Chuyên đề Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Lóng Lăn

Qua phân tích thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Lóng Lăn. Đây là phương pháp xây dựng quy chế quản lý TNTN đầu tiên tại tỉnh Luangprabang, Lào, phát huy được tối đa và làm tăng thêm ý nghĩa sự tham gia của cộng đồng tại địa phương. Sự tham gia được xem như là một quá trình nâng cao năng lực, nhận thức và cuối cùng là tạo quyền cho người dân thông qua quá trình quyết định những bước hoạt động đã nêu trên đây. Sự tham gia là một tiến trình, trong đó mọi người, mọi thành phần, mọi lứa tuổi, nam và nữ đều có tiếng nói và quyết định trong mọi hoạt động của gia đình và cộng đồng. Sự tham gia là một quá trình học hỏi, thực hành và đúc rút kinh nghiệm của chính những người dân và các cán bộ dự án và cán bộ chính quyển cấp cơ sở. Sự tham gia là một qúa trình góp phần củng cố sức mạnh của từng thành viên, cộng đồng.

doc126 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Lóng Lăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng họ trong nội dung bản quy chế này. Ông Si A Nụ Vong là trưởng Phòng kiểm lâm tỉnh Luang Prabang (tương đương với chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh ở Việt Nam) ủng hộ và ghi lại các luật tục của dân về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bản quy chế cộng đồng của Lóng Lăn. Ông Sổm Mai là trưởng Phòng Nông lâm nghiệp huyện Luang Prabang không những có ý kiến bổ sung thêm vào bản quy chế về phòng chống dịch bệnh gia súc mà còn tranh thủ phổ biến nghị quyết 388 mới nhất của huyện Luang Prabang về quản lý tài nguyên thiên nhiên. Qua việc tạo cơ hội cho các vị lãnh đạo chính quyền xuống bản, cũng chính là tạo điều kiện cho người dân giảm đi những sự mặc cảm, tự ti để làm tăng tính tự tin và hiểu biết lẫn nhau giữa người dân và lãnh đạo chính quyền. Tạo cơ hội và điều kiện để lãnh đạo các cấp chính quyền đến với dân, nghe dân, hiểu dân, phải chăng đây là phương pháp vận động hành lang (lobby) có hiệu quả nhất đối với các chương trình quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và xoá đói giảm nghèo. Dựa vào cộng đồng, tôn trọng các luật tục truyền thống của cộng đồng trong quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là phát huy tối đa dân chủ cơ sở tại cộng đồng Có thể nói không ngờ rằng: Hội nghị giữa những người dân bản Lóng Lăn, đại diện 12 bản xung quanh, những người dân có đất tại bản Lóng Lăn với lãnh đạo cấp tỉnh Luang Prabang, lãnh đạo hai huyện Luang Prabang và huyện Phon Xay được tổ chức tại bản Lóng Lăn là cuộc họp “đại biểu Quốc hội” cấp bản, bàn về các luật quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở các luật tục truyền thống của người dân địa phương. Nội dung hội nghị thể hiện đầy đủ các yếu tố của cuộc họp đại biểu quốc hội cấp bản. Có chất vấn và trả lời chất vấn, có sửa đổi, bổ sung và thống nhất thông qua các điều luật, có phổ biến chính sách của nhà nước, có thông qua kế hoạch sắp tới. Điều đáng nói ở đây là tất cả mọi ý kiến của mọi người dân đều phải được tôn trọng. Tất cả các đại biểu tự do, thoải mái được phát biểu những chính kiến của mình. Như bà Dếnh, một phụ nữ chưa bao giờ phát biểu trước đám đông, nhưng cũng mạnh dạn, tự tin đưa ra chính kiến của mình về việc cấm trồng cây thuốc phiện và cấm dùng thuốc lá. Ông Chua Chải Tho, một người dân Ka Xia mới về Lóng Lăn, một người chưa khi nào họp có quan chức cũng tham gia từ đầu đến cuối và có những ý kiến phát biểu về suy nghĩ của mình. Nhưng quan trọng hơn, những chính sách của nhà nước được cụ thể hoá, thông qua sự lồng ghép các luật tục truyền thống và các điều luật của nhà nước trong nội dung bản quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn về quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và được “Quốc hội” chấp nhận thông qua. Dân chủ cơ sở ở hội nghị này không còn ở trên giấy tờ, trên nghị quyết nữa mà thực sự đến với người dân. Các luật tục truyền thống của người dân không chỉ được tôn trọng trên lời nói của cán bộ mà chính thức cộng nhận bằng văn bản. Sức mạnh nội lực của cộng đồng được phát huy chính là sự thể chế hoá, cụ thể hoá và xã hội hoá các điều luật của nhà nước thông qua luật tục truyền thống của cộng đồng. Xây dựng quy chế cộng đồng dựa trên các luật tục truyền thống người dân địa phương là giải pháp chìa khoá không thể thiếu và có hiệu quả trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vấn đề quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là vấn đề lớn không chỉ vùng Lóng Lăn mà nhiều vùng khác trên đất tỉnh Luang Prabang. Rừng và tài nguyên rừng ngày càng suy thoái cạn kiệt do không có các giải pháp hữu hiệu để quản lý, bảo vệ. Tỉnh Luang Prabang và các huyện khác cũng đưa ra nhiều chỉ thị, như nghị quyết (ví dụ nghị quyết 391 và 388 của huyện Luang Prabang) nhằm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhưng các nghị quyết này chưa thực sự đến với dân và chưa phù hợp với thực tế của từng địa phương. Như già làng bản Phu Khoang nói; “Trước đây dân các nơi không sợ vì không có phổ biến quy chế, luật tục như của bản Lóng Lăn cũng như không phổ biến luật của nhà nước. Các quy định này thì không hợp và không đến được với dân và dân không biết.” (Trích trong cuốn phương phá xây dựng quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn). Liệu phương pháp xây dựng quy chế cộng đồng của bản Lóng Lăn trong quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa trên các luật tục truyền thống và kinh nghiệm bản địa gồm 7 bước trên chính là chìa khoá cho lãnh đạo các chính quyền địa phương phát huy dân chủ cấp cơ sở theo chủ trương của nhà nước Lào. Các hoạt động phát triển, cần thiết tạo cơ hội cho người dân làm rất kỹ từng hoạt động, từ đó làm tăng nhận thức và củng cố tính tự tin của người dân. Trong các hoạt động phát triển, dựa trên những nhu cầu thực tế, có thể tạo thêm nhiều cơ hội cho các cộng đồng liên quan được nâng cao năng lực, nhận thức để cùng nhau bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên 3. BÀI HỌC