Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( VPBank) Hà Nội

Với đặc thù là một nành tài chính đi đầu trong sự nghiệp phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế đất nước, mà là một ngân hàng thương mại với vốn cổ phần lớn nằm trong tốp những ngân hàng dẫn đầu cả nước, VPBank luôn cố gắng phấn đấu là người đi đầu. Vốn và hoạt động huy động vốn là không thể thiếu rong quá trình hoạt động và phát triển của ngân hàng thương mại. Vốn đóng vai trò quan trọng không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng mà cón thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn và cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( VPBank) Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố 1535/QĐ – UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Với mức vốn điều lệ ban đầu thành lập là 20 tỷ VNĐ. Sau đó du nhầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần thực hiện tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/ 2006 vốn điều lệ của VPBank là 500 tỷ đồng. Tháng 9/ 2006, VPBank được ngân hàng nhà nước chấp thuận bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC - một ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000tỷ đồng, đến tháng 7/ 2006 vốn điều lệ của VPBank là 1.500 tỷ đồng. Hiện nay, vốn điều lệ của VPBank đạt 2000 tỷ đồng. Tính đến 31/12/207 VPBank có 27 chi nhánh cấp trải dài từ bắc vào nam với tổng số nhân viên của VPBank là 2.681 người tăng 1.356 người so với cuối năm 2006. Đội ngũ nhân viên VPBank phần lớn là những người trẻ tuổi (hơn 70 % cán bộ nhân viên của VPBank có độ tuổi dưới 30 tuổi).. Nằm trong chiến lược mở rộng và phát triển của ngân hàng VPBank, năm 2005 chi nhánh VPBank Hà Nội được thành lập trên danh nghĩa là tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn ra khỏi Hội sở chính. Nhưng trên thực tế là xây dựng mới hoàn toàn Hội sỏ chính. Như vậy, trên danh nghĩa chi nhánh VPBank Hà Nội chính thức hoạt động vào ngày 4/1/2005 nhưng trên thực tế đơn vị này đã hoạt động từ khi ngân hàng VPBank chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993. Hiện nay, chi nhánh VPBank Hà Nội gồm 11 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh VPBank Hà Nội Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh VPBank Hà Nội Ban giám đốc Phòng giao dịch kho quỹ VPBank Cát Linh VPBank Trần Hưng Đạo Phòng kế toán VPBank Tràng An Phòng A/O doanh nghiệp VPBank Yên phụ Phòng A/O cá nhân VPBank Thuỵ Khuê VPBank Khâm Thiên Phòng thẩm định tài sản đảm bảo VPBank Tôn Đức Thắng Phòng thanh toán Quốc tế VPBank Trần Xuân Soạn Phòng hành chính tổ chức VPBank Hàng Giầy VPBank Đội Cấn Thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở chính hiện nay chi nhánh VPBank Hà Nội hoạt động các hoạt động của hội sở chính như: - Hoạt động huy động vốn - Hoạt động tín dụng - Hoạt động kinh doanh ngoại hối - Hoạt động kinh daonh dịch vụ - Hoạt động cân đối điều hoà vốn: Chi nhánh thực hiện công tác cân đói, điều hoà vốn trong nội bộ các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc mình sau đó chuyển về Hội sở chính. - Hợp tác kinh doanh, phân phối thu nhập - Tổ chức cán bộ: tổ chức cán bộ trong các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội - Kiểm tra, kiểm soát: Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội quản lý - Phổ biến pháp luật 2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh VPBank Hà Nội Trong những năm vừa qua mặc dù tình kinh tế, chính trị ở trong và ngoài nước có nhiều biến động nhưng Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định trong mấy năm qua. Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất thế giới. Đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Việt Nam đang là một trong những Quốc gia có môi trường đầu tư rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, điều này được minh chứng qua nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam liên tục tăng. Nguồn vốn ODA, giá trị xuất nhập khẩu không ngừng tăng trưởng cao bất chấp sự tác động của các yếu tố kinh tế thế giới. Các chính sách vĩ mô được Nhà nước không ngừng hoàn thiện tạo điều kiện cho việc hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, các rào cản thương mại... Trong khi đó năng lực cạnh trang của chúng ta còn yếu, kinh nghiệm về giao dịch quốc tế chưa có, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, vấn đề nhân sự đang làm nhức nhối nhiều nhà quản trị. Ngân hàng một ngành được coi là then chốt của nền kinh tế cũng đang chuyển mình theo xu hướng hội nhập. Hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng đã trở thành yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, hệ thống các ngân hàng thương mại bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần đang đầu tư tổng lực để phát triển. Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( VPBank ) cũng không ngừng nỗ lực hoàn thiện chính mình, tạo dựng lòng tin vững chắc nơi khách hàng. Chính nhờ đường lối lãnh đạo của Hội dồng quản trị, sự nỗ lực làm việc của đội ngũ các cán bộ công nhân viên trong toàn ngân hàng và được sự hỗ trơ từ phía ngân hàng nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước trong năm 2007 tình hình hoạt động của ngân hàng VPBank đã có bước tiến quan trọng. Tình hình hoạt động chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng VPBank Trong thời gian qua, cùng với sư phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày một nâng lên, cơ chế thị trường ngày càng năng động với các hoạt động đầu tư, kinh doanh phát triển mạnh, các hoạt động đầu tư nước ngoài gia tăng, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày sâu rộng theo lộ trình đã cam kết, vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng được tăng lên. Tính đến 31/12 năm 2007 vốn điều lệ của ngân hàng VPBank là 2.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 18,2 ngàn tỷ đồng tăng 78% so với cuối năm 2006. Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt trên 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006. Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc. Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc. Các chi nhánh, phòng giao dịch của VPBank trên toàn quốc đều đi vào hoạt động suôn sẻ và bước đầu đạt những kết quả khả quan. Hoạt động huy động vốn: Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động của VPBank là 15.355 tỷđồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6.290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương 69%). Trong đó, nuồn huy động của tổ chức kinh tế và dân cư (thị trường I) đạt 12.941 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7.906 tỷ đồng tăng 3.397 tỷ đồng so với cuối năm 2006). Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 2.414 tỷ đồng, giảm 1.210 tỷ đồng so với cuối năm 2006. Bảng1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng VPBank Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: báo cáo tài chính Qua những số liệu ta nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng với tốc độ rất nhanh. Để đạt được kết quả khả quan trên ngoài việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, VPBank đã có nhiềuhình thức huy động vốn linh hoạt, phong phú như: tiết kiệm dự thưởng, áp dụng lãi suất ưu đãi với số tiền gửi lớn nhiều và kỳ hạn gửi dài, gửi tiết kiệm tích luỹ và cho phép rút từng phần theo nhu cầu của khách hàng, tặng quà khuyến mại và kèm theo là các dịch vụ hỗ trợ thanh toán, chuyển tiền trong nước thuận lợi cho khách hàng Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so với cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.596 tỷ đồng chiềm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tuch duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%. Bảng 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: báo cáo tài chính Hoạt động dịch vụ + Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong năm 2007 đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Lượng giao dịch Than toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về số lượng và phạm vi hoạt động. Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New york trao “ chứng nhận đạt tỷ lệ chuẩn trong thanh toán quốc tế” năm 2006. Tháng 9/2007, đại diện của CityBank đã trao cho VPBank giải thưởng “Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc năm 2006”. + Hoạt động kiều hối: Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua Westem Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2006. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng đại lý phụ đến cuối năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Tổng số phí Westem Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh + Tình hình nguồn vốn - sử dụng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của VPBank đến 31/12/2007 đạt 18.231 tỷ đồng tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu đạt 2.299,8 tỷ đồng (vốn điều lệ 2000 tỷ đồng) tăng 149% so với năm 2006. Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư là 12.941 tỷ đồng tăng 128% so với năm 2006; Vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng là 2.414 tỷ đồng, giảm 29% so với cuối năm 2006; vốn uỷ thác đầu tư là 124 tỷ đồng, tăng 220% so với cuối năm 2006. Về sử dụng vốn: Đến 31/12/2007 tổng tài sản có của VPBanklà 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Số dư tiền mặt và tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước là 1.492 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2006; Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác là 541 tỷ đồng, giảm 51% so với năm 2006; Tổng dư nợ cho vay của VPBank đối với nền kinh tế là 13.217 tỷ đồng, tăng 165% so với năm 2006; Góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác là 563,7 tỷ đồng – tăng 582% so với cuối năm 2006 (tăng chủ yếu do chuyển vốn thành lập công ty chứng khoán- 500 tỷ đồng). Chứng khoán đầu tư là 178,5 tỷ đồng, giảm 43% so với năm 2006; tài sản cố định là 264,6 tỷ đồng, tăng 157% so với cuối năm 2006. + Các tỷ lệ an toàn vốn: Các tỷ lệ an toàn vốn được VPBank duy trì theo đùng quy định của ngân hàng Nhà nước Tỷ lệ an toàn vốn là 215 (mức quy định của ngân hàng Nhà nước tối thiểu là 8%) Tỷ lệ về khả năng chi trả là 126% (mức quy định tối thiểu là 25%). Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn là 18,7% (mức tối đa được phép là 40%). Kết quả kinh doanh năm 2007: Kết thúc năm tài chính 2007, VPBank đatk lợi nhuận trước thuế là ơn 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006, trong đó lợi nhuận từ hoạt động của ngân hàng là 273 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty chứng khoán đạt 38,9 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty AMC là 2 tỷ đồng. Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank Nguồn: báo cáo tài chính Thực trạng hoạt động của chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội Thực hiện đường lối chỉ đạo của hội đồng quản trị ngân hàng VPBank, toàn bộ cán bộ nhân viên của chi nhánh VPBank Hà Nội đã phấn đấu quyết tâm thưc hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong năm 2007 hoạt động của chi nhành VPBank Hà Nội đã có bước phát triển lớn với tốc độ tăng trưởng của các chỉ số vượt kế hoạch đề ra trong năm 2007. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động mũi nhọn mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho bất kỳ ngân hàng nào. Với chiến lược phát triển hoạt động tín dụng lành mạnh, an toàn và hiệu quả mà ngân hàng đã đề ra, chi nhánh VPBank Hà Nội đã thực hiện rất tốt chủ trương đó. Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội Bảng 4: Tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh Hà nội Đơn vị : Tỷ đồng Nguồn: báo cáo tài chính Qua số liệu trên ta thấy rằng tình hình huy động vốn của chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội có xu hướng tăng liên tục năm sao cao hơn năm trước. Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng VPBank đạt 2950,513 tỷ đồng tăng 154% so với năm 2006. Có được sự tăng trưởng lớn trong hoạt huy động vốn của ngân hàng là do ngân hàng có các chính sách huy động vốn hợp lý, hấp dẫn thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Hơn nữa năm 2007 Chi nhánh Hà Nội qui mô được mở rộng do có thêm các phồng giao dịch trực thuộc vì vậy vievj huy động vốn tăng trưởng rất nhiều. Cùng với đó là do tác động của yếu tố tâm lý do uy tín của ngân hàng VPBank được khẳng định trên thị trường là đạt nhãn hiệu nổi tiếng tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền. Từ đầu năm 2007 thị trường chứng khoán bắt đầu có dấu hiệu vì vậy mà lượng tièn các nhà đàu tư gửi vào ngân hàng cũng tăng theo. 2.2.1 Huy động vốn phân theo kỳ hạn Bảng 5: Bảng huy động vốn phân theo kỳ hạn của chi nhánh VPBank Hà Nội Đơn vị : tỷ đồng Nguồn: báo cáo tài chính Trong tổng vốn huy động của ngân hàng hàng VPBank chi nhánh Hà Nội thì tổng vốn huy động kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng. Xu hướng gia tăng này của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng đang chú trngj phát triển để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu theo định hướng phát triển chung của ngân hàng. Không chỉ sự gia tăng nhanh chóng về tỷ trọng vốn huy động dưới 12 tháng mà sự gia tăng về số tuyệt đối cũng rất dấng kể. Năm 2007 nguồn vốn huy động dưới 12 tháng tăng xấp xỉ 2,03 lần năm 2006 và gấp 3,14 lần so với năm 2005. Các khoản tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng không lớn có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưmg về mặt tuyệt đối thì vẫn tiếp tục gia tăng. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn có xu hướng tăng cả về mặt tỷ trọng và mặt con số tuyệt đối. Nguyên nhân làm cho cơ cấu huy động vốn của VPBank có sự thay đổi là do tác động của nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan mang lại. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn tăng là do ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Phát thêm nhiều dịch vụ tiện ích mới thu hút khách hàng sử dụng đặc biệt là khối khách hàng sử dụng các dịhc vụ của ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh và phát triển của mình. Đây là một dấu hiệu cho thấy các ngân hàng đang phấn đấu để hoạt động theo mô hình ngân hàng hiện đại. 2.2.2 Huy động vốn phân theo loại tiền Bảng 6: Bảng Huy động vốn phân theo loại tiền của chi nhánh VPBank Hà Nội Đơn vị : Tỷ đồng Nguồn: báo cáo tài chính Nguồn vốn huy động ngoại tệ có xu hướng tăng đây là do tác động của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO. Các hoạt động dầu tư từ nước ngoài vào thj trường Việt Nam tăng, rồi các dòng tiền từ nước ngoài gửi về Việt Nam qua con đường xuất khẩu lao động... làm cho lượng ngoại tệ tăng. Năm 2007 lượng ngoại tệ mà ngân hàng huy động xấp xỉ bằng 1,56 lần năm 2006. Một dấu hiệu chứng tỏ uy tín của ngân hàng VPBank không ngừng được củng cố theo từng năm hoạt động. Qua số liệu trê ta thấy rằng nguồn vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều lần vốn ngoại tệ và là nguồn tạo ra lợi nhuận chính cho ngân hàng. Vốn nội tệ huy động năm 2007 bằng 1,49 lần năm 2006 như vậy là tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Huy động vốn phân theo đối tượng huy động Bảng 7: Bảng huy động vốn phân theo đối tượng huy động của Chi nhánh VPBank Hà Nôi Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: báo cáo tài chính Nguồn Vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nguồn vốn này cao xu hướng tăng dần qua các năm chứng to ngân hàng đã tạo dựng được niềm tin nơi khach hàng của mình. Ta thấy tiên gửi của các tổ chức cũng tăng nhanh trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Có được kết qủ như vậy chứng tỏ quá trình hội nhập của VPVank là rất nhanh. Sự hát triển của các dịch vụ ngân hàng và việc ứng dụng công nghệ ngân hàng vào hoạt động giúp ngân hàng phát triển và ngày càng thu hút thêm các tổ chức sử dụng dịch vụ của mình. Trong thời gian tới ngân àhng cần chú trọng xây dựng và phát triển kế hoạch huy động vốn từ các tỏ chức nhiều hơn vì đay là nguồn vốn rẻ, mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đánh giá chung về hoạt động huy vốn của chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội 2.3.1 Kết quả ngân hàng đạt được trong lĩnh vực huy động vốn Thứ nhất, Nguồn vốn huy động với tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định: Tổng vốn huy động của toàn ngân hàng VPBank cũng như của chi nhánh Hà Nội liên tục tăng trưởng và vượt mức kế hoạch đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng bình quân là trên 50% / năm. Năm 2006 ngân hàng đã huy động được hơn 1915,917 tỷ đồng, bước sang năm 2007 con số này tăng nhanh với tốc độ bằng xấp xỉ 1,54 lần tốc độ tăng trưởng của năm 2006. Nguồn vốn huy động này giúp chi nhánh Hà Nội nói riêng và hệ thống VPBank nói riêng đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Các nguồn vốn với các kỳ hạn khác nhau như vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều tăng trưởng rất cao và liên tục trong nhiều năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Ngoài ra, một điều đáng chú ý là nguồn vốn huy động từ tài khoản thanh toán tăng rất nhanh điều này một mặt giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn để hoạt động, mặt khác giúp ngân hàng có thêm thu nhập khi khách hàng sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Thứ hai, Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn thúc đẩy ngân hàng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hiện đại hơn Với mục tiêu xây dựng VPBank trở thành “ngân hàng bán lẻ” hàng đầu, VPBank đã tập trung xây dựng cho mình các dịch vụ cung cấp cho các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vữav, các cá nhân.. Trong những năm qua VPBank đa đưa ra các hình thức huy động vốn rất hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Trong năm 2007 ngân hàng VPBank đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn mới không chỉ phát triển các sản phẩm truyền thống của mình. Bên cạnh các hình thức huy động tiết kiệm truyền thống như: tiết kiệm có kỳ han, không kỳ hạn... còn có các hình thức huy động vốn mới được triển khai như: Tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt,.. Các chương trình khuyến mại lớn như: Đi tìm triệu phú bạch kim... được VPBank triển khai thu hút nhiều khách hàng. Để có được kết quả huy động vốn như vậy trên được coi là thành công rất đáng ghi nhận của chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội vào thời điểm khi mà kênh huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng nói chung và chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội nói riêng. Ngân hàng VPBank cùng với việc tăng mạnh lãi suất huy động, từ ngày 18 – 2 chính thức triển khai sản phẩm huy động vốn mới khá đặc biệt “Tiền gửi bù lạm phát” và đây là ngân hàng duy nhất triển khai hình thức huy động vốn này trên thị trường. Đây là lợi thế để ngân hàng thực hiện huy động vốn kỳ hạn lớn hơn 12 tháng. 