Chuyên đề Sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong dự án giảm nghèo tinh Phú Thọ 2002-2007: Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm

Người dân tộc phải được tham gia ngay từ đầu vào việc xác định nhu cầu, đối tượng đầu tư, xây dựng, thực hiện, giám sát. Các nhóm DTTS ít người hơn phải được chú trọng tham gia gia tăng quyền tham gia đề xuất, thiết kế, giám sát các tiểu dự án phù hợp với đặc thù của họ. Người DTTS phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến các dự án của tỉnh, được quyền khiếu nại và đề đạt nguyện vọng với chính quyền các cấp. Phải có một đội ngũ cán bộ chuyên trách về DTTS khi triển khai dự án tại nơi sinh sống của người DTTS, họ phải được lựa chọn từ các nhóm DTTS để có thể am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của địa phương. Động viên người dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Để làm được điều này cần có các cán bộ chuyên trách bám sát các hộ DTTS, quan tâm gần gũi, chia sẻ những trở ngại tâm lý đối với người dân tộc;

doc95 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong dự án giảm nghèo tinh Phú Thọ 2002-2007: Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong khâu này là hoàn toàn chủ động, do đó hiệu quả của khâu này tương đối cao. III. Đánh giá dự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ Tại nghị định 28/1998/NĐ-CP của Chính Phủ đã quy đinh rất rõ về những việc dân được biết, những việc dân được tham gia đóng góp ý kiến, những việc dân được trực tiếp kiểm tra, giám sát và được trực tiếp quyết định. Người dân đã được tham gia nhiều hơn trong việc phân bổ nguồn lực, ra quyết định, tổ chức thực hiện. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong quá trình thực hiện dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ. Để đảm bảo được các tiêu chí minh bạch, bền vững, hiệu quả, công bằng của dự án cần huy động được sự tham gia của người dân. Về tính minh bạch Dự án đã thể hiện được tính minh bạch của mình, điều đó thể hiện trong việc người dân đã được biết về các thông tin có liên quan đến quyền lợi của mình trong dự án. Khi triển khai dự án, BQLDA đã thông báo về dự án giảm nghèo tới tất cả các thôn bản trong vùng dự án. Việc thông báo tới người dân được thực hiện bằng các hình thức: Họp thôn bản, qua loa, đài truyền thanh của xã, dán thông báo ở trụ sở Ủy ban xã hoặc phát tờ rơi…qua đó, người DTTS cũng đã phần nào nắm được các thông tin chung về dự án như dự án được diễn ra trong bao lâu, nguồn vốn của dự án, do ai thực hiện và lợi ích của họ trong dự án là gì. Hộp 2.6: Số liệu điều tra của BQLDA giảm nghèo 93,4% số người được hỏi biết được các thông tin về dự án ; trong đó có 93,4% số người biết được thông tin qua các cuộc họp ; 5,3% thông qua tờ thông tin dự án ; 57,7% biết thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã ; Trong số những người tham gia vào các cuộc họp dân, có 91,8% số người có tham gia vào việc phát biểu ý kiến ; có 86,3% số câu hỏi của người dân đưa ra được trả lời và có 83,6% số ý kiến được đưa ra thảo luận. Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ Đối với các công trình, các tiểu dự án có quy mô nhỏ được thực hiện tại thôn bản, qua các cuộc họp thôn, người dân cũng được tham gia vào việc phân bổ nguồn vốn, tổ chức thực hiện công trình ra sao cho phù hợp với thôn bản mình, giám sát kiểm tra thực hiện công trình do đó việc thất thoát, tham nhũng được hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó, người DTTS cũng đã bắt đầu tham gia đấu thầu công trình. Đã có các gói thầu có sự tham gia của người DTTS, tuy chỉ là các gói thầu nhỏ và nguồn vốn không lớn nhưng đã phần nào thể hiện được quyền làm chủ của người dân và từng bước nâng cao năng lực của cộng đồng người DTTS. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế trong việc thực hiện tính minh bạch của dự án. Những hạn chế đó là: Việc cung cấp thông tin, cụ thể là các thông báo về kinh phí đầu tư, quyết toán công trình kịp thời cho người dân còn hạn chế. Những thôn tin liên quan, chẳng hạn như việc ký kết hợp đồng cũng ít khi được thông báo hoặc thông báo muộn. Sau khi công trình hoàn thành, bà con dân tộc cũng ít được biết đến việc thanh quyết toán công trình, phần lớn là do các cán bộ cơ sở nắm bắt. Công tác đấu thầu và thực hiện các hạng mục công trình còn mang nặng tính hình thức, việc tổ chức đấu thầu còn hạn chế, công tác giám sát và đánh giá theo thiết kế của dự án gần như không có. Các nguyên nhân trên được xuất phát từ chính quyền. Thư nhất, các lãnh đạo cho rằng người DTTS còn hạn chế về trình độ nhận thức, nên có đưa ra các vấn đề có liên quan đến số liệu, kỹ thuật họ cũng không hiểu, nên cũng không cần thông báo về những vấn đề đó, chính vì vậy người dân cũng ít được biết đến các thông tin có liên quan “các vấn đề mang tính sổ sách” đó. Thứ hai, họ không muốn chịu trách nhiệm giải trình trước dân cho những nguồn lực họ có ít quyền quyết định. Thứ ba, các lãnh đạo địa phương luôn có xu hướng tránh né các quá trình phân bổ nguồn lực minh bạch vì sự giảm quyền lực cùa bản thân, dễ bị phê phán bởi các cơ quan cấp trên… Tuy còn có những hạn chế nhưng dự án giảm nghèo của tỉnh cũng đã đạt được tính minh bạch ở một mức độ nhất định, đây là điều cần phát huy trong các dự án tiếp theo được triển khai ở tỉnh. Về tính bền vững Tính bền vững của dự án giảm nghèo được thể hiện: Sau khi dự án kết thúc đi vào hoạt động, bà con DTTS cũng đã tham gia vào việc duy tu bảo dưỡng các công trình tại thôn bản của họ. Các công trình đã phát huy tác dụng khi đi vào vận hành sử dụng, các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động đều được bà con khắc phục kịp thời. Các hợp phần nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục và y tế cũng mang lại kết quả khả quan. Bà con dân tộc bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, con em các dân tộc bắt đầu đi học nhiều hơn. Sức khỏe và tri thức là cái gốc của sự bền vững. Tham gia vào các khóa đào tạo, tập huấn, các hợp phần của dự án thì trình độ, năng lực của đồng bào DTTS được nâng lên đáng kể. Trước đây bà con chỉ biết trồng trọt chăn nuôi theo cách truyền thống, sau khi được tham gia vào các khóa đào tạo, được sự hướng dẫn của các cán bộ, bà con đã học hỏi được các phương pháp để có thể cải thiện được các giống cây trồng vật nuôi, đem lại năng suất và hiệu quả cao, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo bền vững của tỉnh. Tuy vây, tính bền vững của dự án chưa thật sự cao: Việc duy tu bảo dưỡng công trình còn mang tính hình thức, nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp, chủ yếu dùng cho đầu tư xây dựng, không có kinh phí cho việc duy tu bảo trì, do vậy nhiều công trình đã xuống cấp ngay sau khi hết hạn bảo hành. Việc tham gia giám sát, kiểm tra các hạng mục công trình còn mang tính hình thức do người dân tộc bị hạn chế về trình độ, năng lực. Quyền làm chủ của người nghèo, người DTTS chưa được xác lập. Kết quả đào tạo các hợp phần nâng cao năng lực chưa thực sự cao, hình thức đào tạo chủ yếu là mở các lớp tập huấn, ít chú trọng tham quan, trao đổi kinh nghiệm. Do đó việc áp dụng các kiến thức đã được học vào thực tế địa phương còn hạn chế. Tính hiệu quả Dự án đã thể hiện tính hiệu quả của mình qua việc góp phần không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ đói nghèo chung của tỉnh đã giảm đáng kể sau khi dự án kết thúc, đời sống của đồng bào các DTTS đã được cải thiện rõ rệt. Trong quá trình thực hiện dự án đã đạt được sự nhất trí cao của bà con trong việc lựa chon các công trình, các tiểu dự án, thứ tự ưu tiên trong đầu tư nên đã mang lại hiệu quả và sự lòng tin của bà con đối với dự án. Dự án đã làm thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng, năng lực của cán bộ các xã, thôn bản trong vùng dự án. Đường giao thông đi lại thuận tiện giúp bà con giao lưu trao đổi buôn bán được thuận tiện, các trạm y tế được trùng tu xây mới, các lớp học xây thay cho các lớp học tranh tre nứa lá…Cán bộ sau khi được đào tạo đã có được những năng lực nhất định trong quản lý địa phương. Hiệu quả của dự án là không thể phủ nhận đối với đời sống của bà con dân tộc. Hộp 2.7: Ý kiến của một cán bộ BQLDA “Địa bàn sinh sống của bà con DTTS trước đây đi lại khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa. Khi vận chuyển mua bán hàng hóa hầu như chỉ đi bằng đôi chân hoặc phương tiện thô sơ, khi có bệnh tật, đồng bào rất ngại đến bệnh viện mà thường tìm thầy thuốc chữa tại nhà, trẻ em thì ngại đi học… nhưng từ khi có dự án giảm nghèo, đường giao thông được cải thiện rất nhiều, giao lưu mua bán nông lâm sản thuận tiện và dễ dàng hơn…” Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ Nhưng tính hiệu quả của dự án chưa được như mong muốn bởi: Thiếu ý kiến của người dân ngay từ khâu lập kế hoạch cho dự án. Như đã phân tích ở trên, đối với công tác lập kế hoạch cho toàn bộ dự án hầu như không có sự tham gia của người dân. Người dân bị động trong việc tiếp nhận các lợi ích của dự án. Hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá còn nhiều bất cập. Việc tham gia giám sát của người dân còn hạn chế, mang tính hình thức là nhiều do đó những phản ánh của bà con nhiều khi không chuẩn xác, không mang lại hiệu quả cao. Đầu tư còn dàn trải. Do tâm lý của người bà con chỉ thích các chỉ tiêu số lượng, không quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu chất lượng, vì vậy khi đầu tư nguồn vốn không tập chung vào những công trình có tầm quan trọng đối với bà con. Điều này đã được thể hiện trong việc lựa chọn các công trình, các tiểu dự án cho hợp phần ngân sách phát triển xã. Tính công bằng Dự án đã hướng tới đúng đối tượng, đó là những xã nghèo, các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh. Những nơi xa nhất, heo hút nhất của tỉnh cũng nhận được sự hỗ trợ từ dự án. Các hộ nghèo luôn được tưu tiên hơn trong việc bình chọn các công trình, các tiểu dự án, các mô hình nông nghiệp… Các DTTS khác nhau về cơ bản là có cơ hội và quyền tham gia như nhau vào dự án, dù là dân tộc Mường chiếm đa số hay dân tộc Dao chiếm đa số. Các thôn bản càng ở vùng sâu, vùng xa, càng khó khăn thì càng được ưu tiên về thời gian (thực hiện trước), cũng như về số lượng, khối lượng đầu tư. Các nhóm DTTS khác nhau được dự án trao quyền và tạo cơ hội tham gia như nhau, không có sự khác biệt về tính chủ động cũng như hiệu quả của việc trao quyền. Hơn thế nữa, các dân tộc có số lượng ít hơn (dân tộc Dao, dân tộc Mông) thường được chú ý và ưu tiên hơn Bên cạnh đó, dự án cũng bộc lộ một số hạn chế trong việc thực hiện công bằng xã hội:. Sự lồng ghép chưa tốt nên có thôn bản nhận được nhiều nguồn đầu tư, nhưng lại có những thôn bản ở xa, cách biệt về địa lý lại không nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Bên cạnh đó, nhận thức của cán bộ cơ sở về công bằng còn chưa đúng mức, tư tưởng “cào bằng, chia đều” còn tồn tại, nhiều khoản hỗ trợ giành cho một nhóm đối tượng khó khăn nhất có thể bị mang đi chia đều cho cả cộng đồng, có những hộ nghèo đã vượt qua được chuẩn đói nghèo nhưng vẫn được hưởng ưu đãi giành cho hộ nghèo. Bất bình đẳng giới chưa được quan tâm, vai trò của phụ nữ và hộ DTTS còn mờ nhạt trong quá trình tham gia vào dự án. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào dự án thấp hơn nhiều so với nam giới do học vấn thấp (hầu hết phụ nữ dân tộc trên 30 tuổi ở vùng cao không biết chữ), do tập quán (chủ yếu là chồng đi họp), do tự ti (đi họp chủ yếu chỉ ngồi nghe, ít tham gia ý kiến vào các công việc của thôn bản mình. Ở các thôn cũng chưa thấy có biện pháp gì để khắc phục những yếu điểm cố hữu của phụ nữ để tăng cường sự tham gia cho họ. IV. Một số kết luận chung về sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ Kết quả về sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ Các mục tiêu ban đầu của dự án đã được đảm bảo do có sự tham gia của người dân, đặc biệt là người DTTS Với mục tiêu ban đầu của dự án là “ xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, phúc lợi xã hội cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa”, sự tham gia của người DTTS đã giúp cho dự án đạt được các mục tiêu đề ra. Tham gia vào dự án, người DTTS đã tạo ra thu nhập trực tiếp cho bản thân và gia đình. Tham gia lao động được trả công, hiệu quả kinh tế trực tiếp được mang lại từ các mô hình nông nghiệp. Các cây trồng vật nuôi có năng suất cao hơn, ngoài việc đảm bảo an toàn lương thực, bà con dân tộc có thể đem các sản phẩm đi trao đổi buôn bán, mang lại thu nhập đáng kể, góp phần nâng cao cuộc sống, từng bước thoát nghèo của gia đình. Đó cũng là mục trên hết của dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ. Người DTTS tham gia việc cung cấp thông tin một cách nhiệt tình trong quá trình thực hiện dự án. Họ đã tham gia đóng góp ý kiến cho các hợp phần được triển khai tại thôn bản mình để nó sát với nhu cầu thực tế hơn. Luôn có sự tham gia người dân trong các khâu của dự án từ khâu lập kế hoạch cho đến cuối cùng là quản lý sau khi kết thúc do đó việc thực hiện dự án được diễn ra thuận lợi, các mục tiêu ban đầu của dự án được đảm bảo là sát với thực tế, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo của vùng dự án nói riêng