Đặc điểm hoạt động của các mô hình thể thao giải trí ở các quận nội thành Hà Nội

Mô hình tổ chức TTGT theo trung tâm TDTT Về tổ chức quản lý hoạt động: do cơ quan nhà nước quản lý, mô hình của trung tâm được chia theo quận; mỗi quận có một trung tâm TDTT, chịu sự quản lý của Thành phố. Về thời gian và thời điểm tập luyện: trung tâm có nhiều môn học, lịch học cụ thể của từng môn được tính toán, sắp xếp cụ thể và người tập chỉ cần đến trung tâm đăng ký học môn gì, thời gian tương ứng với môn đó và đi tập. Nơi tập luyện: trung tâm thường là nơi có điều kiện tốt về CSVC, trang thiết bị tập luyện tương đối đầy đủ, thường có nhà tập, sân tập, bể bơi Về nội dung (môn tập): vô cùng đa dạng, từ các môn bóng (Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn.), các môn Võ, Thể dục nhịp điệu, Thể dục nghệ thuật, Cầu lông, Bơi lội, Cờ vua, Cờ tướng . Ưu điểm: người tập hoạt động theo định quy của trung tâm về thời gian cũng như các quy định khác, họ được trang bị một số trang thiết bị tập luyện đơn giản, có HLV có trình độ chuyên môn tốt, các bài tập được tập luyện theo giáo án của HLV. Thanh thiếu niên có năng khiếu về môn thể thao nào đó có thể được lựa chọn để tham gia thi đấu các giải học sinh của quận, thành phố hoặc vào đội dự tuyển thành phố. Nhược điểm: người tập thường có độ tuổi thanh thiếu niên, thường không dành cho người lớn tuổi. Lượng học sinh (HS) thường đông và có thể bị quá tải vào mùa hè ở những môn tập như bơi hoặc bóng đá Người tập tham gia môn tập tại trung tâm phải đóng phí theo quy định. Số lượng trung tâm TDTT quá ít, không đáp ứng được nhu cầu người tập.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hoạt động của các mô hình thể thao giải trí ở các quận nội thành Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2019 62 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nhờ công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế - xã hội nước ta phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Chính điều kiện thuận lợi này đã giúp cho TTGT ở nước ta bắt đầu phát triển, từng bước theo xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực. TTGT đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, đem lại những kết quả tốt, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu nhằm tìm hiểu các mô hình TTGT hiện có, đặc điểm hoạt động của các mô hình để đánh giá về ưu, nhược điểm của mỗi loại mô hình. Chính vì vậy, tác giả đi sâu nghiên cứu nhằm tìm hiểu “Đặc điểm hoạt động của các mô hình TTGT ở các quận nội thành Hà Nội”. Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn, điều tra xã hội học và toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn và điều tra xã hội học để hỏi những cán bộ chuyên trách, kết quả cho thấy ở Hà Nội hiện tồn tại 6 mô hình và đặc điểm hoạt động như sau: 2.1. Mô hình tổ chức TTGT riêng lẻ (cá nhân) Về tổ chức quản lý hoạt động: mô hình này không có tổ chức, hoạt động theo tinh thần tự nguyện của từng cá nhân. Người tập tập nội dung gì, tập thời gian nào, mỗi buổi tập kéo dài bao lâu, tập theo phương pháp nào đều do chính người tập quyết định. Về thời điểm và thời gian tập luyện: do người tập quyết định nên khá tự do, nhưng thường là vào buổi sáng và buổi chiều tối, thời gian kéo dài tùy thuộc vào của mỗi cá nhân. Nơi tập luyện: tùy thuộc vào điều kiện của mỗi cá nhân, có thể tập tại nhà, trên đường phố hoặc tại khu dân cư, khoảng đất trống hoặc công viên gần nhà. Về nội dung (môn tập): người tập thường sử dụng bài tập phát triển chung, đi bộ, chạy chậm, tập thái cực trường sinh hoặc tập bài võ đã biết. Tóm lại, nội dung là đa dạng, tùy sở thích và sở hữu của từng người. Ưu điểm: người tập có ý thức tự giác cao, không bắt Đặc điểm hoạt động của các mô hình thể thao giải trí ở các quận nội thành Hà Nội TS. Lê Hoài Nam; ThS. Nguyễn Danh Bắc Q TÓM TẮT: Sử dụng phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp toán học thống kê, tác giả tiến hành tìm hiểu thực trạng đặc điểm hoạt động của 6 mô hình thể thao giải trí (TTGT) đang tồn tại ở các quận của Hà Nội về các mặt: tổ chức quản lý, thời gian, địa điểm, môn tập, ưu và nhược điểm của mỗi mô hình. Từ khóa: tổ chức, thời gian, địa điểm, 6 mô hình thể thao giải trí. ABSTRACT: Using the interview method, sociological survey method and statistical mathematical method, the author find out the actual operating characteristics of the 6 recreation sports models in terms of organization, time, location, content, pros and cons of each model. Keywords: organization, time, location, 6 recreation sports models (Ảnh minh họa) KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2019 63THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC buộc về mặt thời gian, không yêu cầu cao về trang thiết bị tập luyện, người tập tự lựa chọn địa điểm tập phù hợp, gần nhà, không mất thời gian đi lại, không mất chi phí, dịch vụ tập luyện và thu hút được đông đảo mọi người tham gia. Nhược điểm: do không có người hướng dẫn nên các bài tập đôi khi không đảm bảo yêu cầu về khối lượng, cường độ, cũng như về mặt kỹ thuật, thời gian cũng bị giới hạn. Tập luyện theo hình thức cá nhân không có dụng cụ tập luyện hoặc với thiết bị đơn giản cộng với thiếu phương pháp như đã nói ở trên cũng làm hạn chế hiệu quả tập luyện. Thời gian tập luyện trong tự tập không đều, tập hôm ít, hôm nhiều, thậm chí không tập. Người tập chưa có điều kiện kiểm tra sức khỏe. Đặc điểm hoạt động của mô hình này được giới thiệu ở bảng 1. 2.2. Mô hình tổ chức TTGT theo nhóm Về tổ chức quản lý hoạt động: một nhóm người có cùng sở thích về môn tập, có thể tập cùng với nhau. Họ thống nhất nội dung, thời gian, phương pháp tập. Về thời điểm và thời gian tập luyện: do nhóm người tự quyết định nên tương đối tự do, có thể vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều sau giờ làm việc và thời gian kéo dài tùy ý. Nơi tập luyện: có thể tập luyện tại sân khu dân cư (nếu có), vỉa hè rộng, công viên gần nhà, khuôn viên cây xanh, tượng đài, hoặc nhà văn hóa của xã, phường, nơi cư trú.. Về nội dung (môn tập): người tập có thể sử dụng các bài tập phát triển chung, bài thái cực trường sinh, thể dục dưỡng sinh, thể dục thẩm mỹ, patanh, khiêu vũ, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, bóng đá, bóng rổ, võ thuật Ưu điểm: người tham gia tập luyện theo nhóm có ý thức tự giác, phát huy được tính tích cực, chủ động, nhóm được thành lập dựa trên những người có cùng sở thích, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Người tập có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, các bài tập được chọn lọc. Nhược điểm: những người tập không có sự đồng đều về trình độ và lứa tuổi, các bài tập đã được tìm hiểu lựa chọn nhưng người hướng dẫn chưa có phương pháp giảng dạy, người tập phải tự trang bị những dụng cụ tập luyện cần thiết, do vậy hiệu quả chưa cao. Vấn đề này được trình bày tại bảng 2. 