Chuyên đề Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm toán (AASC)

Từ năm 1992 đến năm 1996, AASC phát triển rất mạnh các loại hình dịch vụ về đào tạo. Công ty chủ yếu cung cấp dịch vụ này dưới hình thức tổ chức các khoá học bồi dưỡng các kiểm toán viên nội bộ, các nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp.Hỗ trợ các khách hàng trong việc tuyển dụng nhân viên. Ngoài ra, Công ty còn cung cấp các văn bản pháp quy, các thông tin kinh tế tài chính, sổ sách, biểu mẫu và chứng từ cho các đơn vị khách hàng. AASC đã và đang trực tiếp tổ chức hoặc hợp tác với các trường, các ngành, các địa phương trong nước và tổ chức quốc tế để mở các khoá bồi dưỡng, huấn luyện ngắn ngày, tập trung phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau có nhu cầu trang bị nghiệp vụ hoặc nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, về tài chính kế toán và kiểm toán, về phân tích đầu tư chứng khoán, thuế, bảo hiểm.

doc55 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm toán (AASC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh) của tài khoản cần nhất trí với các con số trên các sổ phụ tương ướng; số cộng gộp của tài khoản trùng hợp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liên quan; các con số chuyển sổ sang trang phải thống nhất. Mục tiêu trình bày: Hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số dư (hoặc tổng số phát sinh các tài khoản) vào Báo cáo tài chính. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi kiểm toán viên thử nghiêm chắc chắn là tất cả các tài khoản thuộc bảng cân đối tài sản và Báo cáo kêt quản kinh doanh cùng các thông tin có liên quan đã được trình bày đúng và thuyết minh rõ trong các bảng và các giải trình kèm theo. Với ý nghĩa đó mục tiêu này là phần bổ sung của kiểm toán viên vào xác nhận của nhà quản lý về sự trình bày và thuyết minh. Hiểu được mục tiêu chung của kiểm toán mới là bước bắt đầu, vấn đề quan trọng tiếp sau là cụ thể hoá các mục tiêu chung này vào các khoản mục, phần hành cụ thể. 2. Mục tiêu kiểm toán đặc thù Mục tiêu chung Mục tiêu đặc thù Mục tiêu về sự hiện hữu và có thực Các nghiệp vụ tiền lương đã được ghi chép thì thực sự đã xảy ra. Các khoản chi phí tiền lương và các khoản tiền lương chưa thanh toán thực sự tồn tại Mục tiêu trọn vẹn - Tất cả các nghiệp vụ xảy ra thì đều được ghi chép đầy đủ và đúng với thực tế Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ Thường không quan trọng lắm Mục tiêu đo lường và đánh giá Những giá trị đã ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương hợp lệ là đúng ảnh hưởng tới việc lập các báo cáo các khoản phải nộp, các khoản phải nộp khác có liên quan. Mục tiêu phân loại và trình bày Tất cả các khoản chi lương và các khoản thanh toán cho công nhân viên phải được trình bày vào các tài khoản thích hợp. III. Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán, vì vậy có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua một số điểm sau: - Giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các báo cáo tài chính, từ đó giúp kiểm toán viên hạn chế sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững uy tín đối với khách hàng. - Giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp có hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài Đồng thời qua đó kiểm toán viên có thể tiên hành kiểm toán toán đúng chương trình kiểm toán đã lập với chi phí hợp lý, tăng cường sức cạnh tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng. - Là căn cứ để công ty kiểm toán tránh được bất đồng với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán toán đã lập kiểm toán viên thống nhất với khách hàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiên hành cũng như trách nhiệm của mỗi bên - Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã lập kiểm toán viên có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng của công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, từ đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 chĩ rõ Lập kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đựoc lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và các chuyên gia khác về công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán bao gồm ba bộ phận cấu thành: Kế hoạch chiên lược Kế hoạch kiểm toán tổng thể Chương trình kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước công việc như sau: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích Đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm soát Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán 1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Quy trình băt đầu khi công ty kiểm toán tiếp nhận một khách hàng. Thu nhận khách hàng là quá trình gồm hai bước: thứ nhất, phải có sự liên hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng tiềm năng mà khách hàng này yêu cầu được kiểm toán và khi có yêu cầu kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá liệu có chấp nhận yêu cầu đó hay không. Còn đối với những khách hành hiện tại, kiểm toán viên phải quyết định liệu có tiếp tục kiểm toán hay không? Trên cơ sở xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ trong tượng lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và kí kết hợp đồng kiểm toán. - Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Kiểm toán viên phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có làm tăng rui ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán hay không? Để làm được điều đó, kiểm toán viến phải tiến hành các công việc như sau: Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng Tính liêm chính của ban giám đốc Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiêm Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán Hợp đồng kiểm toán 1.2. Thu thập thông tin cơ sở Sau khi đã ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu thực hiện lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trước hết kiểm toán viên sẽ thu thập thông tin cơ sở để nhằm đạt được sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 310 đã quy định “ để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hoặc