Chuyên đề Thực trạng khai thác bảo hiểm ô tô qua liên kết ngân hàng và bảo hiểm tại Văn phòng 7- Hà nội của Công ty bảo hiểm PJICO

Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát xuất hiện thêm nhiều công ty bảo hiểm. Đặc biệt là các công ty với sự hậu thuẫn lớn của một tập đoàn hay một ngân hàng lớn. Các công ty mới này bất chấp thua lỗ để dành dật thị trường. Những công ty mới thành lập như Bảo Nông, Bảo Quân MIC,. với sự hậu thuẫn là các ngân hàng lớn như Agribank, ngân hàng Quân đội,. Những công ty này dựa vào số vốn lớn của các ngân hàng họ có thể chấp nhận thua lỗ một thời gian để dành được khách hàng. Thông qua kênh ngân hàng truyền thống họ sẽ là liên kết chính của các ngân hàng thế chỗ vào vị trí trước đây của các công ty bảo hiểm nói chung và của Văn phòng 7 nói riêng. Họ có thể cạnh tranh về giá cả phí bảo hiểm, có thể cạnh tranh về dịch vụ đi kèm. Với kênh khai thác bảo hiểm ô tô qua ngân hàng, các công ty mới thành lập hay các công ty với số vốn lớn có thể chi hoa hồng lại cho ngân hàng với tỷ lệ % lớn hơn. Ví dụ như các công ty như Bảo Việt , AIA, AAA, . có thể chấp nhận giả hoa hồng cho ngân hàng là 13%, trong khi đó PJICO nói chung và Văn Phòng 7 nói riêng bị hạn chế về việc chi trả hoa hồng. Các nhân viên chỉ có thể trả hoa hồng cho khách hàng ở mức 11% hoặc 12%. Đây là chính sách chi hoa hồng của công ty. Nếu muốn dành giật lại khách hàng thì các nhân viên trong phòng phải bù thêm lương vào khoản hoa hồng trả cho ngân hàng. Cộng thêm vào đó là trong hoạt động giám định và chi bồi thường tổn thất. Với các công ty mới thành lập họ xác định rõ là có thể lỗ trong 1 năm đầu thành lập. Nên cách giám định và chi bồi thường của họ thường khá dễ dãi. Để lấy lòng khách hàng và lôi quấn họ tái tụng vào năm sau. Trong khi đó tại PJICO, việc giám định và bồi thường rất đúng và chính xác. Do đã hoạt động lâu năm và số doanh thu có hạn nên việc giám định và chi bồi thường phải thật cặn kẽ và chính xác. Điều này đôi khi gây cho khách hàng tâm lý không thoải mái. Đây cũng là điểm yếu của PJICO cũng là hạn chế của Văn phòng. Một ví dụ rất đơn giản như sau: tại Công ty bảo hiểm AAA xảy ra một trường hợp khách tham gia bảo hiểm ô tô, đang lưu hành xe bị nổ lốp. Theo quy định chung thì lốp nổ sẽ được bồi thường khi trong cùng một tai nạn với cấu thành khác của xe. Trong khi đó công ty chi tiền mặt cho khách 1.8 triệu đồng để sửa chữa tại chỗ. Đây chỉ là 1 trường hợp hãn hữu nhưng nó tạo nên một niềm tin vào nhà bảo hiểm. Đây là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh nhưng vì để chiếm lấy thị trường các công ty bảo hiểm này có thể chấp nhận.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng khai thác bảo hiểm ô tô qua liên kết ngân hàng và bảo hiểm tại Văn phòng 7- Hà nội của Công ty bảo hiểm PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch vụ tài chính “một nửa”. Bancassurance có thể đáp ứng những khách hàng có nhiều nhu cầu về dịch vụ tài chính chỉ qua “một nửa”. Ví dụ khách có nhu cầu vay tiền, có tài khoản hoặc sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng, có thể tham gia bảo hiểm ngay tại ngân hàng, nộp phí cũng thuận tiện hơn cho khách hàng vì có thể nộp tiền qua chuyển khoản, thẻ ATM,... Ngoài ra, khách hàng có thể tham gia bảo hiểm tại ngân hàng để đảm bảo kế hoạch khả năng trả nợ cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Khách hàng có thể được hưởng những quyền lợi và dịch vụ giá trị gia tăng do sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ. ─ Sụ ra đời của Bancassurance làm thay đổi thói quen của khách hàng có nhu cầu đầu tư đang chuyển từ sản phẩm tiết kiệm đơn giản sang các sản phẩm phức tạp, do vậy ngân hàng cần phải cung cấp nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng ─Việc sử dụng hệ thống dịch vụ của ngân hàng giúp Công ty bảo hiểm có thể tiết kiệm được chi phí hoạt động, qua đó tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận. Tiết kiệm được chi phí đào tạo cán bộ khai thác, có thể sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng, quan hệ của ngân hàng để bán bảo hiểm. ─ Thông qua Bancassurance các công ty bảo hiểm có thể sử dụng uy tín, thương hiệu và nguồn lực của ngân hàng vào việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Bancassurance giúp các công ty bảo hiểm thâm nhập vào các thị trường chưa được khai thác, nhất là các thị trường chỉ có thể khai thác qua ngân hàng. ─ Do tác động của cạnh tranh làm giảm biên lợi tức của ngân hàng cũng như công ty bảo hiểm, đòi hỏi ngân hàng cũng như công ty bảo hiểm phải đa dạng hoá kênh phân phối, đa dạng hoá sản phẩm để tạo thêm lợi nhuận, tăng năng suất tạo ưu thế cạnh tranh ─ Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp cho việc lưu trữ, khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng, cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm được nhanh chóng thuận tiện. ─ Xu hướng phi trung gian hoá trong hoạt động ngân hàng và bảo hiểm cũng là một trong những lý do dẫn đến sự ra đời của Bancassurance. Nó làm giảm sự phụ thuộc của Công ty bảo hiểm đối với lực lượng đại lý môi giới, tạo ra đối tượng cần thiết cho sự phát triển bền vững. ─ Chính sách tự do hoá hoạt động tài chính cho phép sự thâm nhập lẫn nhau giữa hoạt động ngân hàng và bảo hiểm. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa cũng thúc đẩy sự hoạt động của Bancassurance. 3. Lợi ích mang lại từ Bancassurance Bancassurance ra đời sẽ mang lại lợi ích cho cả ba bên bao gồm: khách hàng, ngân hàng và công ty bảo hiểm. Lợi ích mang lại còn tuỳ thuộc vào mức độ hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm. ─ Đối với công ty bảo hiểm: Bancassurance tạo ra nguồn khách hàng mới, cơ hội cho các sản phẩm mới và tiết kiệm chi phí nhờ quy mô lớn. Công ty bảo hiểm có thể sử dụng nguồn dữ liệu rất lớn về khách hàng của ngân hàng qua đó giảm chi phí phân phối sản phẩm. Ngoài ta khách hàng của ngân hàng cũng là những khách hàng có tiềm năng lớn đối với công ty bảo hiểm vì họ thường có thu nhập trung bình khác trở lên vì ít nhiều có thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính Thông qua ngân hàng, các công ty bảo hiểm sẽ đa dạng hoá được kênh phân phối của chính mình, làm tăng khả năng cạnh tranh Bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng tham gia bảo hiểm, qua đó giúp giảm thiểu nhiều rủi ro phát sinh từ việc giao dịch bằng tiền mặt, giải quyết tốt bài toán thu phi, thanh toán quyền lợi bảo hiểm bằng tiền mặt. Thực tế cho thấy các công ty bảo hiểm Việt Nam, chịu rủi ro lớn trong việc quản lý tiền mặt trong quá trình thu phí, giải quyết quyền lợi bảo hiểm và giải quyết bài toán về tố chức