Chuyên đề Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động- Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức

Công tác xã hội hoá chăm sóc đời sống người có công được thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo của cấp Uỷ, chính quyền, nó có ý nghĩa quyết định, đảm bảo cho công tác xã hội hoá chăm sóc đời sống của người có công đạt kết quả tốt. Việc chăm sóc đời sống thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là trách nhiệm của phòng LĐTB & XH huyện, ban ngành và toàn thể cộng đồng, vì vậy cần sự chỉ đạo, định hướng chính xác đúng đắn các phương pháp, mục tiêu để huy động được toàn bộ mọi tiềm năng, nguồn lực trong cộng đồng vào việc đáp ứng chăm sóc người có công. Và để thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công, huyện Hoài Đức cần được sự quan tâm, chỉ đạo hơn nữa của ban ngành cấp trên, từ đó sẽ thực hiện được nhiều kế hoạch, chương trình chăm sóc đời sống người có công có hiệu quả. Cùng với đó giữa các cấp phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, để từ xã đến huyện đều nắm được kế hoạch thực hiện, nắm bắt đối tượng như chăm sóc sức khoẻ, công việc, từ đó có chương trình chăm sóc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình chính sách. Và việc đôn đốc, kiểm tra thường xuyên từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn công tác xã hội hoá chăm sóc người có công cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp, làm việc thường xuyên giữa các ban ngành trong huyện.

doc59 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động- Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đình chính sách một cách thường xuyên, giúp cho sức khoẻ, vết thương, bệnh tật của thương binh, người có công được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện: Phòng Giáo dục và Đào tạo dưới sự chỉ đạo của Ban, ngành cấp trên có những chương trình chăm sóc, giúp đỡ con em thương binh, bệnh binh, con liệt sỹ và người có công với cách mạng học tập tốt bằng nhiều hình thức. Ngoài việc miễn giảm học phí theo quy định, con em của người có công với cách mạng còn được các thầy, cô giáo, các bạn giúp đõ trong học tập như các phương pháp học tập hiệu quả, đặc biệt là giúp quyên góp, ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập, giúp các em có kết quả học tập được cao hơn. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện: quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức như cấp ruộng đất tốt, thuận lợi cho sản xuất, trồng trọt. Hỗ trợ tiền mua giống, cây trồng, tổ chức hướng dẫn kinh nghiệm để phát triển sản xuất, miễn giảm thuế đất nông nghiệp theo quy định . Hội Cựu chiến binh, Hội cựu thanh niên xung phong: tổ chức các phong trào động viên người có công cố gắng vươn lên trong cuộc sống để tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng nêu gương cho thế hệ trẻ. Ngoài ra hội còn giúp nhau về cách làm ăn kinh tế giỏi và nhiệm vụ quan trọng là phong trào đi tìm đồng đội, quy tập hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang của huyện. Đoàn Thanh niên: giúp đỡ gia đình chính sách, nói chuyện chia sẻ với bố, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, bà mẹ Việt Nam anh hùng để cuộc sống tinh thần luôn thoải mái và nâng cao hơn. Hội Phụ nữ: thực hiện các phong trào nhằm giúp đỡ chăm sóc, nhận phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, phong trào áo ấm tặng mẹ, áo lụa tặng bà… Đào tạo, tập huấn cán bộ công chức chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến người có công. Trong phòng LĐTB & XH huyện, cán bộ chịu trách nhiệm chính về việc TCTTCS chăm sóc người có công với nước là trưởng phòng và các cán bộ chuyên môn về thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công Nguồn quỹ được tổng hợp từ: Ngân sách nhà nước dành cho huyện trong việc thực hiện ưu đãi xã hội cho người có công với nước. Vận động xây dựng “quỹ đền ơn đáp nghĩa”. Quỹ từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cơ quan trên địa bàn huyện. Tiến hành phân bổ nguồn quỹ: Quỹ được sử dụng vào việc thực hiện các chương trình chăm sóc người có công, công tác tuyên truyền. Quỹ để khen thưởng, cấp học bổng cho những em đạt kết quả cao trong học tập cũng như trong rèn luyện nhằm khuyến khích các em nỗ lực phấn đấu trong cuộc sống. Trợ giúp một số xã trong việc tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, tu bổ và xây dựng đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ và xây dựng bia ghi tên các anh hùng liệt sĩ. Một phần ngân sách của Quỹ được chi cho các hoạt động phục vụ công tác quản lí quỹ; khen thưởng cho các cá nhân tích cực, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; chi cho các hoạt động vận động, tuyên truyền, ủng hộ quỹ. Lập kế hoạch tác nghiệp để đưa chính sách vào thực tiễn thông qua việc xây dựng các chương trình, hành động cụ thể: Xây dựng các chương trình chăm sóc người có công: Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa. Chương trình ổn định đời sống người có công. Chương trình xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa. Công tác tuyên truyền và một số hình thức khác: Triển khai tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chế độ chính sách mới tới cán bộ và nhân dân trong huyện. Hàng năm tổ chức nhiều hội nghị tập huấn triển khai chế độ mới cho cán bộ chủ chốt, cán bộ trực tiếp làm công tác thương binh liệt sỹ và người có công với cách mạng ở các xã, thị trấn. Chương trình nhân dân huyện nhà cùng với nhà nước chăm sóc, gìn giữ, bảo quản, tôn tạo các công trình tổ quốc ghi công liệt sỹ; Lồng ghép việc chăm sóc người có công với việc triển khai các chương trình dự án của huyện; Phong trào xây dựng xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sỹ. Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện chính sách chăm sóc người có công với nước Trong năm 2009 phòng LĐTB & XH huyện tiếp tục đưa ra các văn bản hướng dẫn, triển khai tới các xã về việc thực hiện chế độ ưu đãi xã hội, chăm sóc người có công dựa theo: Nội dung NĐ 54/ CP, QĐ 290/ TTg và pháp lệnh ưu đãi người có công với nước số 26/2005/PL_UBTVQH. Quyết định số 26/2000/QĐ - TTG ngày 23/2/2000 và Quyết định số 120/QĐ - TTG ngày 5/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, để hướng dẫn, triển khai tới các xã, thị trấn để thụ lý hồ sơ, đề nghị cấp trên xét duyệt cho đối tượng tham gia hoạt động kháng chiến ở chiến trường trước 30/4/1975 và con của họ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định. NĐ 54/2006/NĐ - CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ, để xét duyệt đề nghị cho đối tượng tham gia hoạt động kháng chiến có Huân, Huy chương không hưởng chế độ BHXH hoặc trợ cấp nào khác được cấp thẻ BHYT để khám chữa bệnh. Thông tư số 08/2009/TT- BLĐ TBXH về việc thực hiện chế độ ưu đãi cho người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Quyết định số 41/QĐ- UBNDTP về trợ cấp cho người gìa yếu, người mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình không có khả năng thoát nghèo được trợ cấp hàng tháng. Các văn bản quy phạm pháp luật nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi người có công như Nghị định 38 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Thông tư 24 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 170 về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp… và kế hoạch 611 về giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng; Công văn 1932 về giải quyết những hồ sơ chất độc hoá học bị dừng trợ cấp của Cục người có công (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) Giai đoạn chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công tại phòng Lao Động – Thương binh & Xã hội huyện Hoài Đức Truyền thông chính sách Hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách Tuyên truyền qua các kênh truyền tải, các hệ thống thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình, báo chí… Xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành về chính sách chăm sóc người có công: UBND, phòng LĐTBXH huyện ra những Công văn, kế hoạch gửi tới tất cả các xã, thị trấn, các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn huyện, vận động các đơn vị tham gia đóng góp vào công tác chăm sóc các đối tượng chính sách như nhận phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi, đóng góp vào quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” . 2.1.2. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách: Huyện ủy, HĐND, UBND, Phòng LĐTB&XH phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện để thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách chăm sóc người có công trên địa bàn toàn huyện. Các hoạt động tiêu biểu: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quan điểm, chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về Ưu đãi xã hội đối với người có công. Tổ chức các buổi mít tinh kỉ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7, ngày giải phóng huyện nhà. Tổ chức trong các trường học của huyện các buổi tìm hiểu, viết bài về truyền thống cách mạng, lịch sử hào hùng của dân tộc, của những người đã hy sinh cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc huyện nhà; tìm hiểu chế độ ưu đãi với người có công với nước. Triển khai tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chế độ chính sách mới tới cán bộ tầng lớp nhân dân. Tổ chức được nhiều hội nghị tập huấn triển khai chế độ mới, nội dung chính sách mới cho cán bộ chủ chốt, cán bộ trực tiếp làm công tác thương binh liệt sỹ và người có công với cách mạng ở các xã, thị trấn. Tuyên truyền tới những người có công và gia đình của họ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, cống hiến cho sự nghiệp phát triển, xây dựng tổ quốc nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng. Vận hành các quỹ Đầu tiên nguồn quỹ, ngân sách được sử dụng vào việc thực hiện các chương trình chăm sóc người có công; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công trên địa bàn huyện. 2.2.1. Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa Với những chính sách kích thích phát triển kinh tế hợp lý cùng sự quan tâm của các cấp, uỷ Đảng, các hộ gia đình chính sách trong huyện cũng đã cải thiện được cuộc sống của mình. Song bên cạnh đó còn nhiều gia đình vẫn trong hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, vốn sản xuất do họ ảnh hưởng của thương, bệnh tật, sức khoẻ yếu, thời gian cống hiến dài nên ít có thời gian lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, chưa tự giải quyết được nhu cầu cuộc sống của mình, đặc biệt là vấn đề nhà ở. Thấy được nhu cầu bức xúc đó, trong nhiều năm qua toàn huyện đã thực hiện mục tiêu chung là hỗ trợ thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Trên địa bàn huyện làm mới và sửa chữa nhà ở, phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát, xuống cấp cho các gia đình chính sách. Và không chỉ đóng góp bằng tiền mặt mà nhân dân trong hưyện còn đóng góp nhiều công sức để xây dựng nhiều ngôi nhà tình nghĩa. Nguồn quỹ để xây dựng, hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng là người có công trong huyện đều từ ngân sách Nhà nước cấp. Xong huyện đã trích thêm từ tiền ủng hộ quỹ “đền ơn đáp nghĩa” để hỗ trợ cùng Nhà nước chăm sóc đời sống người có công có được ngôi nhà khang trang tạo niềm tin, sự phấn khởi cho họ để ổn định cuộc sống, tập trung vào sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của gia đình. 2.2.2. Chương trình ổn định đời sống thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công Cùng với việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách thường xuyên, hàng tháng và các chế độ ưu đãi khác. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và được các cấp Uỷ đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện tạo mọi điều kiện để người có công trên địa bàn huyện có cuộc sống ổn định, có mức sống trung bình trở lên; ổn định thương tật, ổn định chính trị, tư tưởng, lạc quan phấn khởi, tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước và huyện nhà. Trong những năm qua huyện Hoài Đức đã bằng nhiều hình thức vận động toàn thể nhân dân trong huyện tham gia có hiệu quả vào chương trình ổn định đời sống tinh thần cho người có công đặc biệt là thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên với các hình thức chăm sóc như: Tổ chức khám chữa bệnh, điều trị định kỳ, điều dưỡng nâng cao sức khoẻ, cấp phát thẻ Y tế, tặng quà nhân dịp các ngày lễ tết, ngày Thương binh liệt sỹ 27/7. Tổ chức vận động các cơ quan, đơn vị và cá nhân chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ liệt sỹ già yếu, cố đơn, phụng dưõng bà mẹ Việt Nam anh hùng, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi; công tác tặng quà tết nguyên đán 2008. Hỗ trợ, bố trí đất sử dụng sản xuất ở những địa điểm thuận lợi để canh tác, thuận lợi cho buôn bán, kinh doanh, vận động các đơn vị kinh doanh hỗ trợ, tặng sổ tình nghĩa cho thương binh, bệnh binh nặng với trị giá mỗi sổ từ 100-500 nghìn đồng; Con em liệt sỹ, con thương binh nặng được học nghề, tạo việc làm tại địa phương để tăng thu nhập, khi đi học tại các trường học giáo dục đào tạo thì được miễn, giảm học phí. Và được các cá nhân, đơn vị nhận đỡ đầu khi đến tuổi trưởng thành Phong trào đưa thương binh, bệnh binh về nuôi dưỡng tại gia đình; cung cấp dụng cụ chỉnh hình cho các thương – bệnh binh phục vụ trong việc sinh hoạt dễ dàng. Nguồn quỹ được sử dụng cho phong trào tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa để ổn định đời sống thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là sự đóng góp của cơ quan huyện uỷ, Hội cựu chiến binh huyện, chi nhánh điện, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, ban chỉ huy quân sự huyện, cán bộ, giáo viên ngành giáo dục, phòng LĐTBXH huyện và các xã Yên Sở, Cát Quế, An Khánh, Kim Chung, Đức Giang. 