Đề án Các giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu đầu tư trong hoạt động đầu tư ở nước ta trong thời gian tới

Nhìn nhận lại hoạt động đầu tư của nước ta trong thời gian qua có những biến chuyển tích cực tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là cơ cấu đầu tư đã phát huy được sự hợp lý của cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu ngành nghề, lãnh thổ trong phạm vi cả nước. Trong điều kiện khối lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội còn hạn chế nhất là nguồn vốn đầu tư tập trung vào khu vực nhà nước còn thấp, nhưng bằng cách huy động ngày càng hợp lý hơn mọi nguồn vốn xã hội đặc biệt vốn trong dân sử dụng ngày càng hiệu quả phương pháp huy động vốn nên cơ cấu nguồn vốn nước ta đang thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cơ chế bao cấp trong vốn đầu tư từng bước được hạn chế và xoá bỏ về mức độ lẫn phạm vi. Mọi tiềm năng cho đầu tư phát triển được huy động. Nguồn vốn trong nước được huy động ngày càng nhiều và sử dụng có hiệu quả trong khi vẫn coi nguồn vốn nước ngoài là vô cùng quan trọng. Cơ cấu đầu tư theo ngành chuyển dịch theo hướng phục vụ yêu cầu phát triển toàn diện các ngành kinh tế xã hội, thúc đẩy một cơ cấu ngành hợp lý bao gồm cả ngành sản xuất vật chất và dịch vụ.Trong thời gian qua đầu tư đã góp phần hình thành nên những vùng chuyên môn hoá tập trung, những khu kinh tế trọng điểm. Không chỉ phát huy được hiệu quả đầu tư trong nước, qua hoạt động đầu tư chúng ta đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tín dụng quốc tế và có nhiều mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các mục tiêu của đất nước.

doc47 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Các giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu đầu tư trong hoạt động đầu tư ở nước ta trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp, xấp xỉ 7% nguồn thu ngân sách, tạo việc làm cho gần 35 vạn lao động trực tiếp đồng thời mang lại công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và tạo ra một số ngành sản xuất mới cho Việt Nam. Đầu tư nước ngoài ngày càng khởi sắc, năm 2003 vừa qua cả nước có 620 dự án cấp mới, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.560 tỷ USD bằng 87,3% số dự án và bằng 113,8% về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm trước. Có khoảng hơn 79% số dự án mới do các địa phương, các bản quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cấp phép. Đặc biệt một số dự án có quy mô lớn: Công ty TNHH Sài Gòn sport city với VĐT cam kết 130 triệu USD; dự án sản xuất đĩa trắng CD, VCD, DVD ... của Hồng Kông tại khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng) với VĐT cam kết xấp xỉ 40 triệu USD.... 1.2.1.Nguồn vốn ODA ODA xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước công nghiệp đã thoả thuận sự giúp đỡ dưới dạng hỗ trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi cho các nước đang phát triển. Trong những năm qua đảng và nhà nước ta đã thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Nhờ vậy nước ta đã thành công trong việc thu hút nguồn vốn phát triển hỗ trợ chính thức phục vụ chiến lược ổn định kinh tế – xã hội. Kể từ năm 1993 đến năm 2000 Việt Nam đã tổ chức được tám hội nghị các nhà tài trợ với tổng số vốn cam kết là 17,54 tỷ USD. Với quy mô tài trợ khác nhau, hiện nay Việt Nam có trên 45 đối tác hợp tác phát triển song phương và hơn 300 tổ chức quốc tế và phi chính phủ đang hoạt động. Tình hình cam kết ODA giai đoạn 1993 – 2000. Đơn vị: tỷ đồng Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Mức vốn cam kết 1,81 1,94 2,26 2,43 2,4 2,2 2,1 2,4 (Nguồn: giáo trình kinh tế đầu tư) Mức vốn cam kết này bao gồm cả các khoản viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi. Hầu hết nguồn vốn ODA tập trung vào phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, tăng trưởng xoá đói giảm nghèo bao gồm: giao thông vận tải, cấp thoát nước, giáo dục và đào tạo, khoa học – công nghệ – môi trường, y tế – xã hội, năng lượng, thuỷ lợi, công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản. 1.2.2.Nguồn vốn FDI Từ cuối thập kỷ 70, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở nên quan trọng đối với tăng trưởng của một số nền kinh tế đang phát triển. Trung bình giai đoạn 1981-1985 mỗi năm có khoảng 13 tỷ USD FDI vào các nước đang phát triển, tốc độ tăng trung bình 26%/năm; giai đoạn 1986-2000 các chỉ tiêu tương ứng là 25 tỷ USD và 16%/năm. ở Việt Nam sau gần 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, nguồn vốn FDI đã góp phần bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như điện lực, dầu khí... FDI ở Việt Nam bình quân là 3,7 tỷ USD/năm cung cấp khoảng 65% vốn đầu tư toàn xã hội, xấp xỉ 19% GDP của Việt Nam. Tính từ năm 1988-2000 trên phạm vi cả nước đã có 3251 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 44.587 triệu USD. Và trong giai đoạn 1988-2000 phân theo hình thức đầu tư , nước ta cũng thu hút được một lượng lớn vốn FDI vào sản xuất đầu tư phát triển Số liệu kinh tế xã hôi Việt Nam 2002 –kế hoạch 2003 –tăng trưởng và hội nhập (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị: triệu USD STT Hình thức đầu tư số dự án Tổng VĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện 1 2 3 4 BOT Hợp đồng hợp tác kinh doanh DN 100% vốn nước ngoài DN liên doanh 6 157 2417 1.089 1.332.975.000 3.870.280.224 14.202.336.482 19.69.154.173 411.385.000 3.300.263.330 6.298.792.563 8.013.273.547 216.941.200 3.761.554.367 6.725.903.405 10.034.903.814 Tổng 3.669 39.104.745.879 18.023.678.710 20.739.302.795 Trong đó nguồn vốn cho xây dựng cơ bản là chủ yếu chiếm 70% số dự án với 68,7% vốn đăng ký (năm 2003). Tuy nhiên FDI cũng trải qua những biến động do sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế – chính trị – xã hội: - Giai đoạn 1991-1997 FDI tăng trưởng nhanh góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội. + 1991-1995: 16 tỷ vốn đăng ký, tốc độ tăng trưởng cao, vốn thực hiện đạt 7,153 tỷ USD bằng 32% tổng vốn đầu tư của cả nước. năm 1995 tăng gấp 3 lần so với năm 1991. + 1996-1997: FDI tiếp tục tăng thêm 15 tỷ vốn đăng ký và 6,06 tỷ vốn thực hiện - Giai đoạn 1998-2000: đây là thời kỳ suy thoái FDI do ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng kinh tế – xã hội năm 1997 trong khu vực. Năm 1998 vốn đăng ký là: 3,897 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,4 tỷ USD Năm 1999 vốn đăng ký là: 1,586tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,2 tỷ USD Năm 2000 vốn đăng ký là: 1,973 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,2 tỷ USD - Giai đoạn 2001 cho đến nay: FDI đang dần được phục hồi Năm 2001 vốn đăng ký là: 2 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,3 tỷ USD, tăng 3% so với năm trước. Năm 2001 vốn đăng ký là: 1,4 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,35 tỷ USD Đơn vị: Tỷ USD Chỉ tiêu 1991-1997 1998 – 2000 2001 đến nay 1. Vốn đăng ký 2. Vốn thực hiện 16 7,153 31 13,213 3,897 2,4 1,568 2,2 1,973 2,2 2 2,3 1,4 2,35 (Nguồn: Báo đầu tư - 22/12/2003). 