Đặc điểm bệnh nhân lao sau ghép thận điều trị tại bệnh viện chợ Rẫy

Trong ghép thận, chiến lược điều trị lao có một số khác biệt so với người bệnh không nhận thận ghép: thời gian điều trị có thể kéo dài 12- 24 tháng tùy trường hợp cụ thể. Điều trị lao(4,6,7,11,9,15) với phác đồ cổ điển R12H12E12Z12 có tỷ lệ thành công cao, nhưng chính Rifampicin ảnh hưởng làm giảm nồng độ của các thuốc ức chế calcineurin (CNI) (Sandimmun Neoral hay Tacrolimus), nên phải tăng liều thuốc CNI nhằm đạt được nồng độ yêu cầu của việc chống thải ghép. Chính việc tăng liều này không chỉ làm tăng chi phí điều trị mà còn làm tăng tác dụng phụ của thuốc, 1 BN (2,2%) trường hợp phải ngưng điều trị lao lúc 8 tháng (kết hợp sử sụng thêm Quinolone và kiểm tra thương tổn ở phổi đã sạch). Nên từ đầu năm 2010, nhằm hạn chế sự thay đổi của nồng độ thuốc CNI, theo hướng dẫn của các chuyên gia về ghép trên thế giới, chúng tôi áp dụng phác đồ mới với H12E12Z12Q12(6,7), cho những trường hợp lao phổi đơn thuần. Đối với những trường hợp lao hạch, lao xương, lao màng bụng,. hay lao đa cơ quan, tùy thuộc vào việc đánh giá lâm sàng từng trường hợp có thể chúng tôi sẽ áp dụng phát đồ điều trị cổ điển đồng thời kết hợp thêm Quinolone và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 24 tháng. Cho đến nay, chưa thấy có trường hợp nào thải ghép cấp hay có lao tái phát. Nhưng đáng tiếc có 1 BN (2,2%) lao khớp, thể trạng suy kiệt nặng, người nhà cho ăn ở tư thế nằm, bệnh nhân tử vong vì viêm phổi hít trước khi bước vào liệu trình điều trị, 1 BN (2,2%) điều trị được 3 tháng, tác dụng phụ xuất hiện-mờ mắt, nhược cơ phải đặt nội khí quản thở máy, chức năng thận vẫn tốt, người nhà không đồng ý điều trị tiếp xin về. 1 BN (2,2%) tử vong vì rối loạn điện giải, hạ đường huyết gây rối loạn nhịp tim, bệnh nhân tự nhập viện ở khoa khác, do mất thời gian tính để làm chẩn đoán nguyên nhân nên phát hiện muộn và bệnh nhân đã tử vong. Quyết định hoàn thành liệu trình điều trị dựa vào chẩn đoán hình ảnh tổn thương lao sạch, BK, PCR lao âm tính (nếu có mẫu), tốc độ máu lắng, CRP âm tính.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh nhân lao sau ghép thận điều trị tại bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 183 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN LAO SAU GHÉP THẬN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Dư Thị Ngọc Thu*, Nguyễn Trọng Hiền*, Nguyễn Thị Thái Hà*, Hoàng Khắc Chuẩn*, Thái Minh Sâm*, Trần Ngọc Sinh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh lao là loại bệnh nhiễm trùng thường gặp với tỉ lệ cao ở các nước đang phát triển. Trên bệnh nhân ghép tạng, tỷ lệ nhiễm lao cao hơn dân số chung do nhiều yếu tố thuận lợi(1,14,4). Nhiễm lao gây biến chứng trên nhiều cơ quan và làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Do đó cần phải có kế hoạch tầm soát và phát hiện sớm bệnh lao trên đối tượng này. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên nhóm bệnh nhân (BN) theo dõi sau ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) từ 1992-2013. Tiêu chuẩn chọn bệnh là tất cả bệnh nhân được phát hiện nhiễm lao bất kỳ cơ quan nào. Các thông số đánh giá gồm thời gian nhiễm lao sau ghép tạng, các yếu tố nguy cơ gây nhiễm lao (môi trường sống, nghề nghiệp, liều thuốc ức chế miễn dịch, các bệnh lý đi kèm...), hiệu quả điều trị lao với sử dụng 3 phác đồ (phác đồ cổ điển R12H12E12Z12 (từ trước 1992-2007), phác