Chuyên đề Thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

+ Các khoản phải thu khác: 1.549 trđ, chiếm tỷ trọng 0,06% tổng tài sản, giảm 41.036 trđ so với năm 2005. + Trả trước cho người bán: 34.872 trđ, chiếm tỷ trọng 1,41% tổng tài sản, giảm 19.130 trđ so với năm trước. Đây chủ yếu là các khoản trả trước cho các khách hàng như Nhà máy đóng tàu Hạ Long (31.988 trđ) để đóng thêm tàu mới và Cty XD Dân dụng và Công nghiệp (1.902 trđ). + Phải thu của khách hàng: 43.042 trđ, chiếm tỷ trọng 1,73% tổng tài sản, tăng 28.730 trđ. Công ty có nhiều đối tác trong việc vận chuyển cho nên một số khách hàng truyền thống được áp dụng hình thức vận chuyển hàng trước rồi mới phải thanh toán cước phí sau như các đơn vị: Cty CP VT Biển Đông phía Bắc (3.441 trđ), Cty TNHH TMVT Việt Dũng (1.126 trđ), XN dịch vụ vận tải – Vinaship (1.173 trđ), Cty Ld Khai thác Container VN KLine (3.020 trđ), Cty TNHH VT Biển Đông phía Nam (2.028 trđ). các khoản nợ trên đều là các khoản nợ có khả năng thu hồi. + Dự phòng phải thu khó đòi:1.093 trđ gồm 480 trđ của Cty đường thuỷ 1, Công ty QL công trình Biển Đông 473 trđ, Viện KHCN tàu thuỷ 140 trđ. Theo giải trình của đơn vị thì trong năm 2007 có khả năng thu hồi được khoản nợ của Cty Đường thuỷ1 (Dự án hút bùn), khoản nợ của Ban QL DA Biển Đông và Viện KHCN Tàu Thuỷ xuất phát từ việc Cty Vận tải Biển Đông làm công trình đèn biển tại đảo Đá Tây thanh toán từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước. Hàng năm Công ty vẫn thực hiện đối chiếu, xác nhận công nợ và đôn đốc thu hồi tuy nhiên không chủ động được vì còn phụ thuộc vào nguồn vốn Nhà nước.

doc118 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá 2008 là năm khó khăn của kinh tế Việt Nam, nhưng trong năm 2009, kinh tế Việt Nam sẽ còn khó khăn hơn. Do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động TDĐT&TDXK của Nhà nước sẽ chịu một số tác động mạnh mẽ trong năm 2009 theo hướng không tích cực, trong đó chủ yếu là: - Cuối năm 2008, các chuyên gia dự báo, kinh tế thế giới tăng 2,2% trong năm nay (năm 2008 là 3,7%). Nhưng tháng 1 vừa qua, mức tăng trưởng dự báo chỉ còn 0,5%. - Việc kích cầu chủ yếu thông qua tăng đầu tư công có thể sớm có tác dụng trong ngắn hạn song luôn đi liền với nguy cơ “kích hoạt” lại nguyên nhân lạm phát do vấn đề hiệu quả của đầu tư chưa thể cải thiện được ngay. - Đầu tư nước ngoài sụt giảm do khả năng tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài bị suy giảm mạnh mẽ. Lượng kiều hối khó có khả năng tăng trưởng mạnh. Việc huy động các nguồn vốn, đặc biệt các nguồn vốn ngoại tệ (trên thị trường trong nước và quốc tế) tiếp tục khó khăn. - Cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt hơn, trong khi năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam còn yếu: năng lực tài chính còn nhiều hạn chế, tỷ lệ nợ quá hạn cao nhiều rủi ro, đội ngũ lao động chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của điều kiện hội nhập, cơ cấu tổ chức còn lạc hậu… - Hoạt động ngân hàng gặp khó khăn do nợ xấu phát sinh từ 2007 và 2008 tiếp tục bộc phát. Thị trường chứng khoán khó hồi phục trở lại do nền kinh tế chưa lấy lại được đà tăng trưởng. - Lãi suất cơ bản dự báo được điều hành ở mức thấp dưới 7%/năm nhằm đảm bảo hỗ trợ tín dụng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, song hành với chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá cần có sự cởi mở hơn nhằm phản ánh sát hơn giá trị thực của đồng tiền. Dự báo đồng VND sẽ tiếp tục yếu đi so với USD nhằm hỗ trợ xuất khẩu nhưng không mạnh do liên quan đến vấn đề nợ quốc gia. - Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội phát triển. Cùng với các rủi ro trong xuất khẩu ngày càng tăng, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng có cơ hội phát triển. 2. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2009 2.1. Phương hướng kinh doanh năm 2009 Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, tự chủ để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 tạo tiền đề để cuối năm Ngân hàng đạt hạng doanh nghiệp loại AAA. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2008-2010 thông qua việc định vị thương hiệu và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. 2.2. Các mục tiêu cụ thể năm 2009 - Nguồn vốn huy động : tăng 15% so với năm 2008. - Tỷ trọng tiền gửi dân cư: 30% tổng nguồn vốn huy động . - Dư nợ địa phương: 2.020 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. - Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn: 50% tổng . - Tỷ lệ nợ xấu: 2%/tổng dư nợ - Quỹ thu nhập: 135 tỷ. - Thu dịch vụ: >10% thu nhập ròng. - Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. 2.3. Các biện pháp chính Tiến hành xếp loại doanh nghiệp, sàng lọc khách hàng, lựa chọn khách hàng, ưu tiên khách hàng có nguồn tiền gửi, có sử dụng dịch vụ, khách hàng cung cấp ngoại tệ và các dự án có hiệu quả cao. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại kết hợp với tự đào tạo của cán bộ, nhân viên Ngân hàng, xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự. Giữ ổn định tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính phi Ngân hàng, tổ chức kinh tế, tiền gửi từ dân cư, đẩy mạnh việc tăng trưởng loại tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới theo định hướng đã được phê duyệt tại các địa điểm có điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn. Bồi dưỡng, nâng cấp những phòng giao dịch hoạt động tốt, hiệu quả thành chi nhánh cấp 2 để phát huy được những lợi thế so sánh trong hoạt động Ngân hàng trong môi trường hiện nay. Tiếp tục tìm hiểu, tiếp cận với các Bộ, ngành có các dự án có vốn đầu tư nước ngoài để được làm Ngân hàng phục vụ giải ngân dự án. Đây vẫn được coi là giải pháp đặc biệt quan trọng, là giải pháp chiến lược, đột phái trong khâu kinh doanh nguồn vốn nhằm vừa đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn vừa tăng tỷ trọng nguồn thu dịch vụ thông qua việc phục vụ dự án. Nâng cao chất lượng thẩm định, lấy chất lượng thẩm định làm thước đo để đánh giá năng lực trình độ hiệu quả đối với cán bộ thẩm định. giảm thiểu tối đa mọi sai sót trong khâu thẩm định, kịp