Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa và vai trò của nó trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa

Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa và vai trò của nó trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa MỤC LỤC I. LỜI NÓI ĐẦU II. LÝ LUẬN III. VAI TRÒ CỦA CÔNG TRƯỜNG THỦ CÔNG TRONG VIỆC ĐƯA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ NHỎ LÊN SẢN XUẤT LỚN TƯ BẢN CHỦ NGHĨA. 1. Ưu thế. 2. Tính chất và hạn chế của công trường thủ công. 3. Sự phân công công trường thủ công và phân công trong xã hội. III. VẬN DỤNG IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: V. PHẦN KẾT. SÁCH THAM KHẢO I. LỜI NÓI ĐẦU Khi mới ra đời, Chủ nghĩa tư bản tiếp nhận và hoạt động trên cơ sở nền sản xuất sẵn có, nền sản xuất với kỹ thuật lạc hậu của kinh tế thủ công và kinh tế tiểu nông. Chỉ sau này, đến giai đoạn phát triển cao hơn của nó mới cải tạo nền sản xuất ấy trên cơ sở nền sản xuất và kỹ thuật mới. Sản xuất Tư bản chủ nghĩa được bắt đầu khi các nhà tư bản có trong tư liệu sản xuất, còn công nhân mất hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động của mình như hàng hoá. Trong sản xuất thủ công và nghề phụ của nông dân đã hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn của nhà tư bản. Nhà tư bản mở rộng qui mô sản xuất nhưng lại không thay đổi công cụ lao động và phương pháp lao động. Đây là sản xuất hợp tác giản đơn Tư bản chủ nghĩa. Nhưng nền sản xuất tư bản ngày càng phát triển, các xưởng thủ công với lao động hợp tác giản đơn chuyển lên công trường thủ công dựa trên hợp tác có phân công lao động và kỹ thuật thủ công. Công trường thủ công đã chiếm được địa vị thống trị ở mộy số nước vào khoảng giữa thế kỷ XVI đến khoảng cuối thế kỷ XVIII. Bài viết này, tôi xin trình bày một số vấn đề “Công trường thủ công Tư bản chủ nghĩa và vai trò của nó trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên nền sản xuất hàng hoá thị trường Tư bản chủ nghĩa”.

doc13 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa và vai trò của nó trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội Khoa kinh tế ------ tiểu luận Môn Kinh tế chính trị Mác Lênin Đề tài : công trường thủ công tư bản chủ nghĩa và vai trò của nó trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Mã sinh viên : Lớp : Hà Nội, I. Lời nói đầu Khi mới ra đời, Chủ nghĩa tư bản tiếp nhận và hoạt động trên cơ sở nền sản xuất sẵn có, nền sản xuất với kỹ thuật lạc hậu của kinh tế thủ công và kinh tế tiểu nông. Chỉ sau này, đến giai đoạn phát triển cao hơn của nó mới cải tạo nền sản xuất ấy trên cơ sở nền sản xuất và kỹ thuật mới. Sản xuất Tư bản chủ nghĩa được bắt đầu khi các nhà tư bản có trong tư liệu sản xuất, còn công nhân mất hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động của mình như hàng hoá. Trong sản xuất thủ công và nghề phụ của nông dân đã hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn của nhà tư bản. Nhà tư bản mở rộng qui mô sản xuất nhưng lại không thay đổi công cụ lao động và phương pháp lao động. Đây là sản xuất hợp tác giản đơn Tư bản chủ nghĩa. Nhưng nền sản xuất tư bản ngày càng phát triển, các xưởng thủ công với lao động hợp tác giản đơn chuyển lên công trường thủ công dựa trên hợp tác có phân công lao động và kỹ thuật thủ công. Công trường thủ công đã chiếm được địa vị thống trị ở mộy số nước vào khoảng giữa thế kỷ XVI đến khoảng cuối thế kỷ XVIII. Bài viết này, tôi xin trình bày một số vấn đề “Công trường thủ công Tư bản chủ nghĩa và vai trò của nó trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên nền sản xuất hàng hoá thị trường Tư bản chủ nghĩa”. II. Lý luận Từ hợp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa sang công trừơng thủ công, thực hiện bằng hai con đường khác nhau. Đó là nhà tư bản liên hợp những người thợ thủ công có chuyên môn khác nhau lại trong một xưởng và nhà tư bản liên hợp nhưng người thợ thủ công có chuyên môn giống nhau trong một xưởng. Mỗi người chỉ làm một công đoạn. Công trường thủ công có nhiều lao động phức tạp, thời gian lao động trong mỗi khâu của qui trình lại dài ngắn khác nhau. Muốn sản xuất được liên tục, đều đặn thì phải phân bổ lao động thành từng nhóm theo tỷ lệ nhất định. Sao cho phù hợp với những khâu của quá trình lao động đó. Những người lao động bộ phận, những nhóm lao động trên hợp thành người lao động tập thể. Đây là một cơ cấu sống của công trường thủ công. Khi cần mở rộng qui mô sản xuất, chỉ cần phát triển số lượng tương ứng giữa cung với cầu. Cách tổ chức phân công như vậy làm cho công trường thủ công có ưu thế hơn hẳn so với hợp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa. III. Vai trò của công trường thủ công trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Ưu thế. Mỗi người lao động được chuyên môn hoá từng khâu của quá trình sản xuất nên đã rút ngắn được thời gian ngừng việc, giảm giờ chết do thay đổi thao tác, dụng cụ và chỗ làm việc. Tay nghề người lao động nhanh chóng được nâng cao. Mỗi công nhân chỉ làm một khâu trong nhiều khâu của quá trình sản xuất nên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Nâng cao trình độ thành thạo, cải tiến được thao tác, giảm những tác động thừa. Vì vậy hao phí lao động ít mà mang lại hiệu quả cao. Mỗi người lao động bộ phận phát huy được năng khiếu của mình làm ra sản phẩm tốt hơn trong quá trình lao động. ở mỗi khâu sản xuất một cái tạo thành lao động tập thể có năng khiếu toàn diện ngang nhau. Nhờ có chuyên môn hoá từng khâu của quá trình sản xuất, công cụ đã được cải tiến, làm cơ sở cho máy móc sau này ra đời.Theo yêu cầu của công trường thủ công ngày càng mở rộng, ta phải tăng công nhiều công nhân khác nhau trong công trường. Sức sản xuất của lao động càng phát triển thì một số lượng lao động nhất định lại càng tiêu dùng nhiều nguyên liệu trong một thời gian nhất định. Cho nên phải phát triển nhanh tư bản bất biến và tư bản khả biến. Tính chất và hạn chế của công trường thủ công. Sự phân công công trường thủ công tư bản chủ nghĩa là sản phẩm riêng của phương thức sản xuất đó. Sự phân công công trường thủ công đòi hỏi phải tăng phần tư bản khả biến và tư bản bất biến. Theo công trường thủ công ngày càng mở rộng người ta phải tăng thêm gấp bội số công nhân, những toán công nhân khác nhau trong công trường. Sức sản xuất của lao động ngày càng phát triển thì một số lượng lao động càng phải tiêu dùng nhiều nguyên liệu một thời gian nhất định. Cho nên công trường thủ công do sự phân công đòi hỏi phải tăng nhanh tư bản bất biến và tư bản khả biến. Đó là một định luật do tính chất kỹ thuật của công trường thủ công sinh ra. Sự phân công của công trường thủ công làm cho người công nhân bị què quặt về thể chất và tinh thần. Công trường thủ công làm cho người lao động chỉ làm được một công việc bộ phận của sản phẩm, biến người lao động chỉ phát triển được một chiều. Người công nhân tách khỏi nhà tư bản thì công nhân không có việc làm vì công việc bộ phận của họ chỉ được thực hiện, tiến hành trong công trường thủ công. Sự phân công công trường thủ công còn xác lập một tổ chức đẳng cấp giữa công nhân với nhau. Bên cạnh sự phân công vào chức năng bộ phận của sản xuất, công trường thủ công còn phân chia những người lao động thành cấp bậc. Sự phân chia đơn giản những công nhân lành nghề và không lành nghề. Sự phân chia đó làm giảm bớt chi phí đào tạo công nhân của nhà tư bản. Mác đã đánh giá cách tổ chức lao động sản xuất trong thời kỳ công trường thủ công tư bản chủ nghĩa như sau: “Do phân tích và phân hoá nghề thủ công, do chuyên hoá các công cụ, do đào tạo công nhân bộ phận và do tập hợp họ vào cơ cấu toàn bộ, sự phân công trong công trường thủ công tạo ra một bậc thang về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng trong những quá trình xã hội của nền sản xuất. Tổ chức lao đọng một cach dặc biệt như vậy làm cho sức sản xuất của xã hội ngày càng tăng thêm lên”. Sự phân công trường thủ công là phương pháp đặc biệt để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản. Giống như hiệp tác giản đơn, lao động tập thể thủ công trong công trường thủ công tạo nên sức sản xuất mới, sức sản xuất này thuộc về nhà tư bản, nói cách khác, nó đảm bảo cho giai cầp nhà bóc lột được giá trị thặng dư tương đối cao hơn hẳn thời kỳ hiệp tác giản đơn. Mác đã vạch ra rằng, sự phân công trường thủ công: “phát triển sức sản xuất tập thể của lao động làm lợi cho nhà tư bản, mà hại cho người lao động. Nó tạo ra những điều kiện mới đảm bảo cho tư bản thống trị lâo động. Vởi nó vừa là sự tiến bộ lịch sử, một giai đoạn tất yếu trong hình thái kinh tế xã hội, và vừa là một thủ đoạn bóc lột một cách văn mminh và tinh vi”. Tuy vậy, công trường thủ công vẫn chưa chiếm được ưu thế tuyệt đối trong nền sản xuất xã hội. Công trường thủ công vẫn duy trì cơ sở kỹ thuật thủ công. Nhà tư bản chưa thể thiết lập kỷ luật lao động chặt chẽ đối với người lao động nhất là những người lao động lành nghề. Những người này vẫn tìm cách duy trì nghề nghiệp của mình, vẫn tìm cách thoát khỏi sự bóc lột của nhà tư bản. Nhìn chung, công trường thủ công có một vai trò lịch sử đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản: Nó là giai đoạn phát triển tất yếu chuyển lao dộng thủ công lên lao động cơ giới; nó tạo ra được những công nhân lành nghề và những công cụ độc chuyên. Dựa trên cơ sở đó mà xưởng chế tạo công cụ hình thành, nền sản xuất cơ khí ra đời. Sự phân công công trường thủ công và phân công trong xã hội. Phân công công trường thủ công là sự phân công lao động một cách hợp lý vào từng khâu của qúa trình sản xuất ra một loại sản phẩm và chuyên môn hoá lao động từng khâu đó. Nó phản ánh sự tổ chức lao động trong phạm vi một cơ sở sản xuất của nhà tư bản trong thời kỳ công trường thủ công. Phân công xã hội là sự phân bố lao động trong xã hội vào các nghành và vùng kinh tế khác nhau, và chuyên môn hoá sản xuất từng ngành từg vùng đó, tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau- nhiều hàng hoá khác nhau, đồng thời tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành sản xuất. Mác đã nói về phân công xã hội như sau: “Tương ứng với toàn bộ những giá trị sử dụng đủ các thứ khác nhau, thì có toàn bộ những lao động có ích cũng khác nhau, chia thành ngành, thành loại, thành thứ khác nhau- một sự phân công xã hội”. Mác còn chia sự phân công xã hội thành phân công chung và phân công đặc thù và gọi sự phân công trong xưởng thợ là phân công cá bịêt. Mác viết: “nếu người ta chỉ xét rieeng bản thân lao động thôi, thì người ta có thể gọi sự phân công nền sản xuất xẫ hội thành những ngành lớn: Công nghiệp, nông nghiêp... là sự phân công chung; gọi sự phân chia hững ngành sản xuất ấy thành loại và thứ là phân công đặc thù, và cuối cùng gọi sự phân công trong xưởng thợ là phân công cá biệt”. Phân công xã hội và phân công trường thủ công có những điểm giống nhau. Bên cạnh sự giống nhau, phân công trường thủ công và phân công xã hội có sự khác nhau về bản chất. Tiền đề của phân công xã hội là tư liệu sản xuát xã hội phân tán vào tay nhiều người sản xuất độc lập thuộc các ngành, các vùng sản xuất khác nhau trong xã hội, tiền đề của phân công trường thủ công là tư lệu sản xuất tập trung trong tay một nhà tư bản. Sự phân công xã hội dựa trên cơ sở chế độ tư hữu phát sinh một cách tự phát do quy luật giá trị chi phối qua phong vũ biểu của giá cả thị trường, còn phân công công trường thủ công là do quyền lực tuyệt đối của nhà tư bản chi phối. Sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất từng ngành từng vùng của phân công xã hội nằm tạo ra những giá trị sử dụng những hàng hoá khác nhau do đó tạo ra mối quan hệ trao đổi hàng hoá trong xã hội. Còn sự chuyên môn hoá, hiệp tác hoá từng khâu của phân công trường thủ công chỉ tạo ra những bộ phận của sản phẩm, chỉ có người lao động tập thể trong công trường thủ công mới tạo sản phẩm hoàn chỉnh, do đó mối quan hệ giữa họ là mối quan hệ giữa những lao động bộ phận góp hần sản xuất ra hàng hoá. Mặc dù phân công xã hội và phân công trường thủ công khác nhau về bản chất, nhưng giữa chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ mật thiết với nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Phân công xã hội có trước và là tiền đề của phân công trường thủ công. Mác đã nói: “Phân công công trường thủ công chỉ bắt nguồn ở chỗ nào mà sự phân công xã hội đã đạt đên một trình độ phát triển nào đó”. Khi phân công công trường đã hình thành, nó lại thúc đẩy phân công xã hội phát triển mạnh mẽ... Do chuyên môn hoá từng khâu của quá trình sản sản xuất sản phẩm, mà nó đòi hỏi phải chuyên môn hoá công cụ, lao động càng phân hoá thì sự chế tạo ra công cụ đó lại chia ra thành nhiều nghề khác nhau, tức là sự phân công xã hội phát triển. Trái lại khi phân công xã hội càng phát triển nhiều ngành nghề mới hình thành lại thúc đẩy sự phân công công trường thủ công mở rộng thêm. Sự tác động qua lại giứu 2 phân công trên góp phần làm cho nền sản xuất TBCN phát triển nhanh chóng... Công nghiệp ngày cang tách rời nông nghiệp. Kết quả của sự phân công phát triển là không những làm cho công nghệ sản phẩm hàng hoá, mà còn làm cho nông phẩm cũng trở thành hàng hoá. Trong nông nghiệp, do có chuyên môn hoá nên các vùng nông nghiệp có tính chất thương nghiệp xuất hiện: vùng trồng cây gai, cây cải đường, cây bông, cây thuốc lá... Như vậy, không những trao đổi giữa công nghiệp và nông nghiệp phát triển mà trao đổi giữa những nghanh nông nghiệp cũng phát triển. Sản xuất hàng hoá càng phát triển trong nông nghiệp thì sự cạnh tranh giữa nông dân với nhau ngày càng kịch liệt. Nông dân ngày càng lệ thuộc vào thị trường. Phân công lao động xã hội phát triển sản xuất hàng hoá mở rộng, thì quá trình nông dân phân hoá xảy ra. Họ chia thành 2 giai cấp xã hội tư bản và giai cấp tư sản nông thôn và giai cấp vô sản nông nghiệp. Giai cấp tư sản nông thôn hay phú nông kinh doanh kinh tế hàng hoá bằng cách dùng lao động làm thuê, bóc