Đánh gá tác động môi trường: Dự án khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh

ĐTM dự án đã được BTNMT phê duyệt 2011 MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án Với đường lối và chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, uy tín của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường Quốc tế. Bước vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, tỉnh Thanh Hóa có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu đá sét cho sản xuất xi măng của Nhà máy xi măng Công Thanh, Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh có chủ trương khai thác mỏ đá sét khu vực xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh và khu vực xã Tân Trường huyện Tĩnh Gia làm nguyên liệu cho Nhà máy. Với mục tiêu tận dụng tài nguyên sẵn có ở địa phương, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của Nhà máy xi măng, đồng thời tạo thêm việc làm ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên Công ty. Mỏ đá nằm trong quy hoạch thăm dò và khai thác khoáng sản làm xi măng tại Việt Nam (Quyết định 1065/QĐ-TTg ngày 9/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020). Căn cứ vào quy mô, công suất và hình thức đầu tư, dự án Đầu tư khai thác đá sét làm nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Mục đích thành lập của Báo cáo ĐTM: + Trên cơ sở các biện pháp, công suất khai thác của dự án đầu tư, hiện trạng môi trường nền của khu mỏ, Báo cáo sẽ dự báo và đánh giá các tác động môi trường tiềm tàng chính của dự án lên môi trường xung quanh. + Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà dự án gây ra cho môi trường trong khu vực. + Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường, xử lý một cách hợp lý mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của khu vực dự án nói riêng, cũng như trong khu vực. + Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường cảnh quan khu mỏ sau khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ. Dự án Đầu tư khai thác đá sét cho Nhà máy xi măng Công Thanh là dự án mới. Công ty CP Xi măng Công Thanh là đơn vị phê duyệt dự án đầu tư. Dự án không nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất. 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường * Văn bản pháp luật + Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 (Luật số 52/2005/QH); + Luật khoáng sản số 47/L/CTN được Quốc hội khóa 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996; + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số 46/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; + Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 11, kỳ họp thứ 4, có hiệu lực ngày 01/07/2004; + Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 11, kỳ họp thứ 4, có hiệu lực ngày 01/07/2004; + Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 của Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ 6, ngày 25 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực ngày 1/07/2010. + Nghị định 149/2007/NĐ-CP về khai thác và sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; + Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; + Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Khoáng sản và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật khoáng sản; + Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai; + Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; + Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường; + Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường. + Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; + Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; + Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020; + Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; + Nghị định số 07/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2009, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; + Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; + Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng ở Việt Nam đến năm 2020; + Quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; + Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại; + Thông tư số 05/2008/TT - BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; + Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004 ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; + Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004 ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất; + Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ TNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; + Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006, về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; + Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; + Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29/12/2010 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. + Thông tư số 20/2007/TT-BLĐTBXH ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần; + Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT về việc ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường; + Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; + Thông tư số 67/2008/BTC ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; * Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng + QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; + QCVN 02:2008/BCT –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN; + QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; + QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí; + QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; + QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; + QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; + QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; + QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất; + QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; + QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; + QCXDVN 01: 2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng; + QCVN 04:2009/BCT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên. + Quyết định 3733:2002-QĐ-BYT của Bộ Y tế: Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc, 7 thông số vệ sinh lao động; + QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; + QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; + TCVN 5326:2008 – Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên; + TCXDVN 33:2006 - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình cấp nước; + TCXDVN 7957:2008 - Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế; * Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo -Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập: + Thuyết minh dự án: Đầu tư khai thác đá sét làm nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. + Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án: Đầu tư khai thác đá sét làm nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. + Tổng sơ đồ phát triển Ngành Khoáng sản Việt Nam đến năm 2010 và dự báo đến 2020. -Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo: + Cấp Nước. Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh hoạt và công nghiệp (Tập 2), Trịnh Xuân Lai (2002), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. + Đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản và tác động của chúng đến môi trường tự nhiên tại một số vùng trọng điểm, Lê Như Hùng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 1995. + Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp & ứng dụng, 2000, Lê Trình, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. + Giáo trình Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, 2005, Hồ Sỹ Giao, Hà Nội. + Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, 2002, Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. + Kiểm toán môi trường, 2006, Phạm Thị Việt Anh, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. + Lựa chọn các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải phù hợp trong điều kiện Việt Nam, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc, 1998, Trần Hiếu Nhuệ, Hà Nội. + Lựa chọn giải pháp thoát nước và xử lý nước thải chi phí thấp, bền vững, Hội thảo Môi trường sức khỏe - Hiệu quả năng lượng trong xây dựng - biến đổi khí hậu, 2008, Nguyễn Việt Anh, Hà Nội. + Môi trường không khí, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 2003, Phạm Ngọc Đăng, Hà Nội. + Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 2-3, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004, Trần Ngọc Chấn, Hà Nội. + Sổ tay Xử lý nước (Tập 1 + 2), Trung tâm đào tạo ngành Nước và Môi trường, NXB Xây dựng, 1999, Hà Nội. + Tài liệu hướng dẫn kiểm toán và giảm thiểu khí thải và chất thải công nghiệp, 1999, Cục Môi trường, Hà Nội. + Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng, 2000, Trịnh Xuân Lai, Hà Nội. + Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, 1999, Trần Hiếu Nhuệ, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội. + Wastewater Engineering, Treatment and Reuse, George Tchobanoglous, Franklin L. Burton and H. David Stensel, McGaraw-Hill, 1991, New York. + Xác định hệ số phát thải-Một chỉ số hữu ích phục vụ công tác quản lý môi trường, Nguyễn Xuân Trường,http://www.nea.gov.vn/tapchi/toanvan/03-2k8-19.htm. + Xử lý chất thải hữu cơ, 2003, Nguyễn Đức Lương và Nguyễn Thị Thuỳ Dương, NXB Đại học Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh. + Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002, Trần Đức Hạ, Hà Nội. + Xử Lý Nước Thải, 1996, Hoàng Huệ, NXB Xây dựng, Hà Nội. 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM -Phương pháp mạng lưới Dựa vào đặc điểm kỹ thuật của Dự án và điều kiện tự nhiên, KT – XH tại vùng dự án để thiết lập một mạng lưới các tác động và hậu quả do các tác động đó tạo ra. Sơ đồ mạng lưới này nhằm định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn về các tác động của dự án. -Phương pháp lập bảng kiểm tra Dựa vào các hoạt động của dự án cũng như đặc điểm môi trường để xây dựng nên một bảng kiểm tra (check-list) nhằm xác định các tác động tiềm tàng và kiến nghị các biện pháp giảm thiểu. -Phương pháp đánh giá nhanh Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất năm 1993 nhằm đánh giá nhanh tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, chất thải rắn và nước thải) do dự án tạo ra. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trên Thế giới để xác định rõ các nguồn gây ô nhiễm. 4. Tổ chức thức hiện ĐTM * Chủ đầu tư: Công ty CP Xi măng Công Thanh * Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long. Trụ sở chính: 26/1 ngõ Toàn Thắng, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội + Văn phòng: 59 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội + Điện thoại: 0913.232.740/ 04.3.851.0480/ 04.22.422.104 + Giám đốc: Nguyễn Đắc Dương * Danh sách thành viên tham gia lập ĐTM Bảng 1.Các cán bộ tham gia thực hiện ĐTM TT Họ và tên Trình độ Chuyên ngành/Chức vụ Cơ quan 1 Lương Tú Chinh - Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh 2 Nguyễn Đắc Dương Thạc sĩ Khoa học quản lý môi trường/Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long 3 Nguyễn Chí Công Kĩ sư Môi trường 4 Nguyễn Quốc Mạnh Cử nhân Môi trường 5 Vũ Đức Toàn Tiến sĩ Công nghệ môi trường 6 Nguyễn Kim Ngọc Kĩ sư Môi trường 7 Thái Thị Yến Kĩ sư Công nghệ Môi trường 8 Nhữ Thị Phương Thảo Kĩ sư Thủy văn – Môi trường 9 Nguyễn Hồng Quang PGS.Tiến sĩ Vật lý/Phó Viện trưởng Viện Vật lý-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 10 Ngô Trà Mai Tiến sĩ Khoa học môi trường Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau: - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa. - UBND tỉnh Thanh Hóa. - UBND huyện Như Thanh. - UBND huyện Tĩnh Gia. - UBND xã Thanh Kỳ - UBND xã Tân Trường.

doc144 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh gá tác động môi trường: Dự án khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cây 42.218 34.425 1.453.354.650 Mía cây 168.872 6.395 1.079.936.440 3 Hộ gia đình hộ 95 - 10.400.500.000 Đền bù nhà cửa, vật kiến trúc hộ 95 75.000.000 7.125.000.000 Hỗ trợ di chuyển hộ 95 1.500.000 142.500.000 Hỗ trợ ổn định đời sống hộ 95 1.400.000 133.000.000 Xây dựng nhà tái định canh định cư cho các hộ hộ 30 100.000.000 3.000.000.000 4 Chi phí hội đồng % 2 6.485.102.390 660.801.500 Tổng cộng chi phí đền bù 37.145.903.890 (Nguồn: Thuyết minh dự án) b.Lịch trình thực hiện Sau khi dự án được các cơ quan chức năng phê duyệt, Công ty CP Xi măng Công Thanh sẽ tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng. Công ty CP Xi măng Công Thanh đang thực hiện các thủ tục công tác đền bù GPMB theo quy định của Nhà nước. Kinh phí đền phù GPMB được lấy từ vốn đầu tư của Công ty. 4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giại đoạn khai thác 4.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm bụi a. Tại khu vực khai thác a.1. Biện pháp - Trồng cây xanh tại khu vực moong khai thác để giảm thiểu bụi, cải thiện vi khí hậu. - Dự kiến trồng tại các khu vực trống (khu vực ranh giới). - Loại cây dự kiến là: keo lá tràm, mật độ cây/10m2. a.2. Đánh giá biện pháp áp dụng - Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện. - Nhược điểm: tốn nhiều chi phí (mua cây, chăm sóc cây). - Mức độ khả thi: đây cũng là biện pháp dễ áp dụng, tuy nhiên biện pháp trồng cây chỉ giảm được phần nào lượng bụi phát tán ra xa, không hạn chế được bụi phát sinh tại nguồn. b. Tại dọc tuyến đường vận chuyển b.1. Biện pháp - Thực hiện trồng các dải cây xanh dọc tuyến đường vận chuyển từ mỏ ra đường liên xã. - Quy định xe vận chuyển sẽ che đậy kín thùng xe bằng bạt khi vận chuyến đá sét. - Quy định xe vận chuyển sẽ thực hiện đúng tải trọng của xe. - Thực hiện phun nước dọc tuyến đường từ mỏ ra đường liên xã: Sử dụng 1 ô tô có bồn phun nước (xe téc) phun nước vào tuyến đường vận chuyển. Tuyến đường phun nước có chiều dài tuyến là 1612,2m, chiều rộng mặt đường 9,5m. Tồng diện tích cần phun là 15315,9m2. Tiêu chuẩn tưới là 1,2 lít/m2 (TCXD 33:2006). Như vậy lượng nước cần sử dụng cho lần phun khoảng 18,38 m3. Thời gian dự kiến phun nước đường vận chuyển như sau: Mùa nắng: 4 lần/ngày (8h, 10h, 13h, 15h), lượng nước tưới khoảng 73,58 m3/ngày. Mùa mưa: 2 lần/ngày (phun vào những ngày không có mưa). - Xây dựng cầu rửa xe cho các phương tiện vận tải trước khi ra khỏi mỏ. Mục đích cầu rửa xe là làm ướt bánh xe, giảm thiểu bụi phát tán trên đường vận chuyển. Kích thước đường vào khu vực cầu rửa xe rộng 7 m, sâu 0,3m. Nước thải phát từ cầu rửa xe được chảy qua hố lắng có song chắn và thoát vào hệ thống thoát nước bề mặt của khu vực. - Vận tải bằng băng tải: băng tải được thiết kế có mái che chắn bao quanh, với chiều dài 1200m từ trạm đập về Nhà máy xi măng. Kinh phí được tính vào chi phí của Nhà máy xi măng. b.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng - Ưu điểm: dễ áp dụng. Khi áp dụng các biện pháp này, nồng độ bụi phát sinh và phát tán ra môi trường giảm đáng kể. Biện pháp trồng cây xanh ven đường có tác dụng cản bớt bụi từ mặt đường bốc lên; cây xanh còn có tác dụng giảm tiếng ồn, giảm nhiệt độ. - Nhược điểm: Biện pháp trồng cây xanh có thể giảm thiểu tác động nhưng không thể kiểm soát được nguồn phát sinh. - Tính khả thi: cao. Chủ đầu tư cỏ thể chủ động áp dụng. 4.1.