Chuyên đề Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất trong các Chi nhánh Công ty Cổ phần thiết bị bưu điện –Nhà máy 2

Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môI trường bên ngoài, và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau. Để thực hiện tốt mục tiêu của mình mỗi doanh nghiệp phảI tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện tốt các chức năng cơ bản. Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện là một đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh nên cũng không thể tách ra khỏi quy luật đó được. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đổi mới các thiết bị tự động CNC trang bị dây chuyền lắp ráp điện tử hiện đại, nâng cao tay nghề công nhân viên và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty cũng rất coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, cải tiến sản phẩm mới, chiến lược tiêu thụ sản phẩm và xâm nhập thị trường bằng mọi cách để mở rộng thị trường tiêu thụ đang được công ty từng bước đưa vào thực hiện.

doc56 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất trong các Chi nhánh Công ty Cổ phần thiết bị bưu điện –Nhà máy 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nhân cơ khí, công nhân lắp ráp, công nhân sửa chữa điện, công nhân lắp ráp , tiện nguội , gò hàn , công nhân kỹ thuật cao sử dụng máy CNC, công nhân lắp ráp điện tử... Đội ngũ lao động bao gồm nhiều độ tuổi và trình độ khác nhau do yếu tố khách quan , do sự chuyên đổi cơ chế ... nhưng đều là những người có tâm huyết với nghề nghiệp luôn luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao tay nghề và để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp và của xã hội. I.2.3Đặc điểm về khách hàng Với phương châm lấy “chất lượng sản phẩm làm yếu tố sống còn của Nhà máy”. Trong quan hệ với nhà cung cấp đầu vào, Nhà máy luôn phấn đấu là một khách hàng đáng tin cậy, mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu, vật liệu trong và ngoài nước. Nhà máy rất coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, chính sách thâm nhập vào thị trường bằng mọi cách để mở rộng thị trường tiêu thụ đang được Nhà máy từng bước đưa vào thực hiện. Hiện nay, trên phạm vi cả nước, hầu như tất cả bưu điện các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp có sử dụng thiết bị điện thoại đều sử dụng sản phẩm của Nhà máy I.2.4 Đặc điểm về thị trường: Công ty rất coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, cải tiến sản phẩm mới, chiến lược tiêu thụ sản phẩm và xâm nhập thị trường bằng mọi cách để mở rộng thị trường tiêu thụ đang được công ty từng bước đưa vào thực hiện. Với năng lực sản xuất được nhiều loại sản phẩm từ các sản phẩm chuyên dùng cho ngành bưu điện như thiết bị chống sét, bảo an đường truyền , điện thoại đến các sản phẩm cung cấp cho các đối tượng khách hàng ngoài ngành và các đơn vị công nghiệp sản xuất hàng dân dụng như các sản phẩm điện thanh , thiết bị và các phụ kiện máy tính … nên thị trường của công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện rất đa dạng , rộng lớn. Thị trường cho các thiết bị chuyên ngành bưu chính viễn thông: + Sản phảm bưu chính : Kìm, dấu, dây niêm bưu chính , phôi niêm , túi thư, máy in cước, máy xóa tem, máy gói buộc, cân điện tử và các loại băng tải bưu chính… +Sản phẩm viễn thông : Tủ hộp , phiến đấu nối , khung giá block MDF, bảo an , thiết bị chống sét cabin điện thoại … +Khách hàng : các bưu điện thuộc 64 tỉnh thành phố trong thành phố cả nước Công ty của VNPT như VTI, VTN, VMS, GPC, VPS … Các công ty khai thác dịch vụ viễn thông ngoài VNPT như Saigon postel, viễn thông quân đội, Viễn thông điện lực… Xuất khẩu cho Lào, Campuchia, Hàn quốc, Đức , Hồng Kong… Thị trường điện thoại + Sản phẩm điện thoại di động, điện thoại cố định + Khách hàng : Các nhà khai thác dịch vụ viễn thông trong và ngoài VNPT Các công ty cửa hàng kinh doanh điện thoại. +Quy mô thị trường : tòan quốc Xuất khẩu : Lào, Campuchia, Châu Phi, Đức, Hồng Kông... Thị trường cho các sản phẩm gia công Công nghiệp +Sản phẩm : Các chi tiết cơ khí, các chi tiết nhựa, các sản phẩm điện tử, phụ kiện máy tính. khay cắt case và nguồn máy tính, bàn phím , quạt, chíp và các thiết bị phụ trợ khác… +Khách hàng : Các đơn vị sản xuất và kinh doanh các sản phẩm. Do đã có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm với tư cách là một nhà máy đầu đàn trong khối Công nghiệp Bưu điện.loại sản phẩm phong phú đa dạng có uy tín trên thị trường nên tiềm năng về thị trường của Công ty Cổ phần thiết bị Bưu điện là rất lớn, khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường rất thuận lợi. I.3/Kết Quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây. Để phân tích cụ thể tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy 2, ta sơ lược qua tình hình kết quả sản xuất của tòan bộ công ty trong 1 quá trình 3 năm Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết Bị Bưu điện (Nhà máy Thiết bị bưu điện) từ năm 2003 -2005 Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 Vốn Kinh doanh 65.883.000.000 78.718.000.000 120.000.000.000 Nợ vay ngắn hạn 65.565.000.000 73.094.000.000 121.000.000.000 Nợ vay dài hạn 10.538.000.000 30.981.000.000 4.800.000.000 Số lao động 595 621 585 Tổng quỹ lương 16.737.000.000 19.150.000.000 22.721.000.000 Thu nhập Bq tháng 2.370.000 2.584.000 3.236.000 Tổng doanh thu 292.996.000.000 299.430.000.000 558.025.000.000 Tổng chi phí 266.527.000.000 281.363.000.000 521.471.000.000 L/nhuận thực hiện 26.469.000.000 18.067.000.000 36.554.000.000 Lợi nhuận sau thuế 17.498.000.000 13.009.000.000 26.319.000.000 Tỷ suất LN sau thuế/VKD 26.6% 16.2% 21.9% Ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng ngày càng đi lên.