đồ H12E12Z12Q12 và phác đồ R24H24E24Z24Q24 (từ 2008-2013), ảnh hưởng của thuốc kháng lao trên chức năng gan thận, tác dụng phụ của thuốc kháng lao. Chọn lựa các công thức điều trị cơ bản dựa vào hướng dẫn của CDC(13) phối hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia về nhiễm trùng sau ghép thận(11,10). Kết quả: từ 1992-2013 có 710 trường hợp (TH) được theo dõi và điều trị sau ghép tại BVCR. Trong đó có 45/710 TH (6,3%) bùng phát lao sau ghép: 20/45 TH (44,4%) ghép tại BVCR và 25/45 TH (55,6%) ghép từ các trung tâm khác ở trong và ngoài nước. Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 86,9±92,7 (0,9;308) tháng sau ghép. Các cơ quan bị thương tổn lao sau ghép gồm: phổi 32/45TH (71,1%); hạch, khớp 3/45TH (6,6%), màng bụng, cột sống, cơ 4/45TH (8,8%), đa cơ quan 6/45TH (13,3%). Công thức điều trị REHZ 17/45TH (37,8%), EHZQ 15/45TH (40,0%), REHZQ 10/45TH (22,2%). Thời gian điều trị trung bình 13,43±3,57 tháng (6;24). 1/45TH tử vong vì viêm phổi hít trước khi bước vào liệu trình điều trị, 1/45 TH tử vong vì hạ đường huyết và rối loạn điện giải, 1/45TH tử vong vì suy hô hấp do nhược cơ, 1/45 TH tử vong vì choáng nhiễm trùng. 39/45TH (86,7%) điều trị khỏi bệnh. Bàn luận và kết luận: Tỷ lệ nhiễm lao trên bệnh nhân ghép thận khá cao. Tổn thương lao có thể tìm thấy ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Phát hiện bệnh sớm bằng cách lên kế hoạch tầm soát lao định kỳ cho tất cả bệnh nhân. Điều trị lao với phác đồ được khuyến cáo đủ thuốc, đủ thời gian sẽ đem lại kết quả khả quan. Từ khóa: Tuberculosis after renal transplantation, Tuberculosis in renal transplantation, Risk factors for post-transplant tuberculosis, infections after renal transplantation. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF TUBERCULOSIS PATIENTS AFTER RENAL TRANSPLANTATION TO BE TREATMENT AT CHO RAY HOSPITAL Du Thi Ngoc Thu, Nguyen Trong Hien. Nguyen Thi Thai Ha, Hoang Khac Chuan, Thai Minh Sam, Tran Ngoc Sinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 183 - 188 Background: Tuberculosis (TB) is a common infectious disease with a high rate in the developing countries. * Khoa - Bộ môn Ngoại Tiết Niệu BVCR Tác giả liên lạc: GS. Trần Ngọc Sinh, ĐT: 0983723493, Email: tnsinh@hotmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 184 The ratio of tuberculosis infection is higher after transplantation because many factors(1,14,4). The TB disease can be infected in many organs and increased mortality, so need to plan on screening and early detection of tuberculosis in patients after transplant. Materials and methods: The prospectively study for all the patients, who are following after renal transplantation at Cho Ray Hospital (CRH) from 1992 to 2013. The criteria for selection of patients are all of cases had been TB infection in any organs. The parameters evaluated included duration of tuberculosis after organ transplant, the risk factors of tuberculosis (environment, occupational doses of immunosuppressive drugs, the comorbidity...), effective TB treatment regimens to use 3 (R12H12E12Z12 (from 1992-2007), R24H24E24Z24Q24, or H12E12Z12Q12 (from 2008 to 2013)). The effects of anti-tuberculosis drugs on liver and kidney function, the side effects of anti-tuberculosis drugs. Choosing the treatment regimen is based on the CDC guidelines(12) in collaboration with the experience of experts in infection after