Chuyên đề Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở Việt Nam hiện nay

BHXH của một nước gắn bó chặt chẽ với trạng thái kinh tế, điều kiện kinh tế - xã hội, và trình độ quản lý, đặc biệt là sự đồng bộ, sự hoàn chỉnh của nền pháp chế. Trong tình hình nước ta hiện nay, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang hình thành, kinh tế - xã hội luôn vận động không ngừng. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển BHXH phải bảo đảm chắc chắn, tính toán thận trọng và phải có bước đi phù hợp. Chế độ thai sản thuộc hệ thống các chế độ BHXH và là một trong những chế độ được hình thành và phát triển sớm nhất ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Ngoài ý nghĩa đảm bảo thu nhập cho người lao động khi sinh đẻ, chế độ này còn có ý nghĩa xã hội và nhân văn rất lớn, góp phần để tái sản xuất dân số. Từ khi được triển khai thực hiện chế độ trợ cấp thai sản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần hỗ trợ cho rất nhiều phụ nữ tham gia lao động, nhiều người trong số họ đã được hưởng trợ cấp thai sản. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn đặt ra đối với chế độ thai sản. Làm thế nào để tăng nhanh số lao động nữ tham gia và được hưởng trợ cấp thai sản, tăng mức hưởng trợ cấp thai sản mà không làm mất cân đối quỹ BHXH là một vấn đề vô cùng nan giải. Với những đổi mới trong chính sách BHXH ở Việt Nam chúng ta hy vọng rằng trong tương lai BHXH Việt Nam nói chung và chế độ thai sản nói riêng sẽ có những bước phát triển mới giúp cho hệ thống BHXH nước ta ngày càng vững mạnh và xứng đáng với vai trò mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Sau một thời gian thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu – Khoa học BHXH Việt Nam, được sự giúp đỡ của các cô chú, các anh chị làm việc tại Trung tâm, nhất là của cán bộ hướng dẫn TS. Trịnh Thị Hoa. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm, đặc biệt là Giáo viên hướng dẫn – Th.S Nguyễn Hải Đường, em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Em hy vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện của chế độ trợ cấp thai sản

doc85 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.962.893 109,69 2003 5.387.273 111,20 41.631.053 142,55 643.972,27 10.840.810 155,69 2004 5.406.740 100,36 46.125.982 110,80 710.933,36 12.307.333 113,53 2005 5.766.081 106,65 57.334.747 124,30 828.620,96 14.315.471 116,31 TB 4.758.135 106,20 120,01 511.353,35 7.508.288 119,50 Nguồn: Ban thu bảo hiểm xã hội Việt Nam Qua bảng 4 thấy rằng: Số lượng người lao động tham gia BHXH gia tăng hàng năm, trung bình hàng năm có khoảng 4.758.135 người lao động tham gia BHXH, tốc độ tăng trung bình năm sau cao hơn năm trước là 6,20%. Năm 1997 số lao động tham gia BHXH mới chỉ có 3.562.550 người nhưng đến năm 2005 đã lên tới 5.766.081 người. Đây là một dấu hiệu tốt chứng minh cho sự nỗ lực của cán bộ BHXH trong việc tăng số lượng người tham gia. Đồng thời, tổng quỹ lương của người lao động cũng ngày càng tăng với tốc độ 120,01% làm cho tổng quỹ lương tính đến cuối năm 2005 là 276.590.523 triệu đồng. Quỹ lương chính là căn cứ để tính số tiền phải thu của BHXH, khi quỹ tăng sẽ kéo theo số thu BHXH tăng. Thực tế qua bảng 4 ta thấy: nếu năm 1997 số thu BHXH là 3.440.575 triệu đồng thì đến cuối năm 2005 thì con số đó lên tới 14.315.471 triệu đồng (tức là gấp 4,16 lần). Đặc biệt ta thấy năm 2003 so với năm 2002 có sự gia tăng đột biến của số người lao động tham gia BHXH và số thu BHXH đó là vì: thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, ngày 24/1/2002, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam do đó đối tượng tham gia BHXH cũng tăng làm cho số thu BHXH tăng một cách nhanh chóng. Tốc độ thu BHXH trung bình trong giai đoạn này năm sau cao hơn năm trước là 19,50%. Trung bình hàng năm số thu của BHXH là 7.580.288 triệu đồng, tổng số tiền thu BHXH mười năm (1995-2004) đạt 58.671 tỷ đồng. Có được kết quả như vậy là do trong những năm qua các cán bộ ngành và các cấp các ngành có liên quan đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền đến người lao động nội dung các chính sách của BHXH và nghiên cứu mở rộng đối tuợng tham gia BHXH. Đồng thời Nhà nước ta đã điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu (và cho tời nay dừng ở mức 420.000 đồng/người/ tháng). Mức lương tối thiểu tăng sẽ kéo theo sự tăng lên trong mức lương bình quân tháng đóng BHXH, nếu như mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH năm 1997 là 311.505 đồng/người/tháng thì đến năm 2005 mức lương này đã là 828.620 đồng/người/tháng tức là gấp khoảng 2,66 lần. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác thu còn có nhiều khó khăn cần được khắc phục đó là: - Tình hình nợ BHXH: Nợ cuối quý III/2005 bình quân 1,5 tháng, cao hơn cùng kỳ năm 2004: 0,1 tháng; các khối có số nợ bình quân cao: Xã phường nợ 3,27 tháng, Lao động hợp tác nước ngoài nợ 3,15 tháng, ngoài quốc doanh nợ 2,36 tháng, Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nợ 2,34 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới ở một số tỉnh, thành phố còn chậm, nhất là ở ngành giáo dục và khối xã phường, các DNNN do chưa sắp xếp chuyển đổi xong hoặc một số công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng chưa quyết toán xong với Nhà nước; lao động hợp tác nước ngoài tiến độ thu BHXH phụ thuộc vào tiền lương của người lao động ở nước ngoài chuyển về, thời điểm chuyển tiền không thống nhất nên số tiền nợ BHXH còn cao. Theo số báo nhanh của BHXH các tỉnh, thành phố đến 31/12/2005 số tiền nợ BHXH là 659,6 tỷ đồng; bình quân bằng 0,52 tháng so với tổng số phải thu BHXH trong năm. So với cùng kỳ năm trước giảm 0,08%, trong số đó số nợ xấu và nợ trước năm 1995 là 144 tỷ đồng, chiếm 21,8% tổng số nợ BHXH. Trong đó các tỉnh có số tiền nợ BHXH bình quân thấp so với tổng số phải thu: Bắc Cạn, Cao Bằng, An Giang, Bình Phước, Hà Nam, Hưng Yên; đặc biệt Yên Bái, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế có số nợ bằng 0. Các tỉnh có số nợ bình quân cao so với tổng số phải thu: Nam Định 1,33 tháng; Hoà Bình 1,07 tháng; Đắc Lắc 0,95 tháng; Bình Định 0,97 tháng; TP HCM 0,9 tháng; Bình Dương 0,88 tháng; Phú Yên 0,8 tháng; Tuyên Quang 0,88 tháng; Đắc Nông 0,85 tháng … Bên cạnh đó, công tác quản lý thu còn nhiều hạn chế: Một số BHXH tỉnh còn thiếu chủ động, thiếu kiên quyết trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu - nộp BHXH, đôi khi còn nể nang dẫn đến việc không tuân thủ những quy đinh về thu nộp BHXH. Vẫn còn tình trạng