thời nắm bắt những thông tin liên quan đến công tác thẩm định cho vay đối với những đơn vị làm ăn kém hiệu quả, phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng. Chú trọng công tác kiểm tra sau khi cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định. 3. Định hướng chung cho công tác thẩm định Đối với Ngân hàng, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và phát triển. Điều kiện đó chỉ có thể có được trước hết và bắt đầu từ công tác thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy, công tác thẩm định dự án đầu tư phải được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, có cơ chế quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khác, tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng cũng như điều hành. Để củng cố, phát triển công tác này trong thời gian tới được tốt hơn, Ngân hàng trên cơ sở phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới, đã đưa ra định hướng công tác sau: Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định dự án đầu tư. Thực hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố chính quyết định, góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của Ngân hàng. Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án, phát triển lực lượng thẩm định cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo cụ thể nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định và bồi dưỡng, trao đổi nghề nghiệp chuyên môn. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế. Chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định. II. Một số giải pháp chủ yếu nhắm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển 1. Phát triển nhận thức về vị trí và vai trò của công tác thẩm định trong ngân hàng Để có được các quyết định cho vay đúng đắn, có khả năng thu hồi vốn tốt là một việc cực kỳ khó khăn của Ngân hàng. Do ngân hàng không có những thông tin đầy đủ về khách hàng dẫn đến Ngân hàng có thể thực hiện những khoản cho vay sai lầm. Đứng trước những rủi ro đó thì một ngân hàng phải luôn cân nhắc đắn đo, xem xét và bằng những nghiệp vụ phải xác định những khách hàng tốt, khoản xin vay có chất lượng khi quyết định cho vay hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Do vậy công tác thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả các khoản vay và các hoạt của giai đoạn sau. Giai đoạn này được Ngân hàng tiến hành rất kĩ lưỡng với nhiều phương pháp nghiệp vụ đặc thù để đảm bảo, an toàn chất lượng. Hơn nữa, với chức năng quản lí và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, hoạt động Ngân hàng có tính chất đặc thù: ngành Ngân hàng phải huy động và tạo mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó một nguồn vốn quan trọng được Ngân hàng sử dụng cho vay là tiền gửi của khách hàng. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển thì bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng còn phải đảm bảo an toàn và thanh khoản tức là phải hoạt động có trách nhiệm với những đồng tiền của khách hàng và phải thoả mãn bất cứ một nhu cầu rút tiền nào của khách hàng vào bất cứ thời điểm nào. Điều này ảnh hưởng đến tính hiệu quả và an toàn vốn của một Ngân hàng. Chính vì vậy việc thẩm định đúng đắn dự án đầu tư có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với các tổ chức tín dụng. Nó giúp các tổ chức tín dụng nhìn nhận một cách lôgíc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian dài, xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trên cơ sở đánh giá chính xác đối tượng được đầu tư để có đối sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đây là căn cứ đánh giá cơ cấu chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh tế khả năng thu nợ, những rủi ro có thể xảy ra của dự án và lập kế hoạch cung cấp tín dụng theo từng đối tượng cho vay cũng như theo từng đối tượng bỏ vốn. 2. Hoàn thiện quy trình thẩm định Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay, khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải có một quy trình thẩm định nhanh, gọn và tiết kiệm chi phí. Quy trình thẩm định là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc phân tích theo một trình tự nhất định từ khi nhận hồ sơ vay vốn đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Quy trình thẩm định được sử dụng như một cẩm nang chuẩn cho cán bộ, nên việc xây dựng một quy trình thẩm định chặt chẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác thẩm định của Ngân hàng. Ngân hàng cần hoàn thiện quy trình thẩm định dự án trong đó quy định rõ các bước thẩm định, các nội dung, phương pháp thống nhất và đảm bảo các yêu cầu sau: Xây dựng chi tiết, tránh viết chung chung. Quy định rõ từng bước cán bộ thẩm định cần phải làm gì và làm như thế nào Toàn bộ quy trình phải nằm thực hiện các nguyên tắc tín dụng: vay vốn phải sử dụng đúng mục đích, phải hoàn trả gốc lẫn lãi đúng quy định. Được xây dựng thống nhất và được phổ biến rộng rãi ở các phòng ban. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng các quy trình thẩm định riêng cho một số lĩnh vực phổ biến của ngân hàng như lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực thủy điện… Phải thường xuyên cập nhập, hoàn thiện quy trình thẩm định dự án, cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh tế và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. 3. Hoàn thiện nội dung thẩm định Đây là một nội dung đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện công tác thẩm định của ngân hàng, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Đầu tiên, cán bộ thẩm định nên để ý đến những thông tin cung cấp từ các nguồn dễ tiếp cận như các Bộ ngành, Cục đăng kiểm chất lượng hay các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin này đóng vai trò tương đối quan trọng và hữu ích. Nhưng đối với các dự án lớn, phức tạp thì cần đầu tư thích đáng cho công tác thẩm định kỹ thuật như thuê chuyên gia tư vấn, am hiểu về lĩnh vực vận tải biển. Vì chất lượng của bước này quyết định đến tính khả thi của dự án và an toàn nguồn vốn của ngân hàng. Thứ hai, cán bộ thẩm định cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư. Do các dự án đầu tư mua sắm tàu biển thường có tỷ lệ vốn cố định rất lớn và tài sản hình thành thường được dùng làm tài sản đảm bảo. Do vậy để đảm bảo tính an toàn của khoản vay cần phải chú trọng đến việc thẩm định chất lượng con tàu. Bên cạnh việc nâng cao khả năng hiểu biết của cán bộ thẩm định về lĩnh vực vận tải biển, ngân hàng nên kết hợp với các chuyên gia chuyên ngành để tiến hành thẩm định lại phương diện kỹ thuật của con tàu. Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Tuy nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng đã tương đối là đầu đủ và hoàn thiện nhưng cán bộ thẩm định cũng cần chú ý hơn ở một số mặt để đảm bảo cho tính an toàn của dự án như: phương pháp xác định tỷ suất r của dự án, nên phân tích độ nhạy của dự án theo nhiều chiều, khi đánh giá thị trường của dự án cần chú trọng vào việc đánh giá định tính sự thay đôi thất thường của nhu cầu vận tải hiện tại và tương lai… Thứ tư, đối với đặc điểm về tác động đến môi trường của dự án mua sắm tàu biển thì ngân hàng cần chú ý hơn đến việc tính toán chi phí về môi trường của dự án. Hiện nay ở Việt Nam rất ít khi các doanh nghiệp tính toán các chi phí về môi trường khi tính toán hiệu quả của dự án. Nhưng xét trong một mục tiêu xa hơn, cùng với các quy định Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO thì việc xem xét các chi phí về môi trường có ý nghĩa kinh tế xã hội vô cùng quan trọng. Bên cạnh tác động về môi trường, do đặc điểm hoạt động của dự án gắn với an ninh biển quốc gia và các vùng biển của các nước khác. Đây cũng là một hoạt động chịu nhiều biến động trong ngành hàng hải quốc tế như những thay đổi trong tập quán và thông lệ quốc tế. Nên ngân hàng cũng phải xem xét đến các yếu tố chính trị và tính cạnh tranh trong quá trình hội nhập khi đánh giá dự án. Điều này đảm bảo cho dự án khi đưa vào khai thác sẽ không vấp phải sự phản đối từ xã hội, cũng như dự án sẽ đem lại nhiều lợi ích để phát triển kinh tế quốc gia. 4. Đào tạo cán bộ thẩm định Trong thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, con người luôn là trung tâm, quyết định chất lượng thẩm định. Lĩnh vực thẩm định tài chính dự án là một nghiệp vụ rất phức tạp, đa dạng có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế- xã hội. Mặt khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khả năng sinh lời của Ngân hàng, có thể làm cho Ngân hàng đi đến bờ vực phá sản vì các dự án luôn đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và luôn chứa đựng rủi ro cao. Do đó, trình độ của cán bộ tín dụng phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đó là phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh vững vàng. Bắt nguồn từ yêu cầu thực tế về kiến thức liên ngành tổng hợp được sử dụng trong quá trình thẩm định tài chính doanh nghiệp, cần bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Một thực trạng phổ biến hiện nay là phần lớn các cán bộ thẩm định là đều được đào tạo từ khối ngành kinh tế, do vậy mặc dù đã được tham gia ít nhiều trong các hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các khoá đào tạo..., nhưng mọi thứ mới chỉ dừng lại ở sự đào tạo không bài bản, ngắn hạn và chớp nhoáng. Do vậy, ban lãnh đạo Chi nhánh cần phải có chính sách cụ thể và thiết thực hơn nữa trong việc quan tâm đầu tư chất xám, vì trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng và vì sự phát triển lâu dài của toàn Chi nhánh nói chung. Để làm được điều này, Chi nhánh cần: - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định dự án. Việc tiến hành đào tạo, nâng cấp hay đào tạo lại một cách bài bản và hệ thống phải được tiến hành đều đặn hàng năm. Ngoài ra có thể trực tiếp tổ chức hoặc tham gia các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Thường xuyên thực hiện công tác bổ xung, tuyển mới một cách nghiêm túc nhằm tuyển dụng được những người có năng lực thực sự vào làm việc, bố trí dàn xếp đầy đủ cán bộ cho những công đoạn còn thiếu và yếu. - Ngoài việc tích cực đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính, mức độ lành mạnh trong tài chính doanh nghiệp qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Hơn nữa bên cạnh việc phối kết hợp nhiều chỉ tiêu để đưa ra đánh giá, cán bộ cần tìm tòi các số liệu liên quan đến những dự án khác tương tự đã và đang hoạt động cũng như có được các số liệu liên quan đến các định mức chuẩn của toàn ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó. - Lưu ý tích cực đào tạo trình độ sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ tin học, mặt khác đẩy nhanh tốc độ ứng dụng tin học cho đội ngũ cán bộ thẩm định trong quá trình phân tích, tránh tình trạng thủ công như hiện nay bằng các biện pháp như tăng cường hơn nữa việc đầu tư tài liệu, trang thiết bị vi tính, giảng dạy các phần mềm tiện ích hữu dụng... - Các chính sách đãi ngộ cần phải được cụ thể hoá theo hướng tăng cường và khuyến khích vật chất, kèm theo đó là các cơ hội thăng tiến để thúc đẩy ý thức trách nhiệm và tinh thần tự vươn lên của các cá nhân, đồng thời có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi về hợp tác tư vấn. - Bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn, cần giáo dục đạo đức, tư tưởng cho cho cán bộ thẩm định. Điều này bắt nguồn từ đặc điểm của hoạt động thẩm định: đó là một lĩnh vực phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy cần xác định đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp, nghiêm túc tuân thủ các quy trình, văn bản của cấp trên. - Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cán bộ thẩm định trong việc chấp hành các văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như quy trình thẩm định dự án tránh những sai sót đáng tiếc. 5. Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin Trong thời đại hiện nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh, ai nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng kịp thời hơn sẽ là người chiến thắng trong cạnh tranh, thông tin là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định. Thông tin chính xác kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng một hệ thống thông tin toàn diện có chiều sâu, cụ thể như: những thông tin về người xin vay vốn, những thông tin từ sổ sách của Ngân hàng, những thông tin bên ngoài tín dụng… - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình Ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự thành công của một Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, mà ở đó việc tính toán rất khó khăn và phức tạp mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức, nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng với việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên. Để có thể nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống thông tin, Ngân hàng nên ưu tiên đầu tư công nghệ thông tin nhằm tự động hoá trong hệ thống thanh toán kế toán tại Ngân hàng. - Tăng cường hệ thống thông tin nội bộ : Để đảm bảo xây dựng một hệ thống thông tin có hiệu quả, trước hết Ngân hàng cần ban hành thu thập một quy chế thông tin định kỳ cho các trung tâm, bộ phận thông tin. Những thông tin cần thiết liên quan đến dự án phải được cung cấp một cách nhanh chóng, đầy đủ và nhất là thông suốt trong toàn hệ thống. Nếu Ngân hàng biết khai thác có hiệu quả mạng máy tính này thì đây sẽ là chìa khoá giải quyết vấn đề thông tin một cách nhanh chóng và thu hồi được lợi ích lớn. Một mặt, thông tin được phân loại và tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau và nếu có khả năng, Ngân hàng nên tổng hợp thông tin của một số Tổng Công ty lớn mà Ngân hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài. Mặt khác, thông tin cũng được tổng hợp theo hướng bao gồm ba nội dung chủ yếu: + Thông tin về kinh tế xã hội nói chung : các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hay đầu tư trong nước cho các ngành công nghiệp, năng lượng, điện lực… tình hình xuất nhập khẩu, thuế suất… + Thông tin về tài chính Ngân hàng: Các Nghị định của Chính phủ, thông tư, quyết định, quy chế của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các thông tư liên Bộ. + Thông tin về thị trường giá cả : bao gồm cả nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng. - Tiếp tục phát huy lợi thế về cơ sở vật chất sẵn có, Ngân hàng nên phát triển hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài thông qua việc kết nối mạng lưới máy tính của Ngân hàng Nhà nước, của các Ngân hàng thương mại khác, của các trung tâm thông tin trong nước và quốc tế. Mạng thông tin toàn cầu Internet sẽ là kho dữ liệu vô tận mà Ngân hàng có thể khai thác. - Lưu trữ thông tin cũng là vấn đề đáng quan tâm, do đó Ngân hàng nên chuyển toàn bộ các thông tin lưu trữ cần thiết ở hình thức văn bản giấy tờ vào máy tính để quản lý có hiệu quả hơn. Với sự trợ giúp của công nghệ tin học, Ngân hàng sẽ xây dựng được những phương pháp thu thập, phân tích, xử lý và lưu trữ thông tin có hiệu quả và góp phần nâng cao số lượng, chất lượng thông tin thu thập được. Nhưng để thực hiện được điều này Ngân hàng phải nâng cấp hệ thống máy tính, hoàn thiện trình độ cán bộ công nhân viên trong việc xử lý thông tin trên mạng máy tính của Ngân hàng. Để nâng cao được tính khả thi của các giải pháp trên đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng được một phần mềm tin học chuyên dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật để trợ giúp trong việc thẩm định khía cạnh của dự án. Ngoài ra, Ngân hàng có thể đa dạng hoá nguồn thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp để nắm được tình hình quan hệ thanh toán, khả năng đảm bảo của việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án, thuê những Công ty kiểm toán xác định tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính. III. Một số kiến nghị 1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan. Nhà nước với vai trò là người quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, để công tác thẩm định các dự án tại ngân hàng thương mại thuận lợi, Nhà nước cần: - Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định, nghị định về các vấn đề liên quan đến đầu tư, quản lý tài chính, kiểm toán, hạch toán, thuế,… giảm thiểu những đột biến xấu trong môi trường kinh tế làm ảnh hưởng xấu cho các hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và các Ngân hàng nói riêng. - Nhà nước cần công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng hoặc địa phương, quy hoạch phát triển ngành… - Hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tếcủa từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh dể làm cơ sở cho Ngân hàng trong việc so sánh các chỉ tiêu tính toán được - Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán kiểm toán, lập các báo cáo theo đúng quy định, tạo điều kiện giúp ngân hàng thẩm định tài chính các doanh nghiệp được thuận lợi hơn. - Nhà nước cần có một số biện pháp bảo đảm an toàn vốn cho các Ngân hàng khi cho các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn. - Đề nghị Nhà nước phối hợp với các Bộ xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành, làm cơ sở để so sánh, đánh giá các dự án. - Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư mà các doanh nghiệp trình, làm sao tránh tình trạng phê duyệt một cách hình thức, không tập trung và không mang tính khả thi. Trước khi được thẩm định tại Ngân hàng, các dự án đã được tiến hành thẩm định tại các bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch đầu tư, Uỷ ban nhân dân tỉnh… Đối với các cơ quan này, vấn đề là phải thẩm định một cách thận trọng để cho Ngân hàng lấy đó làm căn cứ cho công việc thẩm định của mình. 2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực tiền tệ. Vì vậy, để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực thẩm định dự án, Ngân hàng Nhà nước cần: - Đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, kiện toàn và củng cố lại, tập trung phát triển theo định hướng của ngân hàng về vai trò chủ đạo của ngân hàng quốc doanh là rất cần thiết nhằm tạo ra sự hiệu quả và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thưong mại. - Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ các ngân hàng nâng cao nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư như việc hỗ trợ công tác đào tạo cho các cán bộ Ngân hàng thương mại trong việc nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn. Trong quá trình đào tạo, tập huấn nên chú trọng kỹ năng thực hành bằng các chương trình phần mềm thẩm định trực tiếp trên máy tính. - Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc cung cấp những thông tin tín dụng cho các Ngân hàng thương mại phục vụ cho công tác thẩm định. Để nâng cao vai trò của CIC, Ngân hàng Nhà nước cần quy định bắt buộc về cung cấp thông tin tín dụng của các các Ngân hàng thương mại về CIC phải đảm bảo đầy đủ và đúng thời hạn. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC không chỉ các thông tin về tín dụng mà cả những thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động thẩm định. - Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các Ngân hàng thương mại để kịp thời phát hiện sai sót trong công tác tín dụng và đặc biệt là công tác thẩm định. 3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội Đề nghị Ngân hàng hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn là các dự án đầu tư trung và dài hạn băng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác, các ban ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và Ngân sách của Nhà nước. Do trình độ của cán bộ có nhiều mặt bất cập, nhất là kiến thức kinh tế ngoài ngành như trình độ công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật... nên đề nghị Ngân hàng hệ thống hoá các văn bản về định mức kinh tế kỹ thuật của một số ngành, nghề chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành, trang bị cho các chi nhánh để có sự thống nhất trong công tác thẩm định. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung cũng như Chi nhánh Nam Hà nội nói riêng nên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu về thẩm định... để cán bộ làm công tác thẩm định hiểu sâu hơn nghiệp vụ, giúp cho công tác thẩm định được hiệu quả hơn. KẾT LUẬN Thẩm định dự án đầu tư chỉ là một trong những khái cạnh cần phải tiến hành xem xét đối với mỗi dự án trước khi ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư dự án, đặc biệt dưới góc độ ngân hàng. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc thực mở rộng tín dụng an toàn hiệu quả ở các ngân hàng. Sau thời gian nghiên cứu và được viết chuyên đề “Thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội”, em nhận thấy rằng những kiến thức được học và được biết quả thực rất hạn hẹp và còn bất cập so với công nghệ thẩm định hiện đại trên thế giới. Nhưng sự phát triển của ngành Ngân hàng nói chung và công tác thẩm định nói riêng phản ánh trình dộ phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế của chúng ta như hiện nay chưa thích ứng với những phương pháp thẩm định tiên tiến, nhưng không hẳn là chúng ta bỏ qua những phương pháp thẩm định đó mà cần phải nắm vững nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Chủ đề nghiên cứu này không phải là hoàn toàn mới, song nó luôn là vấn đề cấp thiết và là sự quan tâm hàng đầu trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung. Từ những kiến thức đã được tổng hợp và phân tích đã được diễn giải thành bài viết, do đó bài viết chứa đựng những kiến thức cơ bản được học tại trường và thực tiễn tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội, bên cạnh đó là những đề xuất mang tính chủ quan. Mặc dù có sự hạn chế về kinh nghiệm, cách tiếp cận thực tế cũng như khả năng phân tích, đánh giá song em cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần năng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội, dù những giải pháp và kiến nghị được đưa ra trong bài viết này chỉ là một phần trong hàng loạt các giải pháp đồng bộ cần được thực hiện trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội. Đề tài của chuyên đề tuy khá hạn hẹp song rất có ý nghĩa bởi tính phức tạp cũng như tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển đối với hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội. Em rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô hướng dẫn và đơn vị thực tập để hoàn thành tốt chuyên đề cũng như quá trình thực tập. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này! DANH MỤC THAM KHẢO Giáo trình Lập và Quản lý dự án - Tiến sĩ Nguyễn Bạch Nguyệt (chủ biên) Đại học KTQD Sổ tay tín dụng – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Dự án khả thi mua tàu chở dầu 47.084 DWT và các tài liệu khác cũng như các báo cáo tài chính của Công ty (chủ đầu tư vay vốn) Hướng dẫn lập, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư – Nxb Thống kê (2003) Giáo trình "Kinh tế đầu tư" - NXB Thống kê Hà Nội Báo cáo tín dụng và báo cáo thẩm định của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội Các luận văn tốt nghiệp các khoá trước. Các tài liệu tham khảo khác. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Báo cáo tài chính giai đoạn 2004 – 2006 của doanh nghiệp CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 SO SÁNH 05 với 04 06 với 05 Tài sản A Tài sản ngắn hạn 125,469 629,635 375,237 504,166 -254,398 I Tiền & các khoản tương đưong 9,160 484,181 230,486 475,021 -253,695 1 Tiền 9,160 484,181 230,486 475,021 -253,695 II Các khoản đt tchính ngắn hạn 17,000 0 0 -17,000 0 1 Đầu tư ngắn hạn 17,000 -17,000 0 III Các khoản phải thu 80,838 109,806 78,370 28,968 -31,436 1 Phải thu của khách hàng 26,743 14,312 43,042 -12,431 28,730 2 Trả trước cho người bán 51,863 54,002 34,872 2,139 -19,130 5 Các khoản phải thu khác 2,232 42,585 1,549 40,353 -41,036 6 Dphòng phải thu ngắn hạn khó đòi -1,093 -1,093 -1,093 0 IV Hàng tồn kho 5,218 3,247 5,951 -1,971 2,704 1 Hàng tồn kho 5,218 3,247 5,951 -1,971 2,704 V Tài sản ngắn hạn khác 13,253 32,401 60,430 19,148 28,029 2 Thuế GTGT đựơc khấu trừ 30,974 59,702 30,974 28,728 3 Thuế&các khoản phải thu nhà nước 13,253 -13,253 0 4 Tài sản ngắn hạn khác 1,427 728 1,427 -699 B TàI sản dài hạn 679,394 1,088,539 2,106,488 409,145 1,017,949 I Các khoản phảI thu DH 33 33 55 0 22 4 Phải thu dài hạn khác 33 33 55 0 22 II Tài sản cố định 674,832 1,080,725 2,100,631 405,893 1,019,906 1 Tài sản cố định hữu hình 286,033 724,628 1,710,810 438,595 986,182 - Nguyên giá 323,324 829,550 1,923,203 506,226 1,093,653 - Giá