Chuyên đề Thực trạng, cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào muốn phát triển bởi vì khi hội nhập kinh tế quốc tế nó sẽ mang đến những thách thức đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong vấn đề cạnh tranh quốc tế. Nhưng việc hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết và phù hợp với xu thế của phát triển thế giới. Bất kỳ một quốc gia nào đi ngược với với xu thế trên thì quốc gia đó sẽ bị tụt hậu, Để có thể tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh gay gắt như vậy thì các doanh nghiệp Việt nam phải tận dụng hết mọi thời cơ, vượt qua thách thức bằng chính năng lực của mình.

doc21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng, cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong những năm qua trong điều kiện kinh tế thi trường phát triển,ngoài những quốc gia phát triển nó cũng thúc đẩy những nước đang phát triển cũng tăng trưởng khá nhanh. Mỗi quốc gia có nhứng thế mạnh riêng nhưng nó cũng làm các quốc gia phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Do việc di chuyển kinh tế giữa các quốc gia, đó không chỉ là nhu cầu mà còn là lợi ích của mỗi nước. Chính vì vậy mà su hướng khu vực hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế trở thành tất yếu. Việt nam sau nghị quyết đạI hội Đảng VI, đẵ và đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướg xã hội chủ nghĩa và tham gia tích cực vào quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Kể từ đó đến nay chúng ta đẵ thu được mọt số kết quả đáng ghi nhận: Đó là việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ, gia nhập hiệp hội các quốc Gia Đông Nam á (ASEAN) và diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương(APEC) và gần đây nhất là việc ký kết hiệp định thương mại với Hoa Kỳ… Tất cả những điều đó đang tạo ra môI trường rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt nam hội nhập với nền kinh tế thế gới. Về phía các doanh nghiệp Việt nam, sau khi thoát ra khỏi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, họ đẵ có những bước phát triển mạnh mẽ đặc biệt là sau khi luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua tháng 6 năm 1999 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 năm 2000. Tuy nhiên sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp Việt nam về số lượng trong thời giân qua chưa đảm bảo thực sự cho việc hội nhạp kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả. Bởi nhìn vào thực trạng doanh nghiệp Việt nam ta thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế rất nhiều về vốn, khoa học công nghệ và thị trường…, đẵ làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam trên thị trường thế gới. Đây chính là thách thnức lớn nhất chô đối với các doanh nghiệp Việt nam, những thách thức xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp. Ngoài ra còn phải kể đến thách thức lớn hơn tư bên ngoài đó là sự cạnh tranh khốc liêt của các công ty nước ngoài vốn có tiềm lực rất lớn về nhiều mặt. Bên cạnh những thách thức đó ta cũng thấy thời cơ đang mở ra nếu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là khả năng mở rộng thị trường, cơ hội tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại cũng như kinh nghiệm quản lý tiền tiến và nhiều điều khác nữa từ bên ngoài. Nhưng điều quan trọng là thái độ của các doanh nghiệp Việt nam với quá trình hội nhập. Họ đẵ nghĩ về quá trình hội nhập và chuẩn bị được những gì cho quá trình hội nhập đó? Và để hội nhập có hiệu quả họ phải làm những gì? và cần sự trơ giúp nào từ phía nhà nước ? trả lời được những câu hỏi này chính là việc các doanh nghiệp tìm ra các giải pháp đẻ thúc đẩy quá trình hội nhập của mình được thành công. Trong đề án nghiên cứu này còn nhiều điều em chưa đề cập đến bởi chưa nghiên cứu được sâu sắc nên chưa được hoàn chỉnh kính mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy các cô để em được hiểu thêm và sâu hơn về vấn đề này. Em xin trân thành cảm ơn ! Hà nội, 05 năm 2006 Sinh viên Trần Bá Thịnh Phần 1 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và