đơn vị bỏ sót lao động, trốn đóng BHXH trong thời gian dài hoặc chưa thực hiện tốt việc thu theo tháng trong đó có cả những đơn vị thuộc khối hành chính sự nghiệp (HCSN) vẫn nộp BHXH theo quý, thậm chí có đơn vị HCSN nộp 6 tháng 1 lần (Cao Bằng, Bà Rịa, Vũng Tàu). Sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ còn yếu từ khâu đối chiếu để giải quyết chế độ chính sách, thu - nộp chưa đồng bộ, chậm và không tránh khỏi sự không thông cảm của đơn vị và người lao động cho rằng cơ quan BHXH còn phiền hà. Công tác đối chiếu thu BHXH tại một số địa phương còn nặng về hình thức, thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc do đó vẫn còn có sai sót trong công tác quản lý nên người sử dụng lao động còn tìm cách né tránh, gian lận trong việc tham gia BHXH cho người lao động. - Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP trong quá trình thực hiện còn gặp phải khó khăn do các cơ quan chức năng địa phương chưa có giải pháp tích cực trong quản lý hoạt động kinh doanh, chưa nắm được số lao động hiện có trên địa bàn, chủ sử dụng lao động không tuân thủ các quy định về ký kết hợp đồng lao động cho người lao động hoặc một số doanh nghiệp nhỏ làm ăn kém hiệu quả chỉ đăng ký tham gia được một thời gian ngắn sau đó không tiếp tục hoạt động nên tỷ lệ lao động tham gia BHXH tăng chưa cao: Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Bình, Nghệ An, Tuyên Quang … Công tác thu nếu hoạt động có hiệu quả cao sẽ đảm bảo cho việc thực hiện mục đích: đảm bảo chi kịp thời, đủ, thuận tiện trợ cấp cho đối tượng tham gia BHXH, BHYT. 2. Tình hình chi trả chế độ trợ cấp thai sản Chế độ thai sản là một trong những chế độ ngắn hạn của BHXH Việt Nam bên cạnh chế độ TNLĐ&BNN, chế độ ốm đau, dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ. Công tác thu BHXH của chúng ta chưa hạch toán rõ ràng cho từng chế độ, nhưng công tác chi việc chi cho từng chế độ được hạch toán rõ ràng: tổng chi cho các chế độ ngắn hạn và chi của từng chế độ ngắn hạn trong quỹ BHXH. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, ngành BHXH Việt Nam đã chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn đúng đối tượng, đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng tham gia. Đến nay, BHXH Việt Nam đã chi trả cho hơn 11 triệu người hưởng các chế độ ngắn hạn với số tiền hơn 3000 tỷ đồng. Số tiền chi trả hàng năm đều tăng nhanh. Nếu như trước năm 2001 tỷ lệ tăng bình quân là 25% thì đến năm 2002 số tiền chi trả tăng lên 39% so với năm 2001, con số này của năm 2003 so với năm 2002 là 40%. Bình quân hàng năm chi trả các chế độ ngắn hạn tăng 29%. Cụ thể đối với chế độ trợ cấp thai sản qua mười năm (từ 1995 – 2004) BHXH đã thực hiện chi trả 1,3 triệu lượt người. Tình hình chi trả trợ cấp thai sản được thể hiện qua bảng 5. Bảng 5: Tỷ lệ lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản Năm Tổng số lao động nữ sinh con (nghìn người) Tổng số lao động nữ được hưởng chế độ trợ cấp thai sản (nghìn người) Tỷ lệ % 1997 1.150,231 95,202 8,276 1998 1.149,405 101,250 8,808 1999 1.140,420 114,578 10,047 2000 1.038,797 159,767 15,380 2001 1.050,432 160,664 15,295 2002 1.041,624 173,920 16,697 2003 1.052,301 229,492 21,808 2004 1.080,689 267,757 24,776 2005 1.097,319 289,383 26,371 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Bảng 5 cho thấy: Tỷ lệ số lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản có xu hướng gia tăng từ năm 1997 đến năm 2005. Năm 1997 số lao động nữ sinh con là 1.150,231 nghìn người nhưng số lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản chỉ có 95,202 nghìn người (chiếm 8,808%); đến năm 2005 số lao động nữ sinh đẻ tăng lên 1.097,319 nghìn người nhưng số lao động nữ được hưởng trợ cấp là 289,383 nghìn người (chiếm 26,371%). Nhận thấy tỷ lệ lao động nữ được hưởng chế độ trợ cấp thai sản trên tổng số lao động nữ sinh con có tăng nhưng vẫn còn rất thấp, như vậy còn rất nhiều lao động nữ chưa được hưởng chế độ thai sản. Đây là vấn đề rất quan trọng mà BHXH Việt Nam cần phải đặc biệt quan tâm, vì nó ảnh hưởng đến cả một thế hệ tương tai của đất nước, người mẹ có khoẻ mạnh, có được chăm sóc một cách đầy đủ thì đứa con ra đời mới khoẻ mạnh, thông minh. Nó chính là người xây dựng đất nước sau này. Nguyên nhân của vấn đề trên là do: người lao động còn chưa hiểu biết nhiều về BHXH đặc biệt là chế độ trợ cấp thai sản. Trong khi đó, công tác tuyên truyền của ngành BHXH Việt Nam đạt được kết quả chưa cao, năng lực chuyên môn, phương pháp làm việc của một số cán bộ công chức còn hạn chế chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của công tác. Ngoài ra, ở một số doanh nghiệp tổ chức Công đoàn cũng chưa làm đúng, làm đủ trách nhiệm của mình đối với người lao động, họ ít khi gặp mặt và tuyên truyền cho người lao động hiểu biết về quyền lợi mà người lao động đáng lý ra được hưởng. Một lý do nữa đó là: lương của nhiều người lao động ở Việt Nam còn thấp (nhất là lao động tự do), với mức lương đó người lao động chỉ đủ ăn, nếu đóng BHXH thì số tiền còn lại sẽ không đủ để cho họ trang trải nhu cầu thiết yếu, chính vì vậy tuy biết về BHXH nhưng họ không đủ khả năng để tham gia BHXH. Số lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản là chưa nhiều nhưng trên thực tế BHXH Việt Nam cũng đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc triển khai chế độ trợ cấp thai sản. Điều này được thể hiện qua bảng số 6 dưới đây: Bảng 6: Tình hình chi trả chế độ trợ cấp thai sản giai đoạn 1997 - 2005 Năm Số người nghỉ (người) Số ngày nghỉ (ngày) Số ngày nghỉ bình quân/người (ngày) Số tiền chi (Triệu đồng) Số tiền chi trả bình quân/người lao động (nghìn đồng) Số tiền chi trả bình quân/ngày (nghìn đồng) 1997 95.202 10.032.672 105,383 129.339 1.358,574 13,670 1998 101.250 11.161.800 110,240 152.072 1.501,945 14,835 1999 114.578 13.862.219 120,985 181.290 1.582,240 17,406 2000 159.767 19.691.762 123,253 228.607 1.430,877 18,912 2001 160.664 20.566.920 128,012 289.844 1.804,038 22,550 2002 173.920 22.696.560 130,500 316.170 1.817,904 21,387 2003 229.492 30.899.032 134,641 498.440 2.171,927 28,090 2004 267.757 37.681.710 140,731 629.797 2.352,183 28.536 2005 289.383 42.496.472 146,852 768.047 2.654,084 31,530 Chung 1.592.013 209.089.147 3.193.606 TB 126,810 1.833,430 21,789 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nhìn vào bảng 6 thấy rằng: - Nhìn chung số lao động hưởng chế độ trợ cấp thai sản là gia tăng từ năm 1997 đến năm 2005. Năm 1997 số người hưởng trợ cấp thai sản là 95.202 người, năm 1998 con số này là 101.250 