Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của xuất huyết não do tăng huyết áp ở người có tuổi

Công thức và số lượng bạch cầu 54,41% trường hợp XHN có số lượng bạch cầu  10.000, trong đó 63,24% có tỉ lệ BC đa nhân trung tính  80% chứng tỏ có sự phản ứng của cơ thể với tổn thương cấp tính và tình trạng hủy hoại của tế bào não. Điện tâm đồ Có 23/68 BN XHN (33,82%) có dấu hiệu dày thất trái trên điện tim. Đây là biểu hiện của bệnh THA đã bị lâu ngày. Kết quả chẩn đoán hình ảnh (CT-Scan, MRI) 30,88% BN XHN ở vị trí nhân xám, 22,06% ở vị trí đồi thị bao trong và 13,24% XHN ở vị trí thân não. 44,12% trường hợp XHN có kích thước khối máu tụ dưới 3cm. Đa số các tác giả cho thấy kích thước khối máu tụ có giá trị tiên lượng: nếu khối máu tụ trên lều > 5cm hoặc khối máu tụ dưới lều < 3cm thì tiên lượng bệnh rất nặng. Kết quả điều trị

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của xuất huyết não do tăng huyết áp ở người có tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 154 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA XUẤT HUYẾT NÃO DO TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CÓ TUỔI Nguyễn Thị Thanh Loan*, Nguyễn Thị Mây Hồng* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm LS, CLS thường gặp của XHN do THA ở người có tuổi. Rút ra một số kinh nghiệm nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả điều trị bệnh nhân đột quỵ. Phương pháp nghiên cứu: Gồm 68 BN tuổi ≥ 60 điều trị nội trú tại khoa THB3 từ 1/2009 - 6/2011 được chẩn đoán XHN (có chụp CT-Scan hoặc MRI). Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, hồi cứu, mô tả, cắt ngang. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là 3,53; 60-69 tuổi (69,12%);  3 bệnh/1BN(60,29%); THA > 10 năm(70,59%); 77,94% biết có THA nhưng không điều trị thường xuyên(71,70%); 88,24% XHN nhập viện có chỉ số HA tâm thu và tâm trương ở mức độ II và III. XHN xảy ra từ 6-12h(42,65%); Xảy ra trong những tháng đầu và cuối năm(72,05%). 16,18% nhập viện trước 6h tính từ lúc xảy ra triệu chứng đầu tiên. Các biểu hiện LS thường gặp: nhức đầu, chóng mặt, nôn, rối loạn ý thức, liệt vận động ½ người; Số lượng Bạch cầu >10.000 (54,41%), trong đó 63,24% có N ≥ 80%. 50,94% ở vị trí nhân xám-bao trong; 72% bội nhiễm phổi và 60% nhiễm trùng tiết niệu. Kết luận: Điều trị các BN XHN đòi hỏi phải theo dõi sát các diễn biến và xử trí tích cực để đạt hiệu quả cao trong điều trị, tránh các biến chứng nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu, loét tì đè và các di chúng về sau. Từ khóa: Xuất huyết não, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não. ASBTRACT THE CLINICAL AND LABORATORY FEATURES OF HYPERTENSIVE INTRACEREBRAL HEMORRHAGE IN ELDERLY PEOPLE Nguyen Thi Thanh Loan, Nguyen Thi May Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 154 - 160 Objectives: To examine some common clinical and laboratory features of hypertensive intracerebral hemorrhage in elderly people and to gain experience in improving the quality and effective treatments for stroke patients. Materials and Methods: Studying 68 patients ≥ 60 years old with hypertensive intracerebral hemorrhage at B3 ward from January, 2009 to June, 2011 (with CT-Scan or MRI). Retrospective, advanced, cross – sectional descriptive study. Results: Male/female = 3.53/1; Age group: 60-69 years old (69.12%); ≥ 3 diseases/1 patients (60.29%); Hypertension > 10 years (77.94%); 71.70% hypertensive patients did not receive regular treatment; 88.24% patients were hospitalized with systolic and diastolic blood pressure index at level II and III; Hemorrhage occurred 6am-12am, 72.05% occurred in the early and the last months of the year; Admitted under 6 hours (16.18%); The common signs were headache, dizziness, vomiting and hemiplegia; Leucocyte >10,000 (54.4%) in which neutrophile ≥ 80% (63.24%); Lesion at grey nueclues and internal capsule (50.94%); 72% respiratory infection and 60% urinary tract infection. * Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. CKII. Nguyễn Thị Thanh Loan ĐT: 0903078922 Email: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 155 Conclusios: The treatment requires careful medical supervision and in order to prevent complications afterwards. Key words: Hemorrhage, ischemic heart, stroke. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là tình trạng bệnh lý nặng, tỉ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề và tàn phế, là gánh nặng về kinh tế, tinh thần của gia đình và xã hội. Tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ hai ở các nước đang phát triển, đứng thứ ba ở Mỹ và các nước tiên tiến (sau ung thư và bệnh lý tim mạch), tỉ lệ tử vong do đột quỵ nói chung ở Việt Nam là 20 – 30%. Đột quỵ có hai thể chính là nhồi máu não (NMN) và xuất huyết não (XHN), nhồi máu não chiếm khoảng 75 – 80%, XHN chiếm tỷ lệ 25 – 30%. Có nhiều nguyên nhân gây ra XHN nhưng chỉ có hai nguyên nhân chính gây XHN đó là: XHN do tăng huyết áp (THA). Xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình động mạch và dị dạng mạch máu não. THA được đặc biệt quan tâm vì nó là nguyên nhân phổ biến nhất chiếm 70 – 90% của XHN nói chung. Cùng với yếu tố tuổi cao luôn được nhấn mạnh trong XHN. Từ khi có CT-Scan, MRI nên việc nghiên cứu XHN về lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, chức năng, tiên lượng đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong những năm gần đây, khoa Tổng hợp B3 đã điều trị nhiều bệnh nhân (BN) dịch vụ (không thuộc diện quản lý của Bệnh viện) bị XHN thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau và do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, tỉ lệ BN lớn tuổi có THA chiếm tỉ lệ đa số. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thường gặp của XHN do THA ở người có tuổi. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả điều trị bệnh nhân đột quỵ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 68 BN được chẩn đoán XHN điều trị nội trú tại khoa THB3 thời gian từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2011. Tiêu chuẩn chọn bệnh Tiêu chuẩn chẩn đoán TBMMN của WHO 1990. Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanne) hoặc MRI có hình ảnh XHN. Loại trừ các nguyên nhân gây XHN: do u, do lao, nhồi máu não gây XHN, dị dạng mạch máu não của BN 60. Phương pháp nghiên cứu Tiền cứu + hồi cứu, mô tả, cắt ngang. KẾT QUẢ Đặc điểm chung Giới Bảng 1: Tỉ lệ mắc bệnh theo giới. Giới Số BN Tỉ lệ % Nam 53 77,94 Nữ 15 22,06 Tổng cộng 68 100 Tỉ lệ nam/ nữ: 3,53. Tuổi Bảng 2: Phân bố BN theo nhóm tuổi. Tuổi Số BN Tỉ lệ % 60 – 69 47 69,12 70 – 79 13 19,12  80 8 11,76 Tổng cộng 68 100 Nhận xét: Lứa tuổi 60-69 chiếm tỉ lệ cao nhất là 69,12%. Số bệnh kèm theo / 1 BN Số bệnh kèm theo Số BN Tỉ lệ %  2 bệnh 27 39,71  3 bệnh 41 60,29 Tổng cộng 68 100 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 156 Nhận xét: Số bệnh kèm theo/BN  3 là 60,29%. Tiền sử THA Bảng 4: Số năm THA được phát hiện. Số năm THA Số BN Tỉ lệ % <5 7 10,29 5-10 13 19,12 >10 48 70,59 Tổng cộng 68 100 Nhận xét: 70,59% BN bị THA >10 năm. Bảng 5: Điều trị HA Số BN Tỷ lệ (%) Biết THA 53 Điều trị thường xuyên 15 (28,3%) Đ/t không thường xuyên 38 (71,7%) (77,94%) Không biết THA 15 (22,06%) Tổng cộng 68 (100%) Nhận xét: 77,94% BN biết THA nhưng có tới 55,88% trường hợp điều trị không thường xuyên. Một số yếu tố nguy cơ Bảng 6: Tỉ lệ yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ Số BN Tỉ lệ % Hút thuốc lá 17 25 ĐTĐ 19 27,94 Suy thận mạn 10 14,70 Rối loạn chuyển hóa lipide 37 54,41 Đặc điểm lâm sàng Bảng 7: Mức đo HA lúc nhập viện Huyết áp tâm thu Mức HA (mmHg) Số TH Tỉ lệ % Tổng cộng HA thấp  90 3 4,41 HA BT cao 130-139 5 7,35 11,76% THA độ 1 140-159 16 23,53 THA độ 2 160-179 25 36,76 THA độ 3  180 19 27,95 88,24% Huyết áp tâm trương HA thấp  60 3 4,41 HA BT cao 85-90 7 10,29 14,70% 90-99 14 20,59 100-109 23 33,82  110 21 30,89 85,30% Thời gian xảy ra XHN / ngày: Bảng 8: Tỉ lệ xảy ra XHN theo giờ trong ngày. Giờ Số BN Tỉ lệ % 0-6 11 16,18 6-12 29 42,65 12-18 18 26,47 18-24 10 14,70 Tổng cộng 68 100 Nhận xét: 42,65% BN bị XHN xảy ra trong khoảng 6-12h. Bảng 9: Liên quan đến tháng trong năm. Tháng Số BN Tỉ lệ % 1 8 11,76 2 6 8,82 3 3 4,41 4 2 2,94 5 2 2,94 6 3 4,41 7 1 1,47 8 3 4,41 9 5 7,35 10 11 16,17 11 13 19,13 12 11 16,17 Nhận xét: 72,05% BN bị XHN xảy ra vào những tháng đầu năm và cuối năm. Bảng 10: Thời gian từ lúc xảy ra XHN đến lúc nhập viện Thời gian Số BN Tỉ lệ % < 6 giờ 11 16,18 6-24 giờ 36 52,94 > 24 giờ 21 30,88 Tổng cộng 68 100 Nhận xét: Chỉ có 16,18% BN nhập viện trước 6h. Bảng 11: Triệu chứng giai đoạn khởi phát Triệu chứng + Dấu hiệu Số BN Tỉ lệ % Liệt ½ người 61 89,71 Nhức đầu 41 60,29 Chóng mặt 40 58,82 Rối loạn ý thức 52 76,47 Liệt VII TW 27 39,71 Nôn 22 32,35 Hội chứng màng não 21 30,88 Rối loạn vận ngôn 31 45,59 Thở nhanh  24 lần/phút 19 27,94 Mạch  100 lần/phút 8 11,76 Thân nhiệt  370C 3 4,41 Bảng 12: Phân tích tình trạng ý thức khi vào viện (dựa thang điểm Glassgow) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 157 Điểm Glassgow Số BN Tỉ lệ % < 7 điểm 16 23,53 8-10 điểm 35 51,47 > 10 điểm 17 25 Tổng cộng 68 100 Nhận xét: 51,47% BN ở thang điểm Glassgow 8-10. Bảng 13: Triệu chứng giai đoạn toàn phát Triệu chứng + Dấu hiệu Số BN Tỉ lệ % Liệt ½ người 63 92,65 Nhức đầu 41 60,29 Chóng mặt 46 67,65 Rối loạn ý thức 54 79,41 Liệt VII TW 40 58,82 Nôn 35 51,47 Hội chứng màng não 33 48,53 Rối loạn vận ngôn 38 55,88 Thở nhanh  24 lần/phút 27 39,71 Mạch  100 lần/phút 20 29,41 Thân nhiệt  370C 19 27,94 Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 14: Công thức và số lượng bạch cầu Số lượng bạch cầu Số BN Tỉ lệ % < 10.000 31 45,59  10.000 37 54,41 Tổng cộng 68 100 Bảng 15: Bạch cầu đa nhân trung tính. Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính Số BN Tỉ lệ % < 80% 25 36,76  80% 43 63,24 Tổng cộng 68 100 Kết quả xét nghiệm sinh hóa Bảng 16 Tên xét nghiệm Số BN Tỉ lệ % Creatinine  127 mmol/l 28 41,18 Đường máu  7.7 mmol/l 35 51,47 Cholesterol  5.2 mmol/l 21 30,88 Triglycerid  2.3 mmol/l 14 20,59 LDL-C  3.2 mmol/l 27 39,71 HDL-C  0.5 mmol/l 11 16,18 Bảng 17: Điện tâm đồ Kết quả điện tâm đồ Số BN Tỉ lệ % Dày thất trái 23 33,82 Thiếu máu cơ tim cục bộ 12 17,6 Bloc A-V độ I 5 7,35 Kết quả chẩn đoán hình ảnh (CT-Scan, MRI) Bảng 18: Vị trí XHN Vị trí Số BN Tỉ lệ % Đồi thị bao trong 15 22,06 Nhân xám 21 30,88 Thuỳ trán 2 2,94 Thuỳ não 3 4,41 Thùy thái dương 4 5,88 Thân não 9 13,24 Tiểu não 4 5,88 Khoang dưới nhện 7 10,29 Liên thùy 3 4,41 Tổng cộng 68 100 Nhận xét: 30,88% BN XHN ở vị trí nhân xám và 22,06% ở vị trí đồi thị bao trong. Bảng 19: Kích thước khối máu tụ Kích thước Số BN Tỉ lệ % < 3cm 30 44,12 3-5cm 21 30,88 >5cm 17 25 Tổng cộng 68 100 Nhận xét: 44,12% BN XHN có kích thước khối máu tụ <3cm. Kết quả điều trị Bảng 20:Biến chứng nhiễm trùng. Biến chứng Bội nhiễm phổi 18 72% Nhiễm trùng tiểu 15 60% Loét 7 28% Bội nhiễm phổi + loét 4 16% Bội nhiễm phổi + nhiễm trùng tiểu 11 44% Không biến chứng 43 63,24% BÀN LUẬN Đặc điểm chung Giới Theo nghiên cứu của chúng tôi trên 68 BN XHN do THA có tỉ lệ nam/nữ là 3,53. (Amarenco P(1), Becker K J và cộng sự(2) nam/nữ là 1,1, Phan Hữu Phước tỉ lệ nam/nữ là 2,61) (10). Như vậy các nghiên cứu của các tác giả cho BN XHN cho thấy tỉ lệ nam luôn cao hơn nữ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 158 Tuổi Tỉ lệ BN XHN nhóm tuổi 60-69 của NC này là 69,12%. Theo Nguyễn Thiện Thành sau 40 tuổi thì cứ thêm 10 tuổi thì số người bị tai biến MMN tăng gấp 3. Theo Daniele Ranoux thì BN TBMMN hiếm gặp ở tuổi trước 45. Theo Chung C.S, Caplan L.R tỉ lệ mắc bệnh XHN tăng dần theo tuổi (1,19/1.000 dân ở lứa tuổi 60, 1,25/1.000 dân ở lứa tuổi 65-74 và 2,91/1.000 dân ở lứa tuổi trên 75)(3). Như vậy các tác giả đều thống nhất rằng tỉ lệ TBMMN nói chung và XHN nói riêng tăng dần theo tuổi. Số bệnh kèm theo / 1 BN Số bệnh kèm theo /1 BN 3 là 60,29%. Theo Nguyễn Thiện Thành người có tuổi khi mắc bệnh thường mắc nhiều bệnh cùng lúc. Tiền sử THA và điều trị Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ có 53/68 BN XHN biết có THA (77,94%), (trong đó 38/53 BN không điều trị thường xuyên chiếm tỉ lệ 71,70%). Theo thống kê ở Pháp và Mỹ là 20% và ở Đức là 24% BN THA được điều trị thường xuyên(1,2,4). Thống kê của Viện Tim mạch 2002 trên 4 tỉnh thành cho thấy cứ 100 BN bị THA thì chỉ có 11 BN được điều trị và chỉ có 2 BN điều trị đạt mục tiêu. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số BN XHN có THA đa số được phát hiện khi bị TBMMN và tỉ lệ BN THA điều trị không thường xuyên chiếm tỉ lệ cao, điều đó cho thấy kiến thức của người dân về bệnh THA còn hạn chế và một phần đây là đối tượng BN không thuộc diện quản lí sức khỏe của BV nên không được theo dõi sức khỏe định kỳ. Một số yếu tố nguy cơ Có 37/68 BN (54,11%) bị XHN có rối loạn chuyển hóa lipides. NC của Phạm Thị Mai về rối loạn Lipoproteine ở những người có các yếu tố nguy cơ cho thấy tỉ lệ mắc các bệnh đái tháo đường, THA, TMCT cao hơn so với người không có rối loạn Lipoproteine(9). Nhiều công trình NC về rối loạn Lipoproteine đều cho thấy TBMMN có liên quan đến NMXM chủ yếu là loại LDL-C và VDRL-C. Đặc điểm lâm sàng Chỉ số HA lúc nhập viện 44/68 