Chuyên đề Phương hướng và giải pháp chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giai đoạn 2001-2010

Chính sách đất đai có vai trò quan trọng đối với lao động và tạo việc làm đối với nông thôn, đất đai ở nông thôn là đối tượng cơ bản của quá trình sản xuất và phát triển việc làm. Hiện nay chính sách đất đai tạo điều kiện cho nông dân được quyền sử dụng lâu dài, được chuyển nhượng quyền sử dụng. Đây là điều kiện để giải phóng tiền năng lao động và tạo việc làm ở nông thôn.Tuy nhiên để khuyên khích lao động, tạo việc làm cần khuyến khích nông dân đầu tư khai hoang cải tạo đồng ruộng và sử dụng có hiệu quả trên một đơn vị đất canh tác. Nội dung cần đổi mới là: -Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho hộ nông dân, khuyến khích nông dân chuyển đổi ruộng để giảm tình trạng ruộng đất manh mún.Tạo điểu kiện để người dân mạnh dạn đầu tư xây dựng thuỷ lợi, cải tạo đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng,thu hút nhiều lao động.Nhà nước có vai trò giúp đỡ nông dân về mặt vốn kỹ thuật công nghệ và thị trường -Quy hoạch lại các nông lâm trường để giao phần đất chưa sử dụng hoạc sử dụng chưa hiệu quả cho các hộ gia đình quản lí và sử dụng

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giai đoạn 2001-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác năm 1993-1996. Sự tăng trưởng này của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn góp phần tăng tỷ lệ lao động trong nghề tiểu thủ công nghiệp từ 20% năm 1990 lên 29.5% năm 1996 và giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn lên 27500 tỷ đồng năm 1996. Đồng thời khu vực này thu hút một phần lao động nông ở thôn mà chủ yếu là lao động rút ra từ nông nghiệp, lao động nông nhàn và một phần lao động trể ở nông thôn. Những lao động này một phần được thuê vào làm thường xuyên hoặc thời vụ tại các doanh nghiệp công nghiệp,các cơ sở TTCN, các hộ kinh doanh hoặc tự tạo việc làm bằng cách tự lập doanh nghiệp mới, doanh nghiệp mini, doanh nghiệp gia đình,quy mô nhỏ hoặc một số hoạt động thêm ở các hộ kiêm và chuyển dần thành lao động phi nông nghiệp . Theo thống kê hiện nay cả nước có khoảng 24000 doanh nghiệp nhỏ vàvừa, phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn, gồm các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hộ gia đình,cá thể…Nếu tính cả các hộ kiêm thì cả nước có 1.350.000 cơ sở ,trong đó 97.1%là các đơn vị kinh tế hộ. Số lượng các doanh nghiệp chỉ chiếm dưới 3%, còn lại là các dạng hợp tác …Trong số các doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhà nước chiếm 14.16% các hợp tác xã chiếm 5.76% còn lại 80.08 là các doanh nghiệp tư nhân,công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Khoảng 17.3% các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ sản, gần 32.5% trong công nghiệp xây dựng và 49.8% trong ngành dịch vụ.Tổng số việc làm tạo ra ở trên 1.35 triệu đơn vị, cơ sở kinh doanh ngành nghể ở nông thôn là gần 10 triệu bằng 29.5% lực lượng lao động nông thôn . Bảng11 :Số lượng các đơn vị ngành nghề nông thôn 1990 1993 1997 Hợp tác Xã (HTX) 13.086 5.287 17.432 Hộ gia đình ,cá thể (HGĐ) 37.690 452.866 3.000.000 Doanh nghiệp tư nhân (DN) 1.248 3.322 33.359 Tổ hợp tác (THT) - - 40.000 Nguồn :Báo cáo của hội đồng liên minh các HTX,1998 Về quy mô tạo việc làm theo thành phần, 90% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn được tạo ra ở các hộ ngành nghề, chỉ có 10% được tạo ra ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Nhìn từ góc độ ngành thì các hoạt động chế biến nông- lâm-thuỷ sản tạo được việc làm cho 17.9% lao động phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo được 40.7% và dịch vụ thương mại tạo được 41.34% tổng số việc làm cho lao động phi nông nghiệp nông thôn . Qui mô sử dụng lao động ổn định trung bình của các cơ sở ,đơn vị ngành nghề từ 4-6,và 2-3 lao động thời vụ, khoảng 90% đơn vị sử dụng dưới 50 lao động và chỉ có 7% cơ sở dụng trên 100 lao động.Tính riêng, bình quân mỗi doanh nghiệp tạo được27 việc làm và một hộ thu hút được 4-6 lao động ổn định. Trong đó, lao động nông nghiệp thu hút vào một cơ sở công nghiệp và 2 lao động vào hộ ngành nghề. Hầu hết các hộ chuyên nghề, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt các hộ làm nghề truyên thống ở các tỉnh như Bắc ninh,Nam Định, Hà tây, Ninh Bình Quảng Nam, Lâm Đồng …đều có thuê lao động . Hiện nay có khoảng 629 cơ sở quốc doanh chế biến nông sản, trong đó 83% có quy mô nhỏ sử dụng hơn 700 nghìn lao động. Các hoạt động chính gồm chế biến gạo ,đường ,các sản phẩm bột thức ăn gia súc … Bên cạnh việc thu hút lao động vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, lao động nông nghiệp còn được thu hút rất lớn vào các hoạt động dịch vụ và các làng nghề truyền thống.Theo báo cáo hiện nay cả nước có khoảng 1000 làng nghề với các hình thức khác nhau .Đây là hướng chuyển dịch tốt . Theo kết quả khảo sát ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các làng nghề đã thu hút từ 60-98% các hộ tham gia sản xuất kinh doanh, tạo ra khoảng từ 76-98% tổng giá trị sản lượng, thu hút một lượng lớn lao động nông nghiệp,làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 80% năm 1990 xuống 70% năm 1994 và 62.34% năm 1996. Như vậy việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề đã góp phần tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, năng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH_HĐH đất nước . Đối với chất lượng lao động chyển dịch sang phi nông nghiệp nói chung còn chậm và thấp.Trình độ văn hoá và tay nghề của lao động phi nông nghiệp ở nông thôn còn thấp khoảng 65% tốt nghiệp PTCS ,35% lao động trong các hợp tác xã, doanh nghiệp chưa qua các trường lớp III.Đánh giá chung về cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn 1996-2000 1.Những kết quả đạt được: 1.1. Xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động theo số lượng và chất lượng: Nhìn chung, chuyển dịch lao động trong nông nghiệp nông thôn là đúng quy luật và theo xu hướng tích cực: Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm tương ứng với tỷ trong GDP của ngành nông nghiệp.Theo số liệu thống kê năm 1995, giá trị ngành nông nghiệp là 27.2%, tỷ trọng lao động nông nghiệp là 70%, đến năm 2000 tỷ lệ này là 24.3% và 63.6%.Trong 5 năm từ 1996-2000 so với cả nước, lao động nông nghiệp giảm 6.2%,bình quân mỗi năm giảm 1.24%. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động phụ thuộc vào nhịp độ phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp và sự di chuyển của lao động nông thôn. Cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, gần đây các ngành nghề phi nông nghiệp có chiều hướng phát triển tốt.Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số hộ và số cơ sở sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn tăng bình quân hàng năm từ 8.6% đến 9.8% trong giai đoạn 1993-1996. Hiện nay ở nông thôn có khoảng 62.22%số hộ nông –lâm-ngư nghiệp thuần, 11.29%số hộ phi nông nghiệp và 26.49% số hộ kiêm. Cơ cấu lao động nông nghiệp đã có sự chuyển dịch, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động phi nông nghiệp tăng.Từ năm 1996 đến năm 2000 tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm 5.52%. Mặc dù vậy ,số lao động trong khu vực nông nghiệp không giảm mà vẫn tăng. Chung cho các vùng nông thôn lao động nông nghiệp trong thời gian từ 1996 đến 1999 tăng với tốc độ 2.6%; công nghiệp, dịch vụ tăng 11%và 13%. Điều này cho thấy mặc dù chủ trương chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp nhưng trong nông thôn khả năng tiếp nhận lao động của các ngành công nghiệp ,dịch vụ vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đặt ra.Trong 3 năm vẫn có tới 1,69 triệu lao động tăng thêm trong ngành nông nghiệp, chỉ có trên 750 ngàn lao động tăng thêm trong ngành công nghiệp xây dựng, ở khu vực dịch vụ là 1.4 triệu lao động . 1.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cáu lao động theo hướng tích cực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành :Trong giai đoạn 19996-2000 tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 69.8% năm 1996 xuống còn 62.56 năm 2000 GDP nông nghiệp giảm từ 27.76% năm 1996 xuống còn 24.3 % năm 2000 tương ứng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng từ 10.55% năm 1996 lên 13% năm 2000 ,GDP tăng từ 29.73% lên 36.6%. Lao động trong ngành dịch vụ tăng với tốc độ khá cao từ 19.65% năm 1996 lên 23% năm 2000 tuy nhiên tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP trong giai đoạn 1996-2000 lại có xu hướng giảm xuống ,sự giảm này là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội thời kỳ này, tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ trong thời gian qua là khá cao nên đã thu hút một lượng lớn lao động trong thời gian qua Bảng 11 : Cơ cấu lao động và cơ cấu GDP theo ngành 1996-2000 Đơn vị tính (%) 1996 1997 1998 1999 2000 CN&XD - GDP - LĐ 29.73 10,55 32.06 10.01 32.59 11.98 34.5 12.45 36.96 13.0 N-L-N -GDP -LĐ 27.76 69.8 25.77 65.84 25.75 63.49 25.4 63.0 24.3 63.1 Dịch vụ -GDP -LĐ 42.51 19.65 42.17 24.09 41.66 24.58 40,1 23.94 39.1 23.0 Nguồn: Vụ NN&PTNT- Bộ kế hoạch & đầu tư Cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng chất lượng ngày càng cao tăng tỷ trọng lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã tạo điều kiện cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sang các ngành có hàm lượng trí tuệ và hàm lưọng khoa học công nghệ ngày càng cao 1.3. Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đối với việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập : Sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động nông thôn trong thời gian qua đã có tác động tích cực đối với việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, trong 3 năm 1997-2000 số lao động tăng thêm trong ngành nông nghiệp là 1.69 triệu người ,số lao động tăng them trong ngành công nghiệp –xây dựng nông thôn là trên 750 lao động và khu vực dịch vụ là 1,4 triệu lao động người ,đưa số lao động có việc làm tăng từ 34.6 triệu lên 40.7 triệu tức tăng 6.1 triệu hay 17.6%, bình quân hàng năm tăng 3.2% . Bảng 12 : Số lao động được thu hút vào các ngành kinh tế quốc dân và được giải quyết việc làm 1996-2000 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 35791.9 36994.2 3894.0 39394 40694 Công nghiệp&Xây Dựng 44885.5 4632.5 4858.0 5089 53339 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 24775.3 2543.4 2607.5 26697 27374 Thương mại Dịch vụ 6528.1 6918.3 7261.0 7608 789000 Số LĐ có việc làm mới được tăng thêm hàng năm 1202.3 1199.8 1200 1200 1200 Nguồn vụ NN&PTNT Bộ Kế hoạch Đầu tư Khu vực nông lâm ngư nghiệp đã ổn định việc làm cho 23.5 triệu lao động và thu hút thêm gần 2 triệu lao động mới khu vực công nghiệp xây dựng ,tiểu thủ công nghiệp thu hút thêm gần 2,2 triệu lao động khu vực dịch vụ có bước phát triển mạnh đac thu hút thêm từ 2.3đến 2.4 triệu lao động .Cơ cấu việc làm đã có bước chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng số lượng việc làm trong kĩnh vực công nghiệp và xây dựng từ 13% năm 1996 lên 17.6% năm 2000 số lượng việc làm trong ngành dịch vụ tăng từ 19.5% năm 1996 lên 22% năm 2000 .Số lượng việc làm trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm từ 67.5% năm 1996 xuống còn 63.1% năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thi duy trì ở mức 6.5% giảm 35% so với đầu những năm 1990 tỷ lệ sử dụng lao động ở khu vực nông thôn tăng lên 74% 2.Những tồn tại và nguyên nhân: 3.1.Cung lao động Có thể nói nguyên nhân chính khiến cho cơ cấu lao động nước ta nói chung và cơ cấu lao động nông nghiệp nói riêng chuyển dịch chậm, đó là chất lượng nguồn lao động nước ta yếu và thiếu về chất lượng .Mặc dù về số lượng rất dồi dào. Sở dĩ như vậy vì : Thứ nhất:Về trình độ văn hoá ,hiện nay trong nông nghiệp trình độ văn hoá rất thấp ,thấp xa so với các nước trong khu vực. Hiện nay ở nông thôn còn khoảng 4.89% dân số chưa biết chữ ,20.15% chưa tốt nghiệp tiểu học. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lao động nông thôn khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.Thực tế cho thấy trình độ dân trí thấp sẽ ảnh hưởng đến khẳ năng nhận thức của người lao động, khả năng áp dụng những tiến bộ KHCN vào sản xuất. Bên cạnh đó lao động nông nghiệp –nông thôn nước ta chủ yếu là sản xuất theo truyền thống, tập quán ,với trình độ dân trí thấp, số lao động chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, không thoát ra khỏi nông nghiệp, do đó hạn chế khả năng chuyển dịch lao động phi nông nghiệp . Thứ hai: Hầu hết lực lượng lao động nông thôn đều chưa qua đào tạo .Do vậy hạn chế khả năng tìm được việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ (những ngành đòi hỏi trình độ CMKT cao) và do đó làm giảm tốc độ chuyển dịch lao động nông phi nông nghiệp . 3.2.Cầu về lao động phi nông nghiệp Cầu lao động phi nông nghiệp hiện còn nhỏ. Hiện nay lao động phi nông nghiệp chủ yếu được tạo ra bởi các hộ kinh doanh cá thể nhỏ, lẻ. Các DNNN trong thời gian qua do chịu ảnh hưởng của chính sách cắt giảm biên chế nên không thu hút thêm lao động mà còn tạo ra gần 1 triệu lao động ngoài biên chế. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân tham gia còn rất hạn chế, lại tập trung ở một số vùng, nên lao động do khu vự này thu hút vào không đáng kể. Trong thời gian qua chính phủ đã có nhiều chủ trương ,chính sách nhằm mở rộng môi trường đầu tư ,thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào nông nghiệp ,nông thôn.Tuy nhiên hầu hết những nhà đầu tư còn chưa an tâm về môi trường đầu tư ,về chính sách đối với các nhà đầu tư ,đặc biệt là giới đầu tư tư nhân, họ mong muốn có được những cam kết rõ ràng hơn. Bên cạnh đó là việc giải quyết đất làm mặt bằng đang là một khâu khó khăn, ách tắc nhất, làm cho các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể khó tiếp cận các điều kiện và dịch vụ hỗ trợ. Chính vì những trở ngại này đã hạn chế số lượng các nhà đầu tư ,đầu tư vào khu vực nông thôn ,làm giảm tốc độ chuyển dịch lao động trong khu vực nông nghiệp 3.3.Các chính sách ưu đãi trong nông nghiệp Trong những năm qua,vấn đề giải quyết việc làm đã được nhà nước hết sức quan tâm, đã triển khai nhiều biện pháp, chính sách như chính sách đất đai, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước về nông thôn, phát triển nông nghiệp, nâng cấp xây dựng mới cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, tăng cường công tác đào tạo và giới thiệu việc làm, mở rộng khả năng hợp tác lao động quốc tế, hình thành Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.Triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo ở các địa phương, chương trình 327, 773, chương trình 120, định canh định cư, hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn …Mặc dù các chính sách ,chương trình này thời gian qua đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn.Tuy nhiên quy mô của các chương trình này còn hạn chế ,chưa đáp ứng được số lượng lao động đang thất nghiệp và thiếu việc trong khu vực nông thôn.Hơn nữa trong quá trình thực hiện còn một số lệch lạc, do đó chưa phát huy hết mục tiêu của chương trình 3.4.Cơ sở hạ tầng nông thôn còn chậm đổi mới Có thể thấy cơ sở hạ tầng nông thôn trong thời gian qua đã có sự chuyển biến. Việc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn trong hơn thập kỷ qua đã tạo điều kiện phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở nhiều vùng nông thôn. Nhiều cơ sở đã được hưởng thụ các dịch vụ hạ tầng ngày càng tốt này và từ đó gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội và tạo việc làm cho lao động nông thôn .Tuy nhiên, những phát triển này chủ yếu vẫn tập trung vào các vùng giáp đô , các vùng thuận lợi trong khi ở các vùng khó khăn các điều kiện cần phát triển chưa được đảm bảo để phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ,làm chậm lại quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp chương iii phương hướng và giải pháp chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn ở việt nam giai đoạn 2001-2010 I.Phương hướng 1.Căn cứ xác định phương hướng 1.1.Nội dung và yêu cầu của CNH-HĐH thời kì 2001-2010 Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì giai đoạn từ nay đến 2010 phải xây dựng được nền tảng của rmột nước công nghiệp với những nội dung chủ yếu là: Xây dựng tiềm lực về kinh tế và cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, các ngành công nghiệp công nghệ cao công nghiệp quốc phòng, đưa nền nông nghiệp nước ta hướng tới hiện đại, phát triển các dịch vụ cơ bản và xây dựng tiềm lực và công nghệ ngày càng cao Trên cơ sở hiệu quả tổng hợp về kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài, triển khai xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng và cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng cần thiết đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành kinh tế và quốc phòng an ninh Coi trọng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nâng cao trình độ và chất lượng nông nghiệp, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, xây dựng các điểm kinh tế đô thị các khu công nghiệp văn hoá xã hội. Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động tạo việc làm nâng cao đời sống vật chất văn hoá và tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng cao Phát triển mạnh mẽ nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao Định hình về cơ bản và vận hành thông suốt có hiệu quả kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Như vậy để thực hiện những nội dung và yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đát nước trong thời gian tới thì việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra một cơ cấu lao động hợp lí với chất lượng ngày càng cao là một giải pháp căn bản và tích cực để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH giai đoạn 2001-2010 1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội 2001-2010 Bước sang chiến lược 10 năm 2001-2010, nền kinh tế nước ta đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn.Trong đó vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình CNH-HĐH đất nước . Mục tiêu tổng quát của chiến lược đó là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành 1 nước công nghiệp phát triển. Để đạt được mục tiêu đó trong vòng 10 năm tới tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đạt 7,5%/năm . Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là mặt trận hàng đầu của chiến lược.Trong thời gian tới chúng ta xác định CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động. Mục tiêu tăng trưởng bình quân trong 10 năm tới là 4-4.5%, tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống 50%. Để đạt được mục tiêu đó cần chuyển dịch hơn nữa cơ cấu lao động, trong đó đặc biệt là cơ cấu lao động trong nông nghiệp ,phát triển mạnh các hoạt động phi nông nghiệp, chuyển dịch lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sang các hoạt động tiểu thủ công nghiệp ,công nghiệp và dịch vụ . 