Chuyên đề Thông tin kế toán thích hợp cho việc ra quyết định tại doanh nghiệp

Đối những nhà quản trị cấp cao trực tiếp điều hành những công việc quan trọng của ở một công ty lớn thì chúng ta nên tổ chức mở lớp đào tạo đội ngủ chuyên viên lành nghề về kế toán quản trị , có khả năng nhìn nhận vấn đề , trên cơ sở đó để ra quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp.Phần lớn các nhà quản trị cấp cao họ có kiến thức cơ bản nhưng chưa sâu , chính vì thế nên mở lớp đào tạo chuyên sâu về kế toán quản trị dành riêng cho các nhà quản trị cấp cao . Đối với những doanh nghiệp tư nhân hay cơ sở sản xuất thường thì chủ doanh nghiệp hay chủ cơ sở vừa trực tiếp quản lý vừa làm kế toán . Nhưng phần lớn họ chưa am hiểu về lĩnh vực kế toán nên quyết định của họ thường đem lại kết quả không mấy khả quan cho doanh nghiệp của mình , họ cứ ngỡ như thế là quyết định đúng nên họ đã bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh có thể đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp . Để giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn về quyết định của họ, tốt nhất nên mở lớp đào tạo ngắn hạn với những chuyên đề chọn lọc thực sự có ích cho nhà quản trị ở địa phương như : o Chuyên đề về lựa chọn thông tin kế toán thích hợp cho việc ra quyết định tại doanh nghiệp

pdf63 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thông tin kế toán thích hợp cho việc ra quyết định tại doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm chung cho tới điểm tách rời o Điểm tách rời là điểm cho phép phân biệt sản phẩm chung thành những sản phẩm khác nhau. Quá trình sản xuất sản đồng sản phẩm và sản phẩm phụ được khái quát bằng sơ đồ sau : Sơ đồ : Mô hình sản xuất các đồng sản phẩm và sản phẩm phụ . (Ghi chú : A1 , B1, C1 là các nán thành phẩm ; A2 ,B2 , C2 là các đồng sản phẩm ) Các khoản chi phí chung Nguyên liệu Lao động Điểm phân chia A NVL, lao động , sx chung NVL, lao động , sx chung NVL, lao động , sx chung Các khoản chi phí bổ sung Sản xuất chung B1 C1 D A D B C2 Quá trình sx chung Đồng sản phẩm A Đồng sản phẩm B Đồng sản phẩm C Sản phẩm phụ D Phân tích quyết định đối với đồng sản phẩm chính là phân tích trường hợp nếu có thể tiêu thụ được bán thành phẩm ở điểm phân chia thì quyết định ngay , nếu không thì tiếp tục hoàn thiện sản xuất thành thành phẩm rồi mới tiêu thụ , quyết định nào có lợi hơn cho doanh nghiệp? Còn đối với sản phẩm phụ thì tiếp tục chế biến phụ phẩm thành sản phẩm khác có giá trị thương mại thì nên tiếp tục sản xuất , nếu chi phí bỏ ra so với lợi nhuận thu vào ít hơn thì chúng ta sẽ ngưng sản xuất ngay . Khi tiến hành phân tích thì lưu ý rằng các khoản chi phí phát sinh trước điểm phân chia được xếp vào loại thông tin không thích hợp không cần xét đến . Thông tin thích hợp là các khoản thu và chi chênh lệch nhau giữa hai quyết định nên hay không nên tiêu thụ bán thành phẩm . Để minh họa cho quá trình ra quyết đinh liên quan đến việc phân bổ chi phí sản phẩm chung. Ta xem xét ví dụ sau: 3.5.1Ví dụ 1 Giả sử rằng trong quá trình sản xuất xà phòng có xuất hiện một số phụ phẩm mà trong nhiều năm liền nó được bỏ đi. Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm phát hiện ra nếu tiếp tục chế biến thêm thì phụ phẩm có giá trị thương mại như là một sản phẩm phân bón. Do phụ phẩm được xem là một sản mới nên bộ phận kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho nó. Sau khi tính toán chi phí thì người kế toán kết luận rằng doanh số thu được từ sản phẩm phân bón thấp hơn chi phí bỏ ra (bao gồm cả phân bổ chi phí sản phẩm chung pân bổ cho nó ). Như vậy theo người kế toán , xí nghiệp không nên sản xuất sản phẩm phân bón này , tốt hơn là loại bỏ phụ phẩm như trước đây. Liệu đây có thực sự là quyết định khôn ngoan hay không ? số liệu minh họa và câu trả lời được trình bày qua cách tính sau: ĐVT: ngđ Xà phòng 1 Xà phòng 2 Xà phòng 3 Phụ phẩm Doanh thu các lại sản phẩm Phân bổ chi phí sản phẩm chung 600.000 300.000 400.000 200.000 200.000 100.000 0 0 Tổng chi phí sẩn phẩm chung là 600.000ngđ , phẩn bổ theo tỷ trọng doanh thu của các loại sản phẩm Quyết định nên bán ngay hay tiếp tục sản xuất (giải pháp sai ): Xà phòng 1 Xà phòng 2 Xà phòng 3 Phụ phẩm Doanh thu Phẩn bổ chi phí sản phảm chung Chi phí chế biến thêm Lỗ do chế biến thêm 600.000 276.923 400.000 184.615 200.000 92.308 100.000 46.154 80.000 (26.154) Tổng chi phí sản phẩm chung là 600.000ngđ được phân bổ theo tỷ trọng doanh thu 276.923= (600.000/1.300.000) *600.000 184.615= (400.000/1.300.000) *600.000 92.308 = (200.000/1.300.000) *600.000 46.154 = (100.000/1.300.000) *600.000 Quyết định nên bán hay tiếp tục sản xuất giải pháp đúng: Xà phòng 1 Xà phòng 2 Xà phòng 3 Phụ phẩm Doanh thu Phẩn bổ chi phí sản phảm chung Chi phí chế biến thêm Lãi do chế biến thêm 600.000 300.000 400.000 200.000 200.000 100.000 100.000 0 80.000 20.000 Tổng chi phí sản phẩm chung 600.000ngđ , được phân bổ theo tỷ trọng doanh số của 3 loại xà phòng , còn phụ phẩm không phải chịu chi phí phân bổ. Như vậy phương án tốt hết là xí nghiệp nên chế biến phụ phẩm vì lợi nhuận của xí nghiệp tăng 20.000ngđ khi chọn phương án chế biến thêm phụ phẩm. Về mặt kinh tế doanh nghiệp đã làm tăng nguồn thu cho chính mình một khoản lợi tức kha khá , không những đa dạng hoá sản phẩm mà còn góp phần không lớn về việc cung ứng nhu cầu đang thiếu ở thị trường hiện tại là nổi trăn trở của các nhà nông . 3.5.2 Ví dụ 2: Xí nghiệp chế biến lương thực Gomex , xã Long Điền B , Chợ Mới , An Giang chế biến gạo , tấm , ngoài ra còn các loại phụ phẩm , phế phẩm khác như : cám và thóc , trấu .Khi bán thành phẩm ở công đoạn I hoàn thành cả hai đều có thể tiêu thụ được . Tuy nhiên chủ xí nghiệp đang buâng khuâng có nên chuốt gạo và tấm lại cho trắng rồi mới bán hay không? Chi phí bỏ ra để chà trắng gạo với lợi nhuận thu về thì như thế nào ? Quyết định trên sẽ rõ nếu chúng ta biết thêm một số thông . Tất cả các khoản thu và chi (là những thông tin thích hợp đã loại bỏ các khoản chi trước thời điểm phân chia và quyết định ở đây chỉ quan tâm đến sản phẩm chính )được tập hợp như sau : Bảng tập hợp các khoản thu và chi Chỉ tiêu Các loại sản phẩm kết hợp Gạo Tấm 1)Giá trị tiêu thụ ở điểm phân chia 2)Giá trị tiêu thụ khi chế biến 3)Chi phí kết hợp phân bổ 4)Chi phi chế biến thêm 5)Doanh thu tăng thêm khi chế biến(2-1) 6)Lãi (lỗ ) tại điểm phân chia (1-3) 7)Lãi (lỗ ) tăng thêm do chế biến thêm(5-4) 55.000.000 72.500.000 36.000.000 12.500.000 17.500.000 19.000.000 5.000.000 52.500.000 68.750.000 29.000.000 1.650.000 16.250.000 23.500.000 (250.000) Vậy kết quả cho thấy tiếp tục sản xuất gạo thì có lời nhưng tiếp tục sản xuất tấm thì bị lỗ . Do đó nên bán ngay tấm tại điểm phân chia để không bị lỗ 250.000đ và tiếp tục sản xuất gạo để có lợi thêm 5.000.000đ . Tuy nhiên quyết định trên sẽ khác nếu chủ xí nghiệp chấp nhận lỗ thêm 250.000đ để tiếp tục chà trắng tấm nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm vì thiệt hại đem lại không đáng kể chủ yếu là uy tín và nâng cao chất lượng sản phẩm . Bên cạnh lợi nhuận chung cho toàn doanh nghiệp vẫn còn tăng khi không chế biến thêm . 