Đề án Đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Thành phố Hải Phòng

Như vậy, xuyên suốt cả đề tài này chúng ta đã tiếp cận và có thể thấy được tầm quan trọng của vấn đề “Đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Thành Phố Hải Phòng”. Nhờ có hệ thống thể chế nhà nước không ngừng được bổ sung, hoàn thiện tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho kinh doanh phát triển nên trong lĩnh vực “Đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Thành Phố Hải Phòng” HẢI PHÒNG đã đạt được những thành tưu to lớn và đáng tự hào. Nhưng bên cạnh đó cũng không thể không nói tới hạn chế còn tồn tại mà ta cần khắc phục trong thời gian tới. Hiện tại, TP. HẢI PHÒNG đang trong bối cảnh chuyển mình, hối hả cho việc hội nhập kinh tế quốc tế cùng với cả nước thì hơn bao giờ hết Đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Thành Phố Hải Phòng càng được coi trọng và được nhà nước, xã hội đặc biệt quan tâm. Góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là ngoại giao buôn bán thông thương với nước ngoài vì Hải Phòng là cửa ngõ nối Việt Nam với các nước trên thế giới bằng đường biển. Vậy nên, mỗi cá nhân, mỗi tập thể, tổ chức cần được nhận thức rõ ràng và có trách nhiệm đối với sự đi lên của đất nước nói chung và đối với vấn đề Đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Thành Phố Hải Phòng nói riêng. Trên con đường phát triển của minh,chúng ta sẽ còn có nhiều thách nhức ở phía trước nhưng có sự tài tinh của Đảng và nhà nước ta, thực hiện phương trâm “CNH-HĐH”. Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ sớm đưa ngành đóng tàu lên vị trí xứng tầm thế giới và ngày càng phát triển bền vững, mọi mặt của đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao,ngày càng được ấm no hạnh phúc như Bác Hồ hằng mong muốn.

doc36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng lớn trong tổng cầu. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải, kéo sản lượng và mức giá cân bằng tăng theo. Về cung, khi đầu tư đã có thành quả thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, đường tổng cung dịch chuyển xuống dưới, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó mức giá chung giảm. Tăng tiêu dùng tiếp tục kích thích sản xuất tăng hơn nữa. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Ngoài ra đầu tư phát triển còn có tác động giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, xoá đói giảm nghèo, phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị … của những vùng có khả năng phát triển nhanh để làm đầu tàu cho các vùng khác. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư ít nhất phải đạt được từ 15-20% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR mỗi nước. Đầu tư phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy nếu muốn tốc độ phát triển kinh tế tăng cao ( 9-10%) thì phải tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do hạn chế nhiều mặt, để đạt tốc độ tăng trưởng từ 5 - 6% là rất khó khăn. Như vậy chính đầu tư đã quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Đầu tư phát triển có tác động to lớn đến việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh và nhập công nghệ từ bên ngoài. Dù là tự nghiên cứu phát minh hay là nhập công nghệ từ bên ngoài đều phải có đầu tư. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Đối với các cơ sở hoạt động phi lợi nhuận, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư. 1.2.2_Nội dung đầu tư phát triển ngành đóng tàu 1.2.1.1_Đầu tư vào cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng quyết định việc có thể cho ra đời những con tàu có chất lượng kỹ thuật cao, đảm bảo tiến độ thi công tầu phù hợp với kế hoạch và chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm, phát triển công nghiệp tầu thủy. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là đầu tư: Nâng cấp cơ sở nhà máy cũ. Đầu tư xây dựng nhà máy mới sản xuất phục vụ đóng tàu. Đầu tư vào các trang thiết bị Đầu tư vào hệ thống cảng biển. … 1.2.1.2_Đầu tư vào nguồn nhân lực. Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu hiện tại và chiến lược phát triển lâu dài là để đáp ứng trình độ chuyên môn, tay nghề cho lao động đóng tàu. Các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, tại chức… 1.2.1.3_Đầu tư vào công nghệ cao và công nghệ phụ trợ,sản xuất nguyên vật liệu Công nghệ phụ trợ nhằm giúp các hoạt động sửa chữa và đóng tàu các sản phẩm bao gồm sản xuất thép, các động cơ chính, cần trục, nắp hầm hàng, thiết bị Ro Ro, nồi hơi, vật liệu nội thất, vật liệu hàn, hệ thống điều hòa và thiết bị điện. Từ đó sản xuất các nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất tàu giảm sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. 1.2.3_nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành đóng tàu Vốn tự có: là vốn góp của các thành viên thuộc tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam Vốn ngân sách: là vốn do nhà nước cấp tài trợ cho hoạt động đóng tàu. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất do ngành đóng tàu được coi la ngành nghề có tiềm năng phát triển và là ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Vốn liên doanh: Đây là nguồn vốn có được từ việc chiếm dụng vốn của các tổ chức liên doanh cũng nhu các đối tác chiến lược trong việc làm ăn. Trái phiếu chính phủ: Mới đây nhất chính Phủ cho phép tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam phát hành trái phiếu để huy động vốn. Đây là lần phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất giá trị lên tới 3.000 tỷ đồng. Đây là  trái phiếu loại 10 năm được phát hành bằng tiền đồng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước với lãi suất 9%/năm và đã có số lượng đặt mua gấp 3 lần lượng phát hành. Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành phố Hải Phòng. 2.1_Lợi thế cho phát triển nghành đóng tàu thành phố Hải Phòng Ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp được xác định mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp của nước ta, được Chính phủ và thành phố quan tâm với mục tiêu đưa Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp đóng tàu lớn của cả nước. Thời gian qua, với nỗ lực không ngừng vươn lên tiếp nhận và làm chủ những kỹ thuật công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, các nhà máy đóng tàu Hải Phòng đã dần khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trong nước cũng như trên trường quốc tế.  . Chỉ trong một thời gian ngắn, ngành đóng tàu Hải Phòng và Tổng công ty CNTT Việt Nam đã có những bước tiến dài vượt bậc bằng việc cho ra đời hàng loạt tàu hàng có trọng tải lớn. Từ chỗ chỉ đóng được những con tàu vận tải cỡ nhỏ từ 400 đến 1.400 tấn, đến nay những người thợ Hải Phòng đã đóng được những tàu biển lớn có trọng tải lớn, chất lượng cao, mẫu mã đẹp đạt tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt của hàng hải quốc tế từ 22.500 tấn đến 36.000 tấn và 53.000 tấn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hiện nay, Hải Phòng đã xuất khẩu được tàu biển sang các nước: Singapo, Nhật Bản, Đan Mạch, Hy Lạp, Iraq và đặc biệt là Vương quốc Anh nơi có nền công nghiệp đóng tàu lâu đời và hiện đại hàng đầu thế giới. Điều này chứng tỏ được năng lực thực sự của công nghiệp đóng tàu Việt Nam nói chung và công nghiệp đóng tàu Hải Phòng nói riêng trong con mắt của các bạn hàng quốc tế. Từ đầu năm đến nay, ngành công nghiệp đóng tàu Hải Phòng đạt kim ngạch xuất khẩu gần 40 triệu USD - mức kỉ lục trong nhiều năm gần đây, tạo vị thế mới trong hội nhập sau hơn nửa năm nước ta chính thức là thành viên WTO. Có được thành công trên là sự quan tâm, phối hợp hợp chặt chẽ giữa thành phố và Tập đoàn VINASHIN tạo thuận lợi cho các tổng công ty và công ty đóng tàu tăng tốc đầu tư cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất cuả ngành công nghiệp đóng tàu. Thành phố tạo điều kiên cho các doanh nghiệp đóng tàu sử dụng hàng trăm ha mặt bằng sạch để triển khai các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, trên cơ sở đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh, nhiều công ty đóng tàu đã nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các dòng sản phẩm tạo ra sự chuyển dịch mới trong công nghiệp đóng tàu theo hướng chuyên môn hoá cao. Hiện nay, các doanh nghiệp đóng tàu lớn của Hải Phòng như: Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền đã đầy ắp các hợp đồng trong nước và nước ngoài đến năm 2010. Và như vậy,  kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD từ đóng tàu hoàn toàn nằm trong tầm tay với hàng loạt tàu đóng mới được bàn giao vào dịp cuối năm. Đây chính là  sự khẳng định về định hướng đúng đắn của thành phố khi tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực Ngoài ra Hải Phòng còn có vị trí thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu đó là: Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước. Về ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương. Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Phía Đông giáp biển Đông. Thành phố có toạ độ địa lý: Từ 20030'39' - 21001'15' Vĩ độ Bắc. Từ 106023'39' - 107008'39' Kinh độ Đông. Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có toạ độ từ 20007'35' - 20008'36' Vĩ độ Bắc và từ 107042'20' - 107044'15' Kinh độ Đông. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. 2.1.2_Lịch sử hình thành các nhà máy đóng tàu: Hải Phòng thành phố của những con tàu. Khi tiến hành cuộc viễn chinh xâm lược Đông Dương, người Pháp đã nhìn ngay thấy vị trí thuận lợi của Hải Phòng để phát triển ngành vận tải biển. Từ năm 1876, Pháp bắt đầu xây dựng cảng Hải Phòng để tới năm 1882 đưa đội quân lính thủy đầu tiên 600 người đổ bộ lên cảng. Sau đó ngày 31-5-1883 thành lập sư đoàn thủy quân lục chiến Bắc kỳ với 4 chiến hạm, hai tàu phóng lôi, 2000 lính án ngữ vùng Đông Bắc. Thế kỷ XX, Hải Phòng đã có công ty vận tải biển của người Pháp, Hoa và Việt. Riêng người Việt có hãng tàu của Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Hữu Thu. Nhưng hãng của Bạch Thái Bưởi có quy mô lớn hơn và kèm theo là cơ sở sửa chữa đóng mới. Lực lượng công nhân ở Hải Phòng ngày càng đông và phong trào cách mạng ngày một phát triển. Hải Phòng trở thành đầu mối liên lạc với quốc tế của những người cộng sản. Các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Đức Cảnh là những người lãnh đạo cách mạng đầu tiên hoạt động ở Hải Phòng. 13/5/1955 Hải Phòng được giải phóng công nghiệp đóng tàu được chú trọng phát triển vì lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Ngày nay, nói tới Hải Phòng là nói tới những con tàu, những cái tên như Bạch Đằng, Nam Triệu, Bến Kiền, Phà Rừng…gắn liền với thương hiệu tàu thủy Việt Nam. Hiện nay Hải Phòng sở hữu tới 2 tổng công ty công nghiệp tàu thủy là Bạch Đằng và Nam Triệu và còn nhiều công ty trực thuộc tổng tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam như Bến Kiền, Sông Cấm … 2.1.2_Sản phẩm truyền thống của ngành: Do hình thành và phát triển trong một thời gian dài như vậy nên ngành có nhiều sản phẩm truyền thống như: Tàu khách cao tốc vỏ nhôm, vỏ thép cường độ cao, du thuyền, tàu du lịch, tàu kéo, tàu đẩy, tàu lai dắt cảng biển, tàu hàng loại vừa và nhỏ, tàu công trình, tàu dịch vụ hàng hải, sà lan các loại…Trên địa bàn thành Phố có nhiều nhà máy đóng tàu thuộc tổng công ty CNTT Việt Nam như: Tổng công ty CNTT Bạch Đằng với các đơn vị thành viên trực thuộc thành Phố Hải Phòng như: Công ty cổ phần đóng tàu Sông Cấm với các sản phẩm truyền thống như: Tàu Hàng Tầu Victory: Tàu kéo: Tàu cứu nạn hàng hải: Công ty cổ phần CNTT Tam Bạc: Tàu lai dắt đóng theo đặt hàng của Singapore công suất 1.000cv Tàu lai dắt cho Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hạ Long công suất 2.000cv. Tổng công ty CNTT Nam Triệu: Sản phẩm truyền thống của Công ty gồm các tàu hàng chạy ven biển, tàu kéo đẩy, tàu cá xa bờ... Công ty TNHH nhà nước một thành viện CNTT Bến Kiền: với các sản phẩm truyền thống như : Tàu vận tải 450 tấn Tàu đánh cá 300 CV Tầu vận tài hàng khô Công ty đóng tàu Phà Rừng: các sản phẩm truyền thống Ụ khô sửa chữa các loại tàu từ 16000 DWT Đưa tàu vào âu sửa chữa: Sửa chữa tàu nước ngoài tại Hải Phòng 2.1.3_Đối tác chiến lược mạnh: Hiện nay, Hải Phòng đã xuất khẩu được tàu biển sang các nước: Singapo, Nhật Bản, Đan Mạch, Hy Lạp, Iraq và đặc biệt là Vương quốc Anh nơi có nền công nghiệp đóng tàu lâu đời và hiện đại hàng đầu thế giới. Điều này chứng tỏ được năng lực thực sự của công nghiệp đóng tàu Việt Nam nói chung và công nghiệp đóng tàu Hải Phòng nói riêng trong con mắt của các bạn hàng quốc tế. Từ đầu năm đến nay, ngành công nghiệp đóng tàu Hải Phòng đạt kim ngạch xuất khẩu gần 40 triệu USD - mức kỉ lục trong nhiều năm gần đây, tạo vị thế mới trong hội nhập sau hơn nửa năm nước ta chính thức là thành viên WTO. 2.2_Thực trạng đầu tư phát triển ngành đóng tàu Hải Phòng 2.2.1_Đầu tư phát triển vào ngành công nghiệp đóng tàu Thành phố Hải Phòng. Ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp được xác định mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp của nước ta, được Chính phủ và thành phố quan tâm với mục tiêu đưa Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp đóng tàu lớn của cả nước. Thời gian qua, với nỗ lực không ngừng vươn lên tiếp nhận và làm chủ những kỹ thuật công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, các nhà máy đóng tàu Hải Phòng đã dần khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trong nước cũng như trên trường quốc tế. Chỉ trong một thời gian ngắn, ngành đóng tàu Hải Phòng và Tổng công ty CNTT Việt Nam đã có những bước tiến dài vượt bậc bằng việc cho ra đời hàng loạt tàu hàng có trọng tải lớn. Từ chỗ chỉ đóng được những con tàu vận tải cỡ nhỏ từ 400 đến 1.400 tấn, đến nay những người thợ Hải Phòng đã đóng được những tàu biển lớn có trọng tải lớn, chất lượng cao, mẫu mã đẹp đạt tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt của hàng hải quốc tế từ 22.500 tấn đến 36.000 tấn và 53.000 tấn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Ngành công nghiệp đóng tàu cũng là ngành công nghiệp mũi nhọn thứ nhất của Hải Phòng, có mức tăng trưởng gần 50% và kim ngạch xuất khẩu tăng gần 2 lần so với trước khi hội nhập, nắm giữ 60% thị phần đóng tàu của cả nước. Do được thành phố Hải Phòng và Tập đoàn VINASHIN tập trung đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng hiện đại hóa nhà xưởng và mua sắm các trang thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại để cho ra đời dòng sản phẩm chất lượng cao, hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp đóng tàu đã đóng mới và hạ thủy, bàn giao nhiều tàu hàng xuất khẩu sang Anh, Đức, Nhật Bản... có tải trọng từ 6.500 tấn đến 53.000 tấn. Các đơn vị thành viên của VINASHIN như Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, Bạch Đằng, Bến Kiền... đã kí được những hợp đồng đóng mới tàu cho khách hàng trong và ngoài nước cho đến hết năm 2010. Như chúng ta đã biết, tất cả các công ty đóng tàu ở Thành Phố Hải Phòng đều thuộc hoặc trực thuộc Tổng công ty CNTT Việt Nam Vinashin. Chính vì vậy mà việc đầu tư phát triển ngành đóng tàu ở Thành Phố Hải Phòng chủ yếu là do Tổng công ty CNTT Việt Nam Vinashin đầu tư. Cho đến nay các dự án đầu tư lớn của Vinashin tài thành phố Hải Phòng có. Các dự án đã hoàn thành như: Tên dự án Công suất thiết kế Tổng mức vốn đầu tư Dự án nâng cấp nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (giai đoạn I). Sau khi đầu tư sẽ đóng mới được tàu có trọng tải đến 10.000DWT, sửa chữa được tàu đến 8.000DWT. Với tổng mức đầu tư là 182.538.000.000. Trong đó: Xâylắp:   77.745.000.000 đồng. Thiết bị:    94.185.000.000 đồng. KTCB khác:   2.576.000.000 đồng. Dự phòng:    8.033.000.000 đồng Nâng cấp Nhà máy đóng tàu Bến Kiền (Giai đoạn 2). Với công suất thiết kế: Đóng mới tàu cá 300-600HP : 6 chiếc/năm. Đóng mới tàu 1.000DWT : 1 chiếc/năm. Đóng mới tàu 2.500DWT : 1 chiếc/năm. Sửa chữa tàu các loại : 15 chiếc/năm. Tổng mức đầu tư: 29.694.000.000 đồng. Trong đó: Xây lắp :   18.371.000.000 đồng. Thiết bị :   8.581.000.000 đồng. KTCB khác:   1.356.000.000 đồng. Dự phòng :  1.386.000.000 đồng. Nâng cấp Nhà máy đóng tàu Sông Cấm (Giai đoạn 1) Công suất thiết kế: Đóng mới tàu vỏ nhôm : 6 chiếc/năm. Đóng mới tàu vỏ thép đến 600DWT : 3 chiếc/năm. Sửa chữa tàu các loại : 6 chiếc/năm. Tổng mức đầu tư: 29.145.000.000 đồng. Trong đó: Xây lắp:    10.623.000.000 đồng. Thiết bị:    16.138.000.000 đồng. KTCB khác:   1.012.000.000đồng. Dự phòng:    1.372.000.000đồng Các dự án đang triển khai: Tên dự án Hạng mục công trình Tổng mức đầu tư Đầu tư nâng cấp một phần nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng -Đà tàu 6.500 DWT. -Cần cẩu cổng 200T. -Các bãi hàn và bệ lắp ráp. -Nhà xưởng vỏ mới. -Kho trung tâm và sàn phóng dạng. -Ụ nổi 4.000 T. -Xây dựng 1 cầu tàu trang trí. -Các trang thiết bị đầu tư mới. Tổng mức đầu tư: 217.722.760.000 đồng. Trong đó: -Xây lắp: 51.977.598.000 đồng. -Thiết bị : 133.521.132.000 đồng. -KTCB khác : 5.400.582.000 đồng. -Dự phòng : 19.089.931.000 đồng. -Lãi vay trong quá trình XD : 7.733.518.000 đồng. Đầu tư nâng cấp một phần năng lực sản xuất Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu -Cầu tàu: 6.500 T. -Đà tàu: 6500 T. -Ụ nổi: 8500 T. -Đường nội bộ trong công ty. -Bãi lắp ráp. -Tường rào. -Các phân xưởng vỏ,điện,phun cát,ống,máy,cơ khí. -Bãi lắp ráp triền tàu 3.000 T. -Trụ neo tàu và phao neo tàu. -Các công trình phụ trợ. Tổng mức đầu tư : 595.000.000.000 đồng. Trong đó: -Xây lắp :437.000.000.000 đồng. -Thiết bị :91.500.000.000 đồng. -KTCB khác: 13.650.000.000 đồng. -Dự phòng: 52.850.000.000 đồng. Đầu tư  Xây dựng Hạ tầng cơ sở khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng. -San nền mặt bằng- Nạo vét . - Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước. - Công trình giao thông. - Hệ thống thông tin liên lạc phòng cháy chữa cháy. - Hạng mục kiến trúc dân dụng, cầu cảng, kè bờ. Tổng mức đầu tư: 98.229.759.400 đồng Trong đó: -Xây lắp: 81.405.000.000 đồng. - Thiết bị: 8.296.589.800 đồng. - Dự phòng:8.528.142.800 đồng Đầu tư  Xây dựng Xí nghiệp lắp ráp động cơ diezel tại khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng. Công suất lắp ráp 250 động cơ/năm Tổng mức vốn đầu tư: 194.674.300.000 đồng. Trong đó: -Xây lắp:  81.405.000.000 đồng. - Thiết bị:  8.296.589.800 đồng. - Dự phòng: 8.528.142.800 đồng Nâng cấp cơ sở sản xuất Nhà máy đóng tàu Tam Bạc (Giai đoạn 1) . Đóng mới: - Tàu hàng 200T-400T : 4chiếc/năm. - Tàu du lịch, tàu khách tới 300 ghế : 1chiếc/năm. - Tàu kéo, đẩy 135CV-300CV : 10chiếc/năm. - Phà biển : 1chiếc/năm. - Sà lan  200T-400T : 8chiếc/năm. Sửa chữa : - Tàu 200T-400T : 11chiếc/năm. - Tàu du lịch, tàu khách tới 300 ghế : 4chiếc/năm. - Sửa chữa tàu kéo, đẩy : 8chiếc/năm. - Sửa chữa xà lan : 8chiếc/năm. Tổng mức đầu tư : 28.800.000.000 đồng. Trong đó: - Xây lắp: 23.086.131.208 đồng. - Thiết bị: 764.200.000 đồng. - KTCB khác: 1.904.655.748 đồng. - Dự phòng: 2.529.109.044 đồng. - Lãi vay: 515.904.000 đồng. Nâng cấp Nhà máy đóng tàu Sông Cấm (Giai đoạn 2). Công suất thiết kế: - Đóng mới tàu cao tốc, tàu hàng đến 600 T: 12 chiếc/năm. - Đóng mới tàu chở Container đến 4.000 DWT :3 chiếc/năm. - Sửa chữa tàu các loại đến 600 T: 35 chiếc/năm. Tổng mức đầu tư : 29.535.000.000 đồng. Trong đó: - Xây lắp: 12.932.000.000 đồng. - Thiết bị: 11.904.000.000 đồng. - KTCB khác: 1.822.000.000 đồng. - Lãi vay: 211.000.000 đồng. - Dự phòng: 2.666.000.000 đồng. Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền Năng lực thiết kế : - Sản xuất khí công nghiệp, sản xuất container. - Đóng mới và sửa chữa tàu 3.000T-5.000T. Dự kiến tổng mức đầu tư : 130 tỷ đồng. Kế hoạch : - Từ năm 2002 – 2005 là 30 tỷ đồng. - Từ năm 2006 – 2010 là 100 tỷ đồng . Năm 2008, ngành công nghiệp thành phố Hải Phòng phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2007. Đi đầu trong lĩnh vực đầu tư là các Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Nam Triệu, Phà Rừng, Bến Kiền, Bạch Đằng, Sông Cấm... Nhờ đầu tư tập trung và theo hướng hiện đại hoá nên các doanh nghiệp đóng tàu đã bắt kịp các công nghệ đóng tàu tiên tiến của thế giới. Các doanh nghiệp đóng tàu đã tạo bước đột phá thành công vào các dòng sản phẩm đòi hỏi kĩ thuật cao như đóng tàu xuất khẩu trọng tải từ 6.500 đến 53.000 tấn, tàu chở dầu, hoá chất, tàu chở container 8.700 tấn, tàu hút bùn... Có được thành công trên là sự quan tâm, phối hợp hợp chặt chẽ giữa thành phố và Tập đoàn VINASHIN tạo thuận lợi cho các tổng công ty và công ty đóng tàu tăng tốc đầu tư cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất cuả ngành công nghiệp đóng tàu. Thành phố tạo điều kiên cho các doanh nghiệp đóng tàu sử dụng hàng trăm ha mặt bằng sạch để triển khai các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, trên cơ sở đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh, nhiều công ty đóng tàu đã nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các dòng sản phẩm tạo ra sự chuyển dịch mới trong công nghiệp đóng tàu theo hướng chuyên môn hoá cao. Hiện nay, các doanh nghiệp đóng tàu lớn của Hải Phòng như: Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền đã đầy ắp các hợp đồng trong nước và nước ngoài đến năm 2010. Và như vậy,  kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD từ đóng tàu hoàn toàn nằm trong tầm tay với hàng loạt tàu đóng mới được bàn giao vào dịp cuối năm. Đây chính là  sự khẳng định về định hướng đúng đắn của thành phố khi tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực. 2.2.2_Cơ cấu đầu tư trong ngành đóng tàu . 2.2.2.1_Thực trạng đầu tư phát triển sơ sở hạ tầng. Trong kế hoạch phát triển và định hướng đến năm 2015 của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng là đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất và chế tạo các sản phẩm cơ khí nhằm thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hoá cho nghành công nghiệp đóng tàu. Dự án đầu tư nhà máy sản xuất ôxy lỏng 1000 m3/h:Dự án được khởi công xây dựng tháng 4/ 2007, sau 5 tháng thi công đến giữa tháng 8/2007, đã hoàn thành cơ bản các hạng mục: Nhà giới thiệu sản phẩm và bán hàng (gồm 2 tầng với tổng diện tích 148,4m2); bãi giao nhận hàng; hệ thống cấp nước sạch, nước cửu hỏa, thoát nước và xử lý nước thải; bệ móng dây truyền thiết bị; phần nền móng và khung nhà đặt trạm điện 3000 KVA – 35(22)/6KV và trạm 560KVA – 6/0.4KV. Dự án được khởi công xây dựng tháng 4/ 2007, sau 5 tháng thi công đến giữa tháng 8/2007, đã hoàn thành cơ bản các hạng mục: Nhà giới thiệu sản phẩm và bán hàng (gồm 2 tầng với tổng diện tích 148,4m2); bãi giao nhận hàng; hệ thống cấp nước sạch, nước cửu hỏa, thoát nước và xử lý nước thải; bệ móng dây truyền thiết bị; phần nền móng và khung nhà đặt trạm điện 3000 KVA – 35(22)/6KV và trạm 560KVA – 6/0.4KV. Phần lắp đặt thiết bị của nhà máy ôxy 1000 m3/h đã hoàn thiện cơ bản phần lắp đặt hệ thống đường ống chịu lực, tháp lạnh, bồn chứa lỏng ôxy, máy nén khí, máy lạnh, máy sấy, tháp lọc phân tử, tháp làm mát, hệ thống điện … Hiện tại, các nhà thầu đang tiến hành thi công các hạng mục còn lại gồm: nhà kho sản phẩm và sửa chữa nhỏ (gồm 2 tầng với tổng diện tích 208,4m2); nhà điều hành trong xưởng (với tổng diện tích 90m2gồm 3 phòng: Phòng điều khiển, phòng phân tích và phòng nhiệt điện hạ thế) và hoàn thiện lắp đặt thiết bị máy móc của nhà máy ôxi 1000m3/h và trạm điện. Dự kiến đến đầu tháng 10/2007, nhà máy sản xuất ôxy lỏng 1000 m3/h sẽ chính thức đi vào hoạt động Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu Vinashin An Dương do công ty cổ phần kỹ thuật tàu công trình thủy Vinashin làm chủ đầu tư, có tổng diện tích 67,74 ha nằm trên địa bàn xã Hoàng Động. Dự án đã được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1024/QĐ- UBND ngày 15/6/2007, với chức năng là công nghiệp nặng phục vụ cho công nghiệp đóng tàu. Nhà phun làm sạch và sơn tổng đoạn: là nhà số 3 được Tổng Công ty đầu tư xây dựng thuộc Dự án đầu tư thiết bị nâng cao năng lực đóng mới tầu dầu, kho chứa dầu đã được Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam phê duyệt với chức năng làm sạch, phun sơn các tổng đoạn và các kết cấu nhằm nâng cao năng lực phục vụ đóng mới các sản phẩm có trọng tải lớn. Nhà phun làm sạch và sơn tổng đoạn số 3 gồm có 2 gian chính, mỗi gian có diện tích 270m2. Gian chứa dụng cụ và máy móc thiết bị có diện tích 180m2, chiều cao đỉnh mái là 15m, cao hơn 2 nhà phun làm sạch và sơn tổng đoạn trước là 5m. Điều này cho phép thực hiện làm sạch và sơn đối với các tổng đoạn lớn như các tổng đoạn tàu dầu 49.000T và kho chứa dầu 100.000T FSO5 đang được triển khai tại Tổng Công ty. Nhà phun làm sạch và sơn tổng đoạn số 3 được thiết kế bởi Phòng Thiết bị động lực, do Xí nghiệp Thiết bị động lực và Xí nghiệp Tư vấn thiết kế - xây dựng đảm nhận khâu thi công. Dự kiến công trình sẽ được bàn giao và đi vào sử dụng tháng 7/2008.... Bên cạnh các dự án lớn, Tcty còn chú trọng tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như; xây dựng cầu tàu 3 vạn tấn, đà ngang hạ thuỷ cho tàu xuất khẩu, nhà sơ chế tôn và phun sơn các tổng đoạn. Mua mới các trang thiết bị như; máy ép 3 trục 1000T, máy cắt tôn CNC, máy uốn thép hình để nâng cao năng lực đóng tàu. Trong 5 năm gần đây, Tcty luôn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 30%/năm. Riêng trong năm 2007, Tcty CNTT Bạch Đằng đã đạt giá trị tổng sản lượng gần 1.900 tỷ đồng, doanh thu hơn 1600Tỷ đồng đạt mức tăng trưởng hơn 30%. Tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm tàu thuỷ ngày càng được nâng cao. Trong tiến trình phát triển hội nhập nền kinh tế quốc tế, Đóng tàu Bạch Đằng được đầu tư xây dựng để trở thành một Tổng Cty chủ lực của tập đoàn CNTT Việt Nam. Hiện nay Tcty CNTT Bạch Đằng có hàng chục đơn vị thành viên với các ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng trong đó có cty chế tạo động cơ Diezen Bạch Đằng, cty đóng tàu Tam Bạc, cty CNTT và xây dựng Hồng Bàng, Nhà máy đóng tàu Sông Cấm, Cty đóng tàu và vận tải Hải Dương, Cty CNTT Ngô Quyền. Để phát huy hiệu quả của mô hình tổ chức mới, Tcty chủ trương phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của từng cá nhân, từng đơn vị. Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy SHINEC (thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam-Vinashin) đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để xây dựng khu công nghiệp đóng và lắp ráp tàu thủy, dịch vụ hậu cần tàu biển, rộng 300ha tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại, cụm công nghiệp có nhà máy cung cấp nước sạch 10.000m3/ngày đêm, trung tâm thông tin liên lạc, trung tâm dịch vụ ăn uống, giao dịch thương mại, CLB thư giãn, sân golf và cảng cho tàu 6.500 tấn làm hàng, dịch vụ kho bãi, hậu cần. Mặc dù đang bắt đầu triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng khu công nghiệp này đã thu hút 3 dự án đầu tư nước ngoài và 11 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn hơn 3.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, các dự án sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2008. 2.2.2.3_Thực trạng đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu Thành phố Hải Phòng được coi là cái nôi của ngành Đóng tàu Việt Nam. Những năm gần đây, ngành Đóng tàu ngày càng phát triển, thu hút một lực lượng lao động lớn. Một vấn đề đang được đặt ra là các doanh nghiệp đóng tàu đang thiếu nhân công có tay nghề kỹ thuật cao, trong khi các cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Ngay trong địa bàn Thành Phố có một trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu lớn nhất Việt Nam đó là trường Đại học Hàng Hải. Từ chỗ chỉ có khoảng 2.000 lao động trong năm 2004, đến thời điểm này, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu có tới 5.300 lao động. Chỉ trong vòng 2 năm, Công ty đã tuyển dụng hơn 3.000 công nhân lao động làm việc. Trong khi đó, trên địa bàn thành phố có tới hàng chục doanh nghiệp đóng tàu, hằng năm nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề rất lớn. Với phương châm "Đào tạo gắn với địa chỉ sử dụng", những năm gần đây, các cơ sở đào tạo nghề đóng tàu trên địa bàn thành phố ngày càng mở rộng hoạt động, nâng cao năng lực đào tạo nghề theo hướng xã hội hoá. Hải Phòng hiện có 3 trường đào tạo nghề đóng tàu là trường Giao thông Vận tải TW 2, trường Dạy nghề đóng tàu Bạch Đằng và mới đây có thêm trường Kỹ thuật và Nghiệp vụ Công nghiệp Tàu thuỷ I. Hằng năm, các trường này đào tạo và tổ chức thi tốt nghiệp cho khoảng hơn 3.000 học ính. Số học sinh này sau khi ra trường hầu hết đều có việc làm ngay, không chỉ ở các doanh nghiệp đóng tàu Hải Phòng mà còn ở nhiều địa phương khác. Trường Giao thông Vận tải TW 2 đóng trên địa bàn thành phố trung bình mỗi năm đào tạo ra trường gần 2.000 học sinh thuộc hệ Trung học chuyên nghiệp và công nhân lành nghề, cấp bằng bậc 2, 3 và 4/7. Ngoài ra, trường còn đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, liên kết với các trường Đại học đào tạo bổ túc nâng cấp thuyền, máy trưởng, kỹ sư chế tạo máy, đóng tàu. Năm học này, lưu lượng học sinh của trường tăng tới mức kỷ lục là 4.000 học sinh. Đẩy mạnh đào tạo phối hợp với thực hành - lao động sản xuất nên học sinh của trường ngay từ năm thứ 2 đã tham gia đóng hoàn chỉnh 1 con tàu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thày và trò nhà trường từng đóng những con tàu trọng tải 2.500 tấn chạy Đông Nam á. Từ đầu năm đến nay, trường đã thiết kế, thi công hoàn chỉnh 3 con tàu bàn giao cho khách hàng và dự kiến năm 2007 sẽ đóng 3 con tàu trọng tải từ 1.700 đến 2.500 tấn. Mặc dù đào tạo một số lượng học sinh khá lớn nhưng hằng năm, trường Trung học Giao thông Vận tải TW 2 vẫn nhận được những hợp đồng đăng ký tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đóng tàu ngày từ khi học sinh chưa tốt nghiệp ra trường. Là đơn vị thành viên khối hành chính sự nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tuy mới thành lập nhưng trường Kỹ thuật và nghiệp vụ công nghiệp tàu thuỷ I đã khai giảng 2 khoá với tổng số hơn 2.600 học sinh, trong đó có hơn 90% học sinh hệ dài hạn. Ngoài học sinh là người Hải Phòng còn có học sinh của các địa phương từ Hà Tĩnh trở ra. Trung bình mỗi năm, trường đào tạo khoảng 1.000 học sinh cung cấp cho hàng chục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam. Được thành phố Hải Phòng ưu tiên cấp đất, trên mặt bằng 2 ha tại phường Quán Toan. Tập đoàn đã đầu tư 30 tỷ đồng để xây dựng khu Hiệu bộ, giảng đường, ký túc xá, hệ thống nhà xưởng, sân thể thao. Hiện nay, trường được thành phố cấp thêm 8 ha nữa để mở rộng trường, chuẩn bị nâng cấp trường thành trường Cao đẳng nghề. Hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề đóng tàu ở Hải Phòng đã và đang ngày càng khởi sắc, cung cấp cho ngành Đóng tàu Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng một nguồn lao động có kỹ thuật chuyên ngành, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực đóng mới khi gia nhập WTO 2.2.2.4_Thực trạng đầu tư vào công nghệ cao và công nghệ phụ trợ, sản xuất nguyên vật liệu phục vự cho ngành công nghiệp đóng tàu.  Trong điều kiện ngành đóng tàu nước ta phát triển nhanh như hiện nay, nhập khẩu các máy móc trang thiết bị và nguyên phụ liệu là không thể tránh khỏi. Nhưng về lâu dài, tình trạng này cần sớm được khắc phục, nếu không, lợi thế về nhân công giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi cho ngành đóng tàu cũng không thể giúp hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, để trở thành 1 trong 4 quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới vào năm 2015, như mục tiêu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy đề ra, một trong những yếu tố cốt lõi là phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành đóng tàu. Về vấn đề này, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ tàu thủy, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Bùi Viết Đệ cho rằng: Trong nội địa hóa ngành công nghiệp đóng tàu, khâu thiết kế là quan trọng nhất. Hiện nay Viện Khoa học công nghệ tàu thủy đang tích cực đưa các nghiên cứu viên ra nước ngoài học tập kinh nghiệm trong thiết kế; Đồng thời, tăng cường nghiên cứu, chế tạo các linh phụ kiện trong nước để thay thế hàng nhập khẩu. Hiện Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam đã lên kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất thép, động cơ và linh phụ kiện, bảo đảm đến năm 2010 đáp ứng 50 – 60% nhu cầu của ngành đóng tàu. Thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, các cơ sở đóng tàu tại Hải Phòng đang tập trung đầu tư công nghệ cao, gắn với phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa để phấn đấu đến năm 2010 sẽ nội địa hóa 40% thiết bị trên mỗi con tàu. Trong thời gian gần đây, Công ty đóng tàu Phà Rừng đã tập trung đầu tư công nghệ kỹ thuật đóng tàu hiện đại, vươn lên chế tạo thành