Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án - Một số sai sót và vướng mắc trong thực tiễn thi hành

Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức cho kiểm sát viên Việc giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trước công việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KSV là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay khi cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn, đòi hỏi giải quyết vụ án phải khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội, bảo đảm quyền dân chủ, thể hiện sự bình đẳng trong tranh tụng tại phiên tòa. Vì vậy, cần thống nhất nhận thức trong đội ngũ KSV về vai trò, tầm quan trọng của tranh tụng tại phiên tòa để tham gia tranh tụng tại tòa, góp phần truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, điều này đòi hỏi KSV phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm chắc pháp luật, bảo đảm tính khách quan, vô tư và chỉ tuân theo pháp luật. Tôn trọng luận cứ bào chữa của luật sư để xem xét vụ án một cách thận trọng, khách quan, tránh cảm tính dẫn đến việc buộc tội thiếu cơ sở, không thuyết phục hoặc oan, sai. Việc đề xuất mức án phù hợp không những có tính chất trừng trị, răn đe mà còn có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa chung. Kịp thời kháng nghị những bản án xử quá nhẹ không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội hoặc những bản án trái pháp luật, có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử để nâng cao chất lượng của bản án, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án - Một số sai sót và vướng mắc trong thực tiễn thi hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 72 CHUYỂN GIAO QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ THI HÀNH ÁN - MỘT SỐ SAI SÓT VÀ VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN THI HÀNH Bùi Nguyễn Phương Lê1 Tóm tắt: Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án là một vấn đề không còn mới trong hệ thống pháp luật thi hành án dân sự nhưng lại là chủ điểm còn nhiều vướng mắc, tranh cãi, thậm chí sai sót của các chấp hành viên trực tiếp thi hành án. Trong bài viết này, tác giả đưa ra một số vụ việc thực tế, qua đó, phân tích, luận giải về những sai sót, khó khăn, vướng mắc của cơ quan thi hành án dân sự khi áp dụng các quy định về chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án và một số ý kiến có tính chất giải pháp, kiến nghị để giải quyết các khó khăn, vướng mắc đó. Từ khóa: chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án, xác định người thừa kế. Nhận bài: 05/10/2017; Hoàn thành biên tập:15/11/2017; Duyệt đăng: 28/11/2017. Abstract: Transfering right, duty of judgment enforcement is not a new issue in the legal system of civil judgment enforcement but it has lots of difficulties, arguments even mistakes made by enforcers who directly taking part in the judgement enforcement. The author brings forward some practical cases to analyze, interpret mistakes, difficulties, obstacles found by civil judgment enforcing agencies in applying regulations on transfering right, duty of judgment enforcement as well as makes suggestions to solve those difficulties. Keywords: Transfering right, duty of judgment enforcement, determine the heir. Date of receipt: 05/10/2017; Date of revision:15/11/2017; Date of approval: 28/11/2017. 1. Vụ việc thứ nhất Quyết định thi hành án số 25/2016/QĐ- CCTHA của Chi cục Thi hành án dân sự huyện C, tỉnh T có nội dung “Công ty TNHH P phải trả cho công ty cổ phần xây dựng X số tiền là 5.000.000.000 đồng”. Quyết định này được giao cho Chấp hành viên M tổ chức thi hành. Sau khi nhận được quyết định thi hành án, Chấp hành viên M đã tiến hành thông báo quyết định thi hành án cho các bên đương sự thì nhận được thông tin Công ty TNHH P đã đổi tên thành Công ty TNHH S. Sau khi nhận được thông tin, Chấp hành viên đã tiến hành xác minh qua Sở Kế hoạch đầu tư thì có kết quả đúng như cung cấp thông tin của đương sự. Trên cơ sở kết quả xác minh, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện C đã ra quyết định chuyển giao nghĩa vụ thi hành án từ Công ty TNHH P sang cho Công ty TNHH S. Ngoài ra, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự còn ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án số 25/2016/QĐ-CCTHA và ra quyết định thi hành án mới đối với nghĩa vụ của Công ty TNHH S. Bình luận: Ở trong vụ việc trên, cơ quan thi hành án dân sự có hai việc làm sai. Thứ nhất, liên quan đến xác định căn cứ chuyển giao quyền thi hành án. Trong vụ việc trên, doanh nghiệp chỉ đơn giản là đổi tên chứ không hợp