và của toàn tỉnh nói chung. Người DTTS đã được tham gia đề xuất ý kiến và trực tiếp lựa chọn các mô hình, các tiểu dự án phù hợp với thôn bản mình. Đặc biệt là trong hợp phần ngân sách phát triển xã và mô hình ứng dụng nông nghiệp, người dân đã thật sự được trao quyền làm chủ với những gì diễn ra trong thôn bản của họ bên cạnh sự giúp đỡ của cán bộ dự án. Các ý kiến của người dân được tôn trọng, các công trình phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân, điều này cũng đã giúp cho việc thực hiện các mục tiêu của dự án được đảm bảo. Trình độ năng lực của người DTTS được nâng cao sau khi tham gia vào dự án Hợp phần đào tạo tập huấn nâng cao năng lực đã được huy động sự tham gia của đông bào DTTS. Tuy tỷ lệ tham gia đào tạo của người DTTS trong toàn bộ dự án là 41,1% nhưng cũng có những địa phương tỷ lệ tham gia đào tạo của người dân tộc khá cao như huyện Yên lập (76.9%), xã Xuân Đài, huyện Thanh Sơn (100%)… Trong quá trình tham gia vào dự án, bên cạnh những lợi ích trực tiếp (mang lại thu nhập), người DTTS cũng đã học hỏi được các kinh nghiệm về lao động sản xuất, các phương pháp sản xuất mới đem lại hiệu quả cao, chính trong quá trình tìm tòi học hỏi, trình độ của người dân cũng được nâng lên. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc người dân tham gia vào các mô hình nông nghiệp, người dân bắt đầu thay đổi các phương pháp sản xuất chăn nuôi truyền thống bằng các phương pháp mới đem lại hiệu quả và năng xuất cao (thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, cách thức trồng trọt chăm sóc…) Các cán bộ cơ sở như trưởng thôn, trưởng bản qua việc thực hiện các tiểu dự án ở thôn bản mình cũng đã nâng cao trình độ quản lý của mình. Họ cũng đã bắt đầu biết quản lý về nguồn vốn, cách thức thực hiện sao cho có hiệu quả, việc thanh quyết toán công các hạng mục công trình, kinh nghiệm làm sổ sách chứng từ, tổ chức họp dân…cũng đã kinh nghiệm hơn. Hộp 2.8: Ý kiển của một trưởng thôn dân tộc Muờng “ Khi mới bước đầu bắt tay vào thực hiện dư án, chúng tôi rất bỡ ngỡ, đi tập huấn cho bà con cũng vậy. Nhưng rồi đi làm nhiều, chúng tôi quen việc hết, làm chủ đầu tư rồi thanh quyết toán gọn nhẹ, không phải đi mời nhà thầu nơi khác đến như trước đây nữa.” Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ Đồng bào DTTS về cơ bản đã được tham gia vào hầu hết các bước của dự án Như đã phân tích ở trên, trong các khâu của dự án (trừ lập kế hoạch và đánh giá thực hiện dự án) đều có sự tham gia của người DTTS, tuy rằng có sự khác nhau trong quá trình tham gia vào các khâu. Trong dự án giảm nghèo, sự tham gia của người DTTS tập chung chủ yếu ở khâu triển khai thực hiện dự án. Đồng bào người DTTS đã trực tiếp tham gia vào thực hiện các hợp phần, các tiểu dự án diễn ra ở thôn bản mình. Họ tham gia dưới các hình thức như lao động trả công, lao động công ích. Trong công tác giám sát thực hiện dự án cũng có sự tham gia của người DTTS tuy rằng sự tham gia đó còn mang tính hình thức là nhiều. Sự hạn chế về trình độ hiểu biết đã cản trở người dân tham gia vào khâu này, nhưng qua đó cũng thấy được trách nhiệm của người DTTS đối với các công trình đang được triển khai tại thôn bản họ. Ngoài ra người DTTS còn tham gia vào quản lý dự án sau khi kết thúc. Họ cũng có trách nhiệm trong việc duy tu bảo dưỡng các công trình được diễn ra tại thôn bản mình, tự khắc phục những sự cố đơn giản như đào đắp đường khi bị sạt lở..., không những thế người dân còn đóng góp kinh phí để duy tu bảo dưỡng công trình, từ đó cho thấy nhận thức của người dân về việc bảo vệ các công trình tại địa phương đã được nâng lên nhiều. Một số hạn chế trong quá trình tham gia dự án giảm nghèo của người DTTS Sự tham gia nhiệt tình của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo đã góp phần làm nên thành công của dự án. Tuy nhiên, sự tham gia đó vẫn còn có những hạn chế như sau: Sự tham gia của người DTTS vào các bước của dự án còn hạn chế và mang tính hình thức Sự tham gia của người DTTS vào khâu lập kế hoạch cho dự án còn rất hạn chế. Việc lập kế hoạch được tiến hành ở các cấp trên (cấp tỉnh), người dân chỉ tham gia vào các kế hoạch hàng năm và các hợp phần của dự án. Việc đánh giá thực hiện dự án không có sự tham gia của người DTTS. Công tác đánh giá được thực hiện bởi các cấp trên cao hơn (cấp tỉnh, cấp huyện), người dân không có cơ hội trong việc tham gia vào khâu này. Đối với công tác đào tạo nâng cao năng lực thì tiêu chuẩn chọn đi đào tạo khá cứng nhắc, tạo nên những rào cản cho người DTTS tham gia. Trong các mô hình ứng dụng nông nghiệp thì người dân chỉ tham gia vào việc lựa chọn mô hình chứ ít đề xuất, nên có những mô hình chưa phù hợp với phong tục tập quán và thói quen canh tác của người DTTS. Việc thiết kế các hạng mục công trình được triển khai tại thôn bản cũng không có sự tham gia của người DTTS một cách rộng rãi. Người dân chỉ tham gia vào các công trình đơn giản, không yêu cầu cao về mặt kỹ thuật. Đối với những công trình có quy mô lớn hơn, đòi hỏi về mặt kỹ thuật sẽ do nhà thầu đảm nhiệm, nếu công trình đó thuộc quyền quản lý của xã, thôn bản thì phải đi thuê ngoài cho công tác thiết kế này. Ngoài những hạn chế của về sự tham gia của người DTTS trong dự án đã được trình bày ở trên thì sự tham gia đó vẫn còn mang tính hình thức ở một số khâu của dự án, cụ thể: Công tác giám sát thực hiện dự án còn mang nặng tính hình thức. “Giám sát” theo cách hiểu truyền thống của người dân tộc là “xem” người ta có làm không (còn người ta làm đúng với các yêu cầu hay làm sai thì người dân cũng không biết), tham gia vào bước này cũng có sự khác nhau đối với các dân tộc khác nhau, thậm trí trong một xã, Ban giám sát cũng khó có đầy đủ đại diện của các dân tộc. Sự bất bình đẳng về giới trong việc tham gia vào dự án của người DTTS Sự tham gia của phụ nữ trong các bước của dự án còn hạn chế. Vai trò của người phụ nữ trong việc tham gia vào dự án chưa được quan tâm đúng mức. Phụ nữ thường ít đi họp thôn, và có đi họp cũng ít tham gia phát biểu ý kiến thậm trí là không tham gia. Các công việc như tham gia bình chọn các tiểu dự án, lựa chọn các mô hình…nam giới tham gia là nhiều. Tình trạng “nam bàn, nữ làm” còn phổ biến ở các thôn bản. Ở các thôn bản cũng chưa thấy có biện pháp gì đáng kể để khắc phục tình trạng này cũng như tăng cường sự tham gia của họ. Đối tượng tham gia chưa đầy đủ, chất lượng của sự tham gia chưa cao Dự án giảm nghèo đã huy động được đông đảo sự tham gia của người DTTS và các cán bộ địa phương. Tuy nhiên, có một đối tượng mà BQLDA dường như đã bỏ qua, đó là các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Hầu hết người dân đều trực tiếp tham gia vào dự án mà không qua các tổ chức đoàn thể nào. Vai trò của các tổ chức này trong cuộc sống của người dân thật sự mờ nhạt. Bên cạnh đó, chất lượng tham gia của người dân chưa cao, đây cũng là một hạn chế về sự tham gia của người dân trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ. Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân từ phía người dân Thứ nhất, trình độ dân trí của người DTTS còn thấp, tâm lý tự ti mặc cảm còn tồn tại trong dân. Người dân tộc ít đi học, hạn chế về kiến thức, sự hiểu biết làm cản trở việc tham gia của người dân. Bên cạnh đó, sự giao lưu với xã hội bên ngoài không được phổ biến, nhất là đối với các nhóm dân tộc sống biệt lập như người Mông, người Dao. Do đó họ chỉ tham gia vào các công việc giản đơn như lao động nhận tiền công (đào đất, vận chuyển đá, đổ bê tông, xây dựng cơ bản, phụ hồ…), còn các công việc đòi hỏi cao hơn như giám sát công trình, thiết kế thi công họ thường không làm được. Sự mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh nghèo đói của mình cũng cản trở họ tham gia của người dân tộc vào dự án. Thứ hai, sự khác biệt về ngôn ngữ cũng làm cản trở sự tham gia của người dân tộc. Hiện nay người dân tộc không biết nói tiếng phổ thông còn rất nhiều, nhất là những nhóm dân tộc sống ở các thôn xa. Do không biết tiếng phổ thông nên việc tham gia vào dự án của họ có bị hạn chế, họ không biết mình sẽ được làm gì nếu không có người giải thích về nội dung tính chất công việc. Cũng vì không hiểu nên gây tâm lý chán nản không muốn tham gia. Thứ ba, việc tồn tại các phong tục tập quán lạc hậu trong đời sống của người DTTS cản trở sự tham gia của phụ nữ vào dự án. Theo phong tục của đa số người dân tộc, nam giới là chủ gia đình, chính vì thế khi được mời tham gia vào dự án, chủ gia đình chính là đại diện để tham gia (chủ yếu chồng đi họp, tham gia tập huấn cũng là người đàn ông trong nhà…), người phụ nữ chỉ có trách nhiệm sinh con và duy trì cuộc sống gia đình. Hộp 2.9: Ý kiến của một phụ nữ dân tộc Tày: “Ở đây mời đi họp thôn thì dân tộc nào cũng đi như nhau thôi. Nhưng người Nùng, Hmông nhất là phụ nữ thì không phát biểu đâu. Họ chỉ nghe thôi...Đồng bào và cán bộ những dân tộc này ở đây học ít lắm, họ cũng có giám sát nhưng không biết nhiều đâu. Những người trẻ thì biết chứ người già trên 40 tuổi không biết nói tiềng phổ thông đâu” Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ Nguyên nhân từ phía chính quyền cơ sở Thứ nhất, trình độ văn hóa và năng lực của cán bộ thôn bản - nhất là các thôn bản vùng cao còn rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý của dự án. Mọi thông tin đều đi qua trưởng thôn nhưng nhiều khi trưởng thôn không nắm hết được, hầu hết trưởng thôn ở vùng cao mới có văn hóa (có thể chưa hết) cấp 1. Thứ hai, chế độ đãi ngộ cho các cán bộ thôn bản còn nhiều bất cập. Phụ cấp dành cho trưởng thôn quá thấp “không đủ tiền mua dép đi báo mọi người đi họp” (mà thực tế việc báo đủ mọi người đi họp cũng đã rất khó khăn, có thôn muốn báo được phải đi mất cả ngày đường) trong khi đó công việc của trưởng thôn lại rất nhiều và vất vả nên không tránh khỏi việc chán nản, không đóng góp hết công sức cho công việc chung của cộng đồng. Có cán bộ xã khi được hỏi cho biết “ việc thì nhiều, mà anh em ở thôn trình độ có hạn, đi lại thì xa mà phụ cấp thì quá thấp, nên mình cũng phải nói nhẹ nhàng thôi, nói nặng họ bảo “mày đi mà làm””. Thứ ba, các cán bộ cấp cao hơn thường có tâm lý đánh giá thấp năng lực của cán bộ cấp dưới. Với lý do năng lực của các cán bộ địa phương yếu nên thường không giao cho họ làm chủ các công trình, tiểu dự án có quy mô lớn. Chính vì vậy, họ không có cơ hội nâng cao học hỏi nâng cao nhận thức của mình. Và do không làm chủ đầu tư nên việc huy động sự tham gia của bà con cũng bị hạn chế. Người dân thường tin tưởng vào người của mình hơn là người ngoài, với tâm lý “sợ bị cai thầu lừa không được trả công”. Thứ tư, các tổ chức đoàn thể trong thôn bản (hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh…)chưa thật sự phát huy được vai trò của mình trong việc vận động bà con tham gia vào dự án. Có những thôn các tổ chức đoàn thể hoạt động khó khăn hoặc hầu như không hoạt động. Lý do chủ yếu theo ý kiến của bà con là do năng lực cán bộ còn hạn chế (nhiều cán bộ đoàn thể không biết thạo tiếng phổ thông), cán bộ bận việc nhà (nhất là cán bộ hội phụ nữ)…Các đoàn thể ít tổ chức các hoạt động thiết thực để bà con tham gia. Nguyên nhân khách quan Địa bàn thực hiện dự án khó khăn phức tạp, phần lớn là các xã vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn. Có những thôn bản ở xa, phải đi bộ nửa ngày mới đến nơi, không có đường giao thông nên các phương tiện đi lại cũng không đến những nơi như vậy được. Chính vì thế việc tham gia vào dự án của đồng bào dân tộc nơi đây rất hạn chế (Nếu người dân tộc muốn tham gia một buổi họp về dự án ở trên xã, họ phải mất 2 đên 3 ngày để đi lại và họp hành), cũng như việc triển khai dự án tại các thôn bản này cũng gặp rất nhiều bất lợi. Ngoài ra do phong tục tập quán sinh sống của các dân tộc khác nhau là khác nhau, như người Mông thường sống ở những nơi cao và xa, tách biệt với các dân tộc khác, các DTTS thường không có sự giao lưu với xã hội bên ngoài (trừ người Mường) do vậy huy động sự tham gia của các dân tộc này là rất khó. Trình độ phát triển không đồng đều giữa các DTTS trong vùng dự án. Những dân tộc sống ở vùng thấp, gần người Kinh như dân tộc Mường, dân tộc Tày lại có trình độ phát triển cao hơn dân tộc Mông, dân tộc Dao, do đó sự tham gia vào dự án cũng khác nhau. Người Mường thường tham gia nhiều nhất vào các hợp phần của dự án, các dân tộc khác cũng có tham gia nhưng sự tham gia còn hạn chế. CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DTTS TRONG CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH PHÚ THỌ I. Bài học kinh nghiệm Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ đã góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Qua quá trình nghiên cứu về sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm để tăng cường sự tham gia của người dân, đặc biệt là người DTTS trong các dự án giảm nghèo tiếp theo của tỉnh như sau: Bài học thứ nhất: Sự tham gia của người dân, đặc biệt là của DTTS là cần thiết trong các hoạt động xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ Trong toàn bộ dự án giảm nghèo đều có sự tham gia của bà con dân tộc, tuy sự tham gia đó có khác nhau trong quá trình thực hiện nhưng cũng đã góp phần đáng kể vào thành công của dự án. Từ đó nhận thấy tầm quan trọng của việc huy động