Chuyên đề Quản lý và nâng cao chất lượng xi măng tại Công ty Cổ Phần xi măng Sông Đà Yaly

Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn đảm bảo sự tồn tại của Doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Công ty xi măng Sông Đà Yaly luôn đưa ra các chính sách hợp lý cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng của mình. Bằng chứng là Công ty đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm quản lý chất lượng sản phẩm một cách thích hợp nhất, các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục sai hỏng Đưa Công ty của mình hoạt động dưới hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2001. Trong thời gian tới Công ty còn tiếp tục đạt tới quản lý chất lượng ISO 9000:2008 mới nhất do tổ chức QUACERT Việt Nam và AJA Anh Quốc đưa ra. Cùng với việc quản lý chất lượng xi măng một cách hợp lý và đúng đắn Công ty đã mang lại nhưng hiệu quả kinh tế cao giúp cho doanh thu, lợi nhuận của Công ty không ngừng nâng cao, cùng với đó là đời sống của CBCNV trong Công ty cũng được cải thiện. Bên cạnh những lỗ lực của Công ty thì trong công tác quản lý chất lượng xi măng cũng không tránh khỏi những sai xót. Những sai xót có thể do chất lượng của nguyên vật liệu, của các thành phần khoáng, cách phối liệu Nhưng quan trọng nhất là trong cách quản lý của Công ty chỉ chú ý tời sản phẩm cuối cùng là xi măng mà không chú ý nhiều tới việc quản lý chất lượng trong cả quá trình. Qua tìm hiểu cách quản lý và biện pháp nâng cao chất lượng xi măng của Công ty tôi thu nhận được bài học lớn trong công tác quản lý, vai trò quyết định của chất lượng sản phẩm, những tác nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quá trình kiểm tra kiểm soát chất lượng và việc đòi hỏi phải đưa ra những biện pháp thích hợp và nhanh chóng trong quá trình sản xuất để có thể khắc phục tối đa những sai hỏng.

doc95 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý và nâng cao chất lượng xi măng tại Công ty Cổ Phần xi măng Sông Đà Yaly, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. Việc kiểm tra sai hỏng trong các khâu trong quá trình thường diễn ra đơn lẻ không mang tính tập trung. Các nhà quản lý chất lượng vẫn chỉ tập trung kiểm tra chất lượng cho sản phẩm cuối cùng mà không quản lý theo một quá trình. Việc kiểm tra trọng lượng bao gói, bảo quản đều được thực hiện nghiêm túc, phát hiện kịp thời và khắc phục sai, đảm bảo 100% bao xi măng xuất xưởng đạt trọng lượng 50±100kg/bao. Qua thực tế sử dụng, chất lượng xi măng của Nhà máy xi măng Sông Đà Yaly ngày càng ổn định và được sự tín nhiệm của khách hàng. Mặc dù trong thời gian qua cũng có một vài khách hàng khiếu nại về chất lượng, nhưng qua kiểm tra và xác minh công ty đã khẳng định nguyên nhân không phải do chất lượng sản phẩm của công ty mà do khách hàng mua xi măng không có nguồn gốc hoặc do sử dụng không đúng kỹ thuật. Đây cũng là một tác nhân làm ảnh hưởng tới uy tín cũng như chất lượng xi măng của Công ty. e.2. Kiểm soát các sai hỏng Trong quá trình sản xuất xi măng Công ty luôn cố gắng tạo ra cho mình một mẫu sản phẩm hoàn thiện không có sai xót nào. Nhưng việc xuất hiện những sai hỏng trong sản xuất là không thể tránh khỏi. Sau đây là một vài sai sót cơ bản mà Công ty đã gặp phải. Ä Những sai hỏng trong chất lượng xi măng: Sai hỏng trong sản xuất xi măng là tương đối nhiều trường hợp nhưng có bốn trường hợp quan trọng nhất mà nếu mắc phải thì chất lượng xi măng sẽ rất khó kiểm soát. Thứ nhất: Thạch cao CaSO4 +2 H2O Đây không phải là thành phần chính tạo nên xi măng nhưng không thể thiếu trong sản xuất xi măng vì CaSO4 +2 H2O có tác dụng điều chỉnh thời gian ninh kết của khoáng xi măng. Thông thường người ta phối vào xi măng 3-5% thạch cao. Trong quá trình thi công xi măng trộn với nước thì CaSO4 +2 H2O sẽ tác dụg với nước (Quá trình thủy phân) SO4 2- + khoáng xi măng tạo ra khung bền vững cho kết cấu bê tông. Nếu CaSO4 +2 H2O thấp thì vữa xi măng không dẻo, ninh kết nhanh cương độ thấp do SO4 2- ít không đủ bao các hạt xi măng làm cho qtrình thủy hóa tăng nhanh, 2 H2O trong CaSO4 +2 H2O ít làm cho vữa xi măng ít dẻo. Nếu CaSO4 +2 H2O cao cũng không tốt vì SO42- cao vượt ngưỡng bão hòa sẽ phá vỡ khung kết cấu xi măng, trong quá trình thủy phân của xi măng tạo ra hiện tượng đông kết giả là do SO42- bao quanh hạt clanhker ngăn không cho nước xâm nhập vào khe các phân tử hạt clanhker dẫn đến quá trình nhiệt phân xảy ra không hoàn toàn. Thứ hai: Bột liệu tiền nung (là bột liệu đã được đồng nhất nhằm tạo sự đồng đều) Tùy từng nhà máy mà hệ số KH, N, P (là những số liệu có công thức cho sẵn) khác nhau. Hiện tại ở nhà máy xi măng Sông Đà Yaly: KH = 0,89-0,92; N= 1,7-2,1; P= 1,2-1,6. Người ta chủ yếu nói đến KH vì nó là hệ số của Ca.Fe.Al/ Si . Nếu KH tăng thì chứng tỏ CaO2 tăng thì khó nung do nhiệt độ nung CaO2 giảm của SiO2 tạo ra pha lỏng sớm dẫn đến khoáng C3S giảm, C2S caodẫn đến clanhker phát triển cường độ sớm, giòn, dễ nứt gãy, độ ổn định thể tích cao không tốt. Nếu KH thấp thì SiO2 tăng dẫn đến nhiệt độ nóng chảy cao, pha lỏng giảm dẫn đến C3S cao, khói nung. KH khoảng 0,89- 0,91 là tốt nhất. Thứ ba: fCaO (còn gọi là CaO tự do) Về bản chất nó là CaO nhưng được nung ở 1120 0C đến 14500C nên có thể tích chất già, khó bị thủy phân (Khó tác dụng vói nước). fCaO nằm trong vữa xi măng với thời gian dài mới thủy phân. fCaO + H2O à Ca(OH)2 + Q (PƯ vôi tôi) dẫn đến nứt gãy làm giảm cường độ xi măng đây là chất rất có hại cho xi măng. fCaO thủy phân trong tgian dài do hiện tượng già lửa nên rất không tốt cho vữa xi măng và các công trình sau thi công. Khắc phục: Yêu cầu bột liệu tiền nung đạt yêu cầu kĩ thuật, hạt vê viên đạt d= 0,8 - 1cm, lò thoáng, than trong bột bằg 12-12,5%, W vê viên bằng 13,5 -14 %, clanker ra lò phải có fCaO £ 5% (Áp dụng cho lò đứng); nhỏ hơn hoạc bằg 1% (Áp dụng cho lò quay), bột liệu tiền nung có cấp phối hợp lý, đồng nhất KH, N, P nằm ở khoảng tối ưu, qúa trình nung tốt, nhiệt độ trong lò đều. Thứ tư: Tác hại MgO trong xi măng. Nó cực hại còn hơn cả fCaO vì trong quá trình nhiệt phân: MgO + h2O à Mg(OH)2 . Mg(OH)2 có tính chương nở thể tích mạnh (≥20 lần) làm cho vữa xi măng nở nứt gãy rất không tốt. Khắc phục: MgO chủ yếu có trong thành phần đá. Nếu đá vôi nhập về có MgO £ 3% là tốt nhất, còn trong các nguyên liệu khác MgO rất ít không đáng lo. Ä Những sai hỏng trong quản lý: Người quản lý chất lượng mà không năm bắt được những sai hỏng trên thì khả năng chất lượng xi măng được bảo đảm đúng tiêu chuẩn đưa ra là