đó là một con số đáng mừng phản ánh sự cố gắng của toàn công ty trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Là một đơn vị sản xuất Cơ khí chủ yếu trong hệ thống công ty CP Thiết bị Bưu điện , Nhà máy 2 chiếm gần 50 % tổng số CBCNV Công ty CP Thiết bị Bưu điện , với mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm cơ khí , sản xuất các sản phấm bưu chính, sản xuất ép nhựa các BTP cung cấp cho nhà máy 1 lắp ráp điện tử, đó là những mặt hàng mang tính chất qui trình sản xuất phức tạp, lợi nhuận lại không cao nhưng được sự chỉ đạo sáng suốt của hàng ngũ lãnh đạo Nhà máy Thiết bị bưu điện nay là Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện thì kết quả đạt được của nhà máy 2 cũng là rất khả quan . Ta có thể thấy qua bảng tổng hợp kết quả như sau : Kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty CP Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn KD 10.294.298.885 17.078.168.875 18.799.710.100 33.467.928.924 32.515.359.441 Doanh thu 6.150.583.786 47.464.100.757 73.586.253.337 72.941.900.681 62.953.101.826 Lợi nhuận 683.424.525 6.086.569.254 3.175.639.474 6.131.658.999 10.532.853.484 Số LĐ BQ 150 160 185 205 255 T/lương bq 2.150.000 2.225.000 2.480.000 2.550.000 3.205.000 Quá trình phát triển của nhà máy đi lên là một điều tất yếu, mà ta không thể phủ nhận những cố gắng nỗ lực của tòan thể đội ngũ CBCNV trong nhà máy đã đạt đựoc trong những năm qua . Chương II Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại các chi nhánh thuộc công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện. II.1 / Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại các chi nhánh thuộc công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện II.1.1 Loại hình sản xuất tại các chi nhánh Như đã nói ở trên Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện Với số lượng 605 CBCNV làm việc tại 4 nhà máy,3 chi nhánh kinh doanh 2 trung tâm, 01 công ty liên doanh và khối các phòng ban của công ty . 1) Chi nhánh Công ty CP Thiết bị Bưu điện Nhà máy 1 : Với sản phẩm chủ yếu là điện thoại , lắp ráp phiến đấu nối , bảo an và các sản phẩm điện tử. 2) Chi nhánh Công ty CP Thiết bị Bưu điện Nhà máy 2 : Sản xuất các sản phẩm cơ khí, ép nhựa vỏ tủ, vỏ hộp đấu nối sản xuất khuôn mẫu và các thiết bị bưu chính, Bán thành phẩm cung cấp cho nhà máy 1 lắp ráp như các chi tiết phiến cung cấp các bán thành phẩm để tiêu thụ trực tiếp, Sản xuất các sản phẩm công nghiệp khác ngoài ngành, phục vụ cho thị trường dân dụng, hay cho các đơn vị quân đội. 3) Chi nhánh Công ty CP Thiết bị Bưu điện Nhà máy 3 : Sản phẩm là ống nhựa cứng, ống nhựa mềm HDPE.. 4) Chi nhánh Công ty CP Thiết bị Bưu điện Nhà máy 4 : Đây là 1 nhà máy sản xuất cơ khí tại khu vực phía nam trụ sở tại khu Công nghiệp Lê Minh Xuân nhằm cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu tiêu thụ ở thị Trường phía nam , tăng sản lượng và giảm bớt chi phí vận chuyển và tiêu thụ . 5) Chi nhánh Công ty CP Thiết bị Bưu điện Miền Bắc : Chi nhánh tiêu thụ tại các tỉnh miền Bắc và giới thiệu sản phẩm. 6) Chi nhánh Công ty CP Thiết Bị Bưu điện Miền Trung taị Đà Nẵng : Chi nhánh tiêu thụ tại khu vực miền Trung. 7) Chi nhánh Miền Nam Công ty CP Thiết bị Bưu điện : Chi nhánh tiêu thụ tại khu vực phía Nam. 8) Chi nhánh Công ty CP Thiết bị Bưu điện – Trung tâm bảo hành: Trung tâm bảo hành các sản phẩm cho tòan bộ Công ty. Triển khai tiêu thụ các sản phẩm bưu chính cho khu vực phía bắc 9) Chi nhánh công ty CP Thiết bị Bưu điện- Trung tâm RD; Trung tâm chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới 10)Công ty liên doanh PDE –chuyên sản xuất các loại nguồn viễn thông. Loại hình sản xuất đa dạng, chủng loại sản phẩm phong phú, sản xuất các sản phẩm cơ khí , điện tử, lắp ráp các sản phẩm phục vụ cho cả trong và ngoài ngành bưu chính viễn thông . Cho nên để làm tốt nhiệm vụ quản trị sản xuất ta cần phảI xác định được loại hình sản xuất trong mỗi doanh nghiệp. II.1.2 Đặc điểm mô hình sản xuất và qui trình công nghệ chi nhánh thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện : Đặc điểm quản lý sản xuất của nhà máy 2 : Là một đơn vị sản xuất lớn trong Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện , Chi nhánh Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện Nhà máy 2 cũng mang đầy đủ những nét đặc trung cơ bản của Công ty CP Thiết bị Bưu điện. Với hơn 250 cán bộ Công nhân viên, đa dạng về ngành nghề. Nhà máy 2 cũng quản lý tổ chức theo cơ cấu chung của công ty phụ trách chung là giám đốc chi nhánh . Dưới có các phòng ban giúp việc, các phân xưởng . Quản đốc phân xưởng là người trực tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ giám đốc chi nhánh , hướng dẫn phân định công việc cụ thể, giám sát chất lượng sản phẩm sản xuất ra chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh. Đặc trưng của hình thức sản xuất theo đối tượng sản phẩm là quy trình chế biến sản phẩm được gói gọn trong một bộ phận sản xuất. Đối với nhà máy 2 đặc thù sản xuất có thể phác họa như sau: Mỗi phân xưởng chỉ nhận đảm nhiệm một phần hành nhất định như với sản phẩm cơ khí là một phân xưởng riêng, với sản phẩm đúc áp lực và gia công các sản phẩm đúc là một phân xưởng, các chi tiết bán thành phẩm nhựa cung cấp cho nhà máy 1 là do một phân xưởng đảm nhiệm, Phân xưởng nam châm , phân xưởng lắp ráp riêng dẫn đến trình độ chuyên môn cao. Với mô hình sản xuất này đòi hỏi trình độ của người quản lý phải đi sâu nắm vững cả nghiệp vụ quản lý cũng như phải hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm sản xuất tại phân xưởng để hướng dẫn và đào tạo cho người lao động trong phân xưởng. Sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau ảnh hưởng tới sự sản xuất của nhà máy 2, với nhiều loại quy trình công nghệ phức tạp qua nhiều bước chế tạo ,thiết kế,chế biến ,sắp xếp tổ chức sản xuất ,cân đối kế hoạch cho từng đơn vị thực hiện. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm là một quá trình liên tục khép kín, sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng. Chu kỳ sản xuất sản phẩm khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm nhưng đều tuân theo các bước sau: Xuất ra nhà máy 1 (theo đơn hàng) Vật tư Bán thành phẩm mua ngoài Sản xuất BTP Lắp ráp Thành phẩm Sơ đồ 1: Đặc điểm quy trình công nghệ. Xuất bán hàng cho các chi nhánh tiêu thụ của công ty. Xuất bán các sản phẩm CN ngoài ngành Do quy trình khép kín nên Nhà Máy2 có thể tiết kiệm thời gian, NVL, nhanh chóng chuyển bán thành phẩm ở các phân xưởng, tổ sản xuất ra thành phẩm phục vụ công tác tiêu thụ của từng đơn vị đặt hàng. II.1.3 Kế hoạch sản xuất Trong nhiều năm qua Nhà nước luôn coi trọng việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, luôn coi vấn đề này là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý doanh nghiệp. Với Công ty CP Thiết bị Bưu điện cũng vậy để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình cũng phải tuân thủ đầy đủ các nội dung chủ yếu của Quản trị sản xuất. Những người lãnh đạo Công ty luôn đi sâu, đi sát nghiên cứu vấn đề thị trường cũng như khả năng để sắp xếp công việc một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Đối với chi nhánh Công ty CP Thiết bị nhà máy 2 thì vần đề tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất là vấn đề quan tâm hàng đầu. Là một chi nhánh trực thuộc Công ty, hàng hóa chủ yếu được sản xuất theo đơn hàng của các chi nhánh tiêu thụ. Bên cạnh đó cũng những