BN (88,24%) có trị số HA TT và HA TTr ở mức độ II và III. Thời gian xảy ra XHN trong ngày Đa số trường hợp XHN xảy ra trong ngày, 42,65% trường hợp XHN trong NC xảy ra trong thời gian ban ngày từ 6 giờ đến 12 giờ. Một số tác giả cho thấy HA ban đêm thấp hơn ban ngày, xuống thấp nhất khoảng 0-1 giờ sáng. Bắt đầu tăng khoảng 3-4 giờ sáng. Từ 6 giờ sáng HA tăng dần, tim đập nhanh, đến 9-10 giờ thì tim hoạt động với công suất tối đa. Liên quan đến tháng trong năm XHN xảy ra quanh năm song tăng dần vào những tháng cuối năm. Trong nghiên cứu cho thấy 72,05% BN bị XHN xảy ra vào những tháng đầu và cuối năm. Một số nghiên cứu của các tác giả đều cho nhận định XHN thường xảy ra vào mùa lạnh hơn mùa nóng, liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ, áp suất khí quyển. Thời gian từ lúc xảy ra XHN đến khi nhập viện 16,18% BN nhập viện trước 6 giờ. Diễn biến của BN XHN thường biểu hiện cấp tính, diễn tiến nhanh đặc biệt là biểu hiện rối loạn ý thức. Nhưng phấn lớn các trường hợp nhập viện thường là trễ do kiến thức về bệnh TBMMN hạn chế, một phần do BN ở khu vực xa BV nên nhiều trường hợp khi nhập viện đã trong tình trạng rất nặng. Các triệu chứng giai đoạn khởi phát Đa số các trường hợp có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức. 89,71% có triệu chứng liệt ½ người. Nghiên cứu của Lê Văn Thành cho thấy tỉ lệ nhức đầu chiếm 28,11%, nôn mửa chiếm 35,29%. Nhiều tác giả cho thấy nhức đầu trong XHN là triệu chứng khởi phát thường gặp nhất. Nhức đầu thường Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 159 là dữ dội, nhiều trường hợp BN rơi vào tình trạng mất ý thức ngay. Cùng với nhức đầu, rối loạn ý thức và nôn thường được coi là tam chứng hay gặp trong XHN. Tuy nhiên có một số trường hợp BN XHN vào BV có bệnh cảnh lâm sàng không điển hình mà chỉ được phát hiện khi chụp CT-SCAN sọ não. Các triệu chứng trong giai đoạn toàn phát Nhức đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, nôn chiếm tỉ lệ cao trong giai đoạn toàn phát so với giai đoạn khởi phát. 92,65% có liệt vận động ½ người, đây là dấu hiệu nặng của XHN. Tùy mức độ liệt nặng hay nhẹ mà một số tác giả đưa vào làm tiêu chuẩn đánh giá khả năng sớm phục hồi chức năng. Các biểu hiện thay đổi của các dấu hiệu sinh tồn như thay đổi thân nhiệt  370C, mạch nhanh trên 100 lần/phút, nhịp thở  24 lần/phút đều chiếm tỉ lệ cao hơn so với giai đoạn khởi phát. Dựa trên sự thay đổi của các dấu hiệu sinh tồn để đánh giá tình trạng bệnh và có chiến lược điều trị thích hợp. Đặc điểm cận lâm sàng Công thức và số lượng bạch cầu 54,41% trường hợp XHN có số lượng bạch cầu  10.000, trong đó 63,24% có tỉ lệ BC đa nhân trung tính  80% chứng tỏ có sự phản ứng của cơ thể với tổn thương cấp tính và tình trạng hủy hoại của tế bào não. Điện tâm đồ Có 23/68 BN XHN (33,82%) có dấu hiệu dày thất trái trên điện tim. Đây là biểu hiện của bệnh THA đã bị lâu ngày. Kết quả chẩn đoán hình ảnh (CT-Scan, MRI) 30,88% BN XHN ở vị trí nhân xám, 22,06% ở vị trí đồi thị bao trong và 13,24% XHN ở vị trí thân não. 44,12% trường hợp XHN có kích thước khối máu tụ dưới 3cm. Đa số các tác giả cho thấy kích thước khối máu tụ có giá trị tiên lượng: nếu khối máu tụ trên lều > 5cm hoặc khối máu tụ dưới lều < 3cm thì tiên lượng bệnh rất nặng. Kết quả điều trị Biến chứng nhiễm trùng thường gặp nhất là bội nhiễm phổi với 72% và nhiễm trùng tiểu là 60%. Đây là đặc điểm cần quan tâm trong công tác chăm sóc và điều trị BN vì những trường hợp này đòi hỏi chi phí điều trị tốn kém, thời gian điều trị kéo dài và thường có dự hậu xấu. KẾT LUẬN Qua 68 trường hợp XHN do THA ở người có tuổi rút ra một số kết luận như sau: Đặc điểm chung Đa số là BN nam, tỉ lệ nam/nữ là 3,53. 