2.3.2 Những mặt còn hạn chế Trước hết đối với hoạt động của các ngân hàng nói chung và chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội nói riêng. Trong cơ cấu doanh thu của ngân hàng nguồn thu nhập chủ yếu dựa trên sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, phần này chiếm tới 70%, còn nguồn thu từ cung cấp dịch vụ chỉ chiếm 30%. Trong khi trên thế giới nguồn thu của các ngân hàng chủ yếu từ cung cấp các dịch vụ. Khi lãi suất tăng cao, cộng với chi phí cao do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho việc mua tín phiếu ngân hàng nhà nước, trong khi đó lãi suất cho vay tăng chậm hơn lãi suất huy động. Cộng thêm tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng chậm hơn tốc độ huy động vốn, làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đi, điều này ảnh hưởng tới năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng trong và ngoài nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. -Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa thực sự phát triển, chưâ đáp ứng được yêu cầu. Tỷ trọng tiền gửi thanh toán còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. - Các hoạt động dịch vụ của ngân hàng chưa thực sự phát huy được ưu thế cho công tác huy động vốn. Một thách thức đối với ngân hàng là cần phát triển mạng lưới dịch vụ đáp ừng nhu cầu của khách hàng. - Tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt độgn tín dụng của ngân hàng. - Quy mô nguồn vốn huy động chưa thực sự tương xứng với tiềm lực của ngân hàng. Nguyên nhân của những hạn chế trên: Nhóm nguyên nhân chủ quan: + Do nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế lớn, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút vốn. Chính vì vậy mà lãi suất được các ngân ngân ahngf sử dụng làm công cụ để cạnh tranh là tất yêu. Đây là một khó khăn cho ngân hàng ví không thể tiếp tục tăng lãi suất. Lãi suât không chỉ lirn quan tới giá cả đầu ra và đầu vào mà còn chịu sự kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước. + Mạng lưới hoạt động của chi nhánh chưa được phân bố đồng đều gây lãng phí nguồn lực. Hơn nữa trong năm qua các chi nhánh phòng giao dịch được thành lập mới nên cần một thời gian để ổn định đi vào hoạt động. + Các dịch vụ ngân hàng cung cấp chưa nhiều và chưa thực sự đạt hiệu quả. Các sản phẩm dịch vụ vẫn chưa thực sự đáp ứng được trong giai đoạn đất nước hội nhập + Công nghệ trang thiết bị ngân hàng mựac dù đã được cải tiến xong chưa phát huy được hiệu quả. Nhóm nguyên nhân khách quan: + Nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động, giá cả xăng dầu, vàng tăng... làm giá cả tiêu dùng tăng, lạm phat lên tới hai con số. Trong khi đó thị trường tài chính nước ta chưa theo kịp được các nước trong khu vực và thế giới. Điều này gây sức ép rất lớn cho các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng VPBank nói riêng. + Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, cạnh tranh với các tổ chức phi ngân hàng. Thêm vào đó là sự phát triển của thị trường chứng khoán kéo một lượng lớn nguồn vốn đỏ vào đầu tư chứng khoán và ảnh hưởng tới các hoạt động tín dụng của ngâ hàng. + Môi trường pháp luật chưa ổn định, có sự điều chỉnh nhiều để theo kịp quá trình hội nhập, gây lúng túng cho nhiều ngan hàng. Điển hình sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng làm lãi suất huy động của các ngân hàng tăng lên mức kỷ lục trong thời gian qua. + Dân số Việt Nam vẫn cốn hơn 90% chưa được tiếp xúc, hiểu biết về các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. + Khách hàng gửi tiền hiện nay vẫn chú trọng tới lãi suất gửi tiền mà vẫn chưa thực sự chú trọng tới chất lượng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK HÀ NỘI 3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội Mục tiêu kế hoạch kinh doanh của hệ thống ngân hàng VPBank trong năm 2008 VPBank tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và các các nhân. Để xây dựng VPBank trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và tiến tới là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trong cả nước theo đnhj hướng chiến lược của HĐQT, trong năm 2008 sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau: -Đẩy mạnh phát triển thẻ cũng như hệ thống ATM trên toàn quốc, phấn đấu đến hết năm 2008 VPBank vươn lên thuộc top 5 ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển nhất tại Việt Nam; Tập trung vào sản phẩm bán lẻ, cho vay tiêu dùng, các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp. -Triển khai tổ chức hoạt động ngân hàng theo sơ đồ khối đã được HĐQT phê duyệt trong năm 2007 (mô hình kinh doanh của ngân hàng hiện đại) -Khai thác cá tính năng của phần mềm mới T24 để phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại (Internet Banking; SMS Banking và các sản phẩm dịch vụ khác) phục vụ khách hàng. -Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch để đảm bảo hoạt động an toàn bền vững. -Hoàn thành việc bán thêm 5% cổ phần cho ngân hàng OCBC trong quý I/2008. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ OCBC để nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank. Đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo tại Việt Nam và tại Singapor cho đội ngũ CBNV để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho VPBank. -Xây dựng hình ảnh của VPBank gần gũi, thân thiện với công chúng, khách hàng trên toàn quốc. -Đưa cổ phiếu VPBank lên niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội voà thời điểm thích hợp. -Các chỉ tiêu hoạt động năm 2008 như sau (tỷ đồng) Tổng tài sản có: 30.000 Nguồn vốn huy động: 24.000(Trong đó huy động từ thị trường I : 21.500) Dư nợ tín dụng : 20.000 Tỷ lệ nợ xấu : < 1% Hoan fthành lắp đặt ATM (đã có + lắp đặt mới): 302 số lượng thẻ phát hành: 400.000 Lợi nhuận ròng trước thuế: 550 3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng VPBank chi nhánh Hà Nội Thực hiện theo đường lối chỉ đạo của Hội đồng quản trị chi nhánh ngân hàng VPBank không ngừng phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và kế hoạch đề ra. Năm 2008, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, sự trầm lắng của thị trường chứng khoán trong và ngoài nước tác động rất lớn tới các hoạt động của ngân hàng. Thực hiện các biện pháp nhằm thu hút khách hàng đến với các hoạt động dịch vụ của mình. Chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội Tiếp tục duy trì các mối quan hệ trên thị trường liên ngân hàng, tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của các dịch vụ và duy trì được các khách hàng truyền thồng cho mình. 