Cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành và có chế đại diện của công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật một số quốc gia

Trên tinh thần từ CTHD, đối với công ty HVĐG, người đại diện theo pháp luật của công ty này chính là các thành viên nhận vốn. Hay nói cách khác, cơ chế đại diện theo pháp luật của công ty HVĐG là cơ chế nhiều người đại diện (tập thể cùng đại diện). Việc xác định thẩm quyền đại diện của thành viên nhận vốn có thể được ghi nhận vào điều lệ của công ty HVĐG. Nếu điều lệ công ty không quy định cụ thể về những hạn chế đối với quyền đại diện của thành viên nhận vốn, thì người thứ ba có quyền cho rằng, tất cả các thành viên nhận vốn đều có quyền thiết lập mọi giao dịch nhân danh công ty HVĐG. Mọi giao dịch được thiết lập bởi thành viên nhận vốn trong phạm vi các ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty đều làm phát sinh trách nhiệm của công ty. Nếu thành viên nhận vốn thực hiện hành vi ngoài phạm vi các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty HVĐG, sẽ không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ khi được tất cả các thành viên nhận vốn còn lại chấp thuận. Còn các thành viên góp vốn, tinh thần chung pháp luật hầu hết các quốc gia, trong đó có cả pháp luật Việt Nam, là đều không quy định cho các thành viên này có tư cách thương nhân (thương gia). Vì vậy, thành viên góp vốn không thể nhân danh công ty HVĐG giao dịch với bên ngoài. Nếu thành viên góp vốn tự đứng ra kinh doanh nhân danh cho công ty, họ sẽ mất quyền chịu trách nhiệm hữu hạn và tư cách pháp lý của thành viên góp vốn trong công ty sẽ chuyển sang thành các thành viên nhận vốn. Tóm lại, quyền đại diện cho công ty HVĐG trong các giao dịch với bên ngoài chỉ thuộc về các thành viên nhận vốn. Thành viên góp vốn hoàn toàn không có quyền đại diện cho công ty trước các giao dịch với người thứ ba vì họ không có tư cách thương nhân.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành và có chế đại diện của công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật một số quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÚ CÊËU TÖÍ CHÛÁC, QUAÃN TRÕ ÀIÏÌU HAÂNH VAÂ CÚ CHÏË ÀAÅI DIÏåN CUÃA CÖNG TY HÚÅP VÖËN ÀÚN GIAÃN THEO PHAÁP LUÊÅT MÖÅT SÖË QUÖËC GIA NguyễN VINh hưNg* 1. Cơ cấu tổ chức của công ty hợp vốn đơn giản Công ty HVĐG, CTHD là các loại hình công ty xuất hiện từ khá lâu và phổ biến tại nhiều quốc gia. Pháp luật vẫn thường công nhận CTHD và công ty HVĐG đều là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân2. Theo Maurice Cozian và Alian Viandier thì về cơ bản, công ty đối nhân không có cơ cấu tổ chức nặng nề như công ty đối vốn. Những quy định của pháp luật mang tính chất bắt buộc đối với loại hình công ty này rất ít. Các công ty này được “thả lỏng” hết tầm. Hội viên có quyền huy động trí tưởng tượng và đầu óc sáng tạo của mình, không lệ thuộc vào ai. Họ hoàn toàn có quyền tự tạo ra khuôn mẫu phù hợp với nhu cầu của họ, vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả3. Và cũng tại Pháp, người ta cho rằng, chế độ công ty hợp tư đơn giản (công ty HVĐG) là dập theo khuôn mẫu CTHD; chính luật pháp cũng tuyên bố rằng những quy định đối với CTHD cũng áp dụng đối với công ty hợp tư đơn giản, trừ những quy định riêng biệt. Những quy định riêng biệt này chủ yếu liên quan 58 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË Hiện nay, các quy định về công ty hợp danh (CTHD) tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam chưa thật sự rõ ràng. Khi phân tích các đặc điểm của CTHD ta thấy, công ty này bị gắn với một hình thức công ty khác là công ty hợp vốn đơn giản (HVĐG) để cùng được gọi là “công ty hợp danh”1. Luật Doanh nghiệp không phân biệt rõ ràng hai loại công ty, dẫn đến không thể thiết lập quy chế pháp lý