Đề án Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp xây lắp

Theo chế độ hiện hành, khi tiến hành khoán sản phẩm, khoán công việc trong xây lắp, kế toán sử dụng “hợp đồng giao khoán” (mẫu số 08-LĐTL). Có thể nó, đây là chứng từ duy nhất mà chế độ đề cập đến khoán sản phẩm trong xây lắp. bên cạnh đó, hệ thống sổ sách hạch toán khoán trong xây lắp tại bên nhận khoán và bên giao khoán không được chế độ đề cập đến. Chính vì vậy, để có cơ sở hạch toán khoán gọn trong xây lắp và cơ sở thanh toán khối lượng khoán gon cũng như hạch toán chi phí theo phương thức khoán gọn, chúng tôi kiến nghị chế độ phải xây dựng mẫu sổ sách hạch toán liên quan đến khoán gọn ở từng bên “Biên bản thanh lý hợp đồng khoán gọn”.

doc14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp xây lắp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Do đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm luôn được coi là trọng tâm của kế toán các doanh nghiệp. Từ ngày 01-01-1996, chế độ kế toán mới đã được ban hành và áp dụng thống nhất trong cả nước.Việc tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm phù hợp với chế độ kế toán mới và yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đang trở thành mối quan tâm cấp thiết đối với tất cả những người làm và nghiên cứu về kế toán. Với mục tiêu hướng tới hoàn thiện các chỉ tiêu trên các báo cáo kế toán, chúng em xin trình bày về quá trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính (KTTC) trong một loại hình doanh nghiệp rất phổ biến hiên nay, đó là doanh nghiệp xây lắp. Trong quá trình làm đề tài, chắc chắn có nhiều sai sót. Chúng em rất mong nhận được lời nhận xét của thầy cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô! Bố cục của đề tài gồm: - Khái quát chi phí và tính giá thành sản xuất trong KTTC - Đối tượng, phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp - Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp xây lắp. I. Khái quát chi phí và tính giá thành sản xuất trong KTTC. 1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định. Như chúng ta đã biết, để tiến hành các hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp cần có 3 yếu tố cơ bản : - Tư liệu lao động như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và những tàI sản cố định khác. - Đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu… - Lao động của con người. 1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. 2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. 2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. 2.1.1. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí: Theo cách thức phân loại này, toàn bộ chi phí được chi tiết làm 7 yếu tố: - Yếu tố chi phí nguyên vật liệu. - Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kì. - Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương. - Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên. - Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài. - Yếu tố chi phí bằng tiền khác. 2.1.2. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí, có 5 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. - Chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 2.2.1. Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch. - Giá thành định mức. - Giá thành thực tế. 2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí: giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. Giá thành sản xuất Zsx( còn gọi là giá thành công xưởng): phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung: Zsx= chi phí NVL trực tiếp + chi phí NC trực tiếp + chi phí sx chung Giá thành tiêu thụ Ztt ( còn gọi là giá thành toàn bộ): phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Do đó, giá thành tiêu thụ được tính theo công thức sau: Ztt= Zsx + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tổng Zsp= CPSX dd đầu kì + CPSX phát sinh trong kì - CPSX dd cuối kì Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì bằng nhau hoặc các nghành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kì. II. Đối tượng, phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Đối tượng hạch toán. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. 2. Phương pháp hạch toán. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp hạch toán chi phí gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm. Phương pháp tính giá thành bao gồm: - Phương pháp trực tiếp. - Phương pháp tổng cộng chi phí. - Phương pháp hệ số. - Phương pháp tỷ lệ. - Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ. - Phương pháp liên hợp. 3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 3.1. Trình tự hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất khái quát lại gồm 3 bước: - Mở sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm…) - Tập hợp các chi phí phát sinh trong kì có liên quan cho từng đối tượng hạch toán. - Tổng hợp chi phí phát sinh trong kì theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kì làm cơ sở cho việc tính giá thành. Đồng thời lập thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo từng loại. 3.2. Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. Khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất gồm 4 bước: - Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. - Tính toán và phân bổ lao vụ của các nghành sản xuất kinh doanh phụ từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. - Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. - Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kì, tính ra tổng giá thành và gía thành đơn vị sản phẩm. III. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp. 1. Đặc điểm kế toán đơn vị xây lắp. Đối tượng hạch toán chi phí: có thể là hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình… Đối tượng tính giá thành: là các hạng mục công trình đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành… từ đó xác định phương pháp tính giá thích hợp. 2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp. 2.1. Tài khoản sử dụng. - TK 621- chi phí NVL trực tiếp. - TK622- chi phí NC trực tiếp. - TK 623- chi phí máy thi công. Đối với doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng TK 623, các chi phí xây lắp hạch toán trực tiếp vào TK 621, 622, 627. - TK 627- chi phí sản xuất chung. - TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. * Giá thành sản phẩm xây lắp: là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo qui định. Cần phân biệt 3 loại giá thành sau: - Giá thành dự toán (Zdt). - Giá thành kế hoạch (Zkh). Mối liên hệ giữa giá thành dự toán và giá thành kế hoạch được thể hiện qua công thức sau: Zkh = Zdt – mức hạ giá thành dự toán - Giá thành thực tế. Như vậy, TK 154 là cơ sở để tính giá thành thực tế. 2.2. Phương pháp hạch toán. Căn cứ vào đặc điểm của đơn vị xây lắp và theo qui định hiện hành, đơn vị xây lắp chỉ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong cơ chế thị trường, phương thức khoán gọn là phương thức thích hợp nhất đối với đơn vị xây lắp vì nó gắn lợi ích vật chất của người lao động, tổ đội với khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công công trình. Đồng thời mở rộng quyền tự chủ về phương thức hạch toán, tổ chức thi công. Với ưu điểm như trên, dưới đây xin trình bày phương pháp hạch toán đối với đơn vị xây lắp áp dụng phương thức khoán gọn. 2.2.1.Tập hợp và kết chuyển chi phí phát sinh trong kì. 2.2.1.1 Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng. Bên giao khoán Chi phí phát sinh chỉ gồm chi phí quản lý, chi phí giao dịch để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, do đó không cần sử dụng TK 621,622,627 mà kế toán sẽ sử dụng TK 642 và TK 632 để tập hợp chi phí phát sinh tại đơn vị nhưng không thuộc nội dung quản lý chi phí. Khi ứng tiền, vật tư cho các đơn vị nhận khoán, kế toán ghi: Nợ TK 136 Có TK 111,112,152 Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý: Nợ TK 642 Có TK liên quan Khi phát sinh các chi phí tại đơn vị không thuộc nội dung chi phí