2.3. Mô hình tổ chức TTGT theo nhà văn hóa phường Về tổ chức quản lý hoạt động: do bộ phận văn hóa, thể thao của phường đứng ra tổ chức, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân phường (nơi cư trú). Về thời gian và thời điểm tập luyện: thời gian bó buộc, thường sinh hoạt vào chiều tối (sau giờ làm việc), có thể thêm sáng sớm. Nơi tập luyện: thường là nhỏ hẹp và ít, tập tại nhà văn hóa phường, có thể tập tại vườn hoa công viên hoặc vỉa hè rộng thuộc địa bàn của phường quản lý. Về nội dung: thường là môn Thể dục dưỡng sinh, Cầu lông, Cờ tướng. Bảng 1. Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện TTGT riêng lẻ (n = 12) Kết quả phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý T T Các mặt khảo sát Đặc điểm n % n % X2 1 Tổ chức quản lý Thiếu chặt chẽ, cá nhân người tập 12 100 0 0 12 2 Thời gian tập luyện Tự do, do người tập quyết định 12 100 0 0 12 3 Nơi tập Ở nhà và gần nhà 12 100 0 0 12 4 Nội dung tập Đa dạng, bài tập phát triển chung, đi bộ, chạy, võ... 12 100 0 0 12 - Người tham gia đông đảo 12 100 0 0 12 - Người tập tự giác 11 91.7 1 8.3 6.8 - Không câu thúc thời gian 11 91.7 1 8.3 6.8 - Không yêu cầu cao về trang thiết bị 11 91.7 1 8.3 6.8 - Không phụ thuộc người khác 10 83.3 2 16.7 4.1 - Tập tại chỗ, không mất thời gian đi lại 11 91.7 1 8.3 6.8 5 Ưu điểm - Không mất tiền 12 100 0 0 12 - Không có phương pháp 10 83.3 2 16.7 4.1 - Môi trường tập luyện không đảm bảo 10 83.3 2 16.7 4.1 - Thiếu dụng cụ, phương tiện tập luyện cần thiết 10 83.3 2 16.7 4.1 - Thời gian tập không đều 11 91.7 1 8.3 6.8 - Hiệu quả tập luyên không đảm bảo. 10 83.3 2 16.7 4.1 6 Nhược điểm - Chưa định kỳ kiểm tra sức khỏe 11 91.7 1 8.3 6.8 X20.05 = 3.84; X20.01= 6.63; X20.001= 10.83. KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2019 64 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Bảng 2. Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện TTGT theo nhóm (n = 12) Kết quả phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý T T Các mặt khảo sát Đặc điểm n % n % X2 1 Tổ chức quản lý Theo nhóm, có người đứng đầu 12 100 0 0 12 2 Thời gian tập luyện Mang tính chất tự do, do nhóm người tập bàn bạc, thống nhất và người đứng đầu quyết định 12 100 0 0 12 3 Nơi tập Ở nhà văn hóa Sân khu dân cư rộng, vườn hoa, công viên, tượng đài 12 100 0 0 12 4 Nội dung tập Đa dạng, thường tập các bài tập phát triển chung, bài thái cực trường sinh, thể dục dưỡng sinh, thể dục thẩm mỹ, patanh, khiêu vũ, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, bóng đá, bóng rổ, võ thuật 12 100 0 0 12 - Người tham gia tập luyện theo nhóm có ý thức tự giác, phát huy được tính tích cực, chủ động. 11 91.7 1 8.3 6.8 - Nhóm thành lập dựa trên những người có cùng sở thích, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. 10 83.3 2 16.7 4.1 - Có người đứng đầu để tổ chức, hướng dẫn cho người tập 10 83.3 2 16.7 4.1 - Người tập có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm của những người giỏi và có sự thi đua và cố gắng của mỗi cá nhân trong nhóm. 11 91.7 1 8.3 6.8 5 Ưu điểm - Các bài tập đã được lựa chọn để áp dụng tập luyện. 