2. Cơ cấu vốn đầu tư Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ năm 1995 đến nay ngày càng tăng cao. Từ 60,75 ngàn tỷ đồng năm 1995 lên 67,49 ngàn tỷ đồng năm 1996; 79,2 ngàn tỷ đồng năm 1997; 75,58 ngàn tỷ đồng năm 1998; 80,08 ngàn tỷ đồng năm 1999 và đến năm 2003 vừa qua quy mô vốn đầu tư vượt hơn 217 ngàn tỷ đồng (chiếm khoảng 35,8% GDP). Nếu so với năm 1995 thì năm 1996 tăng 11,1%; năm 1997 tăng 30,4%; năm 1998 tăng 24,4%; năm 1999 tăng 31,8%. Tính chung tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện cả giai đoạn 1996-2000 thì cả nước đạt 394,1 ngàn tỷ đồng, tăng 66,7% so với cả giai đoạn 1991-1995. Trong đó vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được chia làm ba bộ phận: vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác. (theo tạp chí: “con số và sự kiện” số 1+2/2003). 2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa TSCĐ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ ngày càng được đa dạng hoá về nguồn huy động, quy mô của các nguồn cũng tăng đáng kể. Trước năm 1990 khi còn vận hành theo cơ chế cũ, nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu bằng NSNN. Từ năm 1990 trở lại đây, ngoài nguồn NSNN còn có sự tham gia của các nguồn vốn khác. Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB toàn xã hội (trung bình năm). giá hiện hành Tổng cộng 1991-1995 1996-2000 1991-2000 40,546 100(%) 99,589 100(%) 70,067 100(%) Vốn nhà nước Vốn NSNN Vốn tín dụng Vốn của DN 15,840 8,275 2,547 5,018 39 52 17 31 54,715 22,704 14,135 17,875 54 42 25 33 35,278 15,490 8,341 11,446 46 47 21 32 Vốn ngoài quốc doanh Vốn dân cư Vốn của các tổ chức, DN ngoài quốc doanh 13,459 10,876 2,582 37 81 19 21,155 17,394 3,761 22 82 18 17,307 14,135 3,172 29 82 18 3. Vốn nước ngoài 11,246 25 23,720 24 17,483 24 (nguồn: số liệu của tổng cục thống kê) Trong cơ cấu vốn nhà nước, tỷ trọng vốn của DNNN và vốn tín dụng nhà nước có xu hướng tăng thay cho sự suy giảm tương đối của NSNN. Vốn NSNN trong tổng số vốn của nhà nước đã giảm từ 52% trong giai đoạn 1991-1995 xuống còn 42% trong giai đoạn 1996-2000. Tuy nhiên vai trò của nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong tổng đầu tư toàn xã hội. Còn vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư XDCB. Trong giai đoạn 1991-2000 vốn đầu tư nước ngoài đã tăng 25% mỗi năm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành nông nghiệp những năm qua ở mức thấp và có xu hướng giảm xuống. Năm 1991 tỷ trọng vốn đầu tư vào nghành nông nghiệp chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đến năm 2000 tỷ trọng này giảm xuống còn 7%. Đầu tư cho công nghiệp được tập trung khá lớn do đây là nghành được ưu tiên phát triển cho giai đoạn 1991-2000. đặc biệt là đối với công nghiệp xây dựng đã có sự tăng trưởng rõ rệt từ 3% toàn ngành công nghiệp giai đoạn 1991-1995 lên đến 7% giaiđoạn 1996-2000. Dịch vụ vẫn là nghành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư xã hội nhưng lại có sự bất hợp lý trong phân bổ. * Vốn đầu tư theo vùng, lãnh thổ: Vùng Đông Nam Bộ cho đến nay vẫn là vùng chiếm tỷ trọng vốn đầu tư XDCB lớn nhất (trung bình 40,5% thời kỳ 1996-2000) và có xu hướng gia tăng. Trong khi đó vùng Tây Bắc là vùng có tỷ trọng thấp nhất (chiếm 1% tổng vốn đầu tư XDCB. Cơ cấu đầu tư XDCB theo lãnh thổ (trung bình năm) đơn vị: % cả nước 1996 100 1997 100 1998 100 1999 100 2000 100 ĐBSH ĐB TB BTB DHMT TN ĐNB ĐBSCL 16 3 1 4 3 2 36 9 22 3 1 4 4 2 38 10 17 4 1 6 5 2 45 11 16 5 1 6 5 2 42 12 17 5 1 6 5 2 41 13 2.2. Vốn lưu động bổ sung: Bao gồm những khoản đầu tư mua sắm tài sản cố định tăng hơn năm trước. Vốn lưu động bổ sung chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu vốn đầu tư xã hội. Năm 1999 tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 131,2 nghìn tỷ dồng thì vốn lưu động bổ sung chỉ chiếm khoảng 8,7% tương đương với 11,4 nghìn tỷ đồng trong khi vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ là 12,3 nghìn tỷ đồng chiếm 85,6%; còn vốn đầu tư phát triển khác là 7,5 nghìn tỷ đồng chiếm 5,7%. Tuy nhiên vốn lưu động của doanh nghiệp mới chỉ được đánh giá trên hai nguồn cơ bản đó là từ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiệp nước ngoài. 2.3. Vốn đầu tư phát triển khác: Bao gồm chi phí thăm dò, khảo sát và quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ; chi phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (như dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 773 phủ xanh đất trồng ven sông, ven biển...). Ngoài ra còn có các chương trình về nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực... Cơ cấu vốn cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. ước tính năm 2000 vốn đầu tư phát triển khác đạt 8,9 nghìn tỷ đồng chiếm 6% và tăng 18,1% so với năm 1999 với tổng số vốn là 7,5 nghìn tỷ đồng chiếm 5,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. (nguồn con số và sự kiện số 1/2001) 3. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 3.1. Công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp một vài năm trở lại đây tăng cao đánh dấu ch sự phục hồi của công nghiệp đặc biệt là từ giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây, cụ thể: đơn vị: % năm 1996 1997 1998 1999 2001 2002 2003 Tốc độ tăng trưởng CN(%) 14,2 13,8 12,5 11,6 14,5 14,5 16 Trong đó, gía trị sản xuất CN năm 2001 ước đạt 228798 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994) tức là tăng 14,5% so với năm 2000. Nét nổi bật trong sản xuất CN là khu vực ngoài quốc doanh tăng cao hơn so với khu vực nhà nước. Chỉ riêng 4 năm qua khu vực ngoài quốc doanh tăng 10 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 19,5% (2001); 18,3% (2000) và năm 1999 là 10,9% , cho đến năm 2003 vừa qua là 18,7% đứng đầu trong ba khu vực: khu vực doanh nghiệp nhà nước (12,4%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (18,3%) (theo số liệu của tạp chí : “ nghiên cứu kinh tế” số 285 tháng 2/202) Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định với tốc độ khá cao, tăng 13,8%, giá trị sản xuất công nghiệp toàn khu vực đạt 82.027 tỷ đồng chiếm 35,9% tổng giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá so sánh năm 1994). Theo số liệu thống kê năm 2001 thì đến năm 2003 khu vực này vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ ước tăng 18,3%. đứng thứ 2 trong 3 khu vực, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng 15,1% đạt được năm 2002. Nếu không kể dầu khí (6,2%) thì tốc độ tăng của khu vực này là 22,4%. Tỷ trọng của khu vực này đạt 36,2% toàn ngành công nghiệp, tăng hơn so với 35,5% năm 2002 và gấp 1,5 lần tỉ trọng năm 1995 (25,1%). Nó đóng góp 40,6% giá trị sản xuất của toàn nghành công nghiệp trong khi khu vực DNNN – 31%, khu vực ngoài quốc doanh – 28,4%. (tạp chí: “con số và sự kiện” – 3/2003). Giá trị sản xuất công nghiệp 2003 (giá so sánh 1994) ước thực hiện năm 2003 (tỷ đ) Năm 2003 so với 2002 Tổng số: phân theo khu vực- thành phần kinh tế - Khu vực DNNN Trung ương Địa phương - Khu vực ngoài quốc doanh 302.990 117.289 78.779 38.516 75.906 109.795 116.0 112.4 112.6 112.0 118.7 118.3 Mức vốn đầu tư vào công nghiệp tập trung vào một số tỉnh, thành phố lớn như: Vĩnh Phúc (93,8%), Đà Nẵng (21,2%), Cần Thơ (20,7%), Khánh Hoà (18,4%), Hà Nội (14,4%), Hải Phòng (14,1%), Phú Thọ (13,4%). (số liệu năm 2001). 