Chuyên đề Về tiền tệ và chính sách tiền tệ

MỤC LỤC I. KHÁI QUÁT CHUNG 1 II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH 3 1. Tìm hiểu khái quát về tiền tệ 3 2. Các hình thái tiền tệ 7 3. Các chức năng của tiền tệ 11 4. Cầu tiền tệ 15 5. Mức cung tiền tệ 17 6. Tác động của tiền tệ đối với hoạt động kinh tế 19 7. Cân bằng trên thị trường tiền tệ 22 8. Tìm hiểu khái quát về ngân hàng 24 9. Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương 29 10. Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 36 11. Chính sách tiền tệ 2010 minh bạch và ổn định 37  Bài học 2009 38  Hướng tới 2010 và những năm tiếp theo 40 III. KẾT LUẬN 42

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Về tiền tệ và chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng.Bút tệ ngày càng có vai trò quan trọng, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển và hệ thống ngân hàng phát triển, người dân có thói quen sử dụng bút tệ. Tiền điện tử Có nhiều tên gọi cho thứ tiền này: tiền nhựa, tiền thông minh…Đây có phải là một hình thái tiền tệ không là vấn đề chưa thống nhất. Một số quan điểm cho rằng đây chỉ là “phương tiện chi trả mới”, sự “chuyển dịch vốn bằng điện tử” Các chức năng của tiền tệ Chức năng phương tiện trao đổi Là một phương tiện trao đổi, tiền tệ được sử dụng như một vật môi giới trong việc trao đổi các hàng hóa, dịch vụ. Đây là chức năng đầu tiên của tiền tệ, nó phản ánh lí do tại sao tiền tệ lại xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp, người ta phải tiến hành đồng thời hai dịch vụ bán và mua với một người khác. Điều đó sẽ đơn giản trong trường hợp chỉ có ít người tham gia trao đổi, nhưng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các chi phí để tìm liếm như vậy là quá cao. Vì vậy, người ta cần sử dụng tiền làm môi giớitrong quá trình này, tức là người ta trước hết sẽ đổi hàng hóa của mình lấy tiền sau đó dùng tiền mua thứ hàng hóa mình cần. Rõ ràng việc thực hiện lần lược các giao dịch bán và mua với hai người sẽ đễ dàng hơn nhiều so với việc thực hiện đồng thời hai giao dịch đối với cùng một người. Để thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tiền phải có những tiêu chuẩn nhất định: Được chấp nhận rộng rải: nó phải được con người chấp nhận rộng rải trong lưa thông, bởi vì chỉ khi mọi người cùng chấp nhận nó thì người có hàng hóa mới đồng ý đổi hàng lấy tiền; Có thể chia nhỏ được: để tạo thuận lợi cho việc trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị khác nhau; Dễ vận chuyển; Không bị hư hỏng một cách nhanh chóng; Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng: để số lượng của nó đủ dùng trong trao đổi; Có tính đồng nhất: các đồng tiền có cùng mệnh giá phải có sức mua ngan nhau. Chức năng đơn vị đánh giá Chức năng thứ hai của tiền là đơn vị đánh giá, tức là tiền tệ được sử dụng làm đơn vị để đo giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Trong chức năng này giá trị của các hàng hóa được biểu hiện nằmg tiền. Nhờ đó mà việc trao đổi hàng hóa được diển ra thuận lợi hơn. Là một đơn vị đánh giá, nó tạo ra cơ sở thuận lợi cho việc sữ dụng tiền làm phương tiện trao đổi. Nhưng củng chính trong quá trình trao đổi, sử dụng tiền làm trung giang, các tỉ lệ trao đổi được hình thành theo tập quán tức là ngay từ khi mới ra đời, việc sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi đã dẩn tới việc dùng tiền làm đơn vị đánh giá. Đầu tiên những phương tiện được sử dụng làm tiền để biểu hiện giá trị hàng hóa củng có giá trị như các hàng hóa khác. Cơ sở cho việc tiền biểu hiện giá trị các hàng hóa khác chính là tiền củng có giá trị sử dụng như các hàng hóa khác (theo phân tích của C.Mác về sự phát triển của các hình thái biểu hiện giá trị hàng hóa: giá trị hàng hóa được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá, vật ngang giá chung). Vì vậy, trong thời đại ngày nay, mặc dù các phương tiện được sử dụng là tiền không có giá trị như các hàng hóa khác nhưng nó được mọi người chấp nhận trong lưa thông (có giá trị sử dụng đặc biệt), do đó vẩn được sử dụng để đánh giá giá trị các hàng hóa. Trong bất kể nền kinh tế tiền tệ nào, việc sử dụng tiền làm đơn vị đo lường giá trị điều mang tính chất trừu tượng, vừa mang tính pháp lí, vừa có tính quy ước. Chức năng phương tiện dự trữ giá trị Là một phương tiện dự trữ giá trị, tiền tệ là nơi cất giữ sức mua qua thời gian. Khi người ta nhận được thu nhập mà chưa muốn tiêu nó hoặc chưa có điều kiện để chi tiêu ngay, tiền là một phương tiện dùng cho việc cất giữ sức mua trong các trường hợp này hoặc có thể người ta giữ tiền chỉ đơn thuần là việc để lại của cải. Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị của tiền tốt đến đâu tùy thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng hóa mà nó có thể đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Vì vậy, để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định. Phương tiện thanh toán Trong một nền kinh tế không có một chuẩn mực đo giá trị chung (thí dụ như là tiền) thì một giao dịch thành công giữa 2 vật trong kinh tế đòi hỏi các nhu cầu trao đổi phải phù hợp với nhau. Một thí dụ: Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ thủ công muốn đổi dụng cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ có một cuộc mua bán trao đổi vì ý định bán của người nông dân không phù hợp với ý định mua của người thợ thủ công. Cả hai người có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được một người có ý định giao dịch phù hợp. Cùng với tiền quá trình này được đơn giản hóa đi rất nhiều: Người nông dân có thể bán ngũ cốc cho một người thứ ba và dùng tiền thu được dể đổi lấy dụng cụ tại người thợ thủ công. Người thợ thủ công có thể dùng tiền thu được mua thịt tại một người thứ tư. Tiền tệ thế giới Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội. CTóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cầu tiền tệ Việc nghiên cứa cầu tiền tệ luôn được nhà kinh