn lưu động ròng của Công ty Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tài sản ngắn hạn 1,495,173 2,020,707 3,074,380 4,366,815 Nợ ngắn hạn 1,098,058 1,256,292 1,526,606 2,881,236 Vốn lưu động ròng 397,115 764,415 1,547,774 1,485,579 Biểu đồ 6: Vốn lưu động ròng của Công ty Đơn vị: triệu đồng Nhìn chung vốn lưu động ròng có xu hướng tăng trong 4 năm phản ánh khả năng chi trả tốt của Công ty. Năm 2007 lượng vốn này chững lại và giảm nhẹ do sự gia tăng mạnh của nợ ngắn hạn như đã phân tích ở phần trên. Song việc duy trì số lượng vốn lưu động ròng gần 1,500 tỷ là một nỗ lực lớn của Công ty trong việc đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn lưu động ròng mới chỉ là một chỉ tiêu khái quát, muốn đi sâu hơn đánh giá khả năng thanh toán của Công ty, cần xem xét tiếp các chỉ tiêu sau: - Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Bảng 14: Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tài sản ngắn hạn 1,495,173 2,020,707 3,074,380 4,366,815 Nợ ngắn hạn 1,098,058 1,256,292 1,526,606 2,881,236 Khả năng thanh toán hiện hành 1.36 1.61 2.01 1.52 Biểu đồ 7: Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty Đơn vị: triệu đồng Khă năng thanh toán hiện hành tăng liên tục trong 3 năm và sụt giảm vào năm 2007 do nợ ngắn hạn tăng quá mạnh, vượt qua sức tăng tài sản ngắn hạn của Công ty. Do cùng tính toán dựa trên 2 chỉ tiêu là Nợ ngắn hạn và Tài sản ngắn hạn nên Hệ số khả năng thanh toán hiện hành đưa ra kết quả gần như trùng khít với Vốn lưu động ròng. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Bảng 15: Khả năng thanh toán nhanh của Công ty Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tiền&các khoản tương đương tiền 372,681 415,058 669,452 895,515 Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 Các khoản phải thu ngắn hạn 756,304 1,197,395 1,756,845 1,927,074 Nợ ngắn hạn 1,098,058 1,256,292 1,526,606 2,881,236 Khả năng thanh toán nhanh 1.03 1.28 1.59 0.98 Biểu đồ 8: Khả năng thanh toán nhanh của Công ty Đơn vị: triệu đồng Cùng phản ánh một xu hướng như Hệ số khả năng thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng thanh toán nhanh biểu thị một sự gia tăng mạnh mẽ trong 3 năm từ 2004 đến 2006, nhưng đến 2007 thì lại sụt giảm. Tuy nhiên mức độ sụt giảm mạnh hơn so với Hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Điều này là dễ hiểu khi trong Hệ số khả năng thanh toán nhanh không có sự xuất hiện của một yếu tó cũng tăng đột biến trong năm 2007, đó là Hàng tồn kho. - Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc tương đương tiền để sẳn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Do không có số liệu cụ thể về các khỏan nợ đến hạn tại các thời điểm cuối năm của Công ty nên ta sẽ dùng các khoản nợ ngắn hạn để thay thế. Bảng 16: Khả năng thanh toán tức thời của Công ty Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tiền&các khoản tương đương tiền 372681 415058 669452 895515 Nợ ngắn hạn 1098058 1256292 1526606 2881236 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0.34 0.33 0.44 0.31 Biểu đồ 9: Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty Đơn vị: triệu đồng Khác với hai Hệ số tính ở trên, Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty có sự ổn định hơn và mặc dù vẫn phản ánh xu hướng chung là sự tụt giảm khả năng thanh toán trong năm 2007, nhưng rõ ràng sự sụt giảm không quá tệ so với trước đó. Hơn nữa, trong năm 2005 hệ số này cũng đã sụt nhẹ sau đó mới phục hồi mạnh vào năm 2006. Đây có thể là một dấu hiệu ít bi quan hơn về khả năng thanh toán của Công ty. Như vậy Công ty đã có sự chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ về nhu cầu thanh toán và do đó, giảm được rủi ro trong thanh toán. Tóm lại, qua việc phân tích các Hệ số trên, ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty đang bị suy giảm trong năm 2007 mặc dù trước đó là xu hướng tăng rõ nét. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty sử dụng quá nhiều nợ ngắn hạn trong khi sự gia tăng tài sản ngắn hạn vẫn hết sức đều đặn và không có đột biến. Có một cách lý giải khác, đó là có thể Công ty đang cắt giảm những tài sản lưu động thường xuyên không thật sự cần thiết. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn Để phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn ta sử dụng các chỉ tiêu sau: - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Với EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay) Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của Công ty đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của Công ty và mức độ an toàn có thể đối với người cấp tín dụng. Bảng 17: Phân tích khả năng trả nợ lãi vay Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 EBIT 384,260 683,558 1,100,927 Lãi vay 40,367 74,259 74,277 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 9.52 9.21 14.82 Biểu đồ 10: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Đơn vị: triệu đồng Có thể thấy, trái ngược với khả năng thanh toán ngắn hạn, Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho thấy Công ty không hề có rủi ro nào trong khả năng thanh toán dài hạn. Thậm chí hệ số này đạt đến 2 con số có thể coi như là một hệ số “trong mơ” với nhiều doanh nghiệp lớn. Điều này có được trước hết do Công ty kinh doanh tốt, đạt được lợi nhuận lớn kết hợp với việc vay nợ dài hạn chiểm tỷ trọng nhỏ. Qua hệ số này và các hệ số ở trên cũng có thể thấy rằng, Công ty chủ yếu