Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư nhà máy xử lý thô hạt cà phê

ĐTM dự án đầu tư nhà máy xử lý thô hạt cà phêMở đầu Chương 1: Mô tả dự án Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội Chương 3: Đánh giá tác động môi trường của dự án Chương 4: Biện pháp giảm thiểu Chương 5: Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường Chương 6: Các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường Chương 7: Dự toán kinh phí Chương 8: Tham vấn ý kiến cộng đồng Chương 9: Chỉ dẫn nguồn Kết luận và kiến nghị

pdf82 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư nhà máy xử lý thô hạt cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất cao cũng như hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường tại Nhà máy và khu vực lân cận, Nhà máy đã lựa chọn dây chuyền và thiết bị sản xuất hiện đại và hoàn toàn mới. Các thiết bị xử lý bụi và khí được lắp đặt đồng bộ với các thiết bị sản xuất.Với dây chuyền sản xuất này, bụi phát sinh từ các khâu sản xuất đều được thu hồi bằng các thiết bị hút bụi, các thiết bị phân phối Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 58 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 có hệ thống hút bụi trở lại. Công nghệ áp dụng để khống chế bụi phát sinh từ các quá trình sản xuất của Nhà máy có thể được mô tả sơ bộ trong các hình sau. Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống xử lý bụi • Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ hệ thống sây khô hạt cà phê Như trên đã phân tích và đánh giá, nguồn gây ô nhiểm từ hệ thống sây khô là hơi nước có mang theo mùi cà phê. Tác động của chất thải này theo đánh giá ở trên là không đáng kể. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa các tác động môi trường, tạo điều kiệt thuận lội cho công nhân vận hành hệ thống, giải pháp hữu hiệu, kinh tế và khả thi nhất để xử lý nguồn ô nhiễm này là phát tán qua ống khói cao. Hơi nước trong máy sấy khô sẽ được thoát ra ngoài qua ống khói cao và phát tán đi xa. Đối với nhiệt thừa từ máy sấy trong nhà máy sẽ có giải pháp xử lý cụ thể trong phần khống chế ô nhiễm nhiệt thừa. • Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn Dự án sẽ có các biện pháp sau để giảm thiểu tiếng ồn: - Có kế hoạch thường xuyên trong việc theo dõi, bảo trì (kiểm tra độ mòn chi tiết, thường kỳ tra dầu bôi trơn, thay các chi tiết hư hỏng, kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt). - Tổ máy của Phân xưởng thường xuyên bảo trì máy đảm bảo máy móc luôn hoạt động ở tình trạng tốt nhất nhằm hạn chế tiếng ồn phát ra do máy móc hoạt động lâu ngày gây nên. - Sắp xếp thời gian làm việc hợp lí để tránh các hoạt động gây ồn cùng làm việc sẽ gây nên tác động cộng hưởng. - Máy vận hành đúng theo công suất thiết kế. - Khu vực nhà xưởng xử lý hạt cà phê, khu vực máy phát điện phải cách ly với khu vực văn phòng. - Không cho các máy móc có độ ồn cao làm việc vào những giờ nghĩ ngơi để tránh ảnh hưởng đến các nhà máy lân cận. Nguồn phát sinh bụi Không khí sạch Túi vải Bụi được thu gom, đưa đi xử lý cùng CTR Chụp hút Quạt hút Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 59 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 - Ngoài ra Nhà máy cũng sẽ tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho công nhân, nghỉ ngơi và bố trí các ca sản xuất hợp lý. Trang bị nút bịt tai cho những công nhân đứng máy ở phòng máy, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe do ồn. - Lắp đặt các bệ đỡ giảm ồn, giảm rung cho máy móc có công suất lớn. Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, kiểm tra định kỳ thiết bị về độ mòn chi tiết, chế độ hoạt động bảo trì, bôi trơn... Hình 4.2: Bệ đỡ chống ồn cho các thiết bị công suất lớn - Máy phát điện được đặt trong phòng cách ly riêng biệt với nhà xưởng, máy được đặt trên giá đỡ có các chân đệm bằng cao su, gỗ nhằm hạn chế tiếng ồn phát ra. Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn Nguyên lý hoạt động: Tiêu âm: Tiếng ồn sẽ được hấp thụ vào buồng tiêu âm, giữa buồn tiêu âm có lớp vật liệu tiêu âm (vật liệu xốp). Tường cách âm: Cấu tạo bằng vách chéo, âm thoát ra ngoài sẽ được giảm thiểu đáng kể vì gặp các vách cản đặt chéo nhau gây nên hiện tượng khúc xạ liên tục. Thiết bị gây ồn, rung Nền bê tông Bê tông chống ồn Đệm cao su MÁY PHÁT ĐIỆN Buồng tiêu âm Vật liệu tiêu âm Tường cách âm Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 60 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 • Khống chế ô nhiễm nhiệt thừa Nguồn ô nhiễm nhiệt đáng quan tâm nhất là lượng nhiệt bức xạ từ mái nhà và nhiệt từ khu vực quay khô hạt cà phê. Do đó Dự án cũng phải có những biện pháp nhằm hạn chế những ô nhiễm này để bảo vệ cho những người công nhân trực tiếp lao động trong nhà máy. - Dùng chụp hút gần tường hoặc để trên mái nhà để hút nhiệt thừa ra ngoài (nên sử dụng các chụp thu gió vạn năng bố trí trên mái tôn của nhà xưởng). Bố trí thêm các quạt hút cưỡng bức để đảm bảo độ thông thoáng cần thiết cho khu vực có nhiều máy móc hoạt động. - Đặt một số quạt hút trên tường ở những nơi phát sinh nhiệt dư để tản nhiệt ra ngoài một cách nhanh chóng. - Bố trí các cửa thu, thoát gió hai bên tường xưởng ở vị trí cách mặt đất 2,6m và thiết kế mái xếp chồng thoát nhiệt. - Tại phân xưởng xử lý hạt cà phê trong nhà máy sẽ được lắp đặt hệ thống cầu hút nhiệt trên nóc phân xưởng và trang bị quạt công nghiệp để làm mát cục bộ cho từng khu vực có công nhân thao tác. Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án sẽ thiết kế nhà xưởng thông thoáng theo nguyên tắc thông gió tự nhiên. Sơ đồ nguyên tắc khống chế nhiệt thừa, thông gió tự nhiên trong phân xưởng được trình bày trong hình 4.5. Hình 4.4: Sơ đồ nguyên tắc thông gió của nhà xưởng sản xuất Ngoài ra, bố trí thêm cây xanh xung quanh nhà xưởng ở những nơi có thể để cải thiện điều kiện vi khí hậu cho nhà máy. Nếu áp dụng đồng thời các biện pháp trên, chỉ tiêu về ô nhiễm nhiệt độ sẽ đạt tiêu chuẩn về tiêu chuẩn vi khí hậu ToC < 32oC đối với khu vực sản xuất (Tiêu chuẩn vệ sinh Ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ của Bộ y tế). 4.2.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 4.2.2.1. Phương án tiêu thoát và xử lý tổng thể Trên cơ sở đánh giá tính chất của nước thải các nhà máy xử lý hạt cà phê, chúng tôi thiết kế phương án xử lý và thoát nước chung cho toàn bộ nhà máy xử lý thô hạt cà phê của Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam tại CCN Tân An 2 như sau (hình Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 61 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 4.5). Hình 4.5: Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải Dự án Hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa chảy tràn của dự án được xây dựng bằng các đường ống bê tông cốt thép: - Hệ thống thoát nước mưa: được xây dựng tách riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải. Hệ thống được xây dựng bằng hệ thống cống tròn bê tông cốt thép φ200. - Hệ thống thoát nước thải: được xây dựng bằng bêtông cốt thép với đường kính D300 và D400 dẫn nước thải từ các phân xưởng sản xuất về khu xử lý nước thải tập trung và sau khi xử lý được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. • Xử lý nước thải sinh hoạt Nguyên tắc kiểm soát nước thải sinh hoạt: - Tất cả nước thải sinh hoạt phát sinh đều được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn qui định của nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN; - Vị trí lắp đặt thuận tiện nhất, tránh gây mất vẻ mỹ quan đô thị; - Tiết kiệm tối đa diện tích và chi phí xây dựng cũng như chi phí vận hành. Nước thải sinh hoạt của Nhà máy được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình làm đồng thời 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6-8 tháng, dưới ảnh hưởng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Hiệu quả xử lý của bể tự hoại vào khoảng 40 - 60%. Nước mưa chảy tràn Bể tự hoại Nước thải sinh hoạt Nước thải từ hoạt động rửa nhà xưởng, thiết bị Hệ thống thoát nước mưa CCN Hố ga Tách rác Hệ thống XLNT tập trung của nhà máy Hệ thống XLNT của CCN Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 62 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 Hình 4.6: Cấu tạo bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt Ngăn đầu tiên của bể tự hoại có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể bị phân hủy yếm khí khi đầy bể, khoảng 1 năm sử dụng, cặn này được hút ra theo hợp đồng với đơn vị có chức năng để đưa đi xử lý. Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước được vi sinh yếm khí phân hủy làm sạch các chất hữu cơ trong nước. Nước thải sau khi được xử lý qua bể tự hoại, nồng độ các chất ô nhiễm được giảm bớt khoảng 40 – 60% tuy nhiên vẫn cao hơn tiêu chuẩn nhiều. Do đó, nước thải tiếp tục được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung. Theo tiêu chuẩn ngành xây dựng thì nhu cầu bể tự hoại là 0,3 m3/người. Số lượng công nhân viên làm việc tại nhà máy là 100 ngưới, Vậy nhà máy sẽ đầu tư xây dựng 2 bể tự hoại (một bể 10 m3 cho khu vực văn phòng và một bể 20 m3 cho khu vực sản xuất). • Phương án xử lý nước thải sản xuất Như ở chương 3 đã trình bày, nước thải sản xuất của nhà máy chủ yếu phát sinh từ quá trình rửa nhà xưởng với lưu lượng thải ước tính khoảng 36 m3/ngày. Tính chất nước thải của nhà máy là có lẫn nhiều đất cát và nồng độ chất rắn lơ lửng hữu cơ cao. Nước thải với hàm lượng cao chất rắn lơ lửng hữu cơ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống thoát nước và môi trường nước mặt xung quanh khu vực thải nước của nhà máy. Do vậy, để xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong toàn bộ hoạt động của dự án, Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam sẽ đầu tư hệ thống xử lý nước thải sản xuất với công suất 50 m³/ngđ. Phương án xử lý nước thải sản xuất của nhà máy là tách các chất hữu cơ lơ lững từ vỏ cà phê nhằm đạt tiêu chuẩn xả thải cũng như tiêu chuẩn xả vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của CCN Tân An 2. Qui trình xử lý nước thải sản xuất của nhà máy được đề xuất như sau: Lôùp vaät lieäu loïc Ống dẫn nước vào Ống thoát nước ra Ngaên laéng vaø leân men caën Ngaên laéng Ngaên Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 63 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 Hình 4.7: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy Mô tả qui trình công nghệ: Nước thải sau khi vệ sinh nhà xưởng, rửa các thiết xử lý hạt cà phê, được thu gom bằng các mương thu gom nước xung quanh nhà xưởng. Nước thải từ các mương thu gom được chảy trực tiếp qua các song chắn rác để tách các cặn thô (vỏ cà phê) sau đó nước thải được chảy theo đường cống thoát nước sản xuất của nhà máy đến hệ thống xử lý nước thải chung. Tại đây, nước thải được đổ vào bể thu gom và được dẫn đến bể lắng sơ cấp (bể lắng ngang), tại đây, đất cát và các hạt cặn có kích thước lớn lắng xuống đáy bể. Nước có chứa cặn lơ lửng sau khi qua bể lắng sơ cấp tiếp tục chảy vào bể điều hòa, tại đây nước thải sản xuất được hòa chung với nước thải sinh hoạt (sau khi được xử lý bằng bể tự hoại). Bể điều hoà: Thông thường trong quá trình sản xuất, lưu lượng nước thải trong các chu kỳ khác nhau cũng khác nhau. Do đó, mục đích của việc xây dựng bể điều hoà là để điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải nhằm làm cho nước thải trước khi chảy vào hệ thống xử lý luôn ổn định cả