10 83.3 2 16.7 4.1 - Những người tập trong nhóm không có sự đồng đều về trình độ và lứa tuổi 10 83.3 2 16.7 4.1 - Các bài tập đã được tìm hiểu nghiên cứu nhưng phần lớn người hướng dẫn chưa có phương pháp giảng dạy 11 91.7 1 8.3 6.8 - Người tập phải tự trang bị những dụng cụ tập luyện cần thiết 12 100 0 0 12 - Hiệu quả chưa cao. 10 83.3 2 16.7 4.1 6 Nhược điểm - Chưa định kỳ kiểm tra sức khỏe 12 100 0 0 12 X20.05 = 3.84; X20.01= 6.63; X20.001= 10.83. Bảng 3. Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện TTGT theo nhà văn hóa phường (n = 12) Kết quả phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý T T Các mặt khảo sát Đặc điểm n % n % X2 1 Tổ chức quản lý Chịu sự quản lý của phường (nơi cư trú) 12 100 0 0 12 2 Thời gian tập luyện Thường là tối sau giờ làm hoặc đôi khi có thể vào sáng sớm 12 100 0 0 12 3 Nơi tập Nhỏ hẹp, thông thường tập ở nhà văn hóa phường hoặc vỉa hè, vườn hoa thuộc sự quản lý của phường 12 100 0 0 12 4 Nội dung tập Ít môn, đa phần là cầu lông, cờ tướng, thể dục dưỡng sinh 12 100 0 0 12 - Được trang bị một số trang thiết bị tập luyện đơn giản (như bàn cờ, quạt để tập dưỡng sinh) 12 100 0 0 12 - Là một hình thức phổ biến sinh hoạt cho người dân tham gia tập luyện thể thao giải trí nâng cao sức khỏe tại nơi cư trú 12 100 0 0 12 5 Ưu điểm - Người tập hoạt động theo quy định của Nhà văn hóa về thời gian cũng như các quy định khác 10 83.3 2 16.7 4.1 - Ít môn thể thao, trang thiết bị dụng cụ tập luyện ít và thiếu, người tập phải tự trang bị những dụng cụ tập luyện cần thiết 11 91.7 1 8.3 6.8 - Thời gian tập luyện cố định, không được linh hoạt 10 83.3 2 16.7 4.1 - Người tập tham gia tập luyện có thể phải đóng phí 11 91.7 1 8.3 6.8 - Phụ thuộc vào hoạt động của nhà văn hóa 10 83.3 2 16.7 4.1 6 Nhược điểm - Không có kiểm tra sức khỏe 12 100 0 0 12 X20.05 = 3.84; X20.01= 6.63; X20.001= 10.83. KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2019 65THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Ưu điểm: được trang bị một số trang thiết bị tập luyện đơn giản, là một hình thức sinh hoạt phổ biến cho người dân tham gia tập luyện TTGT nâng cao sức khỏe tại nơi cư trú. Thông thường người tập cùng khu dân cư hoặc cùng trong phường, tập luyện với nhau sẽ tăng thêm tình đoàn kết. Người tập hoạt động theo quy định của nhà văn hóa. Nhược điểm: nhà văn hóa chỉ tổ chức một số ít môn thể thao, trang thiết bị dụng cụ tập luyện ít và thiếu, người tập phải tự trang bị dụng cụ tập luyện, thời gian tập luyện cố định, không được linh hoạt, người tập tham gia tập luyện có thể phải đóng phí theo quy định, số lượng môn tập ít. Vấn đề này được trình bày tại bảng 3. 2.4. Mô hình tổ chức TTGT theo CLB thể dục thể thao (TDTT) Về tổ chức quản lý hoạt động: những người có nhu cầu tập luyện thể thao tìm tới các câu lạc bộ (CLB) để đăng ký sinh hoạt theo CLB đó, đóng phí và chịu sự quản lý của CLB. Về thời gian và thời điểm tập luyện: có lịch tập trong ngày cụ thể, người tập tự chọn lịch tập và môn tập phù hợp với thời gian sinh hoạt và sở thích của mình. Nơi tập luyện: Có nhà tập, khu tập riêng do doanh nghiệp thuê để mở CLB, doanh nghiệp trang trải chi phí và quản lý. Về nội dung (môn tập): theo điều kiện và cơ sở