Chuyên đề Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành tỉnh Nam Định

- Đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông-lâm-thuỷ sản đặc biệt là công trình thuỷ lợi, đường giao thông, các cơ sở sản xuất giống cây trồng vật nuôi. Hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư dịch vụ trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. - Đề nghị Tỉnh tiếp tục đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, tỉnh có quyết định cụ thể áp dụng ở địa phương để khuyến khích nông dân đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở phát huy cao độ các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế xã hội. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp đề ra nhất định Đảng, chính quyền và nhân dân Nam Định sẽ đưa kinh tế nông nghiệp sang trạng thái cân đối mới-một cơ cấu mới hợp lí và hiệu quả cao hơn.

doc86 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề lớn phải có biện pháp xử lí sớm. 3.3. Nguyên nhân Thời tiết diễn biến phức tạp, bão lũ hạn hán vẫn thường xuyên đe doạ, giá cả đầu vào của sản xuất vẫn leo thang nhất là vật tư nông nghiệp và nhiên liệu. Thị trường trong nước và quốc tế có những biến động khó lường. Một số chính sách kinh tế xã hội đối với nông nghiệp chậm được đổi mới. Một bộ phận cán bộ, bà con nông dân còn nếp suy nghĩ và làm ăn cũ không chuyển biến thích nghi kịp thời với cơ chế thị trường chưa nắm bắt và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, sự năng động sáng tạo còn hạn chế. Việc chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa được các huyện thành phố quan tâm đúng mức, chưa có giải pháp thích hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Chưa chuyển biến nhanh về nhận thức sản xuất hàng hoá từ lãnh đạo đến hộ nông dân còn mang nặng tư tưởng bao cấp và sản xuất tiêu thụ tại chỗ không có vùng sản xuất lớn và cũng chưa khuyến khích được trang trại quy mô lớn phát triển Nông sản hàng hoá chất lượng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa có môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vốn vào kinh doanh ở lĩnh vực nông-lâm nghiệp của tỉnh. Công tác quản lí Nhà nước về thị trường giống cây, giống con, thuốc bảo vệ …còn nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đặc biệt là công trình thuỷ lợi được xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp. Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ chưa đảm bảo phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhất là giao thông và thủy lợi ở các vùng nguyên liệu. Trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tuy đã được chú trọng nhưng vẫn còn ở mức thấp so với yêu cầu phát triển đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Do vậy chi phí sản xuất còn cao, chất lượng sản phẩm còn thấp, giá trị hàng hoá không cao. Một số nơi tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất còn chậm hiệu quả chưa cao. Tiềm năng kinh tế biển khai thác chưa nhiều, đầu tư khai thác tiềm năng kinh tế biển chưa lớn và chưa đồng bộ, giá trị sản xuất kinh tế biển còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông-lâm-thuỷ sản chậm chuyển đổi để thích ứng với yêu cầu của thị trường. Nguồn lao động hầu như chưa được đào tạo trước đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh của khoa học công nghệ. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010 I. PHƯƠNG HƯỚNG Tiếp tục xây dựng nền sản xuất hàng hóa bền vững có năng suất chất lượng có sức cạnh tranh và phát triển với tốc độ cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao tính hiệu quả gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh hơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và với thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ mới, trước hết là công nghệ sinh học. Phát động mạnh mẽ phong trào thi đua trong nông nghiệp, có nhiều cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha và hộ thu 50 triệu đồng/năm. Không ngừng tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác quản lí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và chính sách nông nghiệp. Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu đến năm 2010: + Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 2,82% + Cơ cấu giá trị sản xuất: trồng trọt 59% chăn nuôi và dịch vụ 41% + Tổng diện tích cây hàng năm 209.200 ha Trong đó: Diện tích trồng lúa 145.000 ha Diện tích cây công nghiệp hàng năm 18.800 ha Diện tích cây rau đậu 26.800 ha + Năng suất lúa cả năm: trên 123 tạ/ha + Sản lượng lương thực trên 90 vạn tấn + Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác 39-40 triệu đồng + Tổng đàn lợn :1.000.000 con Trong đó trọng lượng thịt hơi xuất chuồng 100.000 tấn Thịt lợn xuất khẩu 6000-8000 tấn + Đàn trâu bò: 56000 con + Đàn gia cầm 8,5 triệu con + Diện tích rừng tập trung 250 ha + Tỷ lệ dân dùng nước sạch hợp vệ sinh 87% + Kim ngạch hàng nông sản xuất khẩu 9 triệu USD -Đối với nông nghiệp Trồng trọt giảm dần và chăn nuôi tăng lên trở thành ngành chính nhưng giá trị tuyệt đối của trồng trọt và chăn nuôi đều tăng. Trong trồng trọt mũi nhọn vẫn là cây lương thực trong đó cây lúa vẫn là chủ yếu và Nam Định là một tỉnh trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó phải chuyển dần 1 phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu, cây công nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản mà giá trị kinh tế cao hơn. Coi trọng việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất lúa gạo hàng hóa chuyển mạnh sang sản xuất lúa gạo chất lượng cao gắn với chế biến và tiêu thụ. Đẩy mạnh sản xuất ngô, sắn đáp ứng yêu cầu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Phát triển mạnh cây trồng có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu lớn. Mở rộng sản xuất cây trồng thay thế nhập khẩu. Giảm dần diện tích trồng lúa chuyển sang đa dạng hoá cây trồng và nuôi trồng thủy hải sản. Chăn nuôi: đẩy mạnh chăn nuôi lợn đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. Nâng cao chất lượng thịt bò, đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm để lấy thịt và trứng. Ổn định và từng bước phát triển đàn lợn sữa tham gia chương trình xuất khẩu. Đa dạng hoá đàn gia súc, gia cầm. Khuyến khích chăn nuôi trang trại quy mô vừa và nhỏ hình thành vùng chăn nuôi gia súc gia cầm xuất khẩu. Chuyển chăn nuôi