Chuyên đề Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế củatỉnh thanh hoá trong thời kỳ 1996 đến 2002

Phải tổ chức giám sát, đánh giá về tình hình thay đổi của các ngành nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra với tiến độ thời gian, nguồn lực của tỉnh. Đánh giá tình hình huy động nguồn lực, đánh giá các chính sách giải pháp đã thực hiện., đánh giá kết quả của sự chuyển dịch các ngành. - Quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực điều hành của chính quyền các cấp: + Giao cho Ban tổ chức chính quyền chủ trì phối hợp các ngành liên quan nghiên cứu triển khai phương án sắp xếp bộ máy tinh giảm biên chế ở các sở ban ngành. + Chỉ đạo tổng kết cải cách hành chính theo mô hình một cửa để rút kinh nghiệm chỉ đạo theo hướng thống nhất đầu mối và đề cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. + Chỉ đạo thực hiện tốt quy định về phân cấp quản lý các ngành, tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở các cấp các ngành. + Các cấp, các ngành cần đề cao trách nhiệm trong việc xây dựng các đề án và cơ chế chính sách mới khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, hoàn chỉnh các chính sách đối với phát triển vùng nguyên liệ, thu hút đầu tư, khuyến khích mọi thành phần kinh tế mở mang sản xuất kinh doanh và các chính sách xã hội hoá các hoạt động văn hoá xã hội. Tiếp tục thực hiện phân cấp cho các sở ban ngành, UBND các huyện thị trong việc quản lý đầu tư xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng độ thị.

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế củatỉnh thanh hoá trong thời kỳ 1996 đến 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đấu đưa nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp ". Thực hiện mục tiêu phát triển trên của tỉnh trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang từng bước hôị nhập với khu vực và thế giới. Bởi vậy, để vừa đạt được mục tiêu phát triển, vừa đảm bảo quá trình hội nhập, chúng ta phải kiên quyết đồng bộ nhiều vấn đề có tính chiến lược về kinh tế - xã hội - tổ chức và quản lý, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tiến trình chung là một đòi hỏi bức xúc trong việc điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo hướng tiến bộ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh, sớm hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong những năm tới, cơ cấu ngành kinh tế của Thanh Hoá có thể chuyển dịch theo các hướng sau đây: Cần tiếp tục giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP của tỉnh đồng thời tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ lên một cách tương ứng. Hiện nay, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp là 37%; của công nghiệp là 29,8%; của dịch vụ là 33,2%. Theo mục tiêu đề ra, trong những năm tới cần tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành sao cho tỷ trọng của ngành nông nghiệp còn khoảng 24-25%, công nghiệp và dịch vụ tăng lên tương ứng là 39-41% và 34-37% trong GDP của tỉnh vào năm 2010. Đương nhiên cũng cần phải hiểu rằng, khu vực nông nghiệp giảm về tỷ trọng, còn khối lượng các sản phẩm do nông nghiệp làm ra thì vẫn tăng lên. Tuy nhiên vấn đề đặt ra làđể có được một cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế hợp lý thì quan trọng là phải tạo ra được cơ cấu hợp lý trong từng ngành, từng lĩnh vực và trong từng nội bộ từng ngành, từng khu vực và trong từng nội bộ từng ngành cụ thể: * Khu vực nông nghiệp: Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm 3 ngành cơ bản là nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Trong những năm vừa qua, thực hiện công nghiệp đổi mới, nông- lâm- ngư nghiệp có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Bằng các chương trình 327, chương trình đánh bắt xa bờ... Thanh Hoá đã khai thác được thế mạnh của tỉnh diện tích rừng và đất rừng chiếm tới 63,7% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh và hơn 1,7 vạn km² diện tích vùng lãnh hải và nhiều vùng, đầm nước mặn, nước lợ rất phù hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể cơ cấu giưã nông- lâm- ngư nghiệp vẫn chưa hợp lý. Hiện nay (2003) lâm nghiệp mới chiếm 7,4% tổng giá trị sản xuất của ba ngành, thuỷ sản chiếm 9,75 và nông nghiệp chiếm tới 82,9%. Hướng phát triển tới cần tập trung đầu tư giải quyết bất hợp lý này, Lâm nghiệp và thuỷ sản là 2 ngành Thanh Hoá có thế mạnh trong việc nuôi trồng và khai thác, Trong lâm nghiệp cần phát triển toàn diện, đa dạng hoá các sản phẩm nông lâm kết hợp gắn công nghiệp chế biến tạo ra hàng hoá phong phú, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trong thuỷ sản cần đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và phương tiện đánh bắt, tiếp tục phát triểnvà đầu tư có hiệu quả chương trình đánh bắt xa bờ. Gắn phát triển kinh tế biển nói chung, kinh tế thuỷ sản nói riêngvới bố trí lại cơ cấu dân cư các vùng, tạo công ăn việc làm cải thiện đời sống. Phấn đấu nâng dần tỷ trọng của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản lên 20% và 30% trong tổng giá trị ba ngành. Đi liền với phát triển, chuyển dịch cơ cấu giữa nông- lâm- ngư nghiệp cũng cần coi trọng hợp lý đến chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp bao gồm trồng trọt chăn nuôi. Đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá, sớm hoà nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới. Nhu cầu tiêu dùng cũng sẽ thay đổi theo hướng giảm dần nhu cầu về lương thực, tăng nhu cầu tiêu thịt sữa... Do đó phát triển mạnh chăn nuôi sẽ là một tất yếu của xu hướng phát triển. Mặt khác cũng cần quan tâm thoả đáng tới việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt, phải đầu tư để hình thành những vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, ... đáp ứng được yêu cầu cho công nghiệp chế biến cũng như tiêu dùng sản phẩm đời sống của dân cư. * Khu vực công nghiệp. Phương hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp là cần tập trung phát triển mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp sản xất giấy, bột giấy, công nghiệp đóng sửa tầu thuyền đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động với như dệt may, da giầy... Đặc biệt cần tập trung đầu tư vào một số ngành công nghiệp cơ khí- điện- điện tử bởi đây là những ngành công nghiệp sản xuất thiết bị máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất các ngành kinh tế trọng yếu, phục vụ nông lâm ngư nghiệp, phục vụ đời sống và xuất khẩu. Đây là những ngành đáng quan tâm và phải được đầu tư trong thời gian tới. Cùng với quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị , nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranhcủa các ngành nói trên, trong những năm tới cần tập trung thu hút đầu tư xây dựng mới các khu công nghiệp động lực như các thép, chế biến sữa... Đặc biệt xúc xây dựng nhà máy lọc dầu số 2 tạo động lực phát triển và chuyển dịch cơ câcú ngành, các vùng trong tỉnh. * Khu vực du lịch . Trong thời kỳ tới đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch và các ngành nghề phục vụ sản xuất đời sống. Xúc tiến các hoạt động tìm kiếm thị trường cho hang hoá xuất khẩu đồng thời hạn chế thấp nhất viẹec xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc sơ chế. Tập trung đầu tư mở rộng và phát triểnmột số ngành dịch vụ quan trọng, có tiềm năng lợi thế để phát triển, có ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển kinh tế của giao thông vận tải, tài chính ngân hàng , bưu chính viễn thông. Đồng thời từng bước không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, tạo sự hấp dẫn thu hút đối với người sử dụng dịch vụ và đưa dịch vụ trở thành ngành đóng góp nhiều cho ngân sách tỉnh. 4. Mục tiêu phát triển của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnhThanh Hóa. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nghị định, chủ trương và các biện pháp từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nghị quyết hội nghị trung ương VII khoá VII là khâu đột phá quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu lâu dài là:"Cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trinh đọ phát triển của sức sản xuấ, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phong an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Theo đó mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001-2005 là bước cụ thể hoá định hướng chỉ đạo, các quan điểm phát triển và mục tiêu 10 năm tới, tập trung đồng thời ba nhiệm vụ chiến lược: phát triển ổn định hiệu quả cao, xây dựng về cơ bản cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, tạo thế và lực chủ động thắng lợi. Do khuôn khổ đề tài chỉ xin đi sâu vào mục tiêu của cơ cấu phân theo ngành: - Trong nông nghiệp: có thể nhận định mục tiêu tổng quát của nông nghiệp đó là đảm bảo an ninh lương thực, dành một phần cho tích luỹ và hướng tới xuất khẩu. Theo đó trong nông nghiệp thuần tuý phấn đấu đạt mục tiêu 1,5 triệu tấn lương thực vào năm 2005 và 2010 đạt 1,6 triệu tấn trở lên. Tập trung đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây mía, đảm bảo đủ nguyên liệu mía cho 3 nhà máy đường. Đầu tư chế biến các sản phẩm sau đường tạo điều kiện để hạ giá thành nâng sức cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu. Phát triển cây công nghiệp dài ngày trên các vùng đất có đủ điều kiện phù hợp, ít tốn kém đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ...Đưa khoa học và công nghệ và chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2005 xây dựng được vùng chăn nuôi nguyên liệu về thịt, sữa, nâng cấp và mở thêm các xưởng chế biến súc sản, chế biến sữa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 28% vào năm 2005 và 30% vào năm 2010 trong nông nghiệp. Trong lâm nghiệp: Nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các biện pháp như khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng mới, thực hiện mục tiêu quốc gia đến năm 2010 hoàn thành chương trình trồng rừng mới 211.198 ha bằng các hình thức tập trung và phân tán với các nguồn vốn khác nhau. Đưa công nghiệp vào khai thác và công nghệ vào chế biến lâm sản nhằm sử dụng tài nguyên rừng. Nâng tỷ lệ chế biến gỗ lên 80% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010. Trong thuỷ sản: Đến năm 2005 sản lượng thuỷ sản lên 74 nghìn tấn, trong đó khai thác 50 nghìn tấn, nuôi trồng 24 nghìn tấn, chế biến xuất khẩu 18-19 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 30 triệu USD. Thời kỳ 2006- 2010 đưa nhịp độ tăng trưởng lên 8% năm.Đạt kim ngạch xuất khẩu 50 triệu USD. - Trong công nghiệp: Mục tiêu chung của phát triển công nghiệp Thanh Hoá là tạo ra sự vượt trội của công nghiệp Thanh Hoá trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh có hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế tỉnh. Phù hợp với xu thế chung của cả nước theo cơ chế mở, hội nhập, nhịp độ tăng trưởng bình quân theo giá trị gia tăng là 16,5- 20%. Thời kỳ 2001-2010 nâng tỷ trọng công nghiệp từ 29,8% hiện nay (năm 2002) lên 33,0-35,0% năm 2005 và đến 39-41% năm 2010 trong cơ cấu GDP của tỉnh. - Trong dịch vụ: khắc phục tình trạng yếu kém thời gian qua, những năm tới đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2003 đạt giá trị xuất khẩu là 160 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 100 triệu USD. Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông để đến năm 2005 mật độ điện thoại đạt 1,82 máy/100 dân và 2010 đạt 7,5 máy/100 dân. Ngành du lịch mở thêm các tour mới phấn đấu đến năm 2003 tỷ trọng ngành du lịch đạt 3,64%, năm 2010đạt 4,74% trong GDP của cả tỉnh, thu hút nhiều lao động. Từ những quan điểm và mục tiêu tổng quát nêu trên và căn cứ vào khả năng huy động các nguồn lực, lợi thế so sánh, thời cơ và thách đối với Thanh Hoá, mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010 được đưa ra như sau: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước(GDP) bình quân hàng năm của Thanh Hoá: + Thời kỳ 2002-2010 là 10-12% GDP bình quân đầu người: + Năm 2010 đạt 1000- 2000 USD/ người. Cơ cấu kinh tế (tỷ trọng các ngành trong GDP). + Năm 2010: Nông nghiệp: 25% Công nghiệp: 35% Dịch vụ: 40% II.Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thanh Hoá. Bước vào thời kỳ đổi mới của sự phát triển, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại yếu kém, đặc biệt là chất lượng và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường còn quá yếu so và những khó khăn mới nảy sinh sẽ là những thử thách đối với chúng ta trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và năm 2020. Tuy nhiên những thành tựu của công cuộc đổi mới vừa qua đã và đang tạo ra thế và lực mới cho chặng đường phát triển tiếp theo. Với quyết tâm đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, đẩy nhanh thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kiên trì đường lối kinh tế đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, chúng ta sẽ tạo ra những khả năng mới cho nhu cầu của sự phát triển. Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế là định hướng cơ bản cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Muốn vậy phải phát triển nhanh, mạnh các ngành kinh tế mà trước hết là công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh cao. Dựa vào điều kiện thực tế của Thanh Hoá và để thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn tiếp theo. Trong thời gian tới, Thanh Hoá cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 1. Thực hiện công tác quy hoạch. Nhằm thực hiện tốt phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá, điều đầu tiên là cần phải tổ chức hợp lý không gian kinh té lãnh thổ. Do đo quy hoạch không gian kinh tế lãnh thổ chung cho toàn tỉnh trên cơ sở tổ chức không gian của các ngành kinh tế là một giải pháp có tầm quan trọng. Phải căn cứ vào quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đô thị mới, nông thôn mới cũng phải dựa vào các dự báo về páht triển các ngành, phát triển dân số, các định mức sử dụng đất. Quy hoạch phân chia các tiểu vùng với chức năng cụ thể để tận dụng những thế mạnh sẵn có của từng vùng, bao gồm; 1.1. Quy hoạch không gian nông nghiệp. - Xây dựng một nền nông nghiệp có năng lực sản xuất cao, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững; bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần tích cực vào việc nâng cao mức sống nông dân, chuyển đổi bộ mặt nông thôn. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế thuần nông sang kinh tế nông- công nghiệp- dịch vụ, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động kiêm nghề, dịch vụ; cung cấp lao động cho các ngành phi nông nghiệp. - Tập trung sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành hàng, nhóm sản phẩm trên cơ sở dự báo cung cầu thị trường nông sản trong nước và thế giới. Lựa chọn hiệu quả tối ưu trên đơn vị diện tích. - Đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, nâng cao trình độ tổ chức quản lý sản xuất, chọn lọc và ứng dụng nhanh các tiến bộ mới về công nghệ sinh học, hướng tới một nền nông nghiệp sạch. - Phát triển nhanh mô hình kinh tế trang trại, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn liền với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. - Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, với thiết bị và công nghệ hiện đại, trước hết là chế biến đường, chè, thịt,sữa hoa quả.... phục vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước, thị trường thế giới; và đồng thời là đòn bẩy kích thích nông nghiệp phát trỉển một cách toàn diện. Biện pháp chủ yếu là khuyến khích kinh tế hộ gia đình, khuyến khích nông dân làm giàu, mở rộng liên doanh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trồng và chế biến mía đường, cà phê, chè, ứng dụng nhanh các tiến bộ mới về công nghệ sinh học. 1.2. Quy hoạch không gian công nghiệp. Ngành công nghiệp bao gồm các khu công nghiệp đã hình thành, chủ yếu được mở rộng về quy mô sản xuất, các khu công nghiệp mới chủ yếu được bố trí tại những nơi có điều kiện thuận lợi: có nguồn nguyên liệu dồi dào, các trục quốc lộ chính... Hiện nay, Thanh Hoá đã quy hoạch 4 khu công nghiệp (Lễ Môn, Nghi Sơn, Bỉm Sơn- thạch Thành, Lam Sơn- Mục Sơn) theo yêu cầu phân bố công nghiệp trên lãnh thổ, trong những năm tới Thanh Hoá phải ra sức tập trung để xây dựng và phát triển rộng các khu công nghiệp này. Khu công nghiệp tập trung. Trong những năm tới Thanh Hoá cần từng bước lấp đầy các khu công nghiệp tập trung theo định hướng đã xác định, đồng thời xây dựng thêm một số khu công nghiệp mới đáp ứng sự sắp xếp lại sản xuất trên một số địa bàn như khu công nghiệp Đình Hương tại thành phố Thanh Hoá, mở rộng thêm một số công nghiệp mới như công nghiệp sau đường, bột giấy... Khu công nghiệp động lực. * Khu công nghiệp động lực Thanh Hoá- Sầm Sơn. Gần thành phố Thanh Hoá với thị xã Sầm Sơn và đường 47 tạo thành khu công nghiệp dịch vụ động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh.Ngành công nghiệp chủ đạo là ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong tỉnh và công nghiệp dịch vụ gia công lắp ráp. Ngoài ra còn một số ngành công nghiệp khác tham gia như phân bón, cơ khí luyện kim, đóng sửa tàu thuyền, vật liệu xây dựng...có các khu công nghiệp tập trung như: Lễ Môn, Đình Hương, Tây Ga, Hàm Rồng. Đến năm 2005, lấp đầy khu công nghiệp Lễ Môn, hoàn chỉnh các khu công nghiệp khác. * Khu công nghiệp Bỉm Sơn- Thạch Thành. Nằm ở phía Bắc tỉnh, có điều kiện giao thông thuận tiện (Quốc lộ 1A, quốc lộ 45, đường sắt Bắc- Nam, đường tỉnh lộ 7). Ngành công nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất mĩa đường, công nghiệp sau đường, thuốc lá. Khu Bỉm Sơn: có nhà máy xi măng công suất 1,2 triệu tấn/năm, đến năm 2003 nâng lên 1,8 triệu tấn; 2,3 triệu tấn năm 2010. Sẽ hình thành tại khu vực này một khu công nghiệp sau xi măng bao gồm các ngành vật liệu xây dựng, cơ khí, công nghiệp chế biến và dịch vụ. Khu Thạch Thành: đã có nhà máy đường mía công suất ép 6000 tấn mía cấy/ngày, 100000 tấn đường trắng/năm. Sẽ hình thành một khu công nghiệp sau mía đường: công nghiệp thực phẩm, phân bón, thức ăn gia súc và các công nghiệp khác. * Khu công nghiệp Mục Sơn. Thuộc lãnh thổ Thọ Xuân, nằm về phía tâytỉnh. Hạt nhân là thị trấn Lam Sơn và các vệ tinh là Sao Vàng, Bái Thượng. Ngành công nghiệp chủ đạo là: mía đường, giấy, chế biến lâm sản. Xây dựng tại đây các liên hợp sản xuất như: Liên hợp giấy, bao bì giấy, chế biến gỗ luông, ván..; liên hợp mía đường rượu cồn, thức ăn gia súc. Trong vùng còn có ngành công nghiệp hàng không (sân bay quân đội Sao Vàng) và ngành dịch vụ du lịch (khu di tích Lam Kinh). * Khu công nghiệp Nghi Sơn- Tĩnh Gia. Thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, nằm về phía Nam tỉnh, giáp với Nghệ An. Là nòng cốt của vùng kinh tế động lực Nam Thanh- Bắc Nghệ. Ngành công nghiệp chủ đạo là: lọc hoá dầu, vật liệu xây dựng và công nghiệp dịch vụ cảng biển, ngoài ra còn có công nghiệp chế biến hải sản, cơ khí đóng mới và sữa chữa tàu thuyền, luyện cán thép, cơ khí chế tạo, lắp ráp...Đây là khu kinh tế động lực không những của Thanh Hoá mà là cả khu vực Bắc Miền Trung. Hiện có nhà máy xi măng công suất 2,3 triệu tấn/năm, có khả năng mở rộng đến 5 triệu tấn/nă. Cảng biển nước sâu đang thi công giai đoạn 1 công suất 3-5 triệu tấn/năm. Khu công nghiệp Nghi Sơn 1 đã được quy hoạch với quy mô 100 ha, có thể mở rộng lên gần 1.400 ha. Đầu năm 2003, đã bắt đầu khởi công xây dựng khu đô thị mới ở khu công nghiệp cảng Nghi Sơn. Trong những năm tới, song song với việc xây dựng cảng, cần tập trung thu hút đầu tư xây dựng mới các nhà maý: cán thép, phân bón, đóng sửa tàu thuyền, lắp ráp cơ khí... Đồng thời lấp đầy khu công nghiệp Nghi Sơn 1. Xúc tiến xây dựng nhanh dự án tiền khả ti và khả thi nhà máy lọc dầu 2. Công nghiệp phân tán. Xây dựng mới một số nhà máy có quy mô lớn và vừa tại các địa điểm thích hợp với việc cung cấ nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm như giấy và bột giấy 15 vạn tấn/năm tại Châu Lộc- Hậu Lộc, xi măng Ngọc Lặc...