Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng xây lắp và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hóa

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của thế giới, chúng ta đang đứng trước nhiều vận hội và thách thức mới. Các thể chế kinh tế quốc tế mà chúng ta là thành viên luôn đồi hỏi sự hoàn thiện và ổn định trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật xây dựng nói chung mà cụ thể là luật pháp hợp đồng và hợp đồng xây lắp. Vì vậy việc hoàn thiện và phát triển hơn nữa của pháp luật hợp đồng xây lắp là việc làm cấp thiết của đất nước ta, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cú được các hợp đồng lớn có chất lượng pháp lý cao mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước gúp phần không nhỏ đưa nước ta phát triển hơn trong tương lai.

doc75 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng xây lắp và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện của công ty là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí, các khoản thuế và các khoản phải nộp khác cho Nhà nước. Cuối niên khoá tài chính, lợi nhuận được phân chia như sau: Trích 5% để lập quỹ dự trữ bắt buộc cho đến khi số tiền của quỹ này bằng 10% vốn điều lệ; Trích ít nhất 15% lập quỹ đầu tư phát triển; Trích ít nhất 5% lập quỹ khen thưởng, phúc lợi; Số còn lại: Là cổ tức được chia cho các cổ đông theo số cổ phần sở hữu. Các quỹ không hình thành từ lợi nhuận, sẽ do HĐQT quyết định, việc trích lập và ban hành qui chế sử dụng theo chế độ tài chính kế toán. HĐQT có trách nhiệm xây dựng qui chế phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ để trình ĐHĐCD quyết định cho từng năm. Tuỳ thuộc tình hình hiệu quả kinh doanh cho phép, HĐQT có thể ứng trước cổ tức cho số cổ đông theo từng thời hạn 3 tháng hoặc 6 tháng. h> Xử lý trong trường hợp kinh doanh thua lỗ. Trường hợp công ty kinh doanh bị thua lỗ, ĐHĐCĐ quyết định giải quyết kịp thời theo phương án sau: Trích từ quỹ dự trữ bắt buộc để bù lỗ. Chuyển một phần lỗ sang năm sau, đồng thời ĐHĐCĐ phải quyết định các biện pháp có hiệu quả để khắc phục. i>Công khai thông tin về công ty. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Công ty gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được HĐQT thông qua đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. Tóm tắt nội dung báo cáo hằng năm phải được thông báo đến tất cả cổ đông. j>Chế độ lưu giữ tài liệu của công ty. Công ty lưu giữ các tài liệu sau đây: Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, qui chế quản lý nội bộ công ty, sổ đăng ký cổ đông. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm. Các tài liệu giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty. Các biên bản họp ĐHĐCĐ, HĐQT; các quyết định đã được thông qua. Bản cáo bạch để phát hành chứng khoán. Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập. Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm. Các tài liệu khác theo qui định của pháp luật. Công ty phải lưu giữ các tài liệu qui định tại khoản 1 điều này ở trụ sở chính hoặc nơi khác Ngân hàng hoặc cơ quan công chứng và phải thông báo cho cổ đông và cơ quan đăng ký kinh doanh biết. Nghiêm cấm hành vi phát tán để lộ ra ngoài những tài liệu lưu giữ của công ty khi chưa được HĐQT cho phép. 2.Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Với đội ngũ cán bộ và chuyên gia giàu kinh nghiệm, thiết bị chuyên dụng hệ thống máy tính điện tử và thư viện phần mềm, phương tiện kiểm tra hện đại. áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến công ty tiến hành hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau thể hiện sự linh hoạt và tiến bộ của toàn thể các thành viên trong đơn vị. Cụ thể công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hóa hiện tiến hành kinh doanh trên các lĩnh vực sau. a>Xây dựng cơ bản. Xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình văn hoá- thông tin và các ngành nghề khác; tu bổ phục chế các di tích. Xây dựng các công trình phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn. Trang trí nội thất, ngoại thất, tạo cảnh quan kiến trúc; lắp đặt điện nước thiết bị công trình. Xử lý cấp nước sạch sinh hoạt và xử lý nước thải. Lập dự án, tư vấn giám sát; thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội, ngoại thất. đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật tư, vât liệu xây dựng. b>Thương mại và dịch vụ. Kinh doanh các loại vật tư, hàng hoá phục vụ nền kinh tế quốc dân. Xúc tiến chuyển giao công nghệ, dạy nghề, giới thiệu việc làm (Không bao gồm giới thiệu, tuyển chọn, cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động). Tư vấn khai thác các nguồn vốn cho các dự án đầu tư. Kinh doanh cho thuê văn phòng. Tổ chức các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí, văn hoá thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật ( Không bao gồm kinh doanh quán bar, phong hát Karaoke, vũ trường). (Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo qui định của Pháp luật). 3.Năng lực hoạt động của CTS a>Về lao động Tổng số lao động hiện nay của Công ty là 440 người. Trong đó : - Đại học và trên đại học : 30 người - Kỹ thuật : 45 người BẢNG KÊ KHAI LỰC LƯỢNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TT Cán bộ chuyên môn kỹ thuật Số lượng Thâm niên nghề nghiệp Ghi chú >= 5 năm >= 10 năm >= 15 năm I Đại học và trên đại học 30 1 Kỹ sư xây dựng 17 4 8 5 2 Kỹ sư XD thuỷ lợi 2 1 1 3 Kỹ sư công trình biển 1 1 4 Kiến trúc sư 2 1 1 5 Kỹ sư Kinh tế T.C 11 5 4 2 6 Kỹ sư chế tạo máy 4 4 7 Kỹ sư cấp thoát nước 03 01 01 01 II Trung cấp 14 1 Trung cấp xây dựng 5 3 2 2 Trung cấp kinh tế 3 3 2 3 Trung cấp cơ khí 6 3 3 Cộng 44 13 28 10 b>Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của CTS. CTS có đầy đủ các trang thiết bị của các Công ty bên đối tác - Phòng tư vấn và thiết kế các loại công trình xây dựng. - Phòng thí nghiệm cơ học đất, thiết bị khảo sát và kiểm tra chất lượng. - Thiết bị đo đạc hiện trường. - Hệ máy tính điện tử và thư viện chương trình hục vụ công tác thiết kế xử lý thông tin, lưu trữ , quản lý và các bài toán cơ học trong