người, năm 1999 là 114.578 người, đặc biệt năm 2000 tăng lên 159.767 người (một trong số nguyên nhân gây lên sự tăng mạnh số lao động sinh con là do năm 2000 là năm con Rồng – đây được coi là năm tốt nhất để sinh con), năm 2003 cũng có sự tăng mạnh 229.492 người so với năm 2002 là 173.920 người (nguyên nhân là do là ngày 14/2/2003 Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước ban hành pháp lệnh dân số - được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9/1 – pháp lệnh này Nhà nước đã cho phép gia đình nào còn khả năng nuôi con thì có thể sinh thêm, do đó những gia đình chưa có con trai nối dõi sẽ sinh thêm con thứ 3, gây lên sự tăng mạnh về dân số), cứ tăng như thế đến năm 2005 đã lên tới 289.383 người. Đồng thời số ngày nghỉ hưởng trợ cấp cũng có xu hướng gia tăng (năm 1997 số ngày nghỉ hưởng trợ cấp là 10.032.672 ngày, nhưng năm 2005 tăng lên tới 42.496.472 ngày), cùng với xu hướng này số ngày nghỉ bình quân/người cũng gia tăng theo các năm, cụ thể: năm 1997 số ngày nghỉ bình quân/người là 105,383 ngày, năm 1998 con số này là 110,240 ngày, năm 2000 là 123,253 ngày, tiếp tục tăng như vậy đến năm 2004 con số này lên tới 140,731 ngày, và năm 2005 là 146,852 ngày. Đây là con số đáng mừng, nó nói lên được sự ưu tiên của Nhà nước đối với lao động nữ, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện chế độ thai sản ngay từ khi thành lập và đã thu được kết quả khá tốt. Trung bình số ngày nghỉ bình quân/người giai đoạn trên là 126,810 ngày (tức trung bình 1 người lao động đã được nghỉ khoảng 4 tháng) đảm bảo đúng như quy định của Nhà nước. So với các nước khác trên thế giới thì số ngày nghỉ thai sản của nước ta được quy định là cao, điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đến thê hệ tương lai. Tuy nhiên, để bắt kịp với thế giới về tất cả các mặt kinh tế - xã hội thì chúng ta phải tận dụng mọi thời gian để trau dồi kiến thức. Đối với nền kinh tế thị trường thời gian là rất quan trọng, do đó người lao động hoà nhập với thị trường càng sớm càng tốt. Nhà nước ta nên sửa đổi bổ sung lại những quy định về chế độ thai sản một cách hợp lý để sử dụng được thời gian của người lao động một cách hợp lý, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu của người lao động muốn nhanh chóng quay lại thị trường lao động sau khi nghỉ thai sản. - Số tiền chi trả cho chế độ thai sản cũng có xu hướng tăng năm 1996 con số này là 98.623 triệu đồng nhưng đến năm 2005 con số này là 768.047 triệu đồng. Đồng thời số tiền chi trả bình quân/người lao động và số tiền chi trả bình quân/ngày nghỉ cũng gia tăng theo thời gian. Nguyên nhân là do số lượng người được nhận trợ cấp thai sản tăng, mức sống của người dân nước ta ngày càng được nâng cao, để phù hợp với điều kiện thực tế mức lương tối thiểu của nước ta được quy định tăng so với thời gian trước do đó mà mức lương của người lao động tăng dẫn đến số thu BHXH cũng tăng và khi trợ cấp mức trợ cấp cũng sẽ tăng theo, mặt khác dịch vụ y tế, thuốc men cũng tăng giá nhiều so với trước vì thế mà mức trợ cấp cũng phải tăng để hỗ trợ đủ cho người lao động nghỉ thai sản nhanh chóng phục hồi sức khỏe để tiếp tục làm việc. III/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRỢ CẤP THAI SẢN HIỆN HÀNH 1. Về chế độ thai sản 1.1 Những mặt đã đạt được Trong thời gian mười năm (từ 1995 – 2004) BHXH Việt Nam nói chung đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận: toàn ngành đã thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ chính sách cho 517.600 người hưởng chế độ hàng tháng (trong đó người hưởng chế độ hưu trí là 334.000 người, trợ cấp cán bộ xã, phường là 6.600 người, trợ cấp tử tuất là 161.000 người, chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp là 16.000 người). Giải quyết hưởng các chế độ trợ cấp một lần về hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho 1,1 triệu người; (trong đó, trợ cấp hưu trí một lần là 920.000 người; trợ cấp cán bộ xã, phường là 113.000 người và 16.000 người hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp). Ngoài ra, đã giải quyết cho trên 10 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, 1,3 triệu lượt người hưởng chế độ trợ cấp thai sản và 1,6 triệu lượt người hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức. Thực hiện giải quyết trên 53.000 trường hợp tồn đọng về chế độ BHXH trước năm 1995 theo đúng quy trình, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ quy định và thực hiện giải quyết hưởng tiếp trợ cấp mất sức lao động sau khi hết hạn hưởng cho trên 100.000 trường hợp đúng quy định. Với chế độ thai sản, BHXH Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào việc ổn định đời sống của lao động. Điều đó được thể hiện trong bảng kết quả dưới đây: Bảng 7: Đánh giá kết quả thực hiện chế độ trợ cấp thai sản tại BHXH Việt Nam giai đoạn 1997 - 2005 Năm Số thu BHXH (triệu đồng) Số tiền chi trả trợ cấp thai sản (triệu đồng) Số tiền chi trả trợ cấp thai sản/Số thu BHXH (%) Số lao động tham gia BHXH (người) Số đối tượng hưởng thai sản (người) Số đối tượng hưởng thai sản/Số lao động tham gia BHXH (%) 1997 3.440.575 129.339 3,76 3.562.550 95.202 2,67 1998 4.531.946 152.072 3,36 4.031.558 101.250 2,51 1999 5.000.765 181.290 3,63 4.414.775 114.578 2,60 2000 5.196.734 228.607 4,40 4.589.831 159.767 3,48 2001 6.347.775 289.844 4,57 4.725.924 160.664 3,40 2002 6.962.893 316.170 4,54 4.844.670 173.920 3,59 2003 10.840.810 498.440 4,60 5.387.273 229.492 4,26 2004 12.307.333 629.797 5,12 5.406.740 267.757 4,95 2005 14.315.471 768.047 5,37 5.766.081 289.383 5,02 Chung 68.944.302 3.193.606 1.592.013 TB 7.508.288 4,35 4.758.135 174.965 3,58 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Qua bảng số liệu 7 ta thấy: Số tiền chi trả trợ cấp thai sản/Số thu BHXH có xu hướng tăng qua các năm: năm 1997 tỷ lệ này là 3,76% nhưng đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ ở mức 5,37% (như vậy, trong 9 năm tỷ lệ này chỉ tăng thêm được 1,61%). Số tiền chi trả cho chế độ trợ cấp thai sản chiếm trung bình 4,35% số thu BHXH. Sở dĩ như vậy là vì: số tiền chi trả bình quân/người lao động tăng, số ngày nghỉ bình quân/người lao động tăng, số người được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản tăng, điều này chứng tỏ được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với người lao động. Ta thấy rằng, khi số lao động tham gia BHXH tăng thì số người hưởng trợ cấp thai sản cũng có xu hướng tăng theo. Số đối tượng hưởng thai sản/Số lao động tham gia BHXH trung bình là 3,58%, năm 1999 con