3.2. Ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Sau gần 20 năm đổi mới nông – lâm – ngư nghiệp nước ta đã có bước phát triển khá nhanh và toàn diện không những đảm bảo được an toàn lương thực thực phẩm mà còn cung cấp nhiều nông sản – thuỷ hải sản ... phục vụ cho xuất khẩu với số lượng lớn, chất lượng ngày càng tăng. Sản xuất nông nghiệp năm 2001 tiếp tục phát triển và tăng trưởng theo hướng kinh tế hàng hoá gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản xuất ước đạt 145.507 tỷ đồng (theo giá 1994) Tăng 4,1%;GDP ước đạt 109.765 tỷ đồng (gía hiện hành) tăng 2,6% so với năm 2000. Trong đó thuỷ sản tăng 10,5% (theo số liệu năm 2001). Riêng năm 2003 nông – lâm chiếm gần 18% tổng sản phẩm trong nước, hàng năm sử dụng gần 20 triệu ha đất và rừng, thu hút 72% lực lượng lao động xã hội. Đối với vốn đầu tư cho thuỷ lợi cũng đã tăng lên đáng kể, năm 1998 ở mức 2.800 tỷ đồng; năm 1999 khoảng4.000 tỷ đồng và năm 2000 khoảng 3.800 tỷ đồng. Cả giai đoạn 1991-2000 vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp năm 2000 đã tăng gấp 2 lần năm 1997 và gấp 6 lần năm 1991. Trong cơ cấu hiện nay, vốn đầu tư cho thuỷ lợi chiếm hơn 79% đầu tư toàn ngành. Trong 10 năm 1991-2000 tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi ước tính 20.000 tỷ đồng (1,7 tỷ USD). Trong đó thời kỳ 1991-1995 đạt khoảng14.500 tỷ đồng (500 triệu USD) và giai đoạn 1996-2000 khoảng 14.500 tỷ đồng (khoảng 1,2 tỷ USD) gấp 4 lần số vốn đầu tư thực hiện thời kỳ 1991-1995. (tạp chí tài chính – tháng 6/2001) Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn trong 10 năm qua đã có sự gia tăng đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Từ năm 1991 đến năm 2000, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn ước đạt 65,2 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá năm 1995) tương đương 5,9 tỷ USD chiếm khoảng 10,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; Trong đó trong 5 năm 1996-2000 lên tới 21,8%. Như vậy trong 5 năm 1996-2000 đã có sự tập trung cao hơn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đặc biệt là trong 2 năm gần đây nhất tỷ trọng này lên tới 15% (kể cả đầu tư cho thuỷ lợi). Nguồn vốn ngân sách tăng đáng kể cho khu vực nông nghiệp – nông thôn. Xem xét đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản: năm 1990 nguồn vốn này là 402 tỷ đồng (chiếm 17,34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ NSNN); năm 1996 đạt 2882,4 tỷ đồng (bằng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ NSNN); và đến năm 1998 số vốn này chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ NSNN (theo tạp chí tài chính – tháng 6/2001). Ngoài ra cũng phải nói đến nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng góp phần quan trọng. Phương thức đầu tư chủ yêu của nguồn vốn này là hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giống cây con, ứng trước vốn cho nông dân mua vật tư, phân bón để đảm bảo sản xuất nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản, nâng cao cơ sở hạ tầng... Nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển nông nghiệp nữa là FDI. Riêng trong giai đoạn 1987-1994 FDI đầu tư vào trong nông nghiệp đạt 874 triệu USD (chiếm 8,2% tổng nguồn vốn FDI của cả nền kinh tế) và cho đến giai đoạn 1998-2002 (tức là từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến năm 2002) thì có 354 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 1433,3 triệu USD trong đó có 678,9 triệu USD vốn pháp định chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số vốn đầu tư FDI của cả nước ( tương ứng tỉ lệ 7,69% số dự án, 3,3% số vốn đăng ký và 3,3% vốn pháp định) tức là quy mô bình quân 1 dự án chỉ có 4 triệu USD vốn đăng ký và 1,9 triệu USD vốn pháp định. Nhìn chung, khả năng thu hút vốn còn thấp, số dự án ít, quy mô nhỏ. Tuy nhiên năm 2003 tình hình đã khởi sắc, tốc độ tăng trưởng số dự án và số vốn đầu tư cao so với các năm trước cũng như so với các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Số dự án đạt 68, vốn đăng ký 117,6 triệu USD, vốn pháp định 61,5 triệu USD; so với năm 2002 số dự án tăng 3,8 lần, số vốn đăng ký tăng 3,56 lần, số vốn pháp định tăng 2,65 lần. Trong khi vốn đăng ký của toàn bộ khu vực FDI của Việt Nam năm 2003 chỉ đạt 1512,8 triệu USD giảm 2,9% so với năm 2002. 3.3. Dịch vụ Trong xu hướng vận động hiện nay thì các ngành dịch vụ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội các ngành dịch vụ có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ và đa dạng, phong phú để đáp ứng kịp thời với sự phát triển nói chung. Song song với nó thì vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ cũng tăng. Vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc thời kỳ 1991-2000 là 95,5 nghìn tỷ đồng (tính theo giá năm 1995) tương đương với 8,6 tỷ USD, chiếm 15,14% tổng vốn đầu tư phát triển 10 năm. Trong đó 5 năm 1991-1995 là 14%, 5 năm 1996-2000 là 15,76%. Tốc độ tăng bình quân 42,9%; thời kỳ 1996-2000 tăng bình quân 7,1%. Vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá trong 10 năm 1991-2000 là gần 30 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 1995) tương đương với 2,7 tỷ USD và chiếm 4,76% tổng vốn đầu tư phát triển (5 năm 1991-1995 là 3,91%; 5 năm 1996-2000 là 5,23%). Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân trong 10 năm là 19,8%, trong đó trong 5 năm 1991-1995 bằng 25,6% và trong 5 năm 1996-2000 bằng 14,2% (Số liệu năm 2001) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành 1988-2000 (tính tới 20/12/2002 – tính các dự án còn hiệu lực) đơn vị: triệu USD TT chuyên ngành số dự án tổng VĐT vốn pháp định đầu tư thực hiện 1 2 3 Công nghiệp Nông-lâm-ngư nghiệp + Nông – lâm + Thuỷ sản Dịch vụ 2.341 484 403 81 754 22.160.753.028 2.422.165.367 2.193.931.436 228.242.931 14.521.836.484 10.257.772.823 1.169.207.406 1.057.187.701 112.019.705 6.596.698.484 13.343.302.692 1.292.122.848 1.188.286.188 103.836.66. 