vật chất (CSVC) của CLB nhưng thường có các môn tập như Bóng bàn, Cầu lông, Bóng rổ, Bóng đá, Khiêu vũ, Võ thuật, Bơi lội, Thể dục thẩm mỹ, Yoga Ưu điểm: hoạt động có tổ chức, đứng đầu là các cá nhân hoặc doanh nghiệp quản lý. Người tập được thoải mái lựa chọn môn thể thao ưa thích mà CLB sở hữu để tập luyện. Người tập hoạt động theo nội quy của CLB về thời gian, bài tập và các quy định khác. Người hướng dẫn tập là các huấn luyện viên (HLV) có trình độ chuyên môn tốt. Các trang thiết bị tập luyện được đầu tư tương đối hiện đại về: dụng cụ, không gian, diện tích tập luyện. Các bài tập được tập luyện theo giáo án của HLV. Nhược điểm: người tập có khi phải tự trang bị những dụng cụ tập luyện cần thiết, họ tham gia CLB phải đóng phí theo quy định, không được kiểm tra sức Bảng 4. Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện TTGT theo CLB TDTT (n = 12) Kết quả phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý T T Các mặt khảo sát Đặc điểm n % n % X2 1 Tổ chức quản lý Các doanh nghiệp đứng ra thuê địa điểm, HLV Người tham gia tập chịu sự quản lý của CLB và đóng phí để sinh hoạt 12 100 0 0 12 2 Thời gian tập luyện Người tập được tự chọn lịch tập và môn tập phù hợp theo lịch chung của CLB đề ra 12 100 0 0 12 3 Nơi tập Có nhà tập, phòng tập cụ thể của CLB 12 100 0 0 12 4 Nội dung tập Thường có các môn tập như Bóng bàn, Cầu lông, Bóng rổ, Bóng đá, Khiêu vũ, Võ thuật, Bơi lội, Thể dục thẩm mỹ tùy theo CLB 12 100 0 0 12 - Hoạt động có tổ chức, đứng đầu là các cá nhân hoặc doanh nghiệp quản lý 12 100 0 0 12 - Người tập được thoải mái lựa chọn môn thể thao ưa thích để tập luyện 10 83.3 2 16.7 4.1 - Người tập hoạt động theo nội quy của CLB về thời gian, bài tập và các quy định khác 11 91.7 1 8.3 6.8 - Người hướng dẫn tập là các HLV có trình độ chuyên môn tốt 10 83.3 2 16.7 4.1 - Các trang thiết bị tập luyện được đầu tư hiện đại về: dụng cụ, không gian, diện tích tập luyện 10 83.3 2 16.7 4.1 - Các bài tập được tập luyện theo giáo án của HLV 10 83.3 2 16.7 4.1 5 Ưu điểm - Người học có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm với HLV, người giỏi và có sự thi đua, cố gắng trong CLB 11 91.7 1 8.3 6.8 - Người tập phải tự trang bị những dụng cụ tập luyện cần thiết 10 83.3 2 16.7 4.1 - Người tập tham gia CLB phải đóng phí theo quy định 12 100 0 0 12 6 Nhược điểm - Chưa định kỳ kiểm tra sức khỏe 12 100 0 0 12 X20.05 = 3.84; X20.01= 6.63; X20.001= 10.83. KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2019 66 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC khỏe định kỳ. 2.5. Mô hình tổ chức TTGT theo trung tâm TDTT Về tổ chức quản lý hoạt động: do cơ quan nhà nước quản lý, mô hình của trung tâm được chia theo quận; mỗi quận có một trung tâm TDTT, chịu sự quản lý của Thành phố. Về thời gian và thời điểm tập luyện: trung tâm có nhiều môn học, lịch học cụ thể của từng môn được tính toán, sắp xếp cụ thể và người tập chỉ cần đến trung tâm đăng ký học môn gì, thời gian tương ứng với môn đó và đi tập. Nơi tập luyện: trung tâm thường là nơi có điều kiện tốt về CSVC, trang thiết bị tập luyện tương đối đầy đủ, thường có nhà tập, sân tập, bể bơi Về nội dung (môn tập): vô cùng đa dạng, từ các môn bóng (Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn..), các môn Võ, Thể dục nhịp điệu, Thể dục