Đặc điểm giải phẫu các nhánh động mạch xuyên ra da của nhánh lên động mạch mũ đùi ngoài ở người Việt Nam

Đường kính ngoài tại nguyên ủy của nhánh xuyên Đường kính ngoài tại nguyên ủy của nhánh xuyên trung bình là 1.0mm (đlc=0,5). Tổng số những nhánh xuyên có đường kính lớn hơn 0,5 mm chiếm tỉ lệ là 80,0%. Đây là những nhánh xuyên có giá trị vì những nhánh xuyên này có khả năng nối ghép thành công khi sử dụng vạt da cơ căng mạc đùi. So với 160 nhánh xuyên của 38 vùng đùi trong khảo sát của SW.Choi (11) trên người Hàn Quốc ,đường kính trung bình của nhánh xuyên là 0,9 mm, tỉ lệ nhánh xuyên lớn hơn 0,5 mm đường kính chiếm 68,1%, thì kết quả của nghiên cứu trên người Việt Nam của nhánh lên không chênh lệch nhiều về đường kính nhưng có vẻ hơi lớn hơn về tỉ lệ những nhánh xuyên lớn hơn 0,5 mm. P.Yu(7,8 nghiên cứu trên người phương Tây với 72 vạt đùi trước ngoài, với hệ thống nhánh xuyên ABC của ông(7,8 thì có 64,3% trường hợp có đường kính nhánh lớn hơn 0,5 mm và chú ý rằng những nhánh xuyên ở xa (nhánh xuyên C) thì đa số là đường kính nhỏ hơn 0,5 mm (72% tổng số nhánh xuyên C). Chiều dài nhánh xuyên Các nhánh xuyên thường có chiều dài trung bình là 27,5mm, ngắn nhất là 5mm và dài nhất là 95mm. Các nhánh loại này rất thuận lợi cho những khuyết hổng cần có một cuống mạch dài và một vùng cấp máu rộng lớn để che phủ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì chiều dài cuống mạch ngắn hơn sách GS Phan là 40- 50mm, nhưng trái lại có những trường hợp chiều dài mạch có thể đạt đến 95mm, đây cũng là ưu điểm. Và chiều dài cuống mạch xuyên từ nhánh lên sẽ ngắn hơn so với, dài hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy chiều dài của các nhánh xuyên của nhánh lên ngắn hơn so với chiều dài nhánh xuyên của nhánh xuống (tác giả S.W.Choi thì đo đạc từ vị trí xuất phát của nhánh xuống đến tận vị trí nhánh xuyên ra da, chiều dài trung bình của đoạn này là 83,3 mm) nhưng vẫn là chiều dài thuận lợi cho việc tạo vạt cơ da căng mạc đùi cũng như mở rộng lên trên ngoài của vạt đùi trước ngoài.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm giải phẫu các nhánh động mạch xuyên ra da của nhánh lên động mạch mũ đùi ngoài ở người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 104 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CÁC NHÁNH ĐỘNG MẠCH XUYÊN RA DA CỦA NHÁNH LÊN ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI NGOÀI Ở NGƯỜI VIỆT NAM Trần Đăng Khoa *, Trần Thiết Sơn ** Phạm Đăng Diệu *, Trần Ngọc Anh *** TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm giải phẫu các nhánh động mạch xuyên ra da của nhánh lên động mạch mũ đùi ngoài trên xác người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang bằng việc phẫu tích 60 tiêu bản đùi của 30 xác gồm 17 xác nam và 13 xác nữ. Kết quả: Trung bình thì nhánh lên cho 2,8 nhánh xuyên với đường kính ngoài là 1mm: loại nhánh xuyên cơ ra da chiếm đến 88.3%, chiều dài trung bình là 27,5mm; 54,7% các nhánh xuyên hướng chạy xuống dưới về phía xương bánh chè; 81,1% nằm ngoài đường chuẩn. 