Chuyên đề Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp

Ngày nay với xu hướng các nước trong khối EU ngày càng ưa chuộng các sản phẩm TCMN của Việt Nam, công ty sẽ có nhiều đơn đặt hàng lớn từ thị trường này. Chính vì vậy để đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu ổn định, công ty cần mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất làng nghề trong nước. Công ty cần củng cố và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các chân hàng, tìm kiếm các cơ sở sản xuất mới để mở rộng liên kết có thêm những mẫu mã sản phẩm mới và góp phần ổn định nguồn hàng TCMN của công ty. Công ty nên cử các cán bộ đi tìm hiểu về các cơ sở sản xuất, tìm hiểu về khả năng sản xuất, chất lượng mặt hàng, sự đa dạng về mẫu mã và nếu thấy đảm bảo thì hợp tác mua. Mở rộng thêm mối quan hệ với các chân hàng trên khắp cả nước để làm phong phú nguồn hàng xuất khẩu cho công ty.

doc100 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ sau: Qua bảng số liệu 8 và biểu đồ trên đây ta thấy: Trong giai đoạn từ 2005- 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường EU tăng lên rõ rệt và chiếm tỷ trọng vao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của công ty. Cụ thể là năm 2005 kim ngạch đạt 3,850,902 USD chiếm một tỷ trọng lớn là 68,45% so với tổng kim ngạch. Đến năm 2006 kim ngạch này tăng lên140,9% (9,276,693.92USD) chiếm 78,94% so với tổng kim ngạch, đến năm 2005 kim ngạch này tăng chậm hơn nhiều chỉ 4.92% (9,733,153.48 USD) nhưng vẫn chiếm 81.42% so với tổng kim ngạch. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU có nhiều biến động và có xu hướng giảm. Nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này là do tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng có xu hướng giảm, Công ty ngày càng phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Công ty sang thị trường Eu vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng kim ngạch. Đây cũng là sự cố gắng và nỗ lực lớn nhất của công ty. Đó là do công ty đã làm tốt hơn công tác nghiên cứu để mở rộng thị trường trong khu vực EU,ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị lớn ở các nước như: Anh, Pháp, Đức, Ý, Đan Mạch, Thuỵ Điển…Chính vì vậy, Eu vẫn luôn là thị trường lớn, đầy tiềm năng và đang có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ nhưng thực tế Công ty vẫn chưa khai thác hết được thực lượng cầu của thị trường này. 2.2.2.3. Xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU theo cơ cấu nhóm hàng của công ty ARTEX Thăng Long. Các nhóm hàng TCMN xuất khẩu sang thị trường EU hiện nay của Công ty bao gồm: Thêu ren, hàng may mặc, mây tre đan, tôn tráng kẽm, gốm sứ và các hàng hoá khác. Cụ thể: a) Hàng thêu ren Nhóm hàng thêu ren là nhóm hàng mang đậm chất thủ công và chủ yếu được sản xuất bằng lao động nữ vì nó đòi hỏi sự cần cù, nhẫn nại và khéo tay. Đây là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của công ty sang thị trường EU trong giai đoạn này. Nhóm hàng này đã được công ty liên tục thay đổi kiểu dáng thiết kế theo nhu cầu thị trường đặc biệt là với thị trường EU luôn đòi hàng hoá phải độc đáo và chất lượng phải tốt. Nhóm hàng này được xuất khẩu nhiều sang các nước như: Ý, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức.Nhóm hàng này bao gồm các mặt hàng như: tơ tằm, thảm dệt, thổ cẩm, khăn ăn, khăn trải bàn, gối, dép thêu, tranh thêu… Bảng 10: Tỷ trọng hàng thêu ren xuất khẩu sang thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007 Năm Kim ngạch xuất khẩu sang EU (USD) Kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren sang EU (USD) Tỷ trọng(%) Tốc độ tăng (%) 2005 3,850,902 1,475,892.7 38.33 - 2006 9,276,693.92 3,350,668.21 36.12 127.02 2007 9,733,153.48 4,885,661.66 50.2 45.8 Tổng 22,860,749 9,712,222.57 42.48 - Nguồn: Báo cáo từ phòng Kế Toán Qua bảng 9 trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren dệt may sang EU giai đoạn này là rất lớn đạt 9,712,222.57 USD và chiếm tỷ trọng 42.48% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường EU. Phải nói rằng đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU của công ty. Tuy nhiên vẫn có sự dao động cụ thể là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren sang EU qua các năm không đồng đều. Năm 2005 với kim ngạch là 1,475,892.7 USD chiếm 38.33% so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang Eu thì đến năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống còn 36,12%, nhưng đến năm 2007 lại tăng lên 50,2%. Nguyên nhân ở đây là do có sự thay đổi trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thêu ren của công ty sang thị trường EU có xu hướng giảm xuống từ 127.02% năm 2006 xuống 45,8% năm 2007. Điều này là do việc mở rộng thị trường để tăng các hợp đồng xuất khẩu hàng thêu ren của công ty sang thị trường EU còn chưa tốt. Như vậy, xuất khẩu hàng thêu ren của công ty sang thị trường EU có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này vẫn là lớn nhất. b) Hàng mây tre, cói, guột, gỗ, nhựa các loại. Đây là những mặt hàng có nguồn gốc chủ yếu từ thiên nhiên, có nhiều mẫu mã đa dạng như: Khay mây, ghế mây, rổ tre, khay nhựa đựng cốc, giá để sách, làn, túi sách…với kiểu dáng đẹp, đa dạng mang đậm nét văn hoá Á Đông. Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU của Công ty: Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre, cói, guột, gỗ, nhựa các loại sang thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007 Năm Kim ngạch xuất khẩu sang EU (USD) Kim ngạch xuất khẩu các loại hàng trên sang EU (USD) Tỷ trọng(%) Tốc độ tăng (%) 2005 3,850,902 670,624.2 17.41 - 2006 9,276,693.92 1,988,874.45 21.44 196.6 2007 9,733,153.48 1,575,910.66 16.19 -20.76 Tổng 22,860,749 4,235,409.31 18.53 - Nguồn: Báo cáo từ phòng Kế Toán Qua bảng 10 trên cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói, guột, nhựa các loại chiếm tỷ trọng khá cao so với mặt hàng thêu ren xuất khẩu sang thị trường EU của công ty. Năm 2005 với kim ngạch là 670,624.2 USD chiếm tỷ trọng 17.41% đến năm 2006 với mức tăng 196.6% so với năm 2005 thì xuất khẩu đạt kim ngạch là 1,988,874.45 USD chiếm tỷ trọng khá cao là 21.44%. Tuy nhiên tốc độ tăng của xuất khẩu những hàng hoá này sang thị trường EU không đồng đều và có hướng giảm mạnh mẽ ở năm 2007. Với kim ngạch 1,575,910.66 USD chỉ chiếm 16.19% so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang Eu thì đã bị sụt giảm so với năm 2006 là 20.76%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là những mặt hàng này của công ty phải cạnh tranh với một số mặt hàng