Đánh giá tác động môi trường của Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh với công suất 8.000 tấn/năm nằm trên địa bàn xã La Chim, TP Kon Tum, Tỉnh Kon Tum

Giới thiệu chung MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh nằm trên địa bàn xã Ia Chim, TP Kon Tum, Tỉnh Kon Tum với công suất 8.000 tấn/năm là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum. Cùng với sự phát triển và định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum hiện đang quản lý và khai thác 9840,74 ha cây cao su, mang lại nguồn thu đáng kể hằng năm. Với mục tiêu chiến lược của Công ty: Đa ngành nghề, đa chức năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân lao động. Với sản lượng phân vi sinh sản xuất hiện tại chưa đảm bảo cung cấp cho hoạt động chăm sóc cây cao su của Công ty, do đó Công ty đã trình và nhận được sự đồng thuận của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cho phép đầu tư Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh với công suất 8.000 tấn/năm nhằm mục đích tận dụng các nguồn hữu cơ vi sinh sẵn có tại địa phương, phục vụ nhu cầu phân bón cho các vườn cây cao su, nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư cho cây cao su, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP; dự án Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Nội dung của ĐTM dự án Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh Kon Tum cấp Quyết định phê duyệt báo cáo. 2. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO ĐTM - Đánh giá hiện trạng môi trường trước và sau khi dự án được đưa vào hoạt động. - Phân tích và dự báo một cách khoa học các tác động có lợi và có hại do quá trình hoạt động của dự án đối với môi trường xung quanh. - Dự báo rủi ro về môi trường có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. - Xây dựng và đề xuất các biện pháp cụ thể để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường và con người. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 7 2. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO ĐTM 7 3. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 8 4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM .10 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM .11 1.1. TÊN DỰ ÁN .13 1.2. CHỦ DỰ ÁN .13 1.3. VỊ TRÍ CỦA DỰ ÁN 13 1.4. HIỆN TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN .13 1.5. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN .14 1.5.1. Hình thức đầu tư .14 1.5.2. Quy mô công trình 14 1.5.2.1. Quy mô diện tích .14 1.5.2.2. Quy mô sản xuất .14 1.5.2.3. Sản phẩm của dự án .14 1.5.3. Các hạng mục xây dựng dự án 15 1.5.3.1. Hạng mục công trình xây dựng mới .15 1.5.3.2. Giải pháp kỹ thuật: .15 1.5.4. Công nghệ sản xuất phân phức hợp NPK 6 – 4 – 8 16 1.5.4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ: .16 1.5.4.2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất .16 1.5.5. Phương án vận chuyển, lưu kho trung gian .18 1.5.6. Nhu cầu nguyên liệu 18 1.5.7. Các loại máy móc thiết bị của dự án 18 1.5.7.1. Các thiết bị hiện có của Xí nghiệp 18 1.5.7.2. Các thiết bị đầu tư mới .19 Hệ thống thiết bị đầu tự cho Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh được mua tại Việt Nam. 19 1.5.8. Nhu cầu nhiên liệu 21 1.5.8.1. Điện năng 21 1.5.8.2. Nước 21 1.5.9. Tổng mức đầu tư 21 1.5.10. Tổ chức sản xuất 22 1.2.10.1. Nhân sự .22 1.5.10.2. Chế độ làm việc 22 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN .23 2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất .23 2.1.1.1. Điều kiện địa lý .23 2.1.1.2. Địa hình: .24 2.1.1.3. Địa chất 24 2.1.2. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn 24 2.1.2.1. Điều kiện khí hậu 24 2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN .27 2.2.1. Chất lượng không khí .27 2.2.2. Chất lượng nước 29 2.2.2.1. Chất lượng nước mặt 29 2.2.2.2. Chất lượng nước ngầm .30 2.2.3. Chất lượng đất 31 2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 32 2.3.1. Điều kiện kinh tế xã Ia Chim: 32 2.3.1.1. Về sản xuất Nông – Lâm nghiệp: .32 2.3.1.2. Chăn nuôi 32 2.3.2. Điều kiện xã hội xã Ia Chim: .32 2.3.2.1. Về dân số - kế hoạch hóa gia đình 32 2.3.2.2. Về giáo dục .33 2.3.2.3. Về y tế .33 2.3.2.4. Về văn hoá 33 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG .34 3.1.1. Các nguồn gây tác động .34 3.1.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 34 3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải .35 3.1.2. Đối tượng, quy mô bị tác động .35 3.1.3. Đánh giá tác động môi trường 35 3.1.3.1. Ô nhiễm không khí 35 3.1.3.2. Ô nhiễm nguồn nước .40 3.1.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn .41 3.1.3.4. Ô nhiễm đất .42 3.1.3.5. Những rủi ro và sự cố .42 3.1.4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động xây dựng dự án .43 3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 44 3.2.1. Các nguồn gây tác động .44 3.2.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải .44 3.2.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải .45 3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động dự án 46 3.2.3. Đánh giá tác động môi trường 46 3.2.3.1. Ô nhiễm không khí 46 3.2.3.2. Ô nhiễm do nước thải .50 3.2.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn 55 3.2.3.4. Ô nhiễm đất .55 3.2.3.5. Nguy cơ xảy ra sự cố và rủi ro .56 3.2.3.6. Tác động của dự án đến kinh tế xã hội .57 3.2.4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động sản xuất 57 4.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 59 4.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí .59 4.1.1.1. Hạn chế ô nhiễm bụi .59 4.1.1.2. Hạn chế tiếng ồn và độ rung .59 4.1.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước .59 4.1.3. Giảm thiểu chất thải rắn 60 4.1.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng 60 4.1.5. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động .61 4.2. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG .61 4.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 61 4.2.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm bụi 61 4.2.1.2. Giảm thiểu các chất gây mùi 62 4.2.1.3. Khống chế các yếu tố vi khí hậu .63 4.2.1.4. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt 63 4.2.1.5. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung 63 4.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải 64 4.