32,4% các nhánh xuyên chạy gần như song song với mặt da. Kết luận: số lượng các nhánh xuyên ra da từ nhánh lên động mạch mũ đùi ngoài khá phong phú 3 nhánh, kích thước chiều dài nhánh xuyên thuận lợi cho vạt da cơ căng mạc đùi cũng như mở rộng vạt đùi trước ngoài. Từ khóa: động mạch mũ đùi ngoài, nhánh lên động mạch mũ đùi ngoài, nhánh xuyên, nhánh xuyên cơ da. ABSTRACT SURGICAL ANATOMY OF THE PERFORATORS OF ASCENDING BRANCH OF LATERAL CIRCUMFLEX FEMORAL ARTERY (STUDY ON VIETNAMESE CADAVER) Tran Dang Khoa, Tran Thiet Son, Pham Dang Dieu, Tran Ngoc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 104 - 109 Objective: Description of the perforators of ascending branch of the lateral circumflex femoral artery on Vietnamese cadavers. Subjects and methodology: Crossectional description by the 60 dissections of the femoral specimens (includes 17 men and 13 women). Results: On average, the ascending branch give out 2.8 perforators branch with an external diameter of 1mm: muscular perforators accounted for 88.3%, average length 27.5mm; 54.7% of the perforators regularly runs downwards direction towards patella, 81.1% beyond baseline. 32.4% of the perforators running almost parallel to the skin surface. Conclusion: there are 3 perforators of ascending branch of the lateral circumflex femoral artery, the length of perforator is advantaged for fascia latae flap as well as extended flap of ALT. Key words: lateral circumflex femoral artery, ascending branch, perforators, muscular perforators. ĐẶT VẤN ĐỀ Vạt da cơ căng mạc đùi là một trong số những vạt da cơ đáng tin cậy và dễ sử dụng do cơ căng mạc đùi tuy có kích thước nhỏ, có thể lấy đi mà không ảnh hưởng chức năng, nhưng các mạch xuyên ra da có nguồn gốc từ nhánh lên của động mạch mũ đùi ngoài đủ khả năng cấp máu cho một diện da rộng ở vùng đùi trước ngoài. Thêm vào đó, vết mổ có thể khâu kín đơn giản(1,2,5 .Trên thế giới, các nhánh xuyên đã được * Bộ môn Giải phẫu ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, ** Bộ môn Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ ĐH Y Hà Nội ***Bộ môn Giải phẫu Học viện Quân Y Tác giả liên lạc: BS. Trần Đăng Khoa ĐT: 0934.230.000 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 105 nghiên cứu thông qua các công trình về nhánh lên của động mạch mũ đùi ngoài của nhiều tác giả nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu chuyên biệt nào về nhánh này(4,6,9. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm cung cấp các thông số giải phẫu cho các nhà giải phẫu, nhân trắc và các nhà tạo hình thẩm mỹ khi sử dụng vạt da cơ căng mạc đùi cũng như mở rộng vạt đùi trước ngoài. Với mục tiêu nghiên cứu là mô tả các đặc điểm của các nhánh xuyên ra da của nhánh lên động mạch mũ đùi ngoài trên 30 xác người Việt Nam tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 12/2008 đến 12/2010. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu 60 vùng đùi của xác, không phân biệt nam nữ. Đối tượng nghiên cứu và kiểu chọn mẫu Chọn thuận tiện các xác có trong phòng lưu trữ xác tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch sao cho thỏa tiêu chuẩn nhận : - Xác người Việt Nam, trưởng thành trên 18 tuổi. - Còn nguyên vẹn cả 2 đùi phải trái. - Không biến dạng, u bướu hay bất thường về giải phẫu vùng đùi, không có phẫu thuật và vết thương trước đó. Tiêu chuẩn loại Các mẫu bị hư hoại do kỹ thuật phẫu tích có thể ảnh hưởng kết quả nhiên cứu. Chỉ số cần thu thập Chỉ số định tính Nguyên ủy, đường đi, liên quan của nhánh lên động mạch mũ đùi ngoài. Loại, hướng đi ra da của các nhánh xuyên của nhánh lên. Chỉ số định lượng Đường kính nhánh lên của động mạch mũ đùi ngoài, đường kính và chiều dài của các nhánh xuyên da. Cách tiến hành Xác được cố định trong