Đài thực vật trên núi đá vôi khu vực Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

- Qua khảo sát thành phần đài thực vật trên núi đá vôi ở khu vực Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đã ghi nhận được 29 loài, thuộc 21 chi, 14 họ. Trong đó Địa tiễn có 8 loài thuộc 7 chi, 3 họ; Rêu có 21 loài, thuộc 14 chi, 11 họ. - Đài thực vật khu vực núi đá vôi được ghi nhận trên các đài vật như đá vôi, đất, thân cây, gỗ mục. Trong đó đài vật thân cây gỗ mục chiếm ưu thế (16/29 loài được ghi nhận). - Ghi nhận được một thứ mới cho Việt Nam là Neckeropsis exserta var. scrobiculata (Nees) Tou . E. B. Bartram. Một số loài Địa tiễn có khả năng là ghi nhận mới cho Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu.

pdf6 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đài thực vật trên núi đá vôi khu vực Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 1427 ĐÀI THỰC VẬT TRÊN NÚI ĐÁ VÔI KHU VỰC HÒN CHÔNG, HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG ĐINH NHẬT LÂM i n inh h i h Mi n a i n n Kh a h v C ng ngh i a LƯƠNG THIỆN TÂM Trường i h Kh a h nhiên, i h Q gia T Chí Minh Đài thực vật (Bryophytes) là những thực vật không có mạch, gồm ba ngành: Địa tiễn, Giác tiễn và Rêu. Về hình thái, đài thực vật thường có kích thước nhỏ, màu xanh, có thể bào tử, có căn trạng để bám và hút nước. Nhóm thực vật không có mạch này đóng vai trò không nhỏ trong sự sống của trái đất, trong các hệ sinh thái ở cạn và môi trường thủy sinh. Khu hệ núi đá vôi Kiên Lương-Hà Tiên nằm trong quần thể núi đá vôi kéo dài từ tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) sang tỉnh Campôt (Campuchia). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tính đa dạng sinh học ở đây rất phong phú và có tính đặc hữu cao. Trong những năm gần đây, hoạt động điều tra đa dạng sinh học của khu vực này thường tập trung vào các nhóm động vật và thực vật có mạch. Riêng nhóm thực vật không có mạch điển hình như đài thực vật rất ít được chú trọng, chỉ có duy nhất nghiên cứu của Lê Công Kiệt cách đây gần bốn mươi năm (1974) tại khu vực núi đá vôi Kiên Lương-Hà Tiên đã ghi nhận được 2 loài rêu: Bryum coronatum Schwaegr. và Fissidens sp. Xuất phát từ những cơ sở trên, nghiên cứu “Đài thực vật trên núi đá vôi khu vực Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện với các mục tiêu sau: - Thu thập, định danh các loài đài thực vật trên một số núi đá vôi khu vực Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. - Đưa ra những nhận định sơ bộ về thành phần loài, sự phân bố và dạng đài vật thích hợp cho sự phát triển của đài thực vật nơi đây. I. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2011 đến tháng 2/2012, chia làm 5 đợt với 40 ngày thực địa. - Đợt 1 từ 17/03/2011 đến 23/03/2011: Khảo sát các núi đá vôi trong đất liền (Chùa Hang và Hang Tiền). - Đợt 2 từ 04/04/2011 đến 12/04/2011: Khảo sát các núi đá vôi trong đất liền (Bà Tài, Hòn Lô Cốc). - Đợt 3 từ 5/9/2011 đến 12/9/2011: Khảo sát quần đảo Bà Lụa (các đảo như Hòn Chướng, Hòn Đầm Dương, Hòn Đá Bạc). - Đợt 4 từ 23/11/2011 đến 30/11/2011: Khảo sát lại các núi đá vôi trong đất liền. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 1428 - Đợt 5 từ 5/2/2012 đến 11/2/2012: Khảo sát quần đảo Bà Lụa (các đảo như Hòn Đầm Đước, Hòn Chướng). Tại mỗi khu vực, chúng tôi khảo sát theo tuyến đường từ chân núi lên đỉnh (Hang Tiền, Bà Tài, Hòn Lô Cốc) hoặc đi vòng từ sườn Đông qua sườn Tây (Chùa Hang, Hòn Đá Bạc, Hòn Chướng, Hòn Đầm Dương). Mẫu đài thực vật được thu thập dọc theo các tuyến khảo sát với phạm vi 1m qua hai bên trục đường di chuyển. Mẫu được lưu trữ tại Phòng Thí nghiệm Thực vật, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và được phân loại dựa trên theo hệ thống phân loại của Buck và Goffinet (2008). Các loài được mô tả chi tiết và minh họa bằng hình vẽ và hình chụp. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu đã ghi nhận được 29 taxa đài thực vật thuộc 2 ngành Địa tiễn và Rêu. Trong đó Địa tiễn có 8 taxa thuộc 7 chi, 3 họ; Rêu có 21 loài, thuộc 14 chi, 11 họ. Trong ngành Địa tiễn ghi nhận được thì họ Lejeuneaceae có số loài nhiều nhất với 6 loài trên tổng số 8 loài. Trong khi đối với 11 họ ngành Rêu ghi nhận được họ Thuidiaceae và Calymperaceae có số lượng loài nhiều nhất với 4 loài cho mỗi họ trên tổng số 21 loài. Không có loài Giác tiễn nào được ghi nhận trong quá trình nghiên cứu. Nguyên nhân có thể do Giác tiễn là ngành chiếm số lượng loài ít nhất trong ba ngành đài thực vật (khoảng 100 loài trên thế giới). Ngành này phân bố chủ yếu là những khu vực ôn đới hay cận nhiệt đới. Chúng thường phân bố trên đất ẩm hay những nơi không bị ảnh hưởng bởi ánh nắng trực tiếp và thường phát triển vào đầu mùa mưa. Khu vực Hòn Chông chủ yếu là các núi đá vôi với khí hậu nóng, nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp gay gắt, thảm thực vật ít phát triển, chủ yếu là thảm cây bụi nên độ che phủ không cao. Chính vì thế việc chưa ghi nhận được Giác tiễn trong khu vực này là điều dễ hiểu. So sánh thành phần loài rêu trên núi đá vôi ở Hòn Chông, Kiên Giang với các nghiên cứu trước đây tại những khu vực có điều kiện khí hậu tương tự như Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu, núi Tà Kóu, Vườn Quốc gia Yok Don (Võ Thị Thu Hương, 2002) và Rừng phòng hộ Tân Phú (Lương Thiện Tâm, 2008) nhận thấy có sự tương đồng về thành phần loài, nhất là đối với một số loài thường gặp như: Bryum coronatum, Taxithelium nepalense, Calymperes erosum, Fissidens pellucidus (syn. F. laxus), Taxithelium instratum, Pelekium investe (syn. Thuidium invevste). Bên cạnh những loài thường gặp, ghi nhận được một thứ mới cho Việt Nam là Neckeropsis exserta var. scrobiculata (Nees) Touw. E. B. Bartram. * Neckeropsis exserta var. scrobiculata (Nees) Touw. E. B. Bartram. Thể giao tử: Màu xanh, phân nhánh dài từ 3-4cm. Lá mọc thành 8 hàng xung quanh thân, lá gợn sóng, hình chữ nhật kéo dài, đáy lá rộng hơn đầu lá, đầu lá tròn, dài 0,9-1,3mm, rộng 0,4- 0,6mm. Gân lá chạy 2/3 chiều dài lá, đỉnh gân chia làm hai nhánh. Mép lá có răng. Tế bào gốc lá hình tứ giác, thoi. Tế bào giữa lá có hình thoi kéo dài, elip. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 1429 ng 1 Thành phần loài đài thực vật ghi nhận được Ngành Họ Loài Đài v t Đá Đất Thân cây, gỗ mục ĐỊA TIỄN Geocalycaceae Heteroscyphus argutus (Nees) Schiffn. x Heteroscyphus planus (Mitt.) Schiffn. x Lejeuneaceae Archilejeunea sp. x x Cololejeunea sp. x Lejeunea sp. x Lopholejeunea sp. x Schiffneriolejeunea sp. x x Pallaviciniaceae Pallavicinia sp. x RÊU Bryaceae Bryurn coronatum Schwaegr. x Calymperaceae Calymperes erosum Müll.Hai. x Calymperes motleyi Mitt. x x Calymperes tenerum Müll.Hal. x Octoblepharum albidum Hedw. x Ditrichaceae Garckea flexuosa (Griff.) Marg. & Nork. x Entodontaceae Trachyphyllum inflexum (Harv.) Gepp. x Fissidentaceae Fissidens ceylonensis Dozy & Molk (syn. F. perpusillus Mitt.) x x Fissidens pellucidus Hornsch. (syn. F. laxus Sull. & Lesq) x Fissidens sp. x Hypnaceae Taxiphyllum taxirameum (Mitt.) M. Fleisch. x Neckeraceae Neckeropsis exserta var. scrobiculata (Nees) Touw. E. B. Bartram. x Pinnatella alopecuroides (Mitt.) M. Fleisch. x Pottiaceae Calymperastrum sp. x Sematophyllaceae Taxithelium instratum (Brid.) Broth. x Taxithelium nepalense (Schwaegr.) Broth. x x Stereophyllaceae Entodontopsis anceps (Bosch & Sande Lac.) W.R. Buck & R.R. Ireland. x x Thuidiaceae Pelekium velatum Mitt. x x Thuidiumpristocalyx var. samoanum (Mitt.) Tonw (ßyn.Thuidium glaucinoides Broth.) x x Pelekium investe (Mitt.) Touw. (syn.Thuidium investe (Mitt.) A. Jaeger.) x x Thuidium sp. x Tổng 14 họ 29 loài (21 chi) 15 7 16 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 1430 Thể bào tử: Chưa ghi nhận được. Đài vật: Đá. Phân bố: Bà Tài, Chùa Hang. Hình 1. Neckeropsis exserta var. scrobiculata (Nees) Touw. E. B. Bartram a. Đoạn thể giao tử; b. Lá; c. Tế bào gốc lá; d. Tế bào giữa lá và mép lá Sự hạn chế trong nghiên cứu về Địa tiễn ở Việt Nam và danh mục Địa tiễn Viêt Nam chưa được cập nhật kể từ sau thống kê của Pocs năm 1965 đã gây khó khăn trong việc đánh giá thành phần loài Địa tiễn trong khu vực nghiên cứu. So với danh sách Địa tiễn của Pocs (1965), trong 8 loài Địa tiễn thu được thì có 4 loài đang tiếp tục nghiên cứu có khả năng là ghi nhận mới cho Việt Nam đó là: Archilejeunea sp., Cololejeunea sp., Schiffneriolejeunea sp., Pallavicinia sp. 1. Sự phân bố của đài thực vật tại khu vực nghiên cứu Khu vực núi Chùa Hang ghi nhận được số loài nhiều nhất, kế đến là núi Bà Tài Hang, Hòn Lô Cốc, Hòn Đá Bạc... Sự khác biệt về các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ che phủ, cường độ chiếu sáng... có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố của các loài đài thực vật. Khi tìm hiểu về nhóm đối tượng này ta nên chú ý đến khái niệm “vi môi trường”, trong đó, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng... là những điều kiện quan trọng. Vì kích thước nhỏ bé, cấu tạo đơn giản, nên đài thực vật khá nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Độ ẩm, ánh sáng vừa phải là điều kiện thích hợp nhất cho sự phát triển HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 1431 của chúng. Các núi Chùa Hang, Bà Tài có được những điều kiện để đài thực vật phát triển thuận lợi hơn các núi khác do đó tổng số loài ghi nhận được cho từng khu vực có sự chênh lệch. Bà Tài Chùa Hang Hang Tiền Hòn Chướng Hòn Đá Bạc Hòn Đầm Dương Hòn Đầm Đước Hòn Lô Cốc Số loài Hình 2. Tổng s loài ghi nhận ư rên n i v i 2. Sự phân bố của đài thực vật trên các dạng đài vật Thân cây gỗ mục là dạng đài vật thích hợp cho khá nhiều loài đài thực vật trong khu vực nghiên cứu. Có 16 loài trong tổng số 29 loài được tìm thấy trên đài vật là thân cây gỗ mục. Kế đến đài vật là đá với 15 loài ghi nhận được. Ít nhất là đài vật đất với 7 loài được tìm thấy. Tuy nhiên số lượng loài xuất hiện trên đài vật là đá và thân cây chênh lệch nhau không đáng kể. Với các núi đá vôi trong khu vực nghiên cứu, do điều kiện môi trường nắng nóng, thảm thực vật đa số là thảm cây bụi thấp nên đây có thể là điều kiện thích hợp (giữ nước, ánh sáng...) cho đài thực vật chọn đài vật là thân cây gỗ mục để phát triển. Đối với đài vật là đá vôi: Đá vôi chủ yếu hình thành trong môi trường nước biển cạn và ấm, do kết tủa dần từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ từ san hô, xương, xác sinh vật. Có thể đài thực vật thích nghi được với đài vật đá vôi do sự chắc chắn và khả năng giữ nước, giữ ẩm của dạng đài vật này. Bên cạnh đó, do địa hình khảo sát là núi đá vôi nên đài vật đất chỉ hiện diện nhiều ở khu vực chân núi nên chỉ ghi nhận một số loài phổ biến