quản lý: Nợ TK 632 Có TK liên quan Khi công trình hoàn thành bàn giao: Nợ TK 131: giá thanh toán Có TK 511: phần thu nhập Có TK 336: giá giao khoán cho đơn vị nội bộ Khi thanh toán với đơn vị nhận khoán: Nợ TK 336: giá giao khoán Có TK 136: số đã ứng trước Có TK 111,112: số còn lại Bên nhận khoán Kế toán có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhận khoán. Do đó, kế toán sẽ sử dụng các TK621,622,623,627,154. Và để phản ánh quan hệ với đơn vị giao khoán, kế toán sử dụng TK 136- phải thu nội bộ và TK 336- phải trả nội bộ. * Khi nhận tiền, vật tư do đơn vị giao khoán ứng, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,152 Có TK 336 * Khi xuất NVL đưa vào sản xuất thi công: Nợ TK 621 Có TK 152 * Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp hoạt động xây lắp: Nợ TK 622 Có TK 334 * Khi phát sinh chi phí sử dụng máy thi công: + Nếu có tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức kế toán riêng: Tập hợp chi phí liên quan: Nợ TK 621,622,627 Có TK 152,334,214,331 Tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công: Nợ TK 154 Có TK 621,622,627. + Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công: Tập hợp chi phí sử dụng máy: Nợ TK 623 Nợ TK 133 ( nếu có) Có TK 111,112,152,214,334… Phân bổ, kết chuyển vào từng công trình: Nợ TK 154 Có TK 623 + Nếu thuê ca máy thi công: đơn vị căn cứ vào chứng từ trả tiền thuê xe: Nợ TK 623 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 * Chi phí sản xuất chung phục vụ cho hoạt động xây lắp: Tập hợp chi phí SX chung: Nợ TK 627 Có TK 133 Có TK 111,154,214,334,338… Phân bổ chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154 Có TK 627 * Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh: + Tổng hợp chi phí sản xuất: kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621,622,623,627. + Nếu có thiệt hại trong sản xuất xây lắp, cần ghi giảm chi phí: Nợ TK138 ( 1388) : phải thu khác Nợ TK 334: phả trả công nhân viên Nợ TK 131: số phải thu của chủ đầu tư Nợ TK 811: chi phí khác Có TK 154 + Nếu nhập kho NVL thừa khi kết thúc hợp đồng xây dựng: Nợ TK 152: NVL theo giá gốc Có TK 154 + Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho: Nợ TK 152: NVL theo giá gốc Có TK 154 + Nếu vật liệu thừa và phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà tiêu thụ ngay: Nợ TK 111,112,131 Có TK 154 Có TK 3331 + Nếu thanh lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng đã khấu hao hết vào giá trị hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng xây dựng, kế toán ghi: Số thu về thanh lý máy móc, thiết bị thi công: Nợ TK 111,112,131 Có TK 154 Có TK 3331 Số chi về thanh lý máy móc, thiết bị thi công: Nợ TK 154 Nợ TK 133 Có TK 111,112 Ghi giảm TSCĐ là máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho hợp đồng xây dựng đã thanh lý: Nợ TK 214- hao mòn TSCĐ Có TK 211- TSCĐ hữu hình * Công trình hoàn thành bàn giao thanh toán với đơn vị giao khoán theo giá nhận khoán: Nợ TK 136: giá nhận khoán có thuế GTGT Có TK 511: giá nhận khoán không co thuế GTGT Có TK 3331 * Giá thành thực tế công trình hoàn thành bàn giao:(!) Nợ TK 632 Có TK 154 (!) Giá thành thực tế = CPSX dd đầu kì + CPSX phát sinh trong kì + CPSX dd cuối kì. * Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình: + Khi trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình: Nợ TK 627 Có TK 335 + Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình: Nợ TK 621,622,623,627 Nợ TK 133 Có TK 111,112,152,153,334,338… + Cuối kì, tổng hợp chi phí thực tế phát sinh liên quan : Nợ TK 1544: chi phí bảo hành xây lắp Có TK 621,622,623,627 + Khi công việc sửa chữa hoàn thành bàn giao cho khách hàng: Nợ TK 335 Có TK 154 + Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phảI bảo hành hoặc số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, phảI hoàn nhập số trích trước về bảo hành còn lại: Nợ TK 335: chi phí phải trả Có TK 711: thu nhập khác 2.2.1.