Chuyên đề Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá tại công ty cổ phần chứng khoán Kim Long

Đây là một hường đi cần được phát triển bởi với tốc độ phát triển như hiện nay của nền kinh tế khu vực và thế giới quá trình toàn cầu hoá sẽ bao chùm lên hầu hết các quốc giá va Việt Nam không thể là ngoại lệ . TTCK của chúng ta tuy phát triển chưa lâu song nó đã tạo ra được những thành quả đáng khen ngợi và thực tế đã thu hút được sự quan tâm từ phái các nhà đầu tư nước ngoài như Mỹ, Nhật, Singapor Từ chuyến thăm của thủ tướng việt nam tới sở giao dịch newyork , sự hơp tác qua lại giữa sở giao dịch CK HCM và trung tâm giao dịch CK Hà Nội với các đối tác đến từ Mỹ , Singapor và với số lượng vốn nhà đầu tư nước ngoài đổ vào TTCK việt nam ngày càng lớn thì việc KLS thu hút nhà đầu tư nước ngoài đến với mình sẽ là bước đi thông minh tăng doanh thu cả hoạt động môi giới , và tư vấn đầu tư . Tăng cường hợp tác về các mặt như CNTT đào tạo nguồn nhân lực , phương thức tổ chức quản lý chung và quản lý các hoạt động nghiệp vụ sẽ giúp cho KLS tạo dựng thêm hình ảnh và khả năng cung cấp dịch vụ tiên tiến ,tiến tới dẫn đầu trong các CTCK hoạt động tại việt nam và mở rộng phát triển ra nứơc ngoài .

doc90 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá tại công ty cổ phần chứng khoán Kim Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
01/08/2006 và kết thúc vào 31/12/2006) và 2007 * Chi phí khác bao gồm chi phí nhân viên trực tiếp, chi phí vật liệu văn phòng, chi phí công cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Năm 2007, cùng với sự mở rộng hoạt động kinh doanh , trụ sở hoạt động , chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán và chi phí quản lý doanh nghiệp của KLS gia tăng . Tuy nhiên công ty đã quản lý tốt chi phí hoạt động , đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp . Tỷ trọng của các khoản mục chi phí này chiếm 1.85% doanh thu thuần trong năm 2007. Một số chỉ tiêu về tài chính năm 2007 Mặc dù đang trong giai đoạn vừa xây dựng, vừa vận hành, ngoài việc chuẩn bị xây dựng lực lượng cho các mục tiêu dài hạn, Công ty cũng không ngừng tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong ngắn hạn để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2007. Vì vậy, dù gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm tài chính 2007, KLS đã đạt được kết quả khả quan: Bảng 2.5.một số chỉ tiêu tài chính của KLS 2007 Đơn vị :VND TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng tài sản 62.240.609.365 1.170.175.677.520 2 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán 6.354.729.646 189.766.442.681 3 Thu lãi đầu tư - 4.131.190.190 4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán 4.458.842.118 126.018.645.890 5 Lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh - 227.204.934 6 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.458.842.118 126.245.850.824 7 Lợi nhuận sau thuế 4.458.842.118 126.245.850.824 8 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức* 80,74% - 9 Thu nhập trên mỗi cổ phần 2.477 5.828 Nguồn: BCTC kiểm toán 2006 (bắt đầu vào 01/08/2006 và kết thúc vào 31/12/2006) và 2007 (*) Năm 2006, Công ty chi trả cổ tức 20%. Trong đó, 10% bằng tiền mặt (1.000 đồng/1 cổ phần) và 10% bằng cổ phần (10 cổ phần được hưởng 01 cổ phần phổ thông). Năm 2007 Công ty chưa tiến hành tạm ứng cổ tức cho các cổ đông. Cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận của KLS đã đạt được kết quả khá ấn tượng. 05 tháng hoạt động năm 2006, tổng tài sản của Công ty khoảng 62 tỷ đồng thì kết thúc năm tài chính 2007 con số này đạt hơn 1.170 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và lợi nhuận sau thuế cũng được ghi nhận với con số rất khả quan (189 tỷ đồng và 126 tỷ đồng). Kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ đang tạo nền tảng vững chắc và động lực phát triển cho hoạt động của KLS trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Biêu đồ 2.3:Tăng trưởng doanh thu lợi nhuận Nguồn: BCTC kiểm toán 2006 (bắt đầu vào 01/08/2006 và kết thúc vào 31/12/2006) và 2007. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM LONG 2.2.1. CÁC BƯỚC TỔ CHỨC THỰC HIỆN TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY CHỪNG KHOÁN KIM LONG Quy trình tư vấn cổ phần hoá của công ty chưng khoán KLS được xây dựng trên cơ sở sự điều chỉnh của nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần , thông tư 126/2004/ TT-BTC hướng dẫn thực hiện NĐ 187/2004/NĐ-CP, và một số quy định có liên quan khác . Ngay từ những ngày đầu được thành lập kls đã chú trọng tới hoạt đông tư vấn cổ phần hoá do nhận thấy rằng với định hướng phát triển của chính phủ là cổ phần hoá các DNNN cộng với cả số lượng rất lớn các DN tư nhân , cty TNHH, doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng cổ phần hoá nhằm kêu gọi vốn cho phát triển ,tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường . công ty xác định tư vấn cổ phần hoá sẽ là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận của mình . Với nhận thức đó kls đã nhanh chóng xây dựng cho cho mình một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ am hiểu sâu về lĩnh vực tư vấn cổ phần hoá , cùng với đó là việc trang bị cho mình các trang thiết bị tiên tiến . vì vậy đảm bảo khả năng đáp ứng tư vấn cho từ các doanh nghiệp có vốn nhỏ đến các DN có lượng tài sản lớn trên thị trường hiện nay . Các bước tư vấn của KLS được xây dựng như sau : 2.2.1.1. Tư vấn xây dựng lộ trình cổ phần hoá KLS sẽ cùng với doanh nghiệp thẩm định và rà soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng lộ trình cổ phần hoá bao gồm cả việc trình bày đả thông tư tưởng và tổ chức hội thảo về tiến trình CPH công ty cho công nhân viên. 2.2.1.2. Tư vấn và lập đề án cổ phần KLS tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh trong 3- 5 năm sau cổ phần hoá, phương án vốn cho kế hoạch đầu tư và phát triển sau cổ phần hoá: phương án cơ cấu lại doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần, sắp sếp lại các bộ phận trong doanh nghiệp, đổi mới ngành nghề kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; kế hoạch kinh doanh trong các năm tiếp theo về lợi nhuận, thị trường, quy mô,.... và các giải pháp về vốn, nguyên liệu, tổ chức sản xuất, lao động, tiền lương. KLS cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng phương án xắp xếp và bán cổ phần cho người lao động và phương án đào tạo lại và xử lý lao động dôi dư 2.2.1.3. Xác định giá trị doanh nghiệp Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh sau Cổ phần hoá được lập, cùng với các số liệu kế toán đã được kiểm toán, đội ngũ chuyên viên của KLS sẽ giúp doanh nghiệp xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp nhằm mục đích cổ phần hoá. Ngoài ra, nhóm tư vấn và phân tích tài chính doanh nghiệp còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định giá trị hoạt động của doanh nghiệp để có thể lên kế hoach và phương án vốn ngay từ khi bắt đầu cổ phần hoá và phát hành lần đầu ra công chúng. 