lực lượng thu phí bảo hiểm Ngoài ra còn tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường thông qua việc sử dụng uy tín và thương hiệu của ngân hàng vì trên thực tế hệ thống ngân hàng có uy tín rất lớn. ─ Đối với ngân hàng: Có thêm dịch vụ cung cấp cho ngân hàng, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới sử dụng dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng doanh thu hoạt động ngân hàng thông qua việc cung cấp cho khách hàng mua bảo hiểm. Tăng thu nhập không phải từ lãi thông qua việc thu phí các dịch vụ ngân hàng, cho thuê mặt bằng giao dịch, hoa hồng từ bán bảo hiểm, ... Ngân hàng có thể tận dụng cơ sở khách hàng, mối quan hệ dài hạn với khách hàng, hệ thống phân phối hiện thời... nhằm tạo ra lợi thế so với các kênh phân phối khác trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhằm tạo ra thu nhập ổn định. Tăng năng suất hoạt động của các nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm các sản phẩm bảo hiểm, do vậy giúp giảm chi phí cố định một cách tương đối cho ngân hàng Tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường. Đồng thời tạo thêm năng lực đổi mới, giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian do khả năng sinh lời của ngành ngân hàng và bảo hiểm thường biến động không theo cùng một chu kỳ. Thêm vào đó, Bancassurance giúp giảm vốn theo rủi ro của ngân hàng. Việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ của ngân hàng khi khách vay vồn gặp rủi ro. Giúp tăng cường nguồn vồn huy động của ngân hàng từ phí bảo hiểm ─ Đối với khách hàng: khác được sử dụng dịch vụ tài chính trọn gói qua một cửa với chi phí thấp hơn và thuận tiện hơn. Khách hàng có thể quản lý rủi ro tốt hơn và hoạch định tài sản hiệu quả hơn. Khi mua bảo hiểm tại ngân hàng khách có thể có thêm niềm tin vào “ bảo lãnh uy tín” của bảo hiểm. 4. Các mô hình Bancassurance Theo xu thế tất yếu các ngân hàng và các công ty bảo hiểm ngày càng có mối liên hệ mật thiết với nhau hơn. Thông qua các dịch vụ mới tạo nên nhiều lợi ích hơn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ này. Ngoài ra nó còn mang lại lợi ích nhiều hơn cho công ty bảo hiểm và các ngân hàng. Thông thường có 4 loại liên kết chính giữa ngân hàng và bảo hiểm mà chúng ta thường biết đến. 4.1. Mô hình công ty bảo hiểm trong các ngân hàng Công ty bảo hiểm trực thuộc ngân hàng đầu tiên ra đới tại Pháp vào những năm 80 của thế kỷ 20, công ty này kinh doanh về bảo hiểm nhân thọ. Đến đầu năm 1990 cũng tại Pháp, chúng ta chứng kiến thêm các công ty bảo hiểm của ngân hàng tham gia vào thị trường phi nhân thọ. Theo thống kê đến năm 2000 tại Pháp, các công ty bảo hiểm thuộc ngân hàng đã chiếm 61% thị phần phí thu. Sau đây là bảng các công ty bảo hiểm thành lập bới ngân hàng tại Pháp STT Năm thành lập công ty bảo hiểm Tên ngân hàng Tên công ty bảo hiểm trực thuộc 1 1971 Credit Mutuel ACM 2 1976 Paribas Cardif 3 1980 BNP Natio Vie 4 1982 Banque Populaire Fructive 5 1984 Bred Prevar Vie 6 1985 CIC Socapi 7 1985 Crédit Mutuel de Bretagane Suravenir 8 1986 CCF Erisa 9 1986 Crédit Predica 10 1986 Soiety General Sogacap 11 1988 Caises d’ Epargne Ecureuil Vie 12 1989 Cre’dit AFV 13 1990 Cre’dit Ảgicole Pacifia 14 1992 Barclay Bank Barclay Vie Ở Việt Nam cũng đã có nhiều ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm riêng của mình như: ─ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thành lập công ty bảo hiểm BIC. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên viết tắt BIC) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm và Tái bảo hiểm QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới kể từ ngày 01/01/2006. ─ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp vào ngày 18/06/2006 với số vốn điều lệ là 160 tỷ đồng. ─ Ngân hàng Quân đội thành lập công ty bảo hiểm MIC. Công ty MIC chính thức đi vào hoạt động vào 12/2007 với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Lợi thế của các ngân hàng khi thành lập các công ty bảo hiểm là trước đó họ đã tham gia phan phối sản phẩm bảo hiểm cho một số công ty bảo hiểm khác trên thị trường. Khi thành lập các công ty này kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm có kèm tính đầu tư, hoặc mang những đặc tính có thể khắc phục được tình trạng lãi suất thay đổi liên tục trên thị trường nhiều hơn. Lợi dụng hệ thống chi nhánh rộng khắp sẵn có, không cần thông qua kênh phân phối truyền thồng như các công ty bảo hiểm khác. Họ không vấp phải những hạn chế do ngân hàng tìm cách bảo vệ quyền lợi, do cơ sở dữ liệu mà các ngân hàng lưu trữ về khách hàng của họ luôn luôn rất lớn, và đây đều là những khách hàng có năng lực tài chính mạnh, ... Ngoài ra, với các thương vụ sẵn có, các công ty bảo hiểm trực thuộc ngân hàng rất dễ tạo ra các mối thiện cảm đối với sản phẩm bảo hiểm. Với uy tín sẵn có của mình, việc chiếm được lòng tin của khách hàng là việc không hề khó khăn. Hơn nữa họ có khả năng kết hợp các hình thức bảo hiểm vào các sản phẩm của ngân hàng, ví như kết hợp bảo hiểm tài sản vào cho vay thế chấp, hoặc bảo hiểm tín dụng vào cho vay tiền mua ô tô, nhà mới. Đặc biệt tại ngân hàng như Ngân hàng Quân đội, việc thành lập công ty bảo hiểm giúp họ giữa lại những hợp đồng xây dựng do chính các đơn vị quân đội thành viên nhận xây dựng. Mô hình này, ở hầu hết các quốc gia đều đã triển khai và đã chứng minh sự thành công với những ưu điểm của nó 4.2. Mô hình ngân hàng trong các công ty bảo hiểm Các công ty bảo hiểm lớn, có tiềm lực tài chiínhmạnh hạot động trên một phạm vi rộng, có nhiều chi nhánh, mạng lưới rộng khắp thường có xu hướng thành lậo các ngân hàng trực thuộc, và ngân hàng là một trong nhữn công ty thành viên của công ty bảo hiểm. Trong quy mô một tập đoàn tài chính, các ngân hàng sẽ hạch toán độc lập như các công ty con khác. Hoạt động của các ngân hàng này cũng hoàn toàn như các ngân hàng thương mại thông thường, nhưng trước hết nó ưu tiên phục vụ nhu cầu tín dụng, các dịch vụ thanh toán, ... cho bản thân tập đoàn bảo hiểm, sau đó hướng đến các khách hàng ngoài hệ thống. Mô hình này giúp tập trung các nguồn thanh toán nội bộ, với bên ngoài la tối ưu hoá kinh doanh và khả năng thanh khoản. Ngân hàng này sẽ giúp cho việc lưu thông tiền tệ trong các công ty thành viên diễn ra dễ dàng hơn. Ngoải ra, thông qua các tài khoản và các vụ thanh toán qua ngân hàn, tập đoàn sẽ có cái nhìn bao quát về các luồn thanh toán, họ có thể huy động tiền dễ dàng hơn chứ không để nằm chết tại bất kỳ một công ty con nào. Các sản phẩm bảo hiểm khai thác qua ngân hàng thành viên cũng có những lợi thế hơn hẳn. Việc tập huấn, nâng cao khả năng về khai thác bảo hiểm cho nhân viên trong ngân hàng được thực hiện thuận lợi hơn. việc thiết kế các sản phẩm Bancassurance cũng đảm bảo được lợi ích cao nhất cho các bên một cách nhanh chóng nhất. Tại Việt Nam có Tập đoàn Bảo Việt đã được Bộ tài chính ký xác nhận thành lập Ngân hàng Bảo Việt. Ngân hàng đang trong quá trình tuyển nhân sự và hoàn thiện bộ máy, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý 2/2008. 