3.6)QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT HAY MUA NGOÀI Đôi khi người quản lý đứng trước sự lựa chọn nên tiếp tục sản xuất sản phẩm đó hay mua nó từ bên ngoài mà giá chào hàng lại thấp hơn chi phí sản xuất. Nhìn chung về mặt cơ bản cần phải xem xét đến hai mặt: chất lượng số lượng và tính kinh tế. Giả sử chất lượng và số lượng đảm bảo theo yêu cầu cho dù sản xuất hay mua ngoài , do đó vấn đề còn lại là tính kinh tế. Kỹ thuật phân tích chi phí thích hợp sẽ trợ giúp rất tốt cho người quản lý ra quyết định lựa chọn giải pháp nào có lợi. Ví dụ: Một xí nghiệp đóng tàu cần hai loại phụ tùng A và B để lắp ráp tạo tành một sản phẩm chính. Người quản lý thu thập các số liệu liên quan đến chi phí sản xuất sau: Thông tin cho biết hàng năm xí nghiệp cần 8.000 phụ tùng A và 6.000 phụ tùng B Trong những năm tiệp thường sản xuất 2 loại phụ tùng này để cung cấp cho bộ phận lắp ráp sản. Năm nay xí nghiệp được một đơn vị chuyên sản xuất các loại phụ tùng này ( chất lượng như nhau ) chào bán phụ tùng A với giá 4.000 đ/sp và phụ tùng B 11.000đ/sp. Người quản lý đứng trước sự lựa chọn nên tiếp tục sản xuất hay mua ngoài ? tiếp tục sản xuất loại phụ tùng nào và mua ngoài phụ tùng nào. Thoạt nhìn tưởng chừng như việc mua ngoài cả hai loại phụ tùng sẽ là cách lựa chọn tốt nhất. Nếu so sánh giữa chi phí sản xuất và chi phí mua ngoài ta có kết quả dưới đây: So sánh giữa chi phí sản xuất và chi phí mua ngoài giải pháp sai: Khoản mục chi phí Tự sản xuất Mua ngoài Phụ tùng A Phụ tùng B Phụ tùng A Phụ tùng B Chi phí sản xuất 1 phụ tùng Chi phí mua ngoài một phụ tùng Số tiền tiết kiệm tính cho một phụ tùng 9.000 13.000 4.000 5.000 11.000 2.000 Chi phí sản xuất bao gồm chi phí sản xuất khả biến và bất biến. Tuy nhiên mua ngoài hay tự sản xuất thì phần chi phí chi phí bất biến không thê loại bỏ được. Trong phạm vi phù hợp với công suất hiện hành , tổng chi phí bất biến thường sẽ không đổi là thông tin không thích hợp , nó là khoản chi phí chìm cho dù chọn phương án nào. Do đó giải pháp đúng được trình bày như sau. So sánh giữa chi phí sản xuất và chi phí mua ngoài giải pháp đúng: Khoản mục chi phí Phụ tùng A Phụ tùng B Chi phí sản xuất khả biến Chi phi sản xuất bất biến Chi phí sản xuất tính cho 1 phụ tùng Số giờ máy tiêu chuẩn để sản xuất cho một loại phụ tùng ( giờ ) 5.000 4.000 9.000 2 8.000 5.000 13.000 5 Khoản mục chi phí Tự sản xuất Mua ngoài Phụ tùng A Phụ tùng B Phụ tùng A Phụ tùng B Chi phí sản xuất 1 phụ tùng Chi phí mua ngoài một phụ tùng Số tiền tiết kiệm(lãng phí) tính cho một phụ tùng 5.000 8.000 4.000 1.000 11.000 (3.000)  Vậy xí nghiệp nên mua ngoài phụ tùng A và sản xuất phụ tùng B. Điều này đem đến cho xí nghiệp một khoản lợi nhuận ( tiết kiệm ) là: 1.000*8.000 = 8.000.000đ/năm. Nhận xét : Với kết quả trên cho thấy mua ngoài phụ tùng A thì có lợi hơn , tuy nhiên khi đi đến quyết định thi hành thì xí nghiệp cần phải xem xét một số yếu tố chất lượng có tác động đến việc ra quyết định khi gặp một số trường hợp sau : Trường hợp xí nghiệp không còn năng lực sản xuất thì mua ngoài sẽ rẽ hơn tự sản xuất nhưng phải lưu ý một điều là phải xem xét nguồn cung cấp phụ tùng A có đáng tin cậy không? việc cung ứng có đều đặn và đúng nhu cầu hay không . Yếu tố thứ hai liệu chất lượng có đúng nhu cầu của xí nghiệp và nếu không , liệu xí nghiệp có gây sức ép đối với nguồn cung cấp để họ cải tiến chất lượng hay không ? . Chất lượng thấp dễ dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn khi sử dụng hoặc làm chất lượng sản phẩm kém gây mất lòng tin khách hàng , mất khách hàng là hệ quả của việc kinh doanh suy yếu . Yếu tố thứ ba là phải xem sự ổn định về giá của phụ tùng mua ngoài . Với mức giá hiện hành phương án mua có ưu thế hơn phương tự sản xuất . Nhưng nếu trong thời gian tới giá của phụ tùng mua ngoài tăng nhanh hơn các khoản chi phí sản xuất nội bộ thì tình thế sẽ thay đổi . Trường hợp xí nghiệp còn năng lực sản xuất nếu mua ngoài phụ tùng A thì xí nghiệp đã bỏ đi phần lao động nhàn rỗi trở thành chi phí cơ hội cho phương án mới. Do đó lúc này ta sẽ tính chi phí cơ hội cho việc mua ngoài phụ tùng A để dành thời gian sản xuất các loại phụ tùng khác . Nếu số dư đảm phí của phương án sản xuất phụ tùng khác thấp hơn số dư đảm phí của phụ tùng A thì chúng ta nên tiếp tục sản xuất phụ tùng A thì có lợi hơn . Vì khi đó định phí sản xuất chung bị loại khỏi ra quá trình tính toán của việc sản xuất phụ tùng A hay phụ tùng khác , nó không phải là chi phí thích hợp mà là một khoản chi phí chìm, nó sẽ tồn tại cho dù chọn phương án nào . 3.7 PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN CÓ TÍNH CHẤT LOẠI TRỪ NHAU 3.7.1 Trình tự phân tích Các phương án có tính chất loại trừ lẫn nhau , mà khi ta chọn phương án này sẽ loại bỏ phương án kia . Vì vậy trước khi ra quyết định cần phải cân nhắc kỹ và tính toán thật đầy đủ các khoản thu và chi để phương án được chọn là phương án thoả mãn về mặt lượng lẫn mặt chất . Trình tự phân tích gồm hai bước : Bước 1 :Lầu phân tích tuần tự từng phương án kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng , trong đó chú ý đầy đủ chi phí cơ hội của từng phương án . Bước 2 :So sánh các kết quả đã phân tích để rút ra được phương án tối ưu . 