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải a. Biện pháp - Sử dụng các thiết bị khai thác, vận tải, phương tiện thi công khác còn niên hạn. - Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác. b. Đánh giá chung biện pháp áp dụng - Ưu điểm: giảm thiểu được lương khí thải độc hại phát sinh rất nhiều. - Nhược điểm: các biện pháp trên chỉ giảm thiểu tác động, nhưng không làm giảm tổng tải lượng khí thải phát sinh đối với toàn bộ dự án. - Tính khả thi: chủ đầu tư đều có thể chủ động áp dụng. 4.1.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn a. Biện pháp - Bộ phận kỹ thuật của mỏ thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các trang thiết bị, kiểm tra độ mòn chi tiết. Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì, thay thế các chi tiết hư hỏng kịp thời. - Bố trí thời gian lao động thích hợp, hạn chế tối đa số lượng công nhân có mặt tại nơi có tiếng ồn cao. - Ngoài ra, để giảm thiểu tiếng ồn đến khu vực xung quanh, Chủ đầu tư bố trí mỏ hoạt động theo đúng thời gian quy định (khoảng 1, điều 68 của Luật Lao động). b. Đánh giá chung biện pháp áp dụng - Ưu điểm: Các biện pháp này giảm thiểu được một phần tác động do tiếng ồn. - Nhược điểm: do đặc thù hoạt động khai thác mỏ, tiếng ồn phát sinh là không thể tránh khỏi nhưng chỉ có thể giảm thiểu chứ không thể không thể khống chế triệt để được tiếng ồn phát sinh. - Tính khả thi: chủ đầu tư đểu chủ động áp dụng. 4.1.2.4. Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước a. Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa a.1. Biện pháp - Xây dựng hệ thống mương, rãnh thoát nước mưa và hồ lắng (đã được đề cập từ giai đoạn xây dựng cơ bản). Khi mưa, lượng nước mưa chảy chủ yếu phân tán ra xung quanh khai trường và tiêu thoát theo địa hình tự nhiên, phần còn lại chảy trên các rãnh bờ tầng, mặt tầng khai thác xuống nơi địa hình thấp hơn ở phía chân đồi và được thu vào 2 hố ga thu tại 2 khu (có song chắn) với độ sâu hố thu từ 1-1,5m, rồi mới chảy theo hệ thống mương rãnh trên mặt bằng tới hồ lắng dung tích 72.250 m3 . Hồ lắng bố trí tại phía Tây khu I, diện tích 1,44 ha. (Vị trí được thể hiện ở sơ đồ Tổng mặt bằng, kèm phụ lục). Hiệu suất lắng lọc của hồ lắng với SS là 47%, dầu mỡ là 30% (Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường – Trường ĐH Công nghiệp TPHCM). Bảng 4.3. Hiệu quả xử lý của hồ lắng với 2 chỉ tiêu là dầu mỡ và TSS TT Thành phần Đơn vị Đầu vào (*) Đầu ra 2 TSS mg/l 87,5 46,38 3 Dầu mỡ mg/l 0,1 0,07 (*: Kết quả phân tích mẫu nước tại mỏ sét Long Giàn –BQL Nhà máy xi măng Thái Nguyên, 2010). - Thoát nước mưa trực tiếp từ moong khai thác: khi tiến hành khai thác cũng đồng thời tạo độ dốc ngang 1% hướng từ trong mỏ ra ngoài nhằm mục đích thoát nước mưa rơi trực tiếp vào khu vực moong. - Thoát nước mưa rơi trực tiếp tại bãi thải: tự chảy qua hệ thống mương, rãnh xuống khu vực thấp hơn. - Khi khai thác xuống cốt sâu tại khu 2, ảnh hưởng của mưa sẽ tạo khó khăn cho công tác khai thác. Do đó, khi khai thác xuống cốt sâu, dự án sẽ áp dụng phương pháp thoát nước cưỡng bức tại moong khai thác bằng bơm. Lượng nước tại đây được đưa tới hệ thống mương dẫn tới hồ lắng của khu vực. - Nạo vét định kỳ hố ga thu nước mưa và mương thoát nước. Tần suất thực hiện 6 tháng/lần. Lượng chất thải nạo vét chủ yếu là đất, cặn rắn nên được vận chuyển về bãi thải. a.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng - Ưu điểm: giảm được tác động ô nhiễm trực tiếp do nước mưa chảy tràn. Nước mưa sau hố thu đạt QCVN 24:2009/BTNMT (cột B). - Tính khả thi: chủ đầu tư chủ động thực hiện từ giai đoạn xây dựng cơ bản. b. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt b.1. Biện pháp - Xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại tại khu văn phòng và khu nhà ăn. Bể tự hoại được thiết kế và tính toán các thông số từ giai đoạn xây dựng cơ bản và được tái sử dụng tại giai đoạn khai thác. - Chủ đầu tư hợp đồng với Công ty dịch vụ môi trường địa phương để hút và xử lý bùn thải định kỳ 6 tháng/1 lần. Nước thải sinh hoạt Bể tự hoại 3 ngăn Bể chứa sau xử lý Pha loãng tưới cây Công ty dịch vụ môi trường địa phương hút và xử lý Cặn bùn Quy trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt thể hiện hình 4.3. Hình 4.3. Quy trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại mỏ b.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng - Ưu điểm: biện pháp đơn giản, dễ xây dựng và vận hành. Giảm thiểu được mức thấp nhất khả năng gây ô nhiễm môi trường của khu vực do nước thải sinh hoạt. - Tính khả thi: Chủ đầu tư chủ động thực hiện xây dựng ngay khi mỏ tiến hành xây dựng cơ bản. 4.1.2.5. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn a. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sản xuất a.1. Biện pháp Chất thải rắn thông thường Đất đá thải trong quá trình khai thác đá sét là đá kẹp và đất phủ. Những sản phẩm này vẫn có giá trị làm vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp cho thị trường. - Tận dụng nguồn đá này để đáp ứng cho thị trường (đặc biệt là khu kinh tế Nghi Sơn đang trong quá trình xây dựng do vậy nhu cầu vật liệu san lấp là rất lớn). - Để đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường và nhu cầu thị trường có thể thay đổi, dự án bố trí bãi thải đất đá tại phía Tây Nam khu I (tương ứng là phía Tây Bắc khu II). Bãi thải có diện tích 30,7 ha, dung tích khoảng 5,0 triệu m3, cốt cao bải thải +220m. Đá thải được đổ thải theo hình thức từ trên xuống. Trong quá trình đổ thải kết hợp quá trình lu lèn để tạo ra sự ổn định của bãi thải. Đá sét thải được vận tải từ khai trường đến bãi thải bằng ôtô tự đổ trọng tải 15 tấn, tại bãi thải bố trí thiết bị máy gạt phục vụ công tác đổ thải. Theo thời gian, bãi thải được mở rộng đến hết diện tích đổ thải, góc nghiêng sườn tầng thải bằng góc ổn định tự nhiên của đất thải bở rời. - Khu vực bãi thải chứa đất phục vụ cho công tác cải tạo phục hồi môi trường sẽ được khoanh thành khu vực riêng tại vị trí bãi thải. - Tận dụng tối đa khoảng trống khai thác để làm bãi thải trong khi có điều kiện. Bùn thải: Bùn thải được định kỳ thu gom, chôn lấp và san lấp mặt bằng. Chất thải nguy hại - Phân loại chất thải. - Ắc quy thải được trả lại cho nhà sản xuất. - Lưu chứa vào các thiết bị chuyên dụng, đảm bảo quy định theo Thông tư 12/2006/BTNMT. Các thiết bị được trang bị như: can nhựa 20 lít, thùng phuy 200 lít, bao PE 2 lớp… - Các thiết bị lưu chứa tạm thời CTNH được dán nhãn mác đúng quy định (TCVN 6707-2009 Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa). - CTNH sau khi được chứa trong các thiết bị chuyên dụng, được lưu trữ tạm thời tại kho chứa CTNH có diện tích 12 m2 (kho được xây dựng trong giai đoạn xây dựng cơ bản). Kho chứa được thiết kế đạt tiêu chuẩn, sàn bê tông, có vách ngăn chia ô. Kho chứa có thiết kế gờ cao 10 cm và hố thu có kích thước 20x20x40 cm, để phòng sự cố đổ tràn chất thải dạng lỏng. - Hợp đồng với đơn vị có chức năng về thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn hoặc địa phương gần nhất. - Thực hiện đăng kí sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại. a.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng - Ưu điểm: Các biện pháp đề ra đảm bảo quản lý được chất thải tại nguồn. Phương pháp dễ áp dụng. - Tính khả thi: Chủ đầu tư có thể chuẩn bị đủ các trang thiết bị, dung cụ và mặt bằng để lưu chứa tạm thời lượng chất thải phát sinh. b. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải sinh hoạt b.1. Biện pháp - Thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. - Đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng như giấy văn phòng, vỏ hộp…sẽ được tập trung trong các giỏ nhựa. Số giỏ nhựa dự kiến là 4 giỏ. Rác thải tái sử dụng này có thể bán cho các cơ sở thu mua. - Đối với CTR không có khả năng tái sử dụng được tập trung trong các thùng chứa có nắp đậy (loại thùng 240 lít). Thùng 240 lít được sử dụng thùng hiện có từ giai đoạn xây dựng cơ bản và mở mỏ. Rác thải trong thùng 240 lít được đơn vị dịch vụ môi trường trong địa bàn thu gom. b.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng - Ưu điểm: Biện pháp dễ áp dụng, có thể kiểm soát được lượng CTR phát sinh. - Nhược điểm: Phải có sự tự giác của cán bộ công nhân viên làm việc tại mỏ. 4.1.2.6. Giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân cư xung quanh mỏ a. Biện pháp - Thực hiện các biện pháp giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm tới môi trường như tưới nước dập bụi tại khu vực khai thác và tuyến đường vận chuyển. Mục đích hạn chế sự lan truyền của bụi. - Không thải trực tiếp các chất thải chưa xử lý ra môi trường, ảnh hưởng tới đất nông nghiệp tại khu vực - Hoạt động theo thời gian quy định (giờ hành chính) - Quy định và khống chế tốc độ chạy xe khi qua dân cư. - Chủ đầu tư chấp hành và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến (theo Nghị định số 219/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 76/2000/TT-BTC ngày 25/7/2000 của Bộ Tài chính), tham gia đóng góp vào các chương trình phúc lợi xã hội tại địa phương. - Bố trí lao động quét dọn vệ sinh đường ra vào mỏ và đoạn đường liên xã chạy qua mỏ. b. Đánh giá chung biện pháp áp dụng Các phương án dễ áp dụng, tính khả thi cao. 4.1.2.7. Giảm thiểu tác động do tập trung cán bộ công nhân viên a. Biện pháp - Chủ đầu tư thực hiện khai báo, đăng kí tạm trú với chính quyền địa phương. - Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức tuyên truyền, phổ biến phong tục tập quán của địa phương. b. Đánh giá chung - Ưu điểm: phương án dễ áp dụng, chủ đầu tư chủ động thực hiện. - Nhược điểm: phụ thuộc vào ý thức của cán bộ công nhân viên. 4.1.2.8. Vệ sinh lao động và an toàn lao động a. Quy định an toàn trong công tác xúc bốc - Khi làm việc máy xúc được bố trí ngoài giới hạn sụt lở của nền tầng, chỗ đứng của máy bằng phẳng hoặc không dốc quá độ dốc quy định trong hộ chiếu kỹ thuật; - Khi máy xúc làm việc, cấm bất kỳ ai ở trong phạm vi bán kính hoạt động của gầu xúc; - Không được quay gầu xúc ngang buồng lái của thiết bị vận tải, máy xúc đứng ở chỗ thích hợp nhất trong gương tầng để khi thao tác không bị vướng vào buồng lái các thiết bị vận tải; - Chỉ khi máy xúc ngừng hẳn mới được lên xuống máy xúc, người không có chuyên môn, nhiện vụ không được lên máy xúc. b. Quy định an toàn trong công tác vận tải - Tuyển lái xe lành nghề; - Quy định tốc độ xe chạy trên những đoạn đường trong phạm vi mỏ. Tốc độ quy định như sau: + Tại các đoạn thẳng: Vmax = 20km/h + Tại các dốc: Vmax = 15km/h + Tại các đoạn vòng: Vmax = 10km/h - Cấm lái xe ra sát mép tầng (kể cả tại bãi thải) nếu không có người báo hiệu. - Cấm chở người trên thùng xe tự đổ hoặc trên thùng xe đang có tải. - Cấm người ngồi trên mui xe hoặc đứng bám ngoài thành xe, ở bậc lên xuống trong lúc xe đang chạy. - Trước khi vận hành xe sẽ được kiểm tra các thông số cũng như điều kiện an toàn trước khi cho xe hoạt động. - Thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa ô tô theo đúng định kỳ. - Tại đầu các đoạn đường bố trí biển báo quy định tốc độ. c. Quy định an toàn trong công tác san gạt - Khi máy gạt đang làm việc cấm: + Sửa chữa điều chỉnh dây cáp của lưỡi gạt, hoặc đứng trên lưỡi gạt + Dừng máy trên nền đất không ổn định, khi chưa nhả hết đất đá ra khỏi lưỡi gạt. + Lái máy gạt ra mép tầng, lùi máy ra mép tầng. -Cấm máy gạt làm việc trong vùng nguy hiểm của máy xúc khi máy xúc đang hoạt động. - Máy gạt làm việc ở chân tầng, mép tầng hoặc ở những khu vực nguy hiểm cần có người làm tín hiệu cho máy gạt. d. Quy định an toàn sử dụng điện - Các thiết bị điện cần thực hiện tiếp đất như: cột đèn di động trên khai trường, cột điện đường cáp dẫn điện lên khai trường, vỏ máy các thiết bị xưởng sửa chữa. Để tiếp đất cho các thiết bị sử dụng cọc hoặc trụ tiếp đất để tạo các hố tiếp đất cần thiết với điện trở Rtđ <10Ω. - Có các cầu dao an toàn đối với các thiết bị. e. Các biện pháp an toàn khác - Chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các quy định tại khoản 1 điều 95 của Bộ Luật lao động như: trang bị khẩu trang chống bụi, mũ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và buộc công nhân tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn lao động. - Bồi dưỡng thường xuyên kiến thức vệ sinh và an toàn lao động cho CBCNV trong mỏ. - Tuyên truyền, giáo dục công nhân viên về nội quy an toàn lao động và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Tại khu vực thực hiện dự án, khí hậu vào mùa nắng rất khắc nghiệt, nhiệt. Do đó, lịch lao động của công nhân sẽ được chủ đầu tư điều chỉnh theo chế độ nhiệt trong khu vực. Dự kiến, sẽ cho công nhân tạm nghỉ khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 430C. f. Đánh giá chung các biện pháp áp dụng - Các phương án đưa ra đều trong tầm quản lý của Chủ đầu tư do vậy có thể áp dụng dễ dàng. - Mức độ khả thi: có thể thực hiện được, đặc biệt giáo dục nâng cao ý thức chấp hành kỹ luật lao động và thực hiện nghiêm túc các biện pháp đưa ra. 4.1.2.9. Biện pháp giảm thiểu tác động khi kết thúc dự án - Khi kết thúc khai thác mỏ, chủ đầu tư sẽ thực hiện dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Phương án cải tạo phục hồi môi trường: (chi tiết dự án cải tạo, phục hồi môi trường được trình bày trong báo cáo riêng). + Cải tạo mặt bằng sân công nghiệp: tháo dỡ các công trình công nghiệp không còn nhu cầu sử dụng và san gạt tạo mặt bằng cho khu vực sân công nghiệp với chiều dày cần san gạt là 0,5m. + Cải tạo khu văn phòng, nhà xưởng, kho chứa nhiên liệu,…: phá vỡ kết cấu bê tông và dọn sạch toàn bộ khu vực. + Cải tạo khai trường: củng cố bờ mỏ, dọn dép đáy moong, san gạt, trồng cây. + Tiến hành trồng cây trên toàn bộ diện tích khu văn phòng, mặt bằng sân công nghiệp, bãi thải và trả lại mặt bằng cho địa phương quản lý. + Hoàn thổ tại khu vực bãi thải được thực hiện theo giai đoạn. Sau khi sử dụng bãi thải 1, được san gạt bề mặt bãi thải và trồng cây. + Đối với đất mặt được lưu giữ ở khu vực bên cạnh bãi thải (bãi thải được khoanh ranh giới), phục cho công tác cải tạo phục hồi môi trường. Độ cao của lớp đất lưu giữ từ 1-2m. - Thực hiện kí quỹ môi trường theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ. 4.2. Đối với sự cố môi trường 4.2.1. Phòng ngừa sạt lở bờ moong khai thác 4.2.1.1. Biện pháp phòng ngừa - Để phòng tránh sạt lở bờ moong khai thác, sự cố môi trường trong hoạt động khai thác mỏ lộ thiên thì Chủ đầu tư tuân thủ đúng phương án khai thác đã được phê duyệt. - Đảm bảo góc nghiêng sườn tầng khai thác là 600, sườn tầng kết thúc là 550; chiều cao tầng khai thác 5-10m và chiều cao tầng kết thúc theo đúng quy định là 10m. 4.2.1.2. Đánh giá biện pháp áp dụng - Các phương án nêu trên đều dễ áp dụng, chủ đầu tư dễ dàng chủ động thực hiện. 4.2.2. Phòng chống sạt lở bãi thải 4.2.2.1. Biện pháp phòng ngừa - Bãi thải được thiết kế theo đúng thiết kế đã được thẩm định và phê duyệt. Chủ đầu tư giám sát chặt chẽ công tác thiết kế, thi công tạo bãi thải. + Mặt bãi thải có độ dốc hướng vào phía trong, nơi có hệ thống rãnh thoát nước. - Tạo đai bảo vệ phía ngoài mép bãi thải nhằm ngăn chặn hiên tượng trôi trượt đất thải. Chiều cao đai bảo vệ 0,8-1m. - Phương pháp đổ thải theo đúng quy định: + Đổ thải từ trên xuống. + Thực hiện lu lèn để tạo ổn định bãi thải. - Thực hiện thường xuyên việc thu dọn đất trôi lấp, đặt biệt sau những trận mưa lớn. 4.2.2.2. Đánh giá biện pháp áp dụng - Các phương án trên dễ áp dụng, chủ đầu tư chủ động thực hiện trong quá trình hoạt động của dự án. 4.2.3. Biên pháp hạn chế tác động xấu của thiên tai 4.2.3.1. Biện pháp Lũ lụt: Hiện tượng xói lở bề mặt đất thường gây ra khi ảnh hưởng bởi mưa, lũ lụt. Hạn chế tác động xấu bằng cách: + Hệ thống thoát nước mỏ cần được quy hoạch cho cả khu vực xung quanh, hệ thống được xây dựng kiên cố và đảm bảo thoát nước kịp thời khi có những trận mưa lớn. + Nước thoát từ mỏ trước khi vào hệ thống thoát nước của khu vực cần được xử lý cặn lơ lửng bằng các hố lắng. + Thực hiện trồng cây xanh xung quanh khu vực. Nhiệt độ khu vực làm việc cao: Do khu vực thực hiện dự án, chịu ảnh hưởng của gió phơn nóng, vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Do đó, để hạn chế những tác động tới người lao động, ban điều hành mỏ (Chủ đầu tư): + Trang bị các thiết bị bảo họ lao động (mũ, áo bảo hộ…). + Đảm bảo các nhu cầu về nước uống cho công nhân viên. + Bố trí lịch khai thác hợp lí, cho công nhân tạm nghỉ khi nhiệt độ >420 đối với công nhân trực tiếp khai thác mỏ. 4.2.3.2. Đánh giá biện pháp Biện pháp đơn giản, chủ đầu tư chủ động áp dụng. 4.2.4. Phòng chống cháy nổ 4.2.4.1. Biện pháp Để phòng chống khả năng cháy nổ tại khu vực dự án, Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp sau: - Tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng cháy, chữa cháy trong khu vực. - Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy (bao cát, bình bọt CO2) tại khu vực làm việc và được công an PCCC tỉnh kiểm tra. - Xây dựng quy định PCCC để CBCNV áp dụng. - Quy định nghiêm cấm CBCNV không chặt phá và đốt cây bụi xung quanh khu vực. 4.2.4.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng -Ưu điểm: phương án đơn giản. -Nhược điểm: là sự cố do đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Phụ thuộc vào ý thức của từng cá nhân, CBCNV. Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. Chương trình quản lý môi trường 5.1.1. Kế hoạch quản lý môi trường cho dự án Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam trong các giai đoạn trước khi xây dựng, xây dựng và vận hành các dự án thì Chủ dự án cùng với các đơn vị trúng thầu xây dựng và vận hành thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT). Kế hoạch quản lý môi trường là rất cần thiết để giám sát các chỉ tiêu môi trường để có thể dự đoán được các biến đổi môi trường và có các biện pháp trước khi những biến đổi môi trường xảy ra. Mục tiêu của KHQLMT cho các dự án là cung cấp các hướng dẫn để dự án có thể được đảm bảo về mặt môi trường. KHQLMT bao gồm chương trình giảm thiểu môi trường, chương trình tuân thủ giảm thiểu môi trường, các yêu cầu báo cáo, cơ cấu tổ chức thực hiện KHQLMT và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố có thể xảy ra. - Tuân thủ theo pháp luật hiện hành về môi trường của Việt Nam. - Sử dụng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong tất cả các giai đoạn và giám sát tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM. - Quản lý và giám sát các phương án giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM đối với các đơn vị trúng thầu xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và quá trình thực hiện dự án. - Cung cấp kế hoạch dự phòng cho các phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc các tai biến môi trường xảy ra. 5.1.2. Thực hiện quản lý môi trường a) Tổ chức thực hiện Việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường tuân thủ các quy định của Việt Nam. Chủ đầu tư sẽ thực hiện chương trình quản lý môi trường và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước. Trong quá trình thực hiện dự án, cùng với chủ đầu tư còn có các đơn vị trúng thầu thi công các hạng mục của dự án thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường. Cán bộ môi trường sẽ chịu trách nhiệm đào tạo và hướng dẫn cho công ty về các vấn đề môi trường như kiểm tra tại chỗ và giám sát trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo rằng các thủ tục đề ra được thực hiện một cách thích hợp và đầy đủ. Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và chính xác các biện pháp giảm thiểu, các điều khoản và cam kết trong hợp đồng. Chủ đầu tư sẽ giao cho phó giám đốc điều hành mỏ kiêm phụ trách chung các vấn đề về môi trường của mỏ để thực hiện công tác: - Quản lý chất lượng nước thải sản xuất phát sinh từ mỏ, chất lượng nước trong hố thu và khả năng thu gom của hệ thống - Quản lý hoạt động của hệ thống giảm thiểu ô nhiễm không khí + Hoạt động của hệ thống cầu rửa xe + Hoạt động phun nước chống bụi trên đường vận chuyển. Quản lý chất thải: + Chất thải rắn thông thường: công việc chủ yếu là thống kê khối lượng phát sinh theo thời gian (tháng/quý/năm). Tất cả được thu về bãi thải. + Chất thải nguy hại: chủ yếu thực hiện công tác thu gom, đưa về khu vực lưu giữ theo quy định của mỏ và thống kê lượng chất thải phát sinh theo thời gian (tháng/quý/năm). Thực hiện đăng kí sổ chủ nguồn thải CTNH. + Chất thải rắn sinh hoạt: thống kê lượng CTRSH phát sinh tại mỏ theo thời gian (tháng/quý/năm). Tiến hành xử lý theo quy định hoặc hợp đồng với môi trường địa phương để thu gom. Phòng chống các sự cố môi trường: quản lý các vấn đề sạt lở, sự cố trong nổ mìn… Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác: kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đăng kí quản lý CTNH đối với chủ nguồn thải, thực hiện kí quỹ phục hồi môi trường, thực hiện giám sát môi trường định kỳ. b) Tổ chức cho quan trắc và báo cáo môi trường Giám sát kỹ thuật: Trong quá trình xây dựng và vận hành, chương trình tuân thủ các biện pháp giảm thiểu môi trường sẽ được tiến hành bởi Giám sát kỹ thuật của Công ty CP Xi măng Công Thanh. Giám sát kỹ thuật trong quá trình xây dựng cũng chịu trách nhiệm quan trắc và báo cáo về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Trong quá trình thực hiện chương trình quan trắc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu môi trường cần được thực hiện ít nhất 3 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu. Báo cáo về quan trắc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu sẽ được đệ trình lên ban quản lý công trình khai thác mỏ đá vôi phê duyệt. Chuyên gia tư vấn môi trường: do Công ty CP Xi măng Công Thanh thuê nhằm giám sát chất lượng môi trường dưới sự theo dõi của cán bộ môi trường chuyên trách. Cán bộ môi trường chuyên trách (2 người): Có trách nhiệm giám sát chất lượng môi trường tại khu vực dự án và kiểm soát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Cán bộ chuyên trách sẽ chịu trách nhiệm đào tạo thường xuyên về quan trắc và giám sát, quản lý dữ liệu với tần suất 6 tháng/lần cho các đơn vị vận hành hệ thống. Cán bộ môi trường cũng chịu trách nhiệm kiểm tra hiện trường và giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án để đảm bảo các đơn vị vận hành tuân thủ đầy đủ các thủ tục đề ra và chất lượng môi trường. c) Báo cáo về kế hoạch quản lý môi trường Nội dung báo cáo bao gồm: - Đánh giá kết quả của các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu vực thực hiện dự án so sánh với các dự báo đưa ra. - Đánh giá rõ ràng xem khung KHQLMT có đầy đủ không. Nếu có kết luận khung KHQLMT không đầy đủ, trình bày rõ lý do và đưa ra kiến nghị cho việc hoàn thiện khung KHQLMT. Rà soát lại các số liệu và thông tin thu thập được, phân tích số liệu, báo cáo và dự thảo ngân sách. - Các báo cáo kỹ thuật và kế hoạch sẽ bao gồm một loạt các chính sách về hành chính và các thoả thuận hợp đồng. Các báo cáo này bao gồm: + Báo cáo khởi đầu. + Điều khoản tham chiếu. + Các chi tiết về đơn vị vận hành trong việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. + Kế