Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Da Giầy HN giai đoạn (1996-2001) và dự báo năm 2002

Việc giảm giá sản phẩm, công ty có thể ký được nhờ việc trích giá trên cơ sở phân tích điểm hoà vốn và lợi nhuận định mức . Sau khi đã đạt được sản lượng tiêu thụ đủ cho phần lợi nhuận định mức ,công ty có thể giảm giá sản phẩm thấp hơn giá hiện tại một chút để khuyến khích khách hàng mua . Bên cạnh việc giảm giá ,công ty có thể áp dụng các mức giá khác nhau trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, các khu vực thị trường khác nhau hoặc các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm. * Quảng cáo sản phẩm. Công ty chưa thật sự chú trọng quảng cáo sản phẩm của mình . Quảng cáo luôn là phương tiện truyên truyền lưu ích nhất của nhà cung cấp sản phẩm và bản thân nhà cung cấp đến khách hàng để tạo ra nhiều hơn các cơ hội tiêu thụ sản phẩm . Bên cạnh quảng cáo , công ty còn có thể giới thiệu trên tạp chí chuyên ngành , quảng cáo trên bao bì sản phẩm . b) Khoa học công nghệ. Cải tiến và hiện đại hoá công nghệ sản xuất sao cho đủ sức tạo ra cá sản phẩm có chất lượng kỹ thuật cao có kiểu dáng phù hợp thời trang , có đủ thời gian giải quyết các vấn đề do thị trường đặt ra. Học hỏi những bí quyết công nghệ sản xuất tiên tiến của các chuyên gia nước ngoài thông qua việc đưa các kỹ thuật viên có năng lực trình độ cùng tham gia thực hiện chế tạo mẫu mới.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Da Giầy HN giai đoạn (1996-2001) và dự báo năm 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều tra hoặc trực tiếp phỏng vấn đối tượng để thu thập thông tin sau đó tiến hành xử lý, phân tích. Phương pháp này phức tạp, chi phí tốn kém nhưng thông tin thu được có độ chính xác cao. Phương pháp thường áp dụng doanh nghiệp lớn và vừa. +Phương pháp bán hàng thử là phương pháp nghiên cứu thị trường kết hợp với bán hàng hoá để đòi hỏi ý kiến khách hàng đối với các thông tin về sản phẩm.Phương pháp này thường được thực hiện dưới các hình thức chào hàng, tham gia hội chợ triển lãm, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm,... Phương pháp thường được áp dụng khi doanh nghiệp chuẩn bị tung sản phẩm mới vào thị trường hoặc thâm nhập thị trường. Dù áp đụng phương pháp nào thì nghiên cứu thị trường phải đưa được các thông tin chủ yếu sau: +Thị trường cần gì? chủng loại sản phẩm nào? +Thị hiếu của người tiêu dùng ? +Số lượng cần bao nhiêu? thời gian cung ứng? +Quy cách phẩm chất sản phẩm? +Giá cả có thể chấp nhận? +Các thông tin về khả năng thanh toán của người tiêu dùng? +Những người có khả năng cung ứng và năng lực của họ. 4.2.Xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược sản phẩm. Chiến lược sản phẩm là hệ thống các mục tiêu và biện pháp phát triển sản phẩm, làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường. Các mục tiêu về sản phẩm phải bao hàm cả về mặt chất và mặt lượng. Mục tiêu và biện pháp phát triển sản phẩm phải đề cập đến 3 nội dung chủ yếu sau: +Nâng cao chất lượng sản phẩm. +Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. +Phát triển sản phẩm mới. 4.2.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm được chấp nhận. Nhờ đó doanh nghiệp tăng khả năng chiến thắng trong cạnh tranh, góp phần mở rộng thị trường. Tuy nhiên, chất lượng và gia thành sản phẩm luôn có chiều hướng mâu thuẫn. Giải quyết được mâu thuẫn này nghĩa là doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời hạ giá thành thì hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành một cách dễ dàng hơn. Dó đó, nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ có ý nghiã tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh số tiêu thụ mà còn tiết kiệm được chi phí, từ đó tăng lợi nhuận. Chất lượng sản phẩm chịu tác động của rất nhiều yếu tố: Quy trình công nghệ, nguyên vật liệu, trình độ người lao động và người quản lý, hoạt động kiểm tra, giám sát và các yếu tố ngoại cảnh khác. Để dảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm cần có những biện pháp tác động vào các nhân tố này. Đối với Nhà nước, cần có những quy định chặt chẽ về chất lượng, đồng thời có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần chủ động đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Các biện pháp đó là: +Đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu đúng quy cách, chủng loại, số lượng và chất lượng. +Không ngừng áp dụng những tiến bộ khoa học- kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đảm bảo máy móc ổn định và chính xác. +Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, lao động có tay nghề cao, đồng thời sử dụng các đòn bẩy kinh tế, khích lệ vật chất đối với người lao động +Tăng cường tổ chức hoàn thiện bộ máy quản lý. +Đầu tư hệ thống kho tàng bến bãi, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm theo đúng quy trình kỹ thuật. 4.2.2.Đa dạng hoá sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm chủng loại sản phẩm đêtránh rủi ro là đòi hỏi khách quan của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Đa dạng hóa sản phẩm có thể thực hiện theo hai hướng: Phát triển đa dạng chủng loại sản phẩm trên cơ sở một mặt hàng chủ lực. Hình thức này thực chất là doanh nghiệp với những sản phẩm khác nhau hoàn toàn về gái trị sử dụng, nhưng thậm chí về ngành nghề kinh tế kỹ thuật nhưng có một vài sản phẩm được ưu tiên phát triển mạnh. Hình thức hai thực chất là việc cải tiến, thay đổi mẫu mã sản phẩm trên cơ sở một sản phẩm gốcnhằm khai thác các loại thị trường khác nhau. Trên thực tế, doanh nghiệp thường áp dụng cả hai hình thức này, vừa phát triển sản phẩm theo chiều rộng vừa phát triển theo chiều sâu. Để tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp nghiên cứu thị trường, biện pháp khuyến khích người lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật. 4.2.3.Phát triển sản phẩm mới. Theo quan niệm Marketing về sản phẩm mới có thể là những sản phẩm có hoặc do kết quả nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm của công ty. Thiết kế sản phẩm mới là cần thiết cho doanh nghiệp. Sản phẩm mới có thể đạt được một sự tiến bộ đáng kể kỹ thuật song chưa hẵnđã đạt được một sự tiếnhà nước bộ về mặt kinh tế . Chẳng hạn như thời kỳ nghiên cứu thiết kế, chế thử sản phẩm quá dài, chi phí quá cao hoặc khi sử dụng phải có điều kiện bổ sung bắt buộc gây tốn kém. Vì vậy, sản phẩm mới phải nhất quán về phương diện: Tiến bộ về mặt kỹ thuật và tiến bộ về mặt kinh tế. Để có sản phẩm mới phải trải qua các giai đoạn sau: +Giai đoạn nghiên cứu sản phẩm. +Giai đoạn thiết kế kỹ thuật, phát triển và hoàn thiện sản phẩm