Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIBến Tre là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Tây Nam, nằm ở hạ lưu Sông Cửu Long, được bồi đắp do phù sa của 4 nhánh sông là: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên giáp với nhiều tỉnh thành như: Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dãi rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía Đông. Bốn con sông, gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh. Cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một vùng đất cù lao sông nước. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ với các vùng xung quanh. Trong vài năm gần đây với chính sách thu hút đầu tư phát triển, nền kinh tế của tỉnh đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế, thu nhập GDP của tỉnh tăng lên, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Bến Tre tăng nhanh. Trên địa bàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp mọc lên, phần lớn là các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tập trung ở gần các nhánh sông như: sông Hàm Luông, sông Ba Lai, sông Cổ Chiên, Tốc độ tăng trưởng nhanh,tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng chung nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các khu công nghiệp mới đang được xây dựng, hoạt động thương mại ở Bến Tre ngày càng phát triển. Tất cả các yếu tố trên dẫn tới khối lượng chất thải, nước thải đưa vào môi trường tỉnh ngày càng nhiều, vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến khí thải, chất thải rắn và đặc biệt là môi trường nước mặt sông, kênh rạch và nhánh sông Ba Lai cũng chung tình trạng ô nhiễm trên. Trước vấn đề về tài nguyên môi trường cấp bách trên, để bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên tỉnh Bến Tre, nhất là môi trường nước mặt ngày càng ô nhiễm trầm trọng cần phải thực hiện đồng thời các chương trình bảo vệ môi trường. Vì vậy đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020” là điều cần thiết và mang tính thực tiễn nhằm kiểm soát, quản lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân và cho cả sự phát triển đầu tư trong thời gian tới. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trên thế giới hiện nay, tài nguyên nước được coi là nguồn tài nguyên chiến lược và việc quản lý, sử dụng bền vững lưu vực sông được ưu tiên hàng đầu, là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người cũng như mọi cơ thể sinh vật, nếu không có nước thì không thể tồn tại sự sống. Cùng với việc gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, gia tăng nhu cầu sử dụng nước đồng thời cũng làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Nhiều dòng sông lớn trên thế giới đã bị ô nhiễm trầm trọng : sông Hằng ở Ấn Độ, sông Nile ở Châu Phi, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc, và những ô nhiễm này do quá phát triển kinh tế - xã hội gây ra, từ lý do trên mà các nước nỗ lực nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm theo điều kiện thực tế của từng khu vực. Các nhà khoa học các nước đều hướng đến phát triển bền vững, quy hoạch luôn liên kết chặt chẽ với con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Rất nhiều các giải pháp được nghiên cứu áp dụng trong đó giải pháp quản lý luôn gắn bó với giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp : áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến để đạt nồng độ giới hạn cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Xử lý nước thải từ nguồn, ứng dụng khả năng tự làm sạch của nguồn nước v.v Với ý nghĩa thực tế trên, ở Việt Nam tại nhiều tỉnh thành trong cả nước đã và đang tiến hành các dự án liên quan đến điều kiện xả thải vào các nguồn tiếp nhận chính, với đặc trưng của điạ phương nhằm áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam có hiệu quả thiết thực: · Dự án ‘‘Xây dựng những quy chuẩn xả thải nước vào nguồn tiếp nhận chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu’’ được thực hiện bởi: Viện nước và công nghệ môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh (Weti) năm 2005. Nội dung cơ bản là xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn trong điều kiện cụ thể của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu trên cơ sở đó hình thành các quy định xả thải thích hợp, khi áp dụng TCVN 5945:2005 – nước thải công nghiệp. · Dự án ‘‘Điều tra, thống kê các nguồn nước thải xả ra sông/suối, đánh giá mức độ ô nhiễm, dự báo và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên rạch Tây Ninh và sông Vàm Cỏ Đông’’ do Viện Môi Trường và Tài Nguyên thực hiện. · Dự án ‘‘Đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân cư của tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long’’ do Thịnh Thị Hương, Trần Bích Ngọc, Trần Bảo Thanh và cộng sự thực hiện năm 2006, với mục đích mô tả và đánh giá chất lượng nước của các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh nước sông Tiền, sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ. · Đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các sông chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” do Lâm Thị Thu Oanh thực hiện năm 2008 với mục đích đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, xả thải vào các nguồn tiếp nhận chính và phân vùng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh. · Đề tài “Điều tra đánh giá phân vùng xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” do Lê Thị Thủy Triều thực hiện năm 2011, với mục đích qui hoạch về việc xả thải vào các nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường . 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thông qua các kết quả điều tra, khảo sát trên thực tế, đánh giá hiện trạng xả thải và tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm. Với mục tiêu bảo vệ nguồn nước mặt “lòng - hồ - sông Ba Lai” tránh ô nhiễm từ các nguồn xả thải trên địa bàn huyện Giồng Trôm đến năm 2020. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU · Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều tra, đánh giá xả thải của tất cả các nguồn thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre. · Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn bởi 4 xã nằm dọc bên nhánh sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre gồm các xã: Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình. Do 4 xã trên nằm dọc bên sông Ba Lai sử dụng nguồn nước mặt từ sông Ba Lai và cũng chính là nguồn tiếp nhận xả thải. · Thời gian thực hiện : 31/05 – 07/09/2011 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU · Thu thập thông tin số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội, khí tượng thủy văn các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành trên địa bàn huyện Giồng Trôm. · Hiện trạng xả thải nước thải và các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre. · Đánh giá tình hình xả thải nước thải ở các cơ sở sản xuất, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khu đô thị và cụm dân cư trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre. · Dự báo, đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Giồng Trôm đến năm 2020. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU · Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu: thu thập các thông tin tư liệu liên quan đến nội dung của dự án: điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạng chất lượng môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các nguồn tiếp nhận, . · Phương pháp kế thừa: kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, các nguồn thải vào môi trường nước mặt; hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, các số liệu thủy văn dòng chảy, các loại bản đồ có liên quan, · Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: khảo sát thực tế đánh giá hiện trạng các nguồn thải, hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xác định các vị trí lấy mẫu, · Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thông tin: sử dụng để phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như các nguồn số liệu phục vụ cho công tác phân vùng xả thải nước thải. · Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước mặt và nước thải: thu mẫu nước (tại mỗi điểm các mẫu nước được thu riêng và bảo quản riêng cho các mục đích: phân tích các kim loại nặng, phân tích vi sinh, phân tích các chất ô nhiễm khác), phân tích tại hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm. · Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm (WHO): sử dụng để ước tính nhanh tải lượng, lưu lượng và đánh giá nồng độ của các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động khác nhau, phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước. · Phương pháp so sánh quy chuẩn với môi trường Việt Nam: sử dụng QCVN 24: 2009/BTNMT và các QCVN 11, 12, 13: 2008/BTNMT để đánh giá mức độ tác động môi trường trên cơ sở so sánh với các mức giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam ban hành áp dụng (so sánh với ngưỡng chịu tải về các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường). · Phương pháp đánh giá lưu lượng, tải lượng ô nhiễm từ nước thải: dựa theo số liệu dân cư, quy hoạch phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và hệ số phát thải nước thải của dân cư, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải của các nguồn thải này ở hiện tại và dự báo đến năm 2020. MỤC LỤC MỤC LỤCi DANH MỤC BẢNGvi DANH MỤC HÌNHviii PHẦN MỞ ĐẦU1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU2 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU4 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU4 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 7 1.1.1 Vị trí địa lý. 7 1.1.2 Đặc điểm địa hình. 8 1.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng. 8 1.1.4 Đặc điểm khí hậu. 9 1.1.5. Đặc điểm thủy văn nguồn nước. 10 1.1.6. Đặc điểm tài nguyên sinh vật 12 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI. 12 1.2.1 Dân số - dân cư. 12 1.2.2 Giáo dục, văn hóa và y tế. 14 1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 16 1.2.4 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng đến năm 2020. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 2.1 Tình hình sử dụng nguồn nước mặt sông Ba Lai tỉnh Bến Tre. 32 2.1.1 Cấp nước cho sinh hoạt 32 2.1.2 Cấp nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề. 33 2.1.3 Cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi 33 2.1.4 Cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. 34 2.2 Diễn biến chất lượng nước trên sông, kênh, rạch trên địa bàn Huyện. 34 2.2.1 Tình hình chất lượng nguồn nước mặt trên nhánh sông Ba Lai 34 2.2.1.1 Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai 35 2.2.1.2 Diễn biến chất lượng nước kênh, rạch trên địa bàn Huyện. 40 2.2.2 Nhận xét chung. CHƯƠNG III: CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XẢ THẢI ĐẾN NĂM 2020 VÀO SÔNG BA LAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 3.1 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt 48 3.1.1 Các nguyên nhân tự nhiên. 48 3.1.2 Các nguyên nhân nhân tạo. 50 3.1.2.1 Ô nhiễm nguồn nước do sinh hoạt 50 3.1.2.2 Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 52 3.1.2.3 Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi 53 3.1.2.4 Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản. 55 3.1.2.5 Ô nhiễm do hoạt động xây dựng và giao thông thủy. 55 3.2 Hiện trạng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn Huyện. 56 3.2.1 Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở các cụm dân cư. 57 3.2.2 Hiện trạng xả thải ở các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề. 60 3.2.3 Hiện trạng xả thải nước thải ở các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt 63 3.3 Dự báo lượng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện đến năm 2020 67 3.3.1 Dự báo tải lượng xả thải ở cụm dân cư trên địa bàn huyện. 67 3.3.2 Dự báo tải lượng xả thải của các cơ sở chăn nuôi và trồng trọt 69 3.3.3 Dự báo tải lượng xả thải ở cụm công nghiệp. 72 3.4 Tác động đến môi trường do nước thải 74 CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 4.1 Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt 75 4.1.1 Biện pháp xây dựng cơ sở dữ liệu để bảo vệ môi trường nước trên địa bàn huyện Giồng Trôm 75 4.1.2 Giải pháp về nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường 76 4.1.3 Các biện pháp chung để hạn chế xâm nhập mặn. 77 4.1.4 Các biện pháp kỹ thuật. 78 4.1.4.1 Tăng cường công tác quan trắc chất lượng môi trường nước. 78 4.1.4.2 Tăng cường khảo sát nguồn thải ở thượng lưu sông. 79 4.2 Xây dựng quy định xả thải nước thải 79 4.2.1 Quy định xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận. 79 4.2.2 Biện pháp pháp lý. 80 4.2.3 Biện pháp kinh tế. 81 4.3 Các biện pháp hỗ trợ khác. 82 4.3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. 82 4.3.2 Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường huyện Giồng Trôm84 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 5.1 KẾT LUẬN86 5.2 KIẾN NGHỊ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

doc101 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động đều xả ra 2 con sông chính bao quanh địa bàn Huyện. Nhưng do ngày nay hệ thống cống đập Ba Lai đã đi vào hoạt động, toàn bộ sông Ba Lai đang dần được ngọt hóa nên vấn đề nước thải ra sông Ba Lai là một vấn đề đáng quan tâm, vì ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước. Trên địa bàn huyện giồng Trôm có 4 xã nằm dọc theo sông Ba Lai gồm: Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình , toàn bộ lượng nước thải của 4 xã đều xả thải trực tiếp ra sông Ba Lai, gây ô nhiễm môi trường nước cho vùng “lòng hồ - sông” Ba Lai (theo tên gọi của vùng dự án Bắc Bến Tre). 3.2.1 Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở các cụm dân cư Trên thực tế hệ thống xả thải của dân cư trên địa bàn 4 xã còn thô sơ, chưa có hệ thống xử lý và quy hoạch, toàn bộ lượng nước sinh hoạt đều xả thải ra kênh, rạch gần nhà. Bên cạnh đó hiện tượng hố xí cầu cá là một vấn đề đáng quan tâm ở các hộ dân gần các kênh, rạch nội đồng. Theo Báo cáo “Tính toán và dự báo lưu lượng, tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp trên các hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai theo các mốc thời gian 2001, 2010 và 2020,Tp.HCM”, 2001 của Viện Tài Nguyên và Môi Trường – TP.HCM và các báo cáo của Lê Trình, ENTEC. Nhu cầu sử dụng nước = số dân (người) x tiêu chuẩn dùng nước (l/ngày đêm). Lưu lượng nước thải sinh hoạt = 80% lượng nước cấp. Trên cơ sở dân số hiện nay theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020”, kết hợp với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn theo TCXDVN33:2006, luận văn đã tổng hợp được lượng nước thải sinh hoạt. Bảng 3.2: Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở 4 xã dọc sông Ba Lai Tên xã Dân số Tiêu chuẩn cấp nước (l/ngày đêm) Nhu cầu dùng nước (m3/ngày) Lượng nước thải (m3/ngày) Huyện Giồng Trôm 1.255.809 60 75.348 60278 Xã Phong Nẫm 5.968 60 358 286 Xã Phong Mỹ 5.738 60 344 275 Xã Châu Hòa 9.325 60 559 475 Xã Châu Bình 9.241 60 554 443 (Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện giồng trôm đến năm2020) Theo quan sát thực tế toàn bộ nước thải sinh hoạt của các hộ dân ven kênh, rạch xả trực tiếp vào kênh, rạch chung quanh nhà, còn đối với những hộ dân trên địa bàn xã không gần kênh, rạch nước thải sinh hoạt sau khi sử dụng được xả trực tiếp vào đất để tự ngấm và tình trạng này chiếm 20% tổng dân số mỗi xã. Với 80% lượng nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp vào kênh, rạch và 20% được thải vào đất tự thấm, như vậy ta có được bảng tính toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất như sau: Bảng 3.3 : Tính toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất Xã Nhu cầu dùng nước (m3/ngày) Lượng nước thải (m3/ngày) Lượng nước thải vào kênh, rạch (m3/ngày) Lượng nước thải vào đất (m3/ngày) Xã Phong Nẫm 358 286 229 57 Xã Phong Mỹ 344 275 220 55 Xã Châu Hòa 559 475 380 95 Xã Châu Bình 554 443 354 88 Tải lượng xả thải ở các cụm dân cư ảnh hưởng đến sông Ba Lai. Hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập đối với các Quốc gia đang phát triển được đưa ra, kết hợp với cách tính toán tương đối đơn giản của Lê Trình – ENEC : Mi= (CT 2.1) Mi : Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày đêm) Gi : Hệ số phát thải chất ô nhiễm thứ i (g/người/ngày đêm) N : Số dân (người) Bảng 3.4: Hệ số ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường (khi chưa xử lý). Chất ô nhiễm Hệ số (g/người.ngày) Chất rắn lơ lửng 70 – 145 BOD5 45 – 54 COD 85 – 102 Tổng N 6 – 12 Tổng P 0,6 – 4,5 (Nguồn: WHO ,1993) Trên cơ sở hệ số ô nhiễm, dân số từng xã và lưu lượng nước xả thải ra kênh, rạch phần trên, tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt khu vực 4 xã xả thải ra sông Ba Lai trên địa bàn huyện được tính toán theo (CT :2.1) ta có bảng 3.5: Bảng 3.5 : Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt. Xã Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) Chất rắn lơ lửng BOD5 COD Tổng N Tổng P Phong Nẫm 641,56 295,42 558,01 641,56 53,71 Phong Mỹ 616,84 284,03 536,50 51,64 14,63 Châu Hòa 1.002,44 461,59 871,89 83,93 23,78 Châu Bình 993,41 457,43 864,03 83,17 23,56 Tổng 3.254,24 1.498,46 2.830,43 860,30 115,69 Như vậy, mỗi ngày tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt thải ra kênh, rạch gần nhà sau đó đưa vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm khoảng 3.254kg chất thải rắn lơ lửng (SS), 1.498kg BOD5, 2.830kg COD, 860kg tổng N và 115,6kg tổng P. Trên địa bàn 4 xã hiện tại chưa có khu đô thị, toàn bộ dân cư đều tập trung rải rác trên các kênh, rạch dọc theo đường chính của xã. Và thực tế trên các xã mỗi hộ gia đình đều có mương chứa nước để dẫn nước vào dùng và cũng chính là nguồn tiếp nhận nước thải sau khi sử dụng. Hình 3.7: Tình hình sử dụng và xả thải nước sinh hoạt của 4 xã. 3.2.2 Hiện trạng xả thải ở các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề Ở trên địa bàn 4 xã không có cụm công nghiệp với quy mô lớn, đa số là những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với sản lượng cũng khá cao, nhưng hiện tại các cơ sở này chưa có hệ thống xử lý nước thải chỉ có một vài cơ sở sản xuất than thiêu kết, sản xuất hủ tíu có hệ thống xử lý đơn giản, còn lại những cơ sở khác như sản xuất cơm dừa, sản xuất thạch dừa không được xử lý trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận là kênh, rạch, sông gần nhà đưa thẳng vào nguồn tiếp nhận chính là sông Ba Lai. Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020”, mỗi cơ sở sản xuất ghi rõ thông tin xả thải của cơ sở, dựa vào đó có bảng 2.5. Bảng 3.6: Hiện trạng xả thải ở các cơ sở sản xuất trên địa bàn 4 xã giáp sông Ba Lai Ngành nghề hoạt động Quy mô tổng 4 xã (tấn hàng hóa/tháng) Lượng nước sử dụng (m3/tháng) Lượng nước thải (m3/tháng) Sản xuất than thiêu kết 337 2.284 1.827 Sản xuất thạch dừa 30 60 48 Sản xuất sợi hủ tíu 20 80 64 Sx kẹo dừa 10 0,67 0,536 (Nguồn: Tình hình sản xuất của tỉnh Bến Tre,2011.) Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải của cụm công nghiệp được tham khảo từ kết quả điều tra thực tế một số cụm công nghiệp, làng nghề đang hoạt động tại Việt Nam được đưa ra trong bảng sau : Bảng 3.7 : Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề (chưa xử lý). Thông số Nồng độ trung bình (mg/l) Chất rắn lơ lửng 222 BOD5 137 COD 319 (Nguồn: VITTEP,1995) Bảng 3.8 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất thực phẩm. Thông số Nồng độ ô nhiễm (mg/l) Cơ sở sản xuất kẹo dừa Cơ sở sản xuất thạch dừa Sản xuất sợi hủ tíu BOD5 5.350 – 8.500 2.000 – 3.000 309 COD 8.625 – 13.875 2.500 – 3.500 460 Tổng N 40 - 60 60 – 80 6,9 Tổng P 3,4 – 4,2 70 - 90 2,2 (Nguồn: Viện Môi trường-Tài nguyên,TP,HCM) Từ các thông số trên, ước tính được tải lượng ô nhiễm trong nước thải ở cụm công nghiệp, các làng nghề và cơ sở sản xuất dựa theo công thức (CT :2.2). Tải lượng = nồng độ trung bình x lưu lượng / 1000 ( CT: 2.2) Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ở cụm công nghiệp làng nghề Ngành nghề hoạt động Lượng nước thải (m3/ngày) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) SS BOD5 COD Tổng N Tổng P Sản xuất than thiêu kết 60,90 13,52 8,34 19,43 Sản xuất thạch dừa 1,60 0,22 4,00 4,80 0,08 3,36 Hủ tíu 2,20 0,70 0,68 1,01 0,01518 0,005 Sx cơm dừa 0,54 0,12 1,34 1,61 0,0268 0,0021 Tổng 65,24 14,56 14,36 26,85 0,12198 3,366 Như vậy, mỗi ngày tải lượng ô nhiễm do nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các cơ sở sản xuất, làng nghề thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm khoảng 14,56kg chất thải rắn lơ lửng (SS), 14,36BOD5 và 26,75kg COD, 0,12kg tổng N và 3,366kg tổng P. Như vậy hàm lượng chất ô nhiễm trong hoạt động sản xuất không cao bằng tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt thải ra. Hình 3.8: Tình hình xả thải ở 1 cơ sở sản xuất cơm dừa ở xã Phong Mỹ. 3.2.3 Hiện trạng xả thải nước thải ở các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt Trong chăn nuôi. Ở các xã diện tích chăn nuôi chiếm tỉ lệ không lớn, đa phần là chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình. Chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi phần lớn là phân, nước thải vệ sinh chuồn trại và một phần thức ăn dư thừa. Bảng 3.10: Hiện trạng xả thải nước thải ở các cơ sơ chăn nuôi. Huyện/Xã Dê/trâu (con) Bò (con) Heo (con) Gia cầm (con) Lượng nước thải (m3/năm) Định mức (theo WHO , 1993) (m3/con.năm) 8 8 14,6 0,9 Toàn Huyện 11.360 23.408 90.000 1.503.000 2.944.844 Xã Phong Nẫm 210 100 286 1.130 7.673 Xã Phong Mỹ 150 120 1.409 560 23.235 Xã Châu Hòa 194 80 2.622 3.000 43.173 Xã Châu Bình 183 75 3.452 2687 54.882 (Nguồn: tình hình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi xã, 2011) Bảng 3.11: Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi (chưa xử lý). Thông số Nồng độ trung bình (mg/l) Chất rắn lơ lửng 2.459 BOD5 2.466 COD 3.545 (Nguồn: Nguyễn Văn Phước và Nguyễn Thị Thanh Phượng, 2006. Gíao trình kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp) Từ các thông số bảng 3.11,ta có được ước tính được tải lượng ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi xả thải ra các kênh, rạch trên địa bàn huyện. Bảng 3.12: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi. Huyện_Giồng Trôm Lượng nước thải (m3/ngày) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) Xã TSS BOD5 COD Xã Phong Nẫm 21,02 51,69 51,84 74,52 Xã Phong Mỹ 63,66 156,54 156,99 225,67 Xã Châu Hòa 118,28 290,85 291,68 419,30 Xã Châu Bình 150,36 369,74 370,79 533,03 Tổng 353,32 868,81 871,29 1.252,52 Như vậy, hoạt động chăn nuôi ở 4 xã mỗi ngày thải ra 353,32m3 nước vào kênh, rạch nội đồng. Với lưu lượng trên ta có được tải lượng ô nhiễm do nước thải chăn nuôi thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm khoảng 868,81kg chất thải rắn lơ lửng (SS), 871,29kg BOD5 và 1.252,52kg COD. Như vậy tải lượng ô nhiễm do nước thải chăn nuôi thải cũng chiếm một phần nhỏ nhưng không đáng kể bằng nước thải sinh hoạt. Trong trồng trọt Theo ước tính của phân viện công nghệ mới và Bảo vệ Môi trường, 7/ 2007 và khảo sát của đề tài ở các xã trong lưu vực, lượng phân bón hóa học trung bình bón cho đất khoảng 250 kg/ha/vụ, lượng hóa chất bảo vệ trung bình từ 0,75 kg/ha/vụ. Như vậy, vào năm 2011 lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng trong ngành nông nghiệp ở các xã nằm dọc bên lưu vực sông Ba Lai được ước tính trong bảng 2.11. Các loại phân bón chính là phân đạm (urea), phân lân, phân Nitơ, Photpho, Kali. Các hóa chất bảo vệ thực vật chính là các loại kém bền vững: Photpho hữu cơ, carbamat, pyrethroid tổng hợp và một số ít các clo hữu cơ có độ bền cao. Bảng 3.13: Hiện trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật Huyện Giồng Trôm Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha) Lượng phân bón thuốc BVTV (kg/ha/vụ) Tổng lượng phân thuốc BVTV (kg/vụ) Phân bón Hóa chất BVTV Phân bón Hóa chất BVTV Phong Nẫm 3.600 250 0,75 900.000 2.700 Phong Mỹ 2.500 250 0,75 625.000 1.875,00 Châu Hòa 1.450 250 0,75 362.500 1.087,50 Châu Bình 5.100 250 0,75 1.275.000 3.825,00 Tổng 12.650 250 0,75 3.162.500 9.488 Như vậy, vào năm 2011, lượng phân bón hóa học sử dụng trên toàn khu vực 4 xã là 9,488 tấn/vụ và lượng hóa chất BVTV khoảng 3,162 tấn/vụ. Ước tính tải lượng ô nhiễm do trồng trọt đưa vào sông Ba Lai Với hoạt động thâm canh, tăng vụ từ 1 vụ/năm lên 3 vụ trên năm thì lượng phân bón sẽ là trên 9,486 tấn/năm và hóa chất BVTV sẽ là trên 28,464 tấn/năm. Theo một số tài liệu quốc tế trong Dự án Quy hoạch Tổng thể ĐBSCL(1992) lượng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trên chỉ được cây trồng sử dụng khoảng 60 – 70%, còn lại 30 – 40% sẽ bị bốc hơi, tồn lưu trong đất hoặc bị rửa trôi theo nước mưa hay nước tưới tiêu,... rồi đưa ra sông,kênh, rạch. Như vậy, lượng phân bón cây trồng không sử dụng là trên 3.795 tấn/năm và hóa chất BVTV là trên 11,385 tấn/năm (tính cho 40% lượng phân và lượng hóa chất không được cây trồng hấp thụ) theo bảng sau: Bảng 3.14: Tổng lượng phân và thuốc BVTV thải vào môi trường. Huyện Giồng Trôm Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha) Tổng lượng phân thuốc BVTV (kg/vụ) Tổng lượng phân thuốc BVTV thải vào môi trường(kg/vụ) Phân bón Hóa chất BVTV Phân bón Hóa chất BVTV Phong Nẫm 3.600 900.000 2.700 360.000 1.080 Phong Mỹ 2.500 625.000 1.875 250.000 750 Châu Hòa 1.450 362.500 1.088 145.000 435 Châu Bình 5.100 1.275.000 3.825 510.000 1.530 Tổng 12.650 3.162.500 9.488 1.265.000 3.795 Tải lượng ô nhiễm (phân bón và hóa chất BVTV) đưa vào hệ thống sông Ba Lai = T*K (K là hệ số rửa trôi, K = 0,1 – 0,25; T: tổng lượng chất ô nhiễm). Bảng 3.15: Tính toán tải lượng ô nhiễm do phân bón và thuốc BVTV Huyện Giồng Trôm Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha) Tổng lượng phân thuốc BVTV thải vào môi trường(kg/vụ) Tải luợng ô nhiễm thải vào môi trường (kg/vụ) Phân bón Hóa chất BVTV Phân bón Hóa chất BVTV Tổng 12.650 1.265.000 3.795 316.250 948,75 Như vậy, tải lượng ô nhiễm do phân bón đưa vào hệ thống sông rạch khoảng trên 948,75 tấn/năm và tải lượng hóa chất bảo vệ thực vật đưa vào môi trường nước là 2,844 tấn/năm. 3.3 Dự báo lượng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện đến năm 2020 Nhằm phục vụ cho công tác dự báo tình hình xả thải nước thải trên địa bàn Huyện Giồng Trôm đến năm 2020, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu và văn bản pháp luật có liên quan đến luận văn bao gồm như sau: Dự báo phát triển dân số trên địa bàn huyện; Quy hoạch phát triển cụm dân cư; Quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện; Quy hoạch phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Kế hoạch xây dựng các công trình công cộng trên địa bàn. Nhưng việc quản lý, kiểm soát các nguồn xả thải hiện nay gặp nhiều khó khăn do thông tin về các nguồn xả thải chưa được thống kê, cập nhật đầy đủ. Trong tương lai, để bảo vệ môi trường được một cách toàn diện thì vấn đề môi trường cần được dự báo và tính toán để ngăn chặn kịp thời tránh gây tổn thất về kinh tế cũng như môi trường trong tương lai. 3.3.1 Dự báo tải lượng xả thải ở cụm dân cư trên địa bàn huyện Tại các trung tâm xã và các cụm dân cư nông thôn, từng bước thay các mương thoát nước bằng hệ thống cống tròn, với quy cách thích hợp theo từng lưu vực thu nước; đồng thời tiến hành xây dựng hệ thống cống trên khu vực chưa có hệ thống thoát nước kết hợp với nạo vét các kênh rạch, các đường thoát nước chính. Đối với các thị tứ và các trung tâm xã, các cụm dân cư lớn, trước mắt vẫn giữ chung 2 hệ thống (thoát nước mưa và thoát nước thải), tuy nhiên, cần dự trù quỹ đất để xây dựng giếng tách tràn, hệ thống thu nước thải tập trung, hồ xử lý sinh học nhằm có thể tách, thu gom và xử lý nước thải sau năm 2015 trong điều kiện có nhiều thuận lợi hoặc có nhu cầu bức thiết. Theo TCXDVN 33:2006 dự báo nhu cầu cấp nước cho dân cư khu vực nông thôn là 100 lít/người/ngày.đêm. Theo dự báo trên ta có được dự báo lượng nước thải của khu vực nông thôn như bản sau. Bảng 3.16: Dự báo tình hình xả thải nước thải sinh hoạt đến năm 2020. Huyện _Giồng Trôm Xã Dân số Tiêu chuẩn cấp nước (l/ngày đêm) Nhu cầu dùng nước (m3/ngày) Lượng nước thải (m3/ngày) Xã Phong Nẫm 6.790 100 679 543,2 Xã Phong Mỹ 6.529 100 652,9 522,32 Xã Châu Hòa 10.610 100 1.061 848,8 Xã Châu Bình 10.515 100 1.051 840,8 (Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Giồng Trôm đến năm2020) Với 80% lượng nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp vào kênh, rạch và 20% được thải vào đất tự thấm, như vậy ta có được bảng tính toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất như sau : Bảng 3.17 :Dự toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất Xã Nhu cầu dùng nước (m3/ngày) Lượng nước thải (m3/ngày) Lượng nước thải vào kênh, rạch (m3/ngày) Lượng nước thải vào đất (m3/ngày) Xã Phong Nẫm 679 543,2 434,56 108,64 Xã Phong Mỹ 652,9 522,32 417,8 104,46 Xã Châu Hòa 1.061 848,8 679,04 169,76 Xã Châu Bình 1.051 840,8 672,64 168,16 Trên cơ sở hệ số ô nhiễm, dân số từng xã và lưu lượng nước xả thải ra kênh, rạch tới năm 2020 ở phần trên, dự báo tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt khu vực xả thải ra sông Ba Lai đến năm 2020 trên địa bàn huyện được tính toán trong bảng 3.18 : Bảng 3.18: Dự báo tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt đến năm 2020. Huyện Giồng Trôm Xã Thông số ô nhiễm (kg/ngày) Chất rắn lơ lửng BOD5 COD Tổng N Tổng P Phong Nẫm 729,925 336,11 634,87 729,93 61,11 Phong Mỹ 701,87 323,19 610,46 58,76 16,65 Châu Hòa 1.140,58 525,20 992,04 95,49 27,06 Châu Bình 1.130,36 520,49 983,15 94,64 26,81 Tổng 3.702,73 1.704,98 3.220,51 978,81 131,63 Như vậy, mỗi ngày tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt thải ra kênh, rạch gần nhà sau đó đưa vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tính đến năm 2020 có khoảng 3.702kg chất thải rắn lơ lửng (SS), 1.705kg BOD5, 3.220kg COD, 978,81kg tổng N và 131,6kg tổng P. Có thể xem tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra chiếm số lượng lớn so với các hoạt động khác. 3.3.2 Dự báo tải lượng xả thải của các cơ sở chăn nuôi và trồng trọt Trong chăn nuôi Tại các cơ sở chăn nuôi, quy hoạch và thiết kế các tuyến nước thải, điểm thu hồi nước, trạm bơm và các khu xử lý. Để đạt các chỉ số trên, nhu cầu đầu tư cho chăn nuôi trong vào thời điềm 2020 ước vào khoảng 231 tỷ đồng, tương đương với giá so sánh 1994 là 89 tỷ đồng, cho các hạng mục chuồng trại, hầm biogaz và hệ thống xử lý môi trường, các hệ thống phụ trợ trong trang trại và phục hồi đàn gia cầm, xây dựng đàn giống cơ bản để phát triển có chất lượng đàn bò. Với tỷ lệ gia tăng nhanh chóng của các cơ sở chăn nuôi dẫn đến lượng nước thải cũng tăng nhanh, kéo theo ô nhiễm môi trường vì vậy cần có biện pháp khắc phục lượng nước thải do chăn nuôi thải ra. Bảng 3.19: Dự báo tình hình xả thải nước thải chăn nuôi đến năm 2020 Huyện Giồng Trôm Xã Dê/trâu (con) Bò (con) Heo (con) Gia cầm (con) Lượng nước thải (m3/năm) Định mức (theo WHO, 1993) (m3/con.năm) 8 8 14,6 0,9 Toàn Huyện 11.360 26.840 77.050 1.173.000 2.486.230 Xã Phong Nẫm 484 357 286 1.130 11.921 Xã Phong Mỹ 150 120 1.761 560 28.375 Xã Châu Hòa 500 200 3.277 3.000 56.144 Xã Châu Bình 370 1.350 15.000 2687 235.178 (Nguồn : theo WHO , 1993) Bảng 3.20: Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi (chưa xử lý). Thông số Nồng độ trung bình (mg/l) Chất rắn lơ lửng 2,459 BOD5 2,466 COD 3,545 (Nguồn: Nguyễn Văn Phước và Nguyễn Thị Thanh Phượng, 2006. Gíao trình kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp) Từ các thông số trên, ước tính được tải lượng ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi xả thải ra các kênh, rạch trên địa bàn huyện. Bảng 3.21: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi năm 2020. Huyện_Giồng Trôm Lượng nước thải (m3/ngày) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) Xã TSS BOD5 COD Xã Phong Nẫm 32,66 80,31 80,54 115,78 Xã Phong Mỹ 77,74 191,16 191,70 275,58 Xã Châu Hòa 153,82 378,24 379,32 545,29 Xã Châu Bình 644,32 1.584,39 1.588,90 2.284,13 Tổng 908,54 2.234,10 2.240,46 3.220,78 Như vậy, mỗi ngày tải lượng ô nhiễm do nước thải chăn nuôi thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm khoảng 2.234kg chất thải rắn lơ lửng (SS), 2.240,4kg BOD5 và 3.220,7kg COD. Trong trồng trọt : Ước tính vào năm 2020 mộ phần diện tích đất cây trồng hàng năm của các tỉnh thành trong lưu vực chuyển sang sử dụng vào mục đích công nghiệp, dịch vụ hoặc chuyển sang trồng cây lâu năm. Do đó, diện tích đất cây trồng có thể giảm, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ngành trồng trọt thì hóa chất BVTV có thể tăng lên 1kg/ha/vụ và lượng phân hóa học tăng lên 300kg/ha/vụ. Dự báo lượng phân và thuốc BVTV được nêu trong bảng sau: Bảng 3.22: Dự báo lượng phân và thuốc BVTV thải vào môi trường đến năm 2020. Huyện Giồng Trôm Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha) Tổng lượng phân thuốc BVTV (kg/vụ) Tổng lượng phân thuốc BVTV thải vào môi trường(kg/vụ) Phân bón Hóa chất BVTV Phân bón Hóa chất BVTV Phong Nẫm 4.500 1.350.000 4.500 540.000 1.800 Phong Mỹ 2.700 937.500 3.125 375.000 1.250 Châu Hòa 1.450 543.600 1.812 217.440 725 Châu Bình 5.100 1.530.000 5.100 612.000 2.040 Tổng 13.750 4.361.100 14.537 1.744.440 5.815 Tải lượng ô nhiễm (phân bón và hóa chất BVTV) đưa vào hệ thống sông Ba Lai = T*K (K là hệ số rửa trôi, K = 0,1 – 0,25; T: tổng lượng chất ô nhiễm). Bảng 3.23: Dự báo tải lượng ô nhiễm do phân bón và thuốc BVTV. Huyện Giồng Trôm Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha) Tổng lượng phân thuốc BVTV thải vào môi trường(kg/vụ) Tải luợng ô nhiễm thải vào môi trường (kg/vụ) Phân bón Hóa chất BVTV Phân bón Hóa chất BVTV Tổng 13.750 1.744.440 5.815 436.110 1453,7 Như vậy, tải lượng ô nhiễm đến năm 2020 ở các xã trên địa bàn huyện thải vào sông Ba Lai khoảng trên 1.308 tấn/năm và tải lượng hóa chất bảo vệ thực vật đưa vào môi trường nước là 4,4tấn/năm. 3.3.3 Dự báo tải lượng xả thải ở cụm công nghiệp Tại cụm công nghiệp, tiến hành xây dựng hệ thống thoát nước mưa theo quy hoạch đồng bộ với việc xây dựng hệ thống giao thông trục và giao thông nội bộ trong khu công nghiệp. Do nước thải từ các cụm công nghiệp chiếm đa số trong tổng lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nên nước thải công nghiệp cũng chỉ tính tải lượng ô nhiễm. Dự báo lượng nước thải tại cụm công nghiệp đến năm 2020 là 1ha đất sẽ xả thải 40m3/ngày nước thải công nghiệp vào môi trường theo bảng sau  Bảng 3.24: Dự báo lượng nước thải tại các cụm công nghiệp đến năm 2020. Năm Diện tích (ha) Lượng nước thải (m3/ngày) 2015 334,2 13.368 2020 450,2 18.008 ( Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre năm 2020) Trên địa bàn huyện giồng Trôm tỉnh Bến Tre dự kiến đến năm 2020 sẽ có 1 cụm công nghiệp là Phong Nẫm thuộc xã Phong Nẫm nằm trong khu vực gần sông Ba Lai, tập trung tất cả các làng nghề và cơ sở sản xuất để quản lý và quy hoạch được thuận lợi hơn. Như vậy cần quan tâm lượng xả thải và tải lượng ô nhiễm của nguồn thải để có biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Ba Lai Bảng 3.25: Dự báo lượng nước xả thải của cụm công nghiệp Phong Nẫm Tên dự án Xây mới Năm Công suất Lượng nước thải (m3/ngày) Cụm CN Phong Nẫm 1 sau 2020 40 ha 1600 Bảng 3.26: Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề (chưa xử lý). Thông số Nồng độ trung bình (mg/l) Chất rắn lơ lửng 222 BOD5 137 COD 319 (Nguồn: VITTEP,1995) Bảng 3.27: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ở cụm công nghiệp. Cụm công nghiệp Lượng nước thải (m3/ngày) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) Chất rắn lơ lửng BOD5 COD Phong Nẫm 1.600 355,2 219,2 510,4 Như vậy, mỗi ngày tải lượng ô nhiễm do nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các cơ sở sản xuất, làng nghề ở cụm công nghiệp Phong Nẫm sẽ xả thải ra khoảng 355,2 chất thải rắn lơ lửng (SS), 219,2kg BOD5 và 510,4kg COD. Như vậy lượng xả thải từ cụm công nghiệp đến năm 2020 tăng lên rất nhiều lần so với hiện tại vậy cần phải có hệ thống xử lý, kiểm tra chặt chẽ nguồn xả thải tại các cơ sở nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước mặt trên sông Ba Lai. 3.4 Tác động đến môi trường do nước thải Nước thải sinh hoạt và sản xuất của các cơ sở sản xuất phần lớn không được xử lý được xả thải vào nguồn tiếp nhận hoặc tự thấm gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước ngầm, nước mặt hệ thủy sinh và môi trường văn hóa – xã hội của huyện. Các chất ô nhiễm xả vào kênh, rạch nội đồng trên địa bàn góp phần làm ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai, gây tác động lên quá trình trao đổi chất của các thủy sinh, gây bệnh hoặc tử vong các thủy sinh, đồng thời làm biến đổi cơ cấu hệ thủy sinh, làm giảm các loài thủy sinh có lợi gia tăng các loài thủy sinh gây hại. Ô nhiễm môi trường do nước thải không những gây mất mỹ quan khu vực dân cư, còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây tổn thất về kinh tế như : Làm tăng chi phí cấp nước : Sự suy giảm trữ lượng nguồn nước mặt làm nguồn nước cấp làm cho nguồn nước ngày càng cạn kiệt. Mặt khác sự suy giảm chất lượng nguồn nước mặt sẽ làm tăng chi phí xử lý nước và làm tăng chi phí cấp nước. Tổn thất do mất nguồn lợi thủy sản : Sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm trước đây cung cấp cho người dân một nguồn lợi về thủy sản đáng kể. Nhưng ngày nay do nguồn nước bị ngọt hóa, nguồn nước cần bảo vệ tránh ô nhiễm chính vì vậy nguồn lợi thủy sản bị giảm đi. Tổn thất trong nông nghiệp: Do được ngọt hóa nguồn nước sông Ba Lai trên địa bàn huyện phục vụ đắc lực trong trồng trọt nông nghiệp, làm gia tăng sản lượng. Nhu cầu cung cấp nước càng nhiều nhưng do lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật dư thừa nên ảnh hưởng đến nguồn nước mặt ở khu vực trên địa bàn huyện. Thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước , tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở cây trồng, làm mất năng suất và nhiễm độc nông sản. CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM Để nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải cuả sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm có ý nghĩa thiết thực và chính xác cao hơn cũng như giúp cho các nhà quản lý môi trường huyện quản lý, kiểm soát ô nhiễm và quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt dễ dàng hơn thì có các đề xuất sau: 4.1 Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt 4.1.1 Biện pháp xây dựng cơ sở dữ liệu để bảo vệ môi trường nước trên địa bàn huyện Giồng Trôm Một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường nước sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng trôm là do các nguồn nước thải như nước thải sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi,…chưa xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu xả trực tiếp ra nguồn nước mặt. Thế nhưng việc quản lý, kiểm soát các nguồn xả thải hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do thông tin về các nguồn xả thải này chưa được thống kê cập nhật đầy đủ. Đây cũng chính là rào cản khó khăn cho các nhà quản lý môi trường trong việc xây dựng các biện pháp quản lý, kiểm soát và quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt cũng như gây nhiều bất cập cho các nghiên cứu khoa học có liên quan đến sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm. Ngoài ra, trong tương lai để bảo vệ môi trường được một cách toàn diện thì vấn đề môi trường không chỉ tập trung bảo vệ, nghiên cứu môi trường trên địa bàn huyện mà còn phải hướng đến tác động môi trường của các khu vực lân cận do đó việc chia sẻ dữ liệu sẽ được ứng dụng nhiều trong việc quản lý môi trường giữa các tỉnh, do đó việ xây dựng cơ sở dữ liệu về các thông tin môi trường là rất thiết thực. Chức năng chính của cơ sở dữ liệu được thực hiện trong quá trình xây dựng bao gồm việc lưu trữ và truy xuất các dữ liệu dưới dạng các bảng biểu, chuyển qua dưới dạng các file khác nhau phục vụ cho việc xử lý tính toán. Trong tương lai việc chia sẻ dữ liệu trở thành một trong những vấn đề cần thiết đối với các hoạt động nghiên cứu cũng như quản lý tài nguyên nước do đó cần thiết phải lập cơ sở dữ liệu. 4.1.2 Giải pháp về nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT từ huyện đến cơ sở, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác BVMT tại địa phương, đơn vị. Huyện nên cử các cán bộ môi trường, cán bộ quản lý có liên quan được giao lưu học hỏi các mô hình BVMT đạt hiệu quả tốt ở các huyện khác cũng như các tỉnh khác. Có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút nguồn nhân lực được đào tạo chính quy chuyên ngành môi trường. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác giám sát quá trình triển khai cũng như áp dụng quy định, chính sách về môi trường tại địa phương, cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trường. Giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và kêu gọi sự hợp tác của cộng đồng trong công tác BVMT. Tổ chức các cuộc họp định kỳ, buổi tuyên truyền tại các huyện nhằm phổ biến kiến thức môi trường, các luật môi trường một cách dễ hiểu, rõ ràng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường. Có các hình thức khen thưởng, tuyên dương đối với các xã và cá nhân có nhiều thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường. Đưa chương trình giáo dục môi trường vào trường học; Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa giúp các em biết thêm về vai trò của môi trường; Thường xuyên tổ chức các ngày chủ nhật xanh, khuyến khích các em tham gia làm sạch đường phố, trường lớp nhằm giữ thói quen giữ vệ sinh chung; Giáo dục các em hiểu được vai trò và lợi ích của cây xanh.... Thành lập các đội đoàn viện tình nguyện tại địa phương nhằm thường xuyên bám sát địa bàn, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn các hộ gia đình trong việc xử lý rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt.... Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông nhằm tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản. Kết hợp với Đài phát thanh, truyền hình, báo chí..... để tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng. 4.1.3 Các biện pháp chung để hạn chế xâm nhập mặn Do biến đồi khí hậu làm cho mực nước biển dâng cao, diện tích đất bị ngập nước và xâm nhập mặn đang bị đe dọa, trong khi đó đất ở khu vực khác cao hơn dùng trồng lúa và các loại cây trồng khác cũng đang giảm nhanh do phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Xâm nhập mặn sâu ảnh hưởng đến chất lượng nước, suy giảm sản xuất nông nghiệp. Quần thể của một số loài (chủ yếu là các động vật hoang dã) đang bị đe dọa bởi thay đổi môi trường nước từ ngọt sang mặn và lợ. Các quần thể sinh vật hiện hữu sẽ thay đổi cấu trúc và thành phần loài, giảm trữ lượng do chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi liên quan đến nước nhiễm mặn. Một phần diện tích đất trồng trọt ở tỉnh có thể bị xâm nhập mặn, hệ sinh thái nước ngọt sẽ bị thu hẹp dần và hệ sinh thái nước mặn và lợ sẽ tăng cao. Các giống cây trồng đặc hữu của địa phương có khả năng bị suy thoái. Bảo Thạnh là xã chịu ảnh hưởng của quá trình xâm nhập mặn này nhiều nhất và sẽ bị tác động trực tiếp đến tình trạng thiếu nước ngọt, khô hạn, đất nông nghiệp bị bỏ hoang do khả năng tích giữ nước, khả năng cung cấp nước và tài nguyên nước ngầm bị hạn chế. Ngoài ra việc sản xuất lương thực trên nhiều vùng gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực hoặc tăng giá thành sản xuất sẽ tác động tiêu cực đến đời sống của một bộ phận cư dân người nông dân. Việc phải di chuyển nơi ở; mất việc làm, thu nhập giảm sẽ tác động không nhỏ đến mức sống, sức khỏe của người dân. 4.1.4 Các biện pháp kỹ thuật 4.1.4.1 Tăng cường công tác quan trắc chất lượng môi trường nước Đầu tư trang thiết bị và máy móc để đáp ứng công tác đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và số liệu tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường. Chuẩn hóa các quy trình khảo sát, lấy mẫu, phân tích phòng thí nghiệm theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia và quốc tế (Villas) thông qua các hoạt động đào tạo, phối hợp giữa các phòng thí nghiệm và tham gia mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia. Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường và quản lý bằng GIS. Áp dụng mô hình hóa môi trường về chất lượng nước, không khí, chất thải rắn nhằm tăng cường nguồn thông tin thứ cấp, giảm những nỗ lực không cần thiết trong công tác quan trắc. Áp dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu Tài nguyên – Môi trường nhằm thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá các thông tin về môi trường phục vụ công tác điều hành các hoạt động quản lý môi trường trên lưu vực sông. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nước, tranh thủ đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường, phát triển các quỹ môi trường và khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường nước. Hiện tại, mỗi năm chỉ lấy mẫu nước để quan trắc 2 lần là vào đầu mùa mưa và đầu mùa khô, như vậy chất lượng nước quan trắc không đảm bảo các điều kiện. Cần quan trắc thêm chất lượng nước vào lúc nước lớn nước ròng ở các mùa và tăng điểm lấy mẫu có như vậy kết quả quan trắc mới chính xác và có được số liệu chính xác hơn để có biện pháp bảo vệ kịp thời nguồn nước, đảm bảo được chất lượng nguồn nước mặt. 4.1.4.2 Tăng cường khảo sát nguồn thải ở thượng lưu sông Đối với thượng lưu sông Ba Lai là khu vực sông Tiền như vậy nguồn nước từ sông Tiền chảy vào sông Ba Lai không có kết quả quan trắc, không biết được nồng độ các chất ô nhiễm từ đâu để xử lý. Như vậy cần khảo sát và quan trắc chất lượng nước thượng nguồn và cần có biện pháp can thiệp hợp lý nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt “ lòng – hồ - sông Ba Lai”. Cần khảo sát, quan trắc nhiều lần để có kết quả chính xác, nhằm biết được nguồn gây ô nhiễm chính cho sông Ba Lai. Thường xuyên kiểm tra đo độ mặn ở các cống đầu mối để có lịch đóng mở các cửa cống cho phù hợp, đảm bảo ngăn mặn trữ ngọt. Đối với những khu vực chưa có đê bao khép kín, vận động dân đắp đập tạm, đắp đê bao ngăn mặn, trữ ngọt cục bộ. 4.2 Xây dựng quy định xả thải nước thải 4.2.1 Quy định xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận Quy định xả thải nước thải trên địa bàn huyện (đoạn sông Ba Lai) để áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường như sau: Các tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm quan trắc, thống kê, kiểm toán chất thải để tính toán, xác định lưu lượng nước thải công nghiệp để áp dụng hệ số lưu lượng nguồn thải. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp đúng, đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin về lưu lượng nước thải công nghiệp cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Trong trường hợp số liệu của các tổ chức, cá nhân cung cấp chưa đủ tin cậy, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường sẽ tính toán, xác định hoặc trưng cầu giám định theo quy định pháp luật. Trong một số trường hợp đặc thù tùy thuộc vào quy mô, tính chất dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, điều kiện cụ thể về môi trường tiếp nhận nước thải, địa điểm thực dự án và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Ủy ban nhân dân huyện có những quy định riêng. Việc xác định, tính toán lưu lượng các nguồn xả nước thải có thể được thực hiện thông qua các nội dung sau: Thông tin về công nghệ máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất Tổng lượng nước sử dụng Số lượng nguồn phát sinh nước thải công nghiệp Các thông số của nguồn xả nước thải Đo lưu lượng các nguồn xả thải Kiểm toán chất thải. 4.2.2 Biện pháp pháp lý - Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; - Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; - Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; - Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; - Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Dựa rên các quyết định trên cần ban hành quy chế đối với việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường nêu rõ các vấn đề môi trường và nguyên tắc ứng xử của các bên liên quan, cụ thể bao gồm các cơ quan quản lý, các cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Xây dựng các quy chế, quy định về việc xả thải đối với từng khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, khu dân cư dựa trên đánh giá về khả năng tự làm sạch và tiêu chuẩn cụ thể tại mỗi đoạn trên lưu vực sông. Do sông Ba Lai trên địa bàn huyện trở thành lòng hồ sông cần có biện pháp bảo vệ hợp lý. Tạo lập cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích các nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực môi trường. Nghiên cứu xây dựng cơ chế đảm bảo được khả năng lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường vào các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành. Huyện cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan ban ngành liên quan cũng như các phòng, ban trực thuộc ở các xã nhằm tạo sự liên kết của các đơn vị trong quá trình thực hiện các quyết định, công văn liên quan đến lĩnh vực môi trường được toàn Tỉnh ban hành. Xây dựng chính sách cơ chế khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia quản lý môi trường tại địa phương, cụ thể như gắn liền với công tác bảo vệ môi trường vào vai trò của các tổ tự quản tại địa phương. Phòng tài nguyên môi trường cần tăng cường cưỡng chế các cơ sở sản xuất, làng nghề gây ô nhiễm môi trường do nước thải, cụ thể cần thực hiện các biện pháp như sau: Yêu cầu các cơ sở sản xuất, làng nghề, cụm công nghiệp chấm dứt tình trạng xả thải nước thải vào kênh, rạch chung quanh khu vực. Tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Yêu cầu các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng và chưa nghiêm trọng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. 4.2.3 Biện pháp kinh tế Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quản lý có hiệu quả trong việc quản lý môi trường. Việc sử dụng các công cụ kinh tế - tài chính để huy động nguồn lực toàn xã hội ham gia bảo vệ môi trường (thông qua các công cụ, thuế, phí, các quỹ bảo vệ môi trường…) vừa giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vừa giúp đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường với hiệu quả cao hơn trong tương lai. Phí bảo vệ môi trường. Thực hiện công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Việc chi trả cho những khoản chi phí này được thực hiện dưới nhiều hình thức như: thuế, phí, ký quỹ bảo vệ môi trường hoặc chi phí cho việc xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý chất thải. Phí môi trường có thể thu trực tiếp từ người gây ô nhiễm hoặc đánh trên sản phẩm. Phí thu trực tiếp có thể dựa vào nguồn gây ô nhiễm như: nước thải, khí thải, chất thải rắn… Phí môi trường đánh vào sản phẩm như: phí đối với xăng dầu, phân bón, các loại hàng hóa trong sản xuấ phát sinh ra các chất gây ô nhiễm môi trường. Khoản phí này là ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư bảo vệ môi trường, phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Lệ phí hành chính và các lệ phí cần phải trả cho các cơ quan nhà nước vì những dịch vụ đăng ký hoặc do cưỡng chế thi hành. Các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm về lượng xả thải vượt quá mức cho phép, khai thác trái phép, vi phạm các cam kết bảo vệ môi trường…sẽ có những mức nộp phạt riêng theo Nghị định số 81/2006/NĐ/CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ. 4.3 Các biện pháp hỗ trợ khác 4.3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường Vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức không có gì mới, tuy nhiên công tác này phải được thực hiện thường xuyên, tránh thực hiện theo phong trào, có đúc kết đánh giá nhận xét và rút kinh nghiệm. Do công tác BVMT mang tính xã hội hóa sâu sắc và cần nguồn lực to lớn (kinh phí và nhân lực) để thực hiện đồng bộ công tác BVMT cần có cơ chế chính sách lôi cuốn đông đảo các lực lượng (bao gồm người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương…) tham gia vào công tác BVMT. Các nội dung cơ bản bao gồm: Triển khai Luật Bảo vệ Môi trường và các Văn bản dưới luật đến từng tổ chức quản lý môi trường ở các cấp, cơ sở sản xuất gắn việc BVMT vào nội dung xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư để mọi người hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi, tự giác chấp hành. Tuyên truyền, vận động nhân dân, nâng cao nhận thức cộng đồng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Tổ chức các hội thảo khoa học phổ biến các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm cải tạo ô nhiễm môi trường và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho các địa phương. Tăng cường thông tin chất lượng môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao trách nhiệm BVMT. Cần bổ sung số liệu thực trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, các đặc trưng trung bình, max, min hàng tháng của các thông số môi trường và các trạm giám sát môi trường trong niên giám của tỉnh/thành để thuận tiện cho việc theo dõi, đánh giá và nhắc nhở nhân dân có trách nhiệm BVMT. Giáo dục môi trường và tổ chức phối hợp giữa các cơ quan ban ngành địa phương, phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ về BVMT các cấp. Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT cho cộng đồng dân cư, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà doanh nghiệp đồng thời với việc tăng cường các biện pháp quản lý hành chính, cưỡng chế, thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Khuyến khích công chúng tham gia bảo vệ môi trường, lắp đặt đường dây điện thoại nóng tố giác khi phát hiện bất kỳ hiện tượng nào gây ô nhiễm nước sông. 4.3.2 Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường huyện Giồng Trôm Nhu cầu quản lý môi trường ngày càng cao trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là quản lý lưu vực sông. Trong thực tế, Chi cục Bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng bền vững, tuy nhiên lực lượng còn mỏng, năng lực chuyên môn quản lý môi trường còn ít nhiều hạn chế. Cần thiết phải được đào tạo và nâng cao nghiệp vụ quản lý môi trường đón đầu với những thách thức diễn biến môi trường phức tạp trong thời gian tới cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu. Các cán bộ lãnh đạo về môi trường cần được trang bị các kiến thức về các bước thiết kế và xây dựng một dự án BVMT bao gồm: phân tích các bên liên quan, phân tích vấn đề, phân tích mục tiêu, xây dựng và lựa trọn phương án và lập ma trận thiết kế dự án. Đề ra những chính sách ưu đãi đối với những cán bộ chuyên trách có trình độ sau đại học phù hợp với chuyên môn. Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường về phương diện tổ chức, cơ sở vật chất. Lồng ghép nội dung BVMT trong tất cả các quy hoạch phát triển của các ngành và địa phương. Xây dựng trình độ chuyên sâu về quản lý môi trường cho các cán bộ quản lý thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu trước mắt và tới năm 2016, hướng đến năm 2020. Thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn để kịp thời bổ sung các thành tựu mới và hướng dẫn các quy định mới của Nhà nước về công tác BVMT, các kiến thức về môi trường… cho cán bộ chuyên trách và kiêm nghiệm. Tổ chức tham quan học hỏi các mô hình quản lý môi trường trong các khu công nghiệp, khu đô thị, trang trại… điển hình. CHƯƠNG V KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Tuyến sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm là một trong những nguồn nước mặt đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và là nguồn sống của người dân trong việc cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất hàng ngày vì vậy việc bảo vệ môi trường nước sông Ba Lai không thể không thực hiện. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn rút ra một số kết luận sau: Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của tuyến sông Ba Lai góp phần giúp các cơ quan quản lý môi trường của tỉnh đưa ra biện pháp quản lý nguồn thải, xác định mức độ xả thải phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nước sông Ba Lai nhằm hướng đến sự phát triển bền vững cho các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đánh giá tình hình xả thải nước thải ở các cơ sở sản xuất, làng nghề, cụm công nghiệp và cụm dân cư trên địa bàn huyện giồng Trôm vào sông Ba Lai. Qua lần khảo sát thực tế thấy được hiện trạng xả thải thực tế, theo phong tục của nông dân mọi hoạt động đều dựa vào nguồn nước kênh, rạch xung quanh nhà và đây cũng chính là nguồn tiếp nhận. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sông Ba Lai cũng như những kênh, rạch xung quanh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Dựa trên các dự báo về tình hình gia tăng dân số, tăng sản lượng chăn nuôi và trồng trọt ta có được lượng xả thải từ 4 dọc theo bờ sông Ba Lai đó là về dân cư với lượng thải dự báo là 829,4 m3/h, dự báo về nước thải chăn nuôi là 331.250 m3/năm và tải lượng BOD5 từ nước thải chăn nuôi là 1.054 tấn/năm, đối với cụm công nghiệp sẽ có cụm công nghiệp Phong Nẫm với diện tích 40ha thì lượng nước thải dự báo là 1600 m3/ngày. Qua lần khảo sát thực tế, thấy được hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt hiện nay đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sông Ba Lai cũng như những kênh, rạch xung quanh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Lưu lượng xả thải và tải lượng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt cao hơn so với các nguồn thải hiện tại. Nguồn ô nhiễm Lượng nước thải (m3/ngày) Tải lượng ô nhiễm Chất rắn lơ lửng BOD5 COD Sinh hoạt 1183 3.254,24 1.498,46 2.830,43 Chăn nuôi 353,32 868,8 871,29 1.252,5 Làng nghề, tiểu thủ công nghiệp 65,24 14,56 14,36 26,85 Để đảm bảo cho quá trình gia tăng lượng xả thải không ảnh hưởng tới nguồn nước cần đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình hình ô nhiễm và nâng cao ý thức trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường của người dân vùng nông thôn và có biện pháp xử phạt đối với các cơ sở sản xuất, làng nghề xả thải nước thải không đạt yêu cầu gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt trên địa bàn huyện. 5.2 KIẾN NGHỊ Do sự hạn chế về thời gian và nguồn số liệu nên luận văn chỉ mới bước đầu nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm. Thực tế để đánh giá đúng khả năng tiếp nhận nước thải còn phải kể đến sự lan truyền ô nhiễm từ thượng nguồn của các tỉnh lân cận vào địa phận sông. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi cần phải có đầy đủ chuỗi số liệu quan trắc chất lượng nước trên diện rộng và các mô hình thủy lực – lan truyền chất trong mạng lưới sông rạch phức tạp. Đây cũng là trở ngại lớn trong việc thực hiện luận văn này – số liệu đo đạc về các tuyến sông thuộc địa bàn huyện chảy ra sông Ba Lai rất ít. Vì vậy, trong thời gian tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu nền về chất lượng môi trường, đo đạc thủy văn tại các con sông và quy hoạch bố trí mạng lưới điểm quan trắc môi trường nước, cần hết sức lưu ý đến vấn đề này. Mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt cần chú trọng vào các vị trí trên sông rạch nơi tiếp giáp với các tỉnh thành xung quanh để có cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng ô nhiễm tại các khu vực tiếp giáp, từ đó có biện pháp xử lý hoặc hợp tác với các địa phương có trách nhiệm liên đới cùng nhau đề ra biện pháp khắc phục, khống chế ô nhiễm theo cấp độ quản lý tổng hợp lưu vực sông. Cần tăng cường kiểm soát ô nhiễm do nước thải tại các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình và sản xuất nhỏ lẻ, thường xuyên kiểm tra còn nâng cao nhận thức và tuyên truyền các hậu quả do ô nhiễm nguồn nước gây tác hại đến đời sống con người. Do hạn chế về thời gian, đề tài chưa thực hiện được phân vùng xả thải vào sông Ba Lai trên địa bàn giồng Trôm, dựa trên các số liệu đã có cần có hướng nghiên cứu cho việc phân vùng xả thải ở các đề tài sau để bảo vệ nguồn nước sông Ba Lai một cách hiệu quả và triệt để hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Trình.Báo cáo tổng hợp đề tài “ nghiên cứu phân vùng chất lượng nước TP.Hồ Chí Minh”. Phạm Quốc Khánh. “Ứng dụng chỉ số phân vùng chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông, kênh, rạch chính trên địa bàn tỉnh Long An” Lâm Thị Thu Oanh. “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các sông chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” Lê Thị Thủy Triều “Điều tra đánh giá phân vùng xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” Báo cáo tổng hợp hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bến Tre. Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre (lần 1 năm 2009) Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre (lần 1năm 2010) Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre (lần 2 năm 2010) Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre (lần 1 năm 2011) Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm. Nguyễn Thế Biên “Nghiên cứu những tác động của hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (tên cũ: Hệ thống thủy lợi Ba Lai) đối với môi trường lưu vực và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực diễn biến môi trường trong vùng nhạy cảm của tỉnh Bến Tre” KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN SÔNG TRẠI GIAM CHÂU BÌNH TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Đầu mùa mưa 2009 Đầu mùa khô 2009 Đầu mùa mưa 2010 Đầu mùa khô 2010 Đầu mùa mưa 2011 1 pH - 7,48 6,7 7,56 6,77 7,5 2 Độ mặn ‰ 0,6 0 0 2,7 3 SS mg/l 33 61 118 100 95 4 Fe mg/l 0,74 2,04 1,5 2,4 1,46 5 Mn mg/l 0,04 0,014 0,007 0,003 6 N-NH4 mg/l 0,39 0,18 1,76 3,092 0,749 7 NO3 mg/l 0,84 0,09 0,604 0,293 0,192 8 BOD5 mgO2/l <3 <3 6 8 4 9 COD mgO2/l 6 4 13 20 9 10 Coliform MNP/100ml 150 210 3000 46000 4600 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG GIỒNG TRÔM CHẢY QUA ĐỊA BÀN HUYỆN TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Đầu mùa mưa 2009 Đầu mùa khô 2009 Đầu mùa mưa 2010 Đầu mùa khô 2010 Đầu mùa mưa 2011 1 pH - 7,12 6,56 7,78 7 7,06 2 SS mg/l 47 32 92 632,55 3,2 3 Fe mg/l 0,95 1,46 0,56 0,008 0,66 4 Mn mg/l 0,006 0,011 2,55 0,068 5 N-NH4 mg/l 0,18 0,09 1,497 0,311 0,34 6 NO3 mg/l 0,07 0,08 0,181 0,16 0,107 7 BOD5 mgO2/l 8 6 12 18 21 8 COD mgO2/l 12 10 16 31 38 9 Coliform MNP/100ml 430 24000 24000 46000 24000 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC NỘI ĐỒNG Ở H. GIỒNG TRÔM , Xã Lương Quới TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Đầu mùa mưa 2009 Đầu mùa khô 2009 Đầu mùa mưa 2010 Đầu mùa khô 2010 Đầu mùa mưa 2011 1 pH - 7,25 6,64 7,75 7,5 7,3 2 SS mg/l 20 98 142 103 104 3 Fe mg/l 0,91 1,46 0,89 2,6 1,16 4 Mn mg/l 0,039 0,025 0,014 0,146 5 N-NH4 mg/l 0,48 0,12 1,721 0,078 0,292 6 NO3 mg/l 0,25 0,05 0,677 0,91 0,068 7 BOD5 mgO2/l <3 5 15 9 11 8 COD mgO2/l 5 11 11 25 29 9 Coliform MNP/100ml 24000 24000 15000 24000 24000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI LAM LUAN VAN.DOC
  • pdfBAN DO HANH CHANH GIAO THONG.PDF
  • docLOI CAM ON.DOC
  • docPHIEU GIAO DE TAI.DOC
  • docPHU LUC 1.DOC
  • docPHU LUC 2.doc
  • docTRANG BIA.DOC
Tài liệu liên quan