tế quan tâm, và nó có thể cho những gợi ý về hoạch định chính sách của những người chịu trách nhiệm điều hành nền kinh tế. Các loại tài sản tài chính Tài sản giao dịch (thanh khoản) không tạo ra thu nhập, nhưng được dùng để thanh toán khi mua hàng hóa và dịch vụ… Các tài sản tài chính khác tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm…) nhưng không thể dùng trực tiếp để mua hàng hóa. Hầu hết các hộ gia đình và doanh nghiệp giữ của cải của họ dưới dạng kết hợp cà 2 loại tài sản này. Trong phần này, mọi tài sản giao dịch được gọi là tiền và mọi tài sản khác có thu nhập được gọi chung là trái phiếu. Mức cầu về tiền Khối lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và kinh doanh sản xuất…gọi là mức cầu về tiền (giao dịch). Khi giá cả tăng lên, mức cầu về tiền danh nghĩa cũng tăng theo để đảm bảo thu mua đủ khối lượng hàng hóa cần thiết đã dự định, như vậy, thực chất của mức cầu tiền tệ là cầu về cán cân tiền tệ thực tế. Mứa cầu tềin thực tế phụ thuộc vào hai nhân tố: Thu nhập thực tế: con người giữ một phần tài sản ở dạng tiền để có thể mua được hàng hóa, dịch vụ. Khi thu nhập tăng, tiêu dùng cũng sẽ tăng và theo đó cầu tiền củng tăng lên. Lãi suất: chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền và thu nhập từ lãi suất mà các tài sản có thể tạo ra nếu như để chúng dưới dạng trái phiếu. Lãi suất chính là chi phí cơ hội củ việc giữ tiền. Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và mức cầu về tiền được gọi là hàm cầu về tiền (hàm ưa thích tiền thanh khoản). Hàm này có dạng: LP = kY – hi Trong đó: LP: mức cầu về tiền thực tế Y: thu nhập i : lãi suất k,h : các hệ số phản ánh dộ nhạy cảm của mưc cầu tiền đối với thu nhập và lãi suất. Mức cầu tài sản Mức cầu về tài sản là mức cầu các loại tài sản chính có sinh lợi dưới dạng trái phiếu. Các loại trái phiếu tuy sinh lợi nhưng chịu nhiều rủi ro, vì giá cả của chúng được quyết định trên thị trường, khó dự báo trước. Giữ tiền không tạo ra lãi, nhưng không bị rủi ro trừ trường hợp gặp lạm phát. Nhiều người chỉ định giảm mức rủi ro của họ bằng cách đa dạng hóa các dạng tài sản vừa để tài sản ở dạng tiền, vừa để ở dạng trái phiếu. Vì vậy, trong thực tế có thể có sự chuyển hóa mức cầu từ trái phiếu sang tiền hoặc ngược lại. Mức cung tiền tệ Để cung ứng cho nhu cầu sử dụng tiền tệ trong nền kinh tế, một số tổ chức như NHTƯ, các ngân hàng thương mại cung ứng tiền ra lưa thông. Cung ứng tiền của Ngân hàng Trung ương NHTƯ phát hành tiền mặt chủ yếu dưới hình thức giấy bạc ngân hàng. Quá trình này được thực hiện khi NHTƯ cho vay đối với các tổ chức tín dụng, cho vay đối với kho bạc Nhà nước, mua vàng, ngoại tệ trên thị trường ngoại hối hoặc mua chính khoáng trong nghiệp vụ thị trường mở khối lượng tiền phát hành của NHTƯ được gọi là tiền mặt hay cơ số tiền (MB) bao gồm hai bộ phận: tiền mặt trong lưa hành (C) và tiền dự trữ của các ngân hàng kinh doanh (R) trong đó chỉ có bộ phận tiền mặt ngoài ngân hàng mới được sữ dụng, đáp ứng cho nhu cầu về tiền. Cung ứng tiền của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác tạo tiền chuyển khoản (D) theo cơ chế tiền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khối lượng tiền do các tổ chức này cung ứng được tạo ra trên cơ sở lượng tiền dự trữ nhận từ NHTƯ và các hoạt động nhận tiền gửi cho vay và thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống ngân hàng. Khi NHTƯ phát hành tiền đưa vào hệ thống ngân hàng, các ngân hàng thương mại sử dụng số tiền dự trữ này để cho vay. Khi các doanh nghiệp hoặc dân cư vay khoản tiền đó nó được sử dụng để thanh toán chi trả và có thể một phần hoặc toàn bộ được kí gửi trở vào một ngân hàng với hinh thức tiền gửi không kì hạn,ngân hàng lại tiếp tục có vốn để cho vay. Như vậy, từ lượng tiền dự trữ ban đầu, hệ thống ngân hàng thông qua các hoạt động của mình có thể làm hình thành lượng tiền gửi không kì hạn rất lớn. số tiền này được các doanh nghiệp, dân cư sữ dụng để thanh toán qua ngân hàng, vì vậy nó được tính là một bộ phận của khối tiền giao dịch trong nền kinh tế, được sữ dụng để đáp ứng nhu cầu về tiền. Mức cung tiền tệ Khối lượng tiền giao dịch do NHTƯ và các tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đáp ứng cho nhu cầu sữ dụng tiền bao gồm hai bộ phận chính là tiền mặt trong lưa hành (C) và tiền gửi không kì hạn (D) . Tiền dự trữ của các ngân hàng kinh doanh (R). NHTƯ với chứa năng là ngân hàng phát hành thực hiện viện kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định thị trường, nó trực tiếp điều chỉnh khối lượng tiền mặt đang tồn tại và kiểm soát gián tiếp việc tạo ra các khoản tiền gửi không kì hạn của các ngân hàng thương mại. Toàn bộ khối lượng tiền cung ứng được xác định theo hệ số tạo tiền so với lượng tiền cơ bản do NHTƯ phát hành theo công thức : MS = MB.m Trong đó: MS : mức cung tiền giao dịch MB: cơ số tiền m : hệ số tạo tiền m= (1 + C/D)/ (rD + rE + C/D) Với : C/D: Tỉ lệ tiền mặt trong lưa hành so với tiền gửi không kì hạn rD :Tỉ lệ dự trữ bắt buộc rE : Tỉ lệ dự trữ dư thừa của các NHTM Mặc dù có rất nhiều chủ thể có tác động tới mức cung ứng tiền nhưng NHTƯ vẩn có thể sữ dụng các công cụ của mình để điều chỉnh mức cung tiền theo ý muốn chủ quan để thực hiện chính sách tiền tệ. Tác động của tiền tệ đối với hoạt động kinh tế Sự phân tích cung cầu tiền tệ cho thấy, trong cơ chế thị trường bất kì sự thay đổi nào của mức cung tiền tệ cũng sẽ được thị trường điều tiết để có sự cân đối giữa mức cung tiền tệ và mức cầu tiền tệ. Sự điều chỉnh đó không chỉ đơn thuần gây ra những thay đổi trong mức giá chung mà còn có tác động tới nhiều hoạt động của nền kinh tế. Để thấy rõ hơn vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế, chúng ta đi vào xem xét tác động của tiền tệ tới các hoạt động kinh tế. Theo mô hình tổng cung-tổng cầu (AD - AS), sự thay đổi của AD dẩn đến sự thay đổi của sản lượng và giá cả. Khi tổng cầu tăng sẽ làm tăng sản lượng và mức giá