hoạch QLMT hiện tại và dự kiến cho những năm tiếp theo. Bảng 5.1. Dự toán kinh phí các một số công trình BVMT TT Các công trình BVMT Dự toán 1 Trồng cây xanh 200.000.000 đồng 2 Xây dựng hệ thống thoát nước + Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt + hệ thống thoát nước mưa chảy tràn 1.000.000.000 đồng 3 Hệ thống xử lý nước thải 50.000.000 đồng 4 Hệ thống phòng chống sự cố khu vực khai thác sét 200.000.000 đồng 5 Phòng chống bão lụt, sự cố 500.000.000 đồng 6 Hệ thống thu gom, xử lý CTR 50.000.000 đồng Bảng 5.2. Tổng hợp các tác động và biện pháp giảm thiểu TT Các hoạt động của dự án Các tác động môi trường Biện pháp giảm thiểu Thời gian thực hiện Kinh phí dự kiến (đồng) Đơn vị thực hiện Đơn vị giám sát I Giai đoạn xây dựng và mở mỏ 1 Giải phóng mặt bằng Ảnh hưởng tới đời sống của người dân Che chắn bụi, tiếng ồn xe cộ máy móc tạo nên. 2010 37.145.903.890 Đơn vị trúng thầu thực hiện Chủ đầu tư 2 San gạt mặt bằng - Phát tán bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực. - Tiếng ồn gây ảnh hưởng tới môi trường khu vực và công nhân. - Gây ô nhiễm các thủy vực trong khu vực. - Làm mất thảm thực vật tại khu vực, gây ảnh hưởng tới hệ động thực vật tại khu vực. - Chất thải của công nhân tham gia thi công trên công trường. - Áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. - Xây dựng hệ thống kênh mương, rãnh thoát nước giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. - Trồng cây xanh. - Quy định cụ thể quản lý hoạt động của công nhân tham gia thi công. - Thực hiện các biện pháp ứng phó với các sự cố môi trường. 2010-2011 Tính vào kinh phí đầu tư ban đầu Đơn vị trúng thầu thực hiện + Chủ đầu tư 3 Xây dựng đường giao thông 4 Mở mỏ 5 Xây dựng cơ sở hạ tầng 6 Nước thải sinh hoạt của công nhân viên - Làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất - Xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước và hố ga để xử lý nước thải. - Xây dựng công trình vệ sinh cho công nhân khi dự án bắt đầu đi vào triển khai hoạt động. 2010 Đơn vị thi công Chủ đầu tư II Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 1 Khai thác, xúc bốc - Phát tán bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường. - Tạo ra tiếng ồn lớn - Tạo ra các biến đổi lớn về địa hình. - Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. - Tưới nước dập bụi. - Xe chở được che đậy kín, phủ bạt. - Xây dựng cầu rửa xe. - Bố trí máy móc hoạt động thời gian hợp lý. Không thi công trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ. - Quy định thời gian làm việc hợp lý. - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Trong suốt quá trình hoạt động của dự án Tính vào kinh phí đầu tư Chủ đầu tư Chủ đầu tư 2 Vận chuyển sản phẩm khai thác - Tạo ra lượng bụi và khí thải trên đường vận chuyển. - Tiếng ồn do các phương tiện vận chuyển gây ra. Tính vào kinh phí đầu tư ban đầu 3 Nước rửa chống bụi, nước rửa các phương tiện Gây ảnh hưởng môi trường nước mặt, nước ngầm xung quanh. Ảnh hưởng tới môi trường đất. - Xây dựng hệ thống thu gom nước thải phát sinh. -Mương, rãnh thoát nước có tiết diện hình thang, chiều rộng đáy dưới 0,3m, chiều rộng mặt 0,5 m, chiều cao từ 0,3 m. -Bố trí hố ga thu. Tính vào kinh phí đầu tư ban đầu 5.2. Chương trình giám sát môi trường 5.2.1. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn xây dựng cơ bản 5.2.2.1. Giám sát chất thải Vị trí: 1 vị trí nước thải sinh hoạt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43-, As , Cu, Zn, Coliform. Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B. Tần suất giám sát: 3 tháng/1 lần. 5.2.2.2. Giám sát môi trường xung quanh a. Giám sát chất lượng môi trường không khí Các chỉ tiêu giám sát - Bụi lơ lửng. - Nồng độ SO2, NO2, CO, CO2. - Tiếng ồn, vi khí hậu. Số vị trí lấy mẫu, đo đạc: 5 vị trí - Khu vực dân cư gần nhất trên tuyến đường vận chuyển: 2 vị trí. - Khu vực đường vận chuyển nguyên vật liệu: 1 vị trí. - Khu vực công trường xây dựng: 2 vị trí. Tần suất: 6 tháng/1 lần Quy chuẩn so sánh: + QCVN 05/2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; + QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh. b. Giám sát môi trường nước mặt Vị trí: 3 vị trí - Tại khe Tuần (cạnh mỏ sét) - Tại hồ Đồng Lạch, xã Tân Trường Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43 As, Cu, Zn, Coliform. Tần suất giám sát: 6 tháng/lần. c. Giám sát môi trường đất *) Vị trí: 1 vị trí tại khu vực dự án, gần khu vực bãi thải. *) Chỉ tiêu giám sát: pH, Cu, Zn, Cd, As. *) Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất. d. Giám sát chất lượng nước ngầm *) Vị trí: 1 vị trí tại khu vực khoan nước ngầm cung cấp cho dự án. *) Chỉ tiêu: pH, Độ cứng, TS, COD, NH4+, Cl-, F-, NO2-, NO3-, SO42-, As, Cu, Zn, Mn, Hg, Fe, Coliform. *) Tần suất giám sát: 6 tháng/lần. *) Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. 5.2.2.3. Giám sát khác - Giám sát sự trượt, sụt, lở. Quá trình giám sát được ghi trong sổ nhật ký theo dõi của bộ phận quản lý mỏ để theo dõi sự biến động theo không gian và thời gian. Để chủ đầu tư có biện pháp, khắc phục các tác động do sự cố gây ra. - Giám sát công tác quản lý chất thải rắn - Giám sát kiểm tra công tác thực hiện vệ sinh an toàn và lao động - Giám sát các hệ thống cấp thoát nước. Tần suất thực hiện: 1 tháng/lần 5.2.2. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn khai thác 5.2.2.1. Giám sát chất thải Vị trí: 1 vị trí nước thải sinh hoạt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43-, As, Cu, Zn, Coliform. Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B. Tần suất giám sát: 3 tháng/1 lần. 5.2.2.2. Giám sát môi trường xung quanh a. Giám sát chất lượng môi trường không khí Các chỉ tiêu giám sát - Bụi lơ lửng. - Nồng độ SO2, NO2, CO, CO2. - Tiếng ồn, vi khí hậu. Số vị trí lấy mẫu, đo đạc: 5 vị trí - Khu vực đường vận chuyển trong mỏ: 1 vị trí - Khu vực dân cư gần nhất trên tuyến đường vận chuyển: 2 vị trí (theo hướng gió chủ đạo vào mùa hè và mùa đông) - Khu vực khai thác: 2 vị trí (khu khai trường tại 2 mỏ) Tần suất: 6 tháng/1 lần Quy chuẩn so sánh: + QCVN 05/2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; + QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh. b. Giám sát môi trường nước mặt Vị trí: 3 vị trí - Hồ lắng trong khu vực dự án -Tại khe Tuần (cạnh mỏ sét) -Tại hồ Đồng Lạch, xã Tân Trường Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43 As, Cu, Zn, Coliform. Tần suất giám sát: 6 tháng/lần c. Giám sát môi trường đất *) Vị trí: 1 vị trí tại khu vực dự án, gần khu vực bãi thải. *) Chỉ tiêu giám sát: pH, Cu, Zn, Cd, As. *) Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất. d. Giám sát chất lượng nước ngầm + Giám sát chất lượng nước nước dưới đất *) Vị trí: 1 vị trí tại khu vực khoan nước ngầm cung cấp cho dự án. *) Chỉ tiêu: pH, Độ cứng, TS, COD, NH4+, Cl-, F-, NO2-, NO3-, SO42-, As, Cu, Zn, Mn, Fe, Coliform. *) Tần suất giám sát: 6 tháng/lần. *) Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. + Giám sát biến động nước ngầm: *) Giám sát sự dao động mực nước ngầm. *) Giám sát lưu lượng khai thác nước ngầm theo giấy phép được cấp. 5.2.2.3. Giám sát khác - Giám sát hiện tượng bồi lắng suối tiếp nhận nước thải xung quanh khu vực dự án. - Giám sát sự trượt, sụt, lở. Quá trình giám sát được ghi trong sổ nhật ký theo dõi của bộ phận quản lý mỏ để theo dõi sự biến động theo không gian và thời gian. Để chủ đầu tư có biện pháp, khắc phục các tác động do sự cố gây ra. Vị trí giám sát (4 vị trí) : tại 2 khu khai trường của 2 khu mỏ và tại 2 bãi thải. Tần suất thực hiện: 1 tháng/lần. - Giám sát việc thu gom và vận chuyển CTR, vệ sinh môi trường khu vực. * Dự kiến kinh phí thực hiện giám sát Dự toán kinh phí giám sát cụ thể sẽ được tính toán chi tiết tại các hợp đồng thuê đơn vị có chức năng thực hiện trong mỗi năm. Đơn giá các chỉ tiêu phân tích phụ thuộc vào đơn vị phân tích mẫu). Đơn giá dự tính được trình bày theo bảng theo 5.3. được dựa vào phụ lục của TT 83:2002/BTC. Bảng 5.3. Đơn giá một số chỉ tiêu phân tích môi trường I. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ BẢN Chỉ tiêu Đơn giá (đồng) Khối lượng Tổng tiền (đồng) 1. Không khí Nhiệt độ 7000 6 42000 Độ ẩm 7000 6 42000 Tốc độ gió 7000 6 42000 Bụi 50000 6 300000 Rung 50000 6 300000 Tiếng ồn 50000 6 300000 SO2 30000 6 180000 CO2 300000 6 1800000 CO 300000 6 1800000 a. Tổng 4.806.000 2. Nước mặt pH 30000 3 90000 COD 70000 3 210000 BOD5 80000 3 240000 SS 50000 3 150000 Amoni 60000 3 180000 Clorua 50000 3 150000 Florua 50000 3 150000 NO3 50000 3 150000 NO2 50000 3 150000 Cd 60000 3 180000 Zn 60000 3 180000 Fe 60000 3 180000 Coliform 60000 3 180000 b. Tổng 2.190.000 3. Nước thải sinh hoạt pH 30000 1 30000 SS 50000 1 50000 BOD5 80000 1 80000 COD 70000 1 70000 Tổng N 50000 1 50000 Tổng P 50000 1 50000 Sunfua 50000 1 50000 Fe 60000 1 60000 Mn 60000 1 60000 Dầu mỡ khoáng 300000 1 300000 Coliform 60000 1 60000 c. Tổng 860.000 4. Đất pHKCl 40000 1 40000 As 90000 1 90000 Cu 70000 1 70000 Zn 70000 1 70000 Cd 70000 1 70000 e. Tổng 340.000 Kinh phí giám sát giai đoạn thi công (a+b+c+d+e) 8.196.000 Giám sát khác 819.600 Viết báo cáo tổng hợp 3000.000 Tổng I 12.015.600 II. GIAI ĐOẠN KHAI THÁC ỔN ĐỊNH Chỉ tiêu Đơn giá (đồng) Khối lượng Tổng tiền 1. Không khí Nhiệt độ 7000 5 35000 Độ ẩm 7000 5 35000 Tốc độ gió 7000 5 35000 Bụi 50000 5 250000 Rung 50000 5 250000 Tiếng ồn 50000 5 250000 SO2 30000 5 150000 CO2 300000 5 1500000 CO 300000 5 1500000 a. Tổng  4.005.000 2. Nước thải sinh hoạt pH 30000 1 30000 SS 50000 1 50000 BOD5 80000 1 80000 COD 70000 1 70000 Tổng N 50000 1 50000 Tổng P 50000 1 50000 Sunfua 50000 1 50000 Fe 60000 1 60000 Mn 60000 1 60000 Dầu mỡ khoáng 300000 1 300000 Coliform 60000 1 60000 Tổng  860.000 3. Nước mặt pH 30000 3 90000 COD 70000 3 210000 BOD5 80000 3 240000 SS 50000 3 150000 Amoni 60000 3 180000 Clorua 50000 3 150000 Florua 50000 3 150000 NO3 50000 3 150000 NO2 50000 3 150000 Zn 60000 3 180000 Fe 60000 3 180000 Coliform 60000 3 180000 b. Tổng  2.0190.000 4. Nước ngầm  pH 3000 1 3000 Độ cứng 50000 1 50000 TS 50000 1 50000 COD 70000 1 70000 NH4 60000 1 60000 Clorua 50000 1 50000 F 50000 1 50000 NO2 50000 1 50000 NO3 50000 1 50000 SO4 60000 1 60000 As 60000 1 60000 Cu 60000 1 60000 Zn 60000 1 60000 Mn 60000 1 60000 Hg 80000 1 80000 Fe 60000 1 60000 Coliform 60000 1 60000 Tổng  933.000 5. Đất pHKCl 40000 1 40000 As 90000 1 90000 Cu 70000 1 70000 Zn 70000 1 70000 Cd 70000 1 70000 Tổng 340.000 Tổng 1+2+3+4+5 8.148.000 6. Giám sát khác 814.800 Viết báo cáo tổng hợp 3.000.000 Tổng II 11.162.800 CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Công ty Cổ Phần xi măng Công Thanh cùng với cơ quan tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ môi trường Thăng Long đã làm việc với UBND và UBMTTQ các xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh và xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia về nội dung của dự án. Công ty đã gửi công văn xin ý kiến, báo cáo thuyết minh dự án và báo cáo tóm tắt ĐTM của dự án tới chính quyền 2 xã. Mục đích dự báo, đưa ra các tác động tới môi trường, các biện pháp giảm thiểu mà chủ dự án sẽ thực hiện và thông báo các cam kết của chủ dự án khi dự án triển khai. 6.1. Ý kiến của UBND 6.1.1. Ý kiến của UBND xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh UBND xã Thanh Kỳ đã nhận được công văn của Công ty CP Xi măng Công Thanh về việc tham vấn ý kiến cộng đồng phục vụ lập báo cáo ĐTM Dự án “Khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh”, thông báo nội dung của Dự án, các tác động tới môi trường của Dự án và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng cứu các sự cố môi trường của Dự án. UBND xã có những đóng góp ý kiến như sau: a. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: - Chủ dự án đã dự báo được những tác động xấu tới môi trường trong giai đoạn xây dựng và trong giai doạn dự án đi vào hoạt động. Đây là những tác động không thể tránh khỏi trong quá trình triển khai, thi công dự án. b. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: - UBND xã đồng ý với các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án trình bày trong Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của Dự án gửi kèm Công văn; c. Kiến nghị với chủ Dự án: - Đề nghị Chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉnh những biện pháp giảm thiểu, bảo vệ môi trường đã nêu ra. - Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác đền bù, GPMB. - Chủ dự án nên thông báo cho chính quyền địa phương kế hoạch vận chuyển, khai thác. 6.1.2. Ý kiến của UBND xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia UBND xã Tân Trường đã nhận được công văn của Công ty CP Xi măng Công Thanh về việc tham vấn ý kiến cộng đồng phục vụ lập báo cáo ĐTM Dự án “Khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh”, thông báo nội dung của Dự án, các tác động tới môi trường của Dự án và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng cứu các sự cố môi trường của Dự án. UBND xã Tân Trường có những đóng góp ý kiến như sau: a. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: - Chủ dự án đã dự báo được những tác động xấu tới môi trường trong giai đoạn xây dựng và trong giai doạn dự án đi vào hoạt động. Đặc biệt, những tác động tới môi trường không khí do bụi trong quá trình khai thác và vận chuyển sản phẩm là rất lớn và không thể tránh khỏi. UBND xã đồng ý với các dự báo và đánh giá mức độ ô nhiễm, ảnh hưởng của bụi tới môi trường khu vực. b. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: - UBND xã đồng ý với các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án trình bày trong Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của Dự án gửi kèm Công văn; c. Kiến nghị với chủ Dự án: - Đề nghị Chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉnh những biện pháp giảm thiểu, bảo vệ môi trường đã nêu ra. - Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác đền bù, GPMB. - Chủ dự án nên thông báo cho chính quyền địa phương 2 xã về kế hoạch vận chuyển, khai thác. 6.2. Ý kiển của UBMTTQ 6.2.1. Ý kiến của UBMTTQ xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Thanh Kỳ đã nhận được công văn của Công ty CP Xi măng Công Thanh về việc tham vấn ý kiến cộng đồng phục vụ lập báo cáo ĐTM Dự án “Khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh”, thông báo nội dung của Dự án, các tác động tới môi trường của Dự án và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng cứu các sự cố môi trường của Dự án. Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc xã có những đóng góp ý kiến như sau: a.Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: - Chủ dự án đã dự báo được những tác động xấu tới môi trường trong giai đoạn xây dựng và trong giai doạn dự án đi vào hoạt động. Đây là những tác động không thể tránh khỏi trong quá trình triển khai, thi công dự án. b.Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: - UBMTTQ xã đồng ý với các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án trình bày trong Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của Dự án gửi kèm Công văn; c. Kiến nghị với chủ Dự án: - Đề nghị Chủ dự án thực hiện những biện pháp giảm thiểu, hạn chế tối đa nhất những tác động xấu tới môi trường đã được đề ra. - Phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác tạm vắng, tạm trú và giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động. - Thông báo tới chính quyền xã Tân Trường, huyện Như Thanh về việc dự án triển khai có liên quan đến địa bàn xã Tân Trường. 