rất khó. Quản lý còn mang tính chủ quan không dựa vào khả năng sản xuất cũng như yêu cầu kỹ thuật của Công ty mà chỉ định làm theo cảm tính sẽ làm cho chất lượng xi măng có thể sai hỏng rất lớn so với các thông số kỹ thuật. Và dẫn đến khó khăn đối với các khâu sau đó của quá trình sản xuất. e.3 Hành động khắc phục Ä Quy trình kiểm soát sản phẩm clanker Quy trình kiểm soát sản phẩm được thể hiện ở tài liệu QT13.01 tương ứng với mục 8.3 của tiêu chuẩn TCVN ISO với nội dung sau: - Mục đích: Để xử lý các nguyên nhiên vật liệu nhập, các sản phẩm công đoạn và các sản phẩm xuất xưởng không phù hợp chỉ tiêu chất lượng theo các TCVN, TCN, TCCS và các quy định hiện hành. - Phạm vi: Các nguyên vật liệu thấp; Các sản phẩm công đoạn; Các sản xuất xuất xưởng - Trách nhiệm: lãnh đạo đơn vị công ty chỉ đạo chung, phòng kĩ thuật sản xuất kết hợp cùng các đơn vị liên quan để xử lý. - Nội dung: + Vị trí kho bãi xem trong QT15.01, + Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm xem trong QT12.01 Tuỳ theo mức độ không phù hợp của sản phẩm, các đơn vị liên quan khi xử lý có thể lập các biên bản để xử lý hoặc ghi lệnh xử lý vào sổ lệnh hay sổ giao cao. + Các nguyên nhiên vật liệu nhập: Than cám, đá ba zan, thạch cao, xỉ ripit, quặng sắt, vỏ bao đựng xi măng… (được đề cập ở bảng 7). + Các sản phẩm công đoạn, nhiên liệu tự khai thác: Đá vôi, bùn sa máy nghiền than mịn cho lò nung, clanker ra lò… Xi măng kiểm tra không đạt chỉ tiêu chất lượng theo tieu chuẩn cơ sở TC 6260:9000 gọi là xi măng không đạt chất lượng. Để xử lý những bán thành phẩm, thành phẩm không đạt chất lượng, phòng kỹ thuật sản xuất và phòng thí nghiệm KCS căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng của các bán thành phẩm hoặc những thành phẩm chính phẩm và xi măng sau máy nghiền để điều hành việc tháo rút và pha trộn với các máy nghiền hay xả ra ngoài theo tỷ lệ hợp lý, không để ảnh hưởng đến chất lượng xi măng. Xi măng sau máy nghiền + Các sản phẩm xuất xưởng: Xi măng bao xuất xưởng; Xi măng rời xuất xưởng; Clanker xuất xưởng (Phòng KCS chỉ đạo xưởng nghiền xi măng tháo xuất); Xi măng trong các kho chứa. - Hồ sơ STT Tên hồ sơ Ký mã hiệu Nơi lưu Thời gian lưu Phương pháp lưu 1 Các giấy tờ xác nhận sản phẩm xi măng kém chất lượng Đơn vị có sản phẩm kém chất lượng 2 năm Tủ hồ sơ 2 Các giấy tờ xác định nơi để sản phẩm kém chất lượng 2 năm Tủ hồ sơ 3 Các giấy tờ xác định biện pháp xử lý 2 năm Tủ hồ sơ 4 Các kết quả kiểm tra sau xử lý 2 năm Tủ hồ sơ (Nguồn: Phòng KCS) Ä Thực tế công tác kiểm soát sản phẩm: Thực tế công tác kiểm soát hợp tại công ty được thực hiện khá nghiêm túc, theo quy trình. Khi phát hiện ra những sai hỏng ngày lập tức các phong ban có liên quan trực tiếp sẽ thông báo với các cấp có thẩm quyền để giải quyết và đưa ra cách kiểm soát tốt nhất, hợp lý nhất. Việc kiểm soát xi măng được thực hiện ở tất cả các khâu nhưng quan tâm nhất là chất lượng sản phẩm xi măng cuối cùng. Nếu sản phẩm cuối cùng mà có sai hỏng thì phải kiểm tra ngay và kiểm tra là kiểm tra cả từng công đoạn trong quá trình sản xuất, vì sản phẩm cuối hỏng có thể là do sai hỏng ở một công đoạn nào trước đó. Việc phát hiện ra sản phẩm sai hỏng ở cuối quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình sản xuất vì phải quay lại giải quyết các vấn trước đó. Vì vậy, Công ty luôn cố gắng kiểm tra ở tất cả các công đoạn để kiểm soát được những sai hỏng và giải quyết ngày trong công đoạn đó. d. Hành động phòng ngừa và khắc phục - Mục đích Để khắc phục sự kém chất lượng của xi măng, bán thành phẩm, ngăn ngừa những sai sót. Áp dụng cho tất cả các khâu quản lý, sản xuất và lưu thông trong toàn công ty. - Đối tượng áp dụng: Tất cả cán bộ, công nhân viên trong công ty. - Nội dung: - Hành động khắc phục: Như sơ đồ Đơn vị liên quan: - Các phòng kĩ thuật, phòng KCS, Ban giám đốc - Các đơn vị liên quan - Phòng kĩ thuật Sơ đồ 8: Quy Trình Hành Động Khắc Phục Khiếu nại, báo cáo, đề nghị Xem xét, quyết định Khảo sát nguyên nhân Đề xuất biện pháp khắc phục Xử lý khắc phục Kiểm tra Xác nhận kết quả thực hiện Lưu hồ sơ Họp Trách nhiệm Khách hàng, cá nhân Chỉ thị qua Ban giám đốc, phòng kỹ thuật Các phòng kĩ thuật, phòng KCS, phòng QT.17.01.BM04, đơn vị có liên quan Tài liệu liên quan Giấy đề nghị, khiếu nại có liên quan Giấy đề nghị, khiếu nại hay điện thoại Phiếu yêu cầu hành động khắc phục, phòng ngừa Nội dung lưu đồ + Mô tả cụ thể: Khách hàng, các cá nhân trong công ty khi phát hiện bất kỳ sự kém chất lượng liên quan đến chất lượng sản phẩm hay các bán thành phẩm đều có quyền viết giấy khiếu nại cụ thể, hay báo cáo ban giám đốc hay các phòng kỹ thuật có liên quan để yêu cầu xử lý. Ban giám đốc chỉ đạo cho các phòng kỹ thuật, các phòng kỹ thuật phải có trách nhiệm tìm ra các nguyên nhân của sự chất lượng kém, đưa ra các giải pháp xử lý, chỉ đạo cho các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp xử lý để quá trình trở nên phù hợp, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. Ghi chép các thông tin đầy đủ vào phiếu yêu cầu hành động khắc phục và phòng ngừa (biểu mẫu QT.17.01.BM04). Các đơn vị liên quan đến quá trình trên có trách nhiệm cùng với các phòng kỹ thuật xác định nguyên nhân, đưa ra các giải pháp xử lý và thực hiện các giải pháp xử lý đó cho đến khi quá trình trở nên phù hợp. Dựa theo mức độ mà các hoạt động được ghi chép trực tiếp vào các sổ sách giao nhận ca, phiếu giao việc hay ghi theo biểu mẫu (QT.17.01.BM04). Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ kém chất lượng clanker mà ban giám đốc yêu cầu tổ chức cuộc họp để rút kinh nghiệm, xử lý cá nhân, đơn vị thực hiện không tốt, phòng ngừa sự lặp lại quá trình đó trong sản xuất. Tất cả các giấy tờ trong quá trình xử lý đều được lưu vào hồ sơ của đơn vị có hành động khắc phục phòng ngừa. Nhằm giúp công ty nhìn lại hồ sơ, số liệu quả các thời kỳ để từ đó rút kinh nghiệm cho kế hoạch tiếp theo mặt khác tạo thuận lợi cho việc khi xem xét lại bất kỳ hồ sơ liên quan. Hồ sơ: STT Tên hồ sơ Mã số Nơi lưu Thời gian lưu Phương pháp lưu 1 Giấy đề nghị khiếu nại Phòng kỹ thuật 2 năm Cặp hồ sơ 2 Phiếu yêu cầu hoạt động phòng ngừa Đơn vị có hoạt động khắc phục, phòng ngừa 2 năm Cặp hồ sơ 3 Biên bản họp (nếu có) Phòng kỹ thuật 2 năm Cặp hồ sơ (Nguồn: Phòng KCS) 3.2.1.3 Kết quả và hiệu quả của việc quản lý chất lượng xi măng của Công ty Bảng 6: Kết quả chất lượng xi măng của Công ty xi măng Sông Đà Yaly Tên các chỉ tiêu TCVN 6260:19 97 Kết quả thí nghiệm 1.