69,12% BN XHN ở nhóm tuổi 60-69. 60,29% có  3 bệnh kèm theo/1BN. Có 77,94% biết có THA, nhưng có tới 71,70% BN không điều trị thường xuyên. 54,11% BN XHN có rối loạn chuyển hóa lipides. Đặc điểm lâm sàng 88,24% BN XHN nhập viện có chỉ số HA tâm thu và tâm trương ở mức độ II và III. 42,65% trường hợp XHN xảy ra từ 6-12h. 72,05% BN XHN xảy ra trong những tháng đầu và cuối năm. 16,18% BN XHN nhập viện trước 6h tính từ lúc xảy ra triệu chứng đầu tiên. Các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, nôn, rối loạn ý thức, liệt vận động ½ người chiếm tỉ lệ cao ở giai đoạn khởi phát và toàn phát. Đặc điểm cận lâm sàng 54,41% trường hợp XHN có số lượng bạch cầu > 10.000, trong đó 63,24% có tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính ≥ 80%. 33,82% có dấu hiệu dày thất trái trên điện tim. 30,88% BN XHN ở vị trí nhân xám, 20,06% ở vị trí đồi thị bao trong và 13, 24% ở vị trí cầu não. 72% có biến chứng bội nhiễm phổi và 60% có biến chứng nhiễm trùng tiết niệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 160 1. Amarenco P, (2001). Cerebellar stroke syndrome. In: Julien Bogousslavsky, Louis R. Caplan eds Stroke Syndromes, 2nd edition. Cambridge University Press, p 540-556. 2. Becker KJ, Tirschwell, (2002). Intracerebral hemorrhage. In: Richard T. Johnson, John W. Griffin, Justin C. McArthur eds current Therapy in Neurologic Disease, 6th edition. Mosby, St.Louis, p 209-214. 3. Chung CS, Caplan LR, (2001). Pontine infarcts and hemorrhages. In: Julien Bogousslavsky, Louis R. Caplan eds Stroke Syndromes, 2nd edition. Cambridge University Press, p 520-533. 4. Gates PC, (2001). Intraventricular hemorrhages. In: Julien Bogousslavsky, Louis R. Caplan eds Stroke Syndromes, 2nd edition. Cambridge University Press, p 612-617. 5. Kase CS, (2001). Lobar hemorrhag. In: Julien Bogousslavsky, Louis R. Caplan eds Stroke Syndromes, 2nd edition. Cambridge University Press, p 599-611. 6. Minematsu K, Yamaguchi T, (2001). Putaminal hemorrhages. In: Julien Bogousslavsky, Louis R. Caplan eds Stroke Syndromes, 2nd edition. Cambridge University Press, p 590-598. 7. OGILVY C.S., OJEMAN R.G., CROWELL R.M., (1998). Intrecerebral hemorrhage: surgical considerations. In: Henry J.M. Barnett, J.P. Mohr, Bennett M. Stein and Frank M. Yatsu eds Stroke. Pathophysiology, Diagnosis, and Management 3rd edition. Churchill Livingstone, Philadelphia, p 1372-1388. 8. Giáo trình Tai biến mạch máu não (2007), Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh, Bộ môn Thần kinh. 9. Phạm Thị Mai(1997). Rối loạn Lipoproteine máu ở người có yếu tố nguy cơ.Tap chí Y học thực hành số 6/1997, 35-39. 10. Phan Hữu Phước (1997).Khảo sát một số đặc điểm bệnh nhũn não và xuất huyết não ở người có tuổi. Luận văn thạc sĩ khoa học Y Dược. Trường ĐHYD TP HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_cua_xuat_huyet_nao_do_tang.pdf
Tài liệu liên quan