Trung Quốc làm cho hợp đồng xuất khẩu sang Eu giảm xuống, công ty vẫn chưa có được những mặt hàng có mẫu mã cải tiến hơn để theo kịp với thị trường tiêu dùng EU. Do đó, công ty cần liên kết chặt chẽ hơn với các đơn vị sản xuất, hướng dẫn giám sát họ sản xuất mặt hàng này theo đúng kiểu dáng, mẫu mã mà thị trường đang ưa chuộng, nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. c) Hàng gốm sứ. Công ty ARTEX Thăng Long có những nguồn hàng gốm sứ tại các làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu của công ty. Nhóm hàng gốm sứ của công ty rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã, không chỉ có tính nghệ thuật cao mà còn có giá trị sử dụng lâu bền. Các mặt hàng xuất khẩu như: bình lọ hoa, chân nến, ấm chén, bình trà, con giống…Thực trạng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này như sau: Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ sang thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007 Năm Kim ngạch xuất khẩu sang EU (USD) Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ sang EU (USD) Tỷ trọng(%) Tốc độ tăng (%) 2005 3,850,902 520,642 13.52 - 2006 9,276,693.92 2,548,145.02 27.47 489.4 2007 9,733,153.48 1,934,116.21 19.87 24.1 Tổng 22,860,749 5,002,903 21.88 Nguồn: Báo cáo từ phòng Kế Toán Qua bảng 11 trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng Gốm sứ sang thị trường EU của công ty là 5,002,903USD chiếm tỷ trọng là 21.88% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU của công ty, là một con số khá lớn. Tuy nhiên tốc độ tăng giảm xuất khẩu mặt hàng này không ổn định và có nhiều thay đổi lớn. Cụ thể là năm 2005, với kim ngạch là 520,642USD chiếm tỷ trọng là 13.52% thì đến năm 2006 kim ngạch này tăng rất nhanh gấp 5 lần so với năm 2005 (2,548,145.02 USD) chiếm đến 27,47%. Đến năm 2007 thì kim ngạch này lại giảm xuống 24.1% so với năm 2006 tức là đạt 1,934,116.21USD chiếm khoảng 19.87% so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU. Có sự thay đổi lớn lao này là do công ty phải cạnh tranh rất khốc liệt với các nước cũng xuất khẩu hàng gốm sứ sang EU như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Vì vậy, công ty cần cố gắng hơn để nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm sứ sang EU để trở thành nhóm xuất khẩu chủ lực của công ty. d) Hàng thủ công mỹ nghệ khác. Các loại hàng thủ công mỹ nghệ khác như: Tôn tráng kẽm, hàng ximăng, đá mài các loại, hàng đay, hàng may mặc, hàng áo móc… Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu h àng TCMN kh ác sang thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007 Năm Kim ngạch xuất khẩu sang EU (USD) Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN kh ác sang EU (USD) Tỷ trọng(%) Tốc độ tăng (%) 2005 3,850,902 1,183,743.1 30.74 - 2006 9,276,693.92 1,389,006.24 14.97 17.34 2007 9,733,153.48 1,337,464.95 13.74 -3.7 Tổng 22,860,749 3,910,214.29 17.11 - Nguồn: Báo cáo từ phòng Kế Toán Qua bảng 12 trên ta thấy được xuất khẩu các mặt hàng này có xu hướng giảm dần trong giai đoạn này. Cụ thể là từ năm 2005 tỷ trọng các mặt hàng này giảm từ 30,74% xuống chỉ còn 17.11%, tốc độ tăng cũng giảm xuống nhiều và có xu hướng giảm xuất khẩu mặt hàng này. Điều này không phải là không tốt vì nếu giảm mặt hàng này thì công ty có thể tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của mình lên một cách ổn định và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kinh doanh trên thị trường các nước thuộc khối EU công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt nên hiện nay công ty cũng cần phải quan tâm đến việc mở rộng mặt hàng kinh doanh, xâm nhập các thị trường mới, tạo hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cao hơn. 2.2.2.4. Thị trường xuất khẩu trong khu vực EU của công ty ARTEX Thăng Long. EU là thị trường chính của công ty , kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU luôn đứng đầu trong các khu vực thị trường. Các quốc gia thuộc khu vực EU hầu hết là các nước phát triển, có nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao, vì vậy đâylà một thị trường có tiềm năng rất lớn cho công ty. Công ty đã xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào một số thị trường chính trong khối EU như sau: Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN sang các nước EU của công ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007. Đ ơn v ị: USD Stt Nước 2005 2006 2007 1 Đức 1,058,267.88 4,367,471.86 3,552,958 2 Pháp 136,224 225,995.68 226,007.26 3 Anh 538,627.23 724,962.58 329,117.58 4 Ý 929,635.2 1,107,522.39 894,311.53 5 Tây Ban Nha 1,005,259.46 2,635,827.78 4,275,069.35 6 Hà Lan 39,691 39,579.2 30,625.68 7 Thuỵ Điển 45,972.03 36,407.96 256,640.21 8 Các nước khác 97,225.2 138,926.47 168,423.87 9 Tổng 3,850,902 9,276,693.92 9,733,153.48 Nguồn: Báo cáo từ phòng Kế Toán Những nước trên đây chính là các khách hàng truyền thống của công ty. Đức là nước có dân số đông nhất, là quốc gia có nền kinh tế và chính trị ổn định nên họ làm ăn rất sòng phẳng và nghiêm túc nhưng lại đòi hỏi rất cao về tính mỹ thuật và nghệ thuật đối với hàng TCMN. Đức là khách hàng lớn của công ty chuyên nhập khẩu những mặt hàng như: hàng thêu, hàng mây tre, gốm sứ, tôn tráng kẽm, mây tre lá, gỗ, nhựa các loại…Qua bảng trên đây cho ta thấy, qua ba năm Đức luôn là thị trường có kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của công ty vào hàng lớn nhất. Cụ thể là năm 2005, kim ngạch đạt 1,058,267.88 USD và đến năm 2006 thì kim ngạch này đã tăng lên 4,367,471.86 USD, tăng lên hơn 4 lần so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007 thì kim ngạch xuất khẩu sang Đức lại có xu hướng giảm xuống còn 3,552,958 USD, là do kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Tây Ban Nha tăng lên. Tây Ban Nha cũng là một trong những khách hàng lớn nhất trong xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU của công ty. Và đến năm 2007 thì xu hướng xuất khẩu sang thị trường này càng tăng nhanh hơn. Cụ thể là: Kim ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha năm 2005 là 1,005,259.46 USD nhưng đến năm 2006 đã tăng hơn hai lần đạt 2,635,827.78 USD, con số kim ngạch càng tăng nhanh cho đến năm 2007 thì đã đạt 4,275,069.35 USD. Có thể nói đây là thị trường có thể khai thác rất tốt của công ty, và với đà phát triển như này,công ty sẽ tăng được kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Tây Ban Nha cao hơn nữa. Thị trường lớn thứ ba của công ty là thị trường Ý. Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của công ty sang thị trường này có xu hướng tăng lên năm 2006 nhưng lại có xu hướng giảm đi. Điều này cũng do năm 2007 công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Tây Ban Nha. Cụ thể là năm 2005 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 929,635.2 USD và đến năm 2006 kim ngạch này tăng lên 1,107,522.39 USD nhưng đến năm 2007 thì kim ngạch này lại giảm xuống còn 894,311.53USD. Như vậy Đức, Tây Ban Nha, Ý là ba thị trường chính trong xuất khẩu hàng TCMN sang EU của công ty ARTEX Thăng Long. Ngoài ra công ty cũng xuất khẩu một lượng hàng TCMN khá lớn sang các thị trường như: xuất khẩu sang nước Anh năm 2005 đạt kim ngạch 538,627.23 USD, năm 2006 đạt 724,962.58 USD, năm 2007 đạt 329,117.58 USD. Và một số thị trường như: Pháp, Hà Lan, Thuỵ Điển và các thị trưòng khác với kim ngạch xuất khẩu như bảng trên cũng chiếm phần kim ngạch quan trọng trong xuất khẩu sang EU của công ty. 2.2.2.5. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU. a) Hình thức xuất khẩu trực tiếp. Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng TCMN nói riêng ra nước ngoài, Nhà nước mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho tất cả các công ty, nghiệp vụ kinh doanh của các công ty ngoài quốc doanh ngày càng được nâng cao do đó lượng hàng TCMN xuất khẩu trực tiếp có xu hướng tăng lên. Công ty đã phải tự tìm tòi, thăm dò, nghiên cứu, tiếp cận và xác lập mối quan hệ buôn bán trực tiếp với khách hàng nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Bảng 15: Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp hàng TCMN sang EU của công ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007 Năm Kim ngạch xuất khẩu sang EU(USD) Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp(USD) Tỷ trọng(%) 2005 3,850,902 1,700,021.5 44.15 2006 9,276,693.92 4,331,056.48 46.69 2007 9,733,153.48 6,091,103.49 62.58 Tổng 22,860,749 12,122,181.47 53.03 Nguồn: Báo cáo từ phòng Kế Toán Qua bảng 14 trên cho thấy trong giai đoạn 2005- 2007, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của công ty sang EU đạt 12,122,181.47USD chiếm 53,03% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU của công ty trong giai đoạn này. Đây là một điều đáng mừng cho công ty. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của công ty trong giai đoạn này đã tăng lên đáng kể, cụ thể: năm 2005 chỉ chiếm 44.15% so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU nhưng đến năm 2005 đã chiếm 46,69% (đạt 4,331,056.48USD) và đến năm 2006 thì tăng lên rất cao đạt 6,091,103.49 USD chiếm đến 62.58% so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU của công ty trong giai đoạn này. Như vây, chứng tỏ rằng trong thời gian qua công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc nghiên cứu, tiếp cận và thâm nhập vào thị trưòng EU, tăng cường tiếp thị, thiết lập mối quan hệ vững chắc với các khách hàng, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn. Hy vọng rằng trong những năm tới, công ty sẽ nâng cao được hơn nữa kim ngạch xuất khẩu trực tiếp sang khu vực thị trường đầy tiềm năng này. b) Hình thức xuất khẩu nhận uỷ thác. Bảng 16: Kim ngạch xuất khẩu nhận uỷ thác hàng TCMN của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU trong giai đoạn 2005- 2007 Năm Kim ngạch xuất khẩu sang EU(USD) Kim ngạch xuất khẩu uỷ thác (USD) Tỷ trọng(%) 2005 3,850,902 2,150,880.5 55.85 5006 9,276,693.92 4,945,637.4 53.31 2007 9,733,153.48 3,642,050.0 37.42 Tổng 22,860,749 10,738,567.5 46.97 Nguồn: Báo cáo từ phòng Kế Toán Nhìn chung, trong giai đoạn 3 năm gần đây tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nhận uỷ thác có xu hướng giảm. Điều này là do kim ngạch xuất khẩu trực tiếp tăng lên. Cụ thể là năm 2005, kim ngạch xuất khẩu uỷ thác của công ty là 2,150,880.5 USD chiếm tỷ trọng 55.85% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU của công ty, đến năm 2006 kim ngạch này chỉ chiếm 53.31% (đạt 4,945,637.4 USD), đến năm 2007 thì giảm xuống chỉ còn 37,42% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU của công ty. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho công ty vì công ty có thể tăng được kim ngạch xuất khẩu trực tiếp lên. Sự sụt giảm này là do các công ty trước đây vẫn giao uỷ thác xuất khẩu hàng TCMN cho công ty thì nay đã giảm do nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương của họ được nâng cao. Và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu uỷ thác giảm chứng tỏ công ty ngày càng mở rộng và khai thác thị trường tốt hơn, liên kết chặt chẽ hơn, và có nhiều mối quan hệ làm ăn tốt đẹp hơn, tăng doanh thu và lợi nhuân cho công ty. 2.2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long trong thời gian qua. a) Những thành tựu đạt được Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN nói chung và vào thị trường EU nói riêng. Một số thành tựu mà công ty đã đạt được là: - Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU luôn có chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các khu vực thị trường của EU. EU vẫn là thị trường trọng điểm của công ty và công ty có nhiều cơ hội để khai thác thị trường này. - Các mặt hàng xuất khẩu sang EU của công ty đều rất được ưa chuộng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang EU như: hàng thêu ren, hàng mây tre, cói, guột, gỗ,nhựa, gốm sứ hay tôn tráng kẽm đều là mặt hàng chủ lực của công ty và đều được khách hàng trong khu vực thị trường này rất ưa thích. Trong những năm gần đây công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại sản phẩm để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu thị hiếu của khách hàng. - Công ty đã mở rộng được thị trường tiêu thụ: Công ty đã khai thác được cả chiều rộng lẫn chiều sâu của các thị trường như: Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha…đồng thời công ty vẫn tiếp tục duy trì và tăng cường làm mới và hoàn thiện mặt hàng của từng thị trường. Công ty còn mở rộng được xuất khẩu sang các nước khác của thị trường EU như: Bồ Đào Nha, Đan Mạch,…Công ty đã có nhiều hình thức để tiếp cận các thị trường này như thông qua đài, báo, internet, và các chi nhánh của công ty ở TP Hồ Chí Minh…tổ chức các hội chợ, triển lãm về hàng thủ công mỹ nghệ. - Công ty có cơ sở nguồn hàng tốt đảm bảo được tính ổn định của sản xuất, tính đầy đủ và kịp thời cũng như chất lượng trong xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường EU. Xác định được tầm quan trọng trong công tác mua hàng, tạo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu nên ngay từ đầu công ty đã thường xuyên cử các cán bộ đến các cơ sở, các làng nghề trong nước để nắm bắt tình hình