Đặc điểm hình thái sọ mặt

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI SỌ MẶT TÓM TẮT Mục tiêu: phân tích đặc điểm hình thái sọ mặt và các đặc điểm đặc trưng chủng tộc của nhóm người Việt Nam trưởng thành hạng III có chỉ định phẫu thuật. Phương pháp: nghiên cứu sử dụng phân tích phim sọ nghiêng dạng tỉ lệ của COBEN và phân tích phim sọ nghiêng dạng hình học của DIPAOLO. 30 phim sọ nghiêng của các bệnh nhân Việt Nam hạng III có chỉ định phẫu thuật (13 nam, 17 nữ) đã được phân tích và so sánh với các mẫu tương đồng ở người Việt Nam hạng I và người Pháp Caucasian hạng III cần phẫu thuật. Các khác biệt giữa hai giới cũng đã được phân tích. Kết quả: sự khác biệt giới tính trong nhóm hạng III Việt Nam biểu hiện: theo chiều trước sau, nam có xu hướng nhô xương hàm dưới nhiều hơn nữ; nữ có nền sọ trước ngắn và lùi xương hàm trên nhiều hơn nam. Theo chiều dọc, tỉ lệ mặt dài ở nam cao hơn ở nữ. Sự khác biệt chủng tộc thể hiện rõ nhất ở lọai mặt và độ nhô răng cửa. Người Việt Nam hạng I và hạng III ở cả hai giới đều có ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI SỌ MẶT

pdf28 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm hình thái sọ mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI SỌ MẶT TÓM TẮT Mục tiêu: phân tích đặc điểm hình thái sọ mặt và các đặc điểm đặc trưng chủng tộc của nhóm người Việt Nam trưởng thành hạng III có chỉ định phẫu thuật. Phương pháp: nghiên cứu sử dụng phân tích phim sọ nghiêng dạng tỉ lệ của COBEN và phân tích phim sọ nghiêng dạng hình học của DIPAOLO. 30 phim sọ nghiêng của các bệnh nhân Việt Nam hạng III có chỉ định phẫu thuật (13 nam, 17 nữ) đã được phân tích và so sánh với các mẫu tương đồng ở người Việt Nam hạng I và người Pháp Caucasian hạng III cần phẫu thuật. Các khác biệt giữa hai giới cũng đã được phân tích. Kết quả: sự khác biệt giới tính trong nhóm hạng III Việt Nam biểu hiện: theo chiều trước sau, nam có xu hướng nhô xương hàm dưới nhiều hơn nữ; nữ có nền sọ trước ngắn và lùi xương hàm trên nhiều hơn nam. Theo chiều dọc, tỉ lệ mặt dài ở nam cao hơn ở nữ. Sự khác biệt chủng tộc thể hiện rõ nhất ở lọai mặt và độ nhô răng cửa. Người Việt Nam hạng I và hạng III ở cả hai giới đều có nền sọ trước ngắn, dạng mặt rộng, vuông và ngắn hơn người Pháp Caucasian đồng thời răng cửa hai hàm nhô trước nhiều hơn. Kết luận: Đối với các trường hợp hạng III có chỉ định phẫu thuật, trong kế họach điều trị chỉnh nha tiền phẫu thuật và phẫu thuật chỉnh hàm, tỉ lệ nhổ răng và phẫu thuật lún song song hoặc lún phần trước xương hàm trên ở người Việt Nam thường có khuynh hướng cao hơn người Pháp Caucasian. Từ khóa: đặc điểm hình thái sọ mặt, đặc trưng chủng tộc, phim sọ nghiêng, khác biệt giới tính, nhổ răng, phẫu thuật lún song song, độ nhô răng cửa. ABSTRACT CEPHALOMETRIC CHARACTERISTICS OF THE CRANIO- FACIAL