Cơ hội, thách thức và định hướng đào tạo sau Đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế

b) Với Bộ Giáo dục và Đào tạo (1) Tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa các quy chế đào tạo SĐH phù hợp điều kiện thực tiễn. Cụ thể, cho phép các cơ sở đào tạo đào tạo thạc sĩ sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, học viên SĐH phần lớn lại là những người vừa học vừa làm, với khung thời gian và công việc khác nhau, nên việc áp dụng đào tạo trực tuyến hợp lý và hiệu quả. (2) Tăng cường thanh tra, giám sát và đảm bảo chất lượng của đào tạo SĐH. Cùng với việc giao toàn quyền thực hiện quá trình đào tạo và cấp bằng cho các cơ sở đào tạo, Bộ GDĐT thực hiện hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các hoạt động này, xử lý nghiêm các vi phạm, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong đào tạo SĐH và chất lượng đào tạo chung của hệ thống giáo dục./.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ hội, thách thức và định hướng đào tạo sau Đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 62Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 * Phó Chủ nhiệm Khoa Tài chính, Trường ĐH KD&CN Hà Nội. 1. Bối cảnh Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cũng như đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng nền giáo dục hội nhập. Đào tạo nói chung và đào tạo sau đại học (SĐH) nói riêng đứng trước sự thay đổi lớn trong mục tiêu và cách thức đào tạo: - Quan hệ giữa người học và người dạy thay đổi một cách cơ bản. Kiến thức ngày nay không còn là độc quyền của người thầy và người học có thể tự kiểm chứng tất cả những điều mình học ngay lập tức. Người dạy sẽ là người thiết kế, xúc tác, cố vấn và tạo môi trường học tập. Với nội dung học tập được số hóa, người học có thể lựa chọn cho phù hợp với mục tiêu đào tạo theo lộ trình riêng. - Môi trường học tập thay đổi đáng kể. Nếu trước đây trung tâm của trường đại học là hệ thống thư viện và kho tư liệu khổng lồ, thì nay việc tìm kiếm thông tin phổ biến thông qua thư viện điện tử, internet, facebook, tweeter, Việc học tập không chỉ ở trường, mà ở bất cứ đâu. - Môi trường nghiên cứu cũng thay đổi. Nơi nghiên cứu đang dịch chuyển dần từ các trường, viện nghiên cứu đến các doanh nghiệp. Quỹ dành cho nghiên cứu khoa học (NCKH) ở các doanh nghiệp ngày càng lớn, trong khi đầu tư của nhà nước cho hoạt động này ngày càng nhỏ. Trong lĩnh vực này, các trường đại học có xu hướng trở thành “làm thuê” cho các doanh nghiệp. - Phạm vi tương tác trong hội nhập quốc tế rất rộng lớn. Khoảng cách về địa lý, không gian và thời gian bị xóa nhòa. Môi trường giáo dục không chỉ diễn ra trong khuôn viên trường, mà mở rộng ra toàn cầu. Người học có thể chủ động tương tác với giảng viên vào mọi thời điểm, ở trong và ngoài nước, bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ NCS.ThS. Hoàng Thị Ngọc Thủy * Tóm tắt: Nội dung chính của bài viết là nhận diện, đánh giá cơ hội, thách thức và định hướng đào tạo sau đại học của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế; thực trạng đào tạo sau đại học của Việt Nam thời gian vừa qua; một số kiến nghị các cơ sở đào tạo cần thay đổi, đáp ứng để phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: Đào tạo sau đại học, Bối cảnh hội nhập quốc tế. Abstract: The main content of the article is to identify, assess opportunities, challenges and postgraduate education orientation of Vietnam in the context of international integration; the situation of postgraduate education in Vietnam recently; some recommendations that educating institutions need to change and adapt to suit the context of international integration. Keywords: Postgraduate education; the context of international integration. Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 63Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 1. Cơ hội và thách thức đối với đào tạo sau đại học tại Việt Nam Việt Nam không đứng ngoài tiến trình hội nhập quốc tế. Đào tạo nói chung và đào tạo sau đại học tại Việt Nam nói riêng đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn. 1.1. Cơ hội Công nghệ thông tin (CNTT) lan tỏa mạnh mẽ giúp các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng dạy tiếp cận và cập nhật lượng kiến thức phong phú, môi trường học tập nghiên cứu chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Nền giáo dục Việt Nam có điều kiện thuận lợi liên kết với các nền giáo dục phát triển trên thế gới, từ đó có thể học hỏi, tiếp thu và xây dựng cho mình một hệ thống giáo dục đáp ứng nhu cầu hội nhập. Việt Nam đã và đang hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới. Tư duy về giáo dục thay đổi để có thể đáp ứng được quy trình đào tạo chuẩn quốc tế. Hội nhập quốc tế giúp nguồn nhân lực đào tạo sau đại học nâng cao chất lượng, tạo cơ hội lớn cho vấn đề việc làm và thu nhập trong tương lai. Thay vì người lao động phải đi khắp nơi để tìm công việc phù hợp và thu nhập xứng đáng, thì giờ đây các nhà tuyển dụng sẽ phải tìm đến họ. 1.2. Thách thức Sức ép cạnh tranh trong thị trường dịch vụ đào tạo, cũng như thị trường lao động chất lượng cao, đòi hỏi chất lượng đào tạo của các trường đại học, học viện phải nhanh chóng nâng cao. Số lượng các cơ sở đào tạo trong nước đủ điều kiện đào tạo SĐH ngày càng tăng (hiện nay khoảng 180/600 cơ sở), chưa kể sự gia nhập mạnh mẽ của các cơ sở đào tạo nước ngoài thời gian tới. Đầu tư vốn cho công tác nghiên cứu và đào tạo SĐH còn ở mức thấp. Xu thế chung của thế giới là đánh giá chất lượng giáo dục thông qua chất lượng NCKH. Số lượng các công trình NCKH của Việt Nam mặc dù nhiều, nhưng chất lượng còn thấp, công bố quốc tế rất ít. Để có được một công trình NCKH chất lượng tốn rất nhiều nguồn lực, trước hết là vốn. Đầu tư tài chính cho hoạt động NCKH của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 chỉ chiếm khoảng 0,4% GDP, thấp hơn Singapore (2,2%), Thái Lan (0,48%), Malaysia (1,26%). Sức ép về nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ các nhà khoa học đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Chất lượng và số lượng đội ngũ này là một trong các thước đo về năng lực cạnh tranh của các cơ sở đạo tạo. Việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân các nhà khoa học có chất lượng cao đang là thách thức rất lớn. Sức ép trong việc áp dụng CNTT trong nghiên cứu giảng dạy. Nó cũng là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, cách dạy học kiểu truyền thống nặng về truyền thụ một chiều đã ăn sâu vào tư tưởng người dạy. Làm sao để người học và người dạy sử dụng triệt để lợi ích của internet và CNTT là một thách thức không nhỏ. Mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng. Trong bối cảnh tự chủ tài chính, trước áp lực đảm bảo thu nhập cho đội ngũ lao động, các trường đại học phải gia tăng quy mô tuyển sinh, trong đó có đào tạo SĐH. Trong khi cơ sở vật chất, đội ngũ các nhà khoa học, giảng viên, chương trình đào tạo, một số trường còn hạn chế, điều này ắt dẫn đến chất lượng đào tạo sẽ giảm. 2. Thực trạng 2.1. Những mặt tích cực Quyền tự chủ của các trường đại học ngày càng tăng. Các trường chủ động hơn trong hầu hết các hoạt động, từ học thuật đến tổ chức, tài chính. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 64Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 Nhiều cơ sở đào tạo mới được phép tham gia đào tạo SĐH. Hiện cả nước có khoảng 180/600 cơ sở đủ điều kiện đào tạo SĐH. Số lượng cơ sở đào tạo SĐH liên kết với nước ngoài, cũng như các cơ sở của nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng. Quy mô đào tạo SĐH tăng. Theo số liệu thống kê từ Bộ GDĐT, năm học 2016-2017, quy mô đào tạo tiến sĩ cả nước là 13.587 người, tăng 25% so với năm học 2015-2016, thạc sĩ là 105.801 người, tăng 12,8%. Đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ phần lớn nằm trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Chương trình đào tạo SĐH dần được hoàn thiện; số lượng các ngành, chuyên ngành trong mỗi cơ sở đào tạo ngày càng tăng; phát triển một số chương trình mới, chất lượng cao, 2.2. Hạn chế Về chương trình đào tạo, nhiều cơ sở đào tạo SĐH chưa quyết liệt, triệt để chuyển đổi từ đào tạo niên chế (nặng về về lý thuyết, bộc lộ nhiều lạc hậu) sang đào tạo tín chỉ (cắt giảm những môn học trùng lặp, giảm thời gian đào tạo, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành, tiếp xúc thực tế cho người học). Chương trình chưa liên thông giữa chuẩn mực đào tạo SĐH trong nước và quốc tế, chưa được linh hoạt, nội dung chưa phù hợp, chưa cập nhật nhu cầu và xu thế thị trường lao động. Hầu hết các chương trình đào tạo đều sử dụng tiếng Việt để giảng dạy. Đây cũng là điểm nghẽn