riêng cho từng loại hình công ty. Trong khi đó, pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới đều phân định rạch ròi CTHD và công ty HVĐG (còn được gọi là CTHD hữu hạn) và điều chỉnh chúng bằng từng đạo luật riêng biệt. Vì vậy, việc nghiên cứu quy định pháp luật một số quốc gia về vấn đề cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành, cơ chế đại diện của công ty HVĐG là cần thiết và có nhiều giá trị thực tiễn. * TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 1 Ngô Huy Cương, Khái niệm công ty hợp danh tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 11(148), 06/2009. 2 Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại, Tập I, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011, tr. 115. 3 Maurice Cozian, Alian Viandier, Tổ chức công ty, dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Droit des societes: Litec. 1988, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 1990, tr. 173 - 174. đến vai trò người hội viên xuất vốn (thành viên góp vốn)4. Còn tại Đức, pháp luật quy định đối với công ty HVĐG về nguyên tắc tổ chức tương tự CTHD5. Tại Việt Nam trước đây, do chịu ảnh hưởng từ pháp luật Cộng hòa Pháp nên các quy định về cơ cấu tổ chức của công ty hợp tư đơn thường (hay Hội hợp tư đơn thường) như sau: “Những thể lệ quản lý công ty hợp tư đơn thường cũng giống như thể lệ quản lý CTHD. Những điều giải thích về CTHD cho trường hợp công ty có một quản lý hay nhiều quản lý đều ứng dụng được cho công ty hợp tư đơn thường”6. Hiện nay, từ các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về cơ cấu tổ chức của loại hình CTHD cho thấy, đây “là một loại công ty mà sự liên hệ giữa các thành viên rất gắn bó, không chỉ về quyền lợi mà còn vì quy chế liên đới trách nhiệm, Luật Doanh nghiệp dành cho CTHD quyền tự chủ rất lớn trong tổ chức và quản lý doanh nghiệp”7. Những nguyên tắc pháp định về cơ cấu tổ chức của CTHD mà Luật Doanh nghiệp năm 2014 yêu cầu bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty Các vấn đề còn lại, luật cho phép các thành viên hợp danh (Luật Doanh nghiệp năm 2014 gọi các thành viên nhận vốn của công ty HVĐG là thành viên hợp danh) được tự do thỏa thuận với nhau. Đối với Hội đồng thành viên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên”8. Như vậy, Hội đồng thành viên sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất và duy nhất của công ty HVĐG. Về nguyên tắc, Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý chung và do tất cả các thành viên cùng nhau hợp lại. Về Chủ tịch Hội đồng thành viên, luật quy định Hội đồng thành viên sau khi được lập ra sẽ bầu một thành viên hợp danh để làm Chủ tịch Hội đồng thành viên nếu điều lệ công ty không quy định khác. Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thành viên chỉ có thể là một thành viên hợp danh. Nếu căn cứ điểm b khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân. Khác với Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam, pháp luật một số quốc gia như Cộng hòa Pháp, thường cho phép người quản lý có thể là pháp nhân hoặc người ngoài công ty. Theo Francis Lemeu- nier: “công ty có thể chỉ định một hay nhiều người quản lý trong hay ngoài số thành viên”9; và “công việc quản lý có thể trao cho một pháp nhân”10. Đối với chức danh Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc), theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) có thể do Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm nhiệm. Quyền hạn và nghĩa vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc) tương tự Chủ tịch Hội đồng thành viên. Ngoài ra, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cũng phải là thành viên hợp danh. Về vai trò của các thành viên góp vốn trong cơ cấu tổ chức của công ty HVĐG: Không phải là đối tượng chịu trách nhiệm 59 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 4 Như trên, tr. 191. 