MORPHOLOGY OF THE VIETNAMESE AND FRENCH CAUCASIAN SURGICAL CLASS III. Cu Hoang Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 – Supplement of No 1 – 2010: 265 - 273 Objectives: analyse the cephalometric characteristics and the ethnic characteristics of the cranio- facial morphology of the adult surgical class III Vietnameses. Methods: two cephalometric analysis – proportional analysis of COBEN and quadrilateral analysis of DIPAOLO were used. 30 lateral cephalometrics of the Vietnamese surgical Class III patients (13 men and 17 women) were analyzed and compared to the equivalent samples of Vietnamese Class I and French Caucasian surgical Class III. The differences between two sexes were equally analyzed. Results: significant differences between Vietnamese surgical Class III males and females are the followings: on the sagittal direction, Class III with mandibular prognathism tends to be more frequent and more severe in men than in women. On the vertical dimension, men are more dolichofacial than women. The most significant differences between two ethnics are noted in the cranio-facial type and the incisors’ protrusion. Class I and Class III Vietnameses of both sexes are more brachycephale and euryprosope than French Caucasian; their incisors are much more protrusive than the Caucasians. Conclusions: in the treatment plan of surgical Class III, tooth extraction and maxillary parallel impaction (or maxillary anterior impaction) tends to be more indicated in Vietnamese than in French Caucasian. Keywords: cranio- facial morphology, ethnic characteristics, cephalometric, differences between two sexes, tooth extraction, incisors’ protrusion. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng và Đống Khắc Thẩm (2000)(14), kiểu sai hình hạng III chiếm 21,7% dân số người Việt Nam trướng thành. Quan điểm chỉnh hình răng mặt hiện nay cho rằng điều trị các trường hợp hạng III nặng thường phải kết hợp chỉnh nha với phẫu thuật nhằm đạt được chức năng và thẩm mỹ tối ưu cho bệnh nhân. Tuy nhiên các nghiên cứu về đặc điểm hình thái sọ mặt của nhóm người Việt Nam trưởng thành với sai hình hạng III có chỉ định phẫu thuật còn khá ít. Do tỉ lệ sai hình hạng III ở châu Á cao hơn nhiều các châu lục khác, gần đây, các nước châu Á đã chú trọng nghiên cứu về vấn đề này trên cơ sở so sánh với nhóm người Caucasian.Về mặt nhân chủng học, xét theo nguồn gốc các luồng di cư, dân tộc Việt Nam chia thành hai chủng: vùng phía bắc thuộc chủng Nam Mông Cổ, vùng phía nam thuộc chủng Indonesia(1,17). Do đó, các nghiên cứu hình thái nêu trên của các nước châu Á là nguồn tư liệu tham khảo rất có giá trị cho chúng ta. Tuy nhiên, vấn đề lai tạp chủng tộc ngày càng phổ biến tạo nên những biến đổi hình thái lớn trong các chủng dân; dẫn đến nhu cầu bức thiết cần có những nghiên cứu sâu hơn về kiểu sai hình này trên người Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích:   Phân tích đặc điểm hình thái sọ mặt của nhóm người Việt Nam trưởng thành hạng III có chỉ định phẫu thuật bằng cách so sánh với nhóm chứng người Việt Nam hạng I.   