trị hao mòn luỹ kế -37,291 -104,922 -212,393 -67,631 -107,471 4 Chi phí xây dung cơ bản dở dang 388,799 356,097 389,821 -32,702 33,724 IV Các khoản đầu tư TC dài hạn 4,488 6,000 1,556 1,512 -4,444 2 Đầu tư vào Công ty liên doanh, liên kết 4,488 6,000 1,556 1,512 -4,444 V Tài sản dài hạn khác 41 1,781 4,246 1,740 2,465 1 Chi phí trả trước dài hạn 41 1781 4246 1740 2465 Tổng cộng tài sản 804,863 1,718,173 2,481,725 913,310 763,552 Nguồn vốn 0 0 A Nợ phải trả 768,087 1,676,349 2,433,483 908,262 757,134 I Nợ ngắn hạn 349,781 124,432 376,571 -225,349 252,139 1 Vay và nợ ngắn hạn 39,592 20,899 58,280 -18,693 37,381 2 Phải trả cho người bán 267,504 54,277 240,546 -213,227 186,269 3 Người mua trả tiền trước 600 900 4,283 300 3,383 4 Thuế&các khoản phải nộp nhà nước 6,875 3,797 6,463 -3,078 2,666 5 Phải trả ngời lao động 1,561 9,066 19,723 7,505 10,657 6 Chi phí phải trả 103 -103 0 7 Phải trả nội bộ 1,290 586 0 -704 -586 9 Các khoản phải trả, phải nộp khác 32,256 34,907 47,276 2,651 12,369 II Nợ dài hạn 418,306 1,551,917 2,056,912 1,133,611 504,995 4 Vay và nợ dài hạn 418,306 1,551,868 2,056,863 1,133,562 504,995 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 49 49 B Nguồn vốn chủ sở hữu 36,776 41,824 48,242 5,048 6,418 I Vốn chủ sở hữu 33,704 36,996 43,727 3,292 6,731 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 29,795 29,948 28,812 153 -1,136 7 Quỹ đầu tư phát triển 3,490 6,124 12,733 2,634 6,609 8 Quỹ dự phòng tài chính 412 917 2,175 505 1,258 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 7 7 7 0 0 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 3,072 4,828 4,515 1,756 -313 1 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 3,072 4,828 4,515 1,756 -313 Tổng cộng nguồn vốn 804,863 1,718,173 2,481,725 913,310 763,552 Tại thời điểm 31/12/2006, một số chỉ tiêu có biến động lớn so với năm trước. Cụ thể như sau: - Tiền và các khoản tương đương tiền: 230,486 trđ, giảm 253,695 trđ so với năm 2005, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (9,29%). Sở dĩ khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do Công ty hạch toán nhận nợ Trái phiếu nước ngoài nhưng do chưa được giải ngân nên toàn bộ số tiền này được gửi tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy. - Các khoản phải thu ngắn hạn: 78.370 trđ, giảm 31.436 trđ so với năm trước, chiếm tỷ trọng 3,16% tổng tài sản, trong đó có các khoản giảm đáng kể sau: + Các khoản phải thu khác: 1.549 trđ, chiếm tỷ trọng 0,06% tổng tài sản, giảm 41.036 trđ so với năm 2005. + Trả trước cho người bán: 34.872 trđ, chiếm tỷ trọng 1,41% tổng tài sản, giảm 19.130 trđ so với năm trước. Đây chủ yếu là các khoản trả trước cho các khách hàng như Nhà máy đóng tàu Hạ Long (31.988 trđ) để đóng thêm tàu mới và Cty XD Dân dụng và Công nghiệp (1.902 trđ). + Phải thu của khách hàng: 43.042 trđ, chiếm tỷ trọng 1,73% tổng tài sản, tăng 28.730 trđ. Công ty có nhiều đối tác trong việc vận chuyển cho nên một số khách hàng truyền thống được áp dụng hình thức vận chuyển hàng trước rồi mới phải thanh toán cước phí sau như các đơn vị: Cty CP VT Biển Đông phía Bắc (3.441 trđ), Cty TNHH TMVT Việt Dũng (1.126 trđ), XN dịch vụ vận tải – Vinaship (1.173 trđ), Cty Ld Khai thác Container VN KLine (3.020 trđ), Cty TNHH VT Biển Đông phía Nam (2.028 trđ)... các khoản nợ trên đều là các khoản nợ có khả năng thu hồi. + Dự phòng phải thu khó đòi:1.093 trđ gồm 480 trđ của Cty đường thuỷ 1, Công ty QL công trình Biển Đông 473 trđ, Viện KHCN tàu thuỷ 140 trđ. Theo giải trình của đơn vị thì trong năm 2007 có khả năng thu hồi được khoản nợ của Cty Đường thuỷ1 (Dự án hút bùn), khoản nợ của Ban QL DA Biển Đông và Viện KHCN Tàu Thuỷ xuất phát từ việc Cty Vận tải Biển Đông làm công trình đèn biển tại đảo Đá Tây thanh toán từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước. Hàng năm Công ty vẫn thực hiện đối chiếu, xác nhận công nợ và đôn đốc thu hồi tuy nhiên không chủ động được vì còn phụ thuộc vào nguồn vốn Nhà nước. - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: 59.702 trđ, chiếm tỷ trọng 2,41% tổng tài sản, tăng 28.728 trđ so với năm 2005. Khoản thuế này là số tiền thuế đầu vào được khấu trừ và hoàn của các tài sản đang trong quá trình đầu tư. Do thuế đầu ra phải nộp thấp hơn số thuế đầu vào được khấu trừ của TSCĐ, theo chế độ kế toán hiện hành, số thuế được khấu trừ phải treo trên tài khoản 133. Dự kiến trong năm 2007 Công ty sẽ được hoàn một phần thuế VAT đầu vào của các DA đầu tư. Thuế GTGT của dịch vụ được khấu trừ: 18.329 trđ, thuế GTGT của hàng hoá mua vào tạo thành tài sản: 41.373 trđ, cụ thể như sau: + Mua tàu Vạn Lý : 6.051 trđ. + Đóng tàu V.Freighter & V.Trader : 15.966 trđ. + Đóng tàu 1700 Teus : 19.356 trđ. Khoản thuế được khấu trừ và được hoàn nói trên sẽ là một nguồn vốn đáng kể để đơn vị đưa vào hoạt động kinh doanh. - Tài sản cố định hữu hình: 2.100.631 trđ, chiếm tỷ trọng lớn (84.64%) tổng tài sản, tăng 1.019.906 trđ so với năm trước, trong đó: + Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng thêm trong năm 2006 là 1.093.653 trđ, khoản tăng thêm này được xác định trong năm 2006 do đơn vị mua sắm và đóng mới 01 tàu dầu và 03 tàu Container có giá trị lớn: Đơn vị: trđ STT Tên tài sản Giá trị 1 Tàu V.ENERGY 583.979 2 Tàu Container V. Trader 204.782 3 Tàu Container V.Freighter 159.807 4 Tàu Vạn Lý 121.747 - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 389.821 trđ, chiếm tỷ trọng 15,71% tổng tài sản, tăng 33.724 trđ so với năm 2005. Chi tiết các khoản mục Công ty đang đầu tư như sau: theo báo cáo của doanh nghiệp khoản mục này đơn vị đang đầu tư tàu 1700 TEUs với chi phí xây dựng cơ bản cuối năm 2006 là 388.562 trđ - Đầu tư liên doanh liên kết: 1.556 trđ, khoản mục này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản, là khoản Công ty góp vốn với Công ty CP Vận tải và Du lịch Hương Sơn thực hiện công trình cáp treo Chùa Hương. - Vay ngắn hạn: 58.280 trđ, chiếm tỷ trọng 2,35% tổng nguồn vốn, tăng 20.729 trđ so với năm trước. Chi tiết dư nợ tại các TCTD như sau: ĐVT: trđ TT Tên tổ chức tín dụng Hạn mức tín dụng DN đến 31/12/2006 1 NH Ngoại thương HN 135,000 18,570 2 