lớn khi hội nhập và cạnh tranh toàn cầu. Các trường đại học ở Việt Nam thu hút được rất ít sinh viên quốc tế đến học sau đại học Về tổ chức đào tạo, tuyển sinh đầu vào, chất lượng còn hạn chế. Đối tượng tuyển sinh hầu hết là sinh viên mới tốt nghiệp, thiếu kiến thức thực tế. Một số cơ sở đào tạo thu hút học viên vượt quá năng lực thực tế. Tổ chức quản lý quá trình đào tạo còn bộc lộ nhiều hạn chế. Phương thức chuyển tải nội dung chương trình đào tạo đến người học còn nặng theo cách truyền thống. Hội nhập quốc tế đòi hỏi phương thức và phương pháp đào tạo phải thay đổi, ứng dụng mạnh mẽ của CNTT, công nghệ kỹ thuật số và hệ thống mạng. Các hình thức đào tạo online, mô phỏng, số hóa bài giảng,.. sẽ là xu hướng đào tạo trong tương lai. Quy mô và cơ cấu đào tạo chưa đồng nhất với sự phát triển của đất nước. Theo Tổng cục Thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 24.000 tiến sĩ. Số liệu từ Bộ GDĐT cho biết năm học 2016-2017 có khoảng 16.500 tiến sĩ (21,4%) trong tổng số 72.792 giảng viên đại học. Năm 2007 tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ở các trường đại học của Malaysia là 30% và họ có ý định phấn đấu tăng lên 75%. Nhiều nước, như Úc, Nhật Bản, Anh, đều tăng quy mô đào tạo tiến sĩ từ 46% lên 82% (Hàn Quốc: 166%, Đài Loan: 379%). Như vậy, so với các nước, quy mô và tốc độ đào tạo tiến sĩ của Việt Nam còn nhỏ và chậm. Cơ cấu đào tạo SĐH chưa thực sự phù hợp. Nhân lực có trình độ tiến sĩ giảm dần theo độ tuổi. Nhóm trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 62,29%, nhóm 40-49 tuổi chiếm 21,03%, nhóm 30-29 tuổi chiếm 15,8%, nhóm dưới 30 tuổi chỉ chiếm 2,81%. Cơ cấu theo ngành cũng chưa thực sự hợp lý. Các ngành kinh tế, tin học, luật chiếm tỷ lệ cao hơn các ngành khác. Chất lượng đào tạo SĐH còn nhiều hạn chế. Nhu cầu đào tạo tăng lên gây sự quá tải đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy, hướng dẫn khoa học và điều kiện học tập. Chất lượng luận văn, luận án bộc lộ nhiều bất cập. Việc bảo vệ báo cáo tổng quan, báo cáo chuyên đề tại một số cơ sở đào tạo Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 65Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 còn mang tính hình thức. Nghiên cứu sinh chưa coi trọng phương pháp nghiên cứu, khả năng tin học, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu sinh sinh hoạt ở các bộ môn còn mang tính hình thức. Hạn chế về khả năng nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Số lượng và chất lượng các công trình công bố trên các ấn phẩm khoa học quốc tế là thước đo quan trọng, không chỉ phản ánh sự phát triển khoa học - công nghệ, hiệu suất khoa học, mà cả trình độ và chất lượng giáo dục thực tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, mặt dù đã có sự quan tâm của nhiều cơ sở giáo dục trong việc tạo cơ chế khuyến khích các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế, thậm chí có xu hướng ngày càng tụt hậu xa hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ. Theo thống kê của Viện Thông tin khoa học (ISI), trong giai đoạn 1996/2011, Việt Nam mới có 13.172 công trình khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan (69.637), 1/6 của Mlaysia (75.530) và 1/10 của Singapore (126.881), trong khi dân số Việt Nam gần gấp rưỡi dân số Thái Lan, 3 lần dân số Malaysia và 17 lần dân số Singapore. Không chỉ ít về số lượng, chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp nhất so với các nước trong khu vực. Thiếu cả về số lượng và chất lượng giảng viên, các nhà khoa học. Một số cơ sở đào tạo thiếu giảng viên cơ hữu. Xuất hiện xu hướng theo đuổi mục tiêu hiệu quả tài chính bằng cắt giảm chương trình, thu hút học viên vượt quá năng lực thực tế. 3. Định hướng và kiến nghị 3.1. Định hướng Nhận diện sâu sắc về cơ hội, thách thức và xu hướng đào tạo SĐH trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các cơ sở đào tạo cần hành động cụ thể, quyết liệt để chuyển từ một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học sang một nền giáo dục giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu của đất nước và thời đại. 3.2. Kiến nghị a) Với các cơ sở đào tạo sau đại học (1) Hoàn thiện chương trình đào tạo. Thứ nhất, chương trình đào tạo SĐH cần được thiết kế theo hướng chuyên biệt, chuyên sâu, phù hợp với từng nhóm người học. Hiện nay, với sự tiến bộ về công