mới. +Giai đoạn sản xuất và thử nghiệm sản phẩm. +Giai đoạn sản xuất chính thưc sản phẩm. 4.3.Chính sách giá cả sản phẩm của doanh nghiệp. Chính sách giá đối với mỗi sản phẩm của các đơn vị sản xuất kinh doanh là việc quy định mức giá bán. Mức giá có thể là giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc là cho các trung gian. Chính sách giá của một sản phẩm không được quy định một cách dứt khoát khi tung sản phẩm ra thị trường mà nó được xem xét lại định kỳ trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm. Tuỳ theo mục tiêu của doanh nghiệp như: mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, mục tiêu dẫn đầu thị trường, mục tiêu dẫn đầu về chất lượng hay mục tiêu đảm bảo sống sót,... và cả tuỳ theo những thay đổi trong sự vận động của thị trường, chi phí sản xuất của doanh nghiệp, những chính sách cạnh tranh. Tất cả đều ảnh hưởng tới chính sách giá cả của doanh nghiệp. Tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp mà có cách xác định giá khác nhau: + Định giá thấp: cho phép doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường nhanh chóng, sản lượng tiêu thụ lớn. + Định giá cao: kết qủa có khi ngược với định giá thấp và thường áp dụng khi sản phẩm cso tính ưu việt hơn hẵn sản phẩm khác. + Giá dẫn và tuân theo: khi doanh nghiệp kiểm soát được phần lớn thị trường, họ có thể ở vị trí dẫn giá, có khả năng áp đặt giá. Còn khi doanh nghiệp ở thị trường nhỏ bé, yếu thế trong cạnh tranh thì phải tuân theo giá của doanh nghiệp khác. + Giá linh hoạt: doanh nghiệp điều chỉnh giá theo biến động của thị trường phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy, tuỳ theo mỗi doanh nghiệp mà có chính sách giá khác nhau. Với từng mức giá, doanh nghiệp phải xác định được lợi nhuận mà hàng đó đem lại và làm sao cho khách hàng thấy đựơc phần lợi ích của họ khi mua mặt hàng đó. 4.4. Chính sách phân phối tiêu thụ hàng hóa. Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp thực chất là hoạt động bán hàng cho người dùng hoặc thông qua các trung gian tiêu thụ. Trong cơ chế thị trường, có các hình thức trung gian sau: + Người bán buôn: Là những trung gian hàng hoá- dịch vụ cho các trung gian khác, cho người bán lẻ hoặc cho nhà sử dụng công nghiệp khác. + Người bán lẻ: Là những người trung gian, bán hàng trực tiếp cho người tiêu đùng cuối cùng. +Đại lý và môi giới: Là những người trung gian, có quyền hành động hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất. Trong quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp và các trung gian cùng ký hợp đồng mua bán, quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình tiêu thụ. Để đảm bảo quá trình tiêu thụ có hiệu quả, doanh nghiệp phải lựa chọn đúng đắn người làm trung gian cho mình, đồng thời phải thiết lập các kênh phối. Các kênh phân phối: +Người sản xuất đ người tiêu dùng. +Người sản xuất đ người bán lẻ đ người tiêu dùng. +Người sản xuất đ người bán buôn-người bán lẻ đ người tiêu dùng. +Người sản xuất đ đại lý đ bán buôn đ bán lẻ đ người tiêu dùng. 4.5.Công tác hỗ trợ và xúc tiến bán hàng. Hoạt động này trong nền kinh tế thị trường đã trở thành một công cụ cần thiết đảm bảo sự gắn chặt giữa sản xuất và tiêu dùng. Công tác xúc tiến bán hàng bao gồm nhiều hoạt động như: + Quản cáo: Bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, đề cao những sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. +Xúc tiến bán: Là biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm. +Tuyên truyền: Là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu về hàng hoá-dịch vụ hay tăng uy tính của một đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra những cách có ý nghĩa thương mại về chúng trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí. +Bán hàng các nhân: Là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hoá-dịch vụ của người bán hàng qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng. Trong mỗi loạ trên lại bao gồm một tập hợp các công cụ chuyên biệt để thực hiện truyền thông thích hợp trong những thị trường cụ thể như: Quảng cáo đặc biệt, chiến dịch quảng cáo, triển lãm, hội chợ, catalog, pano apphich, quà tặng, phiếu dự xổ số,... Ngoài ra, cac doanh nghiệp có các hình thức hổ trợ khác nhau như: hổ trợ về phương tiện vận chuyển cho khách, về phương thức thanh toán (có thể thanh toán chậm, bán trả góp,...) để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. III. Mối quan hệ giữa thị trường với hoạt động tiêu thụ sản phẩm Thị trường sản phẩm và hoạt động tiêu thụ sản phẩm có mối quan hệ với nhau. Công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gắn với thị trường, sản phẩm phải được tiêu thụ trên thị trường thì doanh nghiệp mới thuhồi được vốn và thực hiện được quá trình tái sản xuất. Trước đây, trong kỳ bao cấp thì mối quan hệ này không quan trọng, bởi vì các sản phẩm sản xuất ra đã có nơi tiêu thụ, doanh nghiệp không cần tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì mối quan hệ giữa thị trường và công tác tiêu thụ sản phẩm gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thị trường cần những mặt hàng nà, số lượng bao nhiêu để xem khả năng của mình có sản xuất để đáp ứng nhu cầu này hay không? Doanh nghiệp phải xem chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại, giá cả hàng hóa mà doanh nghiệp dưa ra có phù hợp với thị trường hay không. Nếu sản phẩm được thị trường chấp nhận thì công tác tiêu thụ sẽ được thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và ngược lại. Thị trường là nơi đánh giá thế và lực của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là thị phần của doanh nghiệp, được tính bằng tỷ số và lượng cầu của doanh nghiệp với lượng cầu của thị trường về sản phẩm đó. Sức mạnh của doanh nghiệp là khả năng tác động vào thị trường làm thay đổi giá cả, hành vi mua hàng, có khi thôn tính cả đối thủ cạnh tranh. Người nắm được thị trường, phát triển được thị trường là người ở thế thắng. Thị trường càng mở rộng và ổn định, khả năng tiêu thụ càng tăng, sức cạnh tranh càng lớn. Mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lơị nhuận tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư hiện đại hoá sản xuất đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, mở rộng thị trường còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Chương II hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp thống kê nghiên cưú tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty I.Những và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu 1.Những yêu cầu chung xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê. Không