Chuyên đề Tăng cường công tác quản lý vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Hiện nay khi quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng Việt Nam, phù hợp hơn với chuẩn mực, quy định của tổ chức Thương mại Quốc tế thì đồng thời nó cũng khơi thông các kênh luân chuyển vốn từ bên ngoài vào thị trường nước ta, góp phần khơi dậy, kích hoạt các nguồn vốn tiềm năng trong nước. Trước những thuận lợi, khó khăn và thách thức đặt ra trên con đường phát triển, song trên cơ sở những gì đạt được trong những năm qua, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cùng các Bộ ngành có liên quan, cùng với sự hợp tác chặt chẽ, tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nước, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng cần phát huy những ưu thế đã có và tìm những giải pháp thích hợp khắc phục những điểm yếu, những khó khăn để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tăng cường quản lý nguồn vốn. Qua phần lý thuyết đã được học và nghiên cứu cùng với kiến thức thu được trong thời gian thực tập vừa qua, em đã phân tích thực trạng công tác quản lý vốn và đưa ra một số giải pháp cho Ngân hàng. Em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô để bài viết này hoàn thiện hơn và có giá trị trong thực tiễn.

doc84 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường công tác quản lý vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khách hàng và giao dịch lại tăng nhanh. 2.1.3.4 Về một số công tác khác Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Quân đội những năm qua liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Tổng giá trị bảo lãnh năm 2005 đạt 1.330 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2004 và tính đến 30/11/2006 đạt trên 1.200 tỷ. Kể từ khi cung cấp dịch vụ, Ngân hàng đã phát hành hàng chục nghìn thư bảo lãnh với tổng giá trị lớn mà vẫn chưa phải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào. Tổng phí bảo lãnh thu được tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa Ngân hàng Quân đội trở thành ngân hàng có phí bảo lãnh thu được cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần. Hoạt động đầu tư cũng là một mặt hoạt động được Ngân hàng Quân đội quan tâm chú trọng. Tính đến 30/11/2006, ngân hàng đã đầu tư góp vốn liên doanh cổ phần số tiền khoảng 98 tỷ đồng. Tổng thu nhập trước thuế từ hoạt động đầu tư là trên 35 tỷ. Các hoạt động đầu tư góp vốn được thực hiện đa dạng theo nhiều phương thức như mua cổ phần DNNN bán đấu giá lần đầu khi cổ phần hóa, mua cổ phần cổ đông chiến lược, đầu tư góp vốn Quỹ Đầu tư chứng khoán, giao dịch Trung tâm GDCK Hà Nội và các hoạt động ủy thác, giao dịch thông qua TSC. Nhìn chung, danh mục đầu tư của ngân hàng có chất lượng tốt. Hoạt động thẻ cũng là một điểm nhấn trong mảng dịch vụ của ngân hàng. Tuy mới bước vào thị trường thẻ nhưng ngân hàng cũng đã nhanh chóng tìm được đối tác để liên kết và từng bước phát triển dịch vụ đầy tiềm năng này. Tính đến cuối tháng 11/2006 thì ngân hàng đã phát hành được trên 26.500 thẻ với doanh số thanh toán thẻ đạt gần 300 tỷ, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo về cơ sở khách hàng cũng như kết quả hoạt động của mảng dịch vụ này. Mới đây ngân hàng đã triển khai sản phẩm mới Mobile Banking, hoàn thiện đề án chiến lược phát triển thẻ, chuẩn hóa phong cách giao dịch khách hàng thông qua việc ban hành Sổ tay phong cách giao tiếp khách hàng trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Hoạt động dịch vụ như dịch vụ tài khoản, chuyển tiền, dịch vụ kho quỹ, dịch vụ thu chi hộ…cũng đã có những bước tiến mới với chất lượng ngày càng cao, nhanh chóng, an toàn và chính xác, được khách hàng đánh giá cao. 2.1.3.5 Về kết quả hoạt động kinh doanh Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng những năm qua liên tục tăng trưởng và ổn định. Bảng 1: Lợi nhuận trước thuế 2003 – 11/2006 Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Lợi nhuận (tỷđ) 72,46 105,39 148,7 Trên 200 Nguồn: báo cáo thường niên 2003,2005 & ước tính của Ngân hàng Biểu đồ 1: Lợi nhuận trước thuế(tỷđ) Tổng lợi nhuận tính từ ngày thành lập đến hết ngày 30/11/2006 đạt trên 800 tỷ. Mức lợi nhuận ngân hàng tăng từ 0,23 tỷ đồng trong năm tài chính 1994 lên 148,7 tỷ năm 2005, gấp 646,5 lần và đạt trên 200 tỷ trong 11 tháng năm 2006, tăng trên 34,5% so với đầu năm. Kết quả đó đã góp phần đưa Ngân hàng Quân đội trở thành một trong những ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần. Nếu xét chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu thì Ngân hàng Quân đội luôn duy trì được mức ROE trên 20% trong những năm qua. Đến ngày 30/11/2006, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu gần 30,5%. Tỷ lệ chia cổ tức hàng năm của ngân hàng đạt 15-20%. Đồng thời hoàn thành tốt các nghĩa vụ về thuế, nộp trên 264 tỷ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước. 2.2. Thực trạng quản lý vốn của Ngân hàng Quân đội 2.2.1. Quản lý quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động 2.2.1.1 Quản lý quy mô nguồn vốn huy động Nhờ sự đa dạng hóa phương thức huy động vốn cũng như việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và nghiên cứu chất lượng dịch vụ Ngân hàng, Ngân hàng đã có nguồn vốn tăng trưởng khá cao đáp ứng được nhu cầu cho vay, thanh toán khá lớn. Bảng 2: Bảng quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2003-2006 Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Tổng vốn HĐ(tỷđ) 3485 4933 7046,6 11000 Tăng trưởng tuyệt đối(tỷđ) 1448 2113,6 2953,4 Tốc độ tăng trưởng(%) 41,55 42,85 58,09 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Biểu đồ 2: Quy mô nguồn vốn huy động(tỷđ) Tổng nguồn vốn huy động qua các năm tăng trưởng đáng kể. Qua 3 năm từ 2003 – 2005 tổng nguồn vốn huy động tăng hơn 2 lần từ 3485 tỷ đồng năm 2002 lên đến 7046,6 tỷ đồng năm 2005 và tính đến 30/11/2006, vốn huy động đã tăng trên 3,5 lần, đạt trên 11000 tỷ đồng. Mức huy động những năm qua đạt trên 40% trong điều kiện biến động về lạm phát, lãi suất, các chính sách tỷ giá…đã tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh tiền tệ và nhất là sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn về lãi suất thì mức tăng đó là một sự cố gắng rất lớn. Bảng 3: Quy mô nguồn vốn của một số Ngân hàng Ngân hàng Incombank Eximbank Năm 2004 2005 2004 2005 Tổng vốn HĐ(tỷđ) 81597 100572 6296 8352 Tăng trưởng tuyệt đối(tỷđ) 18975 2056 Tốc độ tăng trưởng(%) 23,25 32,66 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank So sánh 2 bảng trên, ta nhận thấy rằng: đối với những Ngân hàng Nhà nước, tổng nguồn vốn huy động được cao hơn rất nhiều lần so với Ngân hàng Quân đội nói riêng và các NHTMCP nói chung do hoạt động lâu năm, thị phần lớn, có uy tín, nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng Quân đội tăng nhanh hơn một số NHTMCP khác, cả về số tuyệt đối. Có được điều này là do những năm qua, Ngân hàng đã không ngừng tăng cường chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm với các hình thức huy động đa dạng, lãi suất cạnh tranh, tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng Quân đội. Đồng thời, từ năm 2005, ngân hàng đã tổ chức tốt các chương trình như “tiết kiệm dự thưởng”, “tiết kiệm có thưởng”,…nên đã thu hút được đông đảo các khách hàng đến với ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Quân đội còn tham gia khá tích cực trên thị trường liên ngân hàng với mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận và nâng cao tính thanh khoản. Từ quy mô nguồn vốn huy động, các nhà quản lý còn có thể đo lường hiệu quả lao động theo chỉ tiêu nguồn vốn huy động trên một lao động (NVHĐ/1LĐ). Bảng 4: Đo lường hiệu quả lao động qua quy mô nguồn vốn huy động Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Nguồn vốn HĐ(tỷđ) 3485 4933 7046,6 11000 Số LĐ BQ (người) 249 485 711 850 Vốn HĐ BQ/1LĐ 14 10,2 9,9 12,9 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Quân đội Chỉ tiêu Vốn HĐBQ/1 lao động 4 năm tăng giảm không ổn định mặc dù nguồn vốn huy động tăng lại tăng rất đáng kể. Từ năm 2003 đến 2005 chỉ tiêu này giảm từ 14 xuống còn 9,9 tỷ đồng/1 lao động. Đến năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng lên 12,9 tỷ đồng/1 lao động. Điều này là do, những năm qua Ngân hàng đã liên tục tuyển dụng, bổ sung cán bộ quản lý cho toàn hệ thống nằm trong chương trình phát triển Ngân hàng, xây dựng các chi nhánh rộng khắp trên cả nước. Những số liệu trên chưa thể đánh giá được hiệu quả của công tác huy động vốn mà cần phải đánh giá nó trong mối quan hệ sử dụng vốn. Để thấy được tình hình huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng những năm qua, ta theo dõi bảng số liệu sau: Bảng 5: Tình hình huy động và sử dụng vốn Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Tổng nguồn vốn HĐ(tỷđ) 3485 4933 7046,6 11000 Tổng dư nợ cho vay(tỷđ) 2966 3921,3 4470 5500 Hệ số sử dụng nguồn(%) 85,11 79,5 63,4 50 Phần dư(tỷđ) 519 1011,7 2576,6 5500 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Biểu đồ 3: Tình hình huy động và sử dụng vốn(tỷđ) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: hệ số sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng những năm qua luôn đạt trên 50%, nhưng cũng giảm đáng kể từ 85,11% năm 2003 xuống còn 50% năm 2006, mặc dù Ngân hàng đã đa dạng hóa các loại hình cho vay, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng chưa hiệu quả, do đó hệ sử dụng nguồn những năm qua giảm dần. Nhưng xét về số tuyệt đối, qua các năm cùng với sự gia tăng nguồn vốn huy động là sự gia tăng về dư nợ cho vay. Bảng 6: Tình hình huy động và sử dụng vốn của một số Ngân hàng Ngân hàng Incombank Eximbank Năm 2004 2005 2004 2005 Tổng vốn HĐ(tỷđ) 81597 100572 6296 8352 Tổng dư nợ cho vay(tỷđ) 64159,5 75885,7 5017 6598 Hệ số sử dụng nguồn(%) 78,6 75,5 79,7 79 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank Những năm qua, mặc dù vốn huy động và tổng dư nợ của các Ngân hàng đều tăng nhưng hệ số sử dụng nguồn của các Ngân hàng đều giảm. Tuy nhiên, so với Incombank và Eximbank thì hệ số sử dụng nguồn của Ngân hàng Quân đội giảm với tốc độ nhanh hơn nhiều. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn của Ngân hàng chưa hiệu quả. Ta xem bảng số liệu dưới đây: Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng vốn và tín dụng Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Tăng trưởng HĐV(%) 11,73 41,55 42,85 58,09 Tăng trưởng tín dụng(%) 44,75 32,21 13,99 23,04 Những năm qua, huy động vốn của Ngân hàng Quân đội tăng trưởng nhanh hơn tín dụng. Từ năm 2003 tốc độ tăng trưởng huy động vốn không ngừng tăng, từ 11,73% năm 2003 lên đến 58,09% năm 2006, tăng gần 5 lần. Trong khi, tăng trưởng tín dụng năm 2003 là 44,75% giảm xuống còn 13,99% năm 2005 và tăng lên 23,04% vào cuối năm 2006. Đó cũng là tình hình chung của hệ thống NHTM Việt Nam. Để thấy rõ điều đó, ta theo dõi bảng số liệu sau: Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng vốn và tín dụng của một số Ngân hàng Ngân hàng Incombank Eximbank Năm 2005 2005 Tăng trưởng HĐV(%) 23,25 32,66 Tăng trưởng tín dụng(%) 18,3 31,5 Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Quân đội lớn hơn của Incombank và Eximbank. Tăng trưởng huy động vốn tuy cao hơn các Ngân hàng khác nhưng tăng trưởng tín dụng lại thấp hơn rất nhiều. Đó là một hạn chế cần được khắc phục của Ngân hàng Quân đội. Ta theo dõi bảng cân đối giữa huy động vốn VNĐ và dư nợ VNĐ của Ngân hàng Quân đội. Bảng 9: Cân đối giữa huy động vốn VNĐ và dư nợ VNĐ Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Vốn huy động VNĐ(tỷđ) 2316 3012,5 4830,4 6533 Dư nợ VNĐ(tỷđ) 2119,7 2910,3 3334 4098 Hệ số sử dụng nguồn(%) 91,5 96,6 69 62,73 Phần dư(tỷđ) 196,3 102,2 1496,4 2435 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Theo bảng số liệu trên, ta thấy: về số tuyệt đối, việc huy động vốn VNĐ và việc sử dụng vốn VNĐ tăng liên tục trong 4 năm qua, nhưng hệ số sử dụng nguồn lại không ổn định. Hệ số sử dụng nguồn năm 2004 là 96,6% tăng so với năm 2003 là 91,5%, nhưng từ năm 2005 lại liên tục giảm đáng kể, năm 2005 là 69% và năm 2006 là 62,73%. Đó là tình trạng chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Bảng10 : Huy động vốn VNĐ và dư nợ VNĐ của một số Ngân hàng Ngân hàng Incombank Eximbank Năm 2004 2005 2004 2005 Huy động vốn VNĐ(tỷđ) 60319,2 80667 3750,6 5012,7 Dư nợ VNĐ(tỷđ) 55266,8 63797,8 2809,5 3705 Hệ số sử dụng nguồn(%) 91,6 79,1 74,9 73,9 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank Từ năm 2004-2005, hệ số sử dụng nguồn của Incombank giảm 12,5%, của Eximbank giảm 1%. Trong khi đó, hệ số sử dụng nguồn của Ngân hàng Quân đội từ 2004-2005 giảm 27,6%. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng nguồn VNĐ của Ngân hàng Quân đội chưa thực sự hiệu quả. Điều này là do tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, vốn ít, hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào một số ngành tăng giảm bất thường, cùng với nhiều hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải tăng cường hoạt động tín dụng hơn nữa để tạo nguồn thu nhập cho Ngân hàng, sử dụng hiệu quả nguồn huy động có được, giảm ứ đọng nguồn tiền này. Bảng 11: Cân đối giữa huy động vốn ngoại tệ và dư nợ ngoại tệ Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Vốn huy động NTệ(tỷđ) 1169 1920,5 2216,2 4467 Dư nợ NTệ(tỷđ) 846,3 1011 1136 1402 Hệ số sử dụng nguồn(%) 72,4 52,6 51,3 31,4 Phần dư(tỷđ) 322,7 909,5 1080,2 3065 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Những năm qua nhu cầu đầu tư tăng, nguồn dư nợ ngoại tệ cũng tăng mạnh, nhưng hệ số sử dụng nguồn này cũng giảm mạnh từ 72,4% vào năm 2003 đến năm 2006, hệ số sử dụng nguồn ngoại tệ này là 31,4%. Bảng12: Huy động vốn ngoại tệ và dư nợ ngoại tệ của một số Ngân hàng Ngân hàng Incombank Eximbank Năm 2004 2005 2004 2005 Huy động vốn NTệ(tỷđ) 21277,8 19905 2545,4 3339,3 Dư nợ NTệ(tỷđ) 8892,7 12087,9 2207,5 2893 Hệ số sử dụng nguồn(%) 41,8 60,73 86,7 86,6 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank So sánh với một số Ngân hàng khác ta thấy, hệ số sử dụng nguồn ngoại tệ của Eximbank vẫn duy trì ở mức trên 86%, biến động không đáng kể, trong khi hệ số này của Incombank lại tăng khá mạnh trong giai đoạn 2004-2005, từ 41,8% năm 2004 đến năm 2005 là 60,73%. Như vậy, trong những năm qua, sự gia tăng sử dụng vốn của Ngân hàng Quân đội đều tăng nhưng hiệu quả sử dụng vốn vẫn còn thấp. Do đó, trong thời gian tới, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, nghiên cứu khả năng huy động vốn là vấn đề cấp thiết đối với Ngân hàng Quân đội. 2.2.1.2 Quản lý cơ cấu nguồn vốn huy động Quản lý cơ cấu nguồn vốn huy động về khu vực kinh tế. Bảng 13: Cơ cấu nguồn vốn về khu vực kinh tế Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Tổng NVHĐ 3485 100 4933 100 7046,6 100 11000 100 TG dân cư 816 23,40 1506,9 30,55 2409,8 34,20 3807 34,61 TG tổ chức kinh tế 2669 76,60 3426,1 69,45 4636,8 65,80 7193 65,39 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Biểu đồ 4: Cơ cấu nguồn vốn về khu vực kinh tế Qua bảng trên ta thấy được sự biến động của tiền gửi dân cư, tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác. Mức tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư và doanh nghiệp tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng năm 2003 là 816 tỷ đồng chiếm 23,4% và tăng dần đến 2006 là 3807 tỷ đồng chiếm 34,61% trong tổng nguồn vốn huy động được. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn tiền gửi này. Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng mạnh qua các năm, nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn bị thuyên giảm. Bảng 14: Cơ cấu nguồn vốn về khu vực kinh tế của một số Ngân hàng Năm Ngân hàng Incombank Eximbank Chỉ tiêu số tiền (tỷđ) tỷ trọng (%) số tiền (tỷđ) tỷ trọng (%) 2004 Tổng NVHĐ 81597 100 6296 100 TG dân cư 34652,6 42,5 2507,9 39,8 TG tổ chức kinh tế 46944,4 57,5 3788,1 60,2 2005 Tổng NVHĐ 100572 100 8352 100 TG dân cư 44494 44,2 3420,8 41 TG tổ chức kinh tế 56078 55,8 4931,2 59 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank Qua bảng trên ta thấy, xu hướng chung của các Ngân hàng là tiền gửi dân cư tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng, một trong những nguyên nhân đó là do thu nhập dân cư ngày được cải thiện. Do đó, Ngân hàng cần đa dạng hóa hình thức huy động phù hợp với thị trường để giữ vững khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng, nhất là những doanh nghiệp lớn. Để thấy rõ hơn, ta phân tích về sự biến động của cơ cấu nguồn vốn theo từng đối tượng khách hàng. Bảng 15: Biến động tiền gửi của dân cư Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 NVHĐ từ dân cư(tỷđ) 816 1506,9 2409,8 3807 Tăng trưởng tuyệt đối(tỷđ) 690,9 902,9 1397,2 Tốc độ tăng trưởng(%) 84,70% 60% 58% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Tình hình huy động vốn từ dân cư của Ngân hàng những năm qua vẫn tăng mạnh. Ngân hàng đã triển khai kịp thời và huy động vốn có kỳ hạn, huy động theo phương thức tiết kiệm dự thưởng…đến năm 2004 tăng 690,9 tỷ đồng so với năm 2003, năm 2005 tăng thêm được 902,9 tỷ đồng và đến năm 2006, đã tăng thêm được 1397,2 tỷ đồng so với năm 2005. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trưởng lại giảm đáng kể, từ năm 2004 là 84,7% giảm xuống còn 60% năm 2005 và đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng là 58%. Bảng 16: Biến động tiền gửi dân cư của một số Ngân hàng Ngân hàng Incombank Eximbank Năm 2004 2005 2004 2005 NVHĐ từ dân cư(tỷđ) 34652,6 44494 2507,9 3420,8 Tăng trưởng tuyệt đối(%) 9841,4 912,9 Tốc độ tăng trưởng(%) 28,4 36,4 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư của Ngân hàng Quân đội tăng cao hơn các Ngân hàng khác. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng Quân đội đã dần có được sự tin cậy của khách hàng. Đó là một lợi thế của Ngân hàng trên thị trường trong giai đoạn phát triển trong tương lai. Nguồn tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiết kiệm, nó làm tăng tính ổn định của nguồn vốn Ngân hàng vì dân cư thường gửi tiền dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn. Xác định điều đó, Ngân hàng luôn chú ý đến phong cách giao dịch đối với các khách hàng tại các chi nhánh, phòng giao dịch, đồng thời bổ sung thêm trang thiết bị máy móc, đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời. Do tình hình biến động lãi suất cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt, Ngân hàng duy trì mức lãi suất cao hơn các Ngân hàng khác, do đó, lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng cao, chủ yếu vẫn là khách hàng truyền thống, lâu năm có thói quen gửi tiền tại Ngân hàng. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Bảng 17: Biến động tiền gửi của các tổ chức kinh tế Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 NVHĐ từ TCKT(tỷđ) 2669 3426,1 4636,8 7193 Tăng trưởng tuyệt đối 757,1 1210,7 2556,2 Tốc độ tăng trưởng(%) 28% 35% 55,10% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Đối với tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tăng mạnh trong những năm qua. Năm 2004 tốc độ tăng trưởng 28%, xét về số tuyệt đối tăng 757,1 tỷ đồng so với năm 2003. Đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 55,1%, tăng thêm 2556,2 tỷ đồng. Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng tích cực của cán bộ, công nhân viên Ngân hàng. Bảng 18: Biến động tiền gửi của các TCKT của một số Ngân hàng Ngân hàng Incombank Eximbank Năm 2004 2005 2004 2005 NVHĐ từ TCKT(tỷđ) 46944,4 56078 3788,1 4931,2 Tăng trưởng tuyệt đối(%) 9133,6 1143,1 Tốc độ tăng trưởng(%) 19,5 30,2 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank Không chỉ đối với tiền gửi dân cư, mà cả nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế cũng tăng nhanh hơn đối với các Ngân hàng khác. Quản lý cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền. Trước hết, ta xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của từng đối tượng khách hàng. Bảng 19: Cơ cấu NVHĐ theo loại tiền từ tiền gửi của dân cư. Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Tổng NVHĐ 816 100 1506,9 100 2409,8 100 3807 100 VNĐ 515,7 63,2 925,3 61,4 1327,2 55,1 1958,4 51,4 Ngoại tệ 300,3 36,8 581,6 38,6 1082,6 44,9 1848,6 48,6 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Ta thấy huy động tiền gửi dân cư có xu hướng tăng trong những năm qua. Năm 2006, VNĐ và ngoại tệ đã tăng gấp nhiều lần so với trước, VNĐ là 1958,4 tỷ đồng tăng gấp 5 lần, ngoại tệ là 1848,6 tỷ đồng tăng gấp 6 lần so với năm 2003 VNĐ là 515,7 tỷ đồng, ngoại tệ là 300,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi bằng VNĐ trong 4 năm qua liên tục giảm, năm 2003 chiếm 63,2% trong tổng nguồn vốn huy động trong dân cư, đến năm 2006 giảm xuống còn 51,4%. Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ lại tăng liên tục, từ 36,8% năm 2003 đến năm 2006 là 48,6%. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Bảng 20: Cơ cấu NVHĐ theo loại tiền từ tiền gửi của các TCKT Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Tổng NVHĐ 2669 100% 3426,1 100% 4636,8 100% 7193 100% VNĐ 1800,3 67,5% 2087,2 60,9% 3503,2 75,6% 4574,6 63,6% Ngoại tệ 868,7 32,5% 1338,9 39,1% 1133,6 24,4% 2618,4 36,4% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bằng VNĐ qua các năm không ổn định, năm 2004 là 60,9% giảm so với năm 2003 là 67,5% đến năm 2005 lại tăng mạnh 75,6% và giảm xuông còn 63,6% vào năm 2006, mặc dù về số tuyệt đối thì vẫn liên tục tăng. Trong khi đó, vốn huy động bằng ngoại tệ lại tăng giảm không ổn định, năm 2005 vốn huy động bằng ngoại tệ là 133,6 tỷ đồng, giảm 205,3 tỷ đồng so với năm 2004 và tăng thêm 1484,8 tỷ đồng vào năm 2006. Từ số liệu trên, ta xét bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của Ngân hàng Quân đội sau: Bảng 21: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Tổng NVHĐ 3485 100 4933 100 7046,6 100 11000 100 VNĐ 2316 66,5 3012,5 61,1 4830,4 68,5 6533 59,4 Ngoại tệ 1169 33,5 1920,5 38,9 2216,2 31,5 4467 40,6 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng nguồn vốn VNĐ có xu hướng giảm đi trong tổng nguồn vốn, đồng nghĩa với việc tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ đang tăng dần. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn vốn VNĐ trong tổng nguồn vốn của Incombank và Eximbank lại giảm đi nhưng không đáng kể. Bảng 22: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của một số Ngân hàng Năm Ngân hàng Incombank Eximbank Chỉ tiêu số tiền (tỷđ) tỷ trọng (%) số tiền (tỷđ) tỷ trọng (%) 2004 Tổng NVHĐ 81597 100 6296 100 VNĐ 60319,2 73,9 3750,6 59,6 Ngoại tệ 21277,8 26,1 2545,4 40,4 2005 Tổng NVHĐ 100572 100 8352 100 VNĐ 80667 80,2 5012,7 60 Ngoại tệ 19905 19,8 3339,3 40 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank Đó là do trong huy động vốn VNĐ có nhiều kênh huy động với lãi suất hấp dẫn như: trái phiếu Chính phủ, kỳ phiếu của Tổng công ty Dầu khí… nên công tác huy động vốn của các NHTM gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc huy động vốn trung và dài hạn. Mặt khác, trong xu thế hội nhập hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam ngày càng nhiều, Ngân hàng Quân đội có mối quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với nhiều Ngân hàng trên thế giới, do đó làm tăng nguồn vốn ngoại tệ cho Ngân hàng Quân đội. Trong năm 2006, vốn huy động bằng VNĐ của Ngân hàng Quân đội tăng 1702,6 tỷ đồng, ngoại tệ tăng thêm 2250,8 tỷ đồng so với năm 2005. Để có được kết quả như thế, Ngân hàng đã chủ động tìm kiếm, khai thác được các nguồn ngoại tệ trên thị trường liên Ngân hàng. 2.2.2. Quản lý phương thức huy động Các phương thức huy động vốn của Ngân hàng là mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng. Mở tài khoản cho cá nhân và doanh nghiệp. Thủ tục mở rất đơn giản, số dư tài khoản của khách hàng cá nhân là 100.000 VNĐ, số dư tài khoản của khách hàng doanh nghiệp là 1.000.000 VNĐ. Ngân hàng chủ yếu huy động tiền gửi từ doanh nghiệp qua phương thức này. Đây cũng là phương thức mà các Ngân hàng khác đang cạnh tranh gay gắt để có thể huy động được nhiều hơn, thu hút doanh nghiệp đến mở tài khoản tại Ngân hàng mình. Các loại tiền gửi. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư. - Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Lãi được nhập gốc vào ngày 25 hàng tháng hoặc vào ngày rút hết số dư. Khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào, tuy nhiên lãi suất là thấp nhất, thấp hơn so với tiền gửi có kỳ hạn - Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : Thông thường trả lãi một lần vào thời điểm đến hạn tuy nhiên khách hàng được lĩnh lãi giữa kỳ với các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Khách hàng có thể dùng sổ tiết kiệm để cầm cố vay vốn tại Ngân hàng với khối lượng vay và lãi suất ưu tiên. Bảng 23: Cơ cấu phương thức huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Tổng TGTK 816 100 1506,9 100 2409,8 100 3807 100 Không kỳ hạn 6,3 0,8 105,5 7 311,1 12,9 488,5 12,8 Có kỳ hạn 809,7 99,2 1401,4 93 2098,7 87,1 3318,5 87,2 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Phần đông dân cư thường thích gửi tiền với kỳ hạn 3-6 tháng vì họ lo sợ trong tương lai có thể phát sinh khoản chi tiêu nào đó. Từ đó, Ngân hàng phải khai thác hơn nữa đối tượng khách hàng này để nâng cao hơn nữa nguồn tiền gửi không kỳ hạn qua các hình thức mở tài khoản cá nhân, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng các loại thẻ ATM, POS, dịch vụ thanh toán quốc tế… Tiền gửi của các tổ chức kinh tế. - Tiền gửi có kỳ hạn: cũng giống như tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tuy nhiên lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế thấp hơn một chút so với tiền gửi tiết kiệm của dân cư. - Tiền gửi không kỳ hạn. Bảng 24: Cơ cấu phương thức huy động từ tiền gửi của các TCKT Năm 2003 2004 2005 30/11/2006 Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Tổng TG 2669 100 3426,1 100 4636,8 100 7193 100 Không kỳ hạn 1463,8 54,8 2335,7 68,2 2906,5 62,7 4537,8 63 Có kỳ hạn 1205,2 45,2 1090,4 31,8 1730,3 37,3 2655,2 37 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Nhìn chung, tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng chủ yếu ở các tổ chức kinh tế. Năm 2006, tiền gửi doanh nghiệp huy động không kỳ hạn tăng 63% so với năm 2005, còn tiền gửi doanh nghiệp có kỳ hạn tăng 37%. 