nghành xây dựng. - Thư viện địa kỹ thuật và xây dựng. - Các loại kích ép cọc thi công nền móng cong trình xây chen. - Các thiết bị bơm phun vữa, xi măng, bê tông. - Thiết bị xử lý nền đất yếu, cọc đất xi măng, bản nhựa. - Phương tiện thông tin và vận tải. - Thiết bị thi công và hoàn thiện công trình. - Thiết bị cẩu tháp, dàn giáo, vận thăng cho nhà cao tầng. - Thiết bị thi công cọc khoan nhồi và cọc đóng. - Thiết bị vần chuyển bê tông và bơm bê tông. - Trạm bê tông thương phẩm và sản xuất cấu kiện. - Thiết bị làm đất, thi công đường và công trình thuỷ lợi. BẢNG KÊ KHAI PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT TT Tên thiết bị Công suất Nước sản xuất Số lượng Nguồn sở hữu 1 Máy ép cọc 80 tấn 80 tấn Việt nam 02 Công ty 2 Máy cẩu 20 tấn TQ 01 Nt 3 Ôtô tải 10 tấn Nhật 10 Nt 4 Ôtô tải 5 tấn Nhật 15 Nt 5 Ôtô con 4 chỗ Nhật 05 Nt 6 Máy đào V=0,65m3 Nhật 03 Nt 7 Máy vận thăng V500 Việt nam 04 Nt 8 Máy trộn bê tông điện V=250 lít Việt nam 08 Nt 9 Máy trộn Bê tông tự hành Việt Nam 02 Nt 10 Máy lu Nhật 02 Nt 11 Máy đóng cọc Nhật 01 Nt 12 Máy cưa 1,5KW T.Quốc 11 Nt 13 Máy phát hàn 3 pha 15 KW Việt Nam 08 Nt 14 Máy hàn 1 pha Việt Nam 05 Nt 15 Máy phát điện Nhật 04 Nt 16 Máy khoan 1,5KW Đức 10 Nt 17 Máy bơm 1,5 KW Hàn quốc 12 Nt 18 Máy đầm dùi 0,75KW T.Quốc 25 Nt 19 Máy đầm bàn 1,5 KW T.Quốc 09 Nt 20 Máy cắt sắt Nhật 07 Nt 21 Máy bào T.Quốc 05 Nt 22 Cốt pha thép M2 Việt Nam 2500 Nt 23 Dàn giáo thép Bộ Việt Nam Đủ T.C Nt 24 Cây chống thép Cây Việt Nam 3000 Nt 25 Máy kinh vĩ Bộ Nhật 03 Nt 26 Máy thuỷ bình Bộ Nhật 02 Nt 4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kinh doanh của công ty 4.1.Mô hình tổ chức bộ máy. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị (5 người) Ban kiểm soát (3 người) Ban giám đốc (3 người) Phòng tổng hợp Phòng kinh doanh tiếp thị Trung tâm Tư Vấn Thiết Kế và xây dựng Các văn phòng đại diện Các công trường khoán gọn Các xí nghiệp nội bộ Xưởng sản xuất vật liệu Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ 4.2.Phương án tổ chức. a>Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra, số lượng gồm có 5 người: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên. Hội đồng quản trị kiêm nhiệm các chức vụ Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng Tổng hợp và các Giám đốc Xí nghiệp nội bộ có qui mô SXKD phát triển. b>Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra, số lượng gồm có 3 người hoạt động theo các qui định của Luật doanh nghiệp. c>Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội, điều hành mọi hoạt động của công ty theo pháp luật Nhà nước và Điều lệ công ty đã được Đại hội cổ đông thông qua. d>Số lượng lao động sau 3 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần Lao động quản lý: 30 người. Lao động kỹ thuật: 70 người (có trình độ Đại học, cao đẳng, trung cấp, nghệ nhân và thợ bậc cao) Lao động thợ bậc trung bình và lao động phổ thông là: 440 người. e>Phát triển tổ chức bộ máy theo định hướng tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật gọn nhẹ, có năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu SXKD trong cơ chế thị trường tăng cường sử dụng nguồn lực lao động xã hội. 4.3.Nhân sự và chức năng của mỗi bộ phận. a>Hội đồng quản trị. Số lượng 05 người do Đại hội cổ đông lần thứ nhất ngày 10-3-2006 bầu ra gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Văn Hiển Phó chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Song Toàn Các uỷ viên Hội đồng quản trị: Ông Võ Duy, Ông Phí Quang Đáng, Ông Phạm Văn Cường. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ : Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần chào bán của từng loại của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty. Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tai điều 91 Luật Doanh nghiệp 2005. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 hoặc điều lệ công ty. Quyết định giải pháp phat triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán hoặc cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định. Quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó. Cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện quền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó. Giám sát, chỉ đạo giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên đại hội cổ đông. Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu giải thể doanh nghiệp. b>Ban kiểm soát. Số lượng 03 người do Đại hội cổ đông lần thứ nhất ngày 10-3-2006 bầu ra gồm: Trưởng Ban kiểm soát: Ông Triệu Văn Thịnh Các uỷ viên: Bà Nghiêm Thị Bích Phượng, Ông Lê Văn vịnh Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốctrong việc quản lý và điều hành công ty. chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kiểm tra tính hợp pháp , tính trung thực và mức độc cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị. Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào xét thấy cần thiết hoặc quyết định của đại hội đòng cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định. Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vu được giao. Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến ngị lên đại hội cổ đông. c>Ban giám đốc Tổng giám đốc (kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị ): Ông Nguyễn Văn Hiển Phó Tổng giám đốc (kiêm phó chủ tịch Hội đồng quản trị ) : Ông Nguyễn Song Toàn. Phó tổng giám đốc (kiêm Uỷ viên HĐQT ) : Ông Phí Quang Đáng Tổng giám đốc có các quyền : Quyết định các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Quyết định lương và phụ cập (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tuyển dụng lao động. Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Các uyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty và quyết định của HĐQT. e>Các tổ chức chính trị và chính trị - xã hội . Tổ chức ĐCSVN trong công ty hoạt động theo hiến pháp và pháp luật của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các qui định của ĐCSVN. Tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, hội liên hiep phụ nữ trong công ty hoạt động theo hiến pháp và pháp luật, điều lệ hoạt động của các tổ chức đó. Công ty tôn trọng và tạo điều kiện để các tổ chức trên hoạt động theo pháp luật và điều lệ của mỗi tổ chức. 5.