chỉ đơn thuần là nêu ra những chỉ tiêu nào đó trong hệ thống, mà quan trọng là phải đảm bảo có thể thu thập thông tin để tính toán được các chỉ tiêu một cách đầy đủ. Vì vậy để xây dựng hệ thống chỉ tiêu có khoa học và hợp lý, nội dung thông tin được phản ánh trong hệ thống, các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh danh của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu sau đây: -Phản ánh tính quy luật, xu thế phát triển và trình độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Về không gian là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên quan đến doanh nghiệp. Về thời gian thường là tháng,quý, năm hoặc thời kỳ nhiều năm để có thể phản ánh được quy luật, tín hệ thống của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp ngày càng đổi mới cả về số lượng và chất lượng, yêu cầu so sánh thống kê và mở rộng hợp tác quốc tế, yêu cầu lưu trử số liệu thống kê. Số liệu thu thập được hệ thống chỉ tiêu cho phép vận dụng được các phương pháp thống kê hiện đại và phương pháp toán học để nghiên cứu và phân ích toàn diện, sâu sát tình hình và quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cho phép dự đoán xu thế phát triển hệ thống sản xuất kinh doanh. Đảm bảo hiện đại hoá nhu cầu thông tin trong việc quản lý và xử lý thông tin phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. Hiện tượng được thống kê nghiên cứu thường được xác định bằng khái niệm cơ bản, trong đó các tiêu thức thiết yếu nhất của hiện tượng được phản ánh sắc nét và điển hình . Chỉ cần nói đếm khái niệm cơ bản của hiện tượng, người ta đã hình dung được các đường nét cơ bản của hiện tượng đó. Tuy nhiên, chỉ những tiêu thức số lượng và chất lượng đơn giản của hiện tượng ta mới có ngay các chỉ tiêu thống (về cơ bản là các chỉ tiêu số lượng) lúc này ta có ngay sự mô tả trực tiếp cuả hiện tượng nghiên cứu. Còn các tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thì phải trải qua cácbước cụ thể hoá dần dần mới đi đến các chỉ tiêu thống kê chẳng hạn như hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch trình độ thành thạo của lao động…các tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng thường được:trước hết bằng khái niệm cơ bản sau đó người ta chia nhỏ các khái niệm cơ bản thành các khái niệm thành phần. Mỗi khái niệm này lại chia thành các khái niệm cụ thể dần cho đến lúc chúng trở thành các chỉ tiêu đơn giản. Quá trình này được gọi là tháo tác hoa khái niệm, trong đó các khái niệm được cụ thể hoá cho đến lúc thành các chỉ tiêu cụ thể. Nhìn chung các hiện tượng chỉ tiêu nghiên thường rất phức tạp. Để phản ánh chính xác chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê với các chỉ tiêu sau: -Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu. -Hiện tượng càng phức tạp (nhất là các hiện tượng trừu tượng) số lượng chỉ tiêu cần nhiều hơn với các hiện tượng đơn giản. -Để thực hiện thu thập thông tin chỉ cần điều tra các chỉ tiêu sẳn có ở cơ sở nhưng cần hình dung số chỉ tiêu sẻ phải tính toán nhằm phục vụ cho việc áp dụng các phương pháp phân tích, dự báo ở các bước sau. -Để tiết kiệm chi phí, khồn thể không để một chi phí tiêu thức nào trong hệ thống. *Do vậy khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo nhữngyêu cầu và nguyên tắc sau: -Chỉ tiêu thống kê phải phản ánh mặt lượng gắn với mặt chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể. -Các chỉ tiêu thông kê phải đảm bảo tính khả thi tức là phải đảm bảo khả năng nhân tài, vật lực cho phép tiến hành thu thập tổng hợp các chỉ tiêu. -Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính hệ thống của việc xây dựng hệ thống hỉ tiêu thống kê. -Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung phương pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại. -Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo yêu cầu so sánh quốc tế, tiếp cận với nội dung, phương pháp thống kê của các nước trên thế giới. II.Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 1.Chỉ tiêu phản ánh số lượng(hiện vật) Khái niệm: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ là toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dich vụ được tiêu thụ trong kỳ. Các sản phẩm tiêu thụ ở đây là những sản phẩm đã được thanh toán hay được khách hàng chấp nhận thanh toán. -Công thức tính: qTT =qđk + qsx - qck Trong đó: qTT: khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. qđk: khối lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ. qsx: khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. qck: khối lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ. 2.Chỉ tiêu phản ánh doanh thu(giá trị) a.Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm(G) -Khái niệm: Tổng doanh thu bán hàng là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp, toàn bộ gía trị hàng hóa mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ báo cáo. - Nội dung kinh tế của tổng doanh thu (G) + Giá trị sản phẩm vật chất và doanh nghiệp hoàn thành; đã tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo. + Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong các kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo. + Giá trị sản phẩm vất chất hoàn thành tong các kỳ trước tiêu thụ được trong kỳ báo cáo. Nội dung trên được tính theo giá hiện hành. - Phương pháp tính : G = S p.q Trong đó : p : giá bán đơn vị từng loại sản phẩm (giá thực tế) q : số lượng từng loại sản phẩm doanh nghiệp đã tiêu thụ được trong kỳ. b. Tổng doanh thu thuần : Nó là tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu (nếu có), các khoản giảm trừ khác phát sinh trong kỳ báo cáo như : chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản đền bù, sửa chữa hư hỏng còn trong thời gian bảo hành. - Công thức tính : Trong đó : DT : tổng doanh thu thuần Pi : giá đơn vị sản phẩm i gti : khoản giảm trừ tính trên đơn vị sản phẩm tiêu thụ gi : khối lượng sản phẩm tiêu thụ. * Các khoản giảm trừ bao gồm : - Chiết khấu bán hàng : là số tiền tính trên tổng doanh thu trả lại cho khách hàng do khách hàng đã trả tiền hoặc trừ bớt nợ cho khách hàng mua chịu, bao gồm : + Chiết khấu thanh toán : là số tiền thưởng trên phần trăm doanh thu do khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định. + Chiết khấu thương mại : là khoản giảm trừ cho khách hàng mua khối lượng lớn hoặc là khách hàng truyền thống. - Giảm giá hàng bán : là số tiền giảm trừ mà doanh nghiệp phải chấp nhận một cách đặc biệt trên giá bán thoả thuận vì các lý do vi phạm các điều khoản của hợp đồng kinh tế nhưng chưa đến mức bị trả lại. - Doanh thu hàng hoá bị trả lại : là doanh thu của số hàng đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại hoặc từ chối thanh toán do không đúng yêu câù hoặc kém phẩm chất... như hợp đồng đăng ký. - Thuế phải nộp liên quan đến hàng bán bao gồm : thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu (nếu có) Tổng doanh thu thuần là chỉ tiêu được dùng để tính lỗ lãi trong kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ rất quan trọng; nó thể hiện kết quả thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này khuyến khích doanh nghiệp không những tăng nhanh khối lượng mà còn đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến khâu sản suất và tiêu thụ. Một doanh nghiệp, nếu tiêu thụ được nhanh và nhiều sản phẩm, tức là đẩy nhanh được tốc độ quay của vòng vốn và việc sử dụng vốn có hiệu quả. III. Một số phương pháp thông kê và phục vụ phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm : 1. Phương pháp đồ thị : Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tàI liệu thống kê. Đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày số lượng và đặc đIúm của hiện tượng. Đồ thị thống kê giúp ta dễ dàng nhanh chóng nhận thức được những đặc đIúm cơ bản của hiện tượng, kiểm tra độ chính xác của thông tin bằng hình ảnh. Nó biểu thị kết của hiện tượng theo tiêu thức nào đó, sự biến động của kết cấu, hay sự phát triển theo thời gian sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng… Đồ thị hình trụ, hình cột hay đường gấp khúc có thể biểu thị sự tăng giảm của những chỉ tiêu chính về tàI chính như : tổng doanh thu kinh doanh, tổng tàI sản… qua các năm, đồng thời so sánh các chỉ tiêu giữa các năm. 2. Phương pháp chỉ số : Trong thống kê nghiên cứu kết quả, phương pháp chỉ số cho thấy bản chất của sự biến động. Chỉ số là một số tương đối, có thể biểu hiện bằng số lần hoặc số %, được tính bằng cách so sánh và mức độ của hiện tượng. Tác dụng cơ bản và chủ yếu nhất của phương pháp chỉ số là qua đó ta phân tích được vai trò ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp, tính toán cụ thể ảnh hưởng của nguyên nhân này. Mô hình phân tích : P1;P0 : là giá ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc q1; q0 : là lượng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc 3. Phương pháp dãy số thời gian : Dãy số thời gian là các trị số của chỉ tiêu thông kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Để nghiên cứu sự biến động các chỉ tiêu kết quả kinh doanh nghiệp vụ về tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty theo thời gian, người ta dựa vào dãy số thời gian. Phương pháp dãy số thời gian cho phép nghiên cứu mức độ biến động, lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng của kết quả kinh doanh, từ đó thấy được đặc đIúm biến động của kết quả kinh doanh qua các năm, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dự đoán kết quả kinh doanh trong thời gian tiếp theo. Lượng tăng giảm tuyệt đối : căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đã nêu ra ở phần trước, ta so sánh xem lượng tăng giảm tuyệt đối của năm sau so với năm trước là bao nhiêu, hoặc trong một khoảng thời gian lớn, từ đó đánh giá xem hiệu quả đạt được đối với từng chỉ tiêu là bao nhiêu, nó ảnh hưởng đến hiệu quả chung của toàn công ty như thế nào. Tốc độ phát triển : cũng căn cứ vào chỉ tiêu ta đã xây dựng để so sánh xem tốc độ tăng (giảm) của từng chỉ tiêu năm sau so với năm trước là bao nhiêu phần trăm, có đạt mức kế hoạch đặt ra không hoặc là có vượt mức kế hoạch hay không, từ số phần trăm tăng (giảm) đó ta có thể biết được hiệu quả (%) đạt được là bao nhiêu và ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả chung của cả công ty là bao nhiêu. Hay từ kết quả tính toán tốc độ phát triển trung bình trong kỳ 5 năm, ta có thể thấy được tốc phát triển đạI diện trong suốt thời gian nghiên cứu, cũng như triển vọng hoạt động kinh doanh của công ty. Từ tính toán chỉ tiêu giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm thì cứ 1% tăng hoặc giảm của tốc độ tăng hc giảm liên hoàn tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu… 4. Phương pháp dự báo thống kê : Một doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả ngoàI tiềm lực săn có của mình còn phải biết nắm bắt một cách nhanh nhạy, chính xác các thông tin nhu cầu của thị trường. Nhu cầu của thị trường là nhu cầu có khả năng thanh toán về một hoặc một số loại hàng nào đó. Dự báo nhu cầu thị trường là ước tính khả năng tiêu thụ của thị trường về một hoặc một số loại hàng hoá nào đó trong tương lai. Dự báo nhu cầu thị trường là việc làm cần thiết đối với việc hoạch định chính sách sản suất của doanh nghiệp trong tương lai. * Các loại dự báo nhu cầu thị trường : - Căn cứ vào thời hạn dự báo : có 3 loại + Dự báo ngắn hạn : là loại dự báo nhu cầu thị trường trong khoảng thời gian ngắn vài ba ngày hoặc vài ba tuần. Loại dự báo này thường có độ chính xác cao, bởi vì thời hạn dự báo ngắn, diễn biến của thị trường chưa có sự thay đổi lớn. + Dự báo trung hạn : là loại dự báo nhu cầu thị trường trong vài ba tháng đến 1 hoặc 2 năm. Loại dự báo này nhằm giúp cho doanh nghiệp hoạch định chính sách phát triển trong vòng 1 - 2 năm phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường. + Dự báo dài hạn : là loại dự báo nhu cầu thị trường từ 3 năm trở lên. Độ chính xác của dự báo này phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố. - Căn cứ vào con số dự báo : có 2 loại. + Dự báo điểm : khẳng định quy mô của nhu cầu thị trường bằng một con số cụ thể. Loại dự báo này có độ chính xác hạn chế vì rất hiếm khi dự báo và thực tế lại chính xác tại một điểm. + Dự báo khoảng : khẳng định quy mô hàng hoá mà nhu cầu thị trường đòi hỏi nằm trong khoảng đó. Chương III Vận dụng một số phương pháp thốngkê để phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Da Giầy HN giai đoạn (1996- 2001) và dự báo năm 2002- 2003 I. Những vấn đề chung về công ty da giầy HN: 1. Giới thiệu khái quát về công ty. - Tên công ty: Công ty da giầy Hà Nội. Hanoi Leather And Shoes Company. HANSHOES - Giám đốc Tiến sĩ Vũ Mạnh Cường. - Địa chỉ: Số 409- Đường Tam Trinh – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: (04).8625097 – 8621254. - Fax: (84 –4). 8624811. - DTDD: 094. 210290 - E-mail: hanshoes@hn.vnn.vn. - Website: http:/www.hanshoes.com.vn. - Loại hình DN: Doanh nghiệp nhà nước. - Số ĐKKD 108-163. - Quyết định số 398/CNn, ngày 29/4/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay Bộ CN về việc thành lập Công ty Da – Giầy Hà Nội. - Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện tại: Da – Giầy. - Công ty Da- Giầy Hà Nội là doanh nghiệp thành viên hạch toán học tập của tổng công ty Da- Giầy Việt Nam. Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các loại giầy dép, các sản phẩm chế biến từ da và giả da, các loại vật tư, máy móc thiết bị hoá chất phục vụ cho ngành da- giầy và một số ngành khác theo giấy phép kinh doanh. - Công ty có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất – kinh doanh trong số vốn được công ty quản lý. công ty có con dấu riêng để giao dịch có tài sản và các quỹ tập chung, được mở tài khoản tại các ngân hàng Thương mại theo quy định của nhà nước. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc và quyền lợi nghĩa vụ với Tổng Công ty theo Điều lệ tổ chức và hoạt động, qui chế tài chính của tổng công ty. 2. Tóm tắt quá trình hình thành và các biến đổi của Hanshoes. Công ty da giầy Hà Nội (Hanshoes) được thành lập từ năm 1912 và đến nay đã có lịch sử gần 100 năm. Từ khi thành lập đến nay, Hanshoes đã có quá trình hình thành và nhiều biến đổi. Để có thể nhìn nhận một cách khái quát, chúng ta nghiên cưú sự biến đổi đó theo từng thời kỳ sau: 2.1. Thời kỳ 1912- - Năm 1912, một nhà tư sản Pháp đã bỏ vốn thành lập công ty, hồi đó lấy tên là “công ty thuộc da Đông Dương”. Mục tiêu chính là khai thác các điều kiện về tài nguyên và lao động của Việt Nam, sản phẩm phục vụ quân đội là chính Đến năm 1954, nhà máy hoạt động dưới hình thức “ Công ty hợp doanh” và lấy tên là Nhà máy Da Thuỵ Khuê Hà Nội, với số vốn góp của nhà nước và các nhà tư sản Việt Nam. - Cơ chế hoạt động sản xuất- kinh doanh thời kỳ này là theo cơ chế “Bao cấp cũ”, nên sản lượng sản xuất tăng hơn thời kỳ trước từ 2- 3 lần. 2.3. Thời kỳ những năm 1970 đến 1986, 1990. - Từ sau năm 1970, công ty chuyển hẳn sang thành xí nghiệp quốc doanh, 100% vốn của Nhà nước và từ đó hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước. Từ đó có tên chính thức là Nhà máy Da Thuỵ khuê và tên này được dùng đến năm 1990/ - Do yêu cầu thay đổi, năm 1990, Nhà máy da thuỵ khuê đã đổi tên thành Công ty Da Giầy- Hà Nội và tên đó vẫn được dùng cho đến nay. 2.4. Thời kỳ 1990 đến nay. - Từ năm 1990 đến 1998, nhiệm vụ của công ty vẫn là sản xuất kinh doanh các sản phẩm da thuộc. Tuy nhiên do nhiều lý do chủ quan dẫn đến kinh doanh bị thua lỗ và có chiều hướng khó phát triển, lãnh đạo công ty đã quyết định tìm hướng sản xuất mới là đầu tư vào ngành giầy vải và giầy da. - Cùng với sự thay đổi chung, từ những năm 1990, Bộ Công nghiệp và Thành phố cho công ty Da- Giầy Hà Nội chuyển từ 151 Thuỵ Khuê về số 409 - Đường Nguyễn Tam Trinh- Quận Hai Bà Trưng. để thực hiện các nhiệm vụ đề ra. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Da- Giầy. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty: * Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty: - Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty quán triệt kiểu cơ câú trực tuyến- chức năng nhằm tránh tình trạng tập trung quá mức, chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót. Các chức năng quản lý được phân cấp phù hợp cho các xí nghiệp thành viên. + Hệ thống trực tuyến gồm: 01 Giám đốc công ty, 02 phó giám đốc, các quản đốc phân xưởng và các chuyền trưởng, tổ trưởng. + Hệ thống chức năng, gồm: Các phòng chức năng của công ty, các phòng ban, bộ phận quản lý các xí nghiệp, phân xưởng. Các phòng bộ phận quan hệ hợp tác thống nhất trên tổng thể toàn công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp duy nhất từ Giám đốc, có trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ được giao và làm cố vấn cho Giám đốc về các lĩnh vực hoạt động của chính mình. Đồng thời có trách nhiệm gián tiếp tham gia cùng các đơn vị nghiệp vụ khác trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của toàn công ty. Cơ cấu này thể hiện sự phân công cấp phù hợp năng lực cán bộ và các điều kiện đặc thù của công ty trong hiện tại và các năm tới. Khi các điều kiện thay đổi thì cơ cấu có thể được điều chỉnh cho phù hợp. II.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Da- Giầy Hà Nội: 1. Kết quả sản xuất kinh doanh: Để nắm số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây chúng ta xem xét kế hoạch sản xuất của công ty qua một số các chỉ tiêu sau: TT Các chỉ tiêu ĐVT TH 2000 KH 2001 TH 2001 KH 2002 so sánh 1 2 3 4 % 2/`1 % 3/2 % 4/3 1 Giá trị SXCN(giá cđịnh) 1994 Triệu đ 17.290 20.000 22.000 24.000 116 110 109 2 Doanh thu triệu đ 25.000 29.000 50.000 55.000 116 172 110 3 Sản phẩm chủ yếu -Giầy vải Đôi 785.000 900.000 640.000 600.000 115 71 93 Giầy da: đôi 130.000 150.000 250.000 300.000 115 166 120 4 Giày vải Đôi 650.000 747.000 500.000 115 67 Giày da đôi 110.000 126.000 250.000 115 198 5 giá trị xk nghìn $ 1178 1 355 1 200 1 600 115 88 1334 6 giá trị nk nghìn $ 1 150 1 320 1 000 1 400 115 76 140 7 Tổng vốn ĐTXD triệu đ 5 500 10 000 182 182 Trong đó: Xây lắp triệu đ 1 500 3 500 233 Thiết bị Triêu đ 4000 6 500 163 vốn tự có 3 500 vốn vay TDTM triệu đ 5 500 6 500 118 8 chi phí triệu đ 24 850 28 800 449 979 54 850 116 173 109 9 Lãi lỗ phát sinh triệu đ 150 200 81 150 113 40 185 10 Nộp NS NN triệu đ 850 1000 1050 17 105 Nguồn : Báo cáo kết quả khảo sát kinh doanh của công ty Da giày Hà Nội Muốn nắm rõ về tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty ta xem xét, phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất của công ty trong năm : TH 2001/KH 2001 và năm KH 2002/TH 2001 . * TH 2001/KH2001 : - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10% so với kế hoạch của năm 2001 với giá trị là 2000 trđ. - Tổng doanh thu TH so với kế hoạch của năm 2001 tăng 72% với giá trị là 21000 trđ. - Về mặt hàng chủ yếu : + Giầy vải : TH so với kế hoạch năm 2001 giảm 29% , với số lượng là 550000 đôi. + Giầy da : TH so với kế hoạch năm 2001 tăng 66% với số lượng là 100000 đôi. - Tổng giá trị xuất khẩu TH so với kế hoạch của năm 2001 giảm 12% tương ứng với giá trị là : 155 nghìn $. - Tổng giá trị NK TH so với kế hoạch của năm 2001 giảm 24% ứng với 320 trđ. - Nộp ngân sách nhà nước TH/KH năm 2001 tăng 5% tương ứng với 50 trđ. Nhận xét : Qua phân tích trên ta thấy mức hoàn thành kế hoạch của năm 2001 là rất tốtư riêng có số lượng giầy vải giảm 7% nhưng bù lại số lượng giầy da tăng 20% còn các chỉ tiêu khác đều vượt mức so với kế hoạch. * KH 2002/TH 2001. Dựa vào kết quả SXKD của năm 2001 công ty Da giầy phấn đấu đạt một số chỉ tiêu năm 2002. - Giá trị SXCN tăng 9% tương ứng với 24 tỷ - Doanh thu bán hàng dự kiến đạt 55 tỷ tăng 10% so với năm 2001. - Sản phẩm chủ yếu + Giầy vải : Đạt sản lượng 600 (1000 đôi) giảm 7% so với năm 2001. + Giầy da : Đạt sản lượng 300 (1000 đôi) tăng 20 % so với năm 2001. - Tổng kim ngạch XK đạt 1600 (1000 $) tăng 34 % so với năm 2001. - Tổng kim ngạch NK đạt 1400 (1000$) tăng 40% so với năm 2001. - Các khoản nộp ngân sách nhà nước đạt 1050 (trđ) 2. Về nhân sự Trong bất cứ một lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh nào cũng đều có sự tham gia bởi bàn tay và khối óc của con người. Con người là chủ thể điều khiển mọi quá trình thông qua các công cụ. Lĩnh vực quản trị nhân sự – hay quản lý con người là một kiểu “quản lý đặc biệt “ bởi đó là sự tác động trực tiếp từ chủ thể – là con người đến khách thể – cũng là con người. Chủ thể ở đây là Lãnh đạo – người đứng đầu trong một tổ chức mà cụ thể là Giám đốc công ty – Công ty Da giầy Hà Nội. Khách thể là toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Giám đốc Công ty cần nắm bắt và hiểu rõ về lĩnh vực nhân sự trong Công ty mình, như : Tổng số cán bộ công nhân viên, Cơ cấu cán bộ ở các bộ phận (bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất ), trình độ học vấn trình độ tay nghề, ... và việc phân chia lương – thưởng, phụ cấp, đơn giá tiền lương... cho mỗi bộ phận, mỗi thành viên trong công ty. Điều này sẽ giúp cho Giám đốc phân bổ, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trong Công ty một cách có hiệu quả nhất. Để giúp Giám đốc trong lĩnh vực này, Phòng Tổ chức – chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc sẽ thực hiện. Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này, ta có Bảng số liệu sau : Bảng Kết cấu nhân sự và thu nhập của Công ty Da giầy Hà Nội Số lượng nhân viên Tỷ trọng (%) 2000 2001 2002 2000 2001 2002 1. Tổng lao động 1000 1050 1200 2. Cơ cấu lao động a. Theo tính chất LĐ +Lao động trực tiếp +Lao đông gián tiếp b. Theo giới tính + Nam 320 + Nữ 680 c. Theo trình độ học vấn +Trên đại học 300 +Đại học 62 +PTTH và Tr. cấp Kỹ thuật 638 3. Lương bình quân (1000đ/ng/tháng) 486 550 650 Nguồn : Báo cáo tình hình nhân sự Công ty Da giầy Hà Nội Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty thiết nghĩ Giám đốc Công ty cần quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực naỳ. Để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, Giám đốc Công ty cần chú ý một số vấn đề sau : - Phân tích công việc, để từ đó có cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả hơn. - Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý cũng như công nhân sản xuất. Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân sự. - Đối với cán bộ công nhân viên – nhất là công sản xuất, cần tác động tới họ về ý thức tổ chức kỷ luật, về tính tiết kiệm năng động – sáng tạo... và nhất là sự trung thành. Để làm được điều này, Giám đốc Công ty cần phối hợp với Phòng Tổ chức đề ra cơ chế thưởng – phạt, khuyến khích động viên, cải tiến phương pháp tính đơn giá tiền lương đối với từng nhân viên để họ có dù điều kiện hoàn thành tốt công việc được giao. 3. Về công nghệ và sản phẩm a. Công nghệ : Cùng với sự phát triển vượt bậc như vũ bão về khoa học – kỹ thuật như ngày nay thì bất cứ ở đâu, ở lĩnh vực nào, với mô hinh tổ chức sản xuất – kinh doanh nào đều quan tâm tới “Công nghệ “. Quá trình sản xuất diễn ra theo một Quy trình công nghệ, nó quyết định tới chất lượng sản phẩm đầu ra của Công ty. Công nghệ sản xuất bao gồm nhiều quy trình mà ở đó có trình độ về thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị, của dây chuyền sản xuất của các đơn vị đơn lẻ phối – kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng đạt những tiêu chuẩn đã đề ra. Và quan trọng hơn là trình độ hiểu biết, khả năng, kinh nghiệm của cán bộ quản lý cũng như việc đứng máy của mỗi công nhân. Không thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao, đung thông số kỹ thuật đã định mà không có một chút gì về công nghệ. Nắm bắt và hiểu biết được tầm quan trọng đó, Công ty Da giầy Hà Nội đã quan tâm, chú trọng tới việc đầu tư - nâng cấp và đổi mới công nghệ trong dây chuyền sản xuất; tự động hoá dây chuyền nhằm tăng năng xuất, chất lượng, cũng như tính đồng bộ của sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn cao thì sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt tương ứng, năng suất lao động tăng lên, chí phí sản phẩm sẽ giảm, và tính đồng bộ sẽ làm hạn chế tới mức tối thiểu sản phẩm hỏng – sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất; dẫn đến giảm chí phí cho việc xử lý những sản phẩm đó. Đồng thời, giảm chí phí cho việc sửa chữa, bổ sung, thay thế máy móc thiết bị mới. Công nghệ sản xuất có quan hệ tỉ lệ thuận với năng xuất, chất lượng của sản phẩm nhưng lại tỉ lệ nghịch với chí phí sản xuất ( chí phí tính giá thành ). Điều này làm cho các nhà quản lý – sản xuất luôn tìm tòi, học hỏi, vận dụng nhưng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, tạo nên một quy trình sản xuất đồng bộ, đạt hiệu quả cao nhất có thể được. Hiện nay, Công ty Da giầy Hà Nội đã củng cố và hoàn thiện xong một dây chuyền Giầy da và hai dây chuyền Giầy vải, cố gắng phát huy tối đa công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Ngoài ra, Công ty còn tiếp tục đầu tư trang bị cho sản xuất một số máy móc thiết bị như : máy may, máy chặt, dàn ép để ..... nhằm mở rộng và phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty. Ta có mô hình hoá Quy trình sản xuất của Công ty Ng. liệu : vải keo Các chất phụ gia Bồi đinh vải keo Cắt các chi tiết May ráp Mũ giấy Sơ luyện, cán bè Hỗn luyện ra tấm Ra hình Bán TP cao su Gò ráp Lưu hoá giầy Điện Hơi Nước Khí nén Thành phẩm Phân loại Thu hoá KCS Đóng gói Nhập kho Xuất hàng Trong năm 2001 này, Công ty đã bổ xung một dây chuyền Giầy da xuất khẩu, với tổng trị giá 6500 trđ từ nguồn vốn vay. Điều này sẽ khẳng định hơn nữa vị thế của Công ty trên thương trường kinh doanh. Việc triển khai, thiết kế mẫu mã sản phẩm cùng với đòi hỏi về trình độ công nghệ của máy móc thiết bị thì Giám đốc cần phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật – Mẫu mã để có biện pháp thích hợp nhằm giảm tối thiểu chí phí về công nghệ. b. Sản phẩm : Sản phẩm của công ty Da giầy Hà Nội là giầy vải các loại. Sản phẩm được sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của nước ngoài như Đài Loan, Hồng Kông, Đức, ý ... và sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước nên đòi hỏi tiêu chuẩn khá cao, chất lượng phải đảm bảo, mẫu mã đẹp, sản xuất phải theo đúng yêu cầu của khách hàng. Đặc điểm của loại sản phẩm tiêu dùng này là có thể để lâu, không bị hao hụt nên cũng dễ dàng trong việc quản lý. Đơn vị tính thường là đôi. Do yêu cầu của quản lý và theo đơn đặt hàng của khách hàng nên khi sản