5 Friedrich Fubler, Jurgen Simon, Mấy vấn đề pháp luật Kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1992, tr. 35. 6 Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân, Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải, Quyển II, Nxb. Sài Gòn Kim lai ấn quán, 1973, tr. 801. 7 Nguyễn Hợp Toàn, Giáo trình Pháp luật Kinh tế, Khoa Luật - Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2012, tr. 206. 8 Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2014. 9 Francis Lemeunier, Nguyên lý và thực hành Luật Thương mại, Luật Kinh doanh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 197. 10 Maurice Cozian, Alian Viandier, Tổ chức công ty, dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Droit des societes: Litec. 1988, tr. 22. đến cùng như thành viên nhận vốn, về lý thuyết, thành viên góp vốn chỉ cần chuyển nhượng phần vốn góp của họ là họ đã hết trách nhiệm với công ty. Với vai trò chỉ là người đóng góp nguồn tài chính để hưởng lợi nhuận nên thành viên góp vốn không được tham gia vào bộ máy quản trị điều hành của công ty. Thành viên góp vốn chỉ có thể tham gia biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty như: sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty, tổ chức lại, giải thể công ty và những vấn đề khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ với số phiếu do điều lệ công ty quy định... Tóm lại, cơ cấu tổ chức của công ty HVĐG là sự rập khuôn của CTHD. Nhờ tính an toàn pháp lý khá cao nên pháp luật hầu hết các quốc gia đều không muốn can thiệp quá sâu vào việc quy định cơ cấu tổ chức của công ty HVĐG. Những quy định của pháp luật mang tính chất bắt buộc đối với công ty này thường khá ít. Qua đó góp phần nâng cao khả năng tự chủ và linh hoạt cho công ty. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam lại có khuynh hướng can thiệp khá nhiều đến cơ cấu tổ chức của CTHD và công ty HVĐG. 2. Quản trị điều hành công ty hợp vốn đơn giản Pháp luật nhiều quốc gia thường duy trì một quy chế tương đối mềm mỏng đối với việc quản trị công ty HVĐG để bảo đảm cho công ty này hoạt động một cách linh động và hiệu quả. Vì vậy, “luật pháp rất ít quy định bắt buộc đối với họ. Họ có thể tự tổ chức ra cơ chế điều hành hoạt động của công ty, họ cũng không nhất thiết phải có điều lệ hoạt động, không có quy định vốn pháp định”11. Qua đó, quyền tự quyết và vai trò của các thành viên nhận vốn được nâng cao và đồng thời phát huy khả năng sáng tạo trong kinh doanh của họ. Nghiên cứu pháp luật về quản trị CTHD hữu hạn tại Hoa Kỳ, “một CTHD hữu hạn tồn tại một hoặc nhiều thành viên nhận vốn là những người thực hiện việc quản trị điều hành kinh doanh và một hoặc nhiều thành viên góp vốn là những người ít có quyền hạn hơn”12. Ngoài ra, “nếu một thành viên góp vốn tham gia trong việc điều hành kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm cho các chủ nợ của hợp danh như là một thành viên nhận vốn”13. Thành viên góp vốn không có tiếng nói trong việc quản trị kinh doanh hàng ngày của công ty14. Còn theo David L. Baumer và J.C. Poindexter: “để duy trì tình trạng được bảo vệ của mình, một thành viên góp vốn phải là một nhà đầu tư thụ động (passive investor) trong hợp danh, không được tham gia quản trị”15. Đối với loại hình CTHD hữu hạn tại Thái Lan: “một CTHD hữu hạn phải được quản trị chỉ bởi các thành viên chịu trách nhiệm không giới hạn”. Căn cứ quy định này, việc quản trị của công ty phải được giao cho các thành viên nhận vốn, còn thành viên góp vốn không có quyền tham gia quản trị công ty16. Khoản 2 Điều 6 Luật CTHD hữu hạn năm 2008 của Singapore quy định: “Thành viên góp vốn không được tham gia quản trị 60 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 11 Nguyễn Như Phát và Phạm Duy Nghĩa, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 151. 