cả, ngược lai việc giảm AD có thể dẩn tới sự sụt giảm sản lượng và làm lạm phát giảm. Sự tác động của tiền tệ tới hoạt động kinh tế được thể hiện thông qua sự tác động tới các bộ phận của tổng cầu bao gồm những tác động tới chi tiêu đầu tư, chi tiêu tiêu dùng và buôn bán quốc tế. Chi tiêu đầu tư Sự thay đổi của Ms tác động tới I thông qua: - Chi phí đầu tư. Việc thu hẹp của mức cung tiền tệ của NHTƯ (Ngân hàng Trung ương) sẽ đẩy lãi suất tăng lên, chi phí tài trợ cho các hoạt động đầu tư có thể tăng lên dẩn tới giảm lượng đầu tư, AD suy giảm làm giảm sản lượng và giá cả. Ngược lại khi NHTƯ mở rộng tiền tệ, lãi suất cân bằng của thị trường giảm đi, chi phí đầu tư rẻ hơn có thể mở rộng đầu tư, tổng cầu tăng làm tăng sản lượng và giá cả. Tuy nhiên lãi suất không thể đại diện đầy đủ cho chi phí đầu tư nên những tác động này có thể không rỏ ràng. - Sự sẳn có của các nguồn vốn Khi chính sách tiền tệ là thắt chặt, mức cung tiền giảm, mặc dù lãi suất có thể thay đổi rất ít nhưng khả năng cho vay của các ngân hàng có thể giảm (rD tăng). Việc hạn chế tín dụng của các ngân hàng thương mại làm cho chi tiêu đầu tư giảm xuống dẩn tới AD giảm. Khi NHTƯ mở rộng tiền tệ, có thể làm tăng khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại, làm cho chi tiêu đầu tư tăng lên. Sự tác động này được thể hiện rỏ ở sơ đồ: Ms ↑ → khả năng cho vay ↑ → I ↑ → AD ↑ → thu nhập và giá cả ↑ Tuy nhiên khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại được mở rộng không đồng nghĩa với việc nguồn vốn này sẽ được tận dụng ngay, nó còn tùy thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Việc hạn chế khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng có tác dụng tốt hay không còn tùy thuộc gới hạn của viẽc kiểm soát vốn quốc tế. Ngoài ra, sự thay đổi của cung tiền tệ có tác dụng đến giá cổ phiếu, khi dân chúng giữ nhiều tiền hơn họ muốn chẳng hạn, chi tiêu vào thị trường cổ phiếu có thể tăng lên làm tăng giá cổ phiếu. Giá trị ròng của các hãng tăng lên có nghĩa là những người cho vay sẽ được đảm bảo nhìêu hơn cho các khoản vay của mình, như vậy khuyến khích cho vay để tài trợ cho chi tiêu đầu tư, tổng cầu tăng thúc đẩy sự gia tăng sản lượng và giá cả. Chi tiêu tiêu dùng - Ảnh hưởng đối với lãi suất Do chi tiêu tiêu dùng hàng ngày lâu bền thường được tài trợ một phần bằng đi vay, do vậy lãi suất thấp hơn sẽ khuyến khích người tiêu dùng tăng chi tiêu tiêu dùng lâu bền. Sự ảnh hưởng của tiền tệ đối với tổng cầu như sau: M ↑ → I ↓ → chi tiêu dùng lâu bền ↑ → AD ↑ → thu nhập và giá cả ↑ Cũng tương tự như đối với ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư, sự ảnh hưởng của lãi suất đến chi tiêu tiêu dùng lâu bền có thể là nhỏ. - Ảnh hưởng tới thị trường cổ phiếu Chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa lâu bền và dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn vào thu nhập cả đời của họ chứ không phải chỉ là thu nhập hiện tại. Khi giá cổ phiếu tăng lên, giá trị tài sản tài chính tăng lên làm thu nhập cả đời của người tiêu dùng và tiêu dùng sẽ tăng lên. Cơ chế tác động này như sau: M ↑→ giá cổ phiếu ↑→ thu nhập cả đời ↑→ tiêu dùng ↑→ AD ↑→Y,P ↑ Mặt khác, khi giá cổ phiếu tăng, giá trị tài sản tài chính tăng, người tiêu dùng có khả năng tài chính đảm bảo hơn sẽ đánh giá những khó khăn tài chính ít xảy ra hơn. Việc chi tiêu về hàng hóa lâu bền của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi những khó khăn tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Khi những khó khăn này xảy ra, họ sẽ phải bán các tài sản của mình để tăng thên tiền mặt, việc bán các tài sản tài chính như cổ phiếu sẽ thuận lợi cho việc bán các hàng hóa tiêu dùng lâu bền như vật dụng tiêu dùng, phương tiện đi lại, nhà ở…Do vậy, giá cổ phiếu tăng có thể khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho hàng tiêu dùng lâu bền. Cơ chế tác động sẽ là: M ↑→ giá cổ phiếu ↑→ giá trị tài sản tài chính ↑→ khả năng khó khăn tài chính ↓ → chi tiêu nhà ở, hàng tiêu dùng lâu bền ↑→ AD ↑→ Y,P ↑ Xuất khẩu ròng Trong bối cảnh nền kinh tế mở của các quốc gia và việc áp dụng chế độ tỉ giá thả nổi, sự ảnh hưởng này thông qua tác động vào tỉ giá hối đoái. Khi lãi suất trong nước giảm (lạm phát chưa thay đổi) tiền gửi bằng nội tệ sẽ hấp dẫn hơn so với tiền gửi ngoại tệ, kết quả là nhu cầu về ngoại tệ cao hơn so với nội tệ làm cho giá đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ và làm cho hàng hóa nội địa rẻ hơn so với hàng ngoại, xuất khẩu ròng tăng lên vì vậy tổng cầu tăng lên. C Như vậy: Sự thay đổi của mức cung tiền tệ có tác động tới các hoạt động kinh tế thông qua các tác động tới những bộ phận của tổng cầu như chi tiêu đầu tư, chi tiêu tiêu dùng, xuất khẩu ròng. Tuy nhiên, sự tác động này mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào sự phản ứng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và linh hoạt thì chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn. Trong trường hợp nền kinh tế trì truệ, các nguồn tài chính được tạo ra có thể không được tận dụng đầy đủ và chính sách tiền tệ ít có hiệu quả hơn. Cân bằng trên thị trường tiền tệ Công cụ để phân tích là đường cung và đường cầu về tiền. Đường cung tiền là đường thẳng đứng (cung cố định) trên cơ sở cho rằng NHTƯ sữ dụng các công cụ của nó đã cung ứng cho thị trường một sức cung tiền theo dự kiến. Đó là khối lượng tiền xác định cho mọi mức lãi suất i (với giả định cho rằng giá cả không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa cũng chính là lãi suất thực tế của nó). Đường cầu về tiền là đường dốc nghiên đi xuống, biến thiên giãm theo lãi suất. I MS Io E Lp M Cân bằng của thị trường tiền Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định lãi suất cân bằng gọi là lãi suất thị trường. Đó là giao điểm E. E là điểm cân bằng của thị trường tiền. Tại mức lãi suất cân bằng Io mức cầu tiền vừa đúng bằng mức cung tiền. Ở mức lãi suất thấp hơn Io sẽ có mức dư cung trái phiếu tương ứng làm cho giá trái phiếu giảm xuống, lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy lãi suất thị trường lên tới Io . Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ. Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sữ là bán trái phiếu hoặc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc dẩn đến lượng cung tiền giảm xuống. Việc kiểm soát tiền tệ trong thực tế phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô thật không đơn giản. Có hai cánh kiểm soát, hoặc là kiễm soát mức cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ giãm xuống bởi tác động của cầu, hoặc kiểm soát lãi suất (ổn định lãi suất) thì buộc phải để lực lượng thị trường quyết định mức cung tiền. Cả hai cách điều gặp những khó khăn nhất định như kiểm soát lượng tiền cơ sỡ (H) thì vấp phải vấn đề hạn chế tiền mặt và tín dụng gây khó khăn cho hoạt động NHTM và các hoạt động giao dịch, khi kiểm soát lãi suất lại gặp khó khăn trong nhận biết chính xác đường cầu tiền và sự dịch chuyển của nó… Việc lựa chọn kiểm soát mức cung tiền hay kiểm soát lãi suất tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi nước. Tìm hiểu khái quát về ngân hàng Hệ thống ngân hàng nước ta là hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó ngân hàng nhà nước làm nhiệm vụ của NHTƯ, còn các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng hoạt động như là các ngân hàng trung gian thực hiện chức năng kinh doanh. Ngân hàng Trung ương Ngân hàng thương mại Ngân hàng Trung ương à Định nghĩa Ngân hàng trung ương (có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có một mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ. à Bản chất của NHTƯ Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát hành, là nơi tập trung các quyền lực của nhiều ngân hàng vào một ngân hàng, là một bộ máy quyền lực to lớn có khả năng chi phối cả về mặt kinh tế và chính trị trong nước. Ngân hàng Trung ương dù được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: ngân hàng nhà nước, ngân hàng quốc gia, ngân hàng dự trữ, …nhưng điều thể hiện là một trung tâm tài chính tiền tệ lớn của quốc gia, đóng vai trò rất lớn trong hệ thống tín dụng và ngân hàng ở các nước. à Chức năng của NHTƯ Phát hành tiền tệ Ở phần lớn các nước, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ. Ở một số nước khác, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, còn tiền kim loại với tư cách là tiền bổ trợ thì do chính phủ phát hành. Cục Dự trữ Liên bang- ngân hàng trung ương của Mỹ- không có chức năng phát hành tiền, thay vào đó là Bộ Tài chính đảm nhiệm chức năng này. Cũng có thông tin cho rằng Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành đồng Đô-la, mà là do Cục Dự Trữ Liên Bang./ Ngân hàng của các tổ chức tín dụng Ngân hàng trung ương thực hiện công việc tái chiết khấu các hối phiếu đối với các tổ chức tín dụng, cấp vốn thông qua cho vay đối với các tổ chức này (đồng thời qua đây kiểm soát lãi suất. Ngân hàng trung ương còn mua và bán các giấy tờ có giá, qua đó điều tiết lượng vốn trên thị trường. Ngân hàng trung ương có quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại mở tài khoản tại chỗ mình và các ngân hàng phải gửi vào tài khoản của họ một lượng tiền nhất định. Thông thường lượng tiền này được quy định tương đương với một tỷ lệ nào đó tiền gửi vào ngân hàng thương mại, gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong trường hợp có tổ chức tín dụng gặp nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính của quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng đó để cứu nó. Vì thế, ngân hàng trung ương được gọi là người cho vay cuối cùng (hay người cho vay cứu cánh). Ngân hàng của Chính phủ Ở nhiều nước, ngân hàng trung ương là người quản lý tiền nong cho chính phủ. Chính phủ sẽ mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, ở một số nước, chẳng hạn như ở Việt Nam, chức năng này do kho bạc đảm nhiệm. Ngân hàng trung ương còn làm đại diện cho chinh phủ khi can thiệp vào thị trường ngoại hối Ngân hàng thương mại (NHTM) à Định nghĩa Ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiển gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. à Chức năng của ngân hàng thương mại Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khỏan. Khi các khách hàng gởi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khỏan thanh tóan có giá trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví dụ: chi phí lưu thông, vận chuyển, bảo quản…). Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán..) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Ở các nước phát triển phần lớn thanh toán được thực hiện qua sec và được thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay. Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thức chuyển tiền bằng đện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không sử dụng sec ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng. Họ thanh toán bằng cách nối mạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại  trong nước nhằm thực hiện chuyển vốn từ tài khoản người này sang người khác một cách nhanh chóng. Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp Vào cuối thế kỉ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàng không còn họat động riêng lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt. Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh tóan trong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ương mỗi nước. Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau: Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Thanh toán cho vay mới       Dự trữ bắt buộc Ngân hàng A 1.000.000   900.000  100.000       Ngân hàng B       900.000     810.000    90.000       Ngân hàng C       810.000      729.000      81.000 ... ... ... Tiền toàn hệ thống ngân hàng        10.000.000   9.000.000 1.000.000 Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan. Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000. Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền này được cho người cần vay vay, người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000. Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000. Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp.  Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng Đây là chức năng đặc trưng của NHTM, nó có ýa nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, NHTM đã huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rổi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư,… và sữ dụng cho vay nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, ngân hàng có điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, nên có thể thực hiện thêm một số dịch vụ khác kèm theo như: tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ giấy tờ, chứng khoán, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp, …để được hưởng hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đạt hiệu quả cao. Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Vai trò của NHTƯ trong điều tiết vĩ mô Điều tiết khối lượng tiền trong lưa thông cho phù hợp với yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế. Ngân hàng Trung ương giữ vai trò quyết định khối lượng tiền trong lưa thông qua các công cụ của nó như chính sách về lãi suất, về dự trữ pháp định nhằm đảm bảo khối lượng tiền trong lưa thông đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế. Ổn định đồng tiền nội địa Sức mua của đồng tiền chịu tác động từ nhiều phía, cung cầu về tiền tệ, giá vàng, tỉ giá ngoại hối …NHTƯ phải tìm mọi biện pháp để ổn định sức mua của đồng tiền nội đụa nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế và quan hệ quốc tế. Ngoài ra, NHTƯ còn can thiệp để ổn định giá vàng và giá ngoại tệ, tạo cơ sở cho ổn định tiền. Điều tiết sản xuất thiết lập cơ cấu kinh tế hợp lí Là việc NHTƯ sữ dụng các biện pháp cần thiết để phân phối tài nguyên của xã hội cho các ngành, lĩnh vực, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng và cân đối thể hiện trên hai mặt: NHTƯ tham gia vào việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế, vì vậy ngay từ đầu đã góp phần vào việc hình thành cơ cấu kinh tế. Tham gia thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế qua việc cung cấp tín dụng cho ngành này hoặc hạn chế tín dụng ở một ngành khác để đảm bảo sản xuất ổn định và cân đối Vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng Thể hiện qua việc kiểm soát khối lượng tín dụng mà các tổ chức tín dụng cung cấp cho nền kinh tế , đồng thời củng nắm được khối lượng tín dụng đã và sẽ cung cấp cho nền kinh tế. Chính sách tiền tệ NHTƯ là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GNP, giảm thất nghiệp. Tùy đặc điểm kinh tế của mỗi thời kỳ cụ thể, cần phải ưa tiên mục tiêu nào đó. Vì chính sách tiền tệ chỉ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó qua đó tác động đến tổng cung và sản lượng nên việc kiểm soát tiền tệ của NHTƯ tập trung vào một trong hai công cụ chủ yếu: mức cung tiền hoặc lãi suất. Trừ những tình huống đặc biệt (như đang có lạm phát cao …) việc gia tăng cung tiền thực tế sẽ làm tăng sản lượng cân bằng và làm giảm lãi suất cân bằng (chú ý rằng mức cung tiền thực tế vẩn có thể bị suy giảm nhiều ngay cả khi NHTƯ không có tác động nào đến mức cung tiền danh nghĩa). Tring quản lý, chính sách tiền tệ thường phải theo dõi chặt chẽ sự chuyển biến của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ để xác định những biện pháp, chính sách phù hợp. Vd, khi thị trường hàng hóa có sự biến động, có thể chọn mục tiêu ổn định có thể chọn mục tiêu ổn định mức cung tiền là chủ yếu. Lãi suất nhất thời phải biến độngvà nhờ đó có thể điều chỉnh thị trường hàng hóa, đưa nó về trạng thái cân bằng. Khi thị trườg hàng hóa phát triển tương đối ổn định nhưng cầu tiền có sự biến động, có thể tác động xấu đến trạng thái cân bằng sản lượng, thì có thể lựa chọn mục tiêu ổn định lãi suất v.v.. Chính sách tiền tệ của một quốc gia cơ bản có hai loại: Chính sách mở rộng tiền tệ Còn được gọi là chính sách nới lỏng tiền tệ. Chính sách này được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng. Trong tình hình này, chính sách nới lỏng tiền tệ làm tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, mở rông đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Chính sách tiền tệ mở rộng đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái. Chính sách thắt chặt tiền tệ Còn được gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Loại chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách thắt chặt tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ Ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỉ giá hối đoái Thực chất của mục tiêu này là kiểm soát lạm phát để bảo vệ giá đối nội và giá đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế Đây là mục tiêu cơ bản và tấ yếu của chính sách tiền tệ. Muốn ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế, cần phải khuyến khích mở rộng đầu tư bằng cách khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước và nước ngoài. Tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trậ tự xã hội Ở nước ta, trong ba nhân tố thuộc yếu tố chung là lao động, nguồn vốn và tiến bộ kỉ thuật thì yếu tố lao động có tiềm năng lớn nhất. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế thì chính sách tiền tệ phải khai thác tối đa lực lượng lao động trong xã hội, còn tiền tệ và tín dụng là chất xúc tác quan trọng. Tuy nhiên cần lưa ý rằng, sữ dụng chính sách tiền tệ để tạo công ăn việc làm, thất nghiệp thì rất có thể đi đến lạm tình trạng lạm phát cao. Vấn đề quan trọng ở chổ là làm thế nào để vừa kiềm chế và kiểm soát được lạm phát, vừa tạo được công ăn việc làm. Người ta cho rằng, nếu duy trì lạm phát ở một tỉ lệ vừa phải thì hình như đó lại là liều thuốc kích thích tăng trưởng kinh tế. Các công cụ của chính sách tiền tệ Để thực hiện các chính sách trên, NHTƯ sữ dụng các công cụ sau: Các công cụ trực tiếp Ấn định lãi suất tiền gữi và lãi suất cho vay NHTƯ có thể ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay và bắt buộc các NHTMáap dụng khi muốn tăng mức cho vay NHTƯ, hạ lãi suất tiền gửi và tiền cho vay. Công cụ này có ưu và nhược điểm: Ưu điểm: NHTƯ có thể rác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điều kiện tính dụng Nhược điểm: Lãi suất ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế, gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm. Bên cạnh đó việc quy định lãi suất tiền gửi của các NHTM áp dụng có tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ, nhưng lại làm cho hoạt động của tổ chức tính dụng kém linh hoạt. Ấn định hạn mức tín dụng Là việc NHTƯ ấn định một khối lượng sẽ cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định, sau đó tìm các kênh để đưa vào, biện pháp này có ưu và nhược điểm như sau: Ưu điểm: có thể kế hoạch một cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưa thông. Nhược điểm: thiếu linh hoạt khi tình hình biến động và chỉ thực hiện được trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Phát hành trái phiếu nhà nước Nhằm làm giảm khối lượng tiền trong lưa thông qua việc NHTƯ thỏa thuận với Bộ Tài chính về việc phát hành một khối lượng trài phiếu nhất định, biện pháp này chỉ được thực hiện khi không còn biện pháp nào khác. Nó có ưu điểm là giảm bớt khối lượng tiền trong lưa thông nhưng có nhược điểm là phục vụ cho mục tiêu chi tiêu của ngân sách. Phát hành tiền cho chính sách và cho đầu tư Khi ngân sách bị thiếu hụt, NHTƯ có thể phát hành tiền để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của ngân sách. Biện pháp này dễ đưa đến lạm phát, thông thường biện pháp này được áp dụng để phát hành tiền cho đầu tư phát triển xem như là ứng trước cho sản xuất. C Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường các công cụ trực tiếp thường được áp dụng trong những trường hợp nhất định. NHTƯ thường sữ dụng các công cụ gián tiếp để để điều hành chính sách tiền tệ. Các công cụ gián tiếp Quy định tỉ lệ dự trữ pháp định Là phương thức quản lí khối lượng tiền trong lưa thông bằng các quy định tỉ lệ mà các NHTM được phép cho vay khi nhận được một khối lượng tiền gửi, tỉ lệ dự trữ pháp định là tỉ lệ % trên số tiền gửi mà một NHTM nhận được phải gửi vào tài khoản tại NHTƯ hoặc giữ tại ngân hàng theo quy định. Với biện pháp này, NHTƯ nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức tín dụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế. Do đó NHTƯ có thể tác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỉ lệ dự trữ pháp định. Biện pháp thị trường mở Nội dung của biện pháp này là NHTƯ tiến hành mua và bán các giấy tờ cò giá trị trên thị trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kì. Trong trường hợp NHTƯ muốn tăng khối lượng tiền trong lưa thông, NHTƯ sẽ mua vào một khối lượng chứng khoán nhất định, việc các NHTM bán chứng khoán cho NHTƯ sẽ làm tăng dự trữ cho các NHTM nhờ vào lượng tiền nhận được từ NHTƯ. Ngược lại, nếu NHTƯ muốn thu hẹp khối lượng tiền tệ, NHTƯ sẽ bán ra một lượng chứng khoán nhất định, biện pháp này có ưu nhược điểm: Ưu điểm: tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM, buộc các NHTM phải gia tăng hay giảm khối lượng tín dụng. Nhược điểm: chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiền trong lưa thông đều nằm tại các NHTM. Biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu và cho vay của NHTƯ Là hình thức cung cấp tín dụng của NHTƯ cho các NHTM trong điều kiện có thế chấp, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá trị của các NHTM. Việc ấn định lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cao hay thấp có tác động đến khả năng cho vay của các NHTM và do đó làm cho khối cung tiền tệ tăng lên hay giảm đi. Biện pháp này có ưu nhược điểm: Ưu điểm: các khoản vay của NHTƯ đản bảo thu về được. Nhược điểm: việc vay hay không vay phụ thuộc vào các NHTM. Giới hạn khối lượng tín dụng trên số tiền gửi nhận được của các NHTM NHTƯ quy định giới hạn tỉ lệ tín dụng mà các NHTM có thể cung cấp khi nhận được một lượng tiền gửi, biện pháp này thường được đi kèm bằng biện pháp quy định tỉ lệ dự trữ ổn định, thông thường NHTƯ thường quy định tỉ lệ dự nợ tín dụng của các NHTM không được vượt qua bao nhiêu lần so với vốn tự có, biện pháp này có ưu điểm quy định được khối lượng tín dụng vừa phải theo yêu cầu phát triển kinh tế có tính đến mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư. Một số công cụ khác Dự đính công trái bắt buộc Là việc NHTƯ quy định một tỉ lệ trên số tiền gửi mà mà một NHTM nhận được phải dùng vào việc mua công trái bắt buộc, nhằm hạn chế khối lượng tín dụng của các NHTM và làm công cụ của NHTƯ thông qua việc chiết khấu các công trái này, khi các NHTM cần vốn thông qua đó NHTƯ có thể sử dụng công cụ thị trường mở để điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưa thông. Dự đính công trái tự nguyện Ngoài việc buộc các NHTM mua công trái bắt buộc, NHTƯ còn kích thích các NHTM mua thêm công trái khi số tiền cho vay không hết. Phát hành giấy bạc và cho phép lưa thông các công cụ thay tiền mặt Thông thường khi các công cụ thay tiền mặt được sữ dụng thì lưa thông tiền tệ sẽ nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí lưa thông và đặc biệt làm tăng khả năng tín dụng của các NHTM, bởi vì khi mọi khoản tiền điều được thanh toán qua ngân hàng bằng các công cụ thay tiền mặt như sec, thẻ tín dụng, lệch chuyển khoản, …sẽ làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gần như không bao giờ mất khả năng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Chính sách tài khóa với thuế và chi tiêu của Chính phủ tác động trực tiếp đến yếu tố G hoặc gián tiếp đến tiêu dùng C , đầu tư I, xét cho cùng là tác động trực tiếp đến tổng cầu. Chính