sự tham gia của người dân tộc vào các dự án xóa đói giảm nghèo. Người DTTS cần được tham gia ở tất cả các khâu của dự án, từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, duy tu bảo dưỡng. Sự tham gia đầy đủ vào các khâu của dự án đảm bảo cho tính hiệu quả, bền vững của dự án, và trên hết là các mục tiêu của dự án được đảm bảo, các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả mang lại lợi ích cao nhất cho đối tượng hưởng lợi, cộng đồng hưởng lợi. Trước hết sự tham gia của người DTTS đảm bảo cho việc dự án đáp ứng đúng các nhu cầu bức thiết của người dân, các mục tiêu của dự án được sát với thực tế, bởi họ chính là đối tượng hướng tới của dự án. Sau đó là mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống của người DTTS được thực hiện. Có sự tham gia của người dân càng nhiều thì cơ hội thành công của dự án càng lớn, tính bền vững càng cao. Điều này cũng được thể hiện rõ trong quá trình thực hiện dự án giảm nghèo. Đối với các hợp phần có đông đảo sự tham gia của người dân như hợp phần NSPTX, hợp phần nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn có được kết quả rất khả quan và được đánh giá là những hợp phần thành công nhất trong dự án. Tuy nhiên sự tham gia đó không chỉ dừng lại ở hình thức mà cần đảm bảo chất lượng. Có như vậy, tính bền vững của dự án có sự tham gia của người dân tộc cũng được nâng lên. Đây cũng là một bài học trong việc thực hiện các dự án tiếp theo của tỉnh. Bài học thứ hai: Cần xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người DTTS trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ Người nghèo, người DTTS là chủ thể chính của các dự án xóa đói giảm nghèo, họ chính là đối tượng hướng tới đồng thời cũng là đối tượng hưởng lợi chính. Các dự án được xây dựng cũng nhằm mục đích cải thiện cuộc sống cho người dân. Xác rõ quyền lợi và trách nhiệm của người DTTS trong công tác xóa đói giảm nghèo sẽ là nền tảng để họ biết sự tham gia vừa đảm bảo mang lại quyền lợi đồng thời nâng cao trách nhiệm của họ đối với xã hội, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội. Khi người nghèo, người DTTS thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong các dự án, họ sẽ tham gia nhiệt tình, chất lượng của sự tham gia sẽ cao hơn. Muốn vậy trước hết cần phải tôn trọng sự đóng góp của người dân, người DTTS, từ đó thúc đẩy sự tham gia của họ vào dự án. Ý kiến của người dân phải được quan tâm, được các cấp chính quyền lắng nghe và nghiên cứu. Khi họ nhận thấy rằng mình thực sự được lắng nghe, mình thực sự có vai trò trong các chương trình, dự án thì họ sẽ tích cực tham gia vào, đây là điều quan trọng để tăng cường sự tham gia của người dân vào các dự án giảm nghèo tiếp theo của tỉnh. Bài học thứ ba: Cần tạo môi trường thuận lợi để người DTTS có cơ hội tham gia ngày càng nhiều vào các dự án xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ Dự án giảm nghèo của Tỉnh đã tạo môi trường thuận lợi để cho người dân tộc có thể tham gia vào. Người dân đã tham gia đóng góp ý kiến, lựa chọn các hạng mục công trình, tham gia xây dựng, bảo dưỡng sau khi công trình đi vào hoạt động. Họ cũng được tham gia đào tạo về giáo dục, y tế để phục vụ cho thôn bản của mình. Sự tham gia của người dân tộc - đối tượng hướng tới của dự án là rất quan trọng đối với thành công của dự án, điều này cũng đã được cũng đã được khẳng định trong suốt toàn bộ dự án. Qua quá trình thực hiện dự án đã rút ra được các bài học về đảm bảo có môi trường thuận lợi để thu hút sự tham gia của người DTTS vào các dự án tiếp theo ngày càng nhiều. Thứ nhất, phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân để đề xuất, xây dựng các hạng mục công trình, các tiểu dự án cụ thể. Thứ hai, cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc họp để lấy ý kiến người dân. Các ý kiến của người dân được đưa ra qua các cuộc họp là chủ yếu, việc người dân đi tìm cán bộ để nêu ra ý kiến là rất hãn hữu (nếu không muốn nói là không có). Chính vì thế, họp dân phải được tiến hành thường xuyên, để các ý kiến đóng góp của người dân được phản ánh kịp thời trong quá trình thực hiện dự án. Thứ ba, đưa các thông tin liên quan đến môi trường dự án vào thiết kế sự tham gia của người dân trong các tiểu dự án. Thứ tư, sử dụng các “ hướng dẫn viên cộng đồng” là một cách làm mới trong quá trình thực hiện dự án. Vai trò của các “hướng dẫn viên cộng đồng” là cầu nối quan trọng giữa Trung ương, tỉnh, huyện và Ban phát triển xã. Sự giúp đỡ của các “hướng dẫn viên cộng đồng” là rất cần thiết trong quá trình thực hiện các tiểu dự án tại các thôn bản. Họ có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ cá cán bộ xã, cán bộ thôn bản từ khi xây dựng kế hoạch cho công trình, các tiểu dự án cho đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. Chính vì thế trong các dự án tiếp theo cần phải có một đội “hướng dẫn viên cộng đồng” để đảm bảo cho các hoạt động của dự án được tiến hành thông suốt từ trên xuống dưới. Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào các chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Ý kiến của họ sẽ giúp cho việc hoạch định các mục tiêu của dự án được sát và phù hợp với nguyện vọng của người dân. Bài học thứ tư: Cần huy động đầy đủ các đối tượng tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ Đối tượng tham gia vào các dự án giảm nghèo gồm có: Người nghèo, người DTTS – những người hưởng lợi trực tiếp từ dự án, chính quyền địa phương (UBND tỉnh, huyện, xã), các tổ chức đoàn thể (Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên…) và các cơ quan khác (truyền thông, giáo dục…). Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ đã huy động các đối tượng tham gia vào dự án. Tuy nhiên mức độ tham gia là khác nhau đối với từng đối tượng, trong khi người dân tham gia nhiệt tình vào dự án thì các tổ chức đoàn thể lại chưa phát huy được vai trò của mình trong dự án…Chính vì vậy trong các dự án xóa đói giảm nghèo tiếp theo của tỉnh cần huy động đầy đủ các đối tượng tham gia vào dự án và cần phải đảm bảo sự tham gia đó là có hiệu quả và đủ mạnh trong việc làm nên thành công của các dự án. Các đối tượng khác nhau có những cách khác tham gia khác nhau: Chính quyền là địa phương là cơ quan ra quyết định thực hiện các dự án, chịu trách nhiệm trong việc thiết lập, kiểm tra và thực hiện các chủ trương, chính sách thúc đẩy sự tham gia của người dân (Pháp lệnh dân chủ cơ sở). Các tổ chức đoàn thể là các bên liên quan quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền và huy động sự tham gia của người dân thông qua các thành viên của mình. Người dân là đối tượng hưởng