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính tại công ty a>Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính : VNĐ 2004 2005 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.968.785.378 6.256.723.435 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.968.785.378 6.266.723.435 Giá vốn hàng bán 5.700.877.935 6.067.514.235 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 267.907.452 199.209.200 Doanh thu hoạt động tài chính 2.289.265 3.193.765 Chi phí tài chính 0 0 Chi phí bán hàng 0 0 Chi phí quản lý doanh nghiệp 254.390.387 178.324.342 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 15.806.330 24.078.623 Thu nhập khác 13.847.417 14.567.854 Chi phí khác 23.618.417 24.353.872 Lợi nhuận khác -9.915.000 -9.786.018 Tổng lợi nhuận trước thuế 6.035.330 14.292.605 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 1.689.892 4.001.929 Lợi nhuận sau thuế 4.345.438 10.290.675 b>. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Từ báo cáo kết quả kinh doanh trên đây ta nhận thấy: Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị có nhiều bước phát triển vượt (Năm sau cao hơn năm trước), thể hiện ở sự tăng trưởng của một loạy các chỉ tiêu: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán,lợi nhuận gộp, tổng lợi nhuận đều tăng lên. Nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm đi cho thấy sự gọn nhẹ của bộ máy điều này rất phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Đó là những nguyên nhân cơ bản để tổng lợi nhuận trước thuế tăng lên làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng lớn hơn, đóng góp lớn hơn cho ngân sách nhà nước (Thuế GTT trực tiếp phải nộp và thuế tiêu thụ đặc biệt = 0), Kích thích sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. II.KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY LẮP Ở CTS. 1.Đặc điểm của hợp đồng xây lắp tại CTS. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng lực các công nhân việt Nam giàu kinh nghiệm và được lựa chọn kỹ càng, thiết bị thi công đồng bộ và hiện đại nhưng với quy mô hoạt động đang phát triển và dần được hoàn thiện do vậy các hợp đồng xây lắp của CTS đều thuộc các dự án vừa và nhỏ. Qua hơn 4 năm hoạt động, công ty đã và đang thực hiện các hợp đồng tư vấn, thiết kế và thi công hàng trăm công trình trên địa bàn toàn quốc góp phần thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Các hợp đồng xây dựng của CTS bao gồm hợp đồng tư vấn, hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng tổng thầu xây dựng. Trong đó phần lớn là các hợp đồng giao nhận thầu xây lắp( hợp đồng tư vấn) như công trình xây dựng trường tiểu học xã hù Chuẩn Huyện Từ sơn Tỉnh Bắc Ninh, hay hợp đồng thi công xây dựng ví dụ công trình nhà lướp học và bếp ăn trường THCS Quảng An. Các hợp đồng xây dựng có được của CTS đa số đều thông qua hình thức đầu thầu, bỏ giá thầu để chọn nhà thầu phù hợp, được ký kết trực tiếp giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. 2.Quy trình đấu thầu xây lắp tại CTS Trình tự các bước thực hiện đấu thầu tại CTS được thực hiện theo các quy định của quy chế đấu thầu được mô tả cụ thể qua sơ đồ sau : 3.Ký kết hợp đồng xây lắp ở CTS 3.1. Căn cứ pháp luật trong ký kết hợp đồng xây lắp Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 4; -Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các quy định khác của pháp luật có liên quan; C¨n cø NghÞ ®Þnh sè 209/2004/N§-CP cña ChÝnh phñ ngµy 16/12/2004 vÒ Qu¶n lý chÊt l­îng c«ng tr×nh x©y dùng. -Căn cứ thông tư số 02/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng, ngày 25 tháng 2 năm 2005 hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng -Căn cứ Quy định của Bộ Xây dựng về: (định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, định mức chi phí khảo sát, định mức chi phí thiết kế,...); -Căn cứ theo sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. 3.2.Các hợp đồng xây lắp được công ty ký kết Tùy thuộc các hợp đồng khác nhau mà chủ thể, nội dung và hình thức của hợp đồng cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. sau đây là một số điểm cơ bản về chủ thể, nội dung và hình thức trong các hợp đồng xây dựng đặc trưng của công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hóa. a>Chủ thể Trong hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình trường THPT Phú Lương - Thái Nguyên được ký kết ngày 12 tháng 6 năm 2005 có nêu rõ : Đại diện bên giao thầu( bên A ) là trường THPT Phú Lương – Thái Nguyên có đại diện là hiệu trưởng nhà trường và đại diện bên nhận thầu( bên B ) công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hóa do giám đốc công ty là đại diện tham gia ký kết hợp đồng. -Ở hợp đồng thi công xây dựng công trình nhà lớp học và bếp ăn trường THCS Quảng An được ký kết ngày 22 tháng 12 năm 2005( hợp đồng có được thông qua hình thức đấu thầu): Bên giao thầu( bên A ) là ban quản lý dự án Tây Hồ với đại diện tham gia ký kết là giám đốc ban quản lý. Về phía công ty là bên nhận thầu( bên B) với đại diện tham gia ký kết hợp đồn này là giám đốc Nguyễn Văn Hiển. -Còn ở hợp đồng giao nhận thi công xây lắp và mua sắm lắp đặt trang thiết bị công trình ký ngày 05 tháng 8 năm 2004 giữa đại diện bên A( Ban quản lý dự án quận Hoàn Kiếm) do phó giám đóc ban quản lý làm đại diện và bên B ( CTS ) do giám đốc công ty là người đại diện. b>Nội dung Nội dung chủ yếu của hợp đồng gồm: nội dung công việc phải thực hiện; chất lượng và yêu cầu kỹ thuật khác của công việc; thời gian và tiến độ thực hiện; điều kiện nghiệm thu, bàn giao; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn bảo hành; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; các loại thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng. Ví như trong hợp đồng thi công xây dựng công trình nhà lớp học và bếp ăn trường THCS Quảng An được ký kết ngày 22 tháng 12 năm 2005 với nội dung của hợp đồng có quy định rõ : - Nội dung công việc và sản phảm của hợp đồng Bên A giao cho bên thực hiện thi công xây dựng công trình nhà lớp học và bếp ăn trường THCS Quảng An, phường Quảng An, quận Tây Hồ theo đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công – đã được BQLDA quần Tây Hồ phê duyệt ngày 19/10/2005 và phải được nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Mọi thay đổi, bổ sung, phát sinh khối lượng phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trược khi thực hiện. -Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật của công trình Bên B có trách nhiệm thực hiện thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công – tổng dự toán đã được phê duyệt, đúng hồ sơ dự đấu thầu của mình, đảm bảo sự bền vững và chính xác của các kết cấu xây dựng theo quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo đúng các quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Vật liệu đưa vào công trình phải đảm bảo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế và tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức theo quy định hiện hành. -Thời gian và tiến độ thực hiện Thời gian thi công là 200 ngày kể từ ngày khởi công trừ những ngay dừng thi công do nguyên nhân bất khả kháng hoặc do yêu cầu của bên A khi thay đổi, bổ sung thiết kế. Nếu bên B chậm hoàn thành và bàn giao công trình so với thời gian nêu trên mà không có lý do thì phải chịu xử phạt theo quy định hiện hành của nhà nước. -Điều kiện nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng Tuân theo các quy định về quản lý chất lượng công trình. Bên A sẽ thực hiện nghiệm thu từng công việc xây dựng, từng bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, từng hạng mục công trình thi công xây dựng -Bảo hành công trình Bên B có trách nhiệm bảo hành công trình sau khi bàn giao cho đơn vị sử dụng. Nội dung bảo hành bao gồm khắc phục sửa chữa, thay thế trang thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành sử dụng không bình thường do lỗi của bên B gây ra. -Giá trị hợp đồng Giá trị hợp đồng theo quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu số 144/QĐ-UB ngày 20/12/2005 của UBND quận Tây Hồ : 2.737.700.000đồng. -Thanh toán hợp đồng hình thức thanh toán: Chuyển khoản -Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng Bên B thực hiện việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long với giá trị 10% giá trị hợp đồng. -Bảo hiểm Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng, các bên phải mua bảo hiểm theo quy định hiện hành. Bên A mua bảo hiểm công trình Nhà thầu( bên B) phải mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. -Tranh chấp và giải quyết tranh chấp Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng, các bên phải có trách nghiệm thương lượng giải quyết; Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. -Bất khả kháng Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hoả hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,... và các thảm hoạ khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam... Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải: Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 7 ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình -Tạm dừng, hủy bỏ hợp đồng -Phạt khi vi phạm hợp đồng Nếu bên B kéo dài thời gian thi công thì cứ 1 ngày kéo dìa trừ 0,1% giá trị quyết toán. Kéo dài thời gian thi công quá 30 ngày so với thời gian thực hiện hợp đồng thì bên A có quyền đình chirchir thi công, hủy bỏ hợp đồng thi công và bên B vẫn phải nộp phạt theo quy định. -Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia -Ngôn ngữ sử dụng Ngôn ngữ của hợp đồng là ngôn ngữ tiếng Việt c>Hình thức Tất cả các hợp đồng xây lắp tại CTS đều được xác lập bằng văn bản Với nội dung chủ yếu của hợp đồng bao gồm: nội dung công việc phải thực hiện; chất lượng và yêu cầu kỹ thuật khác của công việc; thời gian và tiến độ thực hiện; điều kiện nghiệm thu, bàn giao; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn bảo hành; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; các loại thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng. Các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc và hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện, tài liệu kèm theo hợp đồng có thể bao gồm toàn bộ hoặc một phần các nội dung sau: thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu; điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp đồng; đề xuất của nhà thầu; các chỉ dẫn kỹ thuật; các bản vẽ thiết kế; các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản; các bảng, biểu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đối với tiền tạm ứng và các bảo lãnh khác nếu có; các biên bản đàm phán hợp đồng; các tài liệu khác có liên quan. 3.3.Thực hiện hợp đồng xây lắp tại CTS. a>Nguyên tắc thực hiện hợp đồng Công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc trong thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật. ‘’Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây: Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường; Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật; Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng.’’ Thực hiện các cam kết thỏa thuận trong hợp đồng : b>Thực hiện đầy đủ các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng Một hợp đồng xây dựng được coi là thực hiện xong khi các bên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng.CTS trong quá trình hoạt động của mình luôn luôn tuân thủ thực hiện các cam kết trong hợp đồng, đồng thời trong khả năng có thể tạo điều kiện cho các đối tác thực hiện tốt công tác hợp đồng. Công ty tiến hành thi công và bàn giao công trình đúng theo điều khoản về thời gian thực hiện, hoàn thành.Trong quá trình thực hiện, Công ty căn cứ vào yêu cầu về số lượng, chất lượng, kỹ thuật theo hợp đồng đã ký để tiến hành mua sắm nguyên vật liệu sao cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu về kỹ, mỹ thuật công trình, hoàn thành nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. c>Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng  Khi cã vi ph¹m hîp ®ång bªn vi ph¹m hîp ®ång sÏ ph¶i chÞu ph¹t vi ph¹m