RÚT RA TỪ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA Phải chăng cách xây dựng quy chế cộng đồng của bản Lóng Lăn về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa trên cơ sở các luật tục truyền thống và kiến thức bản địa là một giải pháp hữu hiệu để quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bởi vì theo phương pháp này đã dựa vào cộng đồng thực sự, phát huy dân chủ cơ sở thực sự. Người dân chỉ tự nguyện được bàn, được thảo luận mà cái chính là người dân được tôn trọng, luật tục và kinh nghiệm bản địa của họ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên được tôn trọng và phát huy. Vì vậy, họ càng quyết tâm, tự tin bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, góp phần vào thành quả của nhà nước trong quản lý nguồn tài nguyên chung của đất nước. Điều này giải thích tại sao các bản khác xung quanh Lóng Lăn lại khao khát mong muốn cách xây dựng quy chế của bản Lóng Lăn, mong muốn các luật tục truyền thống của mình về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng được chính quyền công nhận như của bản Lóng Lăn. Đây là những tính ảnh hưởng của quy chế cộng đồng của bản Lóng Lăn, mà quy chế này được xây dựng lên bởi sự tham gia thực sự của người dân, người dân Lóng Lăn đã tham gia bằng các luật tục của mình và sự tham gia trong xây dựng quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN của bản Lóng Lăn thực sự có hiệu qủa và mang tính thực tiễn cao, vì đó mà các luật tục cộng đồng được các cấp chính quyền công nhận. Tính ảnh hưởng của phương pháp xây dựng quy chế có sự tham gia của cộng đồng này không chỉ ảnh hưởng đến các bản xung quanh mà nó còn lan toả ra cấp huyện và cấp tỉnh Luangprabang. Lãnh đạo của Sở Nông lâm nghiệp tỉnh đánh giá rất cao đối với phương pháp này và cũng khẳng định trước toàn cộng đồng rằng, bản Lóng Lăn là mô hình điểm về xây dựng quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN. Cán bộ có được bài học trong việc sử dụng phương pháp có sự tham gia, phương pháp dựa vào người dân làm cốt lõi và hơn nữa biết được phương pháp giải quyết các vướng mắc trong qui hoạch sử dụng đất và GĐGR cũng như trong xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn. 4. TÍNH BỀN VỮNG CỦA SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ TNTN Người dân tộc Hmông, họ đã thực hiện theo luật tục của mình qua lẽ Nao Sông đã thực hiện qua đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác và thực hiện hàng ngàn năm nay. Mặc dù họ đến đâu những luật tục này vẫn đi theo họ, đó chứng tọ rằng những niềm tin tín ngưỡng, luật tục truyền thống của họ đã in sâu vào trong nhận thức của từng con người trong cộng đồng họ. Vì được tạo điều kiện thực sự cho người dân được tham gia trong xây dựng quy chế cộng đồng này với phương pháp đúng đắn đó đã huy động được sự tham gia hết sức nhiệt tình của người dân, họ đã cởi mở và chia sẻ những kinh nghiệm bản địa trong luật tục của họ mà từ trước đây chỉ là những kinh nghiệm bất thành văn, giờ những kinh nghiệm đó đã được ghi vào bản quy chế cộng đồng về quản lý TNTN của bản, và đặc biệt đó là bản quy chế hoặc nói cách khác những luật tục truyền thống dân tộc đã được các cấp chính quyền công nhận và được đưa vào luật chính thống của Nhà nước. Trong thực tế với những luật tục và niềm tin của người dân Lóng Lăn họ đã bảo vệ được tài nguyên rừng rất phong phú đa dạng và được công nhận thuộc khu rừng đẹp nhất của tỉnh Luangprabang. Mặc dù vậy nhưng khu rừng này vẫn bị kẻ ngoài vào xâm phạm mà các luật tục của cộng đồng này chưa đủ mạnh để áp dụng với cộng đồng dân tộc khác ngoài bản Lóng Lăn. Nhưng từ đây những luật tục này đã được lồng ghép thành luật chính thống vậy không chỉ có hiệu lực trong cộng đồng người dân Lóng Lăn mà còn có hiệu lực thực thi chung cho cả toàn huyện, tỉnh.. Tôi xin khẳng định rằng đây chính là tính bền vững của sự tham gia của người dân trong xây dựng quy chế cộng đồng tại bản Lóng Lăn. II. CÁC KIẾN NGHỊ NẰM ĐẢM BẢO TÍNH BỀN VỮNG CỦA SỰ THAM GIA Muốn quy chế cộng đồng của bản Lóng Lăn đạt được hiệu quả cao hơn nữa cần phải thực hiện theo những kiến nghị sau đây: Phải nhận được hỗ trợ thường xuyên của chính quyền Sở Nông lâm nghiệp và dự án hỗ trợ phương pháp, kiến thức về luật pháp trong xây dựng mạng lưới bảo vệ rừng liên bản, Lóng Lăn với 12 bản xung quanh Lóng Lăn, và hỗ trợ để làm sao bản quy chế cộng đồng về quản lý TNTN được phổ biến đến đầy đủ các bản xung quanh Lóng Lăn, để từ đó cùng nhau bảo vệ tài nguyên rừng tại khu vực đầu nguồn này. Hỗ trợ và tạo mọi cơ hội cho cộng đồng phát triển kinh tế, thu nhập chủ yếu của gia đình người dân tại đây là từ nông nghiệp nương rẫy nếu thu nhập họ tăng lên từ các hoạt động kinh tế khác thì mức độ phá rừng sẽ giảm đi. Xây dựng mạng lưới thuốc nam liên bản, bằng cách nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của thuốc nam, từ đó khuyến khích việc làm thành rừng thuốc nam trong bản và liên bản. Mạng lưới thuốc nam trong này sẽ giảm được nguy cơ khai thác thuốc nam bừa bãi Xây dựng hệ thống sản xuất sản phẩm phi gỗ nhằm khai thác hợp lý nguồn TNTN. Xây dựng mô hình canh tác bền vững trên đất dốc nơi vùng rừng đang bị khai thác nhằm bảo vệ và giảm nguy cơ phá rừng làm nương rẫy. Hỗ trợ tập huấn đào tạo nâng cao nhận thức của cán bộ chuyên môn nông lâm nghiệp về các chính sách, chủ trương của Nhà nước trong quản lý sử dụng đất và rừng, đặc biệt là nội dung của quy chế cộng đồng của bản Lóng Lăn. Tạo cơ hội cho cộng đồng được tham quan được tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm với vùng khác về quản lý TNTN cũng như là phát triển kinh tế ở trong và ngoài nước ------------------&----------------- KẾT LUẬN Qua phân tích thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Lóng Lăn. Đây là phương pháp xây dựng quy chế quản lý TNTN đầu tiên tại tỉnh Luangprabang, Lào, phát huy được tối đa và làm tăng thêm ý nghĩa sự tham gia của cộng đồng tại địa phương. Sự tham gia được xem như là một quá trình nâng cao năng lực, nhận thức và cuối cùng là tạo quyền