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức kế toán riêng Trong trường hợp này đơn vị giao khoán sẽ sử dụng TK 141( không sử dụng TK 136, 336). * Khi tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ: Nợ TK 1413: tạm ứng Có TK 111,112,152,153… * Khi nhận bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt, căn cứ vào số thực chi, kế toán ghi: Nợ TK 621,622,623,627 Nợ TK 133 Có TK 1413 * Các bút toán kết chuyển chi phí phát sinh trong kì, thiệt hại trong sản xuất, thanh lý máy móc thiết bị thi công chuyên dùng , chi phí sửa chữa và bảo hành công trình…hạch toán tương tự như trường hợp bên nhận thầu có tổ chức kế toán riêng. 2.2.2. Hạch toán doanh thu. *Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng làm cơ sở xác định doanh thu có thể xác định bằng nhiều cách khác nhau, doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để xác định phần công việc đã hoàn thành. Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng, các phương pháp đó có thể là: - (a) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần công việc hoàn thành tại một thời đIểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng. - (b) Đánh giá phần công việc hoàn thành; hoặc - (c) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng. * Việc ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng dược xác định theo một trong hai trường hợp sau: - Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. - Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện. * TK sử dụng: TK 337 TK 511 * Phương pháp hạch toán. IV) Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, hạn chế thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư…một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra cho các nhà quản lý là phải có đủ thông tin về chi phí sản xuất. Vì thế, cải tiến và hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất nói riêng trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp là một vấn đề cấp bách, có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 1. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. Mô hình hạch toán khoán gọn trong xây lắp hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại: - Việc quy định tài khoản hạch toán sử dụng ở bộ phận khoán và bộ phận giao khoán chưa hợp lý, nội dung phản ánh chưa rõ ràng, chưa lột tả được bản chất hoạt động. - Chưa chỉ rõ sổ sách cần sử dụng ở từng bên cũng như kết cấu và nội dung sổ sách. 2. Hoàn thiện hạch toán. Theo chế độ kế toán hiện tại các đơn vị giao khoán sử dụng tài khoản 141, chi tiết 1413 “Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ” để theo dõi số đã tạm ứng về chi phí xây lắp giao khoán nội bộ. Nội dung và cách thức hạch toán dễ dẫn đến nhầm lẫn về bản chất của phương thức giao khoán nội bộ. Giao khoán nội bộ về bản chất là việc khoán cho một đơn vị nội bộ thực hiện một hay một số công trình hay hạng mục công trình xây lắp theo chi phí đã thoả thuận. Nói cách khác, doanh nghiệp xây lắp (đơn vị giao khoán) tiến hành mua dịch vụ xây lắp của đơn vị nội bộ ( đơn vị nhận khoán). như vậy, quan hệ giữa đơn vị giao khoán và đơn vị nhận khoán ở đây là quan hệ mua bán chứ không phải quan hệ tạm ứng và thanh toán tạm ứng. Cũng trong chế độ kế toán xây lắp hiện hành (Quyết định 1864/ 1998/ QĐ/ BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), tại đơn vị giao khoán, kế toán sử dụng tài khoản 1362 “Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ”, còn tại đơn vị nhận khoán, kế toán sử dụng tài khoản 3362 “Phải trả về khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ”. Tên gọi của các tài khoản như hiện nay, theo chúng tôi, là không hợp lý, bởi vì như đã phân tích trên, quan hệ giữa đơn vị giao khoán và đơn vị nhận khoán là quan hệ giao thầu, nhận thầu về xây lắp hay nói cách khác là quan hệ mua bán nội bộ. Người bán ở đây là các đơn vị nội bộ nhận thầu xây lắp, còn người mua là doanh nghiệp xây lắp giao thầu. Tuy nhiên, khi đặt tên tài khoản và quy định đơn vị sử dụng theo chế độ hiện hành lại khiến người ta hiểu ngược lại, người