Chuyên đề Vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của các doanh nghiệp dịch vụ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU 0 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỬ NGHIỆM CƠ BẢN TRONG 2 KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 2 1. Khái quát về thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 2 1.1. Khái niệm thử nghiệm cơ bản 2 1.2. Nội dung của thử nghiệm cơ bản 3 2. Vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 8 2.1. Đặc điểm của các khoản phải thu khách hàng 8 2.2. Đặc điểm vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 12 2.2.1.Vận dụng thử nghiệm cơ bản trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 12 2.2.2. Vận dụng thử nghiệm cơ bản trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán 15 2.2.3. Vận dụng thử nghiệm cơ bản trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. 22 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỬ NGHIỆM CƠ BẢN TRONG 24 KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN ACPA THỰC HIỆN 24 1. Đặc điểm của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA 24 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA 24 1.2. Tổ chức kinh doanh và các thành tựu đạt của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA 25 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 26 1.2.2. Tình hình kinh doanh của Công ty 26 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA 29 1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA 31 2. Tình hình vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện 33 2.1. Quy trình kiểm toán chung của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA 33 2.1.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách thể kiểm toán (Understand the Business) 35 2.1.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát (Assess Client Risk Controls) 36 2.1.3. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 37 2.1.4. Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung (Perform Additional Audit Procedures) 37 2.2. Quy trình thực hiện thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu từ khách hàng 38 2.2.1. Giới thiệu về khách hàng 38 2.2.2. Việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu từ khách hàng 39 2.3. Những bài học từ việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APCA thực hiện 1 CHƯƠNG III 4 HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG THỬ NGIỆM CƠ BẢN TRONG 4 KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN ACPA THỰC HIỆN 4 1. Tính tất yếu của việc hoàn thiện việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 4 2. Những giải pháp cụ thể để khắc phục những nhược điểm trong việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện 8 2.1. Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích 8 2.2. Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu 9 2.3. Hạn chế rủi ro trong thư xác nhận 9 3. Những kiến nghị thực hiện giải pháp để khắc phục những nhược điểm trong việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện 10 3.1. Kiến nghị đối với Nhà Nước 10 3.2. Kiến nghị đối với các Hiệp hội Kế toán - Kiểm toán 13 3.3. Kiến nghị về phía Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA 13 3.3.1. Hoàn thiện thủ tục phân tích 13 3.3.2. Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu 14 3.3.3. Hạn chế rủi ro trong việc gửi thư xác nhận 15 3.4. Kiến nghị đối với KTV 15 KẾT LUẬN 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 18

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của các doanh nghiệp dịch vụ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện soát xét Sửa giấy tờ làm việc sau khi Tổng Giám đốc và trưởng phòng soát xét. (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty B và Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty B do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) Trên nền tảng chương trình kiểm toán, KTV sẽ thực hiện các thủ tục mà có thể áp dụng được với khoản mục phải thu khách hàng của Công ty A và B. Việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong giai đoạn thực hiện kiểm toán các khoản phải thu khách hàng được thể hiện trên những giấy tờ làm việc sau: Bảng 6: Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của Công ty A Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA Tên khách hàng: Công ty A Z220 Kỳ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: BHAN Khoản mục phải thu khách hàng Ngày: 02/07 Người kiểm tra: LTV Mục tiêu: Đạt được sự đảm bảo các mục tiêu CEAVP đối với các khoản phải thu. Thủ tục tiến hành: Vì hệ thống kiểm soát nội bộ với các khoản phải thu khách hàng của Công ty A là hiệu quả nên ta chỉ thực hiện các công việc sau: Thủ tục phân tích với sự biến động số dư các khoản phải thu khách hàng (sẽ thực hiện dưới đây). Gửi thư xác nhận tới khách hàng Z. (Xem Z221) Đối chiếu số dư khoản phải thu trên SC TK 131 với các sổ liên quan (Xem Z222) Kiểm tra các nghiệp vụ thu tiền sau ngày kết thúc niên độ kế toán (Xem Z223) Thực hiện Khoản mục Số đã kiểm toán 31/12/2005 Số chưa kiểm toán 31/12/2006 Biến động Giá trị % Khoản phải thu 21.633.332.321 26.347.717.548 4.714.385.227 22 Dự phòng phải thu khó đòi - (635.275.000) (635.275.000) 100 Bảng 6: Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của Công ty A (tiếp) Thủ tục phân tích Số dư khoản phải thu tăng 22% so với năm trước vì tiền hàng bán chịu cho công ty Z tăng lên. Số dư các khoản phải thu này tăng theo chiều hướng tăng của doanh thu (Doanh thu năm nay tăng so với năm trước là 34%). Trong đó, khoản nợ khó đòi cần lập dự phòng tăng lên 635.275.000 VNĐ. Công ty vẫn chỉ có một khách hàng duy nhất là Công ty Z. Kết luận: Số dư các khoản phải thu được trình bày hợp lý. (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty A do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) Sau khi nhận được thư xác nhận, KTV có được kết quả đối chiếu sau đây: Bảng 7: Bảng đối chiếu số dư các khoản phải thu khách hàng của Công ty A Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006, số dư nợ giữa hai Công ty như sau: Số liệu trên thư xác nhận Số liệu của khách hàng Chênh lệch Công ty A phải thu của Z 26.300.000.000VNĐ 26.344.717.552 VNĐ 44.717.552 VNĐ Công ty A phải trả cho Z - - - Những giao dịch cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 như sau: Số liệu trên thư xác nhận Số liệu của khách hàng Chênh lệch Bán hàng cho Z 226.291.527.520 VNĐ 226.291.527.520 VNĐ - Hàng bán bị trả lại 1.635.346.008 VNĐ 1.635.346.008 VNĐ - Tiền bồi thường 2.763.318.320 VNĐ 2.763.318.320 VNĐ - (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty A do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) Thủ tục đối chiếu các khoản phải thu khách hàng được trình bày như sau: Bảng 8: Đối