Đồng thời xây dựng các tụ điểm công nghiệp bố trí tương đối tập trung tại các thị trấn, thị tứ ở các huyện nhằm thu hút chủ yếu công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp nhỏ, làng nghề, dịch vụ công nghiệp góp phàn thực hiện công cuộc công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. 1.3. Quy hoạch không gian thương mại dịch vụ khác. - Xây dựng các trung tâm thương mại ở thành phố Thanh Hoá, các thị xã và các thị trấn, củng cố hợp tác xã mua bán và mở rộng mạng lưới đại lý đến các xã để tạo mọi điều kiện mua bán thuận lợi cho người dân. Chú trọng phát triển chợ nông thôn, xây dựng các trung tâm chợ ở các thị tứ, vùng sâu, vùng xa... Xây dựng quỹ dự trữ hàng hoá thoả đáng để bình ổn giá cả thị trường một số mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng. - Hoà nhập du lịch Thanh Hoá với tuyến du lịch của cả nước bằng cách xây dựng Chương trình du lịch của tỉnh thống nhât với tuyến du lịch chung của cả nước theo chương trình du lịch đến năm 2010 của Chính phủ, liên doanh, liên kết, tranh thủ sự trợ giúp về mọi mặt từ Tổng cục du lịch Việt Nam. - Quy hoạch lại mạng lưới du lịch trên địa bàn tỉnh, phát triển nhiều thể loại du lịch với thời gian và không gian ít bị hạn chế từ khu du lịch nghỉ biển. Quy hoạch thị xã Sầm Sơn thành khu trung tâm du lịch nghỉ mát tắm biển, các tuyến du lịch từ trung tâm thành phố đến các di tích văn hoá lịch sử. Cải tạo nâng cấp các khách sạn nhà nghỉ hiện có, xây mới một số khách sạn 2-3 sao. - Tiếp tục phát triển mạng lưới bưu cục khu vực gắn liền với sự ra đời của các khu công nghiệp, dịch vụ, các vùng kinh tế mới của tỉnh. Trên cơ sở phát triển giao thông đường bộ, mở rộng đường thư xuống huyện, khu vực bằng xe ô tô. - Nâng cấp hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ trên các trục đường chính từ Thành phố Thanh Hoá đến các trung tâm huyện lỵ, mặt đường tiếp tục được nhựa hoá, gắn với các công trình thoát nước. Chú trọng đầu tư đổi mới phương tiện vận tải cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng và độ an toàn vận tải hành khách, hàng hoá. Các dự án đầu tư chủ yếu trong thời gian tới có tác động mạnh đến nền kinh tế của tỉnh: + Dự án: Nhà máy giấy, bột giấy. Nằm tại phía Tây- Nam huyện Hậu Lộc (dự kiến ban đầu), cách quốc lộ 1A 1 km về phía Đông, công suất 60.000 tấn giấy và 50000tấn bột giấy/ năm, tổng vốn đầu tư 1469 tỷ đồng. + Dự án: Dệt, nhuộm, may. Tại khu công nghiệp Lễ Môn, với công suất 50.000 tấn/năm, tổng đầu tư 2000 tỷ đồng. + Dự án: Khu du lịch Sầm Sơn. Gồm khu nghỉ mát an dưỡng Sầm Sơn, khu du lịch văn hoá Trường Lệ, cụm du lịch sinh thái Quảng Cư. Tổng đầu tư: 255 tỷ đồng. + Khu du lịch Hàm Rồng. Năng lực công trình 500 ha, tổng đầu tư 400 tỷ đồng. + Đường Hồ Chí Minh qua Thanh Hoá. Đoạn đường thi công dài 116 km với tổng đầu tư 330 tỷ đồng. + Đường quốc lộ 10. Thực hiện với đoạn đường dài 43 km, tổng đầu tư 100 tỷ đồng. + Cảng biển Nghi Sơn. Được xây dựng tại nam đảo Nghi Sơn- huyện Tĩnh Gia với năng lực công trình 15 triệu tấn/năm, tổng đầu tư 2500 tỷ đồng. + Xây dựng đập thuỷ lợi sông Lèn. Tại huyện Hậu Lộc- Nga Sơn, năng lực công trình 16500ha,vốn 190 tỷ đồng. + Hồ đập thuỷ lợi- thuỷ điện Cửa Đạt Công trình được thực hiện trên sông Chu, tại huyện Thường Xuân. Năng lực công trình 78000ha, vốn đầu tư 5000 tỷ đồng. Công trình này đã được thực hiện đến năm 2000 là 10 tỷ đồng. + Trường Đại học Hồng Đức Năng lực công trình 8000 học sinh, tổng đầu tư 350 tỷ đồng, thực hiện từ năm 1998 đến 2010, đến năm 2000 thực hiện 20 tỷ đồng. + Trùng tu khu di tích Lam kinh, thành Nhà Hồ. Tổng đầu tư 100 tỷ đồng, đã thực hiện từ năm 1996 và đến năm 2000 đã thực hiện được 6 tỷ đồng. 2. Vốn đầu tư Chính sách đầu tư là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải hoàn thiện chính sách này. Chính sách đầu tư bao gồm các nội dung: tạo vốn cho đầu tư phát triển, điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quá trình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn khác nhau. 2.1. Trong khâu tạo vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bao gồm có hai nguồn chính: - Huy động vốn trong nước: Cần có chính sách phù hợp để tạo vốn trong tỉnh, đây là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định lâu dài, đảm bảo có đủ năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với nước ngoài. Hướng chính của tạo vốn trong nước là phải xây dựng cơ chế tiết kiệm trong tiêu dùng để đầu tư cho sản xuất, có biện pháp tích cực khuyến khích tất cả các thành viên kinh tế đầu tư để phát triển sản xuất, tăng dần tỷ lệ tích luỹ cho cơ sở hạ tầng trong cơ cấu chi ngân sách của tỉnh. Xây dựng định chế để hỗ trợ phát trỉên các doanh nghiệp vừa và nhỏ về các lĩnh vực tín dụng, tiếp thị, đào tạo, thông tin kinh tế. Đa dạng hoá các hình thức tạo vốn, đẩy mạnh việc cổ phần hóa và đa dạng các hình thức sở hữu trong các doanh nghiệp, huy động mọi nguồn tài nguyên, tài sản, tiền nhàn rỗi và tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, sinh lời và phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn trong nước có thể huy động bao gồm vốn của các doanh nghiệp, vốn từ các tổ chức phi doanh nghiệp và vốn của dân. Trong ba nguồn này thì nguồn từ các doanh nghiệp và dân cư là những chủ thể cần được đặc biệt khuyến khích trong những năm tới. - Huy động vốn nước ngoài: Vốn đầu tư bên ngoài có vị trí quan trọng,nhất là khi nguồn tích luỹ trong tỉnh còn thấp. Mở rộng các hình thức liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài, trong đó chú trọng phát triển hình thức BOT. Nghiên cứu triển khai thí điểm phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra nước ngoài và vay vốn tổng hợp của các định chế tài chính quốc tế. Cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục, quy trình thẩm định đầu tư, xét duyệt dự án đầu tư theo hướng một cửa..tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm việc dễ dàng, thuận tiện. Chuẩn bị tốt các dự án phát triển, các chương trình đầu tư và danh mục công trình cụ thể để tranh thủ nguồn vốn tín dụng của nước ngoài, vốn ODA, vay với lãi suất ưu đãi các tổ chức tài chính quốc tế: IMF, WB, ADB...tích cực kêu gọi Việt Kiều ta ở nước ngoài đầu tư về quê hương bằng nhiều hình thức. Việc thu hút đầu tư từ nước ngoài không chỉ tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, lao động, quản lý hiện đại và mở rộng thị trường. Kiến nghị Nhà nước cho phép tỉnh có chính sách ưu tiên ưu đãi để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năm tới, để phục vụ cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanh, Thanh Hoá cần chú trọng khai thác các nguồn sau: + Nguồn vốn đầu tư tập trung từ ngân sách nhà nước. + Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp. + Huy động vốn trong dân ( bằng các chính sách, chế độ hợp lý...) + Phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết kinh tế để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Quan điểm chung trong huy động vốn phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là: Tranh thủ tối đa mọi nguồn lực để khai thác, đa dạng hoá hình thức huy động vốn, coi trọng khai thác nguồn vốn nội lực và dùng nội lực để lôi kéo ngoại lực vào phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 2.2. Trong khâu sử dụng vốn: Cần có chính sách sử dụng vốn của toàn xã hội có hiệu quả, nâng cao nhanh trình độ công nghệ và cơ sở vật chất nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu kinh tế xã hội. Coi trọng việc huy động khả năng về vốn trong tỉnh để phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng đồng thời cần đẩy nhanh hơn tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước cũng như ngoài nước vào những ngành mũi nhọn của tỉnh và khu vực trọng điểm tạo ra sức bật nhanh cho toàn bộ nền kinh tê. Phải đầu tư thích đáng hơn cho xây dựng kết cấu hạ tầng để trong một thời gian ngắn khắc phục được tình trạng thiếu thốn và lạc hậu về cơ sở hạ tầng. Ngoài ra trong điều chỉnh cơ cấu đầu tư cần xem xét thường xuyên các ngành mũi nhọn, các ngành tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để chuyển hướng mạnh mẽ từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh té, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới và các thiết bị máy móc mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và bên ngoài. Nâng cao hiệu quả đầu tư có trọng điểm và dứt điểm vào các ngành then chốt, các ngành kết cấu hạ tầng... tạo đà phát triển bền vững ở giai đoạn sau, đồng thời đầu tư phát triển vào sản phẩm, ngành nghề có truyền thống như đá mỹ nghệ, đúc gia công kim loại. Việc xác định các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn của Thanh Hoá có thể xem xét căn cứ vào điều kiện tự nhiên của tỉnh và trên cơ sở đó dự báo nhu cầu thị trường. Có thể xác định được một số ngành trọng điểm muĩ nhọn là: - Ngành công nghiệp chế biến từ các nguyên liệu của nông nghiệp như mĩa đường và sau đường, hoa quả tươi, giấy và bột giấy, chế biến thuỷ hải sản bao gồm cả tươi sống và đông lạnh. Theo đó để phát triển ngành công nghiệp chế biến cần đầu tư toàn diện cho nông nghiệp, đặc biệt là ngành cung cấp nguyên liệu. Đưa công nghệ vào nuôi trồng và khai thác các sản phẩm từ rừng, mở rộng diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, đồng thời đầu tư vào nghiên cứu tạo ra giống mới cho năng suất và chất lượng hiệu quả cao hơn. Tiếp tục đầu tư đồng bộ và có hiệu quả các đội tàu đánh bắt xa bờ theo chương trình đã được phê duyệt. Đẩy mạnh hình thức nuôi bán thâm canh, nuôi tôm công nghiệp theo Chương trình của Bộ Thuỷ sản. - Công nghiệp vật liệu xây dựng, trong đó mũi nhọn là xi măng, đá ốp lát. - Công nghiệp gia công xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động như công nghiệp may và công nghiệp dệt, công nghiệp giày, giả da. Đối với Thanh Hoá đây là một lợi thế vì có nhiều lao động và nguyên liệu da cho công nghiệp da, giả da phát triển. Hướng tới cần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu, đầu tư xây dựng mới các xí nghiệp giày da và giày vải, xí nghiệp dệt kim tại thành phố Thanh Hoá, phục hồi nghề dệt lụa tơ tằm. 2.3. Tăng cường quản lý, Kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với quá trình huy động và quản lý sử dụng vốn đầu tư trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 3. Chuyển dịch cơ cấu lao động. Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Trong những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá không thể thiếu giải pháp về đào tạo và sử dụng nguồn lao động. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trên thực tế, chúng ta chưa có sự ưu tiên nào cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Với Thanh Hoá, trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt là vùng núi và vùng biển dân trí còn quá thấp thì việc đẩy mạnh giáo dục nhằm nâng cao dân trí càng có ý nghĩa hơn, cần được quan tâm và tập trung hơn nữa. Mặc dù trong những năm qua đã có những cố gắng và tiến bộ quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực chưa được khai thác và quản lý tốt. Để chủ động phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược, phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ mật thiết với nhau cả 3 mặt: giáo dục, đào tạo con người; sử dụng con người và tạo việc làm. Trong những năm tới cần quan tâm đến chất lượng phổ cấp, thực hiện giáo dục cơ bản cho mọi người, tạo nên mặt bằng dân trí cho mở rộng đào tạo nhân lực. Phấn đấu đạt mặt bằng dân trí ở trình độ trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh. 3.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thì ngoài việc đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư và tăng nhanh nguồn vốn đầu tư, trang bị kỹ thuật hiện đại công nghệ cao, thì mặt khác cũng phải có một cơ cấu lao động hợp lý giữa các ngành. Thực tế cơ cấu lao động ở Thanh Hoá thời gian qua còn nhiều bất cập, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ quá nhỏ bé, lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn là chính. Do vậy cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đảm bảo các yêu cầu: - Dịch chuyển cơ cấu nguồn lực phải gắn bó hữu cơ và phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động hợp lý là điều kiện hợp lý để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý và đảm bảo tăng trưởng nhanh. - Chuyển dịch cơ cấu nguồn lực vừa đảm bảo yêu cầu phát triển các ngành, các lĩnh vực (cơ cấu ngành nghề), yêu cầu lao động kỹ thuật, tạo điều kiện phân bố và sử dụng lao động hợp lý. - Chuyển dịch cơ cấu nguồn lực phải nhằm nâng cao chất lượng lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Xuất phát từ yêu cầu trên, chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực ở Thanh Hoá cần tập trung vào: - Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, phải bám sát mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành của tỉnh.Theo đó lao động nông nghiệp và nông thôn giảm mạnh cả về tương đối và tuyệt đối để bổ sung lực lượng lao động cho công nghiệp, dịch vụ. - Song song với chuyển dịch cơ cấu số lượng là sự chuyển dịch cơ cấu về theo trình độ theo yêu cầu của ngành nghề mới, đặc biệt là các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn. - Chuyển dịch cơ cấu phải đi liền với phân công sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật, phù hợp với mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Mặc dù Thanh Hoá được công nhận là tỉnh hoàn toàn phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ và đang từng bước đưa mặt bằng dân trí lên trung học cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. Nâng cao dân trí để nâng cao chất lượng nguồn nhân lao động phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.Do vậy phải đổi mới căn bản công tác đào tạo nguồn nhân lựctheo các hướng: - Tạo sự gắn bó tốt hơn giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo và thị trường lao động. Gắn giáo dục đào tạo với thị trường sức lao động, thực hiện xã hội hóa sự nghiệp đào tạo. Giành nguồn lực thích đáng, kể cả vốn vay để tập trung vào một số khâu, lĩnh vực giáo dục cần thiết, đồng thời có chính sách thu học phí và huy động sự đóng góp của những người sử dụng sức lao động được đào tạo, của cộng đồng, của những tổ chức kinh tế xã hội theo nguyên tắc: ai bỏ chi phí đào tạo thì được quyền sử dụng lao động đào tạo trong một thời gian nhất định. Nếu người được đào tạo không chấp hành buộc phải hoàn trả kinh phí đào tạo. - Củng cố và phát triển các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm, phát triển các trường đại học, trung học chuyên nghiệp. Phát triển mạnh mẽ hệ thống đào tạo thích hợp, có mục tiêu nội dung, phương pháp và quy mô thích hợp, có mục tiêu nội dung, phương pháp và quy mô thích hợp với yêu cầu phát triển hiện nay và trong tương lai gần, nhằm tạo nên lực lượng lao động cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm. cần ưu tiên đào tạo cho các ngành mũi nhọn, tạo những dịch chuyển lớn có chất lượng về cơ cấu lao động. - Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật, nhất là đối với những ngành nghề mới. Mở rộng đào tạo nghề dưới nhiều hình thức, tăng nhanh về số lượng và đa dạng hoá các loại hình trường lớp theo hướng xã hội hoá công tác đào tạo nghề. Coi trọng công tác đào tạo lại đối với cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân, có chính sách đưa một số lao động có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt đi học tập, đào tạo ở nước ngoài tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đủ sức vận hành và làm chủ các kỹ thuật và công nghệ mới. - Tổ chức lại mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. tập trung đầu tư xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề, triển khai các hoạt động về doanh nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ gắn với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường Đại Học Hồng Đức. - Việc làm phụ thuộc vào sự thu hút và việc phân bổ vốn đầu tư trong toàn xã hội phù hợp với các định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích mọi tổ chức mọi cá nhân đầu tư vào sản xuất, dịch vụ , để tạo việc làm. thực hiện có hiệu quả các hỗ trợ việc làm trong xã hội. 4. ứng dụng khoa học công nghệ. Phát triển khoa học công nghệ là một yếu tố, một cơ sở quan trọng của phát triên kinh tế xã hội. Chuyển dịch cơ cấu ngạnh kinh tế bao hàm trong mình sự nâng cao trình độ và đổi mới cơ cấu công nghệ. Để Thanh Hoá không rơi vào tụt hậu thì trước hết không thể lạc hậu về khoa học công nghệ. Trong thời gian tới cần tập trung vào: - Huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghệ, ở nước ta nói chung và Thanh Hoá nói riêng cho đến nay vốn đầu tư dành cho hoạt động khoa học công nghệ còn tách rời vốn cho phát triển kinh tế. Vốn cho khoa học công nghệ chủ yếu là từ nguồn vốn nhà nước và của nước ngoài. Nguồn vốn cho phát triển khoa học công nghệ hiện nay nói chung vẫn trông chờ vào nhà nước, chưa phải là miối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp. Do vậy cần đa dạng hóa nguồn vốn cho công tác nghiên cứu và phát triên đổi mới khoa học công nghệ, có chính sách khuyến khích thúc đẩy khoa học công nghệ, cụ thể như sau + Quy định tỷ lệ tối thiểu và khuyến khích dành tỷ lệ cao hơn phần vốn dành cho khoa học công nghệ trong các dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương. + Xây dựng ngân hàng khoa học công nghệ, các khoản tín dụng, các quỹ hỗ trợ tài chính cho phát triển khoa học công nghệ trong hệ thống ngân hàng và tài chính để mở rộng nguồn vốn vay cho các cá nhân và tổ chức. + Quy định mức lãi suất thấp đối với khoản vay tín dụng cho việc nghiên cứu, áp dụng, thích nghi cải tiến hoặc sáng tạo công nghệ mứi, tiên tiến ở các doanh nghiệp. + Miễn giảm thuế đối với các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và là kết quả nghiên cứu, triển khai của doanh nghiệp, cụ thể miễn thuế 3 năm đầu và giảm 50% thuế cho 2 năm tiếp theo (như Trung Quốc đã áp dụng). - Trong chuyển giao công nghệ, thực hiện tích cực việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, thích hợp từ bên ngoài vào, kết hợp tăng cường nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng trong nội địa. Đối với công nghệ nhập, khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với quá trỉnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. ở giai đoạn những nỗ lực chủ yếu nên tập trung vào các khâu lựa chọn làm chủ, thích nghi và nhân rộng các công nghệ nhập, nâng cấp hiện đại hoá công nghệ truyền thống. Cần tập trung có trọng điểm, đồng bộ cho các nhiệm vụ, chương trình dự án mới và phát triển công nghệ theo hướng dự án ưu tiên đã được lựa chọn, hoàn thiện và tăng cường hạ tầng công nghệ của tỉnh. Tập trung đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở nghiên cứu ứng dụng, các trung tâm giống cây, con, các trạm hiện có của tỉnh để phục vụ cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trước hết là cho nông nghiệp hình thành được giống cây, con giống có năng suất cao, chất lượng phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng miền trong tỉnh. Có chính sách và biện pháp phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ. Thực hiện đồng bộ các biện pháp trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ ở cơ sở nghiên cứu. Có chế độ đặc biệt ưu đãi các nhân tài và đào tạo cán bộ đầu ngành, các công trình sư cho ngành, công nghệ then chốt. Trong thời gian tới, cần tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện một số chương trình trọng điểm về đổi mới công nghệ cho các xí nghiệp, các lĩnh vực quan trọng của tỉnh để taọ cục diện mới. Nhanh chóng xây dựng chính sách khoa học công nghệ cho tỉnh để đảm bảo phát triển khoa học gắn chặt với sản xuất, phát triển các loại cây công nghiệp tiên tiến. Đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất mới dựa trên kỹ thuất công nghệ hiện đại; phát trển và ứng dụng rộng rãi công nghiệp phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn và kinh tế nông nghiệp, phục vụ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh. 5. Cơ chế chính sách. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã có nhiều đổi mới về cơ chế và chính sách, do đó đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành kinh tế trọng yếu. Tuy nhiên, các chính sách còn chưa đồng bộ và khi chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá dòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện cơ chế và chính sách. Để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đòi hỏi Thanh Hoá phải trên cơ sở vận dụng cơ chế chính sách chung của nhà nước, phải có cơ chế chính sách về tài chính tiền tệ để hỗ trợ các doanh nghiệp; cơ chế chính sách để phát triển thị trường tiêu thụ hàng hoá của tỉnh; sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhà nước... 5.1. Hoàn thiện chính sách tài chính tiền tệ - Chính sách tài chính: hàng năm tỉnh phải dành một phần thoả đáng trong nguồn thu ngân sách của tỉnh để hỗ trợ các doanh nghiệp. Cụ thể: + Miễn giảm thuế thu nhập từ khu vực doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích luỹ tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, để nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Dùng thuế như một công cụ để khuyến khích phát triển và tăng khả năng hội nhập với các ngành nghề, lĩnh vực cần phát triển. + Miễn giảm thuế hợp lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư... trong tỉnh cũng sản xuất được để khuyến khích phát triển các sản phẩm, các ngành nghề chủ chốt phục vụ xuất khẩu, tạo đà hội nhập có hiệu quả. Miễn hoặc áp dụng thuế suất thấp đối với các máy móc thiết bị nhập phục vụ cho chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp và nông thôn. + Hỗ trợ một phần lãi suất vốn vay tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, xây dựng các công trỉnh kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn, tạo ra sự thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . Hình thành một số quỹ hỗ trợ phát triển như: Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ hỗ trợ xuất khẩu... + Dùng thuế để khuyến khích phát triển các sản phẩm mới, các ngành nghề mới, lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn, phù hợp với xu thế tiến bộ của khoa học kỹ thuật. - Chính sách tín dụng (bao gồm cả cơ cấu vốn, vốn tín dụng và chính sách lãi suất) Vấn đề quan trọng trong chính sách tín dụng có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là phải xác định được vốn đầu tư trên cơ sở nguồn vốn huy động và phương thức thực hiện đầu tư có hiệu quả. Cần tập trung vốn vào hướng chuyển dịch cơ cấu trọng tâm (các ngành trọng điểm, mũi nhọn, hướng cần ưu tiên đầu tư...). Trong những năm tiếp theo, để đẩy nhanh quấ trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chính sách tín dụng nên tập trung giải quyết các vấn đề theo hướng sau đây: + Tín dụng trung và dài hạn nên tập trung vào các dự án lớn nhăm tạo năng lực và sản xuất lớn, các dự án thuộc các lĩnh vực trọng điểm như điện lực, cơ khí, trồng rừng, các dự án trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật...Về phương thức cho vay: Thực hiện cho vay theo dự án được duyệt và khả năng hoàn trả vốn của dự án đó. + Tín dụng ngắn hạn tập trung chủ yếu cho thu mua hàng xuất khẩu. Phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, quay vòng vốn nhanh như may mặc, da giày... + Tín dụng phục vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. + Chính sách tín dụng ưu đãi vì mục đích xã hội trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như tín dụng cho người nghèo, khai thác tiềm năng.... Định hướng điều hành chính sách lãi suất trong thời gian tới góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không nghiêng về quan điểm hỗ trợ lãi suất thấp mà xác định lãi suất theo cung cầu của nền kinh tế nhăm hạn chế sự méo mó của nguồn lực tài chính do ảnh hưởng của chính sách lãi suất ưu đãi được xác định thận trọng nghiêm ngặt và chỉ dành cho các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trọng điểm và các mục tiêu xã hội. 5.2. Chính sách phát triển thị trường. Hiện nay, cả thị trường trong nước và ngoài nước đều đang là những yếu tố quan trọng nhất, cũng là thách thức lớn nhất đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá. Thông qua hoạt động lưu thông hàng hoá, thị trường có tác động tích cực đến phát triển sản xuất. Mọi phương án sản xuất trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thị trường tiêu thụ. Người sản xuất nắm được nhu cầu thị trường và thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu đó thì sẽ tồn tại và phát triển. Thực tiễn thời gian qua, thị trường Thanh Hoá cũng có những thuận lợi cơ bản, ngoài thị trường trong tỉnh còn có các thị trường ở khu vực lân cận như Bắc Bộ, khu vực Bắc miền Trung, thị trường ngoài nước cũng có tương lai khá khả quan. Tuy nhiên thị trường Thanh Hoá vẫn còn gặp nhiều khó khăn và nhiều vấn đề cần lưu ý. Về cơ bản, ở Thanh Hoá vẫn là thị trường sản xuất nhỏ, manh mún, sức mua của người dân thấp. Thị trường đầu vào còn thiếu ổn định, hiện tượng hàng giả trôi nổi trên thị trường. Thị trường đầu ra ứ đọn, chưa được phát triển mở rộng thị trường. Từ thực tiễn trên và xác định thị trường là nhân tố tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Để phát triển và mở rộng thị trường đối với Thanh Hoá cần tập trung vào một số giải pháp sau: - Phát triển đồng bộ các loại thị trường: sản phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ thông tin, lao động, vốn. Cùng với phát triển các loại thị trường cần tăng cường hoạt động nghiên cứu dự báo thị trường đi đôi với xúc tiến thương mạ. Hoạt động này ở Thanh Hoá trong thời gian qua hâù như là chưa có. Vì vậy cần tăng cường công tác hoạt động nghiên cứu dự báo thị trường, đặc biệt là các loại thị trường ở nông thôn kể cả thị trưởng sử dụng đất và thị trường bất động sản, phát triển các loại thị tứ, các trung tâm thương mại ở cụm xã, sử dụng các biện pháp thích hợp để