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn .65 4.2.4. Giảm thiểu ô nhiễm đất .65 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 67 5.1.1. Các vấn đề môi trường .67 5.1.2. Các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác 67 5.1.3. Các phương hướng và mục tiêu 68 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .68 5.2.1. Giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn .68 5.2.2. Giám sát chất lượng nước 69 5.2.3. Giám sát chất thải rắn .69 6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 71 6.2. Ý KIẾN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ 71 1. KẾT LUẬN .72 2. KIẾN NGHỊ 72 3. CAM KẾT .72 3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực 72 3.2. Cam kết thực hiện các quy định chung về bảo vệ môi trường .73 3.2.1. Đối với môi trường không khí 73 3.2.3. Đối với môi trường nước .74 3.2.4. Đối với chất thải rắn 74 DANH MỤC CÁC BẢNG & HÌNH Bảng 1: Tóm tắt các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường áp dụng cho dự án Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh 9 Bảng 2: Tổng hợp các phương pháp ĐTM đã sử dụng .11 Bảng 3: Danh sách cán bộ tham gia thực hiện .12 Bảng 1.1: Vị trí tọa độ của dự án theo hệ tọa độ VN 2000 .13 Bảng 1.2: Các hạng mục công trình 15 Bảng 1.3: Thành phần nguyên liệu cho mỗi tấn sản phẩm 18 Bảng 1.4: Các thiết bị hiện có của Xí nghiệp 18 Bảng 1.5: Danh mục thiết bị đầu tư mới 19 Bảng 1.6: Chi phí đầu tư dự án .21 Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình (0C) .25 Bảng 2.2: Phân bố chế độ mưa trong năm .25 Bảng 2.3: Tần suất xuất hiện các hướng gió trong năm (%) 26 Bảng 2.4: Tốc độ gió trung bình (m/s) 26 Bảng 2.5: Lượng bốc hơi bình quân tháng trung bình nhiều năm (mm) 27 Bảng 2.7: Kết quả chất lượng môi trường không khí khu vực dự án .28 Bảng 2.8: Kết quả quan trắc nước mặt khu vực dự án .29 Bảng 2.9: Kết quả quan trắc nước ngầm khu vực dự án .30 Bảng 2.10: Kết quả quan trắc chất lượng đất khu vực dự án .31 Bảng 3.2: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng 35 Bảng 3.3: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 35 Bảng 3.4: Các tác nhân gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng 35 Bảng 3.5: Hệ số ô nhiễm do khí thải của các phương tiện giao thông 37 Bảng 3.6: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công trên công trường .39 Bảng 3.7: Tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án 43 Bảng 3.8: Các nguồn gây tác động và chất gây ô nhiễm môi trường không khí 44 Bảng 3.9: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động 45 Bảng 3.10: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động .46 Bảng 3.11: Kết quả phân tích các thông số gây ô nhiễm môi trường không khí của Xí nghiệp sản xuất phân bón vi sinh - Gia Lai 47 Bảng 3.12: Tác động của các chất ô nhiễm không khí 49 Bảng 3.13: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) 51 Bảng 3.14: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn hoạt động của Xí nghiệp .51 Bảng 3.15: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn .52 Bảng 3.16: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 53 Bảng 3.17: Các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động sản xuất .58 Hình 1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất phân phức hợp NPK 6 – 4 – 8 16 Hình 1.2: Sơ đồ vị trí dự án .23

pdf75 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường của Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh với công suất 8.000 tấn/năm nằm trên địa bàn xã La Chim, TP Kon Tum, Tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t (SOx, NOx). - Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu; - SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu; - Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng; - Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa; - Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn. 2 Oxyt cacbon (CO) Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào. 3 Khí cacbonic (CO2) - Gây rối loạn hô hấp; - Gây hiệu ứng nhà kính; - Tác hại đến hệ sinh thái. 4 Hydrocarbon (THC,VOC) Gây nhiễm độc cấp tính: Suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong. 5 Chất gây mùi H2S tác động đến các vùng nhạy cảm, mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh động mạch cảnh và thần kinh hering. Ở nồng độ thấp (0,24 – 0,36 mg/l) H2S có tác động lên mắt và đường hô hấp. Với nồng độ 150 ppm có thể gây tổn thương bộ máy hô hấp và màng nhầy. Các chất khí có hại như các oxit Nitơ, CO, SOx, … chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất và phát tán gây nguy hại đến bầu khí quyển. Với nồng độ cao, những loại khí này sẽ phản ứng hoá học với hơi nước có trong không khí tạo thành chất ô nhiễm thứ cấp như HNO3, H2CO3… và gây ra những trận mưa axit, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Vì vậy, Chủ đầu tư sẽ có biện pháp cụ thể nhằm hạn chế các tác động tiêu cực có khả năng xảy ra do ô nhiễm khí thải. (5) Các loại ô nhiễm khác a). Mùi hôi phát sinh từ các nguồn phân tán Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 49 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Mùi hôi do việc phân huỷ các chất hữu cơ sinh ra từ khu vực kho, bãi chứa nguyên liệu, khu vực chứa chất thải. Tuy nhiên, Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp như xây dựng kho có hệ thống thông gió và khu lưu giữ chất thải cuối hướng gió nên ảnh hưởng do mùi hôi từ các khu vực này là không đáng kể ở mức không gây khó chịu cho khu vực xung quanh . b). Các tác nhân vật lý như tiếng ồn, độ rung, nhiệt, bức xạ… sinh ra trong quá trình sản xuất - Ô nhiễm do tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh từ các nguồn (máy nghiền, máy trộn, …) mức ồn phát sinh trong xưởng thường tương đối cao và liên tục (trung bình 80-85 dBA). Ngoài ra, tuỳ theo chu kỳ vận hành thiết bị, tiếng ồn cục bộ có thể > 90 dBA vượt tiêu chuẩn cho phép trong khu sản xuất (TCVN 3985-1999). Việc tiếp xúc thường xuyên với nguồn ồn từ 80 dBA trở lên làm ức chế thần kinh trung ương, gây trạng thái mệt mỏi khó chịu và làm giảm năng suất lao động, dễ dẫn đến tai nạn lao động. Khi làm việc ở các cơ sở sản xuất hoặc các khu vực có độ ồn cao người công nhân phải được trang bị nút bịt tai để chống ồn. - Ô nhiễm do nhiệt dư Nhiệt độ cao sẽ gây nên những biến đổi về sinh lý và cơ thể con người như mất nhiều mồ hôi kèm theo đó là mất một lượng muối khoáng như các ion K, Na, Ca, I, Fe và một số sinh tố. Nhiệt độ cao cũng làm cơ tim phải làm việc nhiều hơn, chức năng của thận, chức năng của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các yếu tố như tốc độ gió cũng là một trong các nguyên nhân làm ảnh hưởng tới nhiệt độ trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên, tốc độ gió còn phụ thuộc nhiều vào cấu trúc nhà xưởng và điều kiện thông gió. Thông thường, vào những ngày nắng nóng nhiệt độ tại khu vực xưởng sản xuất thường cao hơn bên ngoài từ 1-30C ảnh hưởng tới công nhân sản xuất. Vì vậy, tại khu vực này Chủ đầu tư sẽ phải tăng cường các biện pháp làm mát như cung cấp nước lọc đảm bảo chất lượng cho công nhân, lắp đặt hệ thống quạt thông gió cho nhà xưởng, xây dựng nhà xưởng thông thoáng. 3.2.3.2. Ô nhiễm do nước thải Sản xuất phân hữu cơ vi sinh không có nước thải công nghệ chỉ có nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn: (1) Nước thải sinh hoạt : Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 50 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Khi Xí nghiệp mở rộng nâng công suất và đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 20 lao động cả gián tiếp và trực tiếp. Theo tiêu chuẩn cấp nước TCVN 33:2008, định mức nước cấp sinh hoạt là 100lít/người/ngày đêm, mức phát sinh nước thải sinh hoạt là 80 lít/người/ngày đêm (tương đương khoảng 80% nước cấp). Dựa vào các số liệu trên, tính được tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của Xí nghiệp khoảng 1,6 m3/ngày đêm. Theo tính toán thống kê, đối với những quốc gia đang phát triển thì hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (khi nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) được trình bày trong bảng sau. Bảng 3.13: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) TT Chất ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày) 1 BOD5 45 – 54 2 COD 72 – 102 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 