Độ bền mịn: - Phần còn lại trên sàng R0,08,% - Bề mặt riêng theo Blaine cm2/g £ 12 ³ 2700 7,0 ¸ 7,8 3102 ¸ 3903 2. Thời gian đông kết: - Bắt đầu không nhỏ hơn ( phút) - Kết thúc không sớm hơn ( giờ) 45 10 125 ¸ 300 3h 02 ¸ 6h 28 3. Độ ổn định thể theo phương pháp - Lechatelier (mm) £ 10 1 ¸ 54 4. Cường độ nén: - 72 giờ + 45 phút ( N/mm2) - 28 ngày + 2 giờ ( N/mm2) ³ 14 ³ 30 16,22 ¸ 22,50 35,94 ¸ 40,96 5. Hàm lượng Anhydric sulpuric (SO3) % £ 3,5 2,03 ¸ 2,16 (Nguồn: Phòng KCS) So với tiêu chuẩn đã đặt ra nhờ có quản lý chất lượng Công ty đã đạt được những kết quả chất lượng xi măng như bảng. Nhìn chung, so với tiêu chuẩn chất lượng của ISO đưa ra thì hầu hết chất lượng xi măng của Công ty đều đáp ứng đủ chỉ có một vài thông số kỹ thuật là chưa đáp ứng được chính xác hoàn toàn theo tiêu chuẩn đề ra. Kết hợp với kết quả kiểm tra chất lượng lô xi măng ở Phụ lục 2 ta thấy: Về độ bền mịn kết quả mà Công ty đạt được đáp ứng hoàn toàn tiêu chuẩn chất lượng ISO 6260:1997. Kết quả thực hiện độ bền mịn của xi măng chỉ giao động trong khoảng 7,0%-7,8% nhỏ hơn 12% so với tiêu chuẩn ISO 6260:1997 đưa ra. Thời gian đông kết của xi măng thì thời gian bắt đầu đông kết là 125-300 phút và thời gian kết thúc đông kết dao động trong khoảng 3h-6h30. Điều này cho thấy thời gian bắt đầu đông kết đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng thời gian kết thúc đông kết thì còn nhanh hơn so với yêu cầu kỹ thuật đưa ra. Điều này thể hiện xi măng của Công ty sản xuất ra thời gian đông kết nhanh hơn so với mức quy định. Cường độ nén thì kết quả đạt được là khá khả quan, đáp ứng rất tốt tiêu chuẩn của ISO, TCVN 0016 – 1995. Kết quả mang lại của 3 ngày thử mẫu là giá trị min đạt 16,22N/mm2, giá trị max đạt 22,50N/mm2 và lớn hơn 14N/mm2 (Như tiêu chuẩn đưa ra), còn sau 28 ngày mẫu thử nghiệm đạt từ 35,94N/mm2 đến 40,96 N/mm2 lớn hơn 30 N/mm2 (Như tiêu chuẩn ISO 6260:1997). Hàm lượng Anhydric sulpuric (SO3) mà xi măng của Công ty đạt được có giá trị min là 2,03% và giá trị tối đa max là 2.16%. Với giá trị này hàm lượng chất Anhydric sulpuric trong xi măng Công ty sản xuất nhỏ hơn 3,5% đạt đúng tiêu chuẩn ISO mà Công ty đang áp dụng. Nhưng với tiêu chuẩn độ ổn định thể tích thì kết quả mà chất lượng xi măng Công ty đạt được là thấp hơn so với mức quy định. Theo phương pháp Lechatelier thì độ ổn định thể tích mà Công ty cần đạt phảiít hơn 10mm, nhưng kết quả mà Công ty có được lại chỉ đạt 1mm ¸ 54mm. Với kết quả này ta thấy độ ổn định thể của xi măng hiện nay của Công ty có sự chênh lệch rất lớn và không đáp ứng đúng như tiêu chuẩn ISO. Điều này là do xi măng sản xuất ra của Công ty không có thời gian cho xi măng nguội hẳn vì vậy thể tích mà xi măng mang lại là không ổn định và không đáp ứng được như yêu cầu kỹ thuật đưa ra. Không chỉ có độ ổn định thể tích có sự chênh lệch lớn như thế mà cả những tiêu chuẩn khác như độ bền mịn, thời gian đông kết, cường độ nén…cũng đều có khoảng cách chênh lệch khá cao. Điều đó thể hiện các chỉ tiêu chất lượng mà Công ty đạt được tuy đạt đúng theo tiêu chuẩn ISO nhưng chất lượng của các tiêu chuẩn đấy thực sự là không ổn định. (Chi tiết kết quả kiểm tra mẫu lô xi măng được thể hiện ở Phụ lục 2). Nhờ có những kết quả của chất lượng xi măng trên, quá trình quản lý chất lượng sản phẩm xi măng của Công ty đã góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty đạt được những hiệu quả kinh kinh tế như bảng dưới đây. Với chất lượng ngày càng hoàn thiện làm cho hiệu quả kinh tế cũng đạt giá trị cao hơn những năm trước đó. Dưới đây là bảng 7 nhìn nhận một cách tổng quan nhất hiệu quả kinh tế mà công ty đã đạt được trong 3 năm gần đây. Bảng 7: Hiệu quả kinh tế của Công ty đạt được trong 3 năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 1. Tổng doanh thu Triệu đồng 187.661 190.372 259.483 101,44 136,3 2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 2.423 3.846 5.573 158,73 144,9 3. Tỷ suất LNST/DT % 1 2 2 200 100 4. Tỷ suất LNST/VCSH % 16,15 25,64 37,15 158,76 144,89 5. Tỷ lệ cổ tức % 15 15 15 100 100 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Với doanh thu năm sau cao hơn năm trước giúp cho lợi nhuận sau thuế cũng không ngừng tăng lên. Tuy lợi nhuận của năm 2008 so với năm 2007 tăng không nhanh bằng năm 2007 so với năm 2006 nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thì lại cao hơn. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 2 năm 2007, 2008 đạt 2% tăng gấp đôi so với tỷ suất năm 2006. Nhưng tỷ lệ cổ tức của các năm vẫn không thay đổi vẫn đạt 15%. Cùng với hiệu quả kinh tế tăng cao thì kéo theo đó là phần hưởng của CBCNV Công ty cũng từ đó tăng cao hơn, điều đó được thể hiện thông qua bảng 8 phía dưới. Bảng 8: Thu nhập của CBCNV của Công ty trong 3 năm ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 Thu nhập của CBCNV 1,072,260,000 978,620,000 1,424,871,000 91.28 145.58 Thu nhập bình quân người/tháng 1,665,000 1,670,000 2,513,000 100.30 150.49 (Nguồn: Phòng tài chính hành chính) Năm 2007 tổng thu nhập của CBCNV thấp hơn so với năm 2006 nhưng thu nhập bình quân thì lại cao hơn. Lý do là số lượng CBCNV của năm 2007 ít hơn so với năm 2006. Đến năm 2008 cả về tổng thu nhập lẫn thu nhập bình quân so với năm 2007 đều tăng. Mặc dù số lượng CBCNV của Công ty năm 2008 chỉ có 567 người (ít hơn năm 2007) những tổng thu nhập năm 2008 vẫn tăng chứng tỏ mức tăng của thu nhập cá nhân hay lợi nhuận mà người lao động mang lại là tăng cao và nhanh hơn. 3.2.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xi măng 3.2.2.1 Biện pháp kiểm soát chất lượng xi măng Hoạt động kiểm soát của công ty tuy đã góp phần vào công tác kiểm soát chất lượng xi măng nhưng chưa thực sự kiểm soát được hết quá trình hoạt động sản xuất của công ty, Công ty thực sự chưa thu được nhiều kết quả từ hoạt động này. Sau đây là một số công cụ thống kê thích hợp đã được Công ty dùng để có thể kiểm soát tốt hơn hoạt động sản xuất của mình. Thực chất đó là việc sử dụng các kỹ thuật thống kê trong kiểm soát chất lượng, là việc thu thập, phân loại, xử lý, trình bày dữ liệu dưới dạng các biểu đồ cần thiết để mọi người có thể nhận biết được thực trạng của quá trình. Biểu đồ nhân quả và sơ đồ lưu trình tuy đã được Công ty áp dụng nhưng nó chưa thực sự được áp dụng một cách hiệu quả nhất a. Biện pháp 1: Áp dụng sơ đồ lưu trình Sơ đồ lưu trình là hình thức thể hiện toàn bộ các hoạt động cần thực hiện của một quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông qua những sơ đồ khối và các kí hiệu nhất định. Nó được sử dụng để nhận biết, phân