Công tác trả lương ở Công ty xây dựng công trình 56: Thực trạng và giải pháp

LỜIMỞĐẦU Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao động, sức lao động là hàng hoá do vậy tiền lương là giá cả của sức lao dộng. Khi phân tích về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết "Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là hình thái cải trang của giá trị hay giá cả của sức lao động. Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau. Tiền lương trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động (người mua sức lao đọng) trả cho người lao động (người bán sức lao động). Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương, mặt khác do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động mà tiền lương không phải thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội rất quan trọng liên quan đến đời sống trật tự xã hội. Đó là quan hệ về xã hội. Trong quá trình hoạt động nhất là hoạt động kinh doanh đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương là một phần của chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ. Phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động cóảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của mọi người lao động. Mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ khả năng của mình. Để thúc đẩy sản xuất phát triển thì doanh nghiệp cần có những chính sách chiến lược quan trọng đúng mức đến người lao động. Các khoản về trích lập lương, trả lương phải phù hợp với định hướng phát triển của công ty cũng như không đi ngược với chính sách mà nhà nước đã ban hành. Trong sự hội nhập và phát triển kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo từng bước hội nhập kinh tế với thế và trong khu vực. Việc Nam đã vàđang tiến hành cải cách toàn diện, triệt để hệ thống tiền lương, theo những yêu cầu về công việc đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế. Nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện được mức sống cho người lao đọng vàđặc biệt quyền lợi của người lao động được nâng lên. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cùng với những quan điểm trên. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu công tác trả lương cho người lao động ở Công ty xây dựng công trìn h 56 tôi nhận thấy việc quản lý lao động và trả lương trả thưởng cho người lao động cũng như thực trạng và các giải pháp trả lương là cần thiết đối với mỗi người lao động và cả tập thể công ty. Vì vậy tôi đãđi sâu tìm hiểu và chọn đề tài: "Công tác trả lương ở Công ty xây dựng công trình 56: thực trạng và giải pháp". Trong quá trình thực tập tại Công ty xây dựng công trình 56. Tôi cũng như tất cả các sinh viên đến thực tập tại đây, điều được giám đốc cũng như toàn thể cô chú cùng anh chị trong Công ty nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phạm Thị Huệ và Nguyễn Thị Hoa cùng giáo viên hướng dẫn côĐỗ Thị Tuyết đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành chuyên đềđược đúng hạn. Tuy nhiên với một đề tài khá phức tạp cùng với thời gian thực tập có hạn, sự hiểu biết của bản thân chưa được sâu rộng, ít nhiều không thể tránh khỏi những thiếu sót cũng như sự sai sót về hình thức và nội dung kết cấu của chuyên đề. Rất mong được sự bổ sung của các thầy cô, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty xây dựng công trình 56 để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Bố cục chuyên đề này bao gồm: Mởđầu, nội dung, kết luận. Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương I: Lý luận cơ bản về công tác trả lương trong doanh nghiệp. Chương II: Công tác trả lương ở Công ty xây dựng công trình 56. Thực trạng và giải pháp. Chương III: Kiến nghị và giải pháp công tác trả lương ở Công ty Xây dựng công trình 56.

docx46 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác trả lương ở Công ty xây dựng công trình 56: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao động, sức lao động là hàng hoá do vậy tiền lương là giá cả của sức lao dộng. Khi phân tích về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết "Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là hình thái cải trang của giá trị hay giá cả của sức lao động. Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau. Tiền lương trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động (người mua sức lao đọng) trả cho người lao động (người bán sức lao động). Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương, mặt khác do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động mà tiền lương không phải thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội rất quan trọng liên quan đến đời sống trật tự xã hội. Đó là quan hệ về xã hội. Trong quá trình hoạt động nhất là hoạt động kinh doanh đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương là một phần của chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ. Phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của mọi người lao động. Mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ khả năng của mình. Để thúc đẩy sản xuất phát triển thì doanh nghiệp cần có những chính sách chiến lược quan trọng đúng mức đến người lao động. Các khoản về trích lập lương, trả lương phải phù hợp với định hướng phát triển của công ty cũng như không đi ngược với chính sách mà nhà nước đã ban hành. Trong sự hội nhập và phát triển kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo từng bước hội nhập kinh tế với thế và trong khu vực. Việc Nam đã và đang tiến hành cải cách toàn diện, triệt để hệ thống tiền lương, theo những yêu cầu về công việc đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế. Nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện được mức sống cho người lao đọng và đặc biệt quyền lợi của người lao động được nâng lên. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cùng với những quan điểm trên. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu công tác trả lương cho người lao động ở Công ty xây dựng công trìn h 56 tôi nhận thấy việc quản lý lao động và trả lương trả thưởng cho người lao động cũng như thực trạng và các giải pháp trả lương là cần thiết đối với mỗi người lao động và cả tập thể công ty. Vì vậy tôi đã đi sâu tìm hiểu và chọn đề tài: "Công tác trả lương ở Công ty xây dựng công trình 56: thực trạng và giải pháp". Trong quá trình thực tập tại Công ty xây dựng công trình 56. Tôi cũng như tất cả các sinh viên đến thực tập tại đây, điều được giám đốc cũng như toàn thể cô chú cùng anh chị trong Công ty nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phạm Thị Huệ và Nguyễn Thị Hoa cùng giáo viên hướng dẫn cô Đỗ Thị Tuyết đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành chuyên đề được đúng hạn. Tuy nhiên với một đề tài khá phức tạp cùng với thời gian thực tập có hạn, sự hiểu biết của bản thân chưa được sâu rộng, ít nhiều không thể tránh khỏi những thiếu sót cũng như sự sai sót về hình thức và nội dung kết cấu của chuyên đề. Rất mong được sự bổ sung của các thầy cô, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty xây dựng công trình 56 để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Bố cục chuyên đề này bao gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận. Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương I: Lý luận cơ bản về công tác trả lương trong doanh nghiệp. Chương II: Công tác trả lương ở Công ty xây dựng công trình 56. Thực trạng và giải pháp. Chương III: Kiến nghị và giải pháp công tác trả lương ở Công ty Xây dựng công trình 56. MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Quản trị nhân lực 2. Đề cương sơ bộ của trường 3. Tài liệu công ty XDCT 56 (Binh đoàn 11) trong 3 năm 2005, 2006, 2007 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Bản chất tiền lương trong cơ chế thị trường 1.1.1. Khái niệm Tiền lương là giá trị của sức lao động biểu hiện giá cả của sức lao động chủ sử dụng lao động trả cho người lao động trên cơ sở thoả thuận dựa trên quan hệ cung cầu và pháp luật của nhà nước. 1.1.2. Bản chất của tiền lương Là sự biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bảy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ và là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. 1.1.3. Vai trò của tiền lương Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định tuỳ theo quy mô, yêu cầu sản xuất cụ thể chi phí về tiền lương là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Vì vậy sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm lao động sống (lương), do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp. Tiền lương không phải là vấn đề chi phí trong nội bộ từng doanh nghiệp Thu nhập đối với người lao động mà còn là một vấn đề kinh tế xã hội mà chính phủ của mỗi quốc gia cần phải quan tâm. 1.2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian 1.2.1.1. Khái niệm: Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức được áp dụng chủ yếu đối với nhân viên, cán bộ quản lý ngoài ra còn áp dụng trả lương cho những người công nhân trong trường hợp những người công nhân làm trên máy móc thiết bị mới nhập về các thông số kỹ thuật chưa ổn định hoặc những người công nhân làm ra sản phẩm có chất lượng cao có độ tinh xảo. 1.2.1.2. Các hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương theo thời gian có thể tính theo các đơn vị thời gian như: tháng, tuần, ngày, giờ. + Tiền lương tháng là tiền lương trả lương cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng cố định lao động. Tiền lương tháng = x + Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào mức lương tháng và số tuần thực tế trong tháng. Lương tuần áp dụng trả cho các đối tượng lao động có thời gian lao động không ổn định mang tính chất thời vụ. Tiền lương tuần = Lương ngày x Ngày làm việc trong tháng + Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương ngày thường áp dụng cho người lao động trực tiếp hưởng thời gian tính lương cho người lao động trong những ngày hội họp học tập hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hình thức này có ưu điểm đơn giản dễ tính toán phản ánh được trình độ kỹ thuật và điều kiện làm việc của người lao động. Tiền lương ngày = + Tiền lương giờ: là tiền lương tính dựa trên cơ sở mức lương ngày nó thường được áp dụng để trả cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không được hưởng lương theo sảnphẩm. Tiền lương giờ = Hình thức trả lương theo thời gian có những hạn chế nhất định (mang tính bình quân chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên để khắc phục phần nào những hạn chế đó. Việc trả lương theo thời gian có thể kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc. 1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm trong doanh nghiệp 1.2.2.1. Khái niệm: Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ giá tiền lương tính cho một giá trị sản phẩm. Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn bó chặt chữ thù lao lao động và kết quả sản xuất, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, phát huy năng lực khuyến khích sử dụng tài năng, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên bên cạnh đó có những hạn chế: năng suất cao nhưng chất lượng kém do làm ẩu vi phạm quy trình sử dụng quá năng lực của máy móc…đó là do quá coi trọng số lượng sản phẩm hoàn thành và một phần cũng do các định mức kỹ thuật xây dựng quá lỏng lẻo, không phù hợp với điều kiện và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Bởi vậy, trong việc trả lương theo sản phẩm vấn đề quan trọng là phải xây dựng đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lý. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp hình thức trả lương theo sản phẩm được vận dụng, theo các phương pháp cụ thể sau: - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân - Trả lương theo sản phẩm gián tiếp - Trả lương theo sản phẩm tập thể - Trả lương theo sản phẩm khoán - Trả lương theo sản phẩm có thưởng - Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến 1.2.2.2. Các hình thức trả lương theo sản phẩm a. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Chế độ trả lương này thường được áp dụng đối với những công nhân sản xuất chính mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối có thể định mức và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Tuỳ vào điều kiện sản xuất và quan điểm khuyến khích lao động của doanh nghiệp, người lao động có thể được trả lương theo đơn giá cố định lũy tiến hay luỹ thái. TKi = ĐG.Q1 ĐG = = TLCBCVi. T Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm hoặc đơn giá thời gian. TLCBCVi: sản lượng định mức giao cho người lao động Q0: sản lượng định mức giao cho người lao động Q1: Sản lượng thực tế của người lao động làm được T: Thời gian lao động cung ứng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân có ưu điểm: đơn giản dễ hiểu, quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, lương trả công nhân viên càng cao khi sản xuất ra càng nhiều sản phẩm do đó khuyến khích được người công nhân nâng cao năng suất lao động đây là hình thức phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng để tính lương trả cho lao động trực tiếp. Tuy nhiên cách trả lương này cũng có nhược điểm: nâng cao lợi ích cá nhân không khuyến khích người lao động quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. b. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Là hình thức trả lương theo công nhân phụ phục vụ công nhân chính và những người mới tham gia vào học nghề. ĐG = TLi: ĐG.Q1 Trong đó: TLCBCVi: Tiền lương cấp bậc công việc của công nhân phụ phục vụ Qo: Định mức sản lượng của người công nhân chính P: Mức phục vụ của người công nhân phụ Q1: Sản lượng chính của người công nhân phụ đạt được Hình thức trả lương này áp dụng để trả lương gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như công nghệ điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị, bảo dưỡng máy móc lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp phối hợp với lao động trực tiếp khuyến khích những người lao động trực tiếp để nâng cao năng suất lao động, cùng quan tâm tới kết quả chung. Tuy nhiên hình thức này không đánh giá được đúng kết quả lao động của người lao động gián tiếp. c. Trả lương theo sản phẩm tập thể Chế độ trả lương này thường được áp dụng với những công việc cần một nhóm công nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp. Trong đó: Tqđ tổng số thời gian quy đổi ni: Số công nhân của một nhóm công việc nào đó hi: Thời gian lao động cung ứng của người công nhân ở bậc nào đó. ki: Là hệ số lương cấp bậc công việc người công nhân nào đó TH. Bước 2: Tình tiền lương của một giá quy đổi Trong đó: TL1qqđ = thời gian của một giờ quy đổi Bước 3: Tính tiền lương thực lĩnh của từng công nhân TLi = TL1qqđ.hi. ki Trong đó: TLi: Tiền lương thực lĩnh của một người công nhân nào đó - Dùng phương pháp hệ số điều chỉnh Bước 1: Tính tiền công theo cấp bậc và thời gian làm việc của mỗi công nhân: Hđc = Bước 2: Xác định hệ số điều chỉnh của tổ bằng cách lấy tổng số tiền thực lĩnh chia cho số tiền công vừa tính trên. Bước 3: Tính tiền công của từng người Hai phương pháp này đều đem kết quả giống nhau Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể có ưu điểm là khuyến khích công nhân trong tổ nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ: nhược điểm: sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ, ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân góp của cả nhóm như lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền, trông nom máy liên hợp. TLtt = ĐG x Q1 ĐG = Trong đó: m: số công việc trong tổ TLCBCVi: Tiền lương cấp bậc công việc của một công nhân nào trong tổ Q0: Sản lượng thực tế giao cho cả tổ Q1: Sản lượng thực tế cả tổ làm được TLTT: Tiền lương thực lĩnh của cả tổ Việc phân phối tiền lương theo sản phẩm tập thể được thực hiện theo các phương pháp sau: Chia lương theo phương pháp hệ số điều chỉnh Hđ/c = TLi: TLCBCVi đ/c x Hđ/c Trong đó: Hđ/c: Hệ số điều chỉnh nó cho biết tiền lương của một công nhân nào đó trong tổ cao hơn tiền lương của người công nhân khác bao nhiêu lần. TLCBCVi đ/c: tiền lương cấp bậc công việc của từng người công nhân sau khi đã điều chỉnh ra 1 đơn vị thống nhất. TLi: tiền lương thực lĩnh của từng người công nhân - Dùng phương pháp giờ hệ số Bước 1: Tính thời gian quy đổi của cả tổ Tqđ = d. Trả lương theo sản phẩm khoán Theo hình thức này, công nhân được giao việc và tự chịu trách nhiệm với công việc đó cho tới khi thoàn thành. TLi = ĐGK.Q1 Trong đó: ĐGK: Đơn giá khoán Q1: Sản lượng thực tế người lao động làm được Chế độ trả lương này áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong nông nghệp, công nghiệp như sửa chữa, lắp ráp các sản phẩm, máy móc thiết bị… Ưu điểm: trả lương theo cách này tạo cho người lao động có sự chủ động trong việc sắp xếp tiến hành theo công việc của mình đối với người giao khoán thì yên tâm về thời gian hoàn thành. Nhược điểm: dễ gây ra hiện tượng làm bừa ẩu không đảm bảo chất lượng do muốn đảm bảo thời gian hoàn thành. e. Trả lương theo sản phẩm có thưởng. Khi áp dụng chế độ trả công này toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về chế độ tiền thưởng quy định. TLi = ĐGcđ. Q0 + ĐGth (Q1 - Q0) ĐGcđ: đơn giá cố định Q0: sản lượng định mức ĐGth: Đơn giá thưởng Q1: Sản lượng thực tế Ưu điểm: Hình thức này đánh giá vào lợi ích của người lao động do đó tạo cho người lao động có ý thức công việc, hăng say lao động. Nhược điểm nhưng hình thức này nếu làm tuỳ tiện sẽ dẫn đến việc trả thưởng bừa bãi, không đúng người đúng việc gây tâm lý bất bình cho người lao động. f. Trả lương theo sản phẩm lũy tiễn Theo hình thức này. Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ hoàn thành sản phẩm lũy tiến. Mức luỹ tiến này còn có thể quy định bằng hoặc cao hơn định mức sản lượng. Những sản phẩm dưới mức khởi điểm luỹ tiến, được tính theo đơn giá tiền lương chung cố định, những sản phẩm vượt mức ngày càng cao thì suất luỹ tiến càng lớn. TLi = TLcđ+ TLcđ () Lương trả theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ công việc tăng nhanh năng suất lao động nhưng thường dẫn đến tốc độ tăng tiền lương cao hơn tăng năng suất lao động và làm tăng khoản chi phí nhân công trong giá htành sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy áp dụng hình thức này được sử dụng như một giải pháp tạm thời như áp dụng trả lương ở những khâu quan trọng cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, đảm bảo cho sản xuất cân đối đồng bộ hoặc có thể áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện gấp một đơn đặt hàng nào đó. Trường hợp không cần thiết thì doanh nghiệp không nên sử dụng hình thức này. 1.3. Sự cần thiết hoàn thiện công tác trả lương trong các doanh nghiệp. Ngày nay tiền lương và công tác trả lương cho người lao động đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội và sản xuất không chỉ ở nước ta mà cả ở tất cả các nước khác trên thế giới, Để có thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khối liệt như hiện nay, đặc biệt để có thể tồn tại và phát triển khi Việt Nam ra nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải coi chính sách tiền lương và công tác trả lương như là một công cụ để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp không thể không thường xuyên cải thiện công tác trả lương cho người lao động. Sở dĩ nói như vậy là bởi vì: Thứ nhất: tiền lương là một phạm trù có liên quan mật thiết đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đến sự phát triển của nền kinh tế, đến đời sống của từng người lao động. Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn như quan hệ giữa sản xuất và phát triển, quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, quan hệ giữa thu nhập của các thànhphần dân cư. Nếu không thường xuyên cải thiện công tác trả lương thì nền kinh tế đất nước nói chung và bản thân từng doanh nghiệp nói riêng sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Thứ hai: Trong giai đoạn hiện nay khi mà giá cả tư liệu sinh hoạt và các chi phí khác thường xuyên có sự biến động lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người lao động và gia đình của họ nếu doanh nghiệp không thường xuyên cải thiện công tác trả lương cho người lao động để tiền lương tăng tương ứng với sự biến động đó thì người lao động sẽ không yên tâm làm việc dẫn đến làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp. Cải thiện công tác trả lương trong doanh nghiệp sẽ kích thích người lao động hăng say làm việc, tích cực học hỏi nâng cao trình độ tay nghề để nâng cao năng suất lao động từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và mang lại nhiều giá trị thặng dư hơn cho doanh nghiệp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 56 2.1. Quá trình hình thành và các đặc điểm kinh tế có ảnh hưởng đến công tác trả lương trong công ty XDCT 56. 2.1.1. Quá trình hình thành a. Tên công ty: công ty xây dựng công trình 56 - Binh đoàn 11 tổng cục Hậu Cần - Bộ Quốc Phòng. Giámđốc hiện tại của doanh nghiệp Đại tá - Kỹ sư: Trần Kết b. Địa chỉ liên lạc/ trụ sở chính công ty. Số 326 Lê Trọng Tấn - Phường Khương Mai - Q. Thanh Xuân - thành phố Hà Nội. - Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: quyết định thành lập doanh nghiệp nn số 464/QĐ - QP ngày 17/04/1996 của Bộ quốc phòng. Năm 2003 thành lập công ty XDCT 56 theo quyết định số 118 2003/QĐ - QP về việc sát nhập công ty xây lắp 524 vào công ty XDCT 56 thuộc Tổng công ty Thành An (Binh đoàn 11). Vốn pháp định: 24170379873 (có xác nhận của cục tài chính - BQP ngày 16/11/2003). Hình thức doanh nghiệp (là loại hình sở hữu) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Quốc Phòng. c. Chức năng nhiệm vụ. Công ty XDCT 56 - Tổng công ty Thành An (Binh đoàn 11) QBP là doanh nghiệp hạng I chuyên xây dựng cơ bản của quân đội với nhiều năm kinh nghiệm và truyền thống của mình công ty đã thi công nhiều dự án, công trình lớn đạt chất lượng cao được chủ đầu tư và các cơ quan quản lý các cấp đánh giá tốt với hàng chục huy chương vàng và là đơn vị xây dựng các ngành xây dựng Việt Nam. Đối với nhiệm vụ kinh tế. Công ty XDCT56 hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đăng ký với nhà nước thực hiện quyền tự chủ về tài chính có trách nhiệm bảo toàn và phát triển đồng vốn. Đối với nhiệm vụ quốc phòng: công ty xây dựng công trình 56 là đơn vị quốc phòng sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng khi nhà nước cấp trên yêu cầu. d. Quá trình hình thành công ty xây dựng công trình 56. Sau đại thẳng mùa xuân năm 1975 cùng với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc thống nhất đất nước đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới quân đội thực hiện nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ tổ quốc và xây dựng thành công CNXH trên phạm vi cả nước. Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng của quân đội tháng 06/1982 Quân uỷ trung ương BQP quyết định chuyển việc chỉ đạo xây dựng cơ bản từ tổng cục hậu cần về BQP và thành lập Binh đoàn 11. Quyết định trên của BQP phù hợp với yêu cầu mới của quân đội phù hợp với phát triển của ngành xây dựng cơ bản đồng thời đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của cán bộ chiến sỹ công nhân viên. Để đảm bảo có mô hình tổ chức phù hợp. Bình đoàn tập hợp chuyển nhập một số đơn vị cùng chức năng nhiệm vụ tương đương thành lập các cơ sở Binhd doàn 11. Ngày 21/1/1983 đoàn cung ứng vật tư vận tải 56 - trực thuộc Binh đoàn 11. Được thành lập theo quyết định số 14/QĐ-TM do thiếu tướng Đỗ Đức - phó tổng tham mưu trưởng ký. Địa điểm đóng quân: Xã Yên Mĩ - huyện Hoài Đức - Hà Nội. Từ ngày thành lập đến nay đoàn cung ứng vật tư vận tải 56 đã có tên gọi phù hợp với yêu cầu phát triển nhiệm vụ từng giai đoạn: + Đoàn cung ứng vật tư vận tải 56 + Xí nghiệp vận tải và thi công cơ giới 86 + Công ty cầu đường vận tải 56 + Công ty XDCT 56. Đoàn cung ứng vật tư vận tải 56 ra đời các lực lượng các lực lượng lập thành đoàn 56 là những đơn vị có kinh nghiệm và truyền thống trong ngành vận tải xe quân sự sau đó được bổ sung 3 đơn vị (đoàn 22 - kho K22 - xí nghiệp 897) như vậy biên chế đoàn 56 gồm. Tiểu đoàn vận tải 56 thuộc cục kiến thiết cơ bản - TCHC Tiểu đoàn vận tải 28 thuộc đoàn 386 - cục kiến thiết cơ bản - TCHC Tiểu đoàn 744 thuộc đoàn 387 - Tổng cục kỹ thuật Tiểu đoàn vận tải thuỷ 879 thuộc đoàn sản xuất vật liệu Kho K22 trực thuộc binh đoàn 11 (nhập vào đoàn 56 tháng 3/1987). Xí nghiệp 22 (sát nhập vào đoàn 56 tháng 12/1987) Xí nghiệp 897/ sát nhập công ty cầu đường vận tải 56 tháng 6/1996. Năm 1993 thành lập công ty 56 theo nghị định 338/HĐBT và quyết định 296 của Bộ quốc phòng. Năm 2003 thành lập công ty XDCT 56 theo quyết định số 118/2003/QĐ - BQP về việc sát nhập công ty xây lắp 524 vào công ty XDCT 56 thuộc Tổng công ty Thành An (Binh đoàn 11) * Địa chỉ trụ sở chính: Số 326 Lê Trọng Tấn - Phường Khương Mai - Q. Thanh Xuân - Hà Nội. Số điện thoại: 04.5650830 - 045650606 Số Fax: 0485333818 * Địa chỉ các đơn vị thành viên - Xí nghiệp XDCT 30 Trụ sở: Thịnh Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội Điện thoại: 046420741 Fax: 048641336 - Xí nghiệp XDGT 32 Trụ sở: Thịnh Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội Điện thoại: 048641336 Fax: 048641336 - Xí nghiệp xây dựng 55 Trụ sở: Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội ĐT: 048550529 Fax: 04640151 - Xí nghiệp xây dựng 897 Trụ sở: Thị trấn Xuân Mai - Trương Mỹ - Hà Tây ĐT: 034840139 Fax: 034721205 - Các chi nhánh đội, công trường trực thuộc Trong những năm qua công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển vững vàng về mọi mặt. Thường xuyên xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành quản lý đổi mới trang thiết bị áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất. Mở rộng địa bàn hoạt động đến hầu hết các vùng miền trong cả nước trước pháp luật về hoạt động tài chính kinh tế của đơn vị. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến công tác trả lương 2.1.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty XDCT 56 (Binh đoàn 11) Phó Giám đốc chính trị Phó Giám đốc Quản lý dự án - kỹ thuật Phó Giám đốc Quản lý kế hoạch - tổng hợp Giám đốc Phòng KHTH Phòng kế toán Phòng DA - thiết bị Phòng chính trị Văn phòng Xí nghiệp XDCT 30 Xí nghiệp XDCT 32 Xí nghiệp VLXD 897 Xí nghiệp XD 55 Các đội trực thuộc Chi nhánh Miền Trung * Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong đơn vị. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Đảng uỷ Giám đốc công ty về nội dung liên quan đến nghiệp vụ quy định của mình. Trực tiếp hướng dẫn và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các công việc liênquan trong phạm vi toàn công ty và các đơn vị thành viên. + Các phòng nghiệp vụ. Phòng kế hoạch tổng hợp Là cơ quan chịu trách nhiệm về mặt xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của toàn đơn vị. * Phòng kế hoạch có chức năng nhiệm vụ Tham gia giúp viẹc cho giám đốc về quản lý kinh tế, kế hoạch đầu tư dự án thống kê tổng hợp quá trình sản xuất kinh doanh. Xây dựng triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất (kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của công ty). Xây dựng chiến lược trong kinh doanh Theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng dự án công trình xây dựng, chỉ đạo, giám sát đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Các chức năng chuyên môn khác Biên chế của phòng gồm 8 người * Phòng tài chính kế toán Tham mưu cho giám đốc công ty về tổ chức triển khai thực hiện công tác tài chính kế toán thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế. Kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo quy định của pháp luật nhà nước. Tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác hạch toán kế toán phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế. Đề ra những giải pháp sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Quản lý về mặt tài chính cũng như cấp tài chính cho hình thức sản xuất kinh doanh của đơn vị. Lập báo cáo tài chính hàng kỳ, theo dõi tiến độ về tài chính, đảm bảo thực hiện tiết kiệm và kinh doanh có lãi. - Biên chế phòng gồm 8 người. * Phòng chính trị: Phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị của công ty biên chế phòng gồm 3 người. * Văn phòng: Là cơ quan quản lý về mặt hành chính. Tham gia giúp việc cho Giám đốc về quản lý văn phòng, thông tin liên lạc, hội nghị. Quản lý công văn, giấy tờ đi đến, lưu trữ các công văn giấy tờ theo quy định. Tổ chức hội nghị, lễ tết. Quản lý hệ thống thông tin trong toàn công ty. Thường trực và bảo vệ công ty Các công việc khác liên quan 2.1.2.2. Đặc điểm máy móc thiết bị và quy trình của công ty. Thông thường các quy trình áp dụng trong tổ chức thi công chủ yếu là: * Quy trình sản xuất thủ công: phần việc có thể áp dụng cho phương pháp này là: + Đào đất, khối lượng nhỏ, móng nhà cấp 4. + Xây, lát. + Giàn giáo cốp pha * Quy trình thi công cơ giới: Các công việc hạng mục đòi hỏi sử dụng phương pháp thi công cơ giới gồm: + Đào đất khối lượng lớn + Chuyên chở nguyên vật liệu phục vụ thi công. + Các loại máy công cụ, công tác thi công xây dựng các công trình dân dụng như: máy đào đất, máy vận thăng, máy sửa, máy trộn bê tông… Đối với các hạng mục công trình giao thông bao gồm: máy xúc, máy lu, máy ủi, máy san, máy rải nhựa bề mặt… Quy trình thi công kết hợp Đây là phương pháp thi công linh hoạt mà bất kỳ công trình thi công nào cũng áp dụng, bởi nó phát huy tối đa nguồn sức mạnh của đơn vị đạt hiệu quả về mọi mặt. * Quy trình thi công áp dụng công nghệ mới. Đây là phương pháp sử dụng những tiến bộ KHKT mới nhất, tiên tiến nhất của thế giới vào sản xuất đến hiệu quả kinh tế như: + Công nghệ bê tông nhựa + Công nghệ ứng xuất trước + Công nghệ cọc khoan nhồi + Công nghệ cốt pha leo + Công nghệ đúc hầm cầu Hàng năm công ty XDCT 56 duy trì và không ngừng tiếp cận những tiến bộ mới trong thi công xây dựng công trình. Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới trong nền kinh tế thị trường, nơi yếu tố cạnh tranh đóng vai trò quyết định sự thành bại của đơn vị. * Đặc điểm về máy móc thiết bị: do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất của công ty là xây dựng các công trình: xây dựng nhà xưởng, các công trình giao thông đường bộ…do đó máy móc thiết bị của công ty rất đa dạng và phong phú có giá trị tài sản lớn nhiều tỷ đồng trong những năm gần đây. Công ty đã đổi mới đầu tư theo chiều sâu đổi mới dây truyền công nghệ vào máy móc thiết bị. Đầu tư phát triển sản xuất đổi mới công nghệ với tổng số tiền: 25 tỷ 365 triệu đồng tập chung trong các năm 2003 - 2007. Công ty đã mua sắm thêm nhiều thiết bị tiên tiến hiện đại như máy ủi, máy xúc lật. Máy xúc đào HUYNDAI, máy san, KOMATSU, máy san tự hành, lu châm cừu 18 tấn… Đến nay các dây chuyền sản xuất của công ty đã đi vào chuyên môn hoá, công xưởng hoá, tự động và luôn tự động lao động cơ giới là chủ yếu đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Máy móc thiết bị của công ty XDCT56 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Máy móc trang thiết bị hiện có của đơn vị. STT Chủng loại thiết bị Nhãn hiệu Số lượng Chất lượng Đặc trưng Kỹ thuật I Máy thi công nền móng hạ tầng … … … … … 1 Máy ủi KOMASU D65 3 Tốt 150 cv Nhật 2 Máy Xúc E1252 1 Tốt 0,8m3 Liên Xô 3 Máy xúc lật ZL 30E 1 Tốt 1,7m3 TQ 4 Máy xúc đào SUMITOMO 1 Tốt 0,65m3 Nhật 5 Máy xúc đào HYUNDAI 170W-3 1 Tốt 6,8m3 Hàn Quốc 6 Máy san MISABISI MG-3 4 Tốt 180 cv Nhật 7 Lu chân cừu 18 tấn 1 Tốt 14 tấn TQ 8 Máy khoan bê tông 1,5KW 5 Tốt 1997 Nhật 9 Súng bắn bê tông 3 Tốt 1995 Thuỵ Sỹ 10 Máy dải ASPHALT Sumitomo 2 Tốt 1995 Nhật 2.1.2.3. Đặc điểm về lao động của công ty 56. Lao động là một yếu tố, có ảnh hưởng quan trọng tới việc trả lương của công ty. Trình độ của lao động có quan hệ tới việc thi công các công trình đúng tiến độ đảm bảo đúng tiêu chuẩn về chất lượng kỹ thuật cho phép. Bảng 02: Cơ cấu lao động trong công ty XDCT 56 năm 2006 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 1.446 1. Cơ cấu giới tính Nam 1.157 80.01 Nữ 289 19.99 2. Tính chất lao động - Lao động trực tiếp 1227 84,85 - Lao động gián tiếp 219 15,15 3. Trình độ lao động Đại học, trên đại học 116 8,02 Cao đẳng, Trung cấp 120 8,29 Lao động có đào tạo 37 2,56 Lao động giản đơn 1173 81,12 4. Nhân viên - Lao động trong biên chế 448 30,98 - Lao động hợp đồng dài hạn 90 6,22 - Lao động ngắn hạn (thời vụ) 908 62,80 5. Lứa tuổi - Trên 50 tuổi 15 1,03 - Từ 40 -50 216 14,93 - Từ 30 - 40 450 31,13 - Từ 20 - 30 765 52,91 Nguồn: Số liệu lấy tại thời điểm 31/12/2007 - Phòng KHTH - CQTCLĐ tiền lương Từ bảng số liệu trên ta thấy đặc điểm của ngành kinh tế xây dựng, cũng như những yêu cầu về công tác trả lương của công ty nên cơ cấu lao động của ngành nói chung của công ty XDCT 56 nói riêng. Công ty có tổng số lao động thời điểm năm 2006 là 1.446 người trong đó năm là 1.157 chiếm tỷ trọng 80,01%, so với tổng số lao động hiện có, lao động nữ là 289 người bằng 19,99% so với lao động hiện có. Điều này dễ hiểu và hợp lý tới một công ty kinh doanh xây dựng. Về trình độ lao động lao động có trình độ đại học và trên đại học là 116 người chiếm 02% trình độ CĐ,TC là 120 người bằng 8,29% lao động qua đào tạo 3 phòng bằng 2,56%. Còn lại là lao động đơn giản, 1173 người chiếm 81,12% tổng số lao động hiện có. Lao động chủ yếu là HĐLĐ là chính gồm lao động ngắn hạn và lao động dài hạn được tuyển chọn đào tạo tại các địa phương nơi đơn vị tham gia thi công xây dựng công trình. Dùng lực lượng lao động trong biên chế là trụ cột để đảm bảo những