cho người dân thông qua quá trình quyết định những bước hoạt động đã nêu trên đây. Sự tham gia là một tiến trình, trong đó mọi người, mọi thành phần, mọi lứa tuổi, nam và nữ đều có tiếng nói và quyết định trong mọi hoạt động của gia đình và cộng đồng. Sự tham gia là một quá trình học hỏi, thực hành và đúc rút kinh nghiệm của chính những người dân và các cán bộ dự án và cán bộ chính quyển cấp cơ sở. Sự tham gia là một qúa trình góp phần củng cố sức mạnh của từng thành viên, cộng đồng. Nhờ có sự tham gia đó mà các luật tục truyền thống của người dân tộc Hmông bản Lóng Lăn đã được lồng ghép với luật chính thống thành quy chế mà quy chế này phù hợp với thực tế nhu cầu và bức xúc của người dân. Đồng thời cũng từ sự tham gia này đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho cán bộ cấp chính quyền địa phương, và dự án, góp phần vào việc cải thiện những chính sách, chương trình và dự án đã, đang và sẽ thực hiện trong mọi lĩnh vực, góp phần thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước đề ra để từ đó phát triển cuộc sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc Lào cùng với sự phát triển của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phương pháp tiếp cận xây dựng qui chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa trên các luật tục và kinh nghiệm bản địa của người Mông bản Lóng Lăn, huyện Luangprabang tỉnh Luangprabang, CHDCND – Lào Tài liệu về lý luận sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo về độ che phụ của rừng và việc sử dụng đất giai đoạn 1992-2002 của Bộ Nông lâm nghiệp Lào. Năm 2005 Qui chế quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đất nông nghiệp tại Bản Lóng Lăn Nội dung và phương pháp giao đất giao rừng có sự tham gia của người dân Chương trình giao đất giao rừng dựa vào cộng đồng và phát huy sự tham gia của người dân bản Lóng Lăn, huyện Luangprabang tỉnh Luangprabang, CHDCND Lào Giao đất lâm nghiệp Luật đất đai Lào Luật về rừng Lào Luật về nước và nguồn tài nguyên nước của Lào Cuổi “ Lý thuyết sinh thái nhân văn” Các bước tiếp cận xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững tài nguyên miền núi cấp làng xã Phương pháp tiếp cận trong quản lý và phát triển bền vững các dạng tài nguyên thiên nhiên miên núi tại Lào Báo cáo kết quả tham dự cuộc họp tại bản Lóng Lăn trong bước ba tiến trình xây dựng qui chế cộng đồng bản Lóng Lăn về quản lý tài nguyên rừng và đất nghiệp Nội dung về phương pháp xây dựng qui chế cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của bản Tài liệu tham khảo “ Phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân” Một số ảnh minh hoạ từ tài liệu ảnh của dự án CHESH. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHESH Trung tâm nghiên cứu sinh thái nhân văn vùng cao CHDCND Cộng Hoà dân chủ Nhân dân GĐGR Giao đất giao rừng NDNC Nông dân nồng cốt PAFO Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luangprabang PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân PPA Đánh giá nghèo có sự tham gia TNTN Tài nguyên thiên nhiên UBND Uỷ ban Nhân Dân UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, Tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc MỤC LỤC PHỤ LỤC CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Hà Nội, Tháng 5 năm 2006 CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hoà bình - Độc lập - Thống nhất - Thịnh vượng ---------- o0o ---------- Huyện Luông - pra – băng Cụm bản Phát triển vùng cao Bản Lòng Lăn Số . . . Ngày . . . QUY CHẾ VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI BẢN LÒNG LĂN Căn cứ để xây dưng quy chế: Căn cứ luật về rừng, số 01/96, đề ngày 11/10/96. Căn cứ Luật về đất đai sưa đổi, số 04/HĐND, ssề ngày 21/10/2003. Căn cứ Luật về đất nông nghiệp, số 01/98/HĐND, đề ngày 10/10/1998. Căn cứ Luật về Nước và tài nguyên nước, số 02/96, đề ngày 10/10/1996. Căn cứ luật bảo vệ môi trường, đề ngày 3/4/1999. Căn cứ Pháp lệnh của chủ tịch nước về thuế đất, số 03/CHDCND, đề ngày 18/08/2000 ;Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện Pháp lệnh của Chủ tịch nước, số 150/TT, đề ngày 22/10/2000; Bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về tổ chức thực hiện Nghị định, số 1665/TC, đề ngày 6/11/2000; và thị hướng dẫn bổ sung về việc tổ chức thực hiện chính sánh thuế đất mới , số 715/TC, đề ngày 23/04/2004. Căn cứ Nghị định về tài nguyên thiên nhiên dược liệu của Thủ tướng Chính phủ , số 155/TT, đề ngày 30/09/2003. Căn cứ các quy chế của Bộ Nông Lâm nghiệp nhất là Quy chế về rừng của bản ,số 535/NL, đề ngày 18/6/2000;quy chế bảo vệ rừng cấm - động vật hoang dã, số 360/NL, đề ngày 08/12/2003;quy dịnh về cỡ vòng cây dược phép đốn từ rừng tự nhiên , số 60/NL, đề ngày 24/02/2003; quy chế về quản ký việc khai thác gỗ và lâm sản, số 221/NL, đề ngày 13/10/2000. Căn cứ quy chế của bản đã trở thành tập quán từ xưa đến nay. Căn cứ Chỉ thị hướng dẫn của huyện trưởng huyện Luang Prabang, số 388/HT. LPB , đề ngày 21/11/2005 về kiểm tra và thu giữ chất nổ và vũ khí. Căn cứ Chỉ thị hướng dẫn của huyện trưởng huyện Luang Prabang, số 391/HT.LPB< đề ngày 22/11/2005 về đăng ký dụng cụ cưa tay và kiểm soát việc khai thác gỗ. Căn cứ thoả thuận của hội nghị giũa các bản và cá nhân sử dụng tài nguyên chung tại bản Lóng Lăn ngày 07/12/2005. Mục đích của việc xây dựng quy chế này: Bản quy chế này được xây dựng để khuyến khích những người hưởng tài nguyên đất và rừng tại khu vực do bản Long Lăn quản lý đầu tiên phải có ý thức sử dụng một cách đúng đắn trên cơ sở tôn trọng các quy chế và luật pháp của nhà nước. Biện pháp thực hiện trong quy chế này là tạo điều kiện cho những người đã tích cực góp phần vào việc quản lý – bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở bản Lóng Lăn. Các phần nội dung là tổng hợp giữa những kiến thức bản địa, luật tục của cộng đồng với các điều luật của pháp luật nhà nước để thuận lợi trong công việc thực hiện. Chương I: Về quy định vị trí và phân loại sử dụng đất rừng và đất nông nghiệp. Điều 1: Bản Lóng Lăn là 1 bản nằm trong cụm bản phát