Chuyên đề Xây dựng hệ chương trình quản lý tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

Tin học đang ngày càng phát triển và được ứng dụng rất nhiều vào thực tiễn. Với những thành tựu đáng kể của tin học thì việc ứng dụng tin học vào quản lý là một yếu tố khách quan đối với tất cả các tổ chức, đặc biệt là trong Ngân hàng. Sau gần 4 tháng thực tập tại Hội sở Techcombank cùng với sự giúp đỡ của Thầy Nguyễn Văn Thư em đã hoàn thiện đề tài: “Xây dựng hệ chương trình quản lý tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam”. Chương trình này cho phép cập nhập, lưu trữ sửa đổi các thông tin hợp đồng vay; tạo tài khoản khách hàng, quản lý quá trình cho vay cụ thể là quản lý việc thu nợ, thu lãi, tính dư nợ tại thời điểm bất kì; lập báo cáo tín dụng theo tháng, theo năm, báo cáo chi tiết theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và phân quyền người sử dụng để đảm bảo an toàn bí mật của hệ thống.

doc78 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng hệ chương trình quản lý tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạ tầng công nghệ như máy móc thiết bị phần cứng, mạng WAN, LAN, điện thọai hệ thống thông tin trao đổi Exchange, phục hồi sự cố thảm họa.. - Tổ chức, giám sát và duy trì các họat động liên quan đến an ninh bảo mật hệ thống thông tin ngân hàng. * Quyền hạn, trách nhiệm. - Được quyền tham dự các cuộc họp bàn về các phương án phát triển hiện đại hóa ngân hàng. - Được quyền phát biểu, giải thích thuyết phục ( tham mưu ) cho ban điều hành tất cả các vấn đề liên quan tới công nghệ ngân hàng. - Được quyền nhận, thu thập những tài liệu thông tin từ các bộ phận khác của ngân hàng để xử lý nhằm phục vụ cho công tác quản trị hệ thống thông tin. - Được quyền tổ chức các nhân viên trong phòng, phối hợp với các cán bộ nhân viên thuộc bộ phận khác trong ngân hàng cũng như các chyên gia tư vấn bên ngoài để nghiên cứu phổ biến những vấn đề liên quan tới công nghệ thông tin. - Thực hiện các quyền hạn khác trong thẩm quyển theo sự ủy quyền của tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Hội Đồng quản trị và ban điều hành về chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ công nghệ cung ứng trên cơ sở tuân thủ tính quy luật và tiêu chuẩn của hệ thống công nghệ ngân hàng. 1.3 Tình hình ứng dụng công nghệ trong Techcombank Techcombank hiện là một trong những ngân hàng đi đầu tại Việt Nam về công nghệ với các mục tiêu và chiến lược rõ ràng, luôn luôn chú trọng việc áp dụng công nghệ vào các hoạt động vận hành và quản trị của ngân hàng, coi đây là cơ sở nền tảng của việc tạo ra các dịch vụ ngân hàng hiện đại, chính xác tự động, trực tuyến có nhiều giá trị cho khách hàng trong khi đồng thời cho phép ngân hàng có được các công cụ tiên tiến, tự động và đa chiều trong việc quản trị hoạt động kinh doanh và kiểm soát rủi ro. Cuối năm 2003 Techcombank đã nối mạng trực tuyến toàn hệ thống với phần mềm Globus của Temenos. Globus là một hệ thống tin học được sử dụng cho hạch toán, quản trị ngân hàng một cách toàn diện. Globus hoàn toàn đáp ứng đựơc các chỉ tiêu khắt khe nhất của thị trường dịch vụ tài chính quốc tế nhờ các tính năng nổi trội sau: Tính thống nhất: cho phép quản trị trung tâm với các khối nghiệp vụ đa dạng được tích hợp chặt chẽ. Tính cập nhật: cho phép sử lý các giao dịch, truy vấn thông tin theo thời gian thực( trực tuyến ) và khi chạy khóa ngày. Xử lý đa tệ: cho phép xử lý giao dịch với nhiều đồng tiền khác nhau, tự động quy đổi theo tỉ giá định trước Trong năm 2004 Techcombank đã triển khai việc khai thác và nâng cấp thành công toàn bộ hệ thống Globus (Temenos) lên phiên bản G13. Những tiện ích hiện đại, chuẩn mực của phiên bản mới này đã cho phép Techcombank liên tục cập nhật các tính năng mới của sản phẩm, đồng thời giúp công tác hỗ trợ, phát triển sản phẩm có nhiều đổi mới, sáng tạo và hiệu quả hơn. Các sản phẩm mới ra đời dựa trên nền công nghệ cao như “F@stAdvance” (Ứng trước tài khoản cá nhân), “F@stSaving” (Tài khoản tiết kiệm), “Thấu chi doanh nghiệp”, “Ứng tiền nhanh”, “Tiết kiệm điện tử” đã gây tiếng vang nhất định trên thị trường và được khách hàng đánh giá cao. Bên cạnh đó, các thay đổi về mô hình tổ chức cũng đã được thực hiện để tạo ra sự hỗ trợ tốt hơn về IT cho toàn hệ thống. Cụ thể là một mô hình phân khu chức năng trực thuộc phòng IT đã được xây dựng gồm 4 ban: Ban Hỗ trợ, phát triển hệ thống; Ban hạ tầng công nghệ và truyền thông; Ban kỹ thuật Ngân hàng điện tử; Ban kỹ thuật thẻ. Mô hình tổ chức mới này tạo điều kiện cho các cán bộ IT có thêm các nguồn lực để đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ về mặt công nghệ của Ngân hàng trong thời gian tới. Dự kiến năm 2005 Techcombank sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống Globus nhằm củng cố hơn nữa hạ tầng công nghệ, phục vụ tốt nhu cầu kinh doanh và mở rộng mạng lưới và kênh phân phối. Cụ thể, chuyển đổi sang mô hình T24, triển khai dịch vụ Internet Banking, GIB đã ký kết với Temenos và tiếp tục cải tiến các dịch vụ E-Banking. Trong năm 2005, Techcombank đã nâng cấp thành công phần mềm quản trị ngân hàng lõi (core banking) từ phiên bản Globus lên phiên bản T24 (T24r5) của nhà cung cấp các giải pháp ngân hàng hàng đầu thế giới Temenos. Hệ thống phần mềm quản trị ngân hàng T24r5 với các tính năng tiên tiến nổi bật như hỗ trợ đa máy chủ, cải thiện đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, cho phép thực hiện tới 1000 giao dịch ngân hàng/giây, cùng lúc cho phép tới 110 000 người truy cập, và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. T24r5 cũng hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ ngày, xóa bỏ tình trạng giao dịch qua hệ thống bị ngừng trệ trong thời gian quyết toán theo phương thức khóa ngày truyền thống. Một phần mềm quan trọng khác cũng được Techcombank khai trương trong năm 2005, đó là hệ thống phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ Compass Plus, hệ thống quản lý thẻ mới và hiện đại này cung cấp cho Techcombank những ứng dụng công nghệ tiên tiến theo các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho Techcombank chủ động xây dựng một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực thẻ. Cũng trong năm 2005, Techcombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty điện toán và truyền số liệu VDC, qua đó hai bên sẽ hợp tác với nhau trong việc gắn kết cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông- Ngân