vay nợ ngắn hạn và không dựa nhiều vào nguồn đi vay dài hạn. Điều đó cũng cho thấy Công ty có khả năng huy động nguồn ngắn hạn rất tốt, giúp tiết kiệm nhiều về chi phí vốn. - Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu = Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Tỷ số này nói lên cứ 1 đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Bảng 18: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nợ phải trả 1,271,657 1,533,043 1,720,207 3,076,718 Vốn chủ sở hữu 312,049 646,790 1,565,823 1,980,466 Tỷ số Nợ/Vốn chủ sở hữu 4.08 2.37 1.10 1.55 Biểu đồ 11: So sánh Tổng nợ với Vốn chủ sở hữu Đơn vị: triệu đồng Có thể thấy cả Nợ và Vốn chủ sở hữu đều tăng qua 4 năm, tuy nhiên vốn chủ sở hữu tăng một cách khá đều đặn, trong khi tổng nợ có sự gia tăng đột biến trong năm 2007. Yếu tố này như phân tích ở trên là do sự gia tăng các khoản nợ ngắn hạn như phải trả người bán hay vay ngắn hạn ngân hàng. Tuy nhiên, rõ ràng về tương đối khoảng cách giữa Nợ và Vốn chủ sở hữu đang được thu hẹp đáng kể. Nếu như năm 2004 nợ còn nhiều hơn 4 lần vốn chủ sở hữu thì đến 2007 tỷ lệ này đã được thu hẹp lại chỉ còn 1 lần rưỡi. Điều đó cũng chứng tỏ khả năng thanh toán trong dài hạn của Công ty đã được cải thiện đáng kể. Tóm lại, có thể thấy, tình hình khả năng thanh toán của Công ty tương đối khả quan. Đặc biệt là khả năng thanh toán trong dài hạn. Tuy khả năng thanh toán trong ngắn hạn có dấu hiệu giảm sút trong năm 2007 nhưng nó vẫn ở mức chấp nhận được và như lý luận ở trên, nó có thể nhắm tới một mục đích khác, đó là sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận cho cổ đông. 2.3.4. Phân tích khả năng luân chuyển vốn Khả năng luân chuyển vốn là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Khả năng luân chuyển vốn được biểu hiện qua các tiêu chí sau: Luân chuyển hàng tồn kho Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm…Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn khobq Thời gian tồn kho bình quân = Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Thời gian tồn kho bình quân đo lường số ngày hàng hoá nằm trong kho trước khi bán ra. Bảng 19: Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá vốn hàng bán 13,179,645 20,048,519 25,008,339 Hàng tồn kho bình quân 370060 484390.5 981192.5 Vòng quay hàng tồn kho 35.61 41.39 25.49 Thời gian tồn khobq (ngày) 10.11 8.70 14.12 Biểu đồ 12: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho Có thể dễ dàng nhận thấy năm 2005 và 2006 vòng quay hàng tồn kho khá lớn và do đó làm giảm số ngày tồn kho bình quân (lần lượt là 10.11 và 8.7 ngày). Song đến năm 2007, vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh, chỉ còn 25.49 so với 41.39 của năm 2006 và thậm chí còn thấp hơn cả năm 2005. Điều này đã đẩy số ngày tồn kho bình quân lên 14.12 ngày. Đây là một dấu hiệu không tốt chứng tỏ hàng hóa của Công ty bị ứ đọng ngày một nhiều, khả năng xoay vòng vốn giảm sút. Hơn nữa, việc tăng thời gian tồn kho cũng sẽ làm phát sinh thêm các chi phí lưu kho và nhiều chi phí phụ khác, sẽ gây lãng phí và làm giảm lợi nhuận của công ty. Việc đầu tư mở rộng quá nhiều vào các lĩnh vực không thuộc sở trường chính là một lý do khiến công ty bị mất nhiều thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần đẩy nhanh hơn quá trình lưu chuyển hàng hóa, tránh việc hàng hóa bị tồn đọng. Có như vậy mới có thể nâng cao doanh thu và tiết kiệm được chi phí. Luân chuyển khoản phải thu Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau: Vòng quay khoản phải thu = Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thubq Doanh thu bình quân 1 ngày Tình hình tại Công ty như sau: Bảng 20: Bảng phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần 14,100,792 21,399,752 27,348,654 Các khoản phải thu bình quân 976849.5 1477120 1841959.5 Vòng quay khoản phải thu 14.43 14.49 14.85 Kỳ thu tiền bình quân 24.94 24.85 24.25 Biểu đồ 13: Tình hình luân chuyển khoản phải thu Căn cứ vào bảng dữ liệu và biểu đồ, ta thấy tình hình luân chuyển khoản phải thu rất ổn định. Trong 3 năm vừa qua đều có số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân xấp xỉ nhau. Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân khoảng 24 ngày là vẫn còn tương đối lớn, cho thấy Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Công ty cần có những biện pháp để giảm số ngày này xuống và đẩy nhanh hơn quá trình luân chuyển các khoản phải thu trong thời gian tới nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng thanh toán ngắn hạn. Luân chuyển vốn lưu động và vốn cố định Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua chỉ tiêu: Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạnbq Số vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất. Còn vốn cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Do vốn cố định có giá trị lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thường được thẩm định và đánh giá rất thận trọng. Để đánh giá về tình hình luân chuyển vốn cố định ta dựa vào chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Tài sản dài hạnbq Bảng 21: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động và vốn cố định Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần 14,100,792 21,399,752 27,348,654 Tài sản ngắn hạn bình quân 1757940 2547543.5 3720597.5 Tài sản dài hạn bình quân 143651 266804.5 657152 Vòng quay vốn lưu động 8.02 8.40 7.35 Vòng quay vốn cố định 98.16 80.21 41.62 Biểu đồ 14: phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động và vốn cố định Ta thấy có đối nghịch trong sự biến động của Vòng quay hai loại vốn. Nếu như số vòng quay vốn lưu động khá ổn định thì số vòng quay vốn cố định trong 3 năm có sự biến động lớn theo chiều hướng giảm. Nguyên nhân ở đây là do mức tăng trưởng vón lưu động khá tương đồng với mức tăng trưởng của doanh thu thuần. Trong khi vốn cố định lại có sự gia tăng lớn, đặc biệt là năm 2007 đã tăng gần gấp 3. Nguyên do là vì trong năm 2007 Công ty đã thành lập quá nhiều công ty con làm các khoản đầu tư dài hạn tăng. Ngoài ra việc đưa vào sử dụng Tòa nhà FPT Cầu Giấy với tổng đầu tư hơn 15 triệu USD cũng góp phần làm tăng mạnh vốn cố định của Công ty. Như vậy, nhìn chung khả năng luân chuyển vốn của Công ty đang có chiều hướng đi xuống. Mặc dù Công ty duy trì được kỳ thu tiền bình quân khá ổn định nhưng lại để ứ đọng nhiều hàng tồn kho và số vòng quay vốn lưu động vẫn còn thấp. Với tốc độ như vậy, Công ty sẽ tốn thêm nhiều chi phí phát sinh và làm giảm doanh thu cũng như lợi nhuận. Vì thế, việc trước mắt là Công ty cần đẩy nhanh số vòng quay hàng tồn kho để tăng doanh thu và giảm chi phí, và đó cũng là cơ sở để có thể gia tăng số vòng quay vốn lưu động. 2.3.5. Phân tích khả năng sinh lời a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất này trả lời cho câu hỏi trong 100 đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận và được tính theo công thức: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Tình hình tại Công ty như sau: Bảng 22: Tỷ suất lợi nhuận của Công ty Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần 14,100,792 21,399,752 27,348,654 Lợi nhuận sau thuế 280,483 450,436 725,911 Tỷ suất lợi nhuận 0.0214 0.0250 0.0321 Biểu đồ 15: Biến động tỷ suất lợi nhuận qua các năm Như vậy, trong 3 năm qua, tỷ suất lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng lên, phản ánh hoạt động kinh doanh đang tiến triển rất tốt. Nhưng nhìn vào các con số, ta thấy việc 100 đồng doanh thu chỉ mang về chưa đầy 3 đồng lợi nhuận thì quả là quá thấp. So với nhiều công ty thì đây còn là một con số khó chấp nhận. Nhìn lại các hoạt động kinh doanh của Công ty, ta thấy hiện nay lĩnh vực phân phối điện thoại di động vẫn đang chiếm trên 70% doanh thu. Mà đặc thù của lĩnh vực này đó là doanh thu cao song lợi nhuận lại rất thấp (do nhà cung cấp chỉ chiết khấu từ 2-3%). Vì thế việc tỷ suất lợi nhuận của Công ty thấp là điều dễ hiểu. Việc tỷ suất này đang tăng đều đặn cho thấy có thể Công ty vẫn đang hoạt động tốt trên lĩnh vực phân phối, và cũng đang tìm kiếm lợi nhuận từ nhiều lĩnh vực khác. Có thể đó cũng là lý do khiến trong năm 2007, một loạt công ty con đã được thành lập. b. Hệ số sinh lời tổng tài sản (ROA) Hệ số này sẽ cho biết khả năng sinh lời khai đầu tư vào tài sản của Công ty. Ở đây ta tính toán trên phương diện chung của Công ty nên sẽ tính toàn bộ tài sản mà không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn. Hệ số được tính như sau: ROA = Tình hình tại Công ty như sau: Bảng 23: ROA của Công ty Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận sau thuế 280,483 450,436 725,911 Tổng tài sản bình quân 1,901,591 2,814,349 4,377,750 ROA 14.75% 16.00% 16.58% Biểu đồ 16: Sự biến động ROA qua các năm Dựa vào bảng và biểu đồ, ta thấy năm 2005 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 14.75 đồng lợi nhuận. Đến năm 2007, con số này đã tăng lên thành 16.58 đồng lợi nhuận. Tuy so với năm 2006 (16%), ROA của năm 2007 không cao hơn nhiều nhưng nếu so sánh với sự gia tăng mạnh mẽ về tài sản năm 2007, thì duy trì được tỷ lệ này là một điều đáng ghi nhận. Hơn nữa, ROA lên tới 16% cũng là một tỷ lệ khá cao, cho thấy việc đầu tư vào các tài sản của Công ty là rất hiệu quả. c. Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Hệ số này cho biết khi chủ sở hữu Công ty đầu tư 100 đồng thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là một hệ số hết sức quan trọng vì nó phản ánh phần thu nhập cơ bản của cổ đông Công ty. Một Công ty hoạt động bao giờ cũng vì mục tiêu gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, và hệ số này chính là một trong những thước đo cho mức độ gia tăng đó. ROE = Bảng 24: Tình hình ROE của Công ty Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận sau thuế 280,483 450,436 725,911 Vốn chủ sở hữu bình quân 479419.5 1106306.5 1773144.5 ROE 58.50% 40.72% 40.94% Biểu đồ 17: Biến động ROE của Công ty Có thể thấy Công ty có ROE rất lớn. Với 100 đồng góp vào công ty, cổ đông có thể thu về được 58.5 đồng trong năm 2005, 40.72 đồng trong năm 2006 và 40.94 đồng trong năm 2007. Đó quả là một lợi tức khó bỏ qua. Và mặc dù ROE có xu hướng giảm (có thể là do vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ 2006 khi FPT trở thành công ty đại chúng) thì đây vẫn là một tỷ lệ rất cao. Và điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh hiện tại của Công ty đang tỏ ra hết sức hiệu quả. Nó còn thể hiện rằng Công ty đã sử dụng nhiều Nợ hơn là Vốn chủ sở hữu khi tài trợ cho các tài sản. Và để xem việc sử dụng Nợ mang lại hiệu quả như thế nào trong việc khuyếch đại ROE, ta sẽ dùng phương pháp phân tích Dupont dưới đây. d. Phân tích khả năng sinh lời bằng phương pháp Dupont Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Phân tích Dupont bắt nguồn từ việc tách ROE như sau: Như vậy, vấn đề mấu chốt có ảnh hưởng trực tiếp tới ROE ở đây chính là Hệ số nợ Rd. Ta có