Công ty Cổ phần Bao bì dấu thực vật

MỤC LỤC I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH 3 1.Tổ chức phát hành 3 2.Tổ chức tư vấn 3 II. CÁC KHÁI NIỆM 4 III.TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH 5 1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 5 2. Cơ cấu tổ chức Công ty 6 3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 6 4. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty 9 5. Danh sách công ty mẹ, và công ty con của tổ chức phát hành 9 6. Hoạt động kinh doanh 9 6.1 Sản lượng sản phẩm qua các năm 9 6.2 Nguyên vật liệu 10 6.3 Chi phí sản xuất và quản lý bán hàng 11 6.4 Trình độ công nghệ 11 6.5 Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm 13 6.6 Hoạt động Marketing 15 6.7 Nhãn hiệu thương mại 16 6.8 Danh mục các hợp đồng lớn đang được thực hiện 17 7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 - 2005 17 7.1 Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động SXKD của Công ty trong năm 2004-2005 và quý I/2006 17 7.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 18 8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành 19 8.1 Triển vọng phát triển của ngành 19 8.2 Vị thế của Công ty trong ngành 22 9. Chính sách đối với người lao động 23 9.1 Thực trạng lao động 23 9.2 Chế độ làm việc và chính sách lương thưởng, trợ cấp cho người lao động 23 10. Chính sách cổ tức 24 11. Tình hình hoạt động tài chính 24 11.1 Các chỉ tiêu cơ bản trong năm 2005 24 11.2 Thu nhập bình quân của người lao động 24 11.3 Thanh toán các khoản nợ đến hạn 25 11.4 Các khoản phải nộp theo luật định 25 11.5 Trích lập các quỹ 25 11.6 Thuế thu nhập doanh nghiệp 25 11.7 Tổng dư nợ vay 26 11.8 Tình hình công nợ hiện nay 26 11.9 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu 27 12. HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát 28 13. Tài sản 34 14. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của Công ty trong giai đoạn 2006-2009 35 15. Đánh giá của Tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 37 16. Đánh giá Công ty theo mô hình SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) 38 IV.CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH 40 1. Loại cổ phiếu. 40 2. Mệnh giá. 40 3. Tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành. 40 4. Giá khởi điểm đấu giá dự kiến. 40 5. Phương pháp tính giá 40 6. Phương thức phân phối 41 7. Thời gian phân phối cổ phiếu 41 8. Đăng ký mua cổ phiếu 41 8.1 Đối tượng tham gia đấu giá 41 8.2 Điều kiện tham gia đấu giá 41 8.3 Thời gian tiến hành việc đấu giá 42 8.4 Hình thức đấu giá 43 8.5 Nguyên tắc xác định giá bán 44 8.6 Xử lý khi đợt phát hành không thành công 44 8.7 Các quy định khác 44 9. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với người nước ngoài 45 10. Các loại thuế có liên quan 45 11. Ngân hàng mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu thông qua đấu giá 45 12. Thông tin về đợt phát hành liên quan 45 V. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH 46 1. Mục đích phát hành 46 2. Phương án khả thi 46 VI. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG SỐ TIỀN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT PHÁT HÀNH 52 VII. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI ĐỢT PHÁT HÀNH 53 1. Tổ chức tư vấn phát hành 53 2. Tổ chức kiểm toán 53 3. Ý kiến của Tổ chức tư vấn về đợt phát hành 53 VIII. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO 54 1. Rủi ro về kinh tế 54 2. Rủi ro về lãi suất 54 3. Rủi ro về tỷ giá 54 4. Rủi ro ngành 54 5. Rủi ro về đợt phát hành 55 IX. PHụ LụC 1. Phụ lục I: Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty Cổ phần Bao bì Dầu Thực vật 2. Phụ lục II: Những văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức phát hành 3. Phụ lục III: Báo cáo kiểm toán Công ty Cổ phần Bao bì Dầu Thực vật năm 2004 – 2005 4. Phụ lục IV: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Bao bì Dầu Thực quý I và quý II năm 2006 5. Phụ lục V: Biên bản phúc đáp tài trợ dài hạn đầu tư năm 2006 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) đối với Công ty Cổ phần Bao bì Dầu Thực vật

doc57 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công ty Cổ phần Bao bì dấu thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng vốn vì tận dụng được nguồn vốn từ đợt phát hành thêm cổ phiếu. Vì vậy những khoản chi phí không phản ánh hết trong năm 2005 sẽ được phản ảnh đầy đủ trong báo cáo tài chính năm 2006. HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát Danh sách Hội đồng quản trị: Ông Đỗ Ngọc Khải – Chủ tịch Hội đồng quản trị Ông Đoàn Tấn Nghiệp – Thành viên Hội đồng quản trị Bà Mai Kiều Liên – Thành viên Hội đồng quản trị Bà Ngô Thị Thu Trang – Thành viên Hội đồng quản trị Bà Trần Thị Hòa Bình – Thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị: Họ và tên: Đỗ Ngọc Khải Giới tính: nam Ngày tháng năm sinh: 18/8/1955 Nơi sinh: Đà Nẵng Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Hải Phòng Địa chỉ thường trú: 63/29 Lê Văn Sỹ, P.13, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM Số điện thoại liên lạc ở cơ quan: 08-8294513 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Kỹ sư cơ – điện Quá trình công tác: 11/1979 - 10/1981 : Nhân viên kỹ thuật - Ủy viên Ban chấp hành Chi đoàn TNCS HCM Nhà máy Dầu Tân Bình. 11/1981 – 3/1984 : Trưởng ngành sơ chế Nhà máy Dầu Tân Bình. 4/1984 – 02/1990 : Phó Giám đốc Nhà máy Dầu Tân Bình. 3/1990 – 6/1992 : Phó Giám đốc Nhà máy Dầu Nhà Bè. 7/1992 – 3/1993 : Phó Giám đốc Nhà máy Dầu Tân Bình. 4/1993 – 12/2004 : Giám đốc kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Nhà máy Dầu Tân Bình – Đảng ủy viên Công ty Dầu thực vật Hương liệu mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex). 01/2005 – 4/2006 : Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc kiêm Bí thư Đảng bộ CTCP Dầu thực vật Tân Bình – Đảng ủy viên Vocarimex. 5/2006 đến nay : Tổng Giám đốc kiêm Bí thư Đảng bộ Vocarimex – Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Dầu thực vật Tân Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Bao bì Dầu thực vật. Chức vụ công tác hiện nay tại CTCP Bao bì Dầu thực vật: Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hành vi vi phạm pháp luật: Không có. Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không có. Số lượng cổ phần nắm giữ tại thời điểm 31/3/2006: Cá nhân : 10.000 cổ phần. Được ủy quyền : 2.237.440 cổ phần. (Đại diện cho Vocarimex) Thành viên Hội đồng quản trị: Họ và tên: Đoàn Tấn Nghiệp Giới tính: nam Ngày tháng năm sinh: 04/5/1951 Nơi sinh: Quảng Ngãi Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Quảng Ngãi Địa chỉ thường trú: 213/6 Nguyễn Xí, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM Số điện thoại liên lạc ở cơ quan: 08-5530274 Trình độ văn hoá: 10/10 Trình độ chuyên môn: Kỹ sư điện Quá trình công tác: tham gia cách mạng năm 1964. Chức vụ công tác hiện nay tại CTCP Bao bì Dầu thực vật: Thành viên Hội đồng quản trị. Hành vi vi phạm pháp luật: Không có. Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không có. Số lượng cổ phần nắm giữ tại thời điểm 31/3/2006: Cá nhân : 13.750 cổ phần. Được ủy quyền : 0 cổ phần. Thành viên Hội đồng quản trị: Họ và tên: Mai Kiều Liên Giới tính: nữ Ngày tháng năm sinh: 01/9/1953 Nơi sinh: Paris – Cộng hòa Pháp Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Cần Thơ Địa chỉ thường trú: 5/84 Nơ Trang Long, P.7, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM. Số điện thoại liên lạc ở cơ quan: 08-9300358 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Kỹ sư công nghệ chế biến sữa. Quá trình công tác: 8/1976 – 8/1980 : Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty sữa – cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty sữa Việt Nam). 8/1980 – 02/1982 : Kỹ sữa Công nghệ phòng Kỹ thuật XNLH Sữa Cà phê Bánh kẹo 1. 02/1982 – 9/1983 : Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật NM Sữa Thống Nhất, XNLH Sữa Cà phê Bánh kẹo 1. 9/1983 – 6/1984 : Học Quản lý Kinh tế tại Liên Xô. 7/1984 – 11/1992 : Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam. 12/1992 đến nay : Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam. 11/2003 đến nay : Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sữa Việt Nam. Chức vụ công tác hiện nay tại CTCP Bao bì Dầu thực vật: Thành viên Hội đồng quản trị. Hành vi vi phạm pháp luật: Không có. Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không có. Số lượng cổ phần nắm giữ tại thời điểm 31/3/2006: Cá nhân : 10.000 cổ phần. Được ủy quyền : 450.000 cổ phần. (Đại diện Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam) Thành viên Hội đồng quản trị: Họ và tên: Ngô Thị Thu Trang Giới tính: nữ Ngày tháng năm sinh: 20/4/1963 Nơi sinh: Gia Định. Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Bình Dương Địa chỉ thường trú: 100/2 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp. HCM. Số điện thoại liên lạc ở cơ quan: 08-9300358 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế - Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Quá trình công tác: 1985 - 1994 : Chuyên viên tài chính Công ty sữa Việt Nam. 01/1995 – 12/1997 : Phó phòng, Quyền Trưởng phòng Công ty Sữa Việt Nam. 01/1998 – 02/1998 : Trưởng phòng Kế toán Thống kê Công ty Sữa Việt Nam. 02/1998 – 3/2005 : Kế toán trưởng Công ty Sữa Việt Nam. 11/2003 - nay : Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Sữa Việt Nam. 3/2005 đến nay : Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam kiêm Giám đốc Tài chính Kế toán. Chức vụ công tác hiện nay tại CTCP Bao bì Dầu thực vật: Thành viên Hội đồng quản trị. Hành vi vi phạm pháp luật: Không có. Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không có. Số lượng cổ phần nắm giữ tại thời điểm 31/3/2006: Cá nhân : 10.000 cổ phần. Được ủy quyền : 450.000 cổ phần. (Đại diện Công ty cổ phần Sữa Việt Nam) Thành viên Hội đồng quản trị: Họ và tên: Trần Thị Hòa Bình Giới tính: nữ Ngày tháng năm sinh: 14/7/1954 Nơi sinh: Quảng Ngãi Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Sài Gòn Địa chỉ thường trú: 157 bis, Trần Quốc Thảo, P.9, Q.3, Tp. HCM. Số điện thoại liên lạc ở cơ quan: 08-5974406 Trình độ văn hoá: 10/10 Trình độ chuyên môn: Kỹ sư cơ khí, Cử nhân kinh tế Quá trình công tác: 1978 : Tốt nghiệp Đại học. 1979 – 1984 : Công tác tại Ban Cải tạo NN-TW. 1985 – 2003 : Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam. 9/2004 đến nay : CTCP Bao bì Dầu thực vật. Chức vụ công tác hiện nay tại CTCP Bao bì Dầu thực vật: Giám đốc Công ty. Hành vi vi phạm pháp luật: Không có. Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không có. Số lượng cổ phần nắm giữ tại thời điểm 31/3/2006: a. Cá nhân : 20.000 cổ phần. b. Được ủy quyền : 0 cổ phần. Danh sách ban kiểm soát: Ông Văn Tích Vĩnh – Trưởng Ban kiểm soát Bà Hà Thị Tố Minh – Thành viên Ban kiểm soát Ông Phan Thành Dũng – Thành viên Ban kiểm soát Trưởng Ban kiểm soát: Họ và tên: Văn Tích Vĩnh Giới tính: nam Ngày tháng năm sinh: 18/8/1956 Nơi sinh: Vũng Liêm, Vĩnh Long. Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Vĩnh Long Địa chỉ thường trú: 7 Nguyễn Duy Dương, P.8, Q.5, Tp. HCM. Số điện thoại liên lạc ở cơ quan: 0908488284 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế. Quá trình công tác : 7/1979 đến nay : Kế toán. Chức vụ công tác hiện nay tại CTCP Bao bì Dầu thực vật: Trưởng Ban kiểm soát. Hành vi vi phạm pháp luật: Không có. Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không có. Số lượng cổ phần nắm giữ tại thời điểm 31/3/2006: Cá nhân : 200 cổ phần. Được ủy quyền : 0 cổ phần. Thành viên Ban kiểm soát: Họ và tên: Hà Thị Tố Minh Giới tính: nữ Ngày tháng năm sinh: 26/10/1965 Nơi sinh: Quảng Nam. Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Quảng Nam Địa chỉ thường trú: 7/3A Dân Tộc, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp. HCM. Số điện thoại liên lạc ở cơ quan: 0908610062 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp. HCM. Quá trình công tác: 1985 đến nay : CNV CTCP Dầu thực vật Tường An. Chức vụ công tác hiện nay tại CTCP Bao bì Dầu thực vật: Thành viên Ban kiểm soát. Hành vi vi phạm pháp luật: Không có. Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không có. Số lượng cổ phần nắm giữ tại thời điểm 31/3/2006: Cá nhân : 7.500 cổ phần. Được ủy quyền : 3.000 cổ phần. Thành viên Ban kiểm soát: Họ và tên: Phan Thành Dũng Giới tính: nam Ngày tháng năm sinh: 12/3/1959 Nơi sinh: Long An. Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Long An Địa chỉ thường trú: 144/20 Nguyễn Khoái, P.2, Q.4, Tp. HCM. Số điện thoại liên lạc ở cơ quan: 0903972644 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Anh Văn. Quá trình công tác : 1979 – 1989 : Nhân viên phòng Kế hoạch cung tiêu Nhà máy Dầu Tân Bình. 1989 – 1990 : Phó phòng Kế hoạch cung tiêu Nhà máy Dầu Tân Bình. 1990 – 2004 : Trưởng phòng Kế hoạch sản xuất Nhà máy Dầu Tân Bình. 2005 đến nay : Giám đốc sản xuất CTCP Dầu Thực vật Tân Bình. Chức vụ công tác hiện nay tại CTCP Bao bì Dầu thực vật: Thành viên Ban kiểm soát. Hành vi vi phạm pháp luật: Không có. Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không có. Số lượng cổ phần nắm giữ tại thời điểm 31/3/2006: Cá nhân : 5.000 cổ phần. Được ủy quyền : 0 cổ phần. Giám đốc Công ty: Bà Trần Thị Hòa Bình. (xem lý lịch ở phần thành viên HĐQT) Tài sản TSCĐ hữu hình: Giá trị tài sản của Công ty tại thời điểm 31/12/2005: Đơn vị tính: VND Hạng mục Nguyên giá GT còn lại Tỷ lệ còn lại Nhà cửa, vật kiến trúc 18.487.582.226 18.476.258.171 100% Máy móc thiết bị 48.963.570.960 45.283.793.802 92% Phương tiện vận tải 1.478.897.906 1.296.006.392 88% Dụng cụ, TB quản lý 481.314.896 358.404.791 74% Tài sản cố định khác 129.690.142 115.820.467 89% Tổng cộng 69.541.056.130 65.530.283.623 94% TSCĐ vô hình năm 2005 của công ty là Phần mềm máy vi tính: Nguyên giá : 88.602.030 đồng. Khấu hao : 4.430.090 đồng. Giá trị còn lại : 84.171.940 đồng. Tình hình sử dụng đất đai của Công ty: căn cứ theo Hợp đồng thuê đất số 29/HĐTĐ-02 ngày 05/12/2002, Công ty đang tiến hành thuê đất tại Khu Công nghiệp Tân Thới Hiệp, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP.HCM với các thông tin như sau: Diện tích đất thuê : 12.735 m2. Thời gian bắt đầu : 05/12/2002. Thời hạn thuê : 46 năm. Tổng giá trị thuê đất trước thuế : 7.778.970.478 đồng. Đã kết chuyển chi phí : 548.380.808 đồng. Giá trị còn lại : 7.230.589.670 đồng. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của Công ty trong giai đoạn 2006-2009 Hiện tại, toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty đã hoạt động hết 100% công suất hiện có. Định hướng phát triển của Công ty trong năm 2006 và cho đến năm 2009 là sẽ tiếp tục đầu tư thêm máy móc thiết bị nhằm tăng giá trị sản phẩm từ tấm carton, đa dạng hóa sản phẩm carton và các sản phẩm từ nhựa PET, PE. Bên cạnh đó, Công ty cố gắng tận dụng và phát huy tối đa máy móc thiết bị, mặt bằng hiện có, nâng cao điều kiện làm việc hiện tại nhằm tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh của Công ty. Kế hoạch sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và cổ tức của Công ty trong giai đoạn 2006 – 2009 được xây dựng trên một số điều kiện như sau: Thị trường trong 3 năm tới không có biết động bất thường. Công ty hoàn tất việc huy động vốn điều lệ là 76 tỷ đồng. Tỷ lệ trích lập các quỹ như sau: quỹ đầu tư phát triển (5%), quỹ dự phòng tài chính (2%) và quỹ khen thưởng phúc lợi (1%). Tỷ lệ chia cổ tức các năm 2006-2009 lần lượt là 11%, 12%, 13% và 14%. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sản lượng bán Thùng carton các loại Thùng 20.623.000 20.789.000 22.087.000 23.454.000 Tấm carton các loại m2 1.510.000 1.510.000 1.510.000 1.510.000 Chai nhựa PET Chai 25.500.000 27.900.000 28.380.000 28.956.000 Nút nắp Bộ 37.200.000 48.100.000 48.820.000 48.820.000 Doanh thu gộp VND 106.000.000.000 110.000.000.000 116.000.000.000 122.000.000.000 Thùng carton các loại 77.716.500.000 78.361.200.000 83.799.360.000 89.252.160.000 Tấm carton các loại 6.471.950.000 6.471.950.000 6.471.950.000 6.471.950.000 Chai nhựa PET 15.448.050.000 17.728.050.000 18.184.050.000 18.731.250.000 Nút nắp 6.363.500.000 7.438.800.000 7.544.640.000 7.544.640.000 Gía vốn hàng bán VND 84.416.945.100 87.094.777.090 91.067.530.480 95.647.495.660 Thùng carton các loại 61.753.524.350 62.320.662.360 66.117.695.040 70.241.449.920 Tấm carton các loại 5.169.660.100 5.154.260.980 5.274.639.250 5.371.718.500 Chai nhựa PET 12.390.310.650 13.810.150.950 13.801.693.950 14.160.825.000 Nút nắp 5.103.450.000 5.809.702.800 5.873.502.240 5.873.502.240 Lợi nhuận gộp VND 21.583.054.900 22.905.222.910 24.932.469.520 26.352.504.340 Thùng carton các loại 15.962.975.650 16.040.537.640 17.681.664.960 19.010.710.080 Tấm carton các loại 1.302.289.900 1.317.689.020 1.197.310.750 1.100.231.500 Chai nhựa PET 3.057.739.350 3.917.899.050 4.382.356.050 4.570.425.000 Nút nắp 1.260.050.000 1.629.097.200 1.671.137.760 1.671.137.760 Doanh thu tài chính VND 117.500.000 115.000.000 120.000.000 130.000.000 Chi phí tài chính VND 3.220.000.000 3.500.000.000 3.500.000.000 3.500.000.000 Trong đó lãi vay phải trả 3.140.000.000 3.300.000.000 3.300.000.000 3.300.000.000 Chi phí bán hàng VND 2.763.000.000 2.893.000.000 3.016.469.520 3.172.504.340 Chi phí quản lý DN VND 6.614.554.900 6.710.222.910 6.960.000.000 7.320.000.000 Lợi nhuận từ HĐKD VND 9.103.000.000 9.917.000.000 11.576.000.000 12.490.000.000 Thu nhập khác VND 145.000.000 200.000.000 270.000.000 350.000.000 Chi phí khác VND 58.000.000 98.000.000 110.000.000 200.000.000 Lợi nhuận khác VND 87.000.000 102.000.000 160.000.000 150.000.000 Lợi nhuận trước thuế VND 9.190.000.000 10.019.000.000 11.736.000.000 12.640.000.000 Thuế TNDN phải nộp VND - - 880.200.000 948.000.000 Lợi nhuận sau thuế VND 9.190.000.000 10.019.000.000 10.855.800.000 11.692.000.000 Cổ tức % 11% 12% 13% 14% Một số chỉ tiêu tài chính: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc tộ tăng trưởng doanh thu 99,2% 3,8% 5,5% 5,2% Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 183,5% 9,0% 8,4% 10,8% Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu 8,7% 9,1% 9,4% 9,6% Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/VCSH (ROE) 10,3% 11,1% 11,9% 12,6% Các biện pháp đảm bảo hoàn thành kế hoạch: Để đạt được kết quả trên, Công ty áp dụng một số biện pháp sau: Đảm bảo chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh; Tổ chức sản xuất hợp lý, giảm thiểu hao hụt trong sản xuất; Đẩy mạnh tiếp thị; Đáp ứng tiến độ giao hàng một cách kịp thời; Duy trì những khách hàng hiện có; Tìm kiếm nguồn khách hàng mới; Phát triển nhân sự. Đánh giá của Tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn, Công ty có đủ khả năng để hoàn thành các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận nêu trên. Doanh thu cũng như lợi nhuận của các năm 2006-2009 được xây dựng trên cơ sở dữ liệu khá thận trọng. Doanh thu của Công ty trong năm 2006 sẽ là có cơ sở vì Công ty đang dần đi vào hoạt động hiệu quả hơn so với thời điểm hai năm trước, đã vận hành thành công nhà máy. Hơn nữa, tính đến thời điểm cuối tháng 05/2006, Công ty đã gần như hoàn thành việc tăng cường đầu tư thêm máy móc thiết bị nhằm tăng sản lượng sản phẩm. Cơ cấu doanh thu, giá vốn của Công ty được xây dựng trên nền tảng kết quả thực tế các năm hoạt động trong quá khứ, kết hợp với dự báo các yếu tố biến động của thị trường nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ, quy mô sản xuất của Công ty trong tương lai. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã tính toán đầy đủ các yếu tố chi phí lãi vay, chi phí nhân công, khả năng sinh lợi của Công ty sau khi đưa ra giả thiết đợt phát hành thành công. Tỷ suất LNST/doanh thu đạt khoảng 9% và tỷ suất LNST/Vốn chủ sở hữu đạt khoảng 11%-12% là mức tỷ suất hợp lý và khá thận trọng trong điều kiện hiện nay của Công ty. Việc chia cổ tức cho cổ đông của Công ty hoàn toàn đảm bảo thực hiện được với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận nêu trên. Chúng tôi lưu ý rằng những đánh giá trên chỉ có tính chất tham khảo cho các nhà đầu tư. Chúng tôi không hàm ý đảm bảo giá trị của chứng khoán cũng như tính chắc chắn tuyệt đối của những số liệu được dự báo. Đánh giá Công ty theo mô hình SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) Điểm mạnh: Công ty đang duy trì nguồn khách hàng lớn, ổn định: bao gồm Vinamilk, Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An, Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tân Bình, Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè. Đây là những khách hàng có thương hiệu, có tiềm năng phát triển lớn, là các nhà tiêu thụ ổn định cho Công ty. Chất lượng sản phẩm tốt: đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm của các khách hàng lớn nêu trên. Trang thiết bị phục vụ sản xuất hiện đại: được nhập khẩu từ một số nước có công nghệ cao như Nhật, Mỹ, Đức để phục vụ hoạt động sản xuất. Hiện nay, máy móc của Công ty hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, một yếu tố rất quan trọng trong ngành chế biến thực phẩm. Ban Lãnh đạo là những người có kinh nghiệm trong nghề và có thể giúp Công ty trong hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Điểm yếu: Thị phần nhỏ: với thời gian hoạt động hơn 2 năm (2004 – 2006), thị phần của Công ty nhỏ so với những doanh nghiệp lớn cùng ngành. Hệ thống phân phối: hiện nay công ty chưa có hệ thống mạng lưới kinh doanh tại các trung tâm kinh tế lớn để tiếp thị sản phẩm. Gánh nặng lãi vay: với tổng vốn vay (ngắn hạn và dài hạn) là 60 tỷ tính đến thời điểm quý I/2006, bằng 131% so với tổng nguồn vốn chủ sở hữu, hàng năm, Công ty phải thanh toán chi phí lãi vay khá lớn (năm 2005 là 2,9 tỷ; quý I/2006 là 1 tỷ). Cơ hội: Tốc độ phát triển: Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển (tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7-8%/năm), các ngành hàng tiêu dùng tăng trưởng mạnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành bao bì giấy và bao bì nhựa. Sự ưu đãi của Nhà nước: chủ trương của Nhà nước trong việc nội địa hóa nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành nhựa sẽ làm giảm chi phí đầu vào và tránh được sự bị động cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa do phải phụ thuộc sự biến động giá cả của nguyên liệu nước ngoài. Định hướng phát triển của ngành: Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực có định hướng ngành rõ ràng với những chỉ tiêu cao về nguồn nguyên liệu, sản lượng, công nghệ Xem mục 8.1 , …. Thị trường sản phẩm: thị trường sản phẩm chai PET và thùng carton ngày càng mở rộng theo xu thế vì tính tiện lợi, khả năng vận chuyển tốt, khả năng tái chế và thân thiện với môi trường. Thách thức: Áp lực cạnh tranh: với việc Việt Nam sẽ gia nhập WTO trong thời gian sắp tới, ngành bao bì sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về mặt giá cả, chất lượng và chủng loại từ các sản phẩm của những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ hiện đại. Biến động giá của nguồn nguyên liệu: sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài như hạt nhựa (sản xuất chai PET), giấy cuộn (sản xuất thùng carton) sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty trong ngành khi giá cả của những nguồn nguyên liệu này thường xuyên biến động. Chi phí đầu tư: việc đầu tư trang thiết bị máy móc, khuôn mẫu trong ngành bao bì nhựa và carton để có thể cạnh tranh là rất tốn kém, đòi hỏi Công ty có dự án khả thi trong việc đầu tư sản xuất. Nhìn chung, từ những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức nêu trên, theo đánh giá của chúng tôi, Công ty Cổ phần Bao bì Dầu thực vật hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty cũng có thể thực hiện kế hoạch lợi nhuận như đã đề ra, thậm chí có thể vượt kế hoạch nếu gặp các điều kiện thuận lợi về thị trường Trên đây là đánh giá của Tổ chức tư vấn, chỉ có ý nghĩa tham khảo cho các nhà đầu tư. . CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH Loại cổ phiếu: cổ phiếu phổ thông. Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành: 603.550 cổ phiếu. Giá khởi điểm đấu giá dự kiến: 17.000 đồng/cổ phiếu. Phương pháp tính giá Các phương pháp được dùng để tính giá trị cổ phiếu được sử dụng là: Phương pháp giá trị ghi sổ. Phương pháp P/E; Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (Dividend Discount Model – DDM); Căn cứ để xác định thời điểm định giá: Việc định giá cổ phiếu Công ty Cổ phần Bao bì Dầu Thực vật được tính toán dựa trên cơ sở kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Công ty các năm 2006-2009. Việc lựa chọn thời điểm định giá cổ phiếu Công ty Cổ phần Bao bì Dầu Thực vật được thực hiện sau khi Công ty hoàn tất đợt phát hành, thực thu được nguồn vốn và vốn điều lệ đạt được 76 tỷ đồng. Phương pháp giá trị ghi sổ: dựa vào giá trị ghi sổ của Công ty, giá sổ sách của một cổ phiếu được tính như sau: Loại trừ quỹ khen thưởng phúc lợi do không thuộc sở hữu của cổ đông. » 11.700 đồng/cổ phiếu. Phương pháp P/E: Loại trừ quỹ khen thưởng phúc lợi do không thuộc sở hữu của cổ đông. = 1.185 đồng/cổ phiếu P/E tham chiếu: Hệ số P/E tham chiếu được tính trên cơ sở tham khảo hệ số P/E bình quân của thị trường niêm yết ở thời điểm đầu tháng 6/2006 (khoảng 17 lần) và hệ số P/E bình quân của một số công ty cùng ngành với V.PACK. Trên cơ sở đó, hệ số P/E tham chiếu đối với Công ty V.PACK là 13 (lần). Giá cổ phiếu tại thời điểm năm 2006 theo phương pháp P/E sẽ dao động ở mức 15.400 đồng/cổ phiếu. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (Dividend Discount Model – DDM): Tỷ lệ chiết khấu (r): 16,2% Tỷ lệ chiết khấu được tính dựa trên lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm có lãi suất trả trước là 8,2%/năm và tỷ lệ bù đắp rủi ro đầu tư cổ phiếu tại các thị trường Việt Nam năm 2006. Div2007 Div2008 Div2009 P2009 P2006 = Div2006 + + + + (1+r) (1+r)2 (1+r)3 (1+r)3 = 16.350 đồng/cổ phiếu. Giá khởi điểm của cổ phiếu V.PACK: Từ kết quả của các phương pháp định giá trên, giá khởi điểm dự kiến của cổ phiếu V.PACK thông qua đấu giá trong đợt phát hành này là 17.000 đồng/cổ phiếu. Phương thức phân phối Cổ phiếu sẽ được phân phối thông qua phiên bán đấu giá tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM (điều kiện và đối tượng mua cổ phiếu thông qua đấu giá được trình bày tại mục 8.1 và 8.2). Thời gian phân phối cổ phiếu Thời gian phân phối cổ phiếu dự kiến sẽ được thực hiện trong vòng 90 ngày sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký phát hành của Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Đăng ký mua cổ phiếu Đối tượng tham gia đấu giá Đối tượng tham gia đấu giá là tất cả các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (gọi tắt là nhà đầu tư) có đủ điều kiện tham dự như quy định tại 8.2. Điều kiện tham gia đấu giá Các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Có đơn đăng ký tham gia đấu giá (theo mẫu) và nộp đúng thời hạn quy định. Nộp đủ tiền đặt cọc theo quy định. Có các giấy tờ liên quan khác: Đối với cá nhân trong nước: Có chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân hợp lệ. Trường hợp người tham gia đấu giá ủy quyền cho người khác tham dự cuộc đấu giá thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ. Kê khai địa chỉ cụ thể, rõ ràng. Đối với tổ chức trong nước: Người đại diện hợp pháp cho tổ chức tham dự đấu giá phải có các giấy tờ như quy định. Trường hợp người đứng đầu đơn vị trực tiếp đăng ký thì phải xuất trình Quyết định bổ nhiệm (thay cho giấy ủy quyền). Bản sao hợp lệ văn bản chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức đó (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập … ) Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài gồm: Người không cư trú là tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài thành lập theo pháp luật nước ngoài; Người không cư trú là người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài; Người cư trú là người nước ngoài thường