đơn hàng gia công của các khách hàng truyền thống nên để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đảm ứng kịp thời về tiến độ thì khâu tổ chức thực hiện sao cho có hiệu quả là vấn đề quan tâm hàng đầu. Đối với chi nhánh Nhà Máy 2 thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện cũng vậy, để đáp ứng yêu cầu sản xuất, thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế thì toàn bộ cơ cấu quản lý và sản xuất của nhà máy được sắp xếp, bố trí thành các phân xưởng sản xuất theo từng nhóm sản phẩm phù hợp với khả năng, cũng như trang thiết bị của đơn vị đó,nên rút ngắn được thời gian tiết kiệm được nguyên vật liệu, chi phí sản xuẩt, Các phòng kinh doanh, các phòng công nghệ nghiên cứu, bảo hành. Các phân xưởng trong nhà máy đều có các quản đốc và các trưởng phòng lãnh đạo trực tiếp các bộ phận sản xuất và chịu sự chỉ đạo chung của Giám đốc nhà máy . Giám đốc giao quyền hạn cho các quản đốc,trưởng phòng trong việc sắp xếp tổ chức thực hiện kế hoạch,chất lượng sản phẩm ,tiến độ thực hiện kế hoạch,cân đối lao động trong phân xưởng,cân đối vật tư, trang thiết bị,chịu trách nhiệm trước giám đốc về tiến độ thực hiện kế hoạch,cũng như chất lượng sản phẩm của đơn vị mìmh làm ra . Các quản đốc phân xưởng căn cứ vào kế hoạch, sản phẩm sản xuất được giao xây dựng tiến độ thực hiện cụ thể trình phòng điều độ kế hoạch để điều chỉnh kế hoạch và trình Giám đốc để bổ xung lao động hoặc thiết bị… . Hàng tuần báo cáo tiến độ sản xuất, số lượng sản phẩm làm ra trong tuần bằng văn bản cụ thể với Giám đốc. II.2 Nội dung chủ yếu của tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại các chi nhánh thuộc công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện II.2.1 Khái quát chung về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại các chi nhánh. Hàng năm căn cứ vào kết quả đạt được của những năm trước và dự báo của phòng Đầu tư phát triển cũng như dự kiến tình hình tiêu thụ của các chi nhánh trong năm . Phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch trình Tổng giám đốc duyệt về việc giao nhiệm kế hoạch năm cho giám đốc các chi nhánh . Ta có thể xem xét thông qua ví dụ về việc giao kế hoạch cho chi nhánh nhà máy 2 : Đầu năm căn cứ tình hình thực tĩên và căn cứ yêu cầu Công ty, sẽ ra : “Quyết định của Tổng giám đốc về việc giao chỉ tiêu kế hoạch năm” Căn cứ vào quyết định này thì các đơn vị trực tiếp, tiếp cận thị trường. Chủ động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu kế hoạch được giao, phản hồi các thông tin thị trường cho Tổng giám đốc để kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết. VD: Tập đòan BCVT Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty CP Thiết bị Bưu điện Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ********** ********* Chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 Giao cho giám đốc CN Công ty CP Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2 (Ban hành theo Quyết định số 47/KH-KHĐT ngày 15/01/2006 của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện) A.Phần doanh thu bán hàng ra ngoài Nhóm mặt hàng , dịch vụ ĐVT Nhà máy 2 Ghi chú Nhóm gia công , công nghiệp Triệu 15.450 -Gia công cho PDE 6.000 -Gia công cho Rạng Đông 1.450 -Gia công cho VFT 3.000 -Gia công cho các đơn hàng khác 3.000 -Loa , nam châm 2.000 Tổng công doanh thu bán hàng 15.450 Lợi nhuận từ bán hàng A 2.000 B.Phần phân bổ sản lượng sản xuất năm 2006 cho các nhà máy Nhóm mặt hàng , dịch vụ ĐVT Nhà máy 2 Ghi chú Nhóm sản phẩm tủ hộp cáp Triệu 21.000 -Vỏ cáp ABS 13.500 -Vỏ hộp đấu cáp các loại 7.500 Nhóm sản phẩm phiến đấu nối 275 -Giá đỡ các loại 275 Nhóm sản phẩm đài trạm 4.300 -Khung giá , và Blọck 800 -Sàn giả tổng đài 3.500 Cáp 4.650 -MScơ khí 1.200 -Các phụ kiện treo cáp 3.000 -Nắp ga nivo 450 Nhóm thiết bị bưu chính 9.680 Kìm, dấu 480 Trang thiết bị bưu cục 700 Máy in cước , xóa tem , gói buộc 5.500 Ngăn kéo đựng tiền 3.000 Nhóm gia công công nghiệp 18.450 -Gia công cho PDE 6.000 -Gia công cho Rạng Đông 1.450 -Gia công cho VFT 3.000 -Gia công cho các đơn hàng khác 4.000 -Loa , nam châm 4.000 Tổng công lượng sản xuất 58.355 Lợi nhuận từ sản xuất B 6.000 Tổng lợi nhuận thực hiện (A+B) 8.000 C Nhiệm vụ khác: (Xem xét và giao cụ thể sau) Sau khi nhận kế hoạch nhiệm vụ được giao Giám đốc nhà máy căn cứ vào tình cụ thể tiến hành tổ chức họp kế hoạch tại nhà máy lập chương trình và phân công công việc cụ thể cho các bộ phận chức năng liên quan. Bộ phận kế hoạch chịu trách nhiệm chính về vấn đề tiếp nhận thông tin từ các chi nhánh tiêu thụ và đánh giá nhu cầu thị trường để đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao. Lập phương án kế hoạch cụ thể trình giám đốc giải quyết. Bộ phận điều độ sản xuất căn cứ vào kế hoạch được giao phối hợp với các quản đốc lập kế hoạch về sửa chữa bảo dưỡng máy móc phục vụ cho sản xuất. Bố trí điều tiết lao động giữa các phòng ban phân xưởng để thích nghi với quá trình sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch đựoc giao Phòng vật tư, phòng kế tóan lập kế hoạch vật tư kế hoạch tài chính trình giám đốc. Giữa các chi nhánh nhà máy liên hệ phối hợp với nhau để phối hợp hòan thành nhiệm vụ đặt ra . II.2.2 Khái quát quá trình sản xuất tại chi nhánh Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện nhà máy 2 như sau: Nhà máy 2 là một nhà máy sản xuất cơ khí và khuôn mẫu chủ yếu của toàn bộ công ty . Chức năng chủ yếu là sản xuất các sản phẩm cơ khí, các bán thành phẩm cung cấp cho các nhà máy lắp ráp và các chi nhánh bán hàng. Ngoài ra nhà máy còn có chức năng sản xuất và gia công một số các sản phẩm công nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ ra bên ngoài. Năm 2006 Công ty giao kế họach sản lượng cho nhà máy là: 58,355 tỷ, kế hoạch lợi nhuận : 8tỷ. Căn cứ vào kế hoạch được giao từ công ty giám đốc nhà máy lập kế hoạch chi tiết cụ thể cho công việc sản xuất hàng tháng sao cho phù hợp với khả năng tiêu thụ của các chi nhánh đảm bảo đúng đủ yêu cầu tránh tình trạng thừa, thiếu, tồn kho ứ đọng vốn gây lãng phí. Để giải quyết đựoc vấn đề đó dưới giám đốc có bộ máy các cán bộ nhân viên giúp việc như kế hoạch, kế tóan các quản đốc phân xưởng Ta có thể phác họa quản lý của nhà máy2 như sau : +Giám đốc : nguời chịu trách nhiệm chính về quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy . Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Cũng như thu nhập của người lao động trong nhà máy +Kế tóan trưởng : Chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động tài chính trong nhà máy kiểm soát quá trình tài chính trong doanh nghiệp . Kịp thời thông báo vơí giám đốc về tình hình kết quả hoạt động tài chính trong nhà máy. lập các báo cáo, báo biểu theo chế độ kế tóan thống kê hiện hành. +Phòng Kế hoạch kinh doanh : lập kế hoạch chi tiết về kế hoạch sản xuất tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp các sản phẩm ngoài ngành , tìm kiếm nhu cầu thị trường khách hàng. Lên kế hoạch khai thác và tiêu thụ sản phẩm.lên dự báo nhu cầu sản phẩm. +Phòng Điều độ và tiền lương : Nhận kế hoạch cung cấp hàng hóa, sản phẩm từ các chi nhánh tiêu thụ trong công ty, các sản phẩm gia công công nghiệp … từ phòng kế hoạch điều độ và tổ chức kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng để đảm bảo sản phẩm cung cấp cho khách hàng đúng tiến độ yêu cầu đảm bảo lượng hàng hóa dự trữ trong kho đạt độ an tòan, tránh tình trạng hàng tồn kho ứ đọng quá nhiều gây ứ đọng vốn. Bộ phần tiền lương căn cứ vào tình hình sản xuất, và các quy tình công nghệ tập hợp tính tóan lương cho các phòng ban phân xưởng phù hợp với chế độ tiền lương hiện hành. +Bộ phận nhân sự : Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ nhân sự cho CBCNV trong doanh nghiệp . Theo dõi chế độ chính sách về nhân sự , Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động. +Phòng vật tư : Cân đối kế hoạch cung cấp vật tư theo kế hoạch sản xuất đã được phân bổ . Cuối mỗi tháng , mỗi kỳ quyết tóan vật tư chi tiết cho từng phân xưởng . Trên cơ sở vật tư cung cấp và chi phí tiền lương tính tóan giá thành một số sản phẩm mới theo yêu câù của giám đốc. Tập hợp chi phí tính giá thành các loại bán thành phẩm cung cấp cho các nhà máy trong công ty. +Phòng Công nghệ : Lên quy trình công nghệ cho các sản phẩm mới. Tập hợp và tính tóan cụ thể định mức công nghệ cho từng loại sản phẩm. +Phân xưởng 1: Phân xưởng khuôn mẫu làm các khuôn mẫu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy cũng như cung cấp khuôn cho các nhà máy khác trong công ty. +Phân xưởng 10 : Sản xuất, cung cấp khuôn mẫu cho các phân xưởng trong và ngoài nhà máy , Phục vụ chế độ bảo dưỡng khuôn mẫu cho các phân xưởng.gia công CNC. Với hệ thống máy móc trạng bị hiện đại hệ thống máy CNC của 2 phân xưởng 1, và 10 trong nhà máy 2 là 2 phân xưởng được đánh giá cao về khả năng sáng tạo sản xuất khuôn mẫu, đáp ứng nhu cầu thay đổi sản phẩm mới nhanh, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất khuôn trong nhà máy cũng như cung cấp khuôn mẫu cho tòan công ty. +Phân xưởng 3 : Phân xưởng sản xuất nam châm ferit đây là phân xưởng sản xuất nam châm cung cấp cho nhu cầu sản xuất loa cho nhà máy , đồng thời kết hợp sản xuất kèm những nam châm nhỏ cung cấp cho thị trường bên ngoài. +Phân xưởng 4: Một phân xưởng cơ khí lớn với hệ thống máy hiện đại, công nhân được qua đào tạo nhiều . Phân xưởng tập chung chủ yếu sản xuất các sản phẩm có quy trình khép kín tại phân xưởng, đồng thời cung cấp một số loại bán thành phẩm cho các phân xưởng khác. +Phân xưởng 5: Phân xưởng đúc áp lực và ép nhựa SMC (nhựa sợi thủy tinh) Có nhiệm vụ đúc các sản phẩm cung cấp bán thành phẩm cho các phân xưởng như đúc kìm bưu chính, vành loa, phụ kiện treo cáp … ép vỏ tủ composit . lắp ráp các loại tủ, hộp cung cấp cho các chi nhánh tiêu thụ. +Phân xưởng 6 : Phân xưởng ép nhựa cung cấp các bán thành phẩm ép nhựa chủ yếu phục vụ cho nhà máy 1 như vỏ điện thoại, phiến đấu nối, bảo an chống sét, các sản phẩm công nghiệp như vỏ đầu phích cho Công ty bóng đèn phích nước rạng đông,hộp ắc tô mát điện lực… +Phân xưởng nhựa 2 : Phân xưởng ép nhựa chủ yếu là các sản phẩm có hình dáng và kết cấu lớn như vỏ tủ,hộp ABS các loại măng sông cáp quang,hộp cáp ngầm và một số sản phẩm khác. +Phân xưởng 8 : Phân xưởng lắp ráp chịu trách nhiệm về lắp ráp tủ hộp và chủ yếu là lắp ráp phân tích kiểm định như bảo an ,biến áp, rệp kẹp cáp, cung cấp các loại loa cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ của tóan công ty. +Phân xưởng Bưu chính : Chuyên khắc dấu , kìm bưu chính, lắp ráp các thiết bị bưu chính như máy gói buộc, máy xóa tem lắp dấu máy,khay bưu chính,máy in cước,khay để tiền và một số sản phẩm cho nghành bưu chính viễn thông… +Phân xưởng Cơ điện : Chịu trách nhiệm sửa chữa bảo dưỡng bảo hành hệ thống máy móc thiết bị trong tòan nhà máy . Lên kế hoạch bảo trì bảo dưỡng đảm bảo máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất được liên tục. Khi có yêu cầu của công ty phải phối hợp thực hiện với các nhà máy và chi nhánh khác. Tất cả các phân xưởng trong nhà máy đều có 1 quản đốc chịu trách nhiệm về lao động của phân xưởng của mình. Nhận kế hoạch từ giám đốc và phòng điều độ bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đúng tiến độ , đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó còn chịu trách nhiệm về tình hình nhân sự lao động trong phân xưởng. Đào tạo lao động trong phân xưởng thích ứng với nhiều công việc cụ thể, huấn luyện tập huấn nâng cao tay nghề cho người lao động. II.3 Thực trạng của tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại nhà máy 2 chi nhánh Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện Là một chi nhánh trực thuộc công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện và là một đơn vị sản xuất công nghiệp với ngành nghề đa dạng , phức tạp, chi nhánh Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện nhà máy 2 cũng có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau. Chính vì vậy khi tổ chức triển khai điều độ sản xuất Nhà máy cũng rất chú trọng tới các nhân tố ảnh hưởng. II.3.1 Xây dựng lịch trình sản xuất : Sau khi được phân bổ chỉ tiêu kế hoạch sản lượng từ Công ty giao. Đồng thời bộ phận kế hoạch tiêu thụ có trách nhiệm thu thập thông tin từ các chi nhánh tiêu thụ về đơn hàng sản xuất thời gian và tiến độ giao hàng sẽ lập kế hoạch sản xuất trình giám đốc xem xét và chuyển ra Công ty để Tổng giám đốc duyệt. Kế hoạch được lập vào ngày 20 tháng liền kề trước đó. Bộ phận điều độ căn cứ kế hoạch sản xuất chuyển giao kế hoạch tiến độ sản xuất tới các phòng ban phân xưởng. Kế hoạch sản xuất được lập phải tính đầy đủ các yếu tố như khối lượng dự trữ hiện có, cân đối về năng lực sản xuất, đảm bảo cân đối về công suất máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ đảm bảo cho quá trình sản xuất được kịp thời tiết kiệm thời gian và hao phí sức lao động. Ta lấy ví dụ cụ thể về việc xây dựng kế hoạch tháng 06/2006. Căn cứ vào tình hình tiêu thụ tháng 05/2006 với Doanh thu thực hiện : 5.800.750.320 đồng Trong đó : Doanh thu các sản phẩm Công nhiệp 1.355.420.000 đ Doanh thu Nội bộ từ các chi nhánh : 4.445.330.320 đồng Sản lượng tiêu thụ chủ yếu