thu thập để hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng để có thể nhận thức và xác định các sự kiện nghiệp vụ, thực tiễn của đơn vị”. Trong giai đoạn này kiểm toán viên đánh giá có khả năng có sai sót trọng yếu, đưa ra những mức đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện công việc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác. Tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng Xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung Tham quan nhà xưởng Nhận diện các bên hữu quan Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài Riêng đối với kiểm toán tiền lương và nhân viên thì kiểm toán viên cần thu thập những thông tin chủ yếu về việc tuyển dụng và thuên mướn nhân viên, số lượng, chất lượng lao động, sự phân bổ nhân lực 1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được quy trình mang tính chất pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với ban giám đốc công ty khách hàng bao gồm những loại sau: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước. Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc Các hợp đồng và các cam kết quan trọng Riên đối với kiểm toán tiền lương và nhân viên thì kiểm toán viên cần thu thập tìm hiểu về hợp đồng, khế ước, đinh mức lao động và các văn bản liên quan đến thanh toán tiền lương, các quy định của pháp luật, các chính sách tài chính liên quan đến tiền lương và nhân viên, quy chế nhân viên 1.4. Thực hiện thủ tục phân tích Theo chuẩn mực kiểm toán hiện hành các thủ tục phẩn tích được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán và chúng thường được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Thủ tục phân tích, theo đinh nghỉa của chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520, “là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi thu thập được các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nôi dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng cho việc lập kế hoạch kiểm toán nhằm các mục tiêu sau đây: Thu thập hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra kể từ lần kiểm toán trước. Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doang của khách hàng và giúp kiểm toán viên xác định nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Mức độ, phạm vi và thời gian áp dụng các thủ tục phân tích thay đổi tuỳ thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc xây dựng các thủ tục phân tích bao hàm một số bước đặc thù như xác định mục tiêu, thiết kế các cuộc khảo sát, tiến hành khảo sát, phân tích kết quả và đưa ra kết luận. Các thủ tục phân tich được kiểm toán viên sử dụng gồm hai loại cơ bản: Phân tich ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu được sử dụng ngang bao gồm: So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau và qua đó kiểm toán viên thấy được những biến động bất thường và xác đinh được các lĩnh vực cần quan tâm. Ví dụ, tỉ số thanh toán hiên hành giảm đột ngột với quy mô lớn cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tình hình tài chính, khả năng thanh toán công nợ So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của kiểm toán viên. So sánh dữ kiện của công ty khách hàng với dữ kiện chung của ngành. - Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên Báo cáo tài chính. Các tỉ suất tài chính thường dùng trong phân tích dọc có thể là các tỷ suất về khả năng thanh toán, các tỷ suất về khả năng sinh lời 1.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 1.5.1. Đánh giá tính trọng yếu Các bước thực hiện ở trên chỉ thu thập được các thông tin mang tính chất khách quan về khách hàng, đến bước này kiểm toán viên sẽ căn cứ vào thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kế toán phù hợp. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính có thể chấp nhân được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và ảnh hưởng của các sai sót lên báo cáo tài chính để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán. ở đây kiểm toán viên cần đánh giá mức độ trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính và phân bổ mức ảnh hưởng đó cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Ước lượng ban đầu về trọng yếu Ước lượng ban đầu về trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở mức đó các Báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẩn chưa ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin tài chính. Nói cách khác là những sai sót đó có thể chấp nhận được đối với toàn bộ Báo cáo tài chính. ước lượng sơ bộ và phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các bộ phận: Xây dựng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu để giúp cho kiểm toán viên lập kế hoạch thu thập bằng chứng thích hợp. Sự ước lượng này là một trong những ước lượng quan trọng nhất mà kiểm toán viên phải làm. Thông thường các bằng chứng được thu thập theo các bộ phận hơn là thu thập tổng hợp cho toàn bộ Báo cáo tài chính. Do vậy, việc phân bổ mức trọng yếu cho môi bộ phận là điều thiết yếu. Hơn nữa, nó giúp cho kiểm toán viên xác đinh được trọng tâm các bộ phận tiến hành và từ đó đưa ra mức bằng chứng hợp lý cần thu thập. Xác định mức trọng yếu cho khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương: Việc xác định mức trọng yếu đối với tiền lương và các khoản trích theo lương là một yếu tố quan trọng trong tổ chức công tác kiểm toán. Công việc này không những có ý nghĩa rất lớn đối với tính chính xác và trung thực của các thông tin trên báo cáo tài chính mà là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán. Tuy nhiên mức trọng yếu đối với tiền lương và các khoản trích theo lương được xây dựng trên nhiều yếu tốkhác nhau. Việc đưa ra một mức trọng yếu ban đầu phụ thuộc vào: Mức độ lớn của tiền lương và các khoản trích theo lương và tỉ trọng của nó trong sản xuất kinh doanh. Sự cân nhắc, xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Thông thường, đối với khoản mục tiền lương và các khoản mục trích theo lương kiểm toán viên thương xác định mức trọng yếu với quy mô tương đối lớn, tổng thể thường được chọn để xác định mức trọng yếu cho các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương là doanh thu hoặc giá vốn. 1.5.