3.7.2 Thí dụ minh hoạ Cty TNHH sản xuất thương mại Trần Đoàn sản xuất các loại trà chanh , trà cam , trà dâu . Năng lực sản xuất của Cty theo từng loại trà như sau : Trà dâu : 2.500thùng / năm Trà chanh : 4.500thùng /năm Trà cam : 5.000thùng /năm Trong năm vừa qua Cty đã tổng hợp được doanh thu và chi phí như sau : Bảng báo cáo chi tiết lãi lỗ của từng loại trà (ĐVT: 1000đ) Trà cam Trà chanh Trà dâu Tổng Lượng tiêu thụ 4.000 3.500 2.100 9.600 Doanh thu 2.309.200 235*4.000thùng 940.000 940.000 240*3.500thùng 840.000 840.000 252*2.100thùng 529.200 529.200 Trừ biến phí sản xuất 1.828.400 182*4.000thùng 728.000 728.000 195*3.500thùng 682.500 682.500 199*2.100thùng 417.900 417.900 Số dư đảm phí 212.000 157.500 111.300 480.800 Trừ định phí bộ phận 90.500 68.200 41.300 200.000 Số dư đảm phí bộ phận 121.500 89.300 70.000 280.800 Trừ định phí chung 88.000 66.000 66.000 220.000 Lãi (lỗ) 33.500 23.300 4.000 60.800 (Ghi chú : Định phí chung phân bổ cho từng loại mặt hàng được phân bổ theo tỷ lệ như sau : trà cam 40% , trà chanh 30% , trà dâu 30% ) Mức tiêu thụ có chiều hướng tăng tương đối so với năm trước . Tuy nhiên với mức tiêu thụ đó thì nó không ổn định qua từng tháng , có tháng thì vượt mức công suất , nhưng cũng có tháng không sử dụng hết năng lực sản xuất . Do vậy Cty tìm cách để nâng cao mức tiêu thụ và làm cho nó ổn định qua các năm . Hiện có 3 phương án kinh doanh được đề nghị : a)Phương án 1 : Một khách hàng ở Cần Thơ đề nghị Cty ký kết một hợp đồng mua bán mà theo đó mỗi năm Cty sẽ cung cấp cho ông ta một lượng sản phẩm gồm 2.000thùng trà cam và 2.000thùng trà chanh . Cty phải chịu chi phí chuyên chở là 2% giá trị lô hàng và giá bán cho sản phẩm phải thấp hơn giá bán hiện tại 5% . Trước mắt hợp đồng có giá trị ba năm . Nếu làm ăn phát đạt thì khách hàng sẽ gia hạn hợp đồng , còn ngược lại sau ba năm kết thúc hợp đồng . b)Phương án 2 : Cty dự định mở thêm một số đại lý ở Bình Dương để giới thiệu sản phẩm ở thị trường mới , Cty sẽ phải chi 15triệu tiền quảng cáo(chủ yếu là khuyến mãi nhân ngày lễ hội , đối tượng phục vụ là những nhân công từ những nhà máy hay công trình đang phát triển ồ ạt ) và định phí hàng năm (tiền thuê cửa hiệu , lương nhân viên bán hàng , và nhân viên quản lý , thuế ..) là 60triệu đồng /năm . Mức tiêu thụ dự kiến sẽ đạt : 1.500thùng trà cam 700thùng trà chanh 500thùng trà dâu c)Phương án 3: Do năng lực sản xuất của Cty còn dư thừa (chủ yếu bán chạy vào mùa hè do thời tiết khắc nghiệt nên còn thừa công suất ở các mùa khác ) . Nên Cty dự định sẽ chuyển nguồn lực nhàn rỗi sang sản xuất sâm bí đau và cà phê sữa , là những mặt hàng đang được ưa chuộng . Công suất sản xuất của nguồn lực này là 1.000thùng sâm và 1.000thùng cà phê sữa .Ngoài ra bộ phận Maketing cũng dự kiến mức tiêu thụ sẽ tăng dần hơn qua các năm tới khoảng 15%- 20% mỗi năm . Biến phí sản xuất dự kiến là 192.000đ/thùng . Chúng ta tiến hành phân tích tuần tự các phương án như sau để có kết luận nên chọn phương án nào là tối ưu . Bước 1 : phân tích các phương án . a)Phương án 1 : Hợp đồng mua bán với khách hàng Cần Thơ Đây là phương án có liên quan đến việc gia tăng chi phí ( doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí chuyên chở là thông tin thích hợp cần xem xét ) và giảm giá bán buôn (liên quan đến doanh thu là thông tin thích hợp cần quan tâm nhiều hơn ) . Đồng thời chấp nhận hợp đồng này Cty phải giảm bớt một lượng hàng đang tiêu thụ ở thị trường hiện tại để dành cung cấp cho hợp đồng . Tổng số dư đảm phí của lượng hàng đó thành chi phí cơ hội của hợp đồng là yếu tố quan trọng cần xem xét .Quá trình phân tích được tiến hành như sau : Xác định chi phí cơ hội của phương án : Để có đủ lượng hàng cung cấp cho hợp đồng , Cty phải giảm 1.000thùng trà cam và 1.000trà chanh ở thị trường hiện đang cung cấp cho thị trường hiện tại . Vậy chi phí cơ hội cho việc chấp nhận hợp đồng là : 1.000thùng *(235.000đ – 18.200đ ) = 53.000.000đ 1000thùng* (240.000đ – 95.000đ ) = 45.000.000đ Tính toán kết quả về mặt lượng của phương án : ĐVT 1.000đ Bảng phân tích cho phương án 1 ĐVT : 1000đ Khoản mục Trà cam Trà chanh Tổng cộng Doanh thu 902.500 2.000thùng*223,250đ(*) 446.500 446.500 2.000thùng*228đ(**) 456.000 456.000 Trừ biến phí sản xuất 754.000 2.000thùng*182 364.000 364.000 2.000thùng*195 390.000 390.000 Số dư đảm phí 82.500 66.000 148.500 Trừ chi phí cơ hội 53.000 45.000 98.000 Trừ chi phí chuyên chở 18.050 446.500*2% 8.930 8.930 456.000*2% 9.120 9.120 Lãi thuần 20.570 11.880 32.450 (*)223,25=95%*235 (**)228=95%*240 Nhận xét : Quá trình tính toán cho thấy nếu thực hiện hợp đồng Cty sẽ thu được thêm 32.450.000đ . Tuy nhiên bên cạnh kết quả khả quan này thì Cty cần phải xem xét đến các yếu tố khác như : Việc giảm lượng hàng cung cấp cho thị trường hiện tại để dành hàng cho hợp đồng sẽ làm mất thế quân bình cung cầu ở thị trường hiện tại . Điều này tạo cho đối thủ cạnh tranh thâm nhập thị trường của Cty . Hợp đồng kéo dài 3 năm thời gian đủ dài để Cty bị thu hẹp thị phần hiện tại nếu cứ tiếp tục không cung ứng đủ nhu cầu đồng thời nếu không mở rộng sản xuất ( do hết năng lực sản xuất ) Việc giảm giá cho khách hàng Cần Thơ có tác động đến các đơn vị đang có quan hệ mua bán với Cty hay không ? liệu họ có khả năng cũng yêu cầu giảm giá hay không ? Nếu phải kết thúc hợp đồng ba năm với một khách hàng Cần Thơ tiêu thụ với số lượng hàng lớn , liệu Cty có tìm được một khách hàng khác hay những nguồn tiêu thụ khác thay thế cho lượng hàng tương đương như vậy hay không ? Nếu không doanh nghiệp sẽ có phương án nào giải quyết . b)Phương án 2 : Đây là phương án nhằm vào mục đích tìm kiếm thị trường mới . Vấn đề chính ở đây là xem xét phần chi phí bỏ ra với lợi nhuận thu vào xem có đạt hiệu quả hay không ? . Như vậy điểm bắt đầu phân tích là số dư đảm phí đơn vị sản phẩm . Ta có số liệu chi phí và đơn giá bán của từng loại sản phẩm đó như sau : ĐVT:1000đ Trà cam Trà chanh Trà dâu Đơn giá 235 240 252 Biến phí 182 195 199 Số dư đảm phí đơn vị 53 45 53 Quá trình phân tích được tiến hành như sau : Xác định chi phí cơ hội của phương án : để có hàng thực hiện đủ phương án này , doanh nghiệp phải giảm một lượng hàng gồm 500thùng trà cam đang tiêu thụ ở thị trường hiện tại để dành tiêu thụ ở thị trường mới . Số dư đảm phí của lượng hàng này trở thành chi phí cơ hội của phương án , được tính toán như sau : Chi phí cơ hội = 500thùng * 53.000đ = 26.500.000đ Xác định lợi nhuận của phương án : Số dư đảm phí tăng thêm khi bán được hàng Trà cam : 1.500thùng * 53.000đ =79.500.000đ Trà chanh : 700thùng * 45.000đ = 31.500.000đ Trà dâu : 750thùng * 53.000đ =39.750.000đ Cộng số dư đảm phí 150.750.000đ Trừ chi phí cơ hội 26.500.000đ Chi phí quảng cáo 15.000.000đ Định phí 60.000.000đ Lãi thuần 49.250.000đ Nhận xét : Qua quá trình tính toán nếu thực hiện phương án 2 thì Cty sẽ thu hút thêm được 49.250.000đ lợi nhuận . Tuy nhiên trước khi ra quyết định cũng