4 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30 5 Tổng nitơ (N) 6 – 12 6 Amoni (N-NH4) 2,4 – 4,8 7 Tổng photpho (P) 0,8 – 4,0 (Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993) Căn cứ vào các hệ số ô nhiễm tính toán nhanh nêu trên, có thể dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động của Xí nghiệp như được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.14: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn hoạt động của Xí nghiệp TT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT (K=1,2) 1 BOD5 4,5 - 5,4 562-675 60 2 COD 7,2 – 10,2 900-1.275 - 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 7,0 – 14,5 875-1.812 120 4 Dầu mỡ 1,0 – 3,0 125-375 24 5 Tổng nitơ (N) 0,6 – 1,2 75-150 - 6 Amoni (N-NH4) 0,24 – 0,48 30-60 12 Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 51 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh 7 Tổng photpho (P) 0,08 – 0,4 10-50 12 Ghi chú: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. So sánh nồng độ nước thải sinh hoạt (chưa xử lý) với QCVN 14:2008/ BTNMT cho thấy nồng độ BOD, SS, dầu mỡ, amôni, tổng P cao hơn quy chuẩn nhiều lần. Để hạn chế tác động do nước thải sinh hoạt, Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. (2) Nước mưa chảy tràn: Trên diện tích khu đất dự án 17.800 m2 và số liệu về chế độ mưa tại khu vực như đã trình bày trong chương II ta có thể ước tính được lượng mưa rơi và chảy tràn trên bề mặt như sau: Lưu lượng nước mưa chảy tràn trên diện tích khu vực dự án được tính toán như sau: Q = 0,278 x K x I x F Trong đó: K: Là hệ số dòng chảy (K = 0,6) I: Là cường độ mưa (mm/ngày) F: Diện tích lưu vực (17.800 m2) Với cường độ mưa lớn nhất (tính theo lượng mưa trung bình ngày trong tháng 8/2009) là I = 12,76 mm/ngày = 14,13.10-3m/ngày. Vậy lưu lượng nước mưa chảy tràn trung bình lớn nhất trong 1 ngày tại khu vực dự án là: Q = 0,278 x 0,6 x 12,76.10-3 x 168.553 = 358,5 m3/ngày. Theo tính toán như trên, khi có trận mưa với cường độ I = 12,76 mm/ngày thì lưu lượng nước mưa trên khu vực dự án khoảng 358,5 m3/ngày. Với lưu lượng như vậy nếu chảy tràn qua các khu vực kho nguyên liệu, bãi chứa sản phẩm, ... sẽ kéo theo một lượng lớn chất rắn lơ lửng gây bồi lắng khu vực xung quanh dự án. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau: Bảng 3.15: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) Tổng Nitơ 0,5 - 1,5 Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 52 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Photpho 0,004 - 0,03 Nhu cầu ôxy hoá học (COD) 10 - 20 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 10 - 20 (Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới - WHO) Với nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như trên, so sánh với tiêu chuẩn thải QCVN 24:2009/BTNMT thì được quy ước là nước thải sạch. Do đó, có thể tách riêng biệt đường ống thoát nước mưa và cho thải trực tiếp ra môi trường sau khi có biện pháp xử lý sơ bộ. (3) Tác động của các chất ô nhiễm từ nước thải Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.16: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải TT Thông số Tác động 1 Nhiệt độ - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO) - Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học - Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong nước 2 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước làm thay đổi thành phần nước (pH giảm, nước có màu đen, mùi hôi,…), tăng khả năng hoà tan và tạo phức bền vững của các ion kim loại nặng với thành phần hữu cơ, phát triển vi sinh vật yếm khí cùng với những tác nhân gây dịch bệnh. - Ảnh hưởng đến tài nguyên thuỷ sinh 3 Chất rắn lơ lửng - Tạo nên độ đục, độ màu gây cản trở quá trình quang hợp thực vật thuỷ sinh dẫn đến giảm lượng oxy trong nước. Các chất lắng đọng tích tụ gây bồi lắng dòng chảy. 4 Dầu mỡ - Làm giảm tính chất hoá lý của nước (thay đổi màu, mùi, vị), tạo thành lớp váng mỏng ngăn cản quá trình hoà tan oxy vào trong nước. dầu lắng đọng gây ô nhiễm tầng đáy với thời gian tồn lưu khá dài và trong điều kiện xáo trộn nhất định xuất hiện trở lại trên mặt nước gây ô nhiễm thứ cấp. - Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước, đời sống thuỷ sinh và suy giảm mạnh mẽ chất lượng Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 53 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh thuỷ hải sản môi trường tiếp nhận. 5 Các chất dinh dưỡng (N, P) - Gây hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng tới cân bằng sinh học của nước làm tăng nồng độ các chất có tính khử, tăng tính độc của nguồn nước, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống của động thực vật thuỷ sinh. 6 Các vi khuẩn gây bệnh - Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là môi trường thuận lợi cho sự xâm nhập, phát triển và lan truyền dịch bệnh, là nguyên nhân xảy ra các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, nhiễm giun sán, tiêu chảy, viêm ruột, nhiễm trùng da, nhiễm trùng răng miệng. - Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột - E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người. a). Gây độc hại đến sức khoẻ con người Các tác nhân ô nhiễm trong nước có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể con người thông qua sử dụng nước cho mục đích ăn uống, tắm rửa hoặc gián tiếp qua việc tích tụ trong thực phẩm động thực vật. Các chất hữu cơ tổng hợp khi đưa vào cơ thể có khả năng tích tụ trong máu, các tổ chức giàu mỡ (não, tuỷ, thận, gan,…) gây tổn thương đến hệ thần kinh, hệ bài tiêt, tuần hoàn, tiêu hoá,…dẫn đến các chứng bệnh thần kinh, mất trí nhớ, rối loạn chức năng gan, thận, hệ thống tạo máu, viêm đường tiêu hoá,… Việc tiếp xúc qua da có thể dẫn đến kích thích da, dị ứng, viêm da, rối loạn thị giác,... Nhìn chung các chất ô nhiễm dạng này đều gây tử vong rất nhanh khi cơ thể bị nhiễm độc với liều lượng cao. b). Gây biến động, tác hại đến hệ sinh thái Đối với sinh vật thuỷ sinh sự ô nhiễm nguồn nước với những tác động gây suy giảm hàm lượng oxy hòa tan, phú dưỡng hoá, tồn lưu các chất độc hại, tăng hàm lượng muối khoáng, chất lơ lửng,… sẽ làm thay đổi điều kiện sống, gây nhiễm độc và rối loạn trao đổi chất trong cơ thể sinh vật. Hậu quả đem lại là mất cân bằng sinh học với sự diệt vong, suy giảm cá thể và số loài của phần lớn động vật thuỷ sinh, gây thiệt hại cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Động vật trên cạn sinh sống trong khu vực vùng nước bị ô nhiễm cũng có khả năng bị nhiễm độc bởi các chất hữu cơ bền vững, các kim loại nặng, vi sinh vật gây độc,…dẫn đến chậm phát triển, suy yếu, xuất hiện các biến dị di truyền, giảm khả năng sinh sản, tử vong, mất dần một số loài, ảnh Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 54 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh hưởng bất lợi đến các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các loại thực vật, đặc biệt là nhóm cây trồng, cây lương thực, hoa màu có thể chậm phát triển, đốm lá, … 3.2.