dung dịch formalin. Chọn xác thỏa tiêu chuẩn nhận. Tiến hành phẫu tích: - Đường vẽ và rạch da: dùng xanh methylene và thước dây vẽ 1 đường thẳng đường gai chậu trước trên đến điểm giữa bờ ngoài xương bánh chè (gọi là “Đường chuẩn”). - Dùng dao rạch da dọc theo giữa cơ may (phân chia vùng đùi trước ngoài và vùng đùi trước trong). Bóc tách từ da vào đến cơ. - Bóc tách dọc theo bờ trong cơ may để vào tam giác đùi, tìm động mạch đùi, động mạch đùi sâu, động mạch mũ đùi ngoài và thấn kinh đùi. Sau đó bóc tách dần từ gốc của động mạch mũ đùi ngoài để tìm các phân nhánh ngang và phân nhánh lên, phân nhánh xuống của động mạch này. Tiếp theo đó bóc tách dọc theo đường đi của phân nhánh lên đến gai chậu để tìm các loại nhánh xuyên ra da. - Tại vị trí nhánh xuyên đâm vào da, dùng kim đâm vuông góc với mặt trong da để xác định vị trí của nhánh xuyên trên mặt ngoài của da. - S.Luo phân loại nhánh xuyên ra da thành 4 loại là nhánh xuyên cơ ra da, nhánh xuyên vách gian cơ ra da, nhánh xuyên trực tiếp ra da và những nhánh xuyên nhỏ thoát ra trên bề mặt cơ(7,8..Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng loại nhánh xuyên thứ tư của S.Luo là những nhánh xuyên nhỏ thoát ra trên bề mặt cơ cũng chính là loại thứ nhất, đó là những nhánh xuyên cơ ra da. Như vậy chúng tôi hiệu chỉnh loại nhánh xuyên chỉ còn ba loại là nhánh xuyên cơ da, nhánh xuyên vách gian cơ da và nhánh xuyên trực tiếp ra da. Thu thập các số liệu nghiên cứu. Sau đó xử lý số liệu: hiệu chỉnh các số liệu thô từ bảng thu thập, mã hóa các biến số, thống kê và phân tích Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 106 bằng phần mềm SPSS/PC 10.5. Cuối cùng trình bày số liệu và báo cáo kết quả. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng số mẫu: 60 vùng đùi (30 bên phải, 30 bên trái) của 30 xác, trong đó có 17 xác nam (56,7%), 13 xác nữ (43,3%) với độ tuổi trung bình 56 dao động từ 21 -84 tuổi. Loại nhánh xuyên Bảng 1: Tỉ lệ về các loại nhánh xuyên của nhánh lên Loại nhánh xuyên Chân phải n = 30 Chân trái n = 30 Hai chân n = 60 Không có 16,7% 6,7% 11,7% 1 nhánh 20,0% 30,0% 25,0% 2 nhánh 23,3% 20,0% 21,7% 3 nhánh 20,0% 16,7% 18,3% 4 nhánh 3,3% 3,3% 3,3% 5 nhánh 6,7% 13,3% 10,0% Nhánh xuyên cơ ra da 149 nhánh (87,6%) 6 nhánh 10,0% 10,0% 10,0% Loại nhánh xuyên Chân phải n = 30 Chân trái n = 30 Hai chân n = 60 Tổng 100,0% 100,0% 100,0% Phép kiểm χ2=35.6, p=0.487 Không có 0,0% 0,0% 98,4% 1 nhánh 3,3% 0,0% 1,6% Nhánh xuyên vách gian cơ ra da 1 nhánh (0,6%) Tổng 100,0% 100,0% 100,0% Không có 83,3% 80,0% 81,7% 1 nhánh 3,3% 13,3% 8,3% 2 nhánh 13,3% 0 6,7% 3 nhánh 0 6.7% 3,3% Nhánh trực tiếp ra da 20 nhánh (11,8%) Tổng 100,0% 100,0% 100,0% + Nhận xét: nhánh xuyên cơ ra da chiếm đến 87,6%, còn lại là nhánh trực tiếp ra do, chỉ 0,6% nhánh xuyên vách gian cơ ra da. Trong loại xuyên cơ ra da tỷ lệ 1 nhánh cao nhất chiếm 25%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên phải và trái (p=0,487). Hình 1: Nhánh lên và các nhánh xuyên ra da của nhánh lên Đường kính ngoài tại nguyên ủy của nhánh xuyên Đường kính ngoài tại nguyên ủy của nhánh xuyên trung bình là 1,0mm (đlc=0,5). Bảng 2: Tỉ lệ về phân lớp đường kính nguyên ủy của nhánh xuyên Phân lớp đường kính Chân phải n= 80 Chân trái n = 90 Hai chân n = 170 < 0,5 17,5 % 22,2 % 20,0% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 107 Phân lớp đường kính Chân phải n= 80 Chân trái n = 90 