Đánh giá sinh trưởng loài cây keo lai ( Acacia mangium x Acacia auriculiformis), keo tai tượng (Acacia mangium ) trồng thuần loài tại lâm trường

Đánh giá sinh trưởng loài cây keo lai ( Acacia mangium x Acacia auriculiformis), keo tai tượng (Acacia mangium ) trồng thuần loài tại lâm trườngLời nói đầu Hiện nay nhà nước đã hạn chế mở cửa rừng tự nhiện, nhiều tỉnh phải đóng cửa rừng trong thời gian dài và chuyển hướng chính sang kinh doanh rừng trồng, các tỉnh, các doanh nghiệp, xác định chỉ có đẩy nhanh tốc độ trồng rừng kinh tế về khối lượng và chất lượng mới đáp ứng được nhu cầu lâm sản hàng hoá cho xã hội mà trước hết là cung cấp đủ nguyên liệu cho các khu công nghiệp, các nhà máy lớn . Vì vậy rừng trồng nguyên liệu công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và đặc biệt quan trọng trong kinh doanh Lâm nghiệp nói riêng. Song mặc dù công tác trồng rừng ngày càng được đẩy mạnh nhưng chất lượng còn thấp, do giống chưa được cải thiện, biện pháp kỹ thuật lâm sinh chưa đồng bộ , chọn loài cây trồng chưa phù hợp với khí hậu và đất nơi trồng rừng, suất đầu tư thấp Tăng trưởng rừng trồng bạch đàn đạt 7-8 m3/ha/năm, mỡ từ 10 - 11 m3 /ha/năm, thông mã vĩ 6 - 8 m3/ha/năm, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguyên liệu cho côngnghiệp [ 5 ]. Công ty Lâm nông nghiệp Đông Bắc là đơn vị thuộc Tổng Công ty lâm nghiệp Việt Nam, được Nhà nước giao nhiệm vụ trồng rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, hàng năm cung cấp cho ngành than từ 55.000 - 60.000 m3 gỗ trụ mỏ và tiến tới 80.000 -90.000 m3 vào năm 2005. Tính trung bình mỗi năm Công ty phải trồng 1400 ha rừng[ 4 ]. Vì vậy cần thiết phải trồng rừng thâm canh những loài cây trồng phù hợp vớiđiều kiện tự nhiên và cho năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công ty đã trồng hai loài keo, keo tai tượng bằng cây con thực sinh được trồng hỗn giao từ năm 1993 và được trồng thuần loài từ năm 1999, keo lai dòng BV10được trồng bằng cây hom, thuần loài từ năm 1999, đến nay rừng trồng đã được 5 tuổi. Song hai loài này tại công ty vẫn chưa được đánh giá sinh trưởng, chất lượng, sản lượng rừng trồng để làm cơ sở chọn loài cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất cho các lâm trường trực thuộc. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá sinh trưởng loài cây keo lai ( Acacia mangium x Acacia auriculiformis), keo tai tượng (Acacia mangium ) trồng thuần loài tại lâm trường Hữu Lũng và lâm trường Phúc Tân thuộc công ty Lâm nông nghiệp Đông Bắc. chương 5 Kết luận - tồn tại - kiến nghị5.1. kết luận 1. ở lâm trường Hữu Lũng-Lạng Sơn và Phúc Tân-Thái Nguyên, loài keo lai (BV10), thuần loài, 5 tuổi, sinh trưởng D1.3, Hvn nhanh hơn, trữ lượng lớn hơn, hiệu quả kinh doanh trên một đơn vị diện tích cao hơn keo tai tượng(hạt). 2. ở lâm trường Hữu Lũng, Phúc Tân, trồng cùng một loài cây keo lai(BV10) hay keo tai tượng (hạt), thuần loài, 5 tuổi, trên đất p t từ đá mẹ phiến thạch sét cho sinh trưởng nhanh hơn, trữ lượng lớn hơn, hiệu quả kinh doanh trên một đơn vị diện tích cao hơn so với đất từ đá mẹ sa thạch. 3- Keo lai (BV10), keo tai tượng (hạt) trồng ở Hữu Lũng-Lạng Sơn, sinhtrưởng nhanh hơn, trữ lượng lớn hơn, hiệu quả kinh doanh trên 1 ha cao hơn trồng ởPhúc Tân-Thái Nguyên. 5.2. tồn tại + Công ty Lâm nông nghiệp Đông bắc chưa có hiện trường rừng keo trồng > 5 tuổi, nên đề tài chỉ nghiên cứu hai loài keo ở giai đoạn 5 tuổi. + Do không có rừng keo tai tượng trồng bằng cây hom, theo yêu cầu của sảnxuất, đề tài buộc phải thu thập từ hiện trường rừng keo tai tượng (hạt). 5.3. kiến nghị 1- Lâm trường Hữu Lũng-Lạng Sơn, tiếp tục trồng loài keo lai (BV10) bằng cây hom trên đất p t từ đá mẹ phiến thạch sét, sa thạch. Keo tai tượng(hạt) chỉ nên trồng trên đất phiến thạch sét để tăng hiệu quả kinh doanh. 2- ở lâm trường Phúc Tân-Thái Nguyên, hiện nay chưa chọn được loài cây nào vượt tăng trưởng loài keo lai (BV10), nên tiếp tục trồng keo lai (BV10) ở trên loại đất p t từ đá mẹ phiến thạch sét. Không trồng keo tai tượng (hạt) trên cả hai loại đất p t từ đá mẹ phiến thạch sét và sa thạch.

pdf77 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 5535 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá sinh trưởng loài cây keo lai ( Acacia mangium x Acacia auriculiformis), keo tai tượng (Acacia mangium ) trồng thuần loài tại lâm trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf272amp225nh giamp225 sinh tr4327903ng loamp224i camp226y keo lai Acacia mangium x Aca.PDF