Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến rõ rệt. Kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng. Trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu giữ vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước. Tính chung năm 2010, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu nước ta đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009. Con số trên cho thấy xuất khẩu có vai trò quyết định trong cán cân xuất-nhập khẩu. Trong số những mặt hàng xuất khẩu, thủy sản là mặt hàng truyền thống và có vai trò quan trọng. Giá trị thủy sản xuất khẩu ngày càng tăng. Đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2009. Xuất khẩu thủy sản phát triển sẽ tác động tới nhiều hoạt động khác như nuôi trồng, đánh bắt, khai thác và chế biến. Chính điều đó đã góp phần phát triển kinh tế, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy sản lớn nhất trong cả nước. Sản lượng thủy sản xuất khẩu của vùng hàng năm chiếm khoảng 60 – 75% sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước và kim ngạch xuất khẩu thủy sản khoảng 2,5 tỷ USD. Trong đó, sản phẩm chủ lực của vùng là cá tra, basa và con tôm. Bên cạnh những thành công và thuận lợi nhất định thì xuất khẩu thủy sản của ĐBSCL cũng gặp không ít khó khăn và rủi ro. Hiện nay hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng phải đối mặt với những thử thách như: thuế quan, các rào cản thương mại, các vụ kiện chống phá giá, yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nguồn nguyên liệu không ổn định, cạnh tranh, thủ tục, rào cản kỹ thuật .Chính những yếu tố đó đã tác động đến sản lượng thủy sản xuất khẩu của ĐBSCL. Chính từ hiện trạng trên đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng ĐBSCL nhiều tiềm năng và lợi thế. Đó cũng chính là lý do em chọn để tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL” 2. Khái quát phương pháp tiến hành đề tài 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu sản lượng khai thác và nuôi trồng ở các tỉnh ĐBSCL qua các năm - Nghiên cứu về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của vùng. - Nghiên cứu về các doanh nghiệp thủy sản của vùng. -Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL. - Từ đó, đề ra giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nghiên cứu tập trung vào 13 tỉnh ĐBSCL Thời gian: Số liệu thu thâp trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010 Nội dung: Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu của thủy sản ĐBSCL. 2.3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp, tìm kiếm trên internet, sách báo chuyên ngành Phương pháp phân tích số lệu: Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu. Lập bảng phân phối tần số, trình bày dữ liệu dạng bảng và biểu đồ. Phân tích so sánh: So sánh các chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một dôanh nghiệp hay các nhà quản trị muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thị trường khác nhau. Phân tích SWOT : Phân tích điểm mạnh/thuận lợi (Strengths), điểm yếu/khó khăn (Weakness), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) của một vấn đề, một hiện tượng, một tác nhân, một tổ chức, một sản phẩm hay một ngành hàng để có những chiến lược nhằm giúp cho sự phát triẻn và hạn chế rủi ro. Nội dung phân tích SWOT: S (Điểm mạnh): Điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy, góp phần phát triển tốt hơn W (Điểm yếu): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, hạn chế O (Cơ hội): Những phương hướng cần được thực hiện nhằm tối ưu hóa sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được, cơ hôi hợp tác, chính sách hỗ trợ . T (Nguy cơ/Thách thức): Những yếu tố có khả năng tạo ra những kết quả xấu, những két quả khôg mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển. Kết hợp các S, W, O, T để hình thành chiến lược SO, ST, WO, WT. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Khái quát phương pháp tiến hành đề tài 2 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2 2.2 Phạm vi nghiên cứu 2 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN 4 1.1.Đặc điểm của sản phẩm thủy sản 4 1.2.Tình hình chung của thủy sản thế giới 4 1.3. Tiềm năng và thế mạnh về thủy sản Việt Nam 6 Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL 7 2.1. Thị trường xuất khẩu thủy sản 7 2.2 Sản lượng thủy sản ở ĐBSCL 7 2.3 Sản lượng thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL 11 2.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL 12 2.5 Doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL 13 2.6 Phân tích ma trận SWOT 17 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL 21 3.1 Cơ sở đề ra giải pháp 21 3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL 21 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 1. Kết luận 24 2. Kiến nghị 24 2.1 Kiến nghị đối với Cơ quan Nhà nước 24 2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 25 2.3 Kiến nghị đối với hộ sản xuất 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến rõ rệt. Kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng. Trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu giữ vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước. Tính chung năm 2010, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu nước ta đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009. Con số trên cho thấy xuất khẩu có vai trò quyết định trong cán cân xuất-nhập khẩu. Trong số những mặt hàng xuất khẩu, thủy sản là mặt hàng truyền thống và có vai trò quan trọng. Giá trị thủy sản xuất khẩu ngày càng tăng. Đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2009. Xuất khẩu thủy sản phát triển sẽ tác động tới nhiều hoạt động khác như nuôi trồng, đánh bắt, khai thác và chế biến. Chính điều đó đã góp phần phát triển kinh tế, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy sản lớn nhất trong cả nước. Sản lượng thủy sản xuất khẩu của vùng hàng năm chiếm khoảng 60 – 75% sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước và kim ngạch xuất khẩu thủy sản khoảng 2,5 tỷ USD. Trong đó, sản phẩm chủ lực của vùng là cá tra, basa và con tôm. Bên cạnh những thành công và thuận lợi nhất định thì xuất khẩu thủy sản của ĐBSCL cũng gặp không ít khó khăn và rủi ro. Hiện nay hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng phải đối mặt với những thử thách như: thuế quan, các rào cản thương mại, các vụ kiện chống phá giá, yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nguồn nguyên liệu không ổn định, cạnh tranh, thủ tục, rào cản kỹ thuật….Chính những yếu tố đó đã tác động đến sản lượng thủy sản xuất khẩu của ĐBSCL. Chính từ hiện trạng trên đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng ĐBSCL nhiều tiềm năng và lợi thế. Đó cũng chính là lý do em chọn để tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL” Khái quát phương pháp tiến hành đề tài 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu sản lượng khai thác và nuôi trồng ở các tỉnh ĐBSCL qua các năm - Nghiên cứu về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của vùng. - Nghiên cứu về các doanh nghiệp thủy sản của vùng. -Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL. - Từ đó, đề ra giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nghiên cứu tập trung vào 13 tỉnh ĐBSCL Thời gian: Số liệu thu thâp trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010 Nội dung: Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu của thủy sản ĐBSCL. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp, tìm kiếm trên internet, sách báo chuyên ngành Phương pháp phân tích số lệu: Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu. Lập bảng phân phối tần số, trình bày dữ liệu dạng bảng và biểu đồ. Phân tích so sánh: So sánh các chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một dôanh nghiệp hay các nhà quản trị muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thị trường khác nhau. Phân tích SWOT : Phân tích điểm mạnh/thuận lợi (Strengths), điểm yếu/khó khăn (Weakness), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) của một vấn đề, một hiện tượng, một tác nhân, một tổ chức, một sản phẩm hay một ngành hàng để có những chiến lược nhằm giúp cho sự phát triẻn và hạn chế rủi ro. Nội dung phân tích SWOT: S (Điểm mạnh): Điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy, góp phần phát triển tốt hơn W (Điểm yếu): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, hạn chế.... O (Cơ hội): Những phương hướng cần được thực hiện nhằm tối ưu hóa sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được, cơ hôi hợp tác, chính sách hỗ trợ... T (Nguy cơ/Thách thức): Những yếu tố có khả năng tạo ra những kết quả xấu, những két quả khôg mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển. Kết hợp các S, W, O, T để hình thành chiến lược SO, ST, WO, WT. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN 1.1 Đặc điểm của sản phẩm thủy sản (1)Tổng sản lượng thường lớn, nhưng lại được sản xuất ở qui mô nhỏ và phân tán. Đặc điểm này làm cho việc tập trung một số lượng lớn sản phẩm tại một thời điểm hay địa điểm gặp nhiều khó khăn. (2)Mức tiêu thụ trong năm là tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu thực phẩm thường xuyên là chính. Nghĩa là khó thay đổi mức cầu trong thời gian ngắn. (3)Mang tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn, chi phí tồn trữ, vận chuyển và bán cao. Do vậy, khó có thể thay đổi mức cung trong thời gian ngắn. (4)Sản phẩm dễ bị hư hao. Đặc điểm này kết hợp với đặc điểm thứ nhất làm tăng thêm khó khăn trong vận chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ. (5)Chất lượng và số lượng không đạt tiêu chuẩn hóa. Đặc điểm này gây ra sự khó khăn trong quản lý chất lượng và giá cả sản phẩm, chi phí cao cho việc phân loại và kiểm soát chất lượng. (6)Thị trường tiêu thụ sản phẩm thường chưa được tổ chức tốt, mức độ cạnh tranh của sản phẩm có khả năng thay thế cao. Điều này ám chỉ rằng rất khó có thể kiểm soát hay quản lý được các thị trường thủy sản. 1.2 Tình hình chung của thủy sản thế giới 1.2.1 Nhu cầu thủy sản trên thế giới Theo dự báo của tổ chức FAO, tốc độ tăng tiêu dùng thủy sản sẽ tăng khoảng 2%/năm, nhỉnh hơn tốc độ tăng dân số là 1.4%/năm. Hoạt động trao đổi thương mại thủy sản thế giới đã có chuyển hướng tích cực. Theo thống kê sơ bộ của FAO, từ T1 – T7/2010, xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đã tăng tới 26,8% so với cùng kỳ 2009, Thái Lan và Na Uy – 2 nhà cung cấp thủy sản lớn khác cũng đều ghi nhận mức tăng trưởng dương ấn tượng. Tính chung, tổng kim ngạch thương mại xuất khẩu thuỷ sản toàn cầu trong năm 2010 dự báo đạt 101,9 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2009. Thủy sản là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên nhu cầu thường ít biến động. Tuy nhiên, khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân được cải thiện trong khi nguồn cung ngày càng trở nên bất ổn do thời tiết, dịch bệnh, giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao đã khiến giá trung bình của nhiều mặt hàng thuỷ sản tiếp tục duy trì xu hướng tăng từ quý III/2009. Chỉ số giá hàng thuỷ sản của FAO sau khi đạt mức 117 trong tháng 9/2009 đã tăng mạnh, lên mức 127 vào tháng 9/2010, con số này đã là 127 (cơ sở năm 2005 = 100). Theo dự báo trong những năm tới giá thủy sản sản tiếp tục có xu hướng tăng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản tương đối rộng lớn và không phụ thuộc vào khả năng chi trả của người dân cao hay thấp. Người dân trên thế giới tiêu thụ thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào tập quán ẩm thực, vị trí địa lý (gần biển) và ít có sự đột biến. 1.2.2 Sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác và đánh bắt Với việc nhu cầu thủy sản tương đối ổn định nên sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác và đánh bắt ít biến động. Theo dự báo của FAO, năm 2010, tổng sản lượng thuỷ sản toàn thế giới đạt khoảng 147 triệu tấn, tăng 1,3% so với năm 2009. Khu vực Châu Á là khu vực có nguồn cung sản lượng thủy sản nhiều nhất. Châu Á cung cấp trên 60% lượng thủy sản hàng năm. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm 35% sản lượng thủy sản toàn cầu và 69% sản lượng nuôi trồng thế giới năm 2009. Sản lượng đánh bắt duy trì xu hướng giảm nhẹ khi giảm từ 90 triệu tấn trong năm 2009 xuống còn 89,8 triệu tấn trong năm 2010 (tương đương mức 0,2%). Trong khi đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng được dự báo sẽ tăng tới 3,8% (tương đương tăng 1,9 triệu tấn), lên mức 57,2 triệu tấn trong năm 2010. Qua đó, cho thấy cơ cấu nguồn cung chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng và có xu hướng giảm sản lượng thủy sản khai thác. Nguyên nhân do sản lượng thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Việc đánh bắt khai thác với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như nguồn lợi thủy sản về sau. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nên việc nuôi trồng thủy sản cũng có nhiều thuận lợi hơn, góp phần tăng sản lượng thủy sản và đáp ứng nhu cầu thủy sản của con người. 1. 3 Tiềm năng và thế mạnh về thủy sản Việt Nam Tiềm năng của thủy sản Việt Nam Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài. Có nhiều ngư trường rộng lớn nên hoạt động khai thác và nuôi trồng phát triển khá mạnh. Trong tương lai nhu cầu thủy sản của thế giới khá ổn định. Do vậy tiềm năng của ngành xuất khẩu thủy sản là vô cùng lớn. ĐBSCL là vùng có tiềm năng và thế mạnh về thủy sản lớn nhất cả nước. Có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, kếp hợp với kinh nghiệm và truyền thống của người dân hoạt động trong ngành thủy, ĐBSCL đã thể hiện sự vượt trội về thủy sản của mình trong những năm qua. Tương lai vùng sẽ tiếp tục là vùng nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản trọng điểm của cả nước. Diện tích nuôi trồng, số trang trại thủy sản, số tàu thuyền khai thác xa bờ của vùng ngày càng tăng lên, hứa hẹn nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu dồi dào trong thời gian tới. Ngoài ra, ĐBSCL cũng có số lượng doanh nghiệp hoạt dộng trong ngành thủy sản lớn với 242 doanh nghiệp. Đây là tiền đề cho hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu của vùng tiếp tục vươn xa. 1.3.2 Thế mạnh của thủy sản Việt Nam Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp khoảng 4% GDP của nền kinh tế. Năm 2010 ngành thủy sản xuất khẩu có bước tiến mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ đô la Mỹ tăng 8,9% so với kế hoạch. Trong đó, ĐBSCL là vùng có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước chiếm khoảng 58,7% tổng sản lượng thủy sản cả nước. ĐBSCL có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi vì vậy hoạt động nuôi trồng thủy sản của vùng phát triển khá mạnh. Vùng có thế mạnh lớn về cá tra, basa và tôm. Đây là những mặt hàng có sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế. Cá tra, basa với ưu thế là thịt ngon, giá rẻ và chất lượng đã chinh phục được thị trường toàn cầu, vượt qua các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Tôm của vùng ĐBSCL thường đạt kích cỡ lớn, giá cả phù hợp và dần dần hoàn thiện hệ thống nuôi đạt tiêu chuẩn. Trong tương lai vùng sẽ nổ lực đưa các sản phẩm thủy sản đạt các tiêu chuẩn quốc tế như global GAP, HACCP,…Từ đó thủy sản đồng bằng sẽ chinh phục những thị trường khó tính nhất và nâng cao khả năng cạnh tranh. Chương 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL 2.1 Thị trường xuất khẩu thủy sản Hiện nay thị trường xuất khẩu thủy sản của ĐBSCL cũng như cả nước đã được mở rộng không ngừng. EU, Mỹ và Nhật Bản luôn là khách hàng chính của thủy sản Việt Nam với tỷ trọng đóng góp rất ổn định cơ cấu xuất khẩu qua các năm: EU ~ 27% - 30% sản lượng và 24% - 26% giá trị, Mỹ ~ 8% - 11% sản lượng và 16% - 19% giá trị, Nhật ~ 10% - 12% về lượng và 18% giá trị. Năm 2010 EU là thị thị trường có giá trị thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tỷ lệ 23,5% tổng giá trị. Tiếp theo là thị trường Mỹ chiếm 19,5% giá trị, Nhật Bản 18%, Hàn Quốc 7,4%, Trung Quốc 4,8%, ASEAN 4,3% và các thị trường khác chiếm tỷ lệ 23,6% tổng giá trị. Thị trường xuất khẩu cá tra, basa tiếp tục được mở rộng. EU là thị trường xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam trong năm 2010. Hiện nay, thị trường EU chiếm 33,8% khối lượng cá tra, basa xuất khẩu, 36,2% giá trị. Tiếp theo là thị trường Mỹ chiếm 8,1% khối lượng, 11,8% giá trị. Thị trường xuất khẩu tôm: Nhật Bản vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong năm 2010 chiếm 26,2% khối lượng, 27,8% giá trị. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ, chiếm 21,9% khối lượng, 26,9% giá trị. Tiếp theo là thị trường EU chiếm 19,1% khối lượng, 16,1% giá trị. 2.2 Sản lượng thủy sản ở ĐBSCL Bảng 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ THỦY SẢN Ở ĐBSCL Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 (ước đạt) Tổng diện tích nuôi trồng 1000 ha 752,88 738,34 800 Tổng sản lượng thủy sản Tấn 2701927,4 2804168,78 2974008 Số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ Chiếc 5889 6341 6544 Tổng công suất tàu thuyền khai thác xa bờ 1000 CV 1739 1827 1973 Nguồn: Vụ Kế hoạch BỘ NN & PTNT Hoạt động xuất khẩu thủy sản đã phát triển khá mạnh trong thời gian qua kéo theo tổng diện tích nuôi trồng ở ĐBSCL có xu hướng tăng theo. Tổng diện tích năm 2008 là 752,88 nghìn ha thì đến năm 2010 là gần 800 nghìn ha. Tuy nhiên do hoạt động xuất khẩu chưa thật sự ổn định nên thị trường tiêu thụ gặp một số khó khăn trong năm 2009. Người nuôi bị thua lổ nhiều nên tổng diện tích nuôi trồng năm 2009 giảm xuống còn 738,34 nghìn ha, giảm 1,93% so với năm 2008. Tổng sản lượng thủy sản toàn vùng luôn tăng qua các năm, cụ thể năm 2008 sản lượng 2701927,4 tấn và năm 2009 là 2804168,78 tấn. Mặc dù diện tích năm 2009 có giảm nhưng tổng sản lượng vẫn tăng cho thấy ngành thủy sản ở ĐBSCL vẫn đang phát triển khá mạnh. Song song với tổng sản lượng thủy sản tăng là số lượng phương tiện khai thác, đánh bắt cũng tăng qua các năm. Năm 2008 ĐBSCL có 5889 tàu thuyền khai thác xa bờ thì đến năm 2009 là 6341 chiếc và năm 2010 là 6544 chiếc. Chính phủ cũng đã có chương trình hỗ trợ cho hoạt động khai thác xa bờ. Vì vậy, tổng công suất tàu thuyền