2.2.3. Chương trình xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa Căn cứ vào hướng dẫn của UBND Thành phố Hà Nội, UBND huyện Hoài Đức đã ra quyết định thành lập và kiện toàn ban quản lý quỹ đền ơn đáp nghĩa đúng thành phần quy định, tổ chức vận động cán bộ, viên chức, công chức và nhân dân đóng góp tinh thần, đóng góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm đối với người có công với cách mạng. Đối tượng vận động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa là những người đang làm việc tại : + Các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tố chức xã hội nghề nghiệp. + Cơ quan quân sự và công an cấp huyện. + Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế do các cơ quan cấp huyện quản lý. + Nhiều cơ quan ở tỉnh khác hành nghề ở địa phương thời hạn từ 03 tháng trở lên. + Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tiếp nhận và hoan nghênh các tổ chức và cá nhân tham gia tích cực cho quỹ với số tiền lớn hơn định mức vận động theo quy định Nhằm huy động tối đa nguồn lực, sức mạnh từ cộng đồng. Ngoài các chương trình chăm sóc trên, huyện còn đưa ra một số kế hoạch, hình thức khác để thực hiện các chương trình chăm sóc nhằm chăm sóc đa dạng đời sống người có công như: Tặng bể nước tình nghĩa, giếng nước tình nghĩa, tặng vườn cây, ao cá tình nghĩa. Lồng ghép việc chăm sóc người có công vào việc triển khai các chương trình dự án của huyện như: Các chương trình xây dựng trạm y tế, cơ sở y tế phục vụ cho nhân dân chú ý dành những phòng, giường nhất định cho việc chữa bệnh với đối tượng người có công. Các cơ sở sản xuất kinh doanh luôn sắp xếp những việc làm phù hợp với sức của người có công, giúp họ làm việc hiệu quả. Các chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cũng luôn được quan tâm chú trọng. Đó là cho các hộ chính sách vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống gia đình. Đồng thời giúp họ xoá đói giảm nghèo, hướng dẫn làm ăn từ nguồn vốn được vay để phát triển kinh tế gia đình các đối tượng. Chương trình chăm sóc, gìn giữ, bảo quản, tôn tạo các công trình tổ quốc ghi công các liệt sỹ; Huyện luôn cùng các cán bộ cựu chiến binh, lão thành cách mạng tiếp tục thực hiện tìm hài cốt liệt sỹ về quy tập tại nghĩa trang các xã. Điều đó thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với các liệt sỹ đã hy sinh ngã xuống và ổn định tâm lý yên tâm cho các hộ gia đình liệt sỹ khi hài cốt con em mình được yên nghỉ ở quê hương. Phong trào xây dựng xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sỹ: Các xã, thị trấn của huyện luôn luôn coi trọng việc đẩy mạnh công tác chăm sóc người có công, thi đua thực hiện giữa các xã, thị trấn làm tốt công tác này. Huy động bằng mọi hình thức dù là nhỏ nhất từ cộng đồng vào việc chăm sóc, giúp đỡ gia đình chính sách. Các xã, thị trấn luôn tìm hiểu những yêu cầu bức thiết của gia đình chính sách để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời và đúng theo hoàn cảnh của đối tượng. Từ đó mới có được hiệu quả cao trong việc cải thiện, giúp đỡ các gia đình, sẽ tạo điều kiện tốt để họ phát huy sở trường, năng lực của mình vào việc xây dựng quê hương, đất nước. Nguồn quỹ dành cho ưu đãi xã hội đối với người có công còn được sử dụng để: Trợ giúp một số xã trong việc tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, tu bổ và xây dựng đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ và xây dựng bia ghi tên các anh hùng liệt sĩ. Một phần ngân sách của Quỹ được chi cho các hoạt động phục vụ công tác quản lí quỹ; khen thưởng cho các cá nhân tích cực, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; chi cho các hoạt động vận động, tuyên truyền, ủng hộ quỹ. Phối hợp các tổ chức để triển khai thực thi chính sách chăm sóc người có công. Việc chăm sóc đời sống người có công với cách mạng đã được Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta quán triệt đó là trách nhiệm của toàn dân, không là trách nhiệm của riêng ai. Vì vậy trong những năm qua cán bộ, tổ chức, đoàn thể huyện luôn phấn đấu thi đua xuất sắc trong phong trào chăm sóc người có công với cách mạng nhờ sự thực hiện nghiêm túc, đúng chức năng, nhiệm vụ được giao của từng cơ quan, đơn vị trong huyện. Và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng LĐTB & XH, huyện ủy, HĐND, UBND với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện: Ngành Trung tâm Lao động và giới thiệu việc làm; Ngành Y tế; Ngành Giáo dục và Đào tạo; Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Hội Cựu chiến binh, Hội cựu thanh niên xung phong; Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ trong qua trình tổ chức, triển khai thực hiện chính sách chăm sóc người có công trên địa bàn huyện. Giai đoạn kiểm soát thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động - Thương binh & Xã hội huyện Hoài Đức Hệ thống kiểm soát thực thi chính sách chăm sóc người có công tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức bao gồm: Các chủ thể kiểm soát: Huyện ủy, HĐND, UBND, phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức, Sở LĐTB & XH thành phố Hà Nội. Công cụ và hình thức kiểm soát: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công với nước của Sở LĐTB & XH thành phố Hà Nội gửi Huyện ủy, HĐND, UBND, phòng LĐTB & XH huyện. Các văn bản hướng dẫn thực hiện chỉ thị, quyết định của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện về thực hiện chính sách chăm sóc, ưu đãi người có công với nước đến các xã, thị trấn trong huyện. Các báo cáo về tình hình thực hiện chính sách chăm sóc, ưu đãi xã hội đối với người có công trên địa bàn huyện của Phòng LĐTB & XH trình lên Huyện ủy, HĐND, UBND, sở LĐTB & XH thành phố Hà Nội. Tiến hành thu thập thông tin, các ý kiến phản hồi đóng góp của người dân và cả những người là đối tượng người có công với nước. Bước tiếp theo trong giai đoạn kiểm soát quá trình tổ chức thực thi chính sách chăm sóc, ưu đãi xã hội người có công với nước là đánh giá hiệu lực của chính sách chăm sóc người có công để biết được hiệu quả của chính sách là