4.3. Ngân hàng và bảo hiểm hợp tác thành lập công ty liên doanh Công ty liên doanh là công ty mà cả ngân hàng và bảo hiểm đều phải góp vốn và chia sẻ trách nhiệm quản lý. Mô hình này chiếm 17% trong các loại hinh liên kết ngân hàng và bảo hiểm. Với hình thức liên doanh này, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm ngoài các điều khoản ràng buộc về vốn góp, còn cần những thoả thuận cụ thể hơn trong việc cung cấp các thông tin có lợi cho liên doanh, như thông tin về khách hàng của ngân hàng, về các mạng lưới phân phối của ngân hàng, hoặc những thông tin về sản phẩm bảo hiểm, thị trường bảo hiểm mà công ty bảo hiểm nắm rõ... Mô hình này xuất hiện đầu tiên tại châu Mỹ La Tinh. 4.4. Ngân hàng và bảo hiểm hợp tác phát triển các sản phẩm và dịch vụ liên kết Đây là hình thức sơ khai nhất trong mối quan hệ giữa ngân hàng và bảo hiểm. Mô hình này hiện nay vẫn chiếm 69% tổng các hình thức liên kết. Mô hình này, như tên gọi của nó phần lớn tập trung vào thiết kế sản phẩm, mở rộng, cải thiện các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm. Đây được coi là kênh phân phối hiện đại và hiệu quả hơn so với kênh phân phối truyền thống là đại lý bảo hiểm. Theo đây, ngân hàng sẽ ký một thoả thuận với công ty bảo hiểm, theo đó sẽ cam kết các điều khoản liên quan đến công ty bảo hiểm có quyền sử dụng các mạng lưới của ngân hàng như thế nào, các hệ thống máy phục vụ giao dich ra sao... hợp tác ở mức độ nào để đưa ra các sản phẩm bảo hiểm mang đặc trưng của cả hai lĩnh vực. Trên đây là những mô hình hợp tác phổ biến nhất hiện nay. Việc áp dụng từng loại mô hình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Như tình hình kinh tế mỗi nước, phong tục, phong cách làm ăn, môi trường văn hoá và pháp luật của mỗi nước. Mô hình phù hợp sẽ tạo điều kiện hợp lý hoá chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động. 5. Sản phẩm Bancassurance 5.1. Vài nét về sản phẩm Bancassurance Sản phẩm của Bancassurance được đề cập ở đây là các sản phẩm do công ty bảo hiểm thiết kế, hoặc là các sản phẩm do bảo hiểm kết hợp với ngân hàng thiết kế trên cơ sở hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiẻm. Và đặc biệt tất cả đều được bán qua mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng. Một sản phẩm bảo hiểm thông thường muốn trở thành một sản phẩm Bancassurance thì cần phải có những cải tiến. Nó phải phục vụ lợi ích cho cả 3 bên đảm bảo là sản phẩm có tính ưu việt hơn. Điểm đặc biệt cần chú ý là cách định giá sản phẩm sao cho phù hợp hài hoà. Với ngân hàng cách tính giá được xác định theo giá bình quân. Trong khi đó cách tính của các công ty bảo hiểm thì bao gồm nhiều khoản có liên quan như: Các chi phí thanh toán trước, chi phí quản lý theo dõi và các chi phí hành chính. Và các sản phẩm của ngân hàng chủ yếu mang tính đảm bảo, trong khi đó các sản phẩm của bảo hiểm chủ yếu mang tính chuyển giao rủi ro sang cho bên kia. Hai bên cần phải hiểu rõ sự khác biệt này của để có thể thiết kế ra một loại sản phẩm hài hoà, không tạo ra sự khác biệt, lạ lẫm đối với khách hàng. Sản phẩm cần đơn giản, dễ hiểu với nhân viên ngân hàng và với khách hàng. Một sản phẩm dễ hiểu sẽ nhanh tạo được niềm tin từ khách hàng. Bởi họ có thể hiểu hết được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong sản phẩm. Khi thiết kế sản phầm Bancassurance cần quan tâm đến vai trò của ngân hàng trong liên kết, vai trò trong phân phối... bởi các yêu cầu này mang tính chất quyết định đến đặc điểm của sản phẩm Bancassurance. Ngày nay, người ta thường chia sản phẩm Bancassurance thành hai dạng bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm đâu tư. Bảo hiểm tín dụng là hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro cho các tổ chức bảo hiểm, đây là hình thức phổ biến ở nước ta. Bảo hiểm đầu tư là sản phẩm doanh nghiệp có thể mua cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, và dựa vào sự đảm bảo này để vay vốn ngân hàng, khi đó người vay sẽ giảm lo lắng, tổ chức bảo hiểm mở rộng được đối tượng khách hàng, NHTM thì yên tâm hơn về rủi ro tín dụng do đã có một công ty bảo hiểm sát bên cạnh. Ngân hàng có thể có hai nghĩa vụ đối với sản phẩm của công ty bảo hiểm. Nếu chỉ là một trung gian bảo hiểm. Chỉ được sử dụng để giới thiệu khách hàng tiềm năng đến công ty bảo hiểm. Họ có thể thực hiện vai trò này theo cách thông báo công ty bảo hiểm sự quan tâm của khách hàng về một loại sản phẩm nào đó. Còn tất cả hoạt động tư vấn, giới thiệu, bán sản phẩm... vẫn do nhân viên hay đại lý bảo hiểm đảm nhận. Hoặc theo sự hợp tác, nhân viên công ty bảo hiểm được quyền có mặt tại các ngân hàng và trực tiếp gặp gờ khách hàng có yêu cầu bảo hiểm. Khi ngân hàng trực tiếp là người bán hợp đồng bảo hiểm, yêu cầu nhân viên ngân hàng là những người am hiểu về các nghiệp vụ bảo hiểm để tư vấn cho khách hàng, và thực hiện tốt các nghĩa vụ để cho sản phẩm Bancassurance được thiết kế ra đảm bảo những yêu cầu đề ra. Các sản phẩm Bancassurance cần là những sản phẩm có lợi ích tốt hơn với sản phẩm tương ứng mà ngân hàng đang cung ứng. Trong quá trinh thiết kế sản phẩm Bancassurance , công ty bảo hiểm cần chú ý tận dụng các thông tin có sẵn của ngân hàng về khách hàng để đưa ra những phạm vi bảo hiểm phù hợp với những yêu cầu đánh giá rủi ro. 5.2. Một số yêu cầu về sản phẩm Bancassurance Do cách tính phí bảo hiểm khác nhau nên công ty bảo hiểm và ngân hàng cần hiểu sâu sắc hơn về sản phẩm của nhau để có cách tính phí hợp lý. Việc thiết kế sản phẩm bảo hiểm cần phải đơn giản dễ hiểu đối với nhân viên ngân hàng, và quan trọng hơn là với chính các khách hàng tham gia. Vì sản phẩm càng dễ hiểu bao nhiêu thì khách hàng càng hiểu một cách sâu sắc về sản phẩm bảo hiểm và sẽ càng tin tưởng vào sản phẩm đó bấy nhiêu. Sản phẩm phải quy định chi tiết về hoa hồng, chi phí, lệ phí và bất cứ rủi ro cố hữư nào trong sản phẩm đều phải được chi ra một cách rõ ràng cho khách hàng. Các sản phẩm cần chỉ ra cho khách hàng về các rủi ro mà họ có thể gặp phải, nguyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ khi tham gia sản phẩm. Đặc biệt là phải cho họ hiểu rằng những sản phẩm này không hoàn toàn được đảm bảo. Bởi trong một số trường hợp kết quả hoạt động của thị trường hay công ty bảo hiểm đạt thấp hơn dự kiến, tạo sự phàn nàn hoặc không