về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Tại bể điều hoà quá trình khuấy trộn nhờ máy thổi khí. Bể Aerotank và bể lắng đứng: có tác dụng khử chất hữu cơ dễ phân huỷ trong nước thải nhờ hoạt động của vi sinh vật hiếu khí. Oxy được cấp liên tục vào bể thông qua hệ thống phân phối khí đặt trong bể nhờ thiết bị cấp khí AIRFLOWER. Các chất hữu cơ trong nước thải sau khi được các vi sinh vật hiếu khí phân huỷ đạt tiêu Mương thu gom Nước thải sản xuất Bể lắng sơ cấp Bể điều hòa Bể Aerotank Bể lắng đứng Nguồn tiếp nhận Song chắn rác Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại Bể phân hủy bùn tự hoại Bùn thải bỏ Bù n hồ i l ưu Bể gom Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 64 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 chuẩn sẽ được bơm sang bể lắng đứng để tách bùn. Một phần (bùn hoạt tính) được bơm hồi lưu trở lại bể aerotank để tăng cường quá trình phân huỷ sinh học. Xử lý bùn: Bùn từ các bể lắng được bơm định kỳ qua bể xử lý bùn bằng bơm bùn đặt chìm trong bể. Bể xử lý bùn có nhiệm vụ phân hủy và ổn định bùn cặn trong thời gian khoảng 3 tháng. Định kỳ, bùn cặn trong bể sẽ được xe hút bùn hút ra theo hợp đồng với đơn vị có chức năng để đưa đi xử lý. Nước thải sau xử lý đạt Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-2005 (loại B) trước khi thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN Tân An 2. • Tiêu thoát nước mưa Nước mưa được quy ước là sạch nhưng nếu chảy tràn qua phần mặt bằng của Dự án sẽ cuốn theo đất, cát, vụn vỏ cà phê gây những tác hại xấu đến môi trường nước khu vực nếu không có hệ thống thu gom thích hợp. Do đó, nước mưa chảy qua khu vực của dự án phải được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa chung cho toàn CCN. Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng bằng hệ thống cống tròn bêtông cốt thép φ200, các cống được bố trí đặt dọc theo các tuyến đường trong nhà máy và bố trí các hố ga cách nhau 50 m và được định kỳ nạo vét để loại bỏ những rác rưởi, cặn lắng. Sau đó hệ thống thoát nước này được đấu nối và hệ thống thoát nước chung của CCN. 4.2.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Vấn đề khống chế ô nhiễm do chất thải rắn bao gồm việc kiểm soát và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại. Các loại chất thải rắn sản xuất sẽ được thu gom và vận chuyển về khu tập trung rác nằm ở phía sau của nhà máy. Chủ Nhà máy sẽ hợp đồng với các đơn vị chức năng xử lý vận chuyển đi nơi khác để xử lý. • Giảm thiểu CTR Để giảm thiểu tối đa lượng CTR sản xuất phát sinh, chủ nhà máy sẽ ưu tiên thu mua nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, ít tạp chất. Bên cạnh đó, nhà máy sẽ trang bị nhà kho lưu chứa nguyên liệu và sản phẩm hiện đại, nhà kho phải được thông thoáng tốt để ngăn chăn nấm mốc phát sinh. Nguyên liệu và sản phẩm lưu chứa trong nhà kho phải được kiểm tra hàng ngày để phát hiện kịp thời nguồn nấm mốc phát sinh để ngăn chặn kịp thời sự lây lang. Phần hạt cà phê bị nhiễm nấm mốc sẽ được đưa đi xử lý như CTR. • Thu gom rác thải sản xuất Rác thải sản xuất chủ yếu là vỏ vụn cà phê và các loại bao bì chứa nguyên liệu các chất thải này phải được tập trung lại và phân loại ra thành các nhóm và xử lý như sau: - Vỏ vụn cà phê và các tạp chất trong nguyên liệu sẽ được thu gom và chuyển cho các đơn vị có chức năng đưa đi xử lý. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 65 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 - Các loại rác khác như bao bì có khả năng tái chế sẽ được tách riêng để bán cho các cơ sở tái chế. - Bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải được thu gom vào bể chứa bùn tự hoại. Sau khi bùn được phân hủy yếm khí trong thời gian lưu khoảng 3 – 4 tháng, bùn được hút đưa đi xử lý theo hợp đồng với đơn vị có chức năng. Bùn từ bể tự hoại cũng được xe hút bùn hút đi xử lý định kỳ. • Chất thải rắn sinh hoạt Rác sinh hoạt với khối lượng khoảng 30 – 50 kg/ngày, tuy không mang tính độc hại cao nhưng cũng cần phải có các biện pháp thu gom thích hợp. Hiện nay, ở khu vực dự án có Công ty Công trình Đô thị và Công ty VSMT Đông Phương có chức năng thu gom và xử lý CTR ở khu vực. Do đó chủ Nhà máy sẽ hợp đồng với các Công ty trên thu gom và vận chuyển về khu xử lý CTR của thành phố Buôn Ma Thuột với tần suất thu gom là 2 lần/ngày. Nhà máy chỉ cần có một thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy dung tích 40 lít để chứa rác trong ngày. • Xử lý chất thải nguy hại Chất thải nguy hại của Dự án như ở chương 3 đã mô tả có khối lượng phát sinh rất ít gồm có dầu cặn từ máy phát điện, dẽ lau máy móc nhiễm dầu sẽ được tập trung vào các thùng chứa riêng biệt và ký hợp đồng với các công ty có chức năng thu gom và xử ký chất thải nguy hại đến thu gom và xử theo đúng qui định. 4.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Dự án sẽ thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định của cơ quan chức năng tại địa phương cũng như của Nhà nước về công tác bảo đảm an toàn lao động và an toàn phòng chống cháy nổ. Việc vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị sản xuất của dự án; việc ghi chép, lưu giữ các thông số vận hành, các trường hợp sảy ra sự cố thiết bị...sẽ được tuân thủ theo các quy phạm của Nhà chế tạo để đảm bảo sự hoạt động an toàn và hiệu quả của thiết bị. Dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ để được hướng dẫn, huấn luyện về các công tác này cũng như về các biện pháp áp dụng để xử lý các tình huống xảy ra mất an toàn về lao động hoặc cháy nổ. Dự án sẽ trang bị đầy đủ và bố trí hợp lý các phương tiện phòng chống cháy nổ (bình CO2, cát, bao bố...) tại các bộ phận sản xuất. Nguồn nước dự trữ để chữa cháy sẽ được duy trì thường xuyên, ổn định để đảm bảo được đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong các tình huống cần thiết. Các phương tiện an toàn lao động cho công nhân tại những vị trí sản xuất cần thiết sẽ được sử dụng tuân thủ chặt chẽ theo các quy định của Nhà máy. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 66 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 Các thiết bị điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị bảo vệ quá tải. Những khu vực nhiệt độ cao, dây điện phải đi ngầm hoặc bảo vệ kỹ. Dầu chạy máy phát điện là vật liệu dễ gây cháy nổ, dự án cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn nhiên liệu này. 4.3.1. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ Cháy nổ là sự cố khá phổ biến và rất dễ xảy ra đối với các công trình, các nhà máy sản xuất. Nếu để xảy ra sự cố cháy nổ thì thiệt hại sẽ không thể lường hết. Như đã trình bày, đối với hoạt động của Dự án, khả năng xảy ra hỏa hoạn của nhà máy chủ yếu ở khu vực tồn trữ nhiên liệu, phân xưởng cơ điện. Do đó, Nhà Máy phải ban hành và thực hiện nghiêm ngặt các qui định về phòng chống cháy nổ. Nắm được vấn đề này, chủ dự án đã có kế hoạch bố trí nhân lực và đầu tư trang thiết bị cho công tác phòng cháy chữa cháy như bố trí các họng nước, các thiết bị chữa cháy cầm tay,... Một số vấn đề cần phải được thực hiện như: - Tiến hành các biện pháp vệ sinh công nghiệp chặt chẽ trong các phân xưởng sản xuất, đặc biệt là phân xưởng cơ điện. - Nhà máy sẽ có các trang thiết bị chống cháy nổ, nhằm ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra. - Các máy móc, thiết bị phải có lý lịch kèm theo và phải được đo đạc, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật. - Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt, các phương tiện và thiết bị chữa cháy hiệu quả. - Công nhân hoặc cán bộ vận hành phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật. - Hỗn hợp bụi, dung môi/không khí có khả năng gây cháy khi đạt nồng độ nhất định và có tác nhân phát lửa gây cháy hoặc nguồn nhiệt phát ra do bất cẩn, do ma sát, do động cơ điện, tiếp điểm điện... Chính vì vậy, khi xây dựng cần quy định rõ khu nhà kho, khu trữ dầu đảm bảo vệ sinh công nghiệp gọn sạch và khi lắp đặt thiết bị cần thiết phải thực hiện hệ thống thông gió để giảm nồng độ chất gây cháy, giảm nhiệt độ không khí cũng như cách ly các bảng điện, tủ điện điều khiển... Đồng thời trong các giai đoạn công nghệ cần lưu ý tiếp đất cho các thiết bị. - Để đảm bảo kịp thời ứng phó với sự cố cháy nổ, dựa vào hệ thống cấp nước chính của khu quy hoạch, Công ty sẽ bố trí các họng lấy nước chữa cháy D100, khoảng cách giữa các họng lấy nước chữa cháy là 150m/trụ. Lưu lượng cấp nước chữa cháy đảm bảo đủ 15 l/s cho một đám cháy. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 67 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 4.3.2. Phòng chống sét - Lắp hệ thống chống sét cho các vị trí cao của khu vực dự án; - Lắp đặt hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ và cải tiến hệ thống theo các công nghệ mới nhằm đạt độ an toàn cao cho các hoạt động của dự án; - Điện trở tiếp đất xung kích < 10Ω khi điện trở suất của đất < 50.000 Ω/cm2. Điện trở tiếp đất xung kích >10 Ω khi điện trở suất của đất > 50.000 Ω/cm2; - Tiến hành lắp đặt hệ thống chống sét chung cho toàn bộ khu vực dự án và từng nhà xưởng, công trình kho tàng; - Sử dụng loại thiết bị chống sét tích cực, các trụ chống sét được bố trí để bảo vệ khắp dự án với độ cao bảo vệ tính toán là 10 - 14m; - Tiến hành đầu tư theo tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng. 4.3.3. Các biện pháp hỗ trợ Ngoài các giải pháp kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu và có tính chất quyết định để làm giảm nhẹ các ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường: - Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong và ngoài khu vực phân xưởng. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải của doanh nghiệp; - Dần dần thực hiện việc hoàn thiện và cải tạo công nghệ nhằm hạn chế ô nhiễm, tránh sử dụng nhiều các nguyên liệu và hóa chất độc hại. - Cùng với các bộ phận khác trong khu vực này, tham gia thực hiện các kế hoạch hạn chế tối đa các ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các qui định và hướng dẫn chung của CCN cũng như các cấp chuyên môn và thẩm quyền của tỉnh Đắk Lắk. 4.3.4. Cây xanh trong nhà máy Cây xanh có tác dụng rất có ích đối với khí hậu và môi trường. Cây xanh có tác dụng che nắng, hút bớt bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn, mặt khác nó còn tạo thẩm mỹ cảnh quan, tạo ra cảm giác dễ chịu về màu sắc cho môi trường. Hệ số phản bức xạ của cây xanh thường nhỏ, bằng khoảng cách 0,2 – 0,3 trong khi đó hệ số phản bức xạ của mặt bêtông và mặt tường là 0,6 – 0,7. Trong thời gian ban ngày, cây xanh hấp thụ bức xạ mặt trời và hút nước từ đất lên để tiến hành diệp lục hoá theo các phản ứng: 6CO2 + 5 H2O ⇔ C6H10O5 + 6O2 ± 674calo hay 6CO2 + 6H2O ⇔ C6H12O6 + 6O2 ± 674calo Như vậy, ban ngày cây xanh hút bực xạ nhiệt, hút CO2 và nhả O2, còn ban đêm thì ngược lại, nhả nhiệt và khí CO2, nhưng quá trình hoạt động sinh lý của cây xanh vào ban đêm rất yếu. Do đó, lượng nhiệt và CO2 do cây thải ra vào ban đêm là không đáng kể. Vì vậy, nhiệt độ không khí trong các vườn cây thường thấp hơn chỗ Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 68 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 trống trải 2 – 3oC, nhiệt độ mặt sân có thưòng thấp hơn nhiệt độ mặt đất trống 3 – 6oC. Không khí chứa bụi khí thổi qua các lùm cây thì các hạt bụi sẽ bám vào mặt lá do lực ma sát và lực rơi trọng lượng. Các luồng không khí thổi qua tán lá sẽ bị lực cản làm cho tốc độ luồng không khí giảm và loãng đi. Do đó, một