khai thác xa bờ cũng tăng theo, tăng từ 1739 nghìn CV năm 2008 lên 1827 nghìn CV năm 2009 và 1973 nghìn CV năm 2010. Qua đó giúp hoạt động khai thác và đánh bắt xa bờ phát triển, góp phần nâng cao sản lượng thủy sản ở ĐBSCL cũng như đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu. Trong tổng sản lượng thủy sản ở ĐBSCL thì tỷ trọng của khai thác và nuôi trồng chưa ổn định và có biến động. Tỷ trọng nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL trong tổng sản lượng thủy sản luôn luôn cao hơn tỷ trọng khai thác. Năm 2008 tỷ trọng nuôi trồng chiếm 68,05% cao hơn so với năm 2007 là 63,99%. Nhưng sang năm 2009 do gặp nhiều bất lợi về môi trường và thị trường xuất khẩu nên tỷ trọng nuôi trồng giảm xuống còn 66,67%. Tuy giảm nhưng tỷ trọng nuôi trồng trong năm 2009 vãn cao gấp 2 lần tỷ trọng khai thác. Trong năm 2010, sản lượng thủy sản khai thác giảm tỷ trọng xuống còn 24,25%, tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng lên thành 75,75%. Theo định hướng chung cho toàn vùng là giảm tỷ trọng khai thác và tăng tỷ trọng nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy sản. Vì vậy, tỷ trọng khai thác sẽ giảm dần trong thời gian tới. Bảng 2: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN THEO TỈNH Ở ĐBSCL (Đơn vị: tấn)  TT Tỉnh Năm 2008 2009 Sơ bộ 2010 1 Long An 39516 40241 41573 2 Tiền Giang 173106 189101 200910 3 Bến Tre 238407 233672 285265 4 Trà Vinh 146578 141623 153053 5 Vĩnh Long 108378 121628 142856 6 Đồng Tháp 297794 310907 345578 7 An Giang 356097 338366 316982 8 Kiên Giang 428485 467825 459310 9 Cần Thơ 187864 197877 178296 10 Hậu Giang 41862 43910 47478 11 Sóc Trăng 169500 178720 141943 12 Bạc Liêu 205151 221700 241062 13 Cà Mau 205151 221700 241062 Toàn vùng 2701927 2819990 2934416 Nguồn: TỔNG CỤC THỐNG KÊ Do điều kiện tự nhiên của từng tỉnh cũng như định hướng phát triển kinh tế trong tương lai nên tổng sản lượng thủy sản ở các tỉnh có sự chênh lệch. Trong tổng sản lượng thủy sản của vùng qua các năm, tỉnh Kiên Giang luôn dẫn đầu với sản lượng 459310 tấn trong năm 2010, tiếp theo là Cà Mau (380110 tấn) và An Giang (316982 tấn). Long An và Hậu Giang là 2 tỉnh có tổng sản lượng thủy sản thấp nhất vùng. Năm 2010 sản lượng thủy sản của Long An là 41573 tấn và Hậu Giang 47478 tấn. Nhìn chung tổng sản lượng thủy sản của các tỉnh qua các năm đều tăng. Bảng 3: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG THEO TỈNH Ở ĐBSCL (Đơn vị: tấn) Năm 2008 2009 Sơ bộ 2010 Long An 28185 29564 30510 Tiền Giang 97317 109832 120188 Bến Tre 157018 146707 168148 Trà Vinh 85757 83423 82777 Vĩnh Long 100526 113859 135181 Đồng Tháp 281366 294597 331373 An Giang 315447 298235 279773 Kiên Giang 110230 115678 97673 Cần Thơ 181743 191824 172360 Hậu Giang 38659 40767 44430 Sóc Trăng 138184 141592 98493 Bạc Liêu 129730 139700 143725 Cà Mau 174476 188670 235550 Toàn vùng 1838638 1894448 1940181 Nguồn: TỔNG CỤC THỐNG KÊ Năm 2010, tỉnh dẫn đầu vùng về sản lượng thủy sản nuôi trồng là Đồng Tháp, với sản lượng năm 2010 là 331373 tấn, chiếm 17,08% tổng sản lượng thủy sản toàn vùng. Tiếp theo là tỉnh An Giang với sản lượng năm 2010 là 279773 tấn, Cà Mau đứng thứ 3 với sản lượng 235550 tấn. Hậu Giang và Long An là hai tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp nhất vùng. Năm 2010, tổng sản lượng cá tra giống toàn vùng đạt gần 2,4 tỷ con, sản lượng cá thu hoach đạt 1,1 triệu tấn. Bên cạnh cá tra thì tôm cũng phát triển, trong năm năm từ 2005-2010, vùng phát triển diện tích nuôi tôm nước lợ từ 568130 ha tăng lên 639115 ha. Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm sú lớn nhất 255000 ha chiếm 39,9% cả nước. Sóc trăng là địa phương dẫn đầu cả nước về mô hình nuôi tôm công nghiệp. 2.3 Sản lượng thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL Bảng 4: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 Sản lượng (1000 tấn) 472,4 771,8 - 950 Tốc độ tăng (%) 100 163,38 - 123,09 Sản lượng tăng (1000 tấn) 299,4 - 178,2 Nguồn: Tổng hợp Vụ Kế hoạch - Bộ NN & PTNT Năm 2007, ĐBSCL xuất khẩu 472,4 nghìn tấn thủy sản. Trong đó, sản lượng tôm xuất khẩu của vùng đạt 123,7 nghìn tấn chiếm tỷ lệ 26,19% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu toàn vùng. Sản lượng xuất khẩu của các loài thủy sản khác là 348,7 nghìn tấn chiếm tỷ lệ 73,81% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu vùng. Năm 2008, toàn vùng xuất khẩu 771,8 nghìn tấn thủy sản. Sản lượng tôm xuất khẩu đạt 139,9 nghìn tấn chiếm tỷ lệ 18,13% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu toàn vùng. Tuy sản lượng tôm xuất khẩu tăng 16,2 nghìn tấn, tăng 13,1% so với năm 2007 nhưng tỷ lệ trong tổng số sản lượng thủy sản xuất khẩu lại giảm xuống còn 18,13% là do sản lượng xuất khẩu thủy sản khác của vùng có tốc độ tăng khá nhanh. Sản lượng thủy sản xuất khẩu khác đạt 631,9 nghìn tấn tăng 283,2 nghìn tấn so với năm 2007, tăng 81,22% so với năm 2007. Nguyên nhân do trong năm 2008 mặt hàng cá tra, basa của vùng đã phát triển mạnh và tiến xa ra thị trường thế giới. Năm 2010 tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu toàn vùng đạt 950 nghìn tấn tăng 178,2 nghìn tấn, tỷ lệ tăng 23,09% so với năm 2008. Sản lượng thủy sản của vùng tăng nhiều trong năm chủ yếu là do tăng sản lượng cá tra, basa xuất khẩu. Sản lượng cá tra, basa xuất khẩu năm 2010 của vùng đạt gần 650 nghìn tấn chiếm tỷ lệ 68,42% sản lượng thủy sản xuất khẩu toàn vùng. Trong khi đó sản lượng tôm xuất khẩu của vùng đạt gần 200 nghìn tấn. 2.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL Trong giai đoạn 2007-2008 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam có bước tăng trưởng đột phá. Kim ngạch tăng từ 3,76 tỷ USD lên 4,53 tỷ USD, tốc độ tăng là 20,48%. Năm 2008 trở thành năm thành công nhất của thủy sản Việt Nam. Với việc tổng kim ngạch xuất khẩu đạt con số ấn tượng 4,53 tỷ USD đã giúp cho ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm trong giai đoạn từ 2000-2008. BẢNG 5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 Kim ngạch (tỷ USD) 3,76 4,53 4,25 4,95 Tốc độ tăng (%) 100 120 94 116 Sản lượng tăng (1000 tấn) 0,77 -0,28 0,7 Nguồn: TỔNG CỤC THỐNG KÊ Năm 2009 hoạt động của ngành gặp nhiều trở ngại trong nuôi trồng và xuất khẩu. Kéo theo đó là kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước giảm xuống còn 4,25 tỷ USD, giảm 6,59% so với năm 2008. Tuy nhiên, sang năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng vượt mức so với kế hoạch đề ra, đạt kim ngạch 4,95 tỷ USD, tăng 16,47% so với năm 2009. Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước và vùng ĐBSCL Trong thành công chung của ngành thủy sản, ĐBSCL đóng góp vô cùng quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của ngành. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn vùng năm 2008 đạt 2,5 tỷ USD chiếm 55,19% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. BẢNG 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 Kim ngạch (Tỷ USD) 2,5 2,15 2,5 Tốc độ tăng (%) 100 86,00 116,28 Kim ngạch tăng (Tỷ USD) -0,15 0,15 Nguồn: Tổng hợp BỘ CÔNG THƯƠNG, VASEP, BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT Năm 2009, đánh dấu một năm không thành công của thủy sản Việt Nam, cũng như ở ĐBSCL. Trong năm 2008 nhiều hộ nuôi cá tra, basa và tôm của vùng bị thua lổ do chi phí sản xuất tăng trong khi giá giảm dẫn đến thiếu vốn tái sản xuất. Toàn vùng ĐBSCL có 40%- 50% diện tích ao nuôi cá tra bị bỏ trống và 40% số hộ nuôi tôm bỏ trống ao. Chính điều đó đã tác động đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của vùng. Kim ngạch xuất khẩu của vùng giảm xuống còn 2,15 tỷ USD giảm 0,35 tỷ USD so với năm 2008, tỷ lệ giảm 14%. Năm 2010, ngành thủy sản vùng có bước phát triển mạnh góp phần nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 4,95 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt 2,5 tỷ USD tăng 350 triệu USD so với năm 2009 và tỷ lệ tăng 16,28%. 2.5 Doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL 2.5.1 Số lượng các doanh nghiệp Năm 2003, ĐBSCL chỉ có 83 nhà máy, tổng công suất thiết kế là 444464 tấn/năm nhưng chế biến thực tế chỉ 222569 tấn, đạt 50,1% công suất thiết kế. Từ năm 2004 đến năm 2009, số nhà máy tăng dần, từ 96 lên 193 nhà máy, tổng công suất thiết kế từ 496435 tấn/năm tăng lên 1,2 triệu tấn/năm. Nhưng suốt thời gian trên, do thiếu nguyên liệu trầm trọng nên mỗi năm tổng công suất chế biến thực tế của các nhà máy chỉ đạt từ 51,7% – 58,6% tổng công suất thiết kế. Hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển không ngừng trong thời gian qua ở ĐBSCL đã kéo theo sự phát triển và mở rộng số lượng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của vùng. Hiện nay ở ĐBSCL có 242 doanh nghiệp thủy sản. Trong đó, số lượng doanh nghiệp thủy sản tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Cà Mau, TP.Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang và Sóc Trăng. Số lượng các doanh nghiệp ở ĐBSCL theo tỉnh được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2: Số lượng các doanh nghiệp theo tỉnh ở ĐBSCL Theo biểu đồ trên số Doanh nghiệp Cà Mau dẫn đầu khu vực về số lượng doanh nghiệp với 35 doanh nghiệp, tiếp theo là TP. Cần Thơ (33), Kiên Giang (28) và Tiền Giang (24). Các tỉnh có số lượng doanh nghiệp ít là Vĩnh Long (4), Hậu Giang (5), Bến Tre (7) và Trà Vinh (8). Các doanh nghiệp thủy sản không phân bố đồng đều trong các tỉnh mà chủ yếu tập trung ở những tỉnh có sản lượng lớn. Nguyên nhân của hiện trạng trên là do đặc thù của mặt hàng thủy sản là khó vận chuyển, dễ hư hỏng và quy mô của hộ nuôi còn nhỏ lẻ khó tập trung. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở các tỉnh có sản lượng nhiều. Điều đó giúp doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc tìm nguồn nguyên liệu, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó những tỉnh này cũng có truyền thống về khai thác và nuôi trồng thủy sản nên các hoạt động hậu cần tốt hơn, giúp doanh nghiệp yên tâm hơn về chất lượng nguyên liệu đầu vào. Tất cả các tỉnh ĐBSCL đều có doanh nghiệp thủy sản, cho thấy hoạt động chế biến thủy sản của vùng đang phát triển mạnh mẽ. Vùng sẽ dần chuyển từ sản phẩm xuất khẩu sơ chế sang sản phẩm xuất khẩu chế biến, góp phần nâng cao giá trị của ngành thủy sản. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chế biến sẽ có nhiều thuận lợi hơn về thương hiệu, chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã. Biểu đồ 3: Tỷ trọng doanh nghiệp thủy sản theo tỉnh ở ĐBSCL Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp là những địa phương có số doanh nghiệp chiếm 59,92% tổng số doanh nghiệp chế biến thủy sản toàn vùng. Tuy nhiên, do phát triển quá nóng trong khi nguồn nguyên liệu có hạn, các doanh nghiệp chế biến lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu triền miên. Trong năm 2010 nguồn nguyên liệu chỉ đáp ứng công suất khoảng 79% công suất cho các doanh nghiệp. 2.5.2 Chất lượng của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL không chỉ mở rộng số lượng mà còn nâng cao cao chất lượng. Doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực để đưa thủy sản đồng bằng tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp đã có sự liên kết với nhau thông qua Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tham gia đăng ký quản lý chất lượng thủy sản tại NAFIQAD. Hiện nay số lượng các doanh nghiệp ở ĐBSCL được phép xuất khẩu sang các thị trường EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên Bang Nga và Braxin dần ổn định. BẢNG 7: SỐ DOANH NGHIỆP Ở CÁC TỈNH ĐBSCL ĐƯỢC PHÉP XUÁT KHẨU SANG MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG  TT  Tỉnh EU Hàn Quốc Trung Quốc Liên Bang Nga Braxin 1 Long An 8 10 10 0 0 2 Bến Tre 6 7 7 2 0 3 Tiền Giang 19 24 24 2 9 4 Sóc Trăng 16 17 17 0 0 5 Cà Mau 30 35 35 1 0 6 Bạc Liêu 13 21 21 1 0 7 Đồng Tháp 19 22 22 2 12 8 Cần Thơ 30 33 33 3 22 9 Hậu Giang 5 5 5 0 2 10 Vĩnh Long 2 4 4 1 0 11 Trà Vinh 5 8 8 0 2 12 An Giang 17 21 21 2 13 13 Kiên Giang 20 27 27 4 7 Tổng 190 234 234 18 67 Nguồn: NAFIQAD Theo đó, số lượng doanh nghiệp của ĐBSCL có thể xuất sang thị trường EU là 190 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 