hîp ®ång. Trong qu¸ tr×nh ký kÕt hîp ®ång x©y dùng C«ng ty vµ phÝa ®èi t¸c cïng ®µm ph¸n møc ph¹t vi ph¹m hîp ®ång theo nh÷ng tháa thuËn ®­îc ghi trong hîp ®ång vµ phï hîp víi quy ®Þnh cña ph¸p luËt. d>Sửa đổi chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng Tại CTS việc sửa đổi chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng chỉ được áp dụng trong những tình huống bất khả kháng khi công ty không còn sự lựa chọn nào khác. e>Trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xây lắp Biện pháp giải quết tranh chấp được ưu tiên số 1 tại CTS là thương lượng thông qua đàm phán, sau đó đến biện pháp hòa giải của các cơ quan trung gian. Nếu vẫn không giải quết được ổn thỏa tranh chấp thì bắt buộc phải áp dụng biện pháp trọng tài hoặc khởi kiện ra tòa án. Chương III.Một số đánh giá kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây lắp. I.Những ưu nhược điểm của pháp luật về hợp đồng xây lắp 1.Ưu điểm Pháp luật về hợp đồng xây dựng được quy định chặt chẽ, ổn định, có thể tiên liệu, dự đoán trước. Pháp luật hợp đồng xây dựng đám bảo tính thứ bậc và thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam. Những quy định mới của pháp luật là phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ký kết hợp đồng xây dựng với các đơn vị nước ngoài. 2.Nhược điểm Hiệu lực quản lý của pháp luật hợp đồng còn chưa cao Pháp luật hợp đồng còn hạn chế ở tính phổ biến Hợp đồng xây dựng ở nước ta hiện nay về nội dung các quy định còn quá sơ sài. Không ít văn bản ban hành lâu nhưng vẫn bị "treo", chưa đưa ra thi hành II.Nhận xét về việc áp dụng pháp luật hợp đồng xây lắp tại CTS 1.Những thuận lợi của CTS trong ký kết & thực hiện Hợp Đồng Về quản lý chất lượng công trình: Chất lượng công trình là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong ba yếu tố mà chủ đầu tư dùng để xét thầu, và đồng thời đó cũng là một trong những điều khoản quan trọng được thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng xây dựng. Trong xây dựng cơ bản, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng công trình vì một công trình xây dựng thường bao gồm nhiều hạng mục công trình tạo nên như: nền móng, xây, lắp đặt, điện nước..... Thiệt hại xảy ra thì Công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhưng không chỉ có vậy Công ty sẽ còn bị giảm uy tín trên thị trường xây dựng và khả năng trúng thầu trong các dự án sau này của công ty chắc chắn sẽ trở nên khó khăn. Xác định rõ vấn đề này,CTS luôn coi chất lượng công trình là một trong những mục tiêu hàng đầu, điều kiện tất yếu dẫn đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Chính vì thế trong quá trình thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, CTS luôn thực hiện triệt để các quy trình, quy phạm định mức kinh tế kỹ thuật được pháp luật hiện hành quy định như: Quyết định số 439/ BXD- CSXD ngày 25/09/1997 của Bộ xây dựng về việc ban hành quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Quyết định số1242/1998/ QĐ- BXD ngày 25/11/1998 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức dự toán xây dựng cơ bản. Nhờ luôn chú trọng đến chất lượng công trình trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty đã xây dựng được các công trình đạt yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng cao, có tính thẩm mỹ, phát huy tính hiệu quả của các công trình xây dựng. Những thành công này chứng tỏ sự cố gắng vượt bậc của Công ty nhằm góp phần và khẳng định uy tín của Công ty trên thị trường xây dựng, được chủ đầu tư và các nhà thầu chính đánh giá cao. Về công tác tổ chức, quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng: Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, Công ty đã lựa chọn được những cán bộ chỉ huy giỏi, có kiến thức tổng hợp, hiểu sâu về kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm trong thi công và xử lý các tình huống phức tạp về kỹ thuật, trực tiếp tham gia và giám sát việc thi công công trình. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị phục vụ thi công của Công ty ngày càng được bổ sung đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Nhìn chung, Công ty đã có nhiều cố gắng cải tiến rõ rệt về mặt tổ chức, quản lý thực hiện hợp đồng, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo nhiều kiện thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng tiếp theo của Công ty 2.Những khó khăn vướng mắc Ngoài những thành tựu đã đạt được như đã nêu ở trên, trong quá trình hoạt động của mình, đặc biệt là trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng, công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế sau: Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, Công ty còn gặp lúng túng trong cách xác định nguồn luật điều chỉnh. Về cơ bản việc ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng chịu sự điều chỉnh của luật thương mại 2005. Tuy nhiên, Nghị định 88/CP về Quy chế đấu thầu lại là cơ sở cho các bên lựa chọn đối tác trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, đồng thời đó cũng là cơ sở để các bên tiến hành thương thảo hoàn thiện nội dung của hợp đồng. Trong công tác thi công, quản lý chất lượng công trình của Công ty, ở một số khâu trong các công trình đôi lúc còn chưa được đảm bảo. Cán bộ kỹ thuật, chỉ huy công trường, đội truởng thi công nhiều khi không bám sát hiện trường nên sự sai sót trong thi công có lúc xảy ra làm tăng những chi phí không cần thiết, giảm lợi nhuận của Công ty. Sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt làm cho thị trường của Công ty có nguy cơ bị thu hẹp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng mới được thành lập đều có khả năng cạnh tranh cao. Công ty vẫn gặp phải những khó khăn do những phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, đó là do trong quá trình ký kết, trong nội dung của hợp đồng đã không có những đề cập đến những phát sinh này và biện pháp giải quyết. Một hạn chế nữa mà cũng cần phải nêu lên ở đây là khi công ty ký hợp đồng làm nhà thầu phụ với các nhà thầu chính nước ngoài, công ty thường ký trực tiếp mà không thông qua một trung tâm tư vấn pháp