tích quá trình hoạt động, nhờ đó phát hiện ra các hạn chế, các hoạt động thừa lãng phí và các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng trong doanh nghiệp. Thông qua sơ đồ người ta có thể nhận biết được các hoạt động thừa không cần thiết để từ đó loại bỏ chúng, tiến hành những hoạt động cải tiến và hòan thiện. Có thể biểu diễn sơ đồ tóm lược như sau: Sơ đồ 9: Mô hình sơ đồ lưu trình Bắt đầu Các hoạt động Quyết định Kết thúc Những yêu cầu cơ bản khi thiết lập sơ đồ lưu trình. - Những người xây dựng sơ đồ lưu trình là những người có liên quan trực tiếp đến quá trình đó. - Tất cả các thành viên của quá trình cần tham gia vào thiết lập sơ đồ lưu trình. - Dữ liệu và thông tin phải được trình bày một cách rõ ràng cụ thể, dễ hiểu, dễ nhận biết. - Trong khi xây dựng sơ đồ lưu trình cần đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt. Các câu hỏi cần đặt ra liên tục trong suốt tiến trình xây dựng sơ đồ lưu trình như câu hỏi: cái gì, khi nào? ở đâu? tại sao? cái gì tiếp tục?... Công ty đã áp dụng sơ đồ này trong việc mua hàng và hành động khắc phục chứ chưa áp dụng trong các công tác quan trọng hơn như: quá trình thẩm định sản phẩm đầu vào, quá trình sản xuất, quá trình quản lý nhân sự... Nhưng cái lớn nhất mà Công ty chưa áp dụng được ở phương pháp này là chưa cho thấy được phương án còn lại của sơ lưu trình. Ví dụ: Nếu kiểm tra sản phẩm đầu vào thì nếu đạt chất lượng thì theo chiều chính của lưu đồ nhưng nếu không đạt chất lượng thì quay lại giai đoạn kiểm tra chứ không đi tiếp nữa. Hay ngay trong việc xử lý chất lượng đối với những sản phẩm sai hỏng nếu như Công ty áp dụng lưu đồ này thì việc xử lý sẽ được hệ thống hơn và cụ thể hơn, các giai đoạn xử lý sẽ không bị trùng lặp, người quản lý cũng quản lý một cách dễ dàng hơn, hệ thống có thể là: Sơ đồ 10: Lưu đồ xử lý sản phẩm sai hỏng Sản phẩm sai hỏng Biện pháp xử lý Nguyên nhân sai hỏng Nguyên tắc xử lý Chính phẩm Kiểm tra sản phẩm đã được xử lý b. Biện pháp 2: Áp dụng biểu đồ nhân quả Cũng có thể gọi là biểu đồ xương cá hoặc biểu đồ Ishkawa, đây là biểu đồ biểu diễn mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Kết quả là những chỉ tiêu chất lượng nghiên cứu, theo dõi, đánh giá, còn nguyên nhân là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó. Mục đích của biểu đồ nhân quả là xác định nguyên nhân dẫn đến sự kém chất lượng của chỉ tiêu chất lượng cần đánh giá, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục nguyên nhân. Có 5 nhóm nguyên nhân chính gây ra sự sai hỏng của quá trình (5M) là: Materils (nguyên vật liệu), Machines (máy móc), Men (con người), Methods (phương pháp) và Measuremnet (đo lường). Ngoài ra còn đang được bổ sung thêm các nhóm nguyên nhân khác như: - Môi trường bên ngoài: khí hậu, thời tiết. - Các tác nhân không đoán trước được. - Sự hiểu biết của người tiêu dùng. …. Ta có sơ đồ sau: Sơ đồ 11: Mô hình đơn giản của biểu đồ nhân quả Chất lượng sản phẩm Con người Nguyên vật liệu Phương pháp Máy móc Đo lường Các bước xây dựng biểu đồ: Bước 1: Xác định đặc tính chất lượng cụ thể cần phân tích ví dụ: cường độ chịu nén, nồng độ CaO tự do,… Bước 2: Vẽ chỉ tiêu chất lượng là mũi tên dài biểu hiện xương sống cá, đầu mũi tên ghi chỉ tiêu chất lượng đó. Bước 3: Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đã lựa chọn, vẽ các yếu tố này như những xương nhánh chính của cá (có 5 nhóm yếu tố chính 5M đã giới thiệu ở trên). Bước 4: tìm tất cả các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các nhóm yếu tố chính vừa xác định được. Phải tìm được đầy đủ các nguyên nhân gốc dễ gây ra sự không phù hợp. Người xây dựng biểu đồ phải xuống tận lò, xưởng, hay phòng thí nghiệm để xác định rõ nguyên nhân, phải tận mắc chứng kiến để đảm bảo tính tuyệt đối và chính xác. Bước 5: Ghi tên các yếu tố và chỉ tiêu chất lượng trên sơ đồ. Ví dụ: nguyên nhân dẫn đến clanker không đạt chất lượng là nguyên vật liệu than, bột liệu,…nguyên nhân than không đạt chất lượng là do độ bốc, nhiệt năng cung cấp, bảo quản, … Tác dụng của biểu đồ nhân quả: - Xác định nguyên nhân gây ra sai hỏng để loại bỏ kịp thời - Hình thành thói quen làm việc tìm hiểu xác định những nguyên nhân gây ra trục trặc chất lượng. - Đóng góp trong việc giáo dục đào tạo những người lao động tham gia vào quản lý chất lượng. Các nhân tố tác động mà Công ty đưa ra tuy đã thể hiện được một số nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng xi măng, nhưng Công ty vẫn còn chưa thể hiện được đầy đủ các nhân tố ảnh đó. Ví dụ Công ty nên cho yếu tố đo lường vào vào sơ đồ những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xi măng : Đo lường là yếu tố tiên quyết để xem sản phẩm có thực sự đạt chất lượng hay không nên nó cũng phải là một trong những yếu tố tác động vào chất lượng xi măng. Những yếu tố tác động đến đo lường của Công ty có thể là: Phương pháp đo lường, chu kỳ đo lường kiểm tra sản phẩm, sự phát triển của hệ thống đo lường,... c. Biện pháp 3: Áp dụng biểu đồ phân bố mật độ Việc đánh giá các chỉ tiêu cần phải thu thập nhiều dữ liệu khác nhau ở những thời điểm khác nhau do vậy giá trị của chúng phân tán và không theo một trình tự nào nên không thể nhận biết được những dữ liệu đó có ý nghĩ như thế nào. Để hiểu được ý nghĩa đó người ta sử dụng biểu đồ phân bố mật độ. Biểu đồ phân bố mật độ yêu cầu có nhiều số liệu, khoảng trên 50 kết quả mẫu kiểm tra, công ty có thể thực hiện được biểu đồ này vì công ty đã thực hiện kiểm tra chất lượng thường xuyên theo ca trực, theo giờ sản xuất (2h lấy 1 mẫu). Biểu đồ được xây dựng qua các bước sau đây: Bước 1: xác định độ rộng của tòan bộ số liệu: R = Xmax - Xmin. Bước 3: Xác định số lớp k, số lớp k được chọn tương ứng với số liệu phân tích (n), có thể xác định k qua 2 cách: - k bằng căn bậc hai của tổng số số liệu đã thu thập. - Hoặc lấy số k bằng số lớn hơn trong hai số hàng và số cột của dữ liệu. Bước 4: Xác định độ rộng của lớp: h = (Xmax - Xmin)/k - 1 = R/k-1. Bước 5: Xác định biên giới của lớp để lập biểu đồ cột, bắt đầu tại giá trị của dữ liệu nhỏ nhất theo công thức: Xmin ± h/12 Bước 6: lâp bảng phân bố tần xuất của quá trình sản xuất. Bước 7: vẽ biểu đồ phân bố mật độ dưới dạng biểu đồ cột. Ghi các ký hiệu cần thiết trên biểu đồ. Bước 8: Nhận xét Biểu đồ phân bố mật độ có thể cho biết tỷ lệ hỏng thấp hay cao so với tiêu chuẩn, cho biết giá trị trung bình có trùng với đường tâm của giới hạn chuẩn hay không, cho biết độ phân tán của dữ liệu so với các giới hạn tiêu chuẩn. Ứng dụng cụ thể của biểu đồ phân