triển vùng cao của huyên Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, nằm cách thành phố Luang Prabang khoảng 43 km về phía bắc. Có địa giới tiếp giáp với 12 bản là: Phía bắc giáp với bản Huổi Lậc, bản Phả Viêng và bản Huổi Măn. Phía nam giáp với bản Na Tan, bản Phôn Xa Vàng và bản Phôn Xa Vạt. Phía đông giáp với bản Huổi Xá La, Bản Phu Khoảng và bản Nạm Bò. Phía tây giáp với bản Bò Hé, bản Kọc Văn và bản Na Đon Khun. Bản này có vị trí địa lý là cao hơn so với mực nước biển là 778 m đến 1606m , nằm ở vĩ tuyến 19050’30’’ đến 19058’00’’ và vĩ độ 102017’20’’ đến 102025’13’’. (Xem bổ sung bản đồ hành chính và biên bản địa giới bản) Điều 2 : Quy định loại sử dụng đất trong phạm vi bản Lóng Lăn đã phân thành 3 loại lớn và toàn bộ diện tích 8439,24 ha được phân bổ như sau: Đất rừng : Diện tích 5034,84 ha quy định là 3 loại là rừng cấm , rừng phòng hộ và rừng sản xuất và mỗi loại được chia làm 3 loại nhỏ như sau: Rừng cấm: Rừng và đất rừng được phân bổ nhằm mục đích gìn giữ các giống cây cối và cây gỗ , các loại thú rừng và là nơi chôn thi thể trẻ con có diện tích 1136,86 ha được quy định như sau : Điểm thứ 1 : Xác định tại núi Long Lúc , núi Phu Đăm , núi Long Huổi Nhay phía dưới đến phía đông của núi Po Phay đến suối Măn Lưởng với diện tích 806,24 ha . Về biện pháp cho phép Có thể thu hái các loại giống cây về để nhân giống nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã. Có thể vào rừng thu hái dược liệu về dùng nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã. Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi. Về biện pháp nghiêm cấm Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây thu hái lâm sản và săn bắt tất cả các loại thú trong vùng này để sử dụng . Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp. Tuyệt đối cấm đốt rừng. Về biện pháp đối với người vi phạm Mọi vi phạm gây tổn thất đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 Kíp, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao đông phục vụ công ích của bản Lóng Lăn để bù lại đủ số tiền phạt. Đồng thời phải giáo dục họ. Trường hợp trị giá thiệt hại không tới 500.000 Kíp thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn mức này thì còn phải chuyển tới các bộ phận liên quan của chính quyền để tiếp tục thi hành án. Điểm thứ 2: Xác định lấy núi To Sa (đầu nguồn suối Huổi Lực) với diện tích 326,25 ha Về biện pháp cho phép Có thể thu hái các giống cây để trồng nhân giống nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã. Có thể thu hái dược liệu về để sử dụng nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã. Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi. Về biện pháp nghiêm cấm Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây thu hái lâm sản và săn bắt tất cả các loại thú trong vùng này để sử dụng . Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp. Tuyệt đối cấm đốt rừng. Về biện pháp đối với người vi phạm Mọi vi phạm gây tổn thất đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 Kíp, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao đông phục vụ công ích của bản Lóng Lăn để bù lại đủ số tiền phạt. Đồng thời phải giáo dục họ. Trường hợp trị giá thiệt hại không tới 500.000 Kíp thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn mức này thì còn phải chuyển tới các bộ phận liên quan của chính quyền để tiếp tục thi hành án. Điểm thứ 3: Phía trái con đường đi Ka Sia, dùng làm nơi chôn thi thể trẻ con với diện tích 4,37 ha. Về biện pháp cho phép Có thể thu hái các giống cây để trồng nhân giống nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã. Có thể thu hái dược liệu về để sử dụng nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã. Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi. Về biện pháp nghiêm cấm Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây thu hái lâm sản và săn bắt tất cả các loại thú trong vùng này để sử dụng . Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp. Tuyệt đối cấm đốt rừng. Về biện pháp đối với người vi phạm Mọi vi phạm gây tổn thất đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 Kíp, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao đông phục vụ công ích của bản Lóng Lăn để bù lại đủ số tiền phạt. Đồng thời phải giáo dục họ. Trường hợp trị giá thiệt hại không tới 500.000 Kíp thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn mức này thì còn phải chuyển tới các bộ phận liên quan của chính quyền để tiếp tục thi hành án. Rừng phòng hộ: Là rừng và đất rừng được phân bổ để bảo vệ địa bàn nguồn nước uống – nước sinh hoạt của bản và chông xói lở đất, có diện tích 2888,61 ha được quy định như sau: Điểm thứ 1: Ven các con suối Xá La, Nạm Đề Ma, Bò Xưn đến Nạm Meng Kheng, dọc theo con đường cũ đi vào bản Tín Phả cũ đi lên đến đầu vách núi giáp với bản Phu Khoảng - đến Nạm Bò – Huổi Măn – Phả Viêng, với diện tích 1.948,00 ha. Về biện pháp cho phép Cho phép thu hái lâm sản bảo đảm không triệt nòi giống. Có thể thu hái cây chết về làm củi. Cho phép săn bắt thú rừng loại quản lý về làm thực phẩm (Xem danh sách ). Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi. Có thể thu hái các giống cây về trồng để nhân giống. Về biện pháp nghiêm cấm Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây và săn bắt loại thú bảo vệ về để sử dụng. Cấm thu hái lâm sản mang bán làm hàng hoá. Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp. Tuyệt đối cấm đốt rừng Về biện pháp đối với người vi phạm Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 500.000 Kíp, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phải chịu sự giáo dục. Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án. Điểm thứ 2: Vùng suối Huội Đê - núi Pa Sông tới con đường Trung Quốc nghiền đá với diện tích 940,61 ha. Về biện pháp cho phép Cho phép thu hái lâm sản bảo đảm không triệt nòi giống. Có thể thu hái cây chết về làm củi. Cho phép săn bắt thú rừng loại quản lý về làm thực phẩm (Xem danh sách ). Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi. Có thể thu háI các giống cây về trồng để nhân giống. Về biện pháp nghiêm cấm Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây và săn bắt loại thú bảo vệ về để sử dụng. Cấm thu hái lâm sản mang bán làm hàng hoá. Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp. Tuyệt đối cấm đốt rừng Về biện pháp đối với người vi phạm Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 500.000 Kip, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phải chịu sự giáo dục. Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án. Rừng sản xuất: Là rừng và đất rừng cung cấp cho nhu cầu sử dụng gỗ, lâm sản và các loại thú rừng được nhà nước cho phép chặt, thu hái và săn bắt, tạm thời dân bản có thể gọi là rừng sử dụng với diện tích 1.009,37 ha , được quy định như sau: Điểm thứ 1: Rừng Pà Sa trên đường đi vào bản Phú Sủng cũ và Ka Sia xuống dọc đường ô tô ven vùng nuôi lợn, bên trái đường ô tô đi lên bản Lóng Lăn đến đầu vách núi có diện tích 715 ha. Về biện pháp cho phép Được sử dụng dưới tán rừng để trồng cây công nghiệp hoặc lâm sản khi được chính quyền bản và phòng khuyến nông khuyến lâm huyện cho phép. Được chặt gỗ về để xây dựng sau khi đã được phép của chính quyền bản và được sự chấp nhận của phòng khuyến nông khuyến lâm huyện với số lượng không quá 5 m3 gỗ tròn (loại quản lý) và chế biến tại chỗ. Được chặt củi về sử dụng với số lượng hợp lý. Được chặt loại cây rỗng về sử dụng với số lượng hợp lý. Được thu hái lâm sản mà không triệt nòi giống về làm thức ăn hoặc có thể làm hàng hoá. Được săn bắt thú rừng và động vật dưới nước loại quản lý về làm thức ăn và các động vật khác để làm hàng hoá. Về biện pháp nghiêm cấm Tuyệt đối cấm chặt gỗ quá số lượng cho phép và cấm mang bán. Cấm di chuyển gỗ được phép khai thác ra khỏi phạm vi bản trước khi được phép của chính quyền. Tuyệt đối cấm mua bán đất dưới tán rừng mà mình đang sử dụng để trồng cây hoặc trồng lâm sản. Cấm săn bắt thú rừng về làm thức ăn bằng phương pháp có tính diệt chủng (không được săn băt kiểu quây đàn). Tuyệt đối cấm đốt rừng. Về biện pháp đối với người vi phạm Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 200.000 Kip, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phải chịu sự giáo dục. Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án. Điểm thứ 2 : Rừng Pà Sang – Pà Khằn Đay dọc bên phải đường ô tô đi lên Lóng Lăn có diện tích 294,37 ha. Về biện pháp cho phép Được sử dụng dưới tán rừng để trồng cây công nghiệp hoặc lâm sản khi được chính quyền bản và phòng khuyến nông khuyến lâm huyện cho phép. Được chặt gỗ về để xây dựng sau khi đã được phép của chính quyền bản và được sự chấp nhận của phòng khuyến nông khuyến lâm huyện với số lượng không quá 5 m3 gỗ tròn (loại quản lý) và chế biến tại chỗ. Được chặt củi về sử dụng với số lượng hợp lý. Được chặt loại cây rỗng về sử dụng với số lượng hợp lý. Được thu háI lâm sản mà không triệt nòi giống về làm thức ăn hoặc có thể làm hàng hoá. Được săn bắt thú rừng và động vật dưới nước loại quản lý về làm thức ăn và các động vật khác để làm hàng hoá. Về biện pháp nghiêm cấm Tuyệt đối cấm chặt gỗ quá số lượng cho phép và cấm mang bán. Cấm di chuyển gỗ được phép khai thác ra khỏi phạm vi bản trước khi được phép của chính quyền. Tuyệt đối cấm mua bán đất dưới tán rừng mà mình đang sử dụng để trồng cây hoặc trồng lâm sản. Cấm săn bắt thú rừng về làm thức ăn bằng phương pháp có tính diệt chủng (không được săn băt kiểu quây đàn). Tuyệt đối cấm đốt rừng. Về biện pháp đối với người vi phạm Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 200.000 Kip, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phảI lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phảI chịu sự giáo dục. Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án. Đất nông nghiệp : Diện tích 3.399,40 ha, chia làm hai loại : Đất trồng trọt và đất chăn nuôi và mỗi loại được chia thành loại nhỏ như sau: Đất trồng trọt: Là đất được quy định để trồng cây theo các mô hình có tính bảo vệ và cải tạo đất và có thể sử dụng liên tục, lâu dài với diện tích 1.812,40 ha. (Đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và đất trồng cây trong hệ thống nông lâm nghiệp) : Điểm thứ 1: Quy định lấy điểm Lóng Lăn – Bò He và Lóng Lăn – Huổi Lực có diện tích 341,25 ha. Về biện pháp cho phép Được sử dụng đất đã được phân theo kế hoạch đã thoả thuận với chính quyền bản ở dạng cố định. Chỉ được sản xuất nông lâm nghiệp như đã được phép của chính quyền bản đối với đất chưa được phân cho hộ gia đình. Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm sử dụng quá mức cho phép. Phải sử dụng kỹ thuật chống sạt lở xói mòn và cải tạo đất theo sự hướng dẫn của chuyên viên. Về biện pháp đối với người vi phạm Nếu không sử dụng liên tục sẽ bị phạt tiền 50.000 Kip/ha/năm, nếu đến năm thứ 3 mà vẫn chưa sử dụng sẽ bị thu hồi làm đất công của bản. Rồi giao cho người có điều kiện sản xuất. Nếu kiểm tra thấy rằng đến năm thứ 4 vẫn chưa khẳng định được là đất đã phát triển có nghĩa là đất được sử dụng vào việc sản xuất theo kiểu với hình thức làm rẫy như cũ thì sẽ bị tước quyền nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài đối với mảnh đất đã được phân và đã được giao giấy trao quyền sử dụng đất. Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết. Trường hợp gây cháy lan sang đất có cây trồng hoặc vật nuôi và gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người chủ cũ theo trị giá thiệt hại lúc đó. Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết. Điểm thứ 2: Quy định lấy điểm Lóng Lúp với diện tích 304,37 ha Về biện pháp cho phép Chỉ được trồng lúa và ngô. Sử dụng diện tích đất đúng như chính quyền bản cho phép. Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm sử dụng quá hạn cho phép. Tuyệt đối cấm trồng vừng, ý dĩ và đậu tương. Phải tuyệt đối áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất theo sự hướng dẫn của chuyên viên nhưng không được trồng cây công nghiêp. Về biện pháp đối với người vi phạm Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết. Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết. Điểm thứ 3: Quy định lấy điểm bản Ka Sia cũ với diện tích 171,87 ha: Về biện pháp cho phép Được sản xuất nông lâm nghiệp theo đúng quy định như chính quyền bản cho phép. Cho phép dân bản Ka Sịa cũ được quyền sử dụng mảnh đất mà trước đây mình đã sản xuất coi như được quyền thừa kế sử dụng. Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm sử dụng quá han cho phép. Phải tuyệt đối áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất theo sự hướng dẫn của chuyên viên. Về biện pháp đối với người vi phạm Người cắm mốc dành quyền sử dụng đất nếu không sử dụng liên tục sẽ bị phạt tiền: Năm thứ 1 và năm thứ 2 phạt 50.000 Kip/ha/năm. Và năm thứ 3 sẽ bị tước quyền sử dụng mảnh đất đấy và thu hồi làm đất công của bản và giao cho người khác có điều kiện sản xuất. Nếu kiểm tra thấy rằng đến năm thứ 4 vẫn chưa khẳng định được là đất đã phát triển có nghĩa là đất được sử dụng vào việc sản xuất theo kiểu với hình thức làm rẫy như cũ thì sẽ bị tước quyền nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài đối với mảnh đất đã được phân và đã được giao giấy trao quyền sử dụng đất. Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết. Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết. Điểm thứ 4: Quy định lấy điểm bản Phù Sủng cũ đến Long Vải với diện tích 306,87 ha. Về biên pháp cho phép Chỉ được trồng rau và ngô. Sử dụng diện tích đất như đúng chính quyền bản cho phép. Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm sử dụng quá phạm vi cho phép. Phải áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất theo sự hướng dẫn của chuyên viên. Về Biện pháp đối với người vi phạm Nếu sử dụng đất không liên tục sẽ bị phạt năm thứ 1 là 50.000 Kip/ha/2 năm liên tiếp, nếu đến năm thứ 3 vẫn chưa sử dụng thì sẽ bị tịch thu làm đất công của bản và giao cho người có điều kiện sản xuất. Nếu kiểm tra thấy rằng đến năm thứ 4 vẫn chưa khẳng định được là đất đã phát triển có nghĩa là đất được sử dụng vào việc sản xuất theo kiểu với hình thức làm rẫy như cũ thì sẽ bị tước quyền nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài đối với mảnh đất đã được phân và đã được giao giấy trao quyền sử dụng đất. Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết. Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết. Điểm thứ 5: Quy định lấy điểm bản Tin Phả cũ có diện tích 396,80 ha : Về biện pháp cho phép Để trồng lúa hoặc cây ăn quả và các loại cây công nghiệp làm hàng hoá. Được tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp như chính quyền bản cho phép. Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm sử dụng quá phạm vi cho phép. Phải áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất theo sự hướng dẫn của chuyên viên. Về biện pháp đối với người vi phạm Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết. Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết. Nếu sử dụng quá hạn hoặc sử dụng không đúng vùng đất cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip và phải ngừng ngay việc làm trên đất không được phép hoặc là nơi phát quá quy định. Điểm thứ 6: Quy định lấ vùng Long Huổi Nhay giáp với bản Phun Xa Vạt với diện tích 170.62 ha: Về biện pháp cho phép Việc sử dụng đát dược sủ dụng để trồng lúa và các loại cây công nghiệp làm hàng hoá. Được tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp như chính quyền bản cho phép. Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm sử dụng quá phạm vi cho phép. Phải áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất. Về biện pháp đối với người vi phạm Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết. Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết. Nếu sử dụng quá hạn hoặc sử dụng không đúng vùng đất cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip và phải ngừng ngay việc làm trên đất không được phép hoặc là nơi phát quá quy định. Điểm thứ 7: Quy định con đường đi tới nguồn nước sinh hoạt vùng Long Huổi Nhay có diện tích 31,87 ha. Về biện pháp cho phép Việc sử dụng đất được sử dụng để trồng lúa và các loại cây công nghiệp làm hàng hoá. Được tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp như chính quyền bản cho phép. Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm sử dụng quá phạm vi cho phép. Phải áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất. Về biện pháp đối với người vi phạm Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết. Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết. Nếu sử dụng quá hạn hoặc sử dụng không đúng vùng đất cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip và phải ngừng ngay việc làm trên đất không được phép hoặc là nơi phát quá quy định. Điểm thứ 8: Đất trông rau: Diện tích 88,75 ha quy định lấy diện tích đất gần đất để xây dựng(ven bản) dọc theo đường ô tô đi vào bản Ka Xịa cũ. Về biện pháp cho phép Chỉ được sử dụng đất để trồng rau. Được tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp như chính quyền bản cho phép. Nộp đầy đủ thuế sử dụng đất. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm sử dụng quá phạm vi cho phép. Phải áp dụng kỹ thuật chống xói mòn sạt lở và cải tạo đất. Khi người sử dụng mảnh đất cũ chuyển đi nơi khác thì phải giao lại diện tích đất ấy làm đất công của bản và giao cho chính quyền bản để phân cho người khác tiến hành sản xuất. Về biện pháp đối với người vi phạm Nếu gây hoả hoạn lan từ phạm vi đất được phép sản xuất sang diện tích đất sản xuất của người khác sẽ bị phạt 200.000 Kip/ha và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, nhưng nếu gây cháy lan ra rừng sẽ bị 100.000 Kip/ ha và chuyển vụ việc lên chính quyền Nhà nước có liên quan giải quyết. Nếu phát quang hoặc sử dụng đất trước khi được chính quyền bản cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip /ha và phải dừng việc làm đó ngay. Đối với đất chưa trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu còn làm trái sẽ chuyển cho chính quyền của Nhà nước có liên quan giải quyết. Nếu sử dụng quá hạn hoặc sử dụng không đúng vùng