Cơ cấu tổ chức, quản lý nhân sự, tổ chức sản xuất của công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT

LỜI NÓI ĐẦU Quản trị nhân sự là một lĩnh vực ngày càng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Nó bao gồm những vấn đề như tâm lý, sinh lý, triết học, đạo đức . Tuy nhiên nó lại là một vấn đế bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải đặt yếu tố nguồn nhân lực lên hàng đầu, bởi vì tài nguyên con người là vô cùng quý giá. Chính vì thế công tác quản lý lao động trong mỗi công ty là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh của công ty. Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT là một doanh nghiệp tư nhân 100% vốn tự có. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực : Sản xuất, kinh doanh máy móc, thiết bị công cụ. Nhận các hợp đồng gia công, chế tạo, sửa chữa các thiết bị công nghiệp, phụ tùng, thiết bị sản xuất đường, xi măng, thép cán Trong báo cáo này em xin giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, quản lý nhân sự, tổ chức sản xuất của công ty. Em xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Thế Cường – Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT cùng các cán bộ của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT và cô Trần Thị Thanh Bình đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT được thành lập ngày 21/8/1996. Tên gọi : Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT. Tên giao dịch quốc tế : TMT CO.,LTD ( TMT Spare part equipment company limited ) Địa chỉ : 179 Đường Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội Tel : 0084-4-8522336 Fax : 0084-4-5634835 Tài khoản : 108.101.350.15016 tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương- Chi nhánh Hoàn Kiếm. Mã số thuế : 0101264506 Giấy phép kinh doanh số : 0102001002 cấp ngày 21 tháng 8 năm 1996 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty. Công ty sản xuất kinh doanh máy móc, thiết bị công cụ. Nhận các hợp đồng gia công, chế tạo, sửa chữa các thiết bị công nghiệp, phụ tùng, thiết bị sản xuất đường, xi măng, thép cán Luận văn chia làm 3 chương, dài 32 trang

pdf31 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ cấu tổ chức, quản lý nhân sự, tổ chức sản xuất của công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 1 Lớp 7A12 - QLDN LỜI NÓI ĐẦU Quản trị nhân sự là một lĩnh vực ngày càng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Nó bao gồm những vấn đề như tâm lý, sinh lý, triết học, đạo đức ... Tuy nhiên nó lại là một vấn đế bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải đặt yếu tố nguồn nhân lực lên hàng đầu, bởi vì tài nguyên con người là vô cùng quý giá. Chính vì thế công tác quản lý lao động trong mỗi công ty là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh của công ty. Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT là một doanh nghiệp tư nhân 100% vốn tự có. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực : Sản xuất, kinh doanh máy móc, thiết bị công cụ. Nhận các hợp đồng gia công, chế tạo, sửa chữa các thiết bị công nghiệp, phụ tùng, thiết bị sản xuất đường, xi măng, thép cán… Trong báo cáo này em xin giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, quản lý nhân sự, tổ chức sản xuất của công ty. Em xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Thế Cường – Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT cùng các cán bộ của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT và cô Trần Thị Thanh Bình đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 2 Lớp 7A12 - QLDN CHƯƠNG I I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT được thành lập ngày 21/8/1996. Tên gọi : Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT. Tên giao dịch quốc tế : TMT CO.,LTD ( TMT Spare part equipment company limited ) Địa chỉ : 179 Đường Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội Tel : 0084-4-8522336 Fax : 0084-4-5634835 Tài khoản : 108.101.350.15016 tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương- Chi nhánh Hoàn Kiếm. Mã số thuế : 0101264506 Giấy phép kinh doanh số : 0102001002 cấp ngày 21 tháng 8 năm 1996 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty. Công ty sản xuất kinh doanh máy móc, thiết bị công cụ. Nhận các hợp đồng gia công, chế tạo, sửa chữa các thiết bị công nghiệp, phụ tùng, thiết bị sản xuất đường, xi măng, thép cán… 1. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty. Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý chất lượng được biểu hiện theo sơ đồ sau: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 3 Lớp 7A12 - QLDN Nguồn ( Phòng Tổ chức lao động hành chính) GIÁM ĐỐC CÔNG TY PGĐ phụ trách máy công cụ PGĐ phụ trách sản xuất PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh tế đối ngoại XNK PGĐ nội chính Xưởng máy công cụ TTXD & BDHT CSCN P. Bảo vệ P. QTĐS P.Y Tế P. VHXH Ghi chú: Tổ chức công ty PGĐ KHKD TM & QHQT VPCT P.KHTKTC VP.GDTM TTĐHSX XNSX&KDVTCTM NXLĐĐT&BDTBCN Trung tâm TĐH Xưởng bánh răng Xưởng cơ khí lớn Xưởng GCAL-NL Xưởng đúc Xưởng cán thép Phòng kỹ thuật P.QLCLSP&MT Thư viện P.GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 4 Lớp 7A12 - QLDN 1.1. Giám đốc công ty. - Chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Đề ra chính sách chất lượng cho công ty. - Quyết định xây dựng và xem xét theo định kỳ các hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng. - Quyết định mọi nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng. - Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch hàng năm của công ty, cán bộ, đào tạo và đào tạo lại, tuyển dụng lao động. - Quyết định mua và bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty phù hợp cơ chế thị trường và pháp luật. 1.2. Đại diện lãnh đạo về chất lượng. a. Chức năng: Được Giám đốc uỷ quyền và Phó giám đốc phụ trách kỹ thật trực tiếp điều hành để tổ chức sản xuất và điều hành hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, công tác 5S và tác phong làm việc trong toàn công ty. b. Nhiệm vụ và quyền hạn. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc xây dựng, điều hành, kiểm tra thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng. 1.3. Phó giám đốc kinh tế - đối ngoại - xuất nhập khẩu. a. Chức năng: Được Giám đốc uỷ quyền phụ trách các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu và đối ngoại của công ty. b. Nhiệm vụ-quyền hạn. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc chỉ đạo các hoạt động thuộc các lĩnh vực: + Kế toán - thống kê - tài chính. + Kế hoạch. + Công tác đối ngoại và kinh doanh thương mại. - Chỉ đạo xây dựng các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 5 Lớp 7A12 - QLDN 1.4. Phó giám đốc phụ trách sản xuất. a. Chức năng: Được Giám đốc uỷ quyền tổ chức điều hành, thực hiện kế hoạch sản xuất, vật tư, cơ điện theo mục tiêu đã định. b. Trách nhiệm - quyền hạn: - Chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động sản xuất, vật tư, cơ điện. - Ký lệnh sản xuất và các văn bản, quy chế, quy định liên quan đến điều hành sản xuất, vật tư cơ điện của công ty. - Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, sắp xếp lao động hợp lý. - Đề ra những giải pháp kỹ thuật và xử lý các hiện tượng phát sinh gây ách tắc trong sản xuất và phục vụ sản xuất. 1.5. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. a. Chức năng: Giúp Giám đốc quản lý các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và quản lý chất lượng sản phẩm. b. Nhiệm vụ - quyền hạn: - Đề ra những giải pháp kỹ thuật và xử lý các hiện tượng phát sinh gây ách tắc trong sản xuất và phục vụ sản xuất. - Có quyền đình chỉ, sau đó báo cáo giám đốc xử lý đối với các hoạt động vi phạm nghiêm trọng các quy định về quy trình, quy phạm, gây mất an toàn lao động, giảm chất lượng sản phẩm, thiết bị. 1.6. Phó giám đốc kiêm giám đốc xưởng máy công cụ. a. Chức năng: Trực tiếp điều hành và kiểm tra công việc sản xuất của xưởng máy công cụ, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các mặt quản lý, tổ chức, điều hành, sử dụng các tiềm năng lao động, thiết bị và các nguồn lực khác được giao, thực hiện các nhiệm vụ do Công ty phân công. b. Nhiệm vụ - quyền hạn: - Chịu trách nhiệm trước giám đốc về: thực hiện kế hoạch được giao, thời gian hoàn thành, các yêu cầu về mặt công nghệ, chế tạo, chất lượng sản phẩm... - Sử dụng lao động, thiết bị và các phương tiện cần thiết, phân công điều hành sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và thời gian quy định. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 6 Lớp 7A12 - QLDN - Có quyền đình chỉ, sau đó báo cáo giám đốc xử lý đối với các hoạt động vi phạm nghiêm trọng các quy định về quy trình, quy phạm, gây mất an toàn lao động, giảm chất lượng sản phẩm, thiết bị... 1.7. Phó giám đốc phụ trách nội chính. a. Chức năng: Được giám đốc công ty uỷ quyền quản lý, điều hành các hoạt động nội chính, đời sống và xây dựng cơ bản. b. Nhiệm vụ - quyền hạn: - Chịu trách nhiệm trước công ty về việc điều hành, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực: quản trị, bảo vệ, y tế và xây dựng cơ bản. - Xây dựng và đề xuất phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp lao động trong công tác được phân công phụ trách. 1.8. Trưởng của mỗi phòng ban, bộ phận. Chịu trách nhiệm trước giám đốc các phó giám đốc phụ trách về hoạt động của mỗi đơn vị mình. Mỗi đơn vị sẽ duy trì sơ đồ tổ chức riêng của mình, trong đó nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ của họ. Trưởng của mỗi bộ phận đồng thời là điều phối viên chính của hệ thống đảm bảo chất lượng. 1.9. Phòng quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường (QLCL SP & MT). Phòng QLCL SP & MT là phòng chuyên trách kiểm tra chất lượng từ đầu vào đến đầu ra, mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình sản xuất, phạm vi hoạt động của phòng rất rộng. +Kiểm tra chất lượng đầu vào. +Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế. +Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY 1. Đặc điểm về lao động. Con người là nhân tố có tính quyết định đối với sự thành công hay thất bại trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng TMT, do đặc điểm là ngành sản xuất công nghiệp, công việc BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 7 Lớp 7A12 - QLDN lao động nặng nhọc, đòi hỏi phải có sức khoẻ, vì thế đa số lao động ở Công ty là nam giới. Số nữ chủ yếu là làm việc tại các phòng ban nghiệp vụ. Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2002 đến năm 2005 Đơn vị tính: Người Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 TT Phân loại lao động SL % SL % SL % SL % 1 Tổng số lao động 1047 100 1010 100 1008 100 937 100 - Nam 798 76,2 772 76,4 772 76,6 714 76,2 - Nữ 249 23,8 238 23,6 236 23,4 223 23,8 2 PL theo tổ chức LĐ - Trực tiếp 750 71,6 710 70,3 711 70,5 714 76,2 - Gián tiếp 283 27,1 287 28,4 284 28,2 211 22,5 - Phục vụ 14 1,3 13 1,3 13 1,3 12 1,3 3 PL theo trình độ học vấn - Tiến sỹ 2 0,19 2 0,20 2 0,20 2 0,20 - Đại học 147 14,1 160 15,8 161 15,9 161 17,2 - Trung cấp + Cao đẳng 83 7,9 86 8,5 86 8,5 85 9,0 - Công nhân KT 579 55,3 593 58,7 595 59,2 529 56,5 - LĐ phổ thông 236 22,6 169 16,8 164 16,2 160 17,1 4 PL theo trình độ tay nghề - Bậc 1 - 4 230 21,9 219 21,6 219 21,8 186 19,9 - Bậc 5 trở lên 349 33,3 374 37,1 376 37,4 343 36,6 Nguồn (Phòng Tổ chức lao động hành chính) BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 8 Lớp 7A12 - QLDN Qua bảng trên có thể thấy: - Sự biến động lao động của công ty qua các năm theo hướng giảm là không nhiều. Trong cơ chế thị trường công ty phải tự tìm đơn đặt hàng, tự tiêu thụ sản phẩm, sản xuất theo yêu cầu thị trường. - Vì vậy, số lao động dư thừa hay thiếu hụt trong công việc của công ty thường xuyên biến động theo sự thay đổi của hợp đồng. Có những lúc công ty phải cho công nhân trong bộ phận nào đó nghỉ việc không lương, còn công nhân trong bộ phận khác phải làm thêm giờ để hoàn thành đúng kế hoạch. - Lao động nam chiếm tỷ lệ cao (trên 76%). Điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, nhiều công việc nặng nhọc và độc hại đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt. Lao động nữ không thích hợp với những công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc về ban đêm... Vì vậy, lao động nữ chỉ chiếm tỷ lệ thấp (23% - 24%). Tuy vậy cũng ảnh hưởng đến sản xuất của công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải bố trí hợp lý lao động nữ sao cho ít ảnh hưởng nhất đến sản xuất, kinh doanh của công ty. - Tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động gián tiếp (gồm lao động quản lý và lao động phục vụ sản xuất) chiếm 18% - 20%. Trung bình một lao động gián tiếp phục vụ cho 5 - 6 lao động trực tiếp. Trong điều kiện sản xuất chưa được tự động hoá hoàn toàn, tỷ lệ lao động gián tiếp so với lao động trực tiếp càng thấp càng tốt, bộ máy quản lý cũng đỡ cồng kềnh hơn, hiệu quả hơn. Hiện nay tỷ lệ lao động gián tiếp của công ty có chiều hướng giảm chút ít. Đây là một dấu hiệu tốt cần tiếp tục phát huy. Nó là kết quả của một quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức và hoàn thiện công tác tổ chức lao động. - Về trình độ học vấn, số lượng lao động tốt nghiệp các trường đại học, trung cấp còn thấp. Số người có trình độ trung học công nghệ chiếm 56,5%. Số người có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 26,4%. Tỷ lệ này đang được nâng cao dần lên. Hiện nay công ty đã có 161 người có trình độ đại học và có 86 người có BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 9 Lớp 7A12 - QLDN trình độ trung cấp về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật... Một số cấp quản lý chưa qua đào tạo nghiệp vụ, làm việc chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế. Trong công ty còn nhiều công nhân mới tốt nghiệp trung học cơ sở. - Về trình độ tay nghề của đội ngũ lao động. Số lượng công nhân lành nghề, bậc thợ cao chưa nhiều. Số công nhân có tay nghề bậc 5 năm 2002 là 349 người, chiếm 33,3% trong tổng số công nhân. Năm 2003 là 374 người (31,1%), năm 2004 là 376 người (37,4%), năm 2005 là 343 người (36,6%). Như vậy số công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ chưa cao. Tỷ lệ công nhân có tay nghề cao có nhích lên qua các năm 2002, 2003, 2004 nhưng không đáng kể. Trình độ tay nghề công nhân có tính quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Mỗi năm công ty đều tổ chức sát hạch tay nghề để nâng cao tỷ lệ công nhân lành nghề, nhưng mức tăng này còn chậm so với tốc độ tăng của các loại sản phẩm có kỹ thuật công nghệ mới thường xuyên đưa vào sản xuất. Số công nhân có tay nghề bậc 1 - 4, tại năm 2002 là 230 người, bằng 21,9% so với tổng số công nhân. Năm 2003 là 219 người (chiếm 21,6%), năm 2004 là 219 người (chiếm 21,8%), năm 2005 là 186 người (chiếm 19,9%). Như vậy số công nhân thay đổi không nhiều qua các năm. Số công nhân có tay nghề bậc thấp chiếm tỷ lệ cao. Nhưng đây là lực lượng lao động trẻ đông đảo của công ty. Tuy tay nghề chưa cao nhưng đội ngũ này lại có ưu điểm của tuổi trẻ như sức khoẻ, sự khéo léo nhanh nhẹn, thông minh, sáng kiến. Họ sẽ là lực lượng lao động nòng cốt trong hoạt động sản xuất của công ty trong tương lai. Số công nhân mới tuyển thường là bộ phận lao động kém ổn định nhất do chưa có lòng say mê nghề nghiệp, chưa có ý định gắn bó lâu dài với công ty. Số lao động được tuyển vào công ty thường cũng bằng ngần ấy lao động xin thôi việc. Điều đó cũng gây tốn kém nhiều chi phí cho đào tạo và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường. 2. Công tác quản trị nhân sự ở công ty 2.1. Tiền lương BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 10 Lớp 7A12 - QLDN Tiền lương chịu sử ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ tiền lương của Nhà nước, thị trường lao động, vị trí địa lý, giá cả sinh hoạt, khả năng chi trả của doanh nghiệp sử dụng lao động... Một chế độ tiền lương hợp lý phải đảm bảo dung hoà được những lợi ích trái ngược nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động một cách tốt nhất. Do đó việc tuân thủ các nguyên tắc trả lương thể hiện tính dân chủ cho người lao động, giúp cho người lao động thấy được mức độ thu nhập của mình khi làm việc cho công ty. Điều này loại trừ những thắc mắc, nghi ngờ, chuẩn bị tốt cho người lao động tinh thần làm việc. Công ty áp dụng quy chế “trả lương gắn với hiệu quả công việc và lợi ích của toàn công ty bằng các tiêu chuẩn và hệ số”. 