thực tế khả năng đáp ứng yêu cầu của từng cơ sở để có được những đánh giá chính xác được những cơ sở đó, lựa chọn cơ sở và tạo dựng mối liên kết. - Công ty đã gây dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường EU vì công ty đã luôn đảm bảo được hàng hóa theo đúng mẫu mã, chất lượng và thời gian trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu với thị trường này. - Công ty có một đội ngũ cán bộ hăng hái, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. Các cán bộ nghiệp vụ trong công ty phần lớn đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra, ngay cả kỹ năng giao dịch đàm phán của cán bộ làm công tác xuất khẩu cũng rất tốt. Do đó công tác giao dịch với khách hàng, thực hiện hợp đồng xuất khẩu, chuẩn bị các loại chứng từ đều được làm rất thành thạo, ít khi để xảy ra tranh chấp khiếu nại. Do vậy càng tạo lòng tin cho các nhà nhập khẩu của công ty. - Bổ sung được thêm tài sản cố định và tài sản lưu động, phương tiện công cụ làm việc kết nối với mạng với thị trường EU. Trang bị ô tô, mua sắm bàn, ghế, máy thiết bị văn phòng. b) Những hạn chế và nguyên nhân. - Những hạn chế: + Thị trường xuất khẩu EU đã được mở rộng tuy nhiên chưa khai thác được tốt thị trường này. Công ty mới chỉ chú trọng xuất khẩu vào một số thị trường trọng điểm trong khu vực này, những thị trường khác có xuất khẩu hàng hoá sang nhưng chưa khai thác hết tiềm năng trong các thị trường đó. Nhiều khi công ty còn đánh mất thị trường cũ, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường không ổn định. + Mẫu mã sản phẩm của công ty chưa thực sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, chưa có nhiều sản phẩm mới, còn chưa sáng tạo trong tạo mẫu sản phẩm. +Giá cả hàng thủ công mỹ nghệ còn cao và chất lượng sản phẩm hàng còn thua kém so với hàng TCMN của Thái Lan, Trung Quốc… + Công ty đã có những tiếp cận và nghiên cứu thị trường EU, về cơ bản nắm rõ được luật pháp, những yêu cầu khắt khe của thị trường này, tuy nhiên về thị hiếu tiêu dùng công ty chỉ tập trung vào một số thị trường chính của công ty. Việc tăng cường xúc tiến thương mại còn chậm chạp, chưa được coi trọng, công ty chưa tận dụng hết cơ hội và lợi thế của mình trong bán hàng cũng như giới thiệu sản phẩm của mình. - Nguyên nhân của hạn chế: + Có nhiều doanh nghiệp cùng xuất khẩu hàng TCMN trong nước sang thị trường EU khiến cho công ty phải chia sẻ lợi nhuận và thị phần cho các công ty khác làm cho thị trường của công ty khó có thể mở rộng dẫn đến kết quả kinh doanh giảm. + Những biến động lớn của nền kinh tế thế giới như khủng hoảng tài chính ở khu vực Châu Á, khủng bố 11/9 của Mỹ khiến sức mua của thị trường thế giới giảm đáng kể làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường EU nói riêng của công ty. + Có nhiều đối thủ cạnh cũng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới cũng là một khó khăn cho công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU. Một số đối thủ cạnh tranh cũng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: Trung Quốc, Thái Lan, In đônesia, singapo… + Chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty còn chưa tốt vì nó còn phụ thuộc vào sự vận chuyển, bảo quản, phân loại hàng hoá. + Vì chủ yếu là thu mua hàng xuất khẩu nên công ty ít có sự đột phá trong mẫu mã hàng hoá, cải tiến sản phẩm, thiếu sáng tạo trong thẩm mỹ hàng thủ công mỹ nghệ. Các nguyên nhân cơ bản trên trực tiếp hoặc gián tiếp đã làm giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN nói chung và sang thị trường EU nói riêng. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG 3.1. Mục tiêu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và của công ty ARTEX Thăng Long. 3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đến năm 2010. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 750 triệu USD, tăng 19% so với năm 2006. Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở mức 20-22% năm và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ đôla Mỹ, hàng năm tạo ra thêm 300.000 việc làm ở khu vực nông thôn, phấn đấu tăng thu nhập từ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ - cao hơn từ 2-4 lần so so sản xuất nông nghiệp. Phát triển xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam theo hướng: * Ngành thủ công mỹ nghệ phải được ưu tiên phát triển và được coi là một trong những ngành trọng điểm trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta trong những năm tới. * Phát triển hàng TCMN phải gắn liền với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, đồng thời góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu nước ta. *Phát triển hàng TCMN theo hướng tinh xảo, đa dạng và mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt Nam. 3.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty ARTEX Thăng Long. a)Mục tiêu chung - Tiếp tục quan tâm, sâu sát đến định hướng và tình hình hoạt động cụ thể của từng bộ phận trong công ty. Tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh bằng mọi biện pháp đúng đắn với mục tiêu là tăng doanh thu, lợi nhuận bên cạnh việc tăng một cách ổn định thu nhập cho người lao động và trả cổ tức cho các cổ đông. - Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ công nhân viên Công ty nhằm thấy rõ thuận lợi, khó khăn của các năm tới đặc biệt là sự thay đổi trong nhận thức từng người, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bao cấp.Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong đó mọi người tự giác chủ động dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, đoàn kết hoàn tốt nhiệm vụ được giao ở từng vị trí một cách sáng tạo, đúng pháp luật. Thực hành dân chủ và tiết kiệm trên mọi mặt công tác. Tạo điều kiện để cán bộ của các phòng được tham gia khóa học ngắn hạn do Bộ Công thương tổ chức. - Tiếp tục bổ sung mẫu mã cho các sản phẩm, trang thiết bị phục vụ cho công tác giao dịch. Đẩy mạnh mở rộng và đa dạng hoá các tổ chức sản xuất, dịch vụ gắn liền với hoạt động kinh doanh hàng hoá nhằm mở rộng phát triển thị trường trong và ngoài nước - Hoàn thiện lại quy chế hoạt động của công ty cổ phần để tạo các hành lang các quy định đảm bảo vừa thông thoáng cho sản xuất kinh doanh, vừa chặt chẽ và cụ thể cho quản lý, với mục tiêu ổn định và phát triển công ty. - Hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị đề ra. b) Mục tiêu cụ thể cho năm 2008. - Phòng kinh doanh 1: Kim ngạch gia công xuất khẩu 400.000 USD phấn đấu thêm 100.000 USD. Lãi gộp (M) 32000 USD phấn đấu thêm 8.000USD - Phòng kinh doanh 2: Kim ngạch xuất khẩu 850.000USD phấn đấu thêm 