2.2.Dự báo dân số và lao động nông thôn Dân số cả nước tính đến tháng 4 năm 1999 là76,3 triệu người,trong đó dân số nông thôn chiếm 76.5% dân số cả nước tương đương 58.4 triệu người. Dân số trong dộ tuổi lao động ở nông thôn là 33.89triệu người, chiếm 58% dân số nông thôn. Nguồn lao động này đã đóng góp không nhỏ vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn những năm qua . Trong khi đó ,tại nông thôn còn một số lượng người trong độ tuổi lao động không hoạt động kinh tế: học sinh, sinh viên, học viên, người tàn tật, người không đủ sức lao động, người không có nhu cầu lao động …Theo thống kê,năm 1998 tỷ lệ này chiếm 17.07% số người trong độ tuổi lao động ở nông thôn, tương đương với 5.78 triệu người. Như vậy số người trong tuổi lao động ở nông thôn cần có việc làm là 28.11 triệu người . Theo báo cáo của cục chế biến nông lâm sản thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay trong nông thôn có khoảng 10.88 triệu lao động phi nông nghiệp (gồm cả lao động kiêm và ngành khác nông nghiệp ). Giả sử trong lao động kiêm có 1/2 thời gian làm nông nghiệp,1/2 thời gian làm phi nông nghiệp thì số lao động làm nông nghiệp ở nông thôn khoảng 65% tổng số người phi nông nghiệp ở nông thôn ,tương đương 17 triệu người . Như vậy năm 1998 có khoảng 21 triệu lao động ở nông thôn có việc làm,trong đó: riêng sản xuất nông nghiệp đã giải quyết được 14 triệu lao động,các ngành nghề khác thu hút được 7 triệu lao động. Vì vậy ,số lao động dư thừa ,không có việc làm ở vùng nông thôn cả nước năm 1998 khoảng 7.11 triệu người, chiếm 25.3% số người có nhu cầu lao động trong khu vực nông thôn Dự báo đến năm 2010 dân số ở nông thôn có khoảng 57.59 triệu người trong đó số người trong độ tuổi lao động là 36.40 triệu người (chiếm 63.2% dân số nông thôn ). Giả thiết, có hai xu hướng tăng trưởng GDP nông nghiệp trong giai đoạn 2001-2010, với tốc độ tăng trưởng trung bình của phương án 1 hàng năm là 3.3%; phương án 2 là 4.3%.Theo đó, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động không tham gia hoạt động kinh tế tương ứng là 19% (tương đương 6.92 triệu người ) cho phương án 2 là 20% khoảng 7.28 triệu người . Theo mức tăng trưởng GDP nông nghiệp đã giả thiết, mức tăng sản lượng nông nghiệp theo hai phương án tương ứng là 2.7%và 3.6%. Giả thiết năng suất lao động trong hai giai đoạn này tăng 5%/năm. Do năng suất lao động trong nông nghiệp tăng nhanh hơn mức tăng sản lượng nông nghiệp, thời gian cần thiết để sản xuất nông nghiệp sẽ giảm tương ứng, có nghĩa là số lao động cần thiết cho sản xuất nông nghiệp sẽ giảm. Dự kiến số lao động cần cho sản xuất nông nghiệp năm 2010 theo hai phương án là 11 triệu lao động và 12 triệu lao động . Do sự tác động của quá trình đô thị hoá và năng suất lao động trong nông nghiệp ngày càng cao đã thúc đẩy các ngành nghề ở nông thôn phát triển. Dự kiến bình quân hàng năm khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn sẽ thu hút khoảng 50 vạn lao động, nâng số phi nông nghiệp ở nông thôn từ mức 7.8 triệu năm 2000 lên 12.5 triệu theo phưong án 1 và 13 triệu theo phương án 2 vào năm 2010. Như vậy nhu cầu sử dụng lao động ở nông thôn vào năm 2010 theo phương án 1 là 23.5 triệu và phương án 2 là 25 triệu. Điều đó có nghĩa là số người trong tuổi lao động ở nông thôn chưa có việc làm đến năm 2010 là 5.98 triệu theo phương án 1 và 4.12 triệu theo phương án 2.Nừu thực tế diễn ra như dự báo trên thì nhu cầu việc làm trong nông thôn thời gian tới là một nhân tố anhr hưởng rất lớn đến chuyển dịch lao động trong nông nghiệp . 2.3.Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn nước ta Trong những năm gần đây, nhiều cuộc điều tra, khảo sát, đã cho thấy tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở khu vực nông thôn chiếm từ 3-4%.Tuy nhiên ,tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng là đặc điểm nổi bật của lao động nông thôn.Theo một điều tra về lao động cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm của dân số trong độ tuổi lao động ở nông thôn ở Đông Nam Bộ là 32.36% nếu đánh giá theo mức độ thiếu việc làm thì nhóm lao động thiếu việc làm trên 50% chiếm tỷ lệ cao nhất (59.83%) tiếp đến là mức thiếu việc làm ở mức 30-50% chiếm 36.32%) và thiếu việc làm dưới 30% (chiếm 3.85% ). ở Tây nguyên tỷ lệ thiếu việc làm của lao động khu vực nông thôn là 35.59%,trong đó thiếu việc làm dưới 3 tháng chiếm 21.67% và thiếu việc làm trên 6 tháng là 4.97%. ở Bắc Trung Bộ tỷ lệ thiếu việc làm của dân số khu vực nông thôn là 43.88%, trong đó phân theo mức độ thiếu việc làm thì cao nhất là ở mức thiếu việc làm dưới 30% chiếm 68.98%, tiếp đến là thiếu việc làm từ 30-50% chiếm 23.19% và thiếu việc làm trên 50% chiếm 7.82% .. Theo số liệu thống kê của Bộ lao động –Thương binh và Xã hội và Tổng cục thống kê, số lao động thiếu việc làm trong khu vực nông thôn năm 1998 là 8219498 người chiếm 29.18% tổng số lao động kinh tế thường xuyên của khu vực (năm 1997 tỉ lệ này là 25.47%).số người thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 15-24 (chiếm 34.03% ) và thấp nhất là nhóm tuổi 60 trở lên (15.76%) . Trên 7 vùng lãnh thổ khu vực nông thôn của đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất 37.78% . Số lượng lao động thiếu việc làm phân bố như sau: ngành sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp có 6991718 người chiếm 85.06%; ngành công nghiệp chế biến có 327053 người, chiếm 3.98%; ngành thương nghiệp, sữa chưa xe có động cơ có 296802 người chiếm 3.61% ngành xây dựng có 168395 ngưòi chiếm 2.05; ngành thuỷ sản có 118329 người chiếm 1.44%. Như vậy số người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực nông nghiệp . Nếu theo thành phần kinh tế thì số lao động thiếu việc tập trung ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước 98.34% tiếp đến lả khu vực kinh tế nhà nước các khu vực thành phần kinh tế khác chiếm một tỷ lệ không nhỏ . Như vậy từ năm 1998 đến nay, số lao động không có việc làm thường xuyên trong khu vực nông thôn ngày càng gia tăng; đến năm 1998 trong tổng số gần 30 triêu lao động nông thôn có gần 9 triệu người thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp, đây là con số không nhỏ, và còn tiếp tục gia tăng trong một vài năm tới. Do vậy việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới là một vấn đề cấp bách, ảnh hưởng tới sự chuyển dịch lao động nông nghiệp thời gian tới . 1.3. Thực trạng chuyển dịch lao động nông nghiệp 1996-2000 Nhìn chung, giai đoạn 1996-2000 cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn đã có bước chuyển đáng kể. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động cả nước đã có xu hướng giảm, từ 69.8%năm 1996 xuống 62,56% . Trong lĩnh vực nông nghiệp lao động phi nông nghiệp phát triển mạnh, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có bước chuyển theo hướng đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề, các ngành chế biến nông lâm sản phát triển mạnh. Khoảng 28.3% cơ sở sản xuất công nghiệp trong cả nước đóng ở nông thôn, ngành chế biến nông lâm sản chiếm 32.5% xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 30.9% công nghiệp nhẹ 14.9%; điện cơ khí 12.8% …nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi phục, theo số liệu hiện nay các làng nghề ở việt nam có khoảng 1000 làng nghề.Trong thời gian tới xu hướng này còn tiếp tục gia tăng. Do vậy đây là tiền đề để thu hút thêm lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp 2.Phương hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp 2.1 Phát triển mạnh ngành nghề phi nông nghiệp 2.1.1. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Đây là ngành có khả năng thu hút lao động từ nông nghiệp, những ngành này không đòi hỏi lớn về vốn và trình độ. Do vậy những ngành này có nhiều tiềm năng thu thu hút một lượng lớn lao động trong ngành nông nghiệp cụ thể: - Phát triển mạnh các ngành có nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh để thu hút nhanh và nhiều lao động, dư thừa trong nông nghiệp. Khai thác được lợi thế về nguồn lao động dồi dào và rẻ ở nông thôn.Trong đó tập trung vào các ngành như chế biến nông sản, chế biến và bảo quản lương thực, chè, rau quả và sản phẩm chăn nuôi với quy mô nhỏ, phân tán. -Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, các trung tâm thương mại, dịch vụ ở nông thôn .Hình thành các thị tứ, thị trấn ở nông thôn để tạo cơ sở kinh tế xã hội thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn -Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp dựa trên công nghệ sử dụng nhiều lao động ít vốn, phù hợp với điều kiện của từng vùng và địa phương. -Phát triển công nghiệp nông thôn quy mô nhỏ và vừa với nhiều hình thức sở hữu trong đó phát huy sự năng động sáng tạo của kinh tế hộ gia đình. 2.1.2.Đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp chế biến-nông lâm thuỷ sản -Phát triển công nghiệp nông lâm thuỷ sản là yếu tố quan trọng không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà còn tạo điều kiện cho sản xuất nông lâm ngư mở rộng quy mô đi vào sản xuất chuyên môn hoá -Đẩy mạnh phát triển các cơ sở chế biến quy mô lớn, hiện đại đối với những vùng đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung như vùng lúa gạo ,vùng chè,vùng cà phê, vùng cao su, cây ăn quả cây công nghiệp . -Đối với những vùng chưa hình thành nên nền sản xuất hàng hoá tập trung áp dụng mô hình sản xuất quy mô nhỏ và vừa. Phù hợp với quy mô gia đình. 2.1.3.Đẩy mạnh và phát triển các hoạt động thương mại và dịch vụ. Phát triển thương mại và dịch vụ không chỉ giải quyết nhiều việc làm mà còn nâng cao thu nhập cho nông dân.Tuy nhiên hầu hết các hoạt động thương mại và dịch vụ ở nông thôn hiện còn nhỏ bé, tự phát và chưa có điều kiện tốt để mở rộng hình thức hoạt động. Vì vậy cần nâng cao năng lực sáng gian nông nhàn. Chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hoá sản xuất Nông Nghiệp hướng vào khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của từng địa phương bao gồm lợi thế về đất đai, tiểu vùng khí hậu, trình độ và tập tục canh tác, khả năng tiêu thụ sản phẩm, ngành nghề vv…Việc làm trong Nông nghiệp còn nhiều và cần được khai thác tối đa. Các vùng sản xuất lúa năng suất thấp,hay gặp rủi ro về bão lụt …có thể chuyển sang ngư nghiệp trồng cây lâu năm, cây ăn quả, kết hợp với chăn nuôi và phát triển thuỷ sản phù hợp với diều kiện của từng vùng sinh thái .Vùng ven các thành phố lớn, các khu công nghiệp có thể chuyển từ trồng lúa sang trồng các loại rau, hoa, cây ăn quả, cây cảnh có giá trị cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khu vực thành thị v.v… Đa dạng hoá sản xuất nông lâm ngư theo từng vùng sinh thái là khả năng rất hiện thực để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có hiệu quả, ít tốn kém và có tính lâu bền, cụ thể : -ở vùng trung du miền núi, cần đẩy mạnh các hoạt động sản xuất cây công nghiệp gắn với phát triển lâm nghiệp, tận dụng các loại sản phẩm rừng nguyên liệu, sản phẩm cây Công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc.Tại đây sẽ phát triển các ngành Công nghiệp chế biến tập trung phục vụ xuất khẩu, chế biến nhỏ phục vụ tiêu dùng tại chỗ. Các hoạt động này khi được mở rộng sẽ toạ ra rất nhiều chỗ làm việc và huy động được mọi nguồn vốn tại chỗ. Nếu được đào tạo thì người lao động và doanh nghiệp sẽ vững tin vào các hoạt động này. Các hoạt động sản xuất Nông nghiệp sẽ từng bước chuyển sang cơ giới hoá, đa dạng hoá dưới các hình thức hộ kinh doanh hàng hóa, trang trại, nông, lâm, ngư trại và doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích các hộ nông dân đàu tư phát triển các cây trồng, con nuôi hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung thông qua các chính sách khuyến khích như chính sách thuế, đầu tư, tín dụng, khoa học công nghệ, thị trường… Để phát triển theo định hướng đó, vấn đề quan trọng là cần xây dựng, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi đối với các vùng cây công nghiệp lâu năm ít được chú ý về thuỷ lợi với sự tham gia của người dân, phát triển các tụ điểm và cụm thị trường hàng hoá tại các khu dân cư, thị trường tín dụng và hệ thống các dịch vụ hỗ trợ cần thiết khác cho sản xuất, trong đó dịch vụ thông tin và chuyển giao công nghệ là yếu tố cơ bản đối vùng miền núi trung du. Đồng thời, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, và các dịch vụ xã hội đảm bảo cho hộ nông dân từng bước thâm nhập vào các hoạt động sản xuất lưu thông và tiêu thụ, tạo ra sức mua mới cho nông dân và người dân nông thôn . ở vùng đồng bằng lâu nay chỉ quen sản xuất lúa nước cần tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ nông dân đa dạng hoá cây trồng con nuôi theo nhiều mô hình khác nhau như: -Chuyển từ sản xuất trồng lúa sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, rau xanh có giá trị cao trồng hoa và chế biến nông sản tại chỗ theo các kinh nghiệm cổ truyền kết hợp hiện đại hoá và đảm bảo vệ sinh thực phẩm -Kết hợp trồng lúa và nuôi thả thuỷ sản (1 vụ lúa 1vụ cá) -Kết hợp trồng lúa với trồng cây ăn quả . -Chuyển hẳn trồng lúa sang nuôi thả thủy sản ở vùng ven biển : -Chuyển sang nuôi thả thuỷ sản ở những nơi có điều kiện -Chuyển sản xuất muối sang nuôi thả thuỷ sản ,trồng rừng -Kết hợp sản xuất lúa một vụ và nuôi thả thuỷ sản 1 vụ, chăn nuôi lợn, gia cầm -Phát triển đánh bắt cá ,hải sản xa bờ -Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức lồng và bè ven bờ Để khuyến khích phát triển kinh tế và tạo việc làm các vùng ven biển, Chính phủ cần đầu tư xây dựng mới nâng cấp sữa chữa các bến cảng ,kho tàng và các cơ sở chế biến thuỷ hải sản. Hỗ trợ người sản xuất về giống, kỹ thuật nuôi trồng thâm canh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm . 2.Đẩy mạnh phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Trước hết phát triển mạnh các ngành nghề có nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh để thu nhanh và nhiều lao động nông nghiệp đang dư thừa ở ngay chính địa phương để góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho chính những người nông dân trong vùng. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn nguyên liệu tại chỗ sẵn có, nghề truyền thống của địa phương, thị trường có nhu cầu về loại sản phẩm đó, lao động dồi dào, giá nhân công thấp.Trong đó trước hết tập trung vào phát triển các loại ngành nghề chế biến nông sản như chế biến và bảo quản lương thực,chè rau quả, thịt và sản phẩm chăn nuôi với quy mô nhỏ, phân tán . Khôi phục làng nghề truyền thống đồng thời phát triển các ngành nghề mới, các trung tâm thương mại dịch vụ ở nông thôn, hình thành các thị trấn thị tứ ở nông thôn để tạo cơ sở kinh tế xã hội thúc đẩy quá trình công nghiệp hoávà đô thị hoá nông thôn và nối liền với mạng lưới thị trường cả nước Phát triển công nghiệp nông thôn quy mô nhỏ và vừa với các hình thức sở hữu đa dạng và không hạn chế thuê mướn lao động. Phát huy được vai trò, thế mạnh và sự năng động sáng tạo của lao động nông thôn . Tập trung vào các lĩnh vực, ngành sử dụng nhiều lao động, ít vốn, công nghệ thích hợp, nguyên vật liệu tại chỗ, có nguồn gốc nông sản, kể cả bao bì; đặc biệt là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đòi hỏi lao động tỉ mỉ, dễ phổ biến và tiếp thu các ngành nghề đã tồn tại nhiều năm nay được cải tiến, áp dụng kỹ thuật mới sẽ có vai trò to lớn thu hút lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp tạo ra thu nhập ổn định và tập dượt cho người lao động có ý thức sản xuất hàng hoá . Khôi phục và hiện đại hoá các vùng làng nghề truyền thống ở nông thôn,vừa giải quyết nhiều việc làm vừa là các tụ điểm để thực hiện công nghiệp hoá và đô thị hoá ở nông thôn . Phát triển thành công các vùng làng nghề truyền thống theo mô hình hiện đại hoá, văn minh hóa sẽ là khả năng to lớn về tạo việc làm, phân công lại lao động nông thôn theo hướng “ly nông bất ly hương”, phi nông hoá lao động nông nghiệp quá đông hiện nay. Phát triển các xí nghiệp gia công công nghiệp cho các ngành công nghiệp tập trung như may mặc, dệt, đóng giày, sản xuất đồ chơi, thiết bị gia đình Đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp chế biến nông -lâm-thuỷ sản Phát triển công nghiệp nông lâm thuỷ sản là yếu tố quan trọng không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho số lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động chế biến với thu nhập ngày một cao, khi sản phẩm làm ra có tính cạnh tranh cao hơn mà còn tạo điều kiện cho sản xuất nông-lâm –ngư nghiệp mở rộng quy mô đi vào sản xuất chuyên môn hoá, từ đó thu hút thêm lao động ngay chính trong sản xuất nông nghiệp Đẩy mạnh phát triển các hoạt động thương mại và dịch vụ ở nông thôn 3.Phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ ở nông thôn trong tất cả các lĩnh vực, ngành hoạt động mà kinh tế hộ có thể tham gia . Kinh tế hộ gia đình nông dân đã được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chứng đã tỏ khả năng phát triển không chỉ trong sản xuất kinh doanh nông, lâm ngư nghiệp mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác. Hiện nay kinh tế hộ ở các vùng nông thôn đã phát triển nhiều ngành nghề đa dạng ngoài sản xuất nông lâm ngư nghiệp đã mở rộng hoạt động sang chế biến nông, lâm thuỷ sản chiếm 17.3% số hộ có ngành nghề có phi nông nghiệp; công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 32.5%. Xây dựng thương mại và dịch vụ chiếm 49.8% làm cho các hoạt động kinh tế nông thôn trở nên sôi động và bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều. Mặc dù quy mô còn nhỏ và tính ổn định còn chưa cao, song kinh tế hộ đã góp phần quan trọng vào chính sách khuyến khích tự tạo việc làm của đảng và nhà nước . Tuy nhiên để phát triển kinh tế hộ lâu dài và ngày một mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tạo ra, cần khẩn trương triển khai một số biện pháp sau: Một là, có chính sách thích hợp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa theo đặc thù sản xuất của từng vùng, đó là các chính sách về: đất đai, thuế, tín dụng khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kinh tế hộ cần hướng vào thúc đẩy hình thành các loại hình tổ chức sản xuất hàng hoá theo mô hình kinh tế nông trại, lâm trại và ngư trại, dựa trên lợi thê của từng vùng, địa phương, cụ thể : ở các vùng đồi núi: với tổng số khoảng 2.3 triệu hộ nông dân nhưng có diện tích gần 10 triệu ha, đó là tiềm năng lớn phát triển các trang trại trồng trọt và chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn về diện tích ở các vùng ven biển: Ngoài vùng biển dài hơn 2000 km còn có gần 500.000 ha mặt nước mặn và lợ có khả năng phát triển các ngư trại ,bên cạnh đó phải kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật cả về nuôi trồng và đánh bắt hải sản, chắc chắn lao động ven biển sẽ tạo thêm việc làm có thu nhập cao . ở các vùng đồng bằng , với trên 7 triệu hộ ở nông thôn ,trong đó khoảng 6 triệu hộ làm nông nghiệp có thể phát triển kinh tế nông trại về trồng trọt,chăn nuôi công nghiệp quy mô nhỏ về diện tích nhưng lớn về giá trị sản phẩm và thu dụng nhiều lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp và trong hoạt động sơ chế đóng gói, tiêu thụ sản phẩm Hai là, kiên trì thực hiện chủ trương khuyến khích kinh tế hộ sử lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao động từ nơi khác đến tìm việc làm, thông qua chế độ ưu đãi về cho thuê mặt bằng, tín dụng ban đầu .. Ba là, từng bước phát triển kinh tế hộ nông lâm ngư trại thành các doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, có tư cách pháp nhân, bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác. Những hộ có đủ tiềm lực về kinh tế sẽ được hướng dẫn đăng ký hoạt dộng theo pháp luật doanh nghiệp . 4.Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực chủ trương tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Hiện nay số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký kinh doanh chưa nhiều, mới đạt 3% còn 97% vẫn thuộc loại hình kinh tế hộ không có đăng ký, điều này dẫn đến sự phát triển của kinh tế hộ chưa được pháp luật bảo hộ nên chưa đủ điều kiện phát huy tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn . Để nhanh chóng phát triển mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cần phải : Một là, tạo điều kiện thuận lợi tối đa về mặt thủ tục để cơ sở sản xuất đăng ký thành lập doanh nghiệp được dễ dàng . Hai là, cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh chế biến nông sản về đặt cơ sở sản xuất tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào. Các cơ sở này một mặt sẽ thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực tại chỗ tham gia vào qua trình sản xuất nguyên liệu cho cơ sở chế biến đó, mặt khác nó cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngưòi dân địa phương tham gia trực tiếp vào qua trình sản xuất chế biến của các cơ sở này. Ba là, đối với các doanh nghiệp sản xuất phi nông nghiệp đã có đăng ký và đang hoạt động, khuyến khích các doanh nghiệp này đặt các cơ sở trên các huyện ,xã chủ yếu làm nông nghiệp, dân số đông .Các doanh nghiệp này sẽ là cơ sở để giải quyết lao động nông nhàn và khởi đầu cho việc phát triển hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn . Các huyện, xã cần quy hoạch lại địa bàn, xác định khu đất nông nghiệp, khu ở của dân ,khu chợ búa thương mại dịch vụ và khu phát triển sản xuất công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp chuyển địa điểm sản xuất về địa phương.Sự quy hoạch hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định và không phải di dời khi đã đi vào làm ăn ổn định . Hiện nay mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành ở nông thôn đã thu hút nhiều lao động vào làm gia công xuất khẩu. Các doanh nghiệp này đã khai thác được thế mạnh của lao động nông thôn giá rẻ và người dân nông thôn rất cần cù chịu khó.Tuy nhiên cũng có một số hạn chế là trình độ lao động của dân nông thôn chưa cao, trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp còn yếu kém đặc biệt là hạn chế trong tiếp cận thông tin kinh tế ,đánh giá về thị trường và trong giao tiếp với bộ máy chính quyền sở tại để phát triển kinh doanh. Chính vì vậy rất cần sự hỗ trợ của nhà nước về công tác đào tạo,dạy nghề cho họ và hỗ trợ tìm kiếm thị trường gia công xuất khâu để phát huy những khả năng ban đầu của nước ta hiện nay vừa giải quyết việc làm phù hợp cho lao động nông thôn. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi và thể hiện sự hợp tác hỗ trợ tốt hơn đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có thu nhập ổn định và đảm bảo cho người làm thuê . Bốn là, nhà nước chú trọng hỗ trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng được quy hoạch ở huyện, xã về phát triển công nghiệp thương mại và dịch vụ, trước hết là phát triển điện nước, giao thông . Tổ chức đào tạo, bỗi dưỡng kiến thức quản lí kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện tại và những người muốn mở doanh nghiệp . 5.Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn Ngành nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời và đó có thể là một thế mạnh của nước ta như nghề kim hoàn, thêu ren, dệt lụa chạm khắc gỗ, khảm trai, sơn mài, chế biến nông sản phẩm, thực phẩm …Ngành nghề truyền thống hiện đang giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động.Tuy nhiên từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất và các làng nghề cũng gặp không ít những khó khăn nhất là về tiêu thụ sản phẩm, công nghệ lạc hậu, ít vốn ..vì thế nhà nước cần có một số chính sách hỗ trợ để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, mở mang các nghề mới Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, ở các làng nghề truyền thống như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thi trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho thuê mặt bằng để hình thành các khu làng nghề sản xuất tập trung .. Hai là, tổ chức lại các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập những doanh nghiệp nhỏ và vừa.Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này phát triển ,hỗ tợ nhau về vốn ,công nghệ và thị trường tiêu thụ. Ba là, ban hành một số chính sách khuyến khích về vốn, tín dụng thuế và giải quyết mặt bằng cho sản xuất đối với các làng nghề, nghề truyền thống ở giai đoạn khôi phục và phát triển mới. Mở rộng cung cấp tín dụng hương mại đối với các hộ nghề, làng nghề để mở mang cơ sở, cải tiến phương thức điều hành kinh doanh, khuyến khích cho vay các cơ sở ,hộ sử dụng nhiều lao động . Bốn là, có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân ,thợ giỏi ,hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. Bảo vệ quyền phát minh sáng chế của nghệ nhân xây dựng chế độ bảo hiểm khi về già để người dân làm việc trong các làng nghề truyền thống yên tâm đầu tư vốn và yên tâm sống với nghề của mình . 6.Phát triển các hình thức hội hiệp hội ngành nghề Trong những năm gần đây, cùng với việc chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các hình thức hiệp hội ngày càng phát triển và có những đóng góp đáng kể vào tạo việc làm cho lao động nông thôn như hội nông dân, Hội làm vườn, Hội chăn nuôi …Những hình thức hiệp hội này đã giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động nhất là việc làm cho các hộ gia đình nghèo, thiếu vốn và dư thừa lao động, với trình độ và công nghệ hợp lí, vốn đầu tư không lớn mà hiệu quả kinh tế cao Các hội này được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện giữa những người có chung nghề nghiệp, hoạt động theo cơ chế tự chịu trách nhiệm về tài chính,tự trang trải, trên tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong phát triển sản xuất . Để các hiệp hội này được hoạt động thuận lợi, có hiệu quả, có thể thu hút được nhiều người tham gia, nhà nước cần có chính sách khuyến khích trợ giúp cho sự phát triển của hình thức tự giúp nhau làm kinh tế này. Nghiên cứu hoàn thiện các quy chế, điều lệ tổ chức hoạt động cho phù hợp với điều kiện môi trường kinh tế như nước ta hiện nay.Ngoài ra có thể xây dựng các trung tâm hướng dẫn khoa học kỹ thuật và giới thiệu việc trong mỗi hiệp hội 7.Hoàn thiện một số chính sách kinh tế vĩ mô 7.1 chính sách đất đai Chính sách đất đai có vai trò quan trọng đối với lao động và tạo việc làm đối với nông thôn, đất đai ở nông thôn là đối tượng cơ bản của quá trình sản xuất và phát triển việc làm. Hiện nay chính sách đất đai tạo điều kiện cho nông dân được quyền sử dụng lâu dài, được chuyển nhượng quyền sử dụng. Đây là điều kiện để giải phóng tiền năng lao động và tạo việc làm ở nông thôn.Tuy nhiên để khuyên khích lao động, tạo việc làm cần khuyến khích nông dân đầu tư khai hoang cải tạo đồng ruộng và sử dụng có hiệu quả trên một đơn vị đất canh tác. Nội dung cần đổi mới là: -Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho hộ nông dân, khuyến khích nông dân chuyển đổi ruộng để giảm tình trạng ruộng đất manh mún.Tạo điểu kiện để người dân mạnh dạn đầu tư xây dựng thuỷ lợi, cải tạo đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng,thu hút nhiều lao động.Nhà nước có vai trò giúp đỡ nông dân về mặt vốn kỹ thuật công nghệ và thị trường -Quy hoạch lại các nông lâm trường để giao phần đất chưa sử dụng