công nhiều tàu trọng tải hàng chục nghìn tấn, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước. Bên cạnh đó, đơn vị đã không ngừng vươn ra thị trường quốc tế, sẵn sàng hội nhập với thế giới trong lĩnh vực vận tải biển và đóng mới tàu thủy. Các dự án tại cụm công nghiệp Yên Hưng (Quảng Ninh) như: Nhà máy đóng tàu Yên Hưng, công suất từ 10 - 16 tàu trọng tải đến 150.000 tấn/ năm với vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng; Nhà máy sửa chữa tàu biển công suất 20 - 40 tàu trọng tải 50.000 tấn/năm và cụm công nghiệp phụ trợ Yên Hưng, trong đó có cơ sở chế tạo động cơ tàu thuỷ công suất khoảng 40 động cơ LICENCE/ năm, dự kiến đưa vào khai thác từ tháng 8/2009… những dự án đó đã phần nào giúp cho việc đẩy nhanh tốc độ nội địa hóa ngành đóng tàu Việt Nam. Việc nâng cao năng lực chế tạo và lắp đặt các loại thiết bị điện tử, hàng hải, điều khiển; sản xuất vật liệu trang trí nội thất tàu thuỷ đã trở nên cần thiết đối với các công ty đóng tàu ở Hải Phòng nói riêng và ngành đóng tàu cả nước nói chung. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp đóng tàu khác cũng đang đầu tư chiều sâu, từng bước phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Ví dụ như: Nhà máy sản xuất que hàn (Tổng Công ty công nghiệp đóng tàu Nam Triệu); Nhà máy chế tạo động cơ diêden Mitsubishi (Tổng Công ty công nghiệp đóng tàu Bạch Đằng); nội thất tàu thuỷ (Công ty Vinashin- Shinex); dây chuyền lắp ráp động cơ diêzen, nội thất tàu thuỷ, xích neo (Khu công nghiệp An Hồng); Nhà máy hợp kim nhôm định hình (Công ty Thành Long), Công ty Sơn Hải Phòng hiện sản xuất 120 loại sơn, (có gần một nửa là loại sơn tàu thuỷ), mỗi năm cung cấp từ 7.000 đến 8.000 tấn sơn phục vụ ngành đóng tàu của thành phố.... đã cho ra đời nhiều sản phẩm phụ trợ đạt chất lượng cao, đa dạng chủng loại, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. Vừa qua, Tổng Công ty Cổ phần Thép Cửu Long - Vinashin đã sản xuất thành công và cho ra đời sản phẩm thép tấm đóng tàu bằng phương pháp cán nóng được thị trường đón nhận rất cao, giúp chủ động nguồn nguyên liệu tại chỗ. Ngoài ra, Công ty Vinashin - Shinex dự kiến sẽ triển khai xây dựng khu công nghiệp 450 ha chuyên sản xuất các thiết bị hỗ trợ cho ngành đóng tàu, dự án này mở ra bước phát triển mới, thu hút các nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực đóng tàu đến đầu tư tại Việt Nam, trong đó có Cộng hòa Séc, Phần Lan, Cộng hoà Liên bang Đức ... Quá trình nội địa hóa ngành đóng tàu tại Hải Phòng đã được nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh đang tích cực tham gia. Đến năm 2010, sẽ có khoảng 80 - 85% số tàu biển đóng mới tại Hải Phòng được sử dụng thiết bị phân ly dầu nước và vật liệu chống cháy. Tại Hội thảo về Công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp tầu thủy Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội đã có nhiều ý kiến tham luận đề cập về vấn đề “Chân vịt của Hãng Voith Schneider”; “An toàn về y tế trên biển”; “Các thiết bị vận chuyển của hãng TTS”; “Các thiết bị, hệ thống trên tầu của hãng Siemens”… và các quy trình phê duyệt, cấp chứng nhận cho các thiết bị phụ trợ trên tầu. Tại Hội thảo, Công ty cổ phần Cơ khí Chính xác Vinashin đã đưa ra sáng kiến về việc chế tạo các thiết bị phụ trợ, dây chuyền xử lí tôn bằng các thiết bị có tiêu chuẩn châu Âu đã được đánh giá cao, trong tương lai sẽ ứng dụng vào ngành đóng tàu nước ta. 2.2.3_Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào ngành đóng tàu thành phố Hải Phòng. 2.2.3.1_Cơ cấu nguồn vốn trong nước. Nguồn vốn này được rót qua tổng công ty CNTT Vinashin bao gồm có vốn từ ngân sách nhà nước, vốn do tổng công ty CNTT Vinashin phát hành cổ phiếu, vốn vay ngân hàng…(?) 2.2.3.2_Cơ cấu nguồn vốn nước ngoài. Có được từ tiền ứng trước của các khách hàng nước ngoài …..(?) 2.2.4_Thành tựu đạt được và khó khăn còn tồn tại 2.2.4.1_Thành tưu Thành phố Hải Phòng tự hào là cái nôi của ngành đóng tàu Việt Nam. 5 Năm trở lại đây, ngành đóng tàu có bước phát triển nhảy vọt với mức tăng truởng bình quân 60% / năm. Nhờ chuyển hướng đầu tư, đẩy mạnh đóng tàu xuất khẩu, năm 2006, các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng đã đưa kim nghạch xuất khẩu tầu biển từ vị trí “khiêm tốn” vươn lên đứng hàng thứ hai với giá trị đạt hơn 311 triệu USD, góp phần đáng kể đưa giá trị kim nghạch xuất khẩu của Thành phố lần đầu vượt ngưỡng 1USD. Trong xu thế chung của việc ra nhập WTO, những ngày đầu năm 2007, nhiều cơ sở đóng tàu thuộc tập đoàn TTVN ( VINASHIN) tại Hải Phòng đã tìm kiếm được nhiều hợp đồng đóng mới tầu biển xuất khẩu, góp phần ổn định kế hoạch sản xuất tới năm 2010. Năm 2007 cũng đánh dấu thành công mới của ngành đóng tàu với việc cho ra đời những sản phẩm tàu xuất khẩu cỡ lớn đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Hầu hết các sản phẩm mang tính chất phát triển chiến lược của ngành đóng tàu Việt Nam đều do các đơn vị đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng đảm nhiệm. Đó là các tàu 53000T xuất khẩu sang Anh quốc; tàu hàng 34000T, 10.500T xuất khẩu cho Nhật Bản, tàu hàng 22.500T, 20.000T, 12.500T và các loại tàu xuất khẩu cho Hàn Quốc, Đan Mạch, Đức, Hà Lan. Năm 2007, các đơn vị đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng đã hoàn thành và bàn giao được hàng chục tàu trọng tải lớn- trong đó có tàu 53000T, 22.500T, tàu hàng xuất khẩu cho Nhật Bản, khẳng định năng lực và trình độ kỹ thuật, trình độ công nghệ mới của ngành đóng tàu Việt Nam. Các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố đạt được những thành tích đáng kể như: Sau khi hạ thuỷ thành công, Cty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đang đẩy mạnh tiến độ hoàn thiện, phấn đấu bàn giao tàu hàng 53.000 tấn đầu tiên trọng tải lớn nhất nước ta theo đơn hàng của Tập đoàn GRAIG (Anh) vào quý I năm 2007. Ngoài ra, chiếc tàu thứ 2 cùng loại cũng đang được khẩn trương thi công, hoàn tất việc lắp ráp, đấu nối các tổng đoạn và phần việc cơ bản trên triền đà, dự kiến sẽ hạ thuỷ vào cuối tháng 1 /2007. Đây là 2 trong 8 con tàu cùng "sêri" sẽ được chế tạo tại Cty theo đơn đặt hàng với Tập đoàn GRAIG. Cty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu hiện đang sở hữu nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn nhất của VINASHIN cho các hãng tàu danh tiếng của thế giới, như: GRAIG (Anh), MPC (Đức), ITOCHU (Nhật Bản),... Mới đây, Cty vừa ký thêm hợp đồng đóng 4 tàu chở hàng đa năng trị giá 12 triệu Euro cho hãng RENSEN (Hà Lan); hợp đồng chế tạo hàng loạt tàu chuyên dụng chở ôtô cho hãng HOEGH AUTOLIER (Hà