150.000USD. Lãi gộp (M) 68.000USD phấn đấu thêm 12.000 USD - Phòng kinh doanh 4: Lãi gộp (M) nộp cố định 250.000.000 đồng phấn đấu thêm 150.000.000 đồng. - Phòng kinh doanh 6: Kim ngạch gia công xuất khẩu 1.250.000 USD phấn đấu thêm 500.000 USD. Lãi gộp (M) 100.000USD phấn đấu thêm 40.000USD - Phòng kinh doanh 9: Lãi gộp (M) nộp cố định 100.000.000 đồng phấn đấu tăng 100.000.000 đồng - Chi nhánh: + Chủ động sản xuất kinh doanh, kiện toàn bộ máy, đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, mở ra hướng có kim ngạch xuất khẩu trực tiếp + Lãi gộp (M) nộp cố định 100.000.000 đồng ( thông qua hạch toán phụ thuộc tại chi nhánh) phấn đấu tăng 100.000.000 đồng + Đối với các bộ phận kinh doanh, sau khi công ty sơ kết xong 6 tháng , nếu xét thấy thị trường có nhiều biến động lớn hay có các nhân tố khác tác động vào tình hình thực hiện kế hoạch, thì công ty sẽ có sự điều chỉnh kế hoạch năm để phù hợp hơn với tình hình thực tế. - Phòng TCHC: + Tiếp tục rà soát kiện toàn lại toàn bộ hệ thống nguồn nhân lực trong công ty đặc biệt là việc quy hoạch cán bộ. Chủ động và mạnh đề xuất với Tổng Giám Đốc các biện pháp sắp xếp tuyển dụng lao động và giải quyết các chế độ sao cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mà lãnh đạo Công ty đề ra. + Quản lý và khai thác tối đa khối tài sản với mục tiêu an toàn và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. + Sử lý dứt điểm các thủ tục liên quan đến chứng nhận quyền sử dụng đất của Công ty cổ phần đối với UBND Thành phố Hà Nội. + Hướng dẫn và phục vụ kịp thời yêu cầu của các phòng, các bộ phận liên quan và tham mưu với lãnh đạo để có biện pháp giải quyết một cách tốt nhất. + Có kế hoạch một cách chủ động về việc tổ chức các công tác và hoạt động mang tính tập thể như: Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp, tham quan nghỉ mát.Khám chữa bệnh định kỳ và các sinh hoạt tinh thần nhân dịp các ngày kỷ niệm lớn, các ngày lễ tết mang tính phúc lợi. + Tiếp tục làm tốt công tác thường trực về an ninh, bảo vệ cũng như công tác phòng cháy chữa cháy và dân quân tự vệ theo đúng quy định của pháp luật và của công ty. - Phòng tài chính kế hoạch: + Tiếp tục tổ chức lại bộ máy kế toán, hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán đúng với quy định của Nhà nước và phù hợp với yêu cầu của Công ty cổ phần. + Xác định rõ ràng về nhu cầu và có biện pháp thực hiện cụ thể về việc đáp ứng nguồn vốn phục vụ SXKD toàn công ty. + Báo cáo tài chính năm 2007 và quyết toán thuế dứt điểm với cục thuế Hà Nội. Phát huy tính khẩn trương làm thủ tục hoàn thuế GTGT khi đủ điều kiện. + Tích cực tham mưu các vấn đề liên quan đến cơ quan quản lý phần vốn góp của nhà nước vào công ty. - Phòng thị trường: Tự xác định lại chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và báo cáo kết quả với Tổng Giám Đốc để có phương hướng hoạt động cho phòng một cách hiệu quả, thiết thực và phù hợp với quy mô của một phòng chức năng trong Công ty. - Đối với các tổ chức đoàn thể: Công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện ở mức tối đa cho các hoạt động của các tổ chức đoàn thể đúng theo quy định của Pháp luật và điều lệ của Tổ chức mình, tuy nhiên các hoạt động này phải thiết thực và phù hợp với điều kiện của công ty. 3.1.3. Chiến lược của công ty đến năm 2015. * Chiến lược mở rộng thị trường, mặt hàng và ngành nghề mới. - Duy trì và phát triển kinh doanh hàng truyền thống là hàng TCMN. Công ty vẫn tiếp tục sản xuất các mặt hàng thêu và phát triển xưởng thêu trở thành xưởng sản xuất chính cung cấp chủ yếu các mặt hàng thêu xuất khẩu cho công ty và một số các công ty khác trong nghành xuất khẩu TCMN. - Từng bước củng cố, đầu tư một cách hợp lý nhằm đẩy mạnh quy mô và doanh số. Tiếp tục duy trì và ổn định thị trường trong nứơc và nước ngoài. * Chiến lược củng cố và phát triển khách hàng. - Tiếp tục tham gia quảng cáo, chào hàng, tham gia các hội thảo liên quan đến mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại. Đặc biệt quan tâm và đầu tư khai thác vào các thị trường mới như Mỹ, Canada. Tham gia thường xuyên các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Khai thác thị trường nội địa nhằm tìm ra các nguồn hàng cũng như cung cấp nội địa có thể cung cấp hàng mẫu mới. - Xác định, phân loại khách hàng và bạn hàng để xây dựng chính sách thống nhất cho hoạt độngbán hàng, có quy định chế độ ưu đãi về giá cả sản phẩm, dịch vụ thanh toán đối với bạn hàng có uy tín gắn bó với công ty và những bạn hàng quan trọng. - Mở rộng quan hệ hợp tác tại nhiều thị trường trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, lựa chọn đối tác tin tưởng có tiềm năng lớn để thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài. * Chiến lược về vốn, tài chính. - Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để từ đó có thể tăng thêm nguồn vốn kinh doanh cho công ty. Phấn đấu tăng vòng quay vốn, giảm tối đa công nợ và bán trả chậm. - Tính toán phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý, tranh thủ tối đa các nguồn vốn ứng trước của khách hàng - Giư vững mối quan hệ , đảm bảo uy tín đối với ngân hàng trong việc vay vốn và thanh toán nợ. *Chiến lược Marketing: - Xây dựng chính sách Marketing hấp dẫn và hiệu quả, nỗ lực thu hút thêm khách hàng mới, tăng cường công tác tiếp thị quảng bá tên tuổi, mặt hàng của công ty trông qua các phương tiện quảng cáo. - Xác định những mặt hàng chủ lực, đề ra cơ chế đầu tư thích hợp đảm bảo lưu chuyển bình thường và có dự trữ tồn kho hợp lý. * Chiến lược nguồn nhân lực: Chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện chế độ tiền lương, tiền thưởng sao cho tiền lương thưởng thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh doanh. Có chính sách đãi ngộ hợp lý với người lao động trên cơ sở chất lượngvà hiệu quả của công việc. Có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, năng động nhiệt tình có trình độ. 3.2. Giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long. 3.2.1. Giải pháp cho công tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện. Thị trường EU là thị trường có sức mua lớn nhưng yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã hàng hoá cần cầu kỳ và luôn giữ chữ tín trong làm ăn. Để tăng cường xâm nhập vào thị trường này công ty cần: - Tiếp tục cử các đoàn đi tham dự các hội chợ, triển lãm và các ngày hội văn hoá Việt Nam tại các nước EU, thông qua các sản phẩm TCMN để giới thiệu về nền văn hoá Việt Nam. - Công ty có thể thông qua các tham tán thương mại Việt Nam ở các nước EU để tìm kiếm, xâm nhập và phát triển thị trường. Đây là