sách tiền tệ với các quyết định về mứa cung tiền tác động trực tiếp đến thị trường tiền, qua đó tác động trở lại đến tổng cầu (C,G,X). Cả hai chính sách điều tác động đến quy mô của tổng cầu nhưng mổi chính sách lại gây ra sự thay đổi khác nhau về các thành phần của tổng cầu. Có thể nói việc việc vận dụng tốt cả hai chính sách có khả năng quản lý (kiểm soát) được tổng cầu để ổn định được thu nhập (sản lượng) ở mức dự kiến (sát với sản lượng tiềm năng). Như vậy, trên giác độ kinh tế vĩ mô cần có một mục tiêu chung cho cả hai chính sách, có những cơ quan có khả năng phối hợp điều hành. Sự thiếu phối hợp có thể triệt tiệu tác động của các chính sách và dẩn đến những mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng. Về mặt lý thuyết, có thể xây thành các cặp chính sách có cùng mục tiêu. Khi cho rằng tổng cầu ở mức quá thấp có thể dùng chính sách mở rộng tài chính và nới lỏng tiền tệ, đường IS và LM sẽ dịch chuyển xa sang bên phải, tổng cầu và sản lượng sẽ tăng mạnh. Nếu tổng cầu ở mức quá` cao, có thể dùng chính sách tài chính chặt và tiền tệ chặt để giảm mạnh tổng cầu. Khi tổng cầu ở mức vừa phải, sản lượng tương đối ổn định ở mức dự kiến, có thể sữ dụng phối hợp tài chính chặt chẽ - tềin tệ nới lỏng hoặc tài chính mở rộng - tiền tệ chặt chẽ để làm biến đổi thành phần của tổng cầu. Chính sách tiền tệ 2010 minh bạch và ổn định Tại hội nghị tổng kết ngành ngân hàng năm 2009 và kế hoạch năm 2010 vừa diễn ra tại Hà Nội, một thông điệp được Ngân hàng nhà nước chính thức gửi đi là tín dụng năm 2010 tăng trưởng 25%, thấp hơn mức 37,73% của 2009. Điều đặc biệt là thông tin đưa ra khi thị trường tài chính tiền tệ đang bị hoành hành bởi nạn tin đồn. Đó cũng là tín hiệu cho thấy Chính phủ VN đang quyết tâm hướng tới một chính sách tiền tệ minh bạch cho năm 2010 và những năm tới. Nhớ lại năm 2008, việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Đó là 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷ giá, 2 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Đến năm 2009, chính sách tiền tệ đã được điều hành linh hoạt và kịp thời hơn năm 2008. Bài học 2009 Rõ năm 2009 là năm khá thành công với chính sách tiền tệ (CSTT) đó là việc Chính phủ điều hành chính sách này linh hoạt và ít sốc hơn năm 2008; năm 2009, hệ thống tài chính ngân hàng đã trở lại trạng thái bình thường và ổn định; thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối  đến nay đã thông suất và qua đó NHTM cho vay ra được, các doanh nghiệp (DN) tiếp cận được vốn VND và ngoại tệ khi hoạt động kinh doanh của họ đã có dấu hiệu khởi sắc từ cuối 2009. Tuy nhiên, chúng ta cần rút ra một vài bài học chủ chốt liên quan đến CSTT của năm 2009: Bài học về kiểm soát tín dụng. Cho đến nay vấn đề tăng tưởng tín dụng cho nền kinh tế vẫn là chủ đề đáng quan tâm của thị trường. Năm 2009 tăng trưởng tín dụng đã vượt định hướng là một bài học về quản lý. Hơn thế nữa, chính sự tăng trưởng tín dụng như vậy chắc chắn có tác động đến lãi suất cả trên phương diện vĩ mô và vi  mô. Về mặt vi mô, sự ước tính về tăng trưỏng tín dụng theo định hướng từ đầu năm chắc chắn đã phần nào làm phá vỡ kế hoạch kinh doanh của từng NHTM và từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của các DN. Bài học về cân đối vốn trong hệ thống. Sự nóng nguồn trung và dài hạn trong hệ thống ngân hàng năm qua hiển nhiên là có thực. Qua đó cho thấy vấn đề về cải thiện cân đối kỳ hạn tại các NHTM vẫn là một vấn đề nóng. Sự  nóng về mất cân đối về kỳ hạn này được phản ánh vào lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vẫn thường xuyên nóng. Lãi suất huy động cũng có biểu hiện mất cân đối ở chỗ: lãi suất liên tục tăng mà NHTM vẫn khó huy động. Lãi suất  huy động ngắn hạn cao bằng lãi suất trung và dài hạn; thị trường tín dụng suất hiện nhiều loại phí (hoa hồng) bất hợp lý... Năm 2009 không có sự đua lãi suất của các NHTM như năm 2008 nhưng bài học về cân đối vốn vẫn còn nguyên. Bài học về sẵn sàng chống sốc lãi suất, tỷ giá. Với thực tế về nguồn vốn của DN và khả năng quản trị tài chính của DN Việt Nam thời gian qua, chúng ta dễ thấy rằng các DN khá dễ tổn thương trước các cú sốc tiền tệ, nhất là sốc về lãi suất, số về tỷ giá...  Vừa qua,  việc thay đổi tỷ giá VND so với USD đã giải toả một phần tình trạng ách tắc trên thị trường ngoại hối. Việc Chính phủ yêu cầu các Tổng Cty bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có thêm giải pháp khác để  việc cân bằng tỷ giá được diễn ra trong trung và dài hạn. Về trung hạn, với tình trạng cán cân thương mại vẫn được dự báo là thâm hụt 11 tỷ USD cho cả năm 2009 và năm 2010 thì người ta vẫn lo ngại về các cú sốc ngoại hối, nếu NHNN không có định hướng quyết tâm điều hành tỷ giá linh hoạt theo thị trường. Về tiền tệ (VND) và lãi suất, khi cơ cấu nguồn vốn còn không cân đối với sử dụng vốn trong khu vực ngân hàng vẫn căng và  nguồn vốn của DN dựa nhiều vào vốn vay ngân hàng... thì các DN cần đảm bảo rằng họ phải sẵn sàng chống sốc tiền tệ (ít nhất là biến động lãi suất) trong tương lai. Khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường, từ DN đến Nhà nước phải sẵn sàng đối phó với các cú sốc bằng các chính sách ứng phó phù hợp. Việc “giật mình” với các cú sốc trong bất kỳ trường hợp nào nhà nước hay DN đều chứng tỏ mức độ sẵn sàng chưa cao và đó lại là lỗi chủ quan chứ không phải khách quan. Hướng tới 2010 và những năm tiếp theo ðNăm 2010 đang đến với rất nhiều tín hiệu tích cực. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể thấy một số định hướng của CSTT cho năm 2010 như sau: Hướng tới tăng trưởng tín dụng hợp lý. Gần đây, NHNN đã phát đi tín hiệu về  khống chế tăng trưởng tín dụng 25% trong 2010 chỉ cao hơn một chút so với 2008, năm thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát. Theo đó, năm 2010, tăng trưởng tín dụng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ, tốc độ tăng trưởng sẽ bị siết chặt và chỉ bằng khoảng 2/3 so với năm 2009. Cụ thể, NHNN sẽ khống chế tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế chỉ tăng khoảng 25% trong 2010, thấp hơn nhiều so với mức 37,73% năm 2009. Định hướng này chắc chắn sẽ đảm bảo lãi suất không quá căng cho năm 2010. Tỷ giá linh hoạt, đảm bảo cân bằng: Với dự báo là năm 2010, diễn biến tiền tệ thế giới vẫn phức tạp (nhất là các đối tác thương mại chủ chốt của VN), dự báo về cán cân thanh toán của VN (nhất là cán cân thương mại vẫn thâm hụt đáng kể) thì Chính phủ sẽ chắc chắn thực hiện điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, đảm bảo thị trường không bị đình đốn trong khi vẫn  khuyến khích xuất khẩu và không làm tăng quá mức gánh nặng nợ lên các DN vay vốn ngoại tệ. Cung ứng tiền hợp lý: NHNN đã phát đi thông điệp và nhấn mạnh rằng năm tới sẽ tập trung điều hành cung ứng tiền mặt một cách chặt chẽ cùng với việc kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng đó là định hướng CSTT phù hợp trong điều kiện chỉ số CPI đang có chiều hướng đi lên. Hướng  dòng vốn cho khu vực sản suất thực, giảm bớt đầu cơ quá mức. Khi  dòng vốn ngân hàng đảm bảo tập trung vốn cho sản xuất sẽ có sự chuyển dịch vốn theo ngành, lĩnh vực, địa bàn, kỳ hạn và khách hàng cho vay; hạn chế cho vay các nhu cầu phi sản xuất. Đặc biệt khi dòng vốn được định hướng đúng đắn,  tình trạng bong bóng (chứng khoán, nhà đất,... vàng) sẽ giảm và qua đó sẽ không gây áp lực lên khu vực ngân hàng, lãi suất sẽ ổn định. Chính phủ cần giảm bớt (hoặc kiểm soát chặt) tình trạng đầu cơ thái quá trong nền kinh tế (như sử dụng các công cụ đòn bẩy tài chính quá mức trên TTCK, tiền tệ; các loại kinh doanh quá mạo hiểm không cần thiết cho khu vực sản xuất vật chất,...). Khi Chính phủ kiên quyết giảm thiểu  tình trạng đầu cơ quá mức thì chắc chắn tình trạng dễ tổn thương của nền kinh tế nói chung và khu vực tài chính ngân hàng nói riêng sẽ giảm. Khi đó thị trường tiền tệ và ngoại hối (mà cụ thể là lãi suất và tỷ giá) sẽ ổn định. Tiếp tục nâng cao quản trị rủi ro tại các NHTM so với vốn ngày càng tăng. Theo định hướng  của NHNN, đến năm 2010, các NHTMCP VN phải đạt 3.000 tỷ VND. Cùng với mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa thêm công cụ mới vào hoạt động trong thời gian qua, các NHTM đang lớn lên nhưng vấn đề quản lý lại chưa theo kịp (nhất là quản lý tài sản nợ, tài sản có và trong đó có quản  lý rủi ro lãi suất). Trên phương diện quản lý (cả vĩ mô và vi mô), định hướng cho năm 2010, các NHTM này cần chứng tỏ rằng NHTM vốn càng lớn, quy mô càng lớn thì vấn đề quản trị, quản lý cũng được nâng cao và mạnh tương ứng. Khi các vấn đề về quản lý ở các NHTM (khu vực vi mô) này tốt, chắc chắn chính sách tiền tệ của NHNN (vĩ mô) sẽ hiệu quả hơn nhiều. Cải cách luật phù hợp với tình hình mới về tiền tệ và ngân hàng. Các luật ngân hàng (Luật NHNN, Luật các TCTD) rõ ràng cũng đang cần được cải cách phù hợp với tình hình mới khi thị trường tài chính VN đã phát triển, hội nhập sâu rộng hơn cuối những năm 1990 rất nhiều. Trong đó, có vấn đề đáng quan tâm như: có hay  không có “lãi suất cơ bản”; NHTM được kinh doanh/ cho vay chứng khoán, kinh doanh /cho vay bất động sản hay vàng... đang được xã hội mong đợi một định hướng rõ ràng. Khi định hướng luật  rõ rằng, dễ dự đoán, thị trường tiền tệ sẽ ổn định. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường ngày nay thì không thể phủ nhận vai trò của tiền tệ trong trao đổi hàng hóa và chính sách của tiền tệ của nhà nước trong việc điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. ÄĐối với tiền tệ nó làm đơn giản đi qua trình trao đổi hàng hóa. Người ta có thể sữ dụng tiền để định giá cho tất cả các loại hàng hóa khác nhau. Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế-xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiênh tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó. ÄĐối với chính sách tiền tệ là công cụ để nhà nước điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nó còn gớp phần thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô là : Tốc độ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát giá cả, tạo công ăn việc làm mới cho xã hội, tăng xuất khẩu ròng. Bốn mục tiêu nêu trên được sử dụng khá phổ biến ở các nước như là những mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô. Những mục tiêu này cũng chính là những sản phẩm đầu ra của quan hệ tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Vai trò của nhà nước thông qua các chính sách và giải pháp kinh tế để tác động đến tổng cung và tổng cầu nhằm tạo được “đầu ra” theo ý muốn, với nguyên tắc: nhà nước không tác động trực tiếp vào chủ thể tạo cung hay tạo cầu, mà tác động vào thị trường (sự vận động của tổng cung và tổng cầu được xem như “hộp đen”) và chính thị trường sẽ tác động đến các chủ thể của nền kinh tế (người sản xuất, người tiêu dùng). Trong đó nhóm các chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết thị trường tài chính, mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả. Thông thường chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế thông qua các công cụ như: lãi suất, hối đoái,dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, điều chỉnh cung tiền, các nghiệp vụ của thị trường mở… Ngoài ra chính sách tiền tệ còn gớp phần kiềm chế lạm phát bằng các công cụ của mình. Thắt chặt khối cung tiền tệ: khi khối cung tiền tệ trong lưa thông tăng lên sẽ làm tăng tổng cầu và giá cả hàng hóa tăng lên. Trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát, NHTƯ sẽ thực hiện chính sách thắt chặt khối cung tiền tệ bằng các công cụ cụa mình như: tăng lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, tăng tỉ lệ dự trữ pháp định, không phát hành thêm tiền vào lưa thông. Chính sách tiền tệ còn kết hợp với chính sách tài khóa để đảm bảo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát ở mức độ vừa phải. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (51).doc