hàng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng cho khách hàng và người sử dụng. Thỏa thuận hợp tác giữa Techcombank và VDC sẽ có hai giai đoạn chính kéo dài đến năm 2006: giai đoạn xây dựng cổng thanh toán giữa VDC và Techcombank và giai đoạn liên kết phát hành thẻ thanh toán đa dịch vụ chung, cho phép khách hàng sử dụng các dịch vụ do VDC cung cấp và thanh toán qua ngân hàng…Trong các giai đoạn tiếp theo, hai bên sẽ nghiên cứu phát triển các dịch vụ và mở rộng đối tác liên kết đồng thời đẩy mạnh hoạt động thanh toán điện tử. 1.4 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - cánh cửa kinh tế Việt Nam đã rộng mở cho sự phát triển hợp tác quốc tế. Như một xu thế tất yếu, ngành tài chính ngân hàng buộc phải phát triển mạnh hơn nữa, cả về số lượng và chất. Khi hội nhập, các khách hàng của hệ thống ngân hàng cũng như bản thân các ngân hàng sẽ được hưởng nhiều cơ hội nhưng thực tế, không ít khó khăn đang chờ đợi ở phía trước vì năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn yếu, đặc biệt là vốn, nhân lực, công nghệ, quản lý và điều hành, dịch vụ ngân hàng và thị trường. Bên cạnh đó, sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng thương mại còn nghèo nàn, đơn điệu, rườm rà thủ tục, chất lượng dịch vụ thấp. Trên thực tế, các dịch vụ phi tín dụng của ta còn yếu; môi trường kinh doanh tín dụng còn nhiều rủi ro, rủi ro tín dụng và thanh khoản của các tổ chức tín dụng lớn. Một loạt các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ngân hàng điện tử, môi giới kinh doanh, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn... mới chỉ bắt đầu hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm. Đặc biệt, yếu tố công nghệ ngân hàng rất lạc hậu, chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu, hệ thống thanh toán nội bộ yếu, hệ thống kiểm tra, kiểm toán chưa có hiệu quả, chưa thiết lập được hệ thống quản lý tập trung và hệ thống kế toán- quản lý tài chính phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Điều đáng lo là, hệ thống kế toán còn thiếu minh bạch và không xác định được chính xác tình trạng chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh. Như vậy, mối lo về khả năng các ngân hàng nước ngoài sẽ nắm quyền kiểm soát các tổ chức tín dụng bằng cách "hè" nhau mua cổ phần, hùn vốn đầu tư hay liên kết kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng của Việt Nam sẽ bị phá sản do cạnh tranh yếu hoặc không kiểm soát được toàn bộ rủi ro là một thách thức lớn. Techcombank là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ của Việt Nam với việc đã nối mạng trực tuyến toàn hệ thống với phần mềm Globus. Globus là một hệ thống tin học được sử dụng cho hạch toán, quản trị ngân hàng một cách toàn diện nó có rất nhiều các tính năng ưu việt tuy nhiên khi áp dụng vào Việt Nam sẽ gặp những khó khăn do quy trình gia hạn tương đối phức tạp, việc điều chỉnh lãi suất diễn ra khá thường xuyên. Các tiêu chí phân loại hợp đồng để làm căn cứ tính lãi suất ở Việt Nam cũng thay đổi một cách linh hoạt theo chính sách tài khóa của Ngân hàng Nhà nước. Nhận thức được vấn đề trên, cùng với những định hướng của Thầy Nguyễn Văn Thư em đã lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ chương trình quản lý tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam”. CHƯƠNG II: CƠ SỞ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG HỆ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TIỀN VAY 2.1 Tổ chức và thông tin trong tổ chức Tổ chức là một hệ thống được tạo ra từ các cá thể để làm dễ dàng việc đạt mục tiêu bằng hợp tác và phân công lao động. Chủ thể quản lý thu nhận thông tin từ môi trường và từ chính đối tượng quản lý của mình mà xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, bố trí cán bộ, chỉ huy, kiểm tra và kiểm soát sự hoạt dộng của toàn bộ tổ chức. Kết quả lao động của cán bộ quản lý chủ yếu là các quyết định tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Có thể nói thông tin vừa là nguyên liệu đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống quản lý. Thông tin là thể nền của quản lý cũng giống như năng lượng là thể nền của mọi hoạt động. Không có thông tin thì không có hoạt động quản lý đích thực. Thông tin và lao động thông tin đang chiếm tỷ trọng lớn và có tầm quan trọng lớn, vì vậy mục tiêu giảm chi phí, tăng hiệu quả trong lĩnh vực thông tin đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. 2.2 Hệ thống thông tin 2.2.1 Định nghĩa và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu… thực hiên hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường. Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học. Đầu vào (inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn (source) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào kho lưu trữ dữ liệu (Storage). Nguồn Đích Thu thập Xử lý và lưu giữ Kho dữ liệu Phân phát Như hình trên minh họa, mọi hệ thống thông tin có bốn bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý dữ liệu, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra. 2.2.2 Phân loại hệ thống thông tin trong một tổ chức Có hai cách phân loại các hệ thống thông tin trong các tổ chức hay được dùng. Một cách lấy mục đích phục vụ của thông tin đầu ra để phân loại và một cách lấy nghiệp vụ mà nó phục vụ làm cơ sở để phân loại. a. Phân theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra Mặc dù rằng các hệ thống thường sử dụng các công nghệ khác nhau nhưng chúng phân biệt nhau trước hết bởi loại hoạt động mà chúng trợ giúp. Theo cách này có năm loại: hệ thống xử lý giao dịch, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống trợ giúp ra quyết định, hệ chuyên gia và hệ thống tăng cường khả năng cạnh tranh. - Hệ thống thông tin xử lý giao dịch TPS (transaction processing system). Như chính tên của chúng đã nói rõ các hệ thống xử lý giao dịch xử lý các dữ liệu từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc với khách hàng, với nhà cung cấp, những người cho vay hoặc với nhân viên của nó. Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu và các giấy tờ thể hiện những giao dịch đó. Các hệ thống xử lý giao dịch có nhiệm vụ tập hợp tất cả các dữ liệu cho phép theo dõi các hoạt động của tổ chức. Chúng trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp. Cấu trúc: Vào - Từ các giao dịch Chương trình - Nhập - Sửa đổi - Tìm kiếm - Sắp xếp - Báo cáo Ra - Báo cáo đơn giản - Người tìm kiếm - Thông tin phản hồi cho người sử dụng. CSDL xử lý giao dịch - Hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information System). Là những hệ thống trợ giúp các họat động quản lý của tổ chức, các họat động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược. chúng dựa chủ yếu vào các cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch cũng như từ các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức. Nói chung chúng tạo ra các báo cáo cho các nhà quản lý một cách định kỳ hoặc theo yêu cầu. Các báo cáo này tóm lược tình hình về một mặt đặc biệt nào đó của tổ chức. Các báo cáo này thường có tính so sánh, chúng làm tương phản tình hình hiện tại với một tình hình đã được dự kiến trước, tình hình hiện tại với một dự báo, các dữ liệu hiện thời của cá doanh nghiệp trong cùng một ngành công nhiệp, dữ liệu hiện thời và các dữ liệu lịch sử. Vì các hệ thống thông tin quản lý phần lớn dựa vào các dữ liệu sản sinh từ các hệ xử lý giao dịch. hệ thống phân tích năng lực bán hàng, theo dõi chi tiêu, theo dõi năng suất hoặc sự vắng mặt của nhân viên, nghiên cứu về thị trường… là các hệ thống thông tin quản lý. Cấu trúc : Vào - CSDL giao dịch - CSDL ngoài - Yêu cầu thông tin của nhà quản lý Chương trình - Tổng hợp - Lọc - Sắp xếp - Phân tích Ra - Báo cáo tổng hợp - Báo cáo theo yêu cầu CSDL quản lý - Hệ thống trợ giúp ra quyết định DSS (Decision Support System). Là những hệ thống được thiết kế với mục đích rõ ràng là trợ giúp các hoạt động ra quyết định. Quá trình ra quyết định thường được mô tả như là một quy trình được tạo thành từ ba giai đoạn: xác định vấn đề, xây dựng và đánh giá cá phương án giải quyết và lựa chọn một phương án. Về nguyên tắc, một hệ thống trợ giúp ra quyết định phải cung cấp thông tin cho phép người ra quyết định xác định rõ tình hình mà một quyết định cần phải ra. Thêm vào đó nó còn phải có khả năng mô hình hóa để có thể phân lớp và đánh giá các giải pháp. Nói chung đây là các hệ thống đối thoại có khả năng tếp cận một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu và sử dụng một hoặc nhiều mô hình để biểu diễn và đánh giá tình hình. - Hệ thống chuyên gia ES (Expert System). Đó là những hệ thống cơ sở trí tuệ, có nguồn gốc từ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, trong đó có sự biểu diễn bằng các công cụ tin học những tri thức của một chuyên gia về một lĩnh vực nào đố. Hệ thống chuyên gia được hình thành bởi một cơ sở trí tuệ và một động cơ suy diến. có thể xem lĩnh vực hệ thống chuyên gia như là mở rộng của những hệ thống đối thoại trợ giúp ra quyết định có tính chuyên gia hoặc như một sự tiếp nối của lĩnh vực hệ thống trợ giúp lao động trí tuệ. Tuy nhiên đặc trưng riêng của nó nằm ở việc sử dụng một số kỹ thuật của trí tuệ nhân tạo, chủ yếu là kỹ thuật chuyên gia trong cơ sở trí tuệ bao chứa các sự kiện và các quy tắc được chuyên gia sử dụng. Cấu trúc : Vào - CSDL - Mẫu suy luận - Thao tác dữ liệu Chương trình - Đánh giá phù hợp mẫu - Mô tả động Ra - Khuyến nghị - Lời khuyên CSDL DSS CSDL Tin tức - Hệ thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh ISCA (Information System for Competitive Advantage). Hệ thống thông tin loại này được sử dụng như một trợ giúp chiến lược. Khi nghiên cứu một hệ thống thông tin mà không tính đến những lý do dẫn đến sự cài đặt nó hoặc cũng không tính đến môi trường trong đó nó được phát triển, ta nghĩ rằng đó chỉ đơn giản là một hệ thống xử lý giao dịch, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống trợ giúp ra quyết định hoặc một hệ chuyên gia. Hệ thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh được thiết kế cho những người sử dụng là những người ngoài tổ chức, có thể là một khách hàng, một nhà cung cấp và cũng có thể là một tổ chức khác của cùng ngành công nghiệp… (trong khi ở bốn loại hệ thống trên người sử dụng chủ yếu là cán bộ trong tổ chức). Nếu như những hệ thống được xác định trước đây có mục đích trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức thì hệ thống tăng cường sức cạnh tranh là những công cụ thực hiện các ý đồ chiến lược( vì vậy có thể gọi là hệ thống thông tin chiến lược). Chúng cho phép tổ chức thành công trong việc đối đầu với các lực lượng cạnh tranh thể hiện qua khách hàng, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp cạnh tranh mới xuất hiện, các sản phẩm thay thế và các tổ chức khác trong cùng một ngành công nghiệp. b. Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp Các thông tin trong một tổ chức được phân chia theo cấp quản lý và trong mỗi cấp quản lý, chúng lại được chia theo nghiệp vụ mà chúng phục vụ. Theo cách phân loại này thì có các hệ thống: - Hệ thống thông tin tài chính. - Hệ thống thông tin Marketing. - Hệ thống thông tin quản lý kinh doanh và sản xuất. - Hệ thống thông tin nguồn nhân lực. - Hệ thống thông tin văn phòng. 2.2.3 Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin Cùng với quan điểm của người mô tả. Chẳng hạn một khách hàng nhìn một cửa giao dịch tự động của một ngân hàng như một thực thể cấu thành từ một đầu cuối với những câu hỏi được hiện ra trên màn hình và một tập hợp các thủ tục cần thực hiện (đưa thẻ ngân hàng vào khe đọc, nhập mã cá nhân, trả lời các câu hỏi về loại giao dịch cần thực hiện, nhập số lượng tiền vào từ bàn phím, lấy tiền ở hốc trả tiền ). Đối với giám đốc dịch vụ khách hàng ở ngân hàng mô tả hệ thống đố như một thực thể cho phép thực hiện việc gửi và rút tiền với giá trị lớn nhất là 500 USD, chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác sau khi đã kiểm tra tư cách khách hàng. Còn cán bộ kỹ thuật tin học của ngân hàng thì mô tả hệ thống tự động đó như một thực thể cấu thành từ 122 chương trình và thủ tục khác nhau được viết trong ngôn ngữ lập trình có cấu trúc với loại máy tính cụ thể và chúng sử dụng một số đĩa từ với dung lượng cụ thể nào đó. Mỗi một người trong số họ mô tả hệ thống thông tin theo một mô hình khác nhau. Khái niệm mô hình này là rất quan trọng, nó tạo ra một trong những nền tảng của phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin trình bày trong giáo trình này. Có ba mô hình đã được đề cập tới để mô tả cùng một hệ thống thông tin: mô hình lôgíc, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong. Mô hình lôgíc mô tả hệ thống làm gì: dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra. Mô hình này trả lời câu hỏi “ cái gì?”và “để làm gì?”