Đề án Dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam đến năm 2010

Ơ nước ta ,công tác dự báo đã được triển khai từ những năm đầu của thập kỉ 70.Trong một thời gian dài , Dự báo được coi là một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.Về mặt tổ chức , đã hình thành nhiều cơ quan nghiên cứu dự báo như:ban điều khiển học trực thuộc Thủ tướng Chính phủ ;Trung tâm Phân tích Hệ thống tuộc Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương;Ban Dự báo và Phân tích Kinh tế Vĩ mô_Viện Chiến lược Phát triển tuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;Viện Khoa học Việt Nam thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.Về phương pháp và công nghệ dự báo ,nói chung ở nước ta đến nay các cơ quan nghiên cứu dự báo đã và đang vận dụng các phương pháp thuộc các nhóm phương pháp sau đây:phương pháp mô hình hoá;phương pháp chuyên gia;phương pháp kết hợp giữa mô hình hoá và lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia theo qui trình tiệm cận lặp.

doc23 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu Trong hơn mười năm trở lại đây,đất nước ta không ngừng biến đổi,tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối cao.Cho đến hôm nay chúng ta đã đạt được những thành tựu rực rỡ và nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiến lên CNXH ở nước ta .Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của đất nước là sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp , dịch vụ .Trong đó chúng ta không thể không nhắc đến đóng góp của ngành điện lực Việt Nam.Đây là một trong những ngành cung cấp một đầu vào quan trọng cho cả nền kinh tế đó là năng lượng điện.Sản lượng điện cung cấp cho các ngành kinh tế và cung cấp phục vụ đời sống của nhân dân không ngừng tăng nhanh qua các năm.Ngành điện lực Việt Nam luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao cho. Với vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,ngành điện lực cần phải có một chiến lược cũng như kế hoạch hoạt động rõ ràng và khoa học trong tương lai.Công tác hoạch định và chỉ đạo thực hiện chiến lược kinh doanh của ngành điện lực không thể không tổ chức tốt công tác dự báo .Để góp một phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển ngành điện lực Việt Nam,tôi đã quết định chọn đề tài “dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam đến năm 2010”Tôi hi vọng với đề tài này ,tôi có thể giúp cho ngành điện lực Việt Nam biết được nhu cầu điện lực của đất nước trong tương lai để có những giải pháp thực tiễn trong việc cung cấp điện lưới quốc gia. Do trình độ còn hạn chế và lượng tài liệu tham khảo chưa nhiều nên bài viết của tôi còn nhiều thiếu sót.Tôi hi vọng sẽ nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Sinh viên Vũ Thị Bích. Chương I :cầu và cơ sở cua dự báo cầu 1.phạm trù cầu và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu. 1.1. Cầu Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Cầu khác với nhu cầu. Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người .Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không dược thoả mãn.Thí dụ bạn có thể rất muốn có một chiếc xe máy .Đó là nhu cầu của bạn song bạn không có tiền ,và như vậy cầu của bạn với chiếc xe máy bằng không.Hoặc bạn có sẵn tiền song bạn không có ý muốn mua chiếc xe máy đó, cầu của bạn với loại xe máy đó bằng không. Lượng cầu là lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Luật cầu:số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hoá hoặc dịch vụ giảm xuống. Tại sao giá cao hơn lại dẫn đến lường cầu giảm ?Đó là vì mỗi hàng hoá có thể được thay thế bởi các hàng hoá khác .Khi giá của hàng hoá nào đó cao lên người ta sẽ tìm mua các hàng hoá thay thế khác để sử dụng.Thí dụ khi giá thịt dắt lên người tieu dùng sẽ mua ít thịt đi và mua trứng ,cá, dậu để thay thế cho thịt. Cầu thị trường:Cầu thị trường là tổng số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và có khả năng chi trả ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian đã cho.Cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân lại với nhau. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu: Thu nhập của người tiêu dùng:thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng.Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cầu nhiều hàng hoá hơn và ngược lại.Tuy nhiên phạu thuồc vào từng loại hàng hoá cụ thể mà mức độ thay đổi cầu sẽ khác nhau.Những hàng hoá có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên được gọi là các hàng hoá thông thường .Còn các hàng hoá mà cầu giảm đi khi thu nhập tăng lên được gọi là hàng hoá thứ cấp. Giá cả của các loại hàng hoá liên quan Cầu đối với hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hoá .Nó còn phụ thuộc vào giá của hàng hoá liên quan.Các hàng hoá liên quan chia làm 2 loại:hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.Khi giá của một loại hàng thay đổi thì cầu đối với loại hàng hoá thay thế nó sẽ tăng lên.Đối với hàng hoá bổ sung khi giá của một hàng hoá tăng lên thì cầu đối với hàng hoá bổ sung kia sẽ giảm đi. Dân số:Dân số càng cao thì cầu về hàng hoá hoặc dịch vụ càng lớn. Thị hiếu:thị hiếu có ảnh hưởng lớn dến cầu của người tiêu dùng;thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hoá hoặc dịch vụ.Thí dụ người tiêu dùng ở Việt Nam chưa quen dùng dầu thực vật do vậy cầu đối với dầu thực vật còn thấp.Không thể quan sát trực tiếp thị hiếu được.Các nhà kinh tế thường giả định rằng thị hiếu không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm và thị hiếu độc lập với các yếu tố khác của cầu. Các kỳ vọng:Cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kì vọng của người tiêu dùng.Nừu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả của hàng hoá nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hoá của họ sẽ giảm xuống và ngược lại…Các kỳ vọng cũng có thể về thu nhập ,về thị hiếu, về số lượng người tiêu dùng…đều tác động đến cầu đối với hàng hoá và dịch vụ. Như vậy,các yếu tố các định cầu có thể tóm tắt ngắn gọn dưới dàng toán học như sau: QXD t = f(PX.T ; YT ,PT.R;N,T,E) Trong đó: QX Dt : lượng cầu đối với hàng hoá X trong thời gian t . PX.T :giá hàng hoá X trong thời gian t. YT: thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t PR,T:giá của các hàng hoá có liên quan trong thời gian t. N:Dân số (hay số người tiêu dùng) T: Thị hiếu của người tiêu dùng. E: các kì vọng. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng điện Tổng sản phẩm quốc nội(GDP):nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển.GDP ngày càng tăng nâng mức tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể lên đến 29% vào nam 2001.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tăng lên đến 40%.Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt,tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11%.Song những thành tưụ tiến bộ về kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua chưa đủ để vượt qua được tình trạng nước nghèo và kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước.Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp xa so với mức trung bình của thế giới, và kém nhiều nước xung quanh .Sức cạnh tranh còn yếu, tích luỹ nội bộ và sức mua trong nước còn thấp.đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng núi, vùng sâu , vùng thường xuyên bị thiên tai…Tóm lại,sự phát triển kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu sử dụng điện . Dân số: Khối lượng điện phụ thuộc vào dân số(khách hàng).Việt Nam là một nước dân số đông trong khu vực và trên thế giới,có tỷ lệ tăng trưởng dân số với mức thấp nhất trong 10 năm vừa qua là 1.35%(mỗi năm tăng thêm 1 triệu người),nếu với tốc độ tăng trưởng dân số như ở mức thấp nhất trong 10 năm vừa qua thì đến năm 2010 dân số Việt Nam sẽ khoảng 90 triêu dân-vượt hơn 11 triệu dân so với thời điểm hiện tại.Như vậy, tăng trưởng dân số sẽ tạo đà phát triển nhu cầu sử dụng điện ở nước ta. Mạng lưới cung cấp điện:yếu tố này tác động mạnh tới nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng.Hiện nay,tổng công ty điện lực Việt Nam tuy đã tạo được thế chủ động,đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.Song đó mới chỉ là một bộ phận dân cư,còn rất nhiều dân cư ở các vùng nông thôn ,vùng sâu vùng xa,vùng hải đảo đang rất thiếu thốn về điện.Do vậy việc tăng