renal transplantation(9,10). Results: 710pts are following at CRH. 45/710pts (6.3%) have tuberculosis disease including: 20/45pts (44.4%) transplants at CRH and 25/45 pts (55.6%) transplants from other centers. The average time detection TB disease is 86.9±92.7 (0.9; 308) months after renal transplantation. The organ damaged by TB after transplantation includes: lung 32/45pts (71.1%), lymph nodes, joints 3/45pts (6.6%), peritoneum, spine, muscles 4/45pt (8.8%), multi- organs 6/45pts (13.3%). The regiments of TB treatment include REHZ 17/45pts (37.8%), EHZQ 18/45pts (40.0%), REHZQ 10/45pts (13.3%). The average time of duration is 13.43 ± 3.57 months (6; 24). 1/45pt died of the inhalation pneumonia before to accept the TB therapy, 1/45pt died of the hypoglycemia and electrolyte disorders, 1/45pt died of the respiratory failure due to muscle weakness, 1/45pt died of the septicemia. 39/45pts (86.7%) achieved good results. Discussion and conclusion: The rate of TB infection in kidney transplant patients is quite high. TB lesions can be found in many organs in the body. Early detection by screening TB scheduled periodically for all patients. TB treatment regimens are recommended enough drugs; enough time will bring positive results. Key words: Tuberculosis after renal transplantation, Tuberculosis in renal transplantation, Risk factors for post-transplant tuberculosis, infections after renal transplantation. ĐẶT VẤN ĐỀ Lao vẫn là một vấn đề sức khỏe lớn tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, tần suất nhiễm lao là khá cao với 147/1.000.000 dân (số liệu của Ngân hàng thế giới năm 2012). Trên bệnh nhân ghép tạng, tỷ lệ nhiễm lao cao hơn dân số chung do nhiều yếu tố thuận lợi(1,14,4). Nhiễm lao gây biến chứng trên nhiều cơ quan và làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, tỉ lệ nhiễm lao sau ghép tạng là 10-20% và tử vong trong số bệnh nhân mắc bệnh lao là 20-25%(11,10). Ở Tây Ban Nha, tỷ lệ nhiễm lao trên bệnh nhân ghép thận là 6.24% so với tỷ lệ 0,14% của cả nước(1). Ở Việt Nam ghép thận được thực hiện từ tháng 12/1992. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có số liệu về nhiễm lao trên đối tượng bệnh nhân này của Việt Nam. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích báo cáo tỷ lệ nhiễm lao, các đặc điểm của bệnh nhân nhiễm lao sau ghép thận và kết quả điều trị kháng lao tại BVCR. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên nhóm bệnh nhân (BN) theo dõi sau ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) từ 1992-2013. Tiêu chuẩn chọn bệnh là tất cả bệnh nhân được phát hiện nhiễm lao bất kỳ cơ quan nào. Các thông số đánh giá gồm thời gian nhiễm lao sau ghép tạng, các yếu tố nguy cơ gây nhiễm lao (môi trường sống, nghề nghiệp, liều thuốc ức chế miễn dịch, các bệnh lý đi kèm....), hiệu quả điều trị lao với sử dụng 3 phác đồ (phác đồ cổ điển R12H12E12Z12 (từ trước 1992-2007), phác đồ H12E12Z12Q12 và phác đồ R24H24E24Z24Q24 (từ 2008-2013), ảnh hưởng của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 185 thuốc kháng lao trên chức năng gan thận, tác dụng phụ của thuốc kháng lao. Chọn lựa các công thức điều trị cơ bản dựa vào hướng dẫn của CDC(13) phối hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia về nhiễm trùng sau ghép thận(11,10). KẾT QUẢ Từ năm 1992 đến năm 2013 có 710 BN được theo dõi và điều trị sau ghép thận tại BVCR, 45 (6,3%) BN được phát