chiếu các khoản phải thu khách hàng của Công ty A Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA Tên khách hàng: Công ty A Z220 Kỳ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: BHAN Đối chiếu khoản phải thu Ngày: 02/07 Người kiểm tra: LTV Mục tiêu: Đạt được sự hợp lý rằng số dư khoản phải thu trên SC TK 131 trùng khớp với doanh thu hàng bán chịu. Thủ tục tiến hành: Vì các số dư tài khản doanh thu bán hàng, VAT đầu ra và thu nhập khác đã được xác minh bởi việc kiểm toán các khoản mục tương ứng nên công việc phải làm với khoản mục này chủ yếu là đối chiếu khoản mục phải thu khách hàng trên SC TK 131 với các sổ liên quan. Thực hiện STT Chi tiết Số tiền Đối chiếu Chú thích [1] Phải thu từ Z do bán hàng chịu tháng 12/2006 23.411.676.573 SC 511 Đối chiếu Z1000, N1 [2] VAT đầu ra tương ứng 2.341.167.658 SC 33311 Đối chiếu Z740, N1 [3] Khuôn chưa đạt tiêu chuẩn bị trả lại 50.425.355 SC 531 Đối chiếu Z1000 [4] VAT của hàng bán bị trả lại 5.042.536 SC 33311 Đối chiếu Z740 [5] Phí vận chuyển phải thu từ Z 12.066.212 SC 711 Đối chiếu Z1500 [6] Khoản Z chưa trả do hàng lỗi hỏng 635.275.000 N2 [7] Tổng 26.344.717.552 [7] = [1]+[2]-[3]-[4]+[5]+[6] N3 [8] Số dư TK phải thu trên sổ 26.347.717.548 [9] Chênh lệch 2.999.996 [9 ] = [8]-[7] N4 Bảng 8: Đối chiếu các khoản phải thu khách hàng của Công ty A (tiếp) Chú thích N1: Đối chiếu sang Z1000, ở đây chỉ rõ rằng có sự chênh lệch giữa hoá đơn bán hàng và số liệu ghi trên SC 511, SC33311 do kế toán đã ghi sổ nhầm. Số tiền trên hoá đơn: 25.708.126.679 VNĐ Trên sổ: 25.752.844.231 VNĐ Chênh lệch: 44.717.552 VNĐ Kế toán chấp nhận bút toán điều chỉnh như sau: Nợ Tài khoản VAT đầu ra (TK33311): 40.652.320 VNĐ Nợ Tài khoản doanh thu (TK511): 406.523.200 VNĐ Có Tài khoản phải thu khách hàng (TK131): 44.717.552 VNĐ N2:: Khoản này là doanh thu hàng bán (bao gồm cả VAT đầu ra) từ năm 2005 của hàng lỗi hỏng nhưng Z chưa trả lại số hàng này cho Công ty A. Phỏng vấn Kế toán trưởng, được biết rằng Z đã gửi số hàng này cho Công ty mẹ, Công ty mẹ đang trong quá trình kiểm tra lại chất lượng. Số tiền này rất có thể không thu được nên Công ty A đã lập dự phòng cho khoản này. Đối chiếu tới Thư xác nhận và đồng ý. Bảng 8: Đối chiếu các khoản phải thu khách hàng của Công ty A (tiếp) N3: Đối chiếu với Thư xác nhận các khoản phải thu thấy có sự chênh lệch. Chênh lệch này là do sai sót của kế toán như trình bày ở Chú thích N1. Số trên SCT 131: 26.344.717.552 VNĐ Số trên Thư xác nhận: 26.300.000.000 VNĐ Chênh lệch: 44.717.552 VNĐ N4: Khoản chênh lệch này là do năm 2005 có 1 hoá đơn mà giữa hai bên Z và Công ty A không thống nhất về giá cả. Trên hoá đơn mà Công ty A phát hành: 108.099.958 VNĐ Đồng ý với SC131 Công ty Z chấp nhận trả: 105.099.958 VNĐ Chênh lệch: 3.000.000 VNĐ à Không trọng yếu à Bỏ qua Kết luận: Số dư các khoản phải thu khách hàng là chính xác, đầy đủ và hợp lý. (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty A do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) Kiểm tra các nghiệp vụ thử nghiệm cơ bản tiền đối với các khoản phải thu khách hàng sau ngày kết thúc niên độ kế toán được thể hiện trên giấy tờ làm việc Z223 như sau: Bảng 9: Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán của Công ty A Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA Tên khách hàng: Công ty A Z220 Kỳ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: BHAN Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán Ngày: 02/07 Người kiểm tra: LTV Mục tiêu: Đạt được sự hợp lý rằng số dư khoản phải thu trên SC TK 131 được ghi nhận đúng kỳ. Thủ tục tiến hành: Kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2006 đến ngày kiểm toán. Thực hiện: Trong thời gian này, Công ty A đã nhận được tiền bán hàng từ Z. Số tiền nhận được từ Z : 25.707.200.052 VNĐ Số tiền trên thư xác nhận: 26.344.717.552 VNĐ Chênh lệch: 637.517.500 VNĐ Trong đó: N2: 635.275.000 VNĐ Khác: 2.242.500 VNĐ (*) (*): Công ty Z gửi Giấy báo nợ cho Công ty A về khoản mua phế liệu là 2.242.500 VNĐ. à Kiểm tra Giấy báo nợ và đồng ý Kết luận: Số dư các khoản phải thu khách hàng được ghi nhận kịp thời và đúng kỳ. (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty A do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) Sau khi xác minh lại khoản phải thu khách hàng, ta có bảng phân tích biến động các khoản phải thu khách hàng như sau: Bảng 10: Bảng phân tích biến động các khoản phải thu khách hàng của Công ty A sau khi xác minh lại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA Tên khách hàng: Công ty A Z220 Kỳ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: BHAN Khoản mục phải thu khách hàng Ngày: 02/07 Người kiểm tra: NTN Khoản mục Số đã kiểm toán 31/12/2005 Số chưa kiểm toán 31/12/2006 Điều chỉnh Số sau điều chỉnh 31/12/2006 Biến động Giá trị % Khoản phải thu 21.633.332.321 26.347.717.548 47.717.548 26.300.000.000 4.666.667.679 22 Dự phòng phải thu khó đòi - (635.275.000) (635.275.000) (635.275.000) 100 Kết luận: Đã dạt được các mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu khách hàng. (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty A do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) Bảng 11: Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của Công ty B Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA Tên khách hàng: Công ty B Z220 Kỳ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: BHAN Khoản mục phải thu khách hàng Ngày: 02/07 Người kiểm tra: NTN Mục tiêu: Đạt được sự đảm bảo các mục tiêu CEAVP đối với các khoản phải thu. Thủ tục tiến hành: Vì hệ thống kiểm soát nội bộ với các khoản phải thu khách hàng của Công ty A là hiệu quả nên ta chỉ thực hiện các công việc sau: (1): Gửi thư xác nhận tới khách hàng chính. Đó là các khách hàng có có số tiền hàng mua chịu Công ty B là lớn. Cách chọn khách hàng là chọn từ khách hàng nợ nhiều nhất cho tới khi tổng số tiền hàng bán chịu được xác nhận chiếm 80% số dư TK phải thu khách hàng. Tổng số nợ phải thu khách hàng được gửi thu xác nhận 122.340 Số dư TK phải thu khách hàng 143.885 Tỷ lệ 85% Công việc quản lý các thư xác nhận được trình bày ở Giấy tờ làm việc Z230 Kiểm tra các nghiệp vụ thu tiền sau ngày kết thúc niên độ kế toán đảm bảo EOP của các khoản phải thu khách hàng. (2): Đối chiếu số dư TK trên SC TK 131 với SCT TK 131. Xem xét các khoản hàng bán chịu đã đựoc thanh toán đến ngày kiểm toán. Kiểm tra ngày của nghiệp vụ thanh toán. (3): Kiểm tra chứng từ liên quan để đảm bảo là các khoản nợ phải thu này đã thực sự thu được tiền. Bảng 11: Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của Công ty B (tiếp) (4): Kiểm tra các chứng từ để bảo đảm rằng các khoản phải thu này là thực sự phát sinh. Các khoản có liên quan tới các khoản mục khác đã đựơc kiểm toán thì làm thủ tục đối chiếu