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội Vốn là yếu tố rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng, với đặc điểm riêng biệt của ngân hàng là phần lớn vốn được sử dụng đa phần là vốn huy động do vậy mà công tác huy động vốn được các ngân hàng hết sức chú trọng. Bên cạnh việc sử dụng vốn hợp lý, ngân hàng VPBank cũng đang hết sức chú trọng tới việc lập chiến lược huy động vốn sao cho có thể huy động được lượng vốn lớn nhất với chi phí thấp nhất. VPBank đang không ngừng nỗ lực phát triển cung cấp các sản phẩm huy động vốn đa dạng và linh hoạt cho khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ tiện ích đi kèm của tài khoản tiết kiệm cũng được ngân hàng chú trọng phát triển mở rộng cung cấp các tiện ích để thu hút tiết kiệm của khách hàng. VPBank triển khai nhiều loại tài khoản thẻ tiện ích, các máy rút tiện tự động được lắp đặt ở nhiều nơi để thu hút tiết kiệm của khách hàng. Cải thiện cơ cấu vốn huy động phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. Tăng cường huy động thêm vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu càu tín dụng và đầu tư trung, dài hạn. Tiếp tục đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn để cạnh tranh thu hút vốn tiết kiệm. Xây dựng cơ chế chính sách huy động vốn và sử dụng vón phù hợp, đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn do nhà nước và hội sở chính quy định. 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội Trong thời gian tới, Ngân hàng VPBank nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng cần có các giải pháp và chính sách tăng cường hoạt động huy động vốn trong dân. Có thể nói đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngân hàng và cũng là một trong những yếu tố nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng thương VPBank. Sâu đay là một số đề xuất về các vấn đề mà các ngân hàng cần có những quan tâm thích đáng để qua đó nâng cao sức cạnh tranh của mình, để mở rộng thị phần hoạt đồng và gia tăng lượng khách hàng. 3.2.1 Mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ Tại chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội thực hiện chức năng quản lý thực hiện phân phối và điều tiết thu nhập trong toàn bộ các phòng giao dịhc trực thuộc VPBank Hà Nội lên mở rộng thêm mạng lưới hạot động của mình. Với sự tạo lập một hệ thống các phông giao dịch hợp lý tại các địa điểm đông dân cư, vị trí giao dịch thuận tiện sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào thì yếu tố con người cũng đóng vai trò quan trọng cho sự thánh công. Đối với ngân hàng thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng là yếu tố tác động lớn tới tâm lý khách hàng. Với đội ngũ nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng thì thái độ phục vụ cần nhiệt tình, chu đáo, cởi mở và xử lý linh hoạt trong các tình huống như vậy sẽ tạo ấn tượng đối với khách hàng. Điều này giúp ngân hàng một mặt giữ được các khách hàng truyền thống cho mình mặt khách thu hút thêm khách hàng mới. Với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thì không ngừng được nâng cao chất lượng chuyên môn. Khi có chất lượng chuyên môn tốt thì khả năng lập kế hoạch cho các hoạt động của ngân hang nói chung và hoạt động huy đọng vốn nói riêng mới có hiệu quả. Điều này đã được ngân hàng VPBank rất chú trọng, nó được thể hiện thông qua việc ngân hàng đã cử nhiều cán bộ đi học tập kinh nghiệm ở một số ngân hàng quốc tê lớn. Để hoạt động huy động vốn của ngân hàng thực sự hiệu quả cần có sự nỗ lực của tàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Một sự chung sức đồng lòng xây dựng lên một ngân hàng VPBank có tầm cỡ trong khu vực và thế giới. Ngân hàng cũng cần tổ chức thường xuyên hơn các buổi học tập rút kinh nghiệm tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều của đội ngũ cán bộ nhân viên. Sơ đồ 2: Hướng sử dụng và hình thức tồn tại của vốn trong dân: Những trung gian tài chính Những người đầu tư: Các doanh nghiệp Chính phủ Các hộ gia đình Người nước ngoài Những người tiết kiệm: Hộ gia đình Các doanh nghiệp Chính phủ Người nước ngoài Thị trường tài chính 3.2.2 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt Lãi suất là giá cả của đầu ra và đầu vào của các sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng, là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới lợi nhuận của ngân hàng. Thực tế hiện nay cho thấy sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng là hết sức gay gắt, lãi suất huy động vốn cao làm chi phí dầu vào cao kéo theo lãi suất đầu ra cũng tăng ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng cần chú trọng xây dựng lãi suất sao cho phù hợp giữa các kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn sao cho có thể thu hút nguồn vốn trung và dài hạn nhiều hơn đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng. Một chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong việc thu hút nguồn vón tiết kiệm của tổ chức dân cư đặc biệt là những người có nhu cầu gửi tìên với mục đích an toàn và lợi nhuận. Chính vì vậy ngân hàng lên tạo ra nhiều sản phẩm với các hình thức thanh toán gốc và lãi khác nhau nhằm tạo lên ưu thế cạnh tranh. Cũng với kỳ hạn đó nhưng giả sử khách sử dụng tài khoản tiết kiệm rút gốc linh hoạt thì lãi suất sẽ thấp hơn, điều này sẽ phù hợp với những khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn nhiều, liên tục. Trong điều kiện cạnh tranh của thị trường, lãi suất huy động có vai tró quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động huy động huy động vốn về quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Việc tăng hay giảm lái suất huy động vốn của ngân hàng tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng. Bên cạnh việc phải bù đắp mọi chi phí hoạt dộng, lãi suất của ngân hàng đưa ra cần phải phản ánh đúng quan hệ cung cầu về tiền tệ trên thị trường, theo sát chỉ số biến động của lạm phát và phảicó tính cạnh tranh thị trường. Các ngân hàng thương mại sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như bộ công cụ quan trọng trong việc hy đọng vốn và thay đổi qui mô nguồn vốn. Sự lên xuống bất thườngcủa lãi suất trong việc kinh doanh theo cơ chế thị trường là tất nhiên và là rủi ro cso nguy cơ cao, khó lường trước. Do vậy lãi suất huy