hiện nhiễm lao sau ghép: 20/45 BN (44,4%) ghép thận tại BVCR và 25/45 BN (55,6%) ghép từ các trung tâm khác ở trong và ngoài nước. Tuổi trung bình là 38,0±11,0 tuổi (cao nhất 68, thấp nhất 20). Tỉ lệ nam: nữ là 2:1. Bệnh nhân đến từ TPHCM chiếm đa số 44,4%, các tỉnh miền Tây Nam bộ 26,7% và ở các tỉnh khác 28,9%. Nghề nghiệp công nhân viên 55,6% (25 BN), buôn bán 22,2% (10 BN), một số ít là nội trợ, nông dân, sinh viên. Trong tiền sử bản thân có 5 BN bị lao trước đó (11,1%), 4 BN có người trong gia đình bị lao (8,9%). 4 BN có tiền căn hút thuốc trước ghép (8,9%). Các cơ quan bị nhiễm lao đa số là phổi (32 BN -71,1%), 6 BN (13,3%) lao đa cơ quan (lao phổi-ống tai, lao phổi-cột sống, lao phổi-hạch, lao phổi-màng bụng, lao phổi-hốc mắt-màng não). Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 86,9±92,7 (0,9;308) tháng sau ghép. Bảng 1 mô tả đặc điểm của BN nhiễm lao. Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân lao sau ghép thận Bệnh nhân lao sau ghép thận = 45 Tần số (%) Tuổi trung bình (cao nhất – thấp nhất) 38,4±11,4 68 - 20 Tỷ lệ Nam:Nữ 2:1 Địa chỉ TP Hồ Chí Minh Miền Tây Nam Bộ Khác (Miền Đông, Tây Nguyên...) 20 (44,4) 12 (26,7) 13 (28,9) Nghề nghiệp Công nhân viên Buôn bán Khác (nông dân, sinh viên, nội trợ...) 25 (55,6) 10 (22,2) 10 (22,2) Tiền sử - dịch tễ Bản thân đã bị lao Gia đình có người bị lao 5 (11,1) 4 (8,9) Thời gian phát hiện bệnh sau ghép (tháng) Trung bình ± độ lệch chuẩn 86,7 ±7.2 Bệnh nhân lao sau ghép thận = 45 Tần số (%) 3 tháng 6 tháng 12 tháng >12 tháng 3 (6,7) 4 (8,9) 1 (2,2) 37 (82,2) Cơ quan tổn thương lao Phổi Hạch Cơ Khớp Cột sống Màng bụng Đa cơ quan 32 (71,1) 2 (4,4) 1 (2,2) 1 (2,2) 2 (4,4) 1 (2,2) 6 (13,3) Các yếu tố thuận lợi làm bùng phát bệnh lao sau ghép thận là sau sử dụng thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép liều tải (bolus) (13 BN- 28,9%); mắc bệnh lý kèm theo (22 BN -48,9%); và các yếu tố khác (8 BN - 17,8%). Phân tích chi tiết liều thuốc UCMD trung bình sử dụng tại thời điểm phát hiện lao được trình bày trong bảng 2, trong số này có 3 BN được kết hợp cả Solumedrol. Bảng 2: Thuốc UCMD trung bình đang sử dụng tại thời điểm phát hiện lao LOẠI THUỐC UCMD Thời điểm C0 ng/ml Thấ p nhất Cao nhất Thời điểm C2 ng/ml Thấ p nhất Cao nhất Sandimmun Neoral 115,3 ±83,2 30 384 594,4 ±287,1 176 1231 Tacrolimus 6,6±3,7 2,1 18,4 Loại thuốc UCMD Liều trung bình mg/24h Thấp nhất Cao nhất Mycophenolate Mofetil 1364,1 ±374,5 1000 2000 Steroids 9,2±4,8 5 20 Trong các bệnh lý kèm theo, nhiễm Cytomegalo virus (CMV) có 7 BN, viêm gan siêu vi (A, B, C hay cả B và C) có 8 BN. Ngoài ra là BN có tình trạng nhiễm trùng như nhiễm nấm phổi, nhiễm nấm đường tiêu hóa, viêm phổi hay các bệnh mạn tính như lupus, đái tháo đường, tăng huyết áp,....và thải ghép cấp, mạn. Những BN còn lại có các yếu tố tiền sử bản thân và gia đình nhiễm lao, tác dụng phụ của điều trị UCMD chống thải ghép (đa hồng cầu), Điều trị kháng lao áp dụng cho 42 BN do 1 BN đã tử vong trước khi điều trị. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 186 Điều trị kháng lao áp dụng cho 42 BN do: Nhóm 1992-2007: + REHZ (1 TH bỏ khám, 1 TH tử vong khi đang điều trị 3 tháng, lao phổi phát hiện muộc, thải ghép mạn, chạy thận nhân tạo, suy kiệt nặng). 