cường mạng lưới cung cấp điện là một nhân tố quan trọng trong việc tăng cầu tiêu thụ điện ở nước ta. Khoa học công nghệ:Sự phát triển của khoa học công nghệ trong những năm gần đây cho phép chúng ta khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử,năng lượng mặt trời, năng lượng gió …Do đó nhu cầu về điện dân dụng cũng như nhu dầu về điện công nghiệp của nước ta không ngừng được tăng lên.Bên cạnh đó sự phát triển của khoa học công nghệ thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển đặc biệt là các ngành công nghiệp điện tử ,máy móc thiết bị...Việc cung cấp điện cho các ngành này la 1 trong những yếu tố quyết định.Do vậy khoa học công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cầu về điện lực của Việt Nam. Mở cửa hội nhập quốc tế: trong những năm tới , thị trường điện năng cũng sẽ bị chia sẻ bởi nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nứơc.Nhưng chúng ta với cơ hội của người đi trước , với lợi thế sẵn có về tổ chức mạng lưới cung cấp điện,ngành điện năng Việt Nam sẽ có ưu thế vượt trội về khai thác nhu cầu sử dụng điện năng. Tóm lại những yếu tố đươnc đề cập trên là những yếu tố cơ bản chính yếu có tác động ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu sủ dụng điện,ngoài ra còn rât nhiều các yếu tố khác kết hợp đan xen với nhau tác động ảnh hưởng đến cầu về điện của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.Việc phân tích các yếu tố này sẽ giúp ngành điện Việt Nam không những hoàn thành bước đầu của công việc dự báo mà còn đánh giá tầm quan trọng trong tương lai của các yếu tố có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển trong tương lai của Ngành điện Việt Nam. 3. Cơ sở dự báo cầu về điện 3.1. Dự báo và vai trò của dự báo Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học , mang tính chất xác suất về mức độ ,nội dung, các mối quan hệ,trạng thái , xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất điịnh đã đề ra trong tương lai. Từ cổ xưa dự báo đã được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng mang nặng màu sắc thần bí tôn giáo,thể hiện ở các câu tiên tri , lời bói toán.Suốt nhiều thế kỷ trước dự báo không được vận dụng một cách khoa học vạ không có tính tích cực , bởi vì đây là thời kỳ lý thuyết tôn giáo không tưởng và triết học duy tâm chiếm vai trò thống trị trong tư duy nhận thức thế giới.Đến thế kỷ XVI,XVII khi các môn khoa học tự nhiên như toán học , vật lý học, hoá học và thiên văn học đã phát triển , các dự báo có tính khoa học mới dần dần xuất hiện.Học thuyết của C.Mác đã mở ra khả năng mới về sự tiên đoán có tính khoa học về các hình thái kinh tế –xã hội.Mác và Ăng –ghen là người đầu tiên đề ra và giải thích một cách sâu sắc rằng mâu thuẫn chính là động lực phát triển của mọi hình thái kinh tế – xã hội và sự tất yếu khách quan của việc chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác tiến bộ hơn.Như vậy , dự báo thần bí kinh nghiệm phát triển thành bộ môn khoa học độc lập.Ngày nay vai trò của dự báo ngày càng được khẳng định và tăng lên đáng kể trong mọi lĩnh vực và cấp độ của đời sống xã hội. Vai trò của dự báo: Dự báo có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý:Theo nghĩa chung nhất,quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức , có chủ đích vào đối tượng quản lý bằng các hệ thống biện pháp kinh tế,xã hội,các biện pháp hành chính,…nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển sản xuất, tiến bộ xã hội.Kết quả của hoạt động quản lý là các quyết định quản lý. Đối với kế hoạch hoá vĩ mô:trong điều kiện cơ chế thị trường XHCNthì kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô mang tính chất định hướng.Các chỉ tiêu mang tính chất hướng dẫn .Quá trình kế hoạch hoá vĩ mô gồm nhiều nội dung công cụ thực hiện nó:chiến lược,kế hoạch,quy hoạch,chương trình và dự án.Trong mỗi công cụ đó bao giờ cũng có dự báo về điều kiện bên trong và bên ngoài của sự phát triển và dự báo các yếu tố về nguồn lực. Trong quản lý vi mô(hoạt động của doanh nghiệp):kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng đòi hỏi nhũng thông tin dự báo về thị trường_là yếu tố quyết định sự thành bài của doanh nghiệp :dự báo về sự phát triển của công nghệ ,về môi trường cạnh tranh…Doanh nghiệp không thể không tổ chức thực hiện tốt công tác dự báo nếu họ muốn đứng vững trong kinh doanh. Như vậy,dự báo có vai trò vô cùng quan trọng .Trong hệ thống dự báo kinh tế-xã hội,dự báo cầu hàng hoá dịch vụ nói chung và dự báo cầu về điện nói riêng có ý nghĩa rất lớn.Nó giúp cho ngành điện chủ động trong việc đưa ra các kế hoạch trong tương lai .