bố mật độ. - Kiểm tra và phân tích, đánh giá một cách định tính và định lượng khả năng của quá trình và thiết bị. Theo dõi được sự biến động của quá trình, độ chính xác của thiết bị. - Kiểm soát quá trình. Những người lao động trên dây chuyền sản xuất được trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng và đọc đồ thị sẽ nhận thức được quá trình có chuẩn hay không. - Dùng làm tài liệu báo cáo đơn giản dễ hiểu - Phát hiện các sai số về đo Công ty có thể xây dựng biểu đồ phân bố mật độ cho các chỉ tiêu chất lượng như cường độ chịu nén, nồng độ CaOtd, hàm lượng căn không tan, hàm lượng mất khi nung… Biện pháp này được Công ty áp dụng rất ít cho nên Công ty nên áp dụng chúng vào nhiều công hơn như việc kiểm tra mẫu kiểm tra của mình có thực sự ổn định hay không (Tức là chất lượng của xi măng có thực sự ổn định). Ví dụ như đối với độ ổn định thể tích của xi măng: để xem kết quả mà Công ty đạt được trong khoảng thời gian nào đó có thực sự đáng tin cậy không. Với biểu đồ này ta có thể thấy ngay sự phân bố của các kết quá có thực sự mang ý nghĩa. Như theo kết quả thí nghiệm ở bảng 10 trên thì ta có thể thấy kết quả ổn định thể tích đi từ 1mm-54mm mà yêu cầu đặt ra là độ ổn định thể phải lớn hơn 10 mm. Với kết quả như thế thì khi biểu diễn trên biểu đồ thì sẽ thấy các điểm trên biểu đồ không tập trung lại có những điểm xa điểm đạt yêu cầu. Cho nên ta có thể thấy chỉ tiêu này là chưa đạt yêu cầu chất lượng và thể tích của xi măng là không ổn định, từ đó có thể biết được cần phải đưa ra biện pháp giải quyết cho vấn đề này. d. Biện pháp 4: Áp dụng biểu đồ kiểm soát quá trình sản xuất Biểu đồ kiểm soát biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát hoặc chấp nhận được hay không. Mục tiêu chung nhất của biểu đồ kiểm soát là phát hiện những biến động của quá trình để đảm bảo chắc chắn rằng quá trình được chấp nhận, được kiểm soát hay không kiểm soát được để từ đó tìm ra nguyên nhân loại bỏ. Mục tiêu cụ thể của biều đồ kiểm soát: Đảm bảo sự ổn định của quá trình. Một quá trình ổn định khi chỉ có những nguyên nhân chung phổ biến gây ra. Cải tiến khả năng của quá trình thông qua thay đổi giá trị trung bình của nó hoặc giảm bớt những biến động chung. Tác dụng của biểu đồ kiểm soát là cho biết những biến động của quá trình trong suốt thời gian hoạt động và xu thế biến đổi của nó. Từ đó tìm ra những nguyên nhân gây ra sự bất thường để tìm được những giải pháp khắc phục kịp thời. Có nhiều loại biểu đồ kiểm soát khác nhau phục vụ cho từng mục đích cụ thể: biểu đồ giá trị trung bình, biểu đồ phân tán, biểu đồ độ lệch tiêu chuẩn, biểu đồ tỷ lệ % sản phẩm khuyết tật, biểu đồ kiểm soát số sản phẩm có khuyết tật,… Quy trình xây dựng biểu đồ kiểm soát: Bước 1: Lựa chọn dạng biểu đồ kiểm soát. Bước 2: Chọn chỉ tiêu phân tích và thu thập số liệu. Bước 3: Lập bảng tính số liệu. Bước 4: Tính các giá trị đường tâm, giới hạn trên và giới hạn dưới. Bước 5: Vẽ biểu đồ kiểm soát. Bước 6: Nhận xét quá trình. Biểu đồ kiểm soát được nhận xét theo những quy tắc sau: Một quá trình ở trạng thái không bình thường khi: - Một hoặc nhiều điểm vượt qua khỏi phạm vi 2 đường giới hạn trên và đường giới hạn dưới của biểu đồ. - 8 điểm tiếp nằm một bên của đường tâm. - 8 điểm liên tiếp có xu thế tăng hoặc giảm liên tục. - 2 trong 3 điểm liên tiếp nằm trên vùng A. - 4 trong 5 điểm liên tiếp nằm trên vùng B. Hiện với biện pháp này thì cũng chưa được Công ty áp dụng cho nên Công ty cần tìm hiểu và áp dụng chúng vào công tác quản lý nhất là trong quản lý chất lượng. Công ty có thể áp dụng chúng trong quản lý sản phẩm đầu vào (Xem các sản phẩm đầu vào của Công ty có xu hướng tăng hay giảm, chất lượng sản phẩm của các nhà cung ứng có luôn đảm bảo hay không...), hay trong quản lý các sản phẩm sai hỏng (Xem có nhiều thành phẩm, bán thành phẩm sai hỏng không? những thành phẩm, bán thành phẩm nào thường hay bị sai hỏng). Nhất là Công ty nên áp dụng biện pháp này vào trong quá trình kiểm soát các chỉ tiêu của xi măng như: độ mịn, độ ổn định thể tích, cường độ chịu nén,...căn cứ vào đường giới hạn trên, đường giới hạn dưới để từ đó nhận biết được quá trình hoạt động của hệ thống có thực sự được Công ty kiểm soát, có đạt chất lượng không, tìm ra những căn cứ cho việc những chỉ tiêu chưa đạt chất lượng. Nhờ đó có thể xem xét xem cần điều chỉnh những gì cho phù hợp để dễ quản lý hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo sản phẩm đạt chất lượng mong muốn. e. Biện pháp 5: Áp dụng biểu đồ Pareto Đây là biểu đồ giúp Công ty chọn đúng những vấn đề cần ưu tiên tập trung sự chú ý và thứ tự để giải quyết chúng. Thực chất biểu đồ pareto là biều đồ hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng thu thập được, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước. Nhìn vào biểu đồ, người ta sẽ thấy được kiểu sai sót phổ biến nhất, thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng. Nhờ đó, kích thích, động viên được tinh thần trách nhiệm của người lao động trong hoạt động cải tiến đó. Các bước xây dựng biểu đồ Pareto: - Xác định các loại sai sót và thu thập dữ liệu. - Sắp xếp các dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé. - Tính tỷ lệ % của từng dạng sai sót. - Tính tỷ lệ % theo sai số tích lũy. - Vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tính ở trên. Thứ tự vẽ dạng sai sót có tỷ lệ lớn nhất trước và theo thứ tự nhỏ dần. - Vẽ đường tích lũy theo số % tích lũy đã tính. - Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các đặc trưng của sai sót lên đồ thị. Công ty có thể áp dụng biện pháp này vào trong việc kiểm tra kiểm soát sản phẩm sai hỏng của mình. Để nhờ đó xem xem những khâu nào trong quá trình sản xuất, những thành phẩm những bán thành phâm nào thường hay gây ra sai hỏng nhất. Đồng thời xem xem những sai hỏng nào sẽ được ưu tiên giải quyết đầu tiên. Công ty có thể lập thành bảng dữ liệu Pareto như sau: Bảng 9: Bảng dữ liệu để vẽ biểu đồ Pareto Dạng sai hỏng Số lượng sai hỏng Tỷ lệ % dạng sai hỏng Sai hỏng tích lũy Tỷ lệ % sai hỏng tích lũy (1) (2) (3) (4) (5) Sai hỏng do phối liệu Sai hỏng do người vận hành Sai hỏng do chất lượng than phối ngoài Sai hỏng do phương pháp quản lý … Để xác định những sai sót cần ưu tiên giải quyết thì ta sử dụng thêm trọng số thời gian: Bằng cách nhân cột 2 với cột 4 vào với nhau sau đó cộng dồn thành tổng và tính ra tỷ lệ phần trăm của cột mới này. Kết quả nào chiếm tỷ lệ cao nhất thì chọn giải quyết đầu tiên. 3.2.2.2 Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa sản phẩm xi măng kém chất lượng a. Biện pháp chung - Tập trung cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất. - Chủ động tìm kiếm thị trường để đáp ứng đủ nguồn nguyên, nhiên liệu, hàng hoá phục vụ sản xuất và cung cấp đủ cho các công trình. - Tiếp tục làm việc với các cấp có thẩm quyền để hoàn thiện thủ tục pháp lý đưa đựơc các vật tư sang phục vụ thi công công trình thuỷ điện Xêkaman 1 Và xây dựng phương án cung cấp vật tư phục vụ thi công công trình Xêkaman 1. - Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn và bảo hộ lao động, phấn đấu không để xẩy ra tai nạn trầm trọng, giảm tối đa tai nạn lao động khác. - Tìm nguồn Clanker ở các Công ty xi măng khác nếu thấy giá cả phù hợp thì tiến hành ký hợp đông và thay đổi thương hiệu xi măng lò quay. b. Biện pháp phòng ngừa b.1 Biện pháp về kỹ thuật Biện pháp 1: Lựa chọn nguồn nguyên vật liệu nhập Tìm được nguồn nguyên vật liệu đồng nhất, có chất lượng ổn định. Công việc này công ty nên khảo sát và khai thác. Mặt khác lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp (Sử dụng nguyên vật liệu đồng nhất về chất lượng tránh tình trạng nguyên vật liệu chất lượng tốt sử dụng cùng với nguyên vật liệu kém chất lượng mà cuối cùng chất lượng sản phẩm vẫn không đạt yêu cầu, sử dụng nguyên vật liệu có kế hoạch từ trước để có thể tìm ra được tỷ lệ phối trộn phù hợp với tình hình chất lượng nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu. Biện pháp 2: Cải tiến quy trình máy móc, công nghệ. Công ty đã có một số đề tài nghiên cứu cải tiến và đem triển khai rất khả thi có khả năng góp phần làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm như: Chế tạo trục răng nghiền than từ việc sử dụng trục răng cũ của bộ truyền hở lò nung. Nghiên cứu sản xuất chủng loại xi măng PCB 40 theo TCVN 6260: 1997, xi măng PCB 40 có tỷ lệ phụ gia là 18 - 20%. Nghiên cứu xây dựng chế độ sửa chữa định kỳ cho các thiết bị mới phương pháp khô. Nghiên cứu thiết kế, cải tạo và lắp đặt hệ thống băng tải đảo chiều trên silô clanker. Bên cạnh đó công ty cũng đã tập trung vào nghiên cứu tìm các nguồn nguyên vật liệu mới thay thế nguồn cũ đã cạn kiệt hoặc nguồn mới có chất lượng tốt hơn, nhiều hơn. b.2 Tăng cường công tác quản lý Nâng cao nhận thức về quản lý chất lượng trong toàn bộ CBCNV của công ty thông qua các buổi học, các buổi chuyên đề, hội thảo. Nâng cao ý thức vừa làm vừa theo dõi sát sao quy trình, thao tác chú ý những điểm nhỏ nhất có thể gây sai hỏng. Nhận thức của mọi người trong công ty, đặc biệt là của ban lãnh đạo về công tác kiểm soát sản phẩm không phù hợp và sử dụng công cụ thống kê trong công tác này. Hướng cho lãnh đạo cái nhìn mới về chất lượng là quản lý chất lượng quá trình chứ không phải chỉ ở kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. Khi lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của quản lý quá trình thì mọi đường hướng của công ty sẽ trở nên đúng đắn và công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ được chú trọng và huy động được tòan bộ cán bộ công nhân viên của công ty vào công tác quản lý chất lượng. Có nhiều cách để nâng cao nhận thức của công nhân viên, tuy nhiên đối với từng bộ phận, từng chức vụ mà có những cách đào tạo khác nhau, tuy nhiên đối với từng bộ phận, từng chức vụ mà có những cách đào tạo khá nhau. Nhưng trước hết là phải đào tạo được nhận thức cho toàn công ty về công tác quản lý chất lượng, mọi người hiểu được thế nào là quản lý quá trình, thế nào là kiểm soát quá trình, thế nào là sức mạnh tập thể, thì từ đó mới có ý thức về tầm quan trọng của mỗi khâu, mỗi cá nhân trong tập thể, hiểu được vị trí của mình, sự đóng góp của mình vào sự thành công của toàn công ty thì từ đó mới thấy phấn chấn trong công tác và bỏ công tìm hiểu thêm về nghiệp vụ của mình. Sau đó tùy theo từng bộ phận từng chức năng mà công ty có các lớp đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ tay nghề… b.3. Nâng cao trình độ CBCNV Nâng cao trình độ của cán bộ vận hành sản xuất, trình độ về công nghệ thông tin, trình độ về sử dụng máy móc thiết bị…để các cán bộ này có khả năng nhận biết và điều chỉnh chế độ vận hành cho phù hợp khi có hiện tượng không lạ xảy ra, có khả năng tự tìm hiểu chế độ mới phù hợp hơn, tìm ra chế độ vận hành đạt kết quả cao nhất…bộ phận phụ trách nguyên vật liệu phải có báo cáo về chất lượng nguyên vậ liệu từng thời kì, báo cáo chất lượng nguyên vật liệu chuẩn bị được đưa vào sử dụng để cán bộ vận hành nghiên cứu trước tìm ra chế độ vận hành (chế độ nung, nhiệt độ nung, tỷ lệ than vào, độ dài buồng nung…) phù hợp sao cho chất lượng sản phẩm là tốt nhất có thể, giảm thiểu tình trạng có một lượng sản phẩm được sản xuất ra không đạt chất lượng mới tìm được chế độ vận hành thích hợp. Nâng cao trình độ nhận biết bằng trực quan cho công nhân trực silô, lựa chọn công nhân có kinh nghiệm kèm cặp cho công nhân mới phân biệt clanker thứ phẩm và clanker chính phẩm…tổ chức các cuộc thi nhận biết sản phẩm hỏng qua lý thuyết, thực tế nhìn nhận. Ngoài nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng mà công ty áp dụng mà tất cả các cán bộ công nhân viên đều phải biết thì việc nâng cao tinh thần tập trung làm việc ý thức trách nhiệm của mỗi công nhân silô là điều quan trọng. Tập trung quan sát theo dõi clanker được sản xuất ra xem có dấu hiệu sai hỏng thì phải báo ngay cho thợ vận hành để điều chỉnh đổ vào silô thứ phẩm. c. Biện pháp khắc phục sản phẩm xi măng kém chất lượng Đối với sản phẩm đã sai hỏng thì các biện pháp khắc phục là các biện pháp nhằm làm giảm được thiệt hại về kinh tế cũng như thiệt hại về uy tín của công ty, hiện nay công ty đã có một số biện pháp khắc phục tỏ ra có hiệu quả như: không xuất clanker thứ phẩm cho bạn hàng, dùng để pha trộn với clanker chính phẩm theo một tỷ lệ cho phép, thải ra bãi và được sử dụng để sản xuất xi măng mác thấp, xi măng không đạt chất lượng được đưa vào kho phế phẩm và chờ để phối liệu lại…tuy nhiên các biện pháp này cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả tối đa khắc phục được sai hỏng. Tìm phương pháp để có thể sử dụng xi măng thứ phẩm như một loại nguyên liệu đầu vào. Phòng kỹ thuật sản xuất có thể đầu tư nghiên cứu đề tài này, kết hợp với phòng thí nghiệm KCS, phòng điều hành sản xuất trung tâm để tìm ra cách thức sản xuất, tỷ lệ phối trộn, chế độ vận hành. Phương pháp này giúp công ty tiết kiệm được nguyên vật liệu, tận dụng hết phế phẩm và có thể tìm ra được nguồn nguyên vật liệu mới. Tuy nhiên công việc này là hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự ủng hộ của ban lãnh đạo công ty, sự ưu tiên cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, sự trợ giúp của các bộ phận có liên quan, đặc biệt là trí tuệ của cán bộ nghiên cứu. Nghiên cứu chế độ vận hành phù hợp với từng loại chất lượng nguyên vật liệu. Do đặc tính của nguyên vật liệu là không ổn định không đồng nhất nên mỗi loại nguyên vật liệu đòi hỏi có một chế độ vận hành riêng biệt cho phù hợp. Hiện nay chất lượng sản phẩm của công ty đạt chất lượng rất cao so với yêu cầu mà công ty lấy làm tiêu chuẩn, nhiều mẫu kiểm tra cho các chỉ số gấp đôi vì vậy công ty có thể cho nghiên cứu về tỷ lệ pha trộn phụ gia, tỷ lệ pha trộn clanker thứ phẩm cao hơn mức hiện tại nhưng vẫn đạt chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu. Thiết lập hệ thống quản lý thông qua máy tính, các báo cáo, hồ sơ liên quan được giữ lại để đối chiếu và so sánh, mặt khác lập các biểu đồ kiểm soát thông qua máy tính dễ dàng theo dõi các quá trình sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp phải sử dụng mạng thông tin thông qua máy tính, đây là công cụ phổ biến trên thế giới. Có biện pháp khen thưởng thích đáng cho lao động có ý thức lao động tốt, đóng góp nhiều cho công ty, giúp nâng cao hiệu quả lao động, tích cực làm việc, bên cạnh đó song song với việc khen thưởng cũng có biện pháp kỷ luật nghiêm minh đối với các lao động vi phạm quy định, điều cấm trong công ty…Một điều đáng chú ý trong việc áp dụng các biện pháp trên, lúc mềm dẻo, lúc cứng rắn, để tạo ra động lực kích thích tăng năng suất lao động cho người lao động, nếu không áp dụng đúng cách thi sẽ mang lại hậu quả thay cho hiệu quả. Tăng cường việc giám sát, kiểm tra các hoạt động sản xuất qua mỗi kỳ (năm, quý, tháng…), tạo lập báo cáo từ đó phân tích, đánh giá, so sánh kết quả qua mỗi kỳ. Từ đó rút ra nhận xét cho hiệu quả công tác quản lý phù hợp hay còn nhiều yếu kém, thông qua các chỉ số kinh doanh các kỳ báo cáo, yếu kém thì phải có phương pháp khắc phục. Những biện pháp trên giúp cho công ty phần nào khắc phục được yếu kém của chất lượng xi măng, nhưng tất nhiên đó chỉ là những giải pháp còn hiệu quả của nó phụ thuộc vào công tác thực hiện, phương pháp đó có mang lại kết quả hay không tuỳ thuộc vào những người thực hiện, người quản lý. Phần IV KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn đảm bảo sự tồn tại của Doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Công ty xi măng Sông Đà Yaly luôn đưa ra các chính sách hợp lý cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng của mình. Bằng chứng là Công ty đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm quản lý chất lượng sản phẩm một cách thích hợp nhất, các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục sai hỏng… Đưa Công ty của mình hoạt động dưới hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2001. Trong thời gian tới Công ty còn tiếp tục đạt tới quản lý chất lượng ISO 9000:2008 mới nhất do tổ chức QUACERT Việt Nam và AJA Anh Quốc đưa ra. Cùng với việc quản lý chất lượng xi măng một cách hợp lý và đúng đắn Công ty đã mang lại nhưng hiệu quả kinh tế cao giúp cho doanh thu, lợi nhuận của Công ty không ngừng nâng cao, cùng với đó là đời sống của CBCNV trong Công ty cũng được cải thiện. Bên cạnh những lỗ lực của Công ty thì trong công tác quản lý chất lượng xi măng cũng không tránh khỏi những sai xót. Những sai xót có thể do chất lượng của nguyên vật liệu, của các thành phần khoáng, cách phối liệu… Nhưng quan trọng nhất là trong cách quản lý của Công ty chỉ chú ý tời sản phẩm cuối cùng là xi măng mà không chú ý nhiều tới việc quản lý chất lượng trong cả quá trình. Qua tìm hiểu cách quản lý và biện pháp nâng cao chất lượng xi măng của Công ty tôi thu nhận được bài học lớn trong công tác quản lý, vai trò quyết định của chất lượng sản phẩm, những tác nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quá trình kiểm tra kiểm soát chất lượng và việc đòi hỏi phải đưa ra những biện pháp thích hợp và nhanh chóng trong quá trình sản xuất để có thể khắc phục tối đa những sai hỏng. 4.2 Đề nghị 4.2.1 Kiến nghị với Công ty Đưa HTQLCL đến tới từng CBCNV trong Công ty để mọi người có thể hiểu hơn được quá trình mà mình tham gia quản lý chất lượng để có sự kết hợp quản lý chất lượng từ phân xưởng đến các phòng ban. Thay đổi máy móc thiết bị công nghệ sản xuất xi măng nhằm đem tới chất lượng xi măng đạt chất lượng cao hơn và thời gian sản xuất cũng không bị gián đoạn. Từ đó, có thể tăng mức tiêu thụ xi măng nhằm mang lại kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn và điều quan trọng nhất là nâng cao đời sống cho CBCNV trong Công ty. Tận dụng những trang thiết bị, máy móc, công nghệ có sẵn nhất là đưa dây chuyền 2 lò quay vào hoạt động thường xuyên hơn. Đẩy nhanh việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới có chất lượng ổn định, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và giá thành phải chăng để nâng cao chất lượng xi măng và giảm giá thành sản phẩm. Đào tạo hoặc tuyển dụng thêm những nhà quản lý nhằm quản lý tốt hơn HTQLCL của Công ty. Đào tạo thêm những kiến thức mới cho CBCNV về để vận hành tốt hơn, kiểm tra chính xác hơn. 4.2.2 Kiến nghị với Nhà nước Giảm thuế đầu vào cho các nguyên liệu sản xuất xi măng. Bởi vì, muốn xi măng đạt chất lượng cao thì cần phải tu bổ máy móc thiểt bị công nghệ, như vây, sẽ kéo theo giá xi măng phải tăng lên. Vì muốn bình ổn giá xi măng thì đòi hỏi Nhà nước cần giúp giảm bớt chi phí của nguyên vật liệu nhập vào bằng cách giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu. PHỤ LỤC Phu lục 1: Hàm Lượng Chất Trong Xi măng PCB 30 Tên nguyên liệu/ bán Sản phẩm Các chỉ tiêu Yêu cầu kỹ thuật ( Theo ISO 9001:2000) Đá vôi Hàm lượng CaO ³ 45 % Hàm lượng MgO £ 3 % Đất sét Hàm lượng SiO2 45 ¸ 75 Hàm lượng Al2O3 12 ¸ 26 Hàm lượng MgO < 25 Cát non Hàm lượng SiO2 ³ 70 % Hàm lượng MgO ³ 2 % Độ ẩm sau sấy £ 5 % Quặng sắt Hàm lượng Fe2O3 ³ 40 % Hàm lượng MgO £ 2 % Độ ẩm sau sấy £ 5 % Thạch cao Hàm lượng CaSO4.2H2O loại I ³ 95 Hàm lượng CaSO4.2H2O loại II ³ 90 Hàm lượng CaSO4.2H2O loại III ³ 80 Flo rit Hàm lượng CaF2 ³ 35 % Không lẫn các tạp chất hữu cơ Than cám Than cám 3 Than cám 4 ³ 6800 Kcal ³ 6400 Kcal £ 18 % £ 20 % £ 6,0 % £ 7,5 % £ 3,0 % £ 3,0 % Nhiệt lượng Q Độ tro A Độ bốc Độ ẩm sau sấy Bột liệu Độ mịn ( Trên sàng 0,08 mm) < 12 % Hàm lượng MgO < 3 % Hệ số KH 0,87 ¸ 0,98 Hệ số n 1,6 ¸2,5 Hệ số p 0,9 ¸1,8 Clinker Cường độ nén 3 ngày (R3) ³ 24 N/mm2 