nghệ thuật, Cầu lông, Bơi lội, Cờ vua, Cờ tướng. Ưu điểm: người tập hoạt động theo định quy của trung tâm về thời gian cũng như các quy định khác, họ được trang bị một số trang thiết bị tập luyện đơn giản, có HLV có trình độ chuyên môn tốt, các bài tập được tập luyện theo giáo án của HLV. Thanh thiếu niên có năng khiếu về môn thể thao nào đó có thể được lựa chọn để tham gia thi đấu các giải học sinh của quận, thành phố hoặc vào đội dự tuyển thành phố. Nhược điểm: người tập thường có độ tuổi thanh thiếu niên, thường không dành cho người lớn tuổi. Lượng học sinh (HS) thường đông và có thể bị quá tải vào mùa hè ở những môn tập như bơi hoặc bóng đáNgười tập tham gia môn tập tại trung tâm phải đóng phí theo quy định. Số lượng trung tâm TDTT quá ít, không đáp ứng được nhu cầu người tập. 2.6. Mô hình tổ chức TTGT theo CLB TDTT trường học Về tổ chức quản lý hoạt động: do bộ môn Thể dục, Bảng 5. Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức tập luyện thể thao giải trí theo trung tâm TDTT (n = 12) Kết quả phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý TT Các mặt khảo sát Đặc điểm n % n % X2 1 Tổ chức quản lý Do nhà nước quản lý, phân cấp theo thành phố, xuống các quận. Thông thường mỗi quận có 01 trung tâm TDTT 12 100 0 0 12 2 Thời gian tập luyện Có lịch tập cụ thể theo từng môn tập 12 100 0 0 12 3 Nơi tập Trung tâm có phòng tập, nhà tập, sân tập 12 100 0 0 12 4 Nội dung tập Vô cùng đa dạng, từ các môn Bóng (Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn...), các môn Võ, Thể dục nhịp điệu, Thể dục nghệ thuật, Cầu lông, Bơi lội, Cờ vua, Cờ tướng 12 100 0 0 12 - Người tập hoạt động theo định quy của Trung tâm về thời gian cũng như các quy định khác 12 100 0 0 12 - Được trang bị một số trang thiết bị tập luyện đơn giản 10 83.3 2 16.7 4.1 - Người hướng dẫn tập là các HLV có trình độ chuyên môn tốt 12 100 0 0 12 - Các bài tập được tập luyện theo giáo án của HLV 12 100 0 0 12 - Người học có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm với HLV, người giỏi và có sự thi đua, cố gắng trong CLB 11 91.7 1 8.3 6.8 - Thanh thiếu niên có năng khiếu về môn thể thao nào đó có thể được lựa chọn để tham gia thi đấu các giải học sinh của quận, thành phố 12 100 0 0 12 5 Ưu điểm - Được kiểm tra sức khỏe và trình độ tập luyện 12 100 0 0 12 - Người tập thường có độ tuổi thanh thiếu niên, thường không dành cho người lớn tuổi 12 100 0 0 12 - Lượng học sinh thường đông và có thể bị quá tải vào mùa hè ở những môn tập như Bơi hoặc Bóng đá 10 83.3 2 16.7 4.1 - Người tập tham gia môn tập tại Trung tâm phải đóng phí theo quy định 10 83.3 2 16.7 4.1 6 Nhược điểm - Số lượng trung tâm TDTT quá ít (mỗi quận 1 trung tâm) không đáp ứng được nhu cầu người tập 12 100 0 0 12 X20.05 = 3.84; X20.01= 6.63; X20.001= 10.83. KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2019 67THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC hoặc Giáo dục quốc phòng hoặc Giáo dục thể chất (GDTC) của trường quản lý; chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu nhà trường và được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân phuờng sở tại. Về thời gian và thời điểm tập luyện: thường vào giờ ra chơi, vào buổi chiều, hoặc khi không có giờ học, tập luyện chia buổi trong tuần theo môn tập (2 - 3 buổi/tuần/môn; thời