2.2.1.4. Tư vấn đấu giá ra công chúng Đội ngũ của KLS sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoạch định các bước cần tiến hành trong việc đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Công việc bao gồm : xây dựng Bản cáo bạch cho công ty cổ phần nhằm giúp doanh nghiệp trong việc giới thiệu về mình cho nhà đầu tư. tổ chức thăm dò nhà đầu tư để xác định mức độ quan tâm và giá có thể phát hành. hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức giới thiệu công ty với công chúng và tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp giải thích các vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình công bố thông tin. Tất cả nhằm mục đích tạo giá trị tối ưu và nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu công ty 2.2.1.5. Hậu cổ phần hoá KLS cung cấp dịch vụ tư vấn hậu cổ phần hoá cho doanh nghiệp thông qua dịch vụ : Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp thẩm định đánh giá chiến lược phát triển phân tích tính cạnh tranh và khả năng tồn tại, duy trì phát triển của công ty nâng cao giá trị cổ phiếu tạo tiền đề cho quá trình phát triển trước mắt cũng như đảm bảo tính tăng trưởng lâu dài giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán. 2.2.2. Thực tế hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty cổ phần chứng khoán Kim Long tại công ty Công Nghiệp và Thương Mại Sông Đà Để làm rõ hơn về thực tế quy trình và nội dung tư vấn cổ phần hoá của công ty cổ phần chứng khoán Kim Long ta đi phân tihc một ví dụ cụ thể hợp đồng tư vấn cổ phần hoá giữa công ty cổ phần chứng khoán Kim Long và công ty Công Nghiệp và Thương Mại Sông Đà : Bước1: Thu thập thông tin về công ty Công Nghiệp và Thương Mại Sông Đà Bao gồm : BCĐKT , BKQKD,tình hình sử dụng TSCĐ, lao động , thị phần , khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ , thương hiệu … Bước2: Tư vấn xử lý và xác định giá trị của DN Đánh giá năng lực sx của cty Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về chủng loại bao bì của thị trường, Công ty đã đầu tư đổi mới  thiết bị công nghệ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu trong nước và quốc tế. Với dây truyền  máy móc thiết bị đồng bộ, tiên tiến đủ khả năng cung cấp cho thị trường  trường trên 40 triệu sản phẩm bao bì /năm với chất lượng tốt. Năm 2006, Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà tiếp tục đầu tư dây truyền thiết bị hiện đại của Nhật Bản, Ấn Độ với sản lượng trên 40 triệu sản phẩm /năm. Công ty cũng đã đầu tư mới 06 máy dệt của Ấn Độ và đã đi vào hoạt động ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tháng 11 năm 2006 Công ty đã thành lập Công ty cổ phần giấy Việt Nga tại Phong Khê - Yên Phong - Bắc Ninh. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất giấy Kraft và đã đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2006 với sản lượng đạt 1.200 tấn/năm. Đến tháng 7 năm 2007 công ty tiếp tục đầu tư thêm dây truyền sản xuất giấy số 2 nâng công suất lên 2.200 ÷ 2.400 tấn/năm Khách hàng của công ty Công Nghiệp và Thương Mại Sông Đà Hiện nay Công ty đã và đang cung cấp sản phẩm cho một số bạn hàng cụ thể Công ty xi măng Hoàng Thạch. Công ty xi măng ChinFon Hải Phòng. Công ty xi măng Hoàng Mai. Công ty xi măng Phúc Sơn. Công ty xi măng Sông Đà. Công ty xi măng Thanh Ba - Phú Thọ. Công ty xi măng LUKS. Viện vật liệu xây dựn       Công ty xi măng Vinakansai.   Và còn một số bạn hàng lớn khác đã và đang cung cấp Bước 3 : Xác định giá trị của công ty Công Nghiệp và Thương Mại Sông Đà Bảng 2.6 : Biên bản xác định giá trị tài sản công ty Công Nghiệp và Thương Mại Sông Đà TT Chỉ tiêu Số liệu trên sổ sách kế toán Số liệu xác định lại Chênh lệch A TÀI SẢN ĐANG DÙNG (I+II+III+IV) 43.086.076.181 43.182.939.440 96.863.258 I Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 13.617.076.577 13.756.643.565 139.566.990 1 Tài sản cố định hữu hình 12.284.232.160 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.000.000.000 1.000.000.000 0 3 Chi phí XDCB dở dang 0 4 Các khoản kí quỹ, kí cược dài hạn 0 0 0 5 Chi phí trả trước dài hạn 0 0 0 II Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 29.468.999.604 42.703.732 1 Tiền 2.927.638.484 2.927.638.484 0 2 Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 3 Các khoản phải thu 14.711.108.977 14.711.108.977 0 4 Vật tư, hàng hoá tồn kho 10.534.065.457 10.533.675.432 390.020 5 Tài sản lưu động khác 1.296.186.686 1.253.872.974 42.313.712 6 Chi phí sự nghiệp 0 0 0 III Giá trị lợi thế doanh nghiệp 0 0 0 IV Giá trị quyền sử dụng đất 0 0 0 B TÀI SẢN KHÔNG CẦN DÙNG 0 0 0 I Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 0 0 0 II Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 0 0 0 TT Chỉ tiêu Số liệu trên sổ sách kế toán Số liệu xác định lại Chênh lệch C TÀI SẢN CHỜ THANH LÝ 0 0 0 I Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 0 0 0 II Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 0 0 0 D TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ QUỸ KHEN THƯỞNG PHÚC LỢI 0 0 0 Tổng giá trị doanh nghiệp(A+B+C+D) 43.086.076.181 Trong đó: Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp(Mục A) 43.086.076.181 E1 Nợ phải trả 30.683.014.803 30.683.014.803 0 E2 Số dư quỹ khen thưởng phúc lợi 72.683.314 72.683.314 0 Nguồn kinh phí sự nghiệp 0 0 0 Tổng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp(Tổng giá trị thực tế của DN trừ(-) nợ thực tế phải trả(A-(E1+E2+E3)) Như vậy tổng giá trị của DN sau khi tính toán là : 12.403.061.878 đồng Bước 4 : Phương án cổ phần hóa Hình thức cổ phần hoá Bán toàn bộ vốn của nhà nước đang nắm dữ ra bên ngoài Cơ cấu vốn điều lệ: Tổng vốn điều lệ của công ty 15,000,000,000 đồng Số lượng cổ phần 1,500,000 cổ phần Mệnh giá mỗi cổ phần 10,000 đồng Người lao động trong công ty được mua TT Loại cổ đông Số lượng cp nắm dữ Tỷ lệ I cổ đông pháp nhân 410,000 27,3% 1 Công ty sông đà 