6.103.877.255 4. Cơ cấu đầu tư theo vùng Xem xét sự phân bổ luồng vốn và hình thành nên cơ cấu đầu tư nhìn chung đã có nhiều biến chuyển đáng kể. Đảng và nhà nước chủ trương thực hiện chến lược đầu tư có trọng điểm và phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương và chủ trương nhấn mạnh phát triển ở 6 vùng. Đó là 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Miền trung, Phía Nam và 3 vùng khó khăn hơn là trung du, miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian qua tỷ trọng đầu tư phát triển của từng vùng trong tổng đầu tư của 6 vùng có sự khác biệt lớn được thể hiện: Bình quân giai đoạn 1996-1999, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Đồng Nai, Bà Dịa Vũng Tầu, Bình Dương) chiếm tỷ trọng lớn nhất 51,26% gấp hai lần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh) 21,83% và gấp 20 lần vùng Tây Nguyên (2,63%). ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, giai đoạn 1991-2000 được đầu tư 7,6% và còn một số tỉnh thiếu hụt vốn ngân sách như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng thiếu 80%-90% ngân sách. ở khu vực này đô thị hoá chưa phát triển, những đô thị đã có thì trình độ thấp. Tỉ lệ vốn đầu tư vào khu vực này không đều: năm 1998 là 4751,39 tỷ đồng chiếm 6,13% vốn đầu tư phát triển; năm 1999 là 6308,91 tỷ đồng chiếm 7,88%. Khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 1997 có giảm sút so với năm 1996 nhưng đã tăng dần vào các năm sau 1998-1999. Năm 1996 vốn đầu tư vào Tây Nguyên 158484 tỷ đồng, chiếm 3%; năm 1999 đạt 11968 tỷ đồng, chiếm 14,81%. Tỷ trọng GDP của vùng Tây Nguyên tăng 0,16 điểm phần trăm. Tuy khó khăn nhưng Tây Nguyên đã thu hút được số vốn đăng ký của đầu tư nước ngoài gấp 2,8 lần so với trung du và miền núi phía Bắc (giai đoạn 1996-1999). Trong giai đoạn 1995-1999 Tây Nguyên là vùng có vốn ngân sách do địa phương quản lý là thấp nhất chiếm 7,39%. Nhìn chung đầu tư vào vùng Tây Nguyên còn thấp, năm 2000 chỉ tăng 2,1% so với năm 1999 trước hết là do đầu tư của các hộ vào các loại cây công nhiệp lâu năm như cà fê, cao su, điều hạt tiêu là những khoản đầu tư lớn nhưng năm 2000 bị chững lại. Mặt bằng một số công trình đầu tư lớn của nhà nước trên địa bàn Tây Nguyên, nhất là thuỷ điện Yaly năm 2000 về cơ bản hoàn thành nên mức đầu tư cũng thấp hơn nhiều so với năm 1999. Khu vực trọng điểm miền Trung tăng dần qua các năm. Năm 1996: 1797,2 tỉ đồng chiếm 3,4%, Năm 1999: 3337,44 tỉ đồng chiếm 4,73% và đánh giá chung giai đoạn 1996-1999 vốn đầu tư là 10878,81 tỷ đồng chiếm 3,85%. Điều đó chứng tỏ sức thu hút vốn đầu tư phát triển vào khu vực này cũng đã tăng lên tuy chưa được như mong muốn. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài mặc dù vùng này đã được chú trọng về mặt chính sách (khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai...) nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn rất thấp chiếm 3,35%, cơ sở hạ tầng ở vùng còn chưa kích thích đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài và còn chậm phát triển. Giai đoạn 1996-2000 vùng Duyên Hải Miền Trung chiếm 11,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vùng trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam là hai vùng đã tập trung nguồn vốn đầu tư nhiều nhất đặc biệt là cùng phía Nam. Bình quân giai đoạn 1996-1999, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tỷ trọng vốn đầu tư xã hội lớn nhất(51,26%) gấp hơn hai lần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (21,82%) và gấp 20 lần vùng Tây Nguyên (2,63%) và xu thế là tỷ trọng đầu tư của hai vùng trọng điểm này giảm dần với các mức tương ứng là Bắc Bộ từ 21,9% (1996) với số vốn 11575,39 tỷ đồng xuống còn 19,51% (1996) với số vốn là 15764,85 tỷ đồng, còn vùng trọng điểm miền Nam giảm từ 51,99% (1996) xuống còn 50,9% (1999). Theo số liệu đến 12/1999 tổng số vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại 6 vùng là 12727 triệu USD trong đó vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 54,46%, vùng trọng điểm phía Bắc chiếm 31,42% ( cả hai vùng này lên tới 88,88%). Đến tháng 11/2003 hầu hết các dự án vẫn tập trung phần lớn vào các tỉnh thành phố phía Nam, trong đó thành phố Hồ Chí Minh 162 dự án với số vốn 218,2 triệu USD, Bình Dương 96 dự án với số vốn 1928 triệu USD, Đồng Nai 30 dự án với số vốn 77,8 triệu USD. Còn các tỉnh phía Bắc chỉ có 160 dự án với số vốn 435,9 triệu USD chiếm 27,4 % về số dự án và 30,3% về vốn đăng ký. Trong đó Hà Nội 51 dự án với số vốn là 86,5 triệu USD, Hải Phòng 26 dự án với số vốn 95 triệu USD, Quảng Ninh 13 dự án với 60,3 triệu USD... Với vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong 6 tháng đầu năm 2003đã đóng góp khoảng 20% gía trị sản xuất công nghiệp, trên 14% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. ở vùng này, mặc dù là vùng kinh tế trọng điểm nhưng việc huy động vốn đầu tư phát triển chủ yếu dựa vào ngân sách của nhà nước chiếm trên 30% tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1996-2002 của vùng. Việc huy động vốn của dân cư thấp. Hơn nữa trong tổng vốn đầu tư của dân thì vốn đầu tư cho phát triển sản xuất chỉ đạt khoảng 20%, còn lại chủ yếu tập trung vào xây dựng nhà ở khách sạn, nhà nghỉ. Còn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì tính đến 6/2003 đã thu hút vốn đầu tư của 1200 doanh nghiệp nước ngoài và 650 doanh nghiệp trong nước, chiếm 86% số vốn FDI và 60% số dự án, khoảng 75% vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp của cả nước. Trong đó một số tỉnh đã đạt được mức tăng trưởng cao như là Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 22%, Tây Ninh tăng 147,8% Long An tăng 100,6%. Trong 5 năm 1996-2000 tổng vốn đầu tư xã hội đã huy động cho đầu tư phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam đạt trên 210 nghìn tỷ đồng chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư của cả nước. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách chỉ chiếm 10%, vốn của các doanh nghiệp nước ngoài chiếm trên 20%. Riêng năm 2002 tổng vốn đầu tư phát triển đạt trên 54 tỷ đồng. Trong đó vốn nhà nước chiếm 37,5% vốn của dân và doanh nghiệp tư nhân trên 21% còn lại là vốn FDI... Năm 2003 vốn đầu tư phát triển của các tỉnh thành phố trong vùng tăng cao so với năm trước, Tp HCM tăng 14%, Bà Rịa – Vũng Tàu 9,6%... Hàng loạt các hệ thống giao thông vận tải được đầu tư xây dựng với các công trình lớn như quốc lộ 51C, quốc lộ 22... Cơ cấu đầu tư phân theo vùng lãnh thổ giai đoạn 1991-2000 Miền núi phía Bắc Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Vùng Bắc Trung Bộ Vùng Duyên Hải Miền Trung Vùng Đông Nam Bộ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 7,6% 26,0% 9,0% 11,7% 27,5% 15,6% (nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư) 5. Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế Trong những năm qua cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Và xu hướng tăng tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm tỉ trọng kinh tế nhà nước. Theo đánh giá kinh tế nhà nước có thể chiếm khoảng 38%, kinh tế ngoài nhà nước chiểm 62% trong đó cá thể khoảng 33%, tư nhân 4% và FDI 14,1% GDP của cả nước. Theo số liệu năm 1999 khu vực kinh tế trong nước (kinh tế nhà nước và ngoài quốc doanh) đã đầu tư 108,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,7% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Và ước tính năm 2000 khu vực này đầu tư 120 nghìn tỷ đồng chiếm 81,6% và tăng 18% so với năm 1999. Còn khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1999 đã đầu tư 22,7 nghìn tỷ đồng, ước tính năm 2000 là 27,2 nghìn tỷ chiếm 17-18% tổng vốn đầu tư phát triển mỗi năm. Kinh tế nhà nước vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, không những thế kinh tế nhà nước còn có vai trò then chốt trong việc đổi mới cơ chế quản lý, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong đó các doanh nghiệp có vị trí hàng đầu về đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm ( trên 40%).Kinh tế nhà nước bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội; doanh nghiệp nhà nước do trung ương và địa phương quản lý; các dự án và chương trình đầu tư do nhà nước làm chủ đầu tư và các khoản đầu tư khác đã đóng góp 57-58% tổng số vốn đầu tư phát triển. Năm 1999 đầu tư gần 77 tỷ đồng chiếm 58,7%, ước tính năm 2000 đầu tư 86,4 tỷ đồng chiếm 57,3%. Theo ước tính thực hiện vốn đầu tư phát triển của khu vực kinh tế nhà nước 3 năm 2001-2003 được 240223,2 tỷ đồng bằng 95,4% thực hiện của giai đoạn 5 năm 1996-2000. Nếu tính thực hiện bình quân năm vốn đầu tư phát triển của khu vực này trong giai đoạn 2001-2003 so với bình quân năm vốn đầu tư phát triển của khu vực này trong giai đoạn 1996-2000 thì giai đoạn 2001-2003 bằng 158,4%. Về thành phần ngoài quốc doanh từ khi luật doanh nghiệp ban hành năm 2000 các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn với số vốn 6,5 nghìn tỷ đồng tăng 17,8% so với năm 1999 và là một trong những thành phần kinh tế có tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển vào loại cao trong năm 2000. Tính chung hàng năm khu vực này đầu tư vào sản xuất kinh doanh khoảng 20 nghìn tỷ đồng chiếm 13-14% tổng vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư phát triển thực hiện của khu vực này ước tính năm 2001-2003 thực hiện được 107038,3 tỉ đồng trong đó tổng vốn đầu tư của khu vực này trong cả 5 năm 1996-2000 chỉ được 110501,8 tỷ đồng. Như vậy vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh trong 3 năm 2001-2003 bằng 96,68% mức thực hiện của cả 5 năm 1996-2000. Công nghiệp quốc doanh vốn đóng vai trò chi phối quá trình phát triển công nghiệp trong nhiều năm qua đã có dấu hiệu giảm sút về mặt tỉ trọng. Năm 1995 khu vực này chiếm trên 50%, Năm 1997 chỉ còn 48% và năm 2000 giảm xuống còn 42%. Trong khi khu vực ngoài quốc doanh tăng dần tư 1995 đến năm 2000 từ 12,% kên 18,5%. Nguồn vốn của khu vực ngoài quốc doanh hoạt động ngày càng hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển cuả các thành phần kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước. Năm 1995 chỉ số phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 114,98% thì chỉ số phát triển chung của cả nước là 109,54%. Số liệu tương ứng năm 1996 là 119,42%/109,34%; năm 1997 là 120,75%/108,15%; năm 1998 là 116,88%/105,88%. Về vốn đầu tư phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài những năm qua có những cơ chế chính sách được sửa đổi, bổ sung , thông thoáng đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nên khối lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ năm 2001-2003 có chiều hướng tăng dần. Ước tính thực hiện trong ba năm 2001-2003 vốn đầu tư khu vực này đạt 75177,1 tỷ đồng bằng 74,52% của cả giai đoạn 5 năm 1996-2000. tính bình quân năm của 3 năm đầu kế hoạch 2001-2005,vốn đầu tư thực hiện cảu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bằng 124,19% mức thực hiện bình quân năm của giai đoạn 5 năm 1996-2000. Như vậy thực tế đầu tư của tất cả các khu vực đều tăng với tốc độ cao hơn so với tốc độ thực hiện vốn đầu tư phát triển của cả giai đoạn 5 năm 1996-2000, trong đó vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thực hiện 3 năm 2001-2003 đã xấp xỉ tổng số vốn đầu tư của khu vực này trong 5 năm 1996-2000. II. Đánh giá chung Trong gần 20 năm đổi mới vừa qua cơ cấu đầu tư nước ta đã có những bước chuyển biến rõ rệt về cơ cấu, về nguồn vốn, về vốn, về vùng, ngành đã đa dạng hơn. Đặc biệt là từ năm 1990 khi có cơ chế vận hành đầu tư mới được thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ngày càng cao. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội thời kỳ 1991-2000 theo giá hiện hành là 700674 tỷ đồng, theo giá so sánh năm 1994 là 307148 tỷ đồng tương đương với gần 63 tỷ USD. Nguồn huy động cũng đa dạng hơn rất nhiều, chúng ta thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Giai đoạn 1991-2000 vốn đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước đã tăng 250% (2,5 lần) mức tăng trưởng về đầu tư hàng năm là 10%, tỷ lệ đầu tư so với GDP duy trì được khoảng 27%. Hoạt động đầu tư đượcđa dạng hoá có sự tham gia của mọi thànhphần kinh tế. Tuy nhiên cơ cấu đầu tư ở nước ta hiện nay vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục: 1. Huy động chưa hết tiềm năng và khả năng của nền kinh tế. Tỉ lệ huy động vốn đầu tư phát triển trong thời gian qua đạt thấp hơn so với các nước trong khu vực, trung bình chỉ đạt khoảng 26%-28% GDP, thể ở các mặt sau: - Đối với nguồn vốn trong nước: Nguồn tích luỹ trong nước thấp, nhưng việc huy động cho đầu tư phát triển lại chưa tương xứng đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư mới huy động (cả qua kênh trực tiếp và gián tiếp) khoảng trên 50% số tiết kiệm được. Việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và đặc biệt là khối doanh nghiệp nhà nước chưa cao. Nhà xưởng, đất đai, tài sản của công còn lãng phí nhiều, chưa được đưa vào đầu tư. - Đối với nguồn vốn ODA: thực hiện giải ngân chậm, còn nhiều vướng mắc. Các nhà tài trợ đã cam kết viện trợ và cho ta vay với các điều kiệnưu đãi là 15,14 tỷ USD nhưng giải ngân còn chậm. Tính đến hết năm 1999 mới giải ngân được 6,47 tỷ USD, đạt 42,7% so với tổng nguồn đã cam kết. Năm 2001 và năm 2002 mức giải ngân về ODA chậm hơn so với kế hoạch , tương ứng là 1650 triệu USD và 1794 triệu USD so với kế hoạch đề ra đạt tương ứng 91% và 85%. Nguyên nhân của thực trạng trên là do chậm giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư. Bên cạnh đó vốn đối ứng có nơi, có lúc thiếu hoặc bố trí không kịp thời làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Mặt khác, do có sự bất cập trong các thủ tục tài chính: về cơ chế tài chính trong nước đối với các dự án ODA trong cùng một lĩnh vực còn có sự khác nhau, và cơ chế thuế đối với các dự án ODA không giống nhau giữa các nhà tài trợ. Năng lực của đội ngũ cán bộ và quản lý dự án chưa đáp ứng được yêu do thiếu về năng lực, số lượng, tính chuyên nghiệp và chủ yếu kiêm nhiệm. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không ổn định: giai đoạn 1996-2000 đã giảm đáng kể nhưng cho đến năm 2001 trở đi có sự tăng trưởng trở lại nhưng tốc độ chưa cao do các nhà đầu tư còn nghi ngại chính sách đầu tư ở Việt Nam. Cơ cấu FDI không đồng đều, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và dịch vụ còn nông nghiệp thì rất hạn chế. Mặc dù hiện nay mốt số tỉnh thành đã có chính sách “trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư nhưng kết quả vẫn còn rất khiêm tốn, số vốn đăng ký dự án bình quân cho nông nghiệp chỉ đạt 1,73 triệu USD, vốn pháp định 900 nghìn USD (năm 2003). Bên cạnh đó một số doanh nghiệp hoạt động vẫn còn một số hành vi gian lận, không minh bạch, vấn đề ô nhiễm môi trường biểu hiện rõ nét ở việc nhập khẩu các loại máy móc thết bị cũ, lạc hậu đã hết khấu hao dưới hình thức vốn góp. 2. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý Về đầu tư theo ngành: tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp còn thấp chỉ khoảng 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện (năm 2001). Trong đó có nhiều hiện tượng đầu tư tràn lan theo phong trào hoặc theo lợi nhuận trước mắt rất phổ biến kéo dài làm giảm hiệu quả đầu tư, gây khó khăn cho nền kinh tế như hiện tượng của các nhà máy đường, xi măng, phân bón một số năm qua. Chỉ tính riêng năm 2003 có gần 41 nhà máy đường ở nước ta được xây dựng nhưng không có ngyên liệu để hoạt động dẫn đến việc phải đóng cửa. Về ngành nông nghiệp: chưa được đầu tư đúng mức. Quá chú trọng vào thuỷ lợi (chiếm hơn 70% vốn đầu tư của ngành năm 2001) và một số yếu tố khác nhằm tăng sản lượng mà ít chú ý nâng cao chất lượng dẫn đến hiệu quả chưa cao. Trong nông nghiệp chậm đầu tư để phát triển các ngành nghề ở nông thôn, chưa có sự phát triển hữu hiệu để phát triển khu vực kinh tế trang trại và xây dựng hợp tác xã kiểu mới. Nguyên nhân của tình trạng trên là dự báo không chính xác, quá chú trọng vào đầu tư để tăng công suất sản xuất không chú ý đến đầu ra của sản phẩm dẫn đến việc đầu tư tập trung vào một số ngành, làm cung vượt quá cầu như sắt, thép, cơ khí, rượu bia, đường... Về đầu tư theo vùng: các dự án có vốn đầu tư phân bổ không đều chỉ tập trung vào Đông Nam Bộ còn các vùng khác đặc biệt là các vùng trọng điểm về nông nghiệp – lâm nghiệp nhiều lao động có trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn với số lượng nông sản xuất khẩu nhiều và đa dạng về chủng loại như ĐBSH, ĐBSCL, Bắc Trung Bộ lại không có dự án hoặc có rất ít và chỉ là các dự án nhỏ. 3. Sử dụng vốn chưa hiệu quả, Đầu tư dàn trải và phân tán Thời gian qua đầu tư chưa tập trung, dứt điểm kể cả một số công trình trọng điểm của nhà nước. Vấn đề bố trí đầu tư giàn trải kéo dài tiến độ của các công trình dự án được đầu tư bằng nguồn ngân sách đã xảy ra ở hầu hết các bộ, ngành, địa phương: năm 1997 có khoảng 6000 dự án, năm 1998 có khoảng 5000 dự án, năm 1999 gần 4000 dự án được đầu tư bằng ngân sách. Đặc biệt năm 2003 vừa qua có khoảng 11000 dự án được đầu tư bằng ngân sách. Nhưng trong đó schỉ có khoảng 100 dự án nhóm A, 800 dự án nhóm B, còn lại là nhóm C. Trong đó có dự án nhóm C duyệt từ 7 tỷ đến vài chục tỷ đồng. (Theo tạp chí tài chính – 6/2001) Trong công tác đầu tư xây dựng tình hình nợ đọng vốn kéo dài ngày càng lớn. Theo số liệu bước đầu tổng hợp từ báo cáo của các bộ, ngành và 53/61 tỉnh thanh phố thì số nợ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách đã lên đến tới trên 11 nghìn tỷ đồng. Trong đó trung ương 4 nghìn, 53/61 tỉnh thành phố 7 nghìn tỷ đồng. Các bộ có nợ đọng vốn lớn là bộ GTVT, bộ NN- PTNT. Nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, đầu tư giàn trải. Vì vậy để đảm bảo tiến độ dự án các nhà thầu phải bỏ vốn trước. Bên cạnh đó công tác giải phóng mặt bằng trong đầu tư xây dựng còn chậm, chất lượng một số công trình xây dựng chưa được đảm bảo; nhiều công trình xây dựng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã xuống cấp hư hỏng nhất là các công trình xây dựng cầu đường giao thông, nhà ở... Công tác thực hiện quản lý vốn đầu tư còn bị thất thoát, lãng phí dẫn đến chi phí xây lắp có xu hướng tăng dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư. Chương III: Các giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu đầu tư trong hoạt động đầu tư ở nước ta trong thời gian tới 1. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư 1.1. Giải pháp thu hút vốn đầu tư trong nước 1.1.1. Đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Một thực tế luôn xuất hiện, không chỉ đối với các nước đang phát triển mà ngay cả ở các nước phát triển là nguồn vốn ngân sách nhà nước luôn đứng trước một mâu thuẫn cố hữu giữa nhu cầu chi tiêu lớn và khả năng huy động nguồn thu chỉ có hạn. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển thì mâu thuẫn này lại càng trở nên gay gắt hơn, vì hệ thống nguồn thu của những nước này chưa hoàn thiện, chưa chặt chẽ, còn vấn đề chi tiêu của ngân sách lại lỏng lẻo, còn nhiều sơ hở gây nên những khoản thất thoát rất lớn. Vì thế, giải pháp chung đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là kiên quyết sẽ đầu tư có trọng điểm, theo đúng chương trình đầu tư công cộng mà chính phủ sẽ hoạch định trong từng thời kỳ. Đầu tư từ ngân sách sẽ chỉ tập trung vào những công trình hay dự án mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, nhưng hiệu quả tài chính thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư. Đó là các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội, xóa đói giảm nghèo, hay có liên quan đến an ninh quốc phòng và các mục tiêu quốc gia khác. Ngay đối với cả các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, chính phủ cũng cần tìm các phương án kêu gọi đầu tư tư nhân ở chừng mực cao nhất có thể được mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BTO, hay BT. Quan điểm chung là vốn ngân sách sẽ giảm dần hoặc rút lui