là : Cáp, tủ hộp các loại... Bên cạnh đó sản phẩm của VFT. Căn cứ vào nhu cầu kế hoạch dự kiến tiêu thụ từ các chi nhánh các đơn hàng của các bưu điện tỉnh thành về số lượng hàng hóa. Căn cứ kế hoạch đặt hàng của PDE, VFT, công ty CP Phích nước rạng đông... Căn cứ vào lượng hàng hoá tồn kho thành phẩm … Phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất tháng 6 trình giám đốc, tổng giám đốc phê duyệt . VD : Kế hoạch sản xuất tháng 06 năm 2006 TT Tên sản phẩm ĐVT Đơn giá Tồn đầu kỳ Nhu cầu tiêu thụ Kế hoạch SX tháng 6 Giá trị kế hoạch tháng 6 Ghi chú Sau khi kế hoạch được duyệt phòng điều độ căn cứ vào kế hoạch triển khai chi tiết tới từng phân xưởng sản xuất. VD với phân xưởng 5 là phân xưởng ép nhựa SMC, và đúc áp lực với kế hoạch sản xuất tháng 6 như vậy Phòng điều độ sẽ triển khai kế hoạch cho Phân xưởng như sau : Chi nhánh Nhà máy 2 Phòng điều độ Kế hoạch sản xuất chi tiết Tháng 06 năm 2006 Phân xưởng 5 TT Tên SF chi tiết ĐVT Số lượng Kế hoạch Thời gian thực hiện Ghi chú I Chi tiết tủ KP300PCS 500 20/06/06 ChuyểnFX4lắp Hồi Cái 1000 Cánh + lưng Cái 1000 Nóc Cái 500 Bệ tủ Cái 500 Nắp bệ CáI 1000 II Chi tiết máy xoá tem 15/06/2006 Chuyển FXBC Vỏ máy Cái 10 Nắp trước Cái 10 Nắp che ru lô Cái 10 Nắp che quạt Cái 10 III Vành loa Cái 1000 20/06 IV Thân khoá nhôm Cái 5000 25/06 Người lập Người xem xét Người phê duyệt Các phân xưởng căn cứ vào kế hoạch đã được giao để tiến hành thực hiện sản xuất theo đúng yêu cầu tiến độ. II.3.2 Quá trình điều độ sản xuất Kế hoạch tổ chức sản xuất được giám đốc thông qua sau đó chuyển giao xuống các đơn vị phân xưởng sản xuất liên quan vào ngày 25 – 27 tháng liền kề trước đó. Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất Quản đốc phân xưởng căn cứ vào kế hoạch được giao cân đối lại lao động . Xác định thời gian và tiến độ hoàn thành lập báo cáo cụ thể trình giám đốc xem xét. Quá trình xem xét diễn ra cụ thể từ việc cân đối nguồn lực. Xác định khả năng hiện trạng của máy móc, khả năng công xuất và các vấn đề kỹ thuật, có yêu cầu bằng văn bản nếu cần phục hồi sửa chữa để phân xưởng cơ điện lên trương trình kịp thời. Xác định tình trạng nguyên vật liệu cũng như bán thành phẩm tồn đọng tại phân xưởng thông báo cho phòng vật tư để có thể cung cấp vật tư đúng tiến độ. Với các vật tư cần bảo quản ở môi trường và nhiệt độ nhất định có yêu cầu trình giám đốc. Phối hợp cùng cán bộ vật tư cân đối định mức vật tư để có được một số liệu vật tư cần thiết cho kế hoạch sản xuất nhưng vẫn đảm bảo mức dự trữ vừa phảI và không gây ứ đọng vốn do vấn đề tồn kho gây nên. Mọi vấn đề phải được tiến hành một cách khẩn trương kịp thời và lập báo cáo trình giám đốc vào ngày 02 tháng kế hoạch. Để thực hiện tốt công tác sản xuất đòi hỏi người cán bộ làm công tác điều độ kế hoạch phải làm tốt công tác tổ chức bên cạnh đó phải biết sắp xếp thứ tự các công việc để tránh tình trạng sản xuất không đồng bộ, kịp thời không gây ùn tắc ứ đọng không đáp ứng đúng tiến độ đơn hàng. Đồng thời phải có đầu óc tư duy để theo dõi phát hiện những biến động ngoài dự kiến dẫn đến khả năng không hoàn thành kế hoạch hoặc những hoạt động lãng phí làm tăng chi phí đẩy giá thành sản xuất lên cao để từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Cán bộ làm công tác điều độ phối hợp với các quản đốc phân xưởng để bố trí lao động, máy móc phù hợp với khả năng sản xuất tại từng phân xưởng. Cân đối lại khả năng cũng như xem xét lại trình độ để bố trí công việc cho phù hợp. Với đặc điểm là một đơn vị sản xuất phức tạp . Công việc cũng có lúc là đơn chiếc, nhưng cũng có lúc là sản xuất hàng loạt nên đội ngũ các quản đốc phân xưởng hầu hết đều có tay nghề vững vàng để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất. Sẵn sàng hướng dẫn và chỉ đạo cho công nhân trong phân xưởng để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hàng tuần, nhà máy đều tổ chức họp giao ban tiến độ. Căn cứ vào báo cáo cụ thể của từng quản đốc về khả năng tiến độ thực hiện các công việc của tháng tiến hành đến đâu?. Những khó khăn vướng mắc cần giải quyết. Căn cứ vào phần báo cáo của bộ phận điều độ về tình hình kế hoạch thực hiện và các đơn hàng bổ sung để có thể xác định các phần hành công việc của các tuần tiếp theo. Đánh giá khả năng , tỷ lệ hoàn thành đáp ứng yêu cầu tiến độ để có biện pháp khắc phục giải quyết như bố trí bổ sung con người bổ sung máy móc, điều chuyển sang phân xưởng khác hỗ trợ kế hoạch, hay thay thế chủng loại nguyên vật liệu cho phù hợp. Ta có thể lấy ví dụ cụ thể như sau : Tháng 06/2006 Căn cứ vào đơn hàng của các chi nhánh tiêu thụ, và nhà máy 1 về các bán thành phẩm phiến . Căn cứ vào phiếu yêu cầu được giám đốc phê duyệt . Phòng kế hoạch lập “Kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng 06” trình giám đốc xem xét. Sau đó chuyển ra Công ty để Tổng giám đốc phê duyệt. Với khả năng tiêu thụ và tính tóan lượng dự trữ thích hợp thì kế hoạch sản xuất tháng 06/2006 sẽ là 6.440.000.000 đồng. Kế hoạch sau khi đựoc phê duyệt sẽ được tác nghiệp sản xuất đến từng phân xưởng. Quản đốc các phân xưởng nghiên cứu khả năng thực hiện lập báo cáo trình giám đốc về tình hình thực tại của đơn vị mình. Phòng vật tư căn cứ vào kế hoạch giao, để lập bảng cân đối vật tư. Tính ra số lượng vật tư cần thiết để sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó căn cứ vào báo cáo tồn kho thực tế của các thủ kho ngày 25 hàng tháng tính ra lượng vật tư cần mua để phục vụ kế hoạch sản xuất. Phòng Kế tóan căn cứ vào kế hoạch vật tư, kế hoạch sản lượng, kế hoạch tiền lương ... lập kế hoạch tài chính. Tháng 6 kế hoạch được triển khai theo trương trình đã lập. Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất các phân xưởng cân đối kế hoạch sản xuất và nộp báo cáo về giám đốc và phòng điều độ ngày 02/06/2006 Cân đối kế hoạch sản xuất : Nhưng đến ngày 08/06 Nhận được báo cáo tồn kho của số lượng sản phẩm loa đã xuất hết cho Chi nhánh Miền nam. Đồng thời cũng nhận được yêu cầu cung cấp thêm loa 25W , và 30Wcho Chi nhánh Miền Bắc để chuyển đi tiêu thụ. Phòng điều độ tiến hành điều chỉnh kế hoạch và bổ sung kế hoạch cho các đơn vị liên quan như phân xưởng 5, phân xưởng 8, phân xưởng 3, phân xưởng nhựa 2 … theo phiếu lệnh điều chỉnh kế hoạch. VD : Lệnh điều chỉnh kế hoạch Sản xuất * Chế thử Thiết kế Yêu cầu khác Người yêu cầu Ngày 08/06/2006 Người xem xét Ngày 08/06/2006 Người phê duyệt Ngày 08/06/2006 Đơn vị Bộ phận yêu cầu : Phòng điều độ sản xuất Nội dung yêu cầu : Đúc chi tiết loa TT Tên SF Quy cách ĐVT Điều chỉnh Hạn Tăng Giảm 1 2 3 4 Giá đỡ loa Nắp đậy loa Ba càng loa Nắp đậy loa 25W 25W 25W 30W Cái Cái Cái Cái 6000 1000 1000 1000 Lý do yêu cầu : Phục vụ kế hoạch SX, đơn hàng CNMN Hạn thực hiện : 25/06/2006 Đơn vị thực hiện : PX 5 Các đơn vị /Bộ phận theo dõi: Đơn vị Mục đích Phòng điều độ Theo dõi Phòng vật tư Cung cấp vật tư, luân chuyển BTP Do tính chất công việc nên khi điều chỉnh bổ sung kế hoạch thì cần phảI phân tích để đưa ra yêu cầu chính xác về thời hạn thực hiện cho từng loại sản phẩm. Tính và phân bổ thêm lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Các phân xưởng ít kế hoạch trong tháng sẽ được phân thêm kế hoạch lắp ráp tủ hộp theo đơn hàng chủ chi nhánh Miền bắc. Hàng tuần họp giao ban , các phân xưởng căn cứ vào tiến độ thực hiện báo cáo giám đốc và hội nghị. Đồng thời nêu những yêu cầu , kiến nghị về máy móc hỏng cần sửa chữa khắc phục để có phương án giải quyết kịp thời. Ngày 25 /06 nhân viên phòng kế hoạch căn cứ vào thực tế, và báo cáo hàng tuần lập báo cáo dự kiến sản lượng trong tháng. Với các sản phẩm không có khả năng hòan thành trong tháng có báo cáo cụ thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan để có phương án giải quyết. Sau đó đến ngày 02/07 sau khi các phân xưởng đã hoàn thiện thủ tục nhập kho sản phẩm tập hợp đầy đủ chứng từ quyết toán vật tư . Thì sẽ tiến hành lập báo cáo tình hình thực hiện sản lượng tháng 06 theo yêu cầu .Trong tháng 6 do kế hoạch bổ sung quá nặng do đó khâu bán thành phẩm thì hoàn thành nhưng vì gấp rút nên phần chuyển sang lắp ráp của kế hoạch bổ sung đành phải chuyển sang tháng 7. Trên cơ sở phiếu nhập kho, phiếu yêu cầu sản xuất được , căn cứ vào đơn giá tiền lương và giờ công thực tế nhân viên kinh tế sẽ tiến hành tính lương cho công nhân theo từng phân xưởng. Và tình hình thực hiện sản lượng để tính lương cho khối chức năng theo quy chế đã được công ty ban hành II.4 Đánh giá ưu nhược điểm của công tác tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại các chi nhánh II.4.1 Ưu điểm Với mô hình sản xuất hiện có của chi nhánh Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện ta có thể thấy nổi lên những ưu điện như: Quản lý và kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất. Mỗi chi nhánh có bộ máy hoạt động riêng với chức năng và nhiệm vụ cụ thể, nhưng lại không qúa cồng kềnh. Mỗi cán bộ nhân viên đều làm việc kiêm nhiệm, và đi sâu vào nắm bắt thực tế để từ đó có thể đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng phần hành công việc. Nắm bắt và sử lý thông tin một cách nhanh nhậy. Bộ phận kế hoạch và tiêu thụ trong chi nhánh ngoài việc tiếp nhận thông tin và các đơn đặt hàng từ các chi nhánh, nhà máy trong công ty còn có chức năng theo dõi mở rộng và tiếp cận với các thị trường bên ngoài trong và ngoài ngành bưu chính viễn thông để từ đó mở rộng sản xuất. Đề xuất với giám đốc vấn đề giá cả và mặt hàng tham gia đấu thầu tìm kiếm thị trường kinh doanh. Các nhà máy trong công ty có chức năng và nhiệm vụ riêng. Các nhà máy sản xuất có chức năng sản xuất cung cấp sản phẩm cho các chi nhánh bán hàng. Bên cạnh đó luôn tính đến các yếu tố như môi trường, khu vực để giảm tối đa chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm tạo ra nhiều lợi nhuận và đảm bảo khả năng cạnh tranh trong kinh doanh. Nhà máy 2 là một nhà máy sản xuất chủ yếu các sản phẩm cơ khí cung cấp cho toàn bộ cho các chi nhánh. Bên cạnh đó với đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên sản xuất khuôn mẫu gá dưỡng cung cấp cho các nhà máy trong công ty . Và một đội ngũ công nhân cơ điện phục vụ cho việc sửa chữa máy móc tại chỗ kịp thời. Giúp cho quá trình sản xuất thường xuyên liên tục và không bị gián đoạn. Đội ngũ công nhân cơ điện kỹ thuật này phảI thường xuyên sản sàng cho việc sửa chữa tại chỗ cũng như tăng cường cho các nhà máy khác khi cần. Người lao động trong các chi nhánh hầu hết là lao động đã qua đào tạo. Và thường xuyên được rèn luyện trong sản xuất cũng như đạo tạo lại bằng thực tiễn sản xuất. Tinh thần trách nhiệm , ý thức tổ chức cao. Đội ngũ quản đốc hầu hết là từ công nhân trưởng thành và đều tham gia học thêm về quản lý kinh tế. Vì vậy rất tinh thông quá trình sản xuất nắm bắt yêu cầu kỹ thuật một cách nhanh chóng . Đồng thời cũng rất quán triệt tinh thần quản lý phân công, công việc một cách hợp lý về công việc, máy móc con người cũng như sự sắp xếp trật tự công việc để đáp ứng nhu cầu tiến độ đơn hàng… II.4.2 Tồn tại và nguyên nhân tồn tại Công tác dự báo kế hoạch, nhu cầu đơn hàng còn chậm: Nhân viên kế hoạch và tiêu thụ chưa thật sự có khả năng phân tích và dự báo nhu cầu. Vấn đề đơn hàng tiêu thụ trong ngành còn quá phụ thuộc vào các chi nhánh tiêu thụ. Cho nên đôi khi kế hoạch tác nghiệp không chính xác. Dẫn đến bị động trong quá trình sản xuất và không đáp ứng được đơn hàng theo yêu cầu tiến độ nhất là đối với các đơn hàng kế hoạch bổ sung trong tháng. Khả năng phân tích thông tin về tình hình dự trữ cũng như số lượng dự trữ sẵn sàng bán còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Cho nên có những lúc bị động về khả năng cung cấp hàng và phảI yêu cầu làm thêm giờ , tăng cao năng suất gây thêm những chi phí khác phát sinh ngoài. Công tác triển khai kế hoạch còn nhiều vấn đề như khi tổ chức sản xuất các bán thành phẩm ở nhiều phân xưởng khác nhau thì khả năng đồng bộ còn rất kém. Nhiều khi còn trồng chéo lẫn nhau. ĐôI khi sự kết hợp giữa các phân xưởng không đựơc chú trọng dẫn đến sản phẩm có nhiều công đoạn tại nhiều phân xưởng khác nhau lại bị ách tắc không hoàn thành chỉ vì tổ chức sản xuất của một phân xưởng hoặc kiểm soát quá trình công nghệ sản phẩm không tốt dẫn đến việc lắp ráp khâu cuối còn nhiều sai lệch và chậm tiến độ, dự báo nhu cầu sản phẩm chưa đày đủ thông tin lên các sản phẩm sản xuất làm nhiều lần trong tháng . công tác điều độ còn quá nhiều thủ tục. Qua quá nhiều khâu thủ tục và giấy tờ hành chính. Dẫn đến vấn đề sản xuất đôi khi bị cản trở vì giấy tờ chưa được xem xét ký duyệt về công nghệ cũng như thực hiện. Chương III Các giảI pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại các chi nhánh thuộc công ty cổ phần thiết bị bưu điện III.