Cường độ nén 28 ngày (R28) ³ 40 N/mm2 MKN £ 2 % Độ ẩm - Hàm lượng fCaO £ 5 % Hàm lượng CaO 58 ¸ 67 % Hàm lượng SiO2 18 ¸26 % Hàm lượng Al2O3 3 ¸ 8 % Hàm lượng Fe2O3 2 ¸ 5 % Hàm lượng MgO £ 5 % Phụ gia xi măng Hàm lượng SiO2 ³ 45 % Màu sắc Xanh đen Vỏ bao xi măng Vỏ bằng chất liệu sợi 01 lớp Vỏ bằng chất liệu giấy Cráp 01 lớp Chu vi ³ 1000 máy móc Khoảng cách giữa 2 đường khâu ³ 20 máy móc Mẫu chữ và biểu tượng in trên vỏ Màu đỏ Hình thức Đẹp, đúng mẫu mã đăng ký Độ bền khi bao xi măng rơi từ độ cao 1,0 xuống đất ³ 5 lần không vỡ, không rách giấy Ống KP Chiều dài ống 760 ± 5 máy móc Chiều rộng ống ³ 420 máy móc Chiều cao hông ( Bề dày bao) ³ 80 máy móc Chiều sâu của van 100 ± 5 máy móc Chiều ngang van 125 ¸ 135 máy móc Phu lục 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LÔ XI MĂNG Tháng 01 năm 2008 Ngày kiểm tra Số lô Số hiệu mẫu Độ mịn Ổn định thể tích Thời gian đông kết SO3 Cường độ (N/mm) Bắt đầu Kết thúc (%) 3 ngày 28 ngày (%) (mm) (Phút) (Giờ) 1 01.2008 _01 A X 141 7,0 28,0 191 4h 17 2,03 22,50 38,6 B X 142 30,0 187 4h 11 22,14 C X 143 27,0 228 5h 02 21,18 D X 144 27,0 221 4h 36 21,42 2 01.2008 _02 A X 145 7,3 19,0 203 4h 27 2,08 18,42 34,28 B X 146 14,0 179 4h 03 18,90 C X 147 14,0 179 3h 53 17,94 D X 148 11,0 177 3h 35 19,20 187 E X 149 1,0 161 4h 11 18,96 3 01.2008_03 A X 150 7,5 3,0 189 5h 13 2,12 18,42 36,68 4 B X 151 2,0 239 5h 17 18,18 C X 152 2,0 237 5h 17 19,50 D X 153 15,0 234 5h 28 19,44 7 01.2008_04 A X 154 7,6 12,0 142 3h 19 2,15 21,42 40,96 B X 155 5,0 187 5h 55 19,62 C X 156 13,0 293 6h 28 19,32 8 04 D X 157 11,0 276 5h 44 19,62 E X 158 12,0 260 5h 34 21,00 8 01.2008_05 A X 159 7,6 17,0 263 6h 07 2,15 17,88 37,28 9 B X 160 19,0 234 5h 07 19,98 C X 161 15,0 231 5h 19 17,46 D X 162 20,0 230 5h 18 17,94 E X 163 20,0 261 5h 29 17,76 9 01.2008_06 A X 164 7,8 14,0 300 5h 50 2,16 17,64 35,36 10 B X 165 13,0 252 5h 04 18,30 C X 166 10,0 237 4h 59 18,48 D X 167 9,0 236 4h 52 17,76 E X 168 8,0 267 5h 23 18,30 11 F X 169 11,0 239 5h 03 17,88 11 01.2008_07 A X 170 7,5 15,0 243 4h 59 2,12 17,70 36,60 12 B X 171 13,0 258 5h 20 19,14 C X 172 14,0 253 5h 13 17,78 D X 173 11,0 243 5h 08 19,08 12 01.2008_08 A X 174 7,5 10,0 258 5h 18 2,13 19,44 38,58 13 B X 175 21,0 230 5h 00 19,32 14 C X 176 20,0 211 4h 37 20,34 D X 177 23,0 206 4h 34 19,98 14 01.2008_09 A X 178 7,6 29,0 237 5h 05 2,14 19,86 35,94 B X 179 27,0 234 4h 56 20,16 15 C X 180 39,0 229 4h 53 18,78 D X 181 39,0 245 5h 19 19,86 E X 182 54,0 249 4h 53 19,80 16 01.2008_10 A X 183 7,4 48,0 220 4h 50 2,13 18,90 36,66 B X 184 41,0 216 5h 25 20,04 C X 185 31,0 231 4h 49 18,84 D X 186 42,0 212 4h 52 19,94 17 01.2008_11 A X 187 7,8 21,0 209 5h 28 2,09 17,94 38,40 B X 188 9,0 197 5h 10 20,64 21 C X 189 8,0 213 5h 17 20,52 D X 190 27,0 229 4h 28 21,00 21 11 E X 191 13,0 237 4h 55 2,15 18,25 21 01.2008_12 A X 192 7,6 18,0 237 5h 07 22,06 22 B X 193 16,0 216 4h 38 19,31 C X 194 4,0 215 4h 23 22,07 D X 195 13,0 183 4h 27 21,94 23 01.2008_13 A X 196 7,8 13,0 227 4h 59 2,13 17,50 B X 197 11,0 213 5h 26 16,22 C X 198 13,0 224 4h 45 21,84 D X 199 14,0 227 5h 40 19,46 24 01.2008_14 A X 200 7,5 16,0 272 4h 59 2,13 18,53 B X 201 19,0 225 4h 57 21,20 C X 202 31,0 249 5h 15 17,94 15B+14 D X 203 31,0 227 4h 48 19,81 25 01.2008_15 A X 204 7,7 21,0 225 4h 43 2,12 20,62 B X 205 6,0 274 5h 44 18,96 C X 206 14,0 255 5h 17 22,04 27 01.2008_16 A X 207 7,8 18,0 221 4h 45 2,10 21,78 38,04 28 B X 208 18,0 225 4h 43 21,84 29 C X 209 33,0 241 5h 25 17,46 30 D X 210 35,0 226 4h 58 18,48 30 01.2008_17 A X 211 7,5 32,0 220 4h 56 2,13 19,30 34,32 30 01.2008_18 A X 212 7,7 2,0 125 3h 02 2,11 21,12 42,36 31 17 B X 213 34,0 233 5h 56 17,64 31 C X 214 36,0 229 5h 22 16,50 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội › ¶ š BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: “Quản lý và nâng cao chất lượng xi măng tại Công ty Cổ Phần xi măng Sông Đà Yaly” Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Minh Nguyệt Sinh viên thực hiện : : Nguyễn Thị Kim Ánh Lớp : QTKD - K50 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Hà Nội – 2009 Lời cảm ơn Để hoàn thành Luận văn thực tập tốt nghiệp này, trước hết Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tời thầy cô giáo trong khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Những ngưòi đã trang bị cho Tôi hành trang kiến thức trên giảng đường đại học và giúp Tôi khi gặp khó khăn trong quá trình học tập. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô Phạm Thị Minh Nguyệt đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên Tôi trong suốt thời gian thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các phòng ban và cán bộ nhân viên của Công ty xi măng Sông Đà Yaly đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009 Ngưòi viết Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Ánh Môc lôc Danh môc b¶ng Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm qua 22 Bảng 2: Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty 25 Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của Công ty trong 3 năm qua 26 Bảng 4: Giá trị tài sản cố định của Công ty trong 3 năm 27 Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 28 Bảng 6: Tiêu chuẩn chất lượng của xi măng PCB 30 47 Bảng 7: Các nhà cung ứng nguyên vật liệu 53 Bảng 6: Kết quả chất lượng xi măng của Công ty xi măng Sông Đà Yaly 66 Bảng 7: Hiệu quả kinh tế của Công ty đạt được trong 3 năm 68 Bảng 8: Thu nhập của CBCNV của Công ty trong 3 năm 68 danh môc s¬ ®å Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của Công ty 24 Sơ đồ 3: Quy trình xản xuất xi măng 32 Sơ đồ 4: Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty 34 Sơ đồ 5: Sự tương tác giữa các quá trình 38 Sơ đồ 7: Các nhân tố tác động tới chất lượng xi măng 48 Sơ đồ 8: Quy Trình Hành Động Khắc Phục 64 Sơ đồ 9: Mô hình sơ đồ lưu trình 69 Sơ đồ 11: Mô hình đơn giản của biểu đồ nhân quả 71 DANH MỤC TÓM TẮT HTQL : Hệ thống quản lý HĐĐTTC : Hoạt động đầu tư tài chính HĐKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh CBCNV : Cán bộ công nhân viên HTQLCL : Hệ thống quản lý chất lượng SXKD : Sản xuất kinh doanh KH-VT : Kế hoạch vật tư TCHC : Tổ chức hành chính TCKT : Tài chính kế toán QLKT : Quản lý kỹ thuật KD : Kinh doanh QLCG : Quản lý cơ giới DV : Dịch vụ QTKD : Quản trị kinh doanh TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TMKH : Thỏa mãn khách hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbáo cáo hoàn thiện090521.doc
Tài liệu liên quan