2.2. Tiền thưởng Để khuyến khích người lao động hăng say làm việc, công ty áp dụng các hình thức khen thưởng. - Những đơn vị cá nhân hoàn thành kế hoạch được giao, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định. - Những đơn vị tìm thêm việc làm, nhận thêm công trình tự cân đối được khả năng của mình và hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng. - Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh tạo được chất lượng hiệu quả làm lợi cho công ty về các mặt tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu, thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm. 2.3 Bảo hiểm xã hội (BHXH) & bảo hiểm y tế (BHYT) Bên cạnh những chính sách đãi ngộ như tiền lương, thưởng, phúc lợi, dịch vụ ... thì BHXH, BHYT thực sự cần thiết đối với người lao động, bởi đây là quyền lợi gắn liền đến sức khoẻ của người lao động. Nhận thức được vấn đề này công ty đã có những chế độ hợp lý dành cho người lao động. Đối tượng được công ty thực hiện đóng chế độ BHXH và BHYT theo quy định của pháp luật: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 11 Lớp 7A12 - QLDN - CBCNV hợp đồng không thời hạn của công ty - CBCNV hợp đồng có thời hạn từ 1 - 3 năm. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 12 Lớp 7A12 - QLDN 2.4. Công tác đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực - Nếu lao động mới đã biết nghề và đáp ứng được yêu cầu công việc thì sẽ được bố trí làm việc ngay. Số còn lại được đào tạo tay nghề tuỳ theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. - Hình thức đào tạo được áp dụng là kèm cặp tại chỗ. Đào tạo ngay tại nơi làm việc cả về lý thuyết lẫn thực hành. Riêng về lý thuyết, nếu tuyển với quy mô lớn sẽ kết hợp chặt chẽ với trường Trung học Kỹ thuật thực hành công nghệ chế tạo máy hoặc mở các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật. Việc kèm cặp được giao cho những lao động có tay nghề khá và có kinh nghiệm trong công việc. Hàng tháng đều có đánh giá phân tích tình hình đào tạo thông qua năng suất lao động, chất lượng công việc, ý thức tổ chức kỷ luật, sức khoẻ. Những người không có khả năng tiếp thu tay nghề sẽ bị đào thải, song công ty cũng cố gắng giúp họ có cơ hội tìm công việc khác thích hợp hơn. - Thời gian đào tạo có thể kéo dài từ 1 đến 6 tháng. Kết thúc khoá đào tạo, công ty sẽ tổ chức kiểm tra xác định. Những người đạt kết quả khá, giỏi sẽ được giữ lại và ký kết hợp đồng lao động. - Ngoài ra công ty còn chú ý đến việc đào tạo lại hoặc bồi dưỡng những lao động cũ có triển vọng về tay nghề. Có thể được cử đi đào tạo theo hướng giỏi một nghề và biết thành thạo nhiều việc nhằm dễ thích ứng với sự biến động của công việc mới. - Công ty cũng mở rộng các lớp bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh cho cán bộ, cử cán bộ đi học về tổ chức đấu thầu quốc tế, về kế toán và kiểm toán tài chính, không ngừng mở các lớp lý luận chính trị, ngoại ngữ... nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ để tạo nguồn kế cận cho đội ngũ cán bộ quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Việc sử dụng nguồn nhân lực đều xuất phát từ yêu cầu về kỹ thuật công nghệ của cản phẩm. Sản phẩm chủ yếu của công ty là máy công cụ. Sản phẩm BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 13 Lớp 7A12 - QLDN hoàn chỉnh là sự lắp ráp của rất nhiều những chi tiết nhỏ, mỗi chi tiết là một công đoạn sản xuất do một số lao động nhất định đảm nhận. Do mức độ phức tạp và yêu cầu kỹ thuật của mỗi chi tiết trong một sản phẩm hoàn chỉnh nên sự bố trí, phân công lao động có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Những công việc đơn giản được giao cho những người có tay nghề trung bình, những công nhân bậc thấp. Những công việc phức tạp đòi hỏi trình độ kỹ thuật được giao cho những công nhân có tay nghề bậc cao. Ngoài ra trong khối sản xuất còn có sự phân công lao động giữa công nhân nữ và công nhân nam. Những công việc nặng nhọc đòi hỏi phải có sức khoẻ như công nhân đứng máy chuyên dùng thường được giao cho lao động là nam. - Chế độ làm việc của công ty là 8 giờ trong 1 ngày một ca, và 40 giờ trong tuần. Thời gian làm việc theo giờ hành chính, sáng từ 7h30 phút, chiều từ 1h đến 5h. Làm việc theo ca gồm nhân viên tuần tra bảo vệ và những bộ phận trực tiếp sản xuất. Bộ phận này được bố trí làm việc theo kế hoạch sản xuất của công ty. Nói chung từ năm 2002 công ty rất ít khi bố trí công nhân sản xuất làm việc ca ba (từ 23 h đến 6h sáng ngày hôm sau). Hàng năm công ty đều tiến hành phân loại lao động cho cả khối sản xuất và khối văn phòng theo tuổi tác, kết quả làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, sức khoẻ thành lao động loại 1, loại 2 và loại 3. Lao động loại 1 sẽ được bố trí đi đào tạo khi có cơ hội, hoặc được ưu tiên sắp xếp làm việc ngay cả khi công ty ít việc. Lao động loại 2 cũng được ưu tiên thuyên chuyển, đào tạo lại và làm công việc khác trong thời gian công ty không đáp ứng hết nhu cầu việc làm. 