sang giấy tờ làm việc tương ứng. (5): Kiểm tra ngày phát sinh nghiệp vụ bán chịu, và xem xét khả năng thu hồi được nợ tạo cơ sở cho việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu khách hàng: Kiểm tra ngày của các hóa đơn cung cấp dịch vụ và các nghiệp vụ thanh toán từ ngày kết thúc niên độ kế toán tới ngày kiểm toán, xem xét các khoản mục trọng yếu, tôi nhận thấy rằng: Hầu hết các khoản phải thu khách hàng đều phát sinh từ hàng bán chịu từ tháng 11,12 năm 2006. Cho tới ngày kiểm toán, các khoản này đã được thanh toán Ngoại trừ các khoản N1, N2, N3, N4, N5, tôi đã phỏng vấn kế toán vá được giải thích như sau: N1: Khoản tiền phải thu của công ty W do cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, công ty Alpha sẽ trả khi kết thúc công việc bảo dưỡng. N2: Đây là khoản Công ty V giữ lại để làm bảo đảm. N3, N4, N5: Chưa nhận được tiền nhưng theo lời của kế toán trưởng và trưởng phòng kinh doanh thì các khoản này sẽ được thu về nên không phải lập dự phòng. (6): Kiểm tra số của hoá đơn bán hàng. X: Có gửi thư xác nhận B: Kiểm tra Bảng sao kê của ngân hàng Iv: Kiểm tra chứng từ No: Chưa thanh toán D: Kiểm tra Giấy báo có của ngân hàng PO: Kiểm tra đơn dặt hàng của khách hàng Trong đó: Bảng 11: Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của Công ty B (tiếp) Thực hiện: Tên khách hàng Số tiền Các thủ tục kiểm toán (1) (2) (3) (4) (5) (6) Công ty W 2,336 No Iv, D, PO 8/5/2006 N1 000194 Công ty Q 22.168 X 31/1/07 B Z1020 4/11/2006 000456 Công ty K.K 5,000 X No Z1020 Hoa hồng tháng 12 Công ty VN 12,100 X 31/1/07 B Z1021 Phí bảo trì tháng 12 Công ty E 5,355 X No Z1020 Tháng 12 Công ty Hi VN 2,441 31/1/07 B Iv, D, PO 14,25/12/06 515, 528 Công ty HN 11,484 X 25/1/07 B Iv, D, PO 13/11/2006 509 Công ty V 1,986 No Phí bảo hành tồn từ năm 2005 N2 Công ty Glass 21,250 X No Iv Tháng 12 530, 531 Công ty M 6.258 X 25/1/07 B Iv Tháng 12 514 Công ty PP 13.686 X No Iv, D, PO 25/10/06 451, 452 Công ty PP VN 4,108 X No Tháng 8 N3 393 Công ty Heavy VN 13,164 X No Iv, D, PO Tháng 8-12 N4 379, 410, Công ty NS 9,115 X 31/1/07 B Z1020 Công ty Tohoku 4.422 X 31/1/07 B Z1020 Juki Co., Ltd 6.210 No Z1020 Tháng 12 Muto Co.,Ltd 2,800 No Z1020 3/5/2006 N5 Tổng 143,885 143.885 Z200 Bảng 11: Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của Công ty B (tiếp) Kiểm tra sự hợp lý của đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối năm: Tên khách hàng Nguyên tệ Chuyển sang USD Tổng USD SC USD Chênh lệch VND USD (1) (2) (3) (4) = (3) : 16091 (5) = (3)+(4) (6) (7) = (6)-(5) Công ty W 37.340.726 - 2.321 2.321 2.336 15 Công ty Q - 22.168 22.168 22.168 - Công ty K.K - 5,000 5,000 5,000 - Công ty VN - 12,100 12,100 12,100 - Công ty E - 5,355 5,355 5,355 - Công ty Hi VN 39,220,918 - 2,437 2,437 2,441 4 Công ty HN 182,284,152 - 11,484 11,484 11,484 - Công ty V 31,963,187 - 1,986 1,986 1,986 - Công ty Glass - 21,250 21,250 21,250 - Công ty M - 6.258 6.258 6.258 - Công ty PP - 13.686 13.686 13.686 - Công ty PP VN - 4,108 4,108 4,108 - Công ty Heavy VN 1.145.790 13,162 13,164 2 Công ty NS - 9,115 9,115 9,115 - Công ty Tohoku - 3,872 3,872 3,872 - Juki Co., Ltd 91.857.920 - 6.205 6.205 6.210 5 Muto Co.,Ltd 44,618,000 - 2,773 2,773 2,800 27 Total 495,063,182 143,833 143,885 53 Chênh lệch là 53 USD à Không trọnh yếu à Bỏ qua. Kết luận: Đã đạt được các mục tiêu kiểm toán của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng. (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty B do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) Bảng 12: Bảng phân tích biến động các khoản phải thu khách hàng của Công ty B Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA Tên khách hàng: Công ty B Z200 Kỳ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: BHAN Bảng phân tích biến động các khoản phải thu khách hàng Ngày: 02/07 Người kiểm tra: NTN Nội dung Đối chiếu Số đã kiểm toán 31/12/2005 Số chưa kiểm toán 31/12/2006 Biến động Giá trị % Phải thu khách hàng Z220 118,691 143,885 25.194 21 Dự phòng nợ phải thu khó đòi - - - - Khoản phải thu khách hàng năm nay tăng so với năm trước là 21% tương ứng với mức tăng về doanh thu là 29%. Năm nay Công ty B có nhiều khách hàng hơn. Số dư này chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng phát sinh trong tháng 12/2006. (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty B do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) Thủ tục quản lý thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng trình bày như sau: Bảng 13: Quản lý thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng tại Công ty B Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA Tên khách hàng: Công ty B Z200 Kỳ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: BHAN Quản lý thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng Ngày: 02/07 Người kiểm tra: NTN Khách hàng Đối chiếu Số từ khách hàng Số trên thư xác nhận Chênh lệch Ghi chú VND JPY USD VND JPY USD VND JPY USD Cty ABC 1 252.620.181 15.699 - Canono 2 329.526.108 20.484 - H System 3 80.339.920 5.000 5.000 - Deaw Vietnam 4 194.289.700 12.100 - FF Vietnam 5 81.978.532 5.105 5.105 - Hanoi SS 6 182.284.152 11.332 - Hoya glass disk 7 339.032.500 21.250 21.250 - M Vietnam 8 57.259.150 3.562 3.562 - - Panasonic Electric 9 274,887,468 17.199 13091  - - Heavy Industries 10 209.759.684 13.091 13.091 - - Ns tecseed 11 146.467.211 9.115 - - Tohoku 12 62.172.704 3.872 3.872 - - IMM Vietnam 13 1.988.493.575 123.701 - - Tống số 4.257.954.090 265.123 - 51.880 - -  Số thư xác nhận là 13 (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty B do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) Sau khi xác minh lại khoản phải thu khách hàng, ta có bảng phân tích biến động các khoản phải thu khách hàng như sau: Bảng 14: Bảng phân tích biến động các khoản phải thu khách hàng của Công ty B sau khi xác minh lại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA Tên khách hàng: Công ty B Z220 Kỳ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: BHAN Khoản mục phải thu khách hàng Ngày: 02/07 Người kiểm tra: NTN Khoản mục Số đã kiểm toán 31/12/2005 Số chưa kiểm toán 31/12/2006 Điều chỉnh Số sau điều chỉnh 31/12/2006 Biến động Giá trị % Khoản phải thu 21.633.332.321 26.347.717.548 47.717.548 26.300.000.000 4.666.667.679 22 Dự phòng phải thu khó đòi - - - - - - Kết luận: Đã dạt được các mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu khách hàng. (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty B do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) Giai đoạn kết thúc kiểm toán: KTV dùng thủ tục phân tích để đánh giá lại lần cuối cùng các thông tin về các khoản phải thu khách hàng. Trên cơ sở các điều chỉnh, KTV đánh giá lại khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể với khách hàng A và B như sau: Bảng 15: Bảng phân tích biến động các khoản phải thu khách hàng của Công ty A giai đoạn kết thúc kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA Tên khách hàng: Công ty A Z220 Kỳ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: BHAN Khoản mục phải thu khách hàng Ngày: 02/07 Người kiểm tra: LTV Khoản mục Đơn vị Số đã kiểm toán 31/12/2005 Số đã kiểm toán 31/12/2006 Biến động Giá trị % Khoản phải thu VNĐ 21.633.332.321 26.300.000.000 4.666.667.679 22 Dự phòng phải thu khó đòi VNĐ - (635.275.000) (635.275.000) 100 Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng ngày 21 28 6 29 Tỷ suất các khoản phải thu khách hàng trên doanh thu % 14,4 11 (3,6) (125) Số dư khoản phải thu tăng 22% so với năm trước vì tiền hàng bán chịu cho công ty Z tăng lên. Số dư các khoản phải thu này tăng theo chiều hướng tăng của doanh thu (Doanh thu năm nay tăng so với năm trước là 34%). Kết luận: Các khoản phải thu khách hàng trình bày trên báo cáo tài chính là trung thực, hợp lý (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty A do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) Bảng 16: Bảng phân tích biến động các khoản phải thu khách hàng của Công ty A giai đoạn kết thúc kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA Tên khách hàng: Công ty B Z220 Kỳ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: BHAN Đánh giá ban đầu về khoản mục phải thu khách hàng Ngày: 02/07 Người kiểm tra: NTN Thực hiện Khoản mục Đơn vị Số đã kiểm toán 31/12/2005 Số chưa kiểm toán 31/12/2006 Biến động Giá trị % Khoản phải thu USD 118,691 143,885 25,194 21 Dự phòng phải thu khó đòi USD - - - - Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng Ngày 28 25 (3) (11) Tỷ suất các khoản phải thu khách hàng trên doanh thu % 5,7 5,3 (0,4) (7) Khoản phải thu khách hàng năm nay tăng so với năm trước là 21% tương ứng với mức tăng về doanh thu là 29%. Năm nay Công ty B có nhiều khách hàng hơn. Số dư này chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng phát sinh trong tháng 12/2006 Kết luận: Các khoản phải thu khách hàng trình bày trên báo cáo tài chính là trung thực, hợp lý. (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán năm của Công ty B do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện) 2.3. Những bài học từ việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APCA thực hiện Mặc dù mới thành lập không lâu nhưng với sự cam kết cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất và uy tín cùng với phương pháp kiểm toán hiện đại, Công ty không chỉ gây dựng được uy tín không chỉ với khách hàng mà còn với bạn bè và đồng nghiêp. Một trong những thành công của Công ty là việc vận dụng hiệu quả thử nghiệm cơ bản trong chương trình kiểm toán. Sau đây, em xin trình bày một số bài học rút ra từ việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng. Thứ nhất: Bài học về phạm vi áp dụng thủ tục phân tích Tại ACPA, thủ tục phân tích được áp dụng một cách linh hoạt, đa dạng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán và đều mang lại hiệu quả cao. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Nhờ việc áp dụng thủ tục phận tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đạt được những mục tiêu của thủ tục phân tích sơ bộ: Một là: Đạt được sự hiểu biết về nội dung BCTC Hai là: Nắm được thông tin chung về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Ba là: Thấy được sự biến động trọng yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các thay đổi về chính sách kế toán, về bộ máy quản lý của khách hàng. Bốn là: Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Năm là: Phân tích và tìm ra các biến động bất thường để tiến hành phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Tại ACPA, thử nghiệm cơ bản được thực hiện tương đối nhiều trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Điều này thể hiện trong Chương trình kiểm toán, cụ thể với kiểm toán các khoản phải thu khách hàng là Chương trình kiểm toán Z210. Các thủ tục phân tích được sử dụng để mang lại bằng chứng kiểm toán rất đa dạng và tuỳ theo các khách hàng khác nhau mà KTV sử dụng những kỹ thuật thích hợp. Sử dụng thủ tục phân tích sẽ tiết kiệm cho KTV cả về mặt thời gian và công sức. Thủ tục phân tích sẽ tìm ra những biến động bất thường để tiến hành kiểm tra chi tiết số dư. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích đóng vai trò rất quan trọng vì nó giúp KTV đánh giá lại lần cuối các thông tin liên quan tới các khoản phải thu khách hàng trước khi đưa ra ý kiến về sự trung thực hợp lý của BCTC của doanh nghiệp. Thứ hai: Bài học về việc kết hợp thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng. Khi thực hiện kiểm toán, KTV luôn kết hợp một cách linh hoạt các thủ tục kiểm toán khác nhau như thủ tục kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích. Trong một số trường hợp, hai thủ tục này có thể thay thế lẫn nhau trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Khi đó, KTV có thể sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết cho một năm và áp dụng thủ tục phân tích trong các năm khác tuỳ thuộc vào độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ví dụ: Khi kiểm toán năm đầu tiên cho một khách hàng mới, KTV có thể áp dụng việc kiểm tra chi tiết cho khoản phải thu khách hàng. Trong năm tiếp theo, KTV có thể lựa chọn thủ tục phân tích với giả thiết rằng thủ tục kiểm tra chi tiết trong năm trước mang lại bằng chứng kiểm toán đảm bảo tính hợp lý cho các dữ liệu để đưa ra các ước tính trong năm nay. Sử dụng luân phiên giữa thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết giữa các khách hàng khác nhau, giữa các mục tiêu kiểm toán khác nhau có thể cũng tỏ ra rất hiệu quả ở chỗ: Một là: Bằng chứng kiểm toán sẽ thuyết phục hơn do nó thu được từ các thủ tục kiểm toán khác nhau. Hai là: Khả năng dự đoán các thủ tục kiểm toán từ các nhân viên của khách hàng giảm. Bằng cách đa dạng hóa cách tiếp cận, KTV có thể cung cấp nhiều gợi ý thiết thực hơn cho khách hàng. Thứ ba: Bài học về vận dụng thử nghiệm cơ bản giữa các khách hàng khác nhau Quy trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của Công ty là chung cho mọi khách hàng nhưng việc vận dụng quy trình ấy vào kiểm toán các khách hàng cụ thể là khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng. Sự vận dụng linh hoạt các thủ tục của thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng đem lại hiệu quả kiểm toán cao. Các thủ tục kiểm toán được thiết kế chi tiết nhằm thu thập được các bằng chứng hợp lý, đầy đủ để đảm bảo các mục tiêu của việc kiểm toán các khoản phải thu. CHƯƠNG III HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG THỬ NGIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN ACPA THỰC HIỆN 1. Tính tất yếu