động vốn của ngân hàng cần phải xác định phải hợp lý cho từng loại vốn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng và hấp dẫn khách hàng, thông thường lãi suất được xác định tối thiểu như sau: Lãi suất huy động = Lãi suất thực + % lạm phát Ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp trong từng thời kỳ, từng địa bàn nơi ngân hàng đặt điểm giao dịch theo hướng nơi nào có tiềm năng huy động được vốn nhiều hơn thì áp dụng lãi suất cao hơn. 3.2.3 Đẩy mạnh công tác Marketing thu hút khách hàng Ngân hàng luôn đặt ra mục tiêu là xây dựng hình ảnh của ngân hàng cùng với các sản phẩm hoạt động dịch vụ của mình tới khách hàng. Để có thể thực sự thu hút được khách hàng đến với các sản phẩm dịch vụ của mình, ngân hàng không chỉ dừng ở việc thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình mà còn tích cực thực hiện công tác Marketing để tạo vị thế cho ngân hàng mình. Một điều cần chú ý ở đây là hoạt động Marketing không chỉ dừng ở mức độ thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng về chất lượng, số lượng, chủng loại các sản phẩm dịch vụ mà nó tác động vào yếu tố tinh thần của khách hàng. Do vậy, khi thực hiện Marketing ngân hàng cần chú ý tới các yếu tố tác động tới tâm lý khách hàng. Hiện nay, hoạt động marketing đã được các ngân hàngchú ý nhưng chưa thực sự tận dụng được lợi thế của hoạt động này. Chiến lược Marketing chưa được tạo lập cho kế hoạch lâu dài phát triển cho ngân hàng. Các chương trình quảng cáo, khuyến mại của ngân hàng chỉ được thực hiện mang tính tạm thời. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng chứ được xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu có thì nó chỉ được giới thiệu khái quát qua, khách hàng không thể nắm bắt được các ưu điểm, lợi thế tậm chí không biết được hiện tại ngân hàng thực hiện các hình thức huy động vốn như thế nào. Để hoạt động marketing thực sự hiệu quả đối với hoạt động của mình ngân hàng nên chăng cần quan tâm một số vấn đề như: Tuyên truyền rộng rãi các hoạt động dịch vụ của mình, đặc biệt là các sản phẩm huy dộng vốn của ngân hàng. Mỗi một sản phẩm huy động sẽ tạo thêm ưu thế cho ngân hàng vì vậy mà cần tạo ra điểm nổi bật riêng cho từng sản phẩm. Với ngân hàng cách tuyên truyền qua áp phích, băng giôn sẽ thu hút được sự chú ý của đông đảo khách hàng Tạo dựng hình ảnh của ngân hàng thông qua việc tài trợ cho các chương trình, tổ chức mang tính xã hội. Khi tài trợ ngân hàng sẽ có cơ hội đưa biểut tượng của mình và các sản phẩm dịch vụ của minh tới đông đảo công chúng hơn. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả mới có khả năng thực hiện việc tài trợ cho các hoạt động xã hội lúc này uy tín ngân hàng được nâng lên. Các chính sách về khách hàng cần được thực hiện tốt để có thể tạo dựng cho ngân hàng số lượng khách hàng truyền thống lớn. Với các khách hàng có số dư tiền gửi lớn cần đặc biệt chú trọng vì đây là khách hàng có số dư tiền mựt lớn, nguồn vốn gửi vào ngân hàng nhiều. Cần xác định rõ mục tiêu mỗi cán bộ nhân viên trong ngân hàng đều là những nhà marketing. Thông qua việc tiếp xúc với khách hàng các nhân viên có cơ hội để giới thiệu về ngân hàng, về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Một thái độ làm việc cởi mở, vui vẻ, nhiệt tình cùng với các sản phẩm đa dạng phong phú hấp dẫn các khách hàng sẽ là cơ hội để nâng cao uy tín của ngân hàng và thu hút khách hàng một cách tốt nhất. Trong ngân hàng cần xây dựng một tố chuyên phụ trách về việc phân tích tổng hợp và đánh giá các hoạt động Marketing từ đó đưa ra được các biện pháp thực hiện hiệu quả nhất cho ngân hàng. Nhiệm vụ của hoạt động ngân hàng là thu hút được một khối lượng khách hàng lớn thuộc mỗi tầng lớp dân cư với thu nhập, tâm lý và sở thích khác nhâu, nên việc ứng dụng các nguyên tắc marketing trong quản lý quan hệ khách hàng có mọt ý nghĩa quan trọng. Đó là một chiến lược kinh doanh để liên kết, phối hợp những người có kỹ năng giao tiếp với quy trình tối ưu và công nghệ hiên đại, nhằm cân bằng 2 lợi ích: Lợi nhuận thu được của ngân hàng và sự hài lòng tối đa của khách hàng. Với thực tế hoạt động bán lẻ của mình, để làm tốt công tác marketing, các ngân hàng thương mại cần thực hiện các biện pháp sau: - Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi... để đôgn đảo dân chúng biết về các dịch ấy. Không ít các khách hàng đang sử dụng các sản phẩm thu hút tiền gửi, sản phẩm huy động vốn của ngân hàng nhưng chưa biết hết tiện ích của sản phẩm đó. Vì vậy, trước mắt nên đa dạng các tờ rơi, scáh giới thiệu để sẵn phía quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch. - Tổ chức bộ phạn chăm sóc khách hàng, tạo cho các khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trá lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng văn hoá giao dịch ngân hàng. Nét văn hoá đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên bán lẻ, cách trang phục riêng, mang nét đặc trưng của ngân hàng. - Cần phân khúc thị trường và khách hàng để xác định một cách hợp lý thị trường và khách hàng mục tiêu, có chiến lược kinh doanh phù hơp. Trong đó, ngân hàng chú rọng mở rộng các dịch vụ ngân hàng đến tất cả đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng phát triển kinh tế trọng điểm. Ngân hàng cần xây dựng được những chiến lược marketing phù hợp, bao gồm các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến động đảo khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng làm quen với các dịch vụ ngân hàng và nhận thức được tiện ích của những sản phẩm dịch vụ. - Công bố các thông tin tài chính để người dân tiếp cận, nắm bắt nhằm thu hút người dân quan hệ với ngân hàng và hạn chế được những rủi ro về thong tin. 3.2.4 Thực hiện giờ giao dịch linh hoạt Với ngân hàng lượng tiền giao dịch trong ngày luôn bị kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng, so vậy mà sẽ có giờ không thực hiện giao dịch tiền mặt khi mà chưa thực sự hết giớ làm việc. Đây là vấn đề tạo tâm lý không tốt cho khách hàng vì không phải khách hàng nào cũng có thời gian thực hiện giao dịch đúng giờ. Chính vì vậy việc tạo dựng giờ giao dịch linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho những khách hàng này giao dịch. Ngân hàng có thể mở cửa sớm hơn giờ làm việc của các công sở khác và đống cửa muồn hơn để tạo điều kiện cho khách hàng là công nhân viên chức ở các công sở khác. 3.2.5 Thực