bán bây giờ lại là doanh nghiệp giao khoán, còn người mua lại là đơn vị nhận khoán nội bộ. Do đó chúng tôi cho rằng, để phản ánh đúng bản chất của phương thức khoán gọn trong xây lắp, các khoản phải trả, phải thu và số thanh toán bổ sung hay thu hồi số ứng thừa liên quan đến khoán gọn phải được theo dõi ở tài khoản phải trả nội bộ chứ không phải tạm ứng. Vì thế, kế toán sử dụng tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” chi tiết 3362 “Phải trả về khối lượng xây lắp khoán nội bộ”. Tài khoản 3362 sẽ được mở chi tiết theo từng đơn vị, từng bộ phận khoán, giao khoán nội bộ với kết cấu và nội dung phản ánh như sau: - Bên Nợ: + Đơn vị giao khoán: các khoản đã ứng trước cho đơn vị nhận khoán nội bộ và số thanh toán bổ sung cho đơn vị nhận khoán nôih bộ khi nghiệm thu công trình. + Đơn vị nhận khoán: số tiền đã được đơn vị giao khoán ứng trước trừ vào số phảI thu khi nghiệm thu công trình. - Bên Có: + Đơn vị giao khoán: phản ánh tổng giá trị giao khoán nội bộ phảI trả cho đơn vị nhận khoán. + Đơn vị nhận khoán: phản ánh tổng số tạm ứng đã nhận từ đơn vị nhận giao khoán. Tài khoản 3362 có số dư bên có phản ánh số tiền còn phải trả cho đơn vị nhận khoán nội bộ (tại đơn vị giao khoán) hay số đã nhận tạm ứng từ đơn vị giao khoán chưa thanh toán (tại đơn vị nhận khoán). Tài khoản 1362 “Phải thu về khối lượng xây lắp khoán nội bộ” Tài khoản 1462 được sử dụng ở đơn vị nhận khoán để phản ánh số tiền phải thu và đã thu ở đơn vị giao khoán (cấp trên) theo giá nhận khoán nội bộ và sử dụng ở đơn vị giao khoán để theo dõi số tiền đã ứng trước cho đơn vị nhận khoán trong quá trình thi công công trình. Tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: - Bên Nợ: + Đơn vị cấp trên: tập hợp các khoản đã tạm ứng cho các đơn vị nhận khoán trong quá trình thi công công trình. + Đơn vị cấp dưới: phản ánh tổng giá thanh toán của công trình nhận khoán nội bộ khi hoàn thành, bàn giao phải thu ở đơn vị giao khoán. - Bên Có: + Đơn vị cấp trên: kết chuyển số đã tạm ứng cho các đơn vị nhận khoán trừ vào số phải trả khi nghiệm thu công trình. + Đơn vị nhận khoán: các khoản đã nhận từ đơn vị giao khoán (kể cả số đã nhận tạm ứng trước đây nay trừ vào số phải thu). Tài khoản 1362 có số dư bên nợ phản ánh số tiền còn phải thu ở đơn vị giao khoán, nhận khoán sẽ được phản ánh rõ ràng, thông tin thu được sẽ chính xác hơn. hơn nữa, dù bộ phận nhận khoán có được phân cấp quản lý tài chính và có tổ chức bộ máy kế toán riêng hay không cũng không làm tăng lượng tài khoản không cần thiết trong doanh nghiệp. Mặt khác, hạch toán chi phí sản xuất và thanh toán nội bộ theo phương thức khoán gọn trong xây lắp của các doanh nghiệp sẽ bảo đảm được sự thống nhất, nhất quán. Việc hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị nhận khoán trong trường hợp được phân cấp quản lý tài chính và có tổ chức bộ máy kế toán riêng giống như các đơn vị xây lắp (tập hợp chi phí sản xuất qua các tài khoản 621,622,623,627 sau đó tổng hợp vào tài khoản 154 theo từng công trình nhận khoán). khi hoàn thành, bàn giao công trình cho đơn vị giao khoán, đơn vị nhận khoán hạch toán tương tự như tiêu thụ nội bộ. *Hoàn thiện hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán liên quan đến khoán gọn. Theo chế độ hiện hành, khi tiến hành khoán sản phẩm, khoán công việc trong xây lắp, kế toán sử dụng “hợp đồng giao khoán” (mẫu số 08-LĐTL). Có thể nó, đây là chứng từ duy nhất mà chế độ đề cập đến khoán sản phẩm trong xây lắp. bên cạnh đó, hệ thống sổ sách hạch toán khoán trong xây lắp tại bên nhận khoán và bên giao khoán không được chế độ đề cập đến. Chính vì vậy, để có cơ sở hạch toán khoán gọn trong xây lắp và cơ sở thanh toán khối lượng khoán gon cũng như hạch toán chi phí theo phương thức khoán gọn, chúng tôi kiến nghị chế độ phải xây dựng mẫu sổ sách hạch toán liên quan đến khoán gọn ở từng bên “Biên bản thanh lý hợp đồng khoán gọn”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33805.doc
Tài liệu liên quan