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra nhận xét không thich hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Do sự giới hạn của chọn mẫu kiểm toán và việc phát hiện ra các sai phạm cùng với những gian lận được che dấu kỹ là rất khó khăn nên kiểm toán viên không thể phát hiện ra tất cả các sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính. Vì vậy luôn có rủi ro kiểm toán ngay cả khi kiểm toán viên tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán đã được chấp nhận chung. Việc đưa ra mức rủi ro kiểm toán mong muốn có ý nghĩa quan trọng đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và toàn bộ công tác kiểm toán nói chung. Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và ngược chiều nhau, nghĩa là mức trọng yếu càng cao thì mức rủi ro càng thập và ngược lại. Nếu mức độ trọng yếu có thể chấp nhận được tăng lên thì mức rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống, vì khi giá trị sai sót có thể bỏ qua tăng lên thì khả năng xảy ra sai sót đó sẽ giảm xuống. Ngược lại, có thể giảm mức độ trọng yếu có thể chấp nhận, rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Trọng yếu và rủi ro đều có tác động đến lượng bằng chứng cần thu thập. Khi kiểm toán viên ước lượng mức độ trọng yếu càng thấp và rủi ro càng cao thì lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại. Đối với tiền lương và nhân viên, rủi ro của khoản mục này nhỏ nên tính trọng yếu lớn và do đó số lượng bằng chứng câng thu thập sẽ nhỏ. 1.6. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả. Kiểm toán viên phải sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm soát và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được”. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là một phần hết sức quan trọng mà kiểm toán viên cần thực hiện trong một cuộc kiểm toán. Sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho kiểm toán viên xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả. Việc đánh giá chính xác rủi ro kiểm soát có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với công tác kiểm toán. Mức độ rủi ro kiểm soát quyết định nội dung, thời hạn, phạm vi của các phương pháp kiểm toán cần tiến hành cũng như quyết định khối lượng công tác kiểm toán cần thiết. Nết rủi ro kiểm soát cao kiểm toán viên sẽ không tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và áp dụng phương pháp tuân thủ và khối lượng thử nghiệm tuân thủ cũng tăng lên hơn rất nhiều so với lúc kiểm toán viên dựa vào hệ thống kiểm soát. Và ngược lại rủi ro kiểm toán được đánh giá thấp thì kiểm toán viên có thể dựa vào kiểm soát nội bộ để giảm các thự nghiệm cơ bản. Do vậy, sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như sự đánh giá chính xác rủi ro kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên: Xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trên báo cáo tài chính. Xem xét các nhân tố tác động đến khả năng để xảy ra các sai sót nghiêm trọng. Thiết kê phương pháp thích hợp. Việc đánh giá rủi ro kiểm soát được thực hiện theo các bước sau: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản. 1.7. Thiết kế chương trình kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 thì chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tông thể. Chương trình kiểm toán của hầu hết các công tykrt được thiết kế thành ba phần: Trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư. Mỗi phần chia nhỏ thành các chu kỳ nghiệp vụ và các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Thiết kế trắc nghiệm công việc: Các thủ tục kiểm toán: thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công việc thương tuân theo phương pháp luận với bốn bước sau: Cụ thể hoá các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho các khoản mục đang được khảo sát. Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ. Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nói trên. Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét đến nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và kết quả ước tính của thử nghiểm kiểm soát. Quy mô mẫu chọn: thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính được sử dụng để ước tính tỷ lệ phần tử trong tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc thuộc tính được quan tâm. Khoản mục được chon: sau khi xác định quy mô mẫu chọn, kiểm toán viên phải xác định các phần tử cá biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể. Thời gian thực hiện: Thường được tiến hành vào giữa năm (nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn) hoặc vào thời điểm kết thúc năm. Thiết kế các thủ tục phân tích Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở của kết quả của thực hiện các trắc nghiệm phân tích đó kiểm toán viên sẽ quyết định mở rộng hày thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp số dư. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, quy trình phân tích còn bao hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản và được thực hiện qua các bước sau: Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra. Tính toán giá trị ước tính của các tài khoản cần kiểm tra. Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được. Xác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra. Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu Đánh gia kết quả kiểm tra. Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư. Đánh giá trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán: Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ xác định sai số cho từng khoản mục. Sai số chấp nhận cho từng khoản mục càng thấp thì đòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán càng nhiều. Và do đó các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ được mở rộng và ngược lại. Rủi ro cố hữu của khoản mục càng cao thì số lượng bằng chững kiểm toán càng nhiều và trắc nghiệm trực tiếp số dư sẽ được mở rộng và ngược lại. Đánh giá rủi ro kiểm soát với các chu trình kiểm toán được thực hiện: quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ giảm xuống và do đó chi phí kiểm toán sẽ giảm và ngược lại. Thiết kế và dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích: các hình thức trắc nghiệm này được thiết kế với dự kiến đạt được một số kết quả nhất định. Các kết quả này theo dự kiến của kiểm toán viên sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo. Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của các khoản mục đang xét: các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên kết quả ước tính của trắc nghiệm kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế thành các thành phần: Các thủ tục kiểm toán: được dựa trên các kỷ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán và được thiết kế dựa vào những xét đoán nghề nghiệp quan trọng. Quy mô mẫu chọn: được xác định thẹo phương pháp chọn mẫu thông dụng để ước tính sai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiểm toán để từ đó chọn ra quy mô mẫu thích hợp. Khoản mục được chọn: sau khi xác định được quy mô mẫu chọn các kiểm toán viên thường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trình máy tính hoặc phương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định các phần tử đại diện trong những trường hợp cụ thể, kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phi sản xuất để xác định các phần tử đại diện với chi phí thấp hơn cho cuộc kiểm toán. Thời gian thực hiện: thường được tiến hành vào giữa năm: (nếu hợp động kiểm toán dài hạn) hoặc vào thời điểm kết thúc năm. Đánh giá trọng yếu và rủi ro của các tài khoản tiền lương. Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với chu trình tiền lương và nhân viên Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư của các khoản mục tiền lương để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù: Các thủ tục kiểm toán Quy mô mẫu chọn Khoản mục được chọn Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do kết quả ngoài dự đoán của các thủ tục kiểm toán. 2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1. Thực hiện thủ tục kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương Thử nghiệm kiểm soát đối với tiền lương và nhân viên được thực hiện theo các chức năng của chu trình. Đối với chức năng tổ chức nhân sự: kiểm toán viên tìm hiểu việc thực hiện các thủ tục tiếp nhận lao động, hợp đồng thuê lao động, việc phê chuẩn mức lương và tính độc lập (tách biệt về trách nhiệm) giữa các bộ phận quản lý nhân sự với bộ phận theo dõi thời gian làm việc cũng như hạch toán, thanh toán tiền lương cho người lao động và để thực hiện những mục tiêu đó kiểm toán viên sử dụng các tài liệu thông tin về tuyển dụng, thuê mướn lao động, các văn bản, các quyết định phê chuẩn mức lương và các quyết định khen thưởng nếu có. Đối với việc cách ly trách nhiệm giữa bộ phận quản lý lao động đối với bộ phận chấm công lao động cũng như hạch toán kế toán kết quả lao động. Kiểm toán viên tiến hành quan sát và kiểm tra thực tế khẳng định sự tách biết về trách nhiệm của các chức năng trên trong quản lý về nhân sự và quản lý tài chính kế toán trong doanh nghiệp. Đối vơi công tác theo dõi thời gian lao động, khối lượng sản phẩm hoàn thành và lập bảng tính lương và các khoản trích theo lương: Chức năng này là chức năng quan trọng nhất trong chu trình tiền lương và nhân viên vì nó ảnh hưởng trực tiếp đên việc hạch toán ghi sổ các chi phí về tiền lương cũng như việc hạch toán kế toán các khoản trích trên lượng tại doanh nghiệp. Kiểm toán viên cần đánh giá các quá trình kiểm soát được thiết kế trong doanh nghiệp có khả năng ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm trong chấm công, xác nhận công việc hoàn thành, hạch toán và ghi sổ các khoản thanh toán về tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Để thực hiện các mục tiêu trên kiểm toán viên: Xem xét hệ thống chấm công lao động hoặc kiểm nhận sản phẩm hoàn thành về mặt tính thường xuyến cũng như về độ tin cậy của những người được giao trách nhiệm. Kiểm tra thiết kế các thủ tục kiểm soát tại doanh nghiệp đối với việc thanh toán kê khai, chấm công tại các từng đơn vị sản xuất (tổ, đội, phân xưởng). Kiểm tra các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc phên chuẩn, quyết định các mức lương, tiền thưởng, thanh toán tiền làm thêm giờ Đối với công tác thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương: để xác định hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu quả phát hiện và ngăn ngừa việc thanh toán lương và các hành vi gian lận tài sản công thông qua việc thanh toán lương. Kiểm toán viên xem xet tính độc lập trong việc phân công công việc giữa người tính lương, người chi trả lương và người theo dõi chấm công và lập bảng tính lương. Bên cạnh đó kiểm toán viên đánh giá việc tổ chức chi trả tiền lương đặc biệt đối với các khoản tiền lương chưa thanh toán được theo dõi trong sổ sách kế toán như thế nào khi nhân viên đi vắng. Với các khoản trích theo tiền lương kiểm toán viên quan tâm đến kiểm toán viên quan tâm đến việc trích lập theo tỷ lệ và thời giam quy định. 2.2. Thực hiện thủ tục phân tích tiền lương và các khoản trích theo lương So sánh số liệu các tài khoản chi phí về tiền lương với các niên độ khác: Việc so sánh này nhằm phát hiện những biến động bất thường qua đó thu thập những bằng chứng có thể có hoặc xác định phạm vi kiểm tra chi tiết đối với các tài khoản chi phí tiền lương có biến động bất thường. Trong quá trình so sánh kiểm toán viên phải tính đến số lao động thay đồi trong kỳ kế toán, khối lượng công việc hoặc sản phẩm hoàn thành hoặc sự thay đổi trong định mức thay đổi chi trả lương. So sánh tỉ lệ chi phí về tiền lương trong giá thàng sản xuất hoặc doanh thu giữa kỳ này với kỳ trước, và với các kỳ trước. Việc so sánh này nhằm khẳng định tính hợp lý về cơ cấu chi phí giữa các kỳ kế toán. Tuy nhiên khi so sánh đối chiếu tỉ lệ này kiểm toán viên cũng phải tính đến điều kiện hoạt động trong điêu kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm thỉ doanh thu có thể giảm nhưng chi phí về tiền lương vẫn giữ nguyên như các kỳ trước hoặc những biến động về nguyên vật liệu, về chi phí khấu hao tài sản cố định mới đưa vào sử dụng cúng có thể