hài lòng của khách hàng. Điều này dễ dẫn đến bất lợi trong quan hệ của ngân hàng và công ty bảo hiểm. Sản phẩm Bancassurance phải có tên hiệu dựa trên một thương hiệu sẵn có trên thị trường, sản phẩm Bancassurance sẽ được bán theo tên của công ty bảo hiểm, của đối tác ngân hàng hay một cái tên mới. Cách đặt tên này cũng tuỳ theo thoả thuận của hai bên. Tên đặt theo tên của ngân hàng có thể tạo hình ảnh tốt cho sản phẩm với khách hàng. Những yêu cầu trên là tối thiểu cho một sản phẩm Bancassurance. Ngoài ra, mỗi công ty có thể bàn bạc với ngân hàng để có những điều khoản riêng cho sản phẩm của họ. Mỗi sản phẩm Bancassurance hoàn hảo sẽ làm tăng doanh thu, uy tín của hai bên và cũng góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ giữa ngân hàng và bảo hiểm. III. Đánh giá chung về Bancassurance tại Việt Nam 1. Tình hình chung Trên thế giới, hoạt động Bancassurance đã xuất hiện và phát triển một cách mạnh mẽ ở các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,.. Ở Việt Nam, hoạt động này mới xuất hiện và cũng đã có những thành tựu đáng kể. Giai đoạn từ năm 200 trở về trước, các công ty bảo hiểm và các ngân hàng chưa có liên kết hoạt động Bancassurance. Chủ yếu chỉ dừng lại ở các công ty bảo hiểm mở tài khoản tại ngân hàng, vay vốn, gửi tiền tại các ngân hàng các khoản vốn nhàn rỗi. Từ năm 2001 trở lại đây tính hình của hoạt động này đã có sự khác biệt. Trước những mô hình hợp tác đầy hiệu quả và thiết thực của các công ty bảo hiểm và ngân hàng nổi tiếng trên thế giới, đã đưa ra vấn đề có nên hợp tác không giữa ngân hàng và bảo hiểm. Cộng thêm vào đó là tình hình người dân tham gia bảo hiểm ngày càng đông đảo. Đời sống, nhận thức ngày càng tiến bộ, đã nhận thức được lợi ích thiết thực của bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm nhận ra việc phân phối sản phẩm qua ngân hàng là một hướng mới đầy triển vọng phát triển. Tuy nhiên đến trước năm 2004, hoạt động này chỉ dừng lại ở việc các ngân hàng cung cấp các dịch vụ của bảo hiểm và nhận hoa hồng chứ chưa đưa ra sản phẩm chung cho hai ngành. Từ năm 2005 đến nay, các ngân hàng đã quan tâm đến các sản phẩm ngân hàng bảo hiểm, họ tung ra các sản phẩm mà bản chất là các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, hoặc ký các hợp đồng hợp tác ở mức đơn giản. Điển hình trong số đó là Bảo Việt hợp tác với Vietcombank, Incombank, HSBC; Prudential hợp tác với ACB... Gần đây xuất hiện một số công ty bảo hiểm có xuất thân từ các ngân hàng như BIC, MIC, Bảo Nông, ... Hoạt động Bancassurance ở Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể từng bước bắt nhịp với trình độ phát triển của thế giới. Trước những thành tựu của các nước trong khu vực như Đài Loan hoạt động Bancassurance chiểm 30% tổng phí thu(2003), Trung Quốc là 25%. Với những nét tương đồng về văn hoá, suy nghĩ, đây có thể là viễn cảnh của Việt Nam trong một số năm tới. 2. Bancassurance tiêu biểu tại Việt Nam Đi đầu trong hoạt động Bancassurance là việc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và công ty bảo hiểm Việt Úc. SCB là một trong những ngân hàng đi đầu trong bán bảo hiểm tín dụng khi sẵn sàng trích một phần lợi nhuận để hỗ trợ 50% phí bảo hiểm cho các doanh nghiệp. SCB kết hợp với BIC để bảo hiểm cho khách hàng vay tiền. Trong 2006, SCB có kế hoạch trích 10 tỷ đồng để bảo hiểm cho khách hàng, do vậy sẽ có khả năng tạo doanh thu cho Việt Úc khoảng 20 tỷ đồng. Đi đầu trong hoạt động thành lập công ty bảo hiểm trong các ngân hàng, ngày 4/10/2006 Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 160 tỷ và dự kiến sẽ tăng nhanh chóng trong năm 2007. Tiếp sau đó là sự thành lập của Công ty cố phần bảo hiểm Quân đội. Được thứ trưởng bộ tài chính cấp giấy phép hoạt động vào 08/10/2007 với số vốn là 300 tỷ đồng với 10 cổ đông góp vốn. Bao gồm: Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VP bank), Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội, Công ty Xây dựng 319, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty cổ phần Đức Hoàng, Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội...Công ty tổ chức lễ khai trương vào 03/12/2007 và chính thức hoạt động voà 15/12/2007. Một trong các liên kết ngân hàng và bảo hiểm ở Việt Nam cho ra đời các sản phẩm Bancassurance đầu tiên là Techcombank và Bảo Việt nhân thọ. Vào ngày 01/08/2006 hai bên đã ký kết hợp tác cho ra đời hai sản phẩm là “Tài khoản tiết kiệm giáo dục” và “ Tín dụng cho nhà mới và ô tô xịn”. Đến 05/12/2006 theo công bố của Techcombank, doanh thu của ngân hàng này là 3,5 tỷ đồng giá trị hợp đồng ký kết. Có 200 khách hàng Hà Nội đăng ký tham gia trong đó có hợp đồng với giá trị cao nhất là 360 triệu đồng với kỳ hạn 2 năm, có 7% khách hàng sử dụng 10 năm Ngày 20/11/2007 Bảo Việt và Techcombank tiếp tục triển khai 2 sản phẩm mới là sự kết hợp “An tâm tiêu dùng” của Bảo Việt và “Cho vay tiêu dùng trả góp” và “Cho vay trả góp mua hàng” của Techcombank. Việc chính thức ra mắt hai sản phẩm bancassurance mới này đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động bancassurance giữa Techcombank và Bảo Việt Nhân thọ. Tính đến nay, ngoài hai sản phẩm mới này, hai bên đã cung cấp cho khách hàng 3 sản phẩm bancassurance khác nữa là “Tài khoản Tiết kiệm Giáo dục”, “Bảo hiểm Tín dụng cho Nhà mới và Ô tô xịn”, và “Tài khoản Tích lũy Bảo gia”. Các sản phẩm này đều đón nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của khách hàng. Đã có hơn 2329 Tài khoản Tiết kiệm Giáo dục/Tài khoản Tích lũy Bảo gia được khách hàng sử dụng với tổng số tiền huy động từ loại hình tiết kiệm này là hơn 45 tỷ đồng. Các khách hàng tham gia chương trình Tín dụng Nhà mới, Ôtô xịn cũng đã tham gia bảo hiểm An Tâm Bảo Tín với hơn 15 tỷ dư nợ tín dụng. Gần đây nhất là tập đoàn Bảo Việt và HSBC đồng tài trợ cho hội nghị Bảo hiểm nhân thọ Châu Á lần thứ 2 vào 16 và 17 tháng 4 vừa qua. Hội nghị sẽ có sự tham dự của đại diện các công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới để cùng bàn bạc, thảo luận các vấn đề quan trọng sẽ đối mặt khi tham gia vào thị trường bảo hiểm nhân thọ khu vực châu Á ngày nay, bao gồm sự cần thiết bảo đảm cuộc sống của các cá nhân, nhu cầu về y tế và việc đưa ra các sản phẩm bảo hiểm không chỉ đơn thuần mang tính bảo vệ mà cần đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lý tài sản thích hợp. Trong khuôn khổ Hội thảo cũng sẽ xem xét động lực liên quan đến kênh phân phối và làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất từ kênh đại lý bảo hiểm truyền thống, đến việc khai thác sản phẩm bancassurance và các kênh phân phối khác. Hai ngày Hội nghị về bảo hiểm nhân thọ lần này cũng sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến các thay đổi trong thị trường bảo hiểm nhân thọ toàn cầu, tối đa hóa việc tạo ra giá trị thông qua các kênh phân phối, các chiến lược để định hướng công việc kinh doanh trong môi trường thay đổi, các quản lý thị trường và cải tiến sản phẩm. Bên cạnh đó còn có sự hợp tác của Prudentical với các ngân hàng như ACB, Vietcombank, ... Vào 28/08/2007 Prudential và Ngân hàng phát triển Nông thôn đã ký thoả thuận hợp tác cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Nhân viên của Prudential có mặt tại các chi nhánh ngân hàng và giới thiệu chào bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Ngày 27/08/2007 đã triển khai tại 26 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến trong 3 đến 6 tháng sẽ áp dụng trên phạm vi cả nước. Cuối cùng là liên kết ngân hàng và bảo hiểm ở mức độ cao nhất tại Việt Nam, liên kết giữa Công ty bảo hiểm châu Á và ngân hàng công thương thành lập ra công ty bảo hiểm “ Incombank – Asia”. Ngoài ra còn rất nhiều sự liên kết khác giữa ngân hàng và bảo hiểm để thúc đẩy sản phẩm lẫn nhau. 3. Các hướng hoạt động của Bancassurance tại Việt Nam trong thời gian tới Bảo hiểm tín dụng: là một mô hình chuyển một phần hay toàn bộ rủi ro trong các tổ chức tín dụng sang công ty bảo hiểm, hoặc yêu cầu khách hàng tự bảo hiểm để đề phòng tổn thất xảy ra. Ở đây, khách hàng mua bảo hiểm về ngành nghề kinh doanh của mình và trường hợp này được gọi là bảo hiểm trực tiếp. Hoặc tổ chức tín dụng trực tiếp mua bảo hiểm với các đối tượng là các loại tín dụng đầu tư ở Việt Nam. Đây là hình thức khá mới mẻ ở Việt Nam mà các công ty bảo hiểm chưa thực hiện so với danh mục bảo hiểm mà bộ tài chính đã phê duyệt. Chúng ta nên thí điểm thành lập và hoạt động tại một số công ty bảo hiểm đối với một số khách hàng và đối tượng nhất định. Bảo hiểm đầu tư: người đi vay có thể mua bảo hiểm ở các tổ chức bảo hiểm, dựa vào đó mà vay tổ chức tín dụng. Khi đó người đi vay sẽ giảm lo lắng, tổ chức bảo hiểm thực hiện được nhiệm vụ bảo hiểm, tổ chức tín dụng có thể kết hợp giữa cho vay và thế chấp, tín chấp. Điều cần làm là các tổ chức bảo hiểm cần mạnh dạn phát triển và đa dạng hoá sản phẩm. Họ phải tăng cường quảng bá cho sản phẩm này. Về phần minh, các ngân hàng cần khai thác tối đa các nội dung bảo hiểm có quan hệ đến vốn đầu tư. Các ngân hàng thành lập ra các công ty bảo hiểm, hay công ty bảo hiểm thành lập ra ngân hàng là hướng đi mới mà các doanh nghiệp hai bên đang hướng tới. Trong mấy tháng cuối năm Tập đoàn Bảo Việt sẽ chính thức đưa ngân hàng của mình đi vào hoạt động. Qua đây, ta thấy Bancassurance tại Việt Nam đã và đang chứng tỏ sự hiện diện của mình và hứa hẹn một tương lai mới cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm cũng như thị trường tài chính tại Việt Nam ChươngIII Đánh giá tình hình khai thác bảo hiểm ô tô qua liên kết ngân hàng và bảo hiểm tại Văn phòng 7- PJICO Hà nội I. Giới thiệu chung về Công ty PJICO và VP 7 tại Hà nội 1. Giới thiệu chung về công ty PJICO 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp được thành lập theo giấy phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm.Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài Chính. Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép Công ty bổ sung vốđiều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 26 tháng 04 năm 2007, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng. PJICO hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4 số 060256 ngày 21/12/2006. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của PJICO gồm Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. Tên đơn vị : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX Tên giao dịch quốc tế : PETROLIMEX JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : PJICO Lôgô : Địa chỉ : Số 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : (04) 776 0865 - (04) 776 0926 Fax : (04) 776 0868 PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, do các tổng công ty lớn như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tống Công ty Thép Việt Nam (VSC), Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), Công ty Vật tư và Thiết bị Toàn bộ (Matexim), Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel), Công ty Thiết bị An toàn AT (AT) thành lập từ năm 1995. Với kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc, PJICO đã được bầu chọn Giải thưởng Sao đỏ năm 2003 và Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2004. Sau hơn 12 năm hoạt động với phương châm phục vụ tận nơi, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngay tại chỗ, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ trên 1000 cán bộ công nhân viên năng động, được đào tạo căn bản, có trình độ chuyên môn tốt làm việc tại Hà Nội và 48 chi nhánh, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố từ Bắc chí Nam và hơn 2300 đại lý trên toàn quốc. Công ty đã nhanh chóng triển khai rộng rãi gần 70 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực xây dựng lắp đặt, tài sản hoả hoạn, hàng hải, con người, xe cơ giới, trách nhiệm dân sự tới hàng vạn đối tượng khách hàng trong nước và ngoài nước.Công ty đã vươn lên vị trí hàng đầu trong một số lĩnh vực bảo hiểm như bảo hiểm xây dựng các nhà máy xi măng, công trình giao thông vận tải, công trình năng lượng, công nghiệp, xăng dầu, dân dụng.... đồng thời nhiều công trình, dịch vụ lớn có tầm vóc quốc gia cũng được bảo hiểm tại PJICO. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trên 40% năm, từ khi thành lập đến nay Công ty PJICO đã luôn kinh doanh có hiệu quả cao, không những bảo toàn mà còn phát triển vốn kinh doanh lên gấp hơn 10 lần so với vồn góp ban đầu của các cổ đông. Công ty bảo hiểm PJICO đã thực sự tạo ra được một thương hiệu và biểu tượng ngày càng phổ biến và có uy tín trên thị trườn bảo hiểm Việt Nam, được khách hàng tin tưởng và các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như Munich Re, Swiss Re, ERC,.... hậu thuẫn tích cực. Có được sự phát triển như trên là do nhiều yếu tố mang lại. Nhưng trong đó yếu tố quan trọng nhất và cũng là phương châm hoạt động số 1 của PJICO đó là việc giải quyết bồi thường nhanh chóng, thoả đáng cho khách hàng.Hàng năm, PJICO đã giải quyết bồi thường hàng nghìn vụ tổn thất với giá trị nhiều chục tỷ đồng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống như: Vụ cháy kho xăng dầu K131 (trên 21 tỷ); vụ cháy Xí nghiệp may XK Bình Thạnh (5,4 tỷ), vụ đắm 11.000 tấn phân urê của Vegecam Hải Phòng (1,4 triệu USD),...vv. Năm 2004, đã thực sự là một năm đột phá ấn tượng nhất đối với Công ty PJICO, doanh thu tăng gần 80% so với năm 2003. Năm 2005 là