nên cân nhắc một số yếu tố chất lượng như : Nếu thị trường này còn tiềm năng phát triển thì kế hoạch của Cty như thế nào ? có chuẩn bị tốt chưa ? Ở thị trường này , đối thủ cạnh tranh nào đang chiếm ưu thế ? liệu ta có theo kịp họ về vấn đề Maketing trong cạnh tranh hay không ? Tiềm lực của họ có mạnh không ? Với chi phí quảng cáo 15triệu đ/năm liệu đã đủ để sản phẩm của Cty thâm nhập vào thị trường mới và hoạt động có như dự kiến hay không ? Định phí cho việc kinh doanh ở thị trường mới có đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại hay chưa ? Nếu thị trường này là thị trường tiềm năng có tiến triển tốt đẹp liệu có kế hoạch đầu tư thêm tài sản cố định không ? c)Phương án 3: Đa dạng hoá mặt hàng để tận dụng năng lực sản xuất : Mục đích của phương án 3 là đa dạng hoá các mặt hàng để qua đó vừa tận dụng năng lực sản xuất còn nhàn rỗi vừa làm tăng lợi nhuận chung . Điểm xuất phát của quá trình cũng từ số dư đảm phí đơn vị : ĐVT 1000đ Chỉ tiêu Cà phê sữa Sâm bí đao Giá bán 252 240 Biến phí sản xuất 192 192 Số dư đảm phí 60 48 Lượng tiêu thụ dự kiến 1.000thùng 1.000thùng Tổng số dư đảm phí 60.000 48.000 Tổng cộng 108.000 Nhận xét : Như vậy nếu thực hiện phương án 3 , lợi nhuận Cty sẽ tăng lên 108.000ngđ . Tuy nhiên trước khi ra quyết định cần phải xét thêm một số yếu tố chất lượng như sau : Sự đa dạng hoá sản phẩm có lợi điểm gì ? Có nhu cầu quảng cáo hay không ? Nếu có cần phải có chi phí bao nhiêu đó là thông tin thích hợp mà Cty cần xem xét đừng nên bỏ lỡ . Bộ phận sản xuất có tay nghề như thế nào ? có khả năng sản xuất sản phẩm đạt chất lượng ngang bằng với đối thủ cạnh tranh không ? Hay là phải tốn thêm chi phí cho việc nghiên cứu sản phẩm mới ? Theo dự kiến thì mức tiêu thụ có chiều hướng gia tăng với tốc độ 1520% . Kế hoạch của Cty như thế nào ? có sẵn nguồn tài chính để tài trợ cho sự phát triển này chưa? Bước 2 : So sánh và lựa chọn giữa các phương án . Cty đang đứng trước ba phương án có tính chất loại trừ nhau . Nếu thực hiện hợp đồng với khách hàng Cần Thơ thì không thể thực hiện hai phương án còn lại . Đứng trên quan điểm tối đa hoá lợi nhuận chúng ta sắp xếp thứ tự ừng phương án như sau : 1)Phương án 3 : 108.000ngđ 2)Phương án 2 : 492.500ngđ 3)Phương án 1 : 324.500ngđ Như vậy phương án 3 là phương án mang lại lợi nhuận cao nhất so với 2 phương án kia . Đồng thời chọn phương án 3 vừa tăng lợi nhuận vừa đa dạng hoá sản phẩm , tận dụng năng lực sản xuất nhàn rỗi vừa tránh được việc phải phụ thuộc vào một khách hàng . Ngoài ra phương án 3 Cty có cơ hội phát triển vì mặt hàng cà phê sữa và sâm bí đao đang được ưa chuộng . 3.8PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ KINH DOANH KHI CÓ CÁC YẾU TỐ GIỚI HẠN Trong trường hợp doanh ngiệp có cơ cấu sản phẩm đa dạng nhưng nguòn lực san xuất bị giới hạn , nghĩa là không đủ cung ứng cho nguồn lực thoả mãn nhu cầu sản xuất của từng sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm đó . Quá trình phân tích lúc này phải xem xét các nguồn lực bị hạn chế cho sản xuất . Ở đay chúng ta sẽchia thành hai trường hợp để phân tích Trường hợp I : doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực sản xuất bị giới hạn Trường hợip II : doanh nghiệp có nhiều nguồn lực sản xuất bị giới hạn 3.8.1 PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CHỈ CÓ 1 NGUỒN LỰC SẢN XUẤT BỊ GIỚI HẠN Khi chỉ có một nguồn lực sản xuất bị giới hạn thì mục đích phân tích là phân tích để xếp thứ tự ưu tiên cho việc sử dụng nguồn lực sản xuất giữa các sản phẩm sao cho tổng lợi nhuận tạo ra là cao nhất . Chỉ tiêu dùng làm căn cứ để phân tích là số dư đảm phí tính theo đơn vị yéu tố giới hạn , dù nguồn lực giới hạn là lao động , nguyên liẹu , số giờ máy , mặt hàng sản xuất hay tài chính hoặc một yếu tố khác . Thí dụ minh hoạ : Cty TNHH May Xuất Khẩu Đức Thành Đ/C 12/1 Trần Hưng Đạo , Phường Mỹ Thới , TP Long Xuyên , An Giang đang nghiên cứu kế hoạch sản xuất 4 sản phẩm trong tháng tới và đã dự kiến như sau : Chỉ tiêu May (A) Cắt mẫu vải và đóng thành tập (B) In rập và cắt quần áo (C ) Ép keo quần áo (D) Đơn giá bán (USD) 0,45 1 0,085 0,015 Biến phí sản xuất(USD) 0,3 0,75 0,077 0,01 Số dư đảm phí (USD) 0,15 0,25 0,008 0,005 Định mức giờ công cho một sản phẩm (giờ) 0,5h 1h 0,4h 0,2h Tổng nhu cầu dự kiến sản xuất 250.000chiếc 10.000tập 126.406bộ 212.682miế ng Giả sử với lực lượng công nhân hiện có của công ty chỉ có thể huy động tối đa là 190828giờ lao động . Như vậy vấn đề đặt ra cho Cty là làm thế nào để sử dụng hiệu quả nhất nguồn lao động có giới hạn này . Quá trình phân tích như sau : Để có phương án kinh doanh tối ưu , sử dụng hiệu quả nhất nguồn lao động giới hạn , chúng ta cần tính toán và xắp xếp rthứ tự số dư đảm phí tính theo 1giờ lao động như sau: a)Phương án 1 : Bảng sắp xếp sản phẩm căn cứ trên số dư đảm phí của 1 giờ lao động Sản phẩm Số dư đảm phí 1SP (USD) Thời gian lao động cần thiết để sản xuất 1SP (h) Số dư đảm phí của 1 giờ lao động (USD) Xếp thứ tự ưu tiên A 0,15 0,5 0,3 1 B 0,25 1 0,25 2 C 0,008 0,4 0,02 4 D 0,005 0,2 0,025 3 Qua bảng phân tích trên ta thấy sản phẩm A có SDĐP của một giờ lao động cao nhất là (0,3 USD /h) , kế đến là sản phẩm B (0,25USD/h) , sản phẩm D (0,025USD/h) và cuối cùng là sản phẩm C ( 0,02USD/h) . Nhu cầu về thời gian lao động cần thiết để sản xuất đủ nhu cầu tiêu thụ dự kiến cho từng loại sản phẩm như sau : Bảng phân phối nhu cầu thời gian cho từng loại sản phẩm : Sản phẩm Nhu cầu tiêu thụ (sản phẩm ) Thời gian lao động cần thiết của 1sản phẩm ( h) Nhu cầu thời gian lao động của từng loại sản phẩm (h) A 250.000 0,5 125.000 B 10.000 1 10.000 C 126.406 0,4 50.562,4 D 212.682 0,2 42.536,4 TỔNG 228.098,8 Sản phẩm A có SDDP của 1giờ lao động cao nhất nên được phân phối đủ nhu cầu thời gian lao động cần thiết là 125.000h , kế đến là sản phẩm B được phân phối nhu cầu là 10000h và tiếp tục là sản phẩm D 42.536,4h . Tổng quỹ thời gian lao động của Cty trong tháng là 190.828h . Sau khi phân bổ cho phẩm A, B , D còn lại : 190.828 – ( 125.000 +10.000 + 42.536,4 ) = 13.291,6 h phân bổ cho sản phẩm C . Như vậy phương án kinh doanh tối ưu trong tháng tới là : Bảng phân phối nhu cầu cho phương án tối ưu Sản phẩm Số lượng sản xuất (sản phẩm ) Nhu cầu về thời gian lao động (h) SDDP của 1h lao động (USD) Tổng SDDP (USD ) A 250.000 125.000 0,3 37.500 B 10.000 10.000 0,25 2.500 C (*)33.229 13.291,6 0,02 265,832 D 212.682 42.536,4 0,025 1.063,41 Tổng 