làm thay đổi cơ cấu chi phí về tiền lương trong giá thành của sản phẩm hoàn thành giữa các kỳ kế toán. So sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, KPCĐ giữa các kỳ kế toán nhằm phát hiện ra các sai sót trong hạch toán các khoản trích theo lương. Sự biến động về các khoản trích theo lương thường rất ít xảy ra do phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong doanh nghiệp, phụ thuộc vào mức lương cơ bản, phụ thuộc vào các văn bản quy định của nhà nước. Những việc biến động và việc kiểm tra phát hiện các biến động liên quan đến các khoản trích theo tiền lương là dấu hiệu để phát hiện ra các phát sinh tăng hoặc giảm của TK BHXH, BHYT, KPCĐ. Thủ tục phân tích Khả năng sai phạm So sánh chi phí tiền lương với các năm trước. Sai phạm trong chi phí tiền lương. So sánh tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành hoặc doanh thu kỷ trước Sai phạm về chi phí nhân công trực tiếp. So sánh số dư TK BHXH, BHYT, KPCĐ các kỳ trước. Sai phạm về các khoản trích theo lương. 2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 2.3.1. Kiểm tra tiền lương khống. Việc kiểm tra tiền lương khống thông qua kiểm tra số lượng nhân viên khống và thời gian hay khối lượng sản phẩm hoàn thành. 2.3.1.1. Kiểm tra số lượng nhân viên khống. So sánh tên người lao động trong các bảng thanh toán tiền lương với bảng chấm công hoặc bảng kê khai sản phẩm hoàn thành (chứng từ kết quả động trong đố đối chiếu chữ ký của người lĩnh tiền với chữ ký trong hồ sơ nhân viên để phát hiện các trường hợp doanh nghiệp kê khai không nhân viên. Cụ thể là tăng chi phí tiền lương. Đối chiếu danh sách chi trả tiền lương với danh sách nhân viên được theo dõi trong phòng tổ chức nhân sự có tương ứng với các quyết định hay các hợp động thuê mướn lao động hay không. Đối với những nhân viên đã hết hạn hợp đồng hoặc thôi không làm việc kiểm toán viên đối chiếu giữa thời điểm thôi việc với thời điểm quyết toán tiền lương. Ngoài ra kiểm tra số lương và bảng thanh toán tiền lương kỳ sau xem người đó còn được chi trả lương hay không. 2.3.1.2. Kiểm tra thời gian khống. Để phát hiện giờ công lao động hoặc khối lượng công việc hoàn thành bị xác nhận khống thi kiểm toán viên thực hiện các thủ tục sau: Cân đối tổng số giờ công, ngày công, hoặc khối lượng công việc hoàn thành được thanh toán theo sổ lương với số liệu được ghi chép độc lập và được kiểm tra thường xuyên của bộ phận kiểm soát sản xuất ghi chép độc lập. Tiếp cận với các nhân viên chịu trách nhiệm chấm công hoặc kê khai và xác nhận khối lượng công việc hoàn thành để thu thập thông tin về việc tập hợp số liệu vào các chứng từ về kết quả lao động. 2.3.2. Khảo sát việc phân bổ và chi phí tiền lương. Việc tính và phân bô tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động không đúng đắn sẽ dẫn đến việc đánh giá lệch giá trị tài sản trên bảng Cân đối kế toán, sai lệch trên bảng kết quả kinh doanh (sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu sản phẩm dở dang, giá trị thành phẩm, giá vốn hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). Đối với việc phân bổ tiền lương cho đối tượng chịu chi phí thì kiểm toán viên thực hiện các chi phí sau: Xem xét tính nhất quán trong hạch toán chi phí giữa các kỳ kế toán đối với việc phân loại các bộ phận (trực tiếp sản xuất, bán hàng, quản lý doanh nghiệp). Xem xét hạch toán tiền lương trên sơ đồ tài khoản có đúng với quy định hiện hành hay không. Có thể đối chiếu (qua chon mẫu) khối lượng công việc hoàn thành của một số công nhân viên có phù hợp với viêc hạch toán vào các tài khoản hay không. 2.3.3. Kiểm tra số dư các tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương Tài khoản 334: Được kiểm tra thông qua số dư tiền lương tiền thương và các khoản phải thanh toán khác. Khi tiến hành thử nghiệm trực tiếp số dư tiền lương, kiểm toán viên cần nắm chắc về chính sách chế độ tiền lương của doanh nghiệp và đánh giá xem nó có tuân thủ một cách nhất quán hay không. Khi kiểm toán viên đã xác định chính sách tiền lương của doanh nghiệp nhất quán giữa các kỳ thì kiểm toán viên sẽ xem xét đên thời hạn tính và độ tin cậy của số dư TK334. Sai sót thường gặp ở đây là kế toán tiền lương thường không tính đúng, tính đủ thời gian và khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành của người lao động và do đó người lao đông chưa được trả lương và các khoản phải trả khác tương xứng với thời gian lao động và khối lượng công việc hoàn thành. Về các khoản lương tính dồn, ở tại một số doanh nghiệp, chưa trả cho người lao đông vào cuối niên độ thường là khoản mục lớn nếu không ghi chép kịp thời và chính xác sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính. Để kiểm tra khoản tiền lương tính dồn này kiểm toán viên xem xét tính kịp thời và tính chính xác trong ghi sổ các khoản đó thông qua việc đối chiếu với quyêt định hoặc biên bản của ban quản lý về sự phê duyệt của các khoản tiền lương đó đối với người lao động. Các khoản phải trả khác cho công nhân viên bao gồm các khoản được chia từ phúc lợi, tiền nghỉ ốm đau, thai sản, bảo hiềm mà người lao động được hưởng. Đối với những khoản này kiểm toán viên xem xét tính nhất quán trong cách tính dồn giữa các kỳ kế toán. Sau đó, kiểm toán viên kiểm tra độ tin cậy của số liệu bằng cách tính toán lại chi tiết các khoản tiền liên quan đã được ghi sổ và công dồn, đông thời xem xét chứng từ đi kèm. TK 338: Có liên quan tới các khoản trích nộp trên tiền lương như BHXH (TK 3383), BHYT (TK 3384) và KPCĐ (TK 3382) thì kiểm toán viên có thể khảo sát bằng cách so sánh số dư trên tài khoản chi tiết với số liệu trên bảng tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và với số liệu trên bảng kê khai các khoản phải nộp về BHXH và KPCĐ và đối chiếu các khoản chi băng tiền đã phát sinh trên các chứng từ chi tiền mặt. Ngoài ra, kiểm toán viên cần kiểm tra thời hạn tính và trích các khoản trên tiền lương và thời hạn thanh, quyết toán các khoản đó. Đối với các tài khoản tính chi phí liên quan đên tiền lương như TK622- Chi phí nhân công trực tiếp, TK627- Chi phí sản xuât chung, TK641- Chi phí bán