hoàn toàn ra khỏi những ngành hay những lĩnh vực mà đầu tư tư nhân có thể tự đảm nhận được. Tăng cường nguồn thu cho ngân sách: thuế luôn là nguồn thu cơ bản và lâu dài của ngân sách quốc gia. Vì thế những biện pháp tăng cường nguồn thu ngân sách sẽ chủ yếu tập trung vào việc tăng cường doanh thu thuế, theo phương châm thu đúng thu đủ các khoản thu mà luật thuế đã quy định. Phải tận dụng tối đa các khoản thu từ thuế và lệ phí cho nhà nước, bằng cách mở rộng dần diện thuế và hạn chế các đối tượng miễn giảm thuế. Nhưng để giảm tình trạng trốn lậu thuế thì các sắc thuế phải đơn giản giản, rõ ràng, có tính ổn định tương đối, thuế suất ở mức phải chăng, phù hợp với thông lệ quốc to, khuyến khích được các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước. 1.1.2. Đối với nguồn vốn tự đầu tư của các DNNN DNNN muốn có tích lũy để tự đầu tư sản xuất thì trước hết, hoạt động của doanh nghiệp phải thực sự có lãi. Trước tình hình yếu kém của đa phần các DNNN hiện nay, con đường duy nhất để giúp các doanh nghiệp này có thể đứng vững trên đôi chân của mình là nhà nước cần đẩy mạnh quá trình cải cách DNNN. Kiên quyết đoạn tuyệt với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, là gánh nặng cho ngân sách. Hiện nay, Ban đổi mới DNNN đã xây dựng xong một chương trình toàn diện về cải cách các DNNN. Tinh thần chung là cố gắng đa dạng hoá hình thức sở hữu thông qua cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu, củng cố lại các khu vực quốc doanh bằng các biện pháp sát nhập và giải thể, đồng thời cơ cấu lại các DNNN lớn hiện đang gặp khó khăn thông qua cắt giảm quy mô và các biện pháp khác để nâng cao tính hiệu quả. 1.1.3. Đối với nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân Tiếp tục tạo lập một môi trường thông thoáng, thúc đẩy đầu tư tư nhân nhằm tăng cường sự đóng góp của khu vực tư nhân vào nguồn vốn đầu tư xã hội, đồng thời tạo điều kiện đẻ khu công nghiệp, khu chế xuất vực tư nhân phát huy được hết sự năng động sáng tạo của mình, trở thành một động lực quan trọng cho quá trình phát triển và hội nhập kinh tế. Đẩy mạnh việc cải cách hệ thống ngân hàng tài chính, đa dạng hoá và hoàn thiện các kênh huy động vốn nhằm huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong khu vực dân cư. 1.2. Giải pháp huy động vốn nước ngoài Đây là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng. Việc huy động vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn từ vay nợ, viện trợ. 1.2.1. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài là nhằm góp phần vào việc tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH đất nước. Hiện nay và trong thời gian tới, Việt Nam cần mở rộng hơn nữa các biện pháp tăng cường khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: nghiên cứu để đa dạng hoá hơn nữa các hình thức đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá các thủ tục, minh bạch các chính sách, thực hiện ưu đãi về tài chính và thuế theo đúng luật khuyến khích đầu tư nước ngoài... Tiến dần tới thực hiện bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời đầu tư cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng cứng (đường, điện, nước, thông tin...) cũng như hạ tầng mềm (tài chính, xã hội, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ...) để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh; chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, đội ngũ cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. 1.2.2.Đối với nguồn vốn huy động từ nguồn vay nợ, viện trợ mà một bộ phận lớn là vốn ODA sẽ được huy động để đầu tư vào những công trình có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế – xã hội. Cần vận động các nhà tài trợ, đồng thời chuẩn bị tốt các dự án thực hiện các nguồn vốn đối ứng để thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết với các nhà tài trợ; cần sớm ban hành chính sách thuế thống nhất áp dụng đối với các dự án ODA của tất cả các nhà tài trợ theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế, tiếp tục hài hoà thủ tục với các nhà tài trợ theo nhóm hoạch song phương, trong lúc lựa chọn các khâu công việc có tính khả thi cao như hài hoà kết cấu nội dung và hình thức, hài hoà các quy trình và thủ tục đấu thầu, hài hoà hệ thống báo cáo định kỳ về tình hình triển khai các dự án ODA. 2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước kết hợp với vốn ODA ưu tiên cho các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chú trọng đặc biệt tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội: giao thông vận tải, năng lượng điện, thuỷ lợi, một số dự án thông tin liên lạc phát triển giáo dục đào tạo, y tế, thực hiện các chương trình xã hội, bảo vệ môi trường... Cần định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn và đối tác quan trọng. Xử lý các mối quan hệ và đầu tư như vốn trong nước và nước ngoài, quan hệ giữa các hình thức đầu tư với hợp tác giữa các thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó cần xây dựng, quy hoạch tổng thể các nguồn lực phát triển và gắn với quy hoạch ngành, lãnh thổ; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có chiến lược phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đối với những công trình quan trọng cần vận động đầu tư hướng tới những đối tác cụ thể, tiềm năng về tài chính, công nghệ và có những hỗ trợ, đảm bảo ưu đãi cần thiết để dự án thành công. Mặt khác, cần tăng cường hơn nữa hoạt động tìm hiểu đối tác trước khi quyết định đầu tư, công tác dự báo biến động của thị trường trước khi lập dự án đầu tư. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp để khuyến khích đầu tư trong nước, nhà nước cũng cần tạo ra môi trường thuận lợi, có chính sách ưu đãi đối với các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, không khác gì so với quy chế ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài. Nhà nước hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp một cách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế bằng các chính sách như: tín dụng, mặt bằng sản xuất, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực... Có chính sách mở rộng thị trường trong nước, tăng sức cầu tiêu thụ, mà trước hết là thị trường nông thôn. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp cần kích thích công nghiệp và dịch vụ phát triển. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả theo hướng: xóa bao cấp, doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuât kinh doanh, nộp đủ thuế và có lãi, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Cần nâng cao hiệu lực quản lý và có sự hỗ trợ của nhà nước đối với các dự án đã cấp phép để tháo gỡ khó khăn giúp các dự án hoạt động có hiệu quả, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế đất nước, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát quy trình thực hiện dự án đầu tư. 3. Đảm bảo phát triển hợp lý giữa các ngành vùng Đảm bảo sự chuyển dịch giữa các vùng có sự đồng bộ, nhất quán, cân đối và phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng. Đối với các vùng lãnh thổ cần đầu tư dứt điểm, trên cơ sở sử dụng công nghệ cao, quy mô nhỏ. Phát triển theo hướng tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, tạo nhiều chỗ làm việc. Cơ cấu kinh tế đó sẽ được đảm bảo bằng sự phát triển của khoa học công nghệ và đa dạng hoá sinh học. Đối với vùng lãnh thổ còn nhiều khó khăn (vùng trung du, miền núi) cần tạo ra những khâu then chốt đầu tư có trọng điểm vào những đô thị hạt nhân, các lãnh thổ thuận lợi hơn như việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao... để toàn lãnh thổ có bước phát triển nhanh hơn, thu hẹp dần các vùng khó khăn. Cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh. Thiết lập các đô thị ở vùng lãnh thổ còn trống vắng đô thị để hình thành hạt nhân cuốn hút sự phát triển. Để phát huy lợi thế của vùng, cần tập trung phát triển những ngành cung cấp nguyên liệu và sản phẩm cho xuất khẩu và cho các nghành công nghiệp chủ yếu. Cần xây dựng kế hoạch phối hợp liên tỉnh nhằm hỗ trợ triển khai trong việc thực hiện các kế hoạch đầu tư đối với các công trình trọng điểm có tác động liên tỉnh đồng thời phối hợp xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, và sử dụng chung các cơ sở kết cấu hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên, khi xác định cơ cấu đầu tư giữa các vùng phải căn cứ vào các đặc tính xã hội, các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế ... của từng vùng. - Quy hoạch tổng thể phải gắn với quy hoạch, kế hoạch về sản phẩm và thị trường của từng ngành. + Đối với nhóm ngành có năng lực cạnh tranh: Đây là các ngành có lợi thế so sánh dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên như điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai, mặt nước, khoáng sản và nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp, chủ yếu là các ngành sản xuất nôngnghiệp – thuỷ sản như : gạo , cà phê, điều, chè, cao su tự nhiên và những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày. Để nâng cao hiệu quả cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ đối với mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường, đảm bảo thị trường lâu dài, có quy mô thích hợp và xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trường; hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu; nâng cao công nghệ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, dịch vụ... + Đối với nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai với điều kiện được hỗ trợ có thời hạn và tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là nhóm hàng trước mắt còn gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu nhưng trong tương lai có thể có khả năng cạnh tranh nếu hiện tại được hưởng những hỗ trợ nhất định. Đa số trong nhóm này là những ngành công nghiệp cơ bản, điển hình là các ngành rau quả, thực phẩm, chế biến, điện - điện tử, cơ khí, hoá chất, xi măng và một số ngành công nghiệp mới với công nghệ cao. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nhóm hàng này cần giữ vững và mở rộng thị phần trong nước so với mặt hàng xuất khẩu, cần định hướng phát triển và đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ thích hợp với mức đôi bảo hộ hợp lý. Nghiên cứu định hướng phát triển, hỗ trợ đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư chiều sâu và thành lập các trung tâm công nghệ ở các thành phố lớn. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển đối với sản phẩm mới thông qua các trung tâm công nghệ, các tổng công ty và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút thêm vốn đầu tư từ nhiều nguồn. + Đối với nhóm nghành hàng hiện nay có khả năng cạnh tranh thấp. Đó là các ngành đòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao. Vì vậy trong những ngành thuộc nhóm này cần có những biện pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu, đầu tư đồng bộ từng ngành cụ thể để đảm bảo sản xuất được các thiết bị lớn, chính xác. Cân nhắc kĩ lưỡng việc đầu tư vào những khâu năng lực sản xuất đã đảm bảo nhu cầu trong nước; đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao và công nhân lành nghề, khuyến kích mạnh đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Kết luận Nhìn nhận lại hoạt động đầu tư của nước ta trong thời gian qua có những biến chuyển tích cực tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là cơ cấu đầu tư đã phát huy được sự hợp lý của cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu ngành nghề, lãnh thổ trong phạm vi cả nước. Trong điều kiện khối lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội còn hạn chế nhất là nguồn vốn đầu tư tập trung vào khu vực nhà nước còn thấp, nhưng bằng cách huy động ngày càng hợp lý hơn mọi nguồn vốn xã hội đặc biệt vốn trong dân sử dụng ngày càng hiệu quả phương pháp huy động vốn nên cơ cấu nguồn vốn nước ta đang thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cơ chế bao cấp trong vốn đầu tư từng bước được hạn chế và xoá bỏ về mức độ lẫn phạm vi. Mọi tiềm năng cho đầu tư phát triển được huy động. Nguồn vốn trong nước được huy động ngày càng nhiều và sử dụng có hiệu quả trong khi vẫn coi nguồn vốn nước ngoài là vô cùng quan trọng. Cơ cấu đầu tư theo ngành chuyển dịch theo hướng phục vụ yêu cầu phát triển toàn diện các ngành kinh tế xã hội, thúc đẩy một cơ cấu ngành hợp lý bao gồm cả ngành sản xuất vật chất và dịch vụ.Trong thời gian qua đầu tư đã góp phần hình thành nên những vùng chuyên môn hoá tập trung, những khu kinh tế trọng điểm. Không chỉ phát huy được hiệu quả đầu tư trong nước, qua hoạt động đầu tư chúng ta đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tín dụng quốc tế và có nhiều mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các mục tiêu của đất nước. Thông qua những kết quả đã đạt được chứng tỏ sự phù hợp của cơ cấu đầu tư của nước ta trong giai đoạn qua. Tuy nhiên chúng ta cũng luôn phải có những biện pháp nhằm giảm bớt hạn chế, đồng thời tăng cường, phát huy được thế mạnh so sánh của đất nước. Hoạt động đầu tư sẽ vẫn là hoạt động mang tính chiến lược và là giải pháp để phát triển kinh tế – xã hội của nước ta trong giai đoạn tiếp theo. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2. Báo Đầu tư các số năm 2003, 2004 3. Thời báo Kinh tế Việt Nam, các số năm 2002, 2003, 2004 4. Tạp chí Kinh tế Việt Nam 5. 6. 7. 8. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35645.doc
Tài liệu liên quan