Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Trang trại, kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi 4 2.1.2. Hiệu quả kinh tế 11 2.2. Cơ sở thực tiễn 17 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi của một số nước trên thế giới 17 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở nước ta 20 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 24 2.3.1. Điều kiện tự nhiên 24 2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 26 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 30 3.2. Nội dung nghiên cứu 30 3.3. Phương pháp nghiên cứu 30 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 4.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của thị trấn Phố Lu 34 4.1.1. Quá trình thành lập và phát triển 34 4.1.2. Các yếu tố sản xuất trong các trang trại chăn nuôi 36 4.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 41 4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi 42 4.3. Hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi 47 4.4. Hiệu quả về xã hội và môi trường của trang trại chăn nuôi 49 4.5. Những thành tựu, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn của phát triển trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu 50 4.6.2. Nhóm giải pháp về đầu tư và vốn. 52 4.6.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ 53 4.6.4. Nhóm giải pháp về lao động và nguồn nhân lực 54 4.6.5. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ 54 4.6.6. Nhóm giải pháp tăng cường vai trò quản lý nhà nước, chính quyền địa phương đối với kinh tế trang trại 55 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 5.1. Kết luận 56 5.2. Kiến nghị 57 5.2.1. Đối với nhà nước 57 5.2.2. Đối với địa phương 57 5.2.3. Đối với chủ trang trại 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

doc69 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hình về chủ trang trại. Kinh tế trang trại được hình thành từ kinh tế hộ nông dân, từ sản xuất tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa. Người chủ trang trại bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình tiến hành điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại nhằm thu nhiều lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu cho gia đình lẫn xã hội. Mỗi trang trại đều cần có một người chủ có trình độ hiểu biết nhất định, biết cách điều hành, quản lý, chỉ đạo và định hướng cho sản xuất. Loại hình kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng là một loại hình kinh tế khó bởi vậy chủ trang trại là một yếu tố đầu vào rất quan trọng quyết định sự thành bại của trang trại. Trình độ của từng chủ trang trại khác nhau quyết định đến việc lựa chọn loại hình sản xuất kinh doanh, lựa chọn các phương án kinh doanh, lựa chọn cây trồng, vật nuôi khác nhau. Qua khảo sát và điều tra cho thấy tình hình về chủ trang trại ở thị trấn Phố Lu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.2: Tình hình chủ trang trại của thị trấn Phố Lu năm 2010 Tiêu chí Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1. Nghề nghiệp Cán bộ viên chức 4 26,67 Cán bộ nghỉ hưu 2 13,33 Nông dân 9 60 2. Độ tuổi Từ 35-45 tuổi 9 60 Từ 46-60 tuổi 6 40 (nguồn: tổng hợp số liệu điều tra năm 2011) Qua bảng trên cho thấy chủ trang trại ở thị trấn Phố Lu phần lớn xuất thân từ nông dân chiếm tới 60%, là các cán bộ viên chức nhà nước là 26,67%, các cán bộ đã nghỉ hưu là 13,33%. Hầu hết các chủ trang trại đều tự tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật chăn nuôi, thông tin thị trường thông qua sách báo, thông tin truyền thông, và kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi trong nhiều năm. Phần lớn các chủ trang trại có độ tuổi khá trẻ chỉ từ 35- 45 tuổi chiếm 60%, độ tuổi từ 46- 60 tuổi chiếm 40%. 4.1.2.2. Tình hình đất đai của các trang trại chăn nuôi Đất là nguồn tài nguyên vô giá của sự sống. Đối với trang trại cũng vậy nó là nguồn lực quan trọng hàng đầu để chủ trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh. Qua điều tra các trang trại chăn nuôi tại thị trấn chúng ta thấy được số liệu về tình hình đất đai của từng loại trang trại chăn nuôi như sau: Bảng 4.3 : Tình hình đất đai của trang trại chăn nuôi thị trấn Phố Lu năm 2010 Tiêu chí Tổng số Trang trại lợn Trang trại gia cầm Số lượng (trang trại) 17 9 8 Tổng diện tích (m2) 3.926 1.855 2107 Diện tích bình quân/trang trại (m2/trang trại) 233,059 206,11 263,38 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2011) Qua bảng 4.3 ta thấy diện tích đất đai bình quân/trang trại ở thị trấn khá lớn 233.059 m2 trong đó chăn nuôi lợn là 206,11 m2 chăn nuôi gia cầm là 263.38m2. Với diện tích đất khá lớn mà số lượng đàn lợn còn ít chỉ từ 100- 200 con/trang trại và số lượng đàn gia cầm chỉ từ 2000-3000 con/trang trại. Điều này cho thấy các trang trại chăn nuôi ở thị trấn chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai trang trại, với diện tích đất đai như thế thì các chủ trang trại vẫn có khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, bằng cách tăng thêm số lượng đàn lợn và đàn gia cầm của trang trại mà không cần mở rộng diện tích đất đai. Góp phần tăng thêm thu nhập của trang trại, tận dụng được diện tích đất đai dư thừa, tránh lãng phí nguồn lực. Theo số liệu điều tra từ các chủ trang trại ở thị trấn, được tổng hợp ở bảng 4.4 thì hầu hết đất để xây dựng các trang trại chăn nuôi là đất vườn nhà, đất đồi, đất lâm nghiệp được giao khoán có tới 15 trang trại, chiếm 86,67% tổng số trang trại. Còn lại, chỉ có 2 trang trại phải thuê đất để xây dựng, chiếm 13,33% tổng số trang trại. Các trang trại thuê đất khoảng từ 20- 30 năm, những trang trại này phải mất thêm chi phí cho việc thuê đất khoảng 3-5 triệu đồng/ha/tháng. Các trang trại đều có vị trí khá thuận lợi, một số trang trại ở gần đường còn lại cách trục đường chính từ 300-400 m nhưng đường giao thông vẫn thuận tiện cho việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa với thị trường của trang trại. Bảng 4.4: Nguồn đất để xây dựng trang trại ở thị trấn Phố Lu Nguồn Số lượng (trang trại) Cơ cấu (%) Đất vườn, đất nông nghiêp 15 68,67 Đất thuê 2 13,33 Tổng 17 100 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2011) 4.1.2.3. Tình hình sử dụng lao động Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại, đồng thời quy mô và cơ cấu lao động cho biết trình độ và khả năng sử dụng nguồn lao động của từng trang trại. Tình hình sử dụng lao động của từng