190.828 41.329,242 (*)33.229sp = 13.291,6h : 0,4 h/sp Nhận xét : Vấn đề chúng ta cần lưu ý ở đây là kết quả sẽ khác đi nếu chúng ta xếp thứ tự các phương án theo SDDP đơn vị của sản phẩm . Trong thí dụ trên ta thấy , sản phẩm B có SDDP sản phẩm cao nhất là (0,25USD/sp ) nhưng lại có SDDP của một giờ lao động là (0,25USD/h) xếp thứ hai sau sản phẩm A (0,3USD/h) . Tương tự sản phẩm D có SDDP đơn vị tháp nhất là (0,005USD/sp) nhưng lại có SDDP của một giờ lao động là (0,025USD/h) được xếp thứ 3 trước sản phẩm C có SDDP của một giờ lao động là (0,02USD/h). Lý do của việc chọn SDDP của một đơn vị yếu tố giới hạn làm căn cứ đánh giá sẽ thích hợp hơn SDDP đơn vị sản phẩm ở chỗ , mong muốn cuối cùng của đơn vị là tối đa hoá tổng SDDP . Điều này cũng đúng trong mọi trường hợp chỉ có một nguồn lực giới hạn dù nguồn lực đó không phải là thời gian lao động mà là nguyên liệu giờ máy , hay điều kiện tài chính Để chứng minh điều trên là đúng ta tiếp tục phân tích sâu hơn b)Phương án 2 : Bảng căn cứ trên SDDP của một sản phẩm Sản phẩm SDDP của 1SP (USD) Xếp hạng ưu tiên A 0,15 2 B 0,25 1 C 0,008 3 D 0,005 4 Dựa vào thứ tự xếp hạng ưu tiên hì sản phẩm B có SDDP sản phẩm cao nhất nên ưu tiên sản xuất trước , kế đến là sản phẩm A , sản phẩm C và cuối cùng là sản phẩm D . Bảng thời gian cần thiết để phân bổ cho từng loại sản phẩm theo SDDP sản phẩm Sản phẩm Số lượng sản xuất (sản phẩm ) Nhu cầu về thời gian lao động (h) SDDP đơn vị sản phẩm (USD) Tổng SDDP(USD A 250000 125000 0,15 37500 B 10000 10000 0,25 2500 C 126406 50562,4 0,008 1011,248 D 26328 5265,6 0,005 131,64 Tổng 190828 41142,888 Bảng phân tích so sánh giữa hai phương án S T Lượng Lượng SDD Tổng SDDP T Lượng Lượng SDD Tổng Chênh ả n p h ẩ m h ứ t ự ư u t i ê n thời gian(h) sản phẩm sản xuất P của một sản phẩm (US D) (USD) h ứ t ự ư u t i ê n thời gian(h) sản phẩm sản xuất P của một sản phẩm (USD ) SDDP (USD) lệch Phương án 1 so với phương án 2 A 1 125000 250000 0,15 37500 2 125000 250000 0,15 37500 0 B 2 10000 10000 0,25 2500 1 10000 10000 0,25 2500 0 C 4 13291,6 33229 0,008 265,832 3 50562,4 126000 0,008 1011,248 -745,416 D 3 42536,4 212682 0,005 1063,41 4 5265,6 26328 0,005 131,64 +931,77 T ổ n g 190828 41329,242 190828 41142,888 186,354 Bảng trên cho ta thấy phương án 1 , căn cứ trên SDDP của một giờ lao động là phương án sản xuất tối ưu , có tổng SDDP tăng so với phương án 2 là 186,354USD .Do đó kết luận trên là đúng cho mọi trường hợp . Kết luận : Vậy khi có một nguồn lực sản xuất bị giới hạn , căn cứ để phân tích so sánh phải là SDDP tính theo một đơn vị nguồn lực bị giới hạn đó , nếu không phương án xây dựng không phải là phương án hiệu quả đối với việc sử dụng nguồn lực giới hạn này . c)Ví dụ khác (lấy lại ví dụ tiếp tục sản suất hay mua ngoài) giả sử rằng bên bán tính toán lại giá bán là 6.000đ/phụ tùng A và 9.000đ/phụ tùng B. Trong trường hợp này chi phí mua ngoài cao hơn chi phí sản xuất khả biến cả hai loại phụ tùng này. Trong những năm trước xí nghiệp luôn có đủ thời gian để đảm bảo sản xuất nhưng rủi thay năm rồi do hỏa hoạn đã làm hư hỏng một số máy móc thiết bị và tổng giờ máy sử dụng trong năm chỉ còn 35.000giờ máy. Trong khi tổng giờ máy theo yêu cầu sản xuất 2 loại phụ tùng lại lên đến 46.000 giờ máy = 8.000phụ tùng A *2 + 6.000phụ tùng B *5. Người quản lý phải ưu tiên sản xuất loại phụ tùng nào bao nhiêu để xí nghiệp đảm bảo hoạt động trong phạm vi số giờ máy đem đến lợi nhuận cao nhất hay chi phí thấp nhất. Để trả lời câu hỏi trên ta tiến hành phân tích sau: Giả sử giá bán hay loại phụ tùng mà xí nghiệp sản xuất bằng với giá bán trên thị trường mà bên bán đã định. Với việc lựa chọn nà mục tiêu thường là tối đa hóa lợi nhuận điều này tương đương với việc tối đa hóa số dư đảm phí. ta có kết quả sau: Phụ tùng A Phụ tùng B Doanh thu Chi phí sản xuất khả biến một phụ tùng Số dư đảm phí 1 phụ tùng 6.000 5.000 1.000 9.000 8.000 1.000 Thoạt nhìn sẽ chọn sản xuất hai loại phụ tùng mỗi loại 50% do số dư đảm phí như nhau như xét đến nguồn lực thì cần phải xem lại. Phụ tùng A Phụ tùng B Số dư đảm phí 1 phụ tùng Định mức thời gian 1 phụ tùng Số dư đảm phí bình quân 1 giờ máy Tổng số giờ máy huy động Tổng số dư dảm phí Chênh lệch Định phí không đổi (không xét đến) Lãi tăng 1.000 2 500 35.000 17.500.000 10.500.000 10.500.000 1.000 5 200 35.000 7.000.000 Do đó xí nghiệp chọn phụ tùng A vì có tổng số dư đảm phí cao hơn phụ tùng B là: 17.500.000-7.000.000 = 10.500.000đ/năm. Đây cũng là lợi nhuận tố đa cho xí nghiệp và xí nghiệp nên ưu tiên sản xuất phụ tùng A. 3.8.2)CÓ NHIỀU ĐIỀU KIỆN GIỚI HẠN CÙNG MỘT LÚC Trong trường hợp này các doanh nghiệp hoạt động với nhiều điều kiện giới hạn: số giờ máy , vốn , nguyên liệu , thị trường thì đến quyết định nên sản xuất theo cơ cấu sản phẩm như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Người ta thường sử dụng phương trình tuyến tính để tìm ra phương án sản xuất tối ưu . • Bước1: xác định hàm mục tiêu • Bước2: xác định điều kiện giới hạn , và biểu thành phương trình đại số • Bước3: xác định vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị , vùng này được giới hạn bởi các đường biểu diễn của phương trình điều kiện và các trục tọa độ. • Bước4: căn cứ trên vùng sản xuất tối ưu với phương trình hàm mục tiêu , xác định phương trình sản xuất tối ưu. Hàm mục tiêu có thể biểu diễn lợi nhuận cao nhất hay chi phí thấp nhất a)Lấy lại ví dụ trên :nhưng bây giờ có thêm sự giới hạn về nguyên liệu và các mức tiêu thụ. Phụ tùng A Phụ tùng B Số dư đảm phí cho 1 phụ tùng Số kg nguyên liệu dùng sản xuất 1phụ tùng Số giờ máy tiêu chuẩn Số kg nguyên liệu mua trong kỳ Số giờ máy sử dụng trong kỳ(giờ máy) Số lượng phụ tùng tiêu thụ 1.000 4 2 1.000 6 5 24.000 35.000 Không giới hạn 3.000 Trình tự phân tích như sau: Bước1: hàm mục tiêu: Z= 1.000A + 1.000B -- max Bước2: điều kiện ràng buộc 1. 4A+6B <=24.000 2. 