78,51% tổng số doanh nghiệp của toàn vùng. Ở thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc thì yêu cầu về sản phẩm không quá khắt khe như thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản nên số lượng các doanh nghiệp được phép xuất sang thị trường này nhiều. Tổng số doanh nghiệp được phép xuất sang thị trường này là 234, chiếm tỷ lệ 96,7%. Qua đó, gần như toàn toàn bộ các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL đều được phép xuất sang thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc. Thị trường Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam. Tuy nhiên yêu cầu về chất lượng của hai thị trường này khá cao. Vì vậy tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật trong thời gian tới đều phải bị kiểm tra hóa chất trong sản phẩm. Toàn vùng có 18 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang Liên Bang Nga, chiếm tỷ lệ 7,43% tổng số doanh nghiệp và có 67 doanh nghiệp được phép xuất sang thị trường Braxin, tỷ lệ 27,69% tổng số doanh nghiệp toàn vùng. Đây là những thị trường mới, còn rất nhiều tiềm năng. Bên cạnh những doanh nghiệp đạt chuẩn để xuất khẩu vào thị trường các nước, thì vấn nạn bơm tạp chất vào sản phẩm vẫn còn xảy ra ở một số doanh nghiệp. Qua đó ảnh hưởng đến uy tín của thủy sản Việt Nam cũng như thủy sản của vùng. Trang thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật của các doanh nghiệp cũng cần được cải tiến và không ngừng nâng cao chất lượng. Doanh nghiệp phải đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý chất lượng một cách khoa học trong thời gian tới. Phân tích ma trận SWOT Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản ĐBSCL: STRENGTHS: ĐIỂM MẠNH - Điều kiện tự nhiên thuận lợi - Nguồn nguyên liệu lớn - Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ - Chi phí sản xuất thấp - Giá thành sản phẩm thấp so với thế giới - Có nhiều doanh nghiệp thủy sản WEAKNESS: ĐIỂM YẾU - Sản phẩm chủ yếu là sơ chế - Quy mô doanh nghiệp nhỏ - Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu - Sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chưa tốt - Chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất - Thiếu kinh nghiệm về thương mại quốc tế OPPORTUNITIES:CƠ HỘI - Nhu cầu thủy sản thế giới ổn định - Gia nhập WTO, ASEAN, APEC. - Thị trường ngày càng mở rộng - Hổ trợ của chính phủ trong tương lai THREATS: THÁCH THỨC - Yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao - Cạnh tranh không lành mạnh - Ô nhiễm môi trường - Các tiêu chuẩn quốc tế - Rào cản thuế quan - Các vụ kiện chống phá giá - Thương hiệu ĐIỂM MẠNH: -Đồng Bằng Sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống sông ngòi dày đặc, có 8/13 tỉnh giáp biển và nằm ở hạ nguồn hệ thống sông MeKong. Vì vậy, vùng có nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú và dồi dào . Năm 2009, cả vùng có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 738,34 nghìn ha với tổng sản lượng là 2804168,78 tấn. Hai loài thủy sản xuất khẩu chủ lực của vùng là tôm và cá tra. Nguồn nước do hệ thống sông MeKong cung cấp đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc nuôi cá tra. Bên cạnh con cá tra thì tôm cũng là sản phẩm thủy sản quan trọng của vùng. ĐBSCL có 8/13 tỉnh giáp biển do đó việc khai thác và nuôi tôm khá thuận lợi. Các doanh nghiệp thủy sản có thể cung cấp sản phẩm cho thị trường rộng lớn, tạo ra thế mạnh về nguồn cung sản phẩm. -Trong năm 2009, số lao động Nông Lâm Thủy sản trong độ tuổi của vùng là 10045,82 nghìn người chiếm tỷ lệ 76,61% tổng số lao động trong độ tuổi trên địa bàn và chiếm tỷ lệ 58,36% dân số toàn vùng. Chính nguồn lao động dồi dào đã tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã tận dụng được nguồn nhân lực này để phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do lĩnh vực chế biến thủy sản chủ yếu cần nhiều nguồn lao động phổ thông nên rất phù hợp với điều kiện của vùng. Nguồn lao động này giá rẻ và chi phí đào tạo, quản lý thấp nên các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí. Từ đó, Giá thành sản thủy sản của vùng thấp so với thế giới.. ĐIỂM YẾU: -Quy mô các doanh nghiệp thủy sản của vùng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, chưa tạo được thế mạnh trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Công nghệ, trang thiết bị và hệ thống phục vụ cho quá trình chế biến của cá nhà máy chưa theo kịp yêu cầu về chất lượng. Việc kiểm định và giám sát chất lượng thủy sản trong vùng còn nhiều hạn chế, chưa kiểm soát được hoàn toàn từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến khi cung ứng ra ngoài thị trường. Do đó, chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất và thường xuyên bị thị trường các nước kiểm tra kháng sinh hóa chất, gây cản trở trong hoạt động xuất khẩu. - Sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau chưa tốt. Đây là điểm yếu quan trọng mà vùng cần khắc phục dể có thể chủ động được nguồn cung và ổn định giá cả thủy sản trên thị trường. Trong những năm qua vẫn chưa có sự thống nhất giữa người nông dân và doanh nghiệp. Vì vậy việc các nhà máy thường thiếu nguyên liệu, giá cả biến động khó kiểm soát thường xuyên xảy ra. - Các danh nghiệp xuất khẩu thủy sản của vùng còn thiếu kinh nghiệm về thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp luôn gặp khó trong các vụ kiện cũng như tranh chấp quốc tế. Vì chưa có đủ kiến thức về thương mại quốc tế nên khi xảy ra tranh chấp chúng ta thường thua thiệt. CƠ HỘI: - Trong tương lai nhu cầu thủy sản của thị trường thế giới là ổn định. Chính điều đó là cơ hội lớn cho hoạt dộng xuất khẩu thủy sản của vùng ĐBSCL tiếp tục phát triển và tăng trưởng. -Việt Nam đã là thành viên của WTO, ASEAN, APEC. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản đẩy mạnh xuất khẩu ra toàn thế giới. Là thành viên của những tổ chức này mặt hàng thủy sản sẽ có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu vào thị trường các nước. - Trong tương lai mặt hàng thủy sản của vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục vươn xa ra những thị trường tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác. Hiện nay, sản phẩm của vùng đã đáp ứng được một số tiêu chuẩn của những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật, Nga … Đó là cơ sở để chúng ta tiếp cận với những thị trường tiềm năng khác. - Chính Phủ đã có đề ra chiến lược phát triển thủy sản cho vùng đến năm 2020. Qua đó, Chính Phủ sẽ có hỗ trợ tích cực cho hoạt động của ngành thủy sản ở ĐBSCL. Đây là cơ hội lớn để thủy sản của vùng vươn xa. THÁCH THỨC: - Thách thức lớn nhất đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng là yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Trong tương lai nhu cầu về an toàn và chất lượng là hai yếu tố quyết định đến hoạt động xuất khẩu. Sản phẩm thủy sản không những phải nâng cao chất lượng mà giá cả còn phải cạnh tranh và có nhiều ưu thế thì mới có thể phát triển. - Cạnh tranh không lành mạnh cũng là một thách thức không nhỏ đối với thủy sản Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan được hưởng những ưu đãi thuế quan làm cho sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam bị yếu đi. - Hoạt động chế biến, nuôi trồng thủy sản nếu không kiểm soát tốt sẽ tác động xấu đến môi trường. Việc tác động xấu đến môi trường có thể làm cản trở sự phát triển của ngành trong tương lai, dễ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến sản lượng nuôi trồng. Từ đó, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sẽ gặp nhiều khó khăn. - Các tiêu chuẩn quốc tế, rào cản thuế quan, các vụ kiện chống phá giá cũng sẽ là những thách thức cực kỳ lớn đối với sự phát triển của hoạt động xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL trong tương lai. Thị trường các nước ngày càng quan tâm đến việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Từ đó sản phẩm thủy sản phải đạt những tiêu chuẩn về GLOBAL GAP, BMP, CoC, HACCP,…thì mới có thể thâm nhập được thị trường này. Bên cạnh đó chính sách bảo hộ của các nước phát triển đối với thủy sản trong nước cũng gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Họ sẽ thiết lập một hàng rào thuế quan, tăng cường kiểm soát và đưa ra các vụ kiện để bảo vệ mặt hàng thủy sản trong nước. Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL Cơ sở đề ra giải pháp 3.1.1 Chiến lược ngành thủy sản đến năm 2020 đối với Vùng ĐBSCL của Chính phủ Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu. Chuyển một phần diện tích nuôi thủy sản quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn mới (GAP, BMP, CoC) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Trước mắt, tập trung áp dụng và nhân rộng tiêu chuẩn GlobalGAP đối với công nghiệp sản xuất cá tra. Phát triển các mô hình nuôi trên biển và ven các đảo. Đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, cá tra, basa, tôm chân trắng, cá rô phi, nhuyễn thể, cá biển, tôm càng xanh, cá thác lác, cá bống tượng và các loài thủy sản đặc thù, bản địa của đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển thủy sản theo hướng bền vững, tăng cường hoạt động nghiên cứu thủy sản, thay đổi phương thức đánh bắt thủy sản từ ven bờ sang xa bờ, đẩy mạnh phát triển hai loài chủ lực là tôm và cá tra, nâng cấp và phát triển hệ thống hậu cần nghề cá, cơ sở đóng tàu. 3.1.2 Từ thực trạng xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL Từ thực trạng xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL cho thấy tuy vùng đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng ngành xuất khẩu thủy sản vẫn còn nhiều vướng mắt và khó khăn. ĐBSCL có tiềm năng và lợi thế khá lớn về thủy sản nhưng vùng vẫn chưa khai thác hết những lợi thế của mình. Thị trường xuất khẩu vẫn còn nhiều rủi ro, rào cản và gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Từ đó, người nuôi cũng gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy cần có những giải pháp để hướng đến việc phát triển mạnh hơn hoạt động xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL 3.2.1 Giải pháp từ sản phẩm (Product) Đối với sản phẩm thủy sản ĐBSCL, cần tạo uy tín sản phẩm trên thị trường quốc tế thông qua việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm đến bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, chú trọng kiểu dáng, sử dụng hệ thống tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của sản phẩm thủy sản cần thực hện chiến lược hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng sản phẩm: -Tập trung cải tiến để sản phẩm có thêm tính năng, công dụng mới. -Nâng cao hiệu suất, công suất của công dụng hiện có. -Khai thác các thuộc tính khác của sản phẩm để làm thỏa mãn người tiêu dùng. -Nâng cao chất lượng sản phẩm trong mối quan hệ với mức giá thích hợp trên thị trường. 3.2.2 Giải pháp từ giá cả (Price) Các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL cần có chiến lược giá linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường. Hiện nay, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh chiến lược giá hướng ra thị trường: -Quan tâm đến thị hiếu của khách hàng, khai thác tiềm năng thị trường và lưu ý đến viêc đối phó với đối thủ cạnh tranh. -Chiến lược giá ban đầu khi thâm nhập thị trường, giá thấp để phát triển thị trường và gia tăng thị phần. -Chiến lược giá cạnh tranh trực tiếp với đối thủ. -Có thể tiếp tục giữ giá hay giảm giá nhẹ. 3.2.3 Giải pháp từ nơi phân phối (Place) Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối hiện có. Xây dựng cac kênh phân phối đảm bảo các tiêu chuẩn: -Tiêu chuẩn kinh tế: mức tiêu thụ nhiều, chi phí lưu thông thấp, mức hao hục rủi ro thấp. -Tiêu chuẩn kiểm soát: dễ theo dõi, kiểm tra chặt chẽ chung của cả hệ thống phân phối. -Tiêu chuẩn thích nghi: linh hoạt, dễ dàng thay đổi để thích nghi với điều kiện mới -Thường xuyên đánh giá hiệu quả kênh phân phối thông qua: kênh chuyền tải được đa số lượng hang hóa, có tương đối ít thành viên trung gian, tiết kiệm chi phí Marketing, tỷ lệ thiệt hại rủi ro thấp. Từ đó có sự thay đổi linh hoạt kênh phân phối. -Đảm bảo kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản trong từng giai đoạn của kênh phân phối. Kênh phải đảm bảo