NH Công thương Ba Đình 50,000 17,250 3 Cty Tài chính CNTT 50,000 22,000 4 Vay khác 460 Cộng 235,000 58,280 (Nguồn trích: Báo cáo tình hình các khoản vay nợ TCTD đến 31/12/2006) Dư nợ của Công ty tại thời điểm 31/12/2006 không có nợ quá hạn và nợ gia hạn. - Phải trả người bán: 240.546 trđ chiếm 9,69% tổng nguồn vốn, tăng 186.269 trđ so với năm trước. Đây chủ yếu là các khoản phải trả cho các khách hàng là các Công ty lớn của nước ngoài mà Công ty làm đại lý hoặc cho các Công ty đóng tàu ở Việt Nam như: Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng (178.750 trđ), Cảng Bến Nghé – TP HCM (13.536 trđ), Cảng Hải Phòng (7.639 trđ), Cty GOLDEN ISLAND (6.068trđ), Mitsui O.S.KLine.,Ltd (4.209 trđ). Công ty Xăng dầu khu vực 3 (2.196trđ)... - Phải trả người lao động: 19.723 trđ, chiếm tỷ trọng 0,79% tổng nguồn vốn, tăng 10.657 trđ so với năm trước. Đây là khoản trả lương cho đội tàu, Công ty hạch toán hàng tháng nhưng thông thường khi các thành viên đội tàu về Việt Nam mới chi. Phần tăng thêm của mục này do chi trả cho các khoản tăng thêm của đội tầu mới của công ty đã thuê phục vụ vận hành, quản lý tàu mới mua trong năm 2006 . - Các khoản phải trả khác: 37.487 trđ, chiếm tỷ trọng 2,21% tổng nguồn vốn, tăng 2.645 trđ so với năm trước. Đây chủ yếu là khoản phải trả cho các hãng vận tải do Công ty làm đại lý hàng hải cho một số hãng nước ngoài; Ngoài ra, còn khoản phải trả cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn VINASHIN khi vay vốn hỗ trợ tạm thời và các khoản phải trả khác như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn... - Nợ dài hạn: 2.056.912 trđ, chiếm tỷ trọng lớn (82,88%) tổng nguồn vốn, tăng 504.995 trđ so với năm 2005. Chi tiết nợ dài hạn tại các Tổ chức tín dụng như sau: TT TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG DƯ NỢ (VNĐ) MỤC ĐÍCH XIN VAY 1 NHNT Hà Nội 6.513.243.525 Mua vỏ Cont 53.389.938.000 Mua tàu Vạn Phúc 2 NHCT Ba Đình 13.455.493.454 Mua tàu Hồ Tây và vỏ container 2.383.355.729 Mua vỏ container 891.850.000 Mua vỏ container 3 Quỹ HTPT Hà Nội 96.599.999.960 Đóng mới tàu 1016 TEU (V.Mariner, V.Navigator) 443.408.723.172 Đóng mới tàu 1016 TEU (V.Mariner, Navigator) 106.160.999.600 Đóng mới tàu 610 TEU (V.Trader, V.Freighter) 246.230.994.462 Đóng mới tàu 610 TEU (V.Trader, V.Freighter) 4 NH PT Nhà ĐB Sông Cửu Long 5.066.269.500 Mua vỏ Cont 5 Cty Tài chính CNTT 471.304.728.733 Trái phiếu chính phủ 6 NHNo Nam HN 498.821.000.000 Mua tàu chở dầu (V.Energy) 7 NH TMCP Quân đội 112.637.000.000 Mua tàu chở container (Vạn Lý) Cộng 2.056.863.587.135 (Nguồn trích: Báo cáo tình hình các khoản vay nợ TCTD đến 31/12/2006) Tại thời điểm 31/12/2006, Công ty không có nợ quá hạn và gia hạn nợ. - Nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung liên tục qua các năm, năm 2006 là 43.727 trđ, chiếm tỷ trọng 1,76% tổng nguồn vốn, tăng 6.731 trđ so với năm trước. Phụ lục 2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Doanh thu thuần 195,523 339,750 534,716 2 Giá vốn hàng bán 179,475 272,174 446,027 3 Lợi nhuận gộp (1-2) 16,048 67,575 88,689 4 Chi phí bán hàng 0 0 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7,570 14,452 16,190 6 Lợi nhuận thuần từ HĐKD (3-4-5) 8,478 52,933 72,499 - Thu nhập hoạt động tài chính 1,074 2,706 3,317 - Chi phí hoạt động tài chính 9,559 47,281 58,092 Trong đó: CP lãi vay 9,177 45,486 54,806 7 Lợi nhuận thuần từ HĐTC -8,485 -44,575 -54,775 Thu nhập khác 18,439 84,591 152 Chi phí khác 12,959 85,963 400 8 Lợi nhuận khác 5,480 -1,372 -248 9 Tổng lợi nhuận trước thuế (6+7+8) 5,473 7,175 17,476 10 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 1,549 2,013 4,893 11 Tổng lợi nhuận sau thuế (9-10) 3,924 5,166 12,583 (Nguồn trích: Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006 ) Trong năm 2006, tổng doanh thu của Công ty đã đạt 534.716 trđ, tổng lợi nhuận sau thuế đạt 243,57% so với cả năm trước, đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có tiến triển tốt. Nhìn vào kết quả kinh doanh 02 năm gần đây cho thấy, tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng, doanh thu và lợi nhuận các năm sau cao hơn năm trước do định hướng và chính sách phát triển đúng đắn của Công ty. Phụ lục 3 Thu nhập của dự án - Theo thống kê về giá cước trên thị trường đối với các tàu chở dầu sản phẩm hoạt động trên tuyến Singapore – Sài Gòn cho thấy giá cước vận tải dầu sản phẩm có xu hướng tăng lên trong thời gian qua. Giá cước vận tải trong năm 2004 khoảng 8,7 – 10 USD/MT, trong năm 2005 khoảng 9,8 – 11 USD/MT; Giá cước xây dựng trong dự án là 10,5 USD/MT Sản lượng thực hiện trung bình là: 34.000 MT/chuyến Doanh thu bình quân mỗi chuyến là: 365.756 USD/chuyến. Trên thực tế doanh thu của dự án còn lớn hơn nhiều do sản lượng thực hiện trung bình của mỗi chuyến lớn hơn 34.000 MT, trọng tải của tàu là 47.084 MT cho nên tàu sẽ tận dụng chuyên chở ở mức tối đa cho phép, tạo ra doanh thu lớn hơn cho dự án nhưng để tính toán ở mức an toàn và đảm bảo nên tạm tính sản lượng của dự án bình quân là 34.000 MT/chuyến với mức giá là bình quân là 10,5 USD/MT. (Bảng 2) - Do sự biến động của thị trường vận tải là rất lớn vì vậy, căn cứ trên tình hình thị trường cho thuê tàu đang áp dụng đối với loại tàu cùng loại và để đảm bảo an toàn; Đối với gian đoạn đầu cho thuê định hạn xác định doanh thu trên cơ sở mức cho thuê tàu ngắn hạn: 20.000 USD/ngày PHỤ LỤC 3: DOANH THU Đơn vị tính: USD Nội dung Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Doanh thu vận hành 15,047,349 15,047,349 14,623,480 15,047,349 14,199,611 15,047,349 15,047,349 14,623,480 15,047,349 14,199,611 15,047,349 Sản lơng 33,977 MT/chuyến 33,977 33,977 33,977 33,977 33,977 33,977 33,977 33,977 33,977 33,977 33,977 Mức giá 10.5 USD/MT 10.5 10.5 10.5 10.5 10.5 10.5 10.5 10.5 10.5 10.5 10.5 Chi tiết Khai thác bt Khai thác bt Dry dork trung gian Khai thác bt Dry dork định kỳ Khai thác bt Khai thác bt Dry dork trung gian Khai thác bt Dry dork định kỳ Khai thác bt Số ngày hoạt động 355.0 355.0 345.0 355.0 335.0 355.0 355.0 345.0 355.0 335.0 355.0 Thời gian tàu dừng 10 10 20 10 30 10 10 20 10 30 10 Số chuyến/năm 42.2 42.2 41.0 42.2 39.8 