loại hình trang trại được tập hợp ở bảng 4.5 như sau : Bảng 4.5 : Tình hình lao động của các trang trại chăn nuôi ở thị trấn Tiêu chí Số lượng (lao động) Cơ cấu (%) Lao động Lao động gia đình 33 86,84 Lao động thuê thường xuyên 5 13,16 Độ tuổi 25-45 26 68,42 46- 60 12 31,58 Trình độ Đại học 2 5,26 Trung cấp- cao đẳng 4 10,53 Tốt nghiệp phổ thông, dưới phổ thông 32 84,21 (nguồn : tổng hợp từ số liệu điều tra 2011) Dựa vào bảng trên ta thấy được các trang trại ở thị trấn Phố Lu chủ yếu sử dụng nguồn lao động sẵn có của gia đình chiếm tới 86,84%, lao động được thuê thường xuyên chỉ có 5 lao động, chiếm 13,16%, lao động được thuê ở các trang trại mà người chủ trang trại là cán bộ công chức, thường xuyên phải đi làm ở văn phòng không có thời gian làm việc ở trang trại, họ chỉ đống vai trò quản lý và ra các quyết định kinh doanh, còn các công việc khác được người lao động làm. Tính trung bình một trang trại sử dụng 2,35 lao động/ trang trại, trong đó 2,2 lao động gia đình và 0.33 lao động thuê thường xuyên. Độ tuổi các lao động còn tương đối trẻ từ 25- 45 tuổi chiếm tới 68,42%, lao động có độ tuổi từ 46- 60 chỉ chiếm 31,58%. Với lực lượng lao động này các trang trại có thể tiếp tục mở rộng sản xuất hơn nữa. Tuy nhiên trình độ của các lao động trong trang trại còn hạn chế. Phần lớn lao động chưa được qua đào tạo chuyên nghiệp, lao động chưa tốt nghiêp phổ thông và tốt nghiệp phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm tới 84,21%, tiếp đến là lao động có trình độ trung cấp chỉ có 4 lao động, chiếm 10,53%, lao động có trình độ đại học chỉ có 2 lao động, chiếm 5,26% đây đều là các cán bộ công chức làm việc trong ngành kinh tế. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, thông tin thị trường của các lao động, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại có hiệu quả. 4.1.2.4. Tình hình huy động và sử dụng vốn Vốn đầu tư là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới thu nhập, hiệu qủa của các trang trại nói chung và các trang trại chăn nuôi nói riêng. Tình hình huy động và sử dụng vốn của các trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu được thể hiện ở bảng 4.6 như sau: Bảng 4.6: Tình hình huy động và sử dụng vốn của trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu 2010 Đơn vị: trđ, % Tiêu chí Tổng nguồn vốn Vốn cố định Vốn lưu động Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Trang trại chăn nuôi lợn 308,6 100 208,09 67,43 100,1 32,57 Trang trại chăn nuôi gia cầm 347,17 100 248,12 71,5 99,05 28,5 Bình quân/ trang trại 326,75 100 226,93 69,45 99,82 30,55 ( nguồn: số liệu điều tra 2011) Qua bảng trên ta thấy được bình quân một trang trại chăn nuôi có mức đầu tư vốn là 326,75 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 226,93 triệu đồng chiếm 69,45%, vốn lưu động là 99,82 triệu đồng, chiếm 30,55%. Loại hình trang trại chăn nuôi gia cầm có mức vốn đầu tư cao hơn trang trại chăn nuôi lợn, với tổng số vốn đầu tư cho một trang trại là 347,17 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 248,12% chiếm 71,5%, vốn lưu động là 99,05% chiếm 28,5%. Đối với loại hình trang trại chăn nuôi lợn, tổng số vốn đầu tư là 308,6 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 208,09 triệu đồng chiếm 67,43%, vốn lưu động là 100,1 triệu đồng chiếm 75%. Nhận thấy sự đầu tư giữa hai loại hình chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm có sự chênh lệch không đáng kể, có sự chênh lệch này là do yêu cầu về cơ sở vật chất và quy trình chăn nuôi có sự khác nhau. Về nguồn vốn của các trang trại chăn nuôi thị trấn Phố Lu được thể hiện qua bảng 4.7 như sau: Bảng 4.7: Nguồn vốn của trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu (tính bình quân trên một trang trại) Nguồn vốn Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Tổng 326,75 100 Vốn tự có 250,16 76,56 Vốn vay ngân hàng 57,15 17,49 Nguồn khác 19,44 5,95 ( nguồn: số liệu điều tra 2011) Bình quân một trang trại có vốn đầu tư khoảng 326,75 triệu đồng trong đó nguồn vốn được hình thành từ vốn tự có của chủ trang trại là chính, chiếm tới 76,56%. Nhìn chung các chủ trang trại đều có nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, việc giải quyết các thủ tục vay vốn còn kéo dài. Do đó nguồn vốn các trang trại vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng chưa cao là 57,15 triệu đồng chỉ chiếm 17,94% trong tổng số vốn của trang trại. Ngoài ra còn một phần nhỏ nguồn vốn các trang trại vay từ các nguồn khác từ các cá nhân, anh em họ hàng, nguồn vốn này chỉ chiếm 5,59% trong tổng số vốn của trang trại. 4.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Trong các trang trại chăn nuôi hiện nay có 3 phương thức tiêu thụ sản phẩm phổ biến: tự sản tự tiêu, tiêu thụ sản phẩm thông qua thương lái, tiêu thụ sản phẩm thông qua gia công. Riêng đối với các trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu, hầu hết các trang trại đều tiêu thụ thông qua thương lái. Nếu các chủ trang trại không nắm vững thông tin thị trường thì sẽ thường xuyên bị thương lái ép giá, do thương lái tự làm giá cho các trang trại. Trong thời gian gần đây các trang trại đã đã được sự quan tâm của chính quyền địa phương cung cấp các thông tin cần thiết như: thông tin về giá cả, biến động thị trường, nguồn cung cấp giống có chất lượng, nhu cầu thị trường về thực phẩm và một số cơ sở chế biến. Góp phần giúp các chủ trang trại đưa ra những quyết định hợp lý mang lại hiệu quả cao. Do sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, hàng năm vẫn có khoảng 30-40 ngàn con lợn thịt được nhập vào tỉnh, hầu hết là nhập từ các tỉnh miền xuôi lên, có tỷ lệ nạc cao hơn (Nam Định, Thái Bình). Các trang trại chăn nuôi lợn xuất từ 30-50 con/ tháng, đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm mỗi lứa xuất 2000-2500 con trong khoảng một tuần. Với mức giá bán từ 45- 48 nghìn đồng/ kg đối với lợn và 40- 45 nghìn đồng/kg đối với gà thịt, giá cả các sản phẩm chăn nuôi đặc biệt tăng cao vào mùa cưới. Kết quả khảo sát cho thấy, hàng năm các trang trại chăn nuôi ở thị trấn cung cấp khoảng 38,361 tấn thịt lợn và khoảng 33,250 tấn thịt gia cầm. Hầu như sản phẩm của các trang trại chăn nuôi ở thị trấn là chưa qua chế biến, dẫn tới giá trị của sản phẩm từ trang trại là không cao. Điều này càng được thể hiện rõ trong việc bán sản phẩm chủ yếu qua kênh gián tiếp, sản phẩm được các chủ trang trại bán cho những người thu gom ở trong