đất cho phép sẽ bị phạt 100.000 Kip và phải ngừng ngay việc làm trên đất không được phép hoặc là nơi phát quá quy định. Đất chăn nuôi: là đất được quy định để chăn nuôi gia súc có hướng phát triển để có thể sử dụng lâu dài với diện tích 1.587 ha. Vùng chăn nuôi đại gia súc: Là các rừng hỗn giao có cỏ phù hợp để chăn nuôi. Điểm thứ 1: Quy định lấy vùng bản Phu Sủng cũ với diện tích 172 ha: Về biện pháp cho phép Mọi người được đưa gia súc vào chăn thả khi đã khai báo trước với chính quyền bản Lóng Lăn về số gia súc, loại gia súc và thời gian chăn thả. Đưa gia súc của mình vào chăn thả tại các điểm đã được quy định tập trung. Là thành viên của nhóm chăn nuôi bản Lóng Lăn. Tham gia vào việc trồng các loại cây làm thức ăn gia súc theo sự phân công của tổ chức. Thường xuyên phân công cho thành viên trong gia đình đến trông nom gia súc chăn thả. Nộp thuế đầu gia súc và thuế thu nhập cho bản Lóng Lăn. Được sử dụng làm vùng nuôi bò, trâu và dê. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm đưa gia súc vào chăn thả trước khi được phép. Nghiêm cấm dựng lều để trồng trọt - chăn nuôi. Cấm đưa gia súc bị bệnh vào chăn thả. Cấm đưa gia súc chết vì bệnh ra khỏi vùng trước khi được phép của chính quyền bản. Tuyệt đối cấm cắm mốc dành quyền chăn thả gia súc của cá nhân hoặc gia đình. Về biện pháp đối với người vi phạm Người chăn thả gia súc nếu không hợp tác với nhóm chăn nuôi của bản sẽ mất quyền tiếp tục đưa gia súc vào chăn thả. Nếu vật nuôi của mình mắc bệnh lây sang vật nuôi của người khác mà không thông báo trước sẽ bị phạt bằng trị giá vật nuôi bị chết. Điểm thứ 2: Quy định lấy con đường đi vào bản Long Vải cũ với diện tích 911.25 ha. Về biện pháp cho phép Mọi người được đưa gia súc vào chăn thả khi đã khai báo trước với chính quyền bản Lóng Lăn về số gia súc, loại gia súc và thời gian chăn thả. Đưa gia súc của mình vào chăn thả tại các điểm đã được quy định tập trung. Là thành viên của nhóm chăn nuôi bản Lóng Lăn. Tham gia vào việc trồng các loại cây làm thức ăn gia súc theo sự phân công của tổ chức. Thường xuyên phân công cho thành viên trong gia đình đến trông nom gia súc chăn thả. Nộp thuế đầu gia súc và thuế thu nhập cho bản Lóng Lăn. Được sử dụng làm vùng nuôi bò trâu và dê. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm đưa gia súc vào chăn thả trước khi được phép. Nghiêm cấm dựng lều để trồng trọt - chăn nuôi. Cấm đưa gia súc bị bệnh vào chăn thả. Cấm đưa gia súc chết vì bệnh ra khỏi vùng trước khi được phép của chính quyền bản. Tuyệt đối cấm cắm mốc dành quyền chăn thả gia súc của cá nhân hoặc gia đình. Về biện pháp đối với người vi phạm Người chăn thả gia súc nếu không hợp tác với nhóm chăn nuôi của bản sẽ mất quyền tiếp tục đưa gia súc vào chăn thả. Nếu vật nuôi của mình mắc bệnh lây sang vật nuôi của người khác mà không thông báo trước sẽ bị phạt bằng trị giá vật nuôi bị chết. Điểm thứ 3: Quy định lấy Long Huổi Nhay với diện tích 482.50 ha. Về biện pháp cho phép Mọi người được đưa gia súc vào chăn thả khi đã khai báo trước với chính quyền bản Lóng Lăn về số gia súc, loại gia súc và thời gian chăn thả. Đưa gia súc của mình vào chăn thả tại các điểm đã được quy định tập trung. Là thành viên của nhóm chăn nuôi bản Lóng Lăn. Tham gia vào việc trồng các loại cây làm thức ăn gia súc theo sự phân công của tổ chức. Thường xuyên phân công cho thành viên trong gia đình đến trông nom gia súc chăn thả. Nộp thuế đầu gia súc và thuế thu nhập cho bản Lóng Lăn. Chỉ được sử dụng làm vùng chăn thả bò. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm đưa gia súc vào chăn thả trước khi được phép. Nghiêm cấm dựng lều để trồng trọt - chăn nuôi. Cấm đưa gia súc bị bệnh vào chăn thả. Cấm đưa gia súc chết vì bệnh ra khỏi vùng trước khi được phép của chính quyền bản. Tuyệt đối cấm cắm mốc dành quyền chăn thả gia súc của cá nhân hoặc gia đình. Về biện pháp đối với người vi phạm Người chăn thả gia súc nếu không hợp tác với nhóm chăn nuôi của bản sẽ mất quyền tiếp tục đưa gia súc vào chăn thả. Nếu vật nuôi của mình mắc bệnh lây sang vật nuôi của người khác mà không thông báo trước sẽ bị phạt bằng trị giá vật nuôi bị chết. + Sau vụ sản xuất hàng năm có thể đưa gia súc đến chăn thả những nơi không sản xuất vào mùa khô ( từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Vùng chăn nuôi tiểu gia súc và trung gia súc: Là thung lũng lòng chảo ( khe cạn ) và có nhiều cây cỏ làm thức ăn các loại gia súc: lợn và gà được quy định liền vơí bản phía trên với diện tích 21.25 ha. Về biện pháp cho phép Mọi người được đưa gia súc vào chăn thả khi đã khai báo trước với chính quyền bản Lóng Lăn về số gia súc, loại gia súc và thời gian chăn thả. Đưa gia súc của mình vào chăn thả tại các điểm đã được quy định tập trung. Là thành viên của nhóm chăn nuôi bản Lóng Lăn. Tham gia vào việc trồng các loại cây làm thức ăn gia súc theo sự phân công của tổ chức. Thường xuyên phân công cho thành viên trong gia đình đến trông nom gia súc chăn thả. Nộp thuế đầu gia súc và thuế thu nhập cho bản Lóng Lăn. Về biện pháp nghiêm cấm Cấm đưa gia súc vào chăn thả trước khi được phép. Nghiêm cấm dựng lều để trồng trọt - chăn nuôi. Cấm đưa gia súc bị bệnh vào chăn thả. Cấm đưa gia súc chết vì bệnh ra khỏi vùng trước khi được phép của chính quyền bản. Tuyệt đối cấm cắm mốc dành quyền chăn thả gia súc của cá nhân hoặc gia đình. Về biện pháp đối với người vi phạm Người chăn thả gia súc nếu không hợp tác với nhóm chăn nuôi của bản sẽ mất quyền tiếp tục đưa gia súc vào chăn thả. Nếu vật nuôi của mình mắc bệnh lây sang vật nuôi của người khac mà không thông báo trước sẽ bị phạt bằng trị giá vật nuôi bị chết. Đất xây dựng là đất được quy định làm nơi xây dựng nhà ở, bao gồm cả sân vận động, trường học và bản làng với diện tích 5.00 ha. Tất cả các loại đất của bản Lóng Lăn tuyệt đối cấm không được trồng cây thuốc phiện và các loại cây chính quyền cấm, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt 500.000 kíp, đồng thời chuyển lên toà án tiếp tục thi hành án. Trong khu vực tầm nhìn đứng ở