phần việc quan trọng trong công tác quản lý cũng như công tác đảm bảo kỹ thuật. Số lượng này với công ty là tương đối lớn so với một doanh nghiệp làm kinh tế. 448 người bằng 30,98%. Ngoài ra hàng năm công ty được bổ sung một lực lượng lao động là bộ đội nghĩa vụ có tay nghề. Các công trường thường xuyên ký hợp đồng thời vụ với số lao động địa phương tại nơi công trường thi công đảm bảo sản xuất kịp tiến độ. Định kỳ công ty tổ chức học tập quán triệt nghị quyết, nội quy quy định bắt buộc đối với cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Người lao động được công ty cử đi học các trường trong và ngoài quân đội, để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật được trả lương theo quy định của công ty. Khi tốt nghiệp được bố trí công tác theo đúng chuyên môn và được xếp lương theo trình độ đào tạo. Người lao động có đủ điều kiện nâng lương, thi nâng bậc được dự thi nâng bậc và xếp nâng lương theo quy định. Người lao động có thời gian làm việc tại công ty từ 3 tháng trở lên đều phải tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động được khen thưởng theo quy định của đơn vị, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh được xét thưởng 1 lần trong năm (hình thức khen thưởng A, B, C). 2.1.2.4. Đặc điểm về tài chính và kết quả sản xuất của công ty XDCT 56. Bảng 03: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm từ 2004 - 2006 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng vốn 198.081.796.017 205.566.407.997 211.837.061.155 1. Cơ cấu vốn theo tính chất 1.1. Vốn cố định 15.549.406.382 15.266.906.033 15.308.765.583 1.2. Vốn lưu động 182.532.389.635 190.299.501.964 196.528.295.572 2. Cơ cấu theo SH 20 Vốn chủ sở hữu 22054623806 22953807126 22913679675 Vốn vay Vay + vốn khác 176027172211 182612600871 180923381480 Nhìn vào bảng cơ cấu vốn của công ty ta thấy. Vốn của công ty chủ yếu là vốn vay. Đây là điểm rất riêng đối với các công ty xây dựng cơ bản. Nguồn vốn vay tập chung chủ yếu vào các nguồn như vay ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng các cá nhân. Vì vậy quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị thường xuyên chịu sự tác động bởi các yếu tố vốn. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố này có ảnh hưởng quyết định đến khả năng sản xuất cũng như khả năng trả lương của đơn vị. Các công trình xây dựng thường có thời gian thực hiện dài và đầu tư ban đầu lớn. Yếu tố thị trường và mức độ cạnh tranh ngày càng đòi hỏi cao đối với mỗi doanh nghiệp, việc các ngân hàng thương mại, nhà đầu tư không ngừng đưa ra những yêu cầu mang tính có lợi cho việc quản lý đồng vốn của họ, đã làm ảnh hưởng đến khả năng về vốn của công ty cũng như công tác trả lương trong công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu phục vụ việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa, mua sắm một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chỉ chiếm khoảng 10% giá trị vốn hoạt động của công ty. Để phần nào cho thấy vai trò hết sức quan trọng tình hình tài chính của công ty 56 đã có những giải pháp tích cực để tạo dựng vốn cho mình đang thực hiện quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp theo quy định của cấp có thẩm quyền đây có thể là điểm sáng cho sự phát triển của đơn vị trong tương lai. 2.2. Thực trạng hình thức trả lương trong công ty XDCT 56 2.2.1. Nội dung quy chế trả lương của công ty XDCT 56 - Tiền lương của sĩ quan QNCN theo hệ thống tiền lương của lực lượng vũ trang ban hành theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của chính phủ và các khoản phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ (nếu có) được dùng làm căn cứ thực hiện chế độ BHXH, BHYT, chế độ điều trị, điều dưỡng, nghỉ phép, nghỉ lễ tết… - Để đảm bảo công bằng trong khi trả lương, mọi người lao động trong công ty, xí nghiệp, chi nhánh, đội công trình kể cả sĩ quan, QNCN điều được chuyển xếp lương về cùng một mặt bằng lương CNVQP sau đây gọi tắt là người lao động theo nghị định 26/CP ngày 13/5/1993 của Chính phủ. Việc trả lương cho cán bộ công nhân viên quốc phòng trong công ty, xí nghiệp chi nhánh, đội, công trường được thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Tiền lương gắn liền với kết quả lao động của từng cán bộ công nhân viên: người lao động thực hiện công viẹc đòi hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi có năng suất chất lượng đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thì được trả lương cao và (ngược lại). Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong công ty, xí nghiệp không sử dụng vào mục đích khác. Giám đốc công ty, giám đốc xí nghiệp là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc trả lương cho người lao động trong công ty. Phối hợp với tổ chức công đoàn thực hiện quy chế trả lương đến từng người lao động trong công ty, xí nghiệp. Báo cáo tổng công ty phê duyệt và giao đơn giá tiền lương vào đầu năm kế hoạch. Chống phân phối bình quân, hệ số giãn cách giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất do doanh nghiệp lựa chọn, quyết định nhưng tối đa không quá 2 lần so với hệ số mức lương cao nhất áp dụng trong doanh nghiệp theo nghị định tại nghị định 26/CP ngày 23/15/1993 của chính phủ và thấp nhất bằng hệ số mức lương quy định tại nghị định 26/CP. Tiền lương và thu nhập của người lao động được thể hiện đầy đủ trong sổ lương của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại quyết định số 239/LĐ TBXH -QĐ ngày 8-4-1997 và thông tư số 15/LĐTB XH - TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động thương binh và xã hội. Công ty quản lý tiền lương và thu nhập thông qua việc duyệt quỹ lương, kiểm tra giám sát việc áp dụng đơn giá tiền lương, sử dụng quỹ lương và hệ thống mức lao động của doanh nghiệp. 2.2.2. Các hình thức trả lương mà công ty đang áp dụng Căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tổ chức lao động công ty XDCT 56 thống nhất các hình thức trả lương trong các đơn vị thành viên như sau: 2.2.