Lan), sức chở 6.900 ôtô / tàu có tính năng kỹ thuật hiện đại với tổng giá trị lớn nhất từ trước đến nay (khoảng 2 tỷ USD). Từ cơ sở chuyên sửa chữa tàu biển, Cty đóng tàu Phà Rừng đã vươn lên đóng mới các tàu có sức lớn. Ngoài việc đóng thành công nhiều tàu chở hàng 6.300 đến 6.500 tấn phục vụ nhu cầu vận tải trong nước, Cty còn đang tiến tới thực hiện các đơn hàng đóng tàu biển xuất khẩu ra nước ngoài với hàng loạt tàu trọng tải 34.000 tấn vỏ kép cho một hãng tàu thuộc Anh. Hiện, Cty đang từng bước thực hiện hợp đồng đóng 5 tàu chở dầu trọng tải 6.500 DWT xuất khẩu cho hãng FORTUNE MARINE (Hàn Quốc) với trị giá 11 triệu USD. Cty đóng tàu Bạch Đằng, nơi khai sinh các con tàu có sức chở lớn nhất nước trước đây cũng đang đẩy mạnh nhịp độ thi công, lần lượt hoàn thiện việc chế tạo các tàu các sức chở 6.300 tấn, 11.500 tấn xuất khẩu cho hãng NOMA (Nhật Bản). Tuy không chế tạo các tàu có sức chở lớn, nhưng, Cty đóng tàu Sông Cấm và Cty đóng tàu Bến Kiền là hai đơn vị đầu tiên của VINASHIN tại Hải Phòng đi đầu trong việc đóng tàu xuất khẩu có tính đặc chủng, đòi hỏi tính năng, kỹ thuật cao. Sau khi đóng thành công một loạt tàu tìm kiếm cứu nạn SAR 411 và SAR 271 xuất khẩu tại chỗ cho hãng DAMEN (Hà Lan), Cty đóng tàu Sông Cấm đang tiếp tục thực hiện các đơn hàng đóng tàu kéo biển, công suất 1.000 CV cho hãng tàu này. Ngoài ra, Cty còn đóng thành công du thuyền Bảo Ngọc theo hợp đồng của chủ tàu Pháp. Bên cạnh đó, Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm (thuộc Vinashin) vừa đóng mới thành công tàu chở hàng 3.500 DWT. Tàu hàng 3.500 DWT có chiều dài 91m, rộng 13,6m, cao mạn 7,3m, mớn nước 5,7m. Tàu được Nhà máy đóng tàu Sông Cấm đóng mới cho Công ty vận tải biển Á Châu. Đây là tàu hàng lớn nhất từ trước đến nay được đóng mới tại nhà máy do của đơn vị cơ sở sản xuất có hạn chế về vị trí địa lý, không có điều kiện để đóng các tàu có trọng tải lớn, Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm đã chú trọng, đi sâu vào sản xuất các loại tàu có chất lượng cao. Qua một thời gian khẩn trương thi công, tàu hàng 3.500 DWT đã đươc hoàn tất và được chủ tàu đánh giá cao. Thời gian qua, Nhà máy đã đóng mới thành công các loại tàu kéo, tàu tìm kiếm cứu nạn. Sản phẩm của Nhà máy đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và được xuất khẩu ra các nước trong khu vực. Nhà máy tập trung đóng tàu hàng 3.500 DWT, tàu cứu nạn Sar 41, các tàu kéo 5.000CV… Tương tự, việc chế tạo, xuất khẩu một loạt tàu công trình hút xén thổi công suất từ 1.000 đến 1.500 m3/giờ cho I-rắc trước đây đang tạo đà cho Cty Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền tiếp tục thực hiện đầu tư chiều sâu, lần lượt thực thi việc đóng mới 4 tàu chuyên chở gỗ trọng tải 8.700 tấn cho Tập đoàn KANEMASU (Nhật Bản). 2.2.4.2_Khó khăn Mặc dù các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) tại Hải Phòng liên tục thực hiện các dự án mở rộng, xây dựng mới nhà xưởng, triền đà, âu tàu với quy mô ngày càng lớn, nhưng ngay tại thời điểm đầu năm 2008, các chủ tàu vẫn phải xếp hàng "xin được" đóng tàu sớm. Nhiều chủ tàu đã có dự án và bảo đảm đủ vốn để đóng tàu, nhưng mỗi khi ngỏ lời với các đơn vị đóng tàu đều nhận được câu trả lời lịch sự: Cảm ơn, hiện giờ chúng tôi chưa thể đáp ứng được, các bạn cố gắng chờ...!? Sau khi các thành viên của VINASHIN tại Hải Phòng thành công với những “loạt tàu” lớn trên 5 vạn tấn xuất khẩu ra nước ngoài, “loại tàu” 6500 tấn ít được để ý. Hiện giờ, các Công ty đóng tàu Phà Rừng, CNTT Bến Kiền, Tổng công ty CNTT Nam Triệu, Bạch Đằng đang bận rộn với những hợp đồng đóng mới tàu biển cỡ 12500-22500 tấn đến 34 - 56 nghìn tấn, tàu chở gỗ 8700 tấn, tàu chở công- ten nơ 700-1000 TEU, tàu chở ô- tô, chở dầu và hoá chất, kho tồn trữ trên biển 150 nghìn tấn xuất khẩu và phục vụ nội địa. Chỉ tính riêng giá trị các hợp đồng VINASHIN đang có trong tay với các chủ tàu Anh, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) cũng lên tới hàng chục tỷ USD. Người lao động trong các cơ sở đóng tàu làm không hết việc, có đơn vị đủ việc làm đến năm 2012. Trong khi, nhu cầu đóng tàu cỡ nhỏ và vừa với trọng tải 3000 đến 6500 tấn của các doanh nghiệp ở Hải Phòng và các địa phương khác vẫn còn nhiều. Vì thế mới có tình trạng, vay được vốn đóng tàu đã khó, ký được hợp đồng với cơ sở đóng tàu càng khó hơn, mặc dù hiện nay các nhà máy đóng tàu ở Nam Định và miền Trung đã đóng được cỡ tàu nhỏ, nhưng nhiều chủ tàu chỉ muốn đóng tàu ở Hải Phòng vì chất lượng tốt hơn. Khác với 5-7 năm trước đây, các nhà máy đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung đều phải đôn đáo khắp nới tiếp thị để có những hợp đồng đóng mới, sửa chữa tàu biển, khi đó thì chủ tàu là thượng đế. Còn bây giờ thì ngược lại khi nhu cầu vận tải đường biển tăng vọt với lợi nhuận hấp dẫn, cùng với chính sách rộng mở của ngành tài chính, ngân hàng sẵn sàng cho vay tín dụng thương mại với các chủ tàu, hoặc cùng đầu tư vốn đóng tàu với các đơn vị vận tải, các nhà máy đóng tàu trở nên quá tải. Dự án đã có, vốn liếng không thiếu, nhưng chưa thuyết phục được cơ sở đóng tàu nào nhận lời thực hiện. Nhiều chủ tàu có dự án đóng tàu trọng tải từ 3000 đến 5000 tấn đều phải “lặn lội” vào tận Nam Định, miền Trung để “xin” ký hợp đồng. Loạt tàu 12500 tấn càng khó kiếm cơ sở đóng tàu. Trước nhu cầu đóng mới tàu biển ngày càng cao, nhiều công ty của VINASHIN và các đơn vị đóng tàu trên địa bàn thành phố chỉ “dám” nhận lời đóng một chiếc “cho vui”, còn những chiếc tiếp theo đành phải chờ đến khi giãn bớt việc, các cơ sở đóng tàu mới dám nhận tiếp. Vì vậy, tình trạng các chủ tàu “xếp lốt” chờ đóng tàu, thậm chí phải chờ đến năm 2010 đang là thực tế trong lĩnh vực đóng tàu tại Hải Phòng và Việt Nam hiện nay. Những điều này là do: Vì giá cả sắt, thép, vật tư ngày càng tăng cao, trong khi các hợp đồng đã ký với chủ tàu buộc phải đúng tiến độ, nhưng quy mô mặt bằng, nhà xưởng, triền đà, âu tàu có hạn, nguồn nhân lực khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn tài chính để thực hiện các hợp đồng đóng mới tàu biển ngày càng khó khăn, trong khi các cơ sở công nghiệp trong nước chưa sản xuất được thép đóng tàu, máy thuỷ và nghi khí hàng hải, chủ yếu vẫn phải nhập của nước ngoài. Vì vậy, việc đóng mới tàu biển còn mang tính gia công lắp ráp theo thiết kế của nước ngoài và tận dụng nguồn nhân lực rẻ. C_GIẢI PHÁP Chương III: Giải pháp đầu tư phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành phố Hải Phòng. 