hiện đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm huy động Với ngân hàng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ được các ngân hàng áp dụng phổ biến và là sự cạnh tranh lâu dài nhất và tốt nhất. Ngân hàng cần nghiên cứu rõ về các sản phẩm dịch vụ của mình để có cơ sở thực hiện việc kế hoạch hoá sản phẩm của mình. Trên cơ sở nắm bắt được các sản phẩm của mình ngân hàng có thể dựa trên cơ sở này để đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới thích hợp với từng giai đoạn của để có thể thu hút khách hàng sử dụng dịchv ụ của ngân hàng nói chung và huy động được vốn nói chung. Ngân hàng cần có chiến lược huy động vốn đa dạng bao gồm việc mở rộng đối tượng khách hàng gửi tiền và đa dạng hoá các hình thức gửi tiền, các nguồn trong thanh toán. Cụ thể: đa dạng hoá đối tượng gửi tiền (mở rộng đến mọi tầng lớp dân cư); mở rộng hình thức huy đọng vốn (áp dụng các hình thức huy động vốn mới như lãi suất bậc thang, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm bảo hiểm, tiết kiệm bảo đảm bằng vàng, ngoại tệ...,). Phát triển các dịch vụủtọn gói như: thu, chi hộ tiền mặt, dịch vụ tại nhà (Home Banking), dịch vụ qua Internet (Internet Banking)...; mở rộng hình thức gửi tiền, bao gồm tiền gửi tiêt kiệm, phát triển hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, phát hành “ chứng chỉ tiền gửi” các khoản tiền gửi trung, dài hạn...; đa dạng hoá các laọi tiền huy động (không chỉ bó hẹp ở VND và USD mà cần mở rộng huy động vốn bằng ngoại tệ khác); tổ chức kiểm soát, phân tích điều kiện và tình hình huy động vốn từng thời điểm và trong từng thời kỳ để có những biệ pháp hữu hiệu tăng khả năng huy động vốn. 3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Con người luôn là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Muôn hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đạt hiệu quả cao ngân hàng cần tạo dựnh một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp và thía độ phục vụ khách hàng tận tình chu đáo. Các giao dịch viên là hững người hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đây được coi là bộ mặt của ngân hàng vì vậy đội ngũ giao dịch cần chuyên nghiệp hiện đại. Ngân hàng cần quan tâm đào tạo nguồn lực cho công tác nguồn vốn. một thực trạng tồn tại từ trước tới nay coi như một thực tế khách quan đó là trình độ đội ngũ cán bộ tại quỹ tiết kiệm, các điểm huy động vốn yếu kém. 3.2.7 Nâng cao hiệu quả các hoạt động của ngân hàng Với một hệ thống lãi suất tiết kiệm theo nhiều bậc, các ngân hàng thương mại có thể tạo ra những sản phẩm đa dạng và hấp dẫn hơn để thu hút các khách hàng với lượng gửi tiền lớn, đồng thời giảm chi phí vốn đối với các tài khoản tiền gửi có số dư thấp; khuyến khích khách hàng gửi tiền tham gia vào các đợt dự thưởng và đưa ra cơ chế lãi suất cao hơn cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn hài; phát triển các sản phẩm thanh toán và quản lý vốn, dịch vụ thẻ để thu hút khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng thương mại và sử dụng số dư trên các tài khoản này nhằm giảm chi phí vốn, tăng độ ổn định của nguồn vốn. Tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách tăng tỷ lệ thu nhập từ dịhc vụ, tăng tỷ lệ bán chéo dịch vụ sản phẩm, tăng khả năng sinh lời thông qua xác định lãi suất và chi phí phù hợp đảm bảo bù đắp rủi ro và chi phí hoạt động và có tích luỹ. Công tác huy động vốn ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển và lợi nhuận của ngân hàng, với mức chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra ngày càng thu hẹp như hiện nay thì ngân hàng khó có thể thu hút thêm khách hàng gửi tiền bằng việc đưa ra mức lãi suất huy động cao hơn. Để tránh tình trạng cạnh tranh về lãi suất huy động dẫn đến việc đẩy lãi suất lên cao, ngân hàng cần cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Để hoạt động của ngân hàng thực sự đạt hiệu quả ngân hàng cần tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro và hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Cụ thể là: Thứ nhất, Xây dựng quy trình quản lý rủi ro theo các mô hình cụ thể, đưa ra những phương án xử lý tình huống khẩn cấp và tổ chức diễn tập để chủ động hơn trong việc quản lý rủi ro, xây dựng các hạn mức rủi ro cho từng bộ phận, từng đơn vị trực thuộc và có cơ chế đánh giá, giám sát chặt chẽ, khách quan, nhất quán và toàn diện. Thứ hai, xây dựng quy chế và triển khai hoạt động của Uỷ ban quản lý tài sản Nợ - tài sản có ( ALCO) và uỷ ban quản lý rủi ro, cải tiến hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ trong từng quy trình ngiệp vụ nhằm giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình quản lý rủi ro. Thứ ba, Tổ chức thu hập thông tin, xây dựng hệ thống thông tin bên trong và bên ngoài đầy đủ phục vụ cho công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro. Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro. Thứ tư, Chuẩn hoá hoạt động kinh doanh tiền tệ và nguồn vốn, quản lý nguồn vốn tập trung nhằm làm giảm chi phí vốn đầu vào, chi phí than h khoản và nâng cao hiệu quả của công tác nguồn vốn. 3.2.8 Đẩy mạnh đàu tư cho công tác hoàn thiện và nâng cao công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ Để chất lượng dịch vụ huy động vốn của ngân hàng có thể đáp ứng được các yều cầu, chuẩn mực quốc tế, đòi hỏi công nghệ phải không ngừng được cải tiến, hiện đại hoá và nâng cấp để thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên ngân hàng. Lựa chọn công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ, tăng quy mô vốn huy động một cách vững chắc, quyết định hiệu quả vốn đầu tư. Trong lĩnh vực thẻ, ngân hàng vẫn sử dụng công nghệ thẻ từ có tính chất bảo mật yếu, trong khi trên thế giới đã chuyển sang sử dụng công nghệ thẻ chíp. Trong việc mở rộng mạng lưới ATM, ngân hàng nên nghiên cứu để có thể đầu tư lắp đặt những máy ATM thế hệ mới, cho phép nạp tiền qua máy, tránh bị lạc hậu khi các ngân hàng nước ngoài vào cuộc. Một số giải pháp khác -Phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, chủ yếu trên thị trường chứng khoán. - Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại. Theo đó dịch vụ ngân hàng. - Đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân - Gia tăng tiện ích về dịch vụ tài khảon cho khách hàng dựa trên công nghệ ngân hàng hiện đại. - Mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế 3.3 Một số kiến nghị 3..3.1 Kiến nghị với ngân hàng VPBank - Ngân hàng cần xây dựng ciến lược cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả hơn Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường. Do vậy ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, không có cách nào khác hơn là phải nâng cao sức cạnh tranh của mình, bằng cách thiết lập một chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả. Nội dung của chiến lược này bao gồm: Một là, Tổ chức nghiên cứu đối thủ : Đây là công việc quan trọng để thực hiện chiến lược cạnh tranh có hiệu quả của ngân hàng. Việc nghiên cứu phải thường xuyên, trên cơ sở so sánh sản phẩm, giá cả (lái suất), ácc hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng... với các đối thủ gần gũi (các ngân cùng địa bàn). Với cách làm này có thể xác định được các lĩnh vự cạnh tranh thuận lợi và bất lợi. Nhằm tạo thuận lợi cho ngân ahngf giành thắng lợi trong cạnh tranh, việc nghiên cứu đối thủ là một nội dung quan trọng của marketing ngân hàng. Hai là, Phải tao được lòng tin cao độ đối với khách hàng: Lòng tin được tạo bởi tạo bởi hình ảnh bên trong ngân hàng, đó là: số lượng, chất lượng của các sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội nhân viên, đực biệt là hiệu quả an toàn tiền gửi, tiền vay... và hình ảnh bên ngoài của ngân hàng, đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng... Vì vậy ngân hàng cần chú ý tới các chi nhánh phòng giao dịch của mình khi đặt chi nhánh phòng giao dịch. Ba là, Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng: Một con người hay một ngân hàng cũng vậy, phải có những đặc điểm phân biệt giữa ngân hàng này với ngân hàng khác. Hoạt động của ngân hàng cũng phải tạo ra những đặc điểm phân biệt – hình ảnh của mình, cái ngân hàng mình có mà ngân hàng khác không có. Như vậy, marketing ngân hàng phải tạo ra sự khác biệt về hình ảnh của ngân hàng mình. Đó là sư khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường; lãi suất; kênh phân phối; hoạt động quảng cáo khuyếch trương – giao tiếp. Bốn là, Đối với phòng giao dịch: Đổi mới tác phong giao tiếp, đề cao văn hoá kinh doanh là yêu cầu cấp bách đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên, có như vậy mới tiến kịp quá trình hội nhập toàn cầu. Đặc biệt là với phong cách thân thiện, tận tình, chu đáo, cởi mở... tạo lòng tin cho khách hàng gửi tiền. Thực hiện đoàn kết nội bộ, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh doanh, xở lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Bằng chính sách động viên, khuyến khích cán bộ nhân viên và chính sách khách hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. 3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Hiện nay về cơ bản, lãi suất đã được tự do hoá, tuy nhiên, khả năng can thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng công cụ gián tiếp thông qua nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước là rất hạn chế. Do đó, khi lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao như thời gian gần đây sẽ gây khó khăn trong công tác huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng nhà nước cần có các giải pháp hoàn thiện các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thành nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn. Nên xoá bỏ việc quy định trần lãi suất đối với tiền gửi bằng USD của pháp nhân. Việc duy trì lãi suất cơ bản như hiện nay không cần thêit, ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu để ban hành chính thức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, coi đay là lãi suất chủ đạo cơ sở điều hành lãi suất trên thị. Các ngân hàng được chủ động đề xuất và khi đưcợ phép lựa chon các công ty tư vấn cso uy tín trong việc tư vấn xác địnhgiá trị doanh nghiệp, bán cổ phiều lần đầu. 3.3.3 Kiến nghị với nhà nước Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngân hàng nói riêng, cần xây dựng và thực hiện các chiến lược huy động vốn hợp lý trong bối cảnh khi mà các luồng vốn đầu tư trong và ngoài nước có nhiều biên động. Sau khi nghiên cứu về thực trạng hoạt động của ngân hàng VPBank, xin kiến nghị một số vấn đề sau: Thứ nhất, Chính phủ cần đánh giá một cách toàn diện và xử lý hợp lý mối quan hệ giữa nguồn lực trong nước và nước ngoài theo hướng đảm bảo vừa thu hút đầu tư nước ngoài vừa thu hút tiết kiệm từ dân cư. Thứ hai, Hoàn thiện cơ chế chính sách để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vự ngân hàng tài chính. Tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước phát triển, cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Chính phủ có cần hướng dẫn cụ thể cho đặc thù hoạt động của các ngân hàng thương mại khi cổ phần hoá. Đồng thời cần xem xét lại cách nắm giữ cỏ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung và ngân hàng nói riêng. Thứ ba, Xác định tiêu chí cổ đông chiến lược của các ngân hàng thương mại cổ phần khi cổ phần hoá là các tập đoàn toàn cầu, các nhà đầu tư quốc tế được tham gia vào hội đồng quản trị để tận dụng được kinh nghiệm nghiên cứu, phương thức quản lý và công nghệ tiên tiến. KẾT LUẬN Với đặc thù là một nành tài chính đi đầu trong sự nghiệp phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế đất nước, mà là một ngân hàng thương mại với vốn cổ phần lớn nằm trong tốp những ngân hàng dẫn đầu cả nước, VPBank luôn cố gắng phấn đấu là người đi đầu. Vốn và hoạt động huy động vốn là không thể thiếu rong quá trình hoạt động và phát triển của ngân hàng thương mại. Vốn đóng vai trò quan trọng không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng mà cón thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn và cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng ảnh hương rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế, đồng thời nó cũng chị tác động cuẩ rất nhiều các yếu tố. Tuy chiu tác động của nhiều yếu tố như vậy nhưng ngân Hàng VPBank nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng luôn cố gáng phấn đấu để hoàn thành tốt công việc của mình. VPBank là một ngân hàng có sự phát triển thuộc hàng top của ngành không chỉ về quy mô vốn mà cả về lĩnh vực hoạt động là lĩnh vực huy động vốn. Với chiến lược và mục tiêu phát triển của mình VPBank hứa hẹn nhiều thành công, thắg lợi cho khách hàng cà cổ đông của mình. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32935.doc
Tài liệu liên quan