trên đất (các loài trong họ Fissidentaceae). Càng lên cao đài vật đá và thân cây càng nhiều nên số lượng loài ghi nhận được trên đất ít là điều dễ hiểu. Đối với đài thực vật, đài vật chính là điều kiện cần thiết và quan trọng nhất cho quá trình phát triển. Có một đài vật thích hợp sẽ đảm bảo cho đài thực vật phát triển ổn định và lâu dài. Do đó, đài vật không chỉ đặc trưng cho cấp loài đài thực vật mà còn đặc trưng cho cấp họ. Điển hình như họ Bryaceae thường sống trên đất, họ Fissidentaceae chỉ bắt gặp trên đất hay một số ít trên gỗ mục... Đây chính là một trong những đặc điểm quan trọng giúp cho công tác nghiên cứu về đài thực vật. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 1432 III. KẾT LUẬN - Qua khảo sát thành phần đài thực vật trên núi đá vôi ở khu vực Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đã ghi nhận được 29 loài, thuộc 21 chi, 14 họ. Trong đó Địa tiễn có 8 loài thuộc 7 chi, 3 họ; Rêu có 21 loài, thuộc 14 chi, 11 họ. - Đài thực vật khu vực núi đá vôi được ghi nhận trên các đài vật như đá vôi, đất, thân cây, gỗ mục... Trong đó đài vật thân cây gỗ mục chiếm ưu thế (16/29 loài được ghi nhận). - Ghi nhận được một thứ mới cho Việt Nam là Neckeropsis exserta var. scrobiculata (Nees) Tou . E. B. Bartram. Một số loài Địa tiễn có khả năng là ghi nhận mới cho Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Breen, R. S., 1953. Tropical Mosses on Limestone. The Bryologist, 56 (1): 1-7. 2. Downing, A. J., 1992. Distribution of Bryophytes on Limestone in Eastern Australia. The Bryologist, 95 (1): 5-14. 3. Enroth, J., 1994. A taxonomic monograph of the genus Pinnatella (Neckeraceae, Bryopsida). Annales Botanici Fennici, 151: 1-90. 4. Jovet- Ast, S. & P. Txier, 1960. Mousses récoltées au Vietnam, dans la provine de Thuyen-Duc (Monts Lang-Biang et environs de Dalat). Revue Bryologique étLichenologique, 28 (3-4): 300-307. 5. Lê Công Kiệt, 1974. La végétation des collines calcaires de la région de Kien Luong-Ha Tien (suite). Nien-San, 4: 11-90p. 6. Pócs, T, 1965. Prodrome de la bryoflore de Vietnam. Az Egri Tanárképzo Foiskola Tudomanyos Kozlemenyei, 3: 453-495. 7. Tanaka, A., Y. Tateishi, N. Nishimura, 2001. Mosses of the Tsugenotaki limestone cave, Miyazaki Prefecture, Kyushu, Japan. Natural and Environmental Science Research, 17-21. 8. Tixier, P., 1966. Bryophyte du Vietnam. Recoltes de A. Petelot et V. Demange au North Vietnam (RelictaeHenryanae). Revue Bryologique et Lichenologique, 34 (1-2): 127-181. Lời cảm ơn: h nghiên ứ xin h n h nh n PG T Lê C ng Ki Trường i h Kh a h nhiên i h Q gia T CM hư ng n ận nh h n h nh ư nghiên ứ ghiên ứ n y ư h hi n r ng kh n khổ n 09-92488-000-GSS tài r bởi The J hn an Ca herine T Ma A h r F n a i n h Tr ng a ng inh h v Ph ri n C i n inh h hi i BRYOPHYTES ON THE LIMESTONE HON CHONG AREA OF KIEN LUONG DISTRICT, KIEN GIANG PROVINCE DINH NHAT LAM, LUONG THIEN TAM SUMMARY This survey of the bryophytes was conducted on the limestone Hon Chong area of Kien Luong district, Kien Giang province, between March 2011 and February 2012. Twenty nine species of 21 genera and 14 families were recorded at eight karst hills. Chua Hang accommodates the highest diversity of 22 species. Neckeropsis exserta var. scrobiculata (Nees) Touw E. B. Bartram is a new record and four doubtful species of the genera Archilejeunea, Cololejeunea, Schiffneriolejeunea and Pallavicinia, still being under examination and could be new records for Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1427_5234_2105311.pdf
Tài liệu liên quan