42.2 42.2 41.0 42.2 39.8 42.2 Phí đại lý 2.00% DT/năm 300,947 300,947 292,470 300,947 283,992 300,947 300,947 292,470 300,947 283,992 300,947 Doanh thu cho thuê 20,000 USD/ngày 7,100,000 7,100,000 6,900,000 7,100,000 6,700,000 7,100,000 7,100,000 6,900,000 7,100,000 6,700,000 7,100,000 Thời gian 1chuyến 8.42 ngày Theo tính toán của Công ty trong thơI gian đầu do cha chủ động đợc nguồn hàng vận tảI cho nên trong 06 tháng đầu Công ty thực hiện phơng án cho thuê định hạn Bảng tính thực hiện tính 06 tháng năm đầu tiên là doanh thu cho thuê định hạn và 06 tháng sau trở đI là tự khai thác Chi phí biến đổi năm đầu tiên do 06 tháng đầu là cho thuê định hạn cho nên chi phí biến đổi đợc tính bằng 1/2 chi phí biến đổi của các năm Phụ lục 4 Các khoản mục chi phí * Chi phí biến đổi - Chi phí đại lý: Chi phí hoa hồng môi giới trả cho các đại lý hàng hoá, chi phí này tính trung bình 2% doanh thu. - Chi phí nhiên liệu gồm: Chi phí dầu FO (dầu chạy máy chính và máy phát), Chi phí dầu MGO (gas oil chạy máy Power Pack khi làm hàng, chạy khí trơ) và Chi phí dầu LO (dầu nhờn) bôi trơn máy. Chi phí nhiên liệu được tính toán trên các cơ sở dữ liệu về: Định mức tiêu hao nhiên liệu từng loại máy ; Thời gian sử dụng từng loại máy; Đơn giá từng loại nhiên liệu (Chi tiết theo Bảng 10). - Cảng phí, gồm: Phí trọng tải: ; Phí bảo đảm hàng hải: Thông tin vệ tinh và các chỉ dẫn hàng hải cho tàu (thường được trả và cấp chứng chỉ cho tàu theo năm); Phí hoa tiêu dẫn đường từ phao số 0 (luồng tự do) vào cầu cảng hoặc ngược lại (thường chỉ sử dụng hoa tiêu khi vào cảng); Phí tàu lai hỗ trợ khi đi trong cảng (thời gian sử dụng khoảng 1h mỗi lượt vào, ra cảng); Phí cầu bến, Phí luồng tàu: trang trải cho chi phí nạo vét luồng. Phí thủ tục để tàu ra, vào cảng; Phí buộc, cởi dây cột tàu vào cầu cảng, phao. Phí đổ rác thải của tàu lên bờ; Phí vệ sinh hầm hàng sau khi dỡ hàng hoặc trước khi xếp hàng ; Phí đi lại của thuyền viên đi lại tại cảng trong thời gian làm hàng hoặc chờ làm hàng (bao gồm cả thuyền đón rước nếu cần) ; Phí kiểm đếm, xác nhận hàng xếp hoặc dỡ từ tàu ; Thuế hàng hoá tính theo tỷ lệ phần trăm của giá cước (chỉ áp dụng khi tàu xếp hàng tại cảng của nước đó)... Theo tính toán thực tế các tàu trên tuyến, chi phí mỗi lần ra vào cảng dự kiến là 22.500 USD; Cụ thể: + Tại Sài Gòn: 12.500 USD/lượt. + Tại Singapore: 10.000 USD/lượt . - Chi phí biến đổi dự phòng: Chi phí này được tạm tính bằng 1% tổng các chi phí biến đổi trên (Chi phí đại lý, nhiên liệu, cảng phí). - Lãi vay vốn lưu động: Căn cứ thực tế hoạt động của đơn vị, với mức vay vốn lưu động bình quân trên thị trường hiện nay vào khoảng 7%/năm thì nhu cầu vốn lưu động bình quân đối với dự án này khoảng 1.000.000 USD. * Chi phí cố định: - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: Tàu sử dụng 25 thuyền viên với mức lương trung bình theo năm là 45.000 USD/người/năm. Các khoản trích theo lương tính theo quy định hiện hành, phần doanh nghiệp trả là 19%(bao gồm: BHXH, BHYT,CĐP). Hiện tại Công ty đang đàm phán việc thuê V.Ships làm Công ty quản lý kỹ thuật tàu và thuê thuyền viên với các vị trí chủ chốt. - Chi phí thực phẩm, nước ngọt: Theo định mức của công ty, chi phí thực phẩm đối với tuyến chạy nước ngoài là 5 USD/người/ngày. - Chi phí quản lý kỹ thuật tàu: Chi phí này là chi phí trả cho Công ty quản lý kỹ thuật tàu, tính toán ở mức 90,000 USD/năm . - Khấu hao TSCĐ: Khấu hao được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong 11 năm theo quyết định của Bộ tài chính: Thời gian trích khấu hao đối với phương tiện vận tải là tàu thuyền là từ 7-15 năm. Dự án khấu hao 11 năm để nhằm tối đa hoá chi phí. - Chi phí sửa chữa lớn: Theo qui phạm, cứ 2.5 năm tàu phải thực hiện công tác sửa chữa lớn một lần và cứ 5 năm tàu phải định kỳ lên đà một lần. Chí phí phục vụ công tác sửa chữa lớn và lên đà (bao gồm cả giám sát đăng kiểm) sẽ được trích trước hàng năm ở mức 5% mức khấu hao hàng năm trong 5 năm đầu tiên và tăng dần 10% trong mỗi 5 năm tiếp theo. - Chi phí sửa chữa thường xuyên: Gồm các chi phí nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tàu như chi phí phụ tùng phục vụ cho việc sửa chữa, chi phí sơn bảo quản tàu hàng năm để giữ gìn tình trạng bề mặt tôn vỏ của con tàu, chi phí vật tư phụ. Chi phí này dự kiến ở mức 2% mức khấu hao hàng năm trong 5 năm đầu, từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm kế tiếp tăng 2% so với năm trước. Với việc thuê công ty nước ngoài và thuyền viên nước ngoài, những đơn vị đã có kinh nghiệm quản lý và khai thác tàu thì mức chi phí sửa chữa lớn cũng như sửa chữa thuờng xuyên ở mức này là hợp lý. - Bảo hiểm thân tàu: Phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của tàu, tuổi tàu, giới hạn bồi thường... Hàng năm tính ở mức 0,56% nguyên giá. - Bảo hiểm TNDS chủ tàu P&I: Phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của tàu, tuổi tàu, giới hạn bồi thường... Hàng năm tính ở mức 7,5 USD/GRT trọng tải của tàu theo thiết kế là 28.522 GRT. Như vậy mức phí hàng năm là 213,915 USD. - Chi phí đăng kiểm, thông tin: Được tính cố định cho 01 năm hoạt động là 10.000 USD/năm. - Chi phí quản lý và chi phí đào tạo: + Chi phí quản lý phân bổ: Bao gồm các chi phí giao dịch, tiền lương nhân viên quản lý, chi phí văn phòng: văn phòng phẩm, điện, nước, thông tin... phân bổ cho tàu tính bình quân ở mức 40.000 USD/năm. + Chi phí đào tạo: Chi phí trả cho Công ty quản lý kỹ thuật tàu để tổ chức đào tạo trang bị các kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ... cho đội ngũ thuyền viên làm việc trên tàu. Quá trình đào tạo này được tiến hành trong 2 năm đầu tiên kể từ khi đưa tàu vào khai thác. Chi phí đào tạo mỗi năm dự kiến 35.000 USD. - Chi phí lãi trái phiếu công ty: Tạm tính theo mức lãi suất 8,5%/năm cho tổng mức huy động vốn là 5.700.000 USD. - Chi phí lãi vay vốn cố định: Tạm tính theo lãi suất cố định 8,0%/năm cho thời gian vay vốn là 8 năm trong đó có 6 tháng ân hạn - Được tính cụ thể theo như bảng tính số 9. - Chi phí lãi vay vốn lưu động: Tạm tính theo lãi suất cố định 7,0%/năm . NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21753.doc
Tài liệu liên quan