số này là 2,60%, năm 2000 là 3,48% đến năm 2005 con số này tăng lên 5,02%. Có kết quả như vậy là do: số người tham gia BHXH tăng theo đó số người thuộc diện nhận trợ cấp thai sản cũng tăng, số người được hưởng trợ cấp thai sản tăng qua các năm. 1.2 Những điểm còn tồn tại Bên cạnh những điểm đã đạt được, chính sách thai sản ở nước ta vẫn còn một số điểm tồn tại cần phải sửa đổi: - Mặc dù đối tượng tham gia BHXH có mở rộng hơn nhiều so với trước đây, nhưng số lao động nữ thực tế được tham gia BHXH vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số lao động nữ trong độ tuổi lao động. Phần đông lao động nữ khi sinh đẻ không được hưởng quyền lợi về trợ cấp thai sản, đặc biệt là đối với lao động nữ làm nông nghiệp, họ không được hưởng bất kể một quyền lợi gì khi sinh con. Thực tế này là do đối tượng lao động nữ chưa thuộc phạm vi của BHXH bắt buộc còn chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy hệ thống BHXH của nước ta đã bắt đầu thực hiện BHXH tự nguyện nhưng mới chỉ có một số lượng lao động rất nhỏ biết và tham gia. Ngoài ra, Nghị đinh 01/CP của Chính phủ ra đời đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH ra tất cả các thành phần kinh tế, người lao động cứ có quan hệ lao động là thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nhưng trên thực tế việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Số lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia BHXH còn thấp (khoảng 16%), trong đó phần đông lại là lao động nữ. Do đó sẽ thiệt thòi về quyền lợi cho những lao động chưa tham gia BHXH và đặc biệt là những đứa trẻ sơ sinh. - Về điều kiện nhận trợ cấp thai sản: + Cũng như chế độ ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản cũng chưa quy định thời gian tham gia tối thiểu trước khi nghỉ hưởng trợ cấp thai sản, điều này đã dẫn đến tình trạng lạm dụng quỹ, gây ảnh hưởng đến sự cân bằng quỹ. Đa số các nước trên thế giới đều quy định thời gian tối thiểu bắt buộc phải có trước khi hưởng trợ cấp thai sản, thông thường thời gian này được quy định là 6 tháng đến 12 tháng cuối cùng trước khi con. Ở một số nước ASEAN, thời gian này được quy định như sau: Thái Lan quy định phải có 7 tháng đóng góp BHXH trong thời gian 15 tháng trước khi sinh, Singapore quy định phải có 6 tháng làm việc, Phillippin yêu cầu phải có 3 tháng đóng BHXH trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con. + Điều 13 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP có quy định: Người lao động (không phân biệt nam hay nữ) nếu nghỉ việc nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình thì được hưởng trợ cấp đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Theo đó, thì những người lao động có vợ mà vợ không tham gia BHXH nhận nuôi con nuôi sơ sinh theo luật định thì được nhận trợ cấp thai sản, nhưng nếu người vợ của người lao động này sinh con thì lại không được nhận trợ cấp thai sản. Như vậy, quy định trên đã dẫn đến một nghịch lý: sinh con ruột thì không được nhận trợ cấp mà nhận con nuôi lại được trợ cấp. + Đối với những trường hợp đã đóng BHXH nhiều năm nhưng sắp đến ngày sinh thì hết hạn hợp đồng lao động và không được ký tiếp nên không được nhận trợ cấp thai sản. Đây là một điều bất hợp lý của chế độ thai sản và gây thiệt thòi cho người lao động, vì xét về tổng thể thì trường hợp này xứng đáng được nhận trợ cấp so với những trường hợp vừa mới tham gia BHXH đã được nghỉ việc hưởng đủ trợ cấp thai sản. + Việc thực hiện các biện pháp tránh thai để thực hiện kế hoạch hoá gia đình, theo quy định hiện hành lại được đưa vào chế độ ốm đau, như vậy là không hợp lý. Nạo hút thai, triệt sản là vấn đề thuộc về quá trình sinh đẻ và nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của người phụ nữ. Đó không phải là hiện tượng ốm đau tự nhiên mà là suy giảm sức khoẻ có chủ định, có ảnh hưởng đến việc sinh đẻ của người phụ nữ. - Về thời gian nhận trợ cấp: + Đối với trường hợp làm các công việc nặng nhọc độc hại, thời gian nghỉ việc nhận trợ cấp thai sản là 5 tháng và 6 tháng. Trên thực tế, những người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại nhưng khi có thai thường được chuyển sang làm việc ở điều kiện bình thường cho đến trước khi sinh. Nhưng bất cập này vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể. - Về mức trợ cấp: + Trợ cấp một lần khi sinh con là một tháng lương của tháng trước khi nghỉ sinh con là bất hợp lý và không công bằng đối với người lao động vì khoản trợ cấp này thực chất là nhằm mục đích giúp người mẹ sắm sửa những vật dụng cần thiết khi sinh con và nuôi con nhỏ. Mức hỗ trợ này, ở nhiều nước trên thế giới được ấn định bằng một khoản tiền cụ thể đồng đều giữa tất cả những người lao động (ví dụ ở Thái Lan mức hỗ trợ này là 4.000 bạt/lần sinh, Nhật Bản là 300.000 yên …) - Vấn đề khác Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP có bổ sung: Thời gian lao động nữ nghỉ việc trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 và thời gian người lao động nghỉ việc để nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định được tính là thời gian để hưởng các chế độ BHXH. Trong thời gian nghỉ này, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH mà do quỹ BHXH đảm bảo. Quy định này là phù hợp và đảm bảo thời gian đóng góp BHXH không bị gián đoạn, nhưng nguồn trợ cấp thai sản lại lấy từ nguồn quỹ BHXH là không hoàn toàn hợp lý và làm ảnh hưởng đến sự cân đối của quỹ BHXH. 2. Về tổ chức quản lý thực hiện chế độ thai sản 2.1 Những mặt đã đạt được Quy định về thủ tục và quy trình giải quyết chế độ thai sản được thực hiện theo Quyết định số 1584/1999/QĐ-BHXH ngày 24 tháng 6 năm 1999 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Về cơ bản, những quy định này đã đảm bảo việc chi trả thuận lợi, chặt chẽ, phù hợp với thực tế tránh được những lạm dụng cũng như gây phiền hà cho đối tượng thụ hưởng chế độ. 2.2 Những điểm còn tồn tại - Tại Quyết định 1584 có quy định: Trong thời gian mang thai nếu nghỉ việc đi khám thai phải có phiếu khám thai của tổ chức y tế theo quy định của Bộ Y tế cấp, nhưng không có một văn bản nào quy định thẩm quyền cấp. Điều này đã dẫn đến người đi khám không được thanh toán chế độ vì thiếu hồ sơ. Hơn nữa, Quyết định 1584 cũng quy định phiếu khám thai, giấy xác nhận sảy thai, thai chết lưu, thai có bệnh lý … phải do tổ chức y tế theo quy định của Bộ Y tế cấp, nhưng không có một văn bản nào quy định thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận này. Điều này đã gây khó khăn cho người giải quyết chính sách, chế độ cũng như làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHXH. - Công tác tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách BHXH cho người lao động còn hạn chế. Bảng 8: Nguồn thông tin về BHXH Đơn vị: % Lao động làm thuê Lao động tự do Chủ doanh nghiệp Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Lao động hiểu biết về BHXH (chia theo nguồn cung cấp thông tin) 42,06 47,37 52,54 65,22 62,07 70,37 Sách báo 66,67 85,19 64,52 73,33 66,67 65,00 Ti vi – Đài 40,00 62,96 51,61 60,00 50,00 61,11 Tuyên truyền - quảng cáo 20,00 11,11 35,48 20,00 22,22 45,00 Doanh nghiệp cũ 13,33 14,81 35,48 33,33 16,67 15,00 Người thân 33,33 44,44 1935 33,33 27,78 35,00 Khác 6,45 13,00 5,56 10,00 Nguồn: Điều tra việc làm và BHXH của lao động nữ khu vực phi chính thức – Phan Thị Thanh, Giám đốc Trung tâm Lao động nữ, Viện NCKH CVĐXH, Bộ LĐ-TB&XH, năm 2002. Qua bảng điều tra về việc làm và BHXH của lao động nữ khu vực phi chính thức tại 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh năm 2002 cho thấy nhận thức vê BHXH của nữ và nam trong khu vực này chưa cao. Nhóm hiểu biết về BHXH cao nhất là chủ doanh nghiệp (nữ 62,07%; nam 70,37%), nhóm thấp nhất là người lao động làm thuê (nữ 52,54%; nam 51,72%). Điều này sẽ làm quyền lợi của người lao động về BHXH, chủ sử dụng lao động thường ít khi nói với người lao động về quyền lợi BHXH mà lẽ ra họ được hưởng. Điều này khẳng định vai trò của những cán bộ tuyên truyền là rất quan trọng trong quá trình nâng giúp người lao động nhanh chóng có được những quyền lợi mà Nhà nước đã quy định theo như luật định. Bảng 9: Hiểu biết về các chế độ BHXH Đơn vị: % Lao động làm thuê Lao động tự do Chủ doanh nghiệp Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Tỷ lệ hiểu biết về BHXH 42,06 47,37 52,54 65,22 62,07 70,37 Trong đó: Hưu trí 0 3,7 96,77 93,33 88,89 95,00 Tử tuất 91,11 85,19 41,90 60,00 44,44 60,00 Ốm đau 44,44 40,74 51,61 60,00 50,00 45,00 Thai sản 37,78 48,15 51,61 53,33 50,00 55,00 TNLĐ-BNN 42,22 44,44 38,31 46,67 33,33 55,00 Nguồn: Điều tra việc làm và BHXH của lao động nữ khu vực phi chính thức – Phan Thị Thanh, Giám đốc Trung tâm Lao động nữ, Viện NCKH CVĐXH, Bộ LĐ-TB&XH, năm 2002 Qua số liệu điều tra năm 2002 cho thấy tỷ lệ người lao động nhận biết về BHXH nói chung và chế độ thai sản nói riêng còn rất thấp. Đối với lao động làm thuê tỷ lệ những người hiểu biết về BHXH là thấp nhất (nữ chiếm 42,06%, nam chiếm 47,37%), đối với lao động tự do tỷ lệ này là 52,54% đối với nữ và 65,22% đối với nam, còn chủ các doanh nghiệp thì sự hiểu biết của họ tuy cao hơn người lao động (62,07% với nữ, 70,37% với nam) nhưng vẫn còn có những chủ sử dụng lao động không hiểu biết về BHXH. Đặc biệt đối với tất cả nam giới luôn có sự hiểu biết về BHXH nhiều hơn nữ giới, do đó ta cần phải tuyền truyền nhiều hơn nữa cho các lao động nữ. Sự ra đời Nghị định số 01/CP của Chính phủ đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH ra tất cả các thành phần kinh tế, kể cả các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, đòi hỏi công tác tuyên truyền BHXH phải được làm tốt hơn nữa, nhằm bảo vệ quyền lợi cho mọi người lao động, nhất là lao động nữ khi sinh con. Trong khi đó, năng lực chuyên môn, phương pháp làm việc của một số cán bộ công chức trong ngành còn hạn chế, hành chính, cứng nhắc, chưa đạt mục tiêu phục vụ người lao động, phục vụ đối tượng làm đích phấn đấu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính, thụ động sang tác phong phục vụ còn chậm, hiệu quả chưa cao và chưa đồng đều trong toàn ngành; có nơi, có lúc còn gây những khó khăn, phiền hà cho đối tượng tham gia và hưởng chế độ. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN Ở VIỆT NAM I/ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ THAI SẢN 1. Việc xây dựng chế độ thai sản phải đảm bảo nguyên tắc chung của hệ thống chính sách BHXH và nguyên tắc riêng đối với chế độ thai sản. Cụ thể: Nguyên tắc chung của BHXH: + Mọi người đều có quyền tham gia BHXH và có quyền hưởng BHXH khi có các nhu cầu về bảo hiểm. Đây là nguyên tắc dựa trên cơ sở các quy định về quyền con người đã được toàn nhân loại thừa nhận. + Để được hưởng bảo hiểm, người lao động phải tham gia vào một hệ thống BHXH nào đó và phải đóng góp BHXH. Đây là nguyên tắc ràng buộc giữa nghĩa vụ và quyền lợi. + Việc hoạch định chính sách BHXH phải dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của toàn đất nước. + Mức trợ cấp BHXH phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. Nguyên tắc đối với chế độ trợ cấp thai sản: Chế độ trợ cấp thai sản cũng phải tuân theo các nguyên tắc chung của chính sách BHXH. Tuy nhiên, do đặc điểm của chế độ thai sản nên ngoài nguyên tắc chung này cần phải đảm bảo một số nguyên tắc riêng sau đây: - Các quy định về chế độ thai sản phải luôn luôn phù hợp và gắn liền với chính sách kế hoạch hoá dân số của đất nước. - Do đặc điểm của thai sản là một chu kỳ kéo dài và liên tục từ lúc mang thai, quá trình nghỉ sinh con, chăm sóc trẻ sơ dinh đến khi ổn định lại sức khoẻ trở lại lao động bình thường, nên việc khám thai đều đặn để phát hiện sớm các sự cố, quá trình nghỉ sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh … phải có chính sách cụ thể và nhất quán nhằm đảm bảo người phụ nữ phải được chăm sóc chu đáo, liên tục. - Quy định về thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con là giai đoạn quan trọng nhất đối với chế độ thai sản. Chính vì vậy mà nó phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Bảo đảm đủ thời gian để người mẹ ổn định và phục hồi sức khoẻ sau khi sinh con và chăm sóc con trong thời gian ban đầu. + Bảo đảm cho trẻ sơ sinh thích nghi và phát triển trong môi trường mới. + Trong trường hợp sản phụ sinh đôi, sinh ba trở lên phải tăng thời gian nghỉ tương ứng để ổn định sức khoẻ sản phụ và tạo điều kiện chăm sóc trẻ sơ sinh. + Thời gian nghỉ dài hay ngắn phụ thuộc vào chính sách kinh tế - xã hội của mỗi nước nhưng nó phải đảm bảo thời gian tối thiểu mà tổ chức ILO đã khuyến nghị. + Cần phải kéo dài thời gian nghỉ sinh con cho những người làm các nghề nặng nhọc, độc hại. + Có những quy định linh hoạt đối với một số trường hợp đặc biệt như: nghỉ thêm thời gian ngoài quy định hoặc đối với những sản phụ muốn đi làm sớm hơn thời gian quy định … + Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con ít nhất cũng phải bằng hoặc cao hơn mức tiền lương (tiền công) của sản phụ trước khi nghỉ sinh con. Mức trợ cấp cao hơn tiền lương thường được thể hiện bằng hiện vật hoặc trợ cấp thêm để bổ sung thêm vào để sắm sửa đường sữa, thuốc men, tã lót … khi đứa trẻ ra đời. Mức trợ cấp này tuỳ thuộc vào khả năng của quỹ BHXH mà không có sự hạn chế tối đa hoặc tối thiểu. 