6.2.2. Ý kiến của UBMTTQ xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Tân Trường đã nhận được công văn của Công ty CP Xi măng Công Thanh về việc tham vấn ý kiến cộng đồng phục vụ lập báo cáo ĐTM Dự án “Khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh”, thông báo nội dung của Dự án, các tác động tới môi trường của Dự án và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng cứu các sự cố môi trường của Dự án. Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc xã có những đóng góp ý kiến như sau: a.Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: - Chủ dự án đã dự báo được những tác động xấu tới môi trường trong giai đoạn xây dựng và trong giai doạn dự án đi vào hoạt động. UBMTTQ xã đồng ý với những đánh giá và dự báo ảnh hưởng tới môi trường. b.Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: - UBMTTQ xã nhất trí với các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án trình bày trong Báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của Dự án gửi kèm Công văn; c. Kiến nghị với chủ Dự án: - Đề nghị Chủ dự án rà soát và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các biện pháp giảm thiểu, hạn chế tối đa nhất những tác động xấu tới môi trường. - Phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác tạm vắng, tạm trú và giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động. 6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ đầu tư trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã - Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của lãnh đạo 2 xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh và xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia. - Công ty đồng ý với các ý kiến nhận xét của UBND và UBMTTQ của xã Thanh Kỳ và xã Tân Trường. - Công ty sẽ thực hiện theo đúng ý kiến của các Ủy ban. - Công ty cam kết khi tiến hành thi công xây dựng thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, đã được đưa ra trong báo cáo ĐTM. - Công ty sẽ tạo điều kiện cho con em trong địa phương được tham gia lao động tại dự án. - Công ty sẽ phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác đền bù GPMB. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Trên cơ sở thu thập số liệu đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án và phân tích, đánh giá công suất, công nghệ khai thác của dự án, đồng thời kết hợp với kết quả điều tra, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án, báo cáo đã tổng hợp phân tích, đánh giá, dự báo các tác động ô nhiễm đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội từ quá trình hoạt động, khai thác mỏ đá sét và rút ra những kết luận sau: Hoạt động của dự án tại vị trí được cấp phép là phù hợp về mặt môi trường và quy hoạch phát triển công nghiệp trong khu vực Dự án sẽ đem lại việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động, tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hoá xã hội, tinh thần và vật chất cho người dân địa phương. Dự án sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Dự án khai thác mỏ đá sét thuận lợi về vị trí và đảm bảo chất lượng, đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường. Với quy mô và diện tích khai thác theo thiết kế cơ sở, mức độ ô nhiễm trong quá trình khai thác là lớn. Các tác động gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ các hoạt động khai thác, vận chuyển. Các hoạt động trên sẽ gây ô nhiễm cục bộ đến môi trường xung quanh. - Trong quá trình triển khai xây dựng và mỏ đi vào hoạt động khai thác ông định, báo cáo ĐTM đã nhận dạng được mức độ tác động và quy mô lớn nhất là môi trường không khí. Nguyên nhân gây tác động lớn nhất là bụi từ hoạt động bốc xúc, vận tải. - Báo cáo đã đánh giá tổng quát, chi tiết mức độ cũng như quy mô tác động của các hoạt động đến môi trường không khí, môi trường nước, đất. - Các biện pháp giảm thiểu được đưa ra là các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và chủ đầu tư có thể chủ động áp dụng trong suốt quá trình hoạt động của mỏ. 2. Kiến nghị Kiến nghị Bộ TNMT tạo điều kiện thuận lợi cho dự án sớm được triển khai. Kiến nghị các ngành của TW và địa phương tạo điều kiện thuận lợi để dự án có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất. 3. Cam kết thực hiện Cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty CP Xi măng Công Thanh – chủ đầu tư dự án cam kết thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường gồm: Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu đã được đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (chương 4), cam kết các hoạt động của dự án đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường như đã quy định theo TCVN, QCVN. Cam kết thực hiện nghĩa vụ nộp Thuế Tài nguyên đúng Pháp lệnh Thuế Tài nguyên theo thông tư số 124/2009/TT - BTC ngày 17/06/2009 của Bộ Tài chính. Cam kết thực hiện nghiêm túc ký quỹ phục hồi môi trường theo Quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Sau khi phục hồi hoàn thổ xong, chủ dự án là Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh sẽ thông báo cho Bộ TNMT, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, là cơ quan quản lý môi trường nhà nước nghiệm thu xác nhận sau đó mới bàn giao cho địa phương quản lý. Cam kết đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT - BTNMT hướng dẫn về điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, hành nghề, mã số chất thải nguy hại. Cam kết đền bù các thiệt hại ô nhiễm môi trường do dự án gây ra theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 177/2009/NĐ - CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cam kết việc đền bù, di dân và tái định cư: Chủ đầu tư cam kết phối hợp với địa phương thực hiện đền bù, tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện dự án. Cam kết phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Cam kết áp dụng các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ khi dự án đi vào hoạt động khai thác cho đến khi kết thúc dự án. Cam kết sau khi hoàn thành việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM sẽ gửi đến Bộ TNMT và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa để kiểm tra và xác nhận việc thực hiện. Cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường và gửi báo cáo giám sát môi trường cho Sở TNMT Thanh Hóa và Bộ TNMT định kỳ 1 năm 2 lần, trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm. Cam kết áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường Công ty CP Xi măng Công Thanh cam kết áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường đã ban hành: - QCVN 05 - 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 06 - 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. - Độ ồn: Đảm bảo độ ồn sinh ra từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án sẽ đạt Tiêu chuẩn Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực lao động (Quyết định số 3733 -2002/QĐ/BYT) và Tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương, TCVN 5949 - 1998). - Nước thải sinh hoạt: Trong giai đoạn xây dựng và hoạt động, nước thải sinh hoạt đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B. - Nước thải sản xuất: Trong giai đoạn xây dựng và hoạt động, nước thải sản xuất đảm bảo đạt QCVN 24: 2009 (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. PHỤ LỤC VĂN BẢN PHÁP LÝ MẪU PHIẾU PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ, BẢN VẼ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM Mo da set Cong Thanh sua sau TD OK.doc
Tài liệu liên quan