hàng, TK642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. Thì kiểm toán viên chỉ tiến hành bổ sung các thủ tục thư nghiệm cơ bản khi phát hiện các nhược điểm trong cơ cấu kiểm soát nôi bộ của đơn vị kiêm tra liên quan đên hạch toán và ghi sổ các tài khoản này; Các sai sót đáng kể bị phát hiện ở khảo sát các TK Phải trả công nhân viên 334, các khoản phải trả, phải nộp khác-338 và những biến động lớn không giải thích được qua các thủ túc phân tích. Khi kháo sát các TK đó kiểm toán viên cần so sánh giữa các kỳ kế toán hoặc dụng thủ tục phân tích để phat hiện ra những biến động lớn về chi phí lao động được phản ánh trên các TK đó. Trọng tâm của việc thử nghiệm thường được hướng tới tính chính xác trong việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng chịu phí hoặc hướng vào các tài khoản chi trả tiền lương, tiền làm thêm giờ, tăng ca và bồi dưỡng nhân công sản xuất, công nhân bán hàng hoặc nhân viên quản lý, vì vậy kiểm toán viên cần phải kiểm tra tổng số tiền làm thêm ca, thêm giờ có phù hợp với thực tế hay không qua việc kiêm tra các bảng kê có xác nhận của những người có trách nhiệm trên bảng kê đó. 3. Kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn kêt thúc kiểm toán, trước khi công bố Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét và thu thập thêm các bằng chứng về những vấn đề sau: Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn Nợ ngoài ý muốn là nợ tiềm tàng mà phải được khai báo trong phần ghi chú. Kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để đảm bảo sự khai báo này là đúng đắn. Thông thường để tìm các khoản nợ ngoài ý muốn kiểm toán viên vân dụng một số kỹ thuật sau: Phỏng vấn Kiểm tra tài liệu Xác nhận Phân tích hợp lý Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ Đánh giá lại kết quả Khi kết thúc cac thủ tục kiểm toán đặc thù cho các lĩnh vực kiểm toán kiểm toán viên tập hợp tất cả vào kêt luận chung. Kiểm toán viên phải quyết định bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kêt luận là Báo cáo tài chính được trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Phát hành thư quản lý Để giúp đơn vị kiểm toán viên chấn chỉnh công tác quản lý tài chính kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phát hành thư quản lý. Thư quản lý mô tả về từng sự kiện cụ thể gồm: hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của kiểm toán viên và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó. Công bố Báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về Báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán. Báo cáo kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính gồm 4 loại: Báo cáo chấp nhận toàn phần: được sử dụng trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng Báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị nếu không bị ảnh hưởn bởi các yếu tố tuỷ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên nêu ra trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần: được sử dụng trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng Báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Báo cáo kiểm toán với ý kiên không châp nhận: được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán với ý kiến không châp nhận (hoặc ý kiến trái ngược): được đưa ra trong các trường hợp các vấn đề không thống nhât với ban giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của Báo cáo tài chính. Qua phần lý luận chúng ta đã hiêu phần nào về kiểm toán tiền lương và nhân viên. Tuy nhiên để có thể hiêu một cách rõ ràng hơn chúng ta đi vào tìm hiêu quy trình kiểm toán và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty AASC Phần ii Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm toán (aasc) I. Khái quát chung về công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Kiểm toán (AASC). 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Kiểm toán (AASC). Công ty Dịch vụ Tư vấn, Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC) là một trong hai tổ chức đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ về kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính, thuế được thành lập theo quyết định số 164TC/QĐ/TCCB ngày 13/5/1991 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Khi mới thành lập Công ty có tên là “Công ty dịch vụ kế toán” (ASC). Sau đó, theo quyết định số 639TC/TCCB ngày 14/9/1993 của Bộ Tài chính Công ty được đổi tên thành “Công ty Dịch vụ Tư vấn, Tài chính, Kế toán và Kiểm toán” (AASC) và đó trở thành tên giao dịch chính thức của Công ty cho đến nay. Ngày 29/4/1993 Công ty được trọng tài kinh tế Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 109157. Trong những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ cung cấp duy nhất dịch vụ kế toán, cụ thể: Hướng dẫn các đơn vị áp dụng đúng các chế độ, thể lệ tài chính kế toán; giúp các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán, giúp về các nghiệp vụ kế toán; làm dịch vụ bồi dưỡng chính sách chế độ nghiệp vụ về tài chính kế toán, chỉ dẫn về pháp luật tài chính kế toán Sau hơn 2 năm hoạt động, Ban lãnh đạo công ty nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn của thị trường tài chính nên đã quyết định xin Bộ tài chính bổ sung thêm một số loại hình dịch vụ. Ngày 14/9/1993, theo Quyết định số 639 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Công ty được phép cung cấp thêm dịch vụ kiểm toán, dịch vụ công nghệ thông tin. Tháng 3 năm 1992, Công ty quyết định thành lập chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng đến tháng 3 năm 1995 được phép của Bộ tài chính, Chi nhánh này đã tách khỏi AASC thành lập nên công ty kiểm toán Sài Gòn (AFC). Ngày 29/4/1995, Công ty chính thức nhận được Giấy phép thành lập và đưa vào hoạt động Chi nhánh tại Thanh Hoá. Ngày 2/2/1996, Công ty thành lập Chi nhánh tại Quảng Ninh và mở văn phòng đại diện tại Hải Phòng. Năm 2002 vừa qua văn phòng đại diện tại Hải Phòng được đưa lên thành chi nhánh. Ngày 13/3/1997, Công ty tái lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Cho tới tháng 5 năm 1998, Công ty nâng cấp từ văn phòng đại diện lên thành chi nhánh lớn nhất của Công ty. Hiện nay, Công ty