luật nào. III. CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY LẮP. 1.Kiến nghị đối với nhà nước vẫn tồn tại 2 luật hợp đồng khác nhau: Bộ luật Dân sự điều chỉnh hợp đồng dân sự và Luật Thương mại điều chỉnh hợp đồng thương mại. Do vậy, các bên có liên quan đến tranh chấp hợp đồng thường mất nhiều thời gian cãi nhau về việc xác định tranh chấp này là thuộc về dân sự hay kinh tế để xác định khung pháp luật điều chỉnh. quyết định của tòa hay trọng tài thương mại ở Việt Nam là không dự báo trước được do trình độ và chất lượng xét xử còn thấp. Việc đảm bảo thực hiện hợp đồng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn gặp phải những rào cản cả ở trong pháp luật cũng như trên thực tế triển khai. Hiện nay chế định về hợp đồng trong pháp luật Việt Nam còn sơ sài và chưa tương thích với luật pháp và thông lệ quốc tế. Chính vì vậy có xu hướng các trọng tài viên quốc tế áp dụng luật pháp và thông lệ quốc tế để xử các vụ tranh chấp có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam. Việc đưa tất cả các quy định về hợp đồng vào diện điều chỉnh của Bộ luật dân sự sửa đổi mà không có chương hợp đồng thương mại trong Luật Thương mại, các nhà lập pháp chưa đem lại được cho doanh nghiệp một chế định hợp đồng đầy đủ khi họ giao kết hợp đồng thương mại, đặc biệt là hợp đồng thương mại quốc tế. Một câu ngạn ngữ của Phương Tây "Một thỏa hiệp tồi còn hơn một bản án tốt" đã cho thấy khi có tranh chấp xảy ra, nếu các doanh nghiệp tự thỏa thuận giải quyết được với nhau thì vẫn tốt hơn so với việc mang nhau ra cơ quan tài phán (hoặc là tòa án hoặc là trọng tài). Đưa một tranh chấp ra trước cơ quan tài phán tất nhiên là sẽ tốn kém cả về mặt thời gian và tiền bạc của cả hai bên. Hệ thống tòa án của Việt Nam hiện nay là quá tải. Trong thời gian vừa qua, cũng đã nhiều nỗ lực để cải thiện hệ thống tư pháp. Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 đã tăng thẩm quyền cho tòa án cấp quận, huyện, đã quy định chi tiết về thời hạn tòa án phải trả lời nguyên đơn (5 ngày kể từ ngày toà nhận đơn khởi kiện) và thời hạn chuẩn bị xét xử (2-4 tháng) và đưa vụ việc ra xét xử (sau 1-2 tháng kể từ này ra quyết định xét xử). Việt Nam cũng đang xem xét việc áp dụng thủ tục xét xử nhanh vụ kiện và tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục ở tòa. Tuy nhiên, những cải cách này phải đi song song với việc nâng cao năng lực của đội ngũ thẩm phán. Hơn nữa cần tiếp tục đưa công nghệ thông tin vào hoạt động của tòa để giảm dần cách làm "thủ công" của một số tòa như hiện nay để tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và thời gian xét xử. Các doanh nghiệp cần nhận thức được vẫn còn một cơ chế giải quyết tranh chấp nhanh hơn và hiệu quả hơn - bằng trọng tài thương mại. Ưu điểm nổi bật của xét xử bằng trọng tài thương mại so với tòa án ở chỗ nhanh gọn, kín đáo và phán quyết của trọng tài là có giá trị chung thẩm, tức có hiệu lực cuối cùng và được cưỡng chế thi hành như phán quyết của tòa án. Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 và Pháp lệnh Thi hành án có hiệu lực vào ngày 1/7/2004 đã tạo một khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động của trọng tài thương mại. Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam đang có những bước đi quan trọng. Tất cả các quy định chung về hợp đồng được đưa ra khỏi Luật Thương mại năm 2005. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 hết hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2006. Các quy định có tính chất luật chung về hợp đồng đang được quy trong Bộ luật Dân sự năm 2005 tạo niềm tin lớn hơn và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc áp dụng pháp luật. Trong Bộ luật Dân sự năm 2005, các quy định về hợp đồng cũng đang được điều chỉnh theo chiều hướng tốt. Một số thay đổi quan trọng có thể liệt kê ra đây như: i) hình thức của hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực của HĐ đối với một số HĐ cụ thể mà luật quy định; ii) điều khoản chủ yếu (chỉ mang tính hướng dẫn, không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng nếu không tuân thủ); iii) chỉ vi phạm đối tượng, mục đích của HĐ mới ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng; iv) các bên được quyền áp dụng luật pháp nước ngoài và tập quán quốc tế; v) hai biện pháp bảo đảm quan trọng nhất là cầm cố và thế chấp đã được quy định theo nguyên tắc căn cứ vào mức độ rủi ro chứ không căn cứ vào tiêu chí động sản hay bất động sản nữa; vi) có thể thế chấp tài sản hình thành trong tương lại. Hiện các doanh nghiệp vẫn tự tìm cách giải quyết tranh chấp với nhau là chính. Nhiều trường hợp họ nhờ đến công an (như nhờ đi đòi nợ hộ). Ngoài ra họ có thể nhờ những người trung gian hòa giải có uy tín. Ban Pháp chế và Trung tâm Trọng tài của VCCI cũng thường xuyên nhận được các yêu cầu giúp đỡ hòa giải các tranh chấp giữa các DN. Việc công nhận hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp chính thức sẽ hỗ trợ DN giải quyết những tranh chấp không quá phức tạp. Cũng phải thừa nhận rằng mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách trong lĩnh vực tư pháp, công tác xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại của tòa án vẫn còn chưa thực sự hiệu quả. Có một số lí do làm cho doanh nghiệp không "mặn mà" với tòa án. Thứ nhất, các công việc của tòa án vẫn còn "thủ công", chưa ứng dụng nhiều công nghệ thông tin, nên còn nhiều chậm chễ. Thứ hai, tư duy thẩm phán chưa thích nghi được với kinh tế thị trường, nên trong quá trình xét xử, các thẩm phán thiên về bảo vệ lợi ích của Nhà nước hơn là tôn trọng quyền tự do kinh doanh của họ và giải quyết tranh chấp theo hướng bảo vệ lợi ích của các bên. Thứ ba, kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại (nhất là về sở hữu trí tuệ, có yếu tố quốc tế) của đội ngũ thẩm phán còn rất hạn chế nên quyết định của tòa có vẻ không được các doanh nghiệp phục và tự nguyện thi hành. Thứ tư, vai trò của luật sư trong các phiên tòa cũng còn hạn chế do chưa lấy được sự tin tưởng từ thẩm phán và bản thân luật sư trong nước cũng chưa có nhiều kinh nghiệm đối với các tranh chấp kinh