2. Chế độ thai sản phải bảo đảm thiết lập được sự bình đẳng, an toàn cuộc sống cho lao động nữ ở mọi thành phần kinh tế sinh con. Từ khi ra đời đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến người lao động thuộc các thành phần kinh tế, hoạch định những chính sách xã hội, trong đó có chính sách về BHXH cho mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển của đất nước. Chính sách BHXH mở rộng đối với người lao động làm việc trong các khu vực kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể … đã được chỉ rõ trong Nghị quyết IX của Đảng: “Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế …” Trong tất cả các kỳ đại hội của nước ta, Nhà nước luôn hoạch định chính sách mới phù hợp với điều kiện mới của đất nước, như Nghị quyết Trung ương V (khoá IX) đề ra chủ trương tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã thống nhất về các quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể; tạo môi trường thuận lợi về thể chất và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể; sửa đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các hiệp hội đối với phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dự báo cho 10 năm đầu của thế kỷ XXI, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta năm 2010 sẽ tăng lên ít nhất gấp đôi so với năm 2000. Thực tế, tổng GDP năm 2004 là 7,7%, năm 2005 là 8.4%. Mục tiêu của nước ta năm 2006 là GDP sẽ đạt 8% (trong quý I năm 2006 GDP tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2005), giai đoạn 2006 – 2010 mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 7,5 – 8%. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới gồm các nội dung: tập trung tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động; mặt khác, trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, tinh giảm biên chế trong khu vực hành chính, sự nghiệp và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước sẽ có một số lượng lớn lao động thuộc diện dôi dư, không có việc làm do các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, sáp nhập, giao, bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản; số lao động này đa số sẽ chuyển sang làm việc tại khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân cũng góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 15.000 hợp tác xã, có hơn 35.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài ra còn có khoảng 24 vạn tổ hợp tác, có trên 2,6 triệu hộ sản xuất kinh doanh cá thể thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, hàng vạn hộ làm kinh tế trang trại đã thu hút hơn 15 triệu lao động. Khu vực kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và cơ sở ngoài công lập có tiềm năng rất lớn là khu vực chủ yếu điều chỉnh lực lượng lao động của xã hội, góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện tốt chế độ BHXH đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế là góp phần ổn định chính trị - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động, tạo lập sự bình đẳng, công bằng xã hội, dần xoá đi ranh giới giữa người lao động làm việc trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước; góp phần huy động nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II/ GIẢI PHÁP 1. Giải pháp về môi trường tạo lập chế độ thai sản 1.1 Thực hiện mở rộng đối tượng tham gia BHXH Để từng bước tiến tới thực hiện BHXH đối với mọi người lao động, ngày 9/1/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH, trong đó đã mở rộng phạm vi và đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục – đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác. Đối tượng mở rộng như trên là đối tượng bao trùm đến các đối tượng người lao động. Tuy nhiên, đến nay số đối tượng tham gia chỉ mới chỉ chiếm hơn 30% tổng số đối tượng theo quy định trên. Để thực hiện tốt việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo Nghị định 01/2003/NĐ-CP, em có đưa ra một số giải pháp sau: - Cần phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan quản lý Nhà nước, ban, ngành, đoàn thể có liên quan (Tài chính, Lao động – Thương binh – Xã hội, Liên đoàn Lao động Việt Nam,…) đặc biệt là Bộ Y tế mà trực tiếp là phải tạo quan hệ tốt với các bệnh viện, để triển khai thực hiện công tác thu ngày càng có hiệu quả từ đó tăng quy mô cho quỹ BHXH. Có những biện pháp tích cực xử lý tồn đọng vướng mắc đối với những đơn vị, người lao động không tham gia BHXH, cần có chế độ phạt hợp lý để buộc các doanh nghiệp phải tham gia. - Tăng cường, mở rộng về phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Tập trung trọng điểm vào các đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục-đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác. Phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, sát với cơ sở, sát người lao động, phù hợp với từng loại đối tượng. - Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ công chức ở tất cả các cấp, từ Trung ương đến quận, huyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, nhiệt tình công tác, đáp ứng yêu cầu công việc. Đội ngũ cán bộ công chức của ngành phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp BHXH. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong mọi hoạt động, nhất là trong việc đăng ký tham gia, giải quyết chế độ BHXH. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ, bổ sung tăng cường cán bộ có trình độ, năng lực cho nơi yếu, thiếu, vùng sâu, vùng xa. - Thường xuyên thực hiện kiểm tra, rà soát các đơn vị và lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHYT bắt buộc theo quy định của pháp luật trên phạm vi toàn quốc. - Xây dựng một cơ chế tài chính phù hợp để khen thưởng, động viên các cá nhân, đơn vị trong và ngoài ngành có thành tích tốt trong công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH. 1.2 Thực hiện BHXH tự nguyện Một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng nhanh số lượng người tham gia BHXH đó là thực hiện loại hình bảo hiểm tự nguyện cũng là một yêu cầu cấp thiết. BHXH tự nguyện là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đã được quy định trong Bộ Luật Lao động. Thực tế nước ta việc áp dụng BHXH tự nguyện đối với người lao động đã được thực hiện nhưng mới chỉ được thực hiện thí điểm tại Nghệ An, và hiệu quả của BHXH tự nguyên là chưa cao, số lượng người tham gia còn ít và ngày càng giảm. Hiện nay, có một lượng