12 410,000 27,3% II cổ đông thể nhân 1,090,000 72,7% 1 cổ đông trong công ty 195 ngưởi 534,000 36,2% 2 cổ đông ngoài công ty 61 người 547,000 36,5% Đối tượng bán cổ phần Cán bộ công nhân viên được mua với giá ưu đãi 60% giá bình quân Phần còn lại bán đấu giá công khai Gía sàn công khai bán đấu đặt ở mức 20,000 đồng Điều kiện đặt ra là: Cho phép tất cả các cá nhân, thể nhân, kể cả cá nhân nước ngoài đều được quyền tham gia đấu giá cổ phần. Không giới hạn số lượng cổ phần tối đa đăng ký mua, số lượng cổ phiếu của người trúng thầu được xác định dựa trên cơ sở ưu tiên về giá và đặt mua ban đầu và khi có sự giống nhau về mức giá đặt mua ban đầu thì số lượng cổ phiếu trúng thầu được xác định dựa trên tỷ trọng số lượng cổ phần đặt mua ban đầu. Phương án sắp xếp lao động Sau CPH số lao động là 233 lao động trong đó có 97 lao động nam chiếm 41,7% và 126 lao động nữ chiếm 54,3% kết cấu theo trình độ : Đại học 16 người Cao đẳng 04 người Trung cấp 21 người Công nhân kỹ thuật cơ điện 25 người Công nhân các nghề sản xuất bao bì 149 người Lao động phổ thông 18 người Phương án tổ chức bán cổ phần cổ phần công ty Công Nghiệp và Thương Mại Sông Đà Thời gian dự kiến bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp là 30 ngày sau khi có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền. Phương thức phát hành cổ phần Việc phát hành cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp được thực hiện thông qua tổ chức tài chính trung gian là Công ty cổ phần chứng khoán Kim Long Việc bán cổ phần ra bên ngoài được dự định thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá. Doanh nghiệp tiến hành bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và nhà đầu tư chiến lược dự kiến trong vòng 15 ngày kể từ khi hoàn tất việc bán cổ phần ra bên ngoài. Đề xuất giá khởi điểm cổ phần Trên cơ sở phân tích tình hình thị trường trong những năm sau cổ phần hoá và tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp đề xuất giá khởi điểm cổ phần bán ra bên ngoài là 20.000 đồng/cổ phần. Tổng hợp kết quả của đợt chào bán: - Tổng số tiền thu được từ việc bán cổ phiếu: 35.084.640.000 (ba mươi lăm tỷ không trăm tám mươi tư triệu sáu trăm bốn mươi nghìn ) đồng. - Tổng chi phí (Gồm: chi phí phân phối cổ phiếu, tư vấn phát hành, phí kiểm toán, phí chuyển tiền): 96.046.920 (chín mươi sáu triệu không trăm bốn mươi sáu nghìn chín trăm hai mươi ) đồng. - Tổng thu ròng từ đợt cháo bán: 34.988.593.080 (ba mươi tư tỷ chín trăm tám mươi tám mươi tám triệu năm trăm chín mươi ba nghìn không trăm tám mươi) đồng Bước 5 : Tư vấn hậu cổ phần hoá Phương án sử dụng tiền thu được sau cổ phần hoá : Sử dụng 21.668.000.000 đồng (hai mươi mốt tỷ sáu trăm sáu mươi tám triệu đồng) đầu tư nâng cấp nhà làm việc, nhà xưởng và dây truyền sản xuất bao bì tại Yên nghĩa để cung cấp vỏ bao cho công ty cổ phần vật liệu xây dựng Xuyên Việt Sử dụng: 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng) góp vốn vào dự án thuỷ điện Nậm củn do Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư Số tiền còn lại sử dụng để bổ sung vốn lưu động nhằm tái cơ cấu tài chính công ty tổ chức cơ cấu bộ máy của công ty : Xây dựng chỉ tiêu hoạt động : Bảng 2.7 chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2008-2010 của STP Đơn vị: VND TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm2009 Năm 2010 I Gía trị sản lượng 183.768.000 201.752.000 208.152.000 1 sản xuất công nghiệp 150.840.000 163.640.000 170.040.000 2 sản xuất khác 32.928.000 38.112.000 38.112.000 II Tổng doanh thu 167.061.818 183.410.909 189.229.091 Trong đó :SX CN 137.127.273 148.763.636 154.581.818 DN 29.934.545 34.647.273 34.647.273 III Lợi nhuận 7.561.351 8.563.999 8.889.599 IV Tỷ lệ cổ tức( % vốn điều lệ 15% 15% 15% V Vốn điều lệ 30.000.000 30.000.000 30.000.000 VI Lao động và tiền lương Tổng quỹ lương 5.745.600 6.384.000 6.384.000 Tổng số CBCNV 281 281 281 Riêng CN trực tiếp 223 223 223 Số người hưởng lương bình quân 266 266 266 Thu nhập bình quân 1.800.000 .000.000 2.000.000 Nhận xét : Qúa trình tư vấn CPH của công ty cp chừng khoán Kim Long cho công ty Công Nghiệp vàThương Mại Sông Đà đã tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về hoạt động CPH . Quy trình tổ chức tốt , phương án cổ phần hoá khả thi đúng như mục tiêu đề ra . 2.2.3. Kể quả hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Kim Long Do là công ty mới thành lập nên hoạt động tư vấn CPH của công ty chưa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của kls ( 0.39% năm 2006 và 0.45% năm 2007) tuy vậy cũng đã có sự tăng trưởng khá nhanh hơn 115% sau hai năm hoạt động Tới thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008 các dự án KLS đã thực hiện như sau : Bảng 2.8. Danh sách các DN KLS tư vấn cổ phần hoá TT Nội dung tư vấn Thời gian thực hiện Quy mô vốn 1. Công Ty Cổ phần ĐTPT Đô thị & KCN Sông Đà (Mã NY: SJS) Tư vấn chào bán cổ phần huy động vốn 2007 200,000,000,000 (đồng) 2. Công ty Cổ phần Đầu tư - Công nghiệp Tân Tạo (Mã NY: ITA) Tư vấn chào bán cổ phần huy động vốn 2007 400,000,000,000 (đồng ) 3. Công ty Cổ phần khách sạn du lịch Sông Nhuệ Tư vấn tổ chức Bán đấu giá cổ phần 2007 13,996,400,000 (đồng) 4. Công ty Cổ phần Xi măng & VLXD Cầu Đước Tư vấn tổ chức Bán đấu giá cổ phần 2006 5,600,000,000 (đồng) 5. Công ty Cổ phần Sông Đà 2 Tư vấn niêm yết chứng khoán và Tư vấn chào bán cổ phần 2007 2008 35,000,000,000 (đồng) Dự án đang thực hiện 6. Công ty Cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc Tư vấn niêm yết chứng khoán Tư vấn chào bán cổ phần 2007 2008 880,000,000,000 (đồng) Dự án đang thực hiện 7. Công ty Công nghiệp Thương mại Sông Đà (Mã NY: STP) Tư vấn chào bán cổ phần 2007 20,000,000,000 (đồng ) 8. Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 (Vinaconex 5) Tư vấn niêm yết chứng khoán 2007 Dự án đang thực hiện 9. Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa Tư vấn Đăng ký đại chúng và lưu ký chứng khoán 2007 Dự án đang thực hiện 10. Công ty TNHH UNITED MOTOR Việt Nam (UMV) Tư vấn chuyển đổi hình thức doanh nghiệp Chào bán và niêm yết chứng khoán, Bảo lãnh phát hành, Quản lý sổ cổ đông 2007 2007-2008 Dự án đang thực hiện Dự án đang thực hiện 11. Công ty Cổ phần Thương Binh Đoàn Kết Tư vấn niêm yết chứng khoán 2007 Dự án đang thực hiện 12. Công ty Cổ phần Hapaco Đồng bảo lãnh phát hành với Công ty chứng khoán Bảo Việt 2007 20,000,000,000 (đồng) 13. Công ty Cổ phần Traphaco Tư vấn chào bán cổ phần Tư vấn niêm yết chứng khoán 2007 2008 17,600,000,000 (đồng) Dụ án đang thực hiện 14. Công ty Cổ phần Sông Đà 4 Tư vấn niêm yết chứng khoán và Quản lý sổ cổ Đông 2007 2007 Dự án đang thực hiện Dự án đang thực hiện 15. Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Sông Đà (SICO Tư vấn chào bán cổ phần 2007-2008 Dự án đang thực hiện Từ danh sách trên ta có thể thấy rằng mặc dù công ty mới thành lập nhưng KLS dã có những hợp đồng tư vấn cho rất nhiều công ty có giá trị lớn điều này khẳng định kls đã có được một vị thế tốt trong lĩnh vực tư vấn CPH . Với mục tiêu chất lượng dịch vụ đặt lên hàng đầu nhằm tạo uy tín cho hoạt động của công ty , không giống các CTCK khác giảm phí để thu hút khách hàng nhưng chất lượng dịch vụ thấp . kls luôn quản trị chi phí đạt mức hiệu suất cao nhất nhưng cũng đồng thời tăng chất lượng tư vấn ngày càng tốt hợn . Mặc dù hoạt động tư vấn cổ phần hóa của KLS có tốc độ tâng trưởng cao sòng so sánh với một số công ty hàng đầu khác thị phần của KLS vẫn còn khiêm tốn . trong cơ cấu doanh thu của KLS cũng vậy với tiềm năng về nhu cầu CPH như hiện nay thì phần trăm doanh thu từ hoạt động tư vấn CPH như vạy là vẫn còn thấp so với năng lục của KLS . ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM LONG TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ 3.2.1. Kết quả đạt được thứ nhất, về số lượng : chỉ sau chưa đầy hai năm hoạt động ký được hợp đồng với hơn 15 DN cổ phần hoá trong đó 8/15 là hợp đồng tư vấn chào bán 2/15 quản lý sổ cổ đông và 5/15 là hợp đồng tư vấn niêm yết Thứ hai, về chất lượng : những DN được KLS tư vấn trong quá trình CPH luôn diễn ra thành công . tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật nghị định 187/2004/NĐ-CP , thông tư hướng dẫn 126/2004/TT-BTC và các văn bản liên quan . Quy trình thực hiện khoa học phù hợp với từng đặc điểm của từng DN , phương án đưa ra là khả thi thoả mãn mục tiêu của DN . thứ ba ,thị phần hoạt động của kls trong lĩnh vực tư vấn cổ phần hoá: Sau hai năm hoạt động kls đã nhanh chóng có được cho mình thị phần nhất định trên thị trường mặc dù hiện tại là chưa lớn so với một số các CTCK có thâm niên trên trong lĩnh vực này .song với việc có những bước đi đúng đắn chắc chắn kls sẽ nhanh chóng trở thành một trong những CTCK mạnh nhất tại việt nam . thể hiện qua việc KLS đã niêm yết trên sàn Hà Nội , đây sẽ là thuận lợi rất lớn cho KLS trong việc quảng bá thương hiệu. hơn nữa sau khi ĐHĐCĐ họp đã ra nghị quyết về việc áp dụng phương pháp quản trị mới trong công tác điều hành công ty , điều này sẽ đem lại cho KLS tính hiệu quả trong hoạt động nâng cao giá trị thực của công ty cũng như thị giá trên TTCK . Thứ tư,hình ảnh kls : sau khi lên sàn CP KLS đã chiếm được lòng tin của nhiều nhà đầu tư thể hiện qua khối lượng giao dịch CP luôn đứng trong top 5 cp có khối lượng giao dịch lốn nhất trên sàn Hà Nội . Với phương châm hoạt động “ trung thực& cẩn trọng” là tiêu chí hàng đầu kls đặt ra trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng . Tạo ra hình ảnh một nơi đầu tư thân thiện luôn đứng sau hỗ chợ cho sự thành công của NĐT các doanh nghiệp. KLS luôn được sự đành giá cao tư phía NĐT, DN và tư cả các CTCK khác trên thị trường sau những thành quả nỗ lực đã đạt được. 2.3.3. Những nguyên nhân và hạn chế trong hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Kim Long 2.3.3.1. Hạn chế còn tồn tại Cùng với những kết quả đã đạt được thì đi kèm với nó là những hạn chế còn tồn tại . nó thể hiện qua các vấn đề sau : Số lượng công ty tư vấn chưa nhiều : Do mục tiêu hướng đến chất lượng tốt nên KLS đầu tư rất kỹ lưỡng cho các hợp đồng tư vấn nên chưa phát triển được mạng lưới khách hàng rộng lớn. Doanh thu từ hoạt động tư vấn còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của công ty. Tuy có tốc độ tăng doanh thu nhanh nhưng vẫn còn là quá thấp trong tổng doanh thu của công ty Đội ngũ nhân viên tuy được đào tạo có trình độ cao song do còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện ,dẫn tới sự lúng tùng trong khâu tìm cách giải quyết những vấn đề răc rối . Còn châm chạp trong việc mở rộng các chi nhánh , văn phòng đại diện dẫn tới khả năng tiếp cận doanh nghiệp chưa cao , chưa nắm bắt hết được nhu cầu CPH của các DN . 2.3.3.2. Nuyên nhân Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, đội ngũ nhân viên tư vấn cổ phần hoá tại Công ty chứng khoán KLS còn ít về số lượng và thiếu kinh nghiệm trong nhiều khâu trong tiến trình cổ phần hoá do đó dẫn tới chất lượng dịch vụ chưa cao. Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật tại Công ty chứng khoán KLS vẫn còn một số hạn chế đặc biệt là đường truyền mạng chưa cao do đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng khai thác và phân tích thông tin trong hoạt động tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, sự phát triển của thị trường chứng khoán ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp. Do TTCK biến đổi liên tục theo chiều hướng sấu của thị trường chung trên thế giới và tâm lý của nhầ đầu tư chưa thật vững vàng dẫn tới cầu giảm điều này làm cho một số DN IPO bị thất bại tạo tâm lý không giám thực hiện cổ phần hoá của các DN khác . Thứ hai, hệ thống pháp lý chưa đầy đủ còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. Các quy định về mặt pháp lý cũng là hạn chế mà không chỉ có Công ty chứng khoán KLS gặp phải. Đối với hoạt động tư vấn cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, hiện tại mới chỉ có nghị định 187/2004/ND-CP và thông tư 126/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 187 kèm theo luật doanh nghiệp. Đối với hoạt động tư vấn cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hiện tại mới chỉ có nghị định 38/2003/ND-CP, thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC kèm theo luật doanh nghiệp và luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Các văn bản pháp luật hiện tại còn quá lỏng lẻo đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa cụ thể rõ ràng. Điều này tác động không nhỏ tới hoạt động tư vấn cổ phần hóa tại Công ty chứng khoán KLS. Thứ ba, các doanh nghiệp nhà nước luôn ngần ngại cổ phần hoá vì nhiều nguyên nhân (sợ công khai minh bạch, thói quen ỷ lại trước kia từ sự hỗ trợ của nhà nước, môi trường kinh doanh sau cổ phần hoá đầy khó khăn và phức tạp từ việc vay vốn cho tới việc giải quyết nợ tồn đọng, nợ khó đòi của doanh nghiệp trước cổ phần hoá) khiến cho doanh nghiệp thiếu tính chủ động tìm tới các công ty chứng khoán để cổ phần hoá. Thứ tư, sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường . Hiện nay, tại Việt nam có tất cả hơn 80 công ty chứng khoán tham gia hoạt động. Sức ép cạnh tranh từ các công ty chứng khoán này lên Công ty chứng khoán KLS là rất lớn. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán ngày càng trở nên quyết liệt hơn điều này làm ảnh hưởng tới thị phần, doanh thu của hoạt động tư vấn cổ phần hóa tại Công ty chứng khoán KLS nói riêng và của toàn công ty nói chung. Thứ năm, hoạt động định giá doanh nghiệp, xác định lợi thế doanh nghiệp, thương hiệu, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản vô hình ... còn gặp rất nhiều trở ngại dẫn đến việc xác định đúng giá trị thật của doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Giá trị sử dụng đất tính theo giá trị thị trường là rất lớn thậm trí còn lớn hơn rất nhiều giá trị của doanh nghiệp cộng lại. nếu không tính đến giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị doanh nghiệp có thể bị định giá quá thấp. Nhưng việc xác định giá trị này còn rất khó khăn do thiếu những quy định cụ thể. Kết luận Đối với một CTCK 2 năm là khoảng thời gian chưa phải là dài nhưng trong hoạt động đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm như hoạt động tư vấn cổ phần hóa KLS cũng đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường chứng khoán . Mặc dù vậy vẫn còn tồn tại những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới hiệu quả hạot động tư vấn CPH của kls bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhânkhách quan . vì vậy trong quá trình phát triển cần kls cần có những bước đi , biện pháp, phương hướng , chiến lược phù hợp . CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM LONG 3.1. Định hướng phát triển 3.1.1. Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam 3.1.1.1. Mục tiêu phát triển Phát triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. 3.1.1.2. Định hướng phát triển Mở rộng quy mô thị trường Tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết là trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các công ty niêm yết. Xây dựng và phát triển các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán theo hướng hiện đại hoá Xây dựng Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở Giao dịch Chứng khoán với hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát và công bố thông tin thị trường tự động hoá hoàn toàn Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội; chuẩn bị điều kiện để chuyển thành thị trường Giao dịch Chứng khoán phi tập trung (OTC) Thành lập Trung tâm Lưu ký độc lập cung cấp các dịch vụ đăng ký chứng khoán, lưu ký và thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán; mở rộng phạm vi lưu ký các loại chứng khoán chưa niêm yết Phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị trường chứng khoán Việt Nam Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán. Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình: Công ty Chứng khoán đa nghiệp vụ và Công ty Chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ. Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện thành lập các công ty chứng khoán, khuyến khích các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Đa dạng hoá các loại hình sở hữu đối với công ty quản lý quỹ đầu tư. Khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam. Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân. Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư..., tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trường Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư. 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoá Năm 2008 được xác định là một năm khó khăn cho các công ty chứng khoán do thị trường bị ảnh hưởng bởi các diễn biến kinh tế vĩ mô và sự cạnh tranh gay gắt từ khối các công ty chứng khoán. Sự sụt giảm và bất ổn của thị trường hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư mà còn làm đình trệ các nghiệp vụ khác như tư vấn, môi giới, và bảo lãnh phát hành. Tuy nhiên, xét về dài hạn, triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam rất sáng sủa kéo theo sự phát triển cả về chất và lượng của thị trường chứng khoán. Vì vậy, thời gian hiện tại là một cơ hội cho công ty cơ cấu lại các khoản đầu tư tốt với mức giá hợp lý và dành thời gian củng cố, nâng cao năng lực công nghệ để cung cấp các loại hình dịch vụ gia tăng giá trị cho khách hàng. Với mục tiêu tổng thể là nằm trong tốp 5 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, trong thời gian tới, KLS sẽ tập trung chỉ đạo và định hướng một số chiến lược phát triển chính như sau: 3.1.2.1. Đảm bảo các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh theo kế hoạch và duy trì ổn định chính sách cổ tức hàng năm Công ty sẽ phấn đấu đảm bảo các chỉ tiêu hoạt động đặt ra, tận dụng các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn và nâng cao thị phần dịch vụ, tạo cơ sở ổn định cho nguồn lợi nhuận dài hạn. Các hoạt động kinh doanh đầu tư sẽ dựa trên cơ sở cẩn trọng và linh hoạt. Mục tiêu đặt ra là nâng dần tỷ trọng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ và doanh thu vốn kinh doanh trong tổng doanh thu hoạt động của công ty. Trên cơ sở đó, chính sách cổ tức sẽ được duy trì ổn định hàng năm nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông và cân đối nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty. 3.1.2.2. Từng bước tăng cường năng lực tài chính để tạo sức mạnh cạnh tranh Sức mạnh tài chính luôn luôn là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các tổ chức tài chính. Quy mô vốn đủ lớn không chỉ đảm bảo đủ năng lực cho Công ty triển khai các hoạt động nghiệp vụ quan trọng mà còn giúp làm tăng hiệu quả hoạt động trên một đồng chi phí. Chính vì vậy, chiến lược của Công ty là sẽ nâng dần quy mô vốn điều lệ vào những thời điểm thích hợp trên cơ sở vừa đảm bảo sức mạnh tài chính của Công ty trong dài hạn, vừa nâng cao được giá trị cổ phiếu của cổ đông trong ngắn hạn. 3.1.2.3. Đầu tư phát triển công nghệ và dịch vụ hiện đại, mở rộng có trọng điểm mạng lưới hoạt động Với định hướng nâng dần tỷ trọng doanh thu của các hoạt động dịch vụ trong tổng doanh thu, Công ty sẽ tập trung các nguồn lực phát triển theo chiều sâu các sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Điều đó yêu cầu một cơ sở hạ tầng mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông, đảm