Công trình: tìm hiêu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Hoạt động kiểm toán nói chung ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy mới chỉ ở những bước ban đầu song trong gần 20 năm qua, hoạt động kiểm toán cùng các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam đã liên tục có những bước phát triển đáng mừng, góp phần vào việc lành mạnh hóa đời sống kinh tế, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, việc không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, để nó ngày càng phát huy được chức năng của mình nhất là trong giai đoạn đất nước đang tiến hành việc Công nhiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới là một yêu cầu tất yếu. Chỉ qua một thời gian ngắn nghiên cứu, Chúng em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu về tổ chức bộ máy kiểm toán và những tác động của nó tới chất lượng của hoạt động kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm tóan ở Việt Nam. Với những kiến thức đã học tại trường, kết hợp với những hiểu biết thực tế ít ỏi, chúng em đã mạnh dạn nêu lên một số nhận xét, đề xuất nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức bộ máy kiểm toán trong các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam. Song, do lượng kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu không được nhiều nên công trình nghiên cứu khoa học của chúng em không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chính vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để công trình được hoàn thiện và sát hơn với thực tế.

doc90 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công trình: tìm hiêu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về các loại hình công ty kiểm toán cũng như ưu, nhược điểm của từng mô hình. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương là một thành viên mới trong thị trường kiểm toán đã chính thức đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 27/4/2006, theo giấy đăng ký kinh doanh số: 0102026150 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Tên giao dịch quốc tế: Hung Vuong Auditing Co ., Ltd Trụ sở chính: Phòng 808, toàn nhà CT5 - ĐN4, Mỹ Đình II, Từ Liêm, Hà Nội Tổng số cán bộ CNV: 42 người KTV đăng ký hành nghề kiểm toán: 5 người Đội ngũ nhân viên của Hùng Vương là những kiểm toán viên, tư vấn viên được đào tạo bài bản, có hệ thống tại các trường đại học chính quy trong và ngoài nước, 100% nhân viên có trình độ đại học và sau đại học. Các loại dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương hoạt động trên nhiều lĩnh vực với phương châm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng cũng như cho chính bản thân mình nên ngoài việc cung cấp những dịch vụ sẵn có, Công ty còn lắng nghe và tìm hiểu yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng từ đó phát triển thêm một số dịch vụ mới. Hiện nay Công ty đã và đang cung cấp một số dịch vụ sau: Dịch vụ kiểm toán: Kiểm toán BCTC thường niên cho các loại hình doanh nghiệp Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nội bộ Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án Kiểm toán thông tin tài chính Kiểm toán Dự án Đầu tư XDCB Hoàn thành Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và thuế: Tư vấn Giám sát Tài chính Dự án, bao gồm cả các vấn đề phân tích và giải ngân Hỗ trợ kế hoạch tài chính, tìm kiếm nguồn tài trợ trong quá trình chuẩn bị đầu tư Tư vấn cổ phần hoá Tư vấn tài chính, tư vấn thuế, dịch vụ kế toán Tư vấn các giải pháp đầu tư, kinh doanh Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp Dịch vụ soát xét BCTC Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương Hội đồng thành viên Ban giám đốc Phòng hành chính kế toán Các ban Phòng nghiệp vụ 1, 2, 3 Hội đồng cố vấn chuyên gia Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Hội đồng thành viên Gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây: Quyết định phương hướng phát triển của công ty Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn. Quyết định chiến lược phát triển của Công ty Quyết định giải pháp phát triển, thị trường, tiếp thị Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn …………………………….. Ban giám đốc Giám đốc (Tổng giám đốc) của Công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cao nhất của Công ty và chịu trách nhiệm cuối cùng đối với công việc kiểm toán. Giám đốc có chức năng sau đây: Lập kế hoạch, chương trình hoạt động của hội đồng thành viên. Chuẩn bị tất cả từ chương trình, nội dung, tài liệu cho các cuộc họp, triệu tập đến việc giữ cương vị là chủ tọa cuộc họp Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty Quyết định lương, thưởng, phụ cấp đối với cán bộ CNV trong Công ty Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng thành viên Hội đồng cố vấn chuyên gia Các chuyên gia là những KTV độc lập (CPA) được đào tạo trong và ngoài nước, đã từng là chủ nhiệm kiểm toán, chuyên gia tư vấn cao cấp về kế toán, tài chính cho hàng trăm doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngoài ra họ đã và đang cung cấp cho các chủ đầu tư, các doanh nghiệp, các nhà đầu tài trợ thực hiện các dự án, các công trình tại Việt Nam có hiệu quả kinh tế nhất. Các ban: Ban tư vấn thuế - kế toán, Ban dịch vụ kiểm toán, Ban tư vấn tài chính - đầu tư Các ban này làm nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các lĩnh vực thuế, kế toán, tài chính, đầu tư, kiểm toán, cung cấp các dịch vụ liên quan đặc biệt là lĩnh vực tư vấn thuế - một vấn đề vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Phòng nghiệp vụ 1, 2, 3 Các phòng này có trách nhiệm phục vụ khách hàng về các lĩnh vực kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ được tổ chức thực hiện theo mô hình đứng đầu là trưởng phòng sau đến các trợ lý kiểm toán và các kỹ thuật viên. Phòng hành chính kế toán Đây là bộ phận có nhiệm vụ quản lý chung của Công ty, các vấn đề về quản lý hành chính và nhân sự trong Công ty. Quản lý các công văn, hồ sơ nội bộ, khách hàng, quản lý việc mua sắm các thiết bị văn phòng, lập kế hoạch hàng tháng về lương và tiền lương… Ưu điểm và nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương Ưu điểm Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gọn nhẹ, phù hợp với số lượng nhân viên và điều kiện cơ sở vật chất của công ty, đảm bảo cung cấp được các dịch vụ mà công ty đưa ra. Mô hình tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương là một công ty nhỏ nên giá phí của các dịch vụ mà công ty cung cấp đặc biệt là dịch vụ kiểm toán sẽ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan. Nhược điểm Tổ chức bộ máy của công ty còn tương đối nhỏ, số lượng công nhân viên ít nên khó có thể kiểm tra chéo giữa các phòng ban tong công ty nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Số lượng CPA của công ty còn ít do đó công ty gặp khó khăn trong trường hợp ký kết được nhiều hợp đồng kiểm toán trong mùa kiểm toán. Và số lượng CPA nhỏ sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của hoạt động kiểm toán và các dịch vụ khác mà công ty cung cấp. Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương là một công ty TNHH 2 thành viên trở lên nên trách nhiệm của công ty đối với cuộc kiểm toán và các dịch vụ mà công ty cung cấp là hữu hạn Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại Công ty Hợp danh kiểm toán Việt nam - CPA VIETNAM Quá trình hình thành và phát triển của CPA VIETNAM Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam – CPA VIETNAM (Vietnam Auditing Partnership Company) là công ty hợp danh đầu tiên về kiểm toán được thành lập và thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam theo nghị định 105/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ. CPA VIETNAM là công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam chịu trách nhiệm vô hạn đối với khách hàng về kết quả cuộc kiểm toán. Nhân sự: Trong năm đầu mới thành lập chỉ có bốn Kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề do Bộ tài chính cấp và quy mô chỉ dừng lại ở số lượng mười người. Bằng những chiến lược phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng hiện nay tổng số nhân viên trong Công ty lên trên 80 nhân viên. Trong đó có: 05 Thạc sĩ, 08 Kiểm toán viên có Chứng chỉ CPA Việt nam, và toàn bộ nhân viên trong Công ty có trình độ Đại học trở lên. Hiện nay, Công ty tiếp tục phát nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng các kế hoạch tổ chức thi Chứng chỉ kiểm toán viên. Các dịch vụ do CPA VIETNAM cung cấp CPA VIETNAM hoạt động trong các lĩnh vực sau: Dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính, quản trị kinh doanh, tư vấn thuế. Về dịch vụ kiểm toán, CPA VIETNAM cung cấp các dịch vụ: Kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên; kiểm toán hoạt động của các dự án; kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản; kiểm toán xác định vốn, giá trị doanh nghiệp; Hoạt động kiểm toán của công ty luôn tuân thủ chuẩn mực kiểm toán việt nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt nam. Về dịch vụ kế toán, CPA VIETNAM cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kế toán chủ yếu sau: Tư vấn tổ chức và hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, mở sổ và ghi sổ kế toán, lập các Báo cáo tài chính định kỳ, xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán; trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và báo cáo tài chính phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và đồng thời đảm bảo tính tuân thủ các quy định của nhà nước Việt nam hoặc các nguyên tắc kế toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam. Về dịch vụ tư vấn và quản trị kinh doanh, CPA VIETNAM cung cấp các dịch vụ tư vấn theo yêu cầu của khách hàng trên các phương diện có liên quan như: tư vấn soạn thảo phương án đầu tư; tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản; tư vấn tuân thủ các quy định pháp luật….. Về dịch vụ tư vấn thuế, CPA VIETNAM cung cấp các dịch vụ sau: đăng ký, tính toán và kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế; rà soát đánh giá việc vận dụng các chính sách thuế hiện hành tại Việt nam. Trong trường hợp cần thiết, Công ty có thể hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp Quốc tế hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đạt được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả phục vụ khách hàng. Phương thức hoạt động này đã tăng thêm sự tin cậy và hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Mô hình tổ chức bộ máy của CPA VIETNAM Tổ chức bộ máy của Công ty theo nguyên tắc “tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Bộ máy được tổ chức chặt chẽ, thống nhất và được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy Công ty Hợp danh kiểm toán Việt nam Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Hội đồng thành viên Giám đốc Ban Kiểm soát Hội đồng khoa học Phòng NV IV Phòng NV V Phòng NV VI Phòng HCTH Phòng NV III Phòng NV II Phòng NV I Phòng XDCB Chi nhánh TP HCM Chú thích: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ trợ giúp Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban Hội đồng thành viên hợp danh: Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hội đồng thành viên hợp danh có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh từ việc đề ra chiến lược, phương hướng phát triển của công ty đến việc quyết định loại hình hoạt động doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp. Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm một Giám đốc và bốn Phó giám đốc, Mỗi Phó Giám đốc phụ trách các mảng riêng biệt: Kiểm toán Đầu tư xây dựng cơ bản, nghiệp vụ kiểm toán, nghiệp vụ kiểm toán và kiêm luôn hành chính và chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ của Giám đốc Tổ chức, điều hành mọi hoạt động của toàn Công ty đảm bảo sự trường tồn và phát triển Công ty một cách toàn diện. Phát triển các hoạt động dịch vụ: kế toán, kiểm toán; kiểm soát chất lượng tránh mọi rủi ro nghề nghiệp. Duy trì và mở rộng mạng lưới khách hàng, quan hệ đối ngoại, hợp tác, liên doanh trong, ngoài nước. Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Công ty. Trực tiếp phụ trách về tổ chức, tài chính, đối ngoại; phụ trách các Chi nhánh, Văn phòng đại diện; kiêm Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển nhân viên mới. Nhiệm vụ của Phó Giám đốc Xây dựng và phát triển các quy trình nghiệp vụ chuyên môn của Công ty. Chăm sóc và phát triển khách hàng Phụ trách một số lĩnh vực hoạt động theo sự phân công của Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên; Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn một số Phòng và một số hợp đồng lớn. Các nhiệm vụ khác do Hội đồng thành viên giao. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên hợp danh thành lập để kiểm soát tất cả các hoạt động của Ban giám đốc, các phòng ban, kể cả của Hội đồng thành viên. Phòng Hành chính - Tổng hợp: Gồm bộ phận kế toán, bộ phận hành chính, lái xe, lễ tân, bảo vệ. Có chức năng là thực hiện việc quản lý nhân sự và hồ sơ cá nhân của các nhân viên đồng thời giải quyết các công việc hành chính. Các Phòng nghiệp vụ từ số 1 đến 6: Có chức năng và nhiệm vụ là thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính và các dịch vụ như dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế. Bộ phận kiểm toán Đầu tư – Xây dựng cơ bản: Thực hiện kiểm toán quyết toán các công trình Đầu tư – Xây dựng cơ bản hoàn thành và tư vấn cho Ban Quản lý dự án phát hiện những thiếu sót trong quản lý và ngăn chặn những thất thoát trong quá trình đầu tư. Chi nhánh Kiểm toán tại TP Hồ Chí Minh: Có chức năng cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ kiểm toán mà Công ty đã đăng ký với cơ quan chức năng và nó chịu sự giám sát của Ban lãnh đạo nơi có trụ sở chính. Hệ thống kiểm soát chất lượng trong Công ty CPA VIETNAM Công ty xác định được kiểm soát chất lượng là công việc rất quan trọng và phải quán triệt đến mọi thành viên trong công ty trong quá trình thực hiện bất kỳ cuộc kiểm toán nào. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán phải được thực hiện ở mọi khâu của cuộc kiểm toán. Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cũng như các hoạt động khác được Ban giám đốc CPA VIETNAM trực tiếp thiết kế thành những thủ tục, chính sách áp dụng đối với toàn bộ cuộc kiểm toán. Ban kiểm soát là đơn vị trực tiếp thực hiện các công tác này, nhiệm vụ của ban kiểm soát: Quản lý chất lượng toàn diện mọi mảng hoạt động kiểm toán Soát xét báo cáo kiểm toán, File kiểm toán, đánh giá rủi ro; đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Kiểm tra đột xuất chất lượng các cuộc kiểm toán vả các File khách hàng. Kiểm tra chất lượng mọi hoạt động nghiệp vụ kiểm toán trong Công ty, kiểm tra bộ phận phụ trách và báo cáo với Tổng Giám đốc các tồn tại cũng như khả năng rủi ro để phòng tránh kịp thời. Soát xét chi tiết kế hoạch kiểm toán, File làm việc để đảm bảo rằng File đã được hoàn thành trước khi trình Giám đốc và trước khi tới khách hàng. Quản lý và giám sát việc tuân thủ các quy định về nghề nghiệp của Bộ Tài chính đối với Kiểm toán viên và Trợ lý kiểm toán viên hành nghề kiểm toán Trợ giúp Trưởng ban soát xét file kiểm toán, báo cáo kiẻm toán, thư quản lý và các giấy tờ làm việc của nhân viên theo sự phân công của Trưởng ban. Thực hiện việc kiểm soát xét các giấy tờ làm việc và các phần hành được thực hiện bởi các nhân viên trong Công ty. Đảm bảo rằng các giấy tờ làm việc và file kiểm toán / quá trình kiểm toán được hoàn thành trước khi chuyển cho Manager soát xét. Đảm bảo các file kiểm toán và các vấn đề còn tồn tại trong file đã được giải thích một cách đúng đắn, file đã được hoàn thiện và lưu trữ theo đúng thủ tục lưư trữ của Công ty . Đảm bảo các báo cáo hợp nhất và các file soát xét theo yêu cầu của Công ty /Tập đoàn của khách hàng được soát xét một cách kỹ lưỡng trươc khi chuyển cho Manager / Ban Giám đốc soát xét. Quản lý việc đánh máy / sửu chữa Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý theo yêu cầu của Trưởng nhóm kiểm toán / Chủ nhiêm kiểm toán Trợ giúp Trưởng ban và Phó ban hoàn thiện file kiểm toán và đảm bảo rằng các review note của Kiểm toán viên chính và Chủ nhiệm kiểm toán một cách hợp lý và đúng thời hạn. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán tại công ty CPA VIETNAM Ưu điểm: Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam là một công ty hợp danh thành viên trở lên nên trách nhiệm của công ty đối với cuộc kiểm toán và các dịch vụ mà công ty cung cấp là vô hạn tạo được niềm tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty cung cấp. Tổ chức bộ máy của công ty có bộ phận ban kiểm soát nhằm kiểm tra giám sát các hoạt động của công ty. Ban kiểm soát hoạt động hiệu quả sẽ nâng cao được chất lượng cung cấp dịch vụ trong công ty. Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ của công ty cũng khá chặt chẽ với sự tham gia của các thành viên ban giám đốc và các thành viên ban kiểm soát, tạo lòng tin cho khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hội đồng khoa học gồm những cố vấn có kinh nghiệm trong ngành sẽ tư vấn cho công ty trong việc nâng cao chất lượng nhân sự và chất lượng cung cấp các dịch vụ. Bộ phận kiểm toán Đầu tư – Xây dựng cơ bản được bố trí riêng và có một phó giám đốc phụ trách nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Vì kiểm toán Đầu tư – Xây dựng cơ bản có nhiều vấn đề liên quan đến chuyên môn, đặc thù ngành nghề cần có sự quan tâm và chuyên môn hóa. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm của mình thì tổ chức bộ máy của công ty còn có một số nhược điểm như các phòng nghiệp vụ 1-6 cung cấp đồng thời cả dịch vụ kiểm toán và tư vấn, tính chuyên môn hóa chưa cao, có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Số lượng CPA của công ty còn khiên tốn sẽ có anh hưởng nhất định tới chất lượng cung cấp dịch vụ của công ty. Tổ chức bộ máy kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển của KPMG Việt Nam KPMG là một trong số 4 công ty hàng đầu thế giới cung cấp các dịch vụ chuyên môn, với mục tiêu là biến thông tin, kiến thức về các ngành và các xu hướng kinh doanh thành giá trị. Ngày nay công ty hoạt động với quy mô toàn cầu với số lượng phần hùn (Parter) khổng lồ lên tới hơn 6.800 người trên toàn thế giới, hơn 136.500 chuyên gia (Professionals), hệ thống các công ty thành viên của KPMG cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, thuế và luật pháp, tư vấn tài chính và các dịch vụ tư vấn khác cho hơn 760 thành phố tại 155 quốc gia (theo số liệu báo cáo thường niên của KPMG International năm 2007). KPMG Việt Nam là một thành viên của KPMG toàn cầu và cũng là một trong những Công ty Kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ tư vấn liên quan tại Việt Nam hơn 10 năm qua. Về nhân sự, hiện nay KPMG Việt Nam có một đội ngũ khoảng 250 nhân viên, trong đó có gần 20 nhân viên là người nước ngoài, những chuyên gia đến từ nhiều nước khác nhau với những kinh nghiệm và chuẩn mực mang tính toàn cầu của KPMG, đảm bảo để KPMG có khả năng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của KPMG KPMG nói chung và KPMG Việt Nam nói riêng cung cấp các dịch vụ rất đa dạng bao gồm dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn thuế và luật pháp, trong đó dịch vụ kiểm toán và tư vấn thuế là thế mạnh trên thị trường Việt Nam. Dịch vụ kiểm toán: KPMG cung cấp các dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính (Financial Audit), rà soát các báo cáo kế toán (Review of financial statement), kiểm toán tuân thủ (Statutory Audit), Các dịch vụ khác liên quan (Related audit services) như kiểm toán các chương trình dự án, kiểm toán các báo cáo quyết toán hàng nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá, kiểm toán xác định vốn góp liên doanh, kiểm toán các báo cáo tài chính hợp nhất của liên đoàn… Dịch vụ Tư vấn tài chính doanh nghiệp Các dịch vụ tư vấn của KPMG Việt Nam bao gồm tư vấn tài chính (Financial Advisory Services gọi tắt là RAS) và tư vấn về rủi ro (Risk Advisory Services gọi tắt là RAS) nhằm giúp các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn trong kinh doanh của mình tại Việt Nam. Mục tiêu của KPMG trong lĩnh vực này là cùng hợp tác với các nhà đầu tư nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ bằng cách đưa ra những kiến nghị để đổi mới hoặc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, phát triển các quy trình và các tài liệu đào tạo chuyên môn hoá, nâng cao năng lực hoạt động và năng lực quản lý của các nhân viên, phù hợp với chuẩn mực chung trên thế giới, đề ra các giải pháp thực tế cho vấn đề về kinh doanh và kiểm soát. Phương pháp tiếp cận của KPMG cho phép cung cấp các giải pháp từ việc hình thành chiến lược thông qua chuyển đổi kinh doanh đến hệ thống thực hiện và ích lợi trong việc kiểm soát, chú trọng đến tất cả các yếu tố của thay đổi trong tổ chức. KPMG cung cấp cho các nhà đầu tư các kinh nghiệm tại Việt Nam trong việc phát triển chiến lược kinh doanh và tiếp thị. Dịch vụ tư vấn chủ yếu bao gồm: Tư vấn về cổ phần hoá, sáp nhập và giải thể doanh nghiệp, Tư vấn về tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance) Tư vấn về hoạt động kinh doanh (Business Performance Services_BPS) Tư vấn về giá tài sản, Tư vấn về tái tổ chức cơ cấu nợ, Tư vấn tổ chức bộ máy doanh nghiệp, Tư vấn về công nghệ thông tin (Information Technology Advisory_ITA) bao gồm: chiến lược công nghệ thông tin, hệ thống công nghệ thông tin và kiểm soát các hoạt động, Tư vấn về công tác kiểm toán nội bộ (Internal Audit Services_IAS), Rà soát, đào tạo và tư vấn quản lý rủi ro, Giải pháp nguồn nhân lực. Đáng chú ý là dịch vụ tư vấn về công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là một trong các nhân tố chủ yếu nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng suất, thị phần và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và thiết kế một hệ thống thông tin quản lý toàn diện yêu cầu không những khả năng về công nghệ thông tin mà còn các kiến thức chuyên ngành của các ngành và các lĩnh vực ứng dụng máy tính. KPMG giúp các nhà đầu tư trong việc thiết kế, phát triển, thử nghiệm và thực hiện hệ thống thông tin quản lý mới, Tư vấn công nghệ thông tin. Dịch vụ tư vấn thuế và luật pháp Quản lý thuế và đảm bảo tuân thủ pháp luật là vấn đề cốt lõi ảnh hướng tới hoạt động tài chính của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. KPMG cung cấp các giải pháp hiệu quả về thuế để đảm bảo rằng các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp là nhỏ nhất cho phép. Đồng thời, KPMG còn tư vấn cho các nhà đầu tư tại Việt Nam tổ chức thực hiện tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Tư vấn thuế (Tax Advisory Services) và tư luật pháp (Tax Compliance Services) bao gồm: Lập kế hoạch thuế thu nhập doanh nghiệp, Tư vấn và lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, Lập kế hoạch thuế cho các tổ chức quốc tế, Tư vấn mục đích đầu tư, Rà soát thuế, Hướng dẫn các thủ tục đăng ký kinh doanh, Hướng dẫn thủ tục lập văn phòng đại diện, Tư vấn và hỗ trợ gia nhập thị trường. Ngoài các dịch vụ nêu trên, KPMG còn có các dịch vụ khác như tư vấn đầu tư, đào tạo và tuyển dụng đều nhằm mục đích mang đến cho khách hàng của mình một dịch vụ có hiệu quả nhằm mở rộng dịch vụ cung cấp của mình và giúp khách hàng giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tổ chức bộ máy quản lý của KPMG Việt Nam Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hợp lý là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong hoạt động của KPMG. Để phù hợp với các điều kiện ở Việt Nam, mô hình này được áp dụng theo mô hình của KPMG trên toàn cầu song có một số thay đổi. Chức năng của các phòng ban trong KPMG Việt Nam Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy của KPMG được mô tả theo sơ đồ sau: Phó tổng giám đốc Khối nghiệp vụ Khối hành chính Phòng kế toán Tổng giám Đốc Phòng hành chính Phòng nhân sự Phòng tin học Phòng thuế Phòngkiểm toán Phòng tư vấn Phòng tư vấn tài chính Phòng tư vấn rủi ro Phòng kiểm toán 1 Phòng kiểm toán 2 Phòng kiểm toán 3 Phòng kiểm toán 4 Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH KPMG Việt Nam Bộ máy quản lý của công ty KPMG Việt Nam bao gồm Ban giám đốc giữ nhiệm vụ quản lý vĩ mô toàn công ty và các phòng ban chức năng. Các thành viên Ban Giám đốc (bao gồm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc) là người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, quyết định ký hợp đồng kiểm toán, thực hiện các soát xét cuối cùng đối với một cuộc kiểm toán đồng thời là người đại diện cho công ty ký và ban hành các báo cáo kiểm toán hay thư quản lý tới khách hàng. Tổng giám đốc: đồng thời là chủ phần hùn của công ty (Partner). Tổng giám đốc có nhiệm vụ quản lý toàn diện các mặt hoạt động của KPMG Việt Nam, trực tiếp quản lý các hoạt động của văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh và gián tiếp quản lý các hoạt động của văn phòng tại Hà Nội thông qua Phó Tổng Giám đốc. Tổng giám đốc còn phụ trách xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp. Phó tổng giám đốc: cũng là chủ phần hùn (Partner) chịu trách nhiệm hoàn toàn về các mặt hoạt động của văn phòng tại Hà Nội, thực hiện các kế hoạch theo chiến lược phát triển chung của công ty và có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của văn phòng Hà Nội lên Tổng giám đốc. Các thành viên Ban giám đốc của Công ty đều là các chủ phần hùn (Partner). Họ là người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, quyết định ký hợp đồng kiểm toán, thực hiện việc soát xét cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểm toán, và là người đại diện của Công ty ký và ban hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý với khách hàng. Khôi nghiệp vụ Khối nghiệp vụ có 3 phòng chính là Phòng Kiểm toán, Phòng Tư vấn và Phòng Thuế tương ứng với các dịch vụ cung cấp. Phòng kiểm toán (Audit services): lại được chia thành bốn phòng nhỏ để chuyên về các lĩnh vực kiểm toán sau: Phòng kiểm toán 1 (Audit 1): chuyên kiểm toán cho các tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization_NGO) và các dự án lớn có vốn đầu tư của nước ngoài. Phòng kiểm toán 2 (Audit 2) chuyên về kiểm toán các ngân hàng (Đa phần là các ngân hàng nước ngoài) và các tổ chức tài chính khác như công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán. Phòng kiểm toán 3 và 4 (Audit 3, Audit 4): chuyên kiểm toán các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Hiện nay, cả bốn phòng này đều đang hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là khả năng mở rộng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất đang là thế mạnh của công ty KPMG. Điều đó được thể hiện qua việc có tới 2 phòng kiểm toán chuyên về các doanh nghiệp sản xuất. Đứng đầu mỗi phòng kiểm toán là các giám đốc kiểm toán (Director) người có nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu sâu trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Phòng thuế (Tax): thực hiện các dịch vụ tư vấn thuế và luật pháp nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và vận dụng theo đúng luật thuế, tuân thủ pháp luật và có các giải pháp tối ưu nhất về thuế. Phòng tư vấn (FAS & RAS): Công ty KPMG Việt Nam còn cung cấp một loạt các dịch vụ liên quan đến tư vấn tài chính để giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro trong các quyết định như: có nên mua hay bán doanh nghiệp, mở rộng các cơ hội kinh doanh, gia tăng vốn, phát hiện gian lận hay tích cực thu hồi đối với các tài sản không được sử dụng hiệu quả… Phòng tư vấn được chia thành 2 phòng nhỏ là phòng tư vấn tài chính (FAS – Financial Advisory Services) và phòng tư vấn rủi ro (RAS – Risk Advisory Services). Khối hành chính Bên cạnh khối nghiệp vụ có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, KPMG còn tổ chức khối hành chính bao gồm phòng tin học, phòng hành chính và phòng kế toán, phòng nhân sự. Phòng hành chính: Thực hiện việc quản lý hành chính, bổ sung và sửa đổi các quy chế tài chính của công ty, xây dựng chi tiết kế hoạch thu chi tài chính, chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ đề xuất cách giải quyết vấn đề thu chi cho Ban Giám Đốc và thực hiện quản trị nội bộ…. Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lý tài chính kế toán của công ty, tổ chức thanh toán tiền lương, tiền thưởng, tiền công tác phí, tiền ứng trước… cung cấp các biểu mẫu, sổ sách, chứng từ. Phòng tin học: Có nhiệm vụ cung cấp máy tính, phần mềm và đảm bảo quản trị hệ thống mạng cho toàn công ty. Công ty có một đội ngũ những chuyên gia giỏi về máy tính. Những người này có trách nhiệm phối hợp với các chuyên gia phụ trách tin học ở các quốc gia khác trong mạng lưới hệ thống KPMG quốc tế để đảm bảo an ninh mạng và hiệu quả hoạt động của hệ thống máy tính. Phòng nhân sự: đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyển lựa những nhân viên có năng lực để gia nhập đại gia đình KPMG toàn cầu. Hàng năm phòng nhân sự sẽ tổ chức các đợt tuyển nhân viên vào công ty cho các vị trí thích hợp chi từng bộ phận và phù hợp với chiến lược phát triển của công ty. Đặc điểm về tổ chức về nhân sự cho một cuộc kiểm toán Việc tổ chức nhân sự cho một cuộc kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán. Theo đó việc tổ chức nhân sự cho một cuộc kiểm toán được thực hiện sau khi thư mời kiểm toán được chấp nhận và đã qua quá trình đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm toán. Sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, căn cứ vào quy mô của công ty khách hàng, khối lượng và tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, KPMG sẽ quyết định số lượng nhân viên tham gia cuộc kiểm toán. Nhóm kiểm toán của KPMG thường gồm năm đến bảy người bao gồm một thành viên của Ban giám đốc, một chủ nhiệm kiểm toán, các kiểm toán viên cao cấp và các trợ lý kiểm toán. Nhóm kiểm toán thường được thành viên của Ban giám đốc hoặc trưởng phòng nghiệp vụ lựa chọn và họ đều là những kiểm toán viên có kiến thức, kinh nghiệm về nghành nghề kinh doanh của khách hàng. KPMG có một lượng khách hàng khổng lồ do đó mà khối lượng công việc kiểm toán là rất lớn. Nhằm đảm bảo uy tín cho hoạt động kinh doanh của mình, việc kiểm soát chất lượng luôn được KPMG đặt lên vị trí hàng đầu, tuân thủ theo một quy trình chung và nghiêm ngặt bao gồm nhiều cấp quản lý khác nhau. Quá trình kiểm soát chất lượng được minh họa cụ thể thông qua tháp phân công trách nhiệm sau (hình a) Hình a: Tháp phân công trách nhiệm trong kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại côNg ty KPMG Việt Nam Tổng giám đốc (Partner) Phó tổng giám đốc (Partner) Giám đốc kiểm toán (Director) Chủ nhiệm cao cấp (Senior Manager) Chủ nhiệm kiểm toán (Audit Manager) Giám sát trợ lý (Assistant Manager) Trưởng nhóm kiểm toán cấp I (Audit Senior 1) Trưởng nhóm kiểm toán cấp II (Audit Senior 2) Trợ lý kiểm toán cấp I (Audit Assistant 1) Trợ lý kiểm toán cấp II (Audit Assistant 2) Thông thường các cuộc kiểm toán được tiến hành trực tiếp tại đơn vị được kiểm toán bởi các trợ lý kiểm toán và các trưởng nhóm. Các trợ lý kiểm toán bao gồm 2 cấp: Trợ lý kiểm toán cấp I và cấp II (Assistant). Các cấp được phân chia dựa vào số năm kinh nghiệm và năng lực làm việc. Họ được hướng dẫn và chỉ đạo trực tiếp bởi các trưởng nhóm kiểm toán (thường gọi là các Senior In-charge). Đây là người có trách nhiệm chính trong việc thực hiện kiểm toán, phối kết hợp công việc của các thành viên trong nhóm. Tùy theo kinh nghiệm và trình độ của mỗi thành viên mà trưởng nhóm sẽ phân công các khoản mục với mức độ công việc phù hợp. Mọi vấn đề khúc mắc phát sinh trong quá trình kiểm toán đều được nêu ra thảo luận chung trong nhóm để tìm hướng giải quyết. Đối với những khách hàng có quy mô hoạt động lớn hoặc những tập đoàn lớn, nhóm kiểm toán lại thường được chỉ đạo bởi một Giám sát trợ lý (Assistant Manager) người có nhiều kinh nghiệm trong nghề hơn. Việc thực hiện kiểm toán tiếp tục được giám sát ở các cấp cao hơn nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Đó là các Chủ nhiệm kiểm toán (Manager), các Chủ nhiệm cao cấp (Senior Manager) và các Giám đốc kiểm toán (Director) – họ cũng là những người sau này sẽ thuyết trình báo cáo kiểm toán với ban lãnh đạo của khách hàng. Giám đốc kiểm toán hoặc các Chủ nhiệm có trách nhiệm rà soát lại phần công việc của các nhóm kiểm toán, đặt ra các câu hỏi chất vấn (các Query) yêu cầu những người trực tiếp kiểm toán phải làm sáng tỏ và giải trình lại công việc một cách đầy đủ, cặn kẽ. Sau khi phần giải trình các query này được họ thông qua thì báo cáo kiểm toán được đưa lên Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc duyệt. Trong quá trình duyệt, Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc sẽ tiếp tục gửi Query cho các nhóm thực hiện kiểm toán (nếu có) hoặc chất vấn trực tiếp các trưởng nhóm kiểm toán (hoặc các chủ nhiệm) về các vấn đề trong báo cáo kiểm toán. Và cuối cùng sau khi thống nhất được mọi ý kiến, Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc sẽ ký báo cáo kiểm toán. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán tại KPMG Việt Nam Ưu điểm Có thể nói, việc tổ chức bộ máy quản lý tại KPMG Việt Nam là rất khoa học và phù hợp với loại hình hoạt động của công ty. Mô hình gồm có Ban giám đốc giữ nhiệm vụ quản lý vĩ mô và các phòng chức năng. Các giám đốc phụ trách bộ phận của KPMG Việt Nam là các chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới như Vương quốc Anh, Malaysia, Philipin, Nhật Bản. Đa số nhân viên cấp cao người Việt Nam đều đã có chứng chỉ Kế toán viên công chứng (CPA) do Bộ Tài chính Việt Nam cấp và một số nhân viên đã được cử đi công tác tại các văn phòng KPMG tại Singapore, Malaysia, Hồng Kông, New Zealand, Anh. Bên cạnh đó, hầu hết các nhân viên của KPMG đều có cơ hội tham gia các khoá học để lấy bằng ACCA, đây là một chứng chỉ chuyên ngành kế toán viên công chứng của Vương Quốc Anh được cả thế giới công nhận. Hiện tại, KPMG Việt Nam cũng có nhiều nhân viên đã được công nhận là thành viên của tổ chức nghề nghiệp này. Về đầu vào, các nhân viên Việt Nam của KPMG đều tốt nghiệp đại học, cao học tại các trường đại học hàng đầu Việt Nam cũng như các trường đại học danh tiếng trên thế giới và nhiều người trong số họ trước đây đã từng làm việc cho các công ty của Việt Nam, các cơ quan Chính phủ hay các dự án do quốc tế tài trợ. Do đó chất lượng các cuộc kiểm toán, các dịch vụ công ty cung cấp được nâng cao, tạo được sự tin tưởng của khách hàng khi sửu dụng dịch vụ của doanh nghiệp và tạo được lòng tin của nhà đầu tư vào kết quả các cuộc kiểm toán của công ty thực hiện. Các dịch vụ mà công ty cung cấp rất đa dạng giúp khách hàng có được sự lựa chọn tối ưu. Các phòng nghiệp vụ có tính chuyên môn hóa cao, nên có thể tập trung cao vào việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong công ty nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ. Các phòng ban trong công ty tiến hành kiểm tra chéo với nhau, không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy của một cuộc kiểm toán khá chặt chẽ với sự kiểm soát rất cao, chịu trách nhiệm cao nhất đối với cuộc kiểm toán là các thành viên trong Ban giám đốc, họ đều là các chủ phần hùn (Partner). Đây là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán nên các Báo cáo kiểm toán được phát hành luôn phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán và tạo được sự tin cậy của đông đảo những người quan tâm đến báo cáo tài chính của khách hàng. Nhược điểm Việc phân công nhiệm vụ thiếu khả thi khi tổng giám đốc vừa có nhiệm vụ quản lý toàn diện các mặt hoạt động của KPMG Việt Nam, vừa trực tiếp quản lý các hoạt động của văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Chất lượng dịch vụ tốt, đội ngũ nhân viên lành nghề có kinh nghiệm dẫn đến hệ quả tất yếu đó là giá phí cung cấp dịch vụ khá cao, khiến cho một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ chi trả khi sử dụng dịch vụ của công ty cung cấp. Công ty chưa có bộ phận PR - Marketing riêng nhằm tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá thị trường nhằm củng cố khách hàng truyền thống và tìm kíếm nguồn khách hàng mới, giúp ban giám đốc có những quyết sách đúng đắn trong quá trình hoạt động và cung cấp dịch vụ của công ty. CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM Theo thông lệ quốc tế thì kiểm toán độc lập thường quan tâm đến kiểm toán tài chính, tức là xác minh tính trung thực của các thông tin tài chính trên các tài liệu kế toán, trên các Bảng khai tài chính. Vấn đề cốt lõi của mọi cuộc kiểm toán tài chính là chất lượng kiểm toán, tức là công ty kiểm toán phải đưa ra được ý kiến trung thực, đầy đủ và chính xác về tình hình tài chính và tính xác thực của các Bảng khai tài chính. Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng một cuộc kiểm toán đó chính là mô hình tổ chức của các công ty kiểm toán, của các cuộc kiểm toán. Do đó trong phần này chúng tôi mạnh dạn đưa ra các ý kiến nhằm cải thiện bộ máy tổ chức qua đó nâng cao chất lượng của mỗi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên chất lượng kiểm toán không phụ thuộc hoàn toàn vào bộ máy tổ chức kiểm toán độc lập, mà bên cạnh đó còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực, tức là chất lượng kiểm toán viên ( trong đó bao gồm trình độ chuyên môn và tính độc lập của mỗi kiểm toán viên ), do đó bên cạnh việc cải thiện song song vấn đề mô hình tổ chức, mỗi công ty kiểm toán cũng phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng chính sách tuyển dụng, đào tạo, rút ra kinh nghiệm nhằm cải thiện hoạt động kiểm toán trong tương lai. Giải pháp cho các doanh nghiệp Kiểm toán vừa và nhỏ Theo dự thảo luật Kiểm toán độc lập dự định trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét vào kì họp sắp tới, các loại hình doanh nghiệp kiểm toán được thành lập bao gồm: Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 2 thành viên trở lên, bên cạnh đó một DNKT phải có ít nhất 5 Kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, đã có thời gian thực tế làm kiểm toán ở DNKT từ 36 tháng trở lên bao gồm cả Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, với công ty TNHH kiểm toán thì bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng thành viên. Điều này sẽ là một khó khăn và trở ngại lớn với những công ty kiểm toán nhỏ đã thành lập và không đáp ứng đủ số lượng kiểm toán viên theo yêu cầu của Luật, vì theo NĐ 105 thì một DNKT chỉ cần tối thiểu 3 KTV là đủ điều kiện thành lập, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các công ty kiểm toán lớn đã có uy tín và bề dày truyền thống đã và đang hoạt động ở Việt Nam như Big4, AASC, A&C,... Vì vậy nhóm chúng tôi đưa ra một giải pháp là các công ty nhỏ và vừa sáp nhập dưới hình thức công ty hợp danh. Sở dĩ hình thức công ty được chúng tôi lựa chọn ở đây là công ty hợp danh vì với thực tế thương hiệu của các công ty kiểm toán nhỏ và vừa chưa được nhiều khách hàng biết tới thì việc sẵn sàng chịu trách nhiệm vô hạn với những quyết định mà công ty đưa ra sẽ phần nào đó thuyết phục khách hàng, đó cũng là xu hướng hiện nay của các công ty Kiểm toán trên thế giới. Việc sáp nhập có các điểm mạnh sau đây: Thứ nhất, việc sáp nhập tăng quy mô nguồn vốn và nguồn nhân lực của công ty, từ đó công ty có tiềm lực và điều kiện nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua hệ thống nhân sự lớn mạnh, củng