tế thương mại phức tạp. Pháp luật nước ta thì lại chưa cho phép sử dụng luật sư nước ngoài tại tòa để tạo điều kiện học hỏi cho cả thẩm phán và luật sự trong nước. Cuối cùng, ở Việt Nam việc kê khai tài sản không được thực hiện một cách hiệu quả nên rất khó xác định được tài sản nào có thể xiết nợ của bị đơn. Do vậy việc thi hành các quyết định của tòa án hiệnnay cũng rất chậm và kém hiệu quả. Trong thời gian tới, cần thực hiện một rà soát toàn diện về thực trạng và năng lực giải quyết án/tranh chấp kinh tế của hệ thống tòa án và trọng tài thương mại để có thể đưa ra được những đề xuất sửa đổi về chính sách cũng như xây dựng các chương trình nâng cao năng lực cho đội ngũ thẩm phán và trọng tài viên. Để hạn chế những bất cập trong công tác ban hành pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền nên chăng áp dụng thí điểm văn bản luật ở một hoặc một số địa phương trước khi triển khai áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Việc áp dụng thí điểm văn bản luật trên phạm vi nhỏ, có trọng tâm, trọng điểm sẽ giúp đánh giá nhanh chóng những ưu điểm, nhược điểm, bất cập của văn bản. Việc này giúp tiết kiệm và giảm thiệt hại khi phải chi phí in ấn tài liệu, triển khai, tập huấn văn bản. Nếu lỡ văn bản  chưa phù hợp phải sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ thì việc khắc phục cũng đơn giản. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng nhiều văn bản pháp luật triển khai rầm rộ, nhưng sau đó phải sửa đổi, thay thế vì lỗi thời. 2.Kiến nghị đối với công ty Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, Công ty đã lựa chọn được những cán bộ chỉ huy giỏi, có kiến thức tổng hợp, hiểu sâu về kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm trong thi công và xử lý các tình huống phức tạp về kỹ thuật, trực tiếp tham gia và giám sát việc thi công công trình. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị phục vụ thi công của Công ty ngày càng được bổ sung đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Nhìn chung, Công ty đã có nhiều cố gắng cải tiến rõ rệt về mặt tổ chức, quản lý thực hiện hợp đồng, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo nhiều kiện thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng tiếp theo của Công ty. a>Soạn thảo chặt chẽ đầy đủ, ngôn ngữ chính xác Hợp đồng được các bên soạn thảo rất sơ sài do thông lệ là luật sẽ điều chỉnh các vấn đề còn lại hoặc có thể do các bên tham gia hợp đồng không biết là có nhiều luật điều chỉnh chế định hợp đồng. Chính vì vậy khi có tranh chấp xảy ra các bên phụ thuộc vào quyết định chủ quan của thẩm phán. Việc buộc thực hiện đúng hợp đồng trở nên phức tạp và khó thực hiện Ngay dù khi hợp đồng được soạn thảo một cách chi tiết để tránh những lỗ hổng của luật pháp, cơ quan công chứng lại thường yêu cầu các bên điều chỉnh lại hợp đồng và bỏ đi những điều khoản khung vì cho rằng các điều khoản này đã được điều chỉnh trong luật. Khi ký kÕt c¸c hîp x©y dùng cÇn ph¶i chó ý ®Õn nh÷ng ®iÒu kho¶n trong néi dung cña hîp ®ång sao cho ®óng vµ ®Çy ®ñ. Ng«n ng÷ phï hîp, chÝnh x¸c vÒ c¶ néi dung vµ h×nh thøc. b>Nội dung hợp đồng không trái pháp luật & đạo đức xã hội ĐÓ thực hiện h một cách nhanh chóng và hiệu quả, Công ty cần hoàn thiện các điều khoản hợp đồng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, xây dựng các điều khoản "mở" có tính linh động để có thể thích ứng với tình hình thực tế khi tiến hành đàm phán ký kết mà vẫn đúng pháp luật. c>Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện. Trong khi soạn thảo hợp đồng xây dựng cần đưa vào hợp đồng những điều khoản quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện như tinh thần của bộ luật dân sự : d>Có sự tư vấn chuyên nghiệp trong soạn thảo và ký kết hợp đồng Khi ký kết hợp đồng làm thầu phụ với các nhà thầu chính nước ngoài cần phải thông qua các trung tâm tư vấn pháp luật. Vì pháp luật nước ngoài có thể nói thường chặt chẽ hơn pháp luật của nước ta. Và đã có không ít trường hợp các doanh nghiệp của nước ta do không nắm rõ về luật pháp nên đã phải chịu những khoản bồi thường thiệt hại hợp đồng cho các nhà đầu tư nước ngoài. xây dựng một hệ thống chuyên trách về Marketing trong Công ty nhằm thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, xây dựng kế hoạch dự báo giá cả linh hoạt để có thể ứng biến kịp thời với sự biến động của thị trường. Công tác Marketing trong xây dựng cơ bản thường bao gồm các nội dung sau: Thu thập các thông tin về tình hình biến động giá cả của thị trường để có biện pháp điều chỉnh giá hợp lý cũng như việc thông tin kịp thời cho chủ đầu tư và nhà thầu chính biết để đàm phán, thoả thuận nhằm tránh các rủi ro cho Công ty. Thu thập các thông tin về tình hình xây dựng cơ bản trên thị trường( trong và ngoài nước) để có biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời các yếu tố, nguồn lực phục vụ công tác thi công sao cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế của Công ty. Thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh trong hợp đồng giao nhận thầu phụ ( về năng lực tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm.....) để có biện pháp đề xuất, ứng phó kịp thời nhằm nâng cao khả năng được chọn làm nhà thầu phụ cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Cần tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ của Công ty trên tất cả các mặt như: ngoại ngữ, pháp luật và cả kinh nghiệm thực tế. Mục tiêu đặt ra là phải có những cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết sâu sắc cũng như có khả năng phân tích chính xác tình hình thực tế trong và ngoài nước. Khi ký kết các hợp đồng xây dựng cần phải chú ý đến những điều khoản trong nội dung của hợp đồng sao cho đúng và đầy đủ. KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của thế giới, chúng ta đang đứng trước nhiều vận hội và thách thức mới. Các thể chế kinh tế quốc tế mà chúng ta là thành viên luôn đồi hỏi sự hoàn thiện và ổn định trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật xây dựng nói chung mà cụ thể là luật pháp hợp đồng và hợp đồng xây lắp. Vì vậy việc hoàn thiện và phát