lớn đối tượng có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện: giai đoạn tới Chính phủ nên cho thi hành BHXH tự nguyện đối với một số đối tượng sau: + Xã viên hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. + Người lao động tự do. + Những người tham gia BHXH bắt buộc muốn tham gia thêm BHXH tự nguyện. Để thu hút các đối tượng tham gia BHXH theo hình thức tự nguyện cần: - Xây dựng mức đóng, mức hưởng phù hợp, điều kiện hưởng, vừa bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện, vừa bảo đảm cân đối thu chi quỹ. Vì đây là nhóm đối tượng hầu hết đều có thu nhập thấp, việc làm không ổn định, ngành nghề đa dạng, thường xuyên di chuyển nơi ở, nơi làm việc và bản thân họ phải đóng toàn bộ phí BHXH không có sự chia sẻ từ phía chủ sử dụng lao động. - Xây dựng quy trình quản lý thu, chi, quản lý đối tượng tham gia phù hợp với đặc điểm việc làm và thu nhập của lao động ở khu vực này - Đặc biệt cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH biết, tìm hiểu, và tham gia BHXH qua đó sẽ một phần giúp họ ổn định cuộc sống gia đình khi gặp sự kiện bảo hiểm. - Ngoài ra, dự thảo luật BHXH quy định về bảo hiểm thất nghiệp và BHXH tự nguyện cho đến nay vẫn bỏ ngỏ, chúng ta hãy trông chờ một sự thay đổi lớn trong trong thời gian tới của Đảng và Nhà nước ta. 1.3 Về điều kiện hưởng trợ cấp thai sản Như ta đã phân tích những tồn tại ở chương II và dựa vào kinh nghiệm trong việc xây dựng chế độ thai sản về điều kiện hưởng trợ cấp thai sản của một số nước trên thế giới em có đưa ra một số giải pháp sau: - Cần có quy định cụ thể về thời gian đóng BHXH tối thiểu trước khi nghỉ sinh con để đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng BHXH, tránh sự lạm dụng quỹ. Theo em, quy định thời gian tham gia BHXH tối thiểu là 12 tháng trước khi sinh con. - Cần quy định rõ: chỉ người lao động nam hoặc nữ còn độc thân nhận nuôi con sơ sinh mới được nhận trợ cấp thai sản. Trong trường hợp sản phụ bị chết ngay sau khi sinh thì người lao động nam là bố đứa trẻ được nghỉ việc căm sóc con như trường hợp nhận nuôi con nuôi sơ sinh. - Đối với những trường hợp đã đóng BHXH nhiều năm nhưng sắp đến ngày sinh thì hết hạn hợp đồng lao động và không được ký tiếp nên không được nhận trợ cấp thai sản - là một điều bất hợp lý của chế độ thai sản và gây thiệt thòi cho người lao động, do đó chính phủ cần quy định lại, bổ sung thêm về việc xét thời gian đóng BHXH của người lao động trước khi nghỉ thai sản, dựa vào đó để cấp một khoản trợ cấp cho người lao động (tương đương với thời gian họ đóng BHXH) khi họ nghỉ thai sản trong trường hợp trên. Như vậy, sẽ thực hiện được sự công bằng đối với người lao động. - Cần đưa nội dung: Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình như đặt vòng, nạo hút thai, triệt sản vào chế độ thai sản và trong những ngày nghỉ do nạo hút thai hoặc triệt sản người phụ nữ cần được hưởng trợ cấp BHXH như trường hợp sinh đẻ với mức 100% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. - Đối với những trường hợp người lao động nữ trước khi có thai làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc nhưng khi có thai được chuyển sang làm việc ở điều kiện bình thường thì cần có quy định cụ thể như sau: + Nếu sau khi nghỉ thai sản xong lại quay trở lại làm công việc ở môi trường nặng nhọc độc hại thì được hưởng thời gian nghỉ thai sản theo quy định đối với những người làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại. + Nếu sau khi nghỉ thai sản mà không còn làm việc mang tính chất nặng nhọc, độc hại thì hưởng trợ cấp thai sản như trong điều kiện bình thường. 1.4 Về thời gian và mức hưởng trợ cấp thai sản - Cần có quy định rõ thời điểm bắt đầu có quyền được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản và thời gian nghỉ tối thiểu sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và thai nhi. Nên chăng, thời điểm bắt đầu có quyền nghỉ hưởng thai sản là 2 tháng trước khi sinh và trong thời gian này, người mẹ có thể nghỉ vào bất kỳ thời điểm nào. Thời gian tối thiểu phải nghỉ sau khi sinh là 12 tuần, vì đây là thời gian tối thiểu cần thiết để người mẹ phục hội sức khoẻ sau khi sinh. - Cần quy định mức trợ cấp một lần theo mức chung chứ không căn cứ theo mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ. Đây là mức trợ cấp nhằm giúp người mẹ sắm sửa những vật dụng cần thiết khi sinh con. Theo em, mức trợ cấp một lần phù hợp hiện nay vào khoảng 2 lần mức lương tối thiểu. - Thời gian nghỉ việc hưởng thai sản người lao động nữ không phải đóng BHXH là hoàn toàn phù hợp nhưng nguồn đóng lại do quỹ BHXH chi trả là không hợp lý, vì nó làm mất cân đối quỹ. Có thể, trong thời gian này quy định người lao động không phải đóng BHXH nhưng người sử dụng lao động vẫn phải có nghĩa vụ đóng 15% vì khi lao động nữ nghỉ sinh con họ vẫn thuộc danh sách lao động của đơn vị. 2. Giải pháp về quản lý tổ chức thực hiện chế độ thai sản 2.1 Về công tác quản lý thu BHXH Để tổ chức thực hiện tốt chế độ thai sản đối với người lao động, cần phải làm tốt công tác thu BHXH. Trước đây, do nhận thức về chính sách BHXH của người lao động và chủ sử dụng lao động còn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH còn non trẻ nên công tác quản lý thu BHXH còn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới quyền lợi BHXH của hàng vạn lao động bị ảnh hưởng, trong đó có quyền hưởng trợ cấp thai sản. Đến nay do việc tổ chức quản lý và thực hiện thu BHXH đã hoàn thiện và đi vào nề nếp, nên số người tham gia và số thu BHXH tăng đáng kể qua các năm. Đó chính là căn cứ để giải quyết chế độ kịp thời cho đối tượng hưởng trợ cấp thai sản. Tuy nhiên, hiện nay nhiều lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc nhưng vẫn chưa được tham gia, hoặc đăng ký tham gia chậm, dẫn tới quyền lợi về thai sản không được thực hiện. Để làm tốt công tác quản lý thu BHXH, tạo điều kiện cho người lao động có căn cứ giải quyết chính sách, chế độ BHXH, em có kiến nghị: + Sớm nghiên cứu và thống nhất biện pháp hướng dẫn trong việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại đối với các trường hợp chưa có đủ hồ sơ, căn cứ để ghi và cấp sổ BHXH, đảm bảo sao cho 100% số người hiện đang tham gia BHXH được cấp sổ BHXH; tiến hành cấp sổ BHXH cho đối tượng mới tham gia được kịp thời, chính xác. + Áp dụng công nghệ tin học trong việc theo dõi, quản lý số đối tượng tham gia BHXH, số thu BHXH. Đối với các đơn vị thường xuyên chậm nộp BHXH cần có báo cáo đánh giá, phân tích, làm rõ nguyên nhân, tuỳ theo từng nguyên nhân có thể tạm cho