của việc hoàn thiện việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng Việt nam hiện nay đang có những bước đi vững chãi, tích cực và ngày càng được bạn bè quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Chúng ta đang cố gắng hết sức mình để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Việt Nam đang là thành viên của các tổ chức quốc tế lớn như ASEAN, APEC... và đặc biệt là Tổ chức Thương mại quốc tế WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Để khẳng định mình trong bối cảnh hiện nay, Việt nam cần phải cấp bách đổi mới, hoàn thiện các chính sách, các quy định pháp luật nói chung, đổi mới, hoàn thiện các chính sách, quy định tài chính nói riêng nhằm xây dựng một môi trường đầu tư lành mạnh, hiện đại, hấp dẫn các nhà đầu tư để thúc đẩy tăng truởng kinh tế. Những năm vừa qua, chúng ta đã ban hành Luật Kế toán, Luật Kiểm toán đồng thời ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Song, việc hướng dẫn và thực hiện các văn bản nói trên vẫn còn lúng túng, chưa hiệu quả. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu trên, chúng ta phải có những hành động tích cực hơn nữa để thúc đẩy quá trình đổi mới Chế độ kế toán cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhiệm vụ này không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được nhưng là một việc mà chúng ta phải thực hiện dứt điểm càng sớm càng tốt tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức có thể vận dụng các chính sách một cách dễ dàng, thống nhất. Trong mười lăm năm hoạt động, kiểm toán Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng của hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, trong tổ chức và hoạt động của kiểm toán vẫn còn những hạn chế nhất định. Để ngày càng phát triển và thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, cũng giống như bất cứ loại dịch vụ nào khác, kiểm toán cần phải liên tục kiện toàn tổ chức, cải tiến hoạt động của mình để phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được những yêu cầu mới. Trong xu thế đó, các công ty kiểm toán độc lập xuất hiện ngày càng nhiều và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Khi đề cập đến các kỹ thuật kiểm toán người ta không thể không nhắc đến thử nghiệm cơ bản. Vì đây là một thử nghiệp cốt lõi của các cuộc kiểm toán. Nó có thể giúp KTV xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các cuộc kiểm toán khác, đồng thời nó cung cấp các bằng chứng hợp lý và thích đáng để giúp KTV xác minh tính trung thực, hợp lý của các thông tin được trình bày trên BCTC. Việc vận dụng tốt các thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết, cũng như kết hợp linh hoạt giữa hai thủ tục này sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí cho cuộc kiểm toán. Trong bối cảnh các công ty kiểm toán cạnh tranh gay gắt thì đây là yếu tố rất quan trọng. Trong chu trình bán hàng thu tiền, khoản phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng. Nó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp, nói xa hơn là khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Do vậy, kiểm toán khoản phải thu khách hàng luôn được coi trọng. Ngày nay, các loại hình dịch vụ cũng phát triển nhanh chóng. Nhu cầu kiểm toán trong ngành này cũng tăng lên từng ngày, từng giờ. Do vậy, việc hoàn thiện việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của các doanh nghiệp dịch vụ là một tất yếu. Ở Việt nam, Kiểm toán là một lĩnh vực mới đi vào hoạt động ở Việt Nam từ năm 1991 với sự xuất hiện của Công ty Kiểm toán VACO và Công ty kiểm toán AASC. Với sự đòi hỏi của thị truờng và nhu cầu phát triển của nền kinh tế, kiểm toán không ngừng lớn mạnh. Tới nay, cả nước đã có khoảng 130 công ty kiểm toán hoạt động. Do vậy sức cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng trở nên gay gắt. Để tồn tại, lớn mạnh trong thời buổi kinh tế thị truờng ngày nay, các công ty kiểm toán phải nỗ lực hết mình để giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả kiểm toán. Trong mỗi công ty kiểm toán, phương pháp kiểm toán đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ cung cấp. Nhận thức được điều đó, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA đã xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán khoa học và hiệu quả. Công ty đã vận dụng rất hữu hiệu thử nghiệm cơ bản trong cả cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán các khoản phải thu khách hàng nói riêng. Vấn đề thứ nhất: Việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của các doanh nghiệp dịch vụ Nhìn chung, Công ty vận dụng thủ tục phân tích trong cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán các khoản phải thu tuân thủ theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế , theo Chương trình kiểm toán của Công ty. Tuy nhiên, trong cả ba giai đoạn kiểm toán: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV sử dụng chủ yếu các kỹ thuật phân tích giản đơn như phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất. Mặt khác, Công ty chỉ sử dụng phân tích đơn giản thông qua so sánh chuỗi thời gian mà không so sánh với số liệu của ngành hay đơn vị khác. Công ty sử dụng các thông tin tài chính là chủ yếu và phần lớn các thông tin này đều do khách hàng cung cấp. Công ty chưa kết hợp các thông tin tài chính và phi tài chính để phân tích. Một số ví dụ về thông tin phi tài chính mà Công ty có thể sử dụng là: Xu hướng phát triển ngành nghề, thị trường kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn xuất hiện trong tương lai, hay các chính sách về tín dụng mà khách hàng đang áp dụng… Điều đó làm giảm đi phần nào hiệu quả của thủ tục phân tích bởi các thông tin tài chính và thông tin thu thập được ngoài đơn vị sẽ cung cấp cho KTV một cái nhìn tổng quan hơn về thực trang hoạt động của đơn vị trong mối tương quan với các đơn vị khác và với ngành. Sử dụng kết hợp thông tin tài chính và thông tin phi tài chính sẽ giúp KTV có thể giải thích được nguyên nhân và kết luận một cách hợp lý hơn. Vấn đề thứ hai: Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu là một kỹ thuật quan trọng nhằm thu thập các bằng chứng hợp lý giúp KTV đưa ra ý kiến về các thông tin đang kiểm toán. Trong quá trình thực hiện thủ tục kiểm toán chi tiết, do giới hạn về mặt thời gian, sức lực, chi phí nên KTV không thể kiểm tra tất cả các nghiệp vụ phát sinh của khách hàng. Do vậy KTV cần phải có kỹ thuật để chọn mẫu từ tổng thể ra để tiến hành các thủ tục kiểm toán. Song kỹ thuật này phải đảm bảo độ tin cậy cho những kết luận của KTV. Việc lựa chọn phần tử đại diện để kiểm tra giúp KTV thu được những bằng chứng tin cậy với chi phí thấp nhưng đó cũng là nguyên nhân khiến rủi ro chọn mẫu xuất hiện. Điều đó có thể làm cho kết luận của KTV dựa trên kết quả chọn mẫu có thể khác với kết luận nếu KTV kiểm tra toàn bộ tổng thể. Do đó, việc thiết lập một kỹ thuật chọn mẫu nhằm đảm bảo là việc lựa chọn sẽ được một mẫu đặc trưng cho tổng thể là một vấn đề quan trọng. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) số 530 “Lấy mẫu kiểm toán và một số thủ tục chọn lựa khác” thì “ KTV sẽ lựa chọn các phần tử sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể đều có cơ hội lựa chọn”. Điều đó có nghĩa rằng các phần tử được lựa chọn phải mang những đặc trưng tiêu biểu cho tổng thể tránh thiên lệch chủ quan đồng thời giảm rủi ro chọn mẫu xuống mức thấp nhất. ACPA hiện giờ thực hiện chọn mẫu theo phán đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Phương pháp chọn mẫu được áp dụng là chọn mẫu theo giá trị tiền tệ. Cụ thể mẫu được chọn ra trên cơ sở lọc các khoản mục có giá trị lớn với tỷ lệ mẫu trên tổng thể là 70%. Với cách chọn mẫu này, KTV có thể giảm được phạm vi làm các thủ tục kiểm tra chi tiết mà cách thức làm đơn giản, chi phí thấp đồng thời có thể tập trung vào các khoản mục trọng yếu. Tuy nhiên, phương pháp chọn mẫu xắc suất gần như không được áp dụng. Điều này có thể đem lại rủi ro kiểm toán. Vì các phần tử không được chọn có thể chứa những sai phạm nhỏ nhưng lặp đi, lặp lại một cách hệ thống mà tổng quy mô của nó có thể vượt quá mức sai phạm trọng yếu đã được xây dựng. Điều đó ảnh hưởng tới các kết luận kiểm toán. Mặt khác, cách chọn mẫu này dựa nhiều vào khả năng phán đoán nghề nghiệp của KTV nên có thể việc chọn mẫu sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, để mang lại hiệu quả cao trong kiểm toán, Công ty nên kết hợp cả 2 loại chọn mẫu theo phán đoán của kiểm toán viên và chọn mẫu ngẫu nhiên để công việc chọn mẫu đưa lại kết quả cao nhất. Vấn đề thứ ba: Việc gửi thư xác nhận của KTV có thể bị ảnh hưởng bởi sự thông đồng giữa bên thứ ba và công ty khách hàng. Phương pháp gửi thư xác nhận được KTV sử dụng khi kiểm tra các khoản mục liên quan trực tiếp tới bên thứ ba như tiền gửi ngân hàng, hay các khoản phải thu, phải trả có số dư lớn. Thực tế việc gửi thư xác nhận thường được KTV thực hiện theo một mẫu có sẵn và các mẫu thư này đều phải được người đại diện hợp pháp của đơn vị được kiểm toán ký và đóng dấu xác nhận trước khi gửi đi. Do vậy, khách hàng có thể sẽ biết được quy trình gửi thư xác nhận của KTV cũng như những thư đó được gửi đến địa chỉ nào nên họ có thể thông đồng với bên thứ ba để khẳng định hoặc phủ định thông tin cần xác nhận sao cho có lợi cho đơn vị mình. 2. Những giải pháp cụ thể để khắc phục những nhược điểm trong việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện 2.1. Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích Trong kiểm toán tài chính, thủ tục phân tích có vai trò rất quan trọng với mục tiêu thu thập bằng chứng kiểm toán và kiểm tra toàn bộ BCTC. Thủ tục phân tích được sử dụng xuyên suốt cuộc kiểm toán nhằm giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác và kiểm tra toàn bộ BCTC trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC. Thực tiễn, các công ty kiểm toán Việt Nam nói chung Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA nói riêng đã vận dụng rất hiệu quả thủ tục phân tích trong các cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, các kỹ thuật phân tích được sử dụng chỉ là các kỹ thuật giản đơn như phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất. Điều đó phần nào làm cho thủ tục phân tích chưa thể hiện hết vai trò của mình. Trong thời buổi ngày nay, việc nâng cao hiệu quả kiểm toán đi kèm với tiết kiệm chi phí là vấn đề sống còn của các công ty kiểm toán. Chính vì vậy, hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích là một đòi hỏi tất yếu. 2.2. Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu là một kỹ thuật quan trọng giúp KTV thu thập bằng chứng đầy đủ có hiệu lực với chi phí thấp nhất. Do hạn chế về mặt thời gian và chi phí mà KTV không thể kiểm tra toàn bộ tổng thể. Chọn mẫu là một kỹ thuật hữu hiệu khắc phục được vấn đề nói trên mà vẫn đảm bảo cung cấp các bằng chứng làm cơ sở cho KTV ra kết luận kiểm toán chính xác. Tại Công ty ACPA, các mẫu được lựa chọn chủ yếu theo phán đoán, kinh nghiệm của KTV và theo đơn vị tiền tệ. Đây là cách chọn mẫu đơn giản, dễ làm nhưng nó cũng có những hạn chế. Để có hiệu quả kiểm toán cao, Công ty cần có những thay đổi thích hợp trong kỹ thuật chọn mẫu. 2.3. Hạn chế rủi ro trong thư xác nhận Xác nhận các khoản phải thu là thủ tục quan trọng nhất để bảo đảm mục tiêu hiệu lực, định giá và tính kịp thời của kiểm toán các khoản phải thu khách hàng. Theo thông lệ quốc tế, xác nhận các khoản phải thu cùng với xem xét hiện vật (kiểm kê) các tài sản là 2 yêu cầu phổ biến. Thực tế việc gửi thư xác nhân tại Công ty ACPA được thực hiện rất bài bản và đem lại hiệu quả cao. Song, trong quy trình quản lý thư xác nhận vẫn tồn tại rủi ro kiểm toán. Đó là việc tồn tại khả năng thông đồng giữa công ty khách hàng và bên thứ ba. Với tính chất quan trọng của thủ tục này, hạn chế rủi ro trong gửi thư xác nhận là cần thiết để KTV có thể cung cấp những bằng chứng hữu hiệu nhất cho ý kiến của mình. Nâng cao hiệu quả vận dụng thủ tục phân tích, kỹ thuật chọn mẫu và hạn chế rủi ro trong việc gửi thư xác nhận không chỉ là công việc của một cơ quan, đoàn thể mà nó đòi hỏi sự đổi mới của cả Nhà nước, các hiệp hội và các công ty kiểm toán. Thực tế đòi hỏi các chủ thể này có sự phối hợp nhịp nhàng để tạo ra một hệ thống các tiêu chuẩn từ việc thực hiện kiểm toán cho đến việc đánh giá kết quả kiểm toán. Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích, kỹ thuật chọn mẫu và hạn chế rủi ro trong việc gưiử thư xác nhận không phải công việc có thể thực hiện một sớm một chiều nhưng đây là công việc đòi hỏi phải được tiến hành càng sớm càng tốt để có thể đưa kiểm toán Việt Nam sánh ngang với các nước phát triển trên thế giới. Chi phí cho công việc này cũng tương đối lớn đòi hỏi sự chung sức cả từ phía nhà nước, Hiệp hội Kế toán và các công ty kiểm toán. Song, nếu thực hiện tốt công việc này sẽ đưa chất lượng kiểm toán Việt Nam lên một nấc thang mới, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. 