3.1_Mục tiêu đề ra. Có được thành công trên là sự quan tâm, phối hợp hợp chặt chẽ giữa thành phố và Tập đoàn VINASHIN tạo thuận lợi cho các tổng công ty và công ty đóng tàu tăng tốc đầu tư cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất cuả ngành công nghiệp đóng tàu. Thành phố tạo điều kiên cho các doanh nghiệp đóng tàu sử dụng hàng trăm ha mặt bằng sạch để triển khai các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, trên cơ sở đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh, nhiều công ty đóng tàu đã nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các dòng sản phẩm tạo ra sự chuyển dịch mới trong công nghiệp đóng tàu theo hướng chuyên môn hoá cao. Hiện nay, các doanh nghiệp đóng tàu lớn của Hải Phòng như: Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền đã đầy ắp các hợp đồng trong nước và nước ngoài đến năm 2010. Và như vậy,  kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD từ đóng tàu hoàn toàn nằm trong tầm tay với hàng loạt tàu đóng mới được bàn giao vào dịp cuối năm. Đây chính là  sự khẳng định về định hướng đúng đắn của thành phố khi tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực. …. 3.2_Giải pháp thực hiện Biện pháp trước mắt đối với ngành đóng tàu hiện nay là: Thứ nhất: hoàn thiện nhanh các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đóng mới tàu biển để đẩy nhanh tiến độ đóng mới. Thứ hai, nhanh chóng nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trên những con tàu, chủ động sản xuất thép tấm đóng tàu, chế tạo thành công máy thuỷ và các phụ trợ trên tàu với chất lượng quốc tế và thứ ba chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tiêu chuẩn đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu và phục vụ nội địa. Thứ ba, Một chuyên gia đánh giá, trình độ đóng tàu của ta hiện nay mới tương đương với Trung Quốc và Hàn Quốc, để tiến kịp các cường quốc đóng tàu, chúng ta cần gửi nhiều công nhân ra nước ngoài học tập Thứ tư, Ngay trong năm 2008 ngành đóng tàu nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng cần đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng như cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển tại các địa phương để các cơ sở hiện tại dồn sức cho các hợp đồng đã ký. Chú trọng các dự án nâng cấp mở rộng như: dự án đầu tư công ty mẹ Tổng công ty CNTT Nam Triệu, Tổng công ty CNTT Bạch Đằng, Công ty đóng tàu Phà Rừng, Công ty đóng tàu Hạ Long, CNTT Bến Kiền…Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phục vụ đóng tàu như nhà máy cán thép nóng Cái Lân-VINASHIN, nhà máy lắp ráp động cơ diesel MAN B&W tại Khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng Hải Phòng, Nhà máy chế tạo và lắp ráp động cơ diesel MITSUBISHI tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng, công trình đà tàu 5 vạn tấn tại Nam Triệu, đà bán ụ tại Hạ Long, cầu tàu 30 nghìn DWT tại Công ty đóng tàu Phà Rừng… Đồng thời sớm hoàn thiện đi vào sản xuât các khu công nghiệp phụ trợ tại Lai Vu, Bắc Giang, Soài Rạp, Cái Lân, An Hồng (Hải Phòng), chuẩn bị các thủ tục đầu tư tại tổ hợp công nghiệp đóng tàu Hải Hà Quảng Ninh và khu công nghiệp đô thị dịch vụ sông Văn Úc, Tiên Lãng, Hải Phòng. Về lâu dài, việc dự báo thị trường vận tải thế giới, trong nước cần được các nhà quy hoạch tính sát các chu kỳ phát triển tăng trưởng nóng và nhu cầu phát triển bình thường, trên cơ sở đó, ngành CNTT mới có sự đầu tư đúng hướng phù hợp với từng thời điểm, tránh tình trạng xây dựng quá nhiều cơ sở đóng tàu khi nhu cầu đóng tàu tăng cao để rồi vào thời điểm võng lại không có việc làm và khả năng thu hồi vốn đầu tư khó. Các dự án đầu tư cần tính toán khả năng kết hợp xây dựng cơ sở đóng tàu gắn với sửa chữa, không nên thiên lệch quá về đóng mới tàu biển. Bên cạnh đó, kết hợp xây dựng cảng biển để kinh doanh vận tải và dịch vụ hàng hải, giao nhận hàng hoá; xây dựng các khu phi thuế quan và các khu dịch vụ tổng hợp, du lịch, sản xuất đa ngành nghề, trong đó ngành sửa chữa, đóng mới tàu biển là then chốt. Nhanh chóng nâng cấp các trường dạy nghề trên địa bàn Hải Phòng và các tỉnh thành và các truờng đại học, cao đẳng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành đóng tàu trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước. KẾT LUẬN Như vậy, xuyên suốt cả đề tài này chúng ta đã tiếp cận và có thể thấy được tầm quan trọng của vấn đề “Đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Thành Phố Hải Phòng”. Nhờ có hệ thống thể chế nhà nước không ngừng được bổ sung, hoàn thiện tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho kinh doanh phát triển nên trong lĩnh vực “Đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Thành Phố Hải Phòng” HẢI PHÒNG đã đạt được những thành tưu to lớn và đáng tự hào. Nhưng bên cạnh đó cũng không thể không nói tới hạn chế còn tồn tại mà ta cần khắc phục trong thời gian tới. Hiện tại, TP. HẢI PHÒNG đang trong bối cảnh chuyển mình, hối hả cho việc hội nhập kinh tế quốc tế cùng với cả nước thì hơn bao giờ hết Đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Thành Phố Hải Phòng càng được coi trọng và được nhà nước, xã hội đặc biệt quan tâm. Góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là ngoại giao buôn bán thông thương với nước ngoài vì Hải Phòng là cửa ngõ nối Việt Nam với các nước trên thế giới bằng đường biển. Vậy nên, mỗi cá nhân, mỗi tập thể, tổ chức cần được nhận thức rõ ràng và có trách nhiệm đối với sự đi lên của đất nước nói chung và đối với vấn đề Đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Thành Phố Hải Phòng nói riêng. Trên con đường phát triển của minh,chúng ta sẽ còn có nhiều thách nhức ở phía trước nhưng có sự tài tinh của Đảng và nhà nước ta, thực hiện phương trâm “CNH-HĐH”. Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ sớm đưa ngành đóng tàu lên vị trí xứng tầm thế giới và ngày càng phát triển bền vững, mọi mặt của đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao,ngày càng được ấm no hạnh phúc như Bác Hồ hằng mong muốn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1_Giáo trình kinh tế đầu tư_NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 2_Tạp chí công nghệ tàu thủy Việt Nam số 338. 3_Tạp chí Giao Thông Vận Tải số 307. 4_Thời báo kinh tế. 5_tập chí KHCN Hàng Hải số 1-4 (2005), số 5-8 (2006), số 10 (2007). 6_sách lịch sử nhà máy đóng tầu Bạch Đằng (1961-1991). 7_Luận văn tốt nghiệp: phân tích thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp .nghành công nghiệp Việt Nam. 8_Website sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng. 9_Website Bộ kế hoạch và đầu tư. 10_ 11_ 12_ 13_ 14_ 15_ MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24995.doc
Tài liệu liên quan