ở tầm vĩ mô,nó góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư,các quyết định về sản xuất,về tiết kiệm và tiêu dùng,các chính sách kinh tế vĩ mô. 3.2. Phương pháp luận dự báo nhu cầu về điện lực của Việt Nam: -Nhu cầu về điện cũng giống như các loại hàng hoá khác, là nhu cầu kinh tế.Vì vậy có thể đo lường nhu cầu về điện bằng giá trị, hay hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị là giá cả.Ngoài ra có thể đo lường nhu cầu về điện bằng các đơn vị phản ánh số lượng khác như số lượng khách hàng,khối lượng điện sử dụng(KW)… -Các nhân tố xác định cầu điện bao gồm :thu nhập, dân số và một số nhân tố khác… -Dự báo cầu về điện là dự báo cầu mới phát sinh. -Xu thế phát triển của điện lực phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học công nghệ,của quan hệ giao lưu quốc tế .Vì vậy khi dự báo cầu về điện cần đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với các dự báo thuộc các lĩnh vực trên. chương II: Dự báo nhu cầu về điện 1. Cơ sở lựa chọn phương pháp dự báo Cùng với sự phát triển của đất nước về mọi mặt trong những năm vừa qua,điện lực Việt Nam cũng không ngừng mở rộng hoạt động và phát triển nhằm cung cấp điện đầy đủ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân,nên khối lượng điện năng cung cấp ngày càng tăng và năm sau đều tănng lên so với năm trước.Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của cả nước , sản lượng điện thương phẩm năm 2002đạt 30.257 triệu kWh tăng 17,1% so với năm 2001,đây là mức tăng trưởng cao;doanh thu tiền điện tăng 22%;tổng số khách hàng trực tiếp ký hợp đồng là 4634244,tăng 733001 khách hàng,tỷ lệ tăng là 18,79%,có khoảng 13,5 triệu hộ dùng điện lưới quốc gia;tỷ lệ tổn thất điện năng giảm0,89% so với kế hoạch Nhà nước giao và đạt mức chỉ tiêu phấn đấuđến năm 2002. Chúng ta có thể nhận thấy tình hình điện lực Việt Nam qua các biểu đồ sau: Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm của Việt Nam từ 1997 đến 2003 Với chuỗi thời gian như vậy,bằng phương pháp biểu diễn chuỗi thời gian trên đồ thị,chúng ta nhận thấy chúng tuân theo xu thế tuyến tính.Vậy chúng ta có thể sử dụng phương pháp san mũ xu thế để dự báo.Đây là phương pháp đơn giản nhưng được sử dụng phổ biến trong thực tế.Phương pháp san mũ xu thế chủ yếu được vận dụng vào dự báo cho các mô hình dự báo số lượng đơn biến ngắn hạn,các mức tương lai của dãy thời gian được dự báo từ bản thân chuỗi thời gian mà không cần quan tâm tới các nhân tố ảnh hưởng khác. Trong các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng điện đã được nêu,chúng ta xác định được 2 yếu tố có thể lượng hoá được đưa vào mô hình hồi quy đó là tổng sản phẩm quốc nội(GDP),dân số. Đây là 2 phương pháp đơn giản phù hợp với điều kiện của nước ta và cũng cho kết quả tương đối chính xác. 2. Dự báo bằng mô hinh san mũ xu thế Theo nguồn số liệu của tổng công ty điện lực Việt Nam ta có chuỗi số liệu về sản lượng điện của Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2003 như sau: Năm sản lượng điện (triệu kw) 11199 13375 15301 17709 19531 22379 25850 30257 34610 Dùng cách tính trong Eviews ta được bảng sau: 01/20/ Date: 05 Time: 11:03 Sample: 1995 2003 Included observations: 9 Method: Double Exponential Original Series: DIEN Forecast Series: DIENSM Parameters: Alpha 0.9990 Sum of Squared Residuals 2969332. Root Mean Squared Error 574.3917 End of Period Levels: Mean 34610.00 Trend 4353.105 Chuỗi dự báo OBS DIENSM 1995 11223.4 1996 13274.45 1997 15550.8 1998 17227.5 1999 20116.04 2000 21354.17 2001 25224.95 2002 29319.75 2003 34662.13 2004 38963.11 2005 43316.21 2006 47669.32 2007 52022.42 2008 56375.53 2009 60728.63 2010 65081.74 Dựa vào kết quả bảng trên ta tính được hệ số sai số bình phương trung bình