trú ở Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài cần có: Bản sao Hộ chiếu / CMND (trường hợp ủy quyền đấu giá cho người Việt Nam). Giấy ủy quyền hợp lệ (nếu có). Và phải được một trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam xác nhận có tài khoản “Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam” tuân thủ Thông tư 03/2004/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thời gian tiến hành việc đấu giá Công bố thông tin: Thông báo công khai về việc bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài trong 05 ngày làm việc kể từ ngày được chính thức cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành. Tổ chức phát hành sẽ công bố việc phát hành cổ phiếu trên 03 số báo ngày liên tiếp (01 báo Trung ương và 01 báo địa phương) và Bản tin Thị trường Chứng khoán. Thời gian đăng ký và nộp tiền đặt cọc: Nhà đầu tư đăng ký và nộp tiền đặt cọc trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi Công ty thông báo chính thức việc phát hành cổ phiếu trên phương tiện thông tin đại chúng. Nếu sau thời hạn đăng ký mà vẫn còn số lượng cổ phần bán chưa hết thì số cổ phần này sẽ được HĐQT của Công ty toàn quyền quyết định phân phối cho các đối tác chiến lược và các trụ cột Công ty. Trong trường hợp, nhà đầu tư có nhu cầu đăng ký mua và nộp tiền đặt cọc nhưng không thể đăng ký vì lý do đi công tác xa, có thể ủy quyền cho người khác đăng ký và đóng tiền đặt cọc trong thời gian quy định nêu trên (thao khảo tại quy chế bán đấu giá trước thời điểm tổ chức bán đấu giá). Lịch trình dự kiến đợt phát hành: Ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký phát hành + 04 ngày làm việc tiếp theo: Đăng báo công bố đợt phát hành. Kể từ ngày đăng báo + 15 ngày làm việc: Nhà đầu tư đăng ký và nộp tiền đặt cọc. Ngày cuối cùng nhận đăng ký tham gia đấu giá + 03 ngày làm việc: Thực hiện phiên bán đấu giá; Thông báo kết quả đấu giá cho các nhà đầu tư tham gia đấu giá. Kết thúc phiên đấu giá + 15 ngày làm việc: Nhận tiền của những nhà đầu tư trúng thầu. Kết thúc phiên đấu giá + 08 ngày làm việc: ACBS thực hiện hoàn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư không trúng thầu (nếu có). Ngày hoàn thành việc nhận tiền của các nhà đầu tư + 02 làm việc: Quyết toán kết quả đợt đấu giá giữa đơn vị tổ chức đấu giá và đơn vị phát hành. Ngày kết thúc quyết toán + 15 ngày: Công ty cấp cổ phiếu mới cho các cổ đông. Đơn vị Tư vấn và tổ chức phát hành sẽ nộp báo cáo cho UBCKNN trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc thành công đợt phát hành. Lịch trình thực hiện cụ thể và những điều chỉnh về thời gian (nếu có) liên quan đến đợt phát hành sẽ được thông báo đến các nhà đầu tư trước ngày thực hiện buổi bán đấu giá. Trong trường hợp có những điều chỉnh về thời gian thì toàn bộ các công việc trên vẫn đảm bảo trong vòng 90 ngày quy định. Hình thức đấu giá: Phiên bán đấu giá cổ phần dự kiến sẽ được tổ chức tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh. Nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong hai hình thức đấu giá: Bỏ phiếu trực tiếp tại địa điểm đấu giá Bỏ phiếu gián tiếp bằng cách gửi Đơn xin đấu giá vắng mặt và Phiếu tham dự đấu giá bằng thư đến địa điểm: Công ty Chứng khoán ACB (số 09 Lê Ngô Cát, Phường 7, Quận 3, TP.HCM) hoặc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (45-47 Bến Chương Dương, Quận 1, TP.HCM) ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày thực hiện đấu giá (tính theo ngày nhận thư). Nguyên tắc xác định giá bán Kết quả đấu giá bán cổ phần được xác định theo nguyên tắc: Những người trả giá cao hơn được quyền ưu tiên mua cổ phần trên cơ sở số lượng cổ phần đăng ký mua và số lượng cổ phần được chào bán. Trường hợp người bỏ giá cao nhất có số lượng cổ phần đăng ký mua ít hơn số cổ phần được chào bán thì số cổ phần còn lại được xét bán cho người có mức giá liền kề. Nếu số cổ phần vẫn còn thì tiếp tục thực hiện nguyên tắc trên. Trường hợp những người tham gia đấu giá trả giá bằng nhau nhưng số lượng cổ phần chào bán ít hơn tổng số cổ phần đăng ký mua thì quyền mua cổ phần của các bên được xác định trên cơ sở: Số cổ phần nhà đầu Số cổ phần còn lại Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng ký mua giá bằng nhau = x ------------------------------------------------------------------------- tư được mua chào bán Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua giá bằng nhau Xử lý khi đợt phát hành không thành công Trong trường hợp đợt phát hành không thành công (không đạt được tối thiểu 50 nhà đầu tư hoặc số lượng chứng khoán thực tế phát hành không đạt 80% số lượng chứng khoán được phép phát hành theo Điều 17 Nghị định 144/2003/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán hoặc), trong vòng 05 ngày làm việc, nhà đầu tư sẽ được hoàn trả tiền cọc theo một trong hai phương thức sau: Nhận tiền mặt tại nơi nhà đầu tư đã nộp tiền cọc (trụ sở và các chi nhánh Công ty TNHH Chứng khoán ACB hoặc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh); hoặc Chuyển khoản vào tài khoản của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư đã cung cấp số tài khoản để nhận lại tiền cọc khi không trúng giá của đợt phát hành. Đơn vị phát hành sẽ có trách nhiệm thanh toán những chi phí phát sinh liên quan đến đợt phát hành trong trường hợp đợt phát hành không thành công. Các quy định khác Cuộc đấu giá được coi là đủ điều kiện tiến hành khi có ít nhất 02 người đủ tiêu chuẩn tham gia đấu giá (hoặc người tham gia đấu giá theo hình thức ủy quyền) tham dự và có mặt tại cuộc đấu giá. Lưu ý: các quy định cụ thể về bán đấu giá sẽ được nêu rõ tại Quy chế bán đấu giá cổ phần Công ty Cổ phần Bao bì Dầu Thực vật. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với người nước ngoài Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu của Công ty theo quy định hiện hành tối đa là 30% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty. Tỷ lệ này sẽ là 49% khi Công ty thực hiện niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh. Các loại thuế có liên quan Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2014 là 15%. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm (2005 – 2007) và giảm 50% số thuế thu nhập trong bảy năm tiếp theo (2008 – 2014). Công ty không phải nộp thuế thu nhập bổ sung. Từ năm 2015 trở đi, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Thuế giá trị gia tăng: Phương pháp tính thuế áp dụng là phương pháp khấu trừ. Ngân hàng mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu thông qua đấu giá Nhà đầu tư nộp tiền thông qua một trong hai tài khoản sau: Tài khoản của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (số tài khoản 1177979 tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Lê Ngô Cát ). Tài khoản của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (số tài khoản 119.10.0000.6698.1 mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Thông tin về đợt phát hành liên quan Vào tháng 6/2006, Công ty đã hoàn thành phát hành 2.458.840 cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, thành viên HĐQT và cán bộ công nhân viên Công ty, tương ứng 24.588.400.000 đồng (hai mươi bốn tỷ năm trăm tám mươi tám triệu bốn trăm nghìn đồng), chi tiết như sau: Cổ đông hiện hữu: 2.268.840 cổ phiếu (02 cổ phiếu hiện có được mua 01 cổ phiếu mới, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu). Thành viên HĐQT: 50.000 cổ phiếu (giá phát hành là 10.000 đồng/cp). CB-CNV: 140.000 cổ phiếu (giá phát hành là 10.000 đồng/cp). Đợt phát hành này cùng với đợt phát hành đăng ký với UBCKNN nằm trong kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn của Công ty đã được Đại hội đồng Cổ đông của Công ty thông qua nhằm mục đích bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị máy móc và tái cấu trúc lại các khoản vay nhằm giảm thiểu chi phí lãi vay. MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH Mục đích phát hành Ngay từ khi thành lập, Công ty dự kiến số vốn điều lệ là 76 tỷ đồng để đảm bảo duy trì và phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty tiến hành huy động tiếp vốn để đảm bảo số vốn đã đăng ký theo dự kiến. Do đó, cùng với đợt phát hành cho các cổ đông hiện hữu, HĐQT và cán bộ công nhân viên đã hoàn thành (như đã đề cập tại Mục IV điểm 12 - Thông tin về đợt phát hành liên quan), số tiền thu được từ đợt huy động này nhằm các mục tiêu sau: Bổ sung vốn để đầu tư xây dựng cơ bản và trang bị máy móc (12 tỷ đồng) để tăng cường khả năng sản xuất nhằm đạt được kế hoạch sản lượng trong giai đoạn 2006-2009 Tái cấu trúc lại các khoản vay. Tính đến thời điểm cuối quý I/2006, vay ngắn hạn của Công ty là 21 tỷ và dài hạn là 39 tỷ, chi phí lãi vay hằng năm khá lớn (năm 2005 là 2,9 tỷ; quý I/2006 là 1 tỷ). Với định hướng giảm thiểu chi phí lãi vay, một phần nguồn vốn thu được từ việc phát hành sẽ được dùng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, giảm gánh nặng vay nợ. Ngoài ra, phần thặng dư thu được từ đợt phát hành sẽ được bổ sung vốn lưu động cho Công ty. Phương án khả thi Tên dự án: Dự án đầu tư năm 2006 của Công ty Cổ phần Bao bì Dầu Thực vật. Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ DẦU THỰC VẬT. Đơn vị lập dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ DẦU THỰC VẬT. Địa điểm: Lô 6-12, KCN Tân Thới Hiệp, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP.HCM Tổng vốn đầu tư dự kiến năm 2006: 11.549.004.000 đồng. (mười một tỷ, năm trăm bốn mươi chín triệu, bốn ngàn đồng) Trong đó: Xây dựng cơ bản : 1.217.050.000 đồng. Thiết bị : 10.331.954.000 đồng. Mục đích dự án đầu tư: Tăng giá trị sản phẩm từ tấm carton, đa dạng hóa sản phẩm carton và các sản phẩm từ nhựa PET, PE. Tận dụng và phát huy tối đa mặt bằng, máy móc thiết bị hiện có, nâng cao điều kiện làm việc hiện tại nhằm tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh của Công ty. Sản phẩm chính của dự án đầu tư: Chai PET 400ml và 850 ml các loại, nắp nút và quai cho chai PET, thùng carton chống thấm dùng cho thủy sản và trái cây xuất khẩu và hộp giấy các loại dùng cho các cơ sở chế biến bánh kẹo, caphê, thuốc tây…. Thị trường: Thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường nội địa. Trong năm 2005, Công ty đã tập trung vào mục tiêu ngắn hạn và đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu về các sản phẩm bao bì của các khách hàng chủ chốt, gồm Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An, Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tân Bình, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Kế hoạch năm 2006 công ty sẽ mở rộng sản phẩm cho các khách hàng mới để đạt được trên 30% doanh thu đề ra. Hiện trạng của Công ty: Công Ty cổ phần Bao Bì Dầu Thực Vật tọa lạc trên diện tích 12.735m2, gồm có 01 văn phòng 160m2 và 02 xưởng sản xuất (xưởng carton 4.368m2, xưởng nhựa 1.764m2). Hệ thống thiết bị sản xuất của Công ty như sau: Xưởng carton: 01 cụm thiết bị sản xuất tấm board 03 lớp hoặc 05 lớp (sóng B, sóng C và sóng E) có chống thấm cho sóng C và sóng E, công nghệ bán tự động, Công suất 60.000 thùng/ ca sản xuất. 01 máy in 04 màu và 01 máy in 06 màu Flexo có xẻ rãnh có công nghệ bán tự động. Công suất 40.000 thùng/ca sx/02 máy. 01 máy đóng kim bán tự động, 05 máy đóng kim tay và 01 máy dán thùng. 02 máy cột dây. 02 máy bế bán tự động 01 máy chạp tay. 02 máy cán sóng tay. 01 máy cưa giấy. Công suất bình quân của hệ thống dây chuyền sản xuất thùng carton hiện có khỏang 15.000 thùng/ca. Hệ thống thiết bị thổi chai nhựa PET: Gồm 02 máy thổi chai của hãng AOKI – Nhật với công nghệ mới, tốc độ cao, sử dụng các bộ khuôn Hot–runner. Ưu điểm của hệ thống thổi chai là dây chuyền khép kín theo quy trình một giai đoạn (03 bước: tạo phôi, căng thổi và đẩy sản phẩm ra ngoài trong một máy). Chất lượng sản phẩm ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, đạt sản lượng và năng suất cao, giảm thiểu được nhân lực cũng như giảm tỷ lệ tiêu hao nguyên, nhiên liệu. Công suất thiết kế của hệ thống thiết bị thổi chai tùy thuộc tương ứng vào cấu tạo và hình dáng sản phẩm. Ví dụ: đối với chai 1 lít, công suất thiết kế là 20.000 chai/08 giờ/máy, đối với chai 400 ml công suất thiết kế là 25.000 chai/08 giờ/máy. Hiện nay, công ty có 07 bộ khuôn chia PET cung ứng cho các khách hàng sau: Khuôn chai 10 cavity-1 lít : 03 bộ (01 bộ Tường An, 01 bộ Tân Bình, 01 bộ Golden Hope Nhà Bè). Khuôn chai12 cavity-0,40lít: 02 bộ (01 bộ Tường An, 01 bộ Tân Bình). Khuôn chai 12 cavity-0,25lít: 01 bộ (Tường An). Khuôn chai 04 cavity -02 lít : 01 bộ ( Golden Hope Nhà Bè). Hệ thống thiết bị ép phun nút, nắp và quai: Hệ thống này do công ty FUCHUNSHIN – Đài Loan cung cấp, sử dụng các bộ khuôn Hot-runner theo công nghệ mới của Đài Loan. Ưu điểm của hệ thống ép phun là dây chuyền khép kín, tự động theo quy trình một giai đoạn từ nguyên liệu là hạt nhựa LDPE và HDPE đưa vào cho đến ra thành phẩm. Công suất thiết kế: 6.000 bộ sản phẩm/giờ. Khuôn nút 32 cavity : 01 bộ (Tường An). Khuôn nút 16 cavity : 01 bộ (Tường An). Một số hạn chế: Hiện tại thiết bị sản xuất tấm carton có công suất 60.000 thùng/ca sản xuất, lớn hơn các thiết bị thành phẩm như: máy in, máy đóng kim. Máy in: Hiện tại Công ty có hai máy in, 01 máy được trang bị vào thời gian đầu của dự án và 01 máy trang bị vào năm 2005, tuy nhiên hai máy in này chỉ đáp ứng 2/3 công suất của dây chuyền sản xuất tấm carton. Cân đối nhu cầu của khách hàng hiện có và nhu cầu khách hàng thường xuyên thay đổi mẫu mã, một dây chuyền sản xuất thùng carton (máy tạo sóng) hiện có của Công ty cần phải có 04 máy in mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Dự kiến năm 2006 Công ty sẽ đầu tư thêm máy in, máy in tiếp theo sẽ trang bị trong năm 2007. Thiết bị ép nhựa và thiết bị phụ trợ: Hiện tại Công ty có 02 máy ép phun gồm: Máy ép FT-140 chuyên sản xuất nắp chai dầu ăn, công suất tối đa 3.000.000 nắp/tháng. Máy ép FT-260 chuyên sản xuất nút chai dầu ăn, công suất tối đa 3.000.000 nút/tháng. Từ tháng 09/2005 đến nay, hai máy ép của Công ty hoạt động liên tục, chỉ ngừng khi vệ sinh và bảo trì máy móc thiết bị. Trong năm 2005, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của sản phẩm ép (nút,nắp) đạt 13,06%. Việc khai thác sản phẩm từ máy ép có lợi nhuận cao nên trong thời gian qua để không bị đứt đơn hàng, Công ty sử dụng biện pháp tình thế là gia công bên ngoài (các đơn hàng ép nút, nắp chai 02 lít và quai 02 lít). Nhà kho nguyên liệu: Diện tích khu vực xưởng carton ( tầng triệt) : 4.360 m2. Khu vực sản xuất : 1.008 m2. Khu vực kho nguyên liệu giấy cuộn : 1.150 m2. Khu vực kho bán thánh phẩm ( chờ in) : 425 m2. Khu vực lối đi, cầu thang : 976 m2. Khu vực văn phòng và nhà vệ sinh : 801 m2. Với diện tích kho chứa nguyên liệu giấy hiện nay, Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tồn kho và thao tác đi lại trong nhà xưởng. Dự kiến Công ty sẽ xây dựng thêm kho nguyên liệu tại vị trí nhà để xe hơi của Công ty. Khu vực văn phòng: Diện tích khu vực văn phòng 160m2 x 2. Các phòng làm việc khá chật hẹp. Dự kiến cải tạo tầng lầu 1 của xưởng nhựa để sử dụng làm văn phòng làm việc. Hệ thống xử lý nước thải: Hiện tại Công ty chưa có hệ thống xử lý nước thải. Tời nâng hàng: Năm 2005 Công ty đã lắp đặt 01 hệ thống tời nâng hàng nhưng vẫn chưa đáp ứng tốc độ luân chuyển hàng hóa, làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Cân đối năng suất MMTB hiện có tại xưởng carton của Công ty: STT Tên thiết bị SL Công suất MMTB hiện có (thùng/ca sx) Tổng công suất MMTB (thùng/ca sx) Cân đối Thừa (thiếu) Ghi chú 1 Máy tạo sóng 01 60.000 60.000 Lấy máy tạo sóng làm máy chuẩn 2 Máy in 02 20.000 40.000 (20.000) Năm 06 : thêm 01 máy in . 3 Máy đóng kim tự động 01 9.000 9.000 (9.000) Năm 06: thêm 02 máy đóng kim tay 4 Máy đóng kim tay 04 3.000 12.000 (18.000) 5 Máy dán 01 6.000 6.000 (6.000) 6 Máy cột dây 05 6.000 30.000 (30.000) Năm 06: Thêm 02 máy cột dây 7 Thiết bị bồi giấy 01 Chưa có (10.000) Năm 06: Thêm 01 thiết bị bồi giấy 8 Thiết bị cán màng 01 Chưa có (3.000) Năm 06: Thêm 01 thiết bị cán màng Sự cần thiết để đầu tư năm 2006: Những tháng cuối năm 2005 hệ thống thiết bị sản xuất tấm carton đã được Công ty khai thác 100%, trong đó hơn 1/2 sản lượng tấm carton được chuyển sang làm thùng carton, sản lượng còn lại được Công ty bán theo dạng tấm carton các lọai (thuộc lọai bán thành phẩm). Sản phẩm carton tấm này có giá trị không cao, tuy nhiên trong giai đoạn đầu chưa có nhiều khách hàng thùng carton nên Công ty vẫn sản xuất loại sản phẩm này nhằm khai thác hết công suất của thiết bị hiện có. Hiện nay sản phẩm thùng carton của Công ty đã được nhiều khách hàng biết đến. Mặt khác, để tăng giá trị sản phẩm từ tấm carton các loại, cần thiết phải trang bị đồng bộ các thiết bị như thiết bị in thùng carton, máy đóng kim, máy cột dây …. Qua phân tích những mặt hạn chế về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc hiện nay cho thấy Công ty muốn tăng giá trị từ các sản phẩm giấy carton, nhựa PET, PE và thực hiện tốt kế họach sản xuất kinh doanh năm 2006 của HĐQT giao, cần thiết phải đầu tư năm 2006. Thực hiện dự án đầu tư sẽ giúp Công ty tiến đến đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng và phát huy tối đa mặt bằng hiện có, nâng cao điều kiện làm việc hiện tại. Nội dung đầu tư: Cải tạo nhà xưởng, mua sắm thiết bị chi theo bảng kế họach đầu tư năm 2006 như sau: STT Teân thieát bò Soá löôïng Chi phí ñaàu tö Coâng suaát thiết bị (thùng/casx) Xuaát xöù VND USD Toång giaù trò ñaàu tö PXCarton 30.000.000 341.800 13 1 Maùy caùn maøng 01 30.000.000 3.000 VN 2 Maùy ñoùng kim tay 2 1.800 3.000 VN 3 Maùy in 1 320.000 Ñaøi Loan 4 Maùy boài 1 20.000 Ñaøi Loan Toång giaù trò ñaàu tö PX Nhöa - 304,700 1 Maùy eùp nhöïa 110T (Taiwan) 01 30.100 40.000 40.000 boä/casx Thieát bò laøm laïnh 01 2.800 Thaùp giaûi nhieät 01 1.000 2 Boä Khuoân eùp nuùt 16 cavity 01 90.800 16 cavity Ñaøi Loan 3 Boä khuoân thoåi chai 10 cavity 01 180.000 10 cavity Nhaät Toång giaù trò ñaàu tö xaây döïng cô baûn 1.175.004.000 - 1 Tôøi naâng haøng+thang phuï 210.000.000 2 Heä thoáng xöû lyù nöôùc thaûi 250.000.000 3 Nhaø kho 26mx25m=432m2 432 506.354.000 4 Caûi taïo nhaø xöôûng 210 32.000.000 5 Maùi che nhaø xöôûng 146.650.000 6 Caân 3 taán 1 30.000.000 Toång trò giaù ñaàu tö baèng tieàn VNÑ 11.549.004.000 Hình thức đầu tư, phương án kỹ thuật và công nghệ: Các hình thức đầu tư được chọn gồm có: Đấu thầu: Đối với các Công trình xây dựng nhà kho (350m²), xây dựng Hệ thống xử lý nước thải. Chỉ định thầu: Đối với các công trình nâng cấp , sửa chữa , mở rộng nhà xưởng. Chào giá cạnh tranh: Đối với việc mua sắm máy móc thiết bị. Nguồn vốn đầu tư, hình thức quản lý, thời gian thực hiện dự án: Nguồn vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư: 11.549.004.000 đồng (mười một tỷ, năm trăm bốn mươi chín triệu, bốn nghìn đồng), trong đó: Vốn tự có: 30%. Vốn vay ngân hàng: 70%. Nguồn vốn này đã được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) đồng ý cho vay theo biên bản ghi nhớ về việc tài trợ vay dài hạn đầu tư của ACB đối với Công ty (xem Phụ lục V) với tổng số tiền là 8.000.000.000 đồng trong thời hạn 66 tháng, trong đó ân hạn 6 tháng kể từ ngày ACB giải ngân đầu tiên. Hợp đồng vay chính thức với ACB sẽ được ký kết sau khi Hội đồng Quản trị của Công ty thông qua việc vay vốn, dự kiến vào tháng 8/2006. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý,điều hành thực hiện dự án. Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 03/2006 đến tháng 12/2006. Hiệu quả đầu tư và thời gian hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn: 04 năm 02 tháng, kể từ khi bắt đầu sản xuất. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG SỐ TIỀN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT PHÁT HÀNH Tổng số vốn dự kiến thu được từ 2 đợt phát hành là 34.848.750.000 đồng. Trong đó: Phát hành cho cổ đông hiện hữu, HĐQT và cán bộ công nhân viên (đã hoàn thành): 24.588.400.000 đồng. Phát hành qua đấu giá (dự kiến thu): 10.260.350.000 đồng. 1. Trả nợ vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động: 17.314.854.197 đồng Trong đó: Trả Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (vay VND): 3.100.000.053 đồng. Trả Ngân hàng BIDV (vay VND): 5.970.698.382 đồng. Trả Ngân hàng BIDV (vay USD): 8.244.155.762 đồng. 2. Trả nợ vay trung dài hạn để mua sắm MMTB: 5.113.016.000 đồng Trong đó: Trả Ngân hàng BIDV giai đoạn 1: 3.150.000.000 đồng. Trả Ngân hàng BIDV giai đoạn 2: 1.643.016.000 đồng. Trả Ngân hàng Sài Gòn Công Thương: 320.000.000 đồng. 3. Đầu tư XDCB: 7.559.830.800 đồng Cộng (1) + (2) + (3): 29.987.700.997 đồng Phần thặng dư vốn từ đợt phát hành qua đấu giá sẽ được dùng để trả bớt một phần vay dài hạn và bổ sung vốn lưu động của Công ty. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI ĐỢT PHÁT HÀNH Tổ chức tư vấn phát hành : Công ty TNHH Chứng Khoán ACB Địa chỉ : 9 Lê Ngô Cát, Phường 7, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại : (84.8) 9302 428. Fax : (84.8) 9330 434. Tổ chức kiểm toán : Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) Địa chỉ : 229 Đồng Khởi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh. Điện thoại : (84.8) 8272 295. Fax : (84.8) 8272 300. Ý kiến của Tổ chức tư vấn về đợt phát hành Với toàn bộ thông tin đã được trình bày trong Bản Cáo bạch này, Tổ chức tư vấn có một số đánh giá như sau: Sau những khó khăn vào thời gian ban đầu trong việc bắt tay xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị và vận hành thử nghiệm (từ cuối năm 2003 đến tháng 09/2004), tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì Dầu Thực vật đã có những chuyển biến tích cực. Hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2005 đã có lãi, điều này thể hiện sự nỗ lực trong công tác quản lý chi phí, tiếp thị sản phẩm đầu ra của Công ty. Công ty hiện đang có một nguồn khách hàng lớn và ổn định bao gồm các công ty như Vinamilk, Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An, Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tân Bình, Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè, …, đây là những khách hàng có thương hiệu trên thị trường. Sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm của những khách hàng này. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để Công ty tiếp thị sản phẩm tới những đối tượng khách hàng khác nhằm mở rộng thị phần của mình trong lĩnh vực bao bì. Kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận của Công ty là hoàn toàn có khả năng đạt được và nếu gặp thuận lợi có thể đạt được kết quả cao hơn dự kiến. Số liệu trong phần dự kiến kế hoạch kinh doanh được đưa ra trên nguyên tắc thận trọng để nhà đầu tư có thể đánh giá chính xác hơn về hoạt động của Công ty. Giá trị đợt phát hành được tính toán dựa trên nhu cầu vốn thực tế của Công ty, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh. Nhìn chung, hiện nay cổ phiếu của Công ty thu hút được được khá nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn, chúng tôi đánh giá rằng đợt phát hành lần này của Công ty là khả quan và có thể đạt kết quả như mong đợi. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO Rủi ro về kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành khác nhau, trong đó có các ngành như công nghiệp chế biến thực phẩm, dầu thực vật, là những ngành sử dụng nhiều sản phẩm ngành bao bì nhựa và carton, do đó cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Trong những năm qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định: năm 2002 đạt 7,1%, 2003 đạt 7,23%, 2004 đạt 7,7%, năm 2005 đạt 8,4%. Các chuyên gia phân tích đều cho rằng trong các năm tới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam duy trì ở mức 7-8%/năm là hoàn toàn khả thi. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế sẽ tác động tốt đến sự phát triển của ngành sản xuất bao bì nhựa và thùng carton cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của V.PACK. Tuy nhiên, giá xăng dầu trên thế giới đang có xu hướng tăng kéo theo giá cả của các mặt hàng tiêu dùng cũng như nguyên liệu đầu vào tăng, điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của V.PACK nói riêng. Rủi ro về lãi suất Trong chiến lược phát triển của mình, Công ty đang sử dụng nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng, số vốn vay dài hạn của Công ty hiện là 39 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/03/2006, trong đó có một phần được tính theo lãi suất thả nổi. Nếu lãi suất tăng cao sẽ gây áp lực cho Công ty trong việc trả lãi vay và làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty; và ngược lại, nếu lãi suất giảm cũng sẽ giúp Công ty giảm được tiền lãi vay phải trả. Rủi ro về tỷ giá Hiện nay Công ty nhập hạt nhựa và giấy cuộn từ nước ngoài làm nguồn nguyên liệu sản xuất. Việc giá trị đồng USD tăng sẽ gây sức ép làm tăng giá cả hàng hóa nhập khẩu, do đó sẽ tác động đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty. Rủi ro ngành Rủi ro về thị trường:Theo xu thế, bao bì nhựa, chai PET và thùng carton ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành do những đặc điểm nổi trội: độ bền, tiện dụng, khả năng vận chuyển tốt, vệ sinh, có khả năng tái chế và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp gia nhập ngành sẽ ngày càng nhiều, nguồn cung sẽ dồi dào hơn, áp lực tranh giành thị phần sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Rủi ro về áp lực cạnh tranh: Bên cạnh đó, việc Việt Nam sẽ gia nhập WTO trong thời gian tới sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp trong nước về mặt giá cả, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ hiện đại. Việc tăng tốc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Rủi ro về nguồn nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên liệu nhựa (PET, PE, HDPE, …) Hiện nay nguồn nguyên liệu để sản xuất bao bì nhựa chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. Bất cứ sự biến động nào của giá cả các nguyên liệu này trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành sản xuất bao bì nhựa. Vì vậy ngành nhựa nói chung và sản xuất bao bì nhựa nói riêng cần có những chiến lược để phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, chủ động về nguồn nguyên liệu. Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam của Bộ Công nghiệp thì đến năm 2010 sản lượng nguyên liệu nhựa sản xuất nội địa sẽ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu nguyên liệu trong nước, đạt khoảng 1.560.000 tấn. Do đó sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhựa nhập khẩu sẽ giảm trong tương lai. Giấy Ba năm gần đây (2003 – 2005), giá nguyên liệu bột giấy tăng liên tục. Năm vừa qua giá bột giấy và các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất giấy tăng mạnh khiến giá giấy tăng theo. Sản lượng bột giấy nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất giấy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giấy phụ thuộc vào bột giấy nhập khẩu, trong khi giá cả bột giấy thế giới thường cao và biến động. Chính điều này đã kéo giá giấy tăng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty sản xuất thùng carton vì giấy là một nguồn nguyên liệu đầu vào chính. Rủi ro về đợt phát hành Đợt phát hành được xem là không thành công và phải hủy bỏ trong trường hợp không đạt được tối thiểu 50 nhà đầu tư hoặc số lượng chứng khoán thực tế phát hành không đạt 80% số lượng chứng khoán được phép phát hành (theo Điều 17. Nghị định 144/2003/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán). Trong trường hợp này, để đảm bảo tiến độ của dự án, Công ty sẽ dùng nguồn vốn vay ngân hàng để tài trợ cho dự án. Nếu trường hợp này xảy ra, sẽ làm tăng gánh nặng lãi vay của Công ty. 6. Rủi ro khác: Các rủi ro khác như thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn … là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỖ NGỌC KHẢI TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT VĂN TÍCH VĨNH KẾ TOÁN TRƯỞNG NGUYỄN QUANG PHÚ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvpk_8312.doc
Tài liệu liên quan