một năm đầy khó khăn, tuy nhiên, với sự đồng lòng của toàn thể cán bộ nên công ty đã vượt khó khăn và đạt được kết quả doanh thu phí bảo hiểm gốc là 729 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2004. Năm 2006 mặc dù doanh thu bảo hiểm gốc có giảm so với năm 2005 nhưng lợi nhuận lại tăng 2.5 lần so với 2005. Đạt được kết quả này càng khẳng định mục tiêu của PJICO đặt ra là hoàn toàn đúng đắn và công ty đang trên con đường phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả. Công ty nhận thức sâu sắc rằng kinh doanh phải được dựa trên sự tin cậy lẫn nhau và các mối quan hệ lâu dài phải được thiết lập trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Lòng tin không thể tự đến một cách ngẫu nhiên, không xuất phát từ quy mô hay từ lời nói mà phải từ những hành động thực tế. Chính sách của công ty là chỉ cam kết những gì công ty thực sự có khả năng và quyết tâm thực hiện những gì chúng tôi đã cam kết. Với những thành tích công ty đã đạt được, công ty PJICO vinh dự được trao tặng Giải thưởng Sao đỏ năm 2003 và Giải thưởng sao vàng đất Việt, thương hiệu mạnh năm 2004, thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006. Hiện tại công ty đã được Chính phủ đánh giá là một trong những công ty cổ phần thành đạt của Việt Nam. Năm 2007, sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ tình hình cạnh tranh quyết liệt của thị trường, mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự tham gia của nhiều công ty bảo hiểm quốc tế, sự biến động phức tạp của thị trường bảo hiểm quốc tê,...vv. Nhưng với bản lĩnh và kinh nghiệm, năng lực và lòng nhiệt huyết cùng với sự tin tưởng và hỗ trợ của khánh hàng, công ty sẽ vượt qua và thành công rực rỡ trong những năm tới. Năm 2006, để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, PJICO đã phát hành thêm 6.786.042 cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành 1:1; giá phát hành 10.000 đ/Cp. Số vốn của PJICO sau đợt phát hành năm 2006 tăng lên 140.656.620.000 đồng với tổng số cổ phiếu lưu hành là 13.715.967 cổ phần và 3.496.950.0000 đồng thặng dư vốn . Đến cuối năm 2007 số vốn điều lệ của công ty là 336 tỷ đồng. Dưới đây là bảng về cơ cấu vốn điều lệ của công ty Bảng : Cơ cấu vốn điều lệ đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2006 TT Cổ đông Số lượng cổ phần Giá trị (VND) Tỷ lệ 1 Cổ đông trong nước 13.715.967 137.159.670.000 100% 2 Cổ đông nước ngoài 0 0 0 Tổng 13.715.967 137.159.670.000 100% 1 Cổ đông pháp nhân 10.990.000 109.900.000.000 80,13% 2 Cổ đông thể nhân 2.725.967 27.259.670.000 19,87% Tổng 13.715.967 137.195.670.000 100% (Nguồn: Công ty cổ phần Petrolimex); Đơn vị : VND. Theo giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 258/UBCK-GCN do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 25 tháng 12 năm 2007, Công ty PJICO sẽ chào bán 19.884.033 cổ phiếu ra công chúng. Với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu và giá bán là 10.000 đồng/cổ phiểu, Công ty sẽ thu được lượng vốn khá lớn. 1.2. Ngành nghề kinh doanh: Bảo hiểm y tế tự nguyện, tai nạn, con người, tài sản, thiệt hại, vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không, thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, trách nhiệm chung, xe cơ giới và bảo hiểm cháy. Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ trên. Hoạt động đấu tư vốn (Theo luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000). Các dịch vụ: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. Cho thuê văn phòng. Dịch vụ mua bán, sửa chữa, cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ôtô. Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ, xăng, dầu, mỡ. Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch. Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản. Mua bán hàng hoá, thương mại và đại lý môi giới, đấu giá. 1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty: Đại hội đồng cổ đông. Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO. Đại hội cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị,Thông qua, bổ sung, sửa đổi điều lệ, Quyết định tăng giảm vốn điều lệ, Thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn, Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. Hội đồng quản trị. Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex, 5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn (Vietcombank, Vinare, VSC, Matexim, Hanel), 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân. Ban kiểm soát. Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát PJICO gồm 5 thành viên. Ban Tổng Giám đốc. Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Tổng Giám đốc điều hành PJICO gồm 4 thành viên: 1 Tổng giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc. Dưới đây là sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty: BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH HẢI PHÒNG CHI NHÁNH TP HCM CHI NHÁNH ĐÀ NĂNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN CHI NHÁNH HÀ TÂY CHI NHÁNH HUẾ CHI NHÁNH BÁC NINH CHI NHÁNH NGHỆ AN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH CHI NHÁNH THANH HOÁ CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN ………. PHÒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI PHÒNG PHI HÀNG HẢI PHÒNG XE CƠ GIỚI PHÒNG TÀI SẢN HỎA HOẠN PHÒNG THỊ TRƯỜNG & QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ PHÒNG TÁI BẢO HIỂM PHÒNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ PHÒNG QUẢN LÝ ĐẠI LÝ PHÒNG NGHIỆP VỤ, QUẢN LÝ & KIỂM SOÁT PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 2 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 3 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 4 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 5 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 6 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 7 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 8 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 9 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 10 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 11 CÁC PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 - 11 PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC 1.4. Tình hình kinh doanh của Công ty PJICO trong năm 2007 Tình hình kinh doanh của công ty được tóm tắt trong bảng sau: Chỉ tiêu TH 2006 Kế hoạch 2007(tỷ đ) TH 2007 (tỷ đ) TLTH 2007/TH 2006 (%) TLTH 2007/ KH2007 (%) 1.Tổng thu kinh doanh 831,37 950 1,040 125% 110% Trong đó phí bảo hiểm gốc 670 800 880 131% 110% 2.Tổng chi kinh doanh 800,47 910 113% Trong đó bồi thường gốc 323,6 352 109% 3.Lợi nhuận trước thuế 30,9 45 50.000 162% 111% 4.Thu nhập bình quân người lao