12 tháng (10 TH), 13 tháng (2TH). + REHZQ 1TH bỏ khám vào tháng thứ tư (lao phổi-màng bụng, lao phổi-hốc mắt-màng não), 13 tháng (2 TH) Nhóm 2008-2013: 1 BN đã tử vong trước khi điều trị. + REHZ: 12 tháng (3TH) + EHZQ: 1 TH tử vong do RLĐG 3 tuần sau điều trị, 1TH lao phổi + cột sống (phác hiện lao cột sống vào tháng thứ 8) tử vong vào tháng thứ 8 do choáng nhiễm trùng suy đa cơ quan, nghi ngờ lao kháng thuốc, 1TH tử vong vào tháng thứ 11 vì liệt cơ do tác dụng phụ của thuốc (người nhà xin về). 12 tháng (8 TH), 13 tháng (2TH), 14 tháng (1TH), 16 tháng (2TH), 17 tháng (1TH), 18 tháng (1TH) + REHZQ: 1 TH do tương tác thuốc lao với thuốc UCMD nên phối hợp 5 loại thuốc, rút ngắn thời gian điều trị lao, ngưng lúc 6 tháng. 12 tháng (2TH), 17 tháng (1TH), 24 tháng (3TH). Trong trường hợp có diễn tiến lâm sàng không thuận lợi sẽ xem lại công thức thuốc và chỉnh liều hoặc điều trị theo kháng sinh đồ (nếu có). Thời gian điều trị được xác định cho từng ca bệnh. Các yếu tố để quyết định chấm dứt liệu trình điều trị lao bao gồm hình ảnh X quang phổi, X quang xương, nội soi ống tai, tìm vi trùng lao trong đàm hay dịch dạ dày, xét nghiệm máu VS và CRP. Thời gian điều trị trung bình 13,43±3,57 tháng (6;24). Theo dõi điều trị đã phát hiện 18 BN xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc. Trong đó viêm gan (2 BN), suy thận (5 BN), giảm thị lực (2 BN), giảm thị lực kèm theo các tổn thương viêm gan, suy thận (4 BN, giảm thính và thị lực (1 BN), ngoài ra rối loạn điện giải kèm tổn thương thận và thị lực (1 BN), viêm gan, suy thận và suy tủy (1 BN), rối loạn điện giải kèm hạ đường huyết (1 BN), liệt cơ (1 BN). Kết quả điều trị khỏi bệnh 39 BN (86,7%). Ba BN nặng xin về / tử vong (6,7%), trong đó 1 BN điều trị được 3 tháng xảy ra mờ mắt, nhược cơ phải đặt nội khí quản thở máy, thân nhân xin về. 1 BN rối loạn điện giải, hạ đường huyết gây rối loạn nhịp tim, bệnh nhân nhập vào khoa khác trước khi chuyển đến khoa Ngoại Tiết Niệu, do mất thời gian tính để làm chẩn đoán nguyên nhân nên phát hiện muộn và bệnh nhân đã tử vong, 1 BN nghi lao kháng thuốc, kết quả chưa xác định được, BN tử vong vì choáng nhiễm trùng suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. BÀN LUẬN Tỷ lệ nhiễm lao sau ghép thận trên bệnh nhân theo dõi và điều trị tại BVCR là khá cao (6,3%). Bệnh lao có thể xuất hiện ở bất kỳ thời gian nào và trên bất kỳ cơ quan nào ở bệnh nhân sau ghép nếu có kèm theo các yếu tố thuận lợi: thuốc UCMD liều cao, cơ thể suy kiệt hay bùng phát sau một đợt điều trị thải ghép hay bệnh khác cùng với hoàn cảnh và điều kiện sống của người bệnh(12,19). Theo các báo cáo của các tác giả, thông thường các bệnh nhiễm trùng thường xuất hiện trong năm đầu tiên, đặc biệt là 6 tháng đầu sau ghép(11,18). Trong loạt nghiên cứu của chúng tôi, số BN được phát hiện lao trong 6 tháng đầu tiên là 7 BN (15,6%), 12 tháng là 1 BN (2,2%) và sau 12 tháng là 37 BN (82,2%). Sự khác biệt này có thể liên quan đến nhiều yếu tố như: môi trường sống, bệnh lý kèm theo, tiền căn trước ghép và đặc biệt là liên quan đến vấn đề thuốc UCMD sau ghép(11). Qua bảng 2 nhận thấy rằng có 10 BN (23,3%) bệnh lao xuất hiện sau đợt điều trị thải ghép cấp và liều thuốc Sandimmun Neoral, Tacrolimus,... còn duy trì khá cao. Chọn lựa phác đồ điều trị lao chung cho người lớn theo hướng dẫn của Hội Lồng Ngực Mỹ, CDC (Centers for Disease Control and Prevention) và Hội những bệnh nhiễm trùng tại Mỹ(8), vì tỷ lệ vi trùng lao có khả năng kháng isoniazid (INH) tương đối cao nên thường khởi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 187 đầu