12 Lawrence S. Clark, Robert J. Allberts, Peter D. Kinder (1994), “Law and business the regulatory environment”, fourth edition, McGraw-Hill, Inc, p. 396. 13 A. James Barner, Terry Morehead Dworkin, Eric L. Richards (2000), Law for business, seventh edition, Irwin McGraw-Hill, p. 455. 14 Barbara C.S. Shea, Jennifer Haupt (1995), Entrepreneur magazine small business legal guide, John Wiley & Sons, Inc, p. 40. 15 David L. Baumer, J.C. Poindexter (2004), Legal environment of business in the information age, McGraw-Hill, Irwin, p. 451. 16 Section 1087, The Thailand Civil and Commercial code. trong CTHD hữu hạn. Nếu một thành viên góp vốn tham gia vào việc quản trị của CTHD hữu hạn, thì người này phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của CTHD hữu hạn phát sinh trong khi tham gia quản trị như thể người này là một thành viên nhận vốn”17. Tại Úc và New Zealand, thành viên góp vốn không có quyền tham gia trong việc quản lý điều hành của CTHD hữu hạn và thành viên góp vốn sẽ bị mất tình trạng được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn nếu họ tham gia vào việc quản lý điều hành công ty18. Còn ở Canada, “trong một CTHD hữu hạn, các thành viên góp vốn là thụ động và các thành viên nhận vốn là người quản trị và điều hành kinh doanh của hợp danh. Thành viên góp vốn bị hạn chế tham gia điều hành kinh doanh của hợp danh, nếu trái lại có thể dẫn tới sự mất đi trách nhiệm hữu hạn của thành viên đó”19. Tác giả Bruce Welling lý giải thêm: “để đổi lấy trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn không được quyền tham gia trong việc điều hành quản trị của hợp danh hữu hạn. Đó là đặc quyền chỉ thuộc về thành viên nhận vốn. Nên một thành viên góp vốn tham gia vào việc điều hành hoặc quản trị của hợp danh hữu hạn, thành viên góp vốn sẽ bị chịu trách nhiệm như một thành viên nhận vốn”20. Trước đây, vấn đề quản trị điều hành công ty HVĐG tại Việt Nam diễn ra như sau: “Công việc quản lý điều hành công ty cấp vốn đơn giản bao giờ cũng do hội viên thụ cấp phụ trách. Người cấp vốn không được tham dự vào việc ấy”21. Nói cách khác, “việc quản trị công việc của hội thuộc thẩm quyền các hội viên thụ tư: Điều 59 Thương mại trung phần định rằng, các hội viên thụ tư là quản lý và quản trị hội cũng như hội hợp danh. Điều 60 nói thêm rằng hội viên xuất tư không được có tên trong danh hội, và theo Điều 61 (Điều 27 Thương mại Pháp), hội viên xuất tư không được làm một hành vi quản lý nào; nếu vi phạm sẽ bị coi như hội viên một hội hợp danh”22. Quy định tương tự, Bộ luật Thương mại năm 1972 cho rằng: “Việc quản lý hội hợp tư đơn thường tuân theo những điều khoản ấn định cho hội hợp danh. Tuy nhiên, hội viên xuất tư không được làm một hành vi quản lý nào, dẫu là có giấy ủy quyền, nếu không họ sẽ bị coi như hội viên thụ tư đối với đệ tam nhân”23. Từ những nhận định trên cho thấy, công ty HVĐG có thể chỉ bao gồm một (hoặc nhiều) thành viên nhận vốn và cộng với một (hoặc nhiều) thành viên góp vốn. Nếu xét từ số lượng thành viên nhận vốn, lại có thể chia công ty HVĐG thành hai loại: (i) công ty có một thành viên nhận vốn; (ii) công ty có nhiều thành viên nhận vốn. Trong trường hợp công ty chỉ có một thành viên nhận vốn (i), thì chính thành viên đó sẽ là người duy nhất quản lý điều hành công ty, có tư cách thương nhân và đương nhiên sẽ đại diện theo pháp luật cho công ty. Trường hợp công ty có nhiều thành viên nhận vốn (ii), việc quản trị điều hành công ty sẽ giống với quản trị của CTHD. Như vậy, khi so sánh với các quy định của 61 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 17 Limited Partnerships Act 2008, Singapore. 18 Higgins and Fletcher (1991), The Law of Partnership in Australia and New Zealand, sixth edition, The law book company limited, pp. 72 - 75. 