tận dụng sang quy trình chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. -Đối với lâm nghiệp:tăng sản lượng trồng và nuôi rừng tương ứng với khai thác gỗ và lâm sản. Đặc biệt phục vụ nhu cầu sản xuất giấy và chế biến gỗ góp phần giữ vững cân bằng sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững. Tiếp tục triển khai trồng rùng phòng hộ ven biển, trồng cây phân tán và cải tạo vườn tạp thành vừơn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. - Đối với thủy sản: Là ngành kinh tế mũi nhọn có lợi thế phát triển nhất. Vì thế cần duy trì sản lượng khai thác ở mức cho phép, tăng sản lượng nuôi trồng tương đương sản lượng khai thác. 1. Phương hướng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản đến năm 2010 theo giá cố định Bảng 16: Cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản năm 2010 Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Số lượng Cơ cấu% Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 4.677.300 100 1 Giá trị sản xuất ngành NN Triệu đồng 3.738.549 79,93 2 Giá trị sản xuất ngành LN Triệu đồng 29.500 0,63 3 Gía trị sản xuất ngành TS Triệu đồng 909.251 19,44 Phòng kế hoạch tổng hợp Dự kiến đến năm 2010 tổng GTSX nông-lâm-thuỷ sản đạt 4.677.300 triệu đồng tăng 1.178.131 triệu đồng so với năm 2005. Mặc dù chuyển đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản nhưng ngành nông nghiệp vẫn giữ vị trí chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng GTSX ngành nông-lâm-thuỷ sản. Ngành nông nghiệp GTSX đến năm 2010 đạt 3.738.549 triệu đồng chiếm 79,93%. Ngành lâm nghiệp GTSX đạt 29.500 triệu đồng chiếm 0,63%. Ngành thuỷ sản GTSX đạt 909.251 triệu đồng chiếm 19,44%. 2. Phương hướng phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2010 Bảng 17: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Số lượng Cơ cấu % Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 3.738.549 100 1 Trồng trọt Triệu đồng 2.425.634 64,88 - Cây lương thực Triệu đồng 1.494.360 61,61 + Cây lúa Triệu đồng 1.425.280 95,38 + Cây ngô Triệu đồng 69.080 4,62 - Cây chất bột lấy củ Triệu đồng 30.201 1,25 - Cây công nghiệp hàng năm Triệu đồng 178.075 7,34 - Cây thực phẩm Triệu đồng 455.498 18,78 - Cây hàng năm khác Triệu đồng 30.000 1,24 - Cây lâu năm Triệu đồng 147.500 6,08 - sản phẩm phụ trồng trọt Triệu đồng 90.000 3,71 2 Chăn nuôi Triệu đồng 1.197.915 32,04 - Gia súc Triệu đồng 854.605 71,34 - Gia cầm Triệu đồng 147.914 12,35 - Chăn nuôi khác Triệu đồng 5.000 0,42 - Sản phẩm phụ chăn nuôi và sản phẩm phụ không qua giết thịt Triệu đồng 190.396 15,89 3 Dịch vụ Triệu đồng 115.000 3,08 Phòng kế hoạch tổng hợp Nông nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo không những đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm mà còn có sản phẩm xuất khẩu. Trong những năm tới ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp. Dự kiến GTSX ngành nông nghiệp đến năm 2010 đạt 3.738.549 triệu đồng tăng 777.113 triệu đồng so với năm 2005. Trong đó giảm tỷ trọng ngành trồng trọt xuống còn 64,88%, chăn nuôi tăng lên 32,04%. Tiếp tục tăng tỷ trọng GTSX cây công nghiệp hàng năm, rau đậu các loại và cây trồng khác, giảm dần tỷ trọng cây chất bột lấy củ Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt Dự kiến GTSX ngành trồng trọt đến năm 2010 đạt 2.425.634 triệu đồng tăng 479.433 triệu đồng so với năm 2005. Trong trồng trọt mũi nhọn vẫn là cây lương thực, lúa là chủ yếu. Dự kiến GTSX cây lương thực đạt 1.494.360 triệu đồng tăng 212.652 triệu đồng so với năm 2005, GTSX của ngô dự kiến tăng đạt 69.080 triệu đồng. Tiếp tục tăng tỷ trọng GTSX cây công nghiệp hàng năm, rau đậu các loại và cây trồng khác, giảm dần tỷ trọng cây chất bột lấy củ, cây ăn quả. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Dự kiến GTSX ngành chăn nuôi đến năm 2010 đạt 1.197.915 triệu đồng chiếm 32,04% tăng 285.225 triệu đồng so với năm 2005. Trong đó chủ yếu là gia súc dự kiến đạt 854.605 triệu đồng tăng 209.146 triệu đồng so với năm 2005, chiếm 71,34 % GTSX ngành chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm dự kiến đạt 147.914 triệu đồng chiếm 12,35%, chăn nuôi khác như ngựa, dê, chó…cũng tăng dự kiến đạt 6.529 triệu đồng, sản phẩm không qua giết thịt và sản phẩm phụ chăn nuôi tăng, dự kiến đạt 190.396 triệu đồng tăng 24.704 triệu đồng so với năm 2005. Để thúc đẩy ngành nông nghiệp đạt mức như dự kiến ngành dịch vụ nông nghiệp cần phấn đấu đến năm 2010 đạt 115.000 triệu đồng tăng 12.455 triệu đồng so với năm 2005. 2.1 Phương hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2010 Bảng 18: Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Số lượng Cơ cấu % Diện tích các loại cây trồng Ha 215.890 100 I Diện tích gieo trồng cây hàng năm Ha 209.100 96,85 1 DT cây lương thực cóhạt Ha 156.000 74,61 2 DT cây chất bột Ha 5.600 2,68 3 DT rau đậu các loại Ha 26.700 12,77 4 DT cây công nghiệp ngắn ngày Ha 18.800 9 5 DT cây hàng năm khác Ha 2.000 0,95 II Diện tích gieo trồng cây lâu năm Ha 6.790 3,15 1 Cây ăn quả Ha 5.590 82,33 - Cam, quýt, bưởi Ha 1.500 26,83 - Nhãn, vải Ha 700 12,52 - Cây ăn quả khác Ha 3.390 60,65 2 Cây lâu năm khác Ha 1.200 17,67 Phòng kế hoạch tổng hợp Trồng trọt là ngành sản xuất quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Dự kiến quy mô cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt hợp lí là rất cần thiết. Diện tích cây trồng đến năm 2010 đạt 215.890 ha tăng 8.984 ha so với năm 2005. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đến năm 2010 đạt 209.100 ha chiếm 96,85% tổng diện tích các loại cây trồng. Trong đó cây lương thực có diện tích chiếm chủ yếu đến năm 2010 giảm xuống còn 156.000 ha, chiếm 74,61%. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích cây rau đậu và cây ngắn ngày khác ngày càng tăng, còn diện tích cây chất bột ngày càng giảm dự kiến năm 2010 đạt 5.600 ha.Năm 2010 dự kiến cây công nghiệp ngắn ngày đạt 18.800 ha, cây rau đậu các loại đạt 26.700 ha. Diện tích gieo trồng cây lâu năm dự kiến năm 2010 đạt 6.790 ha, chiếm 3,15% tổng diện tích các loại cây trồng. Trong đó cây ăn quả chiếm tỷ trọng chủ yếu dự kiến đạt 5.590 ha chiếm 82,33% Bảng 19: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Số lượng Cơ cấu % Diện tích cây lương thực Ha 156.000 100 1 Diện tích lúa cả năm Ha 145.000 92,95 Năng suất Tạ/ha 61,43 Sản lượng Tấn 890.800 + Diện tích lúa đông xuân Ha 72.000 49,65 Năng suất Tạ/ha 71 Sản lượng Tấn 511.200 + Diện tích lúa mùa Ha 73.000 30,35 Năng suất Tạ/ha 52 Sản lượng Tấn 379.600 2 Diện tích ngô Ha 11.000 7,05 Năng suất Tạ/ha 40 Sản lượng Tấn 44.000 Phòng kế hoạch tổng hợp Dự kiến đến năm 2010 diện tích cây lương thực đạt 156.000 ha giảm 45.306 ha so với năm 2005. Tiếp tục giảm những diện tích lúa kém năng suất thay vào đó là diện tích cây lạc, đậu tương, rau đậu, nuôi trồng thuỷ sản đạt năng suất, sản lượng hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Trong đó chủ yếu là diện tích lúa dự kiến năm 2010 đạt 145.000 ha giảm 13.296 ha so với năm 2005, chiếm 92,95% tổng diện tích cây lương thực, năng lúa lúa ngày càng tăng dự kiến năm 2010 đạt 61,43 tạ/ha nhưng sản lượng lúa cả năm giảm dự kiến năm 2010 đạt 890.800 tấn. Dự kiến diện tích lúa đông xuân đạt 72.000 ha chiếm 49,65%, năng suất đạt 71 tạ/ha, sản lượng đạt 511.200 tấn giảm 36.471 tấn so với năm 2005; diện tích lúa mùa dự kiến đến năm 2010 đạt 73.000 ha chiếm 30,35% giảm 6.967 ha so với năm 2005, năng suất tăng dự kiến đạt 52 tạ/ha, sản lượng đạt 379.600 tấn ngày càng giảm. Dự kiến diện tích ngô năm 2010 tăng đạt 11.000 ha tăng 6.256 ha so với năm 2005, năng suất đạt 40 tạ/ha và sản lượng tăng dự kiến đạt 44.000 tấn. Như vậy trong diện tích cây lương thực thì diện tích lúa ngày càng giảm nhưng năng suất ngày càng cao, diện tích trồng ngô ngày càng tăng, năng suất và sản lượng cũng cao lên. Bảng 20: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây chất bột Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Số lượng Cơ cấu% Diện tích cây chất bột Ha 5.600 100 1 Diện tích khoai lang ha 4.000 71,43 Năng suất Tạ/ha 80 Sản lượng tấn 32.000 2 Diện tích sắn Ha 300 5,36 Năng suất Tạ/ha 77 Sản lượng Tấn 2.310 3 Diện tích cây chất bột khác Ha 1.300 23,21 Phòng kế hoạch tổng hợp Diện tích cây chất bột ngày càng giảm dự kiến năm 2010 đạt 5.600 ha, trong đó chủ yếu là diện tích cây khoai lang dự kiến đạt 4.000 ha chiếm tỷ trọng cao nhất 71,43% tổng diện tích cây chất bột giảm 153 ha so với năm 2005 nhưng năng suất của khoai lang ngày càng tăng dự kiến đạt 80 tạ/ha và sản lượng dự kiến đạt 32.000 tấn. Diện tích sắn ngày càng giảm dự kiến năm 2010 đạt 300 ha, năng suất đạt 77 tạ/ha và sản lượng là 2.310 tấn. Diện tích cây chất bột khác dự kiến đạt 1.300 ha. Bảng 21: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây thực phẩm Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Số lượng Cơ cấu % Diện tích cây thực phẩm Ha 26.700 100 1 Diện tích khoai tây Ha 6.000 22,47 Năng suất Tạ/ha 130 Sản lượng Tấn 78.000 2 Diện tích rau các loại Ha 19.800 74,16 Năng suất Tạ/ha 135 Sản lượng Tấn 268.839 3 Diện tích đậu các loại Ha 900 3,37 Năng suất Tạ/ha 16 Sản lượng Tấn 1.440 Phòng kế hoạch tổng hợp Diện tích cây thực phẩm ngày càng tăng dự kiến năm 2010 đạt 26.700 ha tăng 6.760 ha so với năm 2005. Trong đó chủ yếu là diện tích rau các loại chiếm tỷ trọng lớn 74,16% tổng diện tích cây thực phẩm, dự kiến diện tích đạt 19.800 ha, năng suất và sản lượng ngày càng tăng dự kiến năm 2010 đạt tương ứng 135 tạ/ha và 268.839 tấn. Diện tích đậu các loại giảm dự kiến đạt 900 ha giảm 155 ha so với năm 2005 chiếm 3,37% tổng diện tích cây thực phẩm, năng suất tăng dự kiến đạt 16 tạ/ha và sản lượng 1.440 tấn. Diện tích cây khoai tây ngày càng tăng lên dự kiến năm 2010 đạt 6.000 ha tăng 2.833 ha so với năm 2005, chiếm 22,47% ; năng suất và sản lượng khoai tây ngày càng tăng dự kiến đạt tương ứng 130 tạ/ha và 78.000 tấn tăng 33.875 tấn so với năm 2005. Bảng 22:Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Số lượng Cơ cấu % Diện tích cây công nghiệp hàng năm Ha 18.800 100 1 Diện tích đậu tương Ha 10.000 53,2 Năng suất Tạ/ha 20 Sản lượng Tấn 20.000 2 Diện tích cói Ha 200 1,06 Năng suất Tạ/ha 150 Sản lượng Tấn 3.000 3 Diện tích lạc Ha 8.000 42,55 Năng suất Tạ/ha 40 Sản lượng Tấn 32.000 4 Diện tích đay Ha 100 0,53 Năng suất Tạ/ha 50 Sản lượng Tấn 500 5 Diện tích cây công nghiệp khác Ha 500 2,66 Phòng kế hoạch tổng hợp Dự kiến đến năm 2010 diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng lên 18.800 ha tăng 8.100 ha so với năm 2005. Trong đó diện tích đậu tương chiếm tỷ trọng cao nhất dự kiến năm 2010 đạt 10.000 ha tăng 6.825 ha so với năm 2005, năng suất và sản lượng ngày càng tăng, năm 2010 dự kiến năng suất đạt 20 tạ/ha và sản lượng đạt 20.000 tấn. Diện tích lạc ngày càng tăng dự kiến năm 2010 đạt 8.000 ha tăng 1.558 ha so với năm 2005, năng suất lạc dự kiến đạt 40 tạ/ha tăng 4,73 tạ/ha so với 2005, sản lượng dự kiến đạt 32.000 tấn. Diện tích đay ngày càng giảm dự kiến năm 2010 đạt 100 ha giảm 113 ha so với năm 2005 nhưng năng suất tăng dự kiến đạt 50tạ/ha còn sản lượng giảm đạt 500.000 tấn. Diện tích cây công nghiệp khác như thuốc lào, mía, vừng… ngày càng giảm dự kiến đạt 500 ha. Vì thế cần tăng diện tích lạc và đậu tương giảm diện tích cói và đay, cây công nghiệp khác. 2.2. Phương hướng phát triển ngành chăn nuôi năm 2010 Bảng 23: Cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 1 Đàn trâu Con 6.000 2 Đàn bò Con 50.000 3 Tổng đàn lợn Con 890.000 Trong đó:lợn nái Con 170.000 Nái ngoại Con 10.000 4 Đàn gia cầm Nghìn con 8.500 Sản phẩm chăn nuôi + Thịt trâu bò Tấn 2.000 + Thịt gia cầm Tấn 12.000 + Thịt lợn Tấn 88.946 + Trứng 1000 quả 200.000 + Kén tằm Tấn 1.000 Phòng kế hoạch tổng hợp Tiếp tục phát huy thế mạnh về chăn nuôi của địa phương, áp dụng tích cực và hiệu quả một số thành tựu khoa học công nghệ đặc biệt là phát triển ưu thế giống lai. Trong chăn nuôi thì chăn nuôi gia súc là chủ yếu. Lợn là con nuôi chính dự kiến đến năm 2010 đạt 890.000 con tăng 115.025 con so với năm 2005. Đàn trâu có xu hướng giảm dự kiến năm 2010 đạt 6.000 con giảm 3.059 con so với năm 2005, đàn bò tăng dự kiến năm 2010 đạt 50.000 con tăng 11.033 con so với năm 2005. Tiếp tục tăng số lượng và sản lượng bò, lợn vì nó là nguồn cung cấp thực phẩm hấp dẫn đối người tiêu dùng đặc biệt là thịt bò. Gia cầm là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu rất cần thiết trong nhân dân. Dự kiến đến năm 2010 đạt 8500 nghìn quả tăng 3.101 nghìn quả so với năm 2005. Bên cạnh đó sản phẩm chăn nuôi dự kiến thịt trâu bò đạt 2.000 tấn tăng 482 tấn so với năm 2005, thịt gia cầm tăng dự kiến năm 2010 đạt 12.000 tấn, thịt lợn tăng dự kiến đến