lợi trực tiếp và cũng là đối tượng tham gia nhiều nhất vào các dự án xóa đói giảm nghèo. Khi thấy được lợi ích của dự án trong việc giúp bản thân họ thoát khỏi cảnh đói nghèo và quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong dự án, họ sẽ tham gia tích cực vào các dự án xóa đói giảm nghèo. Bài học thứ năm: Tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ thật sự được tham gia vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo Trong dự án giảm nghèo nói riêng và các dự án khác của tỉnh nói chung, sự tham gia của phụ nữ còn rất hạn chế và mang tính hình thức. Vai trò của họ trong dự án chưa được quan tâm đúng mức. Sự mất cân bằng về giới trong quá trình tham gia vào dự án giảm nghèo có thể do hai nguyên nhân: Thứ nhất là phương pháp huy động sự tham gia của phụ nữ chưa phù hợp. Thứ hai là việc tổ chức huy động sự tham gia chưa hợp lý. Theo các đánh giá chung của BQLDA giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ thì phụ nữ lại có vai trò quan trọng nhất trong việc giảm nghèo của hộ gia đình, họ tham gia hiệu quả hơn và ít rui ro hơn nam giới. Chính vì vậy, đảm bảo vấn đề giới trong các dự án xóa đói giảm nghèo tiếp theo cần phải được chú ý, phải tạo điều kiện cho phụ nữ thật sự được tham gia vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo. Muốn vậy trước hết cần phải có phương pháp huy động phù hợp sự tham gia của phụ nữ, lúc này vai trò của Hội phụ nữ là cực kỳ quan trọng, đây chính là kênh huy động sự tham gia của phụ nữ một cách đơn giản và có hiệu quả nhất. Tiếp đến là cần phải tổ chức tốt công tác huy động sự tham gia của phụ nữ, có như vậy sự tham gia của phụ nữ mới thật sự có chất lượng và hiệu quả. Bài học thứ sáu: Cần đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện và lấy ý kiến người dân, người DTTS trong các dự án xoá đói giảm nghèo Như trên đã phân tích, hình thức thông báo thông tin và lấy ý kiến của đồng bào dân tộc có hiệu quả nhất là qua các cuộc họp thôn. Việc dơ tay biểu quyết là cách thức lấy ý kiến phổ biến nhất trong các cuộc họp nhưng trong nhiều trường hợp, hình thức biểu quyết này lại không có hiệu quả do bị sức ép từ số đông, ảnh hưởng từ quan hệ họ hàng, làng xóm…Do vậy cần phải có một cách biểu quyết phù hợp để phắc phục những hạn chế của cách biểu quyết trên. Mọi quyết định của người dân nên được áp dụng theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số tuyệt đối. Theo nguyên tắc này, một vấn đề chỉ được thông qua khi và chỉ khi nhận được sự nhất trí nhiều hơn mức đa số tương đối. Để người dân thực sự phát huy được tiếng nói, thống nhất cách biểu quyết là vấn đề cần được quan tâm ở các địa phương. Nên đưa ra quy định thống nhất về việc biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác và trung thực của kết quả, ban kiểm phiếu phải có một thái độ nghiêm túc và nhận thức được tầm quan trọng trong công việc mình đang làm. Bên cạnh đó, Ban thanh tra do dân bầu ra phải thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình để giám sát hiệu quả bỏ phiếu. Trên đây là một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ những ưu nhược điểm trong quá trình thực hiện dự án giảm nghèo có sự tham gia của đồng bào DTTS. Các bài học này sẽ giúp khắc phục những yếu tố làm cản trở sự tham gia của người dân và cách thức tăng cường sự tham gia của họ trong các dự án xóa đói giảm nghèo tiếp theo của tỉnh Phú Thọ. II- Các điều kiện để tăng cường sự tham gia của đồng bào DTTS trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ Qua những phân tích về thực trạng sự tham gia của người DTTS trong dự án giảm nghèo, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cùng với các bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự tham gia của người DTTS trong dự án, đề tài đã đưa ra một số điều kiện để tăng cường sự tham gia của đồng bào DTTS trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ. 1. Trao quyền chủ động cho các cán bộ cấp cơ sở Trao quyền giúp cho chính quyền cơ sở năng động và sáng tạo hơn, tự chịu trách nhiệm về những việc họ làm trước nhân dân và cộng đồng. Việc trao quyền chủ động cho cấp cơ sở giúp cho các dự án xoá đói giảm nghèo thực hiện có hiệu quả hơn. Muốn vậy trước hết, các cán bộ cấp trên không nên làm thay công việc của cán bộ cấp dưới, không can thiệp vào công việc của cán bộ cấp dưới. Cán bộ cấp trên đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn cho cán bộ cấp cơ sở thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Cán bộ cơ sở cũng cần phải chủ động tự tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của mình. Tiến hành phân cấp và trao quyền cho cán bộ cơ sở trong các dự án được triển khai tại địa phương (Quyền xác định yêu cầu, quyền xác định mục tiêu, quyền phân bổ nguồn lực đã có cho các mục tiêu, quyền tổ chức thực hiện, quyền giám sát kiểm tra, quyền quản lý vận hành và duy tu bảo dưỡng). 2. Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, nhất là hội phụ nữ trong công tác xóa đói giảm nghèo Trong các xã ngoài chính quyền địa phương có rất nhiều các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội khuyến nông…) mà theo nguyên tắc là có tính độc lập với chính quyền. Mỗi hội có nhiệm vụ và đối tượng riêng của mình và có nhiệm vụ động viên các thành viên trong hội của mình tham gia vào các công việc do chính quyền đề ra. Ngoài ra họ còn có chức năng phản biện chính quyền. Từ đó cho thấy việc tham gia của các tổ chức đoàn thể là vô cùng quan trọng. Các đoàn thể cần thường xuyên tổ chức các hoạt động thiết thực để thu hút sự tham gia của các thành viên (như thanh niên làm giàu, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế…). Tăng cường công tác đào tạo kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ thể. Mở các lớp đào tạo phù hợp với từng tổ chức. Cán bộ có năng lực thì việc thuyết phục thành viên trong tổ chức của mình cũng dễ dàng hơn. Có chế độ khen thưởng kịp thời động viên sự tham gia tích cực của cán bộ trong công tác của tổ chức mình. Có các chương trình, tiểu dự án phù hợp và giao cho hội làm chủ đầu tư để cuốn hút các thành viên trong hội tham gia. 3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về cơ chế quản lý, điều hành giám sát cho cán bộ cơ sở Đối tượng đào tạo bao gồm: các cán bộ lãnh đạo của Đảng, Chính quyền (HĐND, UBND), đoàn thể, các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cấp xã, trưởng thôn, trưởng bản, nội dung đào tạo phải phù hợp với từng đối tượng. Mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng quản lý điều hành xã hội tại thôn bản, các cách thức giải quyết các vấn đề hành chính trong cộng đồng, các kiến thức về giám sát đầu tư, lập kế hoạch…Phương pháp đào tạo có hiệu quả nhất là phương pháp giảng bài trong các lớp học tập chung, giáo viên sẽ giảng bài sau đó cho mọi người thảo luận với nhau để rút ra những kết luận thống nhất. Ngoài ra, việc đào tạo có thể tiến hành bằng cách cho cán bộ đi thăm quan học hỏi tại các xã, các thôn bản có công trình, dự án mà việc bố trí hoạt động, tổ chức thực hiện được tiến hành tốt để có thể rút kinh nghiệm áp dụng tại địa bàn của mình. Đối với cán bộ thôn bản thì việc đào tạo phải có giáo trình phù hợp với trình độ của họ. Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cơ sở phải được tiến hành thường xuyên, trung bình mỗi năm 1lần. Có chế độ phụ cấp phù hợp cho các cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là các cán bộ thôn bản (trưởng thôn, trưởng bản) để khuyến khích sự đóng góp công sức của họ cho công việc chung của thôn bản. Ngoài chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành của nhà nước, các huyện, xã nhất cũng cần phải có kinh phí hỗ trợ cho công việc của cán bộ thôn bản do tính chất công việc và địa bàn hoạt động của họ khó khăn hơn các cán bộ cơ sở khác. Nên chăng bổ xung thêm chế độ “phó thôn” để giúp đỡ công việc cho trưởng thôn, trưởng bản. Phó thôn là có thể là người trẻ tuổi hơn, có học vấn hơn, nhanh nhẹn hơn, có thể do dân bầu ra hoặc chỉ định. Phó thôn sẽ giúp trưởng thôn các công việc chuyên môn và cũng là để đào tạo cán bộ trẻ tại thôn bản của người dân tộc. 4. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ thôn bản Thôn bản không phải là một cấp hành chính nhà nước nhưng là nơi giao tiếp giữa người dân và chính quyền, là nơi thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của người dân. Theo đợt khảo sát của BQLDA ở nơi sinh sống của đồng bào DTTS đã khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của cấp thôn bản trong việc đảm bảo sự tham gia của người dân và họp thôn gần như là kênh duy nhất để phổ biến và lấy ý kiến của dân trong mọi việc. Trưởng thôn, trưởng bản không thuộc vào thiết chế chính thức của chính quyền nhưng đây là vị trí gần dân nhất, hiểu được từng gia đình và các mối quan hệ thân tộc cũng như mâu thuẫn trong thôn, bản. Họ chính là cầu nối giữa thôn bản và chính quyền. Tất cả mọi việc cấp xã triển khai đến dân đều qua trưởng thôn và người dân cũng qua trưởng thôn để nắm bắt các thông tin, đề đạt ý kiến. Sự tham gia của người dân tộc phụ thuộc nhiều vào sự nhiệt tình và năng lực của trưởng thôn, bản. Các cán bộ thôn bản là những người đóng vai trò quyết định trong công tác vận động quần chúng tham gia vào các chương trình, dự án. Nhưng trên thực tế và qua dự án giảm nghèo cho thấy, hiện nay năng lực của các cán bộ thôn bản vẫn còn rất hạn chế, có những nơi (nhất là những bản vùng cao như bản của người Mông) trình độ văn hóa của cán bộ chưa qua cấp một. Chính vì vậy sự tham gia của người dân tộc vào dự án tại các thôn bản này bị hạn chế đi rất nhiều. Từ đó cho thấy công tác đào tạo năng lực cho cán bộ thôn bản cần được thực hiện trước một bước. Dự án cũng cần phải dành một nguồn kinh phí hợp lý để tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thôn bản, để họ có đủ năng lực khi đảm nhận các công việc quản lý trong dự án. (Đào tạo sơ cấp về kĩ thuật xây dựng, cách thức quản lý, kỹ năng về lập kế hoạch có sự tham gia của người dân…). Có chế độ phụ cấp họp lý và kịp thời để khuyến khích họ làm việc cho thôn bản. Việc đào tạo lặp lại cũng phải được tiến hành thường xuyên để đảm bảo tính bền vững của dự án. Các dự án tiếp theo của tỉnh cũng cần tập chung vào việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cấp thôn bản. Sử dụng phương pháp “lấy cộng đồng thuyết phục cộng đồng” là cách tốt nhất để huy động sự tham gia của người DTTS vào các dự án. 5. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đầu tư thỏa đáng cho hệ thống thông tin tuyên truyền cấp cơ sở Đào tạo các cán bộ tuyên truyền phục vụ công tác tuyên truyền tới đồng bào DTTS. Cán bộ tuyên truyền nên là người DTTS vì họ hiểu được các phong tục tập quán trong đời sống của người dân, đồng thời tâm lý cùng dân tộc sẽ làm cho người dân tin tưởng hơn. Các cán bộ tuyên truyền phải phát huy được vai trò nòng cốt của mình trong công việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới người DTTS. Cần chú trọng việc tuyên truyền loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong đời sống của người DTTS cản trở sự phát triển của cộng đồng. Đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền như: hệ thống phát thanh, trụ sở để tiến hành các cuộc họp thôn. Chấm dứt tình trạng một số thôn không có địa điểm đủ rộng nên các cuộc họp chỉ mang tính chiếu lệ, không đảm bảo điều kiện để thực hiện quyền “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. 6. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Người dân tộc phải được tham gia ngay từ đầu vào việc xác định nhu cầu, đối tượng đầu tư, xây dựng, thực hiện, giám sát. Các nhóm DTTS ít người hơn phải được chú trọng tham gia gia tăng quyền tham gia đề xuất, thiết kế, giám sát các tiểu dự án phù hợp với đặc thù của họ. Người DTTS phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến các dự án của tỉnh, được quyền khiếu nại và đề đạt nguyện vọng với chính quyền các cấp. Phải có một đội ngũ cán bộ chuyên trách về DTTS khi triển khai dự án tại nơi sinh sống của người DTTS, họ phải được lựa chọn từ các nhóm DTTS để có thể am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của địa phương. Động viên người dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Để làm được điều này cần có các cán bộ chuyên trách bám sát các hộ DTTS, quan tâm gần gũi, chia sẻ những trở ngại tâm lý đối với người dân tộc; Tăng cường sự tham gia của phụ nữ. Nên hình thành một quy định bắt buộc cho tỷ lệ nữ giới tham gia vào các dự án và coi đó như là một mục tiêu cần phải đạt được. Có những thiết kế, nguồn lực giành riêng cho phụ nữ để thu hút sự tham gia của phụ nữ trong các dự án có mục đích giảm nghèo. 