19 Bruce Welling, Lionel Smith, Leonard I. Rotman (2010), Canadian Corporate law, Cases, Notes & Materials, 4th edition, Lexis Nexis, pp. 49 - 50. 20 Bruce Welling, Lionel Smith, Leonard I. Rotman (2010), Canadian Corporate law, Cases, Notes & Materials, 4th edition, p. 52. 21 Lê Tài Triển, Luật Thương mại toát yếu, Quyển 2, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1959, tr. 51 - 54. 22 Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân, Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải, 1973, tr. 811. 23 Điều 200, Bộ luật Thương mại năm 1972. Luật Doanh nghiệp năm 2014 về CTHD thì bộ máy quản trị của CTHD hiện nay tương đối đơn giản. CTHD bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc). Về Hội đồng thành viên, như đã trình bày, đây là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty HVĐG. Thông thường, Hội đồng thành viên khi quyết định các vấn đề của công ty sẽ dưới hình thức biểu quyết. Khi biểu quyết, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác, mỗi thành viên nhận vốn có một phiếu biểu quyết và có giá trị ngang nhau. Phiếu biểu quyết của thành viên nhận vốn không phụ thuộc vào mức vốn góp của họ tại công ty HVĐG. Cần lưu ý, “trong các trường hợp công ty có sự tham gia của cả thành viên góp vốn và thành viên góp vốn được tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên phải bao gồm toàn thể các thành viên kể cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Mỗi thành viên chỉ có một phiếu bầu và quyết định của Hội đồng được thông qua bởi ít nhất 3/4 số thành viên hợp danh nhất trí chấp thuận”24. Về Chủ tịch Hội đồng thành viên, do cũng là một thành viên nhận vốn nên Chủ tịch Hội đồng thành viên đương nhiên có đầy đủ các quyền năng của một thành viên nhận vốn thông thường. Chủ tịch Hội đồng thành viên còn có một số quyền và nghĩa vụ như: triệu tập và làm chủ tọa Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết, ký các quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng thành viên; quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên; đại diện cho công ty Về Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc), căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2014 các chức danh này có những quyền hạn như: quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày; triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên, ký các quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng thành viên; đại diện cho công ty trong quan hệ với nhà nước, tranh chấp thương mại Ngoài ra, đây cũng là một thành viên nhận vốn, nên đương nhiên Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) còn có các quyền của một thành viên nhận vốn. Về vai trò của thành viên nhận vốn trong việc quản trị điều hành công ty HVĐG: Là những thành viên giữ vai trò quyết định tại công ty, nên tất cả các công việc quản trị điều hành tại công ty đều do các thành viên nhận vốn chịu trách nhiệm. Có tài liệu gọi các thành viên nhận vốn là các thành viên quản trị: “Thành viên nhận vốn (hay còn gọi là thành viên quản trị) là người quản lý và sử dụng vốn, người trực tiếp điều hành công ty. Các thành viên này có trách nhiệm và nghĩa vụ như các thành viên trong CTHD, nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Thành viên nhận vốn có trách nhiệm cao hơn thành viên góp vốn nên đương nhiên họ có quyền lớn hơn thành viên góp vốn. Họ có quyền lấy tên mình đặt tên cho công ty, có quyền quản lý công ty, quyền đại diện cho công ty trong quan hệ đối ngoại”25. Đối với vai trò của thành viên góp vốn trong việc quản trị điều hành công ty HVĐG thì các thành viên góp vốn không có quyền quản lý điều hành công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty”26. Tuy nhiên, thành viên góp vốn vẫn có quyền tham gia biểu quyết về các vấn đề quan trọng như: sửa đổi, bổ 62 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 24 Nguyễn Mạnh Bách, Các công ty thương mại, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2006, tr. 83. 25 Nguyễn Thị Thu Vân, Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 tr. 34. 26 Điểm b khoản 2 Điều 182 Luật Doanh nghiệp năm 2014. sung điều lệ của công ty, tổ chức lại, giải thể công ty và những vấn đề khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ... Tóm lại, tinh thần chung của pháp luật nhiều quốc gia là việc quản trị điều hành công ty HVĐG (trong trường hợp công ty có nhiều thành viên nhận vốn) tương tự CTHD. Chỉ các thành viên nhận vốn mới có quyền quản trị điều hành công ty, còn các thành viên góp vốn không được tham gia quản trị công ty. Nếu công ty HVĐG chỉ có một thành viên nhận vốn, thì chính thành viên đó sẽ là người duy nhất quản lý điều hành công ty. Trong mọi trường hợp, thành viên góp vốn chỉ được tham gia những vấn đề nội bộ (quan trọng) mà có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. 3. Cơ chế đại diện của công ty hợp vốn đơn giản Một công ty luôn bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật trong suốt quá trình hoạt động. Việc xác định người đại diện theo pháp luật của công ty có ý nghĩa quan trọng, vì điều đó còn để bảo vệ quyền lợi của công ty và của các thành viên công ty. Mặt khác, còn để đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi phát sinh các quan hệ giao dịch với công ty. Đối với các loại hình của công ty đối vốn, cơ chế đại diện được pháp luật quy định rất cụ thể: người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc); công ty cổ phần là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc). Nhưng với các loại hình của công ty đối nhân, pháp luật thường không quy định rõ ràng cơ chế đại diện của các công ty này. Tuy nhiên, với quy định khá tương đồng của pháp luật tại nhiều quốc gia, các thành viên góp vốn không được tham gia quản lý và đại diện cho công ty HVĐG trong các giao dịch với người thứ ba. Chỉ các thành viên nhận vốn mới là những đối tượng đại diện cho công ty HVĐG. Pháp luật Hoa Kỳ quy định: “thành viên góp vốn không có quyền thực tế hoặc rõ ràng để đại diện cho CTHD hữu hạn. Chỉ các thành viên nhận vốn mới là những người quản lý và đại diện duy nhất”27. Điều 68 Luật CTHD (sửa đổi năm 2006) của Trung Quốc quy định: “một thành viên góp vốn không được thực hiện các công việc của hợp danh, cũng không được đại diện cho CTHD hữu hạn với bên ngoài”28. Án lệ trước đây tại Việt Nam cho rằng, sự kiểm soát của người cấp vốn chỉ cho phép người này can thiệp trong nội bộ, chỉ có thể giao dịch với hội viên để bàn định công việc hội, nhưng không được giao dịch với người đệ tam với tư cách đại diện cho hội. Nếu người cấp vốn can thiệp vào việc quản lý hội thì đối với người đệ tam đã giao dịch với y, y sẽ bị coi như một hội viên đồng danh, nghĩa là phải chịu trách nhiệm bản thân và liên đới với các hội viên khác về sự cam kết với người đệ tam ấy29. Trong hội hợp tư đơn thường, chỉ các hội viên thụ tư mới có tư cách thương gia và họ mới có quyền quản lý và đại diện. Còn các hội viên xuất tư không có tư cách thương gia nên không thể quản lý và đại diện cho hội30. Quy định tại Điều 195 Bộ luật Thương mại năm 1972: “Hội viên xuất tư không có tư cách thương gia”. Căn cứ Bộ luật này, chỉ các hội viên thụ tư mới có tư cách thương gia. 63 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 27 Lawrence S. Clark, Robert J. Allberts, Peter D. Kinder (1994), “Law and business the regulatory environment”, fourth edition, McGraw-Hill, Inc, p. 400. 28 Article 68, Partnership Enterprise Law of the People`s Republic of China (Amended in 2006). 