Việt nam với hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế Điều kiện tự nhiên luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người. Song điều kiện sống và sự phát triển của các vùng, các Châu lục lại có sự khác biệt. Bởi do cấu tạo địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên thiên khác nhau. Điều này đẵ tạo nên sự khác biệt về mật độ dân số giữa các vùng, các nước, các khu vực và các Châu. Chẳng hạn Châu Mỹ có mật độ dân số 19 người/km2 Châu á có hơn 113 người/km2… còn tổng sản phẩm quốc gia (GNP) của các Châu lục cũng khác nhau rất nhiều. Ví dụ Châu á GNP/ đầu người là 2450 USD/ người / năm Châu âu là 1389 USD/ người / năm ….Chính sự phân bổ không đều về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, môi trường dẫn đến sự khác biệt về trình độ phát triển, về thu nhập và mức sống. Nên hiện tượng di chuyển dân cư từ nơi có điều kiện sống khó khăn, khó kiếm việc làm, thu nhập thấp tới nơi có điều kiện lao động, làm việc tốt hơn với thu nhập cao và môi trường sống tốt hơn. Điều đó đẵ diễn ra thường xuyên vầ trở thành xu thế tất yếu khách quan. Mặt khác các nước phải tìm các giải pháp khắc phục tình trạng khan hiếm tài nguyên, bằng cách giao thương trao đổi, mua bán không chỉ hàng tiêu dùng mà cả các loại tài nguyên khoáng sản, nhằm khai thác các nguồn lực dư thừa của các nước khác để bổ sung cho sự khan hiếm, thiếu hụt nguồn lực phát triển của nước mình. Điều này cũng trở thành xu thế tất yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển của các quốc gia trên thế giới. Bởi vì các quốc gia trên thế gới không có nước nào có đầy đủ các yếu tố nguồn lực để tự mình xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững. Hội nhập kinh tế quốc tế xét về bản chất là do xã hội loài người ngày một đông đảo về số lượng và nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống ngày một cao. Do đó mối liên hệ, sự ảnh hưởng và tác động qua lại gia giữa các quốc gia có xu hướng tăng lên nhanh chóng và rộng khắp. Bởi vậy hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu của kinh tế thi trường. Nó phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, xã hội mà ở đó phân công lao động quốc tế và quốc tế hoá sản xuất trở thành phổ biến . Công nghệ nguyên liệu và thị trường. Đến nay hội nhập kinh tế quốc tế đẵ cuốn hút nhiều quốc gia ở khắp các Châu lục tham gia, đẵ có 27 tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu ra đời WTO, giá trị giao dịch thương mạI hàng hoá thế giới năm 2000 đạt 6.2 nghìn tỷ USD tăng 12% so với năm 1999 trong đó hoạt động dịch vụ tăng 5% đạt 1.4 nghìn tỷ USD và theo ước tính thì giá trị gioa dịch thương mại trên thế giới sẽ tăng 7% vào năm 2001. Đây là sự phát triển chưa từng có và chỉ quốc gia nào bắt kịp xu thế này, biết tận dụng cơ hội vượt qua thách thức mới đứng vững và phát triển được. Cự tuyệt hay khước từ hội nhập kinh tế quốc tế tức là tự gạt mình râ ngoàI nề của sự phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế, mặc dù đến nay vẫn có những quan đIểm trái ngược nhau nhưng rõ ràng nó đẵ đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế : Tạo điều kiện cho các quốc gia có khả năng khai thác nguồn lực phát triển của nhau, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy nửa đầu thế kỷ XX, GDP của thế giới tăng 2.7 lần, thì nửa cuối thế kỷ XX tăng 5.2 lần Tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá, chuyển giao công nghệ, vốn, kinh nghiệm tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh giữa các quốc gia nhất là các nước phát triển và đang phát triển. Tạo ra môi trường cạnh tranh ngay ngắt, đòi hỏi các nền kinh tế phải cách nhìn sâu rộng để thích ứng, nâng cao sức cạnh tranh mở cửa thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mở rộng giao lưu, tăng cường quan hệ cả kinh tế, chính trị và xã hội giữa các dân tộc, làm cho mọi quốc gia trong mọi khu vực, Châu lục biết nhau hơn. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt nam hiện nay. Đảng và nhà nước ta đẵ có chủ trương đúng đắn thực hiện chiến lược "mở cửa kinh tế " từ năm 1986, với mục đích khai thác lợi thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài, phát huy nguồn lực trong nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta, nhằm thu hẹp khoảng cách về trình đọ phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để phát huy nguồn lực trong nước,Đảng và Nhà nước đẵ nhất quán về chính sach phát triển kinh tế nhiều thành phần giảI phóng lực lượng sản xuát phát triển kinh tế thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Thực hiện những chủ trương quan trọng đó, Nhà nước đẵ xây dựng và ban hành hệ thống chính sách tạo môi trường pháp lý thông thoáng, hấp dẫn để phát triển các doanh nghiệp trong nước và thu hút nguồn lực nước ngoàI, từng bước tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Từ năm 1995 đến nay nước ta đẵ chủ động tích cực tham gia hội nhập khu vực và thế giới phù hợp với xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá. Chúng ta dẵ tham gia khu vực mậu dịch tư do ASEAN, AFTA diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á thái bình dương APEC: Tổ chức thương mại thế giới WTO và ký nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó đáng chú ý là hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Trong quá trình hội nhập ,Việt nam đẵ thu được một số kết quả đáng ghi nhận, thể hiên ở mức tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu trong mấy năm trở lại đây. Hội nhập kinh tế thực chất là thực hiện tự do hoá, thương mại hoá và đầu tư. tham gia hội nhập khu vực và thế gới, Việt nam cùng các nước cam kết thực hiện tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư bằng việc giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Đối với khu vực ASEAN, theo cam kết đến năm 2006 Việt nam sẽ thực hiện giảm thuế quan các mặt hàng trong danh mục thuế xuống 0% - 5%, tạo cơ hội cho hàng hoá các nước ASEAN thâm nhập thị trrường Việt nam và sẽ cạnh tranh với hàng hoá nước ta. Ngoài ra còn phải thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa Việt nam và các nước,mới đây là hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Trong một tương lai không xa Việt nam sẽ trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Môi trường hội nhập quốc tế đẵ được Đảng , Nhà nước tạo ra, vậy lực lượng nào sẽ tiên phong, xung kích trong tiến trình hội nhập ? Đó chính là các doanh nghiệp . Phần II Thực trạng , cơ hội và thách thức trong tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Việt nam . Đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế trong quá trình đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới theo lộ trình AFTA và WTO , các doanh nghiệp Việt nam đã và đang phảI đương đàu với hàng loạt những khó khăn và thách thức . Trong bối cảnh đó , bên cạnh những nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp , một giải pháp tổng thể cho các doanh nghiệp đang là thách thức mà Việt nam cần thực hiện nhằm tận dụng tối đa nhưng cơ hội và khắc phục tói thiểu hoá những khó khăn có thể có . Hoàn thiện cơ chế quản lý , thiết lập các biện pháp hỗ trợ nhằm phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp đang là nhu cầu bức thiết không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là nhu cầu của nền kinh tế đang trong qúa trình công nghiệp hoá , hiện đại và từng bước chủ động hội nhập nền kinh tế khu vực và thễ giới . 1 . Thực trạng của các doanh nghiệp Việt nam . Như đã biết nền kinh tế nước ta từ những năm 1986 trở về trước là một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với hình thức duy nhất là kinh tế xã hội chủ nghĩa , Trong thời gian đó , sản lượng hàng hoá sản xuất của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp Việt nam nói chung là rất hạn chế . Do đó nó đã tạo nên một xã hội nghèo đói với tỷ lệ lạm phát luôn ở mức ba con số . Sau thời kỳ này , kinh tế Việt nam đã có những bước phát triển trông thấy mà điển hình là sự tăng lên nhanh chóng về GDP và tỷ lệ lạm phát được hạn chế ở mức hai con số . Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) theo dự đoán sẽ đạt khoảng 34 tỷ USD . Góp phần lớn vào sự phát triển này là các doanh nghiệp , nhất là luật doanh nghiệp ra đời năm 1999 với số lượng doanh nghiệp Việt nam dưói nhiều hình thức sở hữu và hoạt động tăng lên một cách nhanh chóng . Tới nay cả nước đã có hơn 70 000 doanh nghiệp được thành lập ( cả quốc doanh và ngoài quốc doanh ) với số vốn đăng ký lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng và cũng tạo ra một lượmg lớn công ăn việc làm cho xã hội ở các lĩnh vực phi nông nghiệp . Tuy đã có những thành công nhất định trên con đưồng mở cửa thị trường nhưng nền kinh tế Việt nam đặc biệt là các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế . Những hạn chế này ngày càng bộc lộ rõ và gây cản trở lớn cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp khi Việt nam hội nhập với khu vực và thế giới chúng ta có thể xem xét mhững hạn chế này trên các mặt sau : Về tình hình sản xuất kinh doanh . Theô đánh giá của phòng thương mại và công nghiệp Việt nam thì tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong những năm gần đây đang có sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng . Điều này cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang trong tình hình khó khăn . Bên cạnh yếu tố trượt gia, tỷ giá ngoại tệ tăng và việc phát triền chậm của nền kinh tế thì các doanh nghiệp còn thiếu chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh , tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như nguồn lực đầu vào . Về vốn . Vốn luôn là vấn đề nhức nhối của các doanh nghiệp Việt nam nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Có tới trên 50% doanh nghiệp của ta trong tình trạng thiếu vốn để hoạt động . Trong khi số vốn tự có thì hạn chế mà các kênh huy động lại kém hiệu quả càng làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động của mình . Về thị trường Xem xét các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì đa số các doanh nghiệp đều không có thị trường tiêu thụ ổn định , đặc biệt là thị trường xuất nhập khẩu còn hạn chế . ĐIều này được các nhà chức trách lý giải là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tàI chinh trong khu vực vừa qua , tuy nhiên nó đã thể hiện rõ ràng về sự yếu kém và khả năng cạnh tranh không cao của các doanh nghiệp nước ta 1.4 Về công nghệ, trang thiết bị của doanh nghiệp . Nhìn chung những năm vừa qua các doanh nghiệp Việt nam đã đổi mới công nghệ ở mức độ nhất định , đIều này là hoàn toàn hợp lý . Công nghệ là yếu tố quyết định tới năng suất , chất lượng và giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường . Tuy nhiên , nguồn vốn tàI chính bị giới hạn đã không cho phép các doanh nghiệp có thể tự mình đổi mới cũng như áp dụng mạnh mẽ các công nghệ và các kỹ thuật tiên tiến , nếu có thì cũng thiếu đồng bộ . Vì vậy đổi mới trang thiết bị cung rất thấp , chỉ khoảng 15% /năm tính theo vốn đầu tư . ĐIều này cho thấy trình độ về trang thiết bị công nghệ kỹ thuật của các doanh nghiệp vẫn thấp và lạc hậu khá xa so với mức trung bình của khu vực và Thế giới . Trung bình thì trang thiết bị của chúng ta lạc hậu từ 1 đến 3 thế hệ . 1.5. Về kiến thức và tay nghề của lực lượng lao động và đội ngũ quản lý trong các doang nghiệp . Trình độ tay nghề của người lao động và đội ngũ quản lý trong các doanh nghiệp cũng là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay . Theo đIều tra của các doanh nghiệp ngoàI quốc doanh thì đa số các chủ doanh nghiệp và lực lượng lao động hiện nay có trình độ cấp II ( 40%-50% ) , số trình độ có tay nghề giản đơn chưa đựoc đào tạo chiếm khoảng 60 %- 70% trong khi đó chỉ có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp có trình độ đạI học . Chính sự yếu kém về trình độ yếu kém về trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên đã làm kìm hãm hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp . Về mặt bằng kinh doanh . ĐIều kiện về mặt bằng cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung rất chật hẹp . Đa số các doanh nghiệp phảI đI thuê mặt bằng nhưng tráI lạI có nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước đã không tận dụng hết mặt bằng được giao gây lãng phí cho xã hội. Bên cạnh đó , đồng vốn có hạn nên đa số các doanh nghiệp không muốn hoặc không có khả năng trang bị hệ thống thiết bị sử lý chất thảI nhằm bảo đảm cảnh quan môI trường sống xung quanh và cho người lao động. 2. Cơ hội của Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . 2.1 Cơ hội của Việt nam Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới trảI qua hơn 10 năm thực hiên chính sách đổi mới và mở cửa, với những tiềm năng và nguồn lực phát triển phong phú, việc phát triển kinh tế đối nhoạI của Việt nam có những thuận lợi cơ bản sau. Việt nam có những nguồn lực to lớn và lợi thế so sánh quan trọng để có thể tìm được vị thế thuận lợi trong việc tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế. Bên cạnh những lợi thế về nguồn tàI nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý, lợi thế về nguồn nhân lực và tư chất côn người Việt nam là vô cùng to lớn. Các nguồn nội lực này là yếu tố quyết định để nền kinh tế nước ta vươn ra thị trường thế giới cũng như để tiêu hoá có hiẹu quả các nguồn lực được tiếp thu từ bên ngoàI. Việt nam nằm trong một khu vực phát triển năng động nhất của nền kinh tế thế gới, có thời cơ thuận lợi để hôI nhập và giao lưu kinh tế khu vực (ASEAN và AFTA ) cũng như sẽ tham gia vào các tổ chức kinh tế quan trọng như APEC và WTO. Xu hướng tự do hoá thương mạI trong nền kinh tế thế giới gia tăng tạo thuận lợi cho một nước đang phát triển như Việt nam sâm nhập mạnh mẽ hơn vào các giao lưu kinh tế. Trong những năm gần đây tốc thâm gia của Việt nam vào các tổ chức kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Năm 1995 Việt nam gia nhập ASEAN, ký hiệp định khung hợp tác kinh tế khoa học công nghệ với EU, bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Khi gia nhập ASEAN đồng thời Việt nam cũng gia nhập AFTA. Năm 1997 Việt nam ký hiệp định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với Mỹ. Cuối nsưm 1998 Việt nam gia nhập APEC, năm 2000 Việt nam đã ký hiệp định với Hoa Kỳ, triển vọng trọng thời gian tới Việt nam sẽ gia nhập WTO… chủ động hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ sẽ tạo nên cơ hội mối cho sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoạI của Việt nam . Qua 15 năm đổi mới, Việt nam thực hiện chính sách mở cửa và đạt được những kết quả quan trong việc phát triển kinh tế nói trung và phát triển kinh tế đối ngoạI nói riêng. Đến nay Việt nam có quan hệ ngoại giao với 165 quốc gia trên thế giới. Khoảng 150 quốc gia trên thế giới có quan hệ buôn bán với Việt nam và đẵ có hàng nghìn doanh nghiệp thuộc 65 quóc gia đang triển khai các dự án đầu tư trực tiếp tạI Việt nam, đẵ ký hơn 60 hiệp định thương mạI và hơn 40 hiệp định đầu tư song phương với các quốc gia trên thế giới. Đó là những tiền đề cần thiết cho những bước phát triển tiếp theo các hoạt đọng kinh tế đối ngoạI của Việt nam trong thời kỳ mới. Là người đI sau, Việt nam có đIều kiện học hỏi và rút kinh nghiệm của các quốc gia đI trước, đặc biệt là bàI học về các mô hình phát triển của cácnước NICs, các nước ASEAN cũng như của Trung quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên thế giới, để tìm ra con dường phát triển phù hợp với đIều kiện khách quan và chủ quan của Việt nam . Chẳng hạn những thành công của các nước NICs và ASEAN trong việc thực hiện chính sách mở cửa, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, là bàI học bổ ích đối với Việt nam . Mặt khác chính cuộc khủng hoảng tàI chính tiền tệ khu vực diễn ra từ tháng 7 năm 97 đến nay cũng đồng thời là hội chứng cảnh báo đối với Việt nam trong việc cần thiết lựa chọn một mô hình phát triển kinh tế bền vững, cũng như giúp cho Việt nam có được bàI học đắt giá đối việc mở cửa nền kinh tế trong nước ra thị trường thế giới, hoặc việc neo tỷ giá đồng nội tệ vào một đồng tiền mạnh nào đó. Sự ổn định về chính trị, ổn định tương đối về kinh tế vĩ mô, sự nhất quán trong đường nối đổi mới của Đảng và Nhà nước sự tích cực trong cảI cách nền hành chính quốc gia, sự cởi mở trong đường nối