2A+5B <=35.000 3. A>=0 ; B<=3.000 Bước3: vẽ đồ thị B Bước4: Góc A B 1.000A 1.000B 1.000A+1.000B M N P Q* 0 0 1,5 6* 0 3 3 0* 0 0 1.500 6.000* 0 3.000 3.000 0* 0 3.000 4.500 6.000* Vậy điểm Q (A=6: B=0)là cơ cấu sản phẩm tốt nhất vậy ta nên ưu tiên sản xuất phụ tùng A thì lợi nhuận sẽ tối ưu là Z = 6.000đphụ tùng. Tổng lợi nhuận dạt đến: 6.000 * 8.000 = 48.000.000đ /năm. b)Ví dụ khác : 4A + 6B = 24000 2A + 5B = 35000 B=3 7000 4000 3000 M N P Q 175006000 A . vùng tối ưu Cty TNHH may Đức Thành chủ yếu là gia công , nguyên liệu ngoại nhập do khách hàng cung cấp còn tất cả phụ liệu bao bì đóng gói thì Cty tự cung . Dựa theo báo cáo của Cty thì lượng hàng tồn kho tăng dần qua các năm chủ yếu vật liệu , công cụ dụng cụ . Do đó quá trình bảo quản hàng tồn kho là vấn đề bức xuác cần giải quyết vì lượng hàng tồn kho quá nhiều nhưng kho chứa không đủ .Cty đang xem xét vấn đế hạn chế về kho chứa kết hợp với việc hạn chế giờ công trước khi quyết định nên sản xuất như thế nào để đảm bảo thực hiện được hợp đồng mang lại lợi nhuận cao nhất khi khách hàng đang có nhu cầu rất cao về các loại gia công sản phẩm : may quần áo , cắt mẫu vải đóng thành tập . Cty nhận gia công với hai loại sản phẩm trên với số dư đảm phí dự kiến là: may (0,15USD/sản phẩm) còn cắt mẫu vãi đóng thành tập( thì 0,25USD/sản phẩm). Tất cả các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất đều đã đáp ứng đủ riêng chỉ có số lượng nhân công và kho chứa là hạn chế . Trong năm Cty dự kiến huy động số lượng nhân viên lên đến 800 công nhân với quỹ thời gian tương đối lớn hàng tháng là 190.828giờ lao động và kho chứa 625m2 kho chứa . Tài liệu về nhu cầu với hai yếu tố hạn chế của việc gia công sản pơhẩm may mặc và cắt mẫu vải đóng thành tập như sau : Năng suất lao động của công nhân : 1 người = 10cái áo / ngày  1cái áo = 0,1 người 1người = 8 cuốn tập/ ngày  1cuốn tập =0,125người Sản phẩm Số lượng nhân công/sản phẩm (người ) Mặt hàng chiếm dụng /sản phẩm (m2) May áo Cắt mẫu vải đóng thành tập 0,1 0,125 0,05 0,1 Cty đang tìm cách để sử dụng phối hợp tốt nhất các nguồn lực bị giới hạn này để gia công sản xuất sản phẩm đang coa nhu cầu lớn trên thị trường sao cho tổng số dư đảm phí cao nhất . Quá trình phân tích như sau : Bước1: xác định hàm mục tiêu Ta có hàm mục tiêu như sau: Z = 0,15X + 0,25Y max Với X, Y là số lượng sản phẩm gia công lần lượt của hàng may mặt và cắt mẫu vải đóng thành tập trong một ngày . Bước 2 : các điều kiện ràng buộc 0,1X + 0,125Y <= 800 Hệ ràng buộc : 0,05 X + 0,1Y <= 625 X>=0, Y>=0 Bước 3 : vẽ đồ thị với các toạ độ tương ứng : 0,1X + 0,125Y = 800 0,05X + 0,1 Y = 625 X 0 8.000 0 12.500 Y 6.400 0 6.250 0 Bước 4: Tìm phương khả thi trong vùng tối ưu Để tìm phương án khả thi chúng ta sẽ kẽ các đường lơi tức bằng nhau . Đó là những đường biểu diễn tất cả các điểm trên đó đại diện cho tất cả cơ cấu sản phẩm có mức lợi tức như nhau . Chúng ta có thể vẽ vô số các đường lợi tức trên đồ thịu các đường này sẽ song song với nhau với cùng một góc độ bằng với tỷ số giữa số dư đảm phí của sản phẩm may mặc với số dư đảm phí của việc cắt mẫu vải đóng thành tập là : 0,15/0,25 = 0,6 Vùng khả thi 6400 8000 Y X O 6250 12500 I J K M N 0,1X + 0,125Y = 800 0,05X + 0,1 Y = 625 Vùng khả thi 6400 8000 Y X O 6250 12500 I J K 0,05X + 0,1 Y = 625 0,1X + 0,125Y = 800 Mục tiêu của chúng ta là tìm ra cơ cấu sản phẩm có tổng số dư đảm phí cao nhất . Nhìn lên đồ thị ta thấy đường MN là đường lợi tức cao nhất có thể đạt được mà có chứa cơ cấu sản phẩm nằm trong vùng khả thi OIJK tiếp xúc với vùng khả thi tại điểm J , đó chính là cơ cấu sản phẩm cần tìm . Nguyên tắc chung của phương pháp quy hoạch tuyến tính là trừ khi các đường lợi tức ngang bằng có cùng độ dốc với các đường biểu diễn với các ràng buộc , bài toán quy hoạch tuyến tính luôn cho một lời giải tối ưu duy nhất tại giao điểm của hai đường biểu diễn các ràng buộc và trong trường hợp này thì là giao điểm của hai điều kiện ràng buộc :ta tìm điểm tối ưu bàng cách giải phươpng trình của hai đường biễu diễn sau : Ta có hệ phương trình 0,1X + 0,125Y = 800 0,05X + 0,1 Y =625 Giải hệ phương trình trên ta được : X=500 và Y = 6.000 Vậy cơ cấu sản phẩm tối ưu là nên gia công 500sản phẩm hàng may mặc và 6.000 sản phẩm cắt mẫu vải đóng thành tập để có tổng số dư đảm phí trong tháng là : Tổng số dư đảm phí trong tháng =(0,15*500 + 0,25*6.000)*30= 47.250 USD. Nhận xét : Ngoài các vấn đề hạn chế về tài chính ,nguyên liệu , lao động thì vấn đề hạn chế về kho bãi ảnh hưởng cũng không kém lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Đó là những điều mà nhà quản lý cần xem xét kỹ lưỡng trước khi ra quyết định . Cty có cần xây thêm nhà kho để chứa nguyên phụ liệu và thành phẩm hay không ? liệu khi xây thêm thì nhu cầu về sản phẩm có giảm hay không ? nếu có giải quyết như thế nào khi hàng tồn kho quá nhiều ? Hay vấn đề khác Cty muốn mua phụ liệu để bán lại cho khách hàng vậy hãy so sánh giữa lợi nhuận của việc đầu tư này với chi phí bảo quản nhà xưởng xem có nên đầu tư hay không . Còn vấn đề về nhân công thì nếu thiếu thì có thể tuyển thêm nhân viên hay tăng giờ công nhưng phải so sánh giữa kết quả mang về xem có hiệu quả không ? lưu ý thêm vấn đề chi phí đào tạo cho đội ngũ công nhân mới . Hay là trong trường hợp này Cty thử tăng tiền công để nhân viên làm việc hăng say hơn chủ yếu tăng năng suất lao động . Chương 4 Kết Luận Và Kiến Nghị 4.1 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ Tiêu chuẩn là những chính sách thủ tục , luật lệ hoặc các quy định mà các thành viên trong tổ chức đều phải tuân thủ thực hiện theo chương trình , kế hoạch đề ra. Căn cứ vào mục tiêu đạt được , tổ chức được phân thành ba nhóm : Tổ chức doanh nghiệp mục tiêu chính là kinh doanh có lãi như : Doanh nghiệp tư nhân , Cty TNHH , Cty cổ phần Tổ chức kinh doanh với mục tiêu chính là hoạt động xã hội , hoạt động từ thiện như : các câu lạc bộ đoàn thể , chi hội chữ thập đỏ . Tổ chức nhà nước mục tiêu là phục vụ cộng đồng và sự an ninh phát triển của xã hội như các bộ , các sở . Các tổ chức dù thuộc nhóm nào đều cần thông tin kế toán để tồn tại và phát triển . Tóm lại thông tin kế toán có vai trò quan trọng đối với hoạt động của tổ chức cho việc ra quyết định có ảnh hưởng đến mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra . khi đó kế toán quản trị cung cấp phương pháp xử lý các dữ kiện của thông tin kế toán để đạt được mục tiêu đã được thiết lập theo chương trình định trước trong các kế hoạch dài hạn , kế hoạch ngắn hạn , kế hoạch hàng năm Ở đây do hạn chế về mặt thời gian nên tôi chỉ chú trọng nghiên cứu đến tổ chức doanh nghiệp . là tổ chức hoạt động vì mục tiêu là lợi nhuận . Do đó tiêu chuẩn đánh giá là lợi nhuận tối ưu đạt được do tổ chức doanh nghiệp đã đề ra đó là cơ sở để kiểm tra , đánh giá các hoạt động kinh doanh . Mọi chênh lệch so với kế hoạch đều thể hiện ở những nguyên nhân hợp lý và bất hợp lý đó là cơ sở để tăng cường trách nhiệm vật chất , thực hiện các phương pháp quản lý và điều hành của doanh nghiệp . Vì vậy kế hoạch , chính sách đề ra phải xây dựng trên những căn cứ khoa học . Trong đó việc phân tích những thông tin thực hiện qua trình ra quyết định có ý nghĩa rất quan trọng . Kế toán quản trị phải được xây dựng để thu thập những thông tin cho mục đích này là cần thiết . Hay nói khác đi tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp là nghệ thuật lảnh đạo của nhà quản trị . 