29 Lê Tài Triển, Luật Thương mại toát yếu, Quyển 2, 1959, tr. 55 - 56. 30 Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân, Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải, 1973, tr. 801 - 805. Hiện nay, theo các quy định tại khoản 1 Điều 179 Luật Doanh nghiệp năm 2014, người quản lý của CTHD là tất cả các thành viên hợp danh, đồng thời các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty trong các quan hệ pháp luật. Hạn chế đối với thành viên hợp danh trong việc thực hiện công việc kinh doanh của công ty chỉ có hiệu lực với người thứ ba khi người thứ ba biết về hạn chế đó. Qua đó, có thể nhận thấy rằng, “CTHD không có bộ máy quản lý tập trung. Các thành viên hợp danh trực tiếp quản lý điều hành công ty. Vì vậy, bất kỳ thành viên hợp danh nào cũng có quyền đại diện cho công ty. Ngược lại, công ty cũng có quyền đại diện cho các thành viên hợp danh”31. Trên tinh thần từ CTHD, đối với công ty HVĐG, người đại diện theo pháp luật của công ty này chính là các thành viên nhận vốn. Hay nói cách khác, cơ chế đại diện theo pháp luật của công ty HVĐG là cơ chế nhiều người đại diện (tập thể cùng đại diện). Việc xác định thẩm quyền đại diện của thành viên nhận vốn có thể được ghi nhận vào điều lệ của công ty HVĐG. Nếu điều lệ công ty không quy định cụ thể về những hạn chế đối với quyền đại diện của thành viên nhận vốn, thì người thứ ba có quyền cho rằng, tất cả các thành viên nhận vốn đều có quyền thiết lập mọi giao dịch nhân danh công ty HVĐG. Mọi giao dịch được thiết lập bởi thành viên nhận vốn trong phạm vi các ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty đều làm phát sinh trách nhiệm của công ty. Nếu thành viên nhận vốn thực hiện hành vi ngoài phạm vi các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty HVĐG, sẽ không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ khi được tất cả các thành viên nhận vốn còn lại chấp thuận. Còn các thành viên góp vốn, tinh thần chung pháp luật hầu hết các quốc gia, trong đó có cả pháp luật Việt Nam, là đều không quy định cho các thành viên này có tư cách thương nhân (thương gia). Vì vậy, thành viên góp vốn không thể nhân danh công ty HVĐG giao dịch với bên ngoài. Nếu thành viên góp vốn tự đứng ra kinh doanh nhân danh cho công ty, họ sẽ mất quyền chịu trách nhiệm hữu hạn và tư cách pháp lý của thành viên góp vốn trong công ty sẽ chuyển sang thành các thành viên nhận vốn. Tóm lại, quyền đại diện cho công ty HVĐG trong các giao dịch với bên ngoài chỉ thuộc về các thành viên nhận vốn. Thành viên góp vốn hoàn toàn không có quyền đại diện cho công ty trước các giao dịch với người thứ ba vì họ không có tư cách thương nhân. Khi phân tích nền kinh tế Việt Nam hiện tại và dự đoán sự phát triển trong một tương lai gần, có nhiều cơ sở cho rằng mô hình kinh doanh sẽ vẫn là các doanh nghiệp với quy mô nhỏ hoặc vừa. Đồng thời, các doanh nghiệp vẫn luôn đề cao sự tin tưởng giữa những người cùng tham gia. Còn khi nghiên cứu tâm lý kinh doanh cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội tại Việt Nam, có thể thấy rằng, công ty HVĐG đáp ứng khá đầy đủ và rất phù hợp với các điều kiện trên. So với CTHD, công ty HVĐG có khả năng linh động hơn trong việc gọi vốn đầu tư và đồng thời hạn chế bớt rủi ro cho nhà đầu tư. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp của Việt Nam nên quy định công ty HVĐG là một loại hình công ty độc lập với CTHD để phù hợp với tinh thần chung của pháp luật thế giới. Đồng thời, điều này còn góp phần phát triển loại hình công ty HVĐG tại Việt Nam n 64 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 31 Nguyễn Đình Tài, Bài giảng Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 256.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_cau_to_chuc_quan_tri_dieu_hanh_va_co_che_dai_dien_cua_con.pdf
Tài liệu liên quan