xuất song sản phẩm thường được đóng thành kiện. Số đôi giầy trong một kiện và kích cỡ giầy, mầu sắc giầy đóng vào kiện hoàn toàn theo yêu cầu của khách hàng. Về số lượng : Hàng tháng số lượng sản phẩm sản xuất nhiều hay ít căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng và tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, từ đó bộ phận kế hoạch sẽ lên kế hoạch sản xuất giầy trong tháng. Quá trình vận động của thành phẩm rất ngắn và nhanh kết thúc để có thể kịp thời gian giao hàng cho khách như hợp đồng đã kỹ kết. Về chất lượng : Do Công ty có dây chuyền sản xuất giầy tiên tiến, tương đối hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế nên sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng khá cao. Ngoài ra, nhiều loại nguuyên vật liệu nhập về từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất sản phẩm cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã sản xuất được rất nhiều loại giầy vải khác nhau. Mỗi loại giầy chia thành nhiều loại giầy khác nhau. Giầy của Công ty có mẫu mã, hình thức khá đẹp và rất đa dạng. Chính vì vậy, nhiều loại giầy đã chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm của Công ty được bạn hàng tín nhiệm nên số lượng đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Với đặc điểm sản phẩm của Công ty như vậy để thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì nhất thiết cần phải tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm một cách khoa học, hợp lý, phải có các biện pháp thích hợp, kịp thời đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo thu hồi vốn nhanh và thu được nhiều lợi nhuận. 4. Về tài chính Tài chính là một yếu tố hết sức quan trọng đối với Giám đốc và toàn Công ty vì qua đó Giám đốc biết được thực lực tài chính của Công ty để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và kịp thời nhất. Khi nắm bắt được khả năng tài chính của Công ty, Giám đốc sẽ dựa vào đó làm cơ sở cho việc đầu tư, đổi mới và mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh, là cơ sở để Giám đốc phân bổ nguồn tài chính cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Ta có Bảng số liệu về tình hình tài chính của Công ty: (Triệu đồng) TT Chỉ tiêu TH 2000 KH 2001 TH2001 KH2002 1 Doanh thu 25.000 29.000 50.000 55.000 2 Chí phí sản phẩm tiêu thụ 24.850 28.800 49.919 150 3 Lãi hoặc lỗ phát sinh 150 200 81.000 4 Nộp ngân sách Nhà nước 850 1.000 1.050 5 Tổng nguyên giá TSCĐ Trong đó : Vốn NS 26.900 2.961 31.400 2.961 6 Tổng giá trị còn lại TSCĐ Trong đó : Vốn NS 25.300 2.961 27.800 2.961 7 Tổng vốn cố định Trong đó : vốn NS 2.961 3.251 2.961 3.251 3.100 8 Tổng vốn lưu động Trong đó : vốn NS 2 .035 2.018 2.035 2.018 3.600 Công ty Da giày Hà Nội đã áp dụng được quản lý vốn như sau: -Công ty thực hiện phươngpháp khoán vốn đối với các doanh nghịêp. Các xí nghiệp thành viên được công ty giao quản lý và sử dụng toàn bộ tài sản cố định thuộc sở hữu của công ty nằm tại xí nghiệp ở tại thời điểm giao vốn và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn cố định. -Các xí nghiệp thành viên tổ chức hạch toán nội bộ và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh định kỳ Quý- 6 tháng hàng năm theo quy định của công ty. -Để hoàn thiện hơn nữa, công ty cần phải tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực đổi mới công nghệ, đầu tư mới và đầu tư chiều sâu. Hoạt động đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm . nguồn vốn đầu tư công ty có thể lấy từ nội bộ trong công ty, từ ngân sách nhà nước cấp , từ số tiền nhàn rỗi trong dân và hơn thế nữa là từ nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ với việc viện trợ không hoàn lại... và điều kiện quan trọng để công ty thu hút đầu tư ở trên là công ty phải khẳng định mình rằng hoạt động đầu tư ấy chắc chắn có hiệu quả, tạo điều kiện để cho quá trình tích tụ tái đầu tư. 5.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty Da giầy Hà Nội có đặc điểm rất riêng biệt, khác với nhiều công ty ở trong nước. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu sang các nước khác theo đơn đặt hàng của khách hàng. Và trong một vài năm gần đây, sản phẩm của công ty cũng đã được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước. -Đối với xuất khẩu: Việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài do phòngiá kinh doanh xuất nhập khẩu phụ trách. Công ty sẽ giao hàng dựa trên các hợp đồng ký kết với nước ngoài IV. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Da Dầy - HN. 1. Những kết quả đã đạt được và những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. a) Những kết quả - Công ty đã tìm được mục tiêu hướng đi đúng đắn về chiến lược sản phẩm đặc biệt là chất lượng sản phẩm . - Sản phẩm của công ty có chất lượng khá tốt ,mẫu mã đẹp phong phú về chủng loại , có khả năng cạnh tranh với sản phẩm ngoại. - Sản phẩm của công ty có uy tín trên thị trường và tăng đều đặn qua các năm và doanh thu tiêu thụ cũng tăng đều đặn . Nguyên nhân là do công ty có tư duy làm việc mới phong cách làm việc năng động, sáng tạo , có sự kiên trì và đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên . b) Những khó khăn . - Mạng lưới tiêu thụ còn bị phụ thộc bởi các nước trung gian - Khó khăn về nguồn vốn sản xuất kinh doanh. - Cơ sở hạ tầng còn sơ sài . - Máy móc thiết bị đã quá cũ , lạc hậu không sử dụng được năng xuất rất thấp. - Đội ngũ cán bộ , công nhân trẻ tay nghề chưa cao thiếu kinh nghiệm , chưa thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại dẫn đến có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng sản phẩm, giảm thế mạnh cạnh tranh của công ty trên thị trường . 