của dự báo là: MSE =574.3917.Sai số này chấp nhận được. Kết quả dự báo cầu về điện của Việt Nam theo phương pháp san mũ xu thế như sau: 2004 38963.11 2005 43316.21 2006 47669.32 2007 52022.42 2008 56375.53 2009 60728.63 2010 65081.74 Bieu diễn kết quả trên biểu đồ: 3. Dự báo bằng mô hình hồi qui tương quan bội Trong các yếu tố tác động đến cầu về điện đã nêu chúng ta xác định được 2 yếu tố có thể lượng hoá đưa vào mô hình hồi qui tương quan đó là tổng sản phẩm quốc nội(GDP), dân số. Theo nguồn số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam chúng ta có chuỗi số liệu sau: năm triệu kwh GDP(tỷ đồng dân số(triệu người) 1995 11199 195567 71.996 1996 13375 213833 73.152 1997 15301 231264 74.307 1998 17709 244596 75.456 1999 19531 256272 76.597 2000 22379 273666 77.636 2001 25850 292535 78.685 2002 30257 313247 79727.4 2003 34610 335989 80920.4 Sau khi biểu diễn mối quan hệ giữa các biến ta thấy rằng đồ thị có rất nhiều dạng ,song dạng hợp lý nhất là Y= a0 + a1 X1 + a2X2 Trong đó : Y:sản lượng điện (triệu kwh) X1 :tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh (tỷ đồng) X2:dân số (triệu người) Dùng cách tính trong Eviews ta sẽ được bảng tính sau: Dependent Variable: DIEN Method: Least Squares Date: 01/20/05 Time: 12:31 Sample(adjusted): 1995 2003 Included observations: 9 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -19447.7 1563.111 -12.4416 0.0516 GDP 0.153102 0.006356 24.08693 0.0025 DANSO 0.027198 0.008324 3.267292 0.0474 R-squared 0.993620 Mean dependent var 21134.56 Adjusted R-squared 0.991494 S.D. dependent var 7872.839 S.E. of regression 533.1552 Akaike info criterion 16.27446 Sum squared resid 1705527. Schwarz criterion 16.34020 Log likelihood -70.23505 F-statistic 467.2502 Durbin-Watson stat 1.232575 Prob(F-statistic) 0.000000 Giải thích các số liệu trên Regresion out from Eviews: -Method:Least squares :sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất. -Included observation: 9 quan sát từ 1995 đến 2003 -hệ số của C chính là a0 =-19447.7 với -Tương tự như vậy giải thích với các biến GDP,DANSO. -R-squared =r2 =0.993620 -Mean đependent var= Y=21134.56 -Adjusted R squared=r=0.991494 -S.E of regression = = kiểm tra mô hình -Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa cặp X 1 và X2.Nếu hệ số tương quan cặp rx1x2lớn hơn hoặc bằng 0.8 thì hai nhân tố đó coi như là cộng tuyến và phải loại bỏ một trong hai nhân tố đó ra khỏi mô hình hồi qui tương quan bội. Sử dụng Eviews ta tính được rx1x2 =0.771 <0.8 .Như vậy X1 và X2 chấp nhận được,và không có hiện tượng đa cộng tuyến. -Sai số của hàm dự báo là 533.1552 chấp nhận được. -Kiểm tra hệ số tương quan bội: Hệ số tương quan bội R luôn trong khoảng từ 0 đến 1 tức là R càng gần 1 thì mối quan hệ giữa Y và X1,X2 càng chặt chẽ. Khi 0.65<R<0.75 ta nói rằng quan hệ tương đối chặt chẽ,khi không tìm được hàm có R lớn hơn ta chấp nhận hàm này. Khi R< 0.65 ta phải tìm kiếm hàm số khác. Hệ số tương quan bội tính được như sau: R2 =0.993620 suy ra R = 0.996805.Như vâỵ mối quan hệ giữa nhu cầu điện lực với hai nhân tố ảnh hưởng la GDP và Dan số la rất chặt chẽ. Theo bảng tinh Eviews trên ta cũng kết luận :không có hiện tượng tự tương quan . Tiến hành dự báo nhu cầu điện Sau khi kiểm nghiệm, mô hình dự báo có dạng sau: ĐIEN = -19447.7 +0.153102*GDP + 0.027198*DANSO. Trước hết ta phải giả định các biến: -Đối với GDP từ nay đến năm 2010 sẽ đạt tốc độ tăng trưởng ở hai mức theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2010 +mức thấp tăng trưởng GDP đạt 6% cho đến hết năm 2010. +mức cao tăng trưởng GDP đạt 8% cho đến hết năm 2010. -Đối với Dân số :tỉ lệ tăng dân số đến năm 2010 theo chiến lược của Đảng và Nhà nước ta sẽ la 1.3%. Như vậy kết quả dự báo nhu cầu bưu phẩm của toàn quốc từ nay đến năm 2010 ở bảng sau: nam GDP giả định(tỷ đồng) DANSO DIEN mức thấp mức cao mức thấp mức cao 2004 356148.3 362868.1 81972.37 37308.81 38337.62 2005 377517.2 391897.6 83038.01 40609.41 42811.07 2006 400168.3 423249.4 84117.5 44106.69 47640.45 2007 424178.4 457109.3 85211.03 47812.43 52854.22 2008 449629.1 493678.1 86318.77 51739.11 58483.1 2009 476606.8 533172.3 87440.91 