4.2 THỰC TRẠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Trong quá trình khảo sát thực tế tất cả các tổ chức doanh nghiệp đều đeo đuổi mục tiêu theo lý tưởng riêng của mình nhưng mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận . Tuy nhiên một số tổ chức doanh nghiệp lớn như Cty TNHH SX-TM Trần Đoàn , Cty TNHH may xuất khẩu Đức Thành , doanh nghiệp tư nhân MeKong thì có quan tâm về vấn đề kế toán quản trị . Các xí nghiệp , nhà máy , cơ sở nhỏ : xí nhgiệp chế biến thực phẩm , xí nghiệp giày da , cơ sỏ sản xuất nước đá thì họ ít quan tâm đến vấn đề này . Dù quan tâm hay không quan tâm thì thuật ngữ kế toán quản trị còn xa lạ với họ . Chẳng qua các doanh nghiệp trên chỉ vô tình thực hiện các chức năng của nhà quản trị như việc ra quyết định , lập kế hoạch , kiểm tra , đánh giá và tổ chức thực hiện . Nhưng việc tính toán dựa theo những phương pháp phân tích kế toán quản trị thì hoàn toàn không biết đến . Do đó họ không xác định rõ về mặt lượng của vấn đề , đó là những con số thiết thực quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định . Nó có thể trở thành chi phí cơ hội kinh doanh rất lớn mà doanh nghiệp đã bỏ lỡ . Lý do đơn giản họ chỉ cho rằng chỉ có người đứng đầu thì mới toàn quyền quyết định , điều hành và quản lý , mọi vấn đề đều do một người đảm đương trong khi cả lố vấn đề cần giải quyết . Trong qua trình ra quyết định , song song với việc cân nhắc đến các yếu tố có thể định lượng bằng đơn vị tiền tệ thì họ sao lãng đi khi xem xét các yếu tố không thể tính bằng tiền được (yếu tố định tính ) chẳng hạn như tâm lý và tình cảm nhân viên , tác động xã hội , thời gian . Thêm vào đó những quyết định mà nhà quản trị phải đối mặt có ảnh hưởng đến tương lai doanh nghiệp trong ngắn hạn , dài hạn hoặc cả hai .Những yếu tố liên quan đến ngắn hạn thì không liên quan đến dài hạn hay ngược lại . Tuy nhiên khi đánh giá các yếu tố này , chỉ những chi phí và doanh số bị ảnh hưởng bởi quyết định là có liên quan . Điều này lại là thực trạng ở các doanh nghiệp khi chỉ quan tâm đến quyết định một phía mà không nhìn xa trông rộng , thấy lợi trưpớc mắt nhưng chưa hình dung được thiệt hại về sau .Đó là một trong những vấn đề bức xúc mà doanh nghiệp gặp phải. Điều đáng mừng là các doanh nghiệp đều kinh doanh có lãi và ngày mở rộng quy mô , vấn đề đáng tiếc ở đây là là các doanh nghiệp không biết tận dụng năng lực hiện có về tài chính , thị trường , nhân lực để tối đa hoá lợi nhuận . Bên cạnh lợi nhuận đạt được thì họ cũng góp phần không ích vào việc phát triển xã hội đặc biệt là Cty TNHH SX – TM Trần Đoàn và Cty TNHH May Xuất Khẩu Đức Thành giải quyết hàng trăm việc làm cho công nhân đang gặp khó khăn , góp phần hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp xuống đồng thời đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân ứng dụng thành tựu kỹ thuật , máy móc hiện đại của thời đại công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. 4.3KẾT QUẢ Một quyết định ngưng kinh doanh một bộ phận của doanh nhiệp tư nhân Mekong , xét về mặt lượng thì quyết định đó rất hơp lý tuy nhiên vấn đề cần quan tâm là yếu tố định tính như tình cảm và tâm lý nhân viên , một bộ phận làm việc lâu năm họ sẽ ra sao khi mất việc trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội . Một số người còn giữ lại thì làm việc như thế nào liệu có hiệu quả không khi phải đối mặt với một thị trường hoàn toàn mới . Đó là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm giải quyết trước khi ra quyết định . Nếu không có cách khắc phục thì hậu quả khó đón được vì chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới thì rất lớn và điều đó khó thực hiện . Do không tính toán kỹ lưỡng về mặt lượng nên doanh nghiệp tư nhân MeKong đã bỏ lỡ kế hoạch mua hàng , đáng lẽ ra họ sẽ chọn chủ hàng vừa ý là Cty cổ phần Việt Nam nhưng lại chọn hợp đồng của Cty SX-TM Mai Anh . Tuy nhiên quyết định trên sẽ hoàn toàn đúng nếu doanh nghiệp xem xét về mặt định tính hay nói đúng hơn doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính thì đó là điều hợp lý vì cty Mai Anh đang ngắm ngầm vào những doanh nghiệp này . Bằng ngược lại doanh nhgiệp không tính toán kỹ sẽ làm cho doanh nghiệp thiệt hại 220.000đ . Con số này tuy không lớn nhưng nó là quyết định trong dài hạn thì hậu quả trên sẽ không lường trước được . Quyết định lựa chọn phương án loại trừ nhau của Cty TNHH SX-TM Trần Đoàn là quyết định chính xác khi chọn phương án 3 . Một khi quyết định phối hợp nhịp nhàng giữa hai yếu tố định tính và định lượng thì không cần phải do dự nữa . Hiện giờ thị trường của Cty đang lớn mạnh , một mặt tìm kiếm thị trường mới , mặt khác đa dạng hoá sản phẩm sản xuất làm phong phú chủng loại hàng hoá đặc biệt vừa được khách hàng chấp nhận , vừa chạy đua với đối thủ cạnh tranh .Cty đã thành công trong bước đọt phá mới để tiến xa hơn kế hoạch đã dự kiến . Quyết định trong điều kiện có nhiều nguồn lực giới hạn ở Cty TNHH May Xuất Khẩu Đức Thành là quyết định phức cần quan tâm đến nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh . Nếu biết phối hợp nhịp nhàng các nguồn lực sản xuất giới hạn để tạo ra cơ cấu sản phẩm sao cho tổng số dư đảm phí cao nhất , nếu không phương án xây dựng không phải là phương án tối ưu .Khi chỉ có một nguồn lực bị giới hạn thì mục đích phân tích để xếp thứ tự ưu tiên cho việc sử dụng nguồn lực sản xuất sao cho tổng lợi nhuận tạo ra cao nhất . Lý do của việc chọn số dư đảm phí của đơn vị yếu tố giới hạn làm căn cứ đánh giá sẽ thhích hợp hơn số dư đảm phí đơn vị sản phẩm ở chỗ mong muốn cuối cùng của Cty đều tối đa hoá tổng số dư đảm phí . Mặc dù một sản phẩm có số dư đảm phí đơn vị cao , nhưng với một quỹ thời gian hạn chế , lượng thời gian phân phối cho sản phẩm này lớn nên số dư đảm phí cho một giờ lao động thấp dấn đến tổng số dư đảm phí thấp . Vì thế không nên căn cứ trên số dư đảm phí đơn vị sản phẩm vì phương án đem lại không phải là phương án tối ưu mà chỉ tiêu dùng làm căn cứ phân tích là số dư đảm phí theo yếu tố giới hạn . Kết luận này luôn luôn đúng khi yếu tố giới hạn không những là giờ công mà còn nguyên liệu , tài chính Đó là những thành tựu cũng như những hạn chế mà các doanh nghiệp vừa qua gặp phải khi đứng trước vấn đề cần ra quyết định . Kỹ thuật phân tích thông tin của kế toán quản trị cung cấp một công cụ phân tích thông tin kế toán vừa nhanh gọn chính xác , linh hoạt kịp thời và khoa học ở chổ xử lý tình huống khéo léo , tránh máy móc , rập khuôn , giáo điều . mỗi tình huống khác nhau thì việc phân tích sẽ không giống nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn là tìm ra phương án tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận hay tối thiểu hoá chi phí . 