2.2.3. Quản lý lãi suất Quản lý lãi suất của các khoản nợ là một bộ phận trong quản lý chi phí của Ngân hàng. Cạnh tranh bằng lãi suất là một biện pháp cạnh tranh có tính chất truyền thống của các NHTM Việt Nam hiện nay, cũng như sự lựa chọn của khách hàng trong việc gửi tiền, vay vốn. Hơn nữa, đây là quy luật chung của nền kinh tế thị trường. Lãi suất có tác dụng điều hòa cung – cầu, vốn sẽ chảy về nơi có lãi suất cao hoặc khách hàng sẽ tìm đến nơi có lãi suất thấp để vay vốn. Ta có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thông qua lãi suất của một số loại tiền gửi phổ biến sau. Bảng 25: Lãi suất huy động tiền gửi của Ngân hàng và một số Ngân hàng khác ngày 1/11/2006 (%/năm). Kỳ hạn Eximbank Incombank NHQĐ VNĐ USD VNĐ USD VNĐ USD KKH 3 1.25 3 1.25 2.4 1.25 1 tháng 7.2 4.15 6.84 3.7 7.08 3.4 2 tháng 7.68 4.25 7.2 3.8 7.56 3.8 3 tháng 8.52 4.5 7.56 4.2 8.28 4.1 6 tháng 8.76 4.6 7.8 4.4 8.76 4.5 9 tháng 9.00 4.8 8.16 4.55 8.88 4.6 12 tháng 9.24 4.9 8.4 4.85 9.24 4.9 Qua bảng số liệu, nhìn chung, lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Quân đội cao hơn lãi suất của các Ngân hàng Nhà nước nhưng so với Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên cùng địa bàn thì vẫn thấp hơn. Tuy vậy, Ngân hàng vẫn thu hút được một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền vì Ngân hàng có lợi thế lớn là uy tín, thương hiệu và Ngân hàng lại có kỳ hạn và hình thức trả lãi khá phong phú. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi với tổng chi phí không nhỏ, đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn cho người gửi tiền như tiết kiệm dự thưởng với những phần thưởng hấp dẫn,… 2.2.4. Quản lý kỳ hạn Kỳ hạn mà Ngân hàng đưa ra đối với các loại tiền gửi là rất phong phú như: tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng,… Đây là một hình thức tạo sự tiện lợi cho khách hàng có thể tùy ý lựa chọn kỳ hạn phù hợp để gửi tiền. Ta xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn ở bảng sau: Bảng 26: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn 2003 2004 2005 30/11/2006 Năm Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ trọng (%) Tổng NVHĐ 3485 100 4933 100 7046,6 100 11000 100 NVkhông kỳ hạn 1458,7 41,9 2840,9 57,6 3451 49 5608,2 51 NV có kỳ hạn 2026,3 58,1 2092,1 42,4 3595,6 51 5391,8 49 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội Biểu đồ 5 : Biến động nguồn vốn theo kỳ hạn Ta thấy, nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng từ năm 2003-2006. Nguồn vốn không kỳ hạn có sự thay đổi về tỷ trọng nhưng về số tuyệt đối vẫn tăng. Sở dĩ như vậy là vì trong những năm qua, Ngân hàng đã đẩy mạnh dịch vụ thanh toán thẻ, nhất là năm 2006, Ngân hàng phát hành được hơn 26500 thẻ doanh số thanh toán thẻ đạt trên 300 tỷ đồng. Điều này giúp Ngân hàng tăng trưởng về lợi nhuận vì đây là nguồn huy động có chi phí rẻ nhất. đồng thời, nguồn huy động có kỳ hạn lại tạo sự ổn định cho nguồn vốn trung và dài hạn. Trong thời gian tới, nếu Ngân hàng có những kế hoạch thích hợp, chú trọng nâng cao tiện ích của các sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ thì sẽ mở rộng được thị phần trong hoạt động huy động vốn cũng như trong các hoạt động kinh doanh khác. 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn tại Ngân hàng Quân đội 2.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động không ngừng gia tăng qua các năm, góp phần quan trọng trong việc cân đối và đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng. Nguồn tiền gửi từ dân cư thường chiếm tỷ trọng khoảng 30%, tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khoảng 70% và có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Số lượng huy động vốn VNĐ rất lớn tạo điều kiện cho việc mở rộng cho vay. Thứ hai, kỳ hạn của nguồn vốn huy động rất phong phú, cả tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn đều tăng qua các năm. Không những vậy, tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn cũng ngày càng tăng nên Ngân hàng thường dùng một lượng nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài, làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Thứ ba, Ngân hàng chủ động tìm kiếm, khai thác các khách hàng lớn, đồng thời giữ quan hệ với khách hàng truyền thống, tăng cường thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở rộng mạng lưới huy động rộng khắp cả nước và trên mọi tầng lớp dân cư để củng cố và mở rộng thị phần hoạt động. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1 Tồn tại Bên cạnh những mặt đã đạt được thì công tác quản lý vốn tại Ngân hàng Quân đội vẫn còn tồn tại một số những hạn chế cần khắc phục: Đầu tiên là sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay vẫn chưa hợp lý. Hệ số sử dụng nguồn của Ngân hàng 4 năm qua mặc dù trên 50% nhưng có xu hướng giảm mạnh, dư nợ cho vay vẫn chưa cân xứng với nguồn vốn huy động, nhất là nguồn huy động bằng VNĐ. Ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm các nguồn cho vay, đầu tư hợp lý nhằm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, hoạt động sử dụng vốn là chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tình hình huy động vốn từ dân cư của Ngân hàng, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm của dân cư còn nhiều hạn chế, tỷ trọng nguồn tiền này trong tổng nguồn vốn là thấp, chỉ chiếm khoảng 30%. 2.3.2.2 Nguyên nhân Qua những phân tích và nhận xét trên có thể cho thấy một số nguyên nhân chính sau: a, Nguyên nhân khách quan Do tác động của thị trường thế giới và thiên tai dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm, hạn hán, rét đậm, giá xuất khẩu của các mặt hàng nông - lâm - thủy sản trên thị trường thế giới tăng cao, giá nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng như phôi thép, xăng dầu…đã làm cho chỉ số giá cả tăng liên tục làm ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng đến gửi tiền. Diễn biến lạm phát, biến động về lãi suất, các chính sách tỷ giá gây ra tình hình biến động lãi suất trong thời gian qua, nổi bật là giai đoạn cuối năm 2004 sức ép lãi suất nội tệ rất lớn. Thị trường tiền tệ diễn biến trái chiều, trong khi vốn ngoại tệ có xu hướng dư thừa thì vốn nội tệ đồng Việt Nam có xu hướng khan hiếm, từ đó tạo sức ép lên lãi suất huy động vốn và cho vay VNĐ. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng phát triển tạo điều kiện cho các kênh huy động vốn khác ngày càng phát triển. Một luồng vốn lớn chuyển sang đầu tư, cất trữ vàng và đô la khi giá cả biến động mạnh trên thị trường. Một mặt, do thị trường chứng khoán bùng nổ, một lượng vốn lớn được đầu tư vào chứng khoán, đặc biệt là các trái phiếu với lãi suất cao, nhiều ưu đãi. Điều này gây ra không ít khó khăn cho công tác huy động vốn của các Ngân hàng. b, Nguyên nhân chủ quan Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại của Ngân hàng chưa thực sự phát triển và hoàn thiện, gây ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn tiền. Hệ thống phần mềm xử lý giao dịch chưa hoàn thiện. Xử lý giao dịch còn chậm, chưa đáp ứng được việc thanh toán, chưa phản ánh một cách chính xác hiệu quả hoạt động. Về hoạt động Marketing, Ngân hàng chưa có chính sách đồng bộ về tiếp thị khách hàng, đặc biệt là khách hàng chiến lược. Các hình thức quảng cáo, tuyên truyền vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán nên ít gây được sự chú ý của đông đảo quần chúng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa sử dụng hết tiềm năng về vốn của Ngân hàng. Ngân hàng chưa ban hành đầy đủ cơ chế chính sách về quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản. Về nhân sự còn kiêm nhiệm, chưa có sự tách biệt, phân công rõ ràng công việc. Trên thực tế còn bị chồng chéo công việc của nhân viên. Về hoạt động quản lý nguồn vốn. Việc quản lý nguồn vốn ra vào chưa hiệu quả, việc thông báo vốn ra vào Ngân hàng chưa kịp thời. Tại tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch của hệ thống, bộ phận giao dịch đề đã có cán bộ kiêm nhiệm việc thông báo vốn, tạo thuận lợi cho việc quản lý vốn ra vào Ngân hàng nhưng xử lý còn chậm. Vì vậy, trong thời gian tới nhất là trong tiến trình hội nhập Quốc tế hiện nay, Ngân hàng Quân đội cần có những giải pháp tích cực về công tác quản lý vốn nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định, bền vững. Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội 3.1. Định hướng quản lý vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội 3.1.1 Định hướng kinh doanh của Ngân hàng Quân đội trong thời gian tới Với những thắng lợi sau hơn 10 năm phát triển ổn định, có sự tăng trưởng toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, Ngân hàng Quân đội tiếp tục đề ra những mục tiêu phát triển trong thời gian tới. Theo kế hoạch dự kiến, trong năm 2007, Ngân hàng Quân đội sẽ tăng vốn điều lệ lên tối thiểu là 1.500 tỷ đồng. Về một số chỉ tiêu hoạt động, MB dự kiến sẽ tăng tổng tài sản lên tối thiểu là 1.800 tỷ đồng, đảm bảo trả đủ 18% cổ tức cho cổ đông. MB phấn đấu tăng trưởng 2007 đạt 42% so với 2006. Trong thời gian tới, Ngân hàng Quân đội sẽ tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, nghiên cứu triển khai thêm các sản phẩm huy động vốn và tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Ngân hàng. Đối với hoạt động tín dụng, Ngân hàng sẽ tiếp tục giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống và đa dạng hóa các loại hình cho vay, trong đó đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với hoạt động dịch vụ, Ngân hàng Quân đội sẽ tập trung nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có như dịch vụ tài khoản, chuyển tiền, dịch vụ kho quỹ, dịch vụ thu chi hộ, dịch vụ thẻ … Đặc biệt, Ngân hàng Quân đội sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động của Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, Ngân hàng Quân đội cũng sẽ đẩy mạnh tăng thu khác ngoài thu tín dụng như thu dịch vụ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Quân đội sẽ tiếp tục thực hiện chương trình cải tổ 2004-2008: Đổi mới mô hình tổ chức và Xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro. MB phấn đấu trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường đã lựa chọn tại các khu vực đô thị trọng điểm, tập trung vào việc: - Giữ vững và khai thác có hiệu quả mảng thị trường các doanh nghiệp truyền thống. - Phát triển một cách lựa chọn mảng thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Tạo một thế mạnh trong mảng thị trường tiêu dùng. - Tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh Treasury. - Phát triển mạnh hoạt động kinh doanh kế toán. 3.1.2 Định hướng quản lý vốn của Ngân hàng Quân đội trong thời gian tới. Thứ nhất, Ngân hàng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nguồn vốn huy động. Đồng thời đẩy mạnh công tác huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng tiếp tục mở rộng khai thác sử dụng nguồn vốn vay và gửi trên thị trường liên Ngân hàng, tập trung đẩy mạnh kinh doanh giấy tờ có giá như trái phiếu. Thứ hai, coi trọng công tác cán bộ, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý vốn. Ngân hàng sẽ chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý vốn, nhằm đảm bảo cán bộ có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn, nhất là thái độ phục vụ chuyên nghiệp của các cán bộ giao dịch. Trong thời gian tới Ngân hàng Quân đội sẽ đào tạo cho cán bộ về sản phẩm mới của Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng sẽ đào tạo cho đội ngũ cán bộ bán hàng trực tiếp, cán bộ kinh doanh các sản phẩm của khối Treasury. Đặc biệt là các cán bộ ở các chi nhánh mới sẽ được Ngân hàng đào tạo về nghiệp vụ nguồn vốn. Thứ ba, áp dụng linh hoạt công cụ lãi suất và các hình thức huy động vốn, đẩy mạnh công tác tiếp thị, có chính sách thích hợp với từng đối tượng khách hàng có tiền gửi lớn. Chủ động tìm hiểu, tiếp cận và vận động những khách hàng có tiềm năng tiền gửi về gửi vốn tại Ngân hàng. Mặt khác, triển khai kịp thời các kế hoạch huy động vốn của Ngân hàng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, Ngân hàng cần tiép tục khai thác, tiềm kiếm nhằm tăng tỷ trọng đầu tư, cho vay để hoạt động sử dụng vốn một cách an toàn và hiệu quả. Thứ tư, tiếp tục hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán, phát triển các khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng hiện đại như thẻ ATM, POS… Thứ năm, Ngân hàng tiếp tục cải cách bộ máy tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý, điều hành kinh doanh, trong đó có công tác quản lý vốn. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong tất cả các nghiệp vụ. 