55899.98 64560.27 2010 505203.2 575826.1 88577.65 60309.06 71121.56 Kết quả được biểu diễn trên biểu đồ như sau: Chương III:Đánh giá kết quả dự báo và giải pháp 1. Đánh giá kết quả dự báo -Đối với mô hình san mũ xu thế:Dự báo bằng phương pháp này đơn giản dễ thực hiện trong điều kiện số liệu thống kê không đầy đủ .Phương pháp này không phân tích được các yếu tố ảnh hưởng mà chỉ phân tích yếu tố ảnh hưởng về mặt thời gian.Kết quả dự báo này rất phù hợp cho dự báo nắn hạn sau đó được điều chỉnh bằng phương pháp chuyên gia. Hơn nữa khi sử dụng phương pháp này thì cần có rất nhiều giả đình như sau: +Sản lượng điện phải phất triển ổn định theo thời gian đến năm 2010. +Những điều kiện chung cho sự phát triển của điện lưc trong quá khứ phải được duy trì sang tương lai. +Không có những tác động gây ra những đột biến trong quá trình phát triển của điện lực. Tuy vậy ,việc dự báo bằng mô hình san mũ xu thế cho nhu cầu điện năng Việt Nam đến năm 2010 vẫn phù hợp với sai số không lớn chấp nhận được bằng 574.3917.Vì tình hình Việt Nam và thế giới trong những năm trở lại đây không có nhiều biến động đột biến. -Đối với mô hình hồi qui tương quan bội:việc sử dụng mô hình này rất phù hợp với việc dự báo dài hạn.Các mức tương lai của dãy thời gian được dụ báo không chỉ từ bản thân chuỗi thời gian mà còn tính đến các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài khác.Do đó kết quả dự báo sẽ có độ chính xác cao.Sai số của hàm dự báo la 533.1552,sai số này cũng chấp nhận được. So sánh 2 kết quả tính được ở 2 phương pháp dự báo trên chúng ta được các kết quả tương đối giống nhau,nhưng o phương pháp hồi qui tương quan bội chúng ta đã xây dưng 2 kịch bản :ở kịch bản một chúng ta giả sử GDP tăng trưởng mức thấp là 6%, kịch bản 2 chúng ta giả sử GDP tăng truởng mức cao là 8%. Như vậy chúng ta có thể kết luận việc lựa chọn phuơng pháp dự báo la phù hợp và kết quả dự báo thu được là đáng tin cậy. 2. Thực trạng điện lực Việt Nam Như chúng ta đã biếtm bước vào năm kế hoạch 2003 ,bên chạh những thuận lợi , nước ta cũng gặp không ít khó khăn, nhất là nhưũng khó khăn mà chúng ta không lường trước được như chiến tranh Irắc, đại dịch SARS, hạn hán , lũ lụt ở một số địa phương…đã tác động trực tiếp đến sự phá triển của nền kinh tế.Nhưng bằng sự nỗ lực của toàn Đảng , toàn quân và toàn dân, đất nước ta đã từng bước vượct qua khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế –xã hội năm 2003:Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7.21%(đứng thứ 2 sau Trung Quốc),công nghiệp tăng trên 16% chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được đảm bảo,nâng cao vị thế vước ta trên chính trường quốc tế…Trong thành tựu chung đó có một phần đống góp rất lớn của ngành điện lực Việt Nam.Nghành điện lực Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2003.Điện sản xuất đạt 40,87 tỷ kwh,tăng gần 15% so với năm 2002,trong đó điện thương phẩm đạt 34,61tỷ kwh(tăng 14,37%),tỷ lệ tổn thất điện 12,7%,giảm 1.3%so với kế hoạch năm, chất lượng điện được đảm bảo…Những kết quả trên là đán trân trọng,trong bối cảnh nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế –xã hội,đời sống sinh hoạt của nhân dân ngày một tăng cao song ngành Điện không những đáp ứng đủ mà còn vượt và có một phần dự phòng đáng kể.Bên cạnh việc đáp qngs nhu cầu điện năng thì công tác dịch vụ khách hàng cũng đã có những chuyển biến tích cực,chất lượng phục vụ ngày một tốt hơn,phản ứng của khách hàng về thái độ độc quyền của ngành Điện đã giảm nhiều. Điểm nổi bật trong năm qua của Tổng công ty Điện lực Việt Nam là đã hàon thành một khối lượng đầu tư xây dựng rất lớn,với tổng giá trị hơn 19 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ bằng cả hai ngành giao thông vận tải và thuỷ lợi cộng lại.Như vậy chỉ tính trong một năm,Tổng công ty điện lực đã triển khai đầu tư xây dựng hang fnghìn công trình nhưng không để xảy ra một sự cố nào đáng tiếc,không để báo chí,dư luận phê phán có tiêu cực và đây là một thành công rất đáng tự hào của Tổng công ty .Tuy còn nhiều điểm phải cố gắng hơn nữa nhưng ngành Điện đã đảm bảo được chất lượng ,tiến độ xây dựng các công trình,tiết kiệm , không có hiện tượng thất thoát,lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Trong lĩnh vực cơ khí điện lực,chúng ta đã chế tạo thành công máy biến áp220 kV và phần lớn cột thép,sứ cách điện,của đường dây 500 kV…tạo tiền đề để ngành Điện tiến tới sản xuất các thiết bị siêu trượng, siêu trọng, thiết bị cơ điện phục vụ xây dựng những công trình thuỷ điện, nhiệt điện lớn.