Phân tích các đặc điểm đặc trưng chủng tộc của kiểu sai hình trên bằng cách so sánh với nhóm người Pháp Caucasian có cùng kiểu sai hình; qua đó khảo sát khuynh hướng điều trị chỉnh nha tiền phẫu thuật và phẫu thuật chỉnh hàm cho nhóm người Việt Nam hạng III nặng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Nhóm bệnh 30 bệnh nhân Việt Nam hạng III (13 nam, 17 nữ) và 30 bệnh nhân Pháp Caucasian (16 nam, 14 nữ) được chọn thỏa các điều kiện sau: ≥ 18 tuổi; Không có bệnh tòan thân trầm trọng; Không có dị tật bẩm sinh hay tiền sử chấn thương ảnh hưởng đến vùng sọ mặt; Chưa từng điều trị chỉnh hình răng mặt; Biểu hiện hạng III xương và/hoặc hạng III Angle răng ảnh hưởng trầm trọng đến thẩm mỹ và/hoặc chức năng. Nhóm chứng 30 người Việt Nam (15 nam, 15 nữ) và 30 người Pháp Caucasian (7 nam, 23 nữ) thỏa các điều kiện 1,2,3,4 tương tự như trên, đồng thời: biểu hiện hạng I xương (0°≤ANB≤4°, 2mm≤AoBo≤2mm ở nhóm người Pháp Caucasian; 0°≤ANB≤4°, 2mm≤AoBo≤2mm ở nhóm người Việt Nam); Không có các sai hình theo chiều dọc (22°≤FMA≤28°, 27°≤GoGn/ SN≤37° ở nhóm người Pháp Caucasian, 22°≤FMA≤28°; 27,2°≤GoGn/SN ≤35,54° ở nhóm người Việt Nam). Phương pháp nghiên cứu Phân tích phim sọ nghiêng Nghiên cứu sử dụng phân tích dạng tỉ lệ của COBEN(12,16,19) kết hợp với phân tích dạng hình học của DIPAOLO(6,9,10). Các điểm chuẩn, đường thẳng và mặt phẳng sử dụng được mô tả dưới đây:   ‘Hộp’ COBEN (đường đứt quãng): với hai trục chính là đường thẳng đi qua O-Po và đường vuông góc với O-Po đi qua Ba. Các số đo về nền sọ, tầng mặt trên và dưới có dạng tỉ lệ phần trăm có được do chiếu vuông góc các điểm mốc giải phẫu lên hai trục chính.   Tứ giác DIPAOLO (đường liên tục, vùng tầng mặt dưới): thể hiện tương quan giữa chiều dài xương hàm trên, chiều dài xương hàm dưới và chiều cao trước, sau của tầng mặt dưới. Các đường (1),(2),(3) biểu hiện vị trí và độ nghiêng răng cửa trên và dưới. Na: điểm trước nhất trên đường khớp trán mũi; S: Điểm chính giữa hố yên xương bướm; Po: Điểm cao nhất của bờ trên ống tai ngòai; O: Điểm thấp nhất của bờ dưới ổ mắt; Ar: Điểm giao giữa bờ sau cành lên xương hàm dưới và xương bướm; Ba: Điểm thấp nhất của bờ trước lỗ chẩm; ENA: Gai mũi trước; ENB: Gai mũi sau; Ptm: Điểm thấp nhất của khe chân bướm hàm; A: Điểm sau nhất trên viền ngòai xương ổ răng hàm trên; B: Điểm sau nhất trên viền ngòai xương ổ răng hàm dưới; J: Điểm sâu nhất trên đọan cong nối bờ trước cành lên xương hàm dưới và thân xương hàm dưới; Ptm’: Điểm chiếu vuông góc của Ptm xuống mặt phẳng khẩu cái (ENA – ENB); A’: Điểm