3. Những kiến nghị thực hiện giải pháp để khắc phục những nhược điểm trong việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện 3.1. Kiến nghị đối với Nhà Nước Bên cạnh những yếu tố chủ quan, những yếu tố khách quan cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán của công ty, trong đó vấn đề về môi trường pháp lý là một yếu tố có ảnh hưởng to lớn. Do vậy, em xin đưa ra một số ý kiến đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán như sau: Về vấn đề việc vận dụng thủ tục phân tích và nâng cao kỹ thuật chọn mẫu: Để nâng cao hiệu qủa của kiểm toán nói chung và việc vận dụng thủ tục phân tích, kỹ thuật chọn mẫu nói riêng, một trong những hướng mà Nhà nước có thể phát triển đó là tạo điều kiện cho các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp phát triển. Để tăng cường hiệu quả trong ngành nghể kế toán- kiểm toán, Nhà nước nên có những chế độ, chính sách khuyến khích các hiệp hội nghề nghiệp phát huy hết vai trò tác dụng của mình. Trong những năm gần đây, đội ngũ KTV và các hoạt động dịch vụ kế toán – kiểm toán đang tăng lên một cách đáng kể. Do đó, để quản lý nghề nghiệp kế toán – kiểm toán tốt, Nhà nước cần tạo dựng môi trường pháp lý đồng bộ và thuận lợi cho hoạt động của các hiệp hội bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xác định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các hội; nghĩa vụ và trách nhiệm của các đối tượng hành nghề và kinh doanh dịch vụ kế toán – kiểm toán; quy định các chế tài làm cơ sở cho việc xử lý các vi phạm. Bên cạnh đó, rất cần sự cộng tác của các cơ quan chức năng như tài chính, thuế với các hội nghề nghiệp. Về vấn đề rủi ro trong thư xác nhận: Cũng phải đặt trường hợp có thể bên thứ ba sẽ chủ động thông đồng với đơn vị được kiểm toán. Có thể khi nhận được thư xác nhận của KTV, lập tức họ sẽ liên hệ với đơn vị được kiểm toán để thoả thuận theo hướng có lợi cho cả hai bên. Đối với những trường hợp này, Bộ Tài chính có thể quy định bên thứ ba phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin được xác nhận. Nếu đơn vị làm sai lệch thông tin mà hậu quả dẫn đến là KTV đưa ra ý kiến kiểm toán sai do sử dụng thông tin đó thì bên thứ ba sẽ phải chịu một hình thức xử phạt nào đó, thậm chí nếu quy mô sai phạm lớn thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một số kiến nghị về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: Từ năm 1991 đến nay, Chính phủ và các cơ quan chức năng lần lượt được ban hành và hoàn thiện một hệ thống văn bản pháp quy làm căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm toán nói chung và các cuộc kiểm toán tài chính nói riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, hệ thống văn bản pháp lý vẫn chưa hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm toán. Hệ thống các văn bản pháp quy quy định về tổ chức thực hiện kiểm toán chưa đầy đủ. Hệ thống này hoàn toàn chưa tương xứng với thị trường kiểm toán và chưa đồng bộ so với hệ thống pháp luật khác như: Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Lao động... Ngoài ra, các quy định pháp luật về trách nhiệm vật chất liên quan đến kết quả kiểm toán chưa được ban hành với những quy định cụ thể cũng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kiểm toán. Thật vậy, do chưa phân định rõ trách nhiệm vật chất có liên quan đến kết quả kiểm toán nên các công ty kiểm toán thường chấp nhận kiểm tra chi tiết với số lượng lớn mẫu chọn nhằm giảm rủi ro cho chính bản thân công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng, hiệu quả hoạt động kiểm toán nói chung, do đó, cũng ảnh hưởng gián tiếp đến kiểm toán chi phí hoạt động nói riêng. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO, các cơ quan chức năng nên có sự quan tâm hơn tới hoạt động kiểm toán nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu năng, hiệu quả công tác kiểm toán. Cụ thể: Một là: Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý có hiệu lực điều chỉnh toàn bộ hoạt động kiểm toán và kế toán. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần xem xét bổ sung, hoàn chỉnh, đặc biệt tránh những mâu thuẫn hay thiếu minh bạch trong nội dung các quy định. Hai là: Về giáo dục, chương trình du học bằng Ngân sách Nhà nước cần mở rộng và có những chính sách ưu tiên nhất định đối với các kiểm toán viên và các nhân viên có năng lực hiện đang làm việc tại các công ty kiểm toán. Đồng thời, Bộ Giáo dục kết hợp Bộ Tài chính và các trường đại học, các học viện trong nước và quốc tế thiết lập chương trình đào tạo CPA quốc tế vào Việt Nam. Ba là: Hiện nay, số liệu thống kê chưa đầy đủ, độ tin cậy chưa cao. Bởi thế, kiểm toán viên không thể sử dụng so sánh dữ liệu của công ty với dữ liệu chung trong ngành để đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vào đó, KTV thực hiện các kỹ thuật khác để đánh giá. Điều này có ảnh hưởng đến hiệu năng và hiệu quả hoạt động kiểm toán. Để cải thiện tình trạng này, Tổng cục Thống kê, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp, đơn vị có liên quan trong cả nước cần có sự phối hợp nhịp nhàng để bảo đảm có được những số liệu thống kê ngành đầy đủ tin cậy. Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần xem xét để có thể ban hành các văn bản hướng dẫn giúp cho các doanh nghiệp nhận thức được rõ vị trí, vai trò và cách thức xây dựng hệ thống kiểm soát có hiệu quả. Đây chính là cơ sở để nâng cao chất lượng kiểm soát quản lý tại Việt Nam, là cơ sở cho việc áp dụng có hiệu quả các thủ tục kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu năng, hiệu quả hoạt động kiểm toán. 3.2. Kiến nghị đối với các Hiệp hội Kế toán - Kiểm toán Dịch vụ kế toán- kiểm toán là loại dịch vụ đặc thù của nền kinh tế thị trường, hình thành và phát triển ở nước ta hơn một thập kỷ qua. Việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO với cam kết mở rộng thị trường dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán thì hoạt động quản lý ngành nghề kế toán- kiểm toán và là một công việc quan trọng đầy khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, các tổ chức hội nghề nghiệp như VAA, VACPA, ACCA Việt Nam ra đời. Các hiệp hội nên phối hợp để xây dựng một quy trình kiểm toán mẫu cho các công ty cùng áp dụng. Trên cơ sở đó, các tổ chức này sẽ thiết kế một hệ thống các chuẩn mực đánh giá chất lượng của các cuộc kiểm toán. Khi đã có các tiêu chuẩn từ việc thực hiện cho đến việc đánh giá kết quả của các cuộc kiểm toán thì chất lượng các dịch vụ mà các công ty kiểm toán cung cấp sẽ tốt hơn đẩy nhanh sự phát triển của ngành kế toán- kiểm toán Việt nam bắt kịp với sự phát triển chung của thế giới. Làm được điều này, các hiệp hội phải tổ chức lại và nâng cao chất lượng hoạt động của mình với số lượng hội viên cần thiết, có chất lượng. Cơ cấu lại tổ chức thành viên, có phân công phạm vi hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng. Triển khai nhiều hoạt động đào tạo, cập nhật kiến thức, tổ chức đối thoại với hội viên, cung cấp thông tin tư vấn để hội viên thực sự thấy quyền lợi của mình khi tham gia hội và thêm gắn kết với hội. 3.3. Kiến nghị về phía Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA 3.3.1. Hoàn thiện thủ tục phân tích Để tăng cường số lượng thông tin thu thập được từ thủ tục phân tích cũng như giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian và vẫn đảm bảo được các biến động bất thường, Công ty nên sử dụng thêm các thông tin phi tài chính, các