Đây là thành công khởi đầu hết sức quan trọng .Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng IX, đến nay tổng công ty điện lực đã điện lưới quốc gia về 92,9% số xã và83,3%số hộ dân nông thôn được sử dụng điện.So với một số nước trong khu vực có thu nhập bình quân đầu người cao hơn nước ta rât nhiều lần thì tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện lại thấp hơn chúng ta cũng rất nhiều.Đay là nỗ lực rất lớn của ngành Điện. Thành công của ngành điện năm 2003 có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, nhưng nhân tố có ý nghĩa quyết định cần khẳng định là tinh thần đoàn kết,nhất trí,dám chịu trách nhiệm , phát huy năng lực sáng tạo của toàn Tổng công ty.Đồng thời, yếu tố quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành của ngành Điện cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho thành công này. 3. Giải pháp Bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2004,trong bối cảnh nước ta phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8% trở lên và kể cả năm 2005 cũng phải đạt được tỷ lệ này thì nước ta mới có thể vượt khỏi ngưỡng nghèo khó, chậm phát triển.Muốn đạt được mục tiêu này, chúng ta phải đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước,trong đos công nghiệp phải tăng trên 16% và để đáp ứng yêu cầu này thì điện năng cũng phải tăng hằng năm từ 15-16%.Với vai trò hết sức quan trọng như vậy, ngành điện cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: -Trong mọi hoàn cảnh , ngành Điện phải đảm bảo đủ nguồn điện năng phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước.Đây là vấn đề rất quan trọng mang tính quyết định, ảnh hưpngr trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.Ngoài việc đóng góp trực tiếp giá trị tăng them tức là giá trị tổng sản phẩm quốc nội(GDP) thì ngành Điện còn là ngành hạ tầng đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng của các ngành khác.Vì vậy ngành Điện cần phải tính toán thật kỹ, phân tích cụ thể các yếu tố tác tộng trên cơ sở Tổng sơ đồ V hiệu chỉnh đã được Chính phủ phê duyệt,từ đó có những đề xuất bổ xung kịp thời.Đặc biệt cần phải xem xét nững công trình có thể đưa vào sớm được thì cho triển khai sớm và đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch. -Tập trung chỉ đạo tốt công tác đầu tư xây dựng cơ bản, không để xảy ra tình trạng tiêu cực , thất thoát lãng phí trong lĩnh vực này.Năm 2004, ngành Điện có kế hoạch đầu tư 23 ngàn tỷ đồng , tăng gần 5 ngàn tỷ so với năm 2003. Đây là khối lượng đầu tư rất lớn, ngành Điện phải tiếp tục rút kinh nghiệm và phát huy kết quả đạt được của năm 2003,phấn đấu đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình,tránh tình trạng để chậm tiến độ như một số công trình của năm trước gây thiếu nguồn điện,ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư. -Phải đảm bảo an ninh, an toàn cho các công trình điện.Hiện nay hệ thống điện nước ta đang phát triển rất nhanh, ngành Điên cần đánh giá, tính toán lại công tác bảo vệ, các tuyến đường dây,trạm điện,các nhà máy điện như thế nào,ở đâu cần người thì chúng ta bố trí thêm người, ở đâu cần trnag bị thêm thiết bị dụng cụ bảo vệ thì chúng ta đầu tư thêm để bảo đảm cho các công trình được vận hành an toàn .Chúng ta không thể chủ quan với công tác này, bởi chỉ một phá hoại nhỏ trên dường dây 500kW cũng gây hậu quả hết sức khôn lường, hay như cụm Nhiệt điện Phú Mỹ công suất hơn 3000 MW,chiếm đến gần nửa tổng công suất nguồn điện của cả nước mà chỉ tập chung ở một khu vực nhỏ như vậy thì chúng ta phải tính phương án bảo vệ an toàn thế nào.Bên cạnh đó,công tác an toàn trong thi công công trình cũng hết sức quan trọng,mặc dù chúng ta đã có kinh nghiệm thi công một số công trình lớn, nhưng tuyệt đối không được chủ quan,không được để xảy ra bất lỳ sự cố nào trong thi công.Chính vì thế, lực lượng tư vấn, thiết kế , giám sát thi công, nất là các ban quản lý lự án phải có tinh thần trách nhiệm cao, có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, không thể do điều kiện khó khăn mà chúng ta coi nhẹ chất lượng và số lượng của lực lượng này. -Chuẩn bị cho quá trình hội nhập,trong hai năm tới ngành Điện cần phải bám sát Nghị Quyết TW 3 , tính toán , sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của các đơn vị trong nghành, xây dựng Tổng công ty thành một tập đoàn kinh tế mạnh, với các ngành nghề như truyền tải điện,sản xuất điện,bưu chính viễn thông…để ngành Điện không chỉ đảm boả đủ điện cho phát triển đất nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài. Với những kết quả đã đạt được,ngành Điện Việt Nam tiếp tục phát huy ,phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra năm 2004 và thực hiện tốt kế hoạch 5 năm(2001-2005)mà Nghị Quyết Đại hội Đảng IX đã đề ra cho nghành điện. Kết luận Ơ nước ta ,công tác dự báo đã được triển khai từ những năm đầu của thập kỉ 70.Trong một thời gian dài , Dự báo được coi là một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.Về mặt tổ chức , đã hình thành nhiều cơ quan nghiên cứu dự báo như:ban điều khiển học trực thuộc Thủ tướng Chính phủ ;Trung tâm Phân tích Hệ thống tuộc Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương;Ban Dự báo và Phân tích Kinh tế Vĩ mô_Viện Chiến lược Phát triển tuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;Viện Khoa học Việt Nam thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.Về phương pháp và công nghệ dự báo ,nói chung ở nước ta đến nay các cơ quan nghiên cứu dự báo đã và đang vận dụng các phương pháp thuộc các nhóm phương pháp sau đây:phương pháp mô hình hoá;phương pháp chuyên gia;phương pháp kết hợp giữa mô hình hoá và lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia theo qui trình tiệm cận lặp. Trên bình diện kinh tế vĩ mô, các mô hình dự báo thường được vận dụng để phân tích chính sách và dự báo kinh tế .Trong quản lý vi mô,dự báo là hoạt động gắn liền với công tác hoạch định và chỉ đạo thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Như vậy,dự báo nói chung và dự báo nhu cầu về điện lực Việt Nam nói riêng không thể thiếu được trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay.Tầm quan trọng của kỹ thuật dự báo càng nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh và kinh tế.Thật vậy,dự báo sẽ cung cấp những cơ sở cần thiết cho bất kỳ những hoạch định các chính sách ở tầm vĩ mô hoặc vi mô, và có thể nói rằng không có những dự báo khoa học thì những dự định tương lai mà con người vạch ra sẽ không có sức thuyết phục đáng kể.Tóm lại ,với đề tài: “dự báo nhu cầu điện lực của Việt Nam đến năm 2010”,chúng ta không chỉ thấy được xu hướng biến động của nhu cầu điện lực trong tương lai mà chúng ta còn nhận thấy được vai trò quan trọng của nó đối với ngành điện lực nói riêng và đối với nền kinh tế nước ta nói chung. Mục lục Chương I:Cầu và cơ sở dự báo cầu về điện 1.Phạm trù cầu và nhân tố ảnh hưởng tới cầu 1.1Cầu 1.2Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu 2.Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu về điện 3.Cơ sở dự báo cầu về điện 3.1.Dự báo và vai trò của dự báo 3.2Phương pháp luận dự báo cầu về điện lực Việt Nam Chương II:Dự báo cầu về điện 1.Cơ sở lựa chọn phương pháp dự báo 2.Tiến hành dự báo bằng mô hình san mũ xu thế 3.Tiến hành dự báo bằng mô hình hồi qui tương quan bội Chương III:Đánh giá kết quả dự báo và kiến nghị giải pháp 1.Đánh giá kết quả dự báo 2Thực trạng điện lực Việt Nam 3.Giải pháp Tài liệu tham khảo 1.Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế .TS.Nguyễn Khắc Minh. 2.Giáo trình dự báo phát triển kinh tế – xã hội .Trường đại học kinh tế quốc dân. 3.Tạp chí điện lực số 10/2004 số 2/2004 số 1/2003 số 6/2003 4.Tạp chí kinh tế và dự báo số 7/2004 số 3/2004 5.Các trang web: www.hanoipc.evn.com.vn của công ty điện lưc Hà Nội www.evn.com.vn của tổng công ty điện lực Việt Nam. www.gso.gov.vn của tổng cục thống kê Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33804.doc
Tài liệu liên quan