giải pháp mà lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm nhiều nên cần phải có kế hoạch cụ thể khi tiến hành việc này. Công ty sẽ có được thông tin thường xuyên về thị trường và luôn có thể chủ động giới thiệu hàng hoá của mình khi đối tác quan tâm. - Trong khu vực thị trường EU, công ty cũng cần quan tâm nghiên cứu thật kỹ nhu cầu, sở thích của từng nước. Ví dụ như: người Ý rất coi trọng hình thức, nhưng người Đức lại thích tính tiện dụng của sản phẩm và các màu nhã nhặn như màu kem hay màu xám nhạt. Từ đó, công ty có thể có những chính sách hợp lý và chính sách quảng cáo , xúc tiến để xâm nhập sâu vào từng thị trường. - Công ty cần có một đội ngũ chuyên trách có thể cập nhật được tốt nhất các thông tin về thị trường, cần tích cực hơn nữa trong các cuộc hội thảo, trao đổi các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp các cơ quan đại diện của Việt Nam để thu thập thông tin. 3.2.2. Giải pháp cho đầu tư tạo nguồn hàng TCMN xuất khẩu. Phần lớn hàng TCMN của công ty mang đi xuất khẩu là do thu mua từ các cơ sở bên ngoài chính vì vậy để đảm bảo đúng tiến độ thu mua về số lượng và chất lượng cho xuất khẩu là một công việc rất khó khăn. Hơn nữa các đơn đặt hàng từ các nước trong khối EU đều là những đơn đặt hàng rất lớn do đó công ty thường phải thu mua từ nhiều nguồn hàng khác nhau nên có thể không bảo đảm được tiến độ trong hợp đồng, gây mất uy tín hoặc bị phá vỡ hợp đồng. Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là công ty cần phải chuẩn bị cho mình một nguồn hàng ổn định đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời ngày càng nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của công ty. - Công ty phải tổ chức hệ thống thu mua hợp lý. Việc phân bổ các điểm thu mua phải hợp lý cho việc thu mua hàng và thuận lợi cho người sản xuất cả về vận chuyển hàng hoá, để giảm chi phí lưu thông, hạ giá thành sản phẩm, vừa đảm bảo cho người lao động. - Tạo mối quan hệ mật thiết với các nguồn hàng, các nhà cung cấp thông qua tài trợ, tổ chức các chương trình giao lưu…để từ đó có thể tạo ra những nguồn hàng ổn định hơn cho việc xuất khẩu của Công ty. - Công ty cần tham gia đầu tư vốn, máy móc thiết bị cho các cơ sở hay các làng nghề sản xuất ra những sản phẩm phục vụ xuất khẩu cho công ty để từ đó Công ty có thể kiểm soát, chi phối, tạo sự ổn định các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Khi thực hiện đầu tư cho các cơ sở sản xuất này, Công ty có thể tham gia vào quá trình sản xuất và có thể kiểm soát được chất lượng hàng TCMN và không bị cạnh tranh bởi các Công ty khác. Công ty òn nên tham gia với vai trò đầu tư hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ sơ sản xuất, qua nghiên cứu thị trường nắm bắt được các nhu cầu, tổ chức thiết kế mẫu mã sản phẩm hợp lý, đặt hàng và hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất để có được mặt hàng như ý - Mở rộng liên doanh, liên kết sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm với các công ty khác để có thể hỗ trợ nhau trong kinh doanh khi công ty có những hợp đồng lớn. - Đầu tư váo xưởng sản xuất Thủ công mỹ nghệ tại công ty để có thể chủ động hơn trong công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu bằng cách: Đầu tư thêm các công nghệ mới hiện đại một số khâu để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm tra, tình trạng cơ sở vật chất lao động và các vấn đề tổ chức sản xuất để có kế hoạch đầu tư nâng cấp cao hơn, đầu tư thêm cán bộ kỹ thuật, đào tạo mới đào tạo lại các lao động, có thu hút các nghệ nhân từ các làng nghề về xưởng sản xuất. 3.2.3. Tăng cường hoạt động giao tiếp, khuyếch trương và quảng bá sản phẩm. Mỗi công ty có nhu cầu phát triển, bành trướng quy mô và danh tiếng trên thị trường thế giới. Để đạt được điều này ngoài những chính sách hoạt động khác, công ty cần phải quan tâm và đẩy mạnh chính sách giao tiếp và khuyếch trương của mình. Một số hình thức thực hiện công tác này như: Thư giao dịch: Nếu sự tiếp xúc ban đầu mang tính chất giới thiệu và nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với công ty thì một tấm bưu thiếp có ảnh kèm theo vài lời giới thiệu ngắn gọn, súc tích và ấn tượng chắc hẳn sẽ có hiệu quả cao. Lời giới thiệu không nhất thiết phải quảng bá ngay sản phẩm của mình, mà có thể là nói về những gì xung quanh nó nhằm làm cho khách hàng cảm nhận được sự quan tâm, niềm phấn khích và đôi khi có thể là tính tò mò mà có những quan hệ tiếp theo đối với công ty. Những thư giao dịch tiếp theo đó phải có thái độ thiện chí hơn và tỏ ra có trách nhiệm với thư ban đầu hay thư trước đó, tỏ thái độ trung thực nhằm chiếm được lòng tin của khách hàng làm cho chính sách quảng bá sản phẩm của công ty thành công. Catalog: Đây là loại hình quảng cáo bằng hình ảnh. Loại hình quảng cáo này rất quan trọng và cần thiết vì nó có thể cho khách hàng cảm nhận sự đa dạng của sản phẩm bằng trực quan, nhận biết được mẫu mã sản phẩm và kiểm tra xem có phù hợp với mục đích của mình không? Chính vì vậy việc thiết kế Catalog là rất quan trọng trong việc gây cảm giác thích thú và hấp dẫn khách hàng. Chúng ta có thể có nhiều cách phân bố hình ảnh trong catalog để gây hấp dẫn và thích thú với khách hàng. Ngoài ra quyển catalog cũng cân được thiết kế cho phù hợp và thuận lợi với việc thay đổi và bổ sung mẫu mã mới. Catalog có thể được thiết kế theo chủ đề, theo chủng loại sản phẩm,theo chất liệu…tùy theo từng chủ đề, công ty có thể thiết kế để phù hợp nhất với thực trạng của công ty. Báo, tạp chí: Là một công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ , công ty có thể chọn đăng quảng cáo trên các tạp chí và các báo, tuy nhiên việc thiết kế quảng cáo trên báo và tạp chí như thế nào để làm hấp dẫn người đọc làm nổi bật được những ưu điểm của sản phẩm là một vấn đề quan trọng. Công ty cũng cần phải thiết kế chương trình quảng cáo trên từng nước trong khu vực thị trường này. Là một công ty xuất nhập khẩu hàng TCMN, Công ty có thể chọn đăng quảng cáo trên các báo, tạp chí như: Tạp chí mỹ nghệ và kim hoàn, tạp chí Business, Tạp chí thương mại… Mạng Internet: Đây là mạng thông tin toàn cầu, xoá bỏ mọi sự giới hạn về không gian và thời gian, có thể khuyếch trương được sản phẩm của mình trên thế giới. Công ty không thể bỏ qua cơ hội rất tốt này để quảng bá sản phẩm của mình vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc lại vừa hiệu quả.Công ty có thể tạo ra những trang Web quốc tế được thiết kế sinh động, hấp dẫn và tiện lợiể khách hàng có thể hiểu biết hơn về công ty và các sản phẩm của Công ty Tuy nhiên, sử dụng một số