năm 2010 đạt 88.946 tấn tăng 82.926 tấn so với năm 2005. Sản lượng trứng tăng đạt 200.000 nghìn quả, kén tằm dự kiến đạt 1.000 tấn. 3. Phương hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2010 Bảng 24: Giá trị và cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Số lượng Cơ cấu % Giá trị sản xuất ngành LN Triệu đồng 29.500 100 1 Trồng và nuôi rừng Triệu đồng 4.000 13,56 2 Khai thác gỗ và lâm sản Triệu đồng 25.000 84,75 3 Dịch vụ LN Triệu đồng 500 1,69 Phòng kế hoạch tổng hợp Như phần thực trạng đã nêu, rừng và cây xanh có vai trò quan trọng. Nó không có năng suất sinh khối, năng suất kinh tế và hữu dụng cao như chắn sóng , phòng hộ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lấn biển mở rộng diện tích canh tác …mà còn làm đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu, cải tạo môi trường sinh thái. Với thực trạng ngành lâm nghiệp đã phân tích thì ngành lâm nghiệp chưa thực sự xứng đáng với vai trò quan trọng của nó. Những năm tới phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng GTSX trồng và nuôi rừng, giảm một cách tương đối tỷ trọng khai thác gỗ và lâm sản. Dự kiến đến năm 2010 GTSX ngành lâm nghiệp đạt 29.500 triệu đồng tăng 4.184 triệu đồng so với năm 2005. Dự kiến GTSX trồng và nuôi rừng năm 2010 đạt 4.000 triệu đồng , chiếm 13,56% GTSX ngành lâm nghiệp, tăng 21.316 triệu đồng so với năm 2005. GTSX khai thác gỗ và lâm sản dự kiến đạt 25.000 triệu đồng, chiếm 84,75% GTSX ngành lâm nghiệp 2.759 triệu đồng so với năm 2005. Để phát huy vai trò quan trọng của ngành lâm nghiệp, phát triển ngành dịch vụ lâm nghiệp là hết sức cần thiết trong quá trình phát triển ngành. Dự kiến đến năm 2010 GTSX ngành dịch vụ thuỷ sản đạt 500 triệu đồng, chiếm 1,69% tăng 207 triệu đồng so với năm 2005. Dự kiến sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 1 Trồng rừng tập trung Ha 250 2 Trồng cây phân tán Ha 1.000 3 Chăm sóc rừng Ha 250 4 Sản lượng củi khai thác Stre 20.000 5 Bảo vệ rừng Ha 3.150 Phòng kế hoạch tổng hợp Dự kiến đến năm 2010 trồng rừng tập trung đạt 250ha. Trồng cây phân tán giảm dự kiến đạt 1.000 ha. Diện tích chăm sóc rừng dự kiến đạt 250 ha. Tăng diện tích bảo vệ rừng lên đạt 3.150 ha, sản lượng củi khai thác dự kiến đạt 20.000 ster, tăng 5.807 ster so với năm 2005. 4. Phương hứơng phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 Bảng 25: Giá trị và cơ cấu giá trị ngành thủy sản Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Số lượng Cơ cấu % Gía trị sản xuất ngành TS Triệu đồng 909.251 100 1 Nuôi trồng thuỷ sản Triệu đồng 521.677 57,37 2 Khai thác thuỷ sản Triệu đồng 347.630 38,23 3 Dịch vụ thủy sản Triệu đồng 39.943 4,39 Phòng kế hoạch tổng hợp Tiếp tục phát huy thế mạnh của biển, tiềm năng của vùng đất ngập nước, nguồn nội lực dồi dào về lao động, sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế và nghề cá nhân dân, mở rộng hợp tác liên doanh trong nước và quốc tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng và các ngành kinh tế khác để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ngành thuỷ sản trên tất cả các lĩnh vực khai thác, chế biến, nuôi trồng và dịch vụ thủy sản sớm đưa ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế quan trọng trong những năm tới tăng công ăn việc làm và mức sống cho cộng đồng nghề cá đặc biệt sản phẩm thuỷ sản cho nhân dân tiêu dùng và tăng kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến năm 2010 GTSX ngành thuỷ sản đạt 909.251 triệu đồng tăng 396.834 triệu đồng so với năm 2005. Trong đó GTSX nuôi trồng thuỷ sản dự kiến năm 2010 đạt 521.677 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong GTSX ngành thủy sản tăng 240.623 triệu đồng so với năm 2005. GTSX khai thác thuỷ sản tăng dự kiến năm 2010 đạt 347.630 triệu đồng, chiếm 38,23% GTSX ngành thuỷ sản nhưng tỷ trọng giảm dần. GTSX dịch vụ thủy sản tăng dự kiến năm 2010 đạt 39.943 triệu đồng, chiếm 4,39%. Tỷ trọng ngành dịch vụ giữ mức ổn định. Như vậy cần tăng tỷ trọng GTSX nuôi trồng thuỷ sản, giảm tỷ trọng GTSX khai thác thuỷ sản một cách tương đối. II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU Để đạt được kết quả như trên thì tỉnh Nam Định cần mở rộng vụ đông trên đất 2 lúa, xây dựng mô hình 2 lúa vụ đông đạt 50 triệu đồng/ha và nhân ra diện rộng. Phát huy tối đa về tiềm năng điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và kinh nghiệm chăn nuôi, phát triển chăn nuôi tòan diện, đa dạng. Tiếp tục chuyển chăn nuôi tận dụng quy mô nhỏ sang chăn nuôi công nghiệp sản xuất hàng hoá, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật đặc biệt là công tác giống, thức ăn chăn nuôi…để đạt năng suất và hiệu quả cao trong chăn nuôi. Khai thác triệt để tiềm năng đất đai, tiếp tục chuyển 2.900 ha lúa sang trồng màu, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm, tập trung xây dựng những vùng lúa chất lượng cao, lúa đặc sản đảm bảo an ninh lương thực, tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. 1. Giải pháp về thị trường Sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định nằm trong sự vận động và phát triển kinh tế chung của cả nước. Hiện nay kinh tế thị trường nước ta vẫn còn chậm phát triển. Do nền kinh tế nước ta chưa đủ điều kiện tiền đề cho nền sản xuất hàng hoá, thị trường thường xuyên biến động không ổn định đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội.Do vậy chính sách thị trường được coi là một trong những chính sách hỗ trợ quan trọng cho các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực nông nghiệp. Hướng tác động của chính sách này phải hướng người nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh vào những lĩnh vực đã được lựa chọn và một trong chừng mực nào đó Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu ngành phù hợp với tiềm năng thực tế và gắn với hiệu quả đầu ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thành công hay không, tốc độ tăng nhanh hay chậm là do thị trường quyết định, ngược lại một cơ cấu hoàn hảo đến bao nhiêu nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu thị trường thì cơ cấu đó cũng là vô nghĩa. Bởi vậy muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải căn cứ vào thị trường, lấy thị trường làm nền tảng. Để mở rộng thị trường nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, các hộ nông dân cần phải chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy bên cạnh việc tổ chức hướng dẫn tư vấn kĩ thuật giúp cho người nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, sản xuất ra những loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường nhất là phải chú ý đến đầu tư nhằm tạo ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng tốt hơn để tăng thêm uy tín trên thị trường. Từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng quy mô sản xuất để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm Nhà nước cần tích cực tạo điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức thương mại quốc tế trên cơ sở kí kết các hợp đồng buôn bán nhằm tạo ra một thị trường có tính chất lâu dài và ổn định. Trên cơ sở đó định hướng khuyến khích các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh mà thị trường cần và hạn chế đếm mưc thấp nhất những sản phẩm hiệu quả kinh tế không cao. Việc tìm kiếm thị trường trong nước và ngoài nước phải được giải quyết ngày từ khâu tổ chức đầu tư chứ không phải đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. 2. Chính sách huy động vốn và quản lí sử dụng vốn đầu tư Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định nói riêng nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào việc giải quyết vốn đầu tư với 2 nội dung chủ yếu:chính sách khai thác huy động nguồn vốn và việc đầu tư sử dụng nguồn vốn. Đây chính là điều kiện tiền đề tạo ra cơ sở hạ tầng nông thôn-một điều kiện tiên quyết của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để đưa giống mới vào sản xuất, xây dựng các công trình thuỷ lợi, xây dựng mô hình chuyển đổi cánh đồng thu 50 triệu đồng/ha/năm…Quan điểm của Đảng ta giải quyết vấn đề vốn là “ điều chỉnh phân bố vốn và huy động thêm nhiều nguồn vốn cho nông-lâm-thuỷ sản. Có chính sách khuyến nông và trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết các khó khăn về vốn, về giá cả vật tư nông nghiệp, hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ sản phẩm”. Nhu cầu vốn trong những năm vừa qua và những năm sắp tới để phát triển nông nghiệp nói chung cũng như để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng hạn chế. Nếu chúng ta không chú ý giải quyết nhu cầu vốn đầu tư và từng bước tăng vốn đầu tư cho các ngành kinh tế nông nghiệp nhằm tạo một nền sản xuất đa dạng, phong phú phát triển nhanh chóng bền vững của đất nước nói chung và kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định nói riêng. Trong những năm đổi mới vừa qua nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đời sống kinh tế xã hội được cải thiện, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã đạt được những kết quả nhất định. Xong sự phát triển kinh tế và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định chưa phát triển với tốc độ nhanh, bền vững một phần do vốn đầu tư còn hạn hẹp hiệu quả sử dụng chưa cao. Để giải quyết vấn đề vốn cho quá trình phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định cần tập trung vào 2 nội dung cơ bản:khai thác huy động vốn và việc đầu tư sử dụng vốn hợp lí có hiệu quả. 3. Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ trong nông nghiệp Trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất kinh doanh mới có thể tạo ra những bước ngoạt mới, tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm và tìm ra những hướng mới về bố trí cơ cấu kinh tế tại các huyện trong tỉnh. Do vậy cần thiết phải đầu tư cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật đến người sản xuất, đến hộ nông dân và coi đây là tiền đề để sản xuất phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh hơn cần tập trung những mặt chủ yếu về công nghệ sinh học với những giống cây trồng con nuôi mới phục vụ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nông-lâm-thuỷ sản, kĩ thuật công nghệ sinh học mới bảo vệ kết quả sản xuất như việc phòng trừ dịch bệnh, công nghệ chế biến sau thu hoạch nhằm làm tăng giá trị sản phẩm, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Để khoa học kĩ thuật trở thành động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định cần:Huy động các nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển khoa học công nghệ. Nguồn vốn cho phát triển khoa học công nghệ ở nước ta vẫn trông chờ vào Nhà nước chưa phải là mối quan tâm của toàn xã hội. Vốn cho khoa học công nghệ là vấn đề cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia khi tiến hành công nghiệp hoá, đặc biệt với một số nước nghèo như nước ta. Việc đầu tư cho nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ mới vào các ngành sản xuất có những nét đặc thù riêng. Trong lĩnh vực nông nghiệp : thời gian gần đây được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh đã tập trung đầu tư mạnh khâu giống cây trồng và đã có bước đầu thành công trong việc sản xuất giống lúa lai, giống lạc, rau quả xuất khẩu., giống lợn ngoại, bò lai sinhd…các lĩnh vực khác cũng còn nhiều khó khăn. Để giải quyết khó khăn biện pháp khá phù hợp là đưa khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nam Định thông qua chương trình khuyến nông giúp các hộ nông dân hiểu rõ chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp. Trong lĩnh vực lâm nghiệp:cần tăng cường đầu tư trong kĩ thuật trồng, chăm sóc làm giàu rừng và quản lí bảo vệ rừng. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào xây dựng phát triển rừng phòng hộ ven biển. Trong lĩnh vực thuỷ sản: đề nghị Trung ương, các bộ và tỉnh ưu tiên đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ, tập trung các công trình trọng điểm như: chương trình điều tra cơ bản về môi trường nước ngọt, mặn, lợ vùng ven biển, vùng biển, về nguồn lợi thuỷ sản vùng vịnh bắc bộ và vùng ven biển thuộc bờ biển Nam Định; có chính sách hỗ trợ đề án nghiên cứu ứng dụng đưa khoa học và chuyển giao công nghệ mới trong mọi lĩnh vực; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng và phổ biến các thành tựu khoa học tiên tiến và công nghệ mới trong các lĩnh vực khai thác, chế biến, dịch vụ và nuôi trồng thuỷ sản; đẩy nhanh nghiên cứu các đề tài khoa học bảo vệ và cải thiện môi trường ven biển, các đề tài phòng trừ hữu hiệu các loại dịch bệnh; đưa khoa học công nghệ mới vào sản xuất thủy sản nhằm góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh thông qua chương trình khuyến ngư đáp ứng nhu cầu phát triển thuỷ sản. 4. Giải pháp về con người Tăng cừơng việc đào tạo và quản lí sử dụng đội ngũ cán bộ lao động để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp là khu vực có trình độ dân trí thấp so với thành thị nên khả năng kinh doanh trong cơ chế thị trường kém. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nam Định phần lớn do các hộ nông dân thực hiện. Với trình độ dân trí thấp đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, cán bộ kĩ thuật còn yếu dẫn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh diễn ra với một tốc độ chậm chạp khó khăn. Vì vậy cần thiết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lí có trình độ hiểu biết nhạy cảm với sản xuất kinh doanh làm nòng cốt cho địa phương để hướng dẫn cho cán bộ, nông dân, các tổ chức đoàn thể thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh sao cho có hiệu quả nhất. Đồng thời với việc làm đó việc bồi dưỡng nâng cao trình độ kinh doanh, nâng cao tư duy kinh tế cho người nông dân nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đối với cán bộ chủ chốt cần đào tạo cán bộ vững chắc về ngành, vững chắc về chính trị, am hiểu về pháp luật, giỏi về chuyên môn, năng động trong công việc. Đồng thời với quá trình này phải rà soát lại những cán bộ bị tha hoá biến chất, tham nhũng cửa quyền, ỷ nại…để từng bước làm sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo của ngành tạo lòng tin cho nhân dân đầu tư. 5. Tăng cường việc quản lí và sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển đổi kinh tế hộ nông dân từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá là một quá trình lâu dài khó khăn. Để thực hiện quá trình trên có hiệu quả diễn ra với tốc độ nhanh hơn đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó giải pháp về quản lí và sử dụng đất là một trong những giải pháp quan trọng vì ruộng đất đã tồn tại và gắn bó chặt chẽ với kinh tế hộ nông dân. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của ngành nông nghiệp, không một tư liệu sản xuất nào có thể thay thế được. Trong những năm đổi mới chúng ta đã xác lập được vai trò tự chủ của các hộ nông dân, ruộng đất đựơc giao khoán cho hộ nông dân sử dụng lâu dài và ổn định. Điều này đã thực sự khuyến khích các hộ nông dân yên tâm sản xuất, khơi dậy tính năng động trong sản xuất, gắn bó người nông dân với ruộng đất. Cần giải quyết đúng đắn quan hệ sở hữu sử dụng ruộng đất hợp pháp, hợp quy luật sẽ góp phần tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giải quyết tốt những vấn đề kinh tế xã hội đảm bảo công bằng xã hội xoá đói giảm nghèo. Vì thế cần tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất và thực sự trở thành yếu tố quan trọng của xu hướng sản xuất hàng hóa, để người nông dân yên tâm bỏ sức lao động và tiền vốn đầu tư vào sản xuất cải tạo đất đai. Thúc đẩy sự phân công lao động ở nông thôn và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả. Đảm bảo sự công bằng tôn trọng lịch sử không gây xáo trộn lớn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình nông nghiệp. Cần rà soát điều chỉnh lại quy hoạch vì quy hoạch nông nghiệp là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển của vùng. Rà soát bổ sung và điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp từ đó xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với căn cứ quy hoạch. Đây là giải pháp đầu tiên quan trọng nhất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí. 6. Các chính sách kinh tế xã hội Cần có biện pháp cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế chính sách phù hợp nhằm thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong đó đặc biệt thu hút các nhà kinh doanh trong và ngoài nước đầu tư vốn vào làm ăn trong nông nghiệp. Nam Định phải có chính sách tín dụng ưu đãi để kích thích nhân dân đầu tư phát triển sản xuất ổn định và lâu dài. Thực hiện tốt chiến lược dân số, chăm lo công tác giáo dục y tế, văn hoá, xã hội và không ngừng nâng cao trình độ dân trí ở mọi mặt. Làm tốt công tác xã hội như công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng chính sách xã hội. 7. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định thì vấn đề về cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp là một yếu tố không thể thiếu. Vì vậy rất cần sự đầu tư và hỗ trợ đầu tư thông qua các dự án để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn là nhân tố hết sức quan trọng góp phần hình thành các trung tâm, các tụ điểm giao lưu kinh tế và mở rộng sự trao đổi buôn bán, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nắm bắt được cơ hội của thị trường để tiến hành tổ chức sản xuất cung ứng các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm công trình thuỷ lợi, hệ thống giao thông ở nông thôn, các công trình trạm trại kĩ thuật. Giải pháp về đầu tư các công trình thủy lợi + Thuỷ nông: nắm vững quy luật diễn biến của thời tiết chủ động xây dựng kế hoạch khai thác tốt nguồn nứơc để đáp ứng yêu cầu sản xuất nhất là chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và đề án cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm; tập trung chỉ đạo nâng cấp các công trình đầu mối, nạo vét và kiên cố hệ thống kênh mương, tiếp tục xây dựng các dự án trình bộ phê duyệt và đầu tư; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong đó đặc biệt là công nghệ tin học quản lí và điều hành hệ thống thuỷ nông. + Công tác phòng chống lụt bão và quản lí đê điều: tu bổ nâng cấp những đoạn đê chưa đủ tiêu chuẩn. Cải tạo cứng hoá mặt đê xong ưu tiên trước những đoạn đê qua vùng dân cư, phối hợp các ngành và các huyện thành phố trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp công trình đê điều; ưu tiên làm kè ở những khu vực sông không còn bãi hoặc bãi sông hẹp; xây dựng hoặc sửa chữa một số cống quá niên hạn, cống ngắn và yếu; tăng cường quản lí Nhà nước về đê điều, giải toả những vi phạm pháp lệnh đê điều, ngăn chặn không để phát sinh những vi phạm mới; đầu tư trang thiết bị ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lí đê điều phòng chống lụt bão. Giải pháp nhằm đầu tư tăng cừơng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hệ thống các trạm trại kĩ thuật trong vùng: đầu tư cho các trung tâm sản xuất giống cây trồng vật nuôi; đầu tư tăng cường các trại giống lợn, giống gia súc đặc biệt chú ý các loại giống lợn