có trụ sở chính tại số 1 - Lê Phụng Hiểu - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Điện thoại: 8268681 – 8262775 Fax: 84 – 4 - 8253973 Các chi nhánh tại các tỉnh và thành phố trong cả nước, cụ thể: - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: 29 Võ Thị Sáu-Quận 1-thành phố Hồ Chí Minh. - Chi nhánh Vũng Tàu: số 42-đường Thống Nhất- thành phố Vũng Tàu. - Chi nhánh Thanh Hoá: số 25 Phan Chu Trinh-Phường Điện Biên thành phố Thanh Hoá. - Chi nhánh Quảng Ninh: Cột 8-Phường Hồng Hà- thành phố Hạ Long. - Chi nhánh Hải Phòng: 22 Trần Phú- thành phố Hải Phòng. Trong những ngày đầu thành lập, với số vốn trên 200 triệu VNĐ do Bộ tài chính cấp. Hiện nay, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển tổng số vốn mà AASC đang có là hơn 20 tỷ VNĐ. Tất cả các chi nhánh của AASC đều có trụ sở chính thức và được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính, phương tiện đi lại, tạo điều kiện tốt cho nhân viên của Công ty làm việc. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Kiểm toán (AASC). 2.1 Hệ thống các phòng ban của AASC. Là một doanh nghiệp Nhà nước, AASC là một đơn vị có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được phân chia thành các phòng ban có chức năng riêng biệt. Gồm: * Phòng hành chính tổng hợp: Phòng Hành chính tổng hợp có nhiệm vụ quản lý các công văn đi, đến Công ty, ra các quyết định về công tác tổ chức của Công ty. Ngoài ra, phòng Hành chính tổng hợp còn nghiên cứu, sắp xếp, đề bạt cán bộ, phối hợp với phòng kế toán để tổ chức tiền lương cho cán bộ công nhân viên, tổ chức tổ bảo vệ để giữ an toàn tài sản và an toàn cá nhân cho các nhân viên trong công ty, tổ chức bộ phân lái xe phục vụ cho nhu cầu đi lại, công tác của các nhân viên, tổ chức bộ phận tin học, tổ chức bộ phận bán hàng (cung cấp các biểu mẫu, sổ sách, chứng từ kế toán), cung cấp các tạp vụ và phiên dịch cho toàn Công ty. * Các phòng nghiệp vụ: Hiện nay, AASC có 6 phòng nghiệp vụ, bao gồm: Phòng kiểm soát chất lượng, Phòng Kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ, Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản, Phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất, Phòng Kiểm toán dự án, Phòng tư vấn và kiểm toán. Các phòng nghiệp vụ đều phải cung cấp các dịch vụ chuyên môn theo đúng chỉ tiêu mà Công ty giao phó. Các dịch vụ này phải đảm bảo cung cấp kịp thời và chất lượng, tuân thủ theo đúng các qui định của chuẩn mực kế toán, kiểm toán Vịệt Nam và chuẩn mực Quốc tế được thừa nhận tại Vịệt Nam. Tuy nhiên, một số phòng nghiệp vụ còn có các chức năng riêng cụ thể: - Phòng kiểm soát chất lượng: nhiệm vụ chính là soát xét lại các báo cáo kiểm toán được lập. - Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản: tiến hành kiểm toán các báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản. Riêng năm 2001, thị phần của Công ty về kiểm toán xây dựng cơ bản chiếm 55% thị phần của cả nước. - Phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất (trước gọi là phòng Kinh doanh tiếp thị): ngoài việc cung cấp các dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán còn thực hiện các hoạt động tiếp thị của Công ty. - Phòng tư vấn và kiểm toán: tiến hành kiểm toán kết hợp với các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đối tượng trong và ngoài Công ty. Quản lý ban đào tạo, tiến hành các khoá học trực tiếp cho nhân viên trong toàn Công ty. - Phòng kiểm toán dự án: kiểm toán dự án đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Phòng kiểm toán dự án của Công ty có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu về kiểm toán của các dự án. Từ đó, xây dựng các chương trình kiểm toán thích hợp với từng dự án. Hiện nay, thị phần kiểm toán của AASC về các chương trình dự án là 25% thị phần kiểm toán dự án của cả nước. *Phòng tài chính kế toán: Phòng kế toán có nhiệm vụ bổ sung, sửa đổi quy chế tài chính hiện hành của Công ty, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, rà soát các kế hoạch kinh doanh, xây dựng chi tiết kế hoạch thu chi tài chính, chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ đôn đốc khách hàng thanh toán, phát hành công văn đòi nợ; đề xuất biện pháp giải quyết các vướng mắc về thu-chi cho Ban giám đốc. * Các chi nhánh của Công ty: đây là mô hình thu nhỏ của Công ty tại các tỉnh, thành phố. Các chi nhánh, được xây dựng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ của Công ty tại địa bàn của mình để hạn chế bới chi phí đi lại cho nhân viên trong Công ty, đảm bảo các dịch vụ mà Công ty cung cấp luôn đáp ứng yêu cầu của các khách hàng trong và ngoài nước. Tổ chức bộ máy quản lý của AASC được cụ thể theo sơ đồ sau: Ban giám đốc Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Thanh Hoá Chi nhánh Vũng Tàu Chi nhánh TP HCM Văn phòng chính Phòng công nghệ thông tin Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính tổng hợp Các phòng nghiệp vụ Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm toán. 2.2.Tổ chức phân công nhiệm vụ tại AASC Vào thời điểm mới thành lập AASC chỉ gồm 8 thành viên, nhưng tính đến thời điểm 31/12/2002, toàn Công ty có hơn 250 thành viên, trong có 79 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ CPA. Đội ngũ nhân viên của AASC được đào tạo một cách có hệ thống, hầu hết các nhân viên đều đã tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước. Công ty thường xuyên trang bị để nhân viên được tiếp cận với những kỹ năng và kiến thức mới nhất nhằm đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng. Hiện nay, lãnh đạo toàn Công ty là Ban Giám đốc bao gồm 4 thành viên: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. * Giám đốc Công ty: Ông Ngô Đức Đoàn. Phụ trách toàn diện các mặt hoạt động của Công ty, trực tiếp phụ trách các hoạt động đối nội và đối ngoại, gián tiếp quản lý các chi nhánh Công ty, phụ trách vịệc xây dựng các dự án chiến lược, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, các hoạt động có qui mô lớn, chỉ đạo lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng trong toàn Công ty. Ngoài ra, Giám đốc còn tổ chức cán bộ của Công ty tại Hà Nội. * Các phó