bảng so sánh sau: Bảng 25: So sánh biến động Rd và ROE: CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Hệ số nợ (Rd) 69.07% 50.46% 57.55% ROE 58.50% 40.72% 40.94% Biểu đồ 18: So sánh biến động Rd và ROE Qua biểu đồ ta có thể thấy ngay sự biến động của Rd và ROE là tương tự nhau. Khi Rd giảm từ 69.07% xuống 50.46% thì ROE cũng giảm từ 58.50% xuống 40.72%. Và khi Rd tăng lên 57.55% vào năm 2007 thì lập tức ROE cũng tăng nhẹ lên 40.49%. Như vậy, có thể thấy một trong các yếu tố giúp Công ty có ROE cao đó là duy trì một tỷ trọng Nợ tương đối lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Tất nhiên không phải cứ tăng Rd thì ROE sẽ tăng. Chỉ khi Công ty kinh doanh có lãi thì chức năng khuyếch đại của Rd mới có lợi. Còn trong trường hợp Công ty làm ăn thua lỗ, việc tăng tỷ trọng nợ chỉ làm cho thua lỗ thêm trầm trọng và đẩy nhanh Công ty vào tình cảnh mất khả năng thanh toán dẫn tới phá sản. Thường thì khi tỷ lệ còn lớn hơn lãi vay bình quân thì trên lý thuyết Công ty vẫn còn có thể tăng tỷ trọng nợ để khuyếch đại ROE. Như vậy, nhìn chung Công ty có kết quả kinh doanh khá tốt thể hiện ở khả năng sinh lời của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều ở mức cao. Tuy tỷ suất lợi nhuận còn thấp nhưng nếu đối chiếu với đặc thù kinh doanh của Công ty thì vẫn có thể chấp nhận được. Tuy vậy, điều này cần phải thay đổi trong dài hạn. 2.3.6. Phân tích dòng tiền Dòng tiền khác với chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện trong kỳ được tính theo phương pháp dồn tích. Dòng tiền được ghi nhận là dòng tiền vào khi nó thực sự được nhận bởi Công ty nhưng chưa chắc đó đã là một khoản thu nhập của Công ty (các khoản vay, các khoản ứng trước...). Ngược lại, dòng tiền được ghi nhận là dòng tièn ra khi các khoản đó được chi ra, nhưng có thể khoản chi tiền đó không phải là chi phí của Công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày sự biến động của dòng tiền trong 3 hoạt động chính của một doanh nghiệp: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Dòng tiền sẽ giúp chúng ta đánh giá được khả năng hoàn vốn, việc quản lý tài sản và các chỉ tiêu hoạt động khác. Để làm được như vậy, ta cần phải tách dòng tiền của doanh nghiệp thành các dòng tiền con tương ứng với từng hoạt động chính, đó là: dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Dòng tiền từ hoạt động tài chính Bảng 26: Phân tích các dòng tiền của Công ty Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tiền và tương đương tiền đầu năm 372,681 415,058 669,452 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động KD (198,965) 135,989 736,151 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (138,663) (257,787) (792,076) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động TC 380,005 376,206 281,989 Tiền và tương đương tiền cuối năm/kỳ 415,058 669,452 895,515 Biểu đồ 19: Các loại dòng tiền của Công ty Đơn vị: triệu đồng Qua biểu đồ, ta thấy trong những năm gần đây, nguồn tiền chủ yếu của Công ty là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Dòng tiền này đã tăng trưởng mạnh từ -198,965 triệu năm 2005 lên đến 736,151 triệu năm 2007. Đây là một sự tăng trưởng ấn tượng thể hiện Công ty đã có nguồn thu lớn từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là tất yếu vì Công ty liên tục tăng trưởng cao (trên 60%) trong những năm gần đây. Hơn nữa cũng trong năm 2007, Công ty huy động khá nhiều nợ ngắn hạn cũng làm cho luồng tiền thêm dồi dào. Khác với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong vài năm trở lại đây liên tục âm và mức độ ngày một cao hơn. Đặc biệt năm 2007 đã đầu tư gấp 3 lần so với năm 2006 và gấp 6 lần năm 2005. Với việc liên tục mở các công ty con và trang bị thêm tài sản cố định trong khi nguồn thu từ hoạt động này lại rất nhỏ thì đây cũng là điều dễ hiểu. Hoạt động tài chính khác với hai hoạt động trên đã mang lại một nguồn tiền tương đối ổn định với dòng tiền thuần của 3 năm lần lượt là 380,005 triệu; 376,026 triệu và 281,989 triệu. Đây là một dầu hiêuh tốt thể hiện rằng hoạt động tài chính của Công ty lành mạnh và ổn định, ít rủi ro. Tuy nhiên năm 2007 dòng tiền này đang có xu hướng giảm (một phần vì thị trường chứng khoán đi xuống khiến nguồn thu từ tăng vốn giảm). Công ty cần lưu ý duy trì dòng tiền hoạt động tài chính ở một mức độ nhất định để tránh xảy ra rủi ro. 2.4. Đánh giá tình hình tài chính Qua các phân tích ở trên, có thể đánh giá tình hình tài chính của Công ty đến thời điểm cuối năm 2007 là tương đối tốt. Khả năng thanh toán vẫn đủ để Công ty có thể tăng cường vay nợ, tình hình luân chuyển vốn tuy chưa thật cao nhưng khả năng thu hồi khoản phải thu nhanh và đều đặn. Ngoài ra, Công ty cũng sử dụng tốt công cụ nợ để khuyếch đại ROE, giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Dự báo công ty tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 60 - 70% trong vòng 3 năm tới. Những mảng kinh doanh chính như dịch vụ Internet, gia công phần mềm đạt chỉ tiêu đề ra và trở thành động lực tăng trưởng chính của Công ty. Những lĩnh vực mới như đào tạo, bất động sản, dịch vụ tài chính sẽ mở ra cơ hội cực lớn cho FPT. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sẽ tăng lên khoảng 6 % trong năm nay. Sự sa sút trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động sẽ được bù đắp bởi những lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn. Song cũng có những vấn đề mà Công ty cần nhanh chóng khắc phục. Mãi cho tới lúc này, doanh thu của Công ty vẫn lệ thuộc nhiều vào phân phối điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ thông tin. Năm ngoái, khoảng 75% doanh thu của tập đoàn là do lĩnh vực phân phối mang lại. Mặc dù vẫn tăng trưởng doanh thu khá tốt, song phân phối điện thoại di động mang lại ít lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận chỉ vào khoảng 2,5%. Vấn đề càng trở nên tồi tệ khi từ chỗ chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường, Công ty nay phải đối diện với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ mới, trong đó có Viettel và Dầu khí. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận vốn đã thấp sẽ càng thấp hơn. FPT đang lâm vào giai đoạn khó khăn, bởi với tư cách là một nhà phân phối trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay, Công ty không thể giữ quyền chủ động về giá cả như trước được nữa. Chính vì vậy, Công ty khó lòng tiếp tục cày xới trên mảnh đất cũ. Công ty đã và đang thực hiện một chiến lược đầy thách thức, nhằm chuyển sang mô hình kinh doanh mới, với trụ cột là những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao như gia công phần mềm, dịch vụ Internet, dịch vụ ERP (Enterprise Resource Planning - Phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp), truyền thông, và về lâu dài là bất động sản cùng với dịch vụ tài chính. FPT có kế hoạch tận dụng những lợi thế hiện có, các mối quan hệ đặc biệt với chính quyền, lực lượng lao động giá rẻ và lành nghề, quan hệ thân thiết với những người khổng lồ về công nghệ trên thế giới như Microsoft để trở thành một người khổng lồ về phần mềm trong khu vực, có khả năng thống lĩnh thị trường nội địa, đồng thời chiếm giữ thị phần trong khu vực. Trong năm 2007, P/E của FPT là 28x, trong khi tốc độ tăng trưởng EPS là 12%. Bảng 27: so sánh P/E của FPT và các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Tên doanh nghiệp PE FPT (dự báo 2007) 28 Softbank 102 Infosys 28,67 Aptech 54,44 Bình quân của toàn lĩnh vực máy tính và phần mềm trong khu vực 57,45 Bình quân lĩnh vực máy tính và phần mềm ở Ấn Độ 37,22 Bình quân lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông trong khu vực 39,5 Bình quân lịch vực Internet trong khu vực 18,99 Lĩnh vực viễn thông không dây trong khu vực 33 - Infosys và Aptech: Là những người khổng lồ về gia công phần mềm và đào tạo công nghệ thông tin mà FPT muốn sánh vai. 10 năm trước, trong lĩnh vực phần mềm, họ cũng chỉ phát triển ở tầm như FPT ngày nay. - Softbank: Công ty có trụ sở tại Nhật Bản, với xuất phát điểm là nhà phân phối điện thoại di động và cung cấp dịch vụ Internet, sau này đã chuyển đổi thành công và trở thành tập đoàn công nghệ thông tin uy tín. Theo bảng dữ liệu, P/E năm 2007 của Công ty khá thấp so với các công ty có cùng tiềm lực trong khu vực. Đối với một công ty công nghệ, tỷ suất lợi nhuận trong năm 2007 chỉ đạt 2.65% quả là đáng buồn. Nó không chỉ thấp hơn rất nhiều so với các công ty như Infosys hay Aptech, mà còn là rất thấp nhất so với các công ty lớn ở Việt Nam. Một số công ty như SJS có tỷ suất lợi nhuận cao hơn thế tới 10 lần. Vấn đề của FPT nằm ở chỗ hoạt động kinh doanh bị phân tách làm hai mảng riêng biệt. Một mảng phân phối điện thoại di động với bản chất là ít dính dáng tới công nghệ và cho tỷ suất lợi nhuận thấp. Mảng kia vừa có hàm lượng công nghệ cao, vừa mang lại lợi nhuận lớn, đó là các công việc liên quan tới phần mềm. Tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động chỉ là 2,5% và sẽ tiếp tục giảm sút. Tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực còn lại là 18%. Tuy nhiên, cho tới 2007, phân phối điện thoại di động vẫn đóng góp phần lớn lợi nhuận cho Công ty. Đây là lý do kéo tỷ suất lợi nhuận bình quân của toàn công ty xuống thấp. Bản thân Công ty thì đã nhìn trước vấn đề này từ năm 2002, nên đã đầu tư nguồn lực cho hàng loạt mảng việc liên quan tới phần mềm. Và năm nay, chính là lúc lợi nhuận từ những mảng kinh doanh phần mềm đầy tiềm năng sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn tập đoàn, trong khi mảng phân phối sẽ dần lui xuống hàng thứ yếu. Ngoài ra, trong năm 2007, Công ty cũng đã bước sang nhiều lĩnh vực khác để tìm kiếm lợi nhuận. Những lĩnh vực mới với tiềm năng tăng trưởng nhanh sẽ là động lực phát triển. Hãy xem xét kỹ lưỡng hơn mô hình kinh doanh mới của FPT để có thể thấy rõ tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong vòng 4 năm tới. Chúng ta có thể phân những lĩnh vực kinh doanh mới của Công ty thành 3 loại, dựa trên tiềm năng tăng trưởng: (a) Sẵn sàng tăng trưởng ngay (ready to boom): Gồm gia công phần mềm và dịch vụ internet. Đây là những lĩnh vực kinh doanh chủ chốt sẽ thúc đẩy Công ty trong vòng vài năm tới, hơn nữa chúng có thể bù đắp những suy giảm về doanh số và lợi nhuận của mảng phân phối điện thoại di động. Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ Internet khá khả quan, khoảng 70-80% mỗi năm. Công ty rõ ràng là thủ lĩnh trong mảng gia công phần mềm và nằm trong tốp các nhà cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông hàng đầu. Cả hai lĩnh vực này có thể duy trì tốc độ tăng trưởng vũ bão hiện nay trong vòng 3 năm tới. Công ty cũng đã đầu tư nhiều nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng này. Thực chất đây không phải là những lĩnh vực kinh doanh mới, mà sau thời gian dài đầu tư, từ năm nay chúng sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh doanh của Công ty. (b) Sẽ tăng trưởng trong 2-3 năm tới (2-3 years before-the-boom): Gồm dịch vụ truyền thông, giáo dục, tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm, dịch vụ ERP, bất động sản và phân phối phần mềm. Những lĩnh vực kinh doanh này trên thực tế đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung cũng như lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng phải mất 2-3 năm nữa, chúng mới thực sự bùng nổ và trở thành mảng kinh doanh cốt yếu. Đây cũng là những yếu tố then chốt trong chiến lược hội tụ số của FPT. Chẳng hạn dịch vụ đào tạo công nghệ thông tin sẽ cung cấp nhân lực cho các mảng kinh doanh khác và bản thân nó cũng góp phần vào tốc độ tăng trưởng chung. Trong bối cảnh nhu cầu nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng khan hiếm, đây là một lợi thế không thể bỏ qua. Một dự án trung hạn cũng khá quan trọng đó là khu công nghệ cao Hòa Lạc, nơi sẽ trở thành khu công nghệ cao hàng đầu Việt Nam. FPT chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển dự án này và có thể tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm của mình để cung cấp dịch vụ cho khu công nghệ cao, thiết lập các liên doanh mới và thu hút vốn đầu tư. Tiềm năng của mảng kinh doanh này cực kỳ lớn. (c) Tăng trưởng dài hạn (long term development): Dịch vụ tài chính và bán lẻ. Có thể coi bán lẻ là "gót chân Achille" của Công ty, bởi hiện tại công ty vẫn phải lệ thuộc vào dịch vụ này để phân phối sản phẩm công nghệ thông tin. Giờ đây, FPT sẽ phát triển chuỗi bán lẻ hiện có của chính mình để tăng cường vị thế cạnh tranh trên thương trường. Thiết lập hẳn một chuỗi bán lẻ rất tốn kém và không dễ dàng gì. Tuy nhiên, Công ty phải vượt qua thách thức này. Sự đột phá của Công ty vào lĩnh vực ngân hàng đang bị chỉ trích nặng nề nhất với lý do nó có thể pha loãng các lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay. Tuy nhiên, mảng dịch vụ tài chính này, bao gồm cả ngân hàng, quỹ đầu tư và kinh doanh chứng khoán, lại chính là động lực tăng trưởng dài hạn cho tập đoàn. Và để phát triển nó, đòi hỏi Công ty phải tận dụng sức mạnh hiện có về công nghệ. Viettel và Petrosetco đang lấn dần vào mảng phân phối điện thoại di động của FPT. Đây là những đối thủ cạnh tranh khá nặng ký, có tiềm lực tài chính và thân cậy với chính quyền. Với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, Công ty sẽ đi theo chiến lược khác biệt để tận dụng lợi thế hiện có và tăng tỷ suất lợi nhuận. Trong vòng 2-3 năm tới, thị phần phân phối điện thoại di động ở Việt Nam sẽ được phân chia lại như sau: Petrosetco chiếm lĩnh thị phần nông thôn, Viettel nhắm vào dòng sản phẩm giá rẻ, còn FPT sẽ thống lĩnh thị trường các sản phẩm cao cấp như Smartphone, PDA ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội hay Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng... Chương III Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT 3.1. Định hướng phát triển Chiến lược của Tập đoàn FPT cho giai đoạn từ nay đến năm 2015 mang tên “ Vì Công dân điện tử” (E-citizen). Chiến lược có thể tóm tắt như sau: FPT phấn đấu trở thành Tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT. Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc Thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống. Muốn thực hiện thành công chiến lược này Công ty cần tiếp tục phát triển hệ thống tài chính vững mạnh, cân đối và linh hoạt. Để đạt được điều này, Công ty cần tiến hành một số giải pháp được trình bày dưới đây. 3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty 3.2.1. Về tình hình huy động vốn Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy hiện nay Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ vốn vay đặc biệt là vay ngắn hạn. Như vậy để nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận Công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp Công ty gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi Công ty đang hoạt động hiệu quả, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn và có thể dẫn đến tình trạng Công ty mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới để giảm bớt rủi ro Công ty có thể nên giảm bớt nguồn vốn vay và thay vào đó là nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vốn vào kinh doanh. Làm như vậy Công ty cũng đồng thời đảm bảo tính liên tục của vốn và làm tăng khả năng quay vòng vốn. 3.2.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Để thực hiện được điều đó công ty cần phải quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời việc thanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin đối với các nhà cho vay. Quản trị khoản phải thu: Để quản trị tốt các khoản phải thu công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp. Ngoài ra, công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt. Công ty cũng nên có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng. Quản trị tiền mặt: Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi cheque và giảm tốc độ thanh toán, tức là gia tăng khoảng thời gian giữa thời điểm phát hành cheque và thời điểm cheque được xuất trình. Đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ. Áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh. Có thể xem xét tăng tỷ lệ chiết khấu để khách hàng trả tiền nhanh hơn. Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển tiền mặt hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Lựa chọn phương thức chuyển tiền phù hợp, đúng thời hạn yêu cầu, chi phí không cao. Hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt. Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh. Dùng phương pháp đối trừ công nợ giữa công ty mẹ với các công ty con hoặc giữa các công ty con với nhau để hạn chế sử dụng tiền mặt trong nội bộ. Qua đó cũng tiết kiệm được đáng kể các chi phí lưu thông hay chi phí ngân quỹ đi kèm. 3.2.3. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất Đối với tài sản cố định chưa dùng công ty nên nhanh chóng đưa vào lắp đặt và vận hành nhằm phục vụ sản xuất. Đối với tài sản cố định không cần dùng công ty có thể điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc của công ty nếu có nhu cầu về tài sản đó, hoặc công ty có thể cho thuê, nhượng bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Đối với FPT thì điều này là tương đối thuận lợi vì Công ty có rất nhiều công ty thành viên giúp việc điều chuyển diễn ra dễ dàng. Đối với các tài sản cố định chờ thanh lý công ty cần nhanh chóng tăng cường công tác thanh lý các tài sản này nhằm thu hồi vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. 3.2.4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao doanh thu, lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh. Để nâng cao khả năng sinh lời thì biện pháp hữu hiệu hơn cả là phải gia tăng lợi nhuận. Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảm chi phí. Một số biện pháp giúp tăng lợi nhuận: Các phòng ban của công ty cần có các bộ phận quản lý riêng biệt theo từng lĩnh vực hoạt động để thuận tiện trong việc quản lý, dễ dàng phát hiện những sai sót và có những giải pháp thích hợp cũng như hoạch định những chiến lược cụ thể hơn, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế. Hiện nay doanh thu của công ty có tăng nhưng giá vốn cao nên lợi nhuận tăng rất ít, vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận công ty không chỉ tăng doanh thu mà còn cần phải quản lý tốt chi phí và giá thành hơn bằng cách nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo các phòng ban, ngoài ra công ty cũng cần sắp xếp lại nhân sự, giảm bớt lượng nhân viên thừa ở mảng du lịch để từ đó giảm bớt chi phí tiền lương. Như đã nhận xét ở phần đánh giá, Công ty cần giảm bớt tỷ trọng của mảng phân phối trong doanh thu vì đây là mảng có tỷ suât lợi nhuận rất thấp, sẽ kéo tụt tỷ suất lợi nhuân của Công ty nếu không nhanh chóng được thu hẹp. 3.2.5. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực Trình độ lao động hiện nay của công ty được đánh giá là rất cao, song không vì thế mà việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên và bồi dưỡng văn hóa Công ty có thể buông lỏng, bởi vì đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì con người luôn là nguồn lực có giá trị nhất và là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy rằng trong Công ty có tổ chức khá nhiều hoạt động nhưng để thu hút được sự chú ý và có tính thuyết phục cao với nhân viên thì các hoạt động đó cần phải sáng tạo và thiết thực hơn. Ngoài ra Ban Giám Đốc công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ sự nhiệt tình, khả năng sáng tạo trong công việc. Công ty cũng cần quan tâm đến công tác tuyển chọn nhân sự nhằm tuyển chọn được những người có năng lực, phát triển họ để người lao động có thể đáp ứng những đòi hỏi về trình độ vào công việc. Kết luận Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính, chẩn đoán một cách đúng đắn những “căn bệnh” của doanh nghiệp, từ đó cho “toa thuốc” hữu dụng và dự đoán được hệ quả tài chính từ các hoạt động của mình. Mặt khác đối với các nhà đầu tư và chủ nợ của doanh nghiệp thì đây là những nguồn thông tin có giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của họ. Qua toàn bộ quá trình phân tích về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT, nhìn chung công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, tuy nhiên tình hình tài chính chưa thật sự ổn định. Do đó trong các năm kế tiếp công ty nên chú trọng để khắc phục những nhược điểm để nâng cao chất lượng, uy tín của công ty, giúp công ty đứng vững và phát triển trong tương lai./. PHỤ LỤC: Các Báo cáo tài chính của Công ty Bảng cân đối kế toán Đơn vị: triệu đồng TÀI SẢN Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,495,173 2,020,707 3,074,380 4,366,815 1. Tiền&tương đương tiền 372,681 415,058 669,452 895,515 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 756,304 1,197,395 1,756,845 1,927,074 4. Hàng tồn kho 355,824 384,296 584,485 1,377,900 5. Tài sản ngắn hạn khác 10,363 23,958 63,598 166,327 II. TÀI SẢN DÀI HẠN 88,532 198,770 334,839 979,465 1. Các khoản phải thu dài hạn 0 194 315 5,894 2. Tài sản cố định 74,637 165,718 299,652 606,404 a. Tài sản cố định hữu hình 70,905 149,114 247,021 563,630 - Nguyên giá 142,910 265,599 451,625 896,153 - Giá trị hao mòn lũy kế (72,006) (116,485) (204,604) (332,523) b. Tài sản cố định vô hình 3,732 8,460 15,939 34,571 - Nguyên giá 7,522 10,307 25,682 51,418 - Giá trị hao mòn lũy kế (3,790) (1,847) (9,743) (16,847) c. Chi phí xây dựng CB dở dang 0 8,144 36,693 8,203 3. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 - Nguyên giá 0 0 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế 0 0 0 0 4. Đầu tư tài chính dài hạn 5,465 1,296 13,296 329,696 5. Tài sản dài hạn khác 8,431 31,562 21,576 37,471 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,583,705 2,219,477 3,409,220 5,346,280 NGUỒN VỐN Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 A. NỢ PHẢI TRẢ 1,271,657 1,533,043 1,720,207 3,076,718 1. Nợ ngắn hạn 1,098,058 1,256,292 1,526,606 2,881,236 2. Nợ dài hạn 162,668 124,922 122,344 54,501 3. Nợ khác 10,930 151,829 71,257 140,982 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 312,049 646,790 1,565,823 1,980,466 I. Vốn chủ sở hữu 297,440 569,136 1,536,746 1,985,659 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 288,585 547,292 608,102 923,526 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 524,866 524,866 3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 0 0 0 4. Cổ phiếu quỹ 0 0 (19) (371) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 0 0 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 0 0 7. Các quỹ 8,855 21,844 50,503 33,700 8. Lợi nhuận chưa phân phối 0 0 353,294 503,938 9. Nguồn vốn đầu tư xây dựng CB 0 0 0 0 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 14,609 77,654 29,077 (5,193) C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 0 39,644 123,189 289,096 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1,583,705 2,219,477 3,409,220 5,346,280 Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị: triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu thuần bán hàng&cung cấp DV 14,100,792 21,399,752 27,348,654 2 Giá vốn hàng bán 13,179,645 20,048,519 25,008,339 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng&cung cấp DV 921,148 1,351,233 2,340,315 4 Doanh thu hoạt động tài chính 7,227 11,278 49,261 5 Chi phí tài chính 40,367 74,259 74,277 6 Chi phí bán hàng 283,983 357,567 723,906 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 269,132 435,826 693,725 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 334,892 494,859 897,668 9 Doanh thu khác 15,635 140,456 181,144 10 Chi phí khác 6,633 26,015 55,109 11 Lợi nhuận khác 9,002 114,440 126,035 12 Lợi nhuận trong công ty liên doanh, liên kết - - 2,947 13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 343,893 609,299 1,026,650 14 Chi phí thuế TNDN phải nộp 42,515 73,687 149,448 15 Lợi nhuận sau thuế 301,378 535,612 877,203 - Lợi ích của cổ đông thiểu số 20,895 85,176 151,292 - Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 280,483 450,436 725,911 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đơn vị: triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I Lưu chuyển tiền từ hoạt động KD 1 Lợi nhuận trước thuế 343,893 609,299 1,028,985 2 Điều chỉnh cho các khoản: 86,791 163,420 223,662 - Khấu hao tài sản cố định 53,817 106,819 170,933 - Các khoản dự phòng 363 (708) 10,453 - Lợi nhuận từ đầu tư vào công ty liên kết - - (2,911) - Xóa sổ tài sản cố định thuần - - 225 - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện - - (1,014) - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 695 (651) 3,021 - Chi phí lãi vay 31,915 57,961 42,956 3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 430,684 772,719 1,246,606 - Tăng, giảm các khoản phải thu (451,926) (581,096) (193,518) - Tăng, giảm hàng tồn kho (28,472) (200,189) (875,431) - Tăng, giảm các khoản phải trả, phải nộp (33,288) 391,814 804,845 - Tăng, giảm chi phí trả trước (27,302) (1,545) 39,809 - Tiền lãi vay đã trả (31,915) (57,961) (42,797) - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (48,819) (98,446) (106,310) - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 1,050 26 - - Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (8,978) 89,332 (57,435) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động KD (198,965) 135,989 736,151 II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1 Tiền chi mua sắm TSCĐ và XDCB dở dang (142,137) (246,629) (486,955) 2 Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định (695) 651 6,679 3 Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác - (12,000) (306,800) 4 Tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 4,169 - - 5 Tiền thu lãi tiền gửi, cho vay và cổ tức - 191 - 6 Tiền chi mua lại vốn góp của CĐ thiểu số - - 5,000 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (138,663) (257,787) (792,076) III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1 Tiền thu từ tăng vốn 136,650 590,676 11,372 2 Góp vốn của CĐ thiểu số vào công ty con - - 25,909 3 Tiền chi mua lại cổ phiếu đã phát hành - (19) (604) 4 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 3,764,480 5,581,874 6,181,524 5 Tiền chi trả nợ gốc vay (3,519,035) (5,761,757) 5,655,716 6 Tiền chi trả cổ tức (2,090) (34,569) 280,496 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động TC 380,005 376,206 281,989 Lưu chuyển tiền thuần trong năm/kỳ 42,377 254,408 226,063 Tiền và tương đương tiền đầu năm 372,681 415,058 669,452 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá - (15) - Tiền và tương đương tiền cuối năm/kỳ 415,058 669,452 895,515 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ 1 Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân PGS.TS Lưu Thị Hương 2 Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê 1998 PGS.TS Đàm Văn Huệ&PGS.TS Vũ Duy Hào 3 Principles of Corporate Finance Brealey/Meyers 4 Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính Nguyễn Hải Sản 5 Bản cáo bạch năm 2006 Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT 6 Báo cáo thường niên 2007 Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK2554.DOC
Tài liệu liên quan