7. Tăng cường các hoạt động đào tạo nâng cao dân trí cho người DTTS Thất học và nghèo đói có mối quan hệ nhân quả. Việc thất học, mù chữ là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và ngược lại sự nghèo đói sẽ dẫn tới thất học, dân trí thấp. Mối quan hệ tác động qua lại này là cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói đeo đẳng từ ngàn đời nay đối với người DTTS. Bởi vậy chăm lo cho giáo dục, hướng dẫn người dân tộc cách làm ăn, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khuyến nông-lâm-ngư nghiệp, phát triển ngành nghề là rất quan trọng trong việc giúp đồng bào DTTS tự vươn lên thoát nghèo. Thứ nhất, đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa để cải thiện trình độ hiểu biết cho người dân. Phải mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia giúp đỡ người dân tộc xóa mù chữ, ngăn ngừa tình trạng tái mù chữ. Chuẩn bị mọi điều kiện, cơ sở vật chất và sắp xếp đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, chất lượng, tập chung vào công tác huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường là người DTTS. Đa dạng hóa các loại hình dạy và học: phát triển và hoàn thiện các điều kiện phục vụ tại các điểm bán trú dân nuôi tại các trung tâm cụm xã, nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường dân tộc nội trú, mở các lớp xóa mù chữ với sự tham gia học tập của những người DTTS. Cần quan tâm đến các chính sách hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập, miễn tất cả các khoản đóng góp đối với học sinh là con em người DTTS từ bậc tiểu học cho đến hết đại học. Thứ hai, tăng cường các hoạt động hỗ trợ về kỹ thuật trong sản xuất cho người DTTS, hướng dẫn họ cách làm ăn sao cho có hiệu quả. Tổ chức các hộ đi thăm quan, trình diễn về các phương pháp canh tác mới. Có chương trình bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi cho người dân tộc. Lựa chọn và cử đi đào tạo người dân trong thôn bản theo mùa vụ rồi chính những người này sẽ chỉ dẫn cho người dân thôn bản mình các cách thức làm ăn để có thể thoát nghèo. 8. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đầu tư thỏa đáng cho hệ thống thông tin tuyên truyền cấp cơ sở Đào tạo các cán bộ tuyên truyền phục vụ công tác tuyên truyền tới đồng bào DTTS. Cán bộ tuyên truyền nên là người DTTS vì họ hiểu được các phong tục tập quán trong đời sống của người dân, đồng thời tâm lý cùng dân tộc sẽ làm cho người dân tin tưởng hơn. Các cán bộ tuyên truyền phải phát huy được vai trò nòng cốt của mình trong công việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới người DTTS. Cần chú trọng việc tuyên truyền loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong đời sống của người DTTS cản trở sự phát triển của cộng đồng. Đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền như: hệ thống phát thanh, trụ sở để tiến hành các cuộc họp thôn. Chấm dứt tình trạng một số thôn không có địa điểm đủ rộng nên các cuộc họp chỉ mang tính chiếu lệ, không đảm bảo điều kiện để thực hiện quyền “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. KẾT LUẬN Sự tham gia của người DTTS vào các dự án xoá đói giảm nghèo là rất cần thiết và cần được mở rộng và nâng cao. Sự tham gia của họ góp phần đem lại thành công cho các dự án giảm nghèo. Một mặt, nó góp phần đạt được các mục tiêu của dự án. Mặt khác, sự tham đó làm nâng cao nhận thức, trình độ dân trí cho người dân tộc, có thể huy động được nguồn lực tại chỗ, sự ủng hộ của người dân và làm tăng tính đoàn kết trong cộng đồng người DTTS. Nhận thức được điều này, dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện cho người dân tộc tham gia vào tất cả các hợp phần của dự án, chính vì vậy đã khuyến khích được sự tham gia nhiệt tình của người dân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, sự tham gia của người dân vẫn còn những hạn chế. Điều này được suất phát từ hai phía: người dân và lãnh đạo các cấp. Trong thờì gian tới , tỉnh cần phải có những biện pháp phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế để có thể tăng cuờng sự tham gia của người dân, đặc biệt là người DTTS trong công tác xoá đói giảm nghèo của mình, để có thể đạt được các mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Chương trình dự án phát triển Kinh tế xã hội, Nxb Thống kê Hà Nội. TS Ngô Thắng Lợi, Th.s Vũ Cương (2007), Đổi mới công tác kế hoạch hoá trong tiến trình hội nhập, NXB Lao động – xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sổ tay hướng dẫn lập KHPT KTXH hàng năm ở cấp xã. Tổng quan về dự án “ Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ”. Báo cáo đánh giá tài chính với đoàn VICA của Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ. Báo cáo kết thúc dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ. Báo cáo cuối cùng về giá trị đền bù và tái định cư của dự án giảm nghèo. Các phụ lục báo cáo kết thúc dự án. Tài liệu chuẩn của 15/20 xã thực hiện dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ Internet: www.ubdt.gov.vn www.beta.molisa.gov.vn www.chiase.mpi.gov.vn www.mpi.gov.vn www.phutho.gov.vn www.vietbao.vn PHỤ LỤC Phụ lục 1: KẾT QUẢ VỀ ĐÀO TẠO GIÁO DỤC VÀ Y TẾ Loại khóa học Tổng số học viên tham gia Học viên nam Học viên nữ Học viên người DTTS Học viên % Học viên % Học viên % Giáo dục 543 83 15.3 460 84.7 293 54 1. ĐT giảng dạy mầm non 236 2 0.85 234 99.15 134 56.8 2. ĐT giảng dạy tiểu học 152 46 30.3 106 69.7 69 45.4 3. ĐT giảng dạy cấp cơ sở/nhiều cấp 155 35 22.3 120 77.7 90 58.1 Y tế 953 422 44.3 531 55.7 670 70.3 1. ĐT khóa ngắn hạn cho cán bộ y tế cấp thôn bản 360 154 42.7 206 57.3 242 67.2 2. ĐT hộ sinh, kỹ năng chăm sóc sản phụ ngắn ngày 71 1 1.4 70 98.6 51 71.8 3. ĐT cán bộ y tế thôn bản, nhận thức y tế cộng đồng 382 174 45.5 208 54.5 285 74.6 4. ĐT cán bộ trạm xá, bồi dưỡng tại chức 140 93 66.4 47 33.6 92 65.7 Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ Phụ lục 2: CÔNG CỤ SO SÁNH CẶP ĐÔI TRONG VIỆC HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN Khái niệm Đây là công cụ so sánh theo cặp vấn đề để xác định xem vấn đề nào cần được ưu tiên giải quyết. Công cụ này cho phép nhanh chóng xác định các ưu tiên hay các vấn đề chính của địa phương hay của một nhóm từng nhóm dân cư trong công đồng. đồng thời nó còn xác định được cả các tiêu chí phân loại và sẽ dễ dàng hơn khi so sánh các mức ưu tiên của các đối tượng khác nhau. So sánh cặp đôi là công cụ rất tốt cho việc lập ra các kế hoạch can thiệp vào cộng đồng. Các bước tiến hành Lựa chọn các vấn đề cần phân loại ưu tiên Vẽ bảng phân loại so sánh. Ghi lại các tiêu chí ưu tiên. Mức độ ưu tiên đối với từng vấn đề sẽ phản ánh qua số lần được lựa chọn trong bảng, lựa chọn xuất hiện càng nhiều thì điểm số càng cao. Trên cơ sở đó các vấn đề có điểm số cao nhất sẽ được xếp hạng ưu tiên. Ví dụ về phương pháp so sánh cặp đôi được áp dụng tại xã Trung Sơn và xã Xuân Đài- Tỉnh Phú Thọ Vấn đề Đường Chợ Trạm y tế Trường học Nước sạch Đường x Đường Đường Đường Đường Chợ x x Chợ Chợ Chợ Trạm y tế x x x Trạm y tế Trạm y tế Trường học x x x x Trường học Nước sạch Cộng điểm 4 3 2 1 0 Xếp loại 1 2 3 4 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21872.doc
Tài liệu liên quan