chiếu vuông góc của A xuống mặt phẳng khẩu cái (ENA – ENB); B’: Điểm chiếu vuông góc của B xuống mặt phẳng hàm dưới (Go – Gn); J’: Điểm chiếu vuông góc của J xuống mặt phẳng hàm dưới (Go – Gn); Go: Điểm sâu nhất trên đọan cong nối bờ sau cành lên xương hàm dưới và thân xương hàm dưới; Pog: Điểm trước nhất của cằm; Gn: Điểm thấp nhất và trước nhất của cằm; Me: Điểm thấp nhất của cằm. Bảng thu thập số liệu Họ và tên bệnh nhân mm (°) % Chiều sâu mặt tòan bộ Ba-N Chiều cao mặt tòan bộ N-Me Nền Chiều sâu Ba-S /(Ba- N) S-N /(Ba- N) NS (/Nme) sọ Chiều cao S-Ba (/Nme) S-Ptm (/BaN) Chiều sâu Ba-A (/BaN) Tầng mặt trên Chiều cao N-ENA (/N-Me) Ba-Ar (/BaN) Ri (°) Tầng mặt dưới Chiều sâu Ar-Go (/BaN) Go (°) BaPo (/BaN) ENA-Me (/N-Me) SAr (/Nme) ArGo (/Nme) Chiều cao GoMe (/Nme) A'Ptm' (Max) B'J' (Mand) Ptm'J' Tương quan giữa chiều dọc và chiều trước sau A'B' (Ptm'J' + A'B')/2 = M hauteur SAG-ANG (°) I → đường 2 i → đường 3 Đánh giá về răng i → đường 1 Các phân tích được thực hiện 4 nhóm nghiên cứu, chia thành 8 phân nhóm: Nhóm người Việt Nam hạng I: Nam (1a), Nữ (1b); Nhóm người Pháp Caucasian hạng I: Nam (2a), Nữ (2b); Nhóm người Việt Nam hạng III: Nam (3a), Nữ (3b); Nhóm người Pháp Caucasian hạng III: Nam (4a), Nữ (4b).   Phân tích vùng nền sọ: thực hiện việc so sánh giữa: Hai giới nam và nữ trong mỗi nhóm (a><b); Nhóm bệnh và nhóm chứng trong cùng chủng tộc (1><4); Hai nhóm chứng hạng I của hai chủng tộc Việt Nam và Pháp Caucasian (1><2); Hai nhóm bệnh hạng III của hai chủng tộc Việt Nam và Pháp Caucasian (3><4).   Phân tích tầng mặt trên: tương tự như trên   Phân tích tầng mặt dưới: tương tự như trên   Phân tích tỉ lệ COBEN: các số đo của các nhóm hạng I được so với số đo chuẩn của COBEN. Các số đo ở các nhóm hạng III được so với nhóm hạng I cùng chủng tộc.   Phân tích tứ giác DIPAOLO: khảo sát sự hài hòa của các thành phần của tứ giác hàm dưới với định luật: ở nhóm người hài hòa, khuôn mặt cân đối, hạng I răng, ta có: Chiều dài xương hàm trên (A’Ptm’) = Chiều dài xương hàm dưới (B’J’) = (Chiều cao tầng mặt dưới phía sau (Ptm’J’) + chiều cao tầng mặt dưới phía trước (A’B’))/2 Giả thuyết là các nhóm chứng hạng I được chọn khẳng định định luật trên, các nhóm hạng III biểu hiện sự rối lọan về tính hài hòa giữa các thành phần của tứ giác hàm dưới. Biểu diễn kết quả dưới dạng sơ đồ - biểu đồ   Kết quả của phân tích COBEN được biểu diễn bằng sơ đồ COBEN sử dụng số trung bình và độ lệch chuẩn.   