bảo sự chủ động cho các bộ phận nghiệp vụ vận hành hiệu quả. Dự báo trước được nhu cầu về công nghệ, hiện tại công ty đã và đang tiến hàng các hoạt động đầu tư cần thiết bao gồm các thiết bị hạ tầng phần cứng và phần mềm. Hiện các trang thiết bị phần cứng đã đầu tư xong theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Có thể nói, hạ tầng công nghệ thông tin chuẩn bị đưa vào sử dụng hiện nay của Công ty được trang bị ở mức rất tiên tiến so với các đối thủ cạnh tranh. Dự kiến, các modul phần mềm mới, hiện đại và bảo mật sẽ được đưa vào sử dụng cuối tháng 3 năm 2008. Song song với việc đầu tư hạ tầng, đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư điện, điện tử của công ty cũng được tăng cường và chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực, đảm bảo sự ổn định và an toàn cho việc vận hành toàn hệ thống. Cùng với việc đầu tư hệ thống công nghệ và sản phẩm dịch vụ hiện đại, mạng lưới hoạt động của Công ty cũng sẽ được mở rộng dần dần để tiếp cận và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, chiến lược của Công ty là không mở rộng tràn lan, nhỏ lẻ khiến cho hiệu quả hoạt động không cao mà lại khó kiểm soát và quản lý các rủi ro phát sinh. Mạng lưới hoạt động trong thời gian tới sẽ tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn và với quy mô lớn (chi nhánh Tp. HCM dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 5 với diện tích 1700m2). Việc tiếp cận khách hàng sẽ được triển khai đồng loạt trên cả phương diện trực tiếp lẫn thông qua các sản phẩm, dịch vụ tiện ích qua mạng internet và điện thoại. KLS định hướng sẽ phát triển Công ty thành một định chế tài chính đa năng thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng đầu tư theo chuẩn quốc tế. Do vậy, trong thời gian tới khi điều kiện cho phép, Công ty quản lý quỹ trực thuộc sẽ được thành lập và bổ sung cho các hoạt động dịch vụ hiện nay. 3.1.2.4. Tăng cường chế độ đãi ngộ và thu hút nhân tài Để ổn định và phát triển lâu dài, KLS sẽ định hướng xây dựng, cải tiến các chính sách đối với cán bộ nhân viên nhằm thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất xám cao. Các chính sách do Công ty ban hành sẽ đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ nhân viên, tạo điều kiện để cán bộ có cơ hội phát triển sự nghiệp. Bên cạnh chế độ lương và chế độ đào tạo. 3.1.2.5. Áp dụng các chuẩn mực quản trị tiên tiến, tăng cường công tác quản lý rủi ro Với mục tiêu trở thành một tổ chức tài chính hiện đại, chuyên nghiệpKLS sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai áp dụng các chuẩn mực tốt nhất về quản trị và quản lý doanh nghiệp. Các quy trình nghiệp vụ sẽ được rà soát và điều chỉnh nếu cần thiết nhằm đảm bảo tính hệ thống và logic trong quá trình tác nghiệp của nhân viên. KLS định hướng tìm kiếm và thuê một tổ chức tư vấn quản lý chất lượng quốc tế có uy tín tư vấn cho Công ty trong quá trình kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động. Cùng với việc tăng cường chất lượng hoạt động dịch vụ, công tác quản lý rủi ro cũng được nâng cao nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Công ty. 3.1.2.6. Tăng cường công tác PR và IR thông qua việc hoàn thiện hệ thống báo cáo và công bố thông tin Do điều kiện vừa triển khai các hoạt động kinh doanh vừa xây dựng và kiện toàn bộ máy nên trong thời gian vừa qua KLS đã chủ trương chưa đẩy mạnh công tác PR và Marketing. Đến thời điểm hiện tại, có thể nói sức mạnh nội tại của Công ty đã được tăng cường và công tác marketing bắt đầu được tiến hành để đưa hình ảnh, thương hiệu và dịch vụ của Công ty đến với khách hàng trên diện rộng. Chuẩn bị cho mục tiêu này, phòng PR & Marketing đã được thiết lập để triển khai công việc một cách đồng bộ, chuyên nghiệp. Song song với công tác PR, chương trình chăm sóc cổ đông của Công ty cũng sẽ được đẩy mạnh nhằm truyền tải kịp thời, chính xác các thông tin về hoạt động và chiến lược phát triển của Công ty tới các cổ đông. 3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hóa của kls Tư vấn cổ phần hoá nằm trong hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, đây cũng là một thế mạnh của công ty chứng khoán Kim Long với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm. Với những thuận lợi về cầu thị trường do Chính phủ tích cực đẩy mạnh hoạt động cổ phần hoá DNNN, từ năm 2006 đến 2010, tư vấn cổ phần hoá vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các tổ chức tư vấn khai thác. Trong những năm tới Công ty Chứng khoán Kim Long tiếp tục theo đuổi mục tiêu chất lượng là hàng đầu cho các hợp đồng tư vấn, tìm kiếm các khách hàng lớn và thực sự có nhu cầu tư vấn, xây dựng vị thế vững chắc và uy tín của công ty đối với lĩnh vực tư vấn cổ phần hoá. Đó là về lâu dài còn trước mắt công ty hoàn thành các hợp đồng tư vấn đã ký kết trong thời gian ngắn hiệu quả cao và từng bước tiếp cận với khách hàng là các DN lớn, các DN đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán sau khi thực hiện cổ phần hoá. 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty cổ phần chứng khoán Kim Long 3.2.1. Thu hút , đào tạo , phát triển nguồn nhân lực. Để tồn tại vững mạnh thì công ty cần xem nhân tố con người là nhân tố chính , chủ đạo làm cho công ty phát triển . chúng biết rằng dần dần máy móc có thể làm mọi thứ song nó sẽ không bao giời có thể thay thế được vai trò của con người . Bởi vì chính con người tạo ra máy móc . trong hoạt động tài chính điều này càng chính xác do đây là một lĩnh lực có tính khoa học cao xong nó không hoàn toàn là khoa học chính xác chẳng hạn như việc xác định giá trị của một doanh nghiệp chúng ta không thể chỉ dùng các công thức hay đem cân đo đong đếm là có thể xác định một cách chính xác có giá bao nhiêu . để làm được điều này chỉ có thể là những chuyên gia có trình độ , am hiểu sâu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính , những chuyên gia đó chính là con người . Thị trường tài chính chứng khoán việt nam mớiphát triển do đó còn thiếu nhiều nhân lực có chình độ và kinh nghiệm vì vậy có được những nhân viên xuất sắc là điều không đơn giản mà mỗi DN cần có chính sách tuyển mộ , đào tạo hợp lý nhằm phục vụ cho hoạt động của công ty . 