phần hạt sẽ ngưng đọng trên lá cây. Vì vậy, có thể nói cây xanh có tác dụng lọc sạch không khí. Các dãy cây xanh trồng dọc hai bên đường còn có tác dụng làm giảm sự nhiễu động của không khí trên đường. Do đó, giảm bớt tình trạng bụi từ mặt đường tung bay vào khu vực nhà máy. Cây xanh còn có tác dụng làm giảm tiếng ồn. Sóng âm truyền qua các dãy cây xanh sẽ bị suy giảm năng lượng, mức cường độ âm thanh bị giảm nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ lá, kiểu lá, kích thước lùm cây và chiều rộng dãy đất trồng cây. Các dãy cây xanh còn có tác dụng làm giảm bớt phản xạ âm. Do đó, làm giảm bớt mức ồn trong khuôn viên Nhà máy. Do đó, để hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, đồng thời làm tăng thêm vẻ mỹ quan, cần quan tâm tới việc quy hoạch hàng rào cây xanh và tăng số lượng cây trồng trong khuôn viên nhà máy. Theo quy định chung, đề nghị Nhà máy có kế hoạch bố trí diện tích trồng cây xanh (là 15-20%) trên tổng diện tích khu vực phân xưởng. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 69 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 CHƯƠNG V CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Việc triển khai đầu tư Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý thô hạt cà phê của Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam góp phần vào việc thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Trong các quá trình hoạt động của mình, Dự án sẽ gây ra một số tác động đến môi trường, tuy nhiên theo phân tích ở trên thì khả năng ô nhiễm này không đáng kể và có thể khắc phục được. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, Chủ dự án sẽ có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường. Các tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động của dự án có thể xảy ra đối với môi trường đất, nước, không khí trong quá trình triển khai động xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động. Để hạn chế tác động tiêu cực trên, Chủ đầu tư cam kết sẽ đầu tư kinh phí thực hiện các biện pháp hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm: 5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam là chủ Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý thô hạt cà phê tại CCN Tân An 2, phường Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cam kết thực hiện các biện pháp khống chế và giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng và trong giai đoạn hoạt động như đã nêu cụ thể trong báo cáo này. Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố và giảm thiểu ô nhiễm như đã trình bày trong báo cáo, đồng thời tăng cường công tác đào tạo cán bộ về môi trường nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường bảo đảm không phát sinh các vấn đề gây ô nhiễm môi trường. Chủ dự án sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế và thi công các hệ thống khống chế ô nhiễm để kịp thời điều chỉnh mức độ ô nhiễm nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và phòng chống sự cố môi trường khi xảy ra. Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đã được đưa ra và kiến nghị trong báo cáo là những biện pháp khả thi, có thể đảm bảo Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Chủ dự án cam kết thời gian hoàn thành công trình xử lý môi trường: Ngay khi dự án đi vào hoạt động, các hệ thống khống chế ô nhiễm cũng sẽ hoàn thành. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 70 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN Chủ dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô hạt cà phê tại CCN Tân An 2, phường Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cam kết trong quá trình xây dựng và hoạt động, dự án đảm bảo đạt các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, bao gồm: - Môi trường không khí xung quanh: Các chất ô nhiễm trong khí thải của dự án khi phát tán ra môi trường bảo đảm đạt các tiêu chuẩn sau: + Tiêu chuẩn Chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937 - 2005); + Tiêu chuẩn Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (TCVN 5938 - 2005); + Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (TCVN 5939- 2005); - Độ ồn: Đảm bảo độ ồn sinh ra từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án sẽ đạt Tiêu chuẩn Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương, TCVN 5949-1998); - Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt: đảm bảo đạt Tiêu chuẩn Nước thải theo quy định - Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm (TCVN 5945 - 2005, cột B) trước khi xả ra môi trường ngoài; - Chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt: được thu gom, hợp đồng vận chuyển và xử lý theo đúng yêu cầu an toàn vệ sinh. - Tuân thủ tuyệt đối mọi nguyên tắc an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy. - Tuân thủ thực hiện chương trình giám sát theo định kỳ. Chủ dự án cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 71 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 CHƯƠNG VI CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Bảng 6.1: Bảng tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ môi trường Tiến độ thực hiện (năm 2008) STT Danh mục công trình T1 T2 T3 T4 T5 T6 1. Hệ thống cống thu gom nước thải x x 2. Hệ thống cống thoát nước mưa x x 3. Hệ thống xử lý nước thải tập trung x x x x 4. Bể tự hoại x x 5. Hệ thống lọc bụi x x 6. Ống khói máy phát điện x 7. Lắp đặt hệ thống chống sét x x 8. Các thùng thu gom chất thải rắn x 9. Trồng cây xanh x x x 6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 6.2.1. Chương trình quản lý môi trường Chương trình quản lý môi trường bao gồm các quan điểm về những nghiên cứu môi trường cần thiết và các hoạt động thực hiện trong suốt giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thiết kế, thi công và vận hành. Bao gồm các nội dung chính như sau: - Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và trong giai đoạn vận hành dự án. - Chủ đầu tư dựa trên quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông, cấp điện nước, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt riêng phù hợp để quản lý các nguồn nước thải, chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt tại khu vực dự án; - Thành phần nước thải sau khi xử lý tại nguồn được kiểm tra thường xuyên tại đầu ra của cống thải dự án. Phương pháp giám sát nước thải tại dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu phí nước thải theo Nghị định số 67/2003/CP của Chính phủ; - Chủ đầu tư sẽ điều chỉnh kịp thời các hệ thống xử lý chất thải nhằm thi hành Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 72 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 nghiêm chỉnh các cam kết đã đưa ra trong báo cáo ĐTM của dự án; - Phối hợp với các cơ quan chức năng nhà nước để xây dựng thống nhất phương án phòng chống sự cố cháy nổ, rò rỉ nguyên nhiên liệu; - Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại khu vực dự án. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường; - Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của dự án; - Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của dự án gây ra; - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy; - Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường; - Nộp đầy đủ thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.  Nhân sự cho quản lý môi trường như sau: Chủ dự án sẽ thành lập một bộ phận chuyên trách về môi trường, bộ phận này sẽ quản lý, giám sát trong quá trình triển khai xây dựng dự án và khi nhà máy đi vào hoạt động. - Phụ trách bộ phận kiêm báo cáo giám sát: kỹ sư - 01 người - Nhân viên vận hành HTXLNT, Khí thải: Trung cấp - 01 người - Nhân viên giám sát chất thải, giám sát sự cố môi trường: Trung cấp - 01 người 6.2.2. Giám sát chất lượng môi trường Việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một trong những phần rất quan trọng trong công tác đánh giá tác động môi trường. Chủ dự án sẽ kết hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường tiến hành giám sát định kỳ chất lượng môi trường theo định kỳ hàng năm. Để đảm bảo các hoạt động của dự án không gây ô nhiễm môi trường và đánh giá hiệu quả của các biện pháp khống chế ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường sẽ được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của dự án. Kinh phí giám sát tuỳ thuộc vào thời điểm giám sát. 6.2.2.1. Giám sát môi trường không khí xung quanh và môi trường lao động - Vị trí giám sát: 04 điểm trong và ngoài nhà máy, gồm: Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 73 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 + Khu vực nhà xưởng: 01 điểm + Khu vực tiếp nhận nguyên liệu: 01 đểm + Cổng nhà máy: 01 điểm + Đường giao thông bao quanh nhà máy: 01 điểm - Tần số thu mẫu và phân tích: 4lần/năm; - Các chỉ tiêu giám sát: Bụi tổng cộng, khí SO2, NO2, CO, THC, tiếng ồn; nhiệt độ. - Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; - Tiêu chuẩn so sánh: + Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937 - 2005, TCVN 5938 - 2005, TCVN 5949 - 1998) đối với các thông số ô nhiễm không khí xung quanh. + Tiêu chuẩn trong môi trường làm việc của Bộ Y Tế theo quyết định số 3733/2002/Qđ-BYT. 6.2.2.3. Giám sát nước thải - Vị trí giám sát: 01 điểm tại đầu thải của nhà máy thải vào cống thoát nước của CCN. - Tần suất giám sát: 4 lần/năm; - Các chỉ tiêu đánh giá gồm: pH, SS, BOD5, COD, Amôni, Photpho tổng, Nitơ tổng, tổng Coliform; - Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn; - Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5945 -2005), nguồn thải loại B được áp dụng để đánh giá nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của nhà máy thải vào hệ thống thoát nước chung của CCN. 6.2.2.4. Giám sát chất lượng nước mặt, nước ngầm Đối với viêc giám sát chất lượng nước mặt và nước ngầm trong khu vực thuộc mạng lưới giám sát của CCN Tân An 2. 6.2.2.6. Giám sát chất thải rắn Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sản xuất sẽ được thống kê hàng ngày. Nhật ký quản lý chất thải rắn của nhà máy sẽ được lưu giữ và định kỳ 3 tháng/lần sẽ báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 74 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 CHƯƠNG VII DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG Kinh phí cho các công trình bảo vệ môi trường của toàn bộ Nhà máy được ước tính như sau: 7.1. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÁC CÔNG TRÌNH BVMT 7.1.1. Chi phí cho các công trình xử lý nước thải - Nước thải sinh hoạt + Bể tự hoại: 45.000.000 đồng - Nước thải sản xuất + Mương thu gom và song chắn rác: Bao gồm trong chi phí xây dựng nhà máy + Hệ thống xử lý nước thải sản xuất chung: 320.000.000 đồng - Hệ thống thu gom, thoát nước thải và nước mưa: Bao gồm trong chi phí xây dựng của nhà máy 7.1.2. Chi phí cho các công trình giảm thiêu ô nhiễm không khí - Thiết bị thu bụi, lọc bụi: 210.000.000 đồng - Ống khói máy phát điện dự phòng: 12.000.000 đồng - Bệ đở giảm rung cho thiết bị công suất lớn: Bao gồm trong chi phí xây dựng của nhà máy 7.1.3. Chi phí cho các công trình giảm thiểu ô nhiễm do CTR - Các thùng đựng CTR sinh hoạt và CTR nguy hai: 2.500.000 đồng - Bãi chứa chất thải sản xuất: Bao gồm trong chi phí xây dựng của nhà máy 7.1.4. Các chi phí BVMT khác - Trang thiết bị bảo hộ lao động: 40.000.000 đồng/năm - Cây xanh: + Chi phí đầu tư trồng cây ban đầu: 180.000.000 đồng + Chi phí chăm sóc cây: 40.000.000 đồng/năm Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 75 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam sẽ dành ra một khoản kinh phí nhằm phục vụ cho công tác giám sát chất lượng môi trường định kỳ trong quá trình hoạt động của Nhà máy Xử lý thô hạt cà phê. Chi phí giám sát môi trường ước tính như sau: Chi phí đi lại: 4.000.000 đồng/lần Chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu: - Mẫu không khí: + Không khí xung quanh: 2 mẫu x 950.000 đ = 1.900.000 đồng + Không khí nhà xưởng: 2 mẫu x 1.200.000 đ = 2.400.000 đồng - Mẫu nước thải: 1 mẫu x 1.150.000 đ = 1.150.000 đ Chi phí lập báo cáo và trình duyệt: 5.000.000 đ Tổng chi phí giám sát môi trường là: 14.450.000 đồng/lần Kinh phí giám sát này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng đợt giám sát. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 76 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 CHƯƠNG VIII THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 8.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Chủ dự án đã gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân phường Tân An, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thông báo về những nội dung cơ bản của dự án, những tác động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường sẽ áp dụng và đề nghị góp ý kiến bằng văn bản. Bản nhận xét của Ủy ban nhân dân phường Tân An được đính kèm phần Phụ Lục. 8.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ Chủ dự án đã gửi văn bản đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Tân An, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thông báo về những nội dung cơ bản của dự án, những tác động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường sẽ áp dụng và đề nghị góp ý kiến bằng văn bản. Bản nhận xét của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Tân An được đính kèm phần Phụ Lục. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 77 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 CHƯƠNG IX CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo Tài liệu tiếng Việt: - Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Lắk năm 2006 - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk . - Niên Giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2006 - Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk. - Niên Giám thống kê Tp Buôn Ma Thuột năm 2006 - Phòng thống kê Tp Buôn Ma Thuột. - Giải trình Dự án Nhà máy xử lý thô hạt cà phê – Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam. - Thuyết minh tổng hợp Qui hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Tân An 2, phường Tân An, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk – Công ty CP Xây Lắp I. - Các tài liệu và số liệu hiện trạng môi trường và KT-XH ở địa bàn Dự án do Trung tâm Sinh thái Môi Trường và Tài Nguyên – CEER và các đơn vị chuyên ngành tham gia khảo sát thu thập, tháng 12/2007. - PGS. TS Hoàng Huệ, Xử lý nước thải, Nhà Xuất bản xây dựng, 1990. - PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên, Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2003. - Lê Trình, Quan Trắc và Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB KHKT, 1997. - GS. TS. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước thải đô thị và Khu công nghiệp, tính toán thiết kế công trình, NXB ĐHQG, 2006. - TS. Nguyễn Văn Phước, Giáo trình giảng dạy Quản lý chất thải rắn. - Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam: + TCVN 5949:1998-Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. + Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937, 5738:2005). + Tiêu chuẩn chất lượng khí thải công nghiệp (TCVN 5939, 5940 - 2005). + Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm TCVN 5944-1995. + Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942 - 1995. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 78 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 + Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp TCVN 5945 - 2005. + Tiêu chuẩn trong môi trường làm việc của Bộ Y Tế theo quyết định số 3733/2002/Qđ-BYT - Các số liệu được điều tra ban đầu, các số liệu vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội hiện tại của khu vực. Tài liệu tiếng Anh: - WHO, Rapid Environment Assessment, 1995 - WHO, Management of Environment, Geneve, 1990. - Petts, J. va Eduljce, G. 1994, Environment Impact Assesment for Waste water treatment and Disposal facilities, John Wiley and Son. - Handbooks of emission, Non Industrial and Industrial source, Neitherlands. 9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập - Các kết quả phân tích mẫu khí, mẫu nước tại khu vực thực hiện Dự án vào tháng 12/2007. + Địa điểm lấy mẫu khí: khu vực thực hiện Dự án – CCN Tân An 2, phường Tân An, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. + Địa điểm lấy mẫu nước: khu vực thực hiện Dự án – CCN Tân An 2, phường Tân An, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Các phương pháp phân tích tương ứng được thực hiện theo các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. - Các bảng biểu đánh giá về mức độ tác động môi trường trong quá trình thực hiện dự án. Các tài liệu trên được Trung tâm Sinh Thái, Tài nguyên và Môi trường thu thập, bảo đảm tính khách quan và chính xác 100%. 