hình thức trên công ty cũng phải chú ý đến một số quy định mang tính chất quốc tế như: EU hạn chế quảng cáo trên tivi nhằm đối tượng khách hàng là trẻ em, nhiều quốc gia cấm sử dụng những từ như miễn phí, biếu không…, thị trường Tây Ban Nha cho phép sử dụng hầu hết các công cụ giao tiếp như chào hàng thư tín, quà tặng kèm theo sản phẩm nhưng ở Đức lại không được dùng những công cụ này. Thực hiện tốt chính sách quảng bá sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả cao cho công ty thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty hơn, đem lại hình ảnh đẹp và uy tín trên thị trường cho Công ty. 3.2.4. Đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng TCMN. EU là một thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường này cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu, tập quán tiêu dùng của người dân ở khu vực này. Để cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm của công ty cần có sự kết hợp giữa các cán bộ nghiên cứu thị trường, cán bộ thu mua hàng và cơ sở sản xuất để đưa ý tưởng do công ty thiết kế đến các cơ sở dựa trên sự nghiên cứu tiêu dùng của nước nhập khẩu. Công ty cần thành lập thêm bộ phận với các chuyên gia thiết kế mẫu mã để phối hợp cùng với các cơ sở sản xuất làm phong phú thêm cho mặt hàng TCMN của công ty nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó công ty cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm của sản phẩm TCMN. Chất lượng sản phẩm có thể là một vũ khí để công ty cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài. Đây là việc hết sức khó khăn vì phần lớn sản phẩm xuất khẩu của công ty đều phải đi thu mua từ bên ngoài. Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Công ty nên đầu tư vào sản xuất hàng TCMN chính tại các làng nghề để từ đó có thể quản lý được chất lượng sản phẩm ngay từ khi sản xuất, lập bảng yêu cầu về chất lượng sản phẩm khi thu mua nhằm thu được các sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn đặt ra. Công ty cũng nên thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng để tránh rủi ro trong xuất khẩu như: hàng hóa bị gửi trả lại, gây mất uy tín cho Công ty trên nhưng thị trường khó tính như thị trường EU. Công ty cũng cần có chính sách đào tạo hướng dẫn kỹ thuật cho đội ngũ lao động ở các làng nghề, cơ sở sản xuất hàng TCMN. 3.2.5. Sử dụng chuyên gia tư vấn nước ngoài trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Thị trường EU là thị trường rất rộng lớn, bao gồm 27 quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia là một thị trường nhỏ, có phong tục tập quán, giá trị văn hoá khác nhau nên ảnh hưởng tới tâm lý tiêu dùng, sự cảm nhận về cái đẹp là khác nhau. Dù một sản phẩm đẹp đến mấy nhưng nó không phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng của thị trường đó thì sản phẩm đó cũng bị loại. Việc cải tiến mẫu mã sản phẩm không làm tuỳ tiện theo cảm hứng của nhà sản xuất được mà phải dựa theo sở thích của người tiêu dùng. Ví dụ, người Đức thích những sán phẩm tiện dụng, người Pháp thích những sản phẩm có màu tươi sáng… Những đặc trưng như vậy chỉ có những chuyên gia nước ngoài mới hiểu hết được. DO đó công ty cần đầu tư thuê chuyên gia người nước ngoài thiết kế sản phẩm có thể thâm nhập vào thị trường EU. Tuy nhiên, thuê chuyên gia rất tốn kém nên công ty chỉ nên tập trung vào một số thị trường có sức mua lớn chứ không phải tất các thị trường. 3.2.6. Nâng cao trình độ kinh doanh xuất khẩu cả về nghiệp vụ lẫn kiến thức về hàng TCMN cho nhân viên trong công ty. Đối với mặt hàng TCMN, đòi hỏi cán bộ xuất khẩu không chỉ thành thạo trong công việc giao dịch tìm đối tác, bạn hàng, đàm phán, ký kết hợpđồng mà còn phải trang bị cho mình những kiến thức về hàng thủ công mỹ nghệ như: quy trình sản xuất, nguyên liệucấu tạo nên sản phẩm, trình độ thẩm mỹ, ảm hiểu về mỹ thuật để có thể tư vấn cho nhà sản xuất về kiểu dáng, mẫu mã…Nói cách khác là nhân viên cần phải đặt mình vào vị trí người thợ thủ công để khi nhìn vào những sản phẩm mẫu mã do khách hàng nước ngoài đặt hàng, nhân viên giao dịch của công ty có thể biết được những chất liệu gì có thể làm ra sản phẩm đó và ước lượng được giá thành sản phẩm đó, sẽ giúp cho quá trình đàm phán với khách hàng được thuận lợi hơn. Công ty cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như kiến thức về các sản phẩm TCMN cho các nhân viên trẻ. Công ty có thể tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia các buổi hội thảo, các khoá huấn luyện ngắn ngày ở bên ngoài hoặc các buổi nói chuyên với các chuyên gia, những người có kinh nghiệm. Đối với những nhân viên trẻ sau khi tuyển dụng, Công ty cần đào tạo để nắm rõ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm, quyền hạn được giao, tạo điều kiện cho các nhân viên này đi thực tế nhiều hơn để họ có kinh nghiệm. Công ty cần có kế hoạch cho việc đào tạo dưới các hình thức như: cử đi đào tạo, đào tạo tại chỗ không mất chi phí…tổ chức các khóa học trong các trường đại học và đánh giá được hiệu quả của các phương pháp và hình thức đào tao 3.2.7. Mở rộng mạng lưới liên kết với các nhà sản xuất hàng TCMN. Ngày nay với xu hướng các nước trong khối EU ngày càng ưa chuộng các sản phẩm TCMN của Việt Nam, công ty sẽ có nhiều đơn đặt hàng lớn từ thị trường này. Chính vì vậy để đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu ổn định, công ty cần mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất làng nghề trong nước. Công ty cần củng cố và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các chân hàng, tìm kiếm các cơ sở sản xuất mới để mở rộng liên kết có thêm những mẫu mã sản phẩm mới và góp phần ổn định nguồn hàng TCMN của công ty. Công ty nên cử các cán bộ đi tìm hiểu về các cơ sở sản xuất, tìm hiểu về khả năng sản xuất, chất lượng mặt hàng, sự đa dạng về mẫu mã và nếu thấy đảm bảo thì hợp tác mua. Mở rộng thêm mối quan hệ với các chân hàng trên khắp cả nước để làm phong phú nguồn hàng xuất khẩu cho công ty. 3.2.8. Nâng cao chất lượng đóng gói, bảo quản hàng TCMN. EU là một thị trường rất khó tính, họ rất chú trọng đến chất lượng hàng TCMN. Chính vì vậy công ty cần chú ý đến công tác đóng gói và bảo quản hàng TCMN. Nâng cao hiệu quả công tác này cũng góp phần làm giảm giá thành sản phẩm vì chi phí bao gói là một bộ phận trong giá thành của hàng TCMN. Bên cạnh đó, việc bảo quản hàng hoá cho đến khi hàng được trao tận tay nhà nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm cho cả lô hàng đó khó bán thậm chí còn bị trả lại. Chính vì vậy cần nâng cao hiệu quả côngtác đóng gói và bảo quản hàng hóa