với công thức REHZ trong 6 tháng thì hiệu quả điều trị sẽ đạt tối đa. Và trong trường hợp mới mắc bệnh lao thì phác đồ điều trị gồm REHZ trong 2 tháng, và khi kết quả cấy lao không kháng thuốc thì có thể loại bỏ ETB. Trong ghép thận, chiến lược điều trị lao có một số khác biệt so với người bệnh không nhận thận ghép: thời gian điều trị có thể kéo dài 12- 24 tháng tùy trường hợp cụ thể. Điều trị lao(4,6,7,11,9,15) với phác đồ cổ điển R12H12E12Z12 có tỷ lệ thành công cao, nhưng chính Rifampicin ảnh hưởng làm giảm nồng độ của các thuốc ức chế calcineurin (CNI) (Sandimmun Neoral hay Tacrolimus), nên phải tăng liều thuốc CNI nhằm đạt được nồng độ yêu cầu của việc chống thải ghép. Chính việc tăng liều này không chỉ làm tăng chi phí điều trị mà còn làm tăng tác dụng phụ của thuốc, 1 BN (2,2%) trường hợp phải ngưng điều trị lao lúc 8 tháng (kết hợp sử sụng thêm Quinolone và kiểm tra thương tổn ở phổi đã sạch). Nên từ đầu năm 2010, nhằm hạn chế sự thay đổi của nồng độ thuốc CNI, theo hướng dẫn của các chuyên gia về ghép trên thế giới, chúng tôi áp dụng phác đồ mới với H12E12Z12Q12(6,7), cho những trường hợp lao phổi đơn thuần. Đối với những trường hợp lao hạch, lao xương, lao màng bụng,.. hay lao đa cơ quan, tùy thuộc vào việc đánh giá lâm sàng từng trường hợp có thể chúng tôi sẽ áp dụng phát đồ điều trị cổ điển đồng thời kết hợp thêm Quinolone và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 24 tháng. Cho đến nay, chưa thấy có trường hợp nào thải ghép cấp hay có lao tái phát. Nhưng đáng tiếc có 1 BN (2,2%) lao khớp, thể trạng suy kiệt nặng, người nhà cho ăn ở tư thế nằm, bệnh nhân tử vong vì viêm phổi hít trước khi bước vào liệu trình điều trị, 1 BN (2,2%) điều trị được 3 tháng, tác dụng phụ xuất hiện-mờ mắt, nhược cơ phải đặt nội khí quản thở máy, chức năng thận vẫn tốt, người nhà không đồng ý điều trị tiếp xin về. 1 BN (2,2%) tử vong vì rối loạn điện giải, hạ đường huyết gây rối loạn nhịp tim, bệnh nhân tự nhập viện ở khoa khác, do mất thời gian tính để làm chẩn đoán nguyên nhân nên phát hiện muộn và bệnh nhân đã tử vong. Quyết định hoàn thành liệu trình điều trị dựa vào chẩn đoán hình ảnh tổn thương lao sạch, BK, PCR lao âm tính (nếu có mẫu), tốc độ máu lắng, CRP âm tính. KẾT LUẬN Tỷ lệ nhiễm lao trên bệnh nhân ghép thận khá cao. Tổn thương lao có thể tìm thấy ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Phát hiện bệnh sớm bằng cách lên kế hoạch tầm soát lao định kỳ cho tất cả bệnh nhân, và có lịch kiểm tra đặc biệt cho những bệnh nhân có nguy cơ cao như: có nhiều đợt thải ghép, có sự hòa hợp miễn dịch thấp phải sử dụng thuốc UCMD liều cao, người có tiền căn laoĐiều trị lao với phác đồ được khuyến cáo đủ thuốc, đủ thời gian sẽ đem lại kết quả khả quan cho bệnh nhân ghép thận bị nhiễm lao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aguado JM, Herrero JA, Gavalda´ J, Torre-Cisneros J, Blanes M, Rufí G, Moreno A, Gurguí M, Hayek M, Lumbreras C, Cantarell C (1997), “Clinical presentation and outcome of tuberculosis in kidney, liver, and heart transplant recipients in Spain”, Transplantation; 63, pp. 1278–1286. 2. Atasever A, Bacakoglu F, Toz H, Basoglu OK, Duman S, Basak K, Guzelant A and Sayiner A (2005). “Tuberculosis in renal transplant recipients on various immunosuppressive regimens”, Nephrol Dial Transplant, 20, pp. 797–802. 3. Bệnh lao toàn cầu kiểm soát: giám sát, lập kế hoạch, tài chính: WHO báo cáo năm 2008. Geneva: Tổ chức Y tế Thế giới; 2008 (WHO/HTM/TB/2008.393). 