. Nó không quan tâm tới phương tiện được sử dụng cũng như địa điểm hoặc thời điểm mà dữ liệu được xử lý. Mô hình của hệ thống gắn ở quầy tự động dịch vụ khách hàng do giám đốc dịch vụ mô tả thuộc mô hình lô gíc này. Mô hình vật lý ngoài chú ý tới những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như là các vật mang dữ liệu và vật mang kết quả cũng như hình thức của đầu vào và của đầu ra, phương tiện để thao tác với hệ thống, những dịch vụ, bộ phận, con người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý, các thủ tục thủ công cũng như những yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu, loại màn hình hoặc bàn phím được sử dụng. Mô hình này cũng chú ý tới mặt thời gian của hệ thống, nghĩa là về những thời điểm mà các hoạt động xử lý dữ liệu khác nhau xẩy ra. Nó trả lời câu hỏi: cái gì? Ai? ở đâu? Và khi nào? một khách hàng nhìn hệ thống thông tin tự động ở quầy giao dịch rút tiền ngân hàng theo mô hình này. Mô hình vật lý trong liên quan tới những khía cạnh vật lý của hệ thống tuy nhiên không phải là cái nhìn của người sử dụng mà là của nhân viên kỹ thuật. Chẳng hạn đó là những thông tin liên quan tới loại trang thiết bị được dùng để thực hiện hệ thống, dung lượng kho lưu trữ và tốc độ xử lý của thiết bị, tổ chức vật lý của dữ liệu trong kho chứa, cấu trúc cảu các chương trình và ngôn ngữ thể hiện. mô hình giải đáp câu hỏi: như thế nào? Giám đốc khai thác tin học mô tả hệ thống tự động hóa ở quầy giao dịch theo mô hình vật lý trong này. Mỗi mô hình là kết quả một góc nhìn khác nhau, mô hình lô gíc là kết quả của góc nhìn quản lý, mô hình vật lý ngoài là của góc nhìn sử dụng, và mô hình vạt lý trong là của góc nhìn kỹ thuật. Ba mô hình trên có độ ổn định khác nhau, mô hình lô gíc là ổn định nhất và mô hình vật lý trong là hay biến đổi nhất. 2.3 Quy trình xây dựng chương trình cho hệ thống thông tin quản lý 2.3.1 các phương pháp thu thập thông tin * Phỏng vấn Phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu là hai công cụ thu thập thông tin đắc lực nhất dùng cho hầu hết các dự án phát triển hệ thống thông tin. Phỏng vấn cho phép thu được những xử lý theo cách khác với mô tả trong tài liệu. Gặp được những người chịu trách nhiệm trên thực tế, số người này có thể không được ghi trên văn bản tổ chức: Thu được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà nội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều, đặc biệt là mục tiêu của tổ chức. * Nghiên cứu tài liệu Cho phép nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức như: lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, tình trạng tài chính, các tiêu chuẩn và định mức, cấu trúc thứ bậc, vai trò nhiệm vụ của các thành viên, nội dung và hình dạng của các thông tin vào/ ra. Thông tin trên giấy tờ phản ánh quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ chức. Cần nghiên cứu kỹ các văn bản sau: - Các văn bản về thủ tục và quy trình làm việc của cá nhân hoặc một nhóm công tác. - Các phiếu mẫu sử dụng trong các hoạt động của tổ chức. - Các loại báo cáo, bảng biểu do hệ thống thông tin hiện có sinh ra. * Sử dụng phiếu điều tra Khi cần lấy thông tin từ một số lượng lớn các đối tượng và trên một phạm vi địa lý rộng thì dung tới phiếu đièu tra. Yêu cầu các câu hỏi trên phiếu phải rõ rang, cùng hiểu như nhau. Phiếu ghi theo cách thức dễ tổng hợp. Có thể chọn đối tượng gửi phiếu điều tra theo một số cách thức cơ bản sau: - Chọn những đối tượng có thiện chí, tích cực trả lời. - Chọn nhóm ngẫu nhiên trên danh sách. - Chọn mẫu có mục đích. Chẳng hạn chỉ chọn những đối tượng thỏa mãn một điều kiện nào đó. Ví dụ đối tượng có từ 2 năm công tác trở lên… - Phân thành các nhóm ( Lãnh đạo, quản lý, người sử dụng, phục vụ…) rồi chọn ngẫu nhiên từ các nhóm đó. Thường thì phiếu điều tra được thiết kế trên giấy, tuy nhiên cũng có thể dùng qua điện thoại, đĩa từ, màn hình nối mạng, trang Web động… Phiếu điều tra cần phải được phát thử sau đó hiệu chỉnh lại nội dung và hình thức câu hỏi. Trên phiếu điều tra nên chứa chủ yếu là câu hỏi đóng và có một số cau hỏi mở. Để đảm bảo tỷ lệ phiếu thu về cao và có chất lượng người gủi phiếu phải là cấp trên của các đối tượng nhân phiếu. * Quan sát Khi phân tích viên muốn nhìn thấy những gì không thể hiện trên tài liệu hoặc qua phỏng vấn. Quan sát sẽ có khi gặp khó khăn vì người bị quan sát không thực hiện giống như ngày thường. Ngoài việc lựa chọn công cụ, phân tích viên phải xác định các nguồn thông tin. Những nguồn dùng trong giai đoạn đánh giá yêu cầu đương nhiên vẫn được xem xét ở đây. Tuy nhiên cần phải đi sâu hơn. Phải phỏng vấn nhân viên chịu trách nhiệm về các hoạt động xử lý dữ liệu khác nhau và gặp những người quản lý họ. Khi phỏng vấn các câu hỏi cần phải chính xác hơn vì phân tích viên phải hiểu chi tiết. Cần lưu ý đến vai trò quan trọng của người sử dụng và lợi thế khi có họ tham gia vào trong đội ngũ phân tích. 2.3.2 Mã hóa dữ liệu Mã hóa dữ liệu là một công việc rất cần thiết khi xây dựng hệ thống thông tin. Việc mã hóa dữ liệu mang lại nhiều lợi ích : Giúp ta phân biệt, nhận diện các đối tượng Chẳng hạn trong tập tin về khách hàng, nếu mỗi khách hàng được nhận diện chỉ bởi cái tên thì sẽ có khả năng xẩy ra sự nhầm lẫn khi có nhiều khách hàng trùng tên hoặc có nhiều tên hay viết không chính xác tên khách hàng. Do đó cần phải gán cho mỗi khách hàng một thuộc tính định danh, còn gọi là mệnh danh mang tính duy nhất, chẳng hạn như một con số. Mô tả nhanh chóng các đối tượng. Chẳng hạn một tên công ty thường rất dài, khó nhớ và khó viết vì vậy sẽ làm chậm việc nhập mỗi lần làm việc với tên công ty đó. Nếu được vào qua một số ký hiệu ngắn gọn, rồi truy tìm trong bản mã hóa để lấy ra tên đầy đủ của công ty thì sẽ nhanh hơn và chính xác. Nhận diện nhóm đối tượng nhanh hơn Chẳng hạn trong một tập tên khách hàng ta muốn làm việc với những khách hàng thuộc các tỉnh, thành phố khác nhau. Nếu trong mã hóa có bao hàm những ký hiệu thể hiện khía cạnh phân nhóm trước như vì vậy làm việc với chúng sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng. 2.3.3 Các công cụ mô hình hóa hệ thống thông tin * Sơ đồ luồng thông tin Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động.Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau: - Xử lý: Thủ công Giao tác người-máy Tin học hoá toàn phần - Kho lưu trữ dữ liệu: Thủ công Tin học hoá - Dòng thông tin: - Điều khiển: Các phích vật lý là những mô tả chi tiết hơn bằng lời cho các đối tượng được biểu diễn trên sơ đổ.Rất nhiều các thông tin không thể thể hiện trên sơ đồ hình dạng của các thông tin vào/ra, thủ tục xử lý, phương tiện thực hiện xử lý… sẽ được ghi trên các phích vật lý này.Có 3 loại phích: phích luồng thông tin, phích kho chứa dữ liệu, phích xử lý. Luồng Phích Kho DL Phích Sơ đồ luồng thông tin Xử lý Phích IFD (IFD) Điều khiển Phích Mối liên hệ giữa IFD và các phích vật lý của từ điển hệ thống * Mô hình hoá logic DFD Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. - Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu. Tên người/bộ phận phát/nhận tin Nguồn hoặc đích Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu Tên tiến trình xử lý Tiến trình xử lý Tệp dữ liệu Kho dữ liệu Các ký pháp cơ bản của ngôn ngữ DFD Nguyên tắc : + Các luồng dữ liệu phải có tên. + Đặt tên chung cho nhiều dữ liệu trên một tuyến. + Mỗi xử lý phải có số liệu. + Các luồng dữ liệu không cắt nhau. + Tên của các luồng xử lý phải là động từ. + Đảm bảo cho xử lý phải có ít nhất một luồng vào và một luồng ra. Luồng vào khác luồng ra Các mức của DFD Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram) thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa, dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu; bỏ qua các xử lý cập nhật. Sơ đồ ngữ cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0. 2.4 Lựa chọn công cụ triển khai Sử dụng 2 công cụ là hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access và ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0. 2.4.1 Những tính năng của visual basic 6.0 VB 6.0 là ngôn ngữ lập trình phổ biến được ưu chuộng hiện nay. Nó có các ứng dụng kiểu giao diện với người dùng bằng đồ hoạ nên rất thân thiện, dễ sử dụng. Nó cung cấp các công cụ có sẵn để thực hiện nhiều công việc khác nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng. * Các điều khiển của VB 6.0 VB 6.0 cung cấp một hệ thống điều khiển ActiveX tương đối hoàn chỉnh. Một số điều khiển mới so với các phiên bản trước như Image Combo, Image List... Ngoài những điều khiển được ứng dụng trên máy tính các nhân độc lập, còn những điều khiển dành cho các đề án truy cập dữ liệu trên diện rộng. * Các đối tượng hình thành tập tin Trong VB 6.0 việc lấy ra thông tin của hệ thống tập tin hoặc thi hành các tác vụ trên hệ thống tập tin (ghi vào tập tin hay thay dổi thư mục...) trở nên ngắn gọn hơn nhiều nhờ đối tượng mới File System Object (đối tượng hệ thống tập tin là một phần của VB Scripting Library). Vì vậy nghiên cứu đối tượng này ta có thể chuyển sang viết kịch bản trong Internet Exploer hay IIS để lập trình hệ thống. Các đối tượng của File System Object cung cấp các thuộc tính và phương thức để làm việc với tập tin, thư mục và khả năng làm việc với ổ đĩa của bộ hay ổ đĩa mạng. VB 6.0 khắc phục trở ngại của các phiên bản trước trong việc tạo các điều khiển động là có ít nhất một điều khiển hiện ra trên biểu mẫu và ta có thể tạo ra những cái khác tự động. Với VB 6.0 ta dùng chương trình để tạo điều khiển lúc thi hành chương trình bằng cách sử dụng phương thức Add của tập hợp controls. * Ứng dụng Internet VB có thế mạnh trong việc phát triển ứng dụng trên Internet. Ta có thể dùng VB Scrip để viết các ứng dụng cho Desktop với Internet Explorer. Hơn thế nữa VB Scrip còn có thể dùng ở máy chủ để làm việc với IE. VB 6.0 rất nhạy bén trong việc phát triển các ứng dụng Internet, nó mở rộng khả năng xây dựng các ứng dụng phía máy chủ cho IIS của Microsoft bằng cách giới thiệu đề án với IIS Applications (ứng dụng của IIS). Ngoài ra VB 6.0 còn mở rộng và đơn giản hóa DHTML (ngôn ngữ được tất cả các trình duyệt web sử dụng) bằng cách đưa ra kiểu đề án mới khác ứng dụng DHTML. * Khả năng dữ liệu của VB 6.0 VB 6.0 cung cấp cá đối tượng dữ liệu Active X, Active Data Object – ADO. Trong các phiên bản trước của VB, truy cập dữ liệu thông qua DAO (Đối tượng truy cập dữ liệu – Data Access Object) và RDO (Đối tượng tổng hợp hơn và có thể thay thế các kỹ thuật này. ADO đơn giản, dễ dùng hơn và có tầm hoạt động rộng hơn. Ta có thể dùng ADO để kết nới với cơ sở dữ liệu của một máy để bàn bạc hoặc một máy chủ chứa cơ sở dữ liệu từ xa. Hơn nữa ADO cho phép bạn truy cập nhiều kiểu dữ liệu. Kỹ thuật ADO của VB 6.0 được chứa trong điều khiển dữ liệu ADODC cho phép kết nối với các tập tin cơ sở dữ liệu để bàn hay các máy chủ ODBC trên mạng, hoặc ta có thể tạo một kết nối đến các cơ sở dữ liệu khác. Ngoài ADO, VB 6.0 còn có một bộ công cụ và kỹ thuật mới giúp truy cập dữ liệu dễ dàng hơn. Trình thiết kế môi trường dữ liệu (Data Enviroment) cho phép xem và thao tác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu khác nhau. Bởi vì bản thân môi trường dữ liệu là những đối tượng ta có thể sử dụng chúng như một điều khiển dữ liệu hay gắn nó với các điều khiển khác như hộp văn bản hay nhãn. * Khả năng tạo giao diện của VB 6.0 Trình thiết kế Data Enviroment có thể chia sẻ qua nhiều ứng dụng vì vậy ta có thể dễ dàng lập trình trong ứng dụng ràng buộc dữ liệu với mức tái sử dụng cao hơn. Trên thực tế Data Enviroment với khả năng hỗ trợ kéo thả nên việc rằng buộc dữ liệu sẽ nhanh hơn và tiện hơn nhiều so với điều khiển rằng buộc dữ liệu (với điều khiển rằng buộc dữ liệu ta phải buộc từng điều khiển riêng rẽ với nguồn dữ liệu). Như vậy ta thấy rằng VB 6.0 rất mạnh mẽ, có khả năng cho phép làm việc với môi trường dữ liệu và thiết kế nên những chương trình hoàn hảo, giao diện thân thiện dễ sử dụng. 2.4.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access Microsoft Access là một thành phần của chùm phần mền Microsoft Office Professional, vì thế mà những đối tượng thuộc giao diện như thực đơn, dải công cụ (Toolbar) và hộp thoại đều rất tương tự như các ứng dụng khác của Office mà phần lớn cán bộ văn phòng đã quen dùng. Việc trao đổi (Nhập/ xuất) dữ liệu giữa Access và các ứng dụng khác trong môi trường Windows như Excel, Word, SQL server, HTML... cũng rất thuận tiện. Access có rất nhiều chức năng để đáp ứng những nhu cầu khác nhau về cơ sở dữ liệu. Access cũng rất tiện dùng để phát triển những ứng dụng cho các phòng ban thuộc những công ty lớn. Hầu hết các phòng ban thuộc những công ty lớn đều có đủ ngân sách để tạo ra những ứng dụng được thiết kế một cách hoàn hảo. Có thể dùng Access cho những ứng dụng trên mạng nội bộ của một cơ quan hay mạng quốc tế (Intranet/ Internet). Nhờ những trang tiếp cận dữ liệu mà người dùng intranet và internet có thể cập nhật dữ liệu qua một trình duyệt Web như Internet Explorer chẳng hạn. Các trang tiếp cận dữ liệu là những tài liệu HTML bị ràng buộc trực tiếp vào một cơ sở dữ liệu Access. Ngoài các trang tiếp cận dữ liệu, Access còn cho phép xuất bản các đối tượng của cơ sở dữ liệu thành những trang HTML hay XML. Những trang động được xuất bản qua một máy chủ Web (Web server) và cung cấp cho người dùng dữ liệu mới nhất lấy từ cơ sở dữ liệu. Access có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu về quản trị cơ sở dữ liệu nhưng vẫn giữ tính thân thiện và dễ sử dụng cả cho người lập trình và người sử dụng. Vì vậy Access đang là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu được dùng phổ biến nhất hiện nay. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TIỀN VAY 3.1 Tổng quan bài toán quản lý tiền vay 3.1.1 Phân tích yêu cầu Đối với ngân hàng thương mại, tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu và quyết định sự sống còn của mỗi tổ chức. Cùng với sự phát triển kinh tế các hình thúc tín dụng mới đã xuất hiện trong quá trình bùng nổ của các nghiệp vụ tín dụng. Khi hình thành các loại dịch vụ tín dụng mới, ngân hàng không những thích nghi với những nhu cầu của quá trình tái sản xuất, mà trước hết muốn bằng con đường đa dạng hóa việc cung ứng tín dụng mà thu hút nhiều khách hàng nhất và do đó tăng lợi nhuận của mình. Khi cấp tín dụng ngân hàng quan tâm tới việc bảo toàn vốn của mình và thu được các khoản thu nhập tối đa. Khách hàng thì muốn nhận được tín dụng với những điều kiện ưu đãi nhất. Điều đó được thể hiện trong các yêu cầu cụ thể của người vay. Hiện nay hoạt động ngân hàng đã được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm góp phần rất lớn trong việc điều tiết tài chính của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển, ngân hàng sẽ càng phát sinh ra nhiều sản phẩm của mình, ứng với mỗi loại hình sẽ có một phân hệ quản lý riêng, ví dụ hoạt động huy động vốn sẽ được quản lý bởi phân hệ tiền gửi, hoạt động bảo lãnh Ngân hàng thuộc các sản phẩm dịch vụ và được quản lý bằng phân hệ tài trợ thương mại, hoạt động tín dụng được quản lý bằng phân hệ tín dụng. Để nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng tại ngân hàng Techcombank cần phải xây dựng được một chương trình thực hiện được các công việc chính như sau: Sau khi có hợp đồng cho vay ký với khách hàng, chương trình cho phép cập nhập, lưu trữ sửa đổi các thông tin hợp đồng vay. Tạo tài khoản khách hàng. Theo quy định của Techcombank tài khoản khách hàng được tạo theo nguyên tắc: Số tài khoản có độ dài 14 chữ số, 3 số đầu tiên là mã chi nhánh, 8 số tiếp theo là ID khách hàng, 3 số còn lại là mã tiền tệ. Ví dụ: TK1 118 20032259 011 118 là mã chi nhánh Lào Cai, 20032259 là ID khách hàng, 011 là Mã tiền VND ( Việt Nam đồng ). Quản lý quá trình cho vay cụ thể là quản lý việc thu nợ, thu lãi, tính dư nợ tại thời điểm bất kì. Xác định các khoản nợ trong hạn, quá hạn. Lập báo cáo: báo cáo tín dụng theo tháng, theo năm, báo cáo chi tiết theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế. Phân quyền người sử dụng để đảm bảo an toàn bí mật của hệ thống. 3.1.2 Quy trình quản lý tiền vay * Thủ tục tạo tài khoản và cấp ID cho khách hàng Khi khách hàng đến ngân hàng yêu cầu vay vốn cho một mục đích nào đó, chuyên viên khách hàng sẽ hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ. Căn cứ vào hồ sơ đó chuyên viên khách hàng sẽ tiến hành thẩm định tín dụng ( tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, thẩm định phương án kinh doanh, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ, và thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng). Sau khi nhu cầu vay vốn của khách hàng đã được duyệt ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh sẽ soạn thảo văn bản hợp đồng ( trong hợp đồng có quy định rõ về số tiền, tài sản thế chấp, các mức lãi vay trong hạn, gia hạn, loại hợp đồng, mục đích vay, ngày giải ngân … ). Khi hợp đồng đã được ký kết thì phòng kế toán giao dịch và kho quỹ chi nhánh sẽ thực hiện việc mở tài khoản và cấp ID cho khách hàng (đối với những khách hàng chưa có tài khoản và ID tại Techcombank). * Hoạt động theo dõi thu hồi nợ gốc và lãi vay Định kỳ theo đúng các điều khoản về trả lãi vay đã thỏa thuận giữa Techcombank và khách hàng và trên cơ sở lịch trả lãi vay. Chuyên viên khách hàng thông báo cho khách hàng trước ngày trả lãi 5 ngày để đôn đốc khách hàng trả lãi tiền vay đúng hạn. Đến trước thời hạn trả nợ gốc của khách hàng ít nhất 15 ngày, cán bộ Ban Ban Kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh chi nhánh soạn thảo công văn thông báo nợ đến hạn chuyển cho chuyên viên khách hàng. Chuyên viên khách hàng thực hiện gửi thông báo nợ đến hạn đến cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị các nguồn tiền thanh toán nợ đến hạn. Riêng các khách hàng thể nhân có lịch trả nợ gốc hàng tháng, có thể không cần lập công văn thông báo nợ đến hạn, chuyên viên khách hàng có thể thông báo nợ đến hạn cho khách hàng bằng điện thoại, thư điện tử hoặc bằng các biện pháp khác phù hợp với đối tượng khách hàng. Khi khách hàng thanh toán đủ tiền lãi, tiền gốc nhân viên ngân hàng sẽ tiến hàng tất toán khoản vay. Vì những lí do nhất định mà khách hàng có thể yêu cầu gia hạn nợ, đối với các khoản vay không được gia hạn sẽ được chuyển sang quá hạn và chịu mức lãi suất quá hạn theo quy định (150% lãi suất trong hạn). * Các quy định của techcombank trong việc tính lãi: Theo quy định của techcombank tiền lãi trong hạn được tính theo công thức: Tiền lãi = (Tiền gốc* Số ngày vay* Lãi suất *12)/360/100. Lãi suất gia hạn = 150% lãi suất trong hạn. Lãi suất quá hạn = 150% lãi suất trong hạn. Tiền phạt = (Tiền lãi quá hạn+ tiền gốc qúa hạn)* lãi suất quá hạn*12*số ngày quá hạn/360/100. Tiền lãi được trả định kỳ hàng tháng. Loại kỳ hạn vay: Dưới 12 là ngắn hạn, từ 12- 36 tháng là trung hạn, trên 36 tháng là dài hạn. Đối với các doanh nghiệp được cấp hạn mức thì tổng số tiền của các lần vay phải bằng số tiền hạn mức, ngày giải ngân không được quá ngày hết hạn của hạn mức và phải sau ngày hiệu lực của hạn mức. 3.2 Sơ đồ luồng thông tin ( IFD ) Các ký pháp được sử dụng để biểu diễn sơ đồng luông thông tin - Xử lý: Thủ công Giao tác người-máy Tin học hoá toàn phần - Kho lưu trữ dữ liệu: Thủ công Tin học hoá Dòng thông tin: - Điều khiển: 3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống ( DFD) Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống Các tác nhân giao tiếp với hệ thống bao gồm : Khách hàng, cán bộ tín dụng, kế toán, và các cấp lãnh đạo. Sơ đồ DFD đã được phân rã ở mức 1 Sơ đồ DFD mức 1 cho phân rã chức năng 6.0 3.