động(triệu đ/tháng) 3,6 5,0 5.Tổng dự phòng nghiệp vụ 353 450 Dựa theo bảng trên công ty PJICO đứng thứ 3 trên thị trường các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, chiếm thị phần 10,4%. Mục đích đặt ra trong 2008 của công ty là: ─ Tăng vốn điều lệ từ 336 tỷ lên 500 tỷ, chuẩn bị các bước cần thiết để chuyển đổi lên mô hình Tổng công ty. ─ Tổng doanh thu phần đầu tăng trưởng 20%. ─ Lợi nhuận đầu tư tăng trưởng 100% ( ứng với mức vốn 500 tỷ đồng). ─ Có chương trình đầu tư lớn phát triển thương hiệu. ─ Tổng doanh thu của công ty đạt 1.250 tỷ đồng, trong đó doanh thu bảo hiểm gốc là 1020 tỷ đồng. ─ Lợi nhuận trước thuế là 100 tỷ đồng. 2. Giới thiệu chung về Văn Phòng 7 tại Hà Nội Phòng được thành lập vào năm 2003 trực thuộc sự quản lý của Công ty. Hiện tại, phòng chịu sự quản lý của Hội Sở Hà Nội. Hiện tại phòng bao gồm 8 nhân viên và có 14 đại lý khai thác viên. Kết quả doanh thu của phòng qua các năm đạt mức khá trong các chi nhánh Hà Nội và trong cả nước của công ty. Năm 2005, doanh thu của phòng đạt 7.1 tỷ đồng, năm 2006 là 4.5 tỷ đồng và năm 2007 là 6.6 tỷ đồng. II. Thực trạng khai thác bảo hiểm ô tô qua ngân hàng tại VP 7 Bắt nhịp với xu thế phát triển chung của ngành, lãnh đạo phòng đã nhất chí tích cực hơn nữa tiến hành khai thác bảo hiểm ô tô qua ngân hàng. Sử dụng các mối quan hệ hiện có với các ngân hàng chủ đạo, ngoài ra tích cực tìm kiếm mở rộng hơn mối quan hệ với nhiều ngân hàng khác. Theo kết quả kinh doanh và thống kê của phòng thì năm 2007 doanh thu của phòng đạt 7.1 tỷ trong đó doanh thu khai thác bảo hiểm ô tô qua ngân hàng đạt doanh thu 2.5 tỷ. Trong năm 2006 doanh thu của phòng đạt 4.5 tỷ doanh thu thì trong đó có 2.8 tỷ là khai thác bảo hiểm ô tô qua ngân hàng. Trong năm 2007 doanh thu đạt 6.6 tỷ và con số này là 3.8 tỷ. Trong 3 tháng đầu năm doanh thu khai thác bảo hiểm ô tô qua ngân hàng là 1.8 tỷ đồng. Đặc biệt là trong tháng 1 đầu năm, do nhu cầu mua sắm xe để sử dụng trong dịp tết nên doanh thu đột biến đạt 900 triệu đồng. Trong thời gian tới doanh thu nghiệp vụ này sẽ còn tăng thêm. Lý do là trong thời gian tới lượng khách hàng mua xe ô tô có khả năng sẽ tăng vọt. Lo sợ trước khả năng thuế nhập khẩu xe sẽ tăng nên người dân đổ xô đi mua xe để tránh việc giá xe tăng lên. Doanh thu của phòng thông qua việc bán ô tô qua ngân hàng ngày càng tăng. Lý do là mối quan hệ giữa ngân hàng và các nhân viên của phòng ngày càng mở rộng. Từ các ngân hàng truyền thống, các nhân viên đã tiếp cận thêm các ngân hàng mới để mở rộng thị trường. Cộng thêm vào nhu cầu mua xe của người dân Hà Nội ngày càng tăng, nên đã tạo điều kiện để phát triển loại hình Bancassurance này. Thêm vào đó, khâu giám định bồi thường xe ô tô của văn phòng được đánh giá là khá nhanh chóng và gây được hài lòng cho khách hàng và chính các ngân hàng. Qua đó làm tăng uy tín của phòng, tạo điều kiện tiếp cận và làm việc tốt hơn với các ngân hàng. Do thuận lợi là khi khách hàng đến vay tiền mua ô tô, ngân hàng có quyền chỉ định nhà bảo hiểm cho chiếc ô tô đó. Khi có khách hàng đến vay tiền để mua, ngân hàng sẽ thông báo cho nhà bảo hiểm. Nhà bảo hiểm sẽ đến cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm như với khách hàng bình thường, ngoài ra khách hàng còn phải ký vào giấy chuyển quyền thụ hưởng cho ngân hàng. Nhà bảo hiểm sẽ gửi lại hoa hồng và giấy chứng nhận trên. Sau đây là mẫu giấy chứng nhận quyền thụ hưởng của ngân hàng. III. Những khó khăn và thuận lợi trong công tác khai thác 1. Những thuận lợi 1.1. Nguồn nhân lực Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, vững chuyên môn nghiệp vụ sẽ là nguồn lực chính để công ty phát triển. Với lịch sử phát triển hơn 13 năm của công ty, đội ngũ nhân viên của công ty được đánh giá là đông đảo và có bề dày kinh nghiệm. Tại văn phòng có 1 nhân viên có 7 năm kinh nghiêm, có 4 nhân viên đã có 4 năm trong nghề và 3 nhân viên có 3 năm kinh nghiệm. Với tính cách năng động và nhiệt huyết đối với công việc, họ đã tạo ra một mối quan hệ vững chắc với khách hàng nói chung và các ngân hàng nói riêng. Văn phòng luôn tìm kiếm và tuyển thêm những người đã có kinh nghiệm trong nghề để đội ngũ nhân viên thêm vững mạnh. Với số năm kinh nghiệm và luôn được đào tạo để hoàn thiện thêm về kiến thức cộng thêm những kiến thức về tài chính ngân hàng luôn được cập nhất, nên khi triển khai sản phẩm Bancassurance có nhiều thuận lợi. Hiện nay sản phẩm Bancassurance tại Việt Nam là còn khá mới mẻ nên một đội ngũ dày dặn kinh nghiêmj và nắm vững nghiệp vụ là rất cần thiết. 1.2. Khách hàng Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chính Minh. Mức sống tăng cao đi cùng với nó là nhận thức về bảo hiểm và việc tham gia bảo hiểm ngày càng được nâng cao. Trong khi đó nhu cầu về đi lại của người dân cũng ngày càng phát triển. Nhiều gia đình đã có thể sắm ô tô riêng để phục vụ nhu cầu đi lại của chính mình. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của nhiều công ty, và thêm vào đó những nhu cầu về ô tô là rất lớn. 1.3. Những thuận lợi khác Đầu tiên phải kể đến sự cộng tác nhiệt tình của hệ thống đại lý và cộng tác viên. Họ cũng là một kênh phân phối hiệu quả mà phòng luôn chú ý. Ngoài ra, uy tín của công ty cũng là một thuận lợi cho phòng trong việc triển khai hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng. Với vị thế là một trong những công ty bảo hiểm đầu tiên thành lập trên thị trường Việt Nam và hoạt động hợp tác trước đây với các ngân hàng, cũng là một thuận lợi để phát triển. Hơn nữa tại thị trường Việt Nam, khai thác bảo hiểm ô tô qua ngân hàng vẫn còn là một hoạt động mới mẻ. Do đó việc triển khai sẽ gặp ít sự cạnh tranh hơn 2. Những khó khăn 2.1. Nguồn nhân lực Đội ngũ nhân viên của phòng hầu hết được đào tạo ở ngành nghề khác chứ không liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do đó nắm không thật sự sâu sắc về các nghiệp vụ của ngân hàng và đặc biệt là các nghiệp vụ về tín dụng. Chưa tiến hành đào tạo nhân viên ngân hàng làm đại lý bảo hiểm. Chỉ dừng ở việc, nhân viên đến cấp bảo hiểm ô tô khi có sự thông báo của nhân viên tín dụng của ngân hàng. 2.2. Khách hàng Tình trạng chung là đối với các sản phẩm Bancassurance, khách hàng chưa thực sự hiểu nhiều về sản phẩm cũng như các hình thức phân phối sản phẩm. Phần đông khách hàng chưa quen hoặc không biết. 2.3. Năng lực bảo hiểm Tuy đã thành lập được hơn 13 năm nhưng PJICO vẫn là công ty có số vốn được xếp vào hàng trung bình trong các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Với số vốn là 360 tỷ trong năm 2007, thực sự đã gây nhiều khó khăn hạn chế cho công tác kinh doanh cũng như bồi thường của các Văn phòng, trong đó có Văn phòng 7. Những chiếc xe với giá trị lớn khi xảy ra tổn thất sẽ là những khó khăn với công ty và sau đó là đến Văn phòng. Chính việc này sẽ gây nên mất niềm tin ở khách hàng cũng như các ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng. 2.4. Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường bảo hiểm Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát xuất hiện thêm nhiều công ty bảo hiểm. Đặc biệt là các công ty với sự hậu thuẫn lớn của một tập đoàn hay một ngân hàng lớn. Các công ty mới này bất chấp thua lỗ để dành dật thị trường. Những công ty mới thành lập như Bảo Nông, Bảo Quân MIC,... với sự hậu thuẫn là các ngân hàng lớn như Agribank, ngân hàng Quân đội,... Những công ty này dựa vào số vốn lớn của các ngân hàng họ có thể chấp nhận thua lỗ một thời gian để dành được khách hàng. Thông qua kênh ngân hàng truyền thống họ sẽ là liên kết chính của các ngân hàng thế chỗ vào vị trí trước đây của các công ty bảo hiểm nói chung và của Văn phòng 7 nói riêng. Họ có thể cạnh tranh về giá cả phí bảo hiểm, có thể cạnh tranh về dịch vụ đi kèm. Với kênh khai thác bảo hiểm ô tô qua ngân hàng, các công ty mới thành lập hay các công ty với số vốn lớn có thể chi hoa hồng lại cho ngân hàng với tỷ lệ % lớn hơn. Ví dụ như các công ty như Bảo Việt , AIA, AAA, ... có thể chấp nhận giả hoa hồng cho ngân hàng là 13%, trong khi đó PJICO nói chung và Văn Phòng 7 nói riêng bị hạn chế về việc chi trả hoa hồng. Các nhân viên chỉ có thể trả hoa hồng cho khách hàng ở mức 11% hoặc 12%. Đây là chính sách chi hoa hồng của công ty. Nếu muốn dành giật lại khách hàng thì các nhân viên trong phòng phải bù thêm lương vào khoản hoa hồng trả cho ngân hàng. Cộng thêm vào đó là trong hoạt động giám định và chi bồi thường tổn thất. Với các công ty mới thành lập họ xác định rõ là có thể lỗ trong 1 năm đầu thành lập. Nên cách giám định và chi bồi thường của họ thường khá dễ dãi. Để lấy lòng khách hàng và lôi quấn họ tái tụng vào năm sau. Trong khi đó tại PJICO, việc giám định và bồi thường rất đúng và chính xác. Do đã hoạt động lâu năm và số doanh thu có hạn nên việc giám định và chi bồi thường phải thật cặn kẽ và chính xác. Điều này đôi khi gây cho khách hàng tâm lý không thoải mái. Đây cũng là điểm yếu của PJICO cũng là hạn chế của Văn phòng. Một ví dụ rất đơn giản như sau: tại Công ty bảo hiểm AAA xảy ra một trường hợp khách tham gia bảo hiểm ô tô, đang lưu hành xe bị nổ lốp. Theo quy định chung thì lốp nổ sẽ được bồi thường khi trong cùng một tai nạn với cấu thành khác của xe. Trong khi đó công ty chi tiền mặt cho khách 1.8 triệu đồng để sửa chữa tại chỗ. Đây chỉ là 1 trường hợp hãn hữu nhưng nó tạo nên một niềm tin vào nhà bảo hiểm. Đây là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh nhưng vì để chiếm lấy thị trường các công ty bảo hiểm này có thể chấp nhận. 2.5. Cơ chế hoạt động Cơ chế hoạt động của công ty của công ty vẫn mang hơi hướng của cơ chế quản lý cũ. Việc hạn chế mức bồi thường của Văn phòng là 10triệu cũng gây không ít khó khăn cho khách hàng. Việc thụ lý hồ sơ trên phân cấp, tức là thiệt hại trên 10 triệu đồng, thủ tục khá rườm ra. Chính điều này cũng gây tâm lý không tốt cho khách hàng. IV. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác sản phẩm Qua những tiện ích mà sản phẩm Bancassurance mang lại, em thấy rằng cần có những biện pháp để hạn chế và sửa đổi những điểm yếu, phát huy những mặt mạnh để công tác khai thác sản phẩm này thêm hiệu quả hơn. Sau đây là một số ý kiến của bản thân em sau khi thực tập tại văn phòng. ─ Cần phải đào tạo và đào tạo lại các nhân viên chuyên trách về sản phẩm Bancassurance này. Các nhân viên của phòng cần hiểu thật sâu sắc hình thức khai thác này để có thể giải thích một cách thuyết phục cho nhân viên ngân hàng cũng như chính các khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Một nhân viên thực hiện khai thác bảo hiểm ô tô qua ngân hàng cần là một người nhanh nhẹn và chịu khó. Do hệ thống các chi nhánh ngân hàng tại Hà Nội là rộng khắp các quận, trong khi nhu cầu mua xe của người dân đền vay vốn của ngân hàng cũng trong địa bàn rộng. Do đó yêu cầu nhân viên phải nhanh nhẹn, biết sắp xếp công việc. Sai hẹn với ngân hàng là có thể mất luôn mối quan hệ làm ăn với ngân hàng đó. ─ Phải liên tục tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với các ngân hàng mới. Các ngân hàng luôn tiến hành thành lập thêm các chi nhánh của mình ở các quận, các phường, để mở rộng mạng lưới bao phủ cũng như tạo thêm tiện ích cho khách hàng. Đây cũng là một cơ hội cho các nhân viên trong phòng. Họ cần phải biết đầy đủ các thông tin về địa chỉ, ngày thành lập các chi nhánh này. Họ cần đến sớm đặt vấn đề hợp tác giữa hai bên để tranh thủ lợi thế là người đầu tiên. Bên cạnh những chi nhánh ngân hàng truyền thống, cần phải từ mối quan hệ đó để mở ra những mối quan hệ với các chi nhánh khác, ngân hàng khác. Thắt chặt mối quan hệ với các ngân hàng đã và đang liên kết. ─ Cần phải có một quy trình khai thác và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm nói chung là chu trình đảo ngược. Do dó cần niềm tin của khách hàng và chính các ngân hàng. Các thủ tục phải nhanh chóng tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng tham gia. Công tác giám định và chi bồi thường cần nhanh chóng và hợp lý. ─ Cán bộ của phòng cần nghiển cứu chi thù lao hoa hồng cho ngân hàng một cách hợp lý. Không để cho chi phí này thấp hơn các công ty bảo hiểm khác. Cũng không thể nâng hoa hồng nên quá cao để tạo cạnh tranh chạy đua về hoa hồng trên thị trường. Cần hiểu được đây là điểm mấu chốt trong cạnh tranh của việc khai thác bảo hiểm ô tô qua ngân hàng. Các ngân hàng sẽ lựa chọn liên kết với công ty bảo hiểm nào nếu chi phí hoa hồng cho họ là cao nhất Kết luận Bancassurance là một đề tài mà các công ty bảo hiểm cũng như hiệp hội bảo hiểm đang rất quan tâm và tìm ra phương hướng phát triển một cách lành mạnh và đúng hướng. Trong thời gian thực tập tại Văn phòng 7 – Công ty PJICO Hà Nội, em đã có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về hoạt động này. Qua đó em xin đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn công tác khai thác bảo hiểm ô tô qua liên kết ngân hàng và bảo hiểm. Tuy nhiên, thời gian thực tấp có hạn và thực tế nghiệp vụ chưa được trải qua thực tế, do đó còn một số thiếu sót hạn chế. Rất mong những đóng góp này có thể làm hoàn thiện hơn cho công tác khai thác. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Lệ Huyền và các anh chị cán bộ nhân viên Văn phòng 7 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên để này. Em xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12777.doc
Tài liệu liên quan