vị trí xây dựng bản tuyệt đối không được phát ra tiếng súng, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt 100.000 kíp và bị phá huỷ súng, nếu là súng công thì sẽ bị thu giữ và giao cho đơn vị của đương sự tiếp tục giải quyết. Không cho phép bất cứ người nào được làm súng hoặc sở hữu các loại súng vào khu vực bản Lóng Lăn ( trừ những người được phép sử dụng của nhà nước), nếu làm trái sẽ bị phạt 100.000 kíp và thu giữ súng để phá huỷ. Tất cả các loại cưa phải được đăng ký với tình nguyện viên kiểm lâm bản, cất giữ và chỉ được sử dụng ở những nơi chính quyền bản cho phép. ( Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất) Chương II: Biện pháp bảo vệ chung Điều 3: Dứt khoát không cho phép một ai đến dựng nhà tại phạm vi bản Lóng Lăn trước khi được chính quyền bản công nhận và nhà nước phê duyệt. Điều 4: Dân bản khác được quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt và chăn nuôi khi được phép của chính quyền bản Lóng Lăn nhưng phải thực hiện theo quy chế của bản Lóng Lăn và làm đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với bản. Điều 5: Diện tích đất mà bản Lóng Lăn đã giao cho cá nhân ngoài bản sản xuất, cá nhân đó không được quyền mua bán diện tích đất ấy mà chỉ được quyền thừa kế theo phong tục tập quán nếu mảnh đất đó đã được trồng cây cối dài ngày; nhưng tuyệt đối không được phép trồng cây lấy gỗ trên mảnh đất ấy ( Coi như đất đó là tài sản chung của bản Lóng Lăn quản lý). Chương III: Biện pháp đối với người có thành tích Điều 6: Các loại tiền phạt bản thu được sẽ được chuyển vào quỹ phát triển của bản và sử dụng từ 30 – 50% làm phần thưởng cho những người có thành tích xuất sắc trong việc tham gia báo cáo và bắt những người vi phạm. phần còn lại sử dụng vào việc phát triển theo kế hoạch của bản. Điều 7: Cá nhân sử dụng đất có ý thức cải tạo và giữ được đọ phì nhiêu của đất, theo sự hướng dẫn của chuyên viên sẽ được đề nghị lên cấp trên khen thưởng hoặc được thưởng xứng đáng. Điều 8: Nếu cá nhân nào đó phát hiện và báo cáo về những hành vi vi phạm các điều khoản của quy chế này sẽ được nhận thưởng bằng 30% trị giá tổng tiền phạt mà bản Lóng Lăn đã thu được ( Nếu người bản khác sẽ được nhận thưởng 50%) và một số thưởng khác do chính quyền phân bổ. Chương IV: Về việc cử người vào ban thi hành quy chế quản lý – Sử dụng rừng và đất nông nghiệp của bản Lóng Lăn Điều 9: Cử 19 vị sau đây vào ban phụ trách tổ chức thực hiện quy chế này: Trưởng bản, làm chủ tịch, phụ trách ký các văn bản, giấy tờ quyết định các vấn đề trong cuộc hội nghị của ban. Phó bản, làm phó chủ tịch, phụ trách công tác kế toán. Đội trưởng và đội phó đội kiểm lâm tình nguyện của bản, làm uỷ viên, phụ trách về bố trí lực lượng kiểm tra việc sử dụng đất và rùng. Chủ tịch mặt trận, bí thư đoàn, uỷ viên, phụ trách việc phổ biến quy chế và hoà giải các vấn đề nảy sinh trong nội bộ bản. Hội trưởng hội phụ nữ, uỷ viên, phụ trách quỹ tiền mặt. Đội trưởng và đội phó đội bảo vệ và dân quân bản, uỷ viên, phụ trách về kiểm tra, tuần tra tại các vùng địa giới bản và hoà giải các vấn đề nảy sinh với người ở ngoài bản. Đại diện 7 dòng họ, uỷ viên, phụ trách việc hỗ trợ phổ biến quy chế và hoà giải các vấn đề nảy sinh trong nội bộ bản. Trưởng ban phụ trách trường tiểu học làm uỷ viên, chịu trách nhiệm giáo dục trẻ em . Danh sách cá nhân có thể thay đổi khi tổ chức bản có sự thay đổi hoặc uỷ viên của ban có vi phạm hoặc làm sai quy chế hoặc liên quan vào những hành vi vi phạm quy chế. Lúc đó, sẽ được cử người khác ở tổ chức đó thay thế, đại diện các dòng họ và chính quyền địa phương của bản làm nòng cốt với trưởng bản làm chủ tịch uỷ ban các khoá. Điều 10: Về quyền và nhiệm vụ của ban Có nhiệm vụ phổ biến quy chế – pháp luật và các chính sách của nhà nước về việc quản lý – sử dụng đất và rừng cho nhân dân trong bản và các bản lân cận. Hoà giải và giải quyết những thắc mắc một cách bình đẳng và công bằng về việc sử dụng đất rừng và đất nông nghiệp trong bản và liên bản. Được quyền phân chia và thu hồi đất nông nghiệp và đất rừng suy thoái có thể trở thành đất nông nghiệp hoặc chia đất cho các hộ trong bản và ngoài bản không đủ đất để sản xuất theo sự thống nhất của phòng nông lâm nghiệp huyện và được hội nghị của bản nhất trí thông qua. Được quyền phạt theo các biện pháp đối với những người vi phạm như Về biện pháp cho phép của đương sự tiếp tục thi hành án tuỳ theo tội nặng hay nhẹ. Được quyền khen thưởng xứng đáng cho những người có thành tích trong bản. Quy chế này có hiệu lực thực hiệ khi đã thông qua ban với tối thiểu có 2/3 số uỷ viên nhất trí. ChươngV: Điều khoản cuối cùng Điều 11: Giao quyền dứt khoát cho ban đã được thành lập theo điều 9 đứng ra tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh quy chế này. Điều 12: Quy chế này được xây dựng để nhân dân bản Lóng Lăn và các bản khác là nhưng người có nguyện vọng sử dụng tài nguyên tại bản này cùng nhau nhất trí thi hành một cách công bằng. Điều 13: Mỗi khi thi hành kỷ luật đối với người vi phạm quy chế này phải được tiến hành công khai trước người vi phạm và đại diện chính quyền có liên quan. Điều 14: Trường hợp người vi phạm quy chế này không thi hành theo đúng quyết định của ban thì sẽ bị kiện lên chính quyền có liên quan để tiếp tục thi hành án. Điều 15: Các điều ước hoặc quy chế này có hiệu lực kể từ ngày được phổ biến và có thể sửa đổi, bổ sung khi thấy không phù hợp với tình hình thực tế, được hội nghị đại diện của các bộ phận sử dụng tài nguyên ở bản Lóng Lăn nhất trí thông qua và được văn phòng huyện công nhận. (chứng kiến và công nhận) Trưởng bản Chánh văn phòng Bản Lóng Lăn Chính quyền huyện Luang Prabang Ông Sẳm Nan Xổn Tha Ny Châu Vư Zang (đã ký và đóng dấu) (đã ký và đóng dấu) Cấu trúc cộng đồng truyền thống dân tộc H`Mông, Bản Lóng lăn Trưởng họ Già Làng Trưởng họ Trưởng họ Lễ Nào Sòng Tết năm mới Trưởng nhánh Trưởng nhánh Trưởng nhánh Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ Già Làng Già Làng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32274.doc
Tài liệu liên quan