tỉnh (chiếm 39,4%) và ở trong huyện (chiếm 50,6%), nguồn thực phẩm tiêu thụ trong thị trấn chủ yếu từ các hộ chăn nuôi chứ không phải từ các trang trại. Như vậy, ta dễ hình dung ra được qúa trình hoạt động sản xuất của các trang trại trong thị trấn, sản phẩm thô là chính. Sản phẩm của trang trại chăn nuôi chủ yếu bán ở thị trường trong tỉnh. 4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi Doanh thu của các loại hình trang trại chăn nuôi Nguồn thu của mỗi loại hình trang trại khác nhau có sự khác nhau, đối với các trang trại chăn nuôi thì nguồn thu chủ yếu từ các sản phẩm chăn nuôi và được thể hiện qua bảng 4.8 như sau: Bảng 4.8: Doanh thu bình quân của trang trại chăn nuôi thị trấn Phố Lu năm 2010 (đơn vị: trđ,%) Loại TT Nguồn thu TT chăn nuôi lợn TT chăn nuôi gia cầm Bình quân chung Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Sản phẩm giết thịt 1840,032 95,95 1456,875 90,57 1659,723 93,66 Trứng 0 0 49 3,05 23,059 1,3 Phế phụ phẩm 77,64 4,05 102,6 6,38 89,386 5,04 Tổng 1917,672 100 1608,475 100 1772,168 100 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2011) Nguồn thu của cả hai loại trang trại chăn nuôi ở thị trấn chủ yếu là từ các sản phẩm giết thịt, bình quân một trang trại chăn nuôi nói chung thu 1659,723 triệu đồng từ các sản phẩm thịt chiếm 93,66%. Riêng đối với từng loại trang trại chăn nuôi là: trang trại chăn nuôi gia cầm thu trung bình 1456,875 triệu đồng, trang trại chăn nuôi lợn là 2085,369 triệu đồng. Nguồn thu giữa hai loại hình trang trại có sự chênh lệch là do có sự khác nhau về thời gian nuôi, về nguồn sản phẩm, quy trình chăn nuôi khác nhau. Đối với nguồn thu từ trứng chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 1,3% do chỉ có một trang trại đầu tư cho gà đẻ với số lượng không nhiều là 500 con. Ngoài ra các trang trại chăn nuôi còn nguồn thu từ phế phụ phẩm của chăn nuôi, phân gà được thu gom và bán với giá là 600đ/kg, phế phụ phẩm từ chăn nuôi còn được ủ, xử lý trong bể biogas sử dụng làm thức ăn cho nuôi cá, bón phân, năng lượng thay chất đốt, thắp sáng. Nguồn thu này cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 5,04%, thu 89,386 triệu đồng trong đó trang trại chăn nuôi gia cầm là 102,6 triệu đồng chiếm 6,38% tổng thu của trang trại gia cầm, trang trại chăn nuôi lợn nguồn thu từ phế phụ phẩm ít hơn là 77,64 triệu đồng, chiếm 4,05% tổng thu của trang trại lợn. Chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại chăn nuôi Chỉ tiêu chi phí đầu tư cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Các loại chi phí đầu tư cho trang trại chăn nuôi được thể hiện qua bảng 4.9 như sau: Bảng 4.9: Chi phí đầu tư bình quân của một trang trại chăn nuôi ở thị trấn năm 2010 Đơn vị: trđ, % Loại TT Chi phí Trang trại lợn TT gia cầm Bình quân chung Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Khấu hao TSCĐ 30,86 2,13 34,72 2,69 32,68 2,39 Thức ăn 766,68 35,01 718,5 54,88 744,01 53,93 Giống vật nuôi 511,12 35,34 161,5 12,34 346,59 25,12 Công tác thú y 25,556 1,77 118,75 9,07 69,4 5,03 Điện, nước 26,834 1,89 171 13,06 94,68 6,86 Thuê lao động 6,31 0,44 12,92 0,99 9,42 0,68 Thuê đất 0 0 0,32 0,02 0,15 0,01 Lãi vay ngân hàng 10,039 0,69 11,294 0,8 10,63 0,77 Rủi ro, chi phí khác 68,782 4,76 80,54 6,15 74,32 5,39 Tổng chi phí 1446,171 100 1309,225 100 1379,648 100 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2011) Bảng 4.9 cho thấy, bình quân một trang trại chăn nuôi trong năm 2010 đầu tư 1379,48 triệu đồng chi phí. Trong đó, trang trại chăn nuôi lợn có có mức đầu tư là 1446,171 triệu đồng cao hơn so với trang trại gia cầm là 136,946 triệu đồng. Các trang trại chăn nuôi đầu tư chi phí cho sản xuất bao gồm các loại: chi phí vật chất ( thức ăn, giống vật nuôi, thuốc thú y, điện nước ), ngoài ra cong chi phí thuê lao động, thuê đất, lãi vay ngân hàng và một số chi phí khác. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được loại chi phí nhiều nhất là chi phí cho thức ăn chăn nuôi bình quân là 744,01 chiếm 53,93% và chi phí cho giống vật nuôi bình quân là 346,59 triệu đồng chiếm 25,12%. Loại chi phí thấp nhất là chi phí chi trả cho thuê đất là 0,15 triệu đồng, chi phí thuê lao động là 9,42 triệu đồng , trả lãi ngân hàng 10,63 triệu đồng, ba loại chi phí này chiếm tỷ lệ rất nhỏ là dưới 1% . Chi phí ít như vậy là do đa số các trang trại ở thị trấn đều sử dụng đất vườn, sử dụng lao động gia đình là chính, và nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn tự vốn tự có của chư trang trại. Đối với các loại hình trang trại khác nhau thì cơ cấu các loại chi phí đầu tư khác nhau, giữa hại loại hình trang trại nuôi lợn và trang trại gia cầm có một số loại chi phí chênh lệch không đáng kể như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thức ăn, lao động, trả lãi ngân hàng. Còn một số loại chi phí có sự chênh lệch khá lớn như: chi phí giống vật nuôi , đối với trang trại lợn lên tới 511,12 triệu đồng, trang trại chăn nuôi gia cầm chỉ có 161,5 triệu đồng. Chi phí cho công tác thú y, điện nước thì trang trại chăn nuôi gia cầm đầu tư nhiều hơn, chi phí lên tới 118,75 triệu đồng và 171 triệu đồng/năm do gia cầm cần điện sưởi ấm vào mùa đông và hệ thống quạt mát về mùa hè. Đối với trang trại lợn chi phí này chỉ từ 25-26 triệu đồng/năm. Ngoài ra, chi phí rủi ro trong chăn nuôi cũng khá cao, bình quân là 74,23 triệu đồng/năm chiếm 5,39 %, loại chi phí này cao là do gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi là khá phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp tới các trang trang trại, thêm nữa là trong quá trình chăn nuôi cũng ó một lượng gia cầm bị hao hụt. Các chủ trang trại cần quan tâm phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu chi phí rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả của trang trại. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi Bảng 4.10: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu năm 2010 Đơn vị tính: trđ Chỉ tiêu Tổng số Trang trại chăn nuôi lợn Trang trại chăn nuôi gia cầm Tổng số trang trại 17 9 8 1. Doanh thu 30126,856 17259,048 12867,8 2. Chi phí 12416,832 13015,539 10473,8 3. Lợi nhuận 6672,84 4278,834 2394 Bình quân/TT 1. Doanh thu 1772,168 1917,672 1608,475 2. Chi phí 1379,648 1446,171 1309,225 3. Lợi nhuận 392,52 475,426 299,25 ( Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2010 ) Bảng 4.10 cho thấy, các loại hình trang trại chăn nuôi khác nhau có sự khác nhau cả về doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được. Doanh thu bình quân một trang trại đạt được là 1772,168 triêụ đồng. Trong đó, loại hình trang trại chăn nuôi lợn có doanh thu là 1917,672 triệu đồng, cao hơn so với trang trại chăn nuôi gia cầm khoảng hơn 300 triệu đồng, doanh thu của trang trại chăn nuôi gia cầm là 1608,475/trang trại. Về chi phí sản xuất, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các trang trại đều phải bỏ ra nhiều chi phí được gọi chung là chi phí sản xuất. Mức chi phí sản xuất nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định như: quy mô sản xuất, sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sự tăng giảm của thức ăn, giống … Trung bình mỗi trang trại chăn nuôi đầu tư khoảng 1379,648 triệu đồng. Chi phí sản xuất giữa hai loại hình trang trại chăn nuôi có sự chênh lệch không nhiều, cụ thể đối với trang trại chăn nuôi lợn là 1446,171 triệu đồng/trang trại, trang trại chăn nuôi gia cầm là 1309,225 triệu đồng. Sau khi doanh thu trừ chi phí thì các trang trại thu được lợi nhuận như sau: mỗi loại trang trại có lợi nhận khác nhau nhưng bình quân cho hai loại hình chăn nuôi là 392,52 triệu đồng, trong đó trang trại chăn nuôi thu lãi khá cao là 475,426 triệu đồng bình qân thu lãi khoảng hơn 900 nghìn đồng/con , trang trại gia cầm là 299,25 triệu đồng bình quân lãi khoảng 9000 đồng/kg gà thịt. 4.3. Hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi Nếu kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh quy mô của những gì đạt được sa một thời gian sản xuất kinh doanh thì hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để tạo ra được kết quả đó. Đối với các chủ trang trại, mặc dù mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận nhưng để biết nên lựa chọn phương án đầu tư nào có kết quả cao thì, cần thiết phải biết hiệu quả của việc đầu tư đó. Do vậy hiệu quả kinh tế trở thành mối quan tâm và là động lực quan trọng thúc đẩy các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế các trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu được thể hiện thông qua bảng 4.11. Qua bảng số liệu, ta thấy bình quân một trang trại có tổng chi phí là 1772,168 triệu đồng và chỉ tiêu TR/TC là 1,285 lần, Pr/TC là 0,285 lần có nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra thì trang trại thu được 1,285 đồng doanh thu và 0,285 đồng lợi nhuận chính là phần tăng thêm. Đối với từng loại hình trang trại chăn nuôi có hiệu quả như sau: loại hình trang trại chăn nuôi lợn sử dụng đồng chi phí có hiệu quả là 1,33 lần TR/TC; 0,33 lần Pr/TC; loại hình trang trại chăn nuôi gia cầm sử dụng đồng chi phí có hiệu quả là 1,23 lần TR/TC; 0,23 lần Pr/TC. Việc sử dụng hiệu quả đồng chi phí của hai loại hình trang trại có sự khác nhau, loại hình trang trại chăn nuôi lợn sử dụng một đồng chi phí có hiệu quả hơn nhưng sự chênh lệch là không lớn. Nói chung, ta thấy các trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu đạt hiệu quả sử dụng đồng chi phí còn thấp, có thể do các trang trại ở đây quy mô còn nhỏ, ngoài ra trong những năm gần đây một số loại dịch bệnh ( dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, tai xanh) xảy ra nhiều nên chi phí cho công tác thú y phòng chống dịch bệnh tăng thêm, chi phí thức ăn tăng,… làm cho hiệu quả chi phí đạt được giảm đi. Bảng 4.11: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân của một trang trại chăn nuôi năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Loại hình trang trại chăn nuôi Bình quân chung TT chăn nuôi lợn TT chăn nuôi gia cầm TR Trđ 1917,672 1608,475 1772,168 TC Trđ 1446,171 1309,225 1379,648 Pr Trđ 475,426 299,25 392,52 TR/TC Lần 1,33 1,23 1,285 Pr/TC Lần 0,33 0,23 0,285 TR/LD Trđ 908,419 677,253 754,114 Pr/LD Trđ 225,214 126 167,03 TR/DT Trđ 9,304 6,107 7,604 Pr/DT Trđ 2,307 1,136 1,684 TR/V Lần 6,214 4,633 5,424 Pr/V Lần 1,54 0,86 1,2 (nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2011) Cũng qua bảng 4.11 cho thấy: Trên phương diện sử dụng lao động: tính bình quân các trang trại, một lao động tạo ra 754,114 triệu đồng doanh thu và 1,684 triệu đồng lợi nhuận trên năm. Cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của các trang trại là khá cao, do trang trại chăn nuôi ở thị trấn chủ yếu sử dụng lao động sẵn có của gia đình, tiết kiệm được lượng chi phí đáng kể, ngoài ra việc thuê lao động ngoài cũng rất ít, bình quân một trang trại ở thị trấn Phố Lu chỉ sử dụng 2,35 lao động. Riêng đối với từng loại hình trang trại, trang trại chăn nuôi lợn có hiệu quả sử dụng lao động cao hơn, một lao động tạo ra 908,419 triệu đồng doanh thu và 225,214 triệu đồng lợi nhuận. Trang trại chăn nuôi gia cầm 677,253 triệu đồng TR/LD/năm và 126 triệu đồng TR/LD/năm. Trên phương diện đất đai: bình quân một m2 đất trang trại chăn nuôi tạo được 7,604 triệu đồng doanh thu và 1,684 đồng lợi nhuận. Trang trại chăn nuôi là loại hình sử dụng ít diện tích nên doanh thu và lợi nhuận thu được trên đơn vị diện tích là khá cao. Bình quân một m2 đất trang trại chăn nuôi lợn thu được doanh thu và lợi nhuận cao hơn trang trại chăn nuôi gia cầm. Cụ thể, một m2 đất trang trại chăn nuôi lợn thu được 9,304 triệu đồng doanh thu và 2,307 triệu đồng lợi nhuận. Đối với trang trại chăn nuôi gia cầm, m2 đất trang trại thu được 6,107 triệu đồng doanh thu và 1,684 triệu đồng lợi nhuận. Trên phương diện sử dụng vốn: hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại chăn nuôi là khá cao bình quân một trang trại khi bỏ ra một đồng vốn thu về 5,424 đồng doanh thu và 1,2 đồng lợi nhuận. Trong đó hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại chăn nuôi lợn vẫn cao hơn trang trại gia cầm, cụ thể trang trại lợn thu 6,214 đồng doanh thu và 1,54 đồng lợi nhuận; trang trại gia cầm thu 4,633 đồng doanh thu và 0,86 đồng lợi nhuận khi sử dụng một đồng vốn. 4.4. Hiệu quả về xã hội và môi trường của trang trại chăn nuôi Hiệu quả về mặt xã hội Giải quyết việc làm cho một lượng lao động nông thôn. Tổng số 15 trang trại góp phần tạo việc làm cho 33 lao động gia đình làm giảm đáng kể chi phí, một số lao động làm thuê thường xuyên và lao động làm thuê theo thời vụ nhất là vào thời vụ khi xuất bán sản phẩm, dọn vệ sinh chuồng trại, tổ chức tiêm phòng, sử dụng thuốc. Góp phần xóa đói, giảm nghèo cho một bộ phận người dân nông thôn, tăng thu nhập hàng tháng của các hộ dân, làm giảm sức ép về dân số, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế chính trị, văn hóa xã hội của địa phương. Kinh tế trang trại là một mô hình tốt cho các hộ nông dân học tập. Nhờ có những mô hình trang trại, người nông dân cũng mạnh dạn làm theo, họ thay đổi hẳn tập quán canh tác, biết đầu tư, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường. Mặc dù kinh tế hộ gia đình ở quy mô nhỏ hơn nhưng với điểm nhấn là mô hình trang trại thì tổng thu nhập bình quân trên hộ/1năm có xu hướng tăng lên. Kinh tế trang trại phát triển còn là động lực thúc đẩy việc hình thành và triển loại hình kinh tế, việc phát triển kinh tế trang trại đã thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng vật tư, thuốc thú y, cửa hàng thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi. Hiệu quả về mặt môi trường Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề gây nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương và người dân sống quanh khu vực chăn nuôi. Khi các mô hình trang trại được hình thành, đã đạt được những đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường: Thông qua việc sử dụng mô hình xử lý chất thải bằng bể biogas, góp phần làm giảm lượng khí thải, giảm mùi hôi, giảm vi khuẩn gây bệnh từ các hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ. Không những làm giảm lượng chất thải, hệ thống xử lý chất thải bàng biogas còn có thể sử dụng được các phế phụ phẩm, tái tạo được nguồn năng lượng sạch vào sản xuất và sinh hoạt. Vấn đề lây lan dịch bệnh được quản lý và kiểm soát hiệu quả hơn việc chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ. Chăn nuôi tập trung trong các trang trại liên kết với các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi tập trung còn quản lý được vấn đề an toàn thực phẩm, vừa nâng cao được chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi, nâng cao sức cạng tranh trên thị trường, vừa đảm bảo cho sức khỏe cho người dân. 4.5. Những thành tựu, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn của phát triển trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu Những thành tựu: Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô công nghiệp như các trang trại, có hiệu quả cao đang từng bước thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống, quảng canh, tận dụng, hiệu quả thấp. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Hiệu quả kinh tế trang trại không chỉ mang lại cho chủ trang trại mà còn là sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng GDP, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho một số lao động gia đình và lao động thuê ngoài của thị trấn. Ngoài ra đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng của người dân trong thị trấn và các xã thị trấn khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Kinh tế trang trại đã thu hút một khối lượng lớn tiền vốn trong nhân dân nói chung và nông dân nói riêng vào phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Chăn nuôi trang trại tập trung có điều kiện khống chế dịch bệnh, 100% các trang trại chăn nuôi đều xây dựng bể biogas, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe vừa tận dụng nguồn khí thải cho sinh hoạt và sản xuất. Những hạn chế: Quy mô các trang trại ở thị trấn còn nhỏ bé, kinh doanh mang tính chất kinh tế hộ nhiều hơn là kinh tế trang trại: vốn đầu tư còn ít, trình độ của chủ trang trại còn hạn chế, số lượng lao động và trình độ của lao động còn thấp. Tính liên kết trong phát triển kinh tế trang trại chưa cao, còn lỏng lẻo giữa các chủ trang trại, giữa trang trại và các cơ sở chế biến. Trình độ của các chủ trang trại còn hạn chế nên chưa áp dụng được nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn . . . vào sản xuất làm cho năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm chăn nuôi còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của các trang trại. Quy trình chăn nuôi, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi của các trang trại. Những thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi Cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển chăn nuôi nói riêng khá đầy đủ và hoàn thiện. Có hệ thống đường giao thông nối liền tới cả 15 xã và thị trấn trong và ngoài huyện. Có điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương: miễn thuế nông nghiệp, thủy lợi, hỗ trợ phòng dịch, hỗ trợ khi tiêu hủy. . .tạo môi trường thuận lợi, khuyến kính phát triển kinh tế hộ và trang trại ở địa phương. Công tác phòng dịch được chính quyền quan tâm, thường xuyên thông báo và quản lý chặ chẽ. Những khó khăn ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại Trình độ của chủ trang trại và người lao động trong nông nghiệp còn hạn chế, chủ trang trại hầu hết dựa vào kinh nghiệm để sản xuất, khó khăn khi tiếp cận với công nghệ mới trong chăn nuôi, thiếu thong tin thị trường. Việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, vốn vay ngân hàng còn khó khăn do thời gian làm thủ tục và được cấp vốn còn chậm. Trong thời gian gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra khá phức tạp, ảnh hưởng tới tâm lý người chăn nuôi, các chủ trang trại không yên tâm để đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. 4.6. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi Nhóm giải pháp về đất đai Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các dự án chế biến, dịch vụ và mở rộng diện tích cho các trang trại. Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch. Triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với số trang trại đạt tiêu chuẩn hiện có nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư và vay vốn sản xuất. Hộ gia đình, cá nhân phi nông nghiệp hoặc các địa phương khác, các doanh nghiệp có nguyện vọng có khả năng đầu tư vốn phát triển trang trại được UBND xã cho thuê đất sản xuất. Xây dựng đề án giao đất, cho thuê diện tích đất, cho hộ gia đình, tổ chức cá nhân để phát triển kinh tế trang trại. Đẩy nhanh tiến độ giao đất cho các hộ dân vùng đồi núi để phát triển kinh tế lâm nghiệp, trong giao đất phải căn cứ vào quỹ đất trống đồi núi trọc ở địa phương. Đồng thời, ưu tiên các hộ ở địa phương đó, hộ có ý trí vươn lên làm giàu; mặt khác cần khuyến khích những người có vốn ở nơi khác để đầu tư phát triển kinh tế trang trại theo hợp đồng sử dụng đất. Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có nhu cầu và có khả năng sử dụng đất vượt hạn điền của địa phương được UBND xã xét thuê đất phát triển trang trại. 4.6.2. Nhóm giải pháp về đầu tư và vốn. Các tổ chức tín dụng ở địa phương như: ngân hàng NN- PTNT, ngân hàng chính sách huyện Bảo Thắng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với phát triển kinh tế trang trại như: thành lập qũy cho vay kinh tế trang trại tự huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, quy định lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý, cần phát triển hình thức cho vay tín chấp, mức vốn vay nhiều hơn so với quy định hiện nay của ngân hàng. Phối hợp với các chương trình, dự án khuyến nông, nguồn vốn giải quyết việc làm để cho vay phát triển kinh tế trang trại. Các tổ chức chính trị xã hội (hội nông dân, hội phụ nữ…) bố trí một phần kinh phí từ các nguồn vốn cho vay để phát triển theo mô hình trang trại. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi… ở các vùng quy hoạch kinh tế trang trại, chế biến sản phẩm nông nghiệp, để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Lập dự án giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư, nhất là công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, chế biến nông sản. Tăng cường đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế trang trại và nhân diên rộng. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ đối với các trang trại mới thành lập. 4.6.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ Việc đầu tiên là cần chú trọng công tác thông tin KH và CN cho các chủ trang trại. Cần tập trung công tác khuyến nông riêng đối với các hộ nông dân - trang trại sản xuất hàng hóa là lực lượng xung kích đi đầu trong các lĩnh vực ứng dụng tiến bộ KH và CN, tổ chức các câu lạc bộ khuyến nông cho các chủ trang trại theo ngành sản xuất, như các trang trại nuôi gà, vịt, nuôi lợn, nuôi trâu bò, nuôi trồng thủy sản. Cần chú trọng và tiếp tục đầu tư thỏa đáng cho công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm và khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho trang trại, đưa các giống cây trồng vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất lượng cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong công nghiệp chế biến, bảo quả sản phẩm nông nghiệp; rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình thành công ra nhiều trang tại khác. Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp, trong đó coi trọng sự liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên cứu ở trong và ngoài huyện với các trang trại hạt nhân trên từng vùng để nghiên cứu tạo ra những giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng và chịu được điều kiện khí hậu ở địa phương cũng như chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các trang trại. Thường xuyên thông báo về các thông tin về tình hình dịch bệnh, phòng trừ dịch bệnh, thông tin giá cả thức ăn, giống, . . . ở địa phương và cả nước thông qua hệ thống truyền thanh xã. Công nghệ chuồng trại, người chăn nuôi cần tìm hiểu, áp dụng các mẫu chuồng trại, máng ăn, uống phù hợp với từng loại vật nuôi và trong khả năng đầu tư của trang trại. 4.6.4. Nhóm giải pháp về lao động và nguồn nhân lực Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại, hộ gia đình cá nhân cụ thể: Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế trang trại không chỉ cho các chủ trang trại mà còn cho tất cả những người có nguyện vọng và những người có khả năng trở thành chủ trang trại. Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cần hướng vào những vấn đề của kinh tế trang trại, xu hướng phát triển trang trại; các chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển kinh tế trang trại; đặc biệt là các kiến thức về tổ chức và quản trị kinh doanh trong các trang trại như: xác định phương hướng kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ trang trại, hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụng các khoa học kỹ thuật. Đào tạo bằng nhiều hình thức như lớp tại địa phương, thăm quanmô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật…với sự tổ chức hỗ trợ các cơ quan như Sở, phòng Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học Và Công nghệ, Hội Nông dân… Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các trang trại bằng cách tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động làm thuê, nhất là bộ phận lao động kỹ thuật. 4.6.5. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ Tổ chức dự báo thị trường, mở rộng hình thức thông tin kinh tế, thông qua hệ thống truyền thanh của xã. Khuyến khích thành lập hợp tác xã, tạo sự liên kết giữ các chủ trang trại với nhau, tổ hợp dịch vụ chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng khâu bảo quản. Cần khuyến khích, hỗ trợ cho sự ra đời của các cơ sở chế biến thực phẩm ở địa phương, gắn liền các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư để phát triển dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông sản. 4.6.6. Nhóm giải pháp tăng cường vai trò quản lý nhà nước, chính quyền địa phương đối với kinh tế trang trại Thực hiện quản lý nhà nước đối với quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại, nhằm định hướng phát triển và đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh, khuyến khích mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của loại hình kinh tế trang trại, khắc phục tình trạng phát triển mang tính tự phát. Thực hiện quản lý nhà nước đối với đầu ra, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích chung của nhà nước, quyền lợi của trang trại, người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản xuất, du nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Đa dạng hóa các loại giống cây trồng, vật nuôi. Đưa các đối tượng nuôi, trồng đã thử nghiệm có hiệu quả vào sản xuất để đa dạng hóa các đối tượng nuôi, trồng. Hình thành và phát triển quan hệ hợp tác giữa các trang trại nhằm tạo ra sự liên kết, trao đổi kinh nghiệm, trình độ quản lý, trao đổi sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế. Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ tổ hợp tác theo từng loại hình trang trại để liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh tranh và ổn định trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, hạn chế tình trạng ép giá của các tư thương và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Xây dựng mối quan hệ giữa các hợp tác, chủ trang trại với các hộ dân để các chủ trang trại, tổ hợp tác là đầu mối thu mua, tiêu thụ sản phẩm. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Kinh tế trang trại ở thị trấn Phố Lu mới chỉ xuất hiện trong mấy năm gần đây, các loại hình trang trại chăn nuôi bắt đầu được hình thành từ năm 2004 và từ năm 2008 trở lại đây thì đang phát triển cả về số lượng, quy mô tuy quy mô vẫn còn nhỏ nhưng chăn nuôi trang trại đang trở thành một hướng đi mới cho người dân ở thị trấn. Hầu như các loại hình trang trại chăn nuôi ở thị trấn đều có hiệu quả cao hơn so với chăn nuôi gia đình và góp phần tăng thu nhập không những cho chủ trang trại mà còn một bộ phận người lao động trong nông thôn. Cụ thể là bình quân một trang trại chăn nuôi thu 1772,186 triệu đồng/ năm, lợi nhuân thu về là 392,52 triệu đồng/ năm. Giữa hai loại hình trang trại chăn nuôi thì trang trại chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả cao hơn và hiệu quả sử dụng các nguồn lực về chi phí, vốn, lao động đều cao hơn trang trại chăn nuôi gia cầm. Các trang trại sử dụng khá hiệu quả nguồn lực lao động và vốn, cụ thể bình quân một trang trại chăn nuôi sử dụng một đồng vốn vào sản xuất thu về 1,2 đồng lợi nhuận, sử dụng một lao động tạo ra 754,1 triệu đồng doanh thu và thu về 167,03 triệu đồng lợi nhuận. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, trang trại chăn nuôi còn mang lại hiệu quả xã hội và môi trường. Các trang trại không chỉ tạo việc làm cho lao động gia đình mà còn một lượng lao động thuê thường xuyên và lao động thời vụ.Bình quân một trang trạichăn nuôi sử dụng 2,35 lao động. Sản xuất theo mô hình trang trại còn góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan, giảm lượng khí thải trong chăn nuôi nhỏ lẻ. Nhìn chung hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi là tương đối cao, đang từng bước thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống, quảng canh, tận dụng, hiệu quả thấp. Hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại chăn nuôi vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế trang trại của thị trấn, quy mô nhỏ do một số nguyên nhân sau: một số chủ trang trại vẫn còn thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường, thiếu kiến thức quản lý, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để tổ chức chăn nuôi; quy mô trang trại còn nhỏ , phát triển chưa theo quy hoạch tổng thể chủ yếu là tự phát, chưa tận dụng hết nguồn lực sẵn có vào sản xuất. Vì vậy, để phát huy được tiềm năng, nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại cần có những giải pháp hỗ trợ kịp thời nhằm khuyến khích, thu hút sự tham gia, liên kết cùng phát triển kinh tế trang trại ở địa phương, tập trung giải quyết các vấn đề mấu chốt sau: nâng cao trình độ về kiến thức quản lý kinh doanh, giải quyết vốn, đầu vào và đầu ra cho sản xuất. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với nhà nước Để thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các chính sách để hỗ trợ cho trang trại phát triển như nhanh chóng hoàn tất thủ tục giao đất lâu dài cho trang trại, đặc biệt là chính sách tín dụng để cho các trang trại vay vốn với lãi xuất ưu đãi với các trang trại đang trong thời kì kiến thiết hiện nay. Cung cấp thêm thông tin kịp thời về thị trường cho chủ trang trại để họ chủ động trong sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó cần hỗ trợ trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện, đẩy mạnh đầu tư chế biến để tăng giá trị hàng hoá, nâng cao thu nhập cho trang trại. Hướng dẫn chỉ đạo các cấp chính quyền thực hiện đúng đường lối chính sách của mình. Có chính sách về đất đai hợp lý để cho các chủ trang trại yên tâm sản xuất. 5.2.2. Đối với địa phương Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được giao lưu thăm quan và trao đổi kinh nghiệm với các chủ trang trại khác. Nhanh chóng nâng cấp, sửa chữa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo môi trường tốt cho các trang trại làm ăn có hiệu quả. Thực hiện triệt để các chủ trương, chính sách của nhà nước hướng dẫn chỉ đạo. Tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại vay vốn sản xuất, tránh gây cản trở để đồng vốn được huy động ngay vào sản xuất. 5.2.3. Đối với chủ trang trại Cần phải chấp hành, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, phát triển trang trại trong khuôn khổ pháp luật. Tích cực học hỏi, tích lũy và nâng cao kiến thức của bản thân cả về quản lý, thông tin thị trường, ứng dung công nghệ mới... để lựa chọn những phương án kinh doanh phù hợp với trang trại và đạt hiệu quả cao. Tích cực tham gia vào các đoàn thể tổ chức để giao lưu học hỏi lấy kinh nghiệm sản xuất, liên kết các nhà sản xuất với nhau để tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản xuất. Các chủ trang trại cần xác định đúng đắn và phù hợp các giải pháp để phát triển trang trại của mình. Cần ưu tiên những công việc quan trọng làm trước bởi vậy các chủ trang trại phải xác định phương thức sản xuất kinh doanh của mình sao cho phù hợp. Tránh hiện tượng ôm đồm, cảm tính mà lựa chọn phương án sản xuất nóng vội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Trung Hiếu(2010), Giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Trần Văn Tường, Nguyễn Quang Tuyên (2000), Giáo trình chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Bộ giáo dục đào tạo (2010), Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực Trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục chăn nuôi (2006), Báo cáo tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-2015, Hà Nội. Ban vật giá chính phủ (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, của Chính phủ ngày 02/02/2000, về kinh tế trang trại, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị, về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tổng cục thống kê (2000), Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/06/2000 về hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại, Hà Nội. UBND thị trấn Phố Lu, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội các năm 2008-2010 và định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Sally P.Marsh, T.Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng (2007), Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Đại học Sydney ,Đại học Nông nghiệp I. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu Á, NXB thống kê Hà Nội. Phạm Ngọc Kiểm (2004), Giáo trình thống kê kinh doanh, Nxb Thống kê. Nguyễn Thị Phương Hảo (2007), Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Thái Nguyên. Một số website: (4/3/2011) , Kinh tế trang trại,(5/4/2011) Trang trại chăn nuôi, (11/5/2011). Chuyên mục chăn nuôi, trang trại chăn nuôi, (20/3/2011). Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi, (20/3/2011) Thị trường nông sản, thực phẩm nước ta, (12/4/2011) Văn bản pháp luật, (4/3/2011) PHIẾU ĐIỀU TRA TRANG TRẠI A.Thông tin chung: Họ tên chủ trang trại: Tuổi:…………………………….. Giới tính: Nghề nghiệp:…………………… Trình độ: Số nhân khẩu:………………….. Dân tộc: Số lao động: …………………….Số lao động chính: Địa chỉ trang trại: B. Thông tin về trang trại của thị trấn Trang trại của ông (bà) được hình thành và hoạt động khi nào? Quy mô là bao nhiêu? Quy mô về diện tích: Số lượng đàn gia súc: Số lượng đàn gia cầm: Trước khi làm trang trại thì gia đình làm gì? Tại sao gia đình lại quyết định chuyển sang làm kinh tế trang trại? Khi làm kinh tế trang trại gia đình có được sự hỗ trợ nào không? Vốn Giống Thức ăn Kỹ thuật, thông tin Không được hỗ trợ Ông (bà) tìm hiểu kiến thức, thông tin từ nguồn nào? Tự tìm hiểu: Qua sách báo, TV, internet… Từ cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y Thông qua những người chủ trang trại khác Đất xây dựng trang trại: Đất vườn nhà Đất đấu thầu Đất thuê nhượng (bao nhiêu năm) Đất nông nghiệp được quy hoạch Vốn đầu tư cho trang trại là bao nhiêu? Vốn cố định: Vốn lưu động: Nguồn vốn đầu tư cho trang trại lấy từ đâu? Số lượng là bao nhiêu? Vốn tự có( của chủ trang trại): Vốn vay họ hàng, bạn bè: Vốn vay ngân hàng: Vốn được hỗ trợ: Gia đình có thuê lao động không? Không (lao động sẵn có từ gia đình) Có. Thuê bao nhiêu lao động? Trong đó: Lao động thuê thường xuyên: Lao động thời vụ: Trang trại sử dụng giống nào? Mua giống ở đâu?, Giá bán bao nhiêu? Trang trại sử dụng thức ăn chăn nuôi nào? Mua ở đâu? Các đại lý thức ăn tại địa phương Đặt hàng từ các công ty thức ăn chăn nuôi Phương thức tiêu thụ sản phẩm? Tự tiêu thụ Thông qua thương lái, lò mổ, người bán lẻ Bán cho các công ty chế biến thực phẩm Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi Nước giếng khoan Nước từ sông hồ Nước máy Nước khe Gia đình có sử dụng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi không? Bioga Bể chứa có nắp đậy Thu gom Không Nguồn thu từ trang trại của ông (bà) là bao nhiêu? Giống : Thịt : Trứng : Phế phụ phẩm : Tổng thu: Tổng chi phí cho sản xuất kinh doanh của trang trại ông (bà) là bao nhiêu? Loại chi phí Số lượng (trđ) Loại chi phí Số lượng (trđ) Khấu hao TSCĐ Thuê lao động Thức ăn Trả lãi ngân hàng Giống Thuế Công tác thú y Điện, nước Thuê đất Tổng Tổng Những khó khăn mà gia đình gặp phải trong quá trình làm trang trại? Những mong muốn của gia đình trong thời gian tới? Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của trang trại! ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -----------š ² š----------- TRẦN THỊ HIỀN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẠI THỊ TRẤN PHỐ LU, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Khuyến nông & PTNT Lớp : 39- Phát triển nông thôn Khoá học : 2007-2011 Giáo viên hướng dẫn : Th.S. Trần Việt Dũng Thái Nguyên, năm 2011 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại những kiến thức, lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn. Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng sau khi ra trường. Được sự nhất trí của nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai’’ Hoàn thành bài khóa luận này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Ths. Trần Việt Dũng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong và ngoài khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn, các cán bộ của phòng Kinh tế huyện Bảo Thắng, UBND thị trấn Phố Lu, các trang trại của thị trấn, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù tôi đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian thực tập và kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế. Vì vậy bản khóa luận này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2011 Sinh viên Trần Thị Hiền DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT WTO : Tổ chức thương mại thế giới CNH- HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NQ – CP : Nghị quyết – Chính phủ TTLT : Thông tư liên tịch BNN : Bộ nông nghiệp TCTK : Tổng cục thống kê ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐNB : Đông nam bộ BTB : Bắc trung bộ HQKT : Hiệu quả kinh tế KQSX : Kết quả sản xuất CPSX : Chi phí sản xuất TT : Trang trại UBND : Ủy ban nhân dân NN-PTNT : Nông nghiệp – Phát triển nông thôn VAC : Vườn ao chuồng VACR : Vườn ao chuồng rừng KH-CN : Khoa học công nghệ DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Trang trại, kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi 4 2.1.2. Hiệu quả kinh tế 11 2.2. Cơ sở thực tiễn 17 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi của một số nước trên thế giới 17 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở nước ta 20 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 24 2.3.1. Điều kiện tự nhiên 24 2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 26 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 30 3.2. Nội dung nghiên cứu 30 3.3. Phương pháp nghiên cứu 30 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 4.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của thị trấn Phố Lu 34 4.1.1. Quá trình thành lập và phát triển 34 4.1.2. Các yếu tố sản xuất trong các trang trại chăn nuôi 36 4.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 41 4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi 42 4.3. Hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi 47 4.4. Hiệu quả về xã hội và môi trường của trang trại chăn nuôi 49 4.5. Những thành tựu, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn của phát triển trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu 50 4.6.2. Nhóm giải pháp về đầu tư và vốn. 52 4.6.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ 53 4.6.4. Nhóm giải pháp về lao động và nguồn nhân lực 54 4.6.5. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ 54 4.6.6. Nhóm giải pháp tăng cường vai trò quản lý nhà nước, chính quyền địa phương đối với kinh tế trang trại 55 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 5.1. Kết luận 56 5.2. Kiến nghị 57 5.2.1. Đối với nhà nước 57 5.2.2. Đối với địa phương 57 5.2.3. Đối với chủ trang trại 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 58.doc
Tài liệu liên quan