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ làm ra. Cụ thể căn cứ vào các yếu tố. - Đơn giá tiền lương đơn vị giao cho từng người hoặc bộ phận. - Khối lượng công việc hoàn thành - Hệ số chất lượng lao động (bình xét A, B,C) Phương pháp trả lương sản phẩm áp dụng đối với viên chức đang làm việc trực tiếp sản xuất ở các xí nghiệp, chi nhánh đội công trường trực thuộc. Bảng 04: Công ty XDCT 56 Cơ quan: BẢNG CẤP PHÁT LƯƠNG Tháng 04 năm 2008 STT Họ tên Chức vụ Lương chính PCTN QPAN Cộng Lương ngoài giờ Lương TG Lương SP Cộng Ký nhận SC TT SC TT SC TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 I Ban Tài chính 2.433.100 487.490 1.920.580 1.032.590 2.819.697 2.260.886 6.112.795 1 Nguyễn Bá Minh TP 1.102.000 88.160 1.190.160 6 510.068 21 1.190.160 16 951.952 2.652.180 2 Nguyễn Viết Đô NV 814.900 224.470 1.059.370 5 378.346 19 958.477 11 654.467 1.991.290 3 Nguyễn Thị Gấm NV 516.200 154.860 671.060 3 143.798 21 671.060 11 654.467 1.469.325 II Ban Kế hoạch 1.310.800 393.240 1.704.040 730.302 1.501.178 1541.255 3.772.735 III Ban chính trị-HC 3.087.100 738.630 3.825.730 800.230 3.176.129 2.513.039 6.789.889 … … … … … … Tổng 2.366.270 9.734.170 9.281.532 20.167.400 Nguyễn Bất Minh nhập ngũ năm 1995 cột 5: 1.102.000 x 0,08 = 88.160đ Nguyễn Viết Đô: CNQP cột 5: 814.900 x 0,3 = 224.470đ Cột 6 cộng cột 6 = cột 4 + cột 5 VD: Nguyễn Bá Minh cột 6: 1.102.000 + 88.160 = 1.190.160đ Cột 7,8 lương thêm giờ trong đó cột 7 số cộng cột này dựa vào bảng chấm công để ghi cột 8 tiền lương. Cột này số ngày công được tính lương gấp 1,5 lần lương chính + Phụ cấp công ty cho phép gấp 1,5 lần lương chính + phụ cấp. Cột 8 = x 1,5 x Ví dụ: Nguyễn Bá Minh tháng 4 có 5 ngày làm thêm TB + CN + 1 lễ (30/4) Cột 8: 1.190.160/21 x 1,5 x 6 = 510.068 đ Cột 11, 12 lương sản phẩm, trong đó cột 11 hệ số lương sản phẩm dựa vào quy định hệ số lương để ghi cho từng nhân viên ứng với chức vụ của họ. Cột 12 tiền lương cột này dựa vào đơn giá tiền lương sản phẩm tính được trong tháng. Cột 12 = cột 11 x đơn giá hẹ số lương sản phẩm 2.2.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc cụ thể gắn với chất lượng, hiệu quả công việc họ làm. Cụ thể căn cứ vào các yếu tố sau: - Ngày công làm việc thực tế của từng người. - Hệ số trả lương theo công việc hay gọi tắt là hệ số kinh doanh (hi) do đơn vị tự xây dựng và xác định cho từng người căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại đơn vị mình đặt ra các tiêu thức khống chế tỷ lệ đạt của từng loại A, B, C). Bảng 05: Công ty XDCT 56 Cơ quan: BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 04 năm 2008 STT Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Số DNV hưởng LSP + (TB+CN) Số CNV hưởng lương TG Số CNV hưởng lương (K) Số CNV hưởng lương Số công hưởng BHXH Ký hiệu chấm công 1 2 3 4 5 6 … 27 28 29 30 31 A B C 1 2 3 4 5 6 … 27 28 29 30 31 1 Vũ Xuân Sắc TP x x x x x x x x x x x 5 + 1 lễ 21 L.khoán: K LTG: X Ô, đ.dưỡng: Ô Con ốm: Cô Ngừng việc: N Tai nạn: T LĐNV: LĐ 2 Nguyễn Hữu Hoà PTCN x x x x x x x x x x x 4 + 1 lễ 21 3 Trần Quỳnh Mai KT x x x x x x x x x x x 2 + 1 lễ 21 4 Nguyễn Thị Thêm TL x x x x x x x x x x x 4 + 1 lễ 21 5 Nguyễn Viết Đô NV x x x x x x x x x x x 4 + 1 lễ 21 Cột 9, 10 lương thời gian: trong đó cột 9 cột cộng cột ngày dựa vào bảng chấm công để ghi. Cột 10 - tiền lương Cột 10 = x Số ngày làm việc thực tế của NV VD: Nguyễn Bá Minh Cột 10 = 1.190.160/21 x 21 = 1.190.160đ 2.2.2.3. Hình thức trả lương khoán cố định: Là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng phải hoàn thành bằng một số tiền nhất định. Phương pháp trả lương này áp dụng đối với người làm hợp đồng tài vụ ngoài giờ và những công việc đột xuất phát sinh không thường xuyên không ổn định. TỔNG CÔNG TY THÀNH AN CÔNG TY XDCT 56 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CÔNG THÁNG 04 NĂM 2008 Cơ quan công ty 1. Công TT Đơn vị Quân số Công TG Công lễ Công BHXH Cộng 1 Ban giám đốc 4 92 92 2 Phòng chính trị 3 68 68 3 Phòng KT-TC 5 137 137 4 Phòng KHTH 5 107 3 110 5 Phòng DA-TB 6 127 3 4 134 6 Văn phòng 9 208 4 5 217 Cộng 32 739 7 12 758 2. Lương: Trả 75% lương cấp bậc cho SQ, QNCN có thâm niên, CNQP có hệ số lượng > 3,89 Trả 85% lương cấp bậc cho SQ, QNCN chưa có thâm niên, CNQP có hệ số lương < 3,89. PHÒNG KHTH 2.3. Đánh giá công tác trả lương trong công ty 2.3.1. Ưu điểm Việc áp dụng các hình thức trả lwong khác nhau cho các đối tượng như vậy đã có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả không những giữa các công nhân thi công công trình mà còn cả với công nhân phục vụ hỗ trợ ở các bộ phận văn phòng công ty, giữa các công nhân làm việc trong đội, xí nghiệp, khuyến khích làm theo mô hình tự quản. Ngoài ra cách thức tính lương như vậy còn khuyến khích công nhân tự giác trong lao động, tích cực học hỏi nâng cao tay nghề, phát huy tính sáng tạo trong quá trình thi công công trình áp dụng các phương pháp tiên tiến tận dụng được thời gian làm việc và hoàn thành công trình sớm hơn so với dự kiến… Cố gắng nâng cao năng suất lao động cá nhân góp phần tăng năng suất cho công ty. Mặt khác trong bảng chấm công ghi rõ lý do mà cán bộ làm thêm giờ đều tránh được tình trạng gian lận thời gian làm thêm, kế toán của công ty tính tiền lương cho người lao động đầy đủ chính xác đảm bảo lợi ích cho nhân viên của Công ty, giúp họ yên tâm làm việc gắn bó với công việc. 2.3.2. Những mặt tồn tại Do khối lượng các công trình thi công rất lớn trong khi đó số lwongj kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành công trình lại ít nên hiện nay công ty chỉ tiến hành kiểm tra khảo sát các công trình đã hoàn thành mà không có bộ phận khảo sát các công đoạn thi công công trình. Điều này ảnh hưởng đến tình trạng lãng phí thời gian và tiền của đồng thời dẫn đến tình trạng công nhân chỉ chạy theo số lượng đơn thuần mà không chủ đến chất lượng sản phẩm hoàn thành như thế tiền lương chỉ phản ánh được số lượng chưa phản ánh được chất lượng sản phẩm. CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CONG TRÌNH 56 (BINH ĐOÀN 11 - TCHC - BQP) 3.1. Các phương hướng phát triển của Công ty Xây dựng công trình 56 trong thời gian tới Công ty XDCT 56 là công ty con của Tổng Công ty Thành An. 3.1.1. Định hướng ngành nghề Xác định ngành nghề mũi nhọn là: xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình giao thông thuỷ lợi. Ngành nghề truyền thống giữ vững các ngành nghề kinh doanh truyền thống như xây lắp, giao thông trong đó tăng tỷ trọng các công trình giao thông. Ngành nghề mở hướng phát triển: Đầu tư hạ tầng xây dựng các công trình giao thông, các công trình thuỷ lợi, các công trình điện. + Ngành nghề phụ: khai thác kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng phụ (như sản xuất đá, các xưởng cơ khí…) 3.1.2. Định hướng vùng phát triển Xác định vùng trọng điểm chủ yếu là các tỉnh phía Bắc vùng tập trung mở rộng, miền Trung, Tây Nguyên. 