đối ngoại…tạo nên môI trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoạI nói riêng của Việt nam. 2.2 Cơ hội của các doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Giảm chi phí nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Như ta đẵ biết , các doanh nghiệp của Việt nam phảI nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu và các sản phaamr đầu vào khác đẻ phục vu cho sản xuất kinh doanh, do đó chất lượng sản phẩm không ổn định, giá thành cao nên cạnh tranh khó khăn. Với việc tự do hoá thương mạI sẽ có khả năng tăng chất lượng, giảm giá thành do đó giá bán sẽ giảm tăng khả năng cạnh tranh. Mở rộng thị trường Thị trường là yêu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt nam , khi mà thị trường trong nước nhỏ bé mà đang bị mất dần vào tay đối thủ cạnh tranh lớn trên thế giới. Do đó việc mở rộng thị trường ra bên ngoàI ngày càng bức xúc. Nừu thực thi đầy đủ các cam kết trong AFTA thì đến năm 2006 hàng hoá có xuất xứ từ nước ta sẽ được tiêu thụ trên thị của tất cả các nước ASEANvới số trên hơn 200 triệu dân với GDP trên 700 tỷ USD. Nếu trong một vàI năm tới Việt nam được trở thành viên chính thức của WTO thì sẽ được hưởng những ưu đãI dành cho các nước đang phát triển theo quy chế tối huệ quổc trong quan hệ với 144 nước thành viên của tổ chức này. Từ năm 2020, hàng rào thuế quan của các nước APEC sẽ được dỡ bỏ. Do vậy đây sẽ là một cơ hội cho hàng hoá của các doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu vào các nước thuộc các tổ chức trên dễ dàng hơn và có sức cạnh tranh cao hơn. Thu hút các nguồn vốn từ bên ngoàI Vốn chính là yếu quyết định tới khả năng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ họi đẻ thị trường của nước ta được mở rộng đièu này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta, sử dụng lao động và tàI nguyên vốn có của nước ta tạo ra sản phẩm bấn trên thi trường trong nước và thế giới với các ưu đãI mà ta nhận được. Đây chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nưpớc huy động đước nhiều vốn từ ngoàI vào nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động của mình … Thách thức của Việt nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. Khó khăn đầu tiên phảI nói tới là các nguồn lực phát triển kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoạI nói riêng của Việt nam còn bị hạn chế hoặc nằm trong tình trạng khó khai thác. Bên cạnh mặt thuận lợi còn có mặt khó khăn đáng kể của các nguồn lực này. Ví dụ như: Tuy nguồn lực con người đông nhưng trình dộ tay nghề thấp, ít thợ lành nghề, lao động thiếu việc làm, tác phong công nghiệp yếu, khả năng hợp tác trong công việc kém tâm lý thì tản mạn, tuỳ tiện… của người lao dộng kể cả trình độ chuyên môn cao, gây nên tác động xấu đến quá trình phát triển. Hoặc là, tuy các nguồn tàI nguyên thiên thiên của Việt nam phong phú nhưng trữ lượng khong lớn, đIều kiện khai thác khó khăn, lạI thiếu vốn và công nghệ nên chưa phát huy được hiệu quả. Những lợi thế so sánh của Việt nam về giá nhân công rẻ, về sự phong phú của tàI nguyên thiên nhiên dễ bị san bằng do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Khó khăn lớn và rõ lét nhất là sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam còn yếu trên thị trường thế giới. Sự yếu kém này không chỉ về chất lượng và giá cả mà còn ở phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, ở các dịch vụ sau bán hàng, ở khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp trong một chiến lược cạnh tranh thống nhất. đằng sau năng lực cạnh tranh là trình độ công nghệ và trình đọ quản lý của các doanh nghiệp còn yếu kém, là sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa quản lý vĩ mô và quản lý vi mô. Mặt khác năng lực tàI chính của các doanh nghiệp Việt nam cũng còpn thấp, còn thiếu vẵng những công ty, tập đoàn kinh doanh có tầm cỡ quốc tế nên khả năng xâm nhập thị trường quốc tế còn hạn chế. Việc tổ chức thu thập thông tin về thi trường còn non yếu, chưa tạo được những kênh phân phối phù hợp trên thi trường. Trong khi đó uy tín kinh doanh còn chưa rõ nét, chưa có những sản phẩm, những nhãn hiệu hàng hoá mang đặc trưng Việt nam giữ vị trí đáng kể trên thị trường thế giới . Nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt nam so các nước trong khu vực và thế giới là một thách thức đáng kể đối với chúng ta. Sự tụt hậu ở đây không những về trình độ phát triển thể hiện ở chỉ tiêu GDP bình quân đầu ngưồi mà đIều quan trọng là ở sự thấp kém về trình độ công nghệ, sư lạc hậu về cơ cấu kinh tế, sự chậm trễ về trình độ quản lý, sự bất cập của hệ thống luật pháp và một nền hành chính kém hiệu quả sự tụt hậu nói trên làm cho chúng ta đứng ở vị trí cuối trong mô hình, mà trong mô hình đó kẻ đứng sau dễ phảI hứng chịu những mặt bất lợi trong quá trình phát triển như phảI tiếp thu công nghệ lạc hậu và chịu sức ép lớn trong cạnh tranh. Để tránh nguy cơ tụt hậu buộc các nước đI sau phảI tìm mọi cách để đẩy nhanh tốc độ phát triển. Tuy nhiên đIều đó lạI có thể đưa tới những hậu quả khác nhau như ngây nên tình trạng phát triển thiếu bền vững, sự cạn kiệt tàI nguyên, sự ô nhiễm môI trường sinh tháI. Nguy cơ tụt hậu và sự mở rộng khoảng cách đối với các nước phát triển càng gây lên những khó khăn và thách thức mới cho quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế và hội nhập quốc tế . Su hướng tự do hoá thương mạI đang diễn ra mạnh mẽ nhưng, xu hướng bảo hộ mậu dịch cũng hết sức dầy đặc với những công cụ bảo hộ mới. Các nước đI sau như Việt nam vừa phảI chịu sức ép của quá trình hội nhập quốc tế, của việc tham gia vào các tổ chức mậu dịch quốc tế đa phương với sự cạnh tranh gay gắt, vừa phảI đối phó với các hàng rào bảo hộ mậu dịch tinh vi thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước phát triển. Điều làm cho việc gia nhập các tổ chức thương mạI đa phương trở thành thách thức lớn đối với các nước đang phát triển như Việt nam . Sự mất ổn định của môI trường kinh tế - tàI chính - tiền tệ khu vực và thế giới, sự cạnh tranh giữa các cường quốc và trung tâm kinh tế lớn, sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài…, sự đổ vỡ của một số mô hình phát triển hướng ngoạI gây khó khăn cho việc chủ động quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế, khó khăn cho việc lựa chon mô hình và chính sách phát triển cho các nước đI sau trong đó có Việt nam Phần III Một số giai pháp giúp Việt nam và các doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả GiảI pháp giup Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới theo phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá, đảm bảo các nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi vừa hợp tác vừa đấu tranh. Dựa vào các nguyên tăc và thực hiện một số giải pháp sau đây : Thứ nhất: Chuẩn bị tốt các đIều kiện cần thiết cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực, bao gồm việc thống nhất ý trí và hành động , tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương, hoàn thiện từng bước các văn bản pháp lý theo hướng hội nhập kinh tế. Thứ hai: Tập trung nhân tài vật lực để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế , hướng vào một số ngành và lĩnh vực lựa chọn, tạo thực lực cho quá trình hội nhập kinh tế. Thứ ba: Xây dựng lộ trình hội nhập kinh tế khu vực với sự tính toán tỷ mỉ, nêu rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp với mốc thời gian rõ ràng và phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế quốc tế khu vực AFTA, APEC… Thứ tư: Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa , tổ chức và hoàn thiện các loại hình doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh khi hội nhập. Thư năm: Xây dựng đội ngũ cán bộ, bao gồm cán bộ quản lý kinh tế và kinh doanh, cán bộ khoa học - công nghệ và cả cán bộ quản lý Nhà nước các cấp có đủ năng lực và phẩm chất để tổ chức và triển khai quá trình hội nhập ở các đơn vị cơ sở phù hợp với chiến lược chung của Nhà nước. Tăng cường và nâng cao vai trò của tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng xứng ngang tầm đòi hỏi của quá trình hội nhập. Một vài giải pháp giúp doanh nghiệp nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn. Các doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự giác khắc phục tư tưởng ỷ lại vài Nhà nước, bằng chính sách bảo hộ mậu dịch thông qua hàng rào thuế quan và phi thuê quan. Tuy nhiên những hàng rào không nâu nữa sẽ bị dỡ bỏ. Do đó để tồi tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh quóc tế thì trước hết các doanh nghiệp nước ta phải tự vươn nên và phải có tầm nhìn dài hạn và linh hoạt. Thư nhât: Doanh nghiệp cần xác định một chiến lược kinh doanh ổn định linh hoạt. Họ phải trả lời được những câu hỏi: nên đầu tư vào đâu? vào lĩnh vực nào ? có nên đa dạng hoá hình thức đầu tư không hay chỉ tập chung vào một nghành, hay một lĩnh vực?nên theo đuổi chiến lược khác biệt hoá sản phẩm đẻ chánh sự cạnh tranh khốc liệt hay sử dụng chiến lược tối thiểu hoá chi phí sản xuất ? và khả năng tài trợ, tự tài trợ của doanh nghiệp đến đâu ? nếu trả lời được câu hỏi này thì doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô đầu tư phù hợp. Thứ hai: Trong điều kiện tư do cạnh tranh các doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt tới vấn đề thị trường, đây là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần thúc đẩy các hoạt động tiếp thi, gối thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, tham gia các hội trợ triển lãm, chuyên nghành ở nước ngoài để chào hàng thu hút khachs hàng và tạo cơ hội thâm nhập thị trường thế giới. Ngoài các doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu rõ cách thức và thể lệ buôn bán của thị trường mà mình thâm nhập. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có. Thứ ba: Doanh nghiệp cần chủ động tiếp thu công nghệ mới, ưu tiên tập trung nguồn vốn để trang bị dây truyền công nghệ tiên tiến, mạnh dạn đưa những ý tưởng, sáng kiến mới vào sản xuất ra sản phẩm mới đẻ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Thứ tư: Chất lượng của hàng hoá sẽ tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9000 (theo phiên bản 2000) bởi đây là giấy thông hành của sản phẩm khi đưa vào thị trường thế giới, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ hư hỏng trong quá trình sản xuất để hạ giá thành. Kết luận Hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào muốn phát triển bởi vì khi hội nhập kinh tế quốc tế nó sẽ mang đến những thách thức đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong vấn đề cạnh tranh quốc tế. Nhưng việc hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết và phù hợp với xu thế của phát triển thế giới. Bất kỳ một quốc gia nào đi ngược với với xu thế trên thì quốc gia đó sẽ bị tụt hậu, Để có thể tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh gay gắt như vậy thì các doanh nghiệp Việt nam phải tận dụng hết mọi thời cơ, vượt qua thách thức bằng chính năng lực của mình. TàI liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế quốc tế Trường ĐHKT- QD 2. Kinh tế quốc tế Học viên Tài chính 3. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp Số 3 tháng 3 năm 2001 4. Thời báo kinh tế và phát triển Số 3 tháng 3 năm 2001 5. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp Số 5 tháng 5 năm 2001 Và một số tài liệu khác Mục lục Trang 1. Lời nói đầu 1 Phần I Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và Việt nam với hội nhập kinhtế quốc tế khu vực 1. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế 3 2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt nam hiện nay 5 Phần II: Thực trạng, cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Việt nam 1. Thực trạng của các doanh nghiệp Việt nam 7 2. Cơ họi của Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 10 3. Thách thức của Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế… 13 Phần III: Một số giải pháp giúp Việt nam và các doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế 1. Giải pháp giúp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 16 2. Một vài giải pháp giúp doanh nghiệp nắm bắt thời cơ và vượt qua khó khăn 17 Kết luận 19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34551.doc
Tài liệu liên quan