tương đối cao thông qua các kết luận: Tác động, ảnh hưởng của chính sách là tích cực đối với đối tượng người có công, góp phần làm cho đời sống người có công được nâng cao, cả về vật chất và tinh thần. Chính sách chăm sóc người có công có sự tương tác với các chính sách: chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách việc làm, chính sách y tế, giáo dục. Trong quá trình thực thi chính sách chăm sóc người có công tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn có những hạn chế nhất định. Và qua những hạn chế đó, đưa ra những kiến nghị điều chỉnh chính sách, điều chỉnh nguồn lực, hệ thống văn bản để quá trình TCTT chính sách chăm sóc người có công mang lại hiệu quả cao hơn. Những hạn chế trong quá trình tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại phòng và kiến nghị để điều chỉnh, khắc phục được thể hiện chi tiết ở mục 2 phần III tiếp theo và chương 3 (Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động – Thương binh & xã hội huyện Hoài Đức) Thành tựu và hạn chế của công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động - Thương binh & Xã hội huyện Hoài Đức năm 2009 Thành tựu của công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức năm 2009 Được sự quan tâm, chỉ đạo của sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội, của Huyện ủy, UBND huyện Hoài Đức và sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện, năm 2009 công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc, ưu đãi xã hội người có công với nước tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức thực hiện khá tốt. Các giai đoạn trong quá trình tổ chức thực thi chính sách được thực hiện đẩy đủ; Phòng đã thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của mình trong công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc, ưu đãi xã hội với người có công và đạt được nhiều thành tích nổi bật như: Thực hiện giải quyết các chế độ trợ cấp, phụ cấp theo đúng quy định của Nhà nước, thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời, không để xảy ra nhầm lẫn, sai sót, tiêu cực, đảm bảo chi trả tận tay tới các đối tượng chính sách. Việc điều chỉnh các quy định, chế độ chính sách mới luôn được kip thời tới các đối tượng chính sách, không để tồn đọng và để hiện tượng mong chờ từ phía đối tượng: Đề nghị Sở LĐTB & XH giải quyết chế độ cho 20 trường hợp vợ liệt sỹ tái giá. Lập thủ tục hồ sơ trình Chính phủ đề nghị suy tôn cho 4 trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát. Đổi, cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công cho 45 trường hợp Bằng Tổ quốc ghi công bị rách nát. Xét duyệt hồ sơ, đề nghị Sở LĐTB & XH thành phố cấp thẻ BHYT cho 243 người hoạt động kháng chiến theo quyết định số 290/QĐ-TTg, NĐ số 54/CP. Kiểm tra hồ sơ, đề nghị Sở giải quyết chế độ trợ cấp một lần và mai táng phí cho 218 người có công với cách mạng. Tổ chức cho 452 người có công của huyện đi điều dưỡng tại các Trung tâm điều dưỡng người có công của thành phố và 250 người được hưởng chế độ điều dưỡng tại gia đình. Hướng dẫn các xã, thị trấn khaỏ sát, lập danh sách người trong gia đình có công giúp đỡ cách mạng chưa được hưởng chế độ đã từ trần và danh sách người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị tù đày có hoàn cảnh khó khăn hiện không được hưởng lương và BHXH nào khác để đề nghị nhà nước xem xét giải quyết chế độ. Hướng dẫn các xã kiểm tra thực trạng nghĩa trang liệt sỹ của xã, thị trấn và mộ liệt sỹ gia đình đang quản lý và tổng hợp báo cáo với Sở LĐTB & XH thành phố. Ngoài các khoản trợ cấp, phụ cấp thực hiện theo ưu đãi của Nhà nước. Huyện còn tổ chức chăm sóc đời sống người có công bằng các hình thức như: thăm hỏi, tổ chức cấp phát 18.170 xuất quà với tổng trị giá 4.761.400.000 đồng cho các đối tượng người có công nhân dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu, quốc khánh 2-9, kỷ niệm 62 năm ngày thương binh liệt sỹ.(theo báo cáo tổng kết công tác thương binh và xã hội ngày 06/01/2010 của phòng LĐTB & XH) Để thực hiện tốt pháp lệnh ưu đãi người có công nhân dân trong huyện hàng năm cũng đã tích cực tuyên truyền vận động quyên góp, ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc nhận phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, con liệt sỹ mồ côi không nơi nương tựa, gúp các thương bệnh binh nặng bằng góp các ngày công để giúp đỡ sản xuất.. Công tác chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, bia mộ hương khói tưởng nhớ các liệt sỹ đã hy sinh ngã xuống vì huyện nhà luôn được chăm sóc quan tâm tốt. Xây dựng mới và sửa chữa 33 nhà với tổng số tiền là 1.223.025.000 đồng; tặng 750 sổ tiết kiệm tình nghĩa với số tiền là 250.000.000 đồng cho người có công trên địa bàn huyện tính từ năm 2006 đến năm 2009.( nguồn: theo báo cáo tổng kết chương trình xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công trên địa bàn huyện của phòng LĐTB & XH huyện, ngày 07/01/2010) Phân bổ và sử dụng nguồn quỹ hợp lý cho các chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc đời sống người có công với nước; tu bổ, sửa chữa các bia mộ, nghĩa trang liệt sỹ; các chương trình ưu đãi giáo dục, y tế cho người có công và con em của họ. Chính vì có những kế hoạch triển khai thực hiện tốt các chương trình ưu đãi và chăm sóc người có công mà đến nay đới sống đại bộ phận các gia đình chính sách đã được cải thiện đáng kể và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, các hoạt động chăm sóc đó đã cùng với Đảng và Nhà nước ta thể hiện được truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Đạt được những thành quả như trên trong quá trình TCTTCS chăm sóc người có công tại phòng LĐTB&XH huyện Hoài Đức là do: Do Đảng ta có đường lối chủ trương nhất quán trước sau như một đối với việc toàn dân chăm sóc đời sống người có công với cách mạng, các chương trình chăm sóc luôn được cụ thể hoá về mặt nhà nước, phù hợp với tình hình hình thực tế ở mỗi thời kỳ. Điều đó đã góp phần làm ổn định chính trị - xã hội, làm tăng niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước tạo nên nét đẹp mới trong đời sống xã hội của đất nước. Do có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sắc của Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện, sự tham mưu của tích cực của phòng LĐTBXH huyện về việc tổ chức thực hiện công tác chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất cho các đối tượng chính sách, cùng với sự tham gia tích cực, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân toàn huyện vào công tác chăm sóc người có công. Các tầng lớp cán bộ và nhân dân trong huyện ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng để từ đó có nhiều kế hoạch thiết thực giúp đỡ đối tượng chính sách. Nhân dân huyện luôn coi việc chăm sóc người có công là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Do các cấp Uỷ Đảng có những biện pháp đúng đắn trong việc huy động nguồn lực trong nhân dân tham gia thực hiện quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Các hình thức tuyên truyền cũng được mở rộng và có nhiều cố gắng thiết thực. Từ việc tuyên truyền tốt nên nhiều người thấy được trách nhiệm của mình trong việc biết ơn, chăm sóc tới người có công với cách mạng. Có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong việc cùng nhau tổ chức chăm sóc tốt các đối tượng gia đình chính sách trong huyện. Đội ngũ cán bộ, công chức luôn được tập huấn bồi dưỡng và cập nhật thông tin chính xác kịp thời, công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm túc. Cán bộ chuyên trách luôn thấy được nhiệm vụ, trọng trách của mình trong việc thực hiện chăm sóc đời sống người có công về cả mặt vật chất và tinh thần.. Hạn chế của công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình tổ chức thực thi chính sách chăm sóc, ưu đãi xã hội với người có công của phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức năm 2009 còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyên môn, như vấn đề giải quyết chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, hiện đang còn nhiều tồn tại, vướng mắc nhất là về tiêu chí để công nhận chưa được Bộ Y tế ban hành; mức trợ cấp còn thấp. Ngoài ra có một số vấn đề tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới, đó là: Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên về việc chăm sóc đời sống người có công ban hành xuống nhiều lúc còn chồng chéo, không đồng bộ. Công tác tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp lệnh ưu đãi người có công, về kế hoạch, phương pháp thực hiện chăm sóc người có công của huyện đưa ra có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức và thường xuyên. Chưa huy động được triệt để những nguồn lực tại cộng đồng địa phương như nguồn vốn, tài nguyên, nguồn lực vào việc chăm sóc đời sống người có công. Sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong công tác chăm sóc đời sống các gia đình chính sách nhiều lúc chưa thực hiện thường xuyên, chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách ưu đãi người có công đặc biệt ở một số xã chưa nắm chắc trình độ chuyên môn nên ảnh hưởng nhiều đến việc giải quyết công việc. Mặc dù đã có nhiều buổi tập huấn đến các cán bộ chủ chốt ở các xã, thị trấn. Thí dụ như khi giải quyết chế độ, chính sách cho đối tượng, do một số ít cán bộ cấp xã vì trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa nắm chắc không giải thích rõ ràng cho đối tượng, còn để đối tượng lên Phòng nhiều lần dẫn đến việc thực hiện chế độ còn chậm và chưa kịp thời. Thân nhân và bản thân một số đối tượng chưa nắm bắt được các quy định của nhà nước để khai báo hoặc làm các thủ tục hồ sơ kịp thời. Việc thực hiện chính sách chăm sóc, ưu đãi xã hội với người có công chưa có sự đồng đều ở một số xã, một số xã chưa thực hiện thật tốt trong việc chăm lo đời sống người có công ở địa bàn địa phương mình quản lý, vẫn còn những hộ gia đình chính sách còn khó khăn và một số xã chưa thực sự quan tâm giải quyết chế độ BHYT cho người có công. Trong năm 2009, công tác TCTTCS chăm sóc, ưu đãi xã hội người có công với nước tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức còn có những hạn chế là do: Ban, ngành cấp trên do chưa nắm thật chắc tình hình thực tế của địa phương mình nên việc đưa ra các văn bản còn chồng chéo. Các quy định cụ thể trong lĩnh vực công tác chăm sóc người có công còn thiếu, chưa đồng bộ. Cán bộ một số xã chưa thực sự quan tâm đến công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc toàn diện đời sống người có công ở địa bàn mình quản lý. Cán bộ làm công tác tuyên truyền còn ít, thiếu kinh nghiệm, còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện các chương trình chăm sóc. Trong khi đó địa bàn huyện rộng nên công tác tuyên truyền còn chưa hiệu quả và chưa đa dạng hoá được các hình thức tuyền truyền trong dân. Phương pháp kế hoạch trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng chưa đúng đắn, thiếu sự quan tâm thường xuyên, thiếu kiểm tra đôn đốc trong việc tác động tới người dân nên hiệu quả tổng hợp sức mạnh trong dân vào việc chăm sóc đời sống người có công trên địa bàn huyện chưa đầy đủ, chưa cao. Các hội nghị tập huấn chưa thật sự thường xuyên và hiệu quả nên nhiều cán bộ xã còn yếu kém trong việc giải quyết công việc, nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực của mình.Việc nắm bắt hoàn cảnh đối tượng chưa sâu nên sử dụng nguồn quỹ ngân sách Nhà nước cấp và quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” còn chưa trọng tâm vào đối tượng cần sự quan tâm giúp đỡ thực sự. Việc thực hiện xã hội hoá công tác chăm sóc đời sống người có công trên địa bàn huyện còn có những tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới. Tuy nhiên những thành tích, kết quả mà nhân dân các dân tộc trong huyện đạt được là cơ bản nên cần tiếp tục thực hiện phát huy tốt hơn nữa những chương trình chăm sóc, cải thiện đời sống người có công tại các địa phương trong huyện. Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN HOÀI ĐỨC – HÀ NỘI Phương hướng tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công của Phòng Lao động - Thương binh & xã hội huyện Hoài Đức năm 2010 Thực hiện việc chăm sóc đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng không chỉ là vấn đề đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, tình cảm, quan hệ xã hội. Không phải là vấn đề trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài và cũng luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế là cơ sở , điều kiện để thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội, trong đó có chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước. Bởi vậy dựa trên kết quả đạt được và những tồn tại về công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công năm 2009, trong năm 2010 công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước trên địa bàn huyện có những phương hướng sau: Luôn luôn quán triệt tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về toàn dân chăm sóc đời sống người có công với nước. Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ, chỉ đạo thường xuyên của các cấp, ban ngành của chính quyền huyện đến cơ sở đối với công tác xã hội hoá chăm sóc người có công. Tiếp tục ban hành các văn bản, quyết định, chỉ thị phù hợp, hợp với tình hình thực tế của từng xã, thị trấn tránh sự chồng chéo bất hợp lý trong việc chăm sóc đời sống người có công. Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa huyện ủy, HĐND, UBND, phòng LĐTB & XH trong quá trình thực thi chính sách chăm sóc người có công với nước. Luôn luôn đôn đốc, kiểm tra các xã, thị trấn để đúc rút kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện các phong trào chăm sóc và đồng thời cũng đẩy mạnh các chương trình chăm lo đời sống người có công trên địa bàn quản lý. Tổ chức triển khai và thực hiện nhanh chóng Nghị định 35/2010/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng bắt đầu từ 1/5/2010. Coi trọng việc huy động nguồn lực từ địa phương là nguồn vốn chủ yếu để thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước. Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác Lao động-TBXH của phòng và xã, thị trấn. Mỗi xã, thị trấn cần có các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác xã hội đặc biệt trong việc chăm sóc người có công. Phòng tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát việc xác nhận người có công, kiến nghị xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm; giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng trong chiến tranh; Triển khai điều dưỡng cho người có công của huyện đi điều dưỡng tại các trung tâm nuôi dưỡng người có công của thành phố và điều dưỡng tại nhà. Tiếp tục duy trì công tác tuyền truyền, vận động bằng nhiều hình thức thường xuyên sâu rộng trong nhân dân về việc chăm sóc người có công. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xã hội hoá công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Tổ chức thêm nhiều mô hình chăm sóc khác từ sự giúp đỡ, ủng hộ của các đoàn thể, cá nhân trong huyện khi đó nguồn lực trong cộng đồng sẽ phát huy hết tác dụng vào việc chăm sóc đời sống người có công. Phát triển mạnh việc xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ở tất cả các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn trong huyện, khuyến khích tạo điều kiện để các gia đình chính sách có điều kiện để học tập, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ mới. Ưu đãi hỗ trợ về vốn, giống, đất đai, thuế đồng bộ và phù hợp cho các đối tượng người có công để họ và gia đình thuận lợi trong việc làm ăn, sản xuất, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tiếp tục cống hiến, tập trung xây dựng quê hương đất nước. Ngoài việc giúp đỡ vật chất, công tác ổn định tinh thần, ổn định tâm lý, tạo không khí vui vẻ đối với người có công để tinh thần họ luôn thoải mái tư tưởng, từ đó sẽ làm nguôi ngoai đi phần nào nỗi đau mất mát người thân và những thương tật, bênh tật vẫn còn trong người. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động – Thương binh & xã hội huyện Hoài Đức Hoàn thiện hệ thống chính sách chăm sóc người có công Hiện nay hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện  khá đồ sộ, luôn thay đổi, thiếu tính thống nhất, thiếu chặt chẽ và nhiều nội dung cần được thể chế;, bổ sung như: Văn bản hướng dẫn xác nhận, thực hiện ưu đãi người hoạt động cách mạng trước năm 1945, người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Văn bản xác nhận thương binh, liệt sĩ trong điều kiện hoàn cảnh mới (đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng an ninh, dũng cảm cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân, thương binh chết do vết thương tái phát…) Một số chế độ ưu đãi về giáo dục đào tạo, về chăm sóc sức khỏe, trang cấp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng, chế độ trợ cấp…. cũng cần phải sửa đổi, bổ sung để việc ưu đãi xã hội đồng bộ, đầy đủ và có tính khoa học hợp lý hơn…. Hiện nay theo quy định của Bộ LĐTB & XH và Bộ Tài chính, thì đối tượng điều dưỡng luân phiên hàng năm mới chỉ thực hiện ở 10 nhóm đối tượng (theo quy định của Bộ, có 13 nhóm đối tượng cụ thể), trong đó thương binh, bệnh binh có tỷ lệ thương tật từ 80% trở xuống và một số đối tượng người có công khác chưa được điều dưỡng hàng năm. Vì vậy, để hoàn thiện và tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Hoài Đức tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công đạt hiệu quả, đề nghị Bộ LĐTB & XH mở rộng thêm đối tượng điều dưỡng luân phiên hàng năm cho đối tượng thương binh, bệnh binh và các nhóm đối tượng người có công khác. Đồng thời tăng mức kinh phí điều dưỡng hàng năm cho huyện để chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và ổn định tinh thần cho người có công với nước; bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn xác nhận, thực hiện ưu đãi người có công với nước ở các giai đoạn khác nhau. Điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, giá cả các loại hàng hóa thiết yếu đều tăng và nhu cầu của người có công thay đổi, ngày càng đa dạng thì mức trợ cấp ưu đãi hiện nay đối với người có công vẫn còn thấp. Vì vậy, kiến nghị Bộ LĐTB & XH cần có những chế độ ưu tiên, ưu đãi hơn nữa với người có công để từ đó nâng cao mức sống người có công so với mặt bằng chung của dân cư. Và nhanh chóng triển khai, đưa vào thực hiện Nghị định 35/2010/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, tất cả các mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với từng đối tượng người có công đều sẽ tăng so với quy định cũ tại Nghị định 38/2009/NĐ-CP: tăng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng, trợ cấp ưu đãi 1 lần tăng tương ứng theo mức chuẩn, tăng trợ cấp thương tật đối với thương binh. Tăng cường hoạt động xã hội hóa, đẩy mạnh phong trào chăm sóc người có công Xã hội hoá chăm sóc người có công là sự huy động nguồn lực từ trong nhân dân, đa dạng hoá các loại hình chăm sóc, giúp đỡ người có công để họ ổn định cuộc sống. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của tất cả mọi người. Để tăng cường hoạt động xã hội hóa, đẩy mạnh phong trào chăm sóc người có công trên địa bàn huyện Hoài Đức, phòng LĐTB & XH huyện cần thực hiện các biện pháp: 3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách chăm sóc người có công. Muốn huy động được nguồn lực từ trong nhân dân vào việc chăm sóc người có công thì phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách, chế độ quy định của Đảng và Nhà nước đối với người có công. Đặc biệt là tuyên truyền để cho người dân ý thức được rằng chăm sóc người có công với cách mạng là tâm tư, tình cảm và là trách nhiệm của tất cả mọi người và cần thực hiện tốt. Mục đích của việc tuyên truyền vận động trong dân là làm cho nhân dân luôn luôn ghi nhớ những người đã cống hiến công sức to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ đó giáo dục lòng kính trọng, biết ơn và có nhiều hình thức mô hình chăm sóc bù đắp cho người có công với nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp lệnh ưu đãi người có công, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc chăm sóc người có công. Tuyên truyền các mô hình chăm sóc có hiệu quả để mở rộng ra nhiều nơi khác trong địa bàn toàn huyện nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình chăm sóc người có công. Giới thiệu, nêu gương, biểu dương khen thưởng các cá nhân, gia đình chính sách chịu khó, chịu khổ làm ăn kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, làm giàu cho quê hương đất nước. Tuyên truyền nhiều tấm gương tiêu biểu làm cho người dân làm theo, từ đó các chương trình sẽ được mở rộng thành chương trình thi đua thực hiện tốt chính sách xã hội hoá chăm sóc người có công trong nhân dân. Thông qua tuyên truyền, người dân hiểu được việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là cần thiết là vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước vì khi đời sống người có công được nâng cao thì đó cũng là góp phần làm ổn định đời sống của nhân dân và phát triển của đất nước. Các hình thức tuyên tuyền: Ngoài hình thức tuyên truyền là thông qua các phương tiện nghe nhìn như: Đài phát thanh của xã, thôn hay tuyên truyền thông qua cán bộ làm công tác xã hội tại xã, thị trấn nơi người có công sinh sống. Hình thức dùng các băng rôn, khẩu hiệu, biểu ngữ để tuyên truyền, vận động cũng rất hiệu quả. Và kết hợp tổ chức một số hoạt động như: Tổ chức các chương trình nêu gương những người có công vươn lên trong làm ăn kinh tế. Biểu dương, khen thưởng những cá nhân, đơn vị xã, thị trấn làm tốt công tác chăm sóc người có công như công tác đền ơn đáp nghĩa, tặng nhà tình nghĩa, số tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, bố, mẹ,vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, nhận đỡ đầu con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh nặng. Tổ chức nhiều buổi, chương trình liên hoan, các chương trình về tìm hiểu truyền thống cách mạng của Đảng, dân tộc và huyện nhà về nhiều tấm gương anh dũng hy sinh để từ đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng biết ơn cho thế hệ trẻ. Có thể nói công tác tuyên truyền vận động luôn luôn phải được thực hiện thường xuyên và lâu dài. Khi đó phong trào sẽ phát triển, lan rộng trong địa bàn toàn huyện, đời sống người có công sẽ được nâng cao. 3.2. Duy trì và mở rộng nhiều hình thức chăm sóc người có công Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình chăm sóc người có công chính là góp phần và việc thực hiên tốt công tác xã hội hoá công tác chăm sóc đời sống người có công. Để duy trì các hình thức chăm sóc người có công, trong năm 2010, Phòng LĐTB & XH huyện cần thực hiện tốt các hoạt động: Luôn đề ra những phương pháp, kế hoạch cụ thể trong việc huy động các nguồn lực trong cộng đồng vào việc chăm sóc đời sống người có công như gửi các công văn, chỉ tiêu đến các đơn vị, đoàn thể trong diện vận động đóng góp, khuyến khích các cá nhân, đơn vị tiếp tục ủng hộ, tham gia các phong trào chăm sóc đời sống người có công. Luôn luôn quan tâm việc thực hiện tốt chương trình xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa để phục vụ cho các chương trình chăm sóc như: Trích quỹ xây dựng, cải thiện nhà ở, tặng quà thăm hỏi người có công, hỗ trợ làm ăn phát triển kinh tế, phải duy trì quỹ đền ơn đáp nghĩa và chi có hiệu quả, đúng mục đích. Có kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc chăm sóc khám và điều trị, điều đưỡng nâng cao sức khoẻ người có công để họ có đủ sức khoẻ làm ăn phát triển kinh tế cùng gia đình. Luôn nắm chắc các đối tượng để chú trọng chăm sóc cho các gia đình chính sách khó khăn thật sự cần quan tâm, giúp đỡ của toàn thể cộng đồng địa phương khi đó mới đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao sức khoẻ của người có công. Tiếp tục phát động, sửa chữa, cải thiện nhà ở cho các hộ còn khó khăn và tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, tạo nguồn vốn thiết thực ban đầu để họ đầu tư sản xuất, tăng thu nhập. Muốn tăng cường họat động xã hội công tác chăm sóc người có công, bên cạnh việc duy trì các hình thức chăm sóc người có công đã có, cần thực hiện và đa dạng hoá các hình thức chăm sóc đời sống người có công: Luôn phải dựa trên những tiềm năng sẵn có của địa phương cộng đồng và cá nhân gia đình chính sách để xây dựng các mô hình chăm sóc phù hợp. Đặc biệt nên vận động nhân dân cùng tham gia chăm sóc, thực hiện. Lúc đó mới mang lại hiệu quả cao cho đời sống các gia đình chính sách, luôn luôn chăm sóc hỗ trợ các gia đình chính sách trong việc chăm sóc các mô hình đã xây dựng và xây dựng thêm nhiều mô hình khác hơn nữa. Tổ chức phối hợp quyên góp cùng Nhà nước để xây dựng các nhà bia liệt sỹ, nhà bia phải nghiêm trang, trang trọng. Luôn chăm sóc các mộ, nghĩa trang liệt sỹ và ổn định đời sống gia đình chính sách, những người thân liệt sỹ. Phải đẩy mạnh các phong trào tạo việc làm cho con em các gia đình chính sách gặp khó khăn trong cuộc sống và người có công để họ có công ăn việc làm tạo niềm vui hứng khởi tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống. Các chương trình, dự án xây dựng cần chú ý tới các giải pháp liên quan tới lợi ích người có công trong việc hưởng quyền lợi như thế nào, lồng ghép chương trình chăm sóc vào các chương trình của Quốc gia, địa phương. 3.3. Đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, chỉ đạo thường xuyên của các cấp, ban ngành của chính quyền huyện đến cơ sở đối với công tác xã hội hoá chăm sóc người có công. Công tác xã hội hoá chăm sóc đời sống người có công được thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo của cấp Uỷ, chính quyền, nó có ý nghĩa quyết định, đảm bảo cho công tác xã hội hoá chăm sóc đời sống của người có công đạt kết quả tốt. Việc chăm sóc đời sống thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là trách nhiệm của phòng LĐTB & XH huyện, ban ngành và toàn thể cộng đồng, vì vậy cần sự chỉ đạo, định hướng chính xác đúng đắn các phương pháp, mục tiêu để huy động được toàn bộ mọi tiềm năng, nguồn lực trong cộng đồng vào việc đáp ứng chăm sóc người có công. Và để thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công, huyện Hoài Đức cần được sự quan tâm, chỉ đạo hơn nữa của ban ngành cấp trên, từ đó sẽ thực hiện được nhiều kế hoạch, chương trình chăm sóc đời sống người có công có hiệu quả. Cùng với đó giữa các cấp phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, để từ xã đến huyện đều nắm được kế hoạch thực hiện, nắm bắt đối tượng như chăm sóc sức khoẻ, công việc, từ đó có chương trình chăm sóc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình chính sách. Và việc đôn đốc, kiểm tra thường xuyên từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn công tác xã hội hoá chăm sóc người có công cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp, làm việc thường xuyên giữa các ban ngành trong huyện. Đổi mới quản lý nhà nước về ưu đãi xã hội Cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách, điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi, tăng cường hoạt động xã hội hóa công tác chăm sóc người có công, đổi mới quản lý nhà nước về ưu đãi xã hội là một giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công, với nội dung chính là: Chú trọng cả 3 nội dung thể chế chính sách, tổ chức bộ máy và công chức công vụ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn ngừa, xử lý những sai sót, tiêu cực, trong lĩnh vực chăm sóc người có công, tăng niềm tin, sự tôn vinh, lòng biết ơn của xã hội đối với người có công với nước. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình lập hồ sơ, giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách, người có công với nước. Điều kiện thực hiện kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công víi n­íc tại Phòng Lao Động – Thương binh & xã hội huyện Hoài Đức Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng thực hiện nhiều chính sách đối với người có công, đời sống vật chất và tinh thần của người có công trong cả nước nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng từng bước được cải thiện và không ngừng nâng cao. Trong năm 2010, chúng ta phải tiếp tục duy trì và làm tốt hơn nữa công tác ưu đãi, chăm sóc người có công với nước để thực hiện Di chúc của Bác về người có công. Để thực hiện được các kiến nghị trên góp phần hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức cần có những điều kiện sau: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng; Phối hợp, tập trung giải quyết việc xác nhận kịp thời, đảm bảo đúng chế độ chính sách đối với những người có công chưa được hưởng ưu đãi trong các cuộc kháng chiến. Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để đối tượng thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của gia đình, xứng đáng người công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu. Tăng cường sự đóng góp nguồn quỹ cho thực hiện hoạt động chăm sóc người có công. Đặc biệt là quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Nhân rộng điển hình tiên tiến của phong trào,phát huy dân chủ, công khai mọi chính sách về lĩnh vực người có công. Huy động mọi nguồn lực, sự đóng góp công sức, tiền bạc của tất cả mọi người dân trong huyện, có ý thức thực hiện hoạt động chăm sóc người có công không chỉ là trách nhiệm mà là nghĩa vụ của mọi người. Phòng Lao động - TBXH huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức điều tra, thống kê, tìm hiểu kĩ đời sống của các đối tượng chính sách tại đơn vị quản lý . Các cán bộ làm công tác thương binh xã hội phải nắm chắc, hiểu biết đầy đủ các chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng; hiểu và làm đúng – tốt trách nhiệm của mình. Phòng tổ chức những buổi giao ban, tổng kết kinh nghiệm hoạt động để khắc phục những thiếu xót mắc phải và phát huy những ưu điểm đã đạt được. Khi tiến hành tổng kết kinh nghiệm hoạt động cần phải thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm mắc phải để kịp thời sửa chữa trong các giai đoạn tiếp theo, tránh bảo thủ, che đậy. Mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, về các chính sách của Nhà nước cho các cán bộ xã, thị trấn. KẾT LUẬN Sau khi trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt, đất nước ta giành được độc lập, hoà bình, nhân dân được tự do làm chủ đất nước, nhưng để có được nền độc lập đó đất nước ta đã bị tàn phá, phá hoại rất lớn về cơ sở vật chất gây khó khăn cho đất nước khi hoà bình lặp lại; sự hy sinh mất mát của hàng triệu chiến sỹ đồng bào đã ngã xuống, những người khác may mắn sống sót trở về khi trải qua các cuộc chiến đấu ác liệt thì đã không ít người mang trong mình nhiều thương tật hoặc đã bỏ lại một phần thân thể ngoài chiến trường. Vì vậy sự cống hiến hy sinh vĩ đại ấy không gì có thể bù đắp được, Nhân dân ta, tổ quốc ta, dân tộc ta đời đời nhớ ơn, những công lao to lớn ấy. Để thể hiện sự biết ơn đó trong những năm qua kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng đã luôn được Đảng và Nhà nước, cùng toàn thể nhân dân ta quan tâm, chăm sóc để bù đắp phần nào những khó khăn trong cuộc sống, giúp người có công tiếp tục cố gắng phần đấu vươn lên cống hiến cho quê hương, đất nước. Tuy đã được quan tâm giúp đỡ nhiều nhưng do hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế đất nước còn chưa phát triển cho nên đời sống người có công với cách mạng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng chưa được thực hiện đầy đủ. Do đó cần có sự quan tâm, tham gia ủng hộ, giúp đỡ của toàn dân vào việc chăm sóc đời sống người có công, từ đó sẽ tạo ra nguồn lực tổng hợp to lớn trong cộng đồng một cách triệt để. Quán triệt quan điểm, tư tưởng của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại về công tác chăm sóc đời sống người có công với cách mạng. Trong năm 2009, phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức phối hợp cùng các ban ngành trong huyện tiếp tục thực hiện tổ chức thực thi chính sách chăm sóc, ưu đãi người có công với nước; chỉ đạo các cơ quan, ban ngành cùng toàn thể nhân dân các dân tộc huyện Hoài Đức tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, đã động viên huy động được nhiều sự ủng hộ, hỗ trợ của nhiều tập thể, đơn vị, cá nhân để chăm lo tốt đời sống các gia đình có công với cách mạng, đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Nhờ đó mà đời sống của các gia đình chính sách đã dần dần được cải thiện và ngày càng nâng cao, nhiều gia đình đã vượt qua mọi khó khăn vươn lên làm giàu xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hộ gia đình chính sách vẫn còn rất nhiều khó khăn cần tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc hơn nữa của toàn thể cộng đồng để người có công và gia đình họ vươn lên cuộc sống tiếp tục phát huy truyền thống của gia đình cách mạng, làm gương cho các thế hệ trẻ sau này. Chính vì vậy trong năm 2010. phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức cần có những giải pháp cụ thể để tiếp tục duy trì và nâng cao hơn hiệu quả công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước, góp phần nâng cao đời sống người có công về cả vật chất và tinh thần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26784.doc
Tài liệu liên quan