triển hơn nữa của pháp luật hợp đồng xây lắp là việc làm cấp thiết của đất nước ta, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cú được các hợp đồng lớn có chất lượng pháp lý cao mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước gúp phần không nhỏ đưa nước ta phát triển hơn trong tương lai. Ngành xây dựng là một ngành sản xuất vật chất quan trong trong nền kinh tế quốc dân, nó thực hiện có kế hoạch quá trình tái sản xuất, qua đó đáp ửng nhu cầu phát triển sản xuất một cách có kế hoạch với tôc độ nhanh góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn chủ nghĩa xã hội. Qua đó ta thấy xây dựng là một lĩnh vực quan trọng, nó có ảnh hưởng quan trọng đến các ngành kinh tế kỹ thuật khác. Vì vậy, củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng đang trở thành một vấn đề cấp thiết. Bài viết này nghiên cứu tổng quát chế độ pháp lý về hợp đồng xây lắp như khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc ký kết, cách thức ký kết, cũng như các nội dung cần thoả thuận trong hợp đồng xây dựng khi ký kết và một số vấn đề khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng xây lắp. Trên cơ sở phân tích và đánh gía thực trạng áp dụng chế độ pháp lý đó tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hóa, bài viết có đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần cho việc sửa đổi và hoàn thiện pháp luật về xây dựng và đầu tư xây dựng - hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp đồng xây dựng. Danh mục tài liệu tham khảo Các văn bản pháp luật 1.Bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 2.Bộ Luật tố tụng dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2004 3.Luật xây dựng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 4.Luật đấu thầu năm 2005 5.Luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005 6.Bộ luật lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi bổ xung năm 2002 7.Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình. 8.Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của chính phủ về quy hoạch xây dựng. 9.Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 10.Thông tư số 02/2005/TT-BXD ngày 25 tháng 02 năm 2005 của bộ xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. 11.Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01 tháng 4 năm 2005 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án dầu tư xây dựng công trình. 12. Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14 tháng 7 năm 2005 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn và kiểm tra công trình xây dựng 13. Thông tư số 14/2005/TT-BXD ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng. 14. Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng 15. Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản 16. Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13 tháng 10 năm 2005 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí công trình 17. Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lưu trữ, hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng 18. Thông tư số 05/2005/TT-BXD ngày 142tháng 4 năm 2005 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn tuyển thiết kế kiến trúc công trình 19. Thông tư số 05/2004/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2004 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. 20. Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD ngày 03 tháng 02 năm 2005 của bộ trưởng bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng 21. Thông tư số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15 tháng 4 năm 2005 của bộ trưởng bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí lập dự án và thiết kế công trình. 22. Nghị Định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của chính Phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra xây dựng. Mục Lục Lời mở đầu 1 Chương I. Khái quát về pháp luật hợp đồng và hợp đồng xây lắp 3 I.Khái quát về pháp luật hợp đồng 3 1.Định nghĩa hợp đồng 3 2.Bản chất hợp đồng 4 3.Hiệu lực của hợp đồng 5 4.Hợp đồng vô hiệu 7 5.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 9 6.Phân loại hợp đồng 9 II.Khái quát chung về hợp đồng xây lắp 17 1.Khái niệm, đặc điểm 17 1.1.Khái niệm 17 1.2.Đặc điểm 17 2.Các loại hợp đồng 20 III.Ký kết hợp đồng xây lắp 21 1.Nguyên tắc ký kết hợp đồng 21 2.Căn cứ ký kết hợp đồng xây lắp 23 3.Nội dung của hợp đồng xây lắp 24 4.Hình thức của hợp đồng xây lắp 29 IV.Thực hiện hợp đồng xây lắp 30 1.Nguyên tắc thực hiện 30 2.Các biện pháp đảm bảo 31 3.Sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng xây lắp 31 4.Tranh chấp và giải quyết tranh chấp 33 Chương II.Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xây lắp ở công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hóa CTS. 34 I.Khái quát về CTS 34 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 34 2.Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 40 3.Năng lực hoạt động của CTS 41 4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kinh doanh của công ty 45 4.1.Mô hình tổ chức bộ máy 45 4.2.Phương án tổ chức 47 4.3.Nhân sự và chức năng của mỗi bộ phận 47 5.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính tại công ty tại công ty 51 II.Ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp ở CTS 52 1.Đặc điểm của hợp đồng xây lắp tại CTS 52 2.Quy trình đấu thầu xây lắp tại CTS 53 3.Ký kết hợp đồng xây lắp ở CTS 54 3.1. Căn cứ pháp luật 54 3.2.Các hợp đồng xây lắp được công ty ký kết 54 3.3.Thực hiện hợp đồng tại CTS 59 Chương III.Một số đánh giá kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây lắp. 60 I.Những ưu nhược điểm của pháp luật về hợp đồng xây lắp 60 1. Ưu điểm 60 2.Nhược điểm 61 II.Nhận xét về việc áp dụng pháp luật hợp đồng xây lắp tại CTS 61 1.Những thuận lợi của CTS trong ký kết & thực hiện HĐ 61 2.Những khó khăn vướng mắc 62 III. Các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng xây lắp 63 1.Kiến nghị đối với nhà nước 63 2.Kiến nghị đối với công ty 63 Kết luận 70 Tài liệu tham khảo 71

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32004.doc
Tài liệu liên quan