lột lao động làm thuê. Giai cấp vô sản nông nghiệp là quần chúng cố nông không có tư liệu sản xuất, bị địa chủ và giai cấp tư sản nông thôn bóc lột. Gần sát với giai cấp vô sản nông nghiệp là bần nông. Bần nông có ít ruộng đất và ít súc vật. Lương thực mà họ sản xuất ra không đủ nộp thuế, họ buộc phải kiếm lấy chủ yếu là nhờ làm thuê mà có. Họ không còn hoặc hầu như không còn tự mình làm chủ nữa và trở thành người nửa vô sản nông thôn. Mức sống của bần nông cũng như người vô sản nông thôn rất thấp, thậm chí không bằng mức sống của công nhân công nghiệp. Trung nông kinh doanh miếng đất của họ trên cơ sở tư liệu sản xuất và lao động cá nhân của mình. Chỉ có trong điều kiện thuận lợi thì lao động của trung nông mới có thể nuôi sống cả nhà. Vì vầy địa chỉ của trung nông không chắc chắn. Kinh tế phong kiến hoạt động trên cơ sở bóc lột nhân dân kỹ thuật lạc hậu. Sự phân hoá của nông dân phá huỷ cơ sở của nền kinh tế đó. Người dân khá giả có thể dùng tiền để thuê ruộng. Vì vậy, không cần đến chế độ kinh doanh nô dịch để chánh khỏi công dịch. III. Vận dụng Ngay trong thời kỳ công trường thủ công, một loạt ngành mới của sản xuất công nghiệp đã xuất hiện. Những nghành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp kế tiếp nhau tách khỏi nông nghiệp. Song song với sự phát triển của công nghiệp , nhu cầu về nông phẩm tăng lên. Thế là thị trường của nước ta ngày càng mở rông, các vùng chuyên sản xuất bông gai, đường,... cùng các vùng chyên nuôi súc vật ăn thịt đều có luơng thực. Nông nghiệp đòi hỏi các loại cộng nghệ phẩm nhiều hơn. Việc xây dụng thị trường trong nước có tính chất 2 mặt. Một mặt giai cấp tư sản thành thị và nông thôn đòi hỏi tư liệu sản xuất : công cụ lao động cải tiến, máy móc nguyên liệu...cần thiết để mở rộng nhưng xí nghiệp tư bản chử nghĩa hiện có. Nhu cầu về sản sản phẩm tiêu dùng của giai cấp tư sản cũng tăng lên. Mặt khác, việc tăng thêm vô sản công nghiệp và nông nghiệp gắn liền với sự phân hoá nông dân, khiến cho nhu cầu về hàng hoá tư liệu tiêu dùng của công nhân cũng tăng lên. Phát triển công nghiệp nhẹ nhất là dệt, may, da giầy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nâng chất lượng và sức cành tranh của sản phẩm. Chuyển dần dần việc gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu coi trong nâng cao năng lực tiếp thị để mở rộng thị trường. Khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi, dệt. Phấn đấu đến năm 2000 sản xuất 8000 triệu mét vải, lụa gắn với phát triển bông. đầu tư chiều sâu các nhà máy hiện có và xây dựng một số nhà máy gắn với sự phát triển của vùng nguyên liệu để đưa sản xuất lượng giấy năm 2000 lên 30 vạn tấn. Sản xuất đồ dùng, kim khí đồ dùng bằng nhựa, chất tẩy rửa, mỹ phẩm đáp ứng như cầu trong nước và góp phần xuất khẩu. Công nhân gia công cho các chủ doanh nghiệp, xí nghiệp là chế biến nguyên liệu cho xí nghiệp để lĩnh tiền lương theo số hàng gia công. Hình thức bóc lột này đã có trong thời kỳ hiệp tác giản đơn. Trong thời kỳ đại công nghiệp cơ khí nó vẫn còn, nhưng nó là đặc diểm của công trường thủ công. Lao động gia công cho các nhà tư bản chử nghĩa ở đây xuất hiện như là vật phụ thuộc của công trường thủ công. Những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã phát triển cao hơn về nhiều mặt. Đổi mới thiết bị, tăng sản lượng, trình độ tay nghề của công nhân tăng lên, có sự phân công lao động trong sản xuất. Hiện nay có khoảng 312 xí nghiệp (72 xí nghiệp dệt, 115 xí nghiệp may) trong đó 20% thuộc