4. Bộ Y Tế (2009), “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao”, ban hành kèm theo quyết định số 979/QĐ-BYT ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y Tế. 5. Butler R, Carr J, (2008), “The photo of Mycobacterium tuberculosis was obtained from the Centers for Disease Control and Prevention, CDC”, U.S. National Institute of Allergy and Infectious Diseases (NIAID). 6. Dư Thị Ngọc Thu, Thái Minh Sâm, Hoàng Khắc Chuẩn, Nguyễn Thị Thái Hà, Nguyễn Trọng Hiền (2010), “Tình hình lao sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, nxb Y học chi nhánh TPHCM, tr. 140-157. 7. Dư Thị Ngọc Thu, Thái Minh Sâm, Hoàng Khắc Chuẩn, Nguyễn Thị Thái Hà, Nguyễn Trọng Hiền (2012), “Lao trên người sau ghép thận: kinh nghiệm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Y học TPHCM, phụ bản của tập 16, số 1, tr. 370-374. 8. Gerberding JL, Fleming DW, Snider DE, Thacker SB, Ward JW, Hewitt SM, Smith-Akin CK, Mclntyre L, Holland BJ, Heilman MA, Doan QM (2003), “Treatment of Tuberculosis”, American Thoracic Society, CDC, and Infectious Diseases Society of America, Vol 52, n0. RR-11. 9. Ginsburg AS, Grosset JH, Bishai WR (2003), “Fluoroquinolones, tuberculosis, and resistance”, Lancet Infect Dis. ; 3, pp. 432–442 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 188 10. John GT (2009), “Infections after renal transplantation in India”, Journal of Nephrology and renal Transplantation (JNRT), 2(1), pp 71-88. 11. John GT, Shankar V, Abraham AM, Mukundan U, Thomas PP and Jacob CK (2001), “Risk factors for post-transplant tuberculosis”, Kidney International, 60, pp. 1148-1153. 12. Kiểm soát bệnh lao toàn cầu: giám sát, quy hoạch, tài chính: WHO” (2008), Geneva: World Health Organization; (WHO/HTM/TB/2008.393). Geneva: Tổ chức Y tế Thế giới; (WHO/HTM/TB/2008.393). 13. Morbidity and Mortality Weekly Report (MMWR) (2003), “Treatment of Tuberculosis” American Thoracic Society, CDC, and Infectious Diseases Society of America, vol. 52, No RR-11. 14. Nguyễn Hòa Bình, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Việt Nhung, Tiemersma E.W., Borgdorff M.W., Cobelens Fr. G.J. (2009), “Khảo sát toàn quốc về tỉ lệ nhiễm lao ở Việt Nam”, Bản tin của tổ chức Y tế thế giới, (88), tr. 273-280. 15. O’Brien RJ (2003), “Development of fluoroquinolones as first- line drugs for tuberculosis—at long last”, Am J Respir Crit Care Med; 168, pp. 1266–1268. 16. Park YS, Choi JY, Cho CH, Chang KH, Song YG, Kim YS, Kim JM (2004), “Clinical outcomes of tuberculosis in renal transplant recipients”, Yonsei Med J; 45, pp. 865–872. 17. Rosane, Urbini-Santos C, Alves-Filho G, Ribeiro Resende M, and Mazzali M Guida.JPS, Bignotto D, (2009). “Tuberculosis in Renal Transplant Recipients: A Brazilian Center Registry”. Transplantation Proceedings, 41, 883–884. 18. Singh N, Paterson DL (1998), “Mycobacterium tuberculosis infection in solid organ transplantation recipients: Impact and implications for management”, Clin Infect Dis 27:1266. (PUBMED). 19. Trần Văn Sáng (2007), “Đặc điểm của bệnh lao”, Bệnh học lao, nxb Y học Hà Nội, tr. 12-21. Ngày nhận bài báo: 17/5/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/5/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/7/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_benh_nhan_lao_sau_ghep_than_dieu_tri_tai_benh_vien.pdf