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh trong quá trình Xí nghiệp đi vào hoạt động bao gồm: (1) Chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn sản xuất bao gồm các loại bao bì như bao đựng Đạm, Ka li (500kg/năm), bao đựng Lân (2 tấn/năm),... (2) Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại bao gồm các loại giẻ lau (4-5kg/năm), bóng đèn huỳnh quang thải (1-2kg/năm), bao ny lon (khoảng 10-15 kg/năm), ... Các chất thải là giẻ lau thấm dầu mỡ và cặn xăng dầu dư thừa, các loại bao bì nylon, … phát sinh từ Xí nghiệp đều nằm trong danh mục quy định là các chất thải nguy hại. Các chất thải này nếu thải vào môi trường sẽ khó bị phân huỷ sinh học, gây tích tụ trong đất, nguồn nước, làm mất mỹ quan. Về lâu dài, các chất này sẽ bị phân hủy tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại làm ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật trên cạn và dưới nước. (3) Chất thải rắn sinh hoạt Nguồn phát thải từ các hoạt động như sinh hoạt ăn uống, giấy vụn, văn phòng phẩm hư hỏng, thực phẩm, bọc nilon, lon, chai lọ, ... Với số lượng 20 cán bộ công nhân viên, trung bình mỗi ngày một người thải ra khoảng 0,3 – 0,5 kg/người/ngày thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Xí nghiệp khoảng 6 – 10kg/ngày. Chất thải rắn loại này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, vì vậy nếu không được thu gom và xử lý sẽ sinh ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất mỹ quan của khu vực Xí nghiệp. 3.2.3.4. Ô nhiễm đất Trong giai đoạn vận hành dự án, các nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là các chất thải rắn và nước mưa kéo theo chất thải trên bề mặt thấm xuống đất. Ngoài ra, quá trình xây dựng các hạng mục công trình sẽ chiếm dụng một diện tích đất trong thời gian dài, với khối lượng công trình đè nén làm thay đổi cơ cấu đất, hạn chế việc phát triển của các vi sinh vật đất gây giảm độ màu của đất. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 55 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Chất thải rắn tại các bãi tập kết rác, bãi chứa nguyên vật liệu thừa có hàm lượng các chất hữu cơ cao khi tập trung trong thời gian lâu sẽ phân huỷ sinh ra nước rỉ rác. Nước rỉ rác sẽ thẩm thấu và chuyển hoá các chất ô nhiễm vào trong đất, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của đất gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường đất khu vực dự án. Tác động của các chất gây ô nhiễm đất Chất thải rắn là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hoá đất với những biểu hiện thay đổi tính chất vật lý, thành phần hoá học như: Thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm hàm lượng mùn, tăng độ chua, mặn hoá, mất cân bằng dinh dưỡng và thành phần hoá sinh học đất, tích luỹ các chất độc hại,… từ việc tác động đến các quá trình hấp phụ, hấp thụ, trao đổi iôn, oxy hoá khử, phong hoá của hệ sinh thái đất. Thành phần các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học sẽ làm suy giảm đột biến lượng oxy trong đất, phân giải yếm khí làm tăng độ axit của đất ảnh hưởng bất lợi đến quá trình trao đổi các dinh dưỡng vô cơ (K, Ca, Mg) với cây trồng, gây ức chế vi khuẩn hiếu khi, vi khuẩn nitơrat. Các dạng hợp chất hữu cơ tổng hợp có trong nước thải tạo thành màng trên mặt ngăn cản tiếp xúc với không khí gây thiếu oxy cho đất cũng như ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật đất như gây độc và huỷ diệt các vi sinh vật đất có lợi cho đất trồng trọt làm suy giảm chất lượng đất trồng trọt với những biểu hiện như: Tăng độ chua, giảm hàm lượng mùn, làm đất bị chai cứng, tích luỹ kim loại nặng, dầu mỡ các chất hữu cơ bền vững; suy giảm khả năng hấp phụ, hấp thụ và trao đổi iôn của keo đất, làm giảm tính dính, tính dẻo của đất. 3.2.3.5. Nguy cơ xảy ra sự cố và rủi ro (1) Sự cố rò rỉ nguyên nhiêu liệu Rò rỉ nhiên liệu, hóa chất sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tác động đến động thực vật. Rò rỉ có thể dẫn đến sự cố gây cháy, nổ, ... gây thiệt hại lớn về tài sản và con người cũng như hệ sinh thái trong khu vực và các vùng lân cận. Do đó, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp cụ thể để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. (2) Sự cố cháy nổ Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu hoặc do chập điện, gây nên các thiệt hại về người và tài sản của Xí nghiệp và xung quanh. Có thể xác định các nguồn gốc gây cháy nổ từ trạm điện và hệ thống cấp điện tại Xí nghiệp. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 56 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống cháy nổ hợp lý, nhằm ngăn ngừa và ứng cứu kịp thời các sự cố nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. (3) Tai nạn lao động Quá trình hoạt động của Xí nghiệp, tai nạn lao động có thể xảy ra do nguyên nhân từ sự bất cẩn khi vận hành máy móc thiết bị có sử dụng điện, bất cẩn trong quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu, rò rỉ nguyên liệu gây cháy nổ. Xác suất xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành các nội quy và quy tắc an toàn trong lao động. Mức độ tác động có thể gây ra thương tật, gây thiệt hại tính mạng cho người lao động và tài sản của Xí nghiệp. 3.2.3.6. Tác động của dự án đến kinh tế xã hội Hoạt động của Dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, cụ thể như sau: (1) Tác động đến kinh tế Dự án đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến và tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Dự án sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của một số lĩnh vực kinh tế khác trong tỉnh như nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,… Tác động tới sản xuất nông nghiệp: Vùng Tây nguyên nói chung có quỹ đất nông nghiệp rất lớn, trong khi đó nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng đặc biệt là cây cao su. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón có thể giúp địa phương phát triển cây trồng cho năng suất cao. (2) Tác động tới xã hội Các hoạt động sản xuất của Dự án sẽ góp phần thay đổi đời sống của người dân tại khu vực dự án, tạo thêm công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho công nhân, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí của nhân dân. 3.2.4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động sản xuất Các tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án đã được nghiên cứu, phân tích và đánh giá chi tiết ở trên, có thể được đánh giá tổng hợp theo phương pháp ma trận môi trường không có trọng số như trình bày tóm tắt trong bảng sau: Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 57 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Bảng 3.17: Các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động sản xuất TT Nguồn gốc tác động Đất Nước Không khí Tài nguyên sinh học Kinh tế - xã hội 01 Khí thải * * *** * ** 02 Nước thải ** ** * ** ** 03 Chất thải rắn *** ** ** ** ** 04 Ô nhiễm nhiệt * ** ** * ** 05 Rủi ro, sự cố * * *** * *** Ghi chú: * : Ít tác động có hại; ** : Tác động có hại ở mức độ trung bình; *** : Tác động có hại ở mức mạnh. 3.3. Nhận xét về độ chi tiết, độ tin cậy của báo cáo Báo cáo ĐTM cho Dự án Mở rộng xưởng sản suất phân hữu cơ vi sinh do Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum làm chủ đầu tư với sự phối hợp của Công ty TNHH Tư vấn Evergreen. Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm lập báo cáo ĐTM đã đánh giá được đầy đủ và có đủ độ tin cậy cần thiết về các tác động của dự án, bên cạnh đó cũng đã đề xuất được các giải pháp khả thi để hạn chế các tác động có hại. Ngoài các nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, Công ty còn nhận được các ý kiến tham vấn của Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã tại địa điểm thực hiện dự án nên đánh giá các tác động nêu trong báo cáo đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương. Tuy nhiên, một số đánh giá trong báo cáo ĐTM này còn định tính do chưa có đủ thông tin, số liệu chi tiết để đánh giá cụ thể hơn. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 58 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Chương 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Trong quá trình dự án xây dựng, lắp đặt thiết bị và quá trình dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh các tác động tiêu cực đến môi trường như đã phân tích, dự báo và đánh giá tại Chương 3. Mỗi tác động xấu đã được xác định Chủ đầu tư cam kết sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu tương ứng và khả thi, nhằm khống chế ô nhiễm do các chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố. Trên cơ sở đó, phải lồng ghép cụ thể việc khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải được tiến hành bằng cách kết hợp các biện pháp: - Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố. - Biện pháp kỹ thuật hạn chế ô nhiễm và xử lý chất thải. - Biện pháp quản lý và quan trắc môi trường. 4.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 4.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí 4.1.1.1. Hạn chế ô nhiễm bụi Để hạn chế mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực công trường xây dựng, Chủ dự án sẽ yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu như: - Khi chuyên chở vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng các thùng xe vận tải sẽ được phủ kín tránh rơi vãi xi măng, cát, gạch, đá ra đường. - Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân sẽ được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động để hạn chế ảnh hưởng của bụi đến sức khoẻ. 4.1.1.2. Hạn chế tiếng ồn và độ rung Do khoảng cách đến các khu dân cư khá xa (2 km), nên tác động tiếng ồn của các phương tiện thi công cơ giới tới sức khỏe nhân dân sẽ không lớn. Để giảm tác động của tiếng ồn tới sức khoẻ của công nhân, Chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ bố trí các hoạt phương tiện thi công ra vào một cách phù hợp, không gây ồn vào giờ ăn và giờ nghỉ của công nhân. 4.1.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước Để hạn chế sự ứ đọng nước mưa gây ngập úng cục bộ tại khu vực, giảm thiểu khả năng tác động tiêu cực đến môi trường, Chủ đầu tư đưa ra Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 59 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu như sau: - Trong quá trình san lấp mặt bằng Chủ đầu tư cho san lấp theo thứ tự từng khu vực và tạo độ dốc về hướng thoát nước của khu vực. - Sử dụng nhà vệ sinh hiện có của Xí nghiệp phục vụ cho nhu cầu vệ sinh cá nhân của công nhân xây dựng tại dự án, nghiêm cấm phóng uế bừa bãi. 4.1.3. Giảm thiểu chất thải rắn Trong quá trình xây dựng Dự án, chất thải rắn phát sinh ra là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, bằng các biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh như sau: - Có kế hoạch huấn luyện cho công nhân tham gia lao động về an toàn môi trường để họ biết được tác hại của việc phát thải vào môi trường và khuyến khích họ tham gia đề xuất những sáng kiến hay để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất. - Che chắn các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu để giảm phát sinh chất thải rắn trên đường vận chuyển; - Tổ chức thu gom định kỳ các loại chất thải rắn phát sinh tại công trường nhằm tiện lợi cho công tác xử lý. 4.1.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng - Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công với nhau; - Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và rút ngắn thời gian thi công đến mức tối đa; - Phần tổ chức thi công, Chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ phối hợp đưa ra các giải pháp thích hợp để bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Cụ thể: + Bố trí máy móc thiết bị, bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm,… với khoảng cách an toàn và phù hợp với mặt bằng dự án. + Xây dựng thời gian và trình tự thi công các hạng mục công trình hợp lý không gây cản trở lẫn nhau ,... - Tại khu vực thi công đảm bảo: + Các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như nhà ăn, nghỉ ngơi, y tế, vệ sinh; + Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ,...; Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 60 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh + Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm; + Quy định cụ thể vị trí khu vực vệ sinh, bãi rác... tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do lượng công nhân xây dựng thải ra. Những biện pháp nói trên là những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe công nhân. 4.1.5. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động Trong quá trình thi công xây dựng các công trình cũng như lắp đặt thiết bị, vận hành kiểm tra và chạy thử, Chủ đầu tư cam kết sẽ tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao động. Cụ thể như sau: - Các máy móc, thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật; - Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt. - Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng kỹ thuật; - Khi lắp đặt dàn giáo, thiết bị trên cao phải có trang bị dây neo móc an toàn. Che chắn xung quanh khu vực thi công xây dựng dự án. - Công nhân được trang bị đầy đủ các phục trang cá nhân cần thiết. Các trang phục này bao gồm: Quần áo bảo hộ lao động, mũ, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng... Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được chỉ thị rõ ràng : - Vòi nước xả rửa khi xảy ra sự cố, tủ thuốc và dụng cụ rửa mắt, bình cung cấp ôxy… - Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, cứu hỏa... 4.2. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 4.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 4.2.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm bụi (1) Bụi do các hoạt động vận chuyển Bụi trên đường vận chuyển và tập kết nguyên liệu: Xí nghiệp làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp trong khu vực sản xuất và kho chứa nguyên liệu như thường xuyên quét dọn thu gom đất, cát, nguyên liệu rơi vãi nhằm làm giảm lượng bụi khô phát tán vào không khí. Các phương tiện vận chuyển nguyên liệu về Xí nghiệp sẽ được phủ kín bằng bạt để tránh bụi phát tán vào không khí. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 61 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Các biện pháp thích hợp để hạn chế tối đa ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải, bao gồm: - Các tuyến đường giao thông bên trong khu vực Xí nghiệp sẽ được bê tông hoá, thường xuyên vệ sinh các tuyến đường trong nội bộ Xí nghiệp. - Không cho các xe nổ máy trong lúc chờ nhập hoặc nhận hàng. - Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các phương tiện vận chuyển (của Xí nghiệp), đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt. (2) Bụi từ khu vực sản xuất Để hạn chế các loại bụi phát sinh từ quá trình sản xuất, trong dây chuyền công nghệ sản xuất có hệ thống xyclon thu bụi đi kèm phù hợp nhằm thu hồi bụi đạt hiệu quả tối đa trong quá trình sản xuất. Lượng bụi thu hồi chủ yếu là nguyên liệu nên sẽ được tái sử dụng để sản xuất trong Xí nghiệp. Một số nước tại Châu Á đang sử dụng công nghệ này cho thấy hiệu suất xử lý rất cao. Thiết bị bao gồm một hình trụ với một đường ống dẫn khí có lẫn bụi vào thiết bị theo đường tiếp tuyến với hình trụ và một đường ống tại trục thiết bị dùng để thoát khí sạch ra. Vận tốc của dòng khí đi vào thường nằm trong khoảng 17 - 25 m/s sẽ tạo ra dòng không khí xoáy với lực ly tâm rất lớn làm cho các hạt bụi giảm động năng, giảm quán tính khi đập vào thành thiết bị và lắng xuống phía dưới. Phía dưới là một đáy hình nón và một phễu thích hợp để thu bụi và lấy bụi ra. Dòng khí có chứa bụi được sự trợ giúp của quạt, làm cho chúng chuyển động xoáy trong vỏ hình trụ và chuyển động dần xuống tới phần hình nón. Dòng khí chuyển động xoáy xuống phần hình nón, tạo ra một lực ly tâm làm cho hạt bụi bị văng ra khỏi dòng khí, va chạm vách cyclon và cuối cùng rơi xuống phễu. Xyclon có thể sử dụng dạng đơn hoặc xyclon dạng chùm tức là bao gồm nhiều xyclon mắc song song với nhau nhằm làm tăng hiệu quả lọc của tập hợp thiết bị. Cuối mỗi ngày hoặc mỗi ca làm việc, lượng bụi trong buồng của hệ thống xử lý bụi sẽ được công nhân vệ sinh của Xí nghiệp tận thu và tái sản xuất. Ở tất cả các công đoạn sản xuất, đặc biệt là các khu vực phát sinh nhiều bụi công nhân sẽ được trang bị khẩu trang, kính phòng bụi. 4.2.1.2. Giảm thiểu các chất gây mùi Mùi sinh ra chủ yếu từ công đoạn ủ. Qua khảo sát tại Xí nghiệp hiện hữu, lượng mùi phát sinh ở mức độ nhẹ. Mùi này chỉ tác động đến nhân viên của Xí nghiệp chứ không ảnh hưởng đến khu vực dân cư (vì khu dân cư cách xa 2 km). Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 62 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Việc phát tán mùi tại khu vực ủ do chênh lệch độ ẩm vào ban đêm và do mưa sẽ được khắc phục bằng cách che, phủ bạt để không cho nước mưa thấm vào nguyên liệu ủ. Trong trường hợp có sự cố phát sinh mùi ở mức độ nặng thì Chủ dự án sẽ phun chế phẩm Biomix – 1, đây là chế phẩm có công dụng khử mùi hôi thối cho các nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ sinh học được công ty fitohoocmon sử dụng rất hiệu quả. 4.2.1.3. Khống chế các yếu tố vi khí hậu Chủ đầu tư cam kết sẽ đảm bảo duy trì các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động đạt tiêu chuẩn đối với loại hình lao động trung bình do Bộ Y tế ban hành. - Tốc độ gió trong toàn bộ nhà xưởng: 0,5-1m/s - Tốc độ gió tại khu vực làm việc của công nhân: 1-1,5m/s - Nhiệt độ trong xưởng vào mùa khô 27 – 280C - Độ ẩm trong xưởng vào mùa mưa 90-92%. 4.2.1.4. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt Trồng nhiều cây xanh để tạo bóng mát, hạn chế ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ đất trồng cây xanh của Xí nghiệp chiếm trên 15 % tổng diện tích đất. Ngoài ra, khu vực xây dựng Xí nghiệp nằm ở vị trí cách xa khu dân cư, xung quanh được bao bọc bởi rừng cao su và cà phê làm vùng đệm, thuận lợi để giảm nhiệt phát sinh từ Xí nghiệp trong quá trình sản xuất. 4.2.1.5. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn, độ rung trong quá trình hoạt động: - Trong giai đoạn thiết kế, các loại máy móc thiết bị được thiết kế đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về độ ồn của quốc tế như tiêu chuẩn BS (British Standards) 5228: Noise control on Construction anh Open Sites; Engineering Equipment and Materials Users Association (EEMUA) Publications: EEMUA 140 Noise Procedure Specification. - Lắp các thiết bị chống rung, phân bố máy móc hợp lý để phát tán tiếng ồn đối với các máy móc, thiết bị động cơ khác. - Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị. Thông thường chu kỳ bảo dưỡng đối với thiết bị mới là 4 - 6 tháng/lần, thiết bị cũ là 3 tháng/lần. Ngoài ra, Xí nghiệp còn được trang bị nút bịt tai, chụp tai chống ồn,… Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 63 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho công nhân vận hành tại các khu vực có độ ồn cao. 4.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải Nước mưa chảy tràn qua khu vực Xí nghiệp được thu gom vào tuyến đường ống riêng và được tách cặn, rác trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Nước thải từ khu nhà vệ sinh của Xí nghiệp được thu gom và xử lý bằng hệ thống bể tự hoại. * Hệ thống bể tự hoại Lượng nước thải sinh hoạt khoảng 1,6 m3/ngày được xử lý bằng bể tự hoại. Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại chủ yếu dựa vào các quá trình lắng cặn, lên men cặn lắng và quá trình lọc cặn còn lại sau khi lên men. Do tốc độ nước chảy qua bể rất chậm (thời gian lưu lại của dòng nước trong bể từ 1 đến 3 ngày) nên quá trình lắng cặn trong bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh: Dưới tác dụng của trọng lực bản thân các hạt cặn (cát, bùn, phân) lắng dần xuống đáy bể và các chất hữu cơ trong cặn lắng sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật yếm khí. Do đó, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích. Tốc độ lên men nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH của nước thải, lượng vi sinh vật có trong lớp cặn... Nhiệt độ càng cao tốc độ lên men cặn càng nhanh. Các ngăn xử lý dòng hướng lên đảm bảo sự tiếp xúc trực tiếp của dòng nước thải với lớp bùn đáy bể - nơi chứa quần thể các vi khuẩn kỵ khí. Kết quả của quá trình lên men cặn là sẽ xử lý được cặn tươi, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ thành các chất đơn giản gồm H2O, các khí CO2, CH4,... Độ ẩm của cặn tươi vào bể và cặn khi lên men tương ứng là 95% và 90%. Ngăn lọc kỵ khí ở cuối bể với vật liệu lọc là than xỉ cho phép tách cặn lắng, tránh rửa trôi các chất rắn ra khỏi bể, nâng cao hiệu quả xử lý. Khi mở rộng Xí nghiệp vẫn sử dụng hệ thống bể tự hoại hiện có. * Thu gom nước mưa chảy tràn Xí nghiệp sẽ thiết kế hệ thống thoát nước theo tiêu chuẩn thiết kế của Bộ xây dựng, được tính toán khi có lượng mưa lớn nhất. Nước thải loại này thường không bị ô nhiễm dầu mỡ, không chứa các chất độc hại đối với môi trường, chủ yếu là các cặn, bụi bẩn ở trên mặt đường bị cuốn theo khi nó đi qua. Hệ thống thoát nước bề mặt được thiết kế theo dạng mương hở xây bằng gạch và bê tông cốt thép, nước thải bề mặt sẽ được thu gom qua các khe hở của tấm đan đậy trên mương. Hệ thống mương hở được bố trí quanh khuôn viên Xí nghiệp. Để đảm bảo khả năng thoát nước kịp thời trong những trường hợp có mưa lớn, kích thước của mương được thiết kế dựa trên lưu lượng nước tính toán. Cao độ của Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 64 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh mương được xác định theo địa hình khu vực, đảm bảo khả năng tự chảy là lớn nhất. Nước thải bề mặt từ các khu vực trong khuôn viên dự án được thu gom vào mương thoát chính và chảy ra suối Ia bron. Dọc các mương thoát nước có bố trí các hố ga để giảm lưu lượng và thu gom cặn, cũng như để làm vệ sinh. 4.