chậm nộp hoặc xử phạt hành chính theo quy định. Đối với các đơn vị thường xuyên thực hiện tốt công tác thu - nộp BHXH cần có sự động viên khuyến khích kịp thời. + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các đơn vị trốn đóng, nợ đọng BHXH kéo dài. 2.2 Về công tác quản lý chi chế độ thai sản Hiện nay, việc thẩm định và tổ chức chi trả trợ cấp thai sản cho người lao động được căn cứ vào chứng từ C03-BH, C04-BH. Đối với những đơn vị sử dụng lao động đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đã có mã số thu BHXH, khi phát sinh chứng từ cập nhật vào máy, giúp cho việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát ngày nghỉ được thuận lợi. Riêng những đơn vị sử dụng lao động làm thủ công hoàn thành bằng tay thì việc theo dõi, kiểm tra là rất khó khăn. Bên cạnh đó, những đơn vị đóng BHXH đều đặn, việc thẩm định chứng từ thanh toán theo niên độ kế toán thì công tác theo dõi quản lý ngày nghỉ thuận lợi. Tuy nhiên, trên thực tế không ít các đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài, chứng từ phát sinh cách đây 1, 2, 3 năm, thậm chí có đơn vị truy thu 4, 5 năm mới thanh toán chế độ thai sản nên đã gây không ít khó khăn trong khâu quản lý. Để gắn trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động với người lao động và cơ quan BHXH, đề nghị khi thanh toán trợ cấp thai sản chỉ thanh toán theo niên độ kế toán, còn những thời điểm trước do đơn vị chậm đóng BHXH đơn vị phải chịu trách nhiệm với người lao động có như vậy thì việc chi trả trợ cấp ngắn hạn này mới mang đúng nghĩa là BHXH trả thay lương. 2.3 Về vấn đề quản lý phiếu khám thai sản Vì không một văn bản nào quy định thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận như: phiếu khám thai, giấy xác nhận sảy thai, thai chết lưu, thai có bệnh lý … điều này đã gây nên những khó khăn cho người nhận trợ cấp thai sản. Do đó, Chính phủ cần phải quy định rõ hơn về cơ quan cấp những loại giấy chứng nhận này. Có thể, chỉ cần có giấy chứng nhận của bệnh viện nơi người đó sinh sống. 2.4 Về công tác tuyên truyền BHXH Chính sách BHXH mặc dù đã xuất hiện trong lịch sử nước ta từ rất sớm, song cho đến nay nhận thức của người lao động về chính sách này còn rất hạn chế. Vì thế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH để người dân hiểu và thực hiện tốt, nhất là trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, khi mà chính sách BHXH được chuyển sang thực hiện theo cơ chế hoàn toàn mới “có đóng góp mới có thụ hưởng”. BHXH Việt Nam cần phối hợp một cách chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, đoàn thể có liên quan, tổ chức tuyên truyền một cách có hệ thống, kết hợp các phương pháp tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp như: + Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như: Đài truyền hình, đài truyền thanh, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, các báo ngành, và các cơ quan thông tin, báo chí ở địa phương. + Tuyên truyền trên Tạp chí BHXH phát hành hàng tháng.Hiện nay ngành đã có Báo BHXH, cho đến nay đã ra được trên 100 số báo, đây là nỗ lực đáng kể của các cán bộ ngành BHXH Việt Nam. Qua đó, sẽ giúp cho việc tuyên truyền BHXH đến với người lao động một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cần phân loại đối tượng tuyên truyền, đối tượng nào phải tham gia bắt buộc, đối tượng nào tham gia dưới hình thức tự nguyện, với từng dối tượng nên có những phương pháp tuyên truyền khác nhau áp dụng một cách cụ thể và có hiệu quả. Trước mắt tập trung tuyên truyền vào đối tượng là người lao động chưa tham gia BHXH, đặc biệt là đối tượng thuộc diện bắt buộc được quy định trong Nghị định 01/CP của Chính Phủ. Kết luận BHXH của một nước gắn bó chặt chẽ với trạng thái kinh tế, điều kiện kinh tế - xã hội, và trình độ quản lý, đặc biệt là sự đồng bộ, sự hoàn chỉnh của nền pháp chế. Trong tình hình nước ta hiện nay, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang hình thành, kinh tế - xã hội luôn vận động không ngừng. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển BHXH phải bảo đảm chắc chắn, tính toán thận trọng và phải có bước đi phù hợp. Chế độ thai sản thuộc hệ thống các chế độ BHXH và là một trong những chế độ được hình thành và phát triển sớm nhất ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Ngoài ý nghĩa đảm bảo thu nhập cho người lao động khi sinh đẻ, chế độ này còn có ý nghĩa xã hội và nhân văn rất lớn, góp phần để tái sản xuất dân số. Từ khi được triển khai thực hiện chế độ trợ cấp thai sản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần hỗ trợ cho rất nhiều phụ nữ tham gia lao động, nhiều người trong số họ đã được hưởng trợ cấp thai sản. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn đặt ra đối với chế độ thai sản. Làm thế nào để tăng nhanh số lao động nữ tham gia và được hưởng trợ cấp thai sản, tăng mức hưởng trợ cấp thai sản mà không làm mất cân đối quỹ BHXH là một vấn đề vô cùng nan giải. Với những đổi mới trong chính sách BHXH ở Việt Nam chúng ta hy vọng rằng trong tương lai BHXH Việt Nam nói chung và chế độ thai sản nói riêng sẽ có những bước phát triển mới giúp cho hệ thống BHXH nước ta ngày càng vững mạnh và xứng đáng với vai trò mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Sau một thời gian thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu – Khoa học BHXH Việt Nam, được sự giúp đỡ của các cô chú, các anh chị làm việc tại Trung tâm, nhất là của cán bộ hướng dẫn TS. Trịnh Thị Hoa. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm, đặc biệt là Giáo viên hướng dẫn – Th.S Nguyễn Hải Đường, em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Em hy vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện của chế độ trợ cấp thai sản Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế bảo hiểm. Trường Đại học KTQD – NXB Thống kê, Hà Nội - 2004 2. Các quy định pháp luật về BHXH – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – 2003 3. Giáo trình Bảo hiểm xã hội – NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội – 2004 4. Những điều cần biết về BHXH - Hệ thống các văn bản về BHXH – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2000 5. Niên giám thống kê 2003, 2004, 2005 6. Bảo hiểm xã hội những điều cần biết - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 1999 7. Báo cáo tổng kết hoạt động của BHXH Việt Nam từ năm 1997 – 2005 8. Một số Công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hà Nội – 2000 9. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36493.doc
Tài liệu liên quan