Kết quả của phân tích tứ giác được biểu diễn dưới dạng biểu đồ cột 3D. KẾT QUẢ Sự khác biệt giữa hai giới Trong nhóm người Việt Nam hạng I, kết quả cho thấy răng cửa ở nữ nhô trước nhiều hơn nam (I → đường 2 của nữ > nam, i → đường 3 của nữ > nam với p nam với p<.01). Đây là một đặc trưng riêng của chủng tộc Việt Nam vì theo các nghiên cứu trên người Caucasian (1) cũng như theo một số nghiên cứu trên người châu Á (MUNANDA-SNOW (1995)(1) trên người Indonesia (chủng Indonesia), ALCALDE (2000) trên người Nhật Bản (chủng Nam Mông Cổ)), răng cửa ở nam nhô trước nhiều hơn nữ. Trong nhóm người Việt Nam hạng III, kết quả cho thấy nữ có nền sọ và xương hàm trên ngắn hơn nam (BaN của nữ < nam với p<.05, A'Ptm' của nữ < nam với p<.01), hàm dưới định vị ra trước so với nền sọ nhiều hơn nam (%Ba- Ar/BaN của nữ < nam với p<.001), tỉ lệ mặt dài ở nữ ít hơn nam (Nme của nữ < nam với p<.001, Ptm'J' và A'B' của nữ < nam với p<.01. Điều này khẳng định hai kiểu sai hình hạng III khác nhau giữa hai giới: hạng III ở nữ biểu hiện với ngắn nền sọ và xương hàm trên kết hợp với nhô xương hàm dưới, ở nam biểu hiện dài xương hàm dưới và mặt dài. Trong khi đó, chỉ ghi nhận sự khác biệt về tầm vóc chủ yếu giữa nam và nữ người Pháp Caucasian trong cả nhóm hạng I và III. Các đặc điểm hình thái sọ mặt của nhóm người Việt Nam và người Pháp Caucasian hạng III cần phẫu thuật Nhóm Việt Nam: Kết quả được thể hiện ở Sơ đồ 1a,1b và Bảng 1 Bảng 1 : Phân tích tứ giác trên người VN hạng I và hạng III Max p Mhauteur p Mand p’ Nam 50,4±2,4 *** 54,5±2,4 *** 50,6±2,4 ,68 Hạng I Việt Nam Nữ 49,3±2,1 ** 53,4±4,3 ** 49,5±2,1 ,55 Nam 50±3,1 *** 58,9±4,4 ,33 57,2±5,2 *** Hạng III Việt Nam Nữ 46,8±2,1 *** 53,1±4 ,27 54,6±4,6 *** Theo các kết quả trên, ta nhận thấy: nhóm nam Việt Nam có biểu hiện rối lọan chiều cao mặt (chiều cao mặt tòan bộ tăng, chiều cao tầng mặt dưới phần sau và trước đều tăng, góc hàm dưới mở). Răng cửa hai hàm nhô trước. Nhóm nữ Việt Nam có biểu hiện rối lọan cả chiều dài mặt (chiều dài nền sọ và xương hàm trên giảm) và chiều cao mặt (chiều dài cành lên xương hàm dưới giảm, góc hàm dưới mở). Răng cửa hai hàm nhô trước nhiều. Các đặc điểm trên có nhiều nét tương đồng với nhóm người Hàn Quốc (chủng Nam Mông Cổ) hạng III (BAIK, 2000)(2) với các rối lọan về chiều dài mặt quan sát thấy ở nhóm nữ Việt Nam và các rối lọan về chiều cao mặt ở nhóm nam. Tuy nhiên, răng cửa hàm dưới ở người Việt Nam hạng III nhô trước nhiều hơn người Hàn Quốc hạng III. Điều này một lần nữa khẳng định đây là một đặc điểm chủng tộc riêng của người Việt Nam. Nhóm Pháp Caucasian: Kết quả được thể hiện ở Sơ đồ 2a, 2b và bảng 2 Bảng 2: Phân tích tứ giác trên người Pháp Caucasian hạng I và hạng III Max p M hauteur p Mand p’ Nam 53,1±3 ** 56,7±3 ** 53,2±2,2 ,92 Hạng I Pháp Nữ 49,6±2,7 ,12 51,3±4 ,09 49,5±2,5 ,58 Nam 49,7±4,9 *** 57,9±3,6 ,52 58,6±4,3 *** Hạng III Pháp Nữ 49,3±2,5 * 52,6±5,1 ,18 55±3,6 *** Theo các kết quả trên, ta nhận thấy: nhóm nam Pháp Caucasian hạng III có hàm dưới phát triển theo hướng mở, rối lọan theo chiều trước sau do ngắn xương hàm trên kết hợpvới dài và nhô xương hàm dưới. Răng cửa hàm dưới nhô trước. Nhóm nữ Pháp Caucasian hạng III cũng có hàm dưới phát