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý tiền vay 3.4.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu dựa vào các thông tin đầu ra Các đầu ra thu thập được bao gồm : các mẫu báo cáo tín dụng, mẫu hợp đồng vay, tài khoản khách hàng, giấy thu nợ, nạp tiền vào tài khoản. Các thông tin thu thập được từ các đầu ra sẽ được chuẩn hoá theo 3 bước 1NF, 2NF, 3NF : Các thông tin liên quan đến khách hàng: ID khách hàng Tên tiếng Việt (R) Tên tiếng Anh (R) Mã thành phần kinh tế (R) Tên thành phần kinh tế (R) Mã ngành (R) Tên ngành (R) Số Chứng minh thư/ Số đăng ký kinh doanh Địa chỉ trên chứng minh thư (S) Quốc tịch theo chứng minh thư (S) Địa chỉ liên lạc Quốc gia theo địa chỉ liên lạc (S) Ngày cấp chứng minh thư (S) Nơi cấp chứng minh thư (S) Giới tính (S) Ngày sinh (S) Số điện thoại Số điện thoại di động Số Fax Số tài khoản Mã chi nhánh (R) Mã cán bộ (R) Ngày mở tài khoản Các thông tin liên quan đến hoạt động cho vay : bao gồm hợp đồng vay, tài khoản vay, việc thu lãi thu nợ, gia hạn nợ, hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp. Số hợp đồng Mã mục đích (R) Tên mục đích (R) ID khách hàng Loại tiền khách hàng vay Tổng số tiền vay Ngày giải ngân Ngày đáo hạn Loại kỳ hạn vay (S) Lãi suất Ngày trả lãi đầu tiên (R) Ngày thu gốc tiếp theo Mã chi nhánh (R) Mã cán bộ tín dụng (R) Tên cán bộ tín dụng (R) Phòng ban Chức vụ Địa chỉ Điện thoại Mã phiếu thu Ngày thu nợ (R) Số tiền thu (R) Loại tiền vay Mã ngoại tệ (R) Tên ngoại tệ (R) Ngày gia hạn nợ (R) Số hợp đồng gia hạn Thời gian gia hạn Lãi suất gia hạn Số hợp đồng hạn mức Ngày hiệu lực của hạn mức Ngày hết hạn của hạn mức Số tiền hạn mức + Ký hiệu (R) là đánh dấu thuộc tính lặp (Repeatable) + Ký hiệu (S) là đánh dấu thuộc tính thứ sinh (Secondary ) Sau khi tiến hành chuẩn hóa ta thu được các tệp: Tệp KHÁCH HÀNG ID khách hàng Tên khách hàng Địa chỉ khách hàng Số CMT/DKKD Số điện thoại Số Fax Mã TPKT Mã Ngành Tệp CHI NHÁNH Mã chi nhánh Tên chi nhánh Địa chỉ Số điện thọai Fax Tệp TIỀN TỆ Loại TT Mã TT Tên TT Tệp TÀI KHOẢN ID khách hàng Loại tiền Số hợp đồng Số TK Tệp NẠP TIỀN VÀO TK Số tài khoản Số tiền nộp Ngày nộp Mã cán bộ Mã chi nhánh Tệp HỢP ĐỒNG Số hợp đồng Mục đích vay ID khách hàng Loại tiền vay Tổng số tiền vay Ngày giải ngân Ngày đáo hạn Loại kỳ hạn vay Lãi suất Lãi gia hạn Lãi quá hạn Ngày trả lãi đầu tiên Ngày trả gốc tiếp theo Tần số trả gốc Tần số trả lãi Mã cán bộ Mã chi nhánh Tệp TPKT (Thành phần kinh tế ) Mã TPKT Tên TPKT Diễn giải Tệp NGÀNH KT ( Ngành kinh tế) Mã ngành Tên ngành Diễn giải Tệp CÁN BỘ Mã cán bộ Họ tên Phòng ban Chức vụ Địa chỉ Điện thoại Tệp MỤC ĐÍCH Mã mục đích Tên mục đích Tệp THU NỢ Số hợp đồng Ngày thu Số tiền thu Mã cán bộ Mã phiếu thu Tệp HẠN MỨC TÍN DỤNG Số hợp đồng hạn mức ID khách hàng Ngày hiệu lực của hạn mức Ngày hết hạn của hạn mức Loại tiền tệ Số tiền hạn mức Mã cán bộ Mã chi nhánh Tệp GIA HẠN NỢ Số hợp đồng gia hạn Số hợp đồng trong hạn Ngày gia hạn Số tiền gia hạn Thời gian gia hạn Lãi suất gia hạn Mã cán bộ Mã chi nhánh 3.4.2 Tạo lập các bảng cơ sở dữ liệu của chương trình Bảng Khách hàng : chứa các thông tin về khách hàng Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải IDKH Text 8 ID khách hàng TenKH Text 50 Tên khách hàng DiaChi Text 70 Địa chỉ khách hàng SoCMT/DKKD Number Số Chứng minh thư/ Đăng ký kinh doanh SoDT Number Số điện thoại SoFax Number Số Fax MaTPKT Text 4 Mã thành phần kinh tế MaNganh Text 4 Mã ngành Bảng Thành phần kinh tế: Lưu trữ thông tin về các thành phần kinh tế Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải MaTPKT Text 4 Mã thành phần kinh tế TenTPKT Text 30 Tên thành phần kinh tế Ví dụ về dữ liệu của bảng thành phần kinh tế: MaTPKT TenTPKT 3140 DNTN vừa/nhỏ 3160 CTy TNHH vừa/nhỏ 3180 CTy CP vừa/nhỏ 4010 Tư nhân 4024 Khối D.Nghiệp Bảng Ngành kinh tế : Lưu trữ thông tin về các ngành kinh tế Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải MaNganh Text 4 Mã ngành kinh tế TenNganh Text 30 Tên ngành Ví dụ về dữ liệu của bảng ngành kinh tế: MaNganh TenNganh 1020 Khai mỏ: Than, dầu, khí đốt, quặng 1180 Vật liệu xây dựng: Xi măng, gạch... 2060 KD, chế biến nông – lâm sản 3020 Du lịch, KS, nhà hàng, giải trí 4040 Xây dựng nhà dân dụng- công nghiệp 9999 Các ngành nghề khác Bảng Chi nhánh: Chứa thông tin về các chi nhánh của Techcombank Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải MaCN Number Mã chi nhánh TenCN Tex 50 Tên chi nhánh DiaChi Tex 70 Địa chỉ DienThoai Number Điện thoại Fax Number Số Fax Ví dụ về dữ liệu của bảng Chi nhánh : MaCN TenCN DiaChi DienThoai Fax 105 Techcombank Chương Dương 412 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội 048722222 048722242 103 Techcombank Thăng Long 193 C3 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội 049760055 049760057 108 Techcombank Hoàn Kiếm 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội 049426868 049427374 118 Techcombank Lào Cai 10 Hoàng Liên, TP. Lào Cai, Lào Cai 020822595 020822598 121 Techcombank Hưng Yên 37 Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên 0321941158 0321941160 Bảng Cán bộ: Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải MaCB Text 10 Mã cán bộ HoDem Text 20 Họ đệm Ten Text 8 Tên cán bộ PhongBan Text 50 Tên phòng ban ChucVu Text 15 Chức vụ DiaChi Text 70 Địa chỉ DienThoai Number Điện thoại MaCN Text 3 Mã chi nhánh Bảng tiền tệ: Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải LoaiTT Text 3 Loại tiền tệ MaTT Text 3 Mã tiền tệ TenTT Text 25 Tên tiền tệ TyGia Number Tỷ giá Ví dụ về dữ liệu của bảng tiền tệ: LoaiTT MaTT TenTT 011 VND Việt Nam Đồng 021 USD Đô La Mỹ 041 EUD Đồng Euro 051 AUD Đô la Úc Bảng mục đích: Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải MaMD Number Mã mục đích TenMD Text 20 Tên mục đích Bảng tài khoản: Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải SoTK Text 14 Số tài khoản IDKH Text 8 ID khách hàng LoaiTT Text 3 Loại tiền tệ SoHD Text 12 Số hợp đồng SoTien Number Số tiền trong tài khoản MaCB Text 10 Mã cán bộ Bảng hợp đồng: Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải SoHD Text 12 Số hợp đồng MaMD Number Mã mục đích IDKH Text 