4.4 NGUYÊN NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ Sỡ dĩ có kết qủa mong muốn ở cty TNHH SX_ TM Trần Đoàn do nhà quản trị đã xây dựng cho kế hoạch ở tương lai vừa khoa học vừa nhạy bén nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để ra quyết định kịp thời là một trong những nghệ thuật quản lý tinh nhuệ thành công .Do đó Cty nên biểu dương thành tích đạt được của tập thể hay các cá nhân đã xây dựng và đồng thời thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra chủ yếu khích lệ tinh thần và đề ra một số chỉ tiêu để thưởng ý tưởng táo bạo trong kinh doanh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp khác không phải không kinh doanh có hiệu quả ngược lại họ cũng ăn nên làm ra nhưng chưa biết cách sử hết nguồn lực hiện có để đem lại kết quả tối ưu . Họ bị gò bó trong khuôn khổ mà người khác đã định chẳng hạn Doanh nghiệp tư nhân MeKong chỉ có một số chủ hàng duy nhất (mỗi chủ hàng độc quyền cung cấp một sản phẩm cho doanh nghiệp ) .Do được hưởng theo chính sách ưu đãi của họ chủ yếu là bán chạy theo doanh số để được các khoản thưởng trên doanh số vì thị trường hàng công nghệ phẩm đang bị cạnh tranh khốc liệt . Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh lời không nhiều thậm chí lỗ , lợi nhuận sau thuế đạt được nhờ vào các khoản thưởng hay còn gọi là thu nhập khác là chính . Để lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có phần khởi sắc thì tốt hơn hết doanh nghiệp trong tương lai nên tìm nhiều chủ hàng cung cấp hơn vì khi đó họ sẽ có sự cạnh tranh để dành đối tác hay vẫn là chủ hàng đó nhưng doanh nghiệp hãy biện pháp khác có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh số bán hoặc cắt giảm các khoản chi không hợp lệ . Vấn đề hạn chế ở Cty May Đức Thành tuy là gia công nhưng chỉ có một khách hàng duy nhất , tại sao Cty không tìm khách hàng mới đặc biệt Cty đã bỏ lỡ thị trường trong nước đang có nhu cầu về thời trang may mặc rất lớn . Đó cũng là hướng đi mà tôi nghĩ Cty nên suy xét lại. Tóm lại nguyên tắc chung trong việc ra quuyết định là chỉ có những phương án có hiệu quả mới được phép ra quyết định . Có hiệu quả có nghĩa là đáng giá , tối ưu có thể lựa chọn trong số các phương án có hiệu quả . Phương án có hiệu quả trong phạm vi các yếu tố giới hạn một khi được giải quyết tốt sẽ là phương án được lựa chọn . Trong quá trình ra quyết định cần kết hợp giữa khoa học và kinh nghiệm , giữa phân tích định tính và phân tích định lượng , giữa lợi ích toàn cục và lợi ích cục bộ , giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn , giữa kinh tế và kỹ thuật , giữa lãnh đạo và tập thể , giữa thực hiện và sáng tạo . đó là phương pháp quản lý khoa học và hiện đại . Đừng quên rằng nhà quản trị muốn ra quyết định đúng cần phải dùng công cụ của kế toán quản trị đặc biệt là phương pháp phân tích dựa trên thông tin thích hợp của kế toán sẽ cho kết quả chính xác , tiết kiệm thời gian công sức với điều kiện phải sử dụng thành thạo phương pháp này . Do đó đề tài này sẽ cung cấp một số kỹ thuật phân tích dựa trên thông tin thích hợp và giúp nhà quản trị phân biệt thông tin thích hợp với thông tin không thích hợp để cho ra quyết định sáng suốt . Do đó để giúp cho các nhà quản trị khỏi phải bỡ ngỡ mà có thể sáng suốt và điều hành có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiên nay thì tốt hơn hết là đầu tư vào việc đào tạo đội ngủ cán bộ chuyên viên về kế toán quản trị để họ thấy rõ tầm quan trọng của” kế toán toán quản trị “ trong việc ra quyết định của mình .Bởi vì việc ra quyết định của nhà quản trị là một chức năng quan trọng , doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng được hay không là do sự quyết định sáng suốt đó . Đối những nhà quản trị cấp cao trực tiếp điều hành những công việc quan trọng của ở một công ty lớn thì chúng ta nên tổ chức mở lớp đào tạo đội ngủ chuyên viên lành nghề về kế toán quản trị , có khả năng nhìn nhận vấn đề , trên cơ sở đó để ra quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp.Phần lớn các nhà quản trị cấp cao họ có kiến thức cơ bản nhưng chưa sâu , chính vì thế nên mở lớp đào tạo chuyên sâu về kế toán quản trị dành riêng cho các nhà quản trị cấp cao . Đối với những doanh nghiệp tư nhân hay cơ sở sản xuất thường thì chủ doanh nghiệp hay chủ cơ sở vừa trực tiếp quản lý vừa làm kế toán . Nhưng phần lớn họ chưa am hiểu về lĩnh vực kế toán nên quyết định của họ thường đem lại kết quả không mấy khả quan cho doanh nghiệp của mình , họ cứ ngỡ như thế là quyết định đúng nên họ đã bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh có thể đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp . Để giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn về quyết định của họ, tốt nhất nên mở lớp đào tạo ngắn hạn với những chuyên đề chọn lọc thực sự có ích cho nhà quản trị ở địa phương như : o Chuyên đề về lựa chọn thông tin kế toán thích hợp cho việc ra quyết định tại doanh nghiệp o Chuyên đề về phân tích mối quan hệ giữa chi phí , khối lượng và lợi nhuận o Nhận diện các loại chi phí o Định giá sản phẩm o Cách phân bổ chi phí . o  Để có thể đào tạo đội ngủ cán bộ chuyên viên lành nghề về kế toán quản trị thì ngay các trường Đại Học chúng ta nên đầu tư sâu vào việc đào tạo này , phổ biến cho sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế thị trường hiện nay , tổ chức cho các lớp đào tạo các chuyên viên kế toán thường xuyên đi thực tế ,để họ có thể có cách nhìn cũng như cách phân tích tuỳ vào những trường hợp cụ thể.Trên cơ sở đó có thể đúc kết nên những kinh nghiệm từ thực tiễn , giúp họ khỏi bỡ ngỡ cho việc làm của mình sau này .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1152.pdf
Tài liệu liên quan