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị. Trang thiết bị, máy móc là một bộ phận quan trọng trong tài sản cố định của các doanh nghiệp, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có, phản ánh trình độ khoa học kỹ thuật và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tình hình máy móc, thiết bị của Công ty được biểu hiện qua bảng sau: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 14 Lớp 7A12 - QLDN TÌNH HÌNH MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA TMT Số TT Tên máy Số lượng (cái) Công suất (KW) Nguyên giá ( $/cái ) Mức độ hao mòn (%) CSSX thực tế so thiết kế (%) Chi phí bảo dưỡng/năm Thời gian SXSP (giờ) Năm chế tạo 1 Máy điện 147 4-60 7000 65 85 70 1400 1996 2 Máy phay 92 4-16 4500 60 80 450 1000 Nt 3 Máy bào 24 2-40 4000 55 80 400 1100 Nt 4 Máy mài 137 2-10 4100 55 80 400 900 Nt 5 Máy khoan 64 2-10 2000 80 200 1200 6 Máy doa 15 4-16 5500 60 80 550 900 Nt 7 Máy cưa 16 2-10 1500 70 85 150 1400 Nt 8 Máy chuốt ép 8 2-8 5500 60 70 500 700 Nt 9 Búa máy 5 4500 85 450 900 10 Máy cắt đột 11 2-8 4000 60 80 400 800 Nt 11 Máy lốc tôn 3 10-40 1500 40 70 150 1400 12 Máy hàn điện 26 5-10 800 55 85 80 1400 Nt 13 Máy hàn hơi 9 400 55 85 40 1200 Nt 14 Máy nén khí 14 10-75 6000 65 40 1000 1200 Nt 15 Cần trục 6 8000 70 800 1000 16 Lò luyện thép 4 700- 1000 110000 55 70 11000 800 Nt 17 Lò luyện gang 2 30 50000 65 70 300 8000 Nt Nguồn (Phòng Vật tư - máy công cụ) 4. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng trong Công ty. Nguyên vật liệu là một trong 4 yếu tố của chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng cao hay không phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu được sử dụng. Vì vậy, Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng TMT rất thận trọng trong việc mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu về mặt kỹ thuật và yêu cầu ISO 9002. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 15 Lớp 7A12 - QLDN Bảng 3 sẽ cho thấy một số loại nguyên vật liệu chính của Công ty. MỘT SỐ LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH CỦA TMT STT Chủng loại Giá mua (đ/kg) Nơi sản xuất Gang 21 - 40 C 6500 Tự sản xuất 1 WIJX – 8 12000 Tự sản xuất Thép Thép 135, 145 4500 Tự sản xuất Thép 9xC 8000 Nga Thép tròn 5000 Nga, Ấn Độ Thép tấm 4500 Nga, Việt Nam 2 Thép định hình 5000 Nga, Việt Nam 3 Que hàn 5000 Nga, Việt Nam Nguồn (Phòng Vật tư - máy công cụ) Quy trình mua nguyên vật liệu của Công ty hoàn toàn tuân thủ theo các yêu cầu của ISO 9002 như sau: Bước 1: Định mức vật tư và hàng mua ngoài theo thiết kế của sản phẩm được phòng kỹ thuật gửi về phòng điều độ sản xuất để tập hợp và lập dự trù vật tư theo từng kỳ kế hoạch sản xuất, sau đó chuyển cho phòng vật tư để cung ứng. Bước 2: Sau khi nhận dự trù vật tư từ phòng điều độ sản xuất, trưởng phòng vật tư đối chiếu số lượng vật tư theo yêu cầu và vật tư sẵn có, lập danh mục các vật tư cần mua, chuyển lại phòng điều độ sản xuất xác nhận, trình giám đốc duyệt và liên hệ với các nhà cung ứng để mua. Bước 3 : Trưởng phòng vật tư liên hệ với các nhà cung ứng trong danh sách để ký hợp đồng cung cấp cho cả kỳ kế hoạch, trước mỗi giai đoạn cung BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 16 Lớp 7A12 - QLDN ứng, phòng vật tư sẽ báo cho nhà cung ứng bằng "giấy báo nhu cầu vật tư" để nhà cung ứng chuẩn bị và giao hàng đúng hạn. Bước 4: Đối với những vật tư cho sản phẩm đơn chiếc, sản xuất theo hợp đồng, trưởng phòng vật tư dựa vào dự trù của đơn vị yêu cầu để viết phiếu mua vật tư, giao cho cán bộ, nhân viên thực hiện hoặc gửi đơn hàng đến các nhà cung ứng. Trong trường hợp này, nếu các nhà cung ứng trong danh sách không có loại cần mua, phòng vật tư được phép mua của những nhà cung ứng ngoài danh sách. Bước 5: Sau khi nhận được bản báo giá của bên cung ứng cho loại vật cần mua, nhân viên mua hàng phải xem xét và nếu cần thì lấy mẫu để kiểm tra, sau đó báo cáo trưởng phòng. Bước 6: Trưởng phòng vật tư đánh giá các bản chào giá của các nhà cung ứng Bước 7: Trưởng phòng kỹ thuật có trách nhiệm xem xét và duyệt để phòng vật tư mua. Bước 8: Trường hợp thực hiện hợp đồng mà do thoả thuận, khách hàng có cung cấp vật tư theo đúng quy trình 7 . Bước 9: Nhân viên phòng vật tư phải đảm bảo đủ hồ sơ, chứng từ có liên quan đến vật tư về số lượng, chất lượng và chuyển cho phòng kiểm tra trước khi nhập kho. Bước 10: Làm các thủ tục nhập kho phòng QLCL SP & MT đã xác nhận vật tư mua về đúng chất lượng. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 17 Lớp 7A12 - QLDN LƯU ĐỒ MUA NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI: Tổng hợp định mức Dự trù VT theo kế hoạch sản xuất Có đủ Đối chiếu Kết thúc Dự trù VT cần mua, chuyển cho điều độ sản xuất Duyệt Dạng kế hoạch Dài hạn Ngắn hạn Lập phiếu mua VT Gửi đơn hàng Xem xét VT Đánh giá nhà cung Duyệt mua Hợp đồng cung cấp dài hạn nhiều đợt Gửi phiếu báo yêu cầu Mua hàng Đề nghị h đổi (K hô ng c hấ p nh ận ) +(Đạt yêu cầu) +(Chấp nhận) -(Không đạt) Cho SP đơn chiếc BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 18 Lớp 7A12 - QLDN 5. Đặc điểm về nguồn vốn Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch STT Chỉ tiêu Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng % Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng % Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ % Tỷ trọng % I Tổng vốn KD 27080 100 33818 100 6738 24,87 1 Vốn lưu động 20972 77,44 28318 83,74 7346 35,03 6,3 2 Vốn cố định 6108 22,56 5500 16,26 -6,08 -9,96 -6,3 II Nguồn vốn Phối mẫu Mẫu gỗ Phối mẫu Làm ruột Rót thép Làm sạch Cán thép Đúc Gia công cơ khí chi tiết Nhập kho thành phẩm Lắp đặt KCS Tiêu thụ BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 19 Lớp 7A12 - QLDN 1 Vốn chủ SH 15409 56,91 20574 60,84 5165 33,51 3,93 2 Nợ phải trả 11671 43,09 13244 39,16 1573 13,48 -3,93 Nguồn ( Phòng Tài chính kế toán) Nhìn vào bảng biểu trên cho thấy tình hình tổ chức vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn của công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT Tổng vốn kinh doanh năm 2005 so với năm 2004 đã tăng lên 6.738 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 24,87%. Điều này thể hiện công ty đã chú trọng đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của đơn vị, với nguồn vốn này công ty chủ yếu đầu tư vào TSLĐ nên vốn lưu động của công ty năm 2005 là 28.318 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,74% tăng 7.346 triệu đồng so với năm 2004 là 20.972 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,03%, chứng tỏ công ty đã tăng vốn lưu động cần thiết với việc tăng hoạt động kinh doanh của công ty. Vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 là 20.574 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,84% trong tổng vốn kinh doanh tăng 5.165 triệu đồng với tỷ lệ tăng 33,51% so với năm 2004, mức tăng này chủ yếu là do vốn tự bổ sung, điều này chứng tỏ công ty làm ăn có lãi. Điều đó cho thấy với việc tăng cường hoạt động kinh doanh của công ty mà nguồn vốn kinh doanh của công ty bị cắt giảm sẽ gây ảnh hưởng về vốn của công ty, vì vậy công ty cần huy động vốn làm sao giảm được chi phí cho việc huy động vốn từ các nguồn vốn CSH đầu tư cho hoạt động kinh doanh năm 2005 tăng 3,93% so với năm 2004, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 chủ yếu vào vốn chủ sở hữu. Xét về nợ phải trả của công ty năm 2005 là 13.244 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,16% tăng 1.573 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13,48% so với năm 2004 là 11.671 triệu đồng. III. CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 1. Các sản phẩm chủ yếu. Máy công cụ. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 20 Lớp 7A12 - QLDN + Công ty sản xuất các loại máy công cụ thông dụng như các loại máy tiện T630A, T630D, T14L, máy bào ngang B365, máy khoan cần K525, máy phay vạn năng, máy mài tròn ngoài, máy mài phẳng v.v... và các loại máy chuyên dùng theo đơn đặt hàng. + Công ty bắt đầu chế tạo máy công cụ điều khiển có CNC trên cơ sở các máy trong chương trình sản xuất và máy dây chuyền dùng theo đơn đặt hàng Phụ tùng và thiết bị công nghiệp. + Bơm và thiết bị thuỷ điện: các loại bơm thuỷ lực như bơm bánh răng, bơm piston hướng kính, hướng trục, bơm trục vít, áp suất đến 30MPa,bơm nước đến 36.000m3/h, các trạm thuỷ điện với công suất đến 2000KW + Phụ tùng và thiết bị đường: sản xuất và lắp đặt thiết bị toàn bộ cho các nhà máy đường đến 200 TM/ngày, các thiết bị lẻ cho các nhà máy đường đến 8000 TM/ngày, các loại nồi nấu chân không, nồi hơi gia nhiệt, trợ tinh v.v... + Phụ tùng và thiết bị xi măng: cho các nhà máy xi măng 80.000 T/năm, các nhà máy xi măng lò quay cỡ lớn. Phụ tùng và thiết bị lẻ cho các ngành công nghiệp khác như dầu khí, giao thông hoá chất, điện lực, thuỷ lợi Thép cán xây dựng từ Φ 8 đến Φ 24 tròn hoặc vằn theo góc các loại. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động của hội đồng kinh doanh Công ty. Nhiệm vụ chính của Hội đồng kinh doanh là tư vấn cho giám đốc công ty những vấn đề sau: - Công tác thị trường: Chiến lược thị trường, Phương án sản phẩm và Phương án tổ chức sản xuất kinh doanh - Tổng hợp, phân tích tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, đưa ra mục tiêu chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và chương trình công tác của Hội đồng kinh doanh. - Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng kinh doanh phối hợp với các đơn vị và cá nhân nghiên cứu đề xuất phương án thực hiện. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 21 Lớp 7A12 - QLDN - Kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với giám đốc công ty về các đề xuất, kiến nghị của Hội đồng kinh doanh, các thành viên Hội đồng. Với nhiệm vụ được giao, thời gian qua Hội đồng đã thực hiện được các công việc và đã được giám đốc phê duyệt, đang tiếp tục triển khai. Đề xuất quảng cáo, triển lãm một số thiết bị, sản phẩm. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 22 Lớp 7A12 - QLDN Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng 12/2005 với các chỉ tiêu: Doanh thu SXCN đạt 9.049.359.035; Doanh thu KDTM và các hoạt động khác đạt 1.725.684.118 đưa tổng doanh thu tháng 12/2005 là 10.775.043.153 đạt 153,79% so với KH đề ra. Ta có một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty sau: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 23 Lớp 7A12 - QLDN KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2003-2005) Đơn vị Năm Năm Năm So sánh 04/03 So sánh 05/04 STT Các chỉ tiêu chủ yếu tính 2003 2004 2005 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Giá trị tổng sản lượng theo giá cố định Tr.đ 37092 37673 38824 581 1,56 1151 3,06 2 Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành Tr.đ 44242 46232 48048 1990 4,50 1816 8,93 3 Tổng số lao động Người 1010 1008 937 -2 0,199 -71 -7,04 4 Tổng vốn kinh doanh bình quân Tr.đ 26898 34171 37010 7273 27,04 2839 8,31 4.a. Vốn cố định bình quân Tr.đ 8172 9536 10428 1364 16,69 892 9,35 4.b. Vốn lưu động bình quân Tr.đ 18726 24645 26582 5919 31,61 1937 7,86 5 Lợi nhuận Tr.đ 242 266 270 24 9,92 4 1,50 6 Nộp ngân sách Tr.đ 348 362 457 14 4,02 95 26,24 7 Thu nhập bình quân 1 lao động 1000đ/T 750 800 850 50 6,67 50 6,25 8 Năng suất lao động BQ (W = 1/3)Ng/năm Tr.