3.1.3. Mục tiêu phát triển cụ thể Tiếp tục ổn định và phát triển tới cổ phần hoá doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất với chủ trương tăng tốc và đột phá để đảm bảo đời sống và không thua lỗ, triển khai công tác cổ phần hoá theo đúng lộ trình. Tăng cường công tác quản lý để sản xuất đạt mục tiêu "chất lượng hiệu quả, tiết kiệm, an toàn" tiếp tục phát triển và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết chuyên đề của Binh đoàn - TCHC về thu hồi công nợ, tiết kiệm hạ giá thành, tiết kiệm hạ giá thành, tiết kiệm chi phí quản lý, tận dụng mọi nguồn thu, tạo nguồn tài chính bù đắp các khoản nợ tồn đọng phát triển sản xuất đi đôi với tăng lực lực quản lý chống thua lỗ. * Phương hướng kế hoạch sản xuất 2007-2010 Bảng 05: Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu 2007-2009 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu TH 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số Tăng trưởng % Tổng số Tăng trưởng % Tổng số Tăng trưởng % I. Giá trị sản xuất 169.683 185.651 110 209.049 112 240.407 115 1. Xây lắp 152.714 175.622 115 191.362 169 216.259 113 2. SX vật liệu 13.574 9.129 66,5 10.955 120 17.435 159,1 3. Vận tải 3.393 1.899 55,98 6.731 354,3 6.731 II. Doanh thu 141.230 153.897 106,7 177.692 11.539 204.346 114,9 III. Lợi nhuận 3.173 3.387 106,7 3.731 115,3 4.495 120,4 TNBQ/ng/năm 1,4 1,6 1.712 1.866 Công ty luôn hoàn thành nộp các quỹ này đầy đủ, đúng thời hạn, điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Công ty đối với quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực trong công tác trả lương nói chung và công tác tổ chức tiền lương nói riêng. Công ty còn nhiều tồn tại cần giải quyết đã nêu trên. Phần mềm kế toán tại công ty được Tổng cong ty chuẩn hoá và cài đặt vào chương trình thực hiện kế toán công ty. Đó là một thuận lợi lớn cho công ty nhưng mặt khác nó cũng có tác dụng xấu đến việc tổ chức tiền lương tại Công ty. 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác trả lương tại Công ty XDCT 56 (Binh đoàn 11) Để đảm bảo quyền lợi của người lao động đồng thời để tính đúng và tính đủ lương cho người lao động thì doanh nghiệp cần phải đi vào dần dần hoàn thiện công tác trả lương và việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về công tác trả lương nhằm giúp doanh nghiệp quản lý hoàn thiện lại cho đúng để phù hợp với chính sách của Nhà nước đồng thời qua đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của doanh nghiệp đối với người lao động đảm bảo được quyền lợi cho người lao động giúp họ yên tâm hăng hái hơn trong lao động sản xuất. Hoàn thiện công tác trả lương giúp doanh nghiệp phân bổ chính xác chi phí nhân công vào giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm đầu ra nhờ vào giá cả hợp lý. Mối quan hệ giữa chất lượng lao động (tiền lương ) và kết quả lao động được thể hiện chính xác trong hạch toán cũng giúp rất nhiều cho bộ máy quản lý doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định chiến lược để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.3. Các kiến nghị về phòng tổ chức và phòng hành chính Sau khi nghiên cứu công tác tổ chức trả lương tại Công ty em xin nêu ra một số khuyết điểm và cách sửa đổi mà công ty nên khắc phục như sau: - Thứ nhất về bảng chấm công: công trình không nêu rõ lý do làm việc vào thứ bảy, chủ nhật như vậy rất dễ lạm dụng thời gian làm việc của người lao động. - Thứ hai: trên bảng thanh toán lương của công ty đều không có những chỗ đồng nhát khiến cho việc tính toán lương cũng phức tạp hơn. Về bảng cấp phát lương của công ty không ghi cột chức vụ và nhập ngũ như vậy khiến cho người thanh toán lương gặp cản trở khi thanh toán lương họ lại phải qua một chứng từ nữa để tính, mặt khác trên bảng tính lương này khi kế toán tính lương thêm giờ cho nhân viên văn phòng cũng như nhân viên quản lý đội lẽ ra cách tính giống như ở văn phòng công ty (với số ngày làm việc theo chế độ là 22 ngày). = x 1,5 x Tuy chia cho 21 ngày là không sai và có lợi cho CNV vì thực tế trong 1 tháng chỉ có 21 ngày làm việc bình thường nhưng như vậy sẽ làm tổng số quỹ lương biến động. Còn ở công ty bảng cấp phát lương tuy có cột nhập ngũ và cấp bậc nhưng lại không có cột lương thời gian như vậy giả sử CNV đi làm không đủ ngày trong tháng thì việc tính toán gặp cản trở và trên các bảng cấp phát lương không có cột khấu trừ (BHXH, BHYT…) Vì vậy theo em công tác trả lương và tính lương ở Công ty nên dùng chung một mẫu bảng chấm công và bảng cấp phát lương một cách tổng hợp kết cấu: STT, họ tên, cấp bậc, chức vụ, nhập ngũ, lương chính, phụ cấp, cộng lương ngoài giờ trong đó cột số công và cột số tiền lương sản phẩm trong đó có cột hệ số sản phẩm và cột số tiền phụ cấp khác. Tổng thu nhập, khấu trừ, thực lĩnh, ký nhận. - Thứ ba: Về trích tiền lương phép Công ty trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất điều này ảnh hưởng đến tâm lý người lao động chưa phát huy hết năng suất lao động của họ vì theo đặc điểm tính chất công việc của ngành xây dựng cơ bản nói chung và của công ty nói riêng là rất bận rộng. Các công trình thi công thường kéo dài do ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão thất thường đồng thời với sức ép tiến độ của các chủ đầu tư cũng như phải đảm bảo về mặt chất lượng cho việc thi công nên việc nghỉ phép theo chế độ ở Công ty XDCT 56 còn hạn chế, thậm chí có những công nhân 4 đến 5 năm chưa được nghỉ phép. Do đó Công ty XDCT 56 phải có chủ trương chế độ trích tiền lương nghỉ phép cho CBCNV vào chi phí. Khi cán bộ CNV vì một lý do như trên mà không nghỉ được phép thì công ty phải trả phép đó cho CBCNV trực tiếp sản xuất để người lao động yên tâm công tác không bị thiệt thòi theo chế độ hiện hành. KẾT LUẬN Tiền lương và công tác trả lương hiện nay đang là một vấn đề lớn đối với xã hội và cũng như đối với từng đơn vị, người lao động. Việc áp dụng hình thức trả lương cho người lao động đang là một vấn đề hết sức quan trọng của các nhà quản lý doanh nghiệp. Để tiền lương và công tác trả lương phát huy hết vai trò của nó, làm động lực phát triển sản xuất kinh doanh, kích thích người lao động làm việc với hiệu quả cao. Mỗi hình thức trả lương đều cóưu điểm và nhược điểm. Do vậy phải có sự kết hợp giữa các hình thức trả lương thích hợp nhất. Thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động kết hợp hài hoà 3 lợi ích Nhà nước, lợi ích doanh nghiệp, lợi ích người lao động để phát huy tính sáng tạo. Trong thời gian thực tập tại Công ty XDCT 56 em đã tìm hiểu xung quanh vấn đề công tác trả lương và giải pháp cho người lao động để phát huy hơn nữa tác dụng của các hình thức trả lương trên cơ sở khoa học về các chế độ trả lương. Em có một số ý kiến đóng góp nhằm ngày càng hoàn thiện công tác trả lương, thực trạng và giải pháp. Lần đầu viết chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn em rất mong giáo viên hướng dẫn và các cô chú, anh chị trong Công ty XDCT 56 góp ý kiến thêm để cho chuyên đề của em được tốt hơn để áp dụng vào thực tế. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2008 Sinh viên: Hứa Thị Khiêm NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Ngày …… tháng …… năm 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT36.docx
Tài liệu liên quan