8 ID khách hàng LoaiTT Text 3 Loại tiền tệ TongTV Number Tổng tiền vay NgayGN Date/Time Ngày giải ngân NgayDH Date/Time Ngày đáo hạn LoaiKH Text 15 Loại kỳ hạn LaiSuat Number Lãi suất LaiGH Number Lãi gia hạn LaiQH Number Lãi quá hạn TanSoTG Number Tần số trả gốc TanSoTL Number Tần số trả lãi NgayTraLaiDT Date/Time Ngày trả lãi đầu tiên NgayTraGTT Date/Time Ngày trả gốc tiếp theo SoTK Text 4 Số tài khoản MaCB Text 4 Mã cán bộ MaCN Number Mã chi nhánh Bảng thu nợ, thu lãi: Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải MaPT Tex 10 Mã phiếu thu SoHD Text 12 Số hợp đồng SoTienThu Number Số tiền thu NgayThu Date / Time Ngày thu LoaiTT Text 3 Loại tiền tệ LoaiThu Text 1 Loại thu ( Thu lãi, thu nợ) MaCB Text 4 Mã cán bộ MaCN Number Mã chi nhánh Bảng gửi tiền vào tài khoản: Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải SoTK Text 14 Số tài khoản LoaiTT Text 3 Loại tiền tệ SoTienNop Number Số tiền nộp NgayNop Date / Time Ngày nộp MaCB Text 4 Mã cán bộ MaCN Number Mã chi nhánh Bảng Người sử dụng: Chứa thông tin về những người sử dụng hệ thống: Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải MaND Text 10 Mã người dùng HoDem Text 20 Họ đệm Ten Text 8 Tên DiaChi Text 70 Địa chỉ GioiTinh Text 4 Giới tính MatKhau Text 15 Mật khẩu Quyen Text 4 Quyền Bảng Hạn mức tín dụng: Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải SoHDHM Text 14 Số hợp đồng hạn mức IDKH Text 8 ID khách hàng NgayHL Date / Time Ngày hiệu lực của hạn mức NgayHH Date / Time Ngày hết hạn của hạn mức LoaiTT Text 3 Loại tiền tệ SoTienHM Number Số tiền hạn mức MaCB Text 4 Mã cán bộ MaCN Number Mã chi nhánh Bảng Gia hạn nợ : Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải SoHDGH Text 14 Số hợp đồng gia hạn SoHD Text 14 Số hợp đồng trong hạn NgayGH Date / Time Ngày ra hạn SoTienGH Number Số tiền gia hạn ThoiGianGH Date / Time Thời gian gia hạn LaiSuatGH Number Lãi suất gia hạn MaCB Text 4 Mã cán bộ MaCN Number Mã chi nhánh 3.5 Thiết kế giải thuật Sai Đúng Đúng Bắt đầu Dem =1 Nhập tên người dùng và mật khẩu Khởi động chương trình và thực hiện quyền Dem = Dem +1 Thông báo nhập sai Kết thúc Dem =3 ? Kiểm tra tên người dùng và mật khẩu ? Sai Thuật toán đăng nhập Bắt đầu Tạo bản ghi rỗng Nhập dữ liệu vào bản ghi rỗng Kiểm tra sự hợp lệ? Cập nhật dữ liệu Nhập tiếp tục? Kết thúc Thông báo lỗi Sai Đúng Sai Đúng Thuật toán nhập dữ liệu Hiển thị nội dung cần tìm kiếm Không Không Có Có Lựa chọn đối tượng tìm kiếm Bắt đầu Nhập thông tin cần tìm kiếm Thông báo Tìm tiếp? Kết thúc Tìm trong CSDL Tìm thấy ? Thuật toán tìm kiếm Thuật toán in báo cáo Bắt đầu Chọn loại báo cáo Nhập khoảng thời gian lập báo cáo Tìm và lọc trong CSDL Tìm thấy? Thông báo Hiển thị báo cáo Tiếp tục? Kết thúc Sai Đúng Sai Đúng Bắt đầu Kết thúc Nhấn nút xóa Hiện thông báo Không xóa bản ghi hiện hành Chắc chắn xóa ? Xóa bản ghi hiện hành Đúng Sai Lựa chọn đối tượng cần xóa Xóa bản ghi khác ? Đúng Sai Thuật toán xóa bản ghi 3.6 Thiết kế giao diện - Màn hình giao diện chính - Form đăng nhập : yêu cầu người sử dụng nhập tên và mật khẩu mỗi khi vào hệ thống - Form đổi mật khẩu: sau khi đăng nhập thành công người sử dụng có thể thay đổi mật khẩu truy cập hệ thống - Form thêm người dùng: - Form cập nhật danh mục khách hàng: - Form danh mục khách hàng: - Form cập nhật hạn mức tín dụng: - Form cập nhật danh mục ngành kinh tế: - Form cập nhật danh mục thành phần kinh tế: - Form cập nhật danh mục cán cán bộ tín dụng: - Form cập nhật danh mục chi nhánh: - Form cập nhật danh mục tiền tệ: - Form cập nhật danh mục tài khoản: - Form cập nhật danh mục mục đích vay: - Form cập nhật hợp đồng vay: - Form cập nhật phiếu thu nợ, thu lãi: - Form cập nhật phiếu gửi tiền: - Form tra cứu tài khoản: - Form cập nhật hợp đồng gia hạn: - Form tra cứu thông tin khách hàng: - Form tra cứu thông tin hợp đồng: - Form tra cứu thông tin tài hợp đồng gia hạn: - Form báo cáo chi tiết tình hình vay: - Form báo cáo tình hình vay theo thời gian: - Báo cáo dư nợ: - Báo cáo tình hìnhcho vay theo ngành kinh tế: - Báo cáo tình hình cho vay theo thành phần kinh tế: - Báo cáo tình hình cho vay theo loại tiền vay: - Báo cáo tình hình cho vay theo mục đích vay: - Báo cáo cho vay theo loại kỳ hạn vay: - Báo cáo tình hình cho vay theo giai đoạn: - Báo cáo tình hình thu nợ, thu lãi theo hợp đồng - Báo cáo tình hình thu nợ, thu lãi theo giai đoạn KẾT LUẬN Tin học đang ngày càng phát triển và được ứng dụng rất nhiều vào thực tiễn. Với những thành tựu đáng kể của tin học thì việc ứng dụng tin học vào quản lý là một yếu tố khách quan đối với tất cả các tổ chức, đặc biệt là trong Ngân hàng. Sau gần 4 tháng thực tập tại Hội sở Techcombank cùng với sự giúp đỡ của Thầy Nguyễn Văn Thư em đã hoàn thiện đề tài: “Xây dựng hệ chương trình quản lý tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam”. Chương trình này cho phép cập nhập, lưu trữ sửa đổi các thông tin hợp đồng vay; tạo tài khoản khách hàng, quản lý quá trình cho vay cụ thể là quản lý việc thu nợ, thu lãi, tính dư nợ tại thời điểm bất kì; lập báo cáo tín dụng theo tháng, theo năm, báo cáo chi tiết theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và phân quyền người sử dụng để đảm bảo an toàn bí mật của hệ thống. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và trình độ hiểu biết nên chương trình này vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Trong thời gian tới em sẽ cố gắng học hỏi, nghiên cứu để xây dựng thêm một số chức năng như: Xử lý khoá ngày (tự động thông báo các khoản nợ đến hạn, quá hạn và tính lãi cho các hợp đồng đến hạn), xây dựng thêm các báo cáo theo nhu cầu của nhà quản lý … để chương trình có thể ứng dụng vào thực tế. Em rất mong nhân được sự góp ý của Thầy để em có thể hoàn thiện tốt chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phạm Hữu Khang-Kỷ xảo lập trình VB6, NXB Lao động xã hội, 2004 - Nguyễn Đình Tê (chủ biên)-Tự học lập trình cơ sở dữ liệu với Visual Basic6 trong 21 ngày, NXB Lao động xã hội, 2005 - Trần Công Uẩn, Giáo trình cơ sở dữ liệu SQL, Microsoft Access 2003, Nxb Thống Kê Hà Nội. - TS Trương văn Tú & TS Trần Thị Song Minh-Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, NXB Thống Kê, HN-2000- Nguyễn Văn Vỵ - Phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin hiện đại, NXB Thống kê www.techcombank.com.vn www.caulacbovb.com.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32075.doc
Tài liệu liên quan