cố và cải thiện hệ thống bộ máy tổ chức công ty, thiết kế lại chu trình kiểm toán cho hoàn thiện và chất lượng hơn. Công ty sẽ học hỏi những điểm mạnh sẵn có từ các công ty thành viên. Thứ hai, sáp nhập tăng lượng khách hàng của công ty, cải thiện vấn đề thương hiệu, đó là lợi thế ban đầu khi tạo một ấn tượng hoàn toàn mới với khách hàng. Thực tế là cho dù có thiết kế một bộ máy tổ chức và hệ thống kiểm soát chặt chẽ đi nữa thì việc KTV có đưa ra ý kiến xác thực và đúng đắn về thực trạng tài chính của khách hàng hay không còn phụ thuộc vào nhất nhiều yếu tố khác như chất lượng KTV, và thu nhập của KTV. Bên cạnh các yếu tố về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, trình độ năng lực của KTV thì đa số KTV đưa ra ý kiến sai lệch về tình trạng tài chính của khách hàng là do vấn đề KTV từ bỏ nguyên tắc nghề nghiệp khi phát sinh mâu thuẫn giữa phía kiểm toán viên và khách hàng, đó chính là vấn đề độc lập của mỗi kiểm toán viên. Những KTV này vốn là những người thiếu tính độc lập và ngay chính bản thân họ cũng không biết giữ tính thận trọng trong khi tác nghiệp và cả sự hoài nghi cần thiết. Tuy nhiên một bộ máy tổ chức kiểm toán chặt chẽ sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ KTV đưa ra ý kiến sai lệch về các thông tin trong Bảng khai tài chính, đó chính là nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy của doanh nghiệp kiểm toán Sau quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá mô hình của các doanh nghiệp kiểm toán nhóm chúng em đưa ra một mô hình công ty kiểm toán độc lập dưới hình thức công ty hợp danh như sau: Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty kiểm toán hợp danh Tổng Giám đốc Phó TGĐ phụ trách kiểm toán Phó TGĐ phụ trách tư vấn Phó TGĐ phụ trách tư vấn thuế Phó TGĐ phụ trách hành chính nhân sự Các giám đốc kiểm toán Các giám đốc tư vấn Phòng kiểm toán 1 Phòng kiểm toán 2 Phòng kiểm toán 4 Tư vấn tài chính doanh nghiệp doanh nghinghiệp Tư vấn rủi ro Tư vấn thuế TNDN Tư vấn các loại thuế khác Phòng IT và quản trị thông tin nội bộ Phòng hành chính nhân sự Phòng PR và Marketing Ban kiểm soát Hội đồng khoa học Phòng Kế toán Hội đồng thành viên hợp danh Phòng kiểm toán 3 Trong đó: Hội đồng thành viên hợp danh: Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hội đồng thành viên hợp danh có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh từ việc đề ra chiến lược, phương hướng phát triển của công ty đến việc quyết định loại hình hoạt động doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên hợp danh thành lập để kiểm soát tất cả các hoạt động của Ban giám đốc, các phòng ban, kể cả của Hội đồng thành viên. Ban kiểm soát tổ chức soát xét chất lượng đối với dịch vụ cung cấp cho khách hàng của các bộ phận chuyên môn đặc biệt là đối với các dịch vụ đảm bảo như kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư và các dịch vụ công chứng…. Trong trường hợp cần thiết, Ban kiểm soát có thể huy động thêm các chuyên gia từ các bộ phận khác để thực hiện nhiệm vụ của mình. Hội đồng khoa học: Phụ trách việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo cho các bộ phận nghiệp vụ trong và ngoài công ty, có thể tham gia trực tiếp vào việc cung cấp dịch vụ với vai trò chuyên gia cao cấp. Tổng giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật. Các Phó Tổng Giám đốc: Là thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành từng mảng công việc theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốc, có thể nhân danh công ty ký kết và xử lý các công việc trong phạm vi được phân công đồng thời chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật trong phạm vi của mình. Các Giám đốc chuyên môn: Là thành viên Ban Giám đốc phụ trách về chuyên môn trong từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể của công ty như: Dịch vụ Kiểm toán, Tư vấn thuế, Tư vấn tài chính, Tư vấn rủi ro. Các phòng nghiệp vụ kiểm toán: Là các bộ phận nhân viên chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ đảm báo khác. Phòng kiểm toán 1 (Audit 1): Kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản xây lắp. Phòng kiểm toán 2 (Audit 2): Kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… Phòng kiểm toán 3 (Audit 3): chuyên kiểm toán các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thương mại dịch vụ và du lịch. Phòng kiểm toán 4 (Audit 4): Kiểm toán hoạt động của dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư và kiểm toán tuân thủ khác. Các phòng tư vấn tài chính: Là các phòng ban chuyên sâu về cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng và được phân chia thành hai mảng dịch vụ cụ thể là: Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn rủi ro. Các phòng tư vấn thuế: Là các bộ phận chuyên nghiệp chuyên sâu về cung cấp dịch vụ tư vấn thuế cho các khách hàng, được chia thành từng nhóm sắc thuế phổ biến như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác. Ngoài ra bộ phận tư vấn thuế còn tham gia soát xét hồ sơ kiểm toán đối với phần hành thuế. Bên cạnh phòng kế toán chịu trách nhiệm kiểm soát tài chính của công ty, còn có phòng hành chính nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng và sử dụng hợp lý nhân viên, phòng PR và Marketting chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh cho công ty, phòng IT chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, máy móc thiết bị cung cấp cho các bộ phận sử dụng. Bên cạnh bộ máy tổ chức chung của cả công ty thì việc tổ chưc bộ máy trong một cuộc kiểm toán là hết sức cần thiết. Nhân sự luôn là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng của mỗi cuộc kiểm toán. Để có thể cạnh tranh và phát triển trong thị trường kiểm toán như hiện nay, Công ty luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của kiểm toán viên đồng thời chú trọng tổ chức nhân sự cho mỗi cuộc kiểm toán thật chu đáo. Thông thường, nhóm kiểm toán để thực hiện cho mỗi cuộc kiểm toán bao gồm: Sơ đồ 5 : Tổ chức nhân sự cho một cuộc kiểm toán Thành viên Ban Giám đốc phụ trách Thành viên ban kiểm soát Nhóm chuyên gia hỗ trợ Chủ nhiệm kiểm toán phụ trách trực tiếp Kiểm toán viên chính Trợ lý kiểm toán viên 2 Trợ lý kiểm toán viên 1 Trợ lý kiểm toán viên 3 Chú thích : Quan hệ hỗ trợ : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ soát xét độc lập : Thành viên Ban Giám đốc phụ trách: Là người có nhiệm vụ giao dịch, phê duyệt kế hoạch nhân sự, kế hoạch kiểm toán, kế hoạch thời gian cũng như soát xét kế hoạch kiểm toán và soát xét cuối cùng đối với hồ sơ và Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành. Thành