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Đối với chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên khoảng 6 – 10 kg/ngày sẽ được thu gom vào các thùng rác đặt hợp lý tại các vị trí trong khu vực Xí nghiệp. Định kỳ sẽ thu gom đem đốt hoặc chôn lấp. Chất thải nguy hại như đã đánh giá tại Chương 3, với khối lượng khoảng 3 kg/ngày được quản lý, lưu trữ trong nhà kho có mái che. Xí nghiệp sẽ lập thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum, bước tiếp theo sẽ tiến hành ký hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị hành nghề vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại đã được cấp phép (giấy phép hành nghề do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Tổng cục Môi trường cấp), đảm bảo đầy đủ các thông tin qui định tại khoản 5, điều 73 của Luật Bảo vệ môi trường 2005: “Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý”. Sau khi được cấp Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Xí nghiệp có trách nhiệm thực hiện chứng từ chất thải nguy hại theo qui định cho mỗi lần chuyển giao thực tế chất thải nguy hại, thực hiện báo cáo định kỳ một năm 02 lần vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum. 4.2.4. Giảm thiểu ô nhiễm đất Trong giai đoạn dự án đi vào vận hành Chủ đầu tư cam kết sẽ xử lý triệt để các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất như: Chất thải rắn sẽ được thu gom và xử lý định kỳ, đối với chất thải lỏng được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường tiếp nhận và cam kết không đổ các loại chất thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường đất. 4.2.5. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ - Đào tạo về an toàn lao động cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp trong từng công đoạn sản xuất. - Căn cứ vào sự bố trí nhân sự trên từng công đoạn sản xuất sẽ trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ và phù hợp. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 65 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh - Thực hiện chương trình kiểm tra và giám sát sức khoẻ định kỳ cho cán bộ, công nhân làm việc trong Xí nghiệp. - Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. - Trang bị và đặt các thiết bị chữa cháy như bình CO2, bình cát, xẻng xúc cát ở những nơi dễ xảy ra cháy. 4.2.6. Nhận xét chung: Các tác động môi trường phát sinh từ Xí nghiệp có thể kiểm soát, hạn chế được bằng các biện pháp kỹ thuật cũng như quản lý đã đề xuất ở trên. Các biện pháp đã đề xuất rất thực tế và có tính khả thi cao. Chủ đầu tư sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên giám sát môi trường và thực hiện đầy đủ, cụ thể các biện pháp để xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đảm bảo theo các quy định hiện hành. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 66 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Để việc quản lý môi trường thực hiện có hiệu quả và kịp thời, kế hoạch quản lý môi trường phải đảm bảo các yếu tố sau: - Tuân thủ thực hiện các tiêu chuẩn công nghiệp và các hướng dẫn cho việc thiết kế và điều hành dự án; - Tuân thủ các luật lệ của Chính phủ và các yêu cầu luật định; - Lập kế hoạch ứng cứu khẩn cấp và các điều lệ an toàn cho quá trình thực hiện Dự án. - Kiểm tra và báo cáo thường xuyên việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường. Để thực hiện được các công việc trên, chủ dự án sẽ xây dựng 01 phòng quản lý môi trường gồm 02 thành viên. Phòng này có nhiệm vụ quản lý công tác môi trường cũng như trực tiếp giám sát các vấn đề môi trường trong khu vực dự án. 5.1.1. Các vấn đề môi trường Chủ đầu tư sẽ thiết lập những quy trình, nhằm xác định các vấn đề môi trường trong các hoạt động của Xí nghiệp và các ảnh hưởng của các hoạt động đó, tìm ra những yếu tố tác động nghiêm trọng đối với môi trường. Trong quá trình thực hiện dự án vấn đề môi trường phát sinh có tác động qua lại với môi trường xung quanh sẽ được quan tâm xem xét và thiết lập ra những phương hướng và mục tiêu bảo vệ môi trường. Những hoạt động của dự án được chia thành những giai đoạn chính như: - Xây dựng và lắp đặt thiết bị - Hoạt động 5.1.2. Các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác Chủ đầu tư bảo đảm rằng các luật lệ, luật pháp và quy định về môi trường của Việt Nam đã được giới thiệu của báo cáo này sẽ được thực hiện nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dự án. Bất kỳ thay đổi, cập nhật nào về luật pháp, quy chế đều sẽ được xem xét để đưa vào áp dụng cho phù hợp. Thực hiện dự án sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn/quy chuẩn của Việt Nam trong việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt và vận hành dự án Mở rộng Xí nghiệp Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 67 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh sản xuất phân hữu cơ vi sinh và thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, các hướng dẫn và các quy định về môi trường phù hợp. 5.1.3. Các phương hướng và mục tiêu Chủ đầu tư sẽ thiết lập các phương hướng và mục tiêu bảo vệ môi trường cho mọi cấp độ và chức năng tương ứng trong công tác quản lý. Các mục tiêu và phương hướng về môi trường của dự án được xác định trong những yêu cầu cụ thể: - Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của dự án. - Quản lý môi trường trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án, nhằm duy trì những thông số kỹ thuật thoả mãn những yêu cầu luật pháp liên quan đến môi trường, an toàn và sức khỏe cũng như các yêu cầu về tài chính, sản xuất và thương mại cụ thể cho dự án. - Đảm bảo những tác động môi trường có mức độ bằng hoặc thấp hơn giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường Việt Nam, như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết; - Ngăn ngừa mọi ô nhiễm và tạo điều kiện hoàn thiện một cách liên tục quản lý môi trường trong tất cả các giai đoạn của dự án; - Lựa chọn giải pháp tối ưu về công nghệ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về mặt môi trường cũng như về mặt kinh tế. - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp; - Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường. 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG Theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường của khu vực dự án, Chủ đầu tư sẽ thuê đơn vị có đủ năng lực thực hiện quan trắc hàng năm theo qui định và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý môi trường ở địa phương (Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Kon Tum) làm cơ sở theo dõi và quản lý. 5.2.1. Giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn a). Giai đoạn xây dựng - Vị trí giám sát: 03 vị trí (01 điểm bên trong dự án, 01 điểm bên ngoài hàng rào dự án cách 30m - đầu hướng gió và 01 điểm bên ngoài hàng rào dự án cách 30m - cuối hướng gió). Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 68 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh - Thông số giám sát: Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bụi lơ lững, SO2, NO2, CO. - Tần suất giám sát: 01 lần giám sát khi hoàn thành việc xây dựng lắp đặt - Qui chuẩn so sánh: QCVN 05:2009; QCVN 06:2009; b). Giai đoạn sản xuất - Vị trí giám sát: 03 vị trí (01 điểm bên trong dự án, 01 điểm bên ngoài hàng rào dự án cách 30m - đầu hướng gió và 01 điểm bên ngoài hàng rào dự án cách 30m - cuối hướng gió). - Thông số giám sát: Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bụi lơ lững, SO2, NO2, CO. - Tần suất giám sát: định kỳ 2 lần/năm. - Qui chuẩn so sánh: QCVN 05:2009; QCVN 06:2009; QCVN 19:2009; 5.2.2. Giám sát chất lượng nước a). Giai đoạn xây dựng - Vị trí giám sát: 01 vị trí tại giếng đào bên trong Xí nghiệp - Thông số giám sát: pH, độ cứng, TS, COD, NO3-, Coliform. - Tần suất giám sát: 1 lần trong quá trình xâyd ựng, lắp đặt thiết bị - Quy chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT. b). Giai đoạn sản xuất - Vị trí giám sát: 01 vị trí tại giếng đào bên trong Xí nghiệp - Thông số giám sát: pH, độ cứng, TS, COD, NO3-, Coliform. - Tần suất giám sát: 2 lần/năm - Quy chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT. 5.2.3. Giám sát chất thải rắn Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sản xuất sẽ được thống kê hàng ngày. Định kỳ tổng hợp kết quả và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường địa phương trong giai đoạn sản xuất với tần suất 2 lần/năm. Các số liệu trên sẽ được xử lý, đánh giá và ghi nhận kết quả thường xuyên. Nếu phát hiện thấy có sự dao động lớn hoặc gia tăng về mặt nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm, hoặc xảy ra sự cố, Chủ dự án sẽ có đề xuất và báo cáo ngay cho các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 69 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh (Sơ đồ vị trí giám sát đính kèm phần phụ lục) Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 70 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Chương 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ Sau khi xem xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường tóm tắt của Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum, Uỷ ban Nhân dân (UBND) và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) xã Ia Chim, Tp Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã gửi văn bản góp ý cho báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh, UBND và UBMTTQ xã Ia Chim đề xuất ý kiến như sau: - Cần xây dựng các biện pháp xử lý chất thải theo cam kết; - Có kế hoạch giám sát định kì chất lượng môi trường xung quanh khu vực Dự án để kịp thời kiểm tra, xử lý việc ô nhiễm môi trường (nếu có); không gây ảnh hưởng đến việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân xung quanh; - Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong xã; - Phải đảm bảo an ninh trật tự khi Dự án đi vào hoạt động. (Văn bản góp ý của UBND và UBMTTQ xã Ia Chim đính kèm phần phụ lục) 6.2. Ý KIẾN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ Chủ đầu tư nhận thấy các ý kiến đóng góp như trên của UBND và UBMTTQ xã Ia Chim là hợp lý. Chủ đầu tư ghi nhận và cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của UBND và UBMTTQ xã Ia Chim đã đưa ra. Các giải pháp bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động có hại được trình bày chi tiết trong Chương 4 của báo cáo này. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 71 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 1. KẾT LUẬN Qua việc phân tích các điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực dự án, dựa trên các kết quả dự báo, đánh giá tác động của dự án đến môi trường có thể kết luận như sau: - Việc mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh lên công suất 8.000 tấn/năm góp phần đảm bảo nhu cầu phân bón cho Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum nói riêng và cho thị trường phân bón tại tỉnh Kon Tum nói chung. - Dự án đi vào hoạt đồng tạo việc làm ổn định cho 20 cán bộ công nhân viên Xí nghiệp, góp phần thúc đẫy kinh tế xã hội tại địa phương. - Tác động của việc thực hiện dự án đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội có khả năng kiểm soát được. - Chủ đầu tư sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên giám sát môi trường và thực hiện đầy đủ, cụ thể các biện pháp để xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường khu vực dự án, Chủ đầu tư đã hoàn thành báo cáo đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cam kết thực hiện bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn Việt Nam đã quy định. 2. KIẾN NGHỊ Để dự án nhanh chóng đi vào hoạt động có hiệu quả, Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm xem xét, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh sớm được triển khai thực hiện đúng tiến độ. 3. CAM KẾT Thực hiện đúng theo các quy định Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum cam kết: 3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm môi trường như đã thực hiện trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất về khí thải, tiếng ồn, xử lý nước thải và chất thải rắn theo Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 72 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng; thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục 6.3 chương 6 của báo cáo ĐTM, tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án. Đảm bảo công tác an toàn, phòng chống rủi ro trong quá trình vận hành dự án. Giám sát chặt chẽ khối lượng các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án. Không sử dụng các loại hoá chất, vật liệu nằm trong danh mục cấm. Thành lập bộ phận chuyên trách về an toàn môi trường của Xí nghiệp và dành kinh phí hàng năm cho việc sửa chữa nâng cấp thiết bị bảo vệ môi trường cũng như việc quan trắc, giám sát, quản lý môi trường của Xí nghiệp. Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý môi trường tỉnh Kon Tum, phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Kon Tum có kế hoạch theo dõi, giám sát thường xuyên mọi hoạt động của dự án nhằm phát hiện kịp thời các sự cố môi trường có thể xảy ra để hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực từ những hoạt động của dự án đến môi trường. Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đã được đưa ra và kiến nghị trong báo cáo là những biện pháp khả thi, đảm bảo Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. 3.2. Cam kết thực hiện các quy định chung về bảo vệ môi trường Chủ đầu tư cam kết, các chất thải của Xí nghiệp thải ra ngoài môi trường đạt tiêu chuẩn trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường như sau: 3.2.1. Đối với môi trường không khí + QCVN 05:2009 – Quy chuẩn kỹ thụât quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. + QCVN 06:2009 - Quy chuẩn kỹ thụât quốc gia về các chất độc hại trong không khí xung quanh. + QCVN 19:2009 - Quy chuẩn kỹ thụât quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ 3.2.2. Đối với tiếng ồn + TCVN 5949:1998 - Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép. + TCVN 3985:1999 – Âm học – Mức ồn cho phép tai nơi làm việc Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 73 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh 3.2.3. Đối với môi trường nước + QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt. + QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm. + QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; 3.2.4. Đối với chất thải rắn + TCVN 6706:2000 – Chất thải nguy hại – Phân loại + Chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt đều được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng yêu cầu an toàn vệ sinh. Chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành các công trình, các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động và cam kết đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trong khu vực dự án, môi trường không khí xung quanh và các quy định pháp luật liên quan. Chủ đầu tư sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 74 ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh PHỤ LỤC Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN Trang 75

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá tác động môi trường của Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ .pdf
Tài liệu liên quan