2. Một số kiến nghị và giải pháp . a) giải pháp tạo vốn và phát triển sản xuất . Trước tình hình khó khăn về vốn tuỳ theo điều kiện và khả năng của mình công ty đã nỗ lực tìm kiếm mọi nguồn vốn trong nước cũng như ngoài nước để phát triển sản xuất bằng nhiều phương thức khác nhau như : Chọn phương thức mua thiết bị đầu tư trả chậm , yêu cầu đối tác giá công trả tiền ngay khi sản phẩm sản xuất xong mà chưa giao hàng để tránh phải đi vay vốn ngân hàng . Nhưng tất cả các phương thức đó chỉ là tạm thời giải quyết lúc khó khăn trước mắt còn về vấn đề lâu dài để đảm bảo có vốn đầu tư cho sản suất công ty cần áp dụng một số phương pháp sau : + Tích cực huy động vốn đầu tư từ các nguồn , công ty đầu tư bằng vốn tự có , tự vay và vốn tín dụng đầu tư của nhà nước . Vốn đầu tư của cán bộ công nhân viên và tư nhân thông qua cổ phần hoá , công ty kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bằng cách nghiên cứu chủ động lựa chọn đối tác, dùng hình thức hợp tác cho phù hợp với điều kiện của công ty. + Về vốn lưu động công ty đề nghị các cấp lãnh đạo ngành và thành phố xem xét tình hình thực tế, yêu cầu cụ thể và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty để giải quyết tăng thêm vốn lưu động. + Đối với máy móc thiết bị đã quá cũ công ty nên có thái độ rất khoát giải quyết những loại máy móc thiết bị này vì cũng để lâu cũng lạc hậu mà phần vốn còn lại có thể thu hồi được , càng bị tồn đọng gây nên những hậu quả không đáng có như lãng phí vốn , lãng phí diện tích kho hàng. .. b) Đầu tư cơ sở hạ tầng . Cần đầu tư xem xét ưu tiên đầu tư cho sản xuất, tránh đầu tư phân tán trong khi điều kiện nguồn vốn của công ty có hạn. phải có những dự tính trước hạn chế về nguồn vốn , nguồn cung cấp nguyên liệu gia công mà mua sắm vật tư nguyên liệu cho phù hợp tránh được hàng hoá bị tồn đọng để tăng vòng quay của vồn. Quan tâm đầu tư chiều sâu bằng cách mạnh dạn lập dự án kinh tế kỹ thuật vay dài hạn ngân hàng bằng ngoại tệ để có nguồn vốn đầu tư cho sản xuất . Tạo điều kiện cho chuyên môn hoá sản xuất , liên kết các phân xưởng sản xuất, nâng cao năng xuất của máy móc thiết bị từ đó làm tăng năng xuất lao động , hạ giá thành sản phẩm và thời gian hàng đúng tiến độ. Thực hiện tốt chủ trương của nhà nước về đổi mới công tác quản lý tài chính , hoạch toán kinh tế tại doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời sự đòi hỏi của cung cách luân án hiện đại, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lên gấp đôi thời gian qua . c) Phát triển thị trường. Tìm hiểu và mở rộng thị trường đầu ra , đầu vào của thị trường đầu ra trong nước , trong khu vực và cả thế giới Cần nắm vững tư tưởng chủ đạo là hướng chủ đạo là hướng vào xuất khẩu nhưng trước tiên cần coi trọng thị trường trong nước .đây là một thị trường lớn của các doanh nghiệp sản xuất giầy . Khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ để dần dần giảm bớt mức lệ thuộc doanh số xuất khẩu vào các khách hàng gia công. Mặt khác tăng khối lượng đối tác, khách hàng bền vững và có nhiều khả năng trong tiêu thụ, trong hợp tác sản xuất kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài phải nắm bắt rõ đối tác và thị trường tiêu thụ tiềm năng . Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như ngoài nước công ty cần : * Tăng cường tiếp thị và bổ sung người trong bộ phận Marketing sản xuất phải đi theo yêu cầu thị trường . Đây là yếu tố đảm bảo thành công của mỗi doanh nghiệp . Để mở rộng thị trường điều đầu tiên phải hiểu rõ thị trường mới và nắm bắt được nhu cầu ở đó . Nhờ vậy mới có thể lập kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm và sản xuất một cách hợp lý . Nhưng muốn có được điều này , công ty phải tăng cường tiếp cận với khách hàng , nghiên cứu thực trạng tiêu thụ để nắm bắt được yêu cầu của khách hàng. Trên cơ sở phân tích tình hình để đưa ra những quyết định đúng đắn về tiêu thụ sản xuất để đạt lợi nhuận tối đa . Nội dung của công tác tiếp thị phải đảm bảo được các thông tin sau : Tại thị trường tiêu thụ , nhu cầu về sản phẩm ra sao tình hình thu nhập cảu người tiêu dùng... Thái độ của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty . Thăm dò khả năng về tình hình sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh từ đó có chính sách hợp lý đối với sản phẩm tiêu thụ. Mặt khác ,công ty phải bổ sung những cán bộ có nghiệp vụ Marketing . Đây là điều kiện để nâng cao nghiệp vụ tiêu thụ của mình đẩy nhanh tiêu thụ mở rộng thị trường . * Về sản phẩm . Để đáp ứng được nhu cầu thị trường , công ty cần phải đa dạng hoá sản phẩm của mình , chủng loại , mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng . Nâng cao tay nghề cho cán bộ thiết kế mẫu , để đảm bảo phục vụ tốt cho mẫu mã mà khách hàng yêu cầu. * Xây dựng mạng lưới phân phối hợp lý . Mạng lưới tiêu thụ hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phân phối sản phẩm của công ty, làm cho lưu thông thông suốt, còn về phía khách hàng sẽ giảm bớt được các hao tổn về thời gian , chi phí cho việc mua hàng mà vẫn đảm boả mua được hàng với giá gốc. Công ty nên sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp hoặc sử dụng kênh phân phối ngắn chỉ có một trung gian để đảm bảo chất lượng sản phẩm , giá cả và uy tín của công ty , đồng thời có thể quay vòng vốn nhanh , rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh. * Thực hiện một số biện pháp khuyến mãi , giá linh hoạt. Biện pháp này sẽ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh hơn và rút ngắn thời gian nợ đọng vốn . Công ty nên sử dụng một số biện pháp khuyến mãi như : Chiết khấu bán hàng , giảm giá hàng bán đối với khách hàng đặt mua với số lượng lớn và thanh toán nhanh và đối với đại lý có tỷ lệ hoa hồng hợp lý, hấp dẫn. Việc giảm giá sản phẩm, công ty có thể ký được nhờ việc trích giá trên cơ sở phân tích điểm hoà vốn và lợi nhuận định mức . Sau khi đã đạt được sản lượng tiêu thụ đủ cho phần lợi nhuận định mức ,công ty có thể giảm giá sản phẩm thấp hơn giá hiện tại một chút để khuyến khích khách hàng mua . Bên cạnh việc giảm giá ,công ty có thể áp dụng các mức giá khác nhau trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, các khu vực thị trường khác nhau hoặc các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm. * Quảng cáo sản phẩm. Công ty chưa thật sự chú trọng quảng cáo sản phẩm của mình . Quảng cáo luôn là phương tiện truyên truyền lưu ích nhất của nhà cung cấp sản phẩm và bản thân nhà cung cấp đến khách hàng để tạo ra nhiều hơn các cơ hội tiêu thụ sản phẩm . Bên cạnh quảng cáo , công ty còn có thể giới thiệu trên tạp chí chuyên ngành , quảng cáo trên bao bì sản phẩm ... b) Khoa học công nghệ. Cải tiến và hiện đại hoá công nghệ sản xuất sao cho đủ sức tạo ra cá sản phẩm có chất lượng kỹ thuật cao có kiểu dáng phù hợp thời trang , có đủ thời gian giải quyết các vấn đề do thị trường đặt ra. Học hỏi những bí quyết công nghệ sản xuất tiên tiến của các chuyên gia nước ngoài thông qua việc đưa các kỹ thuật viên có năng lực trình độ cùng tham gia thực hiện chế tạo mẫu mới. e) Đào tạo lao động , tổ chức quản lý sản xuất nâng cao tay nghề , trình độ kỹ thuật của người lao động thông qua hình thức tổ chức các lớp học chuyên ngnàh . Phát động các phong trào thi đua thợ giỏi , phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật tận dụng hết khả năng sáng tạo và trí thông minh của họ và sản xuất . Lựa chọn những người có năng lực trình độ, có tinh thần làm việc và có tư cách đạo đức vào quản lý những khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29087.doc
Tài liệu liên quan