thông tin thu từ nguồn bên ngoài kết hợp với các thông tin tài chính để tiến hành thủ tục phân tích. Các thông tin phi tài chính có thể sử dụng cho mục đích này có thể là: Xu hướng phát triển ngành nghề, thị trường kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn xuất hiện trong tương lai, hay các chính sách về tín dụng, các thông lệ tiếp thị, phân phối mà khách hàng đang áp dụng… Không chỉ dừng lại ở các phân tích tỷ suất, phân tích xu hướng mà KTV nên sử dụng các thông tin phi tài chính để phân tích tính hợp lý của các thông tin. Bên cạnh đó, Công ty nên sử dụng phân tích thông qua cả việc so sánh chuỗi thời gian và so sánh với số liệu của ngành hay đơn vị khác. Để so sánh được với số liệu của các đơn vị khác hay của ngành thì Công ty nên thường xuyên thu thập các thông tin các số liệu liên quan đến ngành, lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Công ty có thể tăng cường nguồn thông tin này bằng cách đặt các tạp chí, sách báo chuyên ngành theo định kỳ hoặc tham gia một cách tích cực vào các Hiệp hội ngành và các chương trình huyến luyện. Các số liệu này sẽ giúp KTV có những phân tích, đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mặt khác, các số liệu này không chỉ có ích trong một khoản mục mà nó hữu ích cho cả cuộc kiểm toán, không chỉ có ích cho kiểm toán năm hiện thời mà còn hữu ích cho các năm tiếp theo và không chỉ sử dụng cho một khách hàng mà còn sử dụng được cho các khách hàng hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực. 3.3.2. Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu Để nâng cao hiệu quả chọn mẫu, Công ty nên sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp chọn mẫu vì mỗi phương pháp chọn mẫu có những ưu điểm riêng mà các phương pháp khác không có. Trong truờng hợp tổng thể mẫu có số lượng nhỏ các khoản mục có giá trị lớn và có các dấu hiệu sai phạm thì khi đó KTV nên chọn mẫu theo phán xét nghề nghiệp hay lựa chọn những khoản mục chính. Phương pháp này giúp KTV tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo bao quát được toàn bộ tổng thể. Ngược lại khi tổng thể bao gồm một số lượng lớn các giá trị bằng nhau hoặc chưa có nghi vấn về khả năng sai phạm, khi đó KTV có thể áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số hoặc theo các phần mềm chọn mẫu để đảm bảo tính khách quan. Việc áp dụng xen kẽ các phương pháp chọn mẫu khác nhau giúp KTV chọn lựa được những phần tử đặc trưng nhất cho tổng thể đồng thời đem lại một kết quả khách quan cho quá trình chọn mẫu, tránh được sai sót mang tính hệ thống cũng như việc lựa chọn mẫu theo thói quen của KTV. Nhờ đó kết quả của kiểm toán có độ tin cậy cao hơn. 3.3.3. Hạn chế rủi ro trong việc gửi thư xác nhận Công ty nên quản lý quá trình gửi thư xác nhận một cách hiệu quả. Tốt hơn cả là Công ty nên tự gửi thư xác nhận, song trong trường hợp để khách hàng làm công việc này thì phải đảm bảo tránh được việc thông đồng giữa khách hàng của đơn vị được kiểm toán với bên được nhận thư xác nhận. Bên cạnh đó, Công ty có thể triển khai một số hoạt động đào tạo, cập nhật kiến thức, thông tin mới cho KTV, chủ động liên hệ, trao đổi với các hiệp hội nghề nghiệp trong việc đào tạo nhân viên cũng như có những hoạt động hỗ trợ lẫn nhau trong việc chuẩn hóa chất lượng kiểm toán. 3.4. Kiến nghị đối với KTV Để có chất lượng kiểm toán cao, điều kiện tiên quyết là có đội ngũ KTV có hiểu biết, có trình độ, kỹ năng tốt. Do vậy, KTV nên có ý thức luôn cập nhật những thông tin mới, những kỹ thuật hiện đại để hoàn thành tốt công việc của mình. Việc tích lũy kiến thức này có thể thực hiện thông qua việc tìm hiểu trên sách báo, tạp trí hoặc tham gia tích cực vào các chương trình huấn luyện hay các hiệp hội ngành. Bên cạnh những nhân tố về mặt chuyên môn, muốn trở thành KTV ưu tú, người KTV cần trang bị cho mình lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp kiểm toán. Trong thời gian tới, với những cơ hội học hỏi và làm việc mới, đội ngũ KTV Việt nam sẽ hoàn thiện mình để chung sức xây dựng nền kinh tế nước ta nói chung và ngành nghề kiểm toán nói riêng. KẾT LUẬN Thử nghiệm cơ bản giữ một vai trò quan trọng, cốt lõ trong hệ thống các phương pháp kiểm toán. Việc vận dụng đúng, sáng tạo thử nghiệm cơ bản sẽ mang lại hiệu quả cao cho các công ty kiểm toán. Nhận thức được điều đó, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA đã vận dụng rất khoa học và linh hoạt thư nghiệm này trong các cuộc kiểm toán nói chung và trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của các doanh nghiệp dịch vụ nói riêng. Qua quá trình thực tập tại Công ty, em đã nghiên cứu và đưa ra một số tồn tại trong việc vận dụng thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của các doanh nghiệp dịch vụ cùng với các giải pháp cho những vấn đề này. Trong sự hiểu biết còn hạn hẹp của mình, em chỉ đưa ra được những ý tưởng đóng góp về phía Công ty mà chưa có sự đóng góp chi tiết cho các cơ quan có thẩm quyền để nâng cao chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi Côn ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA nói riêng và các công ty kiểm toán nói chung. Trong thời gian tới, khi tham gia các khóa học cao hơn, em hi vọng có cơ hội để tiếp tục nghiên cứu đề tài này để có những đóng góp thiết thực hơn. Để hoàn thành Chuyên đề này, em đã có sự giúp đỡ tận tình của các anh chị ở Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA và sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy giáo Gs.Ts Nguyễn Quang Quynh. Em xin chân thành cám ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gs.Ts Nguyễn Quang Quynh, Kiểm toán tài chính, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà nội, 2006 2. Gs.Ts Nguyễn Quang Quynh, Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà nội, 2006 3. Alvin A.Aren and James K. Loebbecke, Kiểm toán, NXB Thống kê, 1984 4. Bộ tài chính, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội, 2006 5. Victor Z. Brink and Herbert Witt, Modal internal audit, NXB Tài chính, Hà Nội, 2000 6. Chính phủ, Nghị định số 105/2004/NĐ-CP về Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân 7. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA, Tài liệu kiểm toán, Hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm của công ty A và Công ty B. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung A Tính chính xác số học BAF Bảng phân tích hoạt động kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BIF Bảng phân tích thông tin BPR Bảng đánh giá kết quả hoạt động C Tính chọn vẹn E Tính hiệu lực KTV Kiểm toán viên O Mục tiêu quyền và nghĩa vụ P Mục tiêu phân loại, trình bày SC Sổ cái TK Tài khoản V Mục tiêu tính giá và định giá VNĐ Việt Nam đồng MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1645.doc
Tài liệu liên quan