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý vốn tại Ngân hàng Quân đội Mặc dù nguồn vốn của Ngân hàng Quân đội trong thời gian qua luôn dồi dào nhưng trong quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động nguồn vốn thì việc tăng cường công tác quản lý vốn trong thời gian tới là vấn đề quan trọng. Có rất nhiều giải pháp để tăng cường quản lý vốn của Ngân hàng, em xin đề xuất một số giải pháp sau: 3.2.1. Hoàn thiện và đa dạng hóa các phương thức huy động hiện có. Các phương thức huy động vốn rất đa dạng, phong phú hơn so với nhiều Ngân hàng khác về kỳ hạn và hình thức trả lãi. Tuy vậy Ngân hàng cũng cần nghiên cứu, đổi mới và phát triển thêm các phương thức huy động vốn khác. Bên cạnh đó, với phương thức đi vay bằng phát hành công cụ nợ, Ngân hàng có thể tăng thêm tính lỏng cho các công cụ như kỳ phiếu, trái phiếu…để thu hút thêm khách hàng. Ngoài những hình thức huy động truyền thống hiện nay thì Ngân hàng có thể triển khai một số hình thức sau: + Tiết kiệm VNĐ được bảo hiểm trượt giá USD Mỹ. Hiện nay nền kinh tế Thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, đến cuộc sống người dân nói chung như lạm phát, dịch bệnh…tác động xấu đến tâm lý người gửi tiền. Ngân hàng có thể nghiên cứu hình thức huy động tiền gửi VNĐ này, tùy theo sự biến động tỷ giá VNĐ/USD mà khách hàng sẽ được bù đắp sự mất giá của đồng Việt Nam so với USD Mỹ khi gửi tiền VNĐ. + Tài khoản tiền gửi lãi suất bậc thang: Đây là hình thức tiết kiệm lũy tiến trả lãi suất càng cao cho khoản tiền gửi càng lớn. Hình thức này thu hút thêm đối với những khách hàng có số tiền gửi lớn, đồng thời tăng khả năng hơn nữa trong quá trình huy động số tiền nhàn rỗi trong dân cư. + Tài khoản tiết kiệm điện tử: Với hình thức này khách hàng không cần giữ bất cứ một cuốn sổ nào như trước, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi gửi, rút tiền, chuyển tiền… Ngoài ra, còn một số hình thức khác đã được áp dụng ở một số Ngân hàng khác như: tiết kiệm tiền gửi một lần rút nhiều lần, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt,… 3.2.2. Phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại Hiện nay, mặc dù Ngân hàng đã triển khai các sản phẩm dịch vụ ATM, trả lương qua tài khoản…, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng như tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư…,dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền nhanh, nhưng trong tương lai khi quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế diễn ra rộng khắp, để có đủ năng lực cạnh tranh, Ngân hàng Quân đội cần tận dụng cơ hội, mở rộng hơn nữa quan hệ với các Ngân hàng lớn trên thế giới và các Ngân hàng khác, bên cạnh đó, triển khai cung ứng thêm một số sản phẩm khác như để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được mở rộng hơn như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi kỳ hạn…, triển khai thực hiện một số nghiệp vụ mới như dịch vụ thu hộ thuế, tiền phạt, điện nước, điện thoại… Phát triển tốt dịch vụ thanh toán, dịch vụ kiều hối và các dịch vụ thu hút ngoại tệ khác sẽ tác động tới hoạt động huy động vốn, đồng thời tác động đến toàn bộ hoạt động Ngân hàng, thúc đẩy hoạt động Ngân hàng phát triển nhanh, cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ để nguồn thu từ dịch vụ ngày càng tăng trưởng trong nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Như vậy, các hoạt động dịch vụ phát triển là cơ hội tốt để các sản phẩm huy động vốn được phát triển hơn nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. 3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường kinh doanh biến động không ngừng, cùng với cuộc đấu tranh gay gắt giành giật thị trường ở trong và ngoài nước. Marketing thực sự đã trở thành một trong những xu hướng phát triển trong kinh doanh Ngân hàng hiện đại. Để xây dựng thương hiệu và nâng cao khả năng khám phá cơ hội kinh doanh và vị thế cạnh tranh, cũng như nâng cao hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, Ngân hàng cần đẩy mạnh và chủ động hơn nữa chiến lược Marketing Ngân hàng. Sau đây là một số giải pháp ứng dụng Marketing trong việc thúc đẩy công tác huy động vốn của Ngân hàng: Thứ nhất, nghiên cứu thị trường tiền gửi và khách hàng có liên quan tới mục đích đánh giá tiềm năng huy động vốn của Ngân hàng, khao thác triệt để tiềm năng vốn cũng như xem xét mức độ, khả năng cạnh tranh so với đối tác, bạn hàng trên địa bàn, cần dựa vào việc nghiên cứu thị trường tiền gửi các NHTM trên địa bàn, thị trường bảo hiểm, bất động sản, thị trường chứng khoán, nghiên cứu về thu nhập, mức sống dân cư, mức độ tiêu dùng, khả năng tích lũy, tiết kiệm và tâm lý dân cư, nghiên cứu về khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng… Thứ hai, phân tích các sản phẩm, dịch vụ hiện có và nghiên cứu triển vọng phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá, nâng cao hiệu quả sản phẩm cung cấp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Thứ ba, tái cấu trúc các kênh phân phối, bán sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng như mạng lưới tiết kiệm, hệ thống tiền gửi thanh toán,… Đồng thời, cần đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ Ngân hàng, hiện đại hóa tin học Ngân hàng để khai thác thêm nguồn vốn tại những nơi có tiềm năng nhất là tại khu vực đô thị, thành phố lớn. Thứ tư, hoạch định cơ chế, chính sách về xúc tiến thị trường, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi…Cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Ngân hàng trên các phương tiện hiện đại như truyền hình, mạng internet, trên trang web, tăng cường tiếp xúc với các cơ quan báo chí. Ngân hàng cần nâng cấp trang web militarybank.com.vn, thường xuyên cập nhật thông tin về Ngân hàng, dịch ra nhiều thứ tiếng góp phần tăng cường giới thiệu hình ảnh của Ngân hàng Quân đội một cách hiện đại và chuyên nghiệp hơn để thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của người dân trong nước và cả khách hàng nước ngoài mang lại kết quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn. Tích cực tham gia tài trợ các hoạt động thể thao, văn hóa, giáo dục, các hoạt động từ thiện…nhằm xây dựng hình ảnh riêng của Ngân hàng. Thứ năm, Ngân hàng cần tăng cường công tác khách hàng và xây dựng chính sách, cơ chế chăm sóc khách hàng hợp lý nhằm xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Duy trì, mở rộng mối quan hệ với khách hàng lâu năm, nhất là đối với khách hàng lớn, có năng lực tài chính mạnh là điều quan trọng với mỗi Ngân hàng. Ngân hàng Quân đội có thể ưu đãi về phí dịch vụ, về lãi suất, các hình thức khuyến mại,…hoặc tổ chức những buổi hội nghị khách hàng nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng, kết hợp giới thiệu, quảng bá sản phẩm mới, không ngừng nâng cao thỏa mãn nhu cầu khách hàng và đáp ứng lợi ích của Ngân hàng. 3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu huy động vốn tốt, tạo được một nguồn vốn dồi dào, ổn định là cơ sở vững chắc để hoạt động tín dụng thực hiện một cách chủ động, hiệu quả. Ngược lại, sự tăng trưởng tín dụng lại thúc đẩy, buộc các hoạt động huy động vốn phải có những bước đổi mới mạnh mẽ để theo kịp sự phát triển của tín dụng, để hoạt động huy động vốn mới thực sự có hiệu quả. 3.2.4.1 Tăng cho vay doanh nghiệp, tư nhân Ngân hàng cần tăng tổng dư nợ cho vay, đồng thời giảm dư nợ quá hạn xuống. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng phải điều chỉnh để cân đối hệ số sử dụng nguồn. Để làm được điều đó, Ngân hàng cần tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa để tăng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp, tư nhân, cá thể và cho vay tài sản có đảm bảo, cùng với việc thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, phòng ngừa rủi ro, quản trị rủi ro thanh khoản. kiên quyết giảm dư nợ đối với những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ, tài chính yếu kém, tích cực thu nợ đọng, xử lý nợ quá hạn đảm bảo hoạt động tín dụng phát triển bền vững và hiệu quả. 3.2.4.2 Đa dạng hóa các loại cho vay Ngân hàng cần phải đa dạng hóa các loại hình cho vay, mở rộng, cải tiến các loại hình khách hàng và thị phần tín dụng nhằm đảm bảo tính an toàn, hiệu quả bền vững, tạo thu nhập cho Ngân hàng, tăng uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó hỗ trợ, đẩy mạnh và mở rộng hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, cũng phải luôn chú trọng chất lượng tín dụng; việc phân loại, lựa chọn khách hàng phải được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích ngành nghề kinh doanh và định hướng của Ngân hàng, đặc biệt cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. 3.2.4.3 Mở rộng vốn đầu tư theo dự án, đồng tài trợ Ngân hàng cần khai thác, ký kết hợp đồng cho vay, mở rộng tín dụng đầu tư theo các dự án lớn, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ cho các dự án lớn như dự án ODA, những dự án trọng điểm của Nhà nước, các bộ ngành có liên quan. Đồng thời, Ngân hàng cũng cần đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình với các hoạt động trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ. Để đảm bảo hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả, Ngân hàng cần tăng cường quản lý nguồn vốn ngắng hạn, trung và dài hạn để có thể quản lý tôt nguồn ngắn hạn để cho vay dài hạn, nhằm hạn chế những rủi ro, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. 3.2.5. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Trong tiến trình hiện đại hóa Ngân hàng, sử dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin trong toàn hệ thống thì nhân tố con người là vô cùng quan trọng, nó đòi hỏi phải có sự hiểu biết, cẩn thận, chính xác vì bất cứ một sai lầm trong nghiệp vụ hay trong quá trình quản lý đều có thể gây ra tổn thất cho Ngân hàng. Do vậy, tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên Ngân hàng là điều tất yếu, nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống, trong đó chú trọng bổ sung các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ. Đặc biệt, phải phát huy tính chuyên nghiệp trong quản trị Ngân hàng của cán bộ quản lý trong đó có bộ phận quản lý nguồn vốn để khuyến khích tính năng động, sáng tạo của cán bộ quản lý vốn như chủ động trong việc khai thác các hình thức huy động vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ huy động…đồng thời phát huy những phẩm chất của một nhà quản lý, dám nghĩ dám làm, có tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vì sự phát triển của Ngân hàng. Ngoài ra, nâng cao trinh độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ nhân viên Ngân hàng cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Ngân hàng cần tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ nhân viên Ngân hàng có thể mời chuyên gia về hướng dẫn nghiệp vụ hoặc khuyến khích họ đào tạo hay cử cán bộ có năng lực đi đào tạo tại các trung tâm trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức các cuộc kiểm tra năng lực cán bộ, thi đua, khen thưởng… Công tác tuyển dụng cần tiến hành một cách trung thực, nghiêm túc, cần có chính sách thu hút nhân tài từ các trường đại học có đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tốt. KẾT LUẬN Hiện nay khi quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng Việt Nam, phù hợp hơn với chuẩn mực, quy định của tổ chức Thương mại Quốc tế thì đồng thời nó cũng khơi thông các kênh luân chuyển vốn từ bên ngoài vào thị trường nước ta, góp phần khơi dậy, kích hoạt các nguồn vốn tiềm năng trong nước. Trước những thuận lợi, khó khăn và thách thức đặt ra trên con đường phát triển, song trên cơ sở những gì đạt được trong những năm qua, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cùng các Bộ ngành có liên quan, cùng với sự hợp tác chặt chẽ, tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nước, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng cần phát huy những ưu thế đã có và tìm những giải pháp thích hợp khắc phục những điểm yếu, những khó khăn để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tăng cường quản lý nguồn vốn. Qua phần lý thuyết đã được học và nghiên cứu cùng với kiến thức thu được trong thời gian thực tập vừa qua, em đã phân tích thực trạng công tác quản lý vốn và đưa ra một số giải pháp cho Ngân hàng. Em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô để bài viết này hoàn thiện hơn và có giá trị trong thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO I – SÁCH. 1. Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống Kê, 2004. 2. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài Chính. 3. Học viện Ngân hàng, Quản trị Ngân hàng, NXB Thống Kê, 2001. 4. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài Chính, 2001. II – BÁO – TẠP CHÍ. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Báo cáo thường niên 2003, 2005. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Ước tính 2006. Thông tin từ các trang Web có liên quan: Militarybank.com.vn Eximbank.com.vn Icb.com.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0159.doc
Tài liệu liên quan