viên Ban kiểm soát: Là người không trực tiếp phụ trách nhóm kiểm toán, có nhiệm vụ kiểm soát hồ sơ kiểm toán, soát xét Báo cáo kiểm toán và soát xét toàn bộ quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ đảm bảo yêu cầu chất lượng đề ra. Nhóm chuyên gia hỗ trợ: là chuyên gia của hội đồng khoa học hỗ trợ cuộc kiểm toán trong việc thẩm định, đánh giá những vấn đề chuyên môn đặc thù của những ngành nghề đặc biệt. Chủ nhiệm kiểm toán phụ trách trực tiếp: Là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và quản lý việc thực hiện chương trình kiểm toán, chỉnh sửa các sai sót của nhân viên cấp dưới. Cùng một lúc, chủ nhiệm kiểm toán có thể cùng một lúc giám sát nhiều nhóm kiểm toán khác nhau. Kiểm toán viên chính: Là người trực tiếp thực hiện công việc kiểm toán, quản lý công việc của các trợ lý kiểm toán đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên chính phải báo cáo kết quả công việc cho chủ nhiệm kiểm toán. Trợ lý kiểm toán: Là những nhân viên thực hiện công việc kiểm tra chi tiết theo sự phân công của kiểm toán viên chính đồng thời báo cáo kết quả công việc cho kiểm toán viên chính. Tuỳ thuộc vào các cuộc kiểm toán cụ thể mà có thể có thêm nhóm chuyên gia hỗ trợ có kiến thức kinh doanh chuyên sâu trên từng lĩnh vực. Ngoài ra, có thể có nhiều nhóm kiểm toán cùng thực hiện để đảm bảo tiến độ quyết toán và công khai báo cáo của các khách hàng. Luật nên cho phép thành lập Văn phòng kiểm toán Trên thế giới, hình thức Văn phòng kiểm toán đã phát triển từ khá lâu. Trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực tài chính để thực hiện một cuộc kiểm toán cũng như sử dụng các dịch vụ khác như tư vấn thuế, tư vấn kế toán, do đó mô hình văn phòng kiểm toán phương án lựa chọn hợp lý dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên việc thành lập văn phòng kiểm toán cần đáp ứng những điều kiện như thế nào? Về vốn điều lệ, về số lượng CPA tối thiểu trong mỗi văn phòng, và về những khách hàng mà văn phòng được phép cung cấp dịch vụ? Trong bối cảnh KTĐL ở Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập khi mà hệ thống luật vẫn chưa hoàn thiện, thì câu chuyện văn phòng kiểm toán có lẽ vẫn chỉ có thể bàn trên giấy tờ. Trong dự thảo luật Kiểm toán độc lập dự định trình Ủy ban thường vụ Quốc hội vào tháng 11 sắp tới cũng không đề cập đến việc thành lập văn phòng kiểm toán. Tuy nhiên theo thông lệ của các nước có kiểm toán độc lập phát triển thì Văn phòng kiểm toán sẽ là một xu hướng tất yếu, ở Việt Nam có lẽ trong 10 năm tới, khi nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, thì sẽ xuất hiện văn phòng kiểm toán, còn bây giờ khi hệ thống luật KTĐL còn chưa ra đời thì Văn phòng kiểm toán có lẽ là một câu chuyện trong tương lai xa. Các công ty kiểm toán Việt Nam gia nhập các hãng quốc tế Khi gia nhập các hãng hãng quốc tế, các công ty được sử dụng logo và hình ảnh của hãng quốc tế khi quảng bá hình ảnh của mình, qua đó quảng bá hình ảnh và uy tín của công ty không chỉ với khách hàng trong nước mà còn với cả các khách hàng nước ngoài. Đó còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng kiểm toán của mỗi công ty bởi uy tín chất lượng không còn là của một doanh nghiệp mà còn là uy tín của cả hãng quốc tế. Với các doanh nghiệp kiểm toán trên thế giới thì việc gia nhập các hãng quốc tế là xu hướng và cũng là động lực để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên, để được gia nhập các hãng quốc tế, mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về Điều kiện tài chính, Vùng địa lý, Khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng…do đó mỗi doanh nghiệp cũng phải dần nâng cao và hoàn thiện đội ngũ nhân sự, trình độ chuyên môn và cuối cùng là chất lượng mỗi cuộc kiểm toán, từ đó tăng lượng khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận, tiếp tục tạo tiền đề tiếp tục phát triển. KẾT LUẬN Hoạt động kiểm toán nói chung ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy mới chỉ ở những bước ban đầu song trong gần 20 năm qua, hoạt động kiểm toán cùng các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam đã liên tục có những bước phát triển đáng mừng, góp phần vào việc lành mạnh hóa đời sống kinh tế, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, việc không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, để nó ngày càng phát huy được chức năng của mình nhất là trong giai đoạn đất nước đang tiến hành việc Công nhiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới là một yêu cầu tất yếu. Chỉ qua một thời gian ngắn nghiên cứu, Chúng em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu về tổ chức bộ máy kiểm toán và những tác động của nó tới chất lượng của hoạt động kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm tóan ở Việt Nam. Với những kiến thức đã học tại trường, kết hợp với những hiểu biết thực tế ít ỏi, chúng em đã mạnh dạn nêu lên một số nhận xét, đề xuất nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức bộ máy kiểm toán trong các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam. Song, do lượng kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu không được nhiều nên công trình nghiên cứu khoa học của chúng em không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chính vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để công trình được hoàn thiện và sát hơn với thực tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí kế toán năm 2008, 2009, 2010. Tạp chí kiểm toán năm 2008, 2009, 2010. Giáo trình lý thuyết kiểm toán/ GS.TS Nguyễn Quang Quynh – khoa Kế toán - ĐH Kinh tế Quốc dân/NXB Tài chính – 2008. Giáo trình lý thuyết kiểm toán/TS. Nguyễn Viết Lợi – Học Viện Tài chính/NXB Tài chính-2007. Kiểm toán/ Alvin A.Arens/NXB Thống kê - 2000. Tìm hiểu về kiểm toán độc lập ở Việt Nam/Bùi Văn Mai/NXB Tài chính – 1995. Nghị định số 07/1994/NĐ-CP ngày 29/01/1994 của chính phủ về quy chế tổ chức và hoạt động kiểm toán độc lập. Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 thay thế nghị đinh 07/1994/NĐ-CP. Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 sửa đổi, bổ xung một số điều của nghị đinh 105/2004/NĐ-CP. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các website: www.kiemtoan.com.vn www.tapchiketoan.info www.ketoantruong.com www.vacpa.org.vn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KTV : Kiểm toán viên DNKT : Doanh nghiệp kiểm toán TNHH : Trách nhiệm hữu hạn KTĐL : Kiểm toán độc lập BGĐ : Ban giám đốc GĐ : Giám đốc XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26913.doc
Tài liệu liên quan