kích thích sức mua của người dân, nhất là vùng nông thôn. Tiếp tục mở rộng hình thức thông tin kinh tế thị trường tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp thị cho người sản xuất. - Nhà nước tác động đến thị trường trên các khía cạnh; + Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích giao lưu hàng hoá. + Xây dựng chính sách bảo vệ người tiêu dùng. + Đặt hàng cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng một số loại hàng hoá, dịch vụ. + Kí kết các hiệp định nước ngoài - Phát triển ngành thương mại dịch vụ, củng cố và khuyến khích phát triển các tổ chức thương mại. Để năng cao sức mua của thị trường nông thôn rộng lớn, phải đổi mới chính sách đối với nông nghiệp và nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp hoá nông thôn và có chính sách hỗ trợ về thị trường. - Để mở rộng thị trường xuất khẩu, trước hết phải là xuất phát từ nhu cầu thị trường, đi đôi với việc tích cực tìm kiếm thị trường mới đồi với các mặt hàng xuất khẩu. Hàng năm tỉnh phải dành một khoản ngân sách để hỗ trợ cho việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu trong tỉnh thông qua việc đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã bao bì, hạ giá thành sản phẩm. - Công khai hoá cung cấp các thông tin cần thiết về thương mại về kinh tế của tỉnh cho bên ngoài, đồng thời phải tổ chức tốt việc thu thập và cung cấp thông tin kinh tế trong và ngoài nước. Phát triển các tổ chức làm dịch vụ thăm dò nghiên cứu giới thiệu thị trường và bạn hàng. Bằng mọi cách thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế, đồng thời chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh và trong nước. 5.3. Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích dân doanh, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Kiên quyết sắp xếp lại kinh tế nhà nước theo đúng hướng bảo đảm cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả, thực sự phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chúng ta không tư nhân hoá kinh tế nhà nước, nhưng phải thị trường hoá nền kinh tế, không bao cấp bù lỗ tràn lan, chấp nhận cạnh tranh và từng bước cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. - Giảm tỷ trọng kinh tế nhà nước trong mọi ngành nghề theo nguyên tắc ngành nghề nào kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể có thể làm tốt, có lợi cho nền kinh tế thì tạo điều kiện cho nó phát triển. - Đối với hợp tác xã, cần có biện pháp củng cố theo nguyên tắc tự nguyện mở rộng các hình thức liên doanh giữa nhà nước, hợp tác xã Ngoài việc thực hiện các chính sách trên, cũng cần hoàn thiện một số cơ chế chính sách như: - Giải quyết tốt vấn đề kết hợp quản lý ngành và lãnh thổ trong phát triển kinh tế. Thực hiện xoá bỏ cơ quan chủ quan đối với quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh. - Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo hướng áp dụng các quan điểm và phương hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. - Tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại trên các mặt: + Có chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách đúng đắn, chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những ngành và lĩnh vực cần thiết quan trọng mà tỉnh chưa có điều kiện phát triển. + Không liên doanh những ngành, những sản phẩm mà tỉnh có khả năng sản xuất. Phát triển và mở rộng các đối tác là các nước phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Đặt chiến lược đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. + Khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hàng xuất khẩu. - Bảo hộ sản xuất trong nước đối với những mặt hàng cần khuyến khích và gặp khó khăn trong phát triển. Xác định thời hạn bảo hộ và mức bảo hộ đúng đắn để khuyến khích các ngànn này phải vươn lên trong cạnh tranh. 6. Giải pháp tổ chức thực hiện. Thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh phải dựa trên các giải pháp, chính sách, năng lực của tỉnh, các cơ chế chính sách khuyến khích sự tham gia của mọi người dân , tổ chức xã hội, các ngành các cấp. - Phân công nhiệm vụ giữa các ngành, các cấp. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành cần có sự chỉ đạo tập trung và có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong toàn tỉnh: uỷ ban nhân dân tỉnh, sở kế hoạch đầu tư, sở nông nghiệp, sở công nghiệp, sở thương mại, sở tài chính, ngân hàng... các huyện thị trong tỉnh. Sở kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức hướng dẫn các ngành, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các kế hoạch phát triển của mình và báo cáo hàng năm với uỷ ban nhân tỉnh. - Khuyến khích sự tham gia của mọi người dân, tổ chức xã hội tham gia trong việc tổ chức thực hiện, giám sát, dánh gia sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu phát triển, định hướng phát triển của các ngành kinh tế trong quảng đại quần chúng nhân dân. Thể chế hoá quá trình tham vấn về chiến lược phát triển các ngành trong các ngành, mọi người, các tổ chức xã hội... - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Phải tổ chức giám sát, đánh giá về tình hình thay đổi của các ngành nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra với tiến độ thời gian, nguồn lực của tỉnh. Đánh giá tình hình huy động nguồn lực, đánh giá các chính sách giải pháp đã thực hiện., đánh giá kết quả của sự chuyển dịch các ngành... - Quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực điều hành của chính quyền các cấp: + Giao cho Ban tổ chức chính quyền chủ trì phối hợp các ngành liên quan nghiên cứu triển khai phương án sắp xếp bộ máy tinh giảm biên chế ở các sở ban ngành. + Chỉ đạo tổng kết cải cách hành chính theo mô hình một cửa để rút kinh nghiệm chỉ đạo theo hướng thống nhất đầu mối và đề cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. + Chỉ đạo thực hiện tốt quy định về phân cấp quản lý các ngành, tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở các cấp các ngành. + Các cấp, các ngành cần đề cao trách nhiệm trong việc xây dựng các đề án và cơ chế chính sách mới khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, hoàn chỉnh các chính sách đối với phát triển vùng nguyên liệ, thu hút đầu tư, khuyến khích mọi thành phần kinh tế mở mang sản xuất kinh doanh và các chính sách xã hội hoá các hoạt động văn hoá xã hội. Tiếp tục thực hiện phân cấp cho các sở ban ngành, UBND các huyện thị trong việc quản lý đầu tư xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng độ thị. Mục lục Lời nói đầu Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37135.doc
Tài liệu liên quan