quốc doanh 10% thuộc 100% vốn nước ngoài, còn lại là các doanh nghiệp tư nhân. Một trong những doanh nghiệp nhà nước em đề cập tới là ( công ty đệt 8-3) thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, bộ công nghiệp. Ngày 8/3/1965 nhà máy được lấy tên là (nhà máy liên hiệp dệt 8-3) và đến ngày26/7/1994 được lấy tên là (công ty dệt 8-3). Hiện nay, công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề công nhân dược đào tạo nghề chuyên môn giống và khác nhau mỗi nhóm công nhân làm một công đoạn. Như: kéo sợi, đánh bóng, mắc sợi, hồ dọc, dệt, may...Tất cả những nhóm lao động nàyđã tạo thành lao động tập thể. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên một số thị trường lớn cuả thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Âu. Qua các ý kiến ở trên ta tháy rằng công trường thủ công rất quan trọng từ hiệp thương giản đơn đã phát triển lên công trường thủ công và từ công trường thủ công sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài của tư bản. IV. Một số kiến nghị: Tôi xin đưa ra một số kiến nghị về phát triển giai đoạn công trường thủ công ở nước ta: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1997, 1998 chững lại, tình trạng thừa thiếu lao động giả tạo đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, buộc chúng ta phải thận trọng hơn để tìm ra lối thoát cho sự thiếu hụt lao động qua tay nghề. Chăm lo sự nghiệp giáo dục đào tạo, thực hiện các chính sách khuyến khích dạyvà học nghề đối với người lao động theo phương châm xã hội hoá đầu tiên đối với thanh niên nhất là thanh niên nông thôn, phụ nữ, lao động rôi ra do sự sắp xếp lại cac doanh nghiệp. Phát triển mạnh mẽ các trường dạy nghề nhằm tạo ra một cơ cấu hợp giữa lực lượng lao động, cân đối lại tỷ lệ lao động lành nghề và tỷ lệ lao động có trình độ cao như: Đại học, Cao đẳng, ... Khuýên khích và động viên sự đóng góp tài chính của toàn dân, của các thành phần kinh tế, của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đào tạo, dạy nghề. Các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn cần tổ chức các trường lớp, các tổ chức dạy nghề cho người lao động trong doanh nghiệp mình, kể cả cho xã hội. Tăng dần tỷ lệ đầu tư cho giáo dục, cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy nghề tại các trung tâm, tránh tình trạng học nghề nhiều nhưng lại không giỏi một nghề nào cả, làm cho tay nghề lao động vững đã thiếu lại càng thêm thiếu. V. Phần kết. Tất cả các nước trên thế giới muốn phát triển sản xuất đều phải trải qua giai đoạn công trường thủ công. Phân công của công trường thủ công tạo điều kiện mới cho tư bản chủ nghĩa thống trị lao dộng vì vậy công trường thủ công vừa là tiến bộ lịch sử vừa là thời kỳ tất yếu trong sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác nó là công cụ bóc lột văn minh và tinh xảo. Các chủ doanh nghiệp, xí nghiệp muốn thu được nhiều lợi nhuận thì phải mở rộng sản xuất, từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Tôi xin kết thúc bài tiểu luận của tôi tại đây. Do thời gian nghiên cứu chưa dài, tôi chưa biết được nhiều thực tế tại Việt Nam. Do vậy, tiểu luận tôi làm không thể tránh khỏi những sai sót và qua đây em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn đã giúp đỡ em viết tiểu luận này. Sách tham khảo Nghiên cứu kinh tế. Việt Nam 2000. Một số tư liệu ở thư viện trường Đại học Quản lý kinh doanh Hà Nội. MụC LụC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTCT (118).doc
Tài liệu liên quan