9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng Hiện nay nhiều phương pháp đánh giá những tác động đến môi trường được sử dụng trên thế giới. Dựa trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh đất nước, hoàn cảnh khu vực đang xét và phù hợp với số liệu điều tra và chủ yếu dựa vào "Hướng dẫn về thực hiện lập Báo cáo hiện trạng môi trường" do Cục Môi trường ban hành. Quá trình xây dựng báo cáo ĐTM của dự án đã sử dụng các phương pháp đánh giá tác động môi trường chính sau đây: Các phương pháp sau được dùng để đánh giá tác động môi trường: - Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thuỷ văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng nhà máy; Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 79 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 - Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh; - Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập: Nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động xây dựng và vận hành dự án; - Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; - Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận: Được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường. - Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án. 9.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng Bảng 9.1: Đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp đã sử dụng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường STT Phương pháp Độ tin cậy Nguyên nhân 1 Phương pháp thống kê Cao Dựa theo số liệu thống kê chính thức của tỉnh. 2 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm Cao - Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện đại - Dựa vào phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn 3 Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993 Trung bình Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nên chưa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam 4 Phương pháp so sánh tiêu chuẩn Cao Kết quả phân tích có độ tin cậy cao 5 Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận Trung bình Phương pháp chỉ đánh giá định tính hoặc bán định lượng, dựa trên chủ quan của những người đánh giá 6 Phương pháp tham vấn cộng đồng Cao Dựa vào ý kiến chính thức bằng văn bản của UBND xã và UBMTTQ xã 9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ Báo cáo ĐTM cho Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô hạt cà phê tại CCN Tân An 2 thuộc phường Tân An, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk do Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam làm chủ đầu tư với sự tư vấn của Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên (CEER). Cơ quan tư vấn đã đánh giá đầy đủ và có đủ độ tin cậy cần thiết về các tác động của dự án và đề xuất được các giải pháp khả thi để hạn chế các tác động có hại. Khi dự án triển khai đi vào hoạt động thì những tác động xấu, ảnh hưởng đến môi trường là không tránh khỏi. Tuy nhiên, với những đánh giá tác động đến môi trường Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 80 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 trong quá trình hoạt động của dự án, các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm với các số liệu, dẫn chứng chi tiết, mang tính khách quan và khoa học đã được đưa ra trong báo cáo thì các ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, KT-XH là hạn chế được. Tuy nhiên, một số đánh giá trong báo cáo ĐTM này còn mang tính định tính hoặc bán định lượng do chưa có đủ thông tin, số liệu chi tiết để đánh giá định lượng. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 81 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết của dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô hạt cà phê, Chủ đầu tư rút ra một số kết luận chính sau đây: - Dự án được thực hiện ở vị trí thuận lợi, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của địa phương, đặc biệt là qui hoạch phát triển công nghiệp của Tp Buôn Ma Thuột. - Dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương, tạo đầu ra ổn định cho hạt cà phê ở khu vực, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho lực lượng lao động tại địa phương; - Quá trình thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án sẽ gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường nếu không có các biện pháp phòng ngừa, khống chế, xử lý. Các tác động đó cụ thể là: + Tác động nhất định đến việc gia tăng dân số cơ học trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động sau này của dự án; + Gây ô nhiễm môi trường không khí trên khu vực do bụi, khí thải, tiếng ồn do hoạt động xây dựng, sản xuất và vận tải; + Gây ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và sản xuất, nước mưa chảy tràn phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án; + Gây ô nhiễm môi trường do CTR công nghiệp không nguy hại, CTR công nghiệp nguy hại và rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án; + Gia tăng nguy cơ gây sự cố môi trường (cháy, nổ, ...). Xuất phát từ việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong vai trò bảo vệ môi trường tại khu vực dự án, Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam sẽ đầu tư đầy đủ kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường cho dự án và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM dự án này nhằm bảo đảm đạt hoàn toàn các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam như đã nêu trong báo cáo. 2. KIẾN NGHỊ Trên cơ sở phân tích ở trên, Chúng tôi rất mong các cấp có thẩm quyền xét duyệt để Dự án sớm được đi vào hoạt động. Trong thời gian thi công và hoạt động sẽ luôn chấp hành những qui định chung của chính quyền sở tại. Hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường xã hội và chính trị khu vực. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 82 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 Chủ đầu tư luôn thực hiện đúng với chủ trương chung của nhà nước và của tỉnh Đắk Lắk về các vấn đề bảo vệ môi trường và KT-XH. Đi đúng với định hướng phát triển, KT-XH, an ninh quốc phòng của cả nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDTM.Cafe.SBVPrint.pdf
Tài liệu liên quan