triển theo hướng mở. Tuy nhiên rối lọan theo chiều trước sau chủ yếu do dài và nhô xương hàm dưới. Răng cửa hàm trên lùi trong khi răng cửa dưới nhô trước nhiều. Các khảo sát trên cũng như các kết quả của các nghiên cứu trên người châu Á hạng III(1,5,17,20) cho thấy sự đa dạng các biến thể theo chiều trước sau của kiểu sai hình này. Sự xáo trộn theo chiều này không tác động lên một giới nhất định. Tuy nhiên, ta nhận thấy đa số các trường hợp đều có xáo trộn về chiều cao mặt nói chung và chiều cao tầng mặt dưới nói riêng theo hướng hàm dưới phát triển mở, đặc biệt giới nam bị tác động mạnh hơn giới nữ. Các đặc điểm khác biệt chủng tộc quan sát được: Bảng 3 – Biểu đồ 1 và Bảng 4-Biểu đồ 2 Bảng 3: So sánh nhóm Việt Nam hạng I và Pháp Caucasian hạng I Nam Nữ Hạng I VN Hạng I Pháp p Hạng I VN Hạng I Pháp p BaN 94,2±5,5 95,8±6,7 ,52 93,7±4,9 89,6±4,8 * Kích thước sọ mặt NMe 125,1±5 126±4,6 ,78 121,6±6,7 117,4±5,9 ,08 %BaS/BaN 25,8±2,7 23,7±1,5 ,14 27,1±1,9 25,2±2,1 ,06 %SN/BaN 74,2±2,6 76,4±1,2 * 72,9±1,9 75±2 ** %NS/NMe 7,2±2,9 8,3±3,5 ,73 7,5±1,9 10,8±2,4 ,17 Nền sọ %SBa/NMe 32,9±4 34,9±4,9 ,18 31,8±1,8 31,6±2,7 ,81 %SPtm/BaN 21±3,5 21,8±3,5 ,56 20,4±2,3 20,5±2,4 ,92 %BaA/BaN 100,2±4,2 102,1±4,6 ,34 100,1±3,4 101,9±3,2 ,23 Tầng mặt trên %N-ENA/NMe 45,7±1,3 42,8±1,8 * 45,7±3 44,9±2,6 ,3 %Ba-Ar/BaN 8,2±2,2 6,7±4,1 ,2 9,3±2,1 6,7±2 ** Tầng mặt Angle Ri 4,4±3,6 10,3±3,8 * 4,9±3,6 11,2±5,9 ** Nam Nữ Hạng I VN Hạng I Pháp p Hạng I VN Hạng I Pháp p %ArGo/BaN 5,1±3,2 9,8±3,9 ,06 4,5±3,1 10,3±5 ** Angle Go 116,8±4,9 119,7±6,1 ,39 117,7±4,6 123,1±4,5 * %BaPo/BaN 97,5±5,9 104,5±5,6 ,07 96,3±5,5 99,6±7,1 ,23 %ENA-Me/NMe 54,4±1,3 57,2±1,8 ** 54,6±1,7 55,1±2,6 ,43 %SAr/NMe 26,8±2,4 28,2±5 ,28 25,3±2 26,9±2,3 ,1 %ArGo/NMe 42,8±3,3 40,9±4,5 ,33 42,8±3,2 39,5±3,2 * %GoMe/NMe 23,2±3,8 21,5±3,6 ,52 24,4±3,6 23,1±3,6 ,49 A'Ptm' 50,4±2,4 53,1±3 * 49,3±2,1 49,6±2,7 ,75 B'J' 50,6±2,4 53,2±2,2 ,1 49,5±2,1 49,5±2,5 ,96 Ptm'J' 45,4±2,9 46,9±3,3 ,47 44,4±3,9 41,6±3,5 ,06 A'B' 63,5±2,9 66,6±3,7 ,17 62,4±5,1 61±4,9 ,4 dưới Góc giữa mp khẩu 20,8±3,3 21,6±3,9 ,72 21±3,7 22,9±4,5 ,24 Nam Nữ Hạng I VN Hạng I Pháp p Hạng I VN Hạng I Pháp p cái – mp hàm dưới I → đường 2 9,7±1,4 8,9±2,1 ,47 10,8±1,3 8,2±1,9 *** i → đường 3 3,6±1,5 2,6±1,6 ,26 5,2±1,3 2,8±1,9 *** i → đường 1 -0,4±2,2 -2,4±3,6 ,09 2,2±1,9 -1,1±2,7 *** Bảng 4: So sánh nhóm Việt Nam hạng III và Pháp Caucasian hạng III Nam Nữ Hạng III VN Hạng III Pháp p Hạng III VN Hạng III Pháp p BaN 90,8±5,3 91,9±6,98 ,61 85,9±4 88,6±6 ,18 Kích thước sọ mặt NMe 132,5±9,2 132,3±8,3 ,94 122,8±5,8 120,6±9,6 ,39 %BaS/BaN 24,8±3,2 22,8±5,9 ,08 25,8±2 24±2,3 ,11 Nền sọ %SN/BaN 75,7±3,3 76,1±1,9 ,62 74,3±2 76,2±2,3 * Nam Nữ Hạng III VN Hạng III Pháp p Hạng III VN Hạng III Pháp p %NS/NMe 5,7±2,5 8,5±3,4 ,29 8±2,5 8,4±3,3 ** %SBa/NMe 33,4±3 31,5±3,2 ,12 33,5±3,3 32,7±3,9 ,5 %SPtm/BaN 20,6±3,4 21,3±3,3 ,51 22,3±2 21,9±2,4 ,63 %BaA/BaN 99±4,2 99,9±7,3 ,57 102,2±2,9 101,6±4,4 ,69 Tầng mặt trên %N- ENA/NMe 44,6±1,5 42,3±3,9 * 44,6±2 43,1±2,8 ,11 %Ba-Ar/BaN 6,7±2,1 6,7±2 ,97 10,2±2,6 8,5±3,8 ,07 Angle Ri 7±4,4 13,7±8,2 ** 8,9±6,3 14,6±7 ** %ArGo/BaN 8,3±4 14,3±9,5 ** 9,1±4,6 14,1±6,7 * Angle Go 122,8±10,9 128,4±7,2 * 123,9±9,6 128,1±9,2 ,12 %BaPo/BaN 103,6±12,2 108,5±11,4 ,12 109,1±6,9 108,5±9,2 ,84 Tầng mặt dưới %ENA- 55,5±1,6 57±2,2 ,06 55,8±2,2 55,9±2,8 ,87 Nam Nữ Hạng III VN Hạng III Pháp p Hạng III VN Hạng III Pháp p Me/NMe %SAr/NMe 26,8±2,3 26,5±2,6 ,76 26,5±3 25,9±4,6 ,52 %ArGo/NMe 41,1±6,2 39,9±4,1 ,46 39,3±4,5 40±4,5 ,65 %GoMe/NMe 26±9,4 25,7±6,1 ,87 26,5±6,2 24,5±6,5 ,34 A'Ptm' 50±3,1 49,7±4,9 ,8 46,8±2,1 49,3±2,5 * B'J' 57,2±5,2 58,6±4,3 ,27 54,6±4,6 55±3,6 ,77 Ptm'J' 48,9±5,2 46,6±5,3 ,15 43,2±4,8 41,9±5,2 ,4 A'B' 68,9±6,2 69,7±4 ,67 63±4,3 63,2±6,6 ,88 Góc giữa mp khẩu cái – mp hàm dưới 20,2±7,5 25±4,2 ** 22,4±3,8 23±6,7 ,75 I → đường 2 11,5±3,7 7±1,9 *** 10,9±2,9 6,4±2,1 *** i → đường 3 7,3±2,7 3,5±1,5 *** 6,4±2,6 3,9±1,8 *** Nam Nữ Hạng III VN Hạng III Pháp p Hạng III VN Hạng III Pháp p i → đường 1 5,7±3,8 0,7±1,8 *** 4,6±2,8 1,5±1,9 ** So sánh giữa nhóm hạng I Việt Nam và hạng I Pháp Caucasian Các khác biệt có ý nghĩa tìm thấy khi so sánh nhóm hạng I Việt Nam và Pháp Caucasian cho thấy các đặc điểm đặc trưng chủng tộc của người Việt Nam, thể hiện ở nền sọ trước ngắn, dạng mặt rộng, vuông và ngắn (dạng Euryprosope), răng cửa hai hàm nhô trước nhiều hơn so với người Caucasian. Các đặc điểm này là đặc điểm chung của chủng Nam Mông Cổ, cũng được quan sát thấy trên người Nhật Bản và người Trung Quốc phía Nam(1) làm cho chủng này có dạng sọ mặt với tầng mặt dưới nhô nhiều theo chiều trước sau, rộng và ngắn theo chiều ngang hơn chủng Caucasian Âu-Mỹ. So sánh giữa nhóm hạng III Việt Nam và hạng III Pháp Caucasian Tuy sai hình hạng III gây nhiều xáo trộn hình thái theo chiều dọc nhưng với kết quả của nghiên cứu ta vẫn thấy ở nhóm hạng III Việt Nam các đặc điểm đặc trưng chủng tộc như đã nêu với nhóm hạng I: cụ thể là cả hai giới đều có dạng mặt ngắn, và vuông đồng thời răng cửa hai hàm nhô trước nhiều hơn người Pháp Caucasian. Riêng ở nhóm nữ Việt Nam hạng III, biểu hiện nền sọ trước và xương hàm trên ngắn được thấy rõ hơn nhóm nam khi so sánh với nữ Caucasian hạng III. Ứng dụng lâm sàng của nghiên cứu Kết quả của nghiên cứu gợi ý kế họach điều trị cho nhóm người Việt Nam trưởng thành có sai khớp cắn hạng III nặng như sau:   Giai đọan điều trị chỉnh nha tiền phẫu thuật: thường có chỉ định nhổ răng khiến thời gian kéo dài và điều trị phức tạp hơn.   