gian khoảng 45 - 60 phút 1 buổi). Nơi tập luyện: là nhà thể chất hoặc sân trường. Về nội dung (môn tập): phụ thuộc vào điều kiện về CSVC và đội ngũ GV TDTT của trường nhưng thường có bóng bàn, bóng rổ, võ thuật, bóng đá, cầu lông... Ưu điểm của loại hình tổ chức này là: hoạt động theo quy định của nhà trường, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh tập luyện sau những giờ học mệt mỏi, có thể phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh, học sinh được trang bị dụng cụ tập luyện. Nhược điểm: thời gian tập luyện phụ thuộc vào thời gian học, thường rất ngắn (chủ yếu sau giờ học), có thể phải đóng phí. Nhiều trường còn thiếu điều kiện. 3. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã xác định các quận ở nội thành Hà Nội đang tồn tại 6 mô hình tổ chức TTGT. Các mô hình tổ chức TTGT này hoạt động rất đa dạng và phong phú từ thời gian, cách thức tập luyện đến tổ chức quản lý và nội dung tập luyện. Mỗi mô hình có ưu và nhược điểm riêng, các mô hình đó tồn tại và thu hút những đối tượng tập luyện của riêng mình, phát triển theo đặc điểm riêng của từng loại mô hình, không phụ thuộc lẫn nhau, về cơ bản đáp ứng được một phần nhu cầu tập luyện TTGT của người dân nội thành Hà Nội. Bảng 6. Đặc điểm hoạt động của loại hình tổ chức thể thao giải trí theo CLB TDTT trường học (n = 12) Kết quả phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý T T Các mặt khảo sát Đặc điểm n % n % X2 1 Tổ chức quản lý Do nhà trường quản lý 12 100 0 0 12 2 Thời gian tập luyện Thời gian hạn chế, thường bị bó buộc và không có nhiều thời gian 12 100 0 0 12 3 Nơi tập Chủ yếu là nhà thể chất của trường hoặc sân trường. 12 100 0 0 12 4 Nội dung tập Bóng bàn, bóng rổ, võ thuật, bóng đá 10 83.3 2 16.7 4.1 - Hoạt động theo quy định của nhà trường 12 100 0 0 12 - Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh tập luyện sau những giờ học mệt mỏi 12 100 0 0 12 - Phát huy được tính tự giác, tích cực của HS. 12 100 0 0 12 5 Ưu điểm - Được trang bị dụng cụ tập luyện 10 83.3 2 16.7 4.1 - Thời gian tập luyện phụ thuộc vào thời gian học, thường rất ngắn (chủ yếu sau giờ học) 11 91.7 1 8.3 6.8 - Có thể phải đóng phí 11 91.7 1 8.3 6.8 - Nhiều trường còn thiếu điều kiện 12 100 0 0 12 6 Nhược điểm - Không có kiểm tra sức khỏe 12 100 0 0 12 X20.05 = 3.84; X20.01= 6.63; X20.001= 10.83. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hoài Nam (2009), Nghiên cứu vai trò của TDTT giải trí đối với người lao động trí óc trong thời ký công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐHTDTTBN. 2. Lê Hoài Nam (2012), Nghiên cứu giải pháp phát triển TDTT giải trí ở nội thành Hà Nội, Đề tài khoa học công nghệ cấp trường, trường ĐHTDTTBN. 3. Nôvicốp A.D, Matveep L.P (1980), Lý luận và phương pháp GDTC tập 1, Nxb TDTT, Hà Nội (sách dịch) 4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội(2012), Báo cáo tổng kết năm. Nguồn bài báo: trích từ kết quả nghiên cứu của luận án “"Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của TTGT ở Hà Nội", TS. Lê Hoài Nam. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 26/12/2018; ngày phản biện đánh giá: 14/2/2019; ngày chấp nhận đăng: 24/3/2019)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_hoat_dong_cua_cac_mo_hinh_the_thao_giai_tri_o_cac_q.pdf
Tài liệu liên quan