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp trong những năm tới: Với tâm huyết nghề nghiệp với sự định hướng đúng đắn Tổng giám đốc công ty cũng như tập thể lãnh đạo công ty đã đưa ra những định hướng phát triển trong những năm tới như sau : Sau khí chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07 năm 2005 , một mặt công ty tiếp tục duy trì sản xuất các dòng sản phẩm truyền thống , mặt khác công ty cũng chú trọng đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên với số vốn điều lệ 120tỷ cộng với số vốn vay ngắn hạn công ty đã đưa vào sản xuất kinh doanh khỏang 170tỷ đồng với chu kỳ quay vòng vốn là 3vòng/năm. Trong khi đó qua khảo sát thị trường Lãnh đạo công ty đã nhận thấy nhu cầu cung cấp vật tư thiết bị phục vụ phát triển mạng lưới viễn thông đang tăng rất nhanh . Những khách hàng truyền thống của công ty vẫn tiếp tục tăng với quy mô đầu tư vào mạng lưới ngày càng lớn . Theo dự tính của VNPT , số máy điện thoại sẽ tăng thêm 4 triệu máy so với năm 2005, đạt tỷ lệ 20máy điện thoại /100 dân. Do đó đây là cơ hội thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. đặc biệt thị trường miền Trung là nơi đang phát triển mạnh , lại xa nguồn cung cấp nên nhu cầu ngày càng tăng. Thêm vào đó Công ty còn hướng tới việc tìm kiếm khách hàng và nguồn nguyên liệu nước ngoài là Lào và Campuchia. Đây là những thị trường mới có nhiều tiềm năng trong khí đó còn ít nhà cung cấp thâm nhập. Từ nhìn nhận sự phát triển của thị trường. Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thiết bị đã đề ra phương hướng mục tiêu trong giai đoạn 2006-2008 Mục tiêu Doanh thu và Lợi nhuận giai đoạn 2006-2008 Đơn vị : triệu đồng TT Chi tiêu 2006 2007 2008 1 Doanh thu 500.000 600.000 700.000 2 Lợi nhuận 42.000 43.000 50.000 3 Thu nhập B/quân 3.4 3.6 3.7 Để đạt được mục tiêu này Công ty đang tập trung đầu tư vào 1 số dự án : Dự án 1 : Mở rộng dây chuyền sản xuất cáp đồng từ 300-600 đôi dây tại nhà máy 4 khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Dự án 2 : Xây dựng 1 cơ sở sản xuất mới tại quận Liên Chiểu thành phố Đà nẵng để kéo đồng cung cấp cho việc sản xuất cáp đồng tại nhà máy 4 và sản xuất các sản phẩm nhựa. Dự án 3 : Đầu tư dây chuyển sản xuất cáp quang Dự án 4 : Triển khai dây chuyền sản xuất Điện thoại di động tại Hà nội Dự án 5 : Triển khai dự án sản xuất cáp điện lực và đúc đồng tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Với mục tiêu và phương hướng đã đề ra như vậy công ty đã phân tích và trình Tập đòan bưu chính viễn thông về việc tăng vốn điều lệ và đã được thông qua và đang tiến hành phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ từ 120tỷ lên 150 tỷ (tương đưong với 1.500.000 cổ phần) Thương hiệu POSTEF cho các sản phẩm Bưu chính viễn thông đã khá quen thuộc với các bưu điện tỉnh, thành phổ trong cả nước, nhiều năm qua Nhà máy Thiết bị Bưu điện luôn sản xuất và kinh doanh có lãi .Với lợi thế đó Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện được thành lập có nhiều điều kiện trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực đang phát triển mạnh mẽ, Công ty sẽ nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu , đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó việc duy trì các mối quan hệ khách hàng truyền thống , tìm kiếm đối tác mới để khai thác nguồn hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm. III.2 Hoàn thiện công tác dự báo kế hoạch III.1.1 Quá trình lập kế hoạch Về quá trình phân định dự báo và lập kế hoạch sản xuất : để sản xuất có hiệu quả thì cán bộ kế hoạch tại các chi nhánh phải bám sát thực tế và phảI nắm biết được từng đơn vị sản xuất trong nhà máy làm các loại sản phẩm gì,triển khai sản xuất những bán thành phẩm hoặc thành phẩm gì trước để kịp thời phục vụ cho bộ phận tiêu thụ,để tránh sự nhầm lẫn trong các khâu sản xuất tiếp theo cũng như sự chồng chéo trong sản xuất của từng đơn vị. bộ phận lập kế hoạch trong chi nhánh phảI sáng tạo trong công tác tổ chức không để các đơn vị,phân xưởng chỗ thì nhiều việc chỗ thì ít,luôn bám sát các kho thành phẩm và bán thành phẩm để xem xét sự tồn kho và mất cân đối của sản phẩm cũng như luôn tìm hiểu thị trường và các chi nhánh bấn hàng xem họ cần và yêu cầu cần đổi mới các loại sản phẩm gì nhằm đảm bảo thế chủ động trong kinh doanh và sản xuất. Trước khi tổ chức sản xuất cần phải kiểm tra dự tính về tình trạng máy móc, thiết bị, lao động và nguyên liệu cần thiết để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Việc tính toán phải phân tích chi tiết cụ thể không để tình trạng kế hoạch đơn hàng đã đến ngày giao hàng mà máy móc vẫn đang trong tình trạng chờ sửa chữa cũng nhu vật tư thì lại chưa đầy đủ theo nhu cầu sản xuất. Khi lập kế hoạch phải tính đầy đủ các yêu tố ngành nghề trong từng phân xưởng đảm bảo công việc được giao phù hợp với trình độ và khả năng sản xuất của mỗi phân xưởng. Nghiên cứu thị trường đưa ra những phương hướng cụ thể cho việc lập kế hoạch sản xuất , nhất là kế hoạch sản xuất sản phẩm mới để thích ứng với nhu cầu thị trường III.1.2 Về quá trình thực hiện phối hợp đồng bộ Trong quá trình phối hợp đồng bộ để thực hiện kế hoạch sản xuất. Vấn đề đặt ra hàng đầu tính chất trung thực trong các báo cáo sản xuất và các biểu mẫu cân đối kế hoạch tại các phân xưởng sản xuất. Sản xuất muốn đạt được yêu cầu thời gian cũng như chất lượng thì đòi hỏi những người quản lý phảI báo cáo trung thực về chất lượng sản phẩm ở từng khâu từng phần để các khâu sau có cơ sở để tiến hành hoàn thiện. Bên cạnh đó vấn đề thời gian cũng như sự phối hợp giữa các phân xưởng phảI chặt chẽ,hỗ trợ lẫn nhau, không được xem nhẹ công tác gia công các loại bán thành phẩm mua ngoài,luôn bám sát ,theo dõi không để tình trạng ngừng sản xuất để chờ đợi, tránh tình trạng báo cáo xong nhưng chưa thực hiện xong để khâu tiếp theo lãng phí thời gian nhiên liệu chờ đợi, gián đoạn sản xuất hoặc mất đồng bộ bán thành phẩm. Về tiến độ thực hiện sản xuất và kế hoạch tiêu thụ : Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay đáp ứng được thời gian sản xuất là một vấn đề vô cùng quan trọng nếu tiến độ sản xuất không kịp thời thì rất dễ mất khách hàng. Do đó khi tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất thì phảI điều phối phân giao công việc một cách cụ thể. ấn định thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành trong từng phân xưởng những khoảng thời gian nhất định cho từng người từng máy… Và bên cạnh dó cũng phảI luôn thúc đẩy các bộ phận sản xuất các khâu đầu và bộ phận gia công ngoài,phải tính đến khả năng biến động ngoài dự kiến để có thể có những biện pháp khắc phục kịp thời III.2 Hoàn thiện công tác triển khai kế hoạch sản xuất Khi triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch phải tính đến nhiều yếu tố khác nhau như mô hình sản xuất , quy mô sản xuất, đặc điểm tính chất công nghệ và khả năng công nhân trong quá trình sản xuất. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất cũng như các phòng ban chức năng để phân bổ kế hoạch hợp lý cụ thể. Đảm bảo tiết kiệm tối đa thời gian lao động nâng cao hiệu quả lao động . Giảm tối đa chi phí, hạ giá thành sản phẩm,bám sát vào thực tế khả năng của từng phân xưởng,theo dõi sự tồn đọng hoặc mất cân đối của các loại sản phẩm trong kho để dự báo và bổ xung sản xuất III.3 Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực. + Đào tạo chuyên môn hóa cho người làm công tác kế hoạch . Đó phảI là một người có trình độ và tâm huyết nghề nghiệp . Để có thể nghiên cứu khả năng dự trữ nhu cầu thị trường , phân tích nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất một cách sát thực nhất. Kế hoạch phảI sát với nhu cầu thực tế. Người lao động phảI được sử dụng theo đúng ngành nghề đã được đào tạo . Bảo đảm chuyên môn hoá trong sản xuất . Nhưng với mô hình sản xuất đa dạng thì khi có nhu cầu chuyển đổi sản xuất phảI được hướng dẫn và đào tạo cụ thể .và nhất là người quản đốc phân xưởng phảI trực tiếp kiểm tra giám sát và đào tạo thêm cho công nhân mới để có thể thích ứng với nhu cầu hoạt động sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể. Các cán bộ quản lý, đặc biệt là các quản đốc phân xưởng trưởng thành từ công nhân có tay nghề sản xuất vững vàng nay chuyển sang công tác quản lý thì phảI yêu cầu được đào tạo qua trường lớp một cách cụ thể. Và được tập huấn thường xuyên về công tác quản lý. Quá trình báo cáo phải trung thực khách quan từ đó giúp cho lãnh đạo đưa ra những phương pháp chỉ đạo một cách đúng đắn và chính xác nhất. Sự phối hợp giữa các phân xưởng , và từng cá nhân trong phân xưởng với nhau là vấn đề luôn quan tâm để bảo đảm cho quá trình sản xuất được lưu thông. Kết luận Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môI trường bên ngoài, và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau. Để thực hiện tốt mục tiêu của mình mỗi doanh nghiệp phảI tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện tốt các chức năng cơ bản. Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện là một đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh nên cũng không thể tách ra khỏi quy luật đó được. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đổi mới các thiết bị tự động CNC trang bị dây chuyền lắp ráp điện tử hiện đại, nâng cao tay nghề công nhân viên và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty cũng rất coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, cải tiến sản phẩm mới, chiến lược tiêu thụ sản phẩm và xâm nhập thị trường bằng mọi cách để mở rộng thị trường tiêu thụ đang được công ty từng bước đưa vào thực hiện. Với những thành tích đã đạt được trong những năm qua bên cạnh đó là sự định hướng đúng đắn của lãnh đạo công ty tin chắc rằng công ty sẽ đạt được những thành công rực rỡ. Xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của thầy giáo Thạc sĩ Mai Xuân Được và tập thể lãnh đạo chi nhánh Công ty CP Thiết bị Bưu điện hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này./. Hà nội tháng 08 năm 2006 Tài liệu tham khảo : 1/ Quản trị doanh nghiệp căn bản năng lực cạnh tranh / NXB Lao động 2/ Những quy tắc trong công việc / Richar emplar . 2005 3/ Lập kế hoạch kinh doanh / NXB Lao động . 2005 4/ Phân tích công việc / NXB Trẻ . 2006 5/ bản chất quản trị nguồn nhân lực/ NXB Trẻ 2005 6/ Giáo trình quản lý sản xuất và Tác nghiệp / NXB Lao động. 2005 7/ Thời báo kinh tế 8/ Nhà máy Thiết bị Bưu điện những chặng đưòng đổi mới. ---------------o0o---------------- Mục lục Mở đầu......................................................................................trang 1 Chương I : Khái quát chung về Công ty CP thiết bị Bưu điện.....4 I.1/ Các giai đọan phát triển của Công ty .................................4 I.2/ Một số đặc điểm của Công ty ..........................................10 I.3/ Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây.................................................................14 Chương II : Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại các chi nhánh Công ty CP Thiết bị Bưu điện ..............................17 II.1 /Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại các chi nhánh thuộc cty Cổ phần Thiết bị Bưu điện..................................................................................17 II.1.1/Loại hình sản xuất tại các chi nhánh............................17 II.1.2/ Đặc điểm mô hình sản xuất và qui trình công nghệ chi nhánh thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện....................19 II.1.3/Kế hoạch sản xuất.........................................................21 II.2/ Nội dung chủ yếu của tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại các các chi nhánh thuộc Công ty CP Thiết bị bưu điện......23 II.2.1/ Khái quát chung về công tác quản trị sản xuất............23 II.2.2/ Khái quát quá trình sản xuất tại Chi nhánh Công ty CP Thiết Bị Bưu điện- Nhà máy 2.................................................28 II.3/ Thực trạng của tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại Nhà máy 2...............................................................................33 II.3.1/ Xây dựng lịch trình sản xuất........................................34 II.3.2/Quá trình tổ chức sản xuất ...........................................34 II.4/ Đánh giá ưu nhược điểm của công tác tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại chi nhánh Công ty Cổ phần thiết bị bưu điện..........................................................................................38 II.4.1/ Ưu điểm .......................................................................39 II.4.2/ Tồn tại và nguyên nhân tồn tại ....................................40 II.5/Định hướng phát triển công ty trong những năm tới........41 Chương III/ Các giải pháp hòan thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại các chi nhánh thuộc công ty cổ phần Thiết bị bưu điện ......................................................................................45 III.1/ Hòan thiện công tác dự báo kế hoạch ..........................45 III.1.1 Quá trình lập kế hoạch ...............................................45 III.1.2/ Quá trình thực hiện phối hợp đồng bộ .......................46 III.2/ Hòan thiện công tác triển khai kế hoạch SX..................46 III.3/ Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực.............................47 Kết luận ..........................................................................................49 Tài liệu tham khảo..........................................................................50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32798.doc
Tài liệu liên quan