Hai chân n = 170 0,5-1,0 57,5 % 50,0 % 53,5% > 1,0 25,0 % 27,8 % 26,5% Tổng 100 % 100 % 100 % Phép kiểm 2 6,430 Giá trị p 0,169 + Nhận xét: Tổng số những nhánh xuyên có đường kính lớn hơn 0,5 mm chiếm tỉ lệ là 80,0%. Đây là những nhánh xuyên có giá trị vì những nhánh xuyên này có khả năng nối ghép thành công khi sử dụng vạt cơ căng mạc đùi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên phải và trái (p=0,169). Chiều dài nhánh xuyên Bảng 3: Chiều dài trung bình của nhánh xuyên Chân phải n = 80 Chân trái n = 90 Hai chân n = 170 Giá trị p của Student’s t- test Chiều dài nhánh xuyên 25,3 đlc: 17,9 29,3 đlc: 15,6 27,5 đlc: 16,8 0,779 + Nhận xét: Chiều dài của nhánh xuyên giữa chân phải và chân trái không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với giá trị p=0,779. Các nhánh xuyên thường có chiều dài trung bình là 27,5mm. Nhánh xuyên ngắn nhất là 5mm và dài nhất là 95mm. Hướng của nhánh xuyên Bảng 4: Hướng của nhánh xuyên theo chiều dọc đùi Hướng của nhánh xuyên Chân phải n= 80 Chân trái n = 90 Hai chân n = 170 Hướng lên 6,3 % 8,9% 7,6% Hướng ra trước 46,3% 30,0 % 37,6% Hướng xuống 47,5% 61,1% 54,7% Tổng 100 % 100 % 100 % Phép kiểm 2 1,721 Giá trị p 0,787 + Nhận xét: Đa số nhánh xuyên được tìm thấy là hướng xuống dưới về phía xương bánh chè (54,7%). Điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ nhánh xuyên hướng lên chỉ chiếm 7,6%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên phải và trái (p=0,787) (xem hình 3). Vị trí nhánh xuyên so với đưởng chuẩn Bảng 5: Vị trí nhánh xuyên so với đưởng chuẩn Hướng của nhánh xuyên Chân phải n= 80 Chân trái n = 90 Hai chân n = 170 ở ngoài 82,2% 81,3% 81,8% Ngay trục đùi 13,3% 8,8% 11,2% ở trong 4,4% 10,0% 7,1% Tổng 100 % 100 % 100 % Phép kiểm 2 5,459 Giá trị p 0,243 + Nhận xét : 81,8% các nhánh xuyên hướng ra ngoài so với đường chuẩn. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên phải và trái (p=0,243). Góc vào da của nhánh xuyên Bảng 6: Phân lớp góc vào da của nhánh xuyên Phân lớp góc vào da Chân phải n= 80 Chân trái n = 90 Hai chân n = 170 Dưới 360 38,8% 26,7% 32,4% Từ 360-720 36,3% 52,2% 44,7% Từ 720-900 25,0% 21,1% 22,9% Tổng 100 % 100 % 100 % Phép kiểm 2 1,510 Giá trị p 0,825 + Nhận xét : 32,4% các nhánh xuyên chạy gần như song song với mặt da. 44,7% hợp với mặt da thành góc nhọn và 22,9% chạy vuông với mặt da. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên phải và trái (p=0,825). BÀN LUẬN Loại nhánh xuyên Theo nghiên cứu của chúng tôi số nhánh xuyên cơ ra da là 149 nhánh (87,6%), nhánh xuyên vách gian cơ ra da chỉ có 1 nhánh (0,6%) và nhánh trực tiếp ra da là 20 nhánh (11,8%). So sánh với một số các tác giả khác trên thế giới về loại nhánh xuyên trên cả 3 nhánh của động mạch mũ đùi ngoài vì các tác giả này không tách riêng ra loại nhánh xuyên của nhánh lên. Bảng 7: Bảng so sánh các loại nhánh xuyên giữa các nghiên cứu(3,10) Tác giả (năm) Mẫu nghiên cứu Nhánh xuyên cơ ra da (%) Nhánh xuyên vách gian cơ da (%) Nhánh xuyên trực tiếp ra da (%) SONG 1984 9 VẠT 0 100 - Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 108 Tác giả (năm) Mẫu nghiên cứu Nhánh xuyên cơ ra da (%) Nhánh xuyên vách gian cơ da (%) Nhánh xuyên trực tiếp ra da (%) KOSHIMA 1989 13 VẠT 38.5 61.5 - ZHOU 1991 32 VẠT 63.0 37.0 - WOLFF 1992 100 XÁC 90,0 10,0 - PRIBAZ 1995 44 VẠT 64,0 36,0 - SHIMIZU 1997 41 XÁC 51,0 49,0 - KIMATA 1997 38 VẠT 73,7 26,3 - SHIEH 1998 37 VẠT 83,8 16,2 - KIMATA 1998 70 VẠT 82,0 18,0 - XU 1998 42 XÁC 60,0 40,0 - LUO 1999 152 VẠT 82,2 9,5 8,3 LUO 1999 10 XÁC 75,0 20,0 5,0 DEMIRKAN 2000 59 VẠT 88,0 12,0 - WEI 2002 672 VẠT 87,0 13,0 - MAKITIE 2003 39 VẠT 77,0 23,0 - P.YU 2004 72 VẠT 79,0 21,0 - SW CHOI 2007 19 XÁC 82,5 17,5 - TANSATIT 2008 30 XÁC 76,9 23,1 - CHÚNG TÔI 2011 30 XÁC 87,6 0,6 11,8 Cho đến nay thì việc nghêin cứu các nhánh xuyên ra da của các tác giả trên thế giới đều gộp chung tất cả các nhánh xuyên của cả 3 nhánh lên, xuống, ngang chứ không có công trình nghiên cứu riêng biệt về nhánh xuyên của nhánh lên. Tuy vậy trong phần lớp các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ vượt trội của các nhánh xuyên cơ ra da so với loại xuyên vách và xuyên trực tiếp. riêng hai tác giả Song và Koshima không ghi nhận được loại xuyên cơ do mẫu nhỏ và quan điểm phân loại. Ưu thế các nhánh xuyên cơ ra da của nhánh lên là cơ sở vững chắc cho tính ưu việt và ổn định của vạt da cơ căng mạc đùi. Đường kính ngoài tại nguyên ủy của nhánh xuyên Đường kính ngoài tại nguyên ủy của nhánh xuyên trung bình là 1.0mm (đlc=0,5). Tổng số những nhánh xuyên có đường kính lớn hơn 0,5 mm chiếm tỉ lệ là 80,0%. Đây là những nhánh xuyên có giá trị vì những nhánh xuyên này có khả năng nối ghép thành công khi sử dụng vạt da cơ căng mạc đùi. So với 160 nhánh xuyên của 38 vùng đùi trong khảo sát của SW.Choi (11) trên người Hàn Quốc ,đường kính trung bình của nhánh xuyên là 0,9 mm, tỉ lệ nhánh xuyên lớn hơn 0,5 mm đường kính chiếm 68,1%, thì kết quả của nghiên cứu trên người Việt Nam của nhánh lên không chênh lệch nhiều về đường kính nhưng có vẻ hơi lớn hơn về tỉ lệ những nhánh xuyên lớn hơn 0,5 mm. P.Yu(7,8 nghiên cứu trên người phương Tây với 72 vạt đùi trước ngoài, với hệ thống nhánh xuyên ABC của ông(7,8 thì có 64,3% trường hợp có đường kính nhánh lớn hơn 0,5 mm và chú ý rằng những nhánh xuyên ở xa (nhánh xuyên C) thì đa số là đường kính nhỏ hơn 0,5 mm (72% tổng số nhánh xuyên C). Chiều dài nhánh xuyên Các nhánh xuyên thường có chiều dài trung bình là 27,5mm, ngắn nhất là 5mm và dài nhất là 95mm. Các nhánh loại này rất thuận lợi cho những khuyết hổng cần có một cuống mạch dài và một vùng cấp máu rộng lớn để che phủ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì chiều dài cuống mạch ngắn hơn sách GS Phan là 40- 50mm, nhưng trái lại có những trường hợp chiều dài mạch có thể đạt đến 95mm, đây cũng là ưu điểm. Và chiều dài cuống mạch xuyên từ nhánh lên sẽ ngắn hơn so với, dài hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy chiều dài của các nhánh xuyên của nhánh lên ngắn hơn so với chiều dài nhánh xuyên của nhánh xuống (tác giả S.W.Choi thì đo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 109 đạc từ vị trí xuất phát của nhánh xuống đến tận vị trí nhánh xuyên ra da, chiều dài trung bình của đoạn này là 83,3 mm) nhưng vẫn là chiều dài thuận lợi cho việc tạo vạt cơ da căng mạc đùi cũng như mở rộng lên trên ngoài của vạt đùi trước ngoài. Hướng và góc vào da của nhánh xuyên của nhánh lên Theo nghiên cứu của chúng tôi, đa số nhánh xuyên được tìm thấy là hướng xuống dưới về phía xương bánh chè với tỉ lệ 54,7%, và các nhánh xuyên đi ra vuông góc với bề mặt da cũng chiếm tỉ lệ đáng kể là 37,6%. Đây là điều khá ngạc nhiên với nhánh lên đáng lẽ ra phải hướng lên mà lại hướng xuống và vuông góc với bề mặt da, trong khi đó tỉ lệ nhánh