Giai đọan phẫu thuật chỉnh hàm: quan niệm trước đây thường dựa trên các đường thẩm mỹ nối cằm và mũi (Steiner, Rickett) để khảo sát độ nhô hai môi. Do đó, các trường hợp hạng III thường được chỉ định lùi hàm dưới ép cho môi dưới hài hòa với mũi, môi trên sẵn có. Nhưng nếu có rối lọan ở tầng mặt trên và/hoặc tầng mặt giữa thì các điểm mốc ở mũi sẽ sai lệch. Nghiên cứu cho thấy sai hình hạng III trên người Việt Nam gây nên những xáo trộn về kích thước và vị trí không chỉ trên tầng mặt dưới- xương hàm dưới mà ảnh hưởng đến cả tầng mặt trên-nền sọ và tầng mặt giữa-xương hàm trên, nhất là ở giới nữ. Hơn nữa, lùi xương hàm dưới quá nhiều có thể gây nên hội chứng ngạt thở khi ngủ (là một vấn đề thời sự đang được tập trung nghiên cứu trên thế giới)(4). Như vậy, ở người Việt Nam phẫu thuật lùi hàm dưới thường nên được kết hợp với đẩy hàm trên ra trước và phẫu thuật thẩm mỹ vùng mũi để đem lại kết quả thẩm mỹ và chức năng hơn. Ngòai ra, tỉ lệ mặt dài cao đòi hỏi phẫu thuật lún hàm trên. Với các đặc điểm đặc trưng chủng tộc như trên, phẫu thuật lún song song hoặc lún phần trước xương hàm trên có khuynh hướng được chỉ định nhiều hơn trên người Việt Nam so với người Caucasian. Kết quả của nghiên cứu giúp nhận thấy việc tầm soát và điều trị sớm sai khớp cắn hạng III trên trẻ em Việt Nam là cần thiết để giảm thiểu tối đa mức độ phức tạp của các điều trị toàn diện về sau. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy trong nhóm người Việt Nam hạng I, giới nữ có răng cửa nhô nhiều hơn giới nam. Trong nhóm người Việt Nam hạng III chỉ định phẫu thuật, nhóm nam biểu hiện mặt dài, nhô xương hàm dưới trong khi đó nhóm nữ biểu hiện nền sọ trước và xương hàm trên ngắn và lùi. Ở người Pháp Caucasian, dù hạng I hay hạng III, sự khác biệt hình thái sọ mặt giữa hai giới chỉ dừng ở sự khác biệt về tầm vóc. Nghiên cứu cũng đã quan sát thấy đặc trưng chủng tộc của người Việt Nam so với người Caucasian biểu hiện ở nền sọ trước ngắn, dạng mặt rộng, vuông, ngắn và răng cửa hai hàm nhô trước nhiều vì đặc điểm này không chỉ thấy ở nhóm hạng I mà ngay cả ở nhóm hạng III. Qua nghiên cứu chúng ta cũng có thể nhận thấy sự đa dạng và sự biến thể hết sức phức tạp của sai hình hạng III theo chiều trước sau. Sự xáo trộn hình thái theo chiều này không tác động đặc biệt vào một giới nào. Tuy nhiên, sự xáo trôn hình thái theo chiều dọc tác động mạnh trên giới nam với tỉ lệ hạng III mặt dài cao hơn ở nữ cả trên người Việt Nam và người Caucasian. Kết quả của nghiên cứu, về mặt hàn lâm, đã góp phần làm giàu thêm vốn tư liệu hình thái học của người Việt Nam, về ứng dụng lâm sàng, đã gợi ý khuynh hướng điều trị chỉnh nha tiền phẫu thuật và phẫu thuật chỉnh hàm đối với người Việt Nam hạng III nặng. Nghiên cứu góp phần vào việc xây dựng nền móng cho sự phát triển của phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt trong tương lai gần tại Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf209_4223.pdf
Tài liệu liên quan