giám đốc Công ty, gồm: - Ông Tạ Quang Tạo. - Ông Lê Đăng Khoa. - Ông Nguyễn Thanh Tùng. Các phó giám đốc làm nhiệm vụ chỉ đạo các phòng, các chi nhánh thuộc Công ty, xây dựng và triển khai các kế hoạch theo đúng yêu cầu và điều lệ của Công ty. Bên cạnh đó, các Phó Giám đốc phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dịch vụ tại lĩnh vực mình phụ trách, đề xuất các vấn đề cần bổ sung với Giám đốc của Công ty. * Giám đốc các chi nhánh: Giám đốc các chi nhánh có nhiệm vụ tổ chức cán bộ, nhân viên dưới quyền hợp lý để cung cấp các dịch vụ của Công ty tại địa bàn mà chi nhánh của mình đặt trụ sở, vạch kế hoạch cung cấp các loại hình dịch vụ trong một năm và hướng phát triển trong những năm tiếp theo đệ trình Giám đốc phê duyệt. Ngoài ra, Giám đốc chi nhánh còn có trách nhiệm cố vấn cho Giám đốc trong việc mở rộng địa bàn để cung cấp các loại dịch vụ của Công ty. * Trưởng các phòng ban, bộ phận trong Công ty: có trách nhiệm tổ chức, lãnh đạo các nhân viên dưới quyền làm vịệc theo đúng chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban, bộ phận mà mình lãnh đạo. Đồng thời, Trưởng các phòng ban, bộ phận có toàn quyền quyết định các công việc có liên quan tới các lĩnh vực do mình phụ trách. * Các thành viên trong Công ty: có nhiệm vụ tiến hành các dịch vụ, công vịệc do trưởng các phòng ban, bộ phận giao phó và được hưởng các quyền lợi theo đúng quy định mà Công ty đã đề ra. 3. Đặc điểm hoạt động cung cấp các dịch vụ của công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Kiểm toán (AASC). Đáp ứng nhu cầu của thị trường tài chính kế toán và kiểm toán, hiện nay AASC cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ sau: * Dịch vụ kiểm toán: Dịch vụ kiểm toán là loại hình dịch vụ chính trong tất cả các loại hình dịch vụ của AASC. Loại hình này chiếm hơn 80% tổng doanh thu của toàn Công ty, bao gồm: - Kiểm toán các báo cáo tài chính. - Kiểm toán các hoạt động, các chương trình dự án. - Kiểm toán báo cáo kế toán công trình xây dựng cơ bản. - Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh. - Kiểm toán báo cáo quyết toán hàng nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá. - Giám định các tài liệu kế toán tài chính. * Dịch vụ kế toán: Các dịch vụ về kế toán của AASC là giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về việc lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, mở sổ, ghi sổ, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế nội bộ phục vụ cho công tác quản trị kinh doanh theo quy định hiện tại về lập bảng cân đối kế toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Gồm: - Hướng dẫn các khách hàng áp dụng chế độ tài chính kế toán. - Mở sổ, ghi sổ kế toán và lập các báo cáo tài chính. - Lập hồ sơ đăng ký chế độ kế toán. - Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy, tổ chức công tác kế toán cho các đơn vị khách hàng. * Dịch vụ tư vấn: AASC tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đưa ra các ý kiến tư vấn hoặc trực tiếp xây dựng giúp các doanh nghiệp về việc sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, về phân cấp quản lý, phân cấp tài chính, xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu hạch toán kinh tế nội bộ, thực hiện cơ chế khoán phù hợp với từng loại hình hoạt động của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các dịch vụ tư vấn chủ yếu: - Tư vấn thuế và tài chính. - Hướng dẫn các thủ tục đăng ký kinh doanh. - Soạn thảo các phương án đầu tư. - Tư vấn cổ phần hoá, sáp nhập và giải thể doanh nghiệp. - Tư vấn về giá tài sản. * Dịch vụ đào tạo và cung cấp công nghệ thông tin: Từ năm 1992 đến năm 1996, AASC phát triển rất mạnh các loại hình dịch vụ về đào tạo. Công ty chủ yếu cung cấp dịch vụ này dưới hình thức tổ chức các khoá học bồi dưỡng các kiểm toán viên nội bộ, các nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp...Hỗ trợ các khách hàng trong việc tuyển dụng nhân viên. Ngoài ra, Công ty còn cung cấp các văn bản pháp quy, các thông tin kinh tế tài chính, sổ sách, biểu mẫu và chứng từ cho các đơn vị khách hàng. AASC đã và đang trực tiếp tổ chức hoặc hợp tác với các trường, các ngành, các địa phương trong nước và tổ chức quốc tế để mở các khoá bồi dưỡng, huấn luyện ngắn ngày, tập trung phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau có nhu cầu trang bị nghiệp vụ hoặc nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, về tài chính kế toán và kiểm toán, về phân tích đầu tư chứng khoán, thuế, bảo hiểm... Bên cạnh đó, AASC còn cung cấp và hướng dẫn sử dụng các phần mềm về kế toán, phần mềm về quản lý cho các doanh nghiệp. * Các loại dịch vụ khác: Ngoài các loại hình dịch vụ chủ yếu trên, AASC còn cung cấp một số loại hình dịch vụ khác như: hướng dẫn về pháp luật, quản lý kinh tế, cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư, tài trợ thương mại... Ngày nay, AASC đã có quan hệ với nhiều công ty kế toán và kiểm toán trên thế giới. Đặc biệt, AASC có quan hệ hợp tác lâu dài với các Công ty Enrst & Young, Price Waterhouse Cooper, KPMG...những Công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, kiểm toán đã được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, các dịch vụ của AASC luôn cung cấp đầy đủ thông tin với độ tin cậy cao nhất, hiệu quả lớn nhất, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến ngày 31/12/2002 Công ty đã có khoảng 600 khách hàng và trên 100 cộng tác viên. 4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Kiểm toán (AASC) trong một số năm gần đây. Hơn mười năm qua, AASC đã không ngừng phát triển khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam với tốc độ phát triển bình quân là 10% năm. Theo lĩnh vực hoạt động thì doanh thu của Công ty được biểu hiện cụ thể theo bảng sau: Bảng 3: Doanh thu của AASC theo lĩnh vực hoạt động Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Số tiền (tỷ) Tỷ lệ Số tiền (tỷ) Tỷ lệ Doanh thu 18.7 100% 21.0 100% DT từ hoạt động kiểm toán 16.8 89.8% 17.4 82.9% DT từ hoạt động tư vấn 0.8 4.3% 2.3 10.9% DT từ hoạt động khác 1.1 5.9% 1.3 6.2%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT289.doc
Tài liệu liên quan