xuyên hướng lên chỉ 7,6%. Bên cạnh đó, chọn đoạn chuẩn làm ranh giới giữa phía ngoài và phía trong của đùi, với tỉ lệ là 81,8% các nhánh xuyên hướng ra ngoài so với đoạn chuẩn chiếm đa số. Những nhánh xuyên thoát ra da ngay trên đoạn chuẩn chiếm tỉ lệ 11,2%. Đây là gợi ý cho phẫu thuật viên khi thiết kế vạt da cơ căng mạc đùi theo hướng xuống ra ngoài hay mở rộng vạt đùi trước ngoài lên trên. Tỉ lệ nhánh xuyên chạy vào da thành góc nhọn và vuông góc chiếm tỉ lệ khá cao là 67,6% và khoảng 32,4% các nhánh xuyên chạy gần như song song với mặt da. Điều này cần lưu ý đối với phẫu thuật viên khi làm mỏng vạt đối với các nhánh xuyên của nhánh lên do có đến 1/3 trục mạch chạy song song với bề mặt da, nên khi làm mỏng có thể làm suy giảm phạm vi cấp máu của vạt(12. KẾT LUẬN Trung bình mỗi chân thì nhánh lên cho 2.8 nhánh xuyên với đường kính ngoài là 1mm, ưu thế là các nhánh xuyên cơ ra da với chiều dài và hướng cuống mạch tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện vạt cơ da căng mạc đùi(13) 1/3 mạch xuyên có trục song song với bề mặt da là một khuyến cáo khi làm mỏng vạt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vuksanovíc A,SU,Joanovíc I. (2006): "Vascuar stalk analysis of the tensor fasciae latae flap." Medicine and Biology: 13 (1): 1 - 5. 2. Hubmer, M. G, Schwaiger, Nina, Windish, Gunther, Feigl, Georg, Koch, Horst, Haas, Franz, Justich, Ivo, Scharnagl, Erwin. (2009): "The vascular anatomy of the tensor fasciae latae perforator flap." American Society of Plastic Surgeons. 3. Isao Koshima,YN.,Tetsuya Tsutsui,Yoshio Takahashi. (2003): "New anterolateral thigh perforator flap with a short pedicle for reconstruction of defects in the upper extremities." Ann. Plast Surg: 51: 30 - 36. 4. Netter FH. (2004): "Atlas giải phẫu người." Nhà xuất bản Y học: 493 – 481. 5. Nguyễn Huy Phan. (1999): “Kỹ thuật vi phẫu mạch máu- thần kinh, thực hiện và ứng dụng lâm sàng” Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội,. 6. Nguyễn Quang Quyền. (2004): "Bài giảng Giải phẫu học " Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh: tập 1: 171-186. 7. Peirong Yu, AY. (2006): "Efficacy of the handheld doppler in preoperative identification of the cutaneous perforators in the anterolateral thigh flap" Plast. Reconstr. Surg: 118: 928 - 933. 8. Peirong Yu. (2004): "Characteristics of the anterolateral thigh flap in a western population and its application in head and neck reconstruction." Wiley Periodical, Inc. Head Neck. 26: 759 – 769. 9. Phạm Đăng Diệu. (2001):"Giải phẫu chi trên - chi dưới" Nhà xuất bản Y học: 356-409. 10. Shenkang Luo,W R,Jinhui Luo,Lishen Luo,Jianhua Gao,Linfenng Chen,Daniel V.Egloff. (1999): "Anterolateral thigh flap: A review of 168 cases." Wiley-Liss, Inc. Microsurgery: 19: 232- 238. 11. Sung-Weon Choi, J.-Y. P., Mi-Sun Hur, Hyun-Do Park, Hyun- Joo Kang, Kyung-Seok Hu, Hee-Jin Kim. (2007): "An anatomic assessment on perforators of the lateral circumflex femoral artery for anterolateral thigh flap ": 866 - 871. 12. Tanvaa Tansatit,S W,Pasinee Sanguansit. (2008): "The anatomy of the lateral circumflex femoral artery in anteral thigh flap." J Med Assoc Thai: 91 (9): 1404 - 1408. 13. Woff K.D, H F. (2005)"Raising of Microvascular flaps." Springer: 39-63.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_giai_phau_cac_nhanh_dong_mach_xuyen_ra_da_cua_nhanh.pdf
Tài liệu liên quan