lai, giống có tỷ lệ nạc cao các loại giống gia cầm mới nhập nội theo hướng siêu thịt siêu trứng; đầu tư các trung tâm giống bò sữa, bò thịt; nâng cấp và đầu tư mở mới các trung tâm giống thủy sản ở từng vùng sản xuất tập trung; tăng cường đầu tư các trạm trại, cơ sở nghiên cứu khoa học và thực nghiệm của ngành để thực hiện tốt việc nghiên cứu thử nghiệm chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào địa bàn sản xuất. Giải pháp đầu tư phát triển hệ thống giao thông ở nông thôn: đầu tư mở rộng các tuyến đường đã có theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn, đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông ra các vùng sản xuất cây, con tập trung đủ đảm bảo các phương tiện cơ giới có thể đi lại thuận lợi phục vụ cho sản xuất. Phát triển hệ thống lưới điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến tất cả các xã trong tỉnh của vùng để đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời nhất phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành đật kết quả cao nhất. 8. Cần nghiên cứu tìm ra các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình khó khăn đòi hỏi có sự chuyển biến toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực sản xuất nông-lâm-thuỷ sản. Mỗi một ngành kinh tế hoạt động đều có những đặc điểm riêng. Do đó sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp của tỉnh cần phải đa đạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh để vừa tạo điều kiện cho các ngành kinh tế ở khu vực nông nghiệp phát triển vừa thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với nhịp độ nhanh hơn, hiệu quả hơn nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng sẵn có của tỉnh. Đối với ngành nông nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện việc đổi mới quản lí hợp tác xã theo luật. Xu hướng phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp chuyển hướng kinh doanh dịch vụ 2 đầu trực tiếp phục vụ cho các hộ nông dân trên địa bàn, chuyển các hợp tác xã đơn mục đích với ít hình thức sang hợp tác xã hoạt động đa mục đích với nhiều hình thức đa dạng hơn. Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và phục vụ tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, quá trình phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp phải hướng vào sản xuất hàng hóa, các mối quan hệ hợp tác không được triệt tiêu kinh tế hộ mà tôn trọng kinh tế hộ. Một mô hình mới đã và đang phát triển trong nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đó là kinh tế trang trại. Sự phát triển cuả kinh tế trang trại là một xu hướng tất yếu khách quan, kết quả của sự đổi mới chính sách vĩ mô của Nhà nước, là hình thức phát triển kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp. Do điều kiện đất chật người đông nhưng có điều kiện thuận lợi về khoa học kĩ thuật, đội ngũ cán bộ..nên phương thức hình thành trang trại sẽ không dựa trên việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp của từng trang trại mà tích tụ vốn để đầu tư theo chiều sâu, phát triển các trang trại trồng cây thực phẩm, cây ăn quả… Tóm lại cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra trong đó đặc biệt chú ý kích cầu mở rộng thị trường nông nghiệp, cải tiến và thực hiện triệt để các chính sách khuyến nông của Nhà nước, củng cố bộ máy quản lí điều hành kinh tế xã hội, nâng cao trình độ nhận thức của người dân về trình độ kĩ thuật sản xuất, quản lí kinh doanh, tiến hành rà soát quy hoạch và điều chỉnh các vùng chuyên canh cây trồng, con nuôi; rà soát điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ trong đó chú ý tăng cường xây dựng cơ sở chế biến bảo quản nông-lâm-thuỷ sản xuất khẩu và tiêu dùng, hỗ trợ kinh tế hộ đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Thực hiện tốt nội dung trên để đảm bảo cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh và vững chắc, đạt hiệu quả cao góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống của người dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một vấn đề cần thiết cấp bách có ý nghĩa quan trọng to lớn cả về lí luận và thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế. Những vấn đề lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được làm rõ làm cơ sở khoa học cho việc phát triển, đánh giá thực trạng và đề ra phương hướng biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tích cực, hiệu quả hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một động thái tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện và hợp lí hơn trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước và quan hệ quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định đã có bước chuyển biến tích cực, ngành nông-lâm nghiệp có tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu kinh tế, ngành thủy sản ngày càng trở thành ngành mũi nhọn có tỷ trọng ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong nông nghiệp ngành chăn nuôi đã dần được cải thiện vị trí do luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Đồng thời Nam Định còn thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu vùng, thành phần kinh tế, cơ cấu kĩ thuật; cơ cấu đầu tư phát triển hợp lí phù hợp yêu cầu các ngành. Tuy nhiên sự chuyển đổi trên còn chậm, ngành trồng trọt vẫn là chủ yếu. Trong trồng trọt cây lúa là chính, hiệu quả của chuyển dịch chưa cao, quan hệ cung-cầu về nông sản chưa hợp lí Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nam Định còn lạc hậu mang nặng tính thuần nông và khẳng định sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vì Nam Định là tỉnh đất chất người đông và có truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái. Chính những đặc điểm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nam Định là cơ sở để định ra phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh hơn và hiệu quả hơn như nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ và nhân dân, huy động vốn và đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển mở rộng thị trường nông nghiệp, đầu tư khoa học công nghệ đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quản lí sử dụng đất nông nghiệp … Do thời gian và những kiến thức hạn chế của bản thân nên bài viết của em còn nhiều thiếu xót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để em hoàn thành tốt hơn bài viết của mình. Em