để đảm bảo hàng xuất đi thành công nhất. 3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước. 3.3.1 Tăng mức ưu đãi trong sản xuất kinh doanh hàng TCMN. Để tạo động lực cho ngành thủ công mỹ nghệ phát triển, nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau: - Dự án sản xuất kinh doanh hàng TCMN thuộc ngành nghề truyền thống, có sử dụng nhiều lao động được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm 50% cho 4 năm tiếp theo - Nếu dự án thực hiện xuất khẩu trên 30% thì được hưởng ưu đãi: miễn 3 năm thuế TNDN và giảm 50% cho các năm tiếp theo. 3.3.2. Chính sách đối với các làng nghề và đối với các nghệ nhân. Hàng TCMN Việt Nam được sản xuất chủ yếu ở các làng nghề truyền thống. Vì vậy để đảm bảo nguồn hàng cho xuất khẩu, nhà nước nên có những chính sách phát triển làng nghề truyền thống. Trong những năm gần đây, hoạt động theo cơ chế thị trường đã làm cho các làng nghề truyền thống có sự phân hoá rõ rệt: một số làng nghề phát triển mạnh(như gốm, chạm khảm, chế biến gỗ, mây tre),một số làng nghề lại phát triển cầm chừng ( nghề đồ sành, đúc đồng…),có những làng nghề gặp nhiều khó khăn ( nghề giấy gió, gò đồng…) và một số làng nghề đang trong quá trình suy vong và có khả năng mất đi. Các làng nghề có điều kiện và cơ hội để phát triển thì lại gặp khó khăn về tài chính, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng yếu kém… Nên nhà nước cần có những chính sách đối với các làng nghề và các nghệ nhân như sau: - Nhà nước cần có biện pháp và kế hoạch phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở địa phương trong cả nước. Chính phủ có thể xem xét và phê duyệt cấp vốn đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, bến bãi, đường dây tải điện..) của các làng nghề có xuất khẩu trên 30% gía trị sản lượng hàng hoá. Cần có biện pháp giúp đỡ hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất hàng TCMN, xây dựng vùng nguyên liệu cho sản xuất hàng TCMN - Tổ chức thành lập hiệp hội các làng nghề: Sự ra đời các hiệp hội này sẽ làm tăng thêm mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước cần đứng ra thành lập hiệp hội, kêu gọi các công ty các cơ sở xuất khẩu hàng TCMN tham gia vào hiệp hội bằng các chính sách khuyến khích như: miễn giảm thuế, có ưu đãi riêng về thủ tục vay vốn ngân hàng… - Đối với các nghệ nhân: +Phong tặng danh hiệu “nghệ nhân”, “bàn tay vàng” cho những người thợ giỏi, có nhiều đóng góp vào việc giữ gìn,phát triển làng nghề và kèm theo các giải thưởng nhằm khuyến khích họ phát huy tài năng. + Bồi dưỡng miễn phí các kiến thức về hội hoạ, mỹ thuật cho các nghệ nhân tại các trường cao đẳng mỹ thuật +Bảo hộ quyền sở hữu đối với các sáng chế giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá. 3.3.3. Tăng cường vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN. Vốn để phát triển sản xuất là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong các làng nghề nói chung và ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng. Cũng như các ngành nghề sản xuất hàng xuất khẩu khác, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn để khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN ngày càng có chất lượngcao hơn. Nhà nước có thể tăng vốn cho vay từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm và các ngân hàng TM quốc doanh. Khi nguồn vốn được đảm bảo, các cơ sở sẽ có điều kiện trang bị máy móc, đầu tư công nghệ mới và phát triển sản xuất 3.3.4. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. - Nhà nước cần thành lập thêm một số trung tâm xúc tiến thương mại tại một số nơi ở nước ngoài. Các trung tâm này có các gian hàng cho các doanh nghiệp trong nước thuê để trưng bày, chào hàng với giá khuyến khích. - Hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN tham gia hôi chợ triển lãm nước ngoài. - Giao nhiệm vụ cho các đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người nước ngoài. 3.3.5. Đơn giản hoá các thủ tục xuất khẩu. - Tiếp tục áp dụng những biện pháp mới mà ngành hải quan đã thực hiện như phân luồng hàng hoá, quy định xác nhận thực xuất, quy chế khai báo một lần, đăng ký tờ khai trên máy tính… - Nhà nước cần có văn bản rõ ràng về việc nhập mác, mã vạch của khách hàng nước ngoài để đính vào hàng TCMN - Giảm nhẹ tiền cước vận chuyển và các lệ phí tại các cảng, cửa khẩu đối với hàng TCMN Trên đây là một số đề xuất của cá nhân tôi nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường EU. Các đề xuất này có thể hoặc chưa có tính ứng dụng và còn nhiều hạn chế, nhưng tôi vẫn mạnh dạn trình bày ở đây với mong muốn được góp một phần nào ý kiến để nâng cao hoạt động xuất khẩu tại Công ty. KẾT LUẬN Thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành hàng được xếp vào 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua. Xuất khẩu hàng TCMN không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam mà nó còn góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hoá dân tộc và giới thiệu tinh hoa văn hóa với thế giới thông qua những sản phẩm TCMN. Ngày nay, hàng TCMN của Việt Nam rất được ưa chuộng ở nhiều thị trường trên thế giới trong đó có EU, một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với hàng TCMN của Việt Nam. Công ty ARTEX Thăng Long là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN từ lâu trên thị trường. Trong quá trình phát triển công ty đã gặp rất nhiều khó khăn như những sự biến động lớn về kinh tế, chính trị, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới về xuất khẩu hàng TCMN…Nhưng với những kinh nghiệm đã có của mình, công ty ARTEX Thăng Long đã không ngừng vươn lên để xây dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới và khu vực trong đó thị trường EU vẫn là thị trường trọng điểm của công ty. Trong thời gian tới công ty vẫn xác định cần phải mở rộng hơn nữa thị trường EU nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN và có thể tiến một bước xa hơn nữa trong kinh doanh xuất nhập hàng TCMN. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách kinh tế thương mại – GS.TS. Đặng Đình Đào- GS.TS. Hoàng Đức Thân Giáo trình Thương mại quốc tế Tạp chí Thương Mại 2007 Thời báo kinh tế số 48, 63, 42 Các trang web: Eurocham’s official, Ba thị trường xuất khẩu TCMN, sứ mệnh và mục tiêu, thực trạng xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU, mối quan hệ Việt Nam và EU… Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long. Bảng cân đối kế toán công ty. Báo cáo thường niên của công ty. Dự kiến năm 2008 của công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11469.doc
Tài liệu liên quan