được việc truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm và hiệu quả. 3.2.4 Giải pháp từ hoạt động xúc tiến thương mại (Promotion) Hiện nay nước ta đã hội nhập với nền kinh tế toàn cầu thì thị trường là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp và hoạt động của ngành. Hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ tổ chức ở chiều rộng mà còn phải tiến hành theo chiều sâu. Các doanh nghiệp cần phân tích, tìm hiểu đặc điểm, tính chất của thị trường xuất khẩu, thông qua việc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm. Cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và thâm nhập vào những thị trường mới, tiềm năng. Song song đó doanh nghiệp cần kết hợp với Nhà nước và cơ quan chức năng tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Phối hợp linh hoạt và hiệu quả cả bốn nội dung chiêu thị cơ bản: Quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng cá nhân, tuyên truyền/quan hệ công chúng. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Xuất khẩu thủy sản là ngành có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL. Tiềm năng và lợi thế về thủy sản của vùng là vô cùng lớn. Đây là vùng đứng đầu cả nước về sản lượng thủy sản cũng như kim ngạch xuất khẩu thủy sản . Sản lượng khai thác và nuôi trồng hàng năm đều tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Sản lượng thủy sản xuất khẩu của vùng năm 2010 đạt 650 nghìn tấn, đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn trên 2,5 tỷ USD cho đất nước. Xuất khẩu thủy sản góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho vùng, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra. Thị trường xuất khẩu của vùng đã được mở rộng đi nhiều nước. Trong đó những thị trường lớn là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN. Thủy sản của vùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trên thị trường thế giới do yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế, rào cản thương mại, chính sách bảo hộ... Qua đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến sản lượng cũng như kim ngạch thủy sản của vùng. Toàn vùng hiện nay có 242 doanh nghiệp thủy sản. Các doanh nghiệp đã dần tiến hành đổi mới công nghệ, tự chủ nguyên liêu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do phát triển quá nhanh nên các doanh nghiệp thường xuyên lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu, hoạt động dưới công suất thiết kế. Các doanh nghiệp chưa liên kết chặt chẽ với nhau, làm cho việc tranh giành nguyên liệu vẫn xảy ra, đẩy giá nguyên liệu lên cao và khó kiểm soát. Bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm thì vùng vẫn có một số doanh nghiệp bơm tạp chất vào sản phẩm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Kiến nghị 2.1 Kiến nghị đối với Cơ quan Nhà nước Nhà nước giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản ở ĐBSCL. Vì vậy Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa chính sách quản lý xuất khẩu thủy sản. Qua đó điều tiết các hoạt động của ngành giúp ngành phát triển đúng hướng. Nhà nước sẽ là nhân tố chính trong việc giúp các doanh nghiệp tìm hiểu và tiếp cận với thị trường thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động quốc tế về thủy sản. Nhà nước có đủ công cụ để hỗ trợ người nuôi, người khai thác phát triển sản xuất đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra và thực thi tốt các chính sách quản lý và đầu tư cho ngành thủy sản ơ ĐBSCL. Chính sách khuyến khích xuất khẩu, tỷ giá, thuế suất,… sẽ có tác dộng mạnh đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. 2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Các doanh nghiệp xuất khẩu cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật và liên kết lại với nhau. Để hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng ĐBSCL tiếp tục phát triển và mở rộng thì hoạt động xúc tiến thương mại giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật. Các doanh nghiệp ở ĐBSCL phải liên kết chặt chẽ lại với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, ổn định nguồn nguyên liệu và phát triển hoạt động xuất khẩu bền vững. 2.3 Kiến nghị đối với hộ sản xuất Người nuôi cần thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục phát triển các mô hình hợp tác xã thủy sản, trang trại thủy sản để người nuôi nâng cao trình độ và đăng ký quản lý tốt hơn. Người nuôi giữ vai trò quyết định đến chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản. Người nuôi cần nhận thấy rõ ý nghĩa của chất lượng sản phẩm đối với sự sống còn của ngành. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Lưu Thanh Đức Hải, 2007, Marketing ứng dụng ( Trong sản xuất kinh doanh thương mại – dịch vụ), Nhà xuất bản thống kê. - Võ Thị Thanh Lộc, 2010, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu (Ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội), NXB Đại học Cần Thơ. - - - - MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Khái quát phương pháp tiến hành đề tài 2 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2 2.2 Phạm vi nghiên cứu 2 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN 4 1.1.Đặc điểm của sản phẩm thủy sản 4 1.2.Tình hình chung của thủy sản thế giới 4 1.3. Tiềm năng và thế mạnh về thủy sản Việt Nam 6 Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL 7 2.1. Thị trường xuất khẩu thủy sản 7 2.2 Sản lượng thủy sản ở ĐBSCL 7 2.3 Sản lượng thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL 11 2.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL 12 2.5 Doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL 13 2.6 Phân tích ma trận SWOT 17 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL 21 3.1 Cơ sở đề ra giải pháp 21 3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL 21 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 1. Kết luận 24 2. Kiến nghị 24 2.1 Kiến nghị đối với Cơ quan Nhà nước 24 2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 25 2.3 Kiến nghị đối với hộ sản xuất 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_2011_5154.doc
Tài liệu liên quan