xin chân thành cám ơn. II. KIẾN NGHỊ 1. Đối với Nhà nước - Nhà nước cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng năng lực phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của kinh tế nông nghiệp. - Nhà nước nên có chính sách phù hợp thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh để phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là thu hút các nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Động viên khuyến khích các hộ gia đình ở nông thôn đầu tư vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới hiệu quả cao. - Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để tháo gỡ vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho nông dân giúp nông dân nắm bắt nắm bắt được thị trường để định hướng cho sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất. Khuyến khích nông dân đầu tư công nghệ cao sản xuất hàng nông sản chất lượng cao phù hợp người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Quan tâm hơn nữa tới vấn đề nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ gắn bó chặt chẽ quyền lợi của nhà khoa học, nhà đầu tư với người sản xuất. - Nâng cao hơn nữa việc đào tạo nghề, tích cực tháo gỡ vấn đề nhu cầu việc làm của người dân - Có chính sách ưu đãi thoả đáng đối với các cán bộ khoa học kĩ thuật có nhiều cống hiến, gắn bó với cơ sở để họ tin tưởng toàn tâm toàn lực với sự nghiệp phát triển nông nghiệp. 2. Đối với Tỉnh - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ quan tâm của công nghiệp hoá-hiện đại hoá, là mũi nhọn để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên đây là nội dung lớn và khó. Do vậy cần có sự chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên của các cấp uỷ chính quyền và sự phối hợp của các cấp. Đề nghị tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành các đoàn thể, các cơ quan truyền thông, các địa phương tuyên truyền vận động các tổ chức cá nhân chuyển hóa nhận thức, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế cao hơn. - Đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông-lâm-thuỷ sản đặc biệt là công trình thuỷ lợi, đường giao thông, các cơ sở sản xuất giống cây trồng vật nuôi. Hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư dịch vụ trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. - Đề nghị Tỉnh tiếp tục đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, tỉnh có quyết định cụ thể áp dụng ở địa phương để khuyến khích nông dân đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở phát huy cao độ các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế xã hội. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp đề ra nhất định Đảng, chính quyền và nhân dân Nam Định sẽ đưa kinh tế nông nghiệp sang trạng thái cân đối mới-một cơ cấu mới hợp lí và hiệu quả cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn. Chủ biên: TS Vũ Đình Thắng- GVC Hoàng Văn Định, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2002 2 Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Chủ biên: Cố GS.TS. Nguyễn Thế Nhã-PGS.TS. Vũ Đình Thắng, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2004 3 Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp. Chủ biên: PGS.TS.Trần Quốc Khánh, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội năm 2005 4 Giáo trình kinh tế thủy sản. Đồng chủ biên: PGS.TS. Vũ Đình Thắng, GVC.KS. Nguyễn Viết Trung, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội năm 2005 5 Giáo trình kinh tế lâm nghiệp. Chủ biên: GS.TS. Bùi Minh Vũ, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2001 6 Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2005, 2003 7 Quy hoạch phát triển nông-lâm nghiệp thời kì 2001-2010 tỉnh Nam Định 8 Báo cáo rà soát quy hoạch nông-lâm nghiệp và thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông- lâm nghiệp tỉnh Nam Định đến năm 2010 9 Báo cáo kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định năm 2004, 2006 10 Dự thảo báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2010 11 Báo cáo thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Nam Định năm 2002 12 Tài liệu bồi dưỡng quản lí quy hoạch nông nghiệp từ năm 2006. 13 Báo cáo mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cánh đồng 50 triệu , hộ 50 triệu và biểu dương điển hình tiên tiến trong nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nam Định (2001-2005) 14 Tài liệu từ internet- trang nông nghiệp Nam Định MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình sử dụng đất tỉnh Nam Định 24 Bảng 2: Tình hình dân số, lao động tỉnh Nam Định 26 Bảng 3: Tình hình cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống văn hóa xã hội 29 Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của tỉnh Nam Định theo giá hiện hành 30 Bảng 5: Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản theo giá cố định 32 Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Nam Định 33 Bảng 7: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng 35 Bảng 8: Cơ cấu diện tích, năng suấ, sản lượng cây lương thực 36 Bảng 9: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây chất bột 37 Bảng 10: Cơ cấu diện tích, năng suất sản lượng cây thực phẩm 38 Bảng 11: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp hàng năm 39 Bảng 12: Số lượng và sản lượng chăn nuôi 41 Bảng 13: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp 42 Bảng 14: Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu 44 Bảng 14: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản 45 Bảng 15: Sản lượng thủy sản chủ yếu 47 Bảng 16: Cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản năm 2010 60 Bảng 17: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 61 Bảng 18: Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt 62 Bảng 19: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực 63 Bảng 20: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây chất bột 64 Bảng 21: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây thực phẩm 65 Bảng 22:Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp 66 Bảng 23: Cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi 67 Bảng 24: Giá trị và cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp 68 Bảng 25: Giá trị và cơ cấu giá trị ngành thủy sản 69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32105.doc
Tài liệu liên quan