3.2.2. Trang bị các trang thiết bị hiện đại , phù hợp Khi mà nền khoa học công nghệ phát triển nó sẽ đóng một vai trò lớn trong hoạt động của con người . Đặc biệt trên thị trường tài chính yêu cầu sự chính xác và khả năng cập nhập thông tin nhanh nhạy là điều cốt yếu đem lại sự thành công . D ù trong hoạt động tư vấn hay bất cứ nghiệp vụ nào khác trang thiết bị công nghệ thông tin cũng đóng vai trò chi phối .vì vậy CTCK cần thường xuyên đổi mới công nghệ để tạô ra những sản phẩm tốt nhất đấp ứng nhu cầu của khách hàng. 3.2.3. Hoàn thiện quy trình tư vấn cổ phần hoá Một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần giúp cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá phát triển đó là quy trình tư vấn cổ phần hoá mà công ty đã xây dựng. Thật vậy, khi quy trình tư vấn được xây dựng một cách đúng đắn và phù hợp nó sẽ giúp cho quá trình tư vấn diễn ra nhanh hơn, điều đó có nghĩa là tiết kiệm được về mặt thời gian, chi phí cho khách hàng đồng thời tăng hiệu quả tư vấn. Quy trình tư vấn của Công ty Chứng khoán KLS đã được xây dựng tương đối cơ bản, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Công ty nhưng vẫn cần lưu ý những điểm sau: Thứ nhất, về phát triển tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp. Theo điều 16 Nghị định 187/NĐ – CP thì các Doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá có thể sử dụng một trong các phương pháp sau để xác định giá trị Doanh nghiệp: + Phương pháp tài sản + Phương pháp dòng tiền chiết khấu + Các phương pháp khác. Thường thì việc xác định giá trị Doanh nghiệp sản xuất dùng phương pháp tài sản, còn xác định giá trị của những doanh nghiệp thương mại dịch vụ thì dùng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Do Công ty chứng khoán KLS thường xác định giá trị cho những Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất cho nên Công ty Chứng khoán chỉ xác định giá trị bằng phương pháp tài sản. Nếu Công ty muốn mở rộng thị trường tư vấn của mình tới các ngành dịch vụ phải có thêm phương pháp chiết khấu dòng tiền. Tiếp nữa công ty nên chú trọng đến hoạt động tư vấn hậu cổ phần hoá. Cho đến nay, hoạt động tư vấn cổ phần hoá của CTCK mới chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị đầy đủ thủ tục về mặt pháp lý và đảm bảo cho quá trình cổ phần hoá diễn ra theo đúng trình tự pháp luật. Sau khi cổ phần hoá DN gặp rất nhiều khó khăn bỡ ngỡ do chuyển sang loại hình sở hữu khác, đặc biệt là vấn đề tài chính vì trước khi cổ phần hoá các DNNN được hỗ trợ rất nhiều về mặt tài chính, nay chuyển sang công ty cổ phần thì phải tự lo về mọi mặt. Đây là mảng mà công ty có thể tiếp tục cung cấp các dịnh vụ tư vấn hỗ trợ nhằm giúp DN ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá. Đồng thời về lâu dài đây sẽ trở thành hoạt động tư vấn chủ yếu của công ty bởi sau khi các DNNN cổ phần hoá hết thì công việc tư vấn cổ phần hoá sẽ không còn. Ngoài ra, Công ty cấn phát triển hơn nữa hoạt động tư vấn phát hành, tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp... 3.2.4. Xây dựng quy trình hoạt động khoa học đảm bảo tính chính xác , đồng bộ và hiệu quả cao Công ty là một tổng thể thống nhất trong quá trình hoạt động vì vậy nó cần có một cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo sự tương hỗ giữa các phòng ban chức năng , các bộ phận , các nhóm làm việc và từng cá nhân 3.2.5. Nâng cao n ăng lực tài chính đáp ứng khả nằng cạnh tranh Khi thị trường tài chính của chúng ta thực sự mở cửa sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn do các công ty nước ngoài với sức mạnh về vốn lớn tham gia thị trường . vì vậy việc tăng vốn , mở rộng hoạt động thông qua phát hành cổ phiếu là một ưu tiên hàng đầu khi bước vào hội nhập để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. 3.2.6. Xây dựng thương hiệu công ty Đây là vấn đề mọi doanh nghiệp đều phải làm . đặc biệt trong ngành cung cấp dịch vụ như TTCK ,việc khách hàng thay đổi nhà cung cấp là chuyện thường xuyên do họ luôn tìm đến nơi có dịch vụ tốt nhất đáp ứng chu cầu của họ . do đó tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp là rất khốc liệt đòi hỏi sự đổi mới liên tục trong sản phẩm và phương pháp tiếp cận khách hàng . Đối với KLS trong vấn đề thương hiệu có một thuận lợi là KLS đã niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội . Việc được niêm yết giúp cho KLS có thể quảng bá thương hiệu của mình tới rất nhiều nhà đầu tư , tổ chức trong và ngoài nứơc mà không mất nhiều chi phí . thực tế CP KLS đang dược giao dịch với khối lượng lớn trên thị trường chứng tỏ KLS đang được sự quan tâm nhiều của thị trường . đây là bước đi đúng đắn của ban lãnh đạo kls và cần được sự quan tâm hơn nữa và có thể tiến tới niêm yết trên sở giao dịch ck HCM và xa hơn nữa là niêm yết tại thị trường mứơc ngoài 3.2.7. Tăng cường hợp tác với nước ngoài Đây là một hường đi cần được phát triển bởi với tốc độ phát triển như hiện nay của nền kinh tế khu vực và thế giới quá trình toàn cầu hoá sẽ bao chùm lên hầu hết các quốc giá va Việt Nam không thể là ngoại lệ . TTCK của chúng ta tuy phát triển chưa lâu song nó đã tạo ra được những thành quả đáng khen ngợi và thực tế đã thu hút được sự quan tâm từ phái các nhà đầu tư nước ngoài như Mỹ, Nhật, Singapor … Từ chuyến thăm của thủ tướng việt nam tới sở giao dịch newyork , sự hơp tác qua lại giữa sở giao dịch CK HCM và trung tâm giao dịch CK Hà Nội với các đối tác đến từ Mỹ , Singapor… và với số lượng vốn nhà đầu tư nước ngoài đổ vào TTCK việt nam ngày càng lớn thì việc KLS thu hút nhà đầu tư nước ngoài đến với mình sẽ là bước đi thông minh tăng doanh thu cả hoạt động môi giới , và tư vấn đầu tư . Tăng cường hợp tác về các mặt như CNTT đào tạo nguồn nhân lực , phương thức tổ chức quản lý chung và quản lý các hoạt động nghiệp vụ sẽ giúp cho KLS tạo dựng thêm hình ảnh và khả năng cung cấp dịch vụ tiên tiến ,tiến tới dẫn đầu trong các CTCK hoạt động tại việt nam và mở rộng phát triển ra nứơc ngoài . 3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Thông qua quá trình nghiêm cứu thực trạng CPH của các DN và hoạt động tư vấ cổ phần hoá của công ty cổ phần chứng khoán Kim Long , các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cổ phần hóa và nhìn vào mục tiêu phát triển của các DN , TTCK, thị trường tài chính và của cả nền kinh tế nói chung Tôi đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý và CTCK Kim Long như sau : 3.3.1.. Hoàn thiện khung pháp lý : Ban hành đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán theo hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường. Đối với quy định liện quan đến CPH đã có NĐ 187/2004/NĐ-CP quy định về việc xác định giá trị DNNN khi cổ phần hoá và được hướng dẫn thi hành tại thông tư 126/2004/TT – BTC. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề quy định chưa sát thực tế như việc xác định giá trị DN , tổ chức thực hiện CPH hay quyền kợi của người lao động … còn cần phải có nhiều sửa đổi bổ xung ngày càng hoàn thiện làm cho quá trình CPH đáp ứng được yêu cầu về thời gian chất lượng và số lượng DN được CPH. 3.3.2. Hoàn thiện cách thức xác định giá trị doanh nghiệp : Thực tế cho thấy giá trị doanh nghiệp sau khi xác định bằng hai phương pháp khác nhau nhiều khi cho ra kết quả chênh lệch nhau khá lớn, điều này gây ra một số tranh cãi làm giảm tiến độ cổ phần hoá của Doanh nghiệp. Hơn nữa gần đây có nhiều ý kiến cho rằng Doanh nghiệp được xác định thấp hơn giá trị thực của nó. Chính vì vậy cần hoàn chỉnh hơn nữa hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đã có và đưa thêm ra các phương án mới kèm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 3.3.3. Nhà nước cần khuyến khích đi đôi với việc chỉ đạo quyết liệt các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả: đây là yêu cầu về quản lý hiệu quả tài sản quốc gia cũng như yêu cầu của sự hội nhập kinh tế quố tế . các doanh nghiệp nhà nuớc cần phải có những thay đổi tích cực để thể hiện rõ vai trò của minh trong quá trình phát triển CNH-HĐH của đất nước. Để làm được điều đó chỉ có gỡ bỏ lối tư duy trì trệ rập khuôn máy móc , cách làm ăn manh mún bằng lối tư duy sáng tạo cộng với cách quản trị hiện đại mới có thể thay đổi bộ mặt các DNNN và tính hiệu quả trong kinh doanh . 3.3.4. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc cổ phần hoá: Cổ phần hoá DNNN là công việc tốn kém, phức tạp, khó khăn do mỗi khâu trong tư vấn cổ phần hoá được tiến hành chặt chẽ, từng bước. Song thủ tục hành chính của ta còn quá rườm rà, kéo dài như phải xin rất nhiều loại dấu, giấy phép…do vậy cần cắt giảm đi các thủ tục không cần thiết làm kéo dài quá trình cổ phần hoá DNNN. 3.3.5. T ạo điều kiện khuyến khích sự phát triển hoạt động cổ phần hoá của các CTCK: Các CTCK đóng một vai trò quan trọng trong việc CPH một số lượng lớn các DNNN, DN tư nhân và các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam hiện nay . Nhu cầu CPH đang rất lớn vì vậy việc cung cấp được các dịch vụ tốt cho hoạt động này sẽ là nền tảng cho sự phát triển của TTCK và thị truờng tài chính Việt Nam . 3.3.6. T ăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính nước ngoài : Chúng ta mới phát triện thị trường tài chính , chứng khóan vì vậy kinh nghiệp , trình độ , và pháp luật của chúng ta cong cần phải học hỏi ,hợp tác nhiều hơn nữa với các tổ chức tài chính , chứng khoán của các nước phát triển , có như vậy chúng ta mới nhanh chóng khắc phục được những hạn chế do sự thiếu kinh nghiệm và trình độ để nhanh chóng có được thị trường tài chính phát triển như mục tiêu của đảng ,chính phủ đề ra và nguyên vọng của toàn thể nhân dân . KẾT LUẬN. Như vậy trong qua trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam sự hoọi hội nhập kinh tế quốc tế đang đòi hỏi chúng ta thay đổi để thích nghi vơi môi trường cạnh tranh , nhà nước và các doanh nghiệp đều nhận thấy rằng cổ phần hoá sẽ đem lại cho các doanh nghiệp nhiều hơn các cơ hội phát triển vì vậy quá trình cổ phân hoá đang được đẩy nhanh mạnh và đòi hỏi đạt được hiệu quả cao . Để làm tốt điều này đi song song với nó phải là sự phát triển của công ty tài chính đặc biệt là hoạt động tư vấn cổ phần hoá Tư vấn cổ phần hoá là hoạt động bao gồm nhiều công đoạn: định giá doanh nghiệp, bán đấu giá cổ phần, tổ chức đại hội cổ đông thành lập, tư vấn hậu cổ phần hoá. Trong đó hoạt động tư vấn hậu cổ phần hoá ngoài tư vấn niêm yết còn bao gồm tư vấn tài chính, tổ chức và quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Đây là một trong những loại hình dịch vụ tư vấn đòi hỏi rất nhiều chất xám và hiện nay cũng chỉ có một số ít công ty tài chính trung gian cung cấp loại hình dịch vụ này. Sau hai năm hoạt động hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty cổ phân chứng khoán Kim Long đã có nhưng bước phát triển nhanh do được sự đầu tư và chiến lược phát triển phù hơp nhu cầu của thị trường . Tuy nhiên tỷ trọng trong doanh thu của hoạt động tư vấn cổ phần hoá vẫn còn thấp do thời gian phát triển của công ty chưa lâu . nhưng với nỗ lực đưa công ty cổ phần chứng khoán Kim Long trở thành công ty chứng khoán hàng đầu việt nam chắc chắn tư vấn cổ phần hoá sẽ là hoạt động đem lại doanh thu lớn cho KLS . Tư vấn cổ phân hoá là một hoạt động đòi hỏi lượng kiến thức sâu rộng vì vậy với việc chỉ trong thời gian thực tập khá ngắn như vậy bài viết này của em còn khá sơ lựơc và không tránh khỏi những thiếu sót . vì vậy em rất mong nhận được sự đóng gốp ý kiến từ phía thầy cô giáo , cán bộ công nhân viên trong công ty và các ban để đề tài được hoàn thiện hơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Giáo trình Thị trường chứng khoán – NXB tài chính 2002 – chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Nam – PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa. Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán – NXB Chính trị quốc gia 2002 – UBCKNN, trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán - chủ biên: TS. Đào Lê Minh. Văn bản pháp luật - Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 - Nghị định 14/2007/NĐ – CP - Nghị định 187/2004/NĐ – CP - Thông tư 126/2004/TT – BTC Tạp chí Tạp chí đầu tư chứng khoán Tạp chí chứng khoán Việt nam các trang web www.ssc.gov.vn www.mof.gov.vn www.bsc.com.vn www.vse.org.vn MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Mô hình tổ chức khối I (font office) của 8 Sơ đồ 1.2. Mô hình tổ chức khối II (back office) của công ty chứng khoán 9 Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần chứng khoán Kim Long 34 BẢNG Bảng 2.1: danh mục dự kiến lĩnh vực đầu tư 43 Bảng 2.2.Cơ cấu doanh thu năm 2007 45 Bảng 2.3.Lợi nhuận gộp qua các năm 47 Bảng 2.4. Cơ cấu chi phí hoạt động qua các năm 48 Bảng 2.5. một số chỉ tiêu tài chính của KLS 2007 49 Bảng 2.6 : Biên bản xác định giá trị tài sản công ty Công Nghiệp và Thương Mại Sông Đà 55 Bảng 2.7 chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2008-2010 của STP 60 Bảng 2.8. Danh sách các DN KLS tư vấn cổ phần hoá 62 BIỂU Biểu đồ 2.1. cơ cấu doanh thu năm 2006 45 Biêu đồ 2.3:Tăng trưởng doanh thu lợi nhuận 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28904.doc
Tài liệu liên quan