đ 36,72 37,37 41,43 0,65 1,77 4,06 10,86 9 Tỷ suất lợi nhuận/DT tiêu thụ % 0,55 0,58 0,56 0,03 -0,02 BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 24 Lớp 7A12 - QLDN (5/2) 10 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn KD (5/4) % 0,89 0,78 0,73 -0,11 -0,05 11 Số vòng quay vốn lưu động (2/4b) Vòng 2,36 1,88 1,81 -0,48 -0,07 Nguồn (Phòng Kế hoạch kinh doanh) BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 25 Lớp 7A12 - QLDN Trong những năm đầu mới thành lập công ty gặp khó khăn, vì các khoản chi phí quản lý và đầu tư mua máy móc thiết bị phụ tùng đều phải ứng trước bằng vốn tự có. Từ bảng sản xuất kinh doanh của công ty ở trên ta thấy: Lợi nhuận năm 2004 là 266 trđ so với năm 2003 là 242 trđ tăng 9,92 và năm 2005 tăng 1,5 so với năm 2004. Mức lương thu nhập bình quân lao động hàng tháng của công nhân gần 1 trđ/tháng. Vốn lưu động của công ty năm 2004 là 24.645 trđ chiếm tỷ trọng 31,61% tăng 5919 trđ so với năm 2003 là 18.726 trđ và năm 2005 là 26.582 trđ tăng 1937 trđ so với năm 2004 với tỷ lệ 7,86%. Chứng tỏ công ty đã tăng vốn lưu động cần thiết với việc tăng hoạt động kinh doanh của công ty. Sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm với công việc của cán bộ công nhân viên trong công ty đã được đáp ứng xứng đáng. Năng suất lao động người/năm tăng lên rõ rệt, năm 2005 là 41,43 trđ tăng 10,86% so với năm 2004 là 37,37 trđ. Bên cạnh các hoạt động làm tăng doanh thu sản xuất, công ty luôn luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng thuế các loại phí, lệ phí và nộp đủ ngân sách nhà nước. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TMT 342 266 270 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 Tr iÖ u ®å ng 2002 2003 2004 2005 N¨m GTSL DT LN BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 26 Lớp 7A12 - QLDN IV. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở CÔNG TY. 1. Bộ máy quản lý chất lượng. Xuất phát từ nhận thức: chất lượng là kết quả tổng hợp của mọi sự nỗ lực ở nhiều khâu trong một quá trình từ việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất tới các thành tựu của khoa học công nghệ, sự sáng tạo của con người. Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng thì điều đầu tiên phải làm là xây dựng nội quy, quy chế trong đó phân định rõ trách nhiệm của ai đối với công việc gì. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm rất được coi trọng, được phân công, phân cấp rõ ràng. Mọi hoạt động được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo có sự tham gia của mọi thành viên, thường xuyên có chấn chỉnh để đảm bảo phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, thích ứng với đòi hỏi của môi trường kinh doanh. Quản lý chất lượng là quản lý về mặt chất của quy trình, nó liên quan đến mọi công đoạn trong suốt quá trình của hệ thống, liên quan đến con người, đến chất lượng công việc. Quản lý chất lượng là một bộ phận hữu cơ của hệ thống quản lý của Công ty. Nâng cao hiệu lực quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng có vai trò quan trọng đối với công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty. 2. Các công cụ. - Kiểm tra kiểm soát chất lượng. Để đảm bảo các rằng mục tiêu chất lượng được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra Công ty tiến hành các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Kiểm soát chất lượng là các hoạt động mang tính tác nghiệp được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra chất lượng. Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánh giá những khuyết tật của sản phẩm, những biến thiên của quá trình vượt qua tầm kiểm soát. Các công cụ thống kê được áp dụng chủ yếu là biểu đồ PARETO và biểu đồ nhân quả. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 27 Lớp 7A12 - QLDN + Biểu đồ PARETO: Biểu đồ PARETO là một loại biểu đồ cột dùng các dữ liệu thu thập được trong các phiếu kiểm tra hoặc lấy từ các nguồn khác nhau. Sau đó sắp xếp các dữ liệu thao thứ tự từ lớn đến nhỏ các sự kiện hoặc các sai sót cùng các triệu chức, nguyên nhân. Từ đó có thể phát hiện được các kiểu sai sót phổ biến nhất, tỷ lệ giữa các vấn đề đang được xem trên tổng số các sai sót và thứ tự ưu tiên của các vấn đề cần ưu tiên và khắc phục. Các vẽ biểu đồ PARETO như sau: + Sơ đồ nhân quả: Đây là sơ đồ biểu diễn mối quan hệ những nguyên nhân và kết quả. Sử dụng sơ đồ này có thể phát hiện các nguyên nhân gây nên những vấn đề trục trặc về chất lượng. Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục nguyên nhân, cải tiến chất lượng, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng. Các bước xây dựng sơ đồ nhân quả như sau: Ngoài ra, tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể, có thể áp dụng các công cụ thống kê khác một cách thích hợp V. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TY 1. Những mặt đã đạt được Qua kết quả trên cho thấy Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT đã từng bước đạt nhiều thành quả to lớn, khẳng định phương thức sản xuất kinh doanh của mình là đúng đắn và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường Phân loại và thu thập dữ liệu Sắp xếp dữ liệu có số lượng từ lớn đến nhỏ Tính số sai sót tích luỹ và % của sai sót, tích luỹ % i ót Vẽ biểu đồ hình cột Vẽ đường cong tích luỹ tương ứng với % tích luỹ Xác định đặc tính chất lượng Vẽ đặc tính (mũi tên dài) Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng (mũi tên ngắn) Nguyên nhân phụ ảnh hưởng đến nguyên nhân chính ( ũi tê BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 28 Lớp 7A12 - QLDN trong và ngoài ngành với tiến độ nhanh nhất đảm bảo uy tín chất lượng cao, đồng thời ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn và mở rộng thị trường kinh doanh khắp cả nước. 2.Những mặt còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đã đạt được thể hiện sự phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc Công ty, Công ty đã đạt được những thành tích kể trên. Song còn một số mặt hạn chế tồn tại đặt ra cho Công ty cần phải đầu tư nhiều công sức tập trung giải quyết từng bước nhằm mục đích đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, điển hình là: Trình độ tay nghề thực tế của đội ngũ công nhân Công ty vẫn chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Vì trình độ tay nghề công nhân có tính quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Mỗi năm công ty đều tổ chức sát hạch tay nghề để nâng cao tỷ lệ công nhân lành nghề, nhưng mức tăng này còn chậm so với tốc độ tăng của các loại sản phẩm có kỹ thuật công nghệ mới thường xuyên đưa vào sản xuất. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 29 Lớp 7A12 - QLDN CHƯƠNG II PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT TRONG MỘT SỐ NĂM TỚI. 1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2006 - Giá trị tổng sản lượng đạt: 55,684 tỷ đồng, tăng 24% so năm 2005 - Doanh thu bán hàng đạt: 60,600 tỷ đồng, tăng 18% so năm 2005 - Thu nhập bình quân tăng từ 10% đến 12% so năm 2005 - Các khoản phải nộp đảm bảo theo quy định của nhà nước. - Sản xuất - kinh doanh tiếp tục có lãi. 2. Mục tiêu chất lượng của Công ty đến tháng 12/2006 1. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 với phương châm phù hợp – khoa học – hiệu quả. 2. Từng bước thiết lập hệ thống văn bản của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 : 2000 trên nền tảng và sự tương thích văn bản của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 của Công ty đang áp dụng. - Tổ chức các lớp đào tạo tại Công ty cho cán bộ chủ chốt và nhân viên phụ trách các công việc quan trọng của hệ thống về ISO 9001 : 2000. - Xác định lựa chọn tiêu chuẩn bằng cách giới hạn phạm vi áp dụng. - Thiết lập tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 : 2000. Công ty hướng mục tiêu vào tháng 6/2007 đưa hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 : 2000 vào áp dụng và kỳ đánh giá cuối cùng vào tháng 12/2007 chuyển sang xin cấp chứng chỉ ISO 9001 : 2000. 3. Duy trì và tiếp tục tìm các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, quản lý, tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng hữu hiệu để tỷ lệ hàng hỏng ở mức cho phép. - Đúc gang: 5,5% BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 30 Lớp 7A12 - QLDN - Đúc thép: 2,5% - Khâu cơ khí: 0,4% - Rèn, cắt thép, chế tạo kết cấu thép: 0,5% - Nhiệt luyện: 0,3% 4. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào điều hành sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu của khách hàng. 5. Giữ vững và nâng cao vị thế của Công ty trong đội ngũ nhà sản xuất có chất lượng cao được khách hàng tín nhiệm. 3. Phương hướng phát triển. Cho dự án đầu tư chiều sâu. - Hoàn thành và cải tạo toàn bộ hệ thống đường đi, công trình xây dựng của Trung tâm tự động hoá. - Sắp xếp lại và đưa xưởng đúc với dây chuyền công nghệ mới vào hoạt động. - Triển khai từng bước giai đoạn 2 của dự án. - Tăng cường tiết kiệm vật tư và năng lượng, phấn đấu giảm chi phí vật tư và năng lượng xuống 70% chi phí sản xuất để tăng hiệu quả cạnh tranh và tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên. - Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất và kinh doanh theo hướng tinh giảm nhân lực và nâng cao hiệu quả. Đặc biệt đẩy mạnh việc đổi mới và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống điều hành sản xuất, hệ thống Marketing, hệ thống cung cấp và hệ thống quản lý tài chính. - Nghiên cứu cải tiến hệ thống tiền lương cho phù hợp với tình hình mới nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của người lao động. - Đẩy mạnh hoạt động khoa học - kỹ thuật theo hướng tăng cường áp dụng tự động hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm đúc, ứng dụng công nghệ cao để tăng cường độ chính xác gia công và chất lượng nhiệt luyện để chế tạo các sản phẩm có đủ khả năng cạnh tranh phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG TMT Nguyễn Thị Thu 31 Lớp 7A12 - QLDN KẾT LUẬN Quản trị nhân sự là một lĩnh vực ngày càng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Nó bao gồm những vấn đề như tâm lý, sinh lý, triết học, đạo đức ... Tuy nhiên nó lại là một vấn đế bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải đặt yếu tố nguồn nhân lực lên hàng đầu, bởi vì tài nguyên con người là vô cùng quý giá. Chính vì thế công tác quản lý lao động trong mỗi công ty là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng này của quản trị nhân sự, công ty TNHH thiết bị phụ tùng TMT đã rất quan tâm, chú trọng và đầu tư trí lực vào nó, nhằm có được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng lực để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của công ty. Để quá trình hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn, trong công tác quản lý nguồn nhân lực cần tìm các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng hợp lý hơn nguồn nhân lực hiện có và tăng cường tạo động lực lao động. Đề tài quản trị nhân sự là một trong những vấn đề lớn cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Song với thời gian có hạn và trình độ thực tế còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa1.PDF
Tài liệu liên quan