nghệ, các cơ sở đào tạo có thể thiết kế lộ trình học tập riêng biệt, phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Thứ hai, thay đổi cơ cấu chương trình đào tạo theo hướng tăng tỷ lệ nội dung về tự nghiên cứu, khả năng hoạt động thực tế của người học, không chỉ chú trọng về giảng dạy các chủ đề và các môn học chung, mà còn mở rộng, phát triển kỹ năng nghiên cứu, thuyết trình, bảo vệ các chủ đề nghiên cứu, khả năng ứng dụng thực tiễn của các đề tài nghiên cứu. (2) Về tổ chức đào tạo. Thứ nhất, rà soát và hoàn thiện các khâu trong quá trình đào tạo SĐH. Chú trọng ưu tiên chất lượng khâu tuyển sinh để tuyển được các học viên, nghiên cứu sinh tốt. Thứ hai, thay đổi mô hình và phương pháp đào tạo. Các hình thức đào tạo online, số hóa bài giảng, mô phỏng, đạo tạo ảo sẽ là xu hướng đào tạo nghề trong tương lai, bởi linh hoạt, phù hợp về không gian, điều kiện và nhu cầu của từng cá nhân. Thứ ba, tổ chức đánh giá báo cáo tổng quan, báo cáo chuyên đề chặt chẽ hơn và theo chuẩn mực quốc tế. Mời các chuyên gia, nhà khoa học nước NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 66Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 ngoài giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá chất lượng đào tạo. Thứ tư, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học. Các cơ sở đào tạo đại học, SĐH cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế về đào tạo và NCKH. (3) Tăng đầu tư vốn cho NCKH và đào tạo SĐH. Để có được các công trình NCKH có chất lượng, đăng trên các tạp chí có uy tín như ISI hay Scopus phải tiêu tốn rất nhiều nguồn lực, trong đó đầu tiên phải kể là nguồn tài chính. (4) Đẩy mạnh áp dụng CNTT trong nghiên cứu và giảng dạy. Trước hiện tượng học viên bỏ học, đối phó điểm danh giờ học, sao chép các nghiên cứu, các cơ sở đào tạo cần sử dụng trang thiết bị hiện đại ở các giảng đường để theo dõi tình hình; áp dụng phần mềm sao chép để tạo thuận lợi trong phát hiện và xử lý những trường hợp gian lận trong làm luận văn và luận án. (5) Chủ động, tích cực liên kết quốc tế trong đào tạo SĐH giúp các cơ sở đào tạo chia sẻ kinh nghiệm quản lý, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo,. Bên cạnh các chương trình đào tạo SĐH thuần Việt, các chương trình SĐH liên kết với nước ngoài đang trở thành xu hướng, giúp người học không cần ra nước ngoài cũng có thể theo học các chương trình tiên tiến quốc tế. b) Với Bộ Giáo dục và Đào tạo (1) Tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa các quy chế đào tạo SĐH phù hợp điều kiện thực tiễn. Cụ thể, cho phép các cơ sở đào tạo đào tạo thạc sĩ sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, học viên SĐH phần lớn lại là những người vừa học vừa làm, với khung thời gian và công việc khác nhau, nên việc áp dụng đào tạo trực tuyến hợp lý và hiệu quả. (2) Tăng cường thanh tra, giám sát và đảm bảo chất lượng của đào tạo SĐH. Cùng với việc giao toàn quyền thực hiện quá trình đào tạo và cấp bằng cho các cơ sở đào tạo, Bộ GDĐT thực hiện hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các hoạt động này, xử lý nghiêm các vi phạm, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong đào tạo SĐH và chất lượng đào tạo chung của hệ thống giáo dục./. Tài liệu tham khảo 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017. 2. PGS.TS. Doãn Kế Bôn. Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị. Trường Đại học Thương mại. 3. Nguyễn Tấn Đại (2017). Đào tạo tiến sĩ nhìn từ số liệu thực tế. 4. PGS. TS. Nguyễn Hoàng (2018). Đào tạo sau đại học Việt Nam, xu hướng và thách thức. 5. Phạm Thị Ly (2014). Giáo dục toàn cầu – một bức tranh không ngừng thay đổi. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 11/2014. 6. TS. Đỗ Đức Minh. Thành tựu và một số hạn chế của đào tạo sau đại học ở nước ta. Đại học quốc gia Hà Nội. 7. Ngân hàng thế giới (2016). Báo cáo hoạt động năm 2015. 8. ThS. Hoàng Thị Tâm. Đào tạo sau đại học đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế: Thực trạng và giải pháp. 9. PGS.TS. Lê Xuân Trường (2018). Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ở các trường sau đại học, học viện của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Ngày nhận bài: 09/01/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_hoi_thach_thuc_va_dinh_huong_dao_tao_sau_dai_hoc_trong_di.pdf
Tài liệu liên quan