hoạc sử dụng chưa hiệu quả cho các hộ gia đình quản lí và sử dụng -Khuyến khích các thành phần tự khai hoang và kinh doanh theo kiểu trang trại tại các vùng đất hoang, ven núi ven biển …nhà nước tạo điều kiện cho vay, hỗ trợ vốn với chính sách ưu đãi hoặc cho thuê đất lâu dài với giá thấp để người dân mạnh dạn đầu tư. 7.2.Chính sách tạo vốn và tín dụng Chính sách này có vai trò to lớn trong việc giải quyết lao động nông thôn. Cụ thể nên hướng vào huy động vốn trong nước và ngoài nước, trước hết là nguồn tín dụng ngân hàng và nguồn huy động trong dân, chú trọng nguồn vốn trong dân. Mặt khác,chính sách tạo vốn phải đồng bộ với các chính sách khác có liên quan như chính sách thuế chính sách đất đai đảm bảo xây dựng đồng bộ các hạng mục cơ sở hạ tầng…để người dân có cơ hội tự tạo việc làm mới một cách ổn định và lâu dài. Hiện tại, vấn đề vốn cho các doanh nghiệp, hộ gia đình đang là vấn đề bức xúc. Chính phủ đã tập trung vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, đường giao thông và hình thành các chương trình quốc gia có mục tiêu ưu tiên vốn cho phát triển nông thôn nhu chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình khai thác tiền năng vùng đồng bằng sông Hồng….Trong thời gian tới cần: Khuyến khích tự tạo việc làm thông qua chính sách cho nguòi có vốn thuê đất để hình thành kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn. Xây dựng các xí nghiệp nhỏ. Phát triển tiểu thủ công nghiệp,khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống Phát triển các thị trường tín dụng nông thôn. Đưa hệ thống tín dụng nông thôn tiến tới hoạt động theo cơ chế thương mại, cho vay thương mại theo các dự án, thủ tục đơn giản và giảm dần lượng tín dụng ưu đãi, tín dụng bao cấp để đảm bảo sự lành mạnh trong thị trường vốn ở nông thôn 7.3.Chính sách thuế Hiện nay, trong khu vực nông thôn các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản phẩm của nông dân đang gặp nhiều khó khăn do luật thuế VAT mới áp dụng từ năm 1999. Cần tiếp tục sửa đổi luật thuế VAT theo hướng tính toán lại việc khấu trừ VAT đầu vào cho các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất có sử dụng sản phẩm nông nghiệp để các doanh nghiệp này có thể phát triển ổn định, từ đó mà duy trì chỗ việc làm đã được tạo ra và có thể tiếp tục được tạo ra Thực hiện chính sách miễn giảm thuế VAT.Thuế thu nhập đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ các hộ gia đình. Nên có sự phân biệt cụ thể các đối tượng để có thuế suất hợp lý Miễn,giảm thuế cho dạy nghề của các trung tâm xúc tiến việc làm.trung tâm dạy nghề, khuyến nông và các cơ sở dạy nghề tư nhân là cơ sở vệ tinh của hệ thống chương trình giải quyết việc làm quốc gia Giảm tiền thuê đất với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang sử dụng nhiều lao động và có khả năng mở rộng để thu hút nhiều lao động phi nông nghiệp ở nông thôn và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như đào tạo nghề cho đông đảo lao động nông thôn Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế lao động -ĐHKTQD Giáo trình kinh tế phát triển tập 1, tập 2 -ĐHKTQD Nghị Quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, lần thứIX Sách : Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn –NXB nông nghiệp Tạp chí :Thị trường lao động: các số năm 2000,và 2001,só 1,2 năm 2002 Tạp chí: Kinh tế phát triển: các số 45,39,50 năm 2001 Tạp chí : Nghiên cứu kinh Tế: số 12\1999 ,số 12\2000 Tạp chí : Kinh tế và dự báo số 12\1999 Tạp chí: Kinh tế châu á thái bình dương số 3\1999 Tạp chí : Nghiên cứu lý luận số 10\2000 Các tài liệu khác về lao động việc làm Kết luận và kiến nghị Trên đây là một số định hướng và giải pháp kinh tế cơ bản và chủ yếu nhăm chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2001-2010. Việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn không thể thực hiện một cách độc lập được mà phải đặt trong mối quan hệ với các nhân tố kinh tế xã hội khác như mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của cả nước nói chung và của nông thôn nói riêng Vì vậy khi hoạch định các đường lối chính sách định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn cần phải chú ý đến những nhân tố này. Trong đó tác động của vốn, đặc biệt tăng dần tỷ trọng đầu tư cho con người, cho khoa học công nghệ, thay đổi cơ cấu đầu tư trong khu vực nông thôn , thay đổi cơ cấu đầu tư trong công nghiệp nông thôn.. sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để làm phù hợp giữa cung và cầu lao động Về phía cung lao động : Thúc đẩy đầu tư cho con người sẽ đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn lao động nói chung và lao động trong nông nghiệp nông thôn nói riêng mà chính đây sẽ là điểm mấu chốt để thực hiện sự thay đổi về cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn đáp ứng nhu cầu sản xuất Về phía cầu : Khối lượng, cơ cấu vốn đầu tư và hệ thống chính sách kèm theo sẽ quyết định cơ cấu sản xuất và nó sẽ thúc đẩy trở lại sư chuyển dịch cơ cấu lao động. Mặt khác sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất với sự thay đổi tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ, cho các nghành phi nông nghiệp trong nông thôn sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp là một yếu tố quan trọng tác động đến cơ cấu lao động trong nông thôn Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS .Phạm Văn Vận đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Do trình độ và thời gian có hạn nên bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy giáo hướng dẫn và các thấy cô giáo trong khoa KH&PT để đề tài được hoàn thiện hơn . Vụ NN &PTNT Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Độc lập - tự do - hạnh phúc Xác nhận của cơ quan thực tập Vụ Nông Nghiệp &Phát Triển Nông Thôn Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư xác nhận sinh viên : Hồ Tuấn Thân đã thực tập tại cơ quan từ ngày 15 \ 1 \ 2002 đến ngày 15 \ 5 \2002 Trong thời gian thực tập tại cơ quan sinh viên Hồ Tuấn Thân đã chấp hành đầy đủ mọi nội qui , qui định của cơ quan, có thái độ lễ phép với cán bộ của cơ quan , chịu khó học hỏi, tìm tòi , sưu tầm tài liệu để hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên đề tốt nghiệp “Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010” của em về cơ bản đã thể hiện được những nhận thức ban đầu về công tác làm kế hoạch nói chung và làm kế hoạch về lĩnh vực lao động nói riêng, bài viết nhìn chung có nội dung phong phú đầy đủ , logic chặt chẽ, có tính lý luận và thực tiễn cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29130.doc
Tài liệu liên quan