nhất, sáp nhập, chia, tách. Theo quy định của tại khoản 1 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thì việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án chỉ xảy ra khi doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập hoặc chia, tách, giải thể, phá sản... Cụ thể: “Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án đối với tổ chức được thực hiện như sau: a) Trường hợp hợp nhất thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Trường hợp sáp nhập thì tổ chức sáp nhập tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c) Trường hợp chia, tách thì cơ quan ra quyết định chia, tách phải xác định rõ cá nhân, tổ chức tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quyết định chia, tách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Nếu quyết định chia, tách không quy định nghĩa vụ của các tổ chức mới thì sau khi chia, tách các tổ chức mới có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị chia, tách; 1 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Đào tạo Các chức danh thi hành án dân sự, Học viện tư pháp Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 73 d) Trường hợp giải thể thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết trước khi ra quyết định. Trường hợp quyền, nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị giải thể được chuyển giao cho tổ chức khác thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án. Trường hợp doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp thì nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao theo quy định của Luật doanh nghiệp. Cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải thể theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài sản để thi hành án không còn do thực hiện quyết định giải thể trái pháp luật thì cơ quan ra quyết định giải thể phải chịu trách nhiệm thi hành phần nghĩa vụ của tổ chức bị giải thể tương ứng với tài sản đó; đ) Trường hợp phá sản thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được thực hiện theo quyết định về phá sản; e) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình thì sau khi chuyển đổi, công ty cổ phần tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án.” Như vậy, rõ ràng, đối chiếu với quy định trên, việc cơ quan thi hành án xác định đây là một trường hợp cần tiến hành thủ tục chuyển giao quyền và nghĩa vụ là chưa chính xác. Thứ hai, là thủ tục thực hiện việc chuyển giao quyền thi hành án mà cơ quan thi hành đã thực hiện. Trong vụ việc trên, cơ quan thi hành án ban hành Quyết định chuyển giao nghĩa vụ thi hành án. Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với cá nhân, tổ chức mới tương ứng với quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao và ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trước đây. Như vậy, nếu xác định đây là vụ việc buộc phải chuyển giao quyền thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án không nhất thiết phải ra quyết định chuyển giao quyền thi hành án mà chỉ cần ra quyết định thi hành án mới và ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trước đây. Cách xử lý: Đây là một trường hợp có sự thay đổi về chủ thể nhưng không có sự chuyển giao quyền và nghĩa vụ, vì vậy, không thể và không nên áp dụng trình tự, thủ tục chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án. Khi gặp các trường hợp này, cơ quan thi hành án vẫn thực hiện việc thi hành án mà không có bất cứ một quyết định thi hành án mới nào được ban hành, chỉ nên kèm dòng chữ “nay được đổi tên thành Công ty TNHH S” ở các văn bản có tên người phải thi hành án là đủ. 2. Vụ việc thứ hai Quyết định thi hành án số 345/2016/QĐ- CCTHA ngày 24/6/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện E, tỉnh Đ có nội dung: “Bà Dương Thị T phải trả cho ông Trần Q số tiền là 370.000.000 đồng”. Để thi hành bản án trên, Chấp hành viên đã ra quyết định kê biên, xử lý tài sản của bà T. Sau khi thông báo quyết định kê biên thì Chấp hành viên nhận được thông tin ông Q chết. Để thực hiện thủ tục chuyển giao quyền thi hành án, các cơ quan thi hành án dân sự có hai điểm vướng mắc, thứ nhất, cơ quan thi hành án có bắt buộc phải yêu cầu người được chuyển giao quyền thi hành án làm đơn yêu cầu thi hành án không? Thứ hai, cơ quan thi hành án xác định người thừa kế như thế nào? Bình luận: - Đối với đơn yêu cầu thi hành án: Theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thì làm đơn yêu cầu thi hành án là quyền của người được chuyển giao quyền thi hành án chứ không phải là nghĩa vụ của họ. Do đó, cơ quan thi hành án có nghĩa vụ hướng dẫn quyền làm đơn yêu cầu thi hành án mà không có quyền bắt buộc người được chuyển giao quyền có đơn yêu cầu thi hành án mới thực hiện thủ tục chuyển giao quyền thi hành án. - Đối với thủ tục xác định người thừa kế: Hiện nay, do Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không đề cập đến trình tự, thủ tục xác định người thừa kế nên việc xác định người thừa kế đang tồn tại hai quan điểm giải quyết khác nhau, cụ thể như sau: Quan điểm thứ nhất: Chấp hành viên chủ động xác định người thừa kế theo hướng xác minh tại HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 74 UBND xã, phường, thị trấn, sau đó, tiến hành niêm yết danh sách người thừa kế tại UBND cấp xã trong thời hạn 30 ngày, nếu không ai có ý kiến gì khác thì cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án cho những người được chuyển giao quyền theo danh sách người thừa kế đã được xác định. Quan điểm thứ hai: Chấp hành viên yêu cầu người được chuyển giao quyền chứng minh việc thừa kế của mình thông qua bản án chia thừa kế của Tòa án hoặc bằng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế có chứng nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quan điểm của Tác giả thì cơ quan thi hành án nên thực hiện theo quan điểm thứ hai bởi các lý do sau: Thứ nhất, việc Chấp hành viên chủ động xác định người thừa kế là không phù hợp vì pháp luật không có quy định cho Chấp hành viên được thực hiện quyền này. Thứ hai, việc niêm yết danh sách người thừa kế tại UBND cấp xã cũng chỉ là việc làm mang tính chất áp dụng tương tự pháp luật (tức là áp dụng giống hành vi của công chứng viên khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế), chứ không phải là thủ tục được pháp luật công nhận cho phép Chấp hành viên làm để miễn trừ trách nhiệm nếu có người thừa kế khác với danh sách đã được niêm yết. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt động nghề nghiệp, cơ quan thi hành án dân sự nên yêu cầu người được chuyển giao quyền chứng minh việc thừa kế của mình. Đồng thời, trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn để đảm bảo sự thống nhất của các cơ quan thi hành án trong cách xử lý vấn đề chuyển giao quyền thi hành án. 3. Vụ việc thứ 3 Quyết định thi hành án số 134/2016/QĐ- CCTHA của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Q tỉnh N có nội dung: “Bà Nguyễn Thị M phải giao trả cho bà Trần Thị Đ diện tích đất vườn còn lại 5.518m2 tại thửa đất số 818, tờ bản đồ số 23 thôn B, thị trấn S, huyện Q, tỉnh N”. Sau khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án thì xảy ra sự kiện bà M chết và người quản lý diện tích đất này hiện là chị Lê Thị Y (con gái của bà M). Theo quy định tại Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thì đây là một sự kiện bắt buộc cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện việc chuyển giao nghĩa vụ thi hành án. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ- CP nếu có người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án giao tài sản cho người được thi hành án. Hết thời hạn này mà họ không có người thực hiện thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức giao tài sản, kể cả cưỡng chế giao tài sản cho người được thi hành án theo quy định của pháp luật. Vấn đề đặt ra là cơ quan thi hành án có phải ra quyết định thi hành mới trong trường hợp này không? Nếu có thì ra quyết định thi hành án đối với ai? Hiện nay đang có hai quan điểm giải quyết khác nhau: Quan điểm thứ nhất: Cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án mới và thu hồi quyết định thi hành án cũ. Những người theo quan điểm này cho rằng, theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thì trong mọi trường hợp khi chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án, cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án đối với cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ và ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trước đây. Quan điểm thứ hai: Cơ quan thi hành án không phải ra quyết định thi hành án mới mà thực hiện thông báo cho người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án. Những người theo quan điểm này cho rằng Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn riêng về thủ tục chuyển giao nghĩa vụ và theo quy định này, cơ quan thi hành án không phải thực hiện việc ra quyết định thi hành án mới. Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai vì lý do sau: theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự thì trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế. Với quy định này, Chấp hành viên buộc phải xác minh người thừa kế và thực hiện thủ tục chuyển giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Tuy nhiên, bên cạnh việc phải xác minh người thừa kế, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Chấp hành viên Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 75 phải xác minh người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản, nếu người thừa kế không trùng với người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án thì việc thi hành sẽ dẫn đến tình trạng quyết định ban hành đối với một người nhưng thủ tục thông báo và cưỡng chế lại đối với người khác (người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án). Như vậy, việc ra quyết định thi hành án mới sẽ tạo nên sự “rườm rà” trong thủ tục chuyển giao nghĩa vụ trong khi tài sản cần được giao theo bản án, quyết định vẫn còn nguyên trạng và có người trực tiếp quản lý, sử dụng. Đây là một quy định cần được hướng dẫn cụ thể để tạo nên sự thống nhất trong cách xử lý của các cơ quan thi hành án dân sự. Đồng thời quy định này nên được hướng dẫn theo hướng không nhất thiết phải ra quyết định thi hành án mới vì những rắc rối như phân tích ở quan điểm thứ hai vừa nêu. 4. Vụ việc thứ 4 Quyết định thi hành án số 144/QĐ-CCTHA ngày 16/11/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự thị xã G, tỉnh Đ có nội dung: “Buộc ông Phạm Mạnh H và bà Cao Thị T phải trả cho Ngân hàng N số tiền là 1.927.358.333 đồng. Kể từ ngày 18/7/2016, ông Phạm Mạnh H và bà Cao Thị T phải tiếp tục chịu tiền lãi phát sinh theo hợp đồng tín dụng số 5307-LAV20110060 ngày 17/8/2011 tương ứng với số tiền gốc và số tiền chậm trả cho đến khi thi hành án xong. Trường hợp ông Phạm Mạnh H, bà Cao Thị T không trả được nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng N có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 03455 do UBND thị xã G cấp cho hộ ông Trần Đức A và bà Lê Thị H để thu hồi khoản tiền gốc vay và lãi phát sinh theo hợp đồng thế chấp số 4914/TC ngày 11/8/2011”. Sau khi nhận được quyết định thi hành án do Thủ trưởng cơ quan thi hành án phân công, Chấp hành viên nhận được Giấy chứng tử của ông Trần Đức A, trong Giấy chứng tử ghi ngày chết của ông Trần Đức A là ngày 17/12/2017. Trong vụ việc này, cơ quan thi hành án dân sự băn khoăn về việc có thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án không? Hiện nay có hai quan điểm giải quyết như sau: Quan điểm thứ nhất: Không có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp này. Theo Quyết định thi hành án thì người phải thi hành án là ông Phạm Mạnh H và bà Cao Thị T Ông Trần Đức A chỉ là người có tài sản và đưa tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ của ông Phạm Mạnh H và bà Cao Thị T. Thực tế hoạt động thi hành án vẫn xác định ông Trần Đức A là người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Trong khi khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự chỉ đề cập đến chủ thể là người được thi hành án và người phải thi hành án chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế mà không đề cập gì đến người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Quan điểm thứ hai: Phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án. Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự “Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định được thi hành”. Trong Quyết định của bản án đã nêu rõ nếu ông Nguyễn Mạnh H. và bà Cao Thị T. không trả được nợ thì có quyền xử lý tài sản thế chấp của ông Trần Đức A và bà Lê Thị H. Vì vậy, ông A, bà H đã trở thành người phải thi hành án khi ông H, bà T không trả được nợ. Theo quan điểm của tác giả, các cơ quan thi hành án không nên quan niệm “người phải thi hành án” theo cách nhìn đơn chiều. Trong vụ việc trên, chúng ta hoàn toàn xác định cả ông Nguyễn Mạnh H, bà Cao Thị T và ông Trần Đức A, bà Lê Thị H đều là người phải thi hành án. Tuy nhiên, nghĩa vụ đến đâu còn tùy thuộc vào bản án, quyết định của Tòa án và căn cứ vào Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp được ký kết. Như vậy, trong trường hợp này, cơ quan thi hành án hoàn toàn có thể xem ông Trần Đức A là người phải thi hành án và thực hiện thủ tục chuyển giao nghĩa vụ thi hành án như trong trường hợp thông thường. Để đảm bảo sự thống nhất trong cách xử lý của các cơ quan thi hành án dân sự, các cơ quan quản lý nhà nước nên có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này theo hướng vẫn thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án./. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 76 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRANH TỤNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ Nguyễn Kim Chi1 Tóm tắt: Trong điều kiện mở rộng dân chủ thì vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự là quan trọng. Có thể nói nếu như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát là những cơ quan phát hiện tội phạm, thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội có trách nhiệm chính là chống bỏ lọt người phạm tội, thì Toà án là cơ quan xét xử ra phán quyết một người đã bị khởi tố, điều tra, truy tố có tội hay không, có nhiệm vụ chính là chống làm oan người vô tội. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội song cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, còn để xảy ra các trường hợp oan, sai. Trước tình hình đó Đảng ta chủ trương cải cách tư pháp nhằm xây dựng nền tư pháp dân chủ, công bằng, nghiêm minh, một nền tư pháp phục vụ nhân dân. Trong cuộc cải cách tư pháp này việc mở rộng vai trò của Toà án, Viện kiểm sát trong tranh tụng tại phiên toà đóng một vai trò quan trọng. Bài viết sau đề cập đến thực trạng thực hiện tranh tụng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự. Từ khóa: Kiểm sát viên, tranh tụng, phiên tòa hình sự Nhận bài: 05/10/2017; Hoàn thành biên tập:15/11/2017; Duyệt đăng: 28/11/2017. Abstract: In the context of expanding democracy, the issue of litigation in criminal proceedings is important. It can be said that if the Investigation Agency, the Procuracy is the criminal detection agencies, the prosecution of offenders with the main responsibility is against the offenders, the court is the agency Judgment of a person who has been prosecuted, investigated, prosecuted or not, has the main task is to fight off innocent people. The practice of crime prevention by law enforcement agencies in recent years has achieved many important achievements, contributing to the maintenance of security, social order and safety, but also revealed many weak Poor, not equal to the requirements of the task in the new situation, also to occur cases of injustice, wrong. Faced with that situation, the Party advocates judicial reform to build a democratic, fair, and just justice, a judicial service to the people. In this judicial reform, the expansion of the role of the Court, Procuracy in litigation at the trial played an important role. Therefore, enhancing the quality of litigation of procurators at criminal trials is imperative. Keywords: Checker, Litigious, Criminal trial Date of receipt:05/10/2017; Date of revision: 15/11/2017; Date of approval: 28/11/2017. 1. Thực trạng thực hiện tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự 1.1. Kết quả đã đạt được Từ trước tới nay vấn đề tranh tụng và nâng cao chất lượng tranh tụng được quan tâm và đề cập tới nhiều. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương về vấn đề này, cụ thể: Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết 37/ NQ-QH13 ngày 23/11/2012 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viên kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013. Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành cũng có nhiều quy định chứa đựng nội dung của nguyên tắc tranh tụng như quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo, nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc xác định sự thật vụ án, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, các quy định về tranh tụng tại phiên tòa. Nhiều Kiểm sát viên (KSV) đã thực hiện rất tốt vai trò trước và trong khi tham gia phiên tòa, bình tĩnh, tự tin trong đối đáp tranh luận, thể hiện 1 Tiến sỹ, Khoa Đào Tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát, Luật sư - Học Viện Tư pháp Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 77 được bản lĩnh của người thực hành quyền công tố nhà nước. Các KSV khi được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử đã có sự chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, đánh giá, hệ thống các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Từ đó đã chuẩn bị đề cương tham gia xét hỏi và dự thảo luận tội sát hơn với nội dung của vụ án, việc trình bày luận tội và đối đáp của KSV tại phiên tòa có chất lượng tốt hơn và có sức thuyết phục hơn; lời lẽ trong bản luận tội, phương pháp, kỹ năng đối đáp của KSV cũng đã được chú ý và có nhiều đổi mới, tiến bộ. Hơn nữa, hoạt động tranh tụng có hiệu quả, cùng với các hoạt động tố tụng khác đã góp phần giảm thiểu tình trạng oan sai trong việc giải quyết các vụ án hình sự, đảm bảo tính đúng đắn trong hoạt động xét xử sơ thẩm, góp phần làm giảm tỷ lệ án hủy do có vi phạm nghiêm trọng về việc áp dụng pháp luật và vi phạm về thủ tục tố tụng. Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ nội dung bản luận tội, tại phiên tòa, nhiều KSV rèn luyện cho mình tác phong chững chạc, tự tin, cách trình bày quan điểm mềm dẻo, thấu tình đạt lý, thái độ đúng mực. Nhiều phiên tòa, dư luận, báo chí và người tham dự phiên tòa đánh giá cao năng lực, trình độ của KSV thông qua việc xây dựng, trình bày bản luận tội. Khi tranh luận, có nhiều Kiểm sát viên đã tự học hỏi, tổng hợp và xây dựng cho mình nhiều kỹ năng tốt: lắng nghe và tổng hợp ý kiến, kĩ năng chứng minh, kỹ năng phản biện, bác bỏ; kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. 1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trên thực tế vẫn còn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng tại phiên tòa Tình trạng KSV chưa làm tốt công tác chuẩn bị cho hoạt động xét xử vẫn còn. Một số KSV không chuẩn bị đề cương xét hỏi, trong đó dự kiến những vấn đề cần làm rõ hơn tại phiên toà. Việc chuẩn bị bản luận tội trong một số vụ án chưa đạt yêu cầu. Nhiều bản luận tội còn sao chép cơ bản (thậm chí là nguyên văn) bản cáo trạng; phân tích sơ sài, không làm rõ các nội dung cần xem xét, kết luận; kết cấu không hợp lý. Hạn chế thường thấy là các bản luận tội chỉ nêu luận điểm mà rất ít có luận cứ và luận chứng đầy đủ để chứng minh cho luận điểm đã nêu. Nhiều trường hợp KSV tham gia hoạt động xét hỏi chất lượng chưa cao; thể hiện qua việc không chú ý theo dõi việc xét hỏi của các thành viên hội đồng xét xử nên hỏi lặp lại, hỏi về những vấn đề không trọng tâm, không có mâu thuẫn (hỏi cho có). Khi KSV hỏi hoặc nghe Hội đồng xét xử hỏi có những tình tiết mới nhưng không được tiếp thu và sửa đổi kịp thời vào trong bản luận tội (ở phiên toà sơ thẩm) hoặc trong bài phát biểu của KSV (ở phiên toà phúc thẩm); thái độ và ngôn từ sử dụng khi xét hỏi còn nhiều hạn chế. Một số phiên tòa, KSV ngại xét hỏi, ngại tranh luận khiến phiên tòa diễn ra tẻ nhạt. Kiểm sát viên tuy không hẳn từ chối tranh luận nhưng né tránh những vấn đề khó của những người tham gia tố tụng. Tình trạng này xảy ra ngay cả trong những vụ án lớn, phức tạp, dư luận quan tâm, nhiều luật sư tham gia bào chữa. Việc ghi chép, theo dõi các thông tin, tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa còn hạn chế dẫn đến việc tranh tụng, xét hỏi, đề xuất quan điểm giải quyết vụ án không thuyết phục. Văn hóa trong tranh luận ở một số phiên tòa chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều phiên tòa chưa thực sự dân chủ. Một số KSV khi tranh luận không trên cơ sở quy định của pháp luật mà mang nặng tính hơn thua, cay cú, chỉ trích, thiếu bình tĩnh trong tranh tụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa chưa cao, trong đó có ba nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, các quy định của pháp luật tố tụng về tranh tụng tại phiên toà còn nhiều bất cập (chưa đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và thiếu chính xác) dẫn đến việc nhận thức không đúng và áp dụng trong thực tiễn có nhiều vướng mắc. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa quy định tại Điều 306 đến Điều 325 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, nhưng lại không quy định rõ phạm vi, nội dung xét hỏi cũng như phương pháp xét hỏi của các chủ thể (chủ toạ phiên toà, các thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia phiên toà khác) nên trong thực tiễn, việc xét hỏi tại phiên toà được thực hiện rất khác nhau phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người xét hỏi, đặc biệt là thẩm phán chủ toạ phiên toà. Một số quy định còn gây ra sự chồng chéo giữa chức năng xét xử với chức năng buộc tội. Với quy định này nhiều thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã quá nặng về việc hỏi buộc tội bị cáo làm mờ đi vai trò của KSV đang thực hiện chức năng buộc tội bị cáo tại phiên tòa. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 78 Ngoài ra, Điều 15 BLTTHS năm 2015 quy định:“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”, trong đó có Tòa án. Tại phiên tòa trách nhiệm đó là của Hội đồng xét xử, bởi vậy họ sẽ tiến hành nhiều hoạt động tố tụng để chứng minh tội phạm. Quy định như vậy sẽ làm cho vai trò trọng tài của Tòa án không còn khách quan nữa. Tòa án là cơ quan xét xử, là trọng tài giữa các bên buộc tội và gỡ tội. Vì vậy, để việc tranh tụng tại phiên tòa diễn ra dân chủ, bình đẳng, khách quan thì cần xác định rõ ràng Tòa án có vai trò trọng tài phán quyết. Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực trình độ nói chung, bồi dưỡng về kỹ năng tranh tụng cho KSV tham gia phiên tòa nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, Chương trình đào tạo nghiệp vụ cho họ cũng chỉ dành một thời lượng rất ít về kỹ năng tranh tụng, chưa cân đối với các kỹ năng khác. Do đó các học viên khi tốt nghiệp còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn khi tiến hành các hoạt động tố tụng từ khâu điều tra đến xét xử để phục vụ cho tranh tụng tại phiên tòa. Thực tiễn thời gian qua cho thấy một số kiểm sát viên do không được trang bị nhiều kiến thức về tranh tụng lại chuẩn bị không chu đáo, không nắm vững các tình tiết trong hồ sơ vụ án, không chuẩn bị kỹ kế hoạch xét hỏi nên đã hỏi không đúng trọng tâm, lan man hỏi lại những câu mà Hội đồng xét xử đã hỏi vì thế chưa làm rõ những chứng cứ buộc tội. Ba là, trình độ năng lực, kĩ năng, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận KSV vẫn còn hạn chế nhất định. Trình độ và năng lực nghiệp vụ của một số KSV còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Đây là nguyên nhân chính thuộc yếu tố chủ quan hạn chế việc thực hiện vai trò của KSV trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử nói chung, trong tranh tụng tại phiên tòa nói riêng. Bởi lẽ, chất lượng tranh tụng có được là do con người, phụ thuộc vào khả năng chuyên môn của những KSV trực tiếp thực hiện. Bên cạnh đó còn có một số KSV ý thức trách nhiệm chưa cao, đạo đức nghề nghiệp kém cố tình không làm tròn vai trò tranh tụng của mình tại phiên tòa. 2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm 2.1. Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Để nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa và hiện thực hóa nguyên tắc tranh tụng của Hiến pháp năm 2013 trở thành khâu “đột phá” trong hoạt động xét xử của Tòa án, BLTTHS năm 2015 đã quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS làm cơ sở, tư tưởng chỉ đạo để sửa đổi bổ sung toàn diện các quy định của BLTTHS liên quan đến hoạt động tranh tụng. Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện BLTTHS năm 2015 theo hướng sau đây: - Phân định 3 chức năng cơ bản của tố tụng hình sự: buộc tội, bào chữa và xét xử. Quy định các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng chức năng của mình, không làm thay chức năng của cơ quan khác. Tòa án có chức năng xét xử, không thực hiện việc buộc tội. Loại bỏ những nhiệm vụ, thẩm quyền của Tòa án không thuộc chức năng xét xử như: thẩm quyền khởi tố vụ án; trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu các chứng cứ quan trọng; thẩm quyền tiếp tục xét xử vụ án khi Viện kiểm sát đã rút quyết định truy tố; thẩm quyền xét xử vuợt quá giới hạn truy tố của Viện kiểm sát. Quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm và buộc tội bị cáo thuộc về kiểm sát viên (đại diện VKS buộc tội), người bị hại (đối với một số vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại). Chức năng bào chữa thuộc về bị cáo và người bào chữa của họ. - Đổi mới trình tự xét hỏi tại phiên toà theo hướng, trách nhiệm xét hỏi chính thuộc về KSV và người bào chữa. KSV hỏi về các tình tiết chứng minh việc buộc tội. Người bào chữa hỏi về các tình tiết gỡ tội. Hội đồng xét xử là người hỏi nêu vấn đề, định hướng cho việc xét hỏi để bị cáo và người tham gia tố tụng trình bày và chỉ hỏi khi cần thiết để kiểm tra chứng cứ buộc tội, gỡ tội; nếu thấy còn có vấn đề chưa rõ, chưa đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu KSV, người bào chữa hỏi thêm hoặc trực tiếp hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Trình tự xét hỏi được thực hiện theo thứ tự: KSV hỏi trước, đến người bào chữa rồi mới đến Hội đồng xét xử. - Sửa đổi BLTTHS theo hướng qui định rõ quyền hạn của Chủ toạ phiên toà được đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các câu hỏi của KSV và của những người tham gia tố tụng trên cơ sở kiểm tra tính hợp pháp (và chỉ xem xét ở khía cạnh hợp pháp mà thôi) của những câu hỏi đó, đồng thời nêu rõ lý do tại sao không đồng ý với câu hỏi đó. KSV và người bào chữa cũng có quyền đề nghị Chủ toạ phiên toà không chấp nhận câu hỏi của nhau trên cơ sở đưa ra lý do về tính hợp pháp của Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 79 câu hỏi và Chủ toạ phải có quan điểm về vấn đề này. Quan điểm của Chủ toạ là cơ sở để các bên được tiếp tục sử dụng câu hỏi mà họ đã đưa ra. 2.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vu, năng lực công tác cho Kiểm sát viên Chương trình đào tạo kiểm sát viên hiện nay chưa bố trí nhiều thời lượng về kỹ năng tranh tụng của KSV trong tố tụng hình sự, nhất là tranh tụng tại phiên tòa. Để nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV, cần đổi mới chương trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát theo hướng xác định chuẩn đầu ra của học viên kiểm sát phải thành thục các kỹ năng, thao tác tranh tụng, coi đây là tiêu chuẩn bắt buộc khi ra trường. Từ đó xây dựng chương trình thể hiện toàn diện các công việc, hoạt động tố tụng mà KSV phải tiến hành để phục vụ cho tranh tụng tại phiên tòa từ khâu điều tra thu thập chứng cứ đến truy tố, xét xử. Đồng thời phải bố trí thời lượng đủ để chuyển tải các kỹ năng cần thiết của KSV. Chương trình phải chú trọng giữa việc giảng dạy trên lớp với việc thực hành của học viên; tạo điều kiện cho học viên được trao đổi, phát huy tính độc lập tư duy, sáng tạo để giải quyết các tình huống từ thực tiễn tranh tụng thời gian qua; tăng cường các buổi diễn án, thông qua diễn án các học viên được đóng vai thực hành qua các phiên tòa giả định, ra các tình huống để KSV giải quyết. Kết hợp giữa học tại trường với việc thực tập tại Tòa án, Viện kiểm sát để các học viên được trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, đưa ra quan điểm giải quyết vụ án, tham dự các phiên tòa, nhận xét toàn diện về hoạt động của kiểm sát viên tại phiên tòa từ việc kiểm sát quá trình xét xử, bảo đảm sự có mặt của người tham gia tố tụng, nhất là người bào chữa đến việc thực hành quyền công tố đọc cáo trạng, tham gia xét hỏi, đưa ra các yêu cầu, trình bày lời luận tội, tranh luận, đối đáp với các luật sư. Cùng với việc đào tạo cơ bản, cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cập nhật kiến thức pháp luật mới, thống nhất cách áp dụng pháp luật, chủ trương giải quyết một số án trọng điểm. Đặc biệt cần có lớp bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng tranh tụng tập trung vào các công việc nghiên cứu hồ sơ, viết cáo trạng, chuẩn bị luận tội, lập kế hoạch thẩm vấn đến các kỹ năng hỏi, tranh luận, đối đáp kể cả văn hóa ứng xử tại phiên tòa để qua đó nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên. 2.3. Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức cho kiểm sát viên Việc giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trước công việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KSV là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay khi cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn, đòi hỏi giải quyết vụ án phải khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội, bảo đảm quyền dân chủ, thể hiện sự bình đẳng trong tranh tụng tại phiên tòa. Vì vậy, cần thống nhất nhận thức trong đội ngũ KSV về vai trò, tầm quan trọng của tranh tụng tại phiên tòa để tham gia tranh tụng tại tòa, góp phần truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, điều này đòi hỏi KSV phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm chắc pháp luật, bảo đảm tính khách quan, vô tư và chỉ tuân theo pháp luật. Tôn trọng luận cứ bào chữa của luật sư để xem xét vụ án một cách thận trọng, khách quan, tránh cảm tính dẫn đến việc buộc tội thiếu cơ sở, không thuyết phục hoặc oan, sai. Việc đề xuất mức án phù hợp không những có tính chất trừng trị, răn đe mà còn có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa chung. Kịp thời kháng nghị những bản án xử quá nhẹ không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội hoặc những bản án trái pháp luật, có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử để nâng cao chất lượng của bản án, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Kiểm sát viên tự xác định ý thức trách nhiệm của mình trước từng công việc được giao, từng hoạt động tố tụng từ khâu kiểm sát các hoạt động thu thập chứng cứ, đảm bảo quyền của những người tham gia tố tụng đến hoạt động truy tố, tranh tụng tại phiên tòa. Phải thường xuyên giáo dục để mỗi KSV nhận thức được vị trí của người đại diện cho nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự, cáo buộc người có hành vi phạm tội để luôn trau dồi giữ vững phẩm chất đạo đức của người cán bộ kiểm sát. Khi có hiện tượng sinh hoạt, lối sống không lành mạnh xa hoa phải kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở, uốn nắn không để cán bộ bị sa ngã. Nếu thực sự có khuyết điểm phải nghiêm túc kiểm điểm, xử lý kỷ luật thích đáng làm gương để không cán bộ nào mắc phải. Trong những trường hợp cần thì thực